"Vì sao người Việt mãi nghèo?"
#1
Gửi vào 21/08/2016 - 21:52
Ông Đỗ Cao Bảo sinh ngày 18/06/1957, là cử nhân Toán điều khiển - Học viện kỹ thuật quân sự. Đầu năm 2016, theo trang tin của FPT, tập đoàn này đã bổ nhiệm Chủ tịch FPT IS ở thời điểm đó - tức ông Đỗ Cao Bảo - vào vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh chung của FPT. Ông Cao Bảo phụ trách các khách hàng chiến lược, các dự án, đề án chiến lược, cấp bộ, nhà nước, phụ trách hoạt động đối ngoại chung và công tác truyền thông của tập đoàn FPT. Ông cũng là Uỷ viên hội đồng quản trị của tập đoàn.
Mới đây, "người đàn ông quyền lực" của FPT gây bão cộng đồng mạng khi viết bài phân tích về nguyên nhân người Việt mãi nghèo, thu hút hàng nghìn lượt bấm yêu thích, bình luận và chia sẻ.
Theo ông Cao Bảo, sự lười biếng, dễ hài lòng, tư duy nhỏ, áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác và nền tảng triết học yếu, không chuẩn là những điểm yếu cố hữu cản trợ sự phát triển, khiến người Việt mãi nghèo.
Khi phân tích nguyên nhân "Lười biếng, dễ hài lòng", ông Đỗ Cao Bảo cho rằng, người Việt rất hứng thú "sum vầy bên con cháu" và "60 tuổi đã lên lão".
Trong khi đó, tại Singapore, tất cả công việc giản đơn như kéo xe đẩy, dọn vệ sinh, lau chùi nhà WC đều do những ông, bà cụ cỡ 65-75 tuổi làm. Đi taxi thì hầu hết lái xe đều do các cụ ông tóc bạc tuổi từ 65-75 lái. Trong thành phố tất cả những người nhặt rác, dọn vệ sinh đều do các cụ bà tuổi từ 65-75 làm. Còn người Việt, nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi đã về hưu và về hưu là không làm việc.
Phó Tổng giám đốc FPT phân tích, trong xu thế tuổi thọ con người ngày càng tăng, hầu hết các nước đều nâng tuổi về hưu (Mỹ 67 tuổi, Nhật 68 tuổi, Pháp 62 tuổi) thì Việt Nam vẫn giữ nữ 55, nam 60 từ cách đây 62 năm khi mà tuổi thọ thấp hơn hiện nay 10 tuổi.
"Thanh niên không chịu lập nghiệp, nằm chờ người khác tạo công ăn việc làm cho mình, giờ làm việc thì bớt xén, người còn sức lao động, chưa già đã muốn nghỉ "an nhàn tuổi già", "xum vầy bên con cháu" thì mãi mãi nghèo cũng là chuyện không thể khác" - Ủy viên hội đồng quản trị FPT đánh giá.
Ông Cao Bảo cho rằng, sự lười biếng của người Việt còn thể hiện ở điểm: Rất ít người nghĩ mình tự lập nghiệp, tự tạo ra công ăn việc làm cho chính mình và cho xã hội. Những người có việc làm ở công sở thì hoặc sáng đến muộn giờ, hoặc đến đúng giờ chỉ để điểm danh rồi đi ăn sáng, giữa giờ làm việc thì lại chốn ra quán cafe giải khát ngồi tán gẫu.
"Không chịu vận động làm cho người thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng xuất lao động. Đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, tăng ô nhiễm môi trường, tăng tai nạm giao thông, lãng phí tiền xăng" - ông Đỗ Cao Bảo phân tích.
Theo Phó Tổng giám đốc FPT, thói quen lười đi bộ, không chịu vận động làm cho người Việt thiếu sức dẻo dai, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Đi xe máy khi không cần thiết sẽ làm tăng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, lãng phí tiền xăng.
Khi phân tích nguyên nhân thứ 2 - "Tư duy nhỏ, quanh quẩn xó nhà", ông Cao bảo cho rằng, nếu không có tư duy lớn, người Việt sẽ chỉ làm những việc bé, không có những công ty lớn thì không thể cạnh tranh quốc tế, không thể làm được những việc lớn.
Ông cũng cho rằng, các doanh nhân Việt không dám nghĩ lớn, không dám đương đầu, cạnh tranh sòng phẳng với các hãng nước ngoài, dù là trên sân nhà.
Vì thế, thật đáng buồn khi các thương hiệu Việt bị các hãng nước ngoài nuốt chửng, mất luôn tên tuổi. Trong đó có thể kể đến kem đánh răng Dạ Lan bị Colgate Palmolive nuốt, kem đánh răng PS về tay Unilever, bia Huế về tay Carlsberg Đan Mạch, Tribeco về tay Uni-President, Phở 24 và Highland Coffe về tay Jollibee Ford...
Ông cho rằng, các doanh nghiệp Việt có điểm yếu kém là chỉ quanh quẩn trong đất nước, thậm chí thành phố, tỉnh của mình, không có khát vọng vươn ra biển lớn, toàn cầu hoá.
Khi phân tích bản tính xấu của người Việt trong nguyên nhân thứ 3, ông Bảo nhìn nhận, hệ quả của việc áp đặt suy nghĩ của mình cho người khác, không chấp nhận người khác chính kiến cùa mình là vô cùng lớn.
Ở ý cuối cùng "Nền tảng triết học yếu lại không chuẩn", ông Cao Bảo cho rằng, không chỉ chia người kinh doanh thành 3 loại, bao gồm cả "con buôn", mà điều tệ hại là có người còn kết luận hiện Việt Nam chưa có doanh nhân.
Phó Tổng giám đốc FPT cho rằng, người Việt chưa có đánh giá đúng về thương mại và doanh nhân. Bên cạnh đó, ông cũng đưa ra nhận xét: "Chân thành, tin cậy, đáng yêu, có trách nhiệm với xã hội là bốn đức tính đáng quí nhất của một doanh nhân. Thiếu bốn đức tính đó thì không thể là một doanh nhân lớn, không thể thành công trong thương mại. Nếu có thành công thì chỉ là thành công nhỏ, tạm bợ mà thôi".
Trong khi người Việt có 2 thái cực đầy mâu thuẫn về tiền bạc, các xã hội phát triển, văn minh họ đánh giá đúng giá trị đồng tiền, không tuyệt đối hoá, không coi khinh đồng tiền mà coi đồng tiền là phương tiện trao đổi hàng hoá. Đồng tiền là thước đo giá trị lao động giúp họ có cuộc sống tốt hơn, đào tạo nâng cao trình độ, chăm sóc sức khoẻ tốt hơn, báo hiếu cha mẹ, giải trí, du lịch và làm công tác xã hội.
Theo Tiểu Uyên - Xuân Hương
Thanked by 3 Members:
|
|
#2
Gửi vào 22/08/2016 - 00:03
Quan điểm là sống thoải mái nhé !
Tôi vẫn dùng wf free nhé!
" Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi mệt nhoài
Mặt trời soi một kiếp rong chơi"
Đừng nên khắt khe quá!
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 22/08/2016 - 01:05
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/08/2016 - 01:17
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 23/08/2016 - 14:21
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 23/08/2016 - 15:21
Hội đồng 13 được xem là thế lực quyền lực nhất hành tinh hiện nay. Tuy nhiên, trong 13 gia tộc của Hội đồng 13, có 1 gia tộc đứng trên tất cả mọi gia tộc khác, đó là gia tộc Rothschild.
Nắm tất cả ngân hàng
Người đầu tiên được biết đến với họ Rothschild là Izaak Elchanan Rothschild, sinh năm 1577. Họ này nghĩa là "Tấm khiên đỏ" trong ngôn ngữ cổ của Đức. Dòng họ này bắt đầu nổi danh thế giới từ năm 1744, với sự ra đời của Mayer Amschel Rothschild tại Frankfurt am Main, Đức. Ông là con của Amschel Moses Rothschild, một nhà đổi tiền đã từng giao thương với Vương công xứ Hesse. Sinh ra trong một xóm Do Thái, Mayer đã phát triển một gia đình làm tài chính và mở rộng đế chế bằng cách cử 5 con trai của mình đi nằm vùng tại 5 trung tâm tài chính của châu Âu.
Baron M.A. Rothschild, một nhân vật nổi tiếng trong gia tộc Rothschild, từng phát biểu: “Tôi chỉ cần kiểm soát tiền tệ của một quốc gia, chẳng cần quan tâm ai viết luật ở đó”. Có lẽ xuất phát từ quan điểm này, dòng họ Rothschild đã rất nỗ lực giành quyền kiểm soát các ngân hàng và định chế tài chính toàn thế giới. Gia tộc này hiện đang kiểm soát tới 165 ngân hàng trung ương của các nước khắp thế giới, từ Afghanistan đến Zimbabwe.
Đáng chú ý trong danh sách này có Cục Dự trữ liên bang (FED) và Cục Thuế Hoa Kỳ (IRS). Hầu như ít ai biết rằng trong thực tế FED là một công ty tư nhân, tọa lạc trên khu đất của riêng mình và “miễn dịch” với luật pháp Hoa Kỳ. Theo nhà nghiên cứu Gary Kah, FED thuộc sở hữu của 8 cổ đông lớn, trong đó có Ngân hàng Rothschild ở London và Berlin.
Ngoài ra, Humans Are Free cho rằng có bằng chứng cho thấy IRS là một công ty tư nhân nước ngoài thuộc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và là đội quân tư nhân của FED. Tương tự, Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF đều thuộc sở hữu một phần của gia tộc Rothschild. WB được cho thuộc sở hữu của nhiều gia tộc ngân hàng lớn trên thế giới, trong đó gia tộc nắm nhiều cổ phần nhất là Rothschilds. Trong khi đó, tất cả cổ phần tư nhân của IMF đều thuộc gia tộc Rothschild.
Nhiều người cho rằng những điều trên chỉ là thuyết âm mưu, không có thực. Điều này vẫn còn tranh cãi, nhưng có thực tế là FED không hoạt động trên ngân sách được phân bổ bởi quốc hội Hoa Kỳ. Và theo Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, các FED khu vực không phải là công cụ của chính phủ liên bang, chúng là các ngân hàng độc lập, sở hữu tư nhân và hoạt động theo luật pháp ở địa phương.
Ngoài ra, gia tộc Rothschild trong thực tế được biết đến là gia tộc hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, trong tay họ có rất nhiều những tập đoàn tài chính hùng mạnh như Rothschild Continuation Holdings (Thụy Sĩ), Paris Orléans S.A., Rothschild Concordia SAS, Rothschild & Cie Banque, N M Rothschild & Sons...
Định đoạt giá vàng
Trong đó, Paris Orléans S.A. là một công ty cổ phần được liệt kê trong danh sách Euronext Paris và quản lý bởi chi nhánh Anh và Pháp của gia tộc Rothschild. Paris Orléans là công ty chính của nhóm ngân hàng Rothschild và quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng của nhóm này bao gồm Ngân hàng N M Rothschild & Sons và Rothschild & Cie Banque. Công ty này có hơn 2.000 nhân viên. Giám đốc của công ty bao gồm Eric de Rothschild, Robert de Rothschild và Count Philppe de Nicolay.
N M Rothschild & Sons là một ngân hàng đầu tư ở Anh, hầu hết công việc của ngân hàng này là làm cố vấn cho các thương vụ sáp nhập và mua lại. Vào năm 2004, ngân hàng đã rút lại tiền của thị trường vàng - một hàng hóa mà những doanh nhân ngân hàng của nhà Rothschild đã kinh doanh trong 2 thế kỷ. Vào năm 2006, với tổng giao dịch lên đến 104,9 tỷ USD, ngân hàng này đã đứng thứ hai trong danh sách các giao dịch mua bán và sáp nhập tại Anh.
Từ năm 1919 đến ngày 5-5-2004, nhà Rothschild đóng một vai trò quan trọng trong việc định giá vàng.
Cụ thể, giá vàng được điều chỉnh 2 lần mỗi ngày tại các cơ sở của Ngân hàng N M Rothschild bởi những nhà dự trữ vàng chính của thế giới gồm Deutsche Bank, HSBC, ScotiaMocatta và Société Générale. Mỗi ngày vào lúc 10 giờ 30 và 15 giờ, 5 đại diện của các ngân hàng họp mặt trong một căn phòng nhỏ tại trụ sở gia tộc Rothschild tại ngõ St Swithin's, London. Ở trung tâm căn phòng là chủ tịch, người được chỉ định theo truyền thống bởi Ngân hàng Rothschild. Tuy nắm quyền trong tay nhưng Ngân hàng Rothschild đã rời bỏ khỏi thị trường mua bán vàng. Việc điều chỉnh giá vàng hiện giờ được diễn ra bởi một hội nghị qua điện thoại và chủ tịch được luân phiên hàng năm.
Tài trợ chiến tranh
Vì gia tộc Rothschild kiểm soát một nửa tiền bạc trên thế giới, nên họ có khả năng cung cấp tài chính cho hầu hết cuộc chiến tranh lớn đã xảy ra trong vòng 200 năm qua. Nhà Rothschild đã thu lời đáng kể từ cuộc chiến tranh Napoleon (1803-1815), họ cũng giành vị thế số một về buôn bán vàng trong thời kỳ này.
Tại London từ năm 1813-1815, Nathan Mayer Rothschild đã độc lập hỗ trợ tài chính trong cuộc chiến tranh với quân Anh, tổ chức chu cấp tài chính bằng đường biển cho quân đội của Công tước Wellington xuyên qua châu Âu, cũng như thu xếp cho tài chính của các công ty con tại lục địa của vương quốc Anh. Chỉ riêng trong năm 1815, nhà Rothschild đã đầu tư 9,8 triệu bảng Anh (tương đương 6,58 tỷ bảng ngày nay) trợ cấp cho đồng minh Anh.
Mạng lưới của gia tộc cho phép Nathan ở London nhận thông tin về chiến thắng của Wellington trong Trận Waterloo 1 ngày trước khi chính phủ Pháp nhận tin.
Mối quan tâm đầu tiên của gia tộc Rothschild trong trường hợp này chính là lợi thế về tiềm năng phát triển tài chính trên thị trường. Nathan Rothschild cho rằng hòa bình sẽ giảm được tiền cho chính phủ Anh mượn trong tương lai, điều này sẽ tạo ra sự thay đổi trong thị trường trái phiếu của chính phủ Anh sau 2 năm kinh tế ổn định. Và chính sự thay đổi này sẽ hoàn tất sự tái cơ cấu của nền kinh tế của quốc gia sau chiến tranh.
Vì vậy, ông ta đã thực hiện một trong những bước đi táo bạo nhất trong lịch sử phát triển tài chính kinh tế: thâu tóm toàn bộ thị trường trái phiếu của chính phủ Anh - thứ được đánh giá quá đắt trong thời điểm lúc bấy giờ. Sau 2 năm, gia tộc Rothschild bán lại khi giá trị lên tới đỉnh vào năm 1817 và nhận được một khoản tiền lời lên đến 40% giá trị ban đầu. Với việc nắm giữ một lượng lớn công trái Anh, Nathan đã trở thành người quyết định giá trị công trái, chi phối toàn lực lượng cung ứng tiền tệ nước Anh.
Và như vậy, hệ thống tài chính kinh tế nước Anh đã nằm gọn trong tay gia tộc Rothschild, như cách nói đầy kiêu ngạo của Nathan: “Ở đế quốc mặt trời không bao giờ lặn này, ai khống chế được việc cung ứng tiền tệ của đế quốc Anh người đó khống chế được đế quốc Anh, mà người này chẳng ai khác ngoài tôi!”.
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 23/08/2016 - 19:38
Lâu lắm chẳng viết mấy bài chia sẻ về công việc do bận chạy dự án, nên nay tiện thấy mấy chuyện mình cũng viết cho các bạn cùng tham khảo.
Không biết tự bao giờ các em sinh viên mới ra trường, các em mới đi làm vài năm lại tỏ ra lộng ngôn như vậy. Lộng ngôn từ cách hành xử, lộng ngôn trong câu từ. Dùng từ lộng ngôn để nói giảm nói tránh, nhưng nói trắng ra là láo.
Trên đời này, có 1 loại người mà khi kiêu ngạo ít khi bị ghét, ngược lại, thậm chí còn được nể. Đó là những người TÀI GIỎI. Vì họ giỏi, nên họ ăn nói đôi khi ngông cuồng, tự cao tự đại. Nhưng nhìn vào thành quả họ có được, người ghét có ngứa mắt đến mấy cũng phải nuốt cục tức vào trong.
Hơn 20 năm trên đời, tôi chỉ gặp có 1 người như vậy. Đó chính là TÔI.
Phải, tôi chưa thấy ai ngạo mạn hơn tôi cả. Nhưng chính vì tính cách ngạo mạn và tự tin, khiến tôi luôn cố gắng và nỗ lực hết sức mình, để thực hiện những gì mà tôi tuyên bố. Đó là vì danh dự. Tôi cho phép người khác ghét tôi, nhưng không cho phép họ khinh tôi. Bằng bất cứ giá nào.
Hồi đi làm, tôi chuyên bật sếp và bảo vệ ý kiến của mình đến cùng. Đa số sếp tôi sai, nhưng ông ta nhịn tôi như nhịn cơm sống. Bởi vì mỗi lần ông ta nhịn, tiền lại chui vào túi ông ta. Nếu nhịn mà được tiền, thì tôi cũng sẽ nhịn như vậy. Bởi thế, sau mấy năm đi làm thuê quần quật, sống mái với nghề, ranh con nhưng toàn được làm sếp chỉ thiên. Tôi quyết định nghỉ việc, làm những thứ cho mình bởi 1 suy nghĩ:"Tại sao mình phải đi kiếm tiền cho người khác, trong khi mình có thể kiếm tiền cho mình nhỉ?"
Và thế là tôi đi kiếm tiền, mà không chỉ kiếm tiền đơn thuần, tôi luôn muốn kiếm THẬT NHIỀU tiền.
Trong qúa trình làm chủ, tôi có tiếp xúc và va chạm với nhiều kiểu người. Đã lâu tôi cũng ít khi tin vào những lời giới thiệu bản thân của các bạn sinh viên mới ra trường, hay mới đi làm:
- Em rất thích công việc ấy, em không có gì ngoài sự nhiệt tình. Em sẽ làm hết sức có thể.
- Em thích cá tính của chị, ngưỡng mộ chị, nên em muốn được là nhân viên của chị.
Rồi chỉ vào làm 1,2 tuần cái bộ mặt thật nó sẽ dần lộ ra. Các bạn trẻ rất LƯỜI, THỤ ĐỘNG, CHỈ THÍCH CƠM NẾP ĐÓNG SẴN. Yêu cầu lương tốt nhưng làm ít. Yêu cầu chuyên nghiệp nhưng bản thân làm việc hơn mèo mửa. Chưa xa rời công ty nhưng có tư tưởng phản. Tôi đều cho qua hết, và trả lương đẹp. Vì tôi cho rằng, tôi không cần phải là người dạy cho các em biết. Sau này, xã hội sẽ cho các em những bài học, đó mới giá trị với các em. Nói thật, để giết hay diệt một người nào đó, nó không quá khó. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ vun đắp để các em cứng cỏi hơn.
Các bạn nhân viên đa số đòi bỏ việc để thể hiện cái tôi, làm mình làm mẩy, hay tỏ ra là mình tài giỏi. Hầu như ai xin nghỉ, tôi đều cho nghỉ khẩn trương, trừ khi có việc gia đình. Nhưng sau khi đồng ý cho nghỉ, lại xin quay lại làm việc, tôi gặp quá nhiều. Có bạn còn nói với tôi rằng:
- Ít ra em cũng được giải nhì Hoá quốc gia, em đâu phải !@#$%^&
Ồ, ôm cái giải ấy đi mà xin việc ở đâu thì đi em nhé. Chị không cần. Trong vai trò làm chủ, tôi chỉ quan tâm 1 việc thôi, BẠN CÓ LÀM ĐƯỢC VIỆC HAY KHÔNG, làm tốt tôi tự động nâng lương và thưởng, không cần phải nhắc. Đi xem ngoài kia, những con người đang lao động, họ vất vả đến nhường nào và lương họ được bao nhiêu?
Có 1 bạn trai, ra trường như 1 tờ giấy trắng, nói ngưỡng mộ tôi mà xin vào công ty làm việc. Tôi tạo điều kiện cho học nghề, khi còn chưa biết gì về kinh doanh, không biết kĩ năng giao tiếp tối thiểu là gì, chưa từng biết gì về thị trường. Học thì ngành kĩ thuật. Em nằng nặc đòi đi thị trường để chứng minh năng lực, khi đề xuất mức lương thì nói 10 triệu lương cứng, doanh số x%, phụ cấp abc ... Tôi nói em dựa vào đâu để đưa ra mức lương cứng ấy, thì em nói rằng:
- Em xem mức lương ấy dựa trên anh X, và anh Y làm ở Unilever, Acecook ... Lương của các anh ấy như thế ạ.
- Ồ, em so cùng công việc, nhưng em không so cùng vị trí. Cho chị hỏi, vị trí của em với vị trí của các anh ấy khác nhau như thế nào?
Chẳng có doanh nghiệp nào không muốn trả lương cao cho nhân viên cả, nếu họ làm được việc thì phải trả thật cao, thật cao, để giữ chân họ. Trả họ 200 triệu mà 1 tháng họ kiểm được mấy tỉ, trả nhanh còn kịp. Nhưng quan trọng các bạn có gì?
Hỏi các em có biết cái này cái kia không? Các em cái gì cũng nói BIẾT, nhưng lúc bảo làm, các em không thể làm. Vậy tôi trả lương cho các bạn để làm gì vậy?
Bao giờ các bạn trong vai trò làm chủ, phải trả đủ thứ tiền lên đầu, lúc ấy các bạn mới thôi ảo tưởng. Doanh số không phải là thứ doanh nghiệp đút hết được vào túi. Và chừng nào còn ấu trĩ như vậy thì chỉ có thể đi làm thuê thôi.
HÃY THỨC TỈNH ĐIIIIII
(Trâm Tạ)
Thanked by 1 Member:
|
|
#7
Gửi vào 23/08/2016 - 21:43
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 24/08/2016 - 06:58
Dẫu sao ở đâu cũng thế thôi, không cày không có ăn. Có điều Vn là lựa chọn khôn ngoan cho những người thích an nhàn, ngày làm chưa tới 8h, sáng cà phê, tối đi nhậu, cuộc đời vẫn đẹp. Sống kiểu đó ở Mỹ không được đâu, trừ khi là người có TIỀN, người có TÀI còn không 12 con giáp, còn lại 2 con : con Trâu và con Ngựa. Cày như trâu, chạy cong đuôi như ngựa, làm mửa mật ra mới đủ sống. Nhưng các bạn việt kiều giàu hay nghèo dù muốn hay không vẫn chỉ là công dân hạng 2.
Sửa bởi NgocNuong: 24/08/2016 - 06:59
Thanked by 1 Member:
|
|
#9
Gửi vào 24/08/2016 - 10:09
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 24/08/2016 - 12:24
#11
Gửi vào 25/08/2016 - 04:04
NgocNuong, on 24/08/2016 - 06:58, said:
Dẫu sao ở đâu cũng thế thôi, không cày không có ăn. Có điều Vn là lựa chọn khôn ngoan cho những người thích an nhàn, ngày làm chưa tới 8h, sáng cà phê, tối đi nhậu, cuộc đời vẫn đẹp. Sống kiểu đó ở Mỹ không được đâu, trừ khi là người có TIỀN, người có TÀI còn không 12 con giáp, còn lại 2 con : con Trâu và con Ngựa. Cày như trâu, chạy cong đuôi như ngựa, làm mửa mật ra mới đủ sống. Nhưng các bạn việt kiều giàu hay nghèo dù muốn hay không vẫn chỉ là công dân hạng 2.
Đám COCC cha mẹ chúng tham nhũng cũng ao ướt là rửa tiền sang Mỹ thôi . Thời đại bây giờ không còn kiểu tuyên truyền rẽ tiền được đâu . Gạt được ai nửa mà gạt . Ai nghĩ nơi nào sống sẽ tốt cho mình và tương lai con cháu thì cứ sống nơi đó . Chọn lựa nơi nào thì khỏi cần phải trả lời .
PS: Không cần phải dạy khôn dân Mỹ đâu, từ trung học thì học sinh đã được dạy phân tích thông tin rồi nếu không họ làm sao nắm giữ vị trí siêu cường .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 25/08/2016 - 04:08
Thanked by 1 Member:
|
|
#12
Gửi vào 25/08/2016 - 08:28
Sửa bởi NgocNuong: 25/08/2016 - 08:29
#13
Gửi vào 25/08/2016 - 09:58
Thanked by 1 Member:
|
|
#14
Gửi vào 25/08/2016 - 20:39
#15
Gửi vào 26/08/2016 - 04:20
"Rượu ngon không có bạn hiền," ( N. Khuyến)
Không say không phải không mồi không say .
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
@pvcpvcp
Kính nhờ bác Pvcpvcp và mọi người xem giúp con hạn kết hôn ạ.@pvcpvcp |
Tử Vi | nguyenvankhoi |
|
||
Cảnh báo! Không có Luân hồi, con người chỉ sống có 1 lần |
Khoa Học Huyền Bí | Elohim |
|
||
Vinh quang và thất bại: khi lịch sử không chỉ tôn vinh người chiến thắng ! |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
||
Video giả mạo mô tả cảnh bỏ phiếu bất hợp pháp của người Haiti ở Georgia có liên quan đến các diễn viên người Nga: FBI |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
||
Đức Jesus là người gốc Arab |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Thước Phim Quý Về Cuộc Đời HT Thích Minh Châu - Người Mở Đường Cho Phật Học Việt Nam |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |