Jump to content

Advertisements




tự học kinh dịch


12 replies to this topic

#1 cuong12a5a

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 04/10/2016 - 12:39

cháu chào các bác,cháu đang có ý định tự học kinh dịch mà không biết bắt đầu từ đâu mong các bác chỉ cho cháu,cháu cảm ơn ạ

#2 BanChatDichHoc

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 110 Bài viết:
  • 142 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 08:06

KINH DỊCH tức là sách viết về DỊCH . Nghĩa là nó là cái phần ngọn của DỊCH . Như vậy , muốn hiểu được về KINH DỊCH tất phải hiểu đúng cái gốc của nó . Điều này không dễ . Hiểu đúng cái gốc không phải là chỉ hiểu về phần lí luận mà quan trọng hơn là phải hiểu được cái ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày . Tức là phải biết người xưa dùng dịch để làm gì ?
Nội dụng thực của KINH DỊCH rất ngắn ngọn . Nhưng vì ,người đời không hiểu , nên ghi chép thêm cách giải thích của nhiều thời đại , nhiều cá nhân , vì thế mà ngày càng trở nên phức tạp .
Tóm lại , muốn tìm hiểu về KINH DỊCH nên xác định mất khoảng 10 năm , nếu không nên đốt bỏ đi , chỉ tốn công vô ích .

Hiện nay , có nhiều người cho rằng họ hiểu KINH DỊCH , Nhưng thực ra họ chỉ cảm thấy có hình như hiểu nó mà thôi , chứ thực chất lại không hiểu gì cả . Trên diễn đàn này cũng vậy . Nếu không tin , cứ thử nhé . Trong khoảng nửa năm sẽ phát hiện ra thôi .

Thanked by 1 Member:

#3 cuong12a5a

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 08:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BanChatDichHoc, on 05/10/2016 - 08:06, said:

KINH DỊCH tức là sách viết về DỊCH . Nghĩa là nó là cái phần ngọn của DỊCH . Như vậy , muốn hiểu được về KINH DỊCH tất phải hiểu đúng cái gốc của nó . Điều này không dễ . Hiểu đúng cái gốc không phải là chỉ hiểu về phần lí luận mà quan trọng hơn là phải hiểu được cái ứng dụng thực tế trong đời sống hằng ngày . Tức là phải biết người xưa dùng dịch để làm gì ?
Nội dụng thực của KINH DỊCH rất ngắn ngọn . Nhưng vì ,người đời không hiểu , nên ghi chép thêm cách giải thích của nhiều thời đại , nhiều cá nhân , vì thế mà ngày càng trở nên phức tạp .
Tóm lại , muốn tìm hiểu về KINH DỊCH nên xác định mất khoảng 10 năm , nếu không nên đốt bỏ đi , chỉ tốn công vô ích .

Hiện nay , có nhiều người cho rằng họ hiểu KINH DỊCH , Nhưng thực ra họ chỉ cảm thấy có hình như hiểu nó mà thôi , chứ thực chất lại không hiểu gì cả . Trên diễn đàn này cũng vậy . Nếu không tin , cứ thử nhé . Trong khoảng nửa năm sẽ phát hiện ra thôi .
bác có thể chỉ cho cháu sao để học cái gốc k ạ? mất 10 năm cháu cũng theo được

#4 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 09:31


Vũ trụ là gì ?



VŨ là cái không gian vô lượng,


TRỤ là thời đo tướng không gian.
Có chung KHÍ + LÝ mênh mang,
Lý là Định luật , Khí ban hình hài.

Lý và Khí có hai Động + Tịnh,
Động là là Dương, còn Tịnh là Âm,
Khí có Ngũ Sắc thậm thâm,
Đỏ, vàng, xanh, trắng đi tầm màu Đen.

Đen : Huyền Khí đứng trên tất cả,
Thuở Tiên Thiên thì đã hoà nhau,
Đụng chạm, xung, khắc, hòa vào,
Ngũ Hành, Ngũ tạng khác nào nguồn chung.

Chưa phát nổ, thảy cùng Vô Cực,
Nổ BIG BANG là lúc hình thành,
Càn + Khôn là cõi thượng Thanh,
Hạ Thiên tiếp nối để thành chúng sanh.

Khi Vũ Trụ vận hành, chuyển động,
129.600 năm để đóng một nguyên,
Mỗi hồi 10.800 năm chạy xuyên,
Chia ra thập nhị cơ duyên các loài. ( Tí, Sửu...... )
Thiên mệnh : Lý hình hài Khí Hóa,
Khí hóa rồi hình hóa sinh ra.
Sinh ra cho đến hằng hà,
Chúng sanh tiến hóa để hòa cùng nhau.
Từ nhất bổn bắt đầu vạn biến,
Từ vạn loài lại chuyển QUI NGUYÊN.
Hậu Thiên trở lại TIÊN THIÊN,
Thành, trụ, hoại, diệt miên miên, đời đời.


Thanked by 5 Members:

#5 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 10:04


Nguyên Tạo Hóa

Lão Tử nói : ban đầu tạo hóa, trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành, hữu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch, có thái sơ, có thái thỉ, có thái tổ. Thái dịch thì chưa có khí, thái sơ thì khí bắt đầu, thái thỉ thì mới tượng hình, thái tổ thì mới tượng chất. Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân. Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử.Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái,bát quái định ra cát hung.

- Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất, nguyên khí hổn độn làm mị không. Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy, thái hư tức là cái khí ban đầu, thái tổ tức là cái tượng ban đầu, thái tổ tức là khởi đầu của số, thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy, do số mà luận ngôn, có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy, cùng với đạo là một đó là thái cực. Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu, gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí, và hình đã đủ mà chưa có tên danh, mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực, không biết đạo tức thái cực, thái cực tức là đạo, lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo, lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ?

Cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh, biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính, biến hóa vô cùng mà lại chính xác, một động một tịnh căn gốc tương hổ, phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng, nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập, trời sinh ra mà trở lại theo đất, đất mang hình mà trở lại theo trời, trời đất có lý khí âm dương là vậy.
Có khí thì có hình, trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh, động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực, bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy.

Thái cực hình mà thượng đạo, âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng, âm dương không trước, đó là sự lập thành của tạo hóa.
- Bách tề Hà tử nói : trời là dương nên động và đến khi nào cực động thì tịnh ;đất là âm nên tỉnh và đến khi nào cực tỉnh thì động. Trời không thể sanh đất, thủy không thể sanh hỏa, kẻ ngu cũng biết vậy.
Trời đất chưa lập mà đạo do nơi trời đất, khi trời đất lập thành là cái lý của thái cực, phân tán ra vạn vật là do nơi ngũ hành mà sanh, ngũ hành nhất âm dương ; 5 tiếp cho 2 chẳng hề dư thiếu. Âm dương nhứt thái cực tinh hay thô vốn chẳng có bĩ thử. Cái chất của ngũ hành có đầy đủ nơi đất mà khí hình thì ở tại trời. Lấy chất mà nói thì thủy, hỏa, mộc, kim, thổ ; thủy hỏa là duong mà hỏa kim là âm vậy, nói tóm lại thì khí dương mà chất âm vậy ; nói một cách khác là động dương mà tịnh âm bởi sự biến hóa của ngũ hành thật không thể lường được nhưng chẵng là cái tự nhiên của thái cực.
- Bách tề Hà tử nói : ngũ hành nhứt âm dương, âm dương nhứt thái cực. Chu tử cũng cho rằng thái cực không ngoài âm dương, âm dương không ngoài ngũ hành vậy, nay luận thủy thủy,hỏa hỏa, sự giao biến của kim mộc thủy hỏa thổ, trời yên ở đất mà lại là tạo hóa của vạn vật, như nói trời là thái cực nên Chu tử lấy thương thiên mà giải thích thái cực đạo trời lưu hành qua lý âm dương. Trong dịch nói : dịch có thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trong đó có càn có khôn tức là trời đất đều là sự phân thể của thái cực, vậy là trời tức toàn thể của thái cực mà đất là sự phân thể của trời, thật là một quan niệm sai lầm nhưng nghe qua thì tỏ như có lý

Ngũ hành sanh đều có mỗi tánh, sự lưu hành của tứ thời cũng có mỗi tên. Xuân thì sanh, Hạ thì trưởng, Thu thì tiêu, Đông thì táng. Xuân mà Hạ, Hạ mà Thu, Thu mà Đông, Đông mà trở lại Xuân. Sự tuần hoàn vô cùng bởi ngũ hành thì khác chất mà tứ thời thì khác khí, thế nhưng tất cả đều không ngoài âm dương, âm dương tuy khác vị, động tịnh tuy khác thời mà tất cả đều không nằm ngoài thái cực, thái cực vốn không thanh xú, có thể nói là tự tánh bổn thể vậy, cho nên ngũ hành đều có mổi tánh tức tất cả đều cùng một thái cực vậy ; tứ thời đều có mổi tên tức đều là sự vận dụng của thái cực vậy. Ngũ hành tứ thời tuần hàn xoay chuyển mà cùng một thể thái cực, tánh thì chẳng không sở tại mà lại có thể thấy vậy. Thiên hạ không ngoài tánh của vật mà tánh thì chẳng không dừng vậy, vậy nên vô cực nhị ngũ có thể hỗn dung mà vô chừng đó là sự hợp diệu vậy. Vô cực là lý mà nhị ngũ là khí, thật có lý khi nói thái cực là vô vong vậy, xét về khí thì âm dương và ngũ hành không phải là hai vậy. Ngưng tức là tụ mà khí tụ thì thành hình, bởi tánh là chủ mà âm dương ngũ hành lại ngang dọc hỗn độn tùy theo từng loại ngưng tụ mà thành hình. Dương thì mạnh nên thành nam tức cái tạo làm cha, âm thì thuận nên thành nữ tức cái tạo làm mẹ vậy. Đây là sự khởi đầu của nhân vật dùng khí hóa mà sanh ra. Khí tụ mà thành hình tức hình giao mà khí cảm, hình hóa nên vạn vật sinh sinh biến hóa vô cùng vậy .
Bào lỗ Trai nói : Trời đất lấy giao khí mà sanh nhân vật, thấy rằng hể có giao thì tức khí đến nên tùy theo loại từ đó mà ra vậy. Khí trời giao với đất đối với người thì nam, đối với vật thì là đực. Khí đất giao với trời đối với người là nữ, đối với vật là cái. Nam nữ đực cái tự giao mà sanh sanh hóa hóa vô cùng. Nhân vật đã sanh thì khí tùy nơi trời đất lên xuống mà giao cảm. Người có được trung khí của trời đất, khí của bốn phương đều giao cảm. Vật có được ngoại khí của trời đất mà cũng có được sự ứng cảm. Cho nên xét khi thiên địa giao khí tức biết rằng nhân vật sẽ theo đó mà sinh, khí trời đất giao cảm tức biết rằng nhân vật tương sinh.

*Chu tử nói : Càn tạo thành nam, khôn tạo thành nữ, thể ngưng ở buổi đầu của tạo hóa, hai khí giao cảm thì hóa sanh vạn vật lưu hành tạo hóa về sau, đây là lẽ thường vậy

* Trương Cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh. Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật, Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy.
Nói vậy tức người, vật, khí, hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra. Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được, chẳng có năng lực gì, Vậy là có sanh mà giàu nghèo, có sanh mà quý mà tiện, có sanh mà thọ mà yểu, có sanh mà phú quý đầy đủ, mà có bần tiện cơ hàn, có sanh thọ mà trở thành yểu, có sanh yểu mà trở lại thọ. Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu nhân nặng thắng thiên vậy, nhưng nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện, thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển, như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh, sở tánh không chuyển gọi là nhân, lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh, cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng.

Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém. Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất, sinh ra lại gặp thời đắc lịnh, kiêm có tài quan hanh thông, lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường, dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp. Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất, lại sinh không gặp thời đắc lịnh, gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng.

Lại cũng có hạng phú mà bần, bần mà phú, quý mà tiện, tiện mà quý, thọ mà yểu, yểu mà thọ. Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý, đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau. Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất, trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy, cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù, giàu thì bị tổn thất tài sản, quý thì bị cách chức thôi vị, thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trước mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh, vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú, hèn chẳng lâu trở thành quý.
Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên, mạng được trung hòa, tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch, tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa. Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi. Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư, nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy.

- Canh Dã Tử nói : Thiên nhất khí hóa sanh thủy, trong nước cặn đục tích lâu ngày thành thổ, nước đẩy đất trôi lâu dần thành sông núi, đất mà cứng thì thành đá mà hóa kim, đất mà mềm thì thành mộc mà sanh hỏa, ngũ hành đều do vạn vật sanh mà biến hóa vô cùng.
- Tuấn xuyên tử nói : Trời đất ban đầu chỉ có hai khí âm dương, dương thì hóa hỏa, âm thì hóa thủy, thủy tích cặn kết thành thổ. Như vậy thủy thổ hỏa là do trời đất hóa thành, còn kim và mộc thì do tự sở xuất chất kim đá do tích tụ lâu ngày mà thành nên đồng với nhân vật,vậy thì khí kim sinh nhân được ư, còn giữa trời đất đã có nguyên khí định tánh định chủng sẵn trước như kim có loại kim, thủy có loại thủy, người có giống người, vật có giống vật, mỗi mỗi đều đều đầy đủ, không hề sai giả vậy mà cứ cho ngũ hành tương sanh được ư. Nay các nhà ngũ hành dùng kim sanh thủy thật là quyết đoán điên đảo không biết rằng mộc lấy hỏa làm khí, lấy thủy mà dưỡng, lấy thổ làm nhà, đây là đạo lý chân thật của thiên nhiên, cho nên nếu nói thủy sanh mộc thì nếu không có thổ mộc sanh ở đâu ? ( nương đâu mà sanh ), thủy nhiều thì hỏa diệt, thổ cũng tuyệt vậy mộc cũng tiêu luôn.
Chu Tử nghi cái thuyết của các nhà ngũ hành, ngũ khí thuận bố, tứ thời chuyển hành ; không biết rằng ngày có lên xuống mà thành nóng lạnh, nóng lạnh phân bình mà thành tứ thời ; chỉ do 5 khí phân bố mà được ư ! Còn nói Xuân mộc Hạ hỏa Thu kim Đông thủy thì đều giả hợp mà luận. Thổ không nơi để trú mà chỉ phối nơi tứ quý, không biết rằng khí thổ tại nơi trời đất. Sao chẳng phải ngày, sao chẳng có nơi, sao chỉ lưu hành nơi cuối quý nguyệt. Khi mạnh nguyệt sanh thì quý nguyệt diệt. Khí đã diệt thì quy về đâu mà tới. Thiên nhất sanh thủy âm dương thủy hỏa nguồn gốc vạn vật vậy. Cho nên nhất hóa thành hỏa là ngày, lại hóa thành thủy tức vũ lộ .
Nay nói thiên nhất sanh thủy, địa nhị sanh hỏa, sự vi diệu hiển nhiên của tạo hóa. Châu tử dùng tứ thời khí lưu hành, luận số thiên địa ngũ hành, luận ngũ hành thái cực đồ, dương biến âm hợp mà sanh thủy hỏa mộc kim thổ. Xét ngũ hành phối hợp với tứ thời thì khí Xuân chỉ cho Mộc tức khí của Thổ Kim Thủy Hỏa đều bị tuyệt, Thu chỉ cho Kim tức khí của Thủy Hỏa Thổ Mộc đều bị đình chỉ. Thổ chỉ vượng ở tứ quý nên khi gặp khác nguyệt thì khí vận không thuần, vậy mà lại đặt ra ngày nay là Mộc ngày mai là Hỏa hoặc ngày mai là thổ là kim là Thủy ư ! Xét Vương thị tuy nói thì có lý nhưng chẳng đạt được sự quán sát.

- Lạc Cầu Tử nói : Lấy làm có tức là theo không mà lập có cũng là không vậy. Trời do tượng mà có, tượng theo nhật nguyệt ngũ tinh tam viên nhị thập bát tú. Xem Thiên nguyên hội thông mà đặt tên phân cỏi ấy cũng do người làm mà thôi, nghĩa của tượng phù hợp cho đến sự tốt xấu hoặc thuộc loại sự nào, hoặc chỉ mỗi phương ứng cho năm tháng ngày nào, tuy đạo trời sâu xa cũng không ngoài nhân sự và ngũ hành. Nhà âm dương dùng 10 can 12 chi mà phân ngũ hành, do ngày với trời hội lại mà thành năm, tháng với ngày hội lại mà thành tháng, ngày có 30 giờ có 12, dùng can chi năm tháng ngày giờ của nhân sanh lập ra tứ trụ để biết một đời tốt hay xấu , ấy cũng cái lý tự nhiên vậy .Vương thị lấy Xuân thuộc mộc mà Thổ ở đâu, không biết ngũ hành vượng tướng hưu tù tử, các loại có đúng thời hay không đúng thời, dùng được việc hay không dùng được mà lại nói chẳng là Xuân mộc vượng còn thổ thì không, 10 can 12 chi lẩn lộn thành lục thập Giáp tí, xoay vòng trở lại an bài không sai, đó tức sổ sanh của tạo hóa vậy ; nếu không cho hôm nay thuộc mộc ngày mai thuộc hỏa thì cũng phủ định sự tự nhiên của đạo trời, không nghĩ rằng người lập mà trời theo, người cảm mà trời ứng, đó tức cái lý thiên tượng mà đặt tên phân cõi cái đạo hợp nhất của Trời và người vậy. Xem một ngày có sớm trưa muộn chiều, tự đã có khí hậu ôn lương hàn nhiệt tức đã có đủ kim mộc thủy hỏa thổ trong một ngày, ngũ hành không tương ly như vậy, nếu nói hôm nay mộc ngày mai hỏa tại sao chẳng là không đúng với sự tự nhiên của đạo trời đó ư. Còn nhà nước làm lịch cho thiên hạ ,một năm có 365 ngày, trong đó có phương vị thần sát, mỗi tháng thiên hành đắc vượng mà trong mỗi ngày lại có hắc hoàng cát hung, việc nên làm hoặc không nên làm, người theo đó thì được phước, làm sai thì mang họa. Thật là vô lý cưỡng tạo vậy mà thiên hạ đều cùng tuân theo. Lại như thuật xem tướng xét sắc xanh vàng đỏ trắng đen mà đoán họa phước ứng theo mổi năm tháng ngày giờ, Xanh thì Giáp Ất, vàng thì mậu kỷ, đỏ thì bính ngọ, Trắng thì canh tân, đen thì nhâm quý một hào không sai. Xem bệnh cũng vậy có thể thấy rằng can chi tuy đã có trong ngày mà tạo hóa cũng không ngoài ấy. Lại có người dựa vào mộng mị mà nói sự cát hung, hoặc lấy ý mà đoán, hoặc lấy vật tượng hoặc do tự giải đều ở người làm. Như Phục nghi vẽ quái ngưỡng xét gần xa là có được cái lý trời đất nhân vật nên bát quái do đó mà thành. Nay nói về âm dương thì tuy là sự biến hóa cùng cực của trời đất, thám xét sự vi diệu của nhân vật, cùng hợp với cái đức của trời đất, hợp với cái sáng của nhật nguyệt, hợp với tụ của tứ thời, hợp với sự cát hung của quỷ thần ; sao có thể ngoài can chi ngũ hành mà có riêng tạo hóa cho đến trời đất nhân vật ư. Nay Vương thị tuy tôn trọng dịch mà lại không tin vào cái thuyết của nhà âm dương ấy là biết lý mà không biết số vậy, lý và số hợp nhất thì trời người cũng vậy.


Thanked by 3 Members:

#6 HoanPhucVu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 05/10/2016 - 16:19

Thấy bác này cứ loanh quanh loanh quanh post các triết lý trong các sách. Trong 1 topic khi các cao thủ đang đưa ra 1 loạt các con số đau đầu chợt bác vào post cho 1 bài dài ngoằng âm dương ngũ hành luân lý các kiểu làm người xem mất công vuốt cho qua bài của bác. Điển hình bài hoàng cực số mệt với bác ghê @@

Thanked by 1 Member:

#7 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1833 thanks

Gửi vào 06/10/2016 - 11:02

nếu người không học Đạo thì đừng động đến KINh DỊCH cho mất thời gian.. vì có học 10 dến 20 năm cũng vậy thôi chắc chỉ bám dược chút it về thuật ....

Thanked by 3 Members:

#8 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3096 Bài viết:
  • 7525 thanks

Gửi vào 06/10/2016 - 13:12

Chu Dịch là gốc của Kinh Dịch nhưng từ đó thì trăm hoa đua nở.Bạn muốn học về cái gì thì xác định điều đó đã. Có Dịch tâm linh, Dịch vũ trụ, nhân văn, đạo đức, bói toán thậm chí bàng khoa học ... @ cuong12a5a

Sửa bởi Ngu Yên: 06/10/2016 - 13:14


Thanked by 2 Members:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5104 thanks

Gửi vào 07/10/2016 - 04:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 06/10/2016 - 13:12, said:

Chu Dịch là gốc của Kinh Dịch nhưng từ đó thì trăm hoa đua nở.Bạn muốn học về cái gì thì xác định điều đó đã. Có Dịch tâm linh, Dịch vũ trụ, nhân văn, đạo đức, bói toán thậm chí bàng khoa học ... @ cuong12a5a
Đúng là vậy. Dịch lấy âm dương nhị nguyên làm căn bản khai triển nên ứng dụng của Dịch rất rộng và vì nền tảng của tri thức con người là nhị nguyên nên có thể nói hầu như trong lảnh vực nào của đời sống đều có thể ứng dụng Dịch, không nhất thiết phải học Đạo mớí dụng được Dịch nhưng để hiểu sâu vào Dịch thì nên tìm hiểu Đạo .

Thanked by 1 Member:

#10 cuong12a5a

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 3 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 08/10/2016 - 13:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngu Yên, on 06/10/2016 - 13:12, said:

Chu Dịch là gốc của Kinh Dịch nhưng từ đó thì trăm hoa đua nở.Bạn muốn học về cái gì thì xác định điều đó đã. Có Dịch tâm linh, Dịch vũ trụ, nhân văn, đạo đức, bói toán thậm chí bàng khoa học ... @ cuong12a5a
cháu muốn học về bói toán, cháu muốn học để trước 1 sự phân vân nào đó có thể dùng dịch để quyết định có nên hay không,,mong bác chỉ dạy

#11 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3096 Bài viết:
  • 7525 thanks

Gửi vào 09/10/2016 - 23:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cuong12a5a, on 08/10/2016 - 13:08, said:

cháu muốn học về bói toán, cháu muốn học để trước 1 sự phân vân nào đó có thể dùng dịch để quyết định có nên hay không,,mong bác chỉ dạy
RẤt tiếc tôi không biết gì về môn này. Bạn có thể theo dõi lịch trình mở lớp miễn phí Bói Dịch của Diễn đàn khi nào có khóa mới , thường thì do thầy Quảng Đức dạy .Vài cao thủ khác nay vắng bóng là các ông Địa Kỳ Tài, Tử Bình Tứ Trụ v.v... khi nào họ hoạt động lại bạn cũng nên theo dõi .

Thanked by 2 Members:

#12 phandinhvien

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 21 Bài viết:
  • 12 thanks

Gửi vào 31/12/2016 - 09:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tigerstock68, on 05/10/2016 - 10:04, said:


Nguyên Tạo Hóa
Lão Tử nói : ban đầu tạo hóa, trước chẳng có trên trời đất mà là mẹ của vạn vật hổn độn mà thành, hữu hình sanh ở vô hình ; thuở ban đầu trời đất có thái dịch, có thái sơ, có thái thỉ, có thái tổ. Thái dịch thì chưa có khí, thái sơ thì khí bắt đầu, thái thỉ thì mới tượng hình, thái tổ thì mới tượng chất. Khí với hình và chất hợp mà chưa tan nên gọi là hỗn luân. Trong lịch kỷ nói khi chưa có trời đất thì hỗn độn như kê tử.Trong dịch nói : dịch có thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái,bát quái định ra cát hung.
- Dịch tử nói thái cực tức là trước khi phân chia trời đất, nguyên khí hổn độn làm mị không. Tuyền tử nói : thái sơ tức là cái lý ban đầu vậy, thái hư tức là cái khí ban đầu, thái tổ tức là cái tượng ban đầu, thái tổ tức là khởi đầu của số, thái cực thì kiêm gồm cả lý khí tượng số vậy, do số mà luận ngôn, có thể thấy trước cả hỗn luân chỉ có một khí hỗn hợp u minh hôn muội mà cái lý chưa từng ở trong ấy, cùng với đạo là một đó là thái cực. Trang tử hành đạo lấy thái cực làm đầu, gọi là thái cực tức chỉ về thiên địa nhân khí, và hình đã đủ mà chưa có tên danh, mà đạo lại khác tức huyền không để vật trước cả thái cực, không biết đạo tức thái cực, thái cực tức là đạo, lấy theo lẽ thông thường mà nói tức là đạo, lấy tột cùng của lý tức là thái cực ,sao lại thường có hai điều vậy ?
Cứ xem Châu tử nói ra sự kỳ bí và chu tử diễn giải phân minh, biết rõ cái lý của thái cực mà với khí tự không tương ly vậy; gọi là thái cực tức âm dương động tỉnh mà bổn thể thì không rời khỏi hình khí và rất đoan chính, biến hóa vô cùng mà lại chính xác, một động một tịnh căn gốc tương hổ, phan âm phân dương lưỡng nghi rõ ràng, nghi tức là vật vậy ; thường thì vật chưa từng đối lập mà cũng chưa từng độc lập, trời sinh ra mà trở lại theo đất, đất mang hình mà trở lại theo trời, trời đất có lý khí âm dương là vậy.
Có khí thì có hình, trời đất không sanh nơi trời đất mà sanh ở âm dương ; âm dương không sanh nơi âm dương mà sanh ở động tịnh, động tịnh không sanh nơi động tịnh mà sinh ở thái cực, bởi thái cực tức là cái căn bản tự nhiên vi diệu vậy ; động tịnh thì nương thừa theo sự hoạt động âm dương là nguồn gốc sở sanh vậy.

Thái cực hình mà thượng đạo, âm dương hình mà hạ khí vậy ; động tịnh không chừng, âm dương không trước, đó là sự lập thành của tạo hóa.
- Bách tề Hà tử nói : trời là dương nên động và đến khi nào cực động thì tịnh ;đất là âm nên tỉnh và đến khi nào cực tỉnh thì động. Trời không thể sanh đất, thủy không thể sanh hỏa, kẻ ngu cũng biết vậy.
Trời đất chưa lập mà đạo do nơi trời đất, khi trời đất lập thành là cái lý của thái cực, phân tán ra vạn vật là do nơi ngũ hành mà sanh, ngũ hành nhất âm dương ; 5 tiếp cho 2 chẳng hề dư thiếu. Âm dương nhứt thái cực tinh hay thô vốn chẳng có bĩ thử. Cái chất của ngũ hành có đầy đủ nơi đất mà khí hình thì ở tại trời. Lấy chất mà nói thì thủy, hỏa, mộc, kim, thổ ; thủy hỏa là duong mà hỏa kim là âm vậy, nói tóm lại thì khí dương mà chất âm vậy ; nói một cách khác là động dương mà tịnh âm bởi sự biến hóa của ngũ hành thật không thể lường được nhưng chẵng là cái tự nhiên của thái cực.
- Bách tề Hà tử nói : ngũ hành nhứt âm dương, âm dương nhứt thái cực. Chu tử cũng cho rằng thái cực không ngoài âm dương, âm dương không ngoài ngũ hành vậy, nay luận thủy thủy,hỏa hỏa, sự giao biến của kim mộc thủy hỏa thổ, trời yên ở đất mà lại là tạo hóa của vạn vật, như nói trời là thái cực nên Chu tử lấy thương thiên mà giải thích thái cực đạo trời lưu hành qua lý âm dương. Trong dịch nói : dịch có thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tượng, tứ tượng sanh bát quái, trong đó có càn có khôn tức là trời đất đều là sự phân thể của thái cực, vậy là trời tức toàn thể của thái cực mà đất là sự phân thể của trời, thật là một quan niệm sai lầm nhưng nghe qua thì tỏ như có lý

Ngũ hành sanh đều có mỗi tánh, sự lưu hành của tứ thời cũng có mỗi tên. Xuân thì sanh, Hạ thì trưởng, Thu thì tiêu, Đông thì táng. Xuân mà Hạ, Hạ mà Thu, Thu mà Đông, Đông mà trở lại Xuân. Sự tuần hoàn vô cùng bởi ngũ hành thì khác chất mà tứ thời thì khác khí, thế nhưng tất cả đều không ngoài âm dương, âm dương tuy khác vị, động tịnh tuy khác thời mà tất cả đều không nằm ngoài thái cực, thái cực vốn không thanh xú, có thể nói là tự tánh bổn thể vậy, cho nên ngũ hành đều có mổi tánh tức tất cả đều cùng một thái cực vậy ; tứ thời đều có mổi tên tức đều là sự vận dụng của thái cực vậy. Ngũ hành tứ thời tuần hàn xoay chuyển mà cùng một thể thái cực, tánh thì chẳng không sở tại mà lại có thể thấy vậy. Thiên hạ không ngoài tánh của vật mà tánh thì chẳng không dừng vậy, vậy nên vô cực nhị ngũ có thể hỗn dung mà vô chừng đó là sự hợp diệu vậy. Vô cực là lý mà nhị ngũ là khí, thật có lý khi nói thái cực là vô vong vậy, xét về khí thì âm dương và ngũ hành không phải là hai vậy. Ngưng tức là tụ mà khí tụ thì thành hình, bởi tánh là chủ mà âm dương ngũ hành lại ngang dọc hỗn độn tùy theo từng loại ngưng tụ mà thành hình. Dương thì mạnh nên thành nam tức cái tạo làm cha, âm thì thuận nên thành nữ tức cái tạo làm mẹ vậy. Đây là sự khởi đầu của nhân vật dùng khí hóa mà sanh ra. Khí tụ mà thành hình tức hình giao mà khí cảm, hình hóa nên vạn vật sinh sinh biến hóa vô cùng vậy .
Bào lỗ Trai nói : Trời đất lấy giao khí mà sanh nhân vật, thấy rằng hể có giao thì tức khí đến nên tùy theo loại từ đó mà ra vậy. Khí trời giao với đất đối với người thì nam, đối với vật thì là đực. Khí đất giao với trời đối với người là nữ, đối với vật là cái. Nam nữ đực cái tự giao mà sanh sanh hóa hóa vô cùng. Nhân vật đã sanh thì khí tùy nơi trời đất lên xuống mà giao cảm. Người có được trung khí của trời đất, khí của bốn phương đều giao cảm. Vật có được ngoại khí của trời đất mà cũng có được sự ứng cảm. Cho nên xét khi thiên địa giao khí tức biết rằng nhân vật sẽ theo đó mà sinh, khí trời đất giao cảm tức biết rằng nhân vật tương sinh.

*Chu tử nói : Càn tạo thành nam, khôn tạo thành nữ, thể ngưng ở buổi đầu của tạo hóa, hai khí giao cảm thì hóa sanh vạn vật lưu hành tạo hóa về sau, đây là lẽ thường vậy
* Trương Cửu Thiều nói : luận về việc trời đất sanh thành nhân vật thì ban đầu do khí hóa mà sau đó là hình hóa tức gọi là trời đất khí sanh. Còn nói về nhân vật kết thai thành hình thì đầu tiên do tụ khí tinh sau đó mới có vật, Chu tử gọi đó là tinh âm dương khí kết tụ lại mà thành hình vật vậy.
Nói vậy tức người, vật, khí, hình tất cả đều không ngoài âm dương mà ra. Bẩm mệnh đã do âm dương mà sanh thì người chẳng thể đổi khác được, chẳng có năng lực gì, Vậy là có sanh mà giàu nghèo, có sanh mà quý mà tiện, có sanh mà thọ mà yểu, có sanh mà phú quý đầy đủ, mà có bần tiện cơ hàn, có sanh thọ mà trở thành yểu, có sanh yểu mà trở lại thọ. Như vậy tuy do nơi sở tích mà cũng do nơi sở tánh nên cổ nhân có câu nhân nặng thắng thiên vậy, nhưng nếu do nơi tánh mà được thì suốt đời phú quý hoặc suốt đời bần tiện, thọ yểu thế nào đều vậy mà chịu ; nếu cổ nhân lại nói mệnh không thể chuyển, như vậy sở tích không chuyển gọi là mệnh, sở tánh không chuyển gọi là nhân, lại có người tuy cũng là do trời đất mà sanh, cũng có bát tự ngũ hành giống nhau nhưng vì sao kẻ thì phú quý trường thọ kẻ thì bần tiện yểu mạng.

Đáp rằng : hai khí âm dương lúc giao cảm thọ nhận chân tinh ngưng kết thành thai gặp lúc khí hậu trời đất thanh sáng thì bẩm chất hiền nhân trí giả ; nếu gặp lúc ô trược thì bẩm chất ngu độn hèn kém. Vậy như mà có phú quý song toàn là do đầu tiên tiếp nhận được thanh khí trời đất, sinh ra lại gặp thời đắc lịnh, kiêm có tài quan hanh thông, lộc mã vượng tướng nên vận hạn đại cát tường, dù cho có chút ít không may cũng chẳng vào hạng bác tạp. Còn hạng bần tiện thấp hèn bởi do tiếp nhận trược khí trời đất, lại sinh không gặp thời đắc lịnh, gặp hình xung bác tạp không một chút thuận mỹ thì dù không bị họa hoạn lâm tổn cũng khó tránh được trầm trệ bần cùng.
Lại cũng có hạng phú mà bần, bần mà phú, quý mà tiện, tiện mà quý, thọ mà yểu, yểu mà thọ. Lại có hạng là quý hiễn mà trở thành bần tiện hoặc là bần tiện mà trở thành hiễn quý, đó bởi người trong trời đất chẳng thể giống nhau. Tứ thời ngũ hành thiện chánh được mất, trước sau sâu cạn của khí vận mà tạo nên vậy, cho nên đang lúc nguyên khí thanh nhẹ mà sanh gặp khí thời suy bại nên vận mệnh phải bị hưu tù, giàu thì bị tổn thất tài sản, quý thì bị cách chức thôi vị, thọ trở thành yểu vậy ; ngược lại nguyên khí ô trước mà sanh gặp thời trung hòa đắc lệnh, vận thế vượng tướng thì bần chẳng lâu trở thành phú, hèn chẳng lâu trở thành quý.
Tuy nhiên xét rằng nhân định thắng thiên, mạng được trung hòa, tánh có tích thiện nhưng sao không chỉ người ấy được hưởng phước mà con cháu đời sau cũng được vinh hoa phú quý ; trái lại mạng vận thien lệch, tánh chất tích ác mà con cháu đòi sau cũng vẫn bị mang họa. Theo đó mà nói thì tuy hệ thuộc mệnh cũng tại nơi người tích hay không tích mà thôi. Trong dịch nói : nhà có tích thiện tức hưởng phước có dư, nếu tích ác thì chắc phải chịu ương họa có dư là nghĩa ấy.

- Canh Dã Tử nói : Thiên nhất khí hóa sanh thủy, trong nước cặn đục tích lâu ngày thành thổ, nước đẩy đất trôi lâu dần thành sông núi, đất mà cứng thì thành đá mà hóa kim, đất mà mềm thì thành mộc mà sanh hỏa, ngũ hành đều do vạn vật sanh mà biến hóa vô cùng.
- Tuấn xuyên tử nói : Trời đất ban đầu chỉ có hai khí âm dương, dương thì hóa hỏa, âm thì hóa thủy, thủy tích cặn kết thành thổ. Như vậy thủy thổ hỏa là do trời đất hóa thành, còn kim và mộc thì do tự sở xuất chất kim đá do tích tụ lâu ngày mà thành nên đồng với nhân vật,vậy thì khí kim sinh nhân được ư, còn giữa trời đất đã có nguyên khí định tánh định chủng sẵn trước như kim có loại kim, thủy có loại thủy, người có giống người, vật có giống vật, mỗi mỗi đều đều đầy đủ, không hề sai giả vậy mà cứ cho ngũ hành tương sanh được ư. Nay các nhà ngũ hành dùng kim sanh thủy thật là quyết đoán điên đảo không biết rằng mộc lấy hỏa làm khí, lấy thủy mà dưỡng, lấy thổ làm nhà, đây là đạo lý chân thật của thiên nhiên, cho nên nếu nói thủy sanh mộc thì nếu không có thổ mộc sanh ở đâu ? ( nương đâu mà sanh ), thủy nhiều thì hỏa diệt, thổ cũng tuyệt vậy mộc cũng tiêu luôn.
Chu Tử nghi cái thuyết của các nhà ngũ hành, ngũ khí thuận bố, tứ thời chuyển hành ; không biết rằng ngày có lên xuống mà thành nóng lạnh, nóng lạnh phân bình mà thành tứ thời ; chỉ do 5 khí phân bố mà được ư ! Còn nói Xuân mộc Hạ hỏa Thu kim Đông thủy thì đều giả hợp mà luận. Thổ không nơi để trú mà chỉ phối nơi tứ quý, không biết rằng khí thổ tại nơi trời đất. Sao chẳng phải ngày, sao chẳng có nơi, sao chỉ lưu hành nơi cuối quý nguyệt. Khi mạnh nguyệt sanh thì quý nguyệt diệt. Khí đã diệt thì quy về đâu mà tới. Thiên nhất sanh thủy âm dương thủy hỏa nguồn gốc vạn vật vậy. Cho nên nhất hóa thành hỏa là ngày, lại hóa thành thủy tức vũ lộ .
Nay nói thiên nhất sanh thủy, địa nhị sanh hỏa, sự vi diệu hiển nhiên của tạo hóa. Châu tử dùng tứ thời khí lưu hành, luận số thiên địa ngũ hành, luận ngũ hành thái cực đồ, dương biến âm hợp mà sanh thủy hỏa mộc kim thổ. Xét ngũ hành phối hợp với tứ thời thì khí Xuân chỉ cho Mộc tức khí của Thổ Kim Thủy Hỏa đều bị tuyệt, Thu chỉ cho Kim tức khí của Thủy Hỏa Thổ Mộc đều bị đình chỉ. Thổ chỉ vượng ở tứ quý nên khi gặp khác nguyệt thì khí vận không thuần, vậy mà lại đặt ra ngày nay là Mộc ngày mai là Hỏa hoặc ngày mai là thổ là kim là Thủy ư ! Xét Vương thị tuy nói thì có lý nhưng chẳng đạt được sự quán sát.

- Lạc Cầu Tử nói : Lấy làm có tức là theo không mà lập có cũng là không vậy. Trời do tượng mà có, tượng theo nhật nguyệt ngũ tinh tam viên nhị thập bát tú. Xem Thiên nguyên hội thông mà đặt tên phân cỏi ấy cũng do người làm mà thôi, nghĩa của tượng phù hợp cho đến sự tốt xấu hoặc thuộc loại sự nào, hoặc chỉ mỗi phương ứng cho năm tháng ngày nào, tuy đạo trời sâu xa cũng không ngoài nhân sự và ngũ hành. Nhà âm dương dùng 10 can 12 chi mà phân ngũ hành, do ngày với trời hội lại mà thành năm, tháng với ngày hội lại mà thành tháng, ngày có 30 giờ có 12, dùng can chi năm tháng ngày giờ của nhân sanh lập ra tứ trụ để biết một đời tốt hay xấu , ấy cũng cái lý tự nhiên vậy .Vương thị lấy Xuân thuộc mộc mà Thổ ở đâu, không biết ngũ hành vượng tướng hưu tù tử, các loại có đúng thời hay không đúng thời, dùng được việc hay không dùng được mà lại nói chẳng là Xuân mộc vượng còn thổ thì không, 10 can 12 chi lẩn lộn thành lục thập Giáp tí, xoay vòng trở lại an bài không sai, đó tức sổ sanh của tạo hóa vậy ; nếu không cho hôm nay thuộc mộc ngày mai thuộc hỏa thì cũng phủ định sự tự nhiên của đạo trời, không nghĩ rằng người lập mà trời theo, người cảm mà trời ứng, đó tức cái lý thiên tượng mà đặt tên phân cõi cái đạo hợp nhất của Trời và người vậy. Xem một ngày có sớm trưa muộn chiều, tự đã có khí hậu ôn lương hàn nhiệt tức đã có đủ kim mộc thủy hỏa thổ trong một ngày, ngũ hành không tương ly như vậy, nếu nói hôm nay mộc ngày mai hỏa tại sao chẳng là không đúng với sự tự nhiên của đạo trời đó ư. Còn nhà nước làm lịch cho thiên hạ ,một năm có 365 ngày, trong đó có phương vị thần sát, mỗi tháng thiên hành đắc vượng mà trong mỗi ngày lại có hắc hoàng cát hung, việc nên làm hoặc không nên làm, người theo đó thì được phước, làm sai thì mang họa. Thật là vô lý cưỡng tạo vậy mà thiên hạ đều cùng tuân theo. Lại như thuật xem tướng xét sắc xanh vàng đỏ trắng đen mà đoán họa phước ứng theo mổi năm tháng ngày giờ, Xanh thì Giáp Ất, vàng thì mậu kỷ, đỏ thì bính ngọ, Trắng thì canh tân, đen thì nhâm quý một hào không sai. Xem bệnh cũng vậy có thể thấy rằng can chi tuy đã có trong ngày mà tạo hóa cũng không ngoài ấy. Lại có người dựa vào mộng mị mà nói sự cát hung, hoặc lấy ý mà đoán, hoặc lấy vật tượng hoặc do tự giải đều ở người làm. Như Phục nghi vẽ quái ngưỡng xét gần xa là có được cái lý trời đất nhân vật nên bát quái do đó mà thành. Nay nói về âm dương thì tuy là sự biến hóa cùng cực của trời đất, thám xét sự vi diệu của nhân vật, cùng hợp với cái đức của trời đất, hợp với cái sáng của nhật nguyệt, hợp với tụ của tứ thời, hợp với sự cát hung của quỷ thần ; sao có thể ngoài can chi ngũ hành mà có riêng tạo hóa cho đến trời đất nhân vật ư. Nay Vương thị tuy tôn trọng dịch mà lại không tin vào cái thuyết của nhà âm dương ấy là biết lý mà không biết số vậy, lý và số hợp nhất thì trời người cũng vậy.
đọc đoạn này của bác khai mở cho tôi được nhiều vấn đề. xin cảm ơn!!!

#13 yeulyso

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 1 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 07/10/2018 - 02:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cuong12a5a, on 04/10/2016 - 12:39, said:

cháu chào các bác,cháu đang có ý định tự học kinh dịch mà không biết bắt đầu từ đâu mong các bác chỉ cho cháu,cháu cảm ơn ạ
Tôi thấy học kinh dịch ngoài chuyên cần chăm chỉ ra còn phải có cái duyên nữa.
- Đầu tiên phải biết âm dương, tứ tượng, ngũ hành, từ tứ tượng sinh bát quái, từ bát quái sinh ra các quẻ hào.
- Học thiên can địa chi dể dựa vào thời gian mà lập ra quẻ.
- Sau khi lập được quẻ thì xem quẻ động hào nào. Sau khi biết được động hào nào thì dựa xem đang hỏi việc gì ... Nói chung là khá mất nhiều thời gian, Mong bạn hữu duyên với môn kinh dịch này.
Về tài liệu : Bạn có thể mua sách giấy đẻ ủng hộ tác giả hoặc chưa có điều kiện thì có thê dơnload ebook về đọc. Bạn có thể đọc cuốn Chu dịch dự đoán học của thiệu vỹ hoa : Bạn có thể dơnload về máy tính ở đây :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngoài ra có thể tham khảo cuốn kinh dịch nguyễn hiến lê ở đây :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bạn cũng có thể google tự học kinh dịch để tìm hiểu thêm.






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |