Jump to content

Advertisements




Điều tra của Das Magazine: Big Data và vài tay bác học đã tạo nên chiến thắng của Trump và Brexit như thế nào

Kosinski Big Data

4 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 23:39

Đúng 8:30 sáng 9/11 Michal Kosinski tỉnh dậy trong khách sạn Sunnehus ở Zurich. Nhà khoa học 34 tuổi đến để báo cáo trong hội thảo về hiểm nguy của Big Data và cái gọi là “cách mạng số”. Anh đi khắp thế giới để trình bày những báo cáo này, vì anh là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực psychometrics – ngành tâm lý học dựa trên phân tích dữ liệu. Bật TV xem, anh chợt hiểu: quả bom đã phát nổ. Donald Trump đã được bầu làm tổng thống Mỹ, bất chấp dự báo của các nhà xã hội học.
Kosinski xem tin về thắng lợi của Trump hồi lâu, xem kết quả bầu cử các bang khác nhau. Trong anh xuất hiện nghi ngờ rằng những gì đang xảy ra có liên quan đến công trình khoa học của mình. Anh thở dài rồi tắt TV.
Cũng ngày hôm đó, một công ty nhỏ chưa ai nghe tên ở London đã gửi đi thông cáo báo chí: “chúng tôi lấy làm kinh ngạc vì phương pháp truyền thông dựa trên dữ liệu có tính cách mạng của mình đã góp phần đáng kế vào chiến thắng của Donald Trump”. Thông cáo được ký bởi một người tên là Alexander Nix. Anh này 41 tuổi, người Anh và lãnh đạo công ty Cambridge Analytica. Nix luôn mặc vét, đeo cặp kính thời trang, với mái tóc quăn sáng màu chải ra sau gáy.
Kosinski trầm tư, Nix bóng mượt và Trump ngoác cười – người thứ nhất đã làm cho cách mạng số khả thi, người thứ hai thực hiện nó, và nhờ nó mà người thứ ba đã giành thắng lợi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Michal Kosinski – ảnh trên Internet
Big Data nguy hiểm đến mức nào?
Ngày nay, bất cứ ai không sống trên Mặt trăng 5 năm vừa rồi đều quen với thuật ngữ Big Data. Thuật ngữ đó còn có nghĩa là tất cả những gì ta làm, trên mạng hay offline, đều để lại dấu vết số. Mua bằng thẻ, tìm trên Google, dạo chơi với điện thoại trong túi, từng like trên mạng xã hội: tất cả đều được lưu lại. Một thời gian dài không ai hình dung có thể sử dụng các dữ liệu ấy làm gì – chắc chỉ trừ trường hợp kiểu trên Facebook bỗng hiện quảng cáo thuốc bởi vì trước đó ta vào Google gõ câu “hạ huyết áp”. Cũng không ai biết Big Data sẽ là gì đối với nhân loại – hiểm họa lớn hay thành tựu vĩ đại? Nhưng từ 9/11 chúng ta đã biết câu trả lời. Đằng sau chiến dịch tranh cử của Trump trên mạng, và đằng sau chiến dịch ủng hộ Brexit là cùng một công ty chuyên nghiên cứu Big Data: Cambridge Analytica (CA) và giám đốc Nix. Những ai muốn hiểu bản chất của những cuộc bỏ phiếu đó (và bản chất của cả những sự kiện sắp xảy ra), cần bắt đầu từ sự kiện năm 2014 ở đại học Cambridge, Vương quốc Anh. Hay cụ thể hơn là ở Bộ môn Psychometrics của Kosinski.
Psychometrics, đôi khi gọi là psychography, là một phương pháp đo nhân cách. Trong tâm lý học hiện đại, phổ biến nhất là phương pháp OCEAN (từ chữ cái đầu của 5 chiều đo). Vào những năm 1980, có hai nhà tâm lý học đã chứng minh là mỗi người có thể được đo bằng 5 chiều. Đó là Big Five: độ mở đối với trải nghiệm (Openness ), sự tận tâm (Conscientiousness), sự hướng ngoại (Extraversion), sự dễ chịu (Agreeableness) và sự nhạy cảm (Neuroticism). Trên cơ sở những số đo ấy có thể hiểu chính xác bạn là ai, bạn có mong muốn và nỗi sợ hãi nào, và cuối cùng là bạn sẽ hành xử như thế nào. Trở ngại chính là việc thu thập dữ liệu: để hiểu được một người, cần phải điền bảng hỏi khổng lồ. Nhưng rồi xuất hiện internet, rồi Facebook, rồi Kosinski.
Năm 2008, sinh viên Michal Kosinski từ Ba lan bắt đầu cuộc sống mới ở trường đại học Cambridge danh tiếng của nước Anh, Trung tâm Psychometrics, phòng thí nghiệm Cavendish – phòng thí nghiệm đầu tiên trên thế giới về môn này. Với cộng sự, anh đã sáng tạo và đưa app MyPersonality vào sử dụng trên Facebook. Người dùng được đề nghị điền một bảng hỏi lớn (“khi bị xì trét thì bạn có dễ mất kiểm soát? Bạn có xu hướng phê phán người khác?) để biết hồ sơ nhân cách của mình, còn các tác giả thì có được những dữ liệu cá nhân vô giá. Thay vì chỉ nhận được dăm chục bộ dữ liệu của nhau, họ đã nhận được dữ liệu của hàng trăm, ngàn rồi triệu người dùng. Bằng cách đó, hai nghiên cứu sinh đã thu hoạch được vụ mùa dữ liệu lớn chưa từng có trong lịch sử nghiên cứu tâm lý.
Quá trình mà Kosinski và các cộng sự phát triển trong mấy năm tương đối đơn giản. Thứ nhất, người dùng nhận được một bảng hỏi online. Từ câu trả lời, các nhà khoa học tính ra những phẩm chất của họ. Tiếp theo, Kosinski và nhóm nghiên cứu các hành động của họ: like và re-post trên Facebook, và giới tính, độ tuổi và nơi ở. Qua đó nhóm thu được các liên kết. Từ kỹ thuật phân tích đơn giản các dữ liệu trên mạng có thể cho ra những kết luận bất ngờ. Ví dụ, nếu một người đàn ông là fan của page mỹ phẩm MAC, thì khả năng lớn là đồng tính. Ngược lại, anh ta rất nam tính nếu là fan của ban nhạc hip hop Wu-Tang Clan ở New York. Fan của Lady Gaga khả năng lớn là người hướng ngoại, còn kẻ hay like các post mang tính triết lý thì hướng nội.
Nhóm Kosinski liên tục hoàn thiện mô hình của mình. Năm 2012, Kosinski chứng minh rằng chỉ cần phân tích 68 like trên Facebook là đủ xác định màu da của người dùng (xác suất 95%), khả năng đồng tính (88%) và thiên hướng ủng hộ đảng Dân chủ hay Cộng hòa Mỹ (85%). Quá trình còn tiến xa hơn: mức độ thông minh, thiên kiến tôn giáo, mức độ nghiện rượu, thuốc lá hay ma túy. Dữ liệu thậm chí cho phép xác định là cha mẹ đối tượng có li dị trước khi người này trưởng thành hay không. Mô hình hiệu quả đến mức cho phép đoán được câu trả lời của đối tượng cho một số câu hỏi. Say sưa vì thành quả, Kosinski tiến tiếp: nhanh chóng, mô hình cho phép chỉ với việc phân tích 10 like đã hiểu nhân cách đối tượng tốt hơn đồng nghiệp của họ, sau 70 like – tốt hơn cả bạn thân, sau 150 – hơn cả bố mẹ, sau 300 – hơn cả bạn tình. Nếu nghiên cứu nhiều hành động hơn thì có thể biết về đối tượng hơn cả chính họ. Vào cái ngày Kosinski công bố bài báo về mô hình của mình, anh nhận được hai cuộc gọi: khiếu nại và mời làm việc. Cả hai đều từ Facebook.
Chỉ dành cho bạn bè
Người dùng có thể chọn cho post của mình là public hay private trên Facebook, trường hợp sau thì chỉ có một số người nhất định có thể xem. Nhưng đó không là trở ngại cho nhóm thu thập dữ liệu. Kosinski luôn yêu cầu người dùng Facebook đồng ý cho sử dụng dữ liệu cá nhân nếu họ muốn tham gia các bài test.
Nhưng câu chuyện không chỉ dừng lại ở các like, Kosinski và nhóm có thể đánh giá đối tượng dựa trên Big Five thông qua hình ảnh đại diện và những ảnh họ đưa lên mạng xã hội. Hay là theo số lượng friend: chỉ số tốt cho khả năng hướng ngoại! Nhưng ngay cả khi không ở trên mạng, chúng ta cũng lưu vết. Sensor chuyển động trong điện thoại cho thấy ta có vung tay khi dùng nó hay không, hay di chuyển xa cỡ nào (cái này liên quan đến mức độ ổn định của cảm xúc). Như Kosinski nhận xét, điện thoại là một bảng hỏi tâm lý học khổng lồ, mà chúng ta điền hàng ngày, vô tình hay hữu ý. Đặc biệt quan trọng, điều này có ích cho cả chiều ngược lại: không chỉ cho phép lập chân dung tâm lý của người dùng, mà còn cho phép tìm kiếm những người có chân dung cần thiết. Ví dụ: những ông bố lo lắng, những kẻ hướng nội giận dữ, hay những người ngả theo đảng Dân chủ nhưng còn lưỡng lự bỏ phiếu. Về bản chất, đó là hệ thống tìm kiếm con người.
Càng ngày Kosinski càng hiểu cả tiềm năng lẫn nguy cơ của công trình của mình.
Anh luôn coi Internet là món quà của Thượng đế. Luôn muốn “quay lại”, “chia sẻ”. Đấy là linh hồn của thế hệ mới, là khởi đầu của kỷ nguyên mới không biên giới vật lý. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu có ai đó sử dụng hệ thống tìm kiếm này để chi phối con người? Anh bắt đầu đưa các lời cảnh báo vào tất cả các công trình do mình công bố. Cảnh báo rằng phương pháp của anh “có thể tạo ra nguy hiểm cho đời sống, tự do hay thậm chí tính mạng mọi người”. Nhưng dường như không ai hiểu hậu quả có thể là gì.
Cùng thời gian đó, đầu 2014, có một phó giáo sư trẻ có tên Alexander Kogan tìm đến Kosinski. Ông ta đại diện cho một công ty quan tâm đến phương pháp của Kosinski. Đề án là sử dụng psychometrics để phân tích 10 triệu người dùng Mỹ trên Facebook. Để làm gì thì khách không nói, vì lý do bảo mật. Lúc đầu Kosinski đồng ý, vì dù sao việc đó cũng đem lại khoản tiền lớn cho viện của anh, nhưng rồi anh lại trì hoãn. Cuối cùng, anh cũng bắt Kogan tiết lộ tên công ty: SCL – Strategic Communications Laboratories. Anh thử vào google tìm hiểu – “chúng tôi là công ty toàn cầu chuyên về quản lý các chiến dịch tranh cử” – website của công ty ghi, và chào dịch vụ tiếp thị dựa trên tâm lý và logic. Những trò ảo thuật làm ảnh hưởng kết quả bầu cử. Kosinski lướt qua các trang của website, nghĩ mung lung về việc công ty này sẽ làm gì ở Mỹ.
Có một điều mà lúc đó Kosinski chưa biết: đàng sau SCL là một hệ thống công ty phức tạp, liên quan đến thiên đường thuế: sau này được Hồ sơ Panama và Wikileaks tiết lộ. Một phần của hệ thống đó phải chịu trách nhiệm về khủng hoảng ở các nước đang phát triển, phần khác đã giúp NATO xây dựng phương pháp chi phối tâm lý người dân Afghanistan. Một trong những công ty con của SCL chính là Cambridge Analytica (CA), một công ty nhỏ nhưng nguy hiểm, đã tổ chức các chiến dịch trên internet để ủng hộ Brexit và Trump.
Kosinski không hề biết gì về điều đó nhưng cũng cảm thấy gì đó không ổn. Tìm hiểu thêm, anh biết rằng Kogan đã thành lập một công ty bí mật giao dịch với SCL. Từ tài liệu mà Das Magazine có, có thể suy ra rằng SCL nhận được các thông tin về phương pháp của Kosinski là từ tay Kogan. Đột nhiên Kosinski nhận ra rằng Kogan có thể cóp hoặc dựng lại hệ thống của anh, để rồi bán lại cho các chuyên gia chính trị học của SCL. Nhà bác học ngay lập tức ngừng hợp tác với Kogan và thông báo với lãnh đạo viện. Mâu thuẫn xuất hiện trong viện, ảnh hưởng đến uy tín tổ chức. Kogan chuyển sang Singapore, lấy vợ và bắt đầu tự xưng là tiến sỹ Spectre (nhân vật truyện tranh – ND). Kosinski thì sang Mỹ và bắt đầu làm ở Stanford.
Trong hơn một năm mọi thứ yên bình, nhưng đến tháng 11/2015 lãnh tụ phái cấp tiến ủng hộ Brexit Nigel Farage tuyên bố là website của của ông ta bắt đầu làm việc với một công ty chuyên về Big Data, chính là CA. Năng lực cốt lõi của công ty này là tiếp thị chính trị (political marketing) kiểu mới, còn được gọi là microtargeting, trên nền tảng phương pháp OCEAN.
Kosinski bắt đầu nhận được nhiều thư tín – dựa trên các từ Cambridge, OCEAN và Analytica, nhiều người nghĩ rằng anh có liên quan. Nhưng thật ra chỉ đến lúc đó anh mới biết đến sự tồn tại của công ty này. Lo sợ, anh tìm hiểu website của họ. Ác mộng đã thành hiện thực: phương pháp của anh đã được sự dụng vào cuộc chơi chính trị lớn.
Vào tháng 7/2016, sau trưng cầu dân ý về Brexit, những lời nguyền rủa bắt đầu đổ về anh. Hày nhìn xem, ông đã làm gì! Mỗi lẫn như vậy, Kosinski lại phải tự bào chữa và chứng minh rằng mình không liên quan gì đến công ty kia.
Hết Brexit lại Trump
Mười tháng trôi qua. Vào ngày 19/9/2016, chiến dịch tranh cử tổng thống Hoa kỳ đang ở cao trào. Phòng họp khách sạn Grant Hyatt ở New York với tông màu xanh đậm tràn đầy tiếng ghi ta: ban nhạc Creedence Clearwater Revival đang chơi bài Bad Moon Rising. Đó là Concordia summit, một dạng diễn đàn kinh tế thế giới thu nhỏ. Những kẻ quyền lực nhất trên thế giới đều có mặt. “Xin chào mừng Alexander Nix, giám đốc Cambridge Analytica” – vang lên một giọng nữ dễ chịu. Trên sân khấu xuất hiện người đàn ông cao trong bộ vét sẫm màu. Im lặng bao trùm khán phòng. Nhiều người khi đó đã biết, đứng trước họ là chuyên gia số mới của Trump. “Sắp tới các bạn sẽ gọi tôi là Mr. Brexit” – Trump đã viết trên Twitter của mình một cách bí hiểm vài tuần trước. Quả thật, các nhà phân tích chính trị khi đó đã viết về sự tương đồng giữa chương trình của Trump và của những kẻ muốn tách Anh ra khỏi EU. Và chỉ số ít là biết mối liên quan giữa Trump và công ty CA vô danh kia.
Đến khi đó, chiến dịch số của Trump chỉ dựa trên một người: Brad Parscale. Một tay tiếp thị hăng hái và sáng lập viên một start-up thất bại, anh này đã làm cho Trump một website đơn giản giá 1500$. Trump 70 tuổi khó mà được gọi là người của kỷ nguyên số: trên bàn của ông ta chẳng có máy tính. Như có lần trợ lý tiết lộ, thậm chí ông còn không dùng email. Bản thân cô trợ lý này đã dạy ông dùng điện thoại, và từ đó ông dùng nó để đổ dòng suy nghĩ của mình lên Twitter.
Hillary Clinton, ngược lại, thừa kế từ Obama – tổng thống đầu tiên của mạng xã hội. Bà ta có danh sách địa chỉ của đảng Dân chủ, hàng triệu subscriber, ủng hộ của Google và Dreamworks. Tháng 6/2016 khi Trump thuê CA, nhiều người nhăn mặt. Thuê những kẻ ngoại quốc mặc vét và chẳng hiểu biết gì về đất nước này? Thật ư?
“Vinh dự cho tôi, thưa các quý vị, được kể cho quý vị về sức mạnh của Big Data và psychometrics trong chiến dịch tranh cử” – Nix phát biểu tại summit. Sau lưng anh ta là slide với logo của hãng: hình bộ não được vẽ dạng lưới như bản đồ. “Chỉ vài tháng trước Ted Cruz là một trong những ứng viên lẹt đẹt nhất, – anh chàng tóc vàng nói với giọng Anh – Chỉ có 40% cử tri biết tên ông ta”. Tất cả khán giả nhớ lại câu chuyện về sự bứt phá nhanh chóng của Thượng nghị sỹ Cruz, có lẽ là hiện tượng khó lý giải nhất trong cuộc đua. Kẻ cạnh tranh nguy hiểm cuối cùng của Trump trong nội bộ đảng Cộng hòa dường như xuất hiện từ không khí. “Vậy thì chuyện gì đã xảy ra?” – Nix hỏi. Vào cuối 2014, CA tham gia chiến dịch tranh cử của Mỹ chính là trong tư cách cố vấn của Ted Cruz, người được tỷ phú Robert Mercer tài trợ. Trước đó, Nix khẳng định, chiến dịch tranh cử được thực hiện theo các tiêu chí nhân khẩu học: “Một ý tưởng ngu ngốc, nếu suy nghĩ về nó một cách nghiêm túc: tất cả phụ nữ nhận cùng một thông điệp, vì họ cùng giới tính; tất cả người gốc Phi nhận một thông điệp khác, căn cứ vào chủng tộc”. Cách thức tài tử như vậy cũng được Clinton sử dụng: chia xã hội thành những nhóm đồng nhất, do các nhà xã hội học tư vấn. Chính là những người mà đến phút cuối vẫn dự là bà sẽ thắng.
Đến đây Nix chuyển sang slide sau: năm khuôn mặt, tương ứng với năm chiều đo của Big Five. “Ở Cambridge Analytica, chúng tôi đã phát triển mô hình cho phép tính toán được nhân cách mỗi công dân trưởng thành của Mỹ” – Nix tiếp. Khán phòng im lặng tuyệt đối. Kết quả tiếp thị của CA dựa trên 3 nền tảng: phân tích tâm lý học hành vi theo OCEAN (behavioral science), nghiên cứu Big Data (Data analytics), và quảng cáo hướng mục tiêu (Addressable Ad Tech). Kỹ thuật cuối có nghĩa là quảng cáo cá nhân hóa, được xây dựng theo tính cách của từng cá thể người dùng.

Nix giải thích thành thực về chuyện công ty anh ta làm điều đó thế nào (xem bài nói trên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). Công ty anh ta mua dữ liệu cá nhân từ tất cả các nguồn có thể. Ở Mỹ có thể mua được bất kỳ dữ liệu cá nhân nào. Nếu bạn muốn biết, ví dụ phụ nữ Do Thái sống ở đâu, có thể mua cơ sở dữ liệu. Sau đó, CA tích hợp dữ liệu đó với danh sách những người ủng hộ đảng Cộng hòa và dữ liệu like/ re-post trên Facebook – và hồ sơ cá nhân theo phương pháp OCEAN sẵn sàng. Từ trong mớ dữ liệu số bỗng hiên ra những hình người với nỗi sợ, ý định và mối quan tâm của riêng mình – và cả địa chỉ nơi ở.
Quy trình y hệt mô hình của Kosinski. CA cũng sử dụng các bài test IQ và những app nhỏ để nhận được những like có giá trị từ người dùng Facebook. Và công ty của Nix đã làm thứ mà Kosinski đã cảnh báo: “Chúng tôi có sơ đồ tâm lý của tất cả công dân Mỹ, 220 triệu người. Trung tâm điều khiển của chúng tôi trông thế này, xin chú ý”, – Nix nói và lật slide. Trên màn hình hiện ra bang Iowa, nơi Ted Cruz thu được một số lượng phiếu lớn bất ngờ trong bầu cử sơ bộ (primaries). Trên bản đồ có hàng trăm nghìn chấm nhỏ: đỏ và xanh, theo màu đảng. Nix chọn tiêu chí. Đảng cộng hòa – và các điểm xanh biến mất. Những người chưa quyết bầu cho ai – số điểm ít hơn. Đàn ông – ít hơn nữa, và cứ thế. Cuối cùng, hiện ra tên của một người: với tuổi, địa chỉ, các mối quan tâm, thiên kiến chính trị. Nhưng CA gửi thông điệp gì cho những con người cụ thể này?
Trong một slide khác Nix lấy luật về sở hữu súng làm ví dụ: “Với những người hay lo sợ, có mức độ nhạy cảm (Neuroticism) cao thì chúng tôi giới thiệu súng như công cụ bảo đảm an toàn. Bên trái, quý vị thấy hình bàn tay kẻ đạo chích đang đập cửa sổ. Còn bên phải là hình người đàn ông cầm súng đang cùng con trai đi trên cánh đồng trong hoàng hôn. Rõ là đi săn vịt. Tranh này là dành cho những người bảo thủ giàu có và hướng ngoại”.
Cản trở bầu cho Clinton như thế nào?
Bản chất đầy mâu thuẫn của Trump, tính phi nguyên tắc và hệ quả là số lượng lớn các loại thông điệp khác nhau bỗng trở nên hữu ích cho ông ta: mỗi cử tri nhận được một thông điệp riêng. “Trump hành xử như một thuật toán cơ hội lý tưởng, hoàn toàn chỉ dựa trên phản ứng của công chúng” – nhà toán học Cathy O’Neil nhận xét vào tháng tám. Vào ngày tranh luận thứ ba giữa Trump và Clinton, đội của Trump đã gửi vào mạng xã hội (chủ yếu là Facebook) hơn 175 nghìn thông điệp. Chúng chỉ khác nhau ở những chi tiết rất nhỏ, nhằm phù hợp nhất với tâm lý của người nhận cụ thể: tiêu đề, tiêu đề phụ, màu nền, ảnh và video. Cách làm tỉ mỉ như vậy khiến cho thông điệp nhận được sự đồng cảm của những nhóm cư dân nhỏ nhất, như Nix giải thích cho Das Magazine: “Bằng cách đó chúng tôi có thể vươn đến tận làng, khu phố hay ngôi nhà cần thiết, thậm chí là từng người”. Khu Little Haiti ở Maiami nhận được thông tin về việc quỹ Clinton từ chối tham gia khắc phục hậu quả động đất ở Haiti – để thuyết phục người dân thôi bỏ phiếu cho bà. Đó là một mục tiêu nữa: giữ những cử tri của Clinton khỏi hòm phiếu, “đè bẹp” lựa chọn của họ – như lời của một cộng sự của Trump. Thứ gọi là các “post đen” trên Facebook cũng được dùng: những thông báo được trả tiền xuất hiện giữa các bản tin, chỉ dành cho những nhóm người cụ thể. Ví dụ, người Mỹ gốc Phi được xem những post có video trong đó Clinton so sánh đan ông da màu với thú ăn thịt.
“Bọn trẻ nhà tôi sẽ không bao giờ hiểu tại sao lại có những tấm biển quảng cáo với nội dung như nhau cho tất cả mọi người” – Nix kết thúc bài trình bày ở summit, cám ơn cử tọa và rời sân khấu.
Khó có thể nói xã hội Mỹ bị tác động đến mức nào bởi các chuyên gia của Trump tại một thời điểm cụ thể, vì họ không sử dụng các kênh trung ương mà dùng mạng xã hội và truyền hình cáp. Và trong khi đội Clinton, hành động theo chỉ dẫn của các nhà xã hội học, đang mơ ngủ, thì ở San Antonio, nơi đóng bản doanh số của Trump, đã xuất hiện, theo lời của phóng viên Bloomberg – đại bản doanh thứ hai. Chỉ có hơn chục người, nhóm Cambridge Analytic nhận của Trump 100K $ vào tháng bảy, thêm 250K tháng tám, và tháng chín thêm 5M. Nix tính rằng tổng thù lao dịch vụ là 15M $.
Ngay cả các chương trình khác cũng rất cấp tiến: từ tháng 7/2016 các tình nguyện viên của Trump đã nhận được app cho phép biết được thiên kiến chính trị và loại nhân cách của cư dân nhà này hay nhà khác. Theo đó, những tình nguyện viên – tuyên truyền viên điều chỉnh hội thoại của mình với người dân. Phản hồi của người dân lại được họ ghi ngược vào app đó, và dữ liệu chuyển thẳng về trung tâm phân tích của CA.
Công ty xác định ra 32 loại tính cách tâm lý của dân Mỹ, tập trung ở 17 bang. Và như Kosinski đã phát hiện, rằng đàn ông thích mỹ phẩm MAC thì hầu như chắc chắn là đồng tính, CA chứng minh rằng những kẻ trung thành với ô tô Mỹ hẳn nhiên là ngả theo Trump. Hơn nữa, những phát kiến như vậy giúp bản thân Trump hiểu những thông điệp nào dùng ở đâu thì tốt nhất. Quyết định của đại bản doanh về việc tập trung vào Michigan và Wisconsin vào những tuần cuối cùng là dựa trên phân tích dữ liệu. Ứng viên trở thành mô hình để áp dụng hệ thống.
CA làm gì ở Châu Âu?
Nhưng thực sự psychometrics ảnh hưởng mức nào đến kết quả bầu cử? CA tỏ ra không vội vã trong việc chứng minh hiệu quả chiến dịch của mình. Hoàn toàn có khả năng sẽ không có câu trả lời. Nhưng dù sao, có một sự thật: nhờ CA mà Ted Cruz từ số không đã trở thành đối thủ nguy hiểm của Trump ở vòng sơ bộ. Hay sự thật về tăng trưởng số phiếu của cử tri nông thôn. Hay mức độ tích cực của cử tri gốc Phi giảm. Cả việc Trump chi ít tiền như vậy cũng có thể nói lên hiệu quả của phương pháp cá nhân hóa. Hay là việc ông ta dành ba phần tư ngân sách quảng cáo vào không gian số. Facebook trở thành vũ khí hoàn hảo và kẻ trợ thủ đắc lực nhất trong bầu cử, như một trong cộng sự Trump viết trên Twitter. Nhân tiện, đảng phái “Giải pháp khác cho nước Đức” có nhiều fan trên Facebook hơn hai đảng dẫn đầu cộng lại.
Ngoài ra, không thể khẳng định là các nhà xã hội học, chuyên gia thống kê đã thua trong cuộc bầu cử vì dự đoán sai. Ngược lại, các chuyên gia thống kê đã thắng, nhưng chỉ những ai dùng phương pháp tiên tiến nhất. Trò đùa của lịch sử: Trump luôn phê phán ngành khoa học này, nhưng rốt cuộc thẳng là nhờ nó.
Kẻ chiến thắng thứ hai – công ty CA. Chủ của Breitbart News, cái loa chính của phe bảo thủ, Steve Bannon là thành viên HĐQT của công ty. Mới đây ông ta được bổ vào vị trí chiến lược gia của Trump. Marion Maréchal-Le Pen, một nhân vật cấp tiến đồng thời là cháu của thủ lĩnh đảng “Mặt trận dân tộc” Pháp cũng đã mừng vui loan báo về quan hệ hợp tác với hãng. Theo Nix, công ty đang được rất nhiều khách hàng trên thế giới quan tâm. Có cả từ Thụy sỹ và Đức (*).
Kosinski theo dõi những chuyện này từ phòng mình ở Stanford. Sau bầu cử Mỹ, mọi thứ trong trường bị đảo lộn. Để đáp trả, Kosinski sử dụng vũ khí sắc bén nhất trong những thứ mà một nhà nghiên cứu có thể có: phân tích khoa học. Cùng với cộng sự Sandra Matz anh đã thực hiện một loạt test, mà kết quả sẽ sớm được công bố. Một vài trong số đó, được nhà khoa học chia sẻ với Das Magazine, gây sốc. Ví dụ, kỹ thuật xác định mục tiêu bằng tâm lý, tương tự với những gì CA dùng, làm tăng số click vào quảng cáo trên Facebook lên 60%. Còn xác suất của việc sau khi xem các quảng cáo đã được cá nhân hóa người dùng sẽ có hành động (mua gì đó hay bỏ phiếu cho ai đó) thì tăng 1400%.
Ngày nay thế giới đã đảo ngược: Brexit xảy ra, còn Trump sắp lãnh đạo nước Mỹ. Tất cả khởi đầu từ một người đã muốn cảnh báo chúng ta về hiểm họa. Hiện nay anh ta lại nhận được vô vàn trách móc qua hộp thư. “Không, – Kosinski nói. – Tôi không có lỗi. Không phải tôi là người chế tạo bom, tôi chỉ chỉ ra rằng chúng tồn tại”./.
(*) bản tiếng Nga có thể dịch sai. nguyên bản “Alexander Nix bestätigt, dass er auf Kundenakquise sei, weltweit”, google translate là “Alexander Nix confirms that he is on customer acquisition, worldwide”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dịch từ bản dịch tiếng Nga của T

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

của Das Magazine
Bài trên wikipedia tiếng Việt về

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



bài phản biện bằng tiếng anh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 6 Members:

#2 PMK

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1538 Bài viết:
  • 1686 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 15:08

Giật mình! Bài viết trên có lẽ đã giúp tôi giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay, vì sao cứ hễ mỗi lần tôi tìm kiếm sản phẩm gì trên mạng là ngay sau đó khi vào các trang web quen thuộc có chứa quảng cáo sẽ thấy ngay sản phẩm đấy. Ngay trên trang tuvilyso.org này chứ không đâu xa. Thí dụ mới nhất, sáng nay tôi mới tìm kiếm sản phẩm nước tẩy cổ áo Hando, chiều nay vừa vào web tvls thấy ngay nó, trong khi cả thời gian dài trước đây không thấy... Rất nhiều lần khác trước đó nữa...

Giật mình! Bài viết trên có lẽ đã giúp tôi giải đáp được thắc mắc bấy lâu nay, vì sao cứ hễ mỗi lần tôi tìm kiếm sản phẩm gì trên mạng là ngay sau đó khi vào các trang web quen thuộc có chứa quảng cáo sẽ thấy ngay sản phẩm đấy. Ngay trên trang tuvilyso.org này chứ không đâu xa. Thí dụ mới nhất, sáng nay tôi mới tìm kiếm sản phẩm nước tẩy cổ áo Hando, chiều nay vừa vào web tvls thấy ngay nó, trong khi cả thời gian dài trước đây không thấy... Rất nhiều lần khác trước đó nữa...

#3 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 21/12/2016 - 12:07

Lưu trữ bài gốc của bản dịch trên, đối chiếu bản gốc khi cần thiết.

Ich habe nur gezeigt, dass es die Bombe gibt

Der Psychologe Michal Kosinski hat eine Methode entwickelt, um Menschen anhand ihres Verhaltens auf Facebook minutiös zu analysieren. Und verhalf so Donald Trump mit zum Sieg.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Das Magazin N°48 – 3. Dezember 2016

Am 9. November gegen 8.30 Uhr erwacht Michal Kosinski in Zürich im Hotel Sunnehus. Der 34-jährige Forscher ist für einen Vortrag am Risikocenter der ETH angereist, zu einer Tagung über die Gefahren von Big Data und des sogenannten digitalen Umsturzes. Solche Vorträge hält Kosinski ständig, überall auf der Welt. Er ist ein führender Experte für Psychometrik, einen datengetriebenen Nebenzweig der Psychologie. Als er an diesem Morgen den Fernseher einschaltet, sieht er, dass die Bombe geplatzt ist: Entgegen den Hochrechnungen aller führenden Statistiker ist Donald J. Trump gewählt worden.

Lange betrachtet Kosinski Trumps Jubelfeier und die Wahlergebnisse der einzelnen Bundesstaaten. Er ahnt, dass das Ergebnis etwas mit seiner Forschung zu tun haben könnte. Dann atmet er tief durch und schaltet den Fernseher aus.

Am gleichen Tag versendet eine bis dahin kaum bekannte britische Firma mit Sitz in London eine Pressemitteilung: «Wir sind begeistert, dass unser revolutionärer Ansatz der datengetriebenen Kommunikation einen derart grundlegenden Beitrag zum Sieg für Donald Trump leistet», wird ein Alexander James Ashburner Nix zitiert. Nix ist Brite, 41 Jahre alt und CEO von Cambridge Analytica. Er tritt stets im Massanzug und mit Designerbrille auf, die leicht gewellten blonden Haare nach hinten gekämmt.
Der nachdenkliche Kosinski, der gestriegelte Nix, der breit grinsende Trump – einer hat den digitalen Umsturz ermöglicht, einer hat ihn vollführt, einer davon profitiert.

Wie gefährlich ist Big Data?

Jeder, der nicht die letzten fünf Jahre auf dem Mond gelebt hat, kennt den Begriff «Big Data». Big Data bedeutet auch, dass alles, was wir treiben, ob im Netz oder ausserhalb, digitale Spuren hinterlässt. Jeder Einkauf mit der Karte, jede Google-Anfrage, jede Bewegung mit dem Handy in der Tasche, jeder Like wird gespeichert. Besonders jeder Like. Lange war nicht ganz klar, wozu diese Daten gut sein sollen – ausser dass in unserem Facebook-Feed Blutdrucksenker beworben werden, weil wir grad «Blutdruck senken» gegoogelt haben. Unklar war auch, ob Big Data eine grosse Gefahr oder ein grosser Gewinn für die Menschheit ist. Seit dem 9. November kennen wir die Antwort. Denn hinter Trumps Onlinewahlkampf und auch hinter der Brexit-Kampagne steckt ein und dieselbe Big-Data-Firma: Cambridge Analytica mit ihrem CEO Alexander Nix. Wer den Ausgang der Wahl verstehen will – und was auf Europa in den nächsten Monaten zukommen könnte –, muss mit einem merkwürdigen Vorfall an der britischen Universität Cambridge im Jahr 2014 beginnen. Und zwar an Kosinskis Department für Psychometrik.

Psychometrie, manchmal auch Psychografie genannt, ist der wissenschaftliche Versuch, die Persönlichkeit eines Menschen zu vermessen. In der modernen Psychologie ist dafür die sogenannte Ocean-Methode zum Standard geworden. Zwei Psychologen war in den 1980ern der Nachweis gelungen, dass jeder Charakterzug eines Menschen sich anhand von fünf Persönlichkeitsdimensionen messen lässt, den Big Five: Offenheit (Wie aufgeschlossen sind Sie gegenüber Neuem?), Gewissenhaftigkeit (Wie perfektionistisch sind Sie?), Extraversion (Wie gesellig sind Sie?), Verträglichkeit (Wie rücksichtsvoll und kooperativ sind Sie?) und Neurotizismus (Sind Sie leicht verletzlich?). Anhand dieser Dimensionen kann man relativ genau sagen, mit was für einem Menschen wir es zu tun haben, also welche Bedürfnisse und Ängste er hat, und aber auch, wie er sich tendenziell verhalten wird. Das Problem aber war lange Zeit die Datenbeschaffung, denn zur Bestimmung musste man einen komplizierten, sehr persönlichen Fragebogen ausfüllen. Dann kam das Internet. Und Facebook. Und Kosinski.

Für den Warschauer Studenten Michal Kosinski begann ein neues Leben, als er 2008 an der ehrwürdigen Cambridge University in England aufgenommen wurde: am Zentrum für Psychometrie, im Cavendish Laboratory, dem ersten Psychometrie-Labor überhaupt. Mit einem Studienkollegen stellte Kosinski eine kleine App ins damals noch überschaubare Facebook: Auf MyPersonality, so hiess die Applikation, konnte man eine Handvoll psychologischer Fragen aus dem Ocean-Fragebogen ausfüllen («Lassen Sie sich bei Stress leicht aus der Ruhe bringen?» – «Neigen Sie dazu, andere zu kritisieren?»). Als Auswertung erhielt man sein «Persönlichkeitsprofil» – eigene Ocean-Werte –, und die Forscher bekamen die wertvollen persönlichen Daten. Statt, wie erwartet, ein paar Dutzend Studienfreunde hatten schnell Hunderte, Tausende, bald Millionen ihre innersten Überzeugungen verraten. Plötzlich verfügten die beiden Doktoranden über den grössten jemals erhobenen psychologischen Datensatz.
Das Verfahren, das Kosinski mit seinen Kollegen über die nächsten Jahre entwickelt, ist eigentlich recht einfach. Zuerst legt man Testpersonen einen Fragebogen vor. Das ist das Onlinequiz. Aus ihren Antworten kalkulieren die Psychologen die persönlichen Ocean-Werte der Befragten. Damit gleicht Kosinskis Team dann alle möglichen anderen Onlinedaten der Testpersonen ab: was sie auf Facebook gelikt, geshared oder gepostet haben, welches Geschlecht, Alter, welchen Wohnort sie angegeben haben. So bekommen die Forscher Zusammenhänge. Aus einfachen Onlineaktionen lassen sich verblüffend zuverlässige Schlüsse ziehen. Zum Beispiel sind Männer, die die Kosmetikmarke MAC liken, mit hoher Wahrscheinlichkeit schwul. Einer der besten Indikatoren für Heterosexualität ist das Liken von Wu-Tang Clan, einer New Yorker Hip-Hop-Gruppe. Lady-Gaga-Follower wiederum sind mit sehr hoher Wahrscheinlichkeit extrovertiert. Wer Philosophie likt, ist eher introvertiert.

Kosinski und sein Team verfeinern die Modelle unablässig. 2012 erbringt Kosinski den Nachweis, dass man aus durchschnittlich 68 Facebook-Likes eines Users vorhersagen kann, welche Hautfarbe er hat (95-prozentige Treffsicherheit), ob er homosexuell ist (88-prozentige Wahrscheinlichkeit), ob Demokrat oder Republikaner (85 Prozent). Aber es geht noch weiter: Intelligenz, Religionszugehörigkeit, Alkohol-, Zigaretten- und Drogenkonsum lassen sich berechnen. Sogar, ob die Eltern einer Person bis zu deren 21. Lebensjahr zusammengeblieben sind oder nicht, lässt sich anhand der Daten ablesen. Wie gut ein Modell ist, zeigt sich daran, wie gut es vorhersagen kann, wie eine Testperson bestimmte Fragen beantworten wird. Kosinski geht wie im Rausch immer weiter: Bald kann sein Modell anhand von zehn Facebooks-Likes eine Person besser einschätzen als ein durchschnittlicher Arbeitskollege. 70 Likes reichen, um die Menschenkenntnis eines Freundes zu überbieten, 150 um die der Eltern, mit 300 Likes kann die Maschine das Verhalten einer Person eindeutiger vorhersagen als deren Partner. Und mit noch mehr Likes lässt sich sogar übertreffen, was Menschen von sich selber zu wissen glauben. Am Tag, als Kosinski diese Erkenntnisse publiziert, erhält er zwei Anrufe. Eine Klageandrohung und ein Stellenangebot. Beide von Facebook.

Nur für Freunde sichtbar

Facebook hat inzwischen die Unterscheidung zwischen öffentlichem und privatem Posten eingeführt. Im «privaten» Modus können nur die eigenen Freunde sehen, was man likt. Aber das bleibt kein Hindernis für Datensammler: Während Kosinski stets das Einverständnis der Facebook-User erfragt, verlangen viele Onlinequiz heute den Zugang zu privaten Daten als Vorbedingung für Persönlichkeitstests. (Wer keine grosse Sorge um die eigenen Daten hat und sich selbst anhand seiner Likes auf Facebook einschätzen lassen will, kann das auf Kosinskis Seite

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

machen und anschliessend seine Ergebnisse mit denen eines «klassischen» Ocean-Fragebogens vergleichen:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.)


Aber es geht nicht nur um die Likes auf Facebook: Kosinski und sein Team können inzwischen Menschen allein anhand des Porträtfotos den Ocean-Kriterien zuordnen. Oder anhand der Anzahl unserer Social-Media-Kontakte (ein guter Indikator für Extraversion). Aber wir verraten auch etwas über uns, wenn wir offline sind. Der Bewegungssensor zeigt zum Beispiel, wie schnell wir das Telefon bewegen oder wie weit wir reisen (korreliert mit emotionaler Instabilität). Das Smartphone, stellt Kosinski fest, ist ein gewaltiger psychologischer Fragebogen, den wir konstant bewusst und unbewusst ausfüllen. Vor allem aber, und das ist wichtig zu verstehen, funktioniert es auch umgekehrt: Man kann nicht nur aus Daten psychologische Profile erstellen, man kann auch umgekehrt nach bestimmten Profilen suchen – etwa: alle besorgten Familienväter, alle wütenden Introvertierten. Oder auch: alle unentschlossenen Demokraten. Was Kosinski genau genommen erfunden hat, ist eine Menschensuchmaschine.
Immer deutlicher erkennt Kosinski das Potenzial – aber auch die Gefahr seiner Arbeit.

Das Netz erschien ihm immer wie ein Geschenk des Himmels. Er will ja eigentlich zurückgeben, teilen, sharen. Daten sind kopierbar, sollen doch alle etwas davon haben. Es ist der Geist einer ganzen Generation, der Beginn eines neuen Zeitalters ohne die Grenzen der physischen Welt. Aber was passiert, fragt sich Kosinski, wenn jemand seine Menschensuchmaschine missbraucht, um Menschen zu manipulieren? Er beginnt, alle seine wissenschaftlichen Arbeiten mit Warnungen zu versehen. Mit seinen Methoden könnten «das Wohlergehen, die Freiheit oder sogar das Leben von Menschen bedroht» werden. Aber niemand scheint zu verstehen, was er meint.
In dieser Zeit, Anfang 2014, tritt ein junger Assistenzprofessor namens Aleksandr Kogan an Kosinski heran. Er habe eine Anfrage eines Unternehmen, das sich für Kosinskis Methode interessiere. Die Facebook-Profile von zehn Millionen US-Nutzern sollen psychometrisch vermessen werden. Zu welchem Zweck, das könne er nicht sagen, es gebe strenge Geheimhaltungsauflagen. Kosinski will erst zusagen, es geht um sehr viel Geld für sein Institut, zögert dann aber. Schliesslich rückt Kogan mit dem Namen der Firma heraus: SCL – Strategic Communications Laboratories. Kosinski googelt die Firma: «Wir sind eine weltweit agierende Wahl-Management-Agentur», liest er auf der Unternehmenswebsite. SCL bieten Marketing auf Basis eines psycho-logischen Modells. Schwerpunkt: Wahlbeeinflussung. Wahlbeeinflussung? Verstört klickt sich Kosinski durch die Seiten. Was ist das für eine Firma? Und was haben diese Leute in den USA vor?

Was Kosinski zu diesem Zeitpunkt nicht weiss: Hinter SCL verbirgt sich ein kompliziertes Firmenkonstrukt mit Ablegern in Steuerparadiesen – wie die Panama Papers und Wikileaks-Enthüllungen zeigen. Manche haben bei Umstürzen in Entwicklungsländern mitgewirkt, andere entwickelten für die Nato Methoden zur psychologischen Manipulation der Bevölkerung in Afghanistan. Und mittlerweile sind SCL auch die Mutterfirma von Cambridge Analytica, jener ominösen Big-Data-Bude, die für Trump und Brexit den Onlinewahlkampf organisierte.

Kosinski weiss davon nichts, aber er ahnt Ungutes. «Die Sache begann zu stinken», erinnert er sich. Bei seinen Nachforschungen entdeckt er, dass Aleksandr Kogan heimlich eine Firma registriert hat, die mit SCL Geschäfte macht. Aus einem Dokument, das dem «Magazin» vorliegt, geht hervor, dass SCL Kosinskis Methode durch Kogan kennenlernte. Plötzlich dämmert Kosinski, dass Kogan sein Ocean-Modell kopiert oder nachgebaut haben könnte, um es der Wahlbeeinflussungsfirma zu verkaufen. Sofort bricht er den Kontakt zu ihm ab und informiert den Institutsleiter. Innerhalb der Universität entfacht sich ein komplizierter Konflikt. Das Institut sorgt sich um seinen Ruf. Aleksandr Kogan zieht erst einmal nach Singapur, heiratet und nennt sich fortan Dr. Spectre. Michal Kosinski wechselt an die Stanford University in den USA.
Ein Jahr lang ist es ziemlich ruhig, dann, im November 2015, verkündet die radikalere der beiden Brexit-Kampagnen, «leave.eu», getragen von Nigel Farage, sie habe eine Big-Data-Firma beauftragt, ihren Wahlkampf online zu unterstützen: Cambridge Analytica. Kernkompetenz der Firma: neuartiges Politmarketing, sogenanntes Mikrotargeting – auf Basis des psychologischen Ocean-Modells. 

Kosinski bekommt Mails, was er damit zu tun habe – bei den Stichworten Cambridge, Ocean und Analytics denken viele zuerst an ihn. Zum ersten Mal hört er von der Firma. Entsetzt schaut er auf die Website. Sein Albtraum ist wahr geworden: Seine Methodik wird im grossen Stil für politische Zwecke eingesetzt.
Nach dem Brexit im Juli prasseln Beschimpfungen auf ihn ein: Schau nur, was du getan hast, schreiben Freunde und Bekannte. Überall muss Kosinski erklären, dass er mit dieser Firma nichts zu tun hat.

Erst Brexit, dann Trump

Zehn Monate später. Es ist der 19. September 2016, die US-Wahl rückt näher. Gitarrenriffs erfüllen den dunkelblauen Saal des New Yorker Grand Hyatt Hotels, Creedence Clearwater Revival: «Bad Moon Rising». Der Concordia Summit ist eine Art Weltwirtschaftsforum in Klein. Entscheidungsträger aus aller Welt sind eingeladen, unter den Gästen befindet sich auch Bundesrat Schneider-Ammann. «Bitte heissen Sie Alexander Nix, Chief Executive Officer von Cambridge Analytica, willkommen», verkündet eine sanfte Frauenstimme aus dem Off. Ein schlanker Mann im dunklen Anzug betritt die Bühnenmitte. Es herrscht gebannte Stille. Viele hier wissen: Das ist Trumps neuer Digital-Mann. «Bald werden Sie mich Mr. Brexit nennen», hatte Trump einige Wochen zuvor etwas kryptisch getwittert. Politikbeobachter hatten zwar auf die inhaltliche Ähnlichkeit zwischen Trumps Agenda und jener des rechten Brexit-Lagers verwiesen. Die wenigsten aber hatten den Zusammenhang mit Trumps kürzlichem Engagement einer weithin unbekannten Marketingfirma bemerkt: Cambridge Analytica.

Trumps Digitalkampagne hatte davor mehr oder minder aus einer Person bestanden: Brad Parscale, einem Marketingunternehmer und gescheiterten Start-up-Gründer, der Trump für 1500 Dollar eine rudimentäre Website aufgebaut hatte. Der 70-jährige Trump ist kein Digitaltyp, auf seinem Arbeitstisch steht nicht einmal ein Computer. So etwas wie eine E-Mail von Trump gibt es nicht, hat seine persönliche Assistentin einmal verraten. Sie selber habe ihn zum Smartphone überredet – von dem aus er seither unkontrolliert twittert.

Hillary Clinton hingegen verliess sich auf das Erbe des ersten Social-Media-Präsidenten, Barack Obama. Sie hatte die Adresslisten der Demokratischen Partei, sammelte Millionen über das Netz, bekam Unterstützung von Google und Dreamworks. Als im Juni 2016 bekannt wurde, dass Trump Cambridge Analytica angeheuert hatte, rümpfte man in Washington die Nase. Ausländische Gecken in Massanzügen, die Land und Leute nicht verstehen? Seriously?

«Es ist mein Privileg, vor Ihnen, verehrte Zuhörer, über die Macht von Big Data und der Psychografie im Wahlkampf zu sprechen.» Hinter Alexander Nix erscheint das Logo von Cambridge Analytica – ein Gehirn, zusammengesetzt aus ein paar Netzwerkknoten, wie eine Landkarte. «Vor ein paar Monaten war Cruz noch einer der weniger beliebten Kandidaten», sagt der blonde Mann mit diesem britischen Zungenschlag, der Amerikanern dasselbe Gefühl einjagt wie vielen Schweizern Hochdeutsch, «nur 40 Prozent der Wähler kannten seinen Namen.» Alle im Saal haben den Blitzaufstieg des konservativen Senators Cruz mitbekommen. Es war einer der seltsamsten Momente des Wahlkampfes. Der letzte grosse innerparteiliche Gegner Trumps, der aus dem Nichts gekommen war. «Wie also hat er das geschafft?», fährt Nix fort. Ende 2014 war Cambridge Analytica in den US-Wahlkampf eingestiegen, zunächst als Berater des Republikaners Ted Cruz, finanziert vom verschwiegenen US-Softwaremilliardär Robert Mercer. Bisher, so Nix, seien Wahlkampagnen nach demografischen Konzepten geführt worden, «eine lächerliche Idee, wenn Sie drüber nachdenken: Alle Frauen erhalten die gleiche Nachricht, bloss weil sie das gleiche Geschlecht haben – oder alle Afroamerikaner, wegen ihrer Rasse?» So dilettantisch arbeitet das Kampagnenteam von Hillary Clinton, das braucht Nix hier gar nicht zu erwähnen, es unterteilt die Bevölkerung in vermeintlich homogene Gruppen – genauso wie all die Meinungsforschungsinstitute es taten, die Clinton bis zuletzt als Gewinnerin sahen.

Stattdessen klickt Nix weiter zur nächsten Folie: fünf verschiedene Gesichter, jedes Gesicht entspricht einem Persönlichkeitsprofil. Es ist das Ocean-Modell. «Wir bei Cambridge Analytica», sagt Nix, «haben ein Modell entwickelt, das die Persönlichkeit jedes Erwachsenen in den USA berechnen kann.» Jetzt ist es absolut still im Saal. Der Erfolg des Marketings von Cambridge Analytica beruhe auf der Kombination dreier Elemente: psychologische Verhaltensanalyse nach dem Ocean-Modell, Big-Data-Auswertung und Ad-Targeting. Ad-Targeting, das ist personalisierte Werbung, also Werbung, die sich möglichst genau an den Charakter eines einzelnen Konsumenten anpasst.

Nix erklärt freimütig, wie seine Firma das macht (der Vortrag ist auf Youtube frei einsehbar). Aus allen möglichen Quellen kauft Cambridge Analytica persönliche Daten: Grundbucheinträge, Bonuskarten, Wählerverzeichnisse, Clubmitgliedschaften, Zeitschriftenabonnements, medizinische Daten. Nix zeigt die Logos global tätiger Datenhändler wie Acxiom und Experian – in den USA sind quasi alle persönlichen Daten käuflich zu erwerben. Wenn man wissen will, wo zum Beispiel jüdische Frauen wohnen, kann man diese Informationen einfach kaufen. Inklusive Telefonnummern. Nun kreuzt Cambridge Analytica diese Zahlenpakete mit Wählerlisten der Republikanischen Partei und Onlinedaten wie Facebook-Likes – dann errechnet man das Ocean-Persönlichkeitsprofil: Aus digitalen Fussabdrücken werden plötzlich reale Menschen mit Ängsten, Bedürfnissen, Interessen – und mit einer Wohnadresse.

Das Vorgehen ist identisch mit den Modellen, die Michal Kosinski entwickelt hatte. Auch Cambridge Analytica verwendet IQ-Quiz und andere kleine Ocean-Test-Apps, um an die aussagekräftigen Facebook-Likes von Usern zu gelangen. Und Cambridge Analytica macht genau das, wovor Kosinski gewarnt hatte: «Wir haben Psychogramme von allen erwachsenen US Bürgern – 220 Millionen Menschen», Nix öffnet den Screenshot, «so sehen unsere Kontrollzentren aus. Lassen Sie mich zeigen, was wir damit tun.» Ein digitales Cockpit erscheint. Links Diagramme, rechts eine Karte von Iowa, wo Cruz überraschend viele Stimmen im Vorwahlkampf gesammelt hatte. Darauf Hunderttausende kleiner Punkte, rot und blau. Nix grenzt die Kriterien ein: Republikaner – die blauen Punkte verschwinden; «noch nicht überzeugt» – wieder verschwinden Punkte; «männlich» und so weiter. Am Schluss erscheint ein einzelner Name, darunter Alter, Adresse, Interessen, politische Neigung. Wie bearbeitet Cambridge Analytica nun eine solche Person mit politischen Botschaften?

In einer anderen Präsentation zeigt Nix am Beispiel des Waffengesetzes zwei Versionen, wie man psychografisch durchleuchtete Wähler ansprechen kann: «Für einen ängstlichen Menschen mit hohen Neurotizismus-Werten verkaufen wir die Waffe als Versicherung. Sehen Sie links das Bild dazu: die Hand eines Einbrechers, die eine Scheibe einschlägt.» Die rechte Seite zeigt einen Mann und ein Kind im Sonnenuntergang, beide mit Flinten in einem Feld, offensichtlich bei der Entenjagd: «Das ist für konservative Typen mit hoher Extraversion.»

Wie man Clinton-Wähler von der Urne fernhält

Trumps auffällige Widersprüche, seine oft kritisierte Haltungslosigkeit und die daraus resultierende ungeheure Menge an unterschiedlichen Botschaften entpuppen sich plötzlich als sein grosser Vorteil: Jedem Wähler seine Botschaft. «Trump agiert wie ein perfekt opportunistischer Algorithmus, der sich nur nach Publikumsreaktionen richtet», notiert bereits im August die Mathematikerin Cathy O’Neil. Am Tag der dritten Präsidentschaftsdebatte zwischen Trump und Clinton versendet Trumps Team 175 000 verschiedene Variationen seiner Argumente, vor allem via Facebook. Die Botschaften unterscheiden sich meist nur in mikroskopischen Details, um den Empfängern psychologisch optimal zu entsprechen: verschiedene Titel, Farben, Untertitel, mit Foto oder mit Video. Die Feinkörnigkeit der Anpassung geht hinunter bis zu Kleinstgruppen, erklärt Nix im Gespräch mit «Das Magazin». «Wir können Dörfer oder Häuserblocks gezielt erreichen. Sogar Einzelpersonen.» In Miamis Stadtteil Little Haiti versorgte Cambridge Analytica Einwohner mit Nachrichten über das Versagen der Clinton-Stiftung nach dem Erdbeben in Haiti – um sie davon abzuhalten, Clinton zu wählen. Das ist eines der Ziele: potenzielle Clinton-Wähler – hierzu gehören zweifelnde Linke, Afroamerikaner, junge Frauen – von der Urne fernzuhalten, ihre Wahl zu «unterdrücken», wie ein Trump-Mitarbeiter erzählt. In sogenannten dark posts, das sind gekaufte Facebook-Inserate in der Timeline, die nur User mit passendem Profil sehen können, werden zum Beispiel Afroamerikanern Videos zugespielt, in denen Hillary Clinton schwarze Männer als Raubtiere bezeichnet.

«Meine Kinder», beendet Nix seinen Vortrag am Concordia Summit, «werden sich so etwas wie ein Werbeplakat mit der gleichen Nachricht für alle, ja das ganze Konzept eines Massenmediums, nicht mehr erklären können. Ich bedanke mich für Ihre Aufmerksamkeit und kann Ihnen sagen, dass wir mittlerweile für einen der beiden verbliebenen Kandidaten arbeiten.» Dann verlässt er die Bühne.

Wie gezielt die amerikanische Bevölkerung bereits in diesem Moment von Trumps digitalen Truppen massiert wird, ist nicht erkennbar – weil sie selten breit im Mainstream-TV attackieren, sondern meist personalisiert auf Social Media oder im Digitalfernsehen. Und während sich das Clinton-Team auf Basis demografischer Hochrechnungen in Sicherheit wiegt, entsteht in San Antonio im Sitz der Trump-Digitalkampagne ein «zweites Hauptquartier», wie Bloomberg-Journalist Sasha Issenberg nach einem Besuch überrascht notiert. Das Cambridge-Analytica-Team, angeblich nur ein Dutzend Leute, hatte im Juli von Trump etwa 100 000 Dollar erhalten, im August bereits 250 000 Dollar, fünf Millionen im September. Insgesamt, so sagt Nix, habe man etwa 15 Millionen Dollar eingenommen.

Und die Massnahmen der Firma sind radikal: Ab Juli 2016 wird für Trump-Wahlhelfer eine App bereitgestellt, mit der sie erkennen können, welche politische Einstellung und welchen Persönlichkeitstyp die Bewohner eines Hauses haben. Wenn Trumps Leute an der Tür klingeln, dann nur bei jenen, die die App als empfänglich für seine Botschaften einstuft. Die Wahlhelfer haben auf den Persönlichkeitstyp des Bewohners angepasste Gesprächsleitfaden bereit. Die Reaktion wiederum geben die Wahlhelfer in die App ein – und die neuen Daten fliessen zurück in den Kontrollraum von Cambridge Analytica.

Die Firma unterteilt die US-Bevölkerung in 32 Persönlichkeitstypen, man konzentriert sich nur auf 17 Staaten. Und wie Kosinski festgestellt hatte, dass Männer, die MAC Cosmetic liken, sehr wahrscheinlich schwul sind, fand Cambridge Analytica heraus, dass eine Vorliebe für US-gefertigte Autos das beste Anzeichen für mögliche Trump-Wähler ist. Unter anderem solche Erkenntnisse zeigen nun Trump, welche Botschaften ziehen und wo genau am besten. Die Entscheidung, dass er sich in den letzten Wochen auf Michigan und Wisconsin konzentriert, geschieht auf Basis einer Datenauswertung. Der Kandidat wird zum Umsetzungsinstrument eines Modells.

Was macht Cambridge Analytica in Europa?

Aber wie gross war der Einfluss der psychometrischen Methoden auf den Ausgang der Wahl? Cambridge Analytica will auf Anfrage keine Belege für die Wirksamkeit der Kampagne liefern. Und es ist gut möglich, dass die Frage nicht zu beantworten ist. Und doch gibt es Anhaltspunkte: Da ist die Tatsache, dass Ted Cruz dank der Hilfe von Cambridge Analytica aus dem Nichts zum schärfsten Konkurrenten Trumps in den Primaries aufstieg. Da ist die Zunahme der ländlichen Wählerschaft. Da ist der Rückgang der Stimmenabgabe durch Afroamerikaner. Auch der Umstand, dass Trump so wenig Geld ausgab, könnte sich mit der Effektivität persönlichkeitsbasierter Werbung erklären. Und auch, dass er drei Viertel seines Marketingbudgets in den Digitalbereich steckte. Facebook erwies sich als die ultimative Waffe und der beste Wahlhelfer, wie ein Trump-Mitarbeiter twitterte. Das dürfte beispielsweise in Deutschland der AfD gefallen, die mehr Facebook-Freunde hat als CDU und SPD zusammen.
Es ist also keineswegs so, wie oft behauptet wird, dass die Statistiker diese Wahl verloren haben, weil sie mit ihren Polls so danebenlagen. Das Gegenteil ist richtig: Die Statistiker haben die Wahl gewonnen. Aber nur jene mit der neuen Methode. Es ist ein Treppenwitz der Geschichte, dass Trump oft über die Wissenschaft schimpfte, aber wohl dank ihr die Wahl gewonnen hat.

Ein anderer grosser Gewinner heisst Cambridge Analytica. Ihr Vorstandsmitglied Steve Bannon, Herausgeber der ultrarechten Onlinezeitung «Breitbart News», ist gerade zu Donald Trumps Chefstrategen ernannt worden. Marion Maréchal-Le Pen, aufstrebende Front-National-Aktivistin und Nichte der Präsidentschaftskandidatin*, twitterte bereits, dass sie seine Einladung zur Zusammenarbeit annehme, und auf einem internen Firmenvideo steht über dem Mitschnitt einer Besprechung «Italy». Alexander Nix bestätigt, dass er auf Kundenakquise sei, weltweit. Es gebe Anfragen aus der Schweiz und Deutschland.

All das hat Kosinski von seinem Büro in Stanford aus beobachtet. Nach der US-Wahl steht die Universität kopf. Kosinski antwortet auf die Entwicklungen mit der schärfsten Waffe, die einem Forscher zur Verfügung steht: mit einer wissenschaftlichen Analyse. Zusammen mit seiner Forscherkollegin Sandra Matz hat er eine Reihe von Tests durchgeführt, die bald veröffentlicht werden. Erste Ergebnisse, die dem «Magazin» vorliegen, sind beunruhigend: Psychologisches Targeting, wie Cambridge Analytica es verwendete, steigert die Clickraten von Facebook-Anzeigen um über 60Prozent. Die sogenannte Conversion-Rate, also wie stark Leute – nachdem sie die persönlich zugeschnittene Werbung gesehen haben – auch danach handeln, also einen Kauf tätigen oder eben wählen gehen, steigerte sich um unfassbare 1400 Prozent**.
Die Welt hat sich gedreht. Die Briten verlassen die EU, in Amerika regiert Donald Trump. Begonnen hat alles mit einem Mann, der eigentlich vor der Gefahr warnen wollte. Bei dem jetzt wieder diese Mails eintreffen, die ihn anklagen. «Nein», sagt Kosinski leise und schüttelt den Kopf, «das hier ist nicht meine Schuld. Ich habe die Bombe nicht gebaut. Ich habe nur gezeigt, dass es sie gibt.» 

Mitarbeit: Paul-Olivier Dehaye;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Die Fotografin

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lebt in Melbourne und Sydney

*Am Samstag den 3. Dezember wurde nach einem Leserhinweis diese Stelle verdeutlicht, damit es nicht zu einer Verwechslung mit Marine Le Pen kommt.
**Die genannte Studie bezieht sich auf eine Vergleichsreihe: Ein Konsum-Produkt wurde online beworben. Verglichen wurde die Reaktion auf zwei unterschiedliche Ansprachen: Eine genau auf den Charakter des Konsumenten angepasste Werbung mit einer dem Charakter widersprechenden Werbung. Die Steigerung der Conversionrate liegt bei genau angepasster Werbung bei 1’400 Prozent gegenüber dem Charakter widersprechender Werbung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#4 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 93 thanks

Gửi vào 23/03/2018 - 10:29

CHUYỆN NÀY LOU VÀ TÔI ĐÃ CÓ BÀI SHARE Ở ĐÂY TỪ NĂM 2016, NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM, NAY ĐƯỢC BÁO CHÍNH THỐNG TOÀN THẾ GIỚI TUNG RA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



..............................................

Tác giả ứng dụng 'gây họa' cho Facebook nói gì
Thứ sáu, 23/3/2018 | 07:00 GMT+7

Giảng viên Đại học gốc Nga Aleksandr Kogan là cái tên liên tục được nhắc đến trong khủng hoảng lộ thông tin lớn nhất của Facebook tuần này.

Trang CNN cho biết, trong email mà Kogan gửi tới các đồng nghiệp tại Đại học Cambridge (Anh) có đoạn: "Tôi được hỏi một cách nghiêm túc rằng liệu FBI có liên hệ, liệu Quốc hội hay có nhà chức trách nào của Anh đã đến gặp. Không ai cả. Tôi đoán họ nhận ra tôi thực sự không phải một gián điệp. Nhưng nếu có ai xuất hiện và chất vấn, thì tôi cũng vui lòng xác nhận và nói rõ ràng về dự án".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Aleksandr Kogan. Ảnh: Guardian

Năm 2013, công ty của Kogan xây dựng một ứng dụng khảo sát tâm lý. Ứng dụng này trả tiền cho 270.000 người tham gia nhưng yêu cầu được tiếp cận một số thông tin như tên tuổi, vị trí địa lý, giới tính, những trang họ "like" và cả danh sách bạn bè của họ. Với mạng lưới kết nối bạn bè trên mạng xã hội, kết quả là tổng cộng 50 triệu người bị thu thập thông tin. Đến nửa sau năm 2014, Kogan bán dữ liệu cho Cambridge Analytica - công ty từng làm việc cho chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 của Donald Trump.
"Tôi đã trải qua một tuần kỳ cục. Một số phóng viên của NY TimesGuardianhỏi tôi có phải gián điệp Nga hay không. Nếu đúng thì chắc tôi là gián điệp ngốc nhất thế giới", Kogan nói.
Về việc Facebook cáo buộc Kogan nói dối mục đích thu thập dữ liệu, Kogan viết trong email rằng ban đầu ông sử dụng ứng dụng cho mục đích học thuật, nhưng sau đó đã cập nhật một cách rõ ràng các điều khoản trên Facebook, nói rằng Kogan được quyền sử dụng dữ liệu đó trong phạm vi rộng, kể cả bán dữ liệu.
Theo Facebook, ứng dụng của giảng viên này ban đầu được mô tả "là một phần của chương trình nghiên cứu tại Khoa tâm lý thuộc Đại học Cambridge". Facebook cho hay Kogan không hề thông báo khi ông thay đổi mục đích từ học thuật sang thương mại, trong khi đáng lẽ ông nên thông báo cho công ty một cách trực tiếp.
Năm 2015, khi nhận ra Kogan và Cambridge Analytica mua bán thông tin trái phép, Facebook đã gỡ bỏ ứng dụng và yêu cầu cả hai xoá dữ liệu. Kogan khẳng định ông đã thực hiện ngay.
Kogan hiện vẫn làm việc tại Đại học Cambridge, đồng thời điều hành một công ty khảo sát trực tuyến. Công ty này sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự đoán quan điểm của mọi người về những vấn đề khác nhau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




50 triệu tài khoản Facebook bị thu thập thông tin cá nhân

Thứ ba, 20/3/2018 | 15:52 GMT+7

Dữ liệu này được một công ty thứ ba sử dụng để tạo nội dung quảng cáo ủng hộ Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Cuối tuần qua, báo New York Times đăng bài viết gây sốc về vụ rò rỉ thông tin được cho là lớn nhất trong lịch sử Facebook. Cụ thể, Cambridge Analytica - công ty phân tích dữ liệu có văn phòng tại Anh và Mỹ, đã được thuê vào tháng 6/2016 để phân tích thông tin cá nhân của hơn 50 triệu tài khoản Facebook - tương đương 25% số cử tri Mỹ trước giai đoạn bầu cử.
Những dữ liệu này được họ mua lại từ Aleksandr Kogan, giảng viên Đại học Cambridge. Kogan thu thập thông tin dựa trên ứng dụng thisisyourdigitallife - một dạng khảo sát trả lời các câu hỏi trên nền tảng mạng xã hội - và khẳng định khảo sát được thực hiện với mục đích nghiên cứu học thuật.
Ứng dụng này đòi hỏi người dùng đăng nhập tài khoản Facebook cũng như yêu cầu quyền truy cập hồ sơ, vị trí của họ. Có rất nhiều ứng dụng khác như game, đố vui... cũng đưa ra những đòi hỏi tương tự và người dùng thường chấp nhận. Tuy nhiên, vấn đề là Kogan lại bán dữ liệu này cho Cambridge Analytica mà người dùng không hề hay biết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ảnh: ABC.
Facebook cho biết từ cách đây 3 năm, họ đã phát hiện nhiều dữ liệu bị chia sẻ đến các công ty bên ngoài như Cambridge Analytica. Công ty này đã cam kết xóa thông tin thu thập được nhưng New York Times cho biết một lượng dữ liệu vẫn còn tồn tại tới ngày 17/3. Để cảnh cáo, Faceboook đã đóng tài khoản mạng xã hội của Cambridge Analytica.
Cambridge Analytica tuyên bố họ vẫn tuân thủ các chính sách, điều khoản của Facebook, không lưu giữ thông tin người dùng và đang làm việc với mạng xã hội này để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, Christopher Wylie, chuyên gia dữ liệu từng làm việc tại Cambridge Analytica, tiết lộ công ty này đã đầu tư một triệu USD cho chiến dịch khai thác trên, trong đó công việc chính là "thu thập hồ sơ của hàng triệu người dùng Mỹ và xây dựng những nội dung nhắm vào tâm lý của họ".
Giới truyền thông đánh giá đây là một trong những vụ rò rỉ thông tin lớn nhất trên mạng xã hội. Ngược lại, Facebook phủ nhận việc "rò rỉ thông tin" bởi người dùng đã biết và chấp thuận những thông tin mà họ cung cấp trên ứng dụng, chứ hệ thống không bị thâm nhập hay mật khẩu bị lộ.
Vụ bê bối này có thể khiến CEO Mark Zuckerberg hoặc COO Sheryl Sandberg phải điều trần trước Quốc hội Mỹ. Cổ phiếu Facebook cũng lao dốc 7% trong phiên giao dịch ngày 19/3, khiến Zuckerberg mất 5 tỷ USD. Mạng xã hội cũng được cho là sẽ phải điều chỉnh lại cơ chế bảo mật và bảo vệ thông tin người dùng.
Trước đó, Facebook cũng gặp rắc rối khi bị quy trách nhiệm cho việc "dìm hàng" các kênh truyền thông chính thống, phát tán tin tức giả mạo, gây bức xúc, chia rẽ xã hội. Nổi bật là những chỉ trích xoay quanh vai trò của Facebook đến đâu trong việc tác động tới kết quả của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15445 thanks

Gửi vào 23/03/2018 - 11:05

Tất yếu thôi. Người dân thì thi nhau public thông tin của mình thì tội gì mà người ta không sử dụng. Big Data hot mấy năm nay cũng nên có vài sự cố để người dân hiểu biết hơn.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |