#106
Gửi vào 25/04/2018 - 11:49
Thanked by 1 Member:
|
|
#107
Gửi vào 13/05/2018 - 22:04
nghe ông ca lại bài Sài Gòn Đẹp Lắm.
Thanked by 3 Members:
|
|
#108
Gửi vào 20/05/2018 - 21:03
Dự án mở rộng, nâng cấp cải tạo trụ sở UBND TP.H.C.M có khả năng xóa bỏ dãy nhà cổ theo kiến trúc Pháp tại số 59 - 61 Lý Tự Trọng (Q.1) gây nhiều tranh cãi, vậy tòa nhà này có gì đặc biệt.
Vừa qua, TP.H.C.M đã ra đề án mở rộng, nâng cấp và cải tạo lại trụ sở UBND TP trên mặt bằng hiện hữu, có khả năng đập bỏ dãy nhà cổ theo lối kiến trúc thuộc địa Pháp, xây dựng năm 1860 tại số 59 - 61 Lý Tự Trọng, còn gọi Dinh Thượng Thư (hiện là trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Tài Nguyên - Môi Trường, P.Bến Nghé, Q.1).
Khi đập bỏ, nơi đây sẽ được xây dựng lại tòa nhà mới kết nối với trụ sở UBND TP.H.C.M tạo thành trung tâm hành chính mới. Vấn đề này đã gây nên nhiều tranh cãi giữa các kiến trúc sư, nhà quy hoạch với một số sở - ngành, có nên giữ lại tòa nhà cổ như lưu giữ một phần văn hóa - lịch sử lâu đời của TP.
Các cánh cổng ra vào tòa nhà được thiết kế hình mái vòm
ẢNH: AN HUY
Theo Sở Quy hoạch và Kiến trúc TP.H.C.M, tòa nhà Dinh Thượng Thư được đánh giá có lịch sử lâu đời thứ hai của TP (sau căn nhà của Giám mục Bá Đa Lộc xây năm 1790 đang được bảo quản trong khuôn viên Tòa Tổng giám mục Sài Gòn). Công trình xây dựng với một dãy nhà chính hướng mặt tiền ra đường Lý Tự Trọng và hai dãy nhà hai bên tạo thành hình chữ U ôm lấy khoảng sân ở giữa.
Bên trong có bốn cầu thang gỗ dẫn lên tầng trên, nằm gần cổng ra vào và hai góc của tòa nhà. Tuy nhiên, công trình này hiện không nằm trong danh mục di tích của ngành Văn hóa - Thể thao TP.H.C.M nên thành phố quyết định không bảo tồn.
Trải qua gần 160 năm kể từ thời điểm xây dựng, tòa nhà vẫn khá chắc chắn với các mảnh tường hoa văn thiết kế đẹp mắt
ẢNH: AN HUY
Nếu xóa bỏ công trình cổ xưa Dinh Thượng Thư thì dự án xây dựng mở rộng, nâng cấp trụ sở HĐND, UBND TP.H.C.M sẽ mở rộng hơn 18.000 m2, với diện tích xây dựng hơn 14.000 m2, bốn phía là mặt tiền đường Lê Thánh Tôn - Pasteur - Lý Tự Trọng - Đồng Khởi.
Công trình với tòa nhà 4 tầng hầm, 6 tầng nổi bao gồm các phân khu chức năng của nơi làm việc, tiếp dân, đón khách, thư viện, hội trường, tham quan… Trung tâm điều hành “TP thông minh” sẽ được đặt tại đây, sát với trung tâm thông tin, thư viện để phục vụ công tác truy xuất dữ liệu dễ dàng.
Sảnh đón tiếp khách quan trọng của tòa nhà cũ (khối nhà 86 Lê Thánh Tôn được bảo tồn nghiêm ngặt) vẫn được giữ nguyên. Riêng dãy nhà phía sau và trụ sở các sở Nội vụ, GTVT, TT-TT, TN-MT sẽ được tháo dỡ để xây dựng mới, dự kiến sẽ bố trí 8 cơ quan nhà nước với 95 phòng ban trực thuộc, tương lai có khoảng 1.700 người làm việc.
Tòa nhà vẫn giữ được phần mái ngói đỏ theo kiến trúc thuộc địa Pháp
ẢNH: AN HUY
Theo ghi nhận của Thanh Niên, dù trải qua thời gian dài gần 160 năm nhưng Dinh Thượng Thư vẫn giữ được kiến trúc gần như nguyên vẹn.
Cầu thang gỗ dẫn lên các tầng vẫn chắc chắn, không mục nát; hoa văn trang trí trên tường vẫn được giữ nguyên. Dàn cửa sắt cổng và cửa sổ của tòa nhà thiết kế tinh xảo không bị hoen rỉ theo thời gian. Tuy nhiên, một phần mái ngói đỏ của ngôi nhà đã bị thủng một số chỗ, chưa được khắc phục.
Tòa nhà được thiết kế theo hình chữ U hướng ra đường Lý Tự Trọng
Cửa sổ tòa nhà cũng được thiết kế dạng vòm, với khung sắt còn kiên cố
ẢNH: AN HUY
Tòa nhà có khả năng sẽ được đập bỏ để xây dựng khu phức hợp trung tâm hành chính mới của UBND TP.H.C.M trong thời gian tới
Cầu thang gỗ dẫn lên các tầng của tòa nhà không bị mục nát
Sảnh hành lang bên trong các tầng của tòa nhà Dinh Thượng Thư
ẢNH: AN HUY
Các nóc của tòa nhà đều có ô thông gió vào tòa nhà
ẢNH: AN HUY
Đây là tòa nhà do người Pháp xây dựng năm 1860
Chóp cửa sắt cổng ra vào tòa nhà được thiết kế tinh xảo, đẹp mắt
ẢNH: AN HUY
Việc tháo dỡ hay giữ lại tòa nhà Dinh Thượng Thư vẫn chưa có quyết định chính thức
Ô thông gió đẹp mắt trên phần đỉnh của mái tòa nhà
ẢNH: ĐẬU TIẾN ĐẠT
Một phần hoa văn của tòa nhà
Phần trước của tòa nhà hiện tận dụng làm bãi đậu xe ô tô
ẢNH: AN HUY
Tòa nhà Dinh Thượng Thư được xem là ngôi nhà cổ xưa thứ 2, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - lịch sử của Sài Gòn
ẢNH: AN HUY
Phần mái ngói của tòa nhà bị thủng một số chỗ
ẢNH: AN HUY
ĐẬU TIẾN ĐẠT 3/5/2018
Thanked by 1 Member:
|
|
#109
Gửi vào 28/05/2018 - 21:00
Mùa Phật Đản đi lễ chùa Một Cột tại Sài Gòn
28/05/2018
TTO - Nam Thiên Nhất Trụ, phiên bản Chùa Một Cột danh tiếng ở Hà Nội, đã toạ lạc hơn nửa thế kỷ tại Thủ Đức, TP.H.C.M.
Ngôi chùa được mô phỏng theo này là nơi các thiện nam tín nữ và người dân thường đến lễ chùa bái Phật, nhất là những dịp Mùng 1 và Rằm, đặc biệt là mùa Phật Đản.
Chùa Một Cột ở Thủ Đức cũng trở thành một điểm tham quan quen thuộc của các du khách gần xa.
Nam Thiên Nhất Trụ do Hòa thượng Thích Trí Dũng xây dựng năm 1958, trên đường Đặng Văn Bi, quận Thủ Đức, TP.H.C.M - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Ngôi chùa chỉ cách trung tâm TP.H.C.M tới khoảng 15km - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Tấm bia nói chi tiết về việc hoà thượng Thích Trí Dũng lập nên Nam Thiên Nhất Trụ Tự vào năm 1958 - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Ngay từ cổng đi vào, chùa Một Cột được xây dựng ở giữa lòng hồ Long Nhãn (hồ mắt rồng) rộng khoảng 600m2. Dưới hồ có những đoá sen và cá cùng rùa bơi lội - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Trong khi chùa Một Cột ở Hà Nội được làm từ gỗ lim thì Nam Thiên Nhất Trụ tại Sài Gòn được làm bằng bê tông cốt thép - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Việc xây chùa do công sức của hoà thượng Thích Trí Dũng cùng đệ tử Đức Hiền hiệp sức xây dựng nên từ năm 1958, không quyên góp từ bất cứ ai.
Các kiến trúc từ kèo, xuyên, mái ngói... đến những đường nét hoa văn bài trí cũng như cách bố trí thờ phượng giống như ngôi chùa gốc ở Hà Nội.
Kiến trúc mái chùa Nam Thiên Nhất Trụ giống phiên bản gốc chùa Một Cột tại Hà Nội: chùa ở giữa hồ mang hình dáng như một búp sen lớn vươn lên - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Khách đến lễ chùa - Ảnh: THUẬN KHÁNH
"Đều đặn hàng tháng, cứ ngày Mùng một và Rằm là tôi cùng bạn bè tới đây đặt hoa, khấn vái cầu mong những điều bình an cho gia đình. Khu chùa có kiến trúc rất đẹp và xanh mát nên mỗi lần tới đây là trong lòng cảm thấy thanh thản, nhẹ nhõm", chị Lương Thị Tuyết, quận Thủ Đức chia sẻ.
Trải qua 60 năm mưa nắng của Sài Gòn, ngôi chùa giữ nguyên được kiến trúc như khi xây dựng từ thế kỷ trước. Thi thoảng các mái ngói được đảo lại - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Những hình tượng phật bằng đá được trạm trổ tinh xảo trên phần tường của gian chánh điện trong chùa - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Bên trong khuôn viên chùa có những cây bon sai với phần rễ bao quanh bình gốm rất đẹp mắt - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Bé Trà My (quận 9) vào ngày rằm cùng cha mẹ tới chùa cầu bình an cũng như thư giãn sau thời gian học hành căng thẳng - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Nếu chưa ra Hà Nội tham quan chùa Một Cột lịch sử, thì có thể đến Nam Thiên Nhất Trụ để chiêm ngưỡng kiến trúc của phiên bản ở Sài Gòn - Ảnh: THUẬN KHÁNH
Đang trong mùa lễ Phật đản, ngôi chùa được trang trí với lồng đèn... rất đẹp mắt - Ảnh: THUẬN KHÁNH
THUẬN KHÁNH
Thanked by 2 Members:
|
|
#110
Gửi vào 03/06/2018 - 19:48
Giải mã Hà Hương phong nguyệt sau hơn 100 năm
03/06/2018
Hà Hương phong nguyệt, một trong những cuốn tiểu thuyết quốc ngữ được cho là đầu tiên của Nam bộ do Lê Hoằng Mưu sáng tác theo lối văn biền ngẫu, từng gây ra trận bút chiến dữ dội buộc chính quyền thuộc địa phải tịch thu và cho tiêu hủy. Sau hơn một thế kỷ đã hồi sinh nhờ sự truy tìm ròng rã trong hơn 10 năm của một tiến sĩ văn chương.
Bìa một tập xuất bản trước đây của Hà Hương phong nguyệt và Bìa cuốn Hà Hương phong nguyệt vừa xuất bản
Ảnh: Q.T
Tác phẩm đi sâu vào số phận của nhân vật Hà Hương, một cô gái đẹp nhưng đầy cá tính, chịu ảnh hưởng của lối sống phương Tây. Tình yêu giữa Hà Hương và Nghĩa Hữu, con trai một gia đình giàu có diễn ra khá chóng vánh chỉ sau lần gặp gỡ định mệnh. Nhưng rồi vì thói đam mê cờ bạc của Hà Hương mà hạnh phúc nhanh chóng đổ vỡ. Quá say đắm sắc đẹp của vợ, Nghĩa Hữu không đành lòng xa người đã từng đầu ấp tay gối với mình đến nỗi quên cả Nguyệt Ba - người vợ đẹp và phúc hậu sau này. Vì vậy, khi Nguyệt Ba bị hại, Nghĩa Hữu dù biết là do Hà Hương gây ra nhưng hoàn toàn bị cuốn trong sự say mê sắc dục nên chỉ biết than thân trách phận. Hà Hương chết trong sự hối hận và ghẻ lạnh của chồng. Nghĩa Hữu cuối đời cô độc đến đứa con ruột cũng không thèm ngó ngàng tới ngoài việc chăm bẵm vào tài sản thừa kế.
Vì sao sách bị tịch thu ?
Tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt được in đầu tiên trên Báo Nông cổ mín đàm rải rác thành nhiều kỳ để câu khách. Sau này vì quá hay và báo bán chạy nên tác giả chấp bút tới đời con nàng Hà Hương nhưng rất tiếc phần này vẫn chưa được tìm thấy đầy đủ. PGS-TS Võ Văn Nhơn, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.H.C.M, cất công sưu tầm, chỉnh lý và chú thích tác phẩm, cho biết: “Việc Hà Hương phong nguyệt bị dư luận lên án mạnh mẽ bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm. Trong lúc vấn đề tình dục vẫn được xem là một điều cấm kỵ trong văn chương thì tác phẩm lại tả quá nhiều cảnh nhạy cảm. Những đoạn tình tự trai gái giữa Nghĩa Hữu và Hà Hương, giữa anh Bảy Chà và Hà Hương, giữa Ái Nhơn và Bảy Nhỏ... khá táo bạo so với sự đón nhận của độc giả thời đó. Hà Hương mang nhiều tính xấu: đua đòi, cờ bạc, lợi dụng nhan sắc của mình để quyến rũ đàn ông, biểu tượng cho sự cám dỗ của sắc dục này chưa hề có trong văn học truyền thống nên bị đả kích là điều khá dễ hiểu”.
Các trận bút chiến diễn ra nảy lửa thời bấy giờ còn có sự góp mặt của nhiều nhà văn, nhà báo “máu mặt” như: Nam Kiều - Trần Huy Liệu, Hốt Tất Liệt - Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Chánh Sắt, Cao Hải Để... thậm chí trên Công luận báo số 48, 1928, có ý kiến còn quy kết Lê Hoằng Mưu là “một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam” nên buộc chính quyền thuộc địa Pháp tại Nam kỳ phải ra lệnh tịch thu và tiêu hủy cuốn sách. Vì vậy mà Hà Hương phong nguyệt gần như biến mất khỏi văn đàn.
Hóa giải nhiều bí mật
Tò mò khi nhà nghiên cứu Bằng Giang trong Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 - 1930 nhận xét: “Còn tiểu thuyết (không nói truyện ngắn) thì cũng chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt của Lê Hoằng Mưu đăng báo năm 1912 và in thành sách năm 1915”; nhà văn Nam bộ Bình Nguyên Lộc: “Cuốn tiểu thuyết VN đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện” và sự “hé lộ” của ông Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Sách Xưa&Nay, là có người đã từng yêu cầu ông “làm bất cứ cách nào” để mua hộ quyển sách... đã khiến PGS-TS Võ Văn Nhơn bắt đầu cuộc hành trình vất vả.
Tìm khắp các thư viện lớn trong nước chưa đủ, ông qua Pháp “gõ cửa” tận thư viện quốc gia, nơi lưu bản gốc duy nhất. Sau đó, ông lại sang Mỹ tìm đọc Hà Hương phong nguyệt trên Báo Nông cổ mín đàm ở thư viện gia đình của GS Nguyễn Văn Sâm (nguyên GS Đại học Văn khoa Sài Gòn). Sau khi có được tài liệu, ông nhờ hai chuyên gia chữ Hán - Nôm là Cao Tự Thanh, Đoàn Ánh Loan hỗ trợ. Phần các từ phiên âm từ tiếng Pháp được ông Đặng Thái Minh (Úc) tìm giúp hoàn nguyên để mọi việc trở nên dễ dàng. Nhờ các thông tin về tác phẩm và nhiều công trình như Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 - 1930 của Bằng Giang, Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 do Nguyễn Kim Anh chủ biên, Văn học VN nơi miền đất mới của Nguyễn Q.Thắng, Từ điển văn học (bộ mới), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam (tập 1) do Vũ Tuấn Anh - Bích Thu chủ biên... đều ghi Hà Hương phong nguyệt xuất bản năm 1915 bởi Imprimerie J.Viết, với 5 tập mới được nhìn nhận lại chính xác.
PGS-TS Võ Văn Nhơn cho rằng: “Hiện thực đời sống được miêu tả trong Hà Hương phong nguyệt khá rộng lớn, sinh động về xã hội Nam bộ đầu thế kỷ 20. Một Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Độc đáo nhất là các lễ hội và chuyện khánh thành... chợ ở Sài Gòn được nhà văn miêu tả khá chi tiết sẽ làm thỏa mãn những bạn đọc hiếu kỳ muốn tìm hiểu về Nam bộ xưa”.
Nhờ sự hồi sinh của tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt (do Saigon Books và NXB Văn hóa - Văn nghệ vừa ấn hành), độc giả còn phát hiện ra nhiều ngữ, từ, điển cố, điển tích trước đây thông dụng giờ đã bị mai một theo thời gian: thoảng mảng (thấm thoắt), lăn chà lăn hói (sinh hoạt bừa bãi, lăn lóc bờ bụi), cầm cọng (giữ lại, chỉ việc kéo dài thời gian), đặng (được), đổ bác (cờ bạc), sấp lưng (quay phắt lại), mảng (cứ, chỉ lo tới), gạy (gợi), ba xôi nhồi một chõ (dồn lại, gom lại), tư trùng la miếng (nghĩ cách giăng bẫy), ngỡi (nghĩa), mựa (chớ), vong (quên), bảnh láng (khôn ngoan, nhanh nhẹn), bán đồ nhi phế (nửa đường bỏ dở), chực tiết (giữ tiết để thờ chồng), láng cháng (quanh quẩn bên cạnh), thoàn (thuyền), bữa diếp (bữa trước), vân vi (đầu đuôi mọi lẽ, nhiều chuyện)...
LÊ CÔNG SƠN
Thanked by 2 Members:
|
|
#111
Gửi vào 10/06/2018 - 19:08
Luận bàn về tiểu thuyết đầu tiên của Việt Nam
10/06/2018
Trước đây vì nhiều lý do, không ít vấn đề thuộc lĩnh vực văn học VN đã được các nhà nghiên cứu 'chốt hạ'. Năm tháng qua đi, khi đề cập đến, mọi người cứ noi theo đó, chẳng có ý kiến gì.
Bìa tác phẩm Tố Tâm và Tây phương mỹ nhơn
ẢNH: L.M.Q
Tiểu thuyết đầu tiên là cuốn nào?
Báo Văn Nghệ số 527 tháng 12.1973 từng nhận định về tiểu thuyết Tố Tâm in năm 1925 của Hoàng Ngọc Phách: “Tố Tâm xứng đáng được coi là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của văn học lãng mạn VN thế kỷ 20”; hay: “Trong văn học VN, đóng góp của Hoàng từ lâu đã được định vị. Ông là người cắm cột mốc quan trọng cho trào lưu lãng mạn, cũng là một đại biểu khởi đầu của tiểu thuyết hiện đại VN” (Hoàng Ngọc Phách - đường văn và đường đời, NXB Văn Học - 1996, tr.9).
Thế nhưng, từ năm 1994, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Trung đã phát hiện và công bố quyển tiểu thuyết Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, in tại Sài Gòn năm 1887. Theo ông Trung, đây là “truyện đầu tiên viết theo lối phương Tây”, xem ra vai trò Tố Tâm đã bắt đầu có sự nhìn nhận lại.
Khi văn học miền Nam đầu thế kỷ 20 được nhiều người chú tâm đào xới, tìm kiếm, trong số đó rất đáng kể vai trò của nhà báo Trần Nhật Vy thì tình hình rẽ qua hướng khác. Qua những gì đã công bố trong bộ sách Văn chương Sài Gòn 1881 - 1924 (NXB Văn hóa văn nghệ), ông Vy đặt vấn đề phải chăng Kiếp phong trần in năm 1882 của Trương Vĩnh Ký là “tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên ở VN?”.
Năm 2018, nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn lần đầu tiên công bố trọn vẹn bộ tiểu thuyết Hà Hương phong nguyệt (in 1915) của nhà văn Lê Hoằng Mưu, sau hơn 100 năm “tuyệt tích giang hồ” lại mở thêm một hướng tiếp cận mới.
Theo nhà nghiên cứu Võ Văn Nhơn: “Với dung lượng đáng kể, với hệ thống nhân vật đa dạng, ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật khá đặc sắc, tác phẩm này của Lê Hoằng Mưu xứng đáng là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam bộ, của VN, như Bình Nguyên Lộc, Bằng Giang đã khẳng định” (Hà Hương phong nguyệt - NXB Văn hóa văn nghệ - 2018, tr.12). Tiếc rằng, ý kiến quan trọng này hầu như chưa thấy ai tán thành hay phản đối.
Xét về cách hành văn với phong cách biền ngẫu, câu chữ du dương, nhịp nhàng vần điệu xuyên suốt cả hàng trăm trang sách như: “Miễn là già cứu Nguyệt Ba khỏi nạn. Hữu này, xưa mụ tưởng Nguyệt Ba là đáng, nay mới tường thăm ván bán thuyền, còn Hà Hương là gái chính chuyên, mụ lại tưởng nó ôm duyên đi bán. Con muốn vậy mẹ đâu dám cản”... thì gọi chính xác nhất Hà Hương phong nguyệt vẫn là truyện thơ, một sự nối dài của truyện thơ nôm khuyết danh Lâm tuyền kỳ ngộ, Phạm Công - Cúc Hoa, Chàng Chuối tân truyện, Thạch Sanh, Lưu nữ tướng... Có khác chăng, là hình thức biểu hiện của từng câu thơ không xuống dòng đấy thôi. Do lẽ đó, khi cho rằng đây là tiểu thuyết đầu tiên của VN thì cần phải xem lại.
Phụ nữ việt đầu tiên viết tiểu thuyết
Rồi lâu nay, giới nghiên cứu vẫn cho rằng, phụ nữ Việt đầu tiên viết tiểu thuyết là nữ sĩ Anh Thơ với cuốn Răng đen (1943). Nhưng người vinh dự đảm nhận vai trò tiên phong này là nữ sĩ Huỳnh Thị Bảo Hòa (1896 - 1982) người Đà Nẵng với tiểu thuyết Tây phương mỹ nhơn xuất bản năm 1927. Người trước nhất, có công phát hiện ra văn bản chính là nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân.
Ông Ân đã làm rõ vấn đề mà khi viết lời tựa cho Tây phương mỹ nhơn, cụ Huỳnh Thúc Kháng đã cho biết: “Tiểu thuyết nước ta nay còn đương nẩy chồi mọc mống, trong đám mày râu mới xuất hiện một đôi bản như Quả dưa đỏ, Cảnh thu di hận... còn nữ giới thì thật chưa có. Nay bà đem cái thì giờ quý báu mà làm được bản này, lấy cái học thức sở đắc mà ra công thêu dệt để tự tạo cho thành một nhà văn trong nữ giới, cái công mở núi vỡ đường, thật không những là ngọn cờ tiên phong cho đạo quân nương tử trong làng quần thoa, mà cũng là tiếng trống trên thành, phu nhơn làm một tay nữ tướng quân kình địch cho đám mày râu trong trường văn trận bút. Bạo dạn thật! Khó nhọc thật”.
Vậy đâu là những cột mốc đầu tiên của thể loại tiểu thuyết của VN, từ tác phẩm đến tác giả? Một vấn đề thuộc về văn học sử vẫn cứ mãi “lửng lơ con cá vàng” mà mỗi người nói mỗi phách.
Tháng 4.2018, tại Hội thảo khoa học Ngôn ngữ và văn học Quảng Nam trong xu thế hội nhập, phát triển - lần đầu tiên giới học thuật đưa ra vấn đề: đâu là tiểu thuyết viết cho thiếu nhi đầu tiên ở Nam Trung bộ? Có ý kiến cho rằng, đó là Hai chị em lưu lạc do Imprimerie de Quinhon in năm 1927, ngoài bìa ghi “Tiểu thuyết cho trẻ nhỏ (Roman pour les Petits) - Pierre L. đã dọn”. Theo TS Lê Nhật Ký (Trường đại học Sư phạm Quy Nhơn, tác giả chính là linh mục Pierre Lục (1868 - 1927); và nhấn mạnh: “Lâu nay, chúng ta dường như chỉ biết có Nguyễn Trọng Thuật với tiểu thuyết Quả dưa đỏ (1925) và Nguyễn Văn Ngọc với tập thơ Nhi đồng lạc viên (1928). Với sự bổ sung của Hai chị em lưu lạc, một nhận định về thời điểm xuất hiện của văn học thiếu nhi giờ đây đã rộng rãi hơn nhiều. Điều thú vị là nó được sáng tác và in tại Bình Định, là tiểu thuyết thiếu nhi đầu tiên của văn chương Nam Trung bộ”.
Lê Minh Quốc
Thanked by 1 Member:
|
|
#112
Gửi vào 17/06/2018 - 11:43
17/06/2018
Sáng 16.6 tại TP.H.C.M, Khoa Văn học (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.H.C.M) và Saigon Books đã tổ chức tọa đàm Hà Hương phong nguyệt - Tiểu thuyết chữ quốc ngữ đầu tiên của VN?.
Tọa đàm diễn ra với nhiều tranh cãi gay gắt nhưng thú vị của các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà báo… có uy tín như: Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang, Võ Văn Nhơn, Trần Nhật Vy… xung quanh cuốn sách từng “vang bóng một thời”, mới trở lại sau hơn 100 năm.
PSG-TS Võ Văn Nhơn cho biết: “Trước đây, quyển tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên được xem là Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách xuất bản năm 1925. Nhưng với các phát hiện gần đây, có người cho Truyện Thầy Lazarô Phiền (1887) là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của văn học hiện đại VN, nhưng có người lại cho tác phẩm này chỉ là truyện ngắn. Theo nhà nghiên cứu Bằng Giang, từ Truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản đến Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Thiên Trung, Phan yên ngoại sử tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản phải mất hết 23 năm. Số trang của hai tác phẩm này cộng lại cũng chỉ được 103, chỉ mới đáng kể là truyện ngắn chứ chưa phải là tiểu thuyết. Đến năm 1912, Truyện nàng Hà Hương của Lê Hoằng Mưu đăng trên Nông cổ mín đàm từ 20.7.1912 mới đáng kể là tiểu thuyết”.
Nhà nghiên cứu Trần Nhật Vy đưa ý kiến: “Tiểu thuyết ở miền Bắc chỉ bắt đầu manh nha, có mặt từ thập niên thứ hai của thế kỷ 20. Hà Hương phong nguyệt ra đời năm 1912 và thực sự thành hình hài nguyên vẹn vào năm 1914. Như vậy, nói “Hà Hương phong nguyệt là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam bộ” e rằng quá khiêm tốn, bởi nó là tiểu thuyết dài nhiều tình tiết đầu tiên của VN”.
TS Hà Thanh Vân khẳng định: “Hà Hương phong nguyệt mới là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên về nữ quyền, nhân vật được sống theo bản năng với cách nhìn mới mẻ của tác giả trong vấn đề sắc dục”. Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh cũng cho rằng đây nên xem là cuốn tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của dòng văn học dục tính của Nam bộ. Nhân vật Hà Hương đại diện cho mẫu hình phụ nữ phóng túng về tình dục, sẵn sàng dùng thân xác để đạt mục đích… rõ ràng là sản phẩm của một khu vực có vấn đề về các chuẩn mực xã hội, cả luật pháp lẫn đạo đức.
#113
Gửi vào 01/07/2018 - 12:36
Bài viết trên một mặt giấy
Những con chữ bằng chì dùng in báo ngày xưa
Ảnh: T.L
Thời nay gửi bài đến tòa soạn, bạn đọc có thể dùng email, hay viết tay kín cả hai mặt giấy. Nhưng trước kia cho đến đầu thập niên 1990, những mầm non văn nghệ, hay bạn đọc thường được các tòa soạn nhắn nhủ: “Bài gửi đến tòa soạn xin viết một mặt giấy, viết chữ dễ đọc, đánh máy thì càng tốt cho tiện việc sắp chữ”.
Sắp chữ không cần nhìn
Lúc đó, thuở đang là mầm non văn nghệ, tôi hết sức thắc mắc về chuyện viết bài một mặt giấy vì như thế thì hơi tốn kém. Thời may, tôi có quen một thằng bạn trong xóm thường xưng là thợ typo (thợ sắp chữ) nhà in. Nó kể vanh vách tên, tính tình và diện mạo những nhà văn, nhà thơ tên tuổi trong báo X. thật là oách xà lách. Một hôm, nó đưa tôi vào nhà in nơi có tòa soạn báo X. đóng đô ở đường Phạm Ngũ Lão (Sài Gòn) để xem nó mần việc.
Tòa soạn báo X. ở trên lầu, còn phía dưới là khu của thợ sắp chữ và máy in. Sau nầy tôi được biết, các tòa báo thời trước thường thuê nhà in nằm trong tòa soạn để tiện việc đưa bài và in báo. Khi vào phòng sắp chữ, nó liền cởi ngay bộ đồ “ăn nói”, chỉ còn cái quần cụt và áo thun lá. Tôi thấy nhiều thợ sắp chữ cũng rất là “phong trần” y như nó vì phòng sắp chữ thì nhỏ mà có tới cả chục thợ đang cắm cúi vào cái quầy gỗ đựng các hộc chữ của mình. Tiếng máy in chạy rầm trời, vậy mà tôi được biết có nhiều nhà văn, nhà báo thường viết bài trong tiếng chạy của máy in.
Bàn sắp chữ của thợ typo Tôi tò mò đứng nhìn một ông mặc áo bốn túi - có vẻ là ký giả của tờ báo, từ trên lầu chạy vội xuống đưa mấy tờ giấy bản thảo cho ông sếp của thợ typo. Khi nhận được bài, ông sếp typo liền xé trang bản thảo ra từng đoạn rồi phân cho các thợ sắp chữ đang đứng chờ. Đây là lý do mà bài viết không thể viết trên hai mặt giấy vì một trang giấy sẽ bị xé thành nhiều đoạn nhỏ giao cho nhiều thợ sắp chữ. Thằng bạn tôi khi được giao một đoạn ngắn liền cầm lấy và bắt đầu sắp chữ. Trên bài viết đó, nếu muốn bài viết in chữ nghiêng, chữ đứng, chữ hoa, hay chữ thường; cỡ, kích thước đều được biên tập viên ghi vào bên cạnh bản thảo.
Mỗi thợ typo đứng trước một cái tủ có 120 hộc nhỏ chứa những con chữ bằng chì. Mỗi hộc là một con chữ riêng như a, ă, â… Thợ typo cầm một hộp nhỏ được căn cứ theo diện tích của một hay nhiều cột báo được gọi là “con bò” (có thể đọc trại từ chữ composteur), mắt nhìn vào bài viết, còn tay thoăn thoắt lấy từng con chữ trong hộc ra, sắp vào “con bò” đó. Những thợ sắp chữ “điêu luyện võ công” mắt không nhìn vào hộc chữ mà vẫn sắp chữ ít khi bị lỗi, như các cô đánh máy vi tính giỏi thời nay không cần nhìn vào bàn phím mà tay vẫn gõ thoăn thoắt. Sắp chữ “Báo chí” thì thợ typo lấy chữ từ hộc chữ “B”, rồi đến chữ “á”, nhưng phải xếp chữ từ phải sang trái. Sắp được chữ “Báo” rồi, họ dùng một miếng nhỏ bằng chì, cùng một cỡ với chữ nhưng thấp hơn để xen vào giữa hai chữ “Báo” và “chí” để phân cách ra. Sắp xong một cột báo được phân công, thợ sắp chữ liền lấy dây nhợ cột lại gọi là một bát chữ (paquet). Nếu là bài báo dài thì có thể 5 - 7 bát chữ.
Chữ xấu do nhà in... nghèo
Thằng bạn tôi sắp chữ xong một bát chữ liền lấy tờ giấy báo để lên bát chữ rồi vỗ bài ra đưa cho thầy cò (correcteur) sửa lỗi. Nếu chữ còn mới thì chữ in ra sắc cạnh. Chỉ nhà in giàu mới có thể thay đổi chữ liên tục, còn nhà in nghèo thì vừa thiếu chữ, chữ thì mòn nên khi báo in ra chữ nhòe, xấu vô cùng. Căn cứ theo bản sửa lỗi trên bản vỗ, thằng bạn tôi mới lấy cây nhíp, móc từng con chữ chì sắp lỗi và thay vào bằng chữ khác. Lỗi sắp chữ thường thì do thợ typo lấy nhầm chữ và cũng có lỗi từ bản thảo viết tháu quá, đôi lúc cũng trật chính tả nên các tòa soạn thường yêu cầu bạn đọc viết chữ dễ coi là vậy.
Sửa xong lỗi thì người của tòa soạn xuống chỉ cho thợ đặt các bát chữ, bản kẽm hình (cliché) ở vị trí nào - gọi là “mi” báo (mise en page) thành trang rồi đưa vào máy in cho chạy. Sau này tiến bộ hơn có họa sĩ vẽ ma két trên giấy đàng hoàng, thợ typo căn cứ theo đó mà sắp các bát chữ. Thằng bạn tôi làm nhà in thời báo còn in chữ chì nên khi “mi” các bát chữ xong là có thể đem in được rồi. Lúc đó các bát chữ được in thẳng lên mặt giấy. Rồi nhà in cải tiến làm bản kẽm từ chữ chì nên chữ đỡ mòn hơn.
Đến thời nhà báo viết bài bằng máy vi tính thì nghề sắp chữ đi vào dĩ vãng. Sau này, tôi lại gặp thằng bạn ở một tòa soạn báo, trong vai trò người sắp chữ thời @, nghĩa là nạp dữ liệu, đánh chữ bài vở vào máy vi tính rồi chuyển cho tòa soạn. Thợ sắp chữ bằng máy vi tính thì ngồi trong phòng máy lạnh, không ngộ độc chì như thợ sắp chữ chì trong những phòng sắp chữ chật hẹp với tiếng máy in chạy rầm rập. Ngày xưa, không có thợ sắp chữ thì bài báo có hay đến mấy cũng không thể đến tay người đọc. Chỉ khác nhau là người viết báo thì có tên còn người thợ sắp chữ chỉ làm công việc âm thầm, không tên tuổi.
Sài Gòn và những tiệm đĩa băng
Tôi về VN giữa tháng sáu mùa mưa. Ghé Sài Gòn hai ngày vội vã. Một sáng đi bộ qua Nhà văn hóa Thanh niên, liếc vào điểm đến quen thuộc trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, thấy shop băng đĩa Uyên đã không còn, thay vào đó là cửa hàng 7-Eleven.
Tự nhiên nhớ lại năm 2000 rời VN và vài lần trở về sau đó, đi dọc phố xá Sài Gòn luôn thấy các cửa hàng bán băng đĩa nhỏ to dán poster bắt mắt. Tôi thường đến Vafaco trên đường Hàm Tử mua băng cassette cải lương hay nhạc trẻ một thời của Cẩm Vân, Lê Tuấn, Thu Hà, Thy Nga, Lệ Thu, Thủy Tiên... để mang sang Mỹ nghe trên chiếc xe Corolla cũ mèm mỗi khi đi làm hay đi học. Đâu được vài năm, băng cassette cũ kỹ, đôi khi rè và nhừa nhựa vì dập chìm vào dĩ vãng để đĩa CD lên ngôi, phủ sóng khắp nơi.
Số 82 Hồ Tùng Mậu, cửa hàng Đĩa hát Việt Nam do cô Sáu Liên làm chủ trở thành điểm đến yêu thích của tôi. Cô Sáu phát hành hàng loạt vở cải lương đặc sắc của nhiều nghệ sĩ tiền phong như Phùng Há, Ba Vân, Tư Sạng, hay các giọng ca huyền thoại Thanh Nga, Út Bạch Lan, Út Trà Ôn, Thành Được, Phượng Liên, Bạch Tuyết, Lệ Thủy, Ngọc Hương... Lần nào về tôi cũng mua vài chục đĩa bìa giấy, in tuyệt đẹp, được bà giữ gìn cẩn thận qua bao tháng năm với giá 12.000 đồng/đĩa để chống tình trạng băng đĩa lậu. Muốn xem phim Mỹ, Hồng Kông thì ra Huỳnh Thúc Kháng. Thèm nghe nhạc đỏ hay trẻ, cứ tới Uyên, đứng hàng giờ say mê lựa những đĩa hát từ nam chí bắc, DVD Ngày xửa ngày xưa của Idecaf hay các chương trình live show ca nhạc. Lựa xong ra tính tiền nhiều khi lên tới mấy triệu bạc nhưng vẫn còn mê. Muốn hốt hết mang về bên ấy.
Thời đại kỹ thuật số ập đến như vũ bão. Lớp trẻ bây giờ mua nhạc từ iTunes, Amazon hay nghe qua các trang nhạc miễn phí. Phần lớn ca sĩ VN và thế giới hạn chế phát hành đĩa CD, DVD vì nạn in sang lậu. Nhờ YouTube, những vở cải lương xưa hay băng đĩa cũ được chia sẻ rộng rãi hơn. Có nhiều tuồng quý hiếm, bài hát tìm đỏ mắt tự nhiên giờ xuất hiện. Mừng như bắt được vàng.
Các shop băng đĩa chìm vào dĩ vãng. Uyên giờ không còn nữa. Những cửa hàng trên Huỳnh Thúc Kháng nhường chỗ cho các tiệm điện máy và quán trà sữa tân thời. Buồn nhất là cô Sáu Liên nghe đâu lớn tuổi, trí nhớ không còn như trước nên đóng cửa hàng an dưỡng, cho thuê mặt bằng mở nhà hàng đồ nướng. Hồi trước, Phương Nam Film hay có các buổi bán băng đĩa tồn kho những năm 1990 hay 2000 với giá vài ngàn đồng bạc, nhưng ở xa như tôi thì cũng khó mua được.
Mà dù thay đổi thế nào đi nữa, tôi vẫn giữ thói quen cũ. Mỗi sáng lái xe đi làm luôn mở nhạc giảm stress. Cảm giác lấy từng CD yêu thích, nâng như trứng hứng như hoa vì sợ trầy rồi bỏ vào đầu đĩa, nghêu ngao hát theo từng điệu nhạc, thấy sướng hơn nghe qua iTunes hay YouTube. Không hẳn vì âm thanh đĩa tốt mà bởi bao kỷ niệm thiếu thời ùa về qua từng bài hát, câu ca và những lần say mê đứng giữa Sài Gòn lựa đĩa.
01/07/2018
Thanked by 2 Members:
|
|
#114
Gửi vào 08/07/2018 - 20:26
Thơ bóng đá của Sài Gòn xưa
Lê Minh Quốc
08/07/2018
Thanh Niên
'Trận bóng đá đầu tiên tổ chức tại Sài Gòn vào năm 1905. Đó là cuộc thi đấu giữa hai đội tuyển: Tuyển Sài Gòn và Chiến hạm King Alfred khi chiến hạm này đến thăm Sài Gòn' và 'Đội bóng đá VN được thành lập đầu tiên vào năm 1907 - đội Gia Định Sport'.
Tranh vẽ trận bóng đá trong sách giáo khoa miền Nam trước 1975
ẢNH: L.M.Q
Tài liệu này được trích từ tập sách Những cột mốc 100 năm bóng đá Việt Nam (NXB Trẻ - 2012, tr.14).
Tuy nhiên cũng có tài liệu cho biết trước đó, từ những năm 1896, tại Jardin de la Ville (nay là công viên t*o Đàn) thì hằng tuần thường có một nhóm người nước ngoài tụ tập chơi bóng đá. Với người dân Sài Gòn, trò chơi này ngộ nghĩnh, mới lạ và họ cũng tụ tập hò reo, cổ vũ. Bấy giờ, tên gọi bóng đá chưa ra đời. “Hồi đầu gọi là bóng tròn, phân biệt với bóng bầu dục - đến Sài Gòn rồi khoảng mười năm sau mới lan ra miền Bắc” (SĐD, tr.18).
Hơn 100 năm trước người Việt đã chơi bóng đá
Xét ra, hơn trăm năm trước, người Việt đã làm quen với môn thể thao này. Tất nhiên, với các chàng thi sĩ nước Nam thì từ đây, họ đã có thêm cảm hứng để sáng tác thơ - một đề tài mà trước đó chưa hề xuất hiện. Khi tìm đọc các vần thơ viết về bóng đá, ta nhận ra rất rõ một điều là qua đó, tinh thần thượng võ của người Việt đã có dịp ngợi ca như một cách truyền cảm hứng đến cầu thủ.
Từ năm 1955, nhà thơ Tam Nguyên đã có bài thơ Sân banh, đây là nơi: “Các hội banh hùng dũng khắp hoàn cầu/Không phân biệt màu da và ngôn ngữ”. Câu thơ này cho biết chi tiết ít ai lưu ý, thuở ấy, gọi “hội banh” chứ không gọi “đội bóng” như hiện nay. Và tác giả đã miêu tả các “chiến binh” tung hoành trên sân cỏ thật ấn tượng: “Mang tài ba mong lập được đầu công/Tiếng hoan hô ầm ầm như sấm nổ/Tiếng vỗ tay rào rào như thác đổ/Những chàng trai lồng lộng tựa thiên thần/Chạy theo banh bay nhảy khắp trên sân/Những bắp thịt phồng to trong nắng dội/Những mớ tóc bồng cao trong gió thổi/Mắt mở to lóng lánh ánh thần đăng/Mình lao đi vùn vụt tựa sao băng”. Những câu thơ khỏe khoắn này, hoàn toàn khác với vần điệu vịnh trăng, hoa, tuyết, nguyệt đã quá quen thuộc.
Những danh thủ vượt thời gian
Với các “túc cầu giáo”, họ làm sao không nhớ đến những danh thủ “vượt thời gian” như hậu vệ Trần Hữu Tường (tự Xường), trung phong Phan Văn Tốt, thủ môn Phạm Văn Rạng, huyền thoại Trương Tấn Bửu, thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang… Và, họ đã có thơ ca ngợi các tài năng này, chẳng hạn, tác giả T.N viết về Phạm Văn Rạng: “Thủ môn quốc tế Sài thành/Dẻo dai, vững chắc, khôn lanh, tuyệt vời/Rạng danh tay nhựa một thời/Anh em tín nhiệm mọi người mến yêu”. Do tài nghệ “Bắt banh bay bướm mỹ miều” nên giới mộ điệu kháo nhau lúc trà dư tửu hậu rằng, trong cuộc so tài luân lưu thì cả ba lần Phạm Văn Rạng đều bắt được bóng từ cú sút 11 m của vua bóng đá Pele! Lời đồn thổi, thêu dệt này cho thấy Rạng xứng danh với lời khen tặng “thủ môn số 1 châu Á” của người đương thời.
Về danh hiệu “bàn tay nhựa” trong làng bóng đá nước nhà, còn có thể kể thêm danh thủ Duy Bỉnh Koóng, từng làm mưa làm gió, tung hoành trong các trận đấu quốc tế. Từ năm 1959, nhà thơ Tú Hào đã có thơ ngợi ca: “Ánh nắng mây lướt chim đầu cành/Một ngày khổ luyện biết bao canh/Đèn sáng bóng lăn người bay bổng/Áo quần thấm ướt nhớ thương anh”.
Về trung phong Phan Văn Tốt, hậu vệ Nguyễn Văn Vàng, nhà thơ Đinh Nguyên có thơ ca ngợi: “Tài ba nghệ thuật phô trương/Nhiều pha diễm ảo, cầu trường say mê… Tới lui, lên xuống bất ngờ/Làm cho đối thủ ngẩn ngơ khó lường/Đường thêu vẽ nhiều phương biến ảo/Nghệ tinh vi khéo tạo nên “bàn”/Đang cơn rối loạn hoang mang/Sút tung lưới nghịch, cả đoàn nên danh”. Những vần thơ viết về các danh thủ đã cho thấy sự khâm phục về tài trí, sức lực của người Việt trên sân cỏ.
Có một điều thú vị, thơ bóng đá còn lừng lững đi vào sách giáo khoa dành cho học sinh ở miền Nam. Khi biên soạn sách Tập đọc lớp Nhất (in năm 1969), nhà giáo Bảo Vân đã miêu tả Trận cầu quốc tế, dù “Tuyển thủ nước nhà hơi nhỏ bé/Nếu so cùng cầu tướng ở phương xa” nhưng tại sao vẫn thắng? “Ta tuy bé so đồng lòng cố gắng/Biết nêu cao gương đoàn kết, đấu tranh/Khi giao banh, khi phá lưới, hãm thành/Nên đoạt giải, dù địch to gấp bội”. Tương tự, trong sách Quốc văn toàn thư lớp Nhứt (in năm 1973), nhà giáo Hùng Sơn cũng lý giải: “Quân nhà tuy nhỏ chẳng nhường/Gan lì, nhanh lẹ mở đường tranh phong”.
Đã nói về bóng đá, ta nghĩ ngay đến những con người có thể chất khỏe mạnh, phơi phới yêu đời, có tinh thần thượng võ vì màu cờ sắc áo. Và sức hấp dẫn của trò chơi này đã lôi cuốn niềm say mê, cổ vũ của nhiều hạng người. Ngay cả thi sĩ nổi tiếng từng bầu bạn với “nàng tiên nâu” là Đinh Hùng cũng có lúc hào hứng, nhiệt thành: “Lướt đường banh tung bách chiết thiên ma/Lượn sân cỏ tựa trường xà, mãnh hổ/Nào những lúc nghe trời nghiêng, đất lở/Nào những “pha” ôi quỷ khốc thần sầu/Khi chuyền bay, khi đá sệt, khi “cúp tết”, khi rót đầu/Nghỉ một lúc lâu lâu rồi lại đá/Đá như thế, ai mà không muốn đá/Đá bằng chân mà thiên hạ cúi đầu/Cầu vương làm lệch địa cầu”.
Thanked by 1 Member:
|
|
#115
Gửi vào 26/08/2018 - 06:46
Tôi xa quê hương ở vào tuổi không quá trẻ dại để dễ quên và cũng không quá già để chỉ dành toàn thời giờ cho một điều mất mát, rồi đau đớn. Tôi ở vào tuổi mà khi bước đến vùng đất mới, đời sống đã như lôi tôi đi trong một cơn lốc trên những con đường khác nhau trước mặt, hầu như không ngưng nghỉ. Tôi chóng mặt, nhưng tôi vẫn biết tôi là ai và tôi ở đâu trên quê người, nên những lúc tôi phải ngưng lại để thở là những lúc hồn quê nôn nao thức dậy trong tôi.
Mỗi lần nhớ đến quê nhà là nhớ đến Sài Gòn trước tiên. Sài Gòn không phải là phần đất dành riêng cho người miền Nam nữa, đối với người miền Bắc di cư vào Nam năm 1954, người Trung chạy giặc Cộng năm 1968 thì Sài Gòn chính là phần đất quê nhà đáng nhớ nhất.
Tôi lớn lên, sống cả một thời niên thiếu ở Sài Gòn. Đi học, dậy thì, yêu đương, mơ mộng, làm việc, lấy chồng, khóc, cười rồi chia ly với Sài Gòn.
Tôi nhớ lại hồi bé theo bố mẹ di cư vào Sài Gòn. Ba tôi làm việc ở Nha Địa Chánh, nên từ những căn lều bạt trong trại tiếp cư Tân Sơn Nhất, gia đình tôi được dọn vào ở tạm một khu nhà ngang trong sở của Ba ở số 68 đường Paul Blancy( Hai Bà Trưng,) sau lưng Bưu Điện. Tôi đi học, đi bộ băng qua hai con đường là tới trường Hòa Bình, bên hông nhà thờ Đức Bà. Tôi vào lớp Ba. Ngày đầu tiên cắp sách đến lớp, ma sơ dĩ nhiên là người Nam , hồi đó còn mặc áo dòng trắng, đội lúp đen. Sơ đọc chính (chánh) tả:
Hoa hường phết (phết là dấu phẩy)
Cái tai của con bé con Bắc kỳ không quen với phát âm miền Nam nên “hoa hường” thành “qua tường” và phết thành một chữ nữa. tôi viết: Qua tường phết.
Bài chính tả dài một trang của tôi chắc chắn là ăn một con số 0 mầu đỏ to tướng vì nguyên bài bị gạch xóa bằng mực đỏ lè. Tôi như một người ngoại quốc nghe tiếng Việt. Nhưng tôi học thuộc lòng trong sách thì giỏi và thuộc nhanh lắm. Khi khảo bài tôi được điểm tốt, mặc dù bạn học chung lớp khó hiểu con nhỏ Bắc kỳ đọc cái gì. Ma sơ cứ nhìn sách, nghe tôi đọc làu làu, biết là tôi có thuộc bài. Tôi nhớ một bài học thuộc lòng về thành phố Sài Gòn như thế này:
Sài Gòn vòi nước bùng binh
Này bảng báo hiệu này vòng chỉ tên
Trụ đèn, giây thép, tượng hình
Lính canh, cảnh sát giữ gìn công an
Mặc dầu đường rộng thênh thang
Ngựa xe đi lại luật hành phải thông
Mặc dầu đường rộng mênh mông
Mũi tên chỉ rõ bảng trông dễ tìm
Trần Hưng, Lê Lợi, Chu Trinh…
Trần Hưng là đường Trần Hưng Đạo, Chu Trinh là đường Phan Chu Trinh, viết tắt trong bài học thuộc lòng. Từ bài học đó, tôi hiểu được hai chữ “bùng binh” là gì.
Ngôi trường đó tôi chỉ học hết lớp ba, sau đó Ba Mẹ tôi tìm được nhà ở bên Thị Nghè, tôi được đi học lớp nhì, lớp nhất ở trường Thạnh Mỹ Tây, có rất nhiều bạn cũng Bắc kỳ di cư như tôi.
Kỷ niệm về Sài Gòn tôi nhớ nhất là lần đầu tiên con bé Bắc kỳ tròn xoe mắt, nhìn thấy đồng bạc xé làm hai, nếu chỉ muốn tiêu một nửa. Mua cái bánh, gói kẹo nào cũng chỉ xé hai đồng bạc. Xé rất tự nhiên, tiền mới hay tiền cũ gì cũng xé. Người mua xé, mua; người bán xé để trả (thối) lại. Tôi đã biết bao lần, vào những buổi tối mùa hè, mẹ cho một đồng, hai chị em mua ngô (bắp) nướng của người đàn bà, ngồi dưới chân cột đèn điện trước cửa sở Địa Chánh với cái lò than nhỏ xíu, bán bắp nướng quẹt hành mỡ. Dưới ánh sáng hắt lờ mờ của bóng đèn từ trên cao xuống, cái lò than nhỏ xíu, thơm lừng mùi bắp non. Gọi là lò, thực sự chỉ có mấy cục than hồng để trong một miếng sắt cong cong, bên trên có cái vỉ bằng giây thép, rối tung, những cái bắp được xếp lên đó, bà bán hàng trở qua, lật lại. Đôi khi cũng là một cái lò gạch nhỏ đã vỡ, mẻ mất mấy miếng rồi, không thể kê nồi trên đó, bà hàng mang ra để nướng bắp. Hai chị em đứng líu ríu vào nhau (anh và chị lớn không có tham dự vào những sinh hoạt của hai đứa em nhỏ này), cầm tờ giấy bạc một đồng, đưa ra. Tôi luôn luôn ngần ngừ không dám xé, đưa cho bà bán hàng; bà cầm lấy, xé toạc làm hai, khi tôi chỉ mua một cái bắp. Bà đưa phần nửa tiền còn lại để chúng tôi có thể cất đi, tối mai lại ra mua bắp nữa. Mỗi lần thấy đồng bạc bị xé, tuy không phát ra tiếng động, tôi cũng giật mình đánh thót một cái như nghe thấy đồng bạc của mình bị bể hay bị gẫy. Cảm tưởng như mất luôn cả phần tiền đưa ra và phần giữ lại. Phải mất bao nhiêu lần nhìn đồng tiền bị xé mới quen mắt cái hình ảnh “Đồng bạc xé hai” này và tin là nửa kia vẫn dùng mua bán được.
Bẻ cái bắp làm đôi, tôi với em tôi chia nhau. Ngon ơi là ngon! Bắp dẻo, thơm mùi lửa than, thơm mùi hành mỡ. Chị em tôi ăn dè xẻn từng hạt bắp một. Ăn xong chúng tôi dắt nhau đi tìm ve sầu ở những thân cây me trong bóng tối. Buổi tối ve sầu mùa hạ, chui ở đất lên, bò lên các thân me, lột xác. Chúng tôi bắt những con chưa kịp lột cho vào cái hộp (không) bánh bích quy đã mang theo sẵn, đó là những con ve mới ngơ ngác bò lên khỏi mặt đất, mang về nhà. Thuở thơ dại những trò chơi này là cả một thế giới thơ mộng và đầy hấp dẫn. Chị em tôi mang hộp ve sầu vào giường ngủ, ban đêm những con ve này sẽ chui ra bò lên màn, lột xác. Đêm chúng tôi đi vào giấc ngủ, thì ve chui ra, lột xác xong bỏ lại những vệt dài nhựa thâm đen trên những cánh màn tuyn trắng toát. Khi chúng tôi thức dậy nhìn thấy, chưa kịp dụi mắt tìm mấy con ve, đã thấy mẹ đứng ở ngoài màn với cái chổi phất trần trên tay. Chúng tôi chưa bị roi nào thì đã có bố đứng bên, gỡ cái chổi ở tay mẹ mang đi, trong lúc những cái lông gà trên chổi còn đang ngơ ngác.
Sài Gòn còn cho tuổi thơ của chúng tôi biết thế nào là cái ngọt ngào, thơm, mát của nước đá nhận. Trong sân trường tiểu học của trường Thạnh Mỹ Tây, tôi được ăn cái đá nhận đầy mầu sắc đầu tiên. Một khối nước đá nhỏ, đặt trên một lưỡi dao bào, bào vào cái ly bên dưới, khi đầy ly, ông bán hàng ấn (nhận) nước đá ép xuống, đổ ngược ly lại, lấy cái khối nước đá xôm xốp, có hình dáng cái ly ra. Rắc si-rô xanh đỏ, có khi còn có mầu vàng và mầu xanh lá cây với vị bạc hà nữa. Gọi là nước đá nhận. Học trò trẻ con, bạn thân, sung sướng chia nhau ở sân trường, mỗi đứa mút một cái, chuyền tay nhau. Nước đá nhận, bánh kẹo ở sân trường trong những giờ ra chơi đều được mua bằng đồng bạc xé hai này.
Ba tôi bảo cầm đồng tiền xé hai một cách tự nhiên như thế quả là một điều rất dung dị, xuề xòa, dễ dãi mà chỉ người miền Nam mới có được. Xé tiền mà như xé một tờ giấy gói hàng, giấy gói bánh, như xé một tờ báo. Mảnh xé ra có giá trị lúc đó, mảnh còn lại cũng vẫn còn giá trị sau này. Người Hà Nội cầm tờ giấy bạc rách, thì vuốt cho thẳng thắn lại, có khi lấy hạt cơm dẻo miết lên chỗ rách cho dính vào nhau, rồi cẩn thận gấp lại trước khi cho vào túi. Một thời gian sau, tiền không xé nữa, được thay bằng đồng bạc 50 su bằng nhôm, hình tròn, một mặt có hình tổng thống Ngô Đình Diệm, mặt sau là hình khóm trúc. (Biểu hiệu cho:Tiết Trực Tâm Hư).
Cuộc di cư 1954 đó giúp cho người Việt hai miền Nam , Bắc hiểu nhau hơn. Người Bắc sống và lớn lên ở Sài Gòn ở thế hệ chúng tôi học được cái đơn sơ, chân phương của người miền Nam và ngược lại những bạn học người Nam của tôi cũng học được cách ý tứ, lễ phép (đôi khi đến cầu kỳ) của người miền Bắc. Tôi đã được nghe một người miền Nam nói: Sau 1975 thì chỉ có những người Bắc di cư 54 là đồng bào của người miền Nam mà thôi. Hóa ra những người Bắc sau này ở ngoài cái bọc (đồng bào) của bà Âu Cơ hay sao? Nếu thật sự như thế thì thật đáng buồn!
Sài Gòn đầu thập niên sáu mươi vẫn còn có xe ngựa, đưa những bà mẹ đi chợ. Người xà ích lúc đó chưa biết sợ hãi trên những con đường còn mù sương buổi sáng. Tiếng lóc cóc của móng ngựa chạm xuống mặt đường như đánh thức một bình minh. Tôi nhớ có chỗ gọi là Bến Tắm Ngựa, mỗi lần đi qua, hôi lắm. Sau vài mươi năm xe thổ mộ ở Sài Gòn không còn nữa, chỉ còn ở lục tỉnh.
Sài Gòn với xích lô đạp, xích lô máy, taxi, vespa, lambreta, velo, mobilette là những phương tiện di chuyển mang theo đầy nỗi nhớ. Kỷ niệm thơ mộng của một thời trẻ dại, hương hoa và nước mắt. Sài gòn với những cơn mưa ập xuống thình lình vào tháng năm tháng sáu, tiếng mưa khua vang trên những mái tôn, tắm đẫm những hàng me già, ướt sũng những lối đi vào ngõ nhà ai, Sài Gòn với mùa hè đỏ rực hoa phượng vĩ in xuống vạt áo học trò, với những hoa nắng loang loang trên vai áo bà ba của những bà mẹ là những mảng ký ức ngọt ngào trong tâm của chúng tôi.
Mỗi tuổi đời của tôi đi qua như những hạt nắng vàng rắc xuống trên những hàng me bên đường, như mưa đầu mùa rụng xuống trên những chùm hoa bông giấy. Những tên đường quen thuộc, mỗi con phố đều nhắc nhở một kỷ niệm với người thân, với bạn bè. Chỉ cần cái tên phố gọi lên ta đã thấy ngay một hình ảnh đi cùng với nó, thấy một khuôn mặt, nghe được tiếng cười, hay một mẩu chuyện rất cũ, kể lại đã nhiều lần vẫn mới. Ngay cả vệ đường, chỉ một cái bước hụt cũng nhắc ta nhớ đến một bàn tay đã đưa ra cho ta níu lại.
Âm thanh của những tiếng động hàng ngày, như tiếng chuông nhà thờ buổi sáng, tiếng xe rồ của một chiếc xích lô máy, tiếng rao của người bán hàng rong, tiếng chuông leng keng của người bán cà rem, tiếng gọi nhau ơi ới trong những con hẻm, tiếng mua bán xôn xao khi đi qua cửa chợ, vẻ im ắng thơ mộng của một con đường vắng sau cơn mưa… Làm lên một Sài Gòn bềnh bồng trong nỗi nhớ.
Sài Gòn mỗi tháng, mỗi năm, dần dần đổi khác. Chúng tôi lớn lên, đi qua thời kỳ tiểu học, vào trung học thì chiến tranh bắt đầu thấp thoáng sau cánh cửa nhà trường. Đã có những bạn trai thi rớt Tú Tài phải nhập ngũ. Những giọt nước mắt đã rơi xuống sân trường. Sau đó, với ngày biểu tình, với đêm giới nghiêm, với vòng kẽm gai,với hỏa châu vụt bay lên, vụt rơi xuống, tắt nhanh, như tương lai của cả một thế hệ lớn lên giữa chiến tranh.
Sài Gòn như một người tình đầu đời, để cho ta bất cứ ở tuổi nào, bất cứ đi về đâu, khi ngồi nhớ lại, vẫn hiện ra như một vệt son còn chói đỏ. Sài Gòn như một mảnh trầm còn nguyên vẹn hương thơm, như một vết thương trên ngực chưa lành, đang chờ một nụ hôn dịu dàng đặt xuống.
Sài Gòn khi đổi chủ chẳng khác nào như một bức tranh bị lật ngược, muốn xem cứ phải cong người, uốn cổ ngược với thân, nên không còn đoán ra được hình ảnh trung thực nguyên thủy của bức tranh.
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
TRẦN MỘNG TÚ
Thanked by 3 Members:
|
|
#116
Gửi vào 10/09/2018 - 20:03
Bước nhảy đam mê: Một thời khó quên
10/09/2018
Phát triển mạnh mẽ từ những năm 60 thế kỷ trước, trải qua nhiều thăng trầm, thậm chí có giai đoạn bị cấm nhưng khiêu vũ Sài Gòn vẫn như dòng chảy ngầm len lỏi trong đời sống thị dân.
Nhảy một đêm mất nửa tháng lương
Trước 1975, vũ trường nhiều như cỏ. Từ những CLB khiêu vũ bình dân dành cho giới trẻ: Lướt Gió, Sao Mai, Bambi... đến vũ trường đẳng cấp có đến hàng trăm vũ nữ dành cho giới thượng lưu như: Palace, Queen Bee, Rex, Maxim’s, Thiên Hồng, Tự Do...
Vũ sư, trọng tài quốc gia Vũ Công Thảo, con ông chủ vũ trường Tháp Ngà nổi tiếng trước 1975 kể: “Lương sĩ quan cao cấp lúc đó khoảng 750 đồng. Mua ticket (vé nhảy) khoảng 100 đồng/tiếng. Chàng sĩ quan nào nhảy một đêm ba tiếng đồng hồ cộng tiền “bo” cho vũ nữ nữa là coi như mất nửa tháng lương”.
Thời đó, trước khi học nhảy người nào cũng phải học văn hóa ứng xử trên sàn nhảy: ăn mặc, di chuyển trong sàn nhảy thế nào, lễ nghi mời người nữ ra sao... nếu vi phạm người nhảy lập tức bị mời ra khỏi vũ trường.
Có một thời kỳ sau 1975, những người "lén lút" khiêu vũ mà bị bắt sẽ bị "bêu xấu" như thế này
“Người đến vũ trường thời đó phải thể hiện nét ứng xử lịch sự, văn hóa. Nếu có va chạm với đôi nhảy khác, phải biết nhẹ nhàng xin lỗi và nở nụ cười thân thiện, cho dù không phải do bạn gây ra. Kế tiếp hãy hỏi bạn nhảy mình có bị gì không trước khi vào đôi và tiếp tục khiêu vũ”, Duy Quang, vũ sư nổi tiếng khắp sàn nhảy Sài Gòn thời đó nói.
Điều khá đặc biệt là mặc dù “thả cửa” cho khiêu vũ, nhưng chính quyền thời đó kiểm soát sàn nhảy rất chặt chẽ. Ở các CLB khiêu vũ “bình dân” dành cho giới trẻ, những cô cậu dưới 18 tuổi đừng mơ bước chân vào. Thời gian mở cửa cũng quy định nghiêm ngặt (suất chiều từ 15 - 18 giờ, suất tối từ 19 - 22 giờ).
“Ở các vũ trường dành cho giới thượng lưu chỉ được phép mở cửa lúc 21 giờ và đóng cửa lúc 0 giờ, không có chuyện du di, móc ngoặc, bảo kê của cảnh sát”, vũ sư Duy Quang chia sẻ.
Vũ nữ muốn hành nghề không chỉ trẻ đẹp, nhảy giỏi mà phải được kiểm tra sức khỏe thường xuyên và có giấy chứng nhận sức khỏe. Ngoài ra, các vũ nữ phải thường xuyên được huấn luyện nâng cao, cô nào không đạt yêu cầu sẽ bị loại. Chuyện sử dụng các chất gây nghiện tại đây cũng không hề có, vì cảnh sát “chìm” luôn có mặt để kiểm tra.
Nhảy đầm “lậu”
Vũ sư Duy Quang cho biết, thời cực thịnh của khiêu vũ Sài Gòn khoảng từ năm 1963 - 1970 khi phong trào nhạc trẻ, nhạc kích động cùng trào lưu hippie phát triển mạnh mẽ tại đây. Một số phong cách khiêu vũ cũng thay đổi để phù hợp với văn hóa, phong tục VN và nhiều bước nhảy mới được các vũ sư Sài Gòn sáng tác thêm.
Khi đó, Bước nhảy Sài Gòn đã trở thành thương hiệu mà thế giới cũng biết đến.
Thời này, các sàn nhảy thường sử dụng các bài hát VN hoặc nhạc ngoại quốc nổi tiếng lời Việt làm nhạc khiêu vũ theo thứ tự: pasodoble, rumba, cha cha cha, slow, bebop, tango, boston, valse.
“Pasodoble có tiết tấu vui tươi thường là bài mở màn. Nhảy xong ba điệu pasodoble, rumba, cha cha cha thì không khí vũ trường lắng xuống, nhạc slow nổi lên, những cặp tình nhân dìu nhau trong ánh sáng mờ ảo tình tứ lắm. Sau vũ điệu tình yêu này, đèn màu được bật sáng hơn để nhảy bebop, tango, boston, valse, kết thúc một tour”, vũ sư Công Thảo cho hay.
Sau 1975, khiêu vũ bị cấm vì bị xem là văn hóa đồi trụy và ph.... đ..... Có câu thơ truyền miệng nói lên điều này: Nhảy đầm là thiếu văn minh/Là phản tổ quốc là khinh ông bà.
Vũ sư - trọng tài khiêu vũ quốc gia Vũ Công Thảo nhớ lại: “Sau 1975 cho đến 1983, ở Sài Gòn ai tham gia khiêu vũ sẽ bị công an bắt. Sau đó thì cho mở CLB khiêu vũ thể nghiệm, gọi là “múa đôi” tại Cung văn hóa Lao động và Nhà văn hóa Thanh niên. Ngoài hai nơi này, người Sài Gòn tổ chức nhảy ở chỗ khác bị coi là nhảy lậu”.
Vì thế, các buổi nhảy “vụng trộm” thường được tổ chức nơi hang cùng ngõ hẻm, hoặc một căn nhà nào đó vùng ngoại ô. Dân nhảy lậu lúc đó “vui chơi nhưng không quên nhiệm vụ... canh cửa”, đang say với cú fantasy điệu nghệ nhưng vẫn luôn trong tâm thế sẵn sàng... bỏ chạy. Nhằm qua mắt nhà chức trách lúc đó, phụ nữ ăn mặc xuề xòa, đến nơi tổ chức nhảy “lậu” mới thay đồ đẹp, tô thêm chút son phấn rồi ra sàn nhảy. Cánh đàn ông thì lè phè mang dép lào, áo bỏ ngoài quần, đến điểm hẹn mới rút đôi giày từ túi xách ra mang vào, “đóng thùng” cho nghiêm chỉnh, đúng điệu dân nhảy đầm...
Với dân khiêu vũ thời đó, nhảy “lậu” có cảm giác rất đặc biệt vì cái gì hiếm thì quý, cấm thì thèm, vụng trộm thì hấp dẫn và lén lút thì đam mê. Thậm chí, họ còn cho rằng, nó ấn tượng mạnh hơn là những buổi khiêu vũ công khai sau này.
“Nghèo rớt mồng tơi”
Trên sàn nhảy, vũ sư nhìn rất lịch lãm trong cách ăn mặc, giao tiếp, chinh phục mọi người bởi những cú “phăng” cú “te” đầy kỹ thuật, nhưng ngoài đời ít ai có thể khá lên với nghề này.
Vũ sư Vũ Công Thảo dù nổi tiếng và là trọng tài quốc gia nhưng ngoài giảng dạy ở CLB còn phải chạy xe máy lên tận Biên Hòa (Đồng Nai) dạy thêm để trang trải chi tiêu hằng ngày. “Không vũ sư nào làm nghề một cách chân chính mà có thể giàu được. Thậm chí có những người nghèo rớt mồng tơi”, ông tâm sự.
“Hàng hiếm” của khiêu vũ VN - vũ sư Duy Quang (74 tuổi) cũng cho biết đi dạy khiêu vũ còn không đủ đóng tiền thuê nhà. “Từ khi bước theo nghề, có tiền đủ ăn là may mắn lắm rồi. Nếu nghĩ các vũ sư chân chính, ăn trắng mặc trơn, lịch lãm trên sàn nhảy như tôi kiếm được nhiều tiền là tội lắm”, ông chia sẻ.
Khát khao có hiệp hội khiêu vũ
Khiêu vũ được phép mở cửa trở lại từ năm 1983. Hiện nay, cả nước có hàng trăm CLB khiêu vũ, hàng chục ngàn người tham gia nhưng một hiệp hội khiêu vũ nhằm nâng cao chất lượng và kiểm soát tốt những bất cập vẫn chưa được thành lập.Một thực trạng mà vũ sư, trọng tài quốc gia Duy Quang rất bức xúc đó là những cuộc thi khiêu vũ mua danh, bán giải. Năm 2014, trong một giải khiêu vũ, vũ sư Duy Quang và vũ sư, trọng tài quốc gia Vũ Công Thảo được mời làm ban giám khảo một cuộc thi nhảy. Dù đang ngồi ghế “nóng”, nhưng không chấp nhận “kịch bản” BGK chưa chấm xong mà giải đã có trước nên hai vị vũ sư nổi tiếng này lập tức bỏ về.
“Hoạt động khiêu vũ đang “loạn”. Không ít vũ trường thầy chẳng ra thầy, một bước nhảy đúng đẳng cấp cũng chưa hoàn hảo vậy mà vẫn ôm sô dạy để lấy tiền học viên. Rồi chuyện tai tiếng trên nhiều sàn nhảy cũng đã xảy ra thường xuyên... Phải lấy lại cho bộ môn khiêu vũ một chỗ đứng trang trọng trong lòng công chúng”, vũ sư Duy Quang nói.
QUANG VIÊN
Sửa bởi tuphuongsg: 10/09/2018 - 20:09
Thanked by 2 Members:
|
|
#117
Gửi vào 15/09/2018 - 01:53
SÀI GÒN CUẢ TÔI 50 NĂM TRƯỚC
Ðặt chân tới Sài Gòn năm 1954, lúc ấy tôi là đứa bé 9 tuổi, theo gia đình từ miền Bắc di cư vào miền Nam tự do. Ký ức của đứa bé 9 tuổi hẳn nhiên không thể ghi nhận được gì nhiều; nhưng đứa bé lớn lên và sinh sống tại Sài Gòn từ thuở ấy tới bây giờ, đã giúp tôi dễ dàng gợi dậy trong ký ức, ít nhất là những hình ảnh đậm nét của Sài Gòn, 50 năm về trước.
Ấn tượng về Sài Gòn trong tôi từ lúc ấy tới bây giờ cũng không phai nhạt bao nhiêu, dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Ấn tượng sâu đậm, bởi Sài Gòn những ngày tháng ấy quá mới lạ trong tâm trí tôi, đứa trẻ đã trải qua một đoạn đời ấu thơ tại Hà Nội.
Ðiều đầu tiên tôi nhận biết lúc ấy, tôi nói với cha tôi, là Sài Gòn có vẻ rất Tây so với Hà Nội. Cha tôi bảo, bởi vì một trăm năm Pháp thuộc, Sài Gòn và miền Nam là thuộc địa; trong khi Hà Nội của miền Bắc là bảo hộ.
Cha tôi làm thông ngôn trong quân đội Liên Hiệp Pháp, dạy tiếng Pháp cho các con từ nhỏ; nên tôi nhớ được rành rõ những tên Pháp ngữ đặt cho nhiều đường phố lớn của Sài Gòn lúc ấy. Căn nhà đầu tiên của gia đình chúng tôi khi vào Sài Gòn ở đường Bà Hạt, quận 10. Ðường Bà Hạt là đường phố nhỏ, một đoạn chạy ngang đường phố lớn mang tên Tây, là Lacaze – tức đường Nguyễn Tri Phương.
Vài năm sau, Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho thay thế tên Tây; vẫn giữ lại tên những danh nhân thế giới, dù danh nhân ấy là người Pháp, như Calmette, Pasteur, Alexandre de Rhodes… Những đường phố mang tên Tây, đa số là quan chức Pháp, được thay thế, như: Bonard – Lê Lợi; Charner – Nguyễn Huệ; Galliéni – Trần Hưng Ðạo; De la Grandrière – Gia Long; Catinat – Tự Do; Lacaze – Nguyễn Tri Phương… Tuy nhiên, nhiều năm sau đó, dân Sài Gòn vẫn nói: Ði bát phố Bô-na, Catinat; đi mua hàng ở thương xá Charner…, luôn là gọi tên Tây, cho 3 đường phố đẹp bậc nhất của Sài Gòn.
Phố phường Sài Gòn lúc ấy đa số là những con đường lớn rộng, dài dằng dặc. Và rất nhiều cổ thụ. Ðặc biệt loại cây có tên rất bình dân là cây dái ngựa – tên khoa học là Meliaceae – thân to nổi mấu gồ ghề, tỏa rộng cành lá, bóng mát ngợp đường Lê Ðại Hành, trước mặt Trường Ðua Phú Thọ, quận 11. Hàng cây me xanh mát mắt suốt con đường Gia Long, con đường có bệnh viện Grall do người Pháp lập nên, giữa vườn cây rộng rinh. Rừng cao su bát ngát, chạy dài theo con đường Nguyễn Văn Thoại, từ Trường Ðua Phú Thọ tới ngã tư Bảy Hiền…
Năm tôi còn nhỏ tuổi, cha vẫn dẫn đi chơi mỗi Chủ Nhật. Vào Vườn Ông Thượng, còn có tên Tây là Bờ-rô, sau đó mới gọi tên là Vườn t*o Ðàn; dẫn đi chơi ở Sở Thú-Thị Nghè… Cây trồng ở Sài Gòn phong phú là nhờ công sức của vị giám đốc Sở Thú đầu tiên, người Pháp; ông từng là chuyên viên nghiên cứu về cây trồng ở nhiều nơi trên thế giới; nhất là vùng nhiệt đới ở Phi Châu, có nhiều loại cây thích hợp với thổ nhưỡng Sài Gòn. Những năm sau này, lớn thêm vài tuổi, lại được anh cùng cho đi “bát phố Bô-na,” để thấy rõ Sài Gòn quả là rất Tây; tôi tha hồ thưởng ngoạn vẻ đẹp “Paris” của nó.
Tản bộ trên đường Catinat, từ nhà thờ Ðức Bà tới bến Bạch Ðằng, nhìn ngắm các cửa hiệu sang trọng thời thượng dọc con phố. Và Passage Eden, rất nên gọi là “Hành Lang Ði Bộ,” chính diện nhìn ra đường Catinat. Passage Eden gồm trong đó: bát phố; xem chiếu phim – trong rạp Eden giữa lòng hành lang; mua sắm; ăn kem uống cà phê ăn tối ở quán Givral liền bên… và để ngắm nhìn trai thanh gái lịch, quý ông quý bà Sài Gòn, cũng ở trong đó.
Trai thanh – quý ông thì áo sơ mi quần tây trắng lốp; mũ flechet; giày deux couleurs; đồng hồ quả quít đeo ở dây lưng. Gái lịch – quý bà thì áo dài Lemur-Cát Tường không thua phụ nữ Hà Nội, hoặc vận jupe như “bà đầm”; tay xách porte feuille, chân đi guốc cao gót; tóc búi cao hoặc uốn dợn sóng, cổ đeo kiềng vàng…
Ra vào Passage Eden nhiều lối, ưa thích ra vào lối nào cũng được. Anh tôi dẫn tôi vào lối cửa ở đường Charner, rồi đi vòng qua Bonard, rồi ra cửa Catinat… Rồi chúng tôi ghé hiệu sách Albert Portail – sau có tên là Xuân Thu – sát cạnh đó, toàn là sách từ bên Tây đưa sang, tha hồ mà đọc mà ngắm.
Rồi với bạn học cùng lớp cùng trường Chu Văn An, Trường-Trung-Học-Di-Chuyển-Bắc-Việt (có ghi ở bảng hiệu của trường như vậy, vì trường cũng di cư từ Hà Nội vào Sài Gòn) đi chơi và chụp ảnh lưu niệm Sài Gòn.
Bất cứ buổi sáng Chủ Nhật nào, góc thân thuộc nhất, tập trung nhiều nhất các “bác phó nhòm,” chính là quảng trường trước mặt quán Givral. Mái hiên cong kiều diễm của quán Givral, và con đường Catinat thẳng tắp, với hai hàng cây hai bên chạy dài ngút mắt, đã đi vào không biết bao nhiêu tấm ảnh lưu niệm Sài Gòn. Hoặc những tấm ảnh của cả gia đình, lưu niệm ngày đi mua sắm ở thương xá Charner; buổi dùng bữa cơm Tây ở một nhà hàng Pháp trên phố Bonard…
Những ngôi đền Ấn Ðộ giữa lòng Sài Gòn lúc ấy, cũng đi vào ký ức của đứa bé miền Bắc di cư khá đậm nét. Sao mà Sài Gòn nhiều đền đài của Ấn Giáo, với kiến trúc tinh tế kỳ công đến thế. Những ngôi đền uy nghi tọa lạc ở các con đường Tôn Thất Thiệp-Trương Ðịnh-Công Lý của quận 1, trung tâm Sài Gòn. Người Ấn Ðộ sinh sống tại Sài Gòn khá đông, chỉ không nhiều bằng người Hoa, ở cả một vùng Chợ Lớn. Tôi nghe dân Sài Gòn gọi họ là Chà Và. Sau này tôi mới hiểu, Chà Và là đọc trại từ Java, gọi chung cho người Ấn Ðộ và người Mã Lai; họ thường làm nghề mại bản, quản lý nhà đất, cho vay tiền, làm trung gian giữa người Việt và người Pháp…
Ðường Tôn Thất Thiệp, vào năm 1954 vẫn được xem là một tiểu Ấn Ðộ, với những ông Chà Và cho vay tiền, chủ quán cà ri nị, mở tiệm kim hoàn. Những người Ấn Ðộ gốc ở Bombay thường kinh doanh ngành vải; họ có nhiều cửa hiệu ở đường Catinat, Bonard, Hàm Nghi, Galliéni, và chợ Bến Thành. Từ lâu trước đó, cộng đồng người Ấn Ðộ ở quận 1 còn đông đảo hơn nhiều; đã có một đợt người Ấn Ðộ rời Sài Gòn sang định cư tại Pháp, vào năm 1945.
Có lẽ cái mới lạ, và thấy thân thương nhất, đối với người miền Bắc di cư vào Sài Gòn như tôi, là những quán tiệm bình dân, tiệm Hoa kiều. Hai thứ quán tiệm này khá giống nhau. Buổi sáng tới quán, những ông già Sài Gòn đọc-nhựt-trình, nói chuyện ưa chêm tiếng Pháp, xưng tôi là mỏa (moi); những bà già hút thuốc điếu; những anh tài xe xích lô máy chở cả vợ con trong lòng xe rộng bè, tới quán ăn hủ tíu uống cà phê, xong chở về nhà rồi mới đi chở khách. Một thời gian trong năm 1954-55, khi có xài tiền 5 cắc bằng kim loại; thì tại Sài Gòn, cứ việc lấy giấy bạc một đồng – có hình Nam Phương hoàng hậu – mà xé làm hai, xài một nửa tương đương 5 cắc! Thật là thuận tiện, đơn giản.
Người Sài Gòn-Nam Bộ không cần thiết phải biết tên người mới quen; chỉ hỏi người này là con thứ mấy trong gia đình, để kêu anh Hai, anh Ba… Thân thương biết mấy! Chuyện trò với người Sài Gòn-Nam Bộ, câu chuyện của họ giản dị, rõ ràng, không úp úp mở mở; không bắt người cùng trò chuyện với mình phải chịu đựng sự vòng-vo-tam-quốc, sự rào trước đón sau, như rất nhiều người miền Bắc và miền Trung, trong đó có dân di cư năm 1954 thường như vậy.
Nguyễn Ðạt
Giai Phẩm Người Việt Xuân Đinh Dậu
Thanked by 3 Members:
|
|
#118
Gửi vào 29/09/2018 - 11:14
NGƯỜI SÀI GÒN? LÀ NGƯỜI BIẾT “CHƠI ĐẸP”
* Kể từ sau 30/4/1975 lịch sử xoạc sang trang khác. Hai chữ “chơi đẹp” rơi rụng theo dòng thời gian, rồi ít hẳn trong lối sống hiện nay thì phải?
Ký ức về người Sài Gòn chơi đẹp, trên fb John Pham:
- 1 -
“Lần đầu tiên lên Sài Gòn là để đi thi đại học. Tôi và một thằng bạn thi chung trường nên đi chung với nhau.Ngay sau khi thi xong môn đầu tiên, hai đứa kéo nhau ra quán cạnh trường kêu hai dĩa cơm sườn. Cầm cái muỗng, cái nĩa để ăn cơm dĩa mà cứ lọng cọng. Ăn hết dĩa cơm, uống cạn mấy ly trà đá tự múc ở trong cái xô để ở góc quán, mà bụng vẫn trống không. Ngó quanh ngó quất, thấy bàn nào cũng để một nải chuối, mọi người ăn xong cứ thuận tay bẻ. Thế là hai đứa sáng mắt, chuối này chắc người ta cũng cho không như trà đá. Chỉ một loáng, nguyên nải chuối để trên bàn chỉ còn đống vỏ.
Khi tính tiền, thấy phụ quán cứ đếm đi đếm lại mấy cái vỏ chuối để trên bàn, đâm lo không biết tiền mang theo có đủ trả không. Nhìn hai đứa gom từng đồng bạc để bỏ lên bàn, chủ quán bước lại, nói:
”Thôi, tính hai dĩa cơm thôi. Phần chuối chắc là không biết có tính tiền nên lỡ ăn, chị không tính. Ngày mai ăn có thiếu thì cứ kêu cơm thêm mà ăn, để bụng đói không làm bài được đâu”.
- 2 -
Trong những năm của thập niên 80, có lần tôi thử sức mình với nghề đạp xích lô. Chạy lòng vòng Sài Gòn cả tiếng đồng hồ, ngang qua rạp Quốc Thanh, thấy một đôi nam nữ đi ra, ngoắc lại: “Xích lô!”.
Luồn tay kéo thắng ngừng xe lại, tôi hỏi: “Anh chị đi đâu?”
– Cho ra bến xe Miền Tây. Nhiêu?
Mới lên Sài Gòn tập tành chạy xe kiếm sống, biết bến xe Miền Tây đâu mà cho giá. “Dạ, em mới chạy xe chưa rành đường, anh chị chỉ đường em chở. Tới đó cho nhiêu thì cho”.
Anh con trai nói: “15 đồng mọi khi vẫn đi. Cứ chạy đi, tui chỉ đường”.
Sức trẻ, thế mà vẫn không chịu nổi đường xa, đạp xe chở hai người từ rạp Quốc Thanh đến chân cầu Phú Lâm thì đuối. Tôi mới nói: “Em mới chạy xe, đi xa không nổi. Anh chị thông cảm, đi xe khác giùm”.
Ai ngờ anh con trai ngoái đầu lại, nói: “Tui biết ông đuối từ hồi nãy rồi. Thôi leo lên đằng trước ngồi với bà xã tui. Đưa xe đây tui đạp cho. Tui cũng từng đạp xích lô mà!”.
Thế là… được khách chở, đã vậy đến nơi, anh con trai còn trả tiền đầy đủ, không thèm bớt cắc nào vì thực ra tôi chỉ mới chở được hơn nửa đường.
- 3 -
Hỏi người Sài Gòn về đường sá thật dễ chịu, già trẻ, lớn bé đều chỉ dẫn tận tình. Có nhiều người còn bỏ cả công việc để dẫn kẻ lạc đường đi đến đúng địa chỉ cần tìm.
Có những địa chỉ nhiều người hỏi quá, thế là người Sài Gòn làm một cái bảng đặt bên lề đường, gắn vào gốc cây. Như cái bảng viết trên nắp thùng mốp trên đường Sư Vạn Hạnh: “Bà con nào đi photo thì qua bưu điện bên đường, mé tay phải, 10m. Hỏi hoài mệt quá!”.
Ở Sài Gòn, có nhiều nhà đặt một bình trà đá trước nhà, kèm thêm một cái ly, một cái bảng “nước uống miễn phí”.
Khi bạn đang chạy xe trên đường phố Sài Gòn, nếu có ai đó la lớn nhắc bạn quên gạt cái chân chống, hoặc nhắc bạn nhét cái bóp vào sâu trong túi quần bị lòi ra sắp rớt, đích thị đó là người Sài Gòn!
Bây giờ còn vậy nữa không, nhiều hay ít?
Mà nếu bạn không còn gặp những người như vậy, câu trả lời của tôi là… những người mà bạn gặp đó không phải là người Sài Gòn. Vậy thôi.”
THAY LỜI KẾT
Đây là mẩu chuyện ngắn từ một người tù:
“Năm 1978 khi ra tù, tại ga xe lửa đường Lê Lai, một anh xích lô chạy đến hỏi tui :“Về đâu?”. Tui nói thật, “Mới ra tù, không còn tiền…”. Anh xích lô huơ tay, nói ngay: “Lên đi ông nội, tui chở về. Không có tính tiền đâu“. Làm sao tui quên được câu nói đó…”
Không bị chết cứng bởi quan điểm chính trị chính em gì ráo, người Sài Gòn sống với nhau quan trọng hơn hết là phải biết “CHƠI ĐẸP”.
Hai chữ “chơi đẹp” nghe gọn lỏn, mà hay vô cùng.
Hình như hai chữ “chơi đẹp” đã biến mất khỏi ngôn ngữ hiện nay rồi thì phải?
NGUYỄN CHƯƠNG
Thanked by 4 Members:
|
|
#119
Gửi vào 21/10/2018 - 20:05
Di sản quy hoạch trung tâm hành chính đầu tiên ở Sài Gòn
21/10/2018
Thư viện Quốc gia Pháp hiện còn lưu trữ khá nhiều bản vẽ thiết kế đô thị và bản đồ minh họa quy hoạch từ những năm 1860, 1880 và 1900.
Vị trí Dinh Thượng Thơ và các tòa công sở khác trên tranh minh họa quy hoạch năm 1900
Có thể thấy người Pháp đã phác thảo và hoàn chỉnh quy hoạch khu trung tâm hành chính cho chính quyền Nam kỳ và Sài Gòn ngay từ thời đó.
Kiểu Pháp nhưng kế thừa quy hoạch sẵn có
Khu này bao gồm các đường phố ngày nay là Nguyễn Đình Chiểu (bắc), Nam Kỳ Khởi Nghĩa (tây), Lê Thánh Tôn (nam) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (đông). Trong đó, đại lộ Gouvernement - Chính phủ (về sau, đổi là Norodom, nay là Lê Duẩn) và đường Impériale - Đế chế (về sau đổi là Nationale, nay là Hai Bà Trưng) là hai con đường trung tâm giao nhau thẳng góc, giống như kiểu thiết kế đô thị phổ biến ở Pháp vào thế kỷ 18. Thực tế khu này chính là khuôn viên và nền đất của thành Quy và thành Phụng của nhà Nguyễn, hay nói cách khác người Pháp đã kế thừa và tận dụng ngay quy hoạch của VN sẵn có.
Trong khu này, góc đông bắc, vì là điểm cao nhất và giáp giới với rạch Thị Nghè (thông ra sông Sài Gòn) được chủ yếu dành cho các cơ quan quân sự. Còn đối xứng với nó là góc tây nam được quy hoạch làm nơi đặt các cơ quan đầu não và các sở chuyên môn hành chính.
Khu phố hành chính
Các cơ quan ở góc tây nam, thể hiện trên bản đồ thành phố 1882 và tranh vẽ minh họa quy hoạch Sài Gòn 1990, được bố trí kế cận nhau, bao gồm lần lượt theo chiều kim đồng hồ:
Dinh Soái phủ Nam kỳ (Hôtel des Amiraux-Gouverneur) tồn tại từ 1861 - 1873, là khu vực nhà gỗ xây cất tạm thời. Đây là khu đất lớn nằm giữa đường Taberd (Nguyễn Du) và La Grandière (Lý Tự Trọng). Sau 1873, nền đất chuyển thành nơi xây dựng Trường Taberd (nay là Trường Trần Đại Nghĩa).
Sở Học chánh Nam kỳ, xây dựng khoảng 1880, bao gồm nhiều tòa nhà. Sau 1955 là trụ sở Bộ Giáo dục, hiện tại nền đất xây dựng Vincom Center và tòa nhà mới của Sở Giáo dục - Đào tạo.
Sở Nội vụ Nam kỳ (Dinh Thượng Thơ, tòa nhà thứ nhất xây xong 1865 và tòa nhà thứ hai - 1875, nay là tòa nhà 59 - 61 Lý Tự Trọng).
Sở Công chánh Nam kỳ, xây dựng khoảng 1880. Sau 1955 là trụ sở Bộ Quốc phòng, nay là trụ sở Sở Giao thông vận tải, Sở Tài nguyên - Môi trường TP.H.C.M, số 63 Lý Tự Trọng).
Dinh Thống đốc Nam kỳ (xây xong năm 1890, lúc đầu là Bảo tàng Nông nghiệp, nay là Bảo tàng TP.H.C.M). Pháp đình (xây xong 1885, nay là Tòa án nhân dân TP.H.C.M). Khám lớn (xây xong năm 1890, nay là Thư viện Khoa học tổng hợp). Sở Hiến binh Nam kỳ, xây dựng khoảng 1880, sau 1955 là trụ sở quân cảnh chế độ cũ, nay là doanh trại quân đội, mặt tiền cho thuê làm nhiều cửa hàng, nhà hàng ở 38 Lý Tự Trọng. Thư viện và Lưu trữ Nam kỳ, xây dựng khoảng 1900. Sau 1955 là Viện Khảo cổ, hiện tại là Thư viện KHXH thuộc Viện KHXH Nam bộ, số 34 Lý Tự Trọng.
Sở Địa chính Nam kỳ, xây dựng khoảng 1880 (góc Đồng Khởi - Lý Tự Trọng), nay là một bộ phận của Sở Tài nguyên - Môi trường.
Kho Bạc, Sở Tài chính và Sở Thu thuế, xây dựng khoảng 1880 (nay là hai dãy nhà đối diện nhau trên đường Đồng Khởi hiện là cao ốc Metropolitan và Bảo Việt - bên kia là Sở Văn hóa - Thể thao. Sau 1890, khu vực Sở Văn hóa - Thể thao hiện nay lần lượt biến đổi trở thành Sở Mật thám Nam kỳ, còn gọi là bót Catinat.
Dinh Chính phủ (xây xong năm 1873, lúc đầu là soái phủ và rồi Dinh Thống đốc Nam kỳ, sau 1887 trở thành Dinh Toàn quyền Đông Dương, còn gọi là Dinh Norodom). Sau năm 1955 là Dinh Độc Lập, nay là Dinh Thống Nhất.
Sở Bưu chánh (xây xong 1891, Bưu điện Trung tâm ngày nay).
Đặc biệt, tranh minh họa quy hoạch 1880 cho thấy có một vườn cây phía sau Dinh Thượng Thơ, đó chính là đất để dành làm Tòa thị chính thành phố (chính quyền thành phố ra đời năm 1887 nhưng trụ sở đóng tạm trong tòa nhà Wantai, về sau là tòa nhà quan thuế, nay là tòa nhà hải quan). Sau này, Dinh Xã Tây được khởi công xây dựng từ 1898 nhưng vì thiếu kinh phí mãi đến 1909 mới hoàn thành. Tuy nhiên, qua tranh minh họa quy hoạch Sài Gòn 1900, tòa nhà Dinh Xã Tây đã được thể hiện. Đặc biệt, bức tranh cho thấy giữa Dinh Xã Tây và hai tòa nhà Dinh Thượng Thơ không có hàng rào ngăn cách. Trong thực tế, từ 1864 - 1888, Dinh Thượng Thơ đóng vai trò kiêm quản Tòa thị chính của Sài Gòn.
Như vậy, chỉ trong bán kính khoảng 1 km, tất cả các công thự quan trọng của chính quyền Nam kỳ đều tề tựu bên nhau, có thể đi bộ qua lại dễ dàng. Đây chính là Khu phố Hành chính (Civic District) đầu tiên do người Pháp xây dựng ở VN trên nền thành Gia Định trước đó.
PHÚC TIẾN
Thanked by 2 Members:
|
|
#120
Gửi vào 21/10/2018 - 23:19
Đầu phố ..là một chuỗi cửa hàng bán gà ác hầm thuốc bắc và ngải cứu , thấy một nồi nước to đen như nước nhuôm , và những con gà ác nhỏ đã chín thì để riêng bên ngoài , đang ngần ngại , cô bán hàng giọng ấm phát âm rõ ràng đúng chất Hà nội : mời anh vào quán em đi
Mình nửa đùa nửa thạt nồi nước kia toàn muối với mì chính ( bột ngọt ) ăn vào thì cao máu mà chết
Cô bình tĩnh : thế em mời anh ăn thử xem thế nào , hôm nay em không lấy tiền , anh thấy ngon thì mai quay lại ăn nữa rồi trả tiền .
Hồi mới được thả từ trại tù cải tạo ra , tôi lên xe ôm để nhờ chở về nhà , Anh xe ôm cũng không lấy tiền : tui biết mấy ông mới zìa làm gi mà có tiền , tui chở làm quà chúc mừng ông đó .
Một hôm tôi vào chợ Bến Thành để hỏi mua Cà ry hiệu Anh Hai , một cô mới chỉ , nhưng ngõ ngách quẹo trái quẹo phải lung tung , tháy mình tần ngần , cô bỏ hàng của cô ma dẫn tôi đên tận cửa hàng Cà ry Anh hai .
Má tôi : mỗi khi có an mày đên gõ cửa thì bà lúc nào cũng cho gạo mặc dù nhà nhièu khi thiếu gạo còn phai đi vay nhà hàng xóm : người ta đã đi ăn mày thì mình phải cho chứ con .
Thanked by 5 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
22 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 22 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |