Jump to content

Advertisements




THIỀN SƯ TRUNG HOA


25 replies to this topic

#1 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 07:40

THIỀN SƯ TRUNG HOA
( Hòa Thượng THÍCH THANH TỪ - Soạn dịch )

LỜI DẪN ĐẦU

Bộ " Thiền Sư Trung Hoa " này, chúng tôi góp dịch trong ba bộ sách " Cảnh Đức Truyền Đăng Lục " , " Chỉ Nguyệt Lục " và " Cao Tăng Truyện ". Tuy chung hội cả ba bộ sách, song hành trạng của Thiền sư " ra đi không lưu lại dấu vết ", nên chi không thể tìm kiếm đầy đủ được. Mặc dù thế, chúng tôi nghĩ một câu nói của Thiền sư, nếu độc giả lãnh hội được, cũng có thể đủ tu hành đến giải thoát. Cho nên chúng tôi không ngại phiên dịch ra đây.

Đặc điểm trong sự truyền bá Thiền tông, Thiền sư không khi nào nói trắng ra những cái gì mình muốn dạy cho kẻ tham vấn. Các ngài khéo dùng những hành động lạ thường, những ngôn ngữ bí hiểm khiến cho người tham vấn phải ngạc nhiên, phải nghi ngờ. Vì thế, chỉ có những người lanh lợi mới có thể ngay đó thể hội được. Bằng không thể ngay đó thể hội thì phải ôm hoài mối nghi đó trong lòng, đến bao giờ gặp cơ duyên mới tỉnh ngộ.

Có một Thiền sư đã nói: " Tôi không quý Tiên sư về đức hạnh, mà chỉ quý chỗ không giải nghi cho tôi ". Do đó, khi cầm viết dịch tập sách này, tôi chỉ muốn hoàn toàn là dịch giả, không muốn xen vào một ý kiến nào.

( còn tiếp )

Thanked by 1 Member:

#2 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 08:36

Nhưng hành trạng Thiền sư thật quá khó hiểu. Có khi các Ngài như quá ngang tàng không kể gì tội phước, như Thiền sư Đơn Hà thiêu tượng Phật. Có khi các Ngài thô bạo dám giết hại chúng sanh, như Nam Tuyền cầm dao chặt con mèo. Có khi các Ngài tàn nhẫn không biết thương kẻ hậu học, như Hoàng Bá đánh Lâm Tế.
Hoặc các Ngài tự bảo sau khi chết sẻ sanh làm con trâu, như Nam Tuyền, Quy Sơn ... Vì thế nếu chúng tôi không điểm sơ qua, quý độc giả khó bề lãnh hội được thâm ý.
Chẳng những không lãnh hội được thâm ý, trái lại còn đâm ra nghi ngờ hoang mang, có khi phỉ báng các Ngài là khác. Bởi lẽ ấy, buộc lòng chúng tôi phải dẫn giải một vài điểm đặc biệt ở sau đây, gọi là hé cửa cho quý độc giả bước vào nhà Thiền.

BÀI GIẢNG SỐ 1

Người tu theo Thiền tông cốt nhận được bản tâm, thấy được bản tánh của mình. Khi nhận được bản tâm, mới tin " Tâm tức là Phật " . Khi thấy được bản tánh, mới tin " Tánh mình đầy đủ tất cả, xưa nay vẫn thanh tịnh ". Nhưng tâm tánh ở đâu ? Thế nào ? Tất cả người tu Phật đều thắc mắc vấn đề này. Khi đặt câu hỏi tâm tánh ở đâu ? Thế nào ? Thì khác gì người cỡi trâu đi tìm trâu, vác Phật đi cầu Phật, biết bao giờ thấy được. Sao chúng ta không mạnh mẽ như Thiền sư Huệ Hải ? Khi Sư đến tham vấn Mã Tổ, Mã Tổ hỏi :

- Đến đây tính cầu việc gì ?

Sư thưa :

- Đến cầu Phật Pháp.

- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì ? Ta trong ấy KHÔNG có một vật, cầu Phật Pháp cái gì ?

- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải ?

- Chính nay ngươi hỏi ta, đó là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả không thiếu thốn, tự do sử dụng đâu nhờ tìm cầu bên ngoài.

Ngay câu nói này, Sư nhận được bản tâm.

( hết bài giảng số 1 - còn tiếp )

Thanked by 1 Member:

#3 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 14:45

15. THIỀN SƯ HUỆ HẢI (ĐẠI CHÂU)

Sư họ Châu, quê ở Kiến Châu. theo Hòa Thượng Đạo Trí chùa Đại Vân ở Việt Châu xuất gia học đạo. Sư đến tham vấn Mã Tổ. Mã Tổ hỏi :

- Từ đâu đến ?

Sư thưa :

- Ở Việt Châu chùa Đại Vân đến.

- Đến đây tính cầu việc gì ?

- Đến cầu Phật Pháp.

- Kho báu nhà mình chẳng đoái hoài, bỏ nhà chạy đi tìm cái gì ? Ta trong ấy KHÔNG có một vật, cầu Phật Pháp cái gì ?

Sư lễ bái, thưa :

- Cái gì là kho báu nhà mình của Huệ Hải ?

- Chính nay ngươi hỏi ta, là kho báu của ngươi, đầy đủ tất cả không thiếu thốn, tự do sử dụng, đâu nhờ tìm cầu bên ngoài.

Ngay câu này Sư ( Huệ Hải ) tự nhận bổn tâm không do hiểu biết, vui mừng lễ tạ. Sư dừng lại hầu ở Mã Tổ 6 năm.

Vì bổn sư ( của sư Huệ Hải ) tuổi già, Sư phải quay về phụng dưỡng. Từ đây, Sư tàng ẩn chỗ thâm ngộ của mình, chỉ hiện bề ngoài như kẻ tầm thường. Sư có soạn quyển " Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn Luận ", bị Huyền Ấn là cháu trong pháp môn lén lấy đem đến trình để Mã tổ xem. Mã tổ xem xong, bảo với tăng chúng :

- Việt Châu có Đại Châu ( hạt châu lớn ) tròn sáng thấu suốt tự tại không ngại.

Khi đó mọi người mới biết rằng Sư Huệ Hải đã chứng đắc được Đạo, bèn rủ nhau lần lượt tìm đến Sư Huệ Hải thưa hỏi và nương tựa.

( song phần tiểu sử của Sư Huệ Hải. )

( còn tiếp )

#4 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 06:55

Bài giảng 2 :

Thật không xa, nếu chúng ta can đảm tin nhận thì nó sờ sờ trước mắt. Bằng như chúng ta không tin nhận thì tìm mãi suốt đời không ra. Bởi chúng ta đã tưởng tượng quá nhiều về tâm tánh, những tưởng tượng ấy đã tô đắp vẽ vời khiến bộ mặt thật của tâm tánh biến thành hình tướng kỳ lạ huyền bí. Giờ đây nghe các Thiền sư chỉ thẳng bột mặt thật của nó rất tầm thường bình dị, tất cả chúng ta không ai chịu tin. Do đó, muốn thấy bộ mặt thật của mình ( Bản lai diện mục ) qua các lời chỉ dạy của các Thiền sư, chúng ta phải gạt bỏ mọi tưởng tượng đã có lâu nay đi, khả dĩ mới trực nhận được tâm tánh.

Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, trong mọi lúc. Tất cả hình thức bên ngoài đối với Thiền sư không có gì là quan trọng. Dù ngồi thiền suốt ngày, dưới con mắt các Ngài vẫn thấy chưa phải là tinh tấn. Vì thế Thiền sư Hoài Nhượng mới đặt câu hỏi với Thiền sư Đạo Nhất, khi Thiền sư Đạo Nhất đang mải mê ngồi thiền, rằng :

- Như trâu kéo xe, xe không đi, đánh xe là phải hay đánh trâu là phải ? ".

Huống nữa, quên tâm mình chạy theo hình thức bên ngoài, càng tu càng xa đạo. Không có sự giác ngộ nào ngoài tâm mà có. Phật là giác, nếu chúng ta cầu Phật mà quên tâm, thử hỏi bao giờ thấy Phật. Những hình tượng Phật, Bồ tát thờ bên ngoài chỉ là phương tiện gợi lại cho chúng ta nhớ bản tâm.
Nếu chúng ta không chịu nhớ lại bản tâm, cứ cầu cạnh nơi hình tượng bên ngoài, thật là một việc làm trái đạo. Vì thế Thiền sư Đơn Hà đã bạo dạn thiêu tượng Phật gỗ. Viện chủ Hướng nóng lòng hỏi :

- Tại sao thiêu tượng Phật của tôi ?

Thiền sư Đơn Hà đáp :

- Thiêu để tìm Xá Lợi.

Thật là một câu đáp bất hủ. Vậy mà Viện chủ còn ngây thơ nói :

- Phật gỗ làm gì có Xá Lợi.

Sư bảo :

- Thỉnh thêm hai vị nữa thiêu.

Quả nhiên một tiếng sấm tét màn tai , làm sao Viện chủ không tỉnh ngộ được. Do đó người sau nói :

" Đơn Hà thiêu Phật gỗ, Viện chủ rụng lông mày. " ( Đơn Hà thiêu mộc Phật, Viện chủ lạc mi mao ).

Hành động táo bạo của Thiền sư Đơn Hà là một sức mạnh phi thường, đánh thức được người đang chìm trong giấc mơ hình thức.

#5 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 07:31

Phần đối đáp giữa Thiền sư Huệ Hải với các vị khách đến tham vấn về Đạo.

1/ Thiền sư Huệ Hải với Luật sư Nguyên :

Luật sư Nguyên đến hỏi :

- Hòa thượng tu có dụng công chăng ?

Sư đáp :

- Dụng công.

- Dụng công thế nào ?

- Khi đói thì ăn, khi mệt thì ngủ.

- Tất cả mọi người đều như vậy, đồng chỗ dụng công của thầy chăng ?

- Chẳng đồng.

- Tại sao chẳng đồng ?

- Họ khi ăn chẳng chịu ăn, đòi trăm thứ cần dùng, khi ngủ chẳng chịu ngủ, tính toán ngàn chuyện, do đó chẳng đồng.

Nguyên im lặng.

#6 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 08:43

2/ Thiền sư Huệ Hải với Pháp sư :

Có một vị Pháp sư thông Tam tạng đến hỏi :

- Chơn như có biến đổi chăng ?

Sư đáp :

- Có biến đổi.

- Thiền sư lầm rồi.

- Đại đức có chơn như chăng ?

- Có.

- Nếu không biến đổi quyết định Đại Đức là Phàm Tăng. Đâu chẳng nghe :

" Thiện tri thức hay chuyển tam độc thành ba món tịnh giới, chuyển lục thức thành sáu thần thông, chuyển phiền não thành Bồ Đề, chuyển vô mình thành đại trí chơn như. "

Nếu không biến đổi, Đại Đức thật là ngoại đạo chủ trương tự nhiên vậy.

- Nếu vậy chơn như tức có biến đổi.

- Nếu chấp chơn như có biến đổi cũng là ngoại đạo.

- Thiền sư vừa nói chơn như có biến đổi, giờ lại nói không biến đổi, vậy thế nào thực đúng ?

- Nếu người thấy tánh rõ ràng, như hạt châu ma ni hiện sắc, nói biến đổi cũng được, nói không biến đổi cũng được. Nếu người không thấy tánh, nghe nói chơn như biến đổi bèn hiểu biến đổi, nghe nói không biến đổi bèn hiểu không biến đổi.

Pháp sư khen :

- Nên biết, Nam tông ( Thiền đốn ngộ miền Nam ) không thể lường.

#7 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 11:49

3/ Thiền sư Huệ Hải với Tọa chủ :

Tọa chủ hỏi :

- Kinh Bát Nhã nói : " Độ chín loài chúng sanh đều vào Vô Dư Niết Bàn. " ; lại nói : " Thật không có chúng sanh nào được diệt độ. " Hai đoạn kinh văn này làm sao hội thông ?
Người xưa nay đều nói : " Thật độ chúng sanh mà chẳng nhận tướng chúng sanh. " Tôi còn nghi chưa giải quyết, thỉnh Thiền sư vì giải thích.

- Chín loài chúng sanh trong một thân đầy đủ, tùy tạo tùy hành :

Vô minh là noãn sanh ( sanh bằng trứng )
Thai sanh là ôm ấp phiền não ở trong là thai sanh ( sanh bằng bào thai )
Thấp sanh là nước ái thấm ướt ( sanh chỗ ẩm ướt )
Nóng nảy khởi phiền não là hóa sanh ( từ loài này hóa sanh loài khác )

Ngộ tức là Phật, mê gọi là chúng sanh. Bồ tát chỉ lấy tâm sanh niệm niệm làm chúng sanh, nếu rõ tâm ở trên bản tế ( nguồn tâm ) của mình mà độ lúc chưa hiện bày. Chưa hiện bày
đều không, tức biết thật không có chúng sanh được diệt độ.

( chú thích của người vô danh - BỘ KINH BÁT NHÃ là bộ kinh dành để giảng giải cho hàng BỒ TÁT THỪA )

#8 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 22:26

Đừng lầm lẫn chuyện chính chị chính em ở đây, tôi cũng là người Việt Nam, tôi cũng sẳn sàng đổ máu cho quê hương, nhưng vì tôi SỢ CÔNG AN MẠNG. nên không dám bàn chuyện chính chị chính em, tôi rất hèn nhát và cầu an thân. Cứ chửi thằng vào mặt tôi, tôi xin cám ơn.

-------------------------------------

Kính gửi BĐH, nếu thấy nội dung của chủ đề này là một sự tuyên truyền cho "người lạ", kính xin ban điều hành sau 3 ngày xin xóa bỏ chủ đề này. Trân trọng cảm ơn.

Sửa bởi ChanhAnQuan: 15/08/2016 - 22:32


#9 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 15/08/2016 - 22:58

Kính các vị thiện tri thức Đông Độ , xin hỏi "bản thể chân tâm" nằm ở đâu trong 12 nhân duyên theo lời dạy của bổn sư Cồ Đàm ?

#10 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 16/08/2016 - 00:27

Trước khi trả lời câu hỏi của quý cô nương, xin cho tôi vài dòng tự giới thiệu, tôi không phải thiện tri thức, cũng chẳng phải là kẻ xuất gia, tôi vẩn là phàm tục thích ăn ngon và thích gái đẹp nhưng do vì nguyên nhân sau mà chẳng thể thỏa mãn được nhu cầu bình thường như bao người :

Không có nhiều tiền nên thèm ăn ngon mà không có đủ tiền để thỏa mãn.
Thích gái đẹp nhưng sợ vì tôi đã bị tê tái đau khổ trong một thời gian, thấy đàn bà tôi sợ vì đó là nguồn gốc gây đau khổ cho cá nhân tôi - tôi đã ly dị.
Nhu cầu sinh lý đòi hỏi thì :
- Nhà nước cấm mãi dâm.
- Có tiền đâu mà lén đi thỏa mãn, vừa tốn tiền, vừa sợ bị CA bắt còn bị phạt tiền, tiền đâu mà đóng phạt. Thôi chớ dại vướng vào chuyện đó.
Nhu cầu sinh lý thôi thúc thì lâu lâu tự sướng một chút, chắc chắn không phạm luật nhà nước cấm. Mà sự tê tái đau khổ vì đàn bà gây ra cho cá nhân tôi cũng làm tôi dịu bớt đi phần nào cái nhu cầu của một con người bình thường. Đúng không cô.

Mai trả lời tiếp, nhưng yêu cầu không đụng chạm gì vào chuyện chính chị chính em ở đây, vì tôi hèn nhát, tôi cầu an thân, tôi không tham gia vào bất cứ tổ chức nào cả, tôi sống và làm theo đúng quy định, luật pháp của nhà nước Việt Nam ban hành.

Thanked by 1 Member:

#11 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 16/08/2016 - 05:50

Thích gái đẹp xin trả lời quý cô NgocNuong :

Thích gái đẹp THẤY gái đẹp, "ừ đẹp". Gái đẹp đi mất, "ừ đi mất". NGAY ĐÓ DỪNG LẠI thì ÔNG CÔNG AN sẽ buồn vì thất nghiệp, chẳng có việc gì làm, vì nó thấy gái đẹp nó gật đầu "ừ đẹp" chứ nó có KHỞI LÒNG DÂM, thèm muốn chạy theo gái đẹp mưu tính làm chuyện xxx gì đó đâu mà bắt nó.
Đúng không thưa quý cô NgocNuong.

(Nếu quý cô thấy không đúng, hay không hài lòng, xin quý cô vui lòng đi tìm Ông Cồ Đàm mà hỏi vì Ông Cồ Đàm nói Thất Thập Nhị Nhân Duyên chứ tôi có biết gì về Thất Thập Nhị Nhân Duyên đâu, nên sức tôi chỉ có thể trả lời được như trên.)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
Chú Hỏa Tinh ngồi trên bàn thờ thì cười là mắc mưu Van, giờ thì mới hiểu ác ý thâm độc của A. Van, phải chi đăng mấy bài nói về Thiền Sư Việt Nam thì đâu có bị ăn gạch đá u đầu.

NGỘ thì ĐỐN nhưng TU thì TIỆM.

BIẾT cái áo bản chất nó sạch, nhưng lấm lem bùn đất từ bao đời, đâu thể một ngày giặt nó liền sạch ngay đâu.
Cứ tưởng nộp đơn xin tạm trú, ai dè được chứng thực cấp luôn một vé thường trú trong sổ hộ khẩu tập thể hàng BỒ TÁT, sướng quá.

Kết thúc 12 tập phim CON ĐƯỜNG ĐAU KHỔ.

Thanked by 1 Member:

#12 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 16/08/2016 - 20:13

Cảm ơn anh, một người sợ đàn bà, đau khổ vì đàn bà vẫn dành 2 lần thời gian của mình cho tôi. Tôi trân trọng điều đó và tôi cũng như anh, tôi cũng thích gái đẹp và thích ăn ngon. hi hi.
Tôi không nghĩ chị nhà đến chỉ để làm anh đau khổ nếu không có những khoảng thời gian hạnh phúc anh đã không yêu và cưới cô ấy, đúng không? Tôi chỉ nói với anh như thế này, tình yêu và hôn nhân với phụ nữ quan trọng. Phụ nữ luôn luôn yếu đuối, ngay với người phụ nữ mạnh mẽ nhất, cứng rắn nhất chia tay không phải việc dễ dàng với họ đâu.
Chỉ là nhu cầu, cách cảm nhận, cách thể hiện của đàn ông phụ nữ không như nhau nên chúng ta cần phải học hỏi, phải quan sát để hiểu nhu cầu đối phương cho họ đúng thứ họ cần không phải thứ chúng ta muốn. Như anh thích ăn thịt cầy, vợ anh quất cho anh nguyên tháng, thịt cầy món ruột tới mấy anh cũng ngán tận cổ. Có đúng vậy không anh ?
Anh hãy xem những việc quá khứ như bài học kinh nghiệm về hôn nhân. Dĩ nhiên bây giờ anh không có cảm xúc tốt với phụ nữ là đúng nhưng anh hãy cho phép mình yêu lại một lần nữa, cho phép người khác bước lại gần trao cho anh niềm vui và hạnh phúc hôn nhân anh sẽ có lại một lần nữa. Chúc anh sớm tìm lại được niềm vui trong tình yêu.
Thập nhị nhân duyên là chân lý sáng ngời của đạo Phật, điều người học Phật nào cũng cần phải biết.

Sửa bởi NgocNuong: 16/08/2016 - 20:15


Thanked by 1 Member:

#13 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 17/08/2016 - 07:06

Người đàn ông xây mái nhà, người đàn bà xây mái ấm. Mái ấm đã tan vỡ, đó cũng là một cơ duyên giúp tôi để hiểu đạo, nên bài học đó đã học rồi thì cớ gì ta lại phải học lại lần thứ 2.

Giáo lý nhà Phật có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để độ cho khắp các loài chúng sinh, mỗi người đều có một cơ duyên để hiểu đạo và hành đạo.
Cơ duyên lúc ban đầu của Lục Tổ là nghe được một bài kinh mà thấy được Đạo rồi từ cơ duyên ấy đã dẫn dắt Lục Tổ đến với Ngũ Tổ và ngài đã đắc đạo nơi Ngũ Tổ.

Cuộc sống của tôi bây giờ lại rất thoải mái, tôi ở vây nuôi con. Tu không nhất thiết phải vào chùa mới là tu, như gương của ngài Duy Ma Cật, ngài Bàng Long Uẩn.

Tôi được cơ duyên nghe các bài giảng của Hòa Thượng Thích Thanh Từ giảng mà hiểu rằng đừng để tâm chạy theo cảnh thì ngay nơi đó là ta đang hành đạo.

Tâm không theo cảnh mà khởi niệm thì chặt đứt gốc 12 nhân duyên.

Ví dụ ngồi cạnh một cô gái đẹp, ừ biết đẹp, ngay nơi đó dừng lại thì chẳng có chuyện gì xẩy ra, 12 nhân duyên bặt đường.
Nếu khởi niệm thứ hai thì tâm đã duyên theo cảnh thì 12 nhân duyên hiện tiền.

Sửa bởi ChanhAnQuan: 17/08/2016 - 07:07


#14 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 17/08/2016 - 07:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ChanhAnQuan, on 16/08/2016 - 05:50, said:


Chú Hỏa Tinh ngồi trên bàn thờ thì cười là mắc mưu Van, giờ thì mới hiểu ác ý thâm độc của A. Van, phải chi đăng mấy bài nói về Thiền Sư Việt Nam thì đâu có bị ăn gạch đá u đầu.

Cái này tôi chỉ nói đùa ghẹo anh Van chứ anh ấy đối với tôi rất tốt, giảng giải và tặng cho rất nhiều tài liệu để nghiên cứu. Anh ấy cùng nhóm nghiên cứu với chú tôi là Hỏa Tinh khi xưa. Tôi rất quý mến anh ấy.

#15 ChanhAnQuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 140 Bài viết:
  • 170 thanks

Gửi vào 17/08/2016 - 08:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ChanhAnQuan, on 14/08/2016 - 07:40, said:


Có một Thiền sư đã nói: " Tôi không quý Tiên sư về đức hạnh, mà chỉ quý chỗ không giải nghi cho tôi ". Do đó, khi cầm viết dịch tập sách này, tôi chỉ muốn hoàn toàn là dịch giả, không muốn xen vào một ý kiến nào.


"Tôi không quý Tiên sư về đức hạnh ...."

Điều đó không có nghĩa là Tiên sư không có đức hạnh, vì một vị tu hành thì giới luật, trong tứ thời đi đứng nằm ngồi, oai nghi đều giữ gìn nghiêm chỉnh, đó là một việc đương nhiên rồi, nên đức hạnh của Tiên sư là bậc tu hành thì đó là một việc bình thường. Đọc mà không hiểu kỹ dễ nhầm tưởng rằng Tiên sư không có đức hạnh. Phóng khoáng không câu chấp không đồng nghĩa với phóng túng.
Đoạn văn này mục đích là nhấn mạnh về phương pháp giảng dậy kỳ đặc của các vị Thiền sư nhằm vào mục đích phá chấp cho Thiền sinh.

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |