Jump to content

Advertisements




SÀI GÒN: Lịch Sử & Lịch Sự

hòn ngọc viễn Đông

232 replies to this topic

#16 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/09/2016 - 21:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Những KTS tài danh của Sài Gòn trước 1975

24/08/2016 12:50 GMT+7

TTO - Nhiều đánh giá vội vã và sai lầm cho rằng về mặt kiến trúc, Sài Gòn không có các công trình đóng góp vào hướng phát triển một nền kiến trúc hiện đại mang bản sắc dân tộc ở phía Nam.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trụ sở Việt Nam Thương Tín
Tôi không cho rằng đó là cách đánh giá đúng đắn, vì các nhà thiết kế và công trình nêu ra sau đây là minh chứng.
Những tên tuổi lớn
Tên tuổi các kiến trúc sư (KTS) lớn như Ngô Viết Thụ, Nguyễn Hữu Thiện, Phạm Văn Thâng, Nguyễn Quang Nhạc, Trần Đình Quyền, Nguyễn Bá Lăng... với các công trình tiêu biểu như khách sạn Caravelle, dinh Độc Lập, Thư viện Quốc gia, Bệnh viện Vì Dân, chùa Vĩnh Nghiêm... đã được giới kiến trúc cả nước đánh giá là có thể tiêu biểu cho dòng kiến trúc hiện đại nhiệt đới hóa, mang bản sắc Việt.
Ngoài KTS Ngô Viết Thụ ta đã nói nhiều với thiết kế dinh Độc Lập, tôi muốn ghi thêm các văn phòng thiết kế và KTS nổi tiếng khác ở Sài Gòn trước năm 1975. KTS Nguyễn Hữu Thiện là bạn đồng môn với KTS Huỳnh Tấn Phát ở Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông vẫn kiên trì thể hiện phong cách truyền thống trong kiến trúc mới. Nhiều ngôi chùa ở Sài Gòn là tác phẩm của ông.
Công trình đỉnh cao của ông theo hướng tìm tòi, sáng tạo một phong cách kiến trúc mà trong giới kiến trúc gọi là “hiện đại - bản địa”, thể hiện qua công trình hợp tác cùng các KTS Bùi Quang Hanh và Lê Văn Lắm (từng học một thời gian ở Mỹ thuật Đông Dương rồi sang Pháp) là Thư viện Khoa học tổng hợp. Công trình có đường nét hiện đại nhưng khai thác được các môtip trang trí dân tộc, với nào tường hoa, mái nhô, hồ nước, cây xanh...
Công trình này đã kết hợp nhuần nhuyễn được hai trường phái kiến trúc công năng hiện đại phương Tây (các KTS Hanh và Lắm) và đáp ứng yêu cầu khí hậu nhiệt đới, thẩm mỹ dân tộc (KTS Thiện). Tất cả gom lại tạo cho công trình một phong cách độc đáo, gần gũi với người mình nhưng không xa lạ với trào lưu kiến trúc thế giới.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CLB Hải quân, sau này là Văn phòng 2 của Chính phủ - Ảnh: tư liệu
Tuy là một phật tử, KTS Thiện lại từng thiết kế thành công một ngôi nhà thờ Công giáo - nhà thờ Thị Nghè. Nét truyền thống đình chùa thể hiện khá rõ trong tổng thể gồm cửa tam quan, tháp chuông, tiền sảnh và mái. Tháp chuông vút cao, trang trí hoa gió môtip Việt lẫn hai tầng mái đặt trên chóp, kiểu tháp chuông chùa. Mái dốc lợp ngói đỏ cong lên ở đuôi gợi nhớ hình ảnh công trình cổ.
Vào cuối thập kỷ 1950 và các năm 1960-1970, nhóm KTS Nguyễn Văn Hoa - Phạm Văn Thâng - Nguyễn Quang Nhạc nổi tiếng với hàng loạt công trình mới xây dựng theo hướng hiện đại như khách sạn Caravelle, xưởng dệt Vinatexco, Nhà máy giấy Cogido ở Biên Hòa, Ngân hàng Việt Nam Thương tín, Trung tâm văn hóa Idecaf... Văn phòng kiến trúc uy tín bậc nhất Sài Gòn của nhóm này là mẫu mực một công ty thiết kế kiến trúc có hệ thống tổ chức rất tốt, đảm nhận xây dựng nhiều công trình quy mô lớn ở Sài Gòn và khắp miền Nam trước năm 1975, đặc biệt là công trình nhà xưởng và văn phòng.
KTS Nguyễn Văn Hoa là học trò của giáo sư Arthur Kruje, người thiết kế khách sạn Caravelle, nên được ông này giao công việc lại khi quay về Pháp. Các ông Phạm Văn Thâng và Nguyễn Quang Nhạc ở Pháp về cộng tác ở văn phòng này.
Các ông cũng là các nhà giáo kiến trúc tài giỏi, có uy tín, lại chủ trương dứt khoát kiến trúc mới phải theo phong cách kiến trúc hiện đại phương Tây.
Và các ông thật sự đã góp phần đào tạo được một đội ngũ đông đảo KTS Sài Gòn tài năng, bắt kịp thời đại khi thiết kế được nhiều công trình mới không thua kém các KTS phương Tây ở khắp miền Nam thời Mỹ, trước năm 1975.
Kiến trúc bệnh viện và chùa chiền
Lớp KTS nổi danh và trẻ hơn phải kể đến các KTS Nguyễn Bá Lăng và Trần Đình Quyền.
KTS Trần Đình Quyền tốt nghiệp Trường Kiến trúc Sài Gòn. Sau hai năm được tuyển chọn đi Mỹ tham quan ngành kiến trúc bệnh viện, được nhận học tại trường đại học danh tiếng Colombia ở New York.
Trở về nước, ông bắt tay vào lập các đồ án thiết kế mới và đồ án nâng cấp cải tạo, mở rộng nhiều công trình bệnh viện như Bệnh viện Vì Dân (nay là Thống Nhất), Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, Trung tâm Chấn thương chỉnh hình, các bệnh viện Long An, Nhà Bè, Hóc Môn, Nhi Đồng 1, Bình Dân...
Ông chủ trương hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ tốn kém, tạo thông thoáng tự nhiên vừa phù hợp khí hậu nhiệt đới, vừa tiết kiệm năng lượng. Các công trình của ông được đánh giá rất cao về các mặt này. Sau ngày giải phóng, ông vẫn tiếp tục vẽ bệnh viện ở nhiều tỉnh thành cả nước.
KTS Nguyễn Bá Lăng thì đặc biệt nổi tiếng với kiến trúc chùa chiền. Các công trình của ông mang đậm nét dân tộc nhưng kết cấu và bố cục rất hiện đại, tập trung tiết kiệm với việc sử dụng vật liệu địa phương.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thư viện Quốc gia của Sài Gòn cũ, bây giờ là Thư viện Khoa học tổng hợp - Ảnh: tư liệu
Nổi tiếng nhất là ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Ông đã thành công về mặt thiết kế kiến trúc, kết hợp kiến trúc hiện đại và dân tộc. Dùng bêtông cốt thép thay kết cấu gỗ một cách hợp lý, nhất là bộ khung sườn, tạo nên những không gian kiến trúc cao rộng.
Bộ mái, từ diềm đến đỉnh mái, góc mái khai thác các môtip trang trí trong kiến trúc truyền thống với độ tinh xảo, khéo léo và nhuần nhuyễn. Ngôi chùa ngoài nơi thờ Phật với những lớp lang theo bố cục truyền thống, còn kết hợp với chức năng khác của Phật giáo như đào tạo, thư viện, phòng họp, nhà tăng...
Miếu bà Chúa Xứ núi Sam, Châu Đốc, An Giang (cùng với KTS Huỳnh Kim Mãng), Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, cổng lên tháp Chăm Po Kluang Garai ở Phan Rang cũng là những công trình được đánh giá cao của KTS Lăng. Ông từng là giám đốc Viện Khảo cổ Sài Gòn trong nhiều năm, cho đến năm 1975 mới đi Pháp. Tại Paris ông tiếp tục thiết kế chùa và đã xây dựng khá nhiều công trình chùa Phật ở châu Âu.

KTS 
NGUYỄN HỮU THÁI


  • Cao Đình Nhân 15:10 24/08/2016
    Ghi ơn những nhân tài đã làm rạng danh đất Việt!

    Trả lời
  • Nguyên 09:05 03/09/2016
    Các công trình kiến trúc của Sài Gòn trước năm 1975 mang tính hiện đại, nhưng không bê nguyên xi một mô-týp ngoại lai mà chúng ta vẫn thấy ở đâu đó, các công trình thể hiện rõ sự giao thoa hài hòa giữa hiện đại và bản sắc dân tộc.

Sửa bởi tuphuongsg: 06/09/2016 - 21:11


Thanked by 1 Member:

#17 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/09/2016 - 21:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mở hướng đông bắc qua xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa

25/08/2016 12:11 GMT+7


TTO - Xa lộ Hà Nội hiện nay tên cũ là xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, là con đường nối liền TP..... và Biên Hòa (Đồng Nai), được xây dựng từ năm 1957 đến năm 1961 do người Mỹ đầu tư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa xưa và nay - Ảnh tư liệu
“Đà phát triển trong quá khứ, từ thành phố cổ, thường hướng theo phía bắc dọc theo những dải phù sa cổ. Kế hoạch phát triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng này, và bất cứ một kế hoạch thực tế nào nhắm hướng dẫn sự phát triển thủ đô Sài Gòn cũng phải nhận thức rõ những yếu tố này Đồ án Quy hoạch 
bán đảo Thủ Thiêm năm 1972
Con đường này dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ ngã tư Hàng Xanh, kết thúc là giao cắt quốc lộ 1A tại ngã ba Tam Hiệp với Khu kỹ nghệ Biên Hòa.
Một tầm nhìn chiến lược
Xa lộ này được cho là có thể sử dụng làm đường bay quân sự dã chiến nếu sân bay Tân Sơn Nhất có sự cố. Nhiều người còn cho rằng đây cũng là lũy phòng thủ, ngăn chặn sự xâm nhập của quân cách mạng từ hướng chiến khu D miền Đông Nam bộ.
Ngày nay, nhiều người sống tại Sài Gòn đi làm tại Khu công nghiệp Đồng Nai và miền Đông Nam bộ thông qua xa lộ Hà Nội. Các khu dân cư đã mọc lên san sát, hiện đại. Tuyến metro đầu tiên của thành phố cũng được triển khai dọc xa lộ này.
Xa lộ Biên Hòa ra đời đã đẩy Sài Gòn phát triển mạnh về hướng đông như hiện nay. Các vùng, khu công nghiệp mọc lên dọc tuyến đường ở Thủ Đức, Biên Hòa với nhiều ngành nghề như hóa học, mỹ phẩm, cơ khí, luyện kim, vật liệu xây dựng... Nhiều nhà máy, xí nghiệp còn đến ngày nay như Ximăng Hà Tiên, Nhà máy giấy Cogido - An Hảo, Nhà máy dệt Vinatexco, Nhà máy đường Biên Hòa...
Làng đại học Thủ Đức cũng được quy hoạch đưa ra khỏi trung tâm thành phố khi tuyến xa lộ hoàn thành. Đây sẽ là nơi cung ứng nguồn lao động chất lượng cao cho các khu công nghiệp, kỹ nghệ kế cận.
Các khu dân cư dọc tuyến đường cũng được khuyến khích hình thành. Người dân được phân lô, bán nền với giá ưu đãi. Việc xuất hiện các khu dân cư nhằm cung ứng nguồn lao động cho các nhà máy nơi đây.
Nhóm quy hoạch quốc tế Doxiadis
Người Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngay vào giữa những năm 1950 đã dồn sức vào việc xây dựng tuyến đường có lẽ vào hàng hiện đại nhất Đông Nam Á thời đó. Qua đó người ta đã xác định hướng phát triển chính của thành phố là hướng đông bắc, đất đai cao ráo và mở ra miền Đông Nam bộ đầy tiềm năng công nghiệp.
Các hãng quy hoạch tư vấn lớn ở Mỹ vào những năm 1960 đã đồng tình với hướng phát triển đó.
Điển hình là hai đồ án quy hoạch do các công ty rất có tên tuổi trên thế giới lúc đó thực hiện: Quy hoạch chung thành phố Sài Gòn do Công ty Doxiadis Associates - Consultants on Development and Ekistics (Hi Lạp, quốc tịch Mỹ) lập năm 1965 và Quy hoạch phát triển Thủ Thiêm do Công ty Wurster, Bernardi and Emmons (Hoa Kỳ) chủ trì lập năm 1972 thực hiện.
Doxiadis Associates (DA) đứng đầu bởi kiến trúc sư người Hi Lạp Constantinos Doxiadis, là một trong những công ty tư vấn quy hoạch đô thị có ảnh hưởng nhất thế giới vào thập niên 1960. Một trong những công trình quan trọng nhất được hiện thực hóa của DA là thủ đô Islamabad của Pakistan.
Vào đầu những năm 1960, nhóm tư vấn quy hoạch đô thị quốc tế này được mời sang nghiên cứu phương hướng phát triển tương lai cho thủ đô Sài Gòn (của Việt Nam cộng hòa). Doxiadis là nhà lý luận quy hoạch Mỹ nổi tiếng với chủ trương tạo dựng các “trung tâm đô thị động” theo dạng tuyến chứ không hướng tâm hoặc vệ tinh kiểu cổ điển.
Với Sài Gòn, ông chủ trương mở rộng cái lõi trung tâm đô thị về hướng đông bắc, kẹp theo xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa. Thành phố như vậy sẽ phát triển trong không gian giữa hai dòng sông Sài Gòn và Đồng Nai. Sân bay quốc tế đặt ở Biên Hòa, cảng Sài Gòn tập trung ở giao điểm các sông Sài Gòn và Đồng Nai là khu vực Nhà Bè.
Nguồn lực và tài chính vào những năm 1960 đều dồn cho chiến tranh cho nên phương án Doxiadis không thực hiện được. Chỉ khi viễn tượng hòa bình ló dạng vào cuối cuộc chiến, chính quyền Việt Nam cộng hòa cùng người Mỹ soạn thảo kế hoạch kinh tế hậu chiến vào đầu các năm 1970 mang tên “Kế hoạch Lilienthal - Vũ Quốc Thúc”, xác định Sài Gòn là trung tâm phát triển kinh tế toàn miền Nam.
Khu trung tâm thương mại - dịch vụ Sài Gòn sẽ được hoàn thiện cơ sở hạ tầng và nới rộng lên hướng bắc và sang Thủ Thiêm.
Con đường huyết mạch phát triển TP.....
Làm bằng công nghệ Mỹ, hiện đại và đẹp nhất Việt Nam 60 năm trước, xa lộ Biên Hòa từng bị nhầm tưởng là đường băng dự phòng cho máy bay khi Tân Sơn Nhất bị phá hủy.
Nhưng 60 năm trước, Sài Gòn chỉ phát triển nội đô, những con đường ngắn phục vụ đi lại. Các khu sản xuất tập trung ở Tân Bình, Chợ Lớn... không đáp ứng được nhu cầu phát triển “nóng” lên từng ngày của đô thị. Mọi chuyện thay đổi khi người Mỹ cho thi công xa lộ Biên Hòa.
Sau thời Đổi mới, những năm 1990, một nỗ lực quy hoạch vùng đô thị TP..... rất bài bản và đáng trân trọng là phương án định vị vai trò thành phố trong tổng thể vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam bộ.
Đây là một phương án nghiên cứu tổng thể với sự hợp tác giữa Bộ Kế hoạch - đầu tư và Cơ quan Viện trợ của Chính phủ Úc đã hoàn tất vào cuối năm 1996 mang tên “Quy hoạch tổng thể phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, 1996-2010”.
TP..... hiện nay có hàng trăm tuyến đường hiện đại, rộng rãi cho hàng triệu người đi lại. Để kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm khác, thành phố có nhiều tuyến ở cửa ngõ như đại lộ Đông Tây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương, quốc lộ 13, 22...
Phương án nghiên cứu này xác định toàn miền Đông Nam bộ sẽ đô thị hóa nhanh chóng. TP..... với những dịch vụ tiên tiến sẽ góp phần thu hút đầu tư nước ngoài vào các địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An.
Thành phố chẳng mấy chốc sẽ cùng miền Đông Nam bộ biến thành một vùng đô thị cực lớn và hỗn độn rất khó quản lý và phát triển nếu không có một cơ cấu quản lý quy mô cấp vùng.
Kỳ tới: Điểm đến của các nhà thiết kế hàng đầu thế giới
Phương án Thủ Thiêm
Phương án phát triển bán đảo Thủ Thiêm của nhóm quy hoạch WBE (Wurster, Bernardi & Emmons) có trụ sở tại San Francisco (Mỹ) đề xuất việc xây dựng hẳn một khu thương mại - dịch vụ hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế quy mô lớn nhất Đông Nam Á.
Phương án quy hoạch táo bạo và rất tốn kém đó ra đời vào năm 1974, chưa kịp thực hiện thì miền Nam đã được giải phóng.
Phương án quy hoạch này mong muốn biến bán đảo này thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất vùng Đông Nam Á (1974).
Vào đầu thế kỷ 21, việc xây dựng khu bán đảo Thủ Thiêm lại được khởi động lại với phương án quy hoạch Sasaki. Tham vọng là biến nó trở thành một Phố Đông kiểu Thượng Hải.


KTS NGUYỄN HỮU THÁI

#18 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/09/2016 - 21:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tứ đại mỹ nhân nức tiếng Sài Thành hoa lệ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


29/07/2016 11:55 GMT+7

Được mệnh danh là "hòn ngọc Viễn Đông", Sài Gòn xưa không chỉ là vùng đất xa hoa bậc nhất, mà còn nổi tiếng nhiều mỹ nhân "tài sắc vẹn toàn”

Những cái tên như “Nữ hoàng sân khấu” Thanh Nga, “Minh tinh màn bạc” Kiều Chinh, “Kỳ nữ” Kim Cương, “Người đẹp Bình Dương” Thẩm Thúy Hằng, đã trở thành biểu tượng sắc đẹp một thời trong lòng người mộ điệu.
"Người đẹp Bình Dương" Thẩm Thúy Hằng
NSƯT Thẩm Thúy Hằng (SN 1940), được tôn vinh là minh tinh sáng nhất của điện ảnh thương mại miền Nam Việt Nam giai đoạn cuối thập niên 50 đến cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, với số tiền cát-xê khủng lên tới một triệu đồng cho một vai diễn (tương đương 1kg vàng 9999 thời bấy giờ).
Tên tuổi của bà không chỉ nổi tiếng tại Việt Nam mà còn vươn đến tầm minh tinh Châu Á khi 2 lần nhận giải thưởng Diễn viên xuất sắc Á Châu tại LHP Đài Bắc; Ảnh hậu Á Châu trong LHP Á Châu tổ chức tại Hong Kong và Đài Loan năm 1972 - 1974; Nữ diễn viên khả ái nhất tại LHP Mátxcơva và Tasken tại Liên Xô năm 1982… Bà cũng nằm trong danh sách 12 diễn viên sáng giá của kịch nghệ miền Nam.
Thời bấy giờ, hình ảnh của “Nữ hoàng điện ảnh” Thẩm Thúy Hằng thường xuyên xuất hiện trên các bìa báo xuân và lịch tết.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NSƯT Thẩm Thúy Hằng trên một tờ lịch treo tường.
Vai diễn đầu tiên của Thẩm Thúy Hằng là nàng Tam Nương trong bộ phim Người đẹp Bình Dương (1958). Bộ phim này đã giúp bà "một bước thành sao". Bà cũng lập kỷ lục là người đóng nhiều phim nhất trong thập niên 60 và nửa đầu thập niên 70. Sắc đẹp của Thẩm Thúy Hằng dường như làm lu mờ tất cả những gì xung quanh, thậm chí khiến người ta bỏ qua cả tài năng diễn xuất không quá đặc biệt của bà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh chụp Thẩm Thúy hằng tại sân bay trong một lần bà đi lưu diễn.
Thẩm Thúy Hằng còn có vinh dự được mời tham gia nhiều bộ phim hợp tác với Mỹ, Philippines, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản,…
Tuy nhiên, chỉ vì khao khát giữ mãi vẻ thanh xuân, Thẩm Thúy Hằng đã lạm dụng phẫu thuật thẩm mỹ tới mức gương mặt xinh đẹp năm nào đã bị biến dạng hoàn toàn. Sau gần 30 năm tránh né báo giới và công chúng, nhờ sự cứu rỗi của đạo Phật, Thẩm Thúy Hằng đã tự tin xuất hiện trở lại. Dù nhan sắc đã bị tàn phá nhưng phong thái kiêu hãnh của một minh tinh màn bạc năm nào vẫn còn vẹn nguyên.
"Nữ hoàng sân khấu" Thanh Nga
Thanh Nga là một nghệ sĩ cải lương tài sắc nổi tiếng bậc nhất Việt Nam. Bà được mệnh danh là "nữ hoàng sân khấu" của Sài Gòn trước 1975 và mãi mãi là biểu tượng của sân khấu Việt Nam cho đến hôm nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Thanh Nga thời xuân sắc.
Bà tên thật Juliette Nguyễn Thị Nga, sinh năm 1942, quê quán Tây Ninh. Cha của bà là Nguyễn Văn Lợi, mẹ của bà là Nguyễn Thị Thơ, tức bà bâùThơ, Trưởng đoàn hát Thanh Minh Thanh Nga nổi tiếng một thời. Mang trong mình gen nghệ thuật của gia đình, năm 16 tuổi, Thanh Nga đã xuất sắc dành giải Thanh Tâm triển vọng với vai sơn nữ Phà Ca trong vở Người vợ không bao giờ cười. Nhan sắc và tài năng của bà bắt đầu nở rộ từ đây.
Khó có thể liệt kê hết những vai diễn xuất sắc của Thanh Nga trong 20 năm làm nghề ngắn ngủi. Bà luôn được giao những vai diễn anh hùng nữ tướng hoặc mỹ nhân tuyệt sắc. Đó là Bàng Quý Phi (vở Xử án Bàng Quý Phi), Bà mẹ cách mạng (vở Sau ngày cưới), Điêu Thuyền (vở Phụng Nghi Đình), Dương Thái Chân (vở Chuyện tình An Lộc Sơn), Diệu Thiện (vở Ni cô Diệu Thiện), Dương Vân Nga (vở Thái hậu Dương Vân Nga), Trưng Trắc (vở Tiếng trống Mê Linh)...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thập niên 1960-1970, không một người dân Sài Gòn nào không biết đến tên tuổi của Thanh Nga bởi nhan sắc và tài năng nổi trội.
Nhưng khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp và thành công, bất hạnh bất ngờ giáng xuống phận hồng nhan. Thanh Nga bị sát hại cùng chồng ngày 26/11/1978 ngay trước cửa nhà ở đường Ngô Tùng Châu (nay là đường Lê Thị Riêng TP .. ... ....). Sau đó vài năm, dù người ta tuyên bố đã tìm thấy hai kẻ giết người và kết án tử hình, nhưng nhiều năm qua sự thực về cái chết của bà vẫn là một bí ẩn. Bà được Nhà nước truy tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1984.
Minh tinh màn bạc Kiều Chinh
Nổi tiếng ở miền Nam nhưng Kiều Chinh lại là người gốc Hà Nội. Mặc dù nhan sắc không nổi trội như Thẩm Thúy Hằng hay Thanh Nga, nhưng Kiều Chinh gây ấn tượng mạnh với nhiều người bởi vẻ đẹp hiện đại. Điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến phong cách diễn xuất của bà. Và có lẽ, đây cũng là lý do khiến bà là một trong số ít diễn viên Việt Nam được mời tham gia trong một số bộ phim của Hollywood.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà vừa góp mặt trong bộ phim "Đoạt hồn" công chiếu mùa hè qua.
Với vai nữ chính trong phim Hồi chuông Thiên Mụ vào năm 1957, Kiều Chinh đã nhanh chóng trở thành một trong những ngôi sao sáng của làng điện ảnh Việt Nam. Những năm sau này, bên cạnh vai trò của một diễn viên, Kiều Chinh còn kiêm luôn công việc của một nhà sản xuất phim. Những bộ phim do bà đảm nhận vai chính hoặc tổ chức sản xuất luôn nhận được những phản ứng tích cực từ giới chuyên môn và giúp bà giành được khá nhiều giải thưởng quốc tế.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngọc Nữ Kiều Chinh (Bên phải).
Ít ai biết rằng, từng có một bộ phim tài liệu của Mỹ nói về diễn viên Kiều Chinh của Việt Nam. Bộ phim tài liệu này đã từng nhận được giải thưởng Emmy tại Hoa Kỳ.
Tài năng của người phụ nữ gốc Hà Thành này được minh chứng qua những giải thưởng danh giá như giải Thành tựu suốt đời. Hiện, Kiều Chinh đang định cư ở Mỹ nhưng bà vẫn luôn hướng lòng về quê hương. Gần đây, bà cùng một số người bạn nước ngoài đã đóng góp một số tiền khá lớn để xây dựng gần 50 trường học ở Việt Nam.
"Kỳ nữ" Kim Cương
NSND Kim Cương vốn là người bạn thân thiết lâu năm với NSƯT Thẩm Thúy Hằng. Mặc dù cùng bắt đầu theo đuổi sự nghiệp nghệ thuật gần như cùng thời điểm nhưng con đường mà NSND Kim Cương đã trải qua gặp phải không ít gian truân.
Xuất thân trong gia đình có truyền thống nghệ thuật lâu đời, mẹ là cố NSND Bảy Nam nên NSND Kim Cương cũng chịu sự ảnh hưởng rất nhiều từ gia đình. Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã theo gia đình mưu sinh bằng nghề diễn.
Khác với người bạn thân Thẩm Thúy Hằng, tên tuổi NSND Kim Cương gắn liền với sân khấu kịch nói hơn là điện ảnh, mặc dù bà cũng tham gia đóng phim không ít. Rất nhiều vai diễn để đời của bà là những nhân vật đã từng lấy nước mắt của đông đảo khán giả nhiều thế hệ. Đặc biệt, phần lớn các tác phẩm đó do chính NSND Kim Cương viết kịch bản. Vì vậy, bà đã được sách kỷ lục Việt Nam ghi nhận là “Nữ nghệ sỹ viết nhiều kịch bản kịch nói nhất Việt Nam”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ngay từ khi còn nhỏ, bà đã theo gia đình mưu sinh bằng nghề diễn.
Được mệnh danh là “kỳ nữ” của làng sân khấu kịch nói miền Nam lúc bấy giờ, NSND Kim Cương không chỉ thu hút khán giả bằng tài năng diễn xuất mà còn bởi nhan sắc mặn mà. Hàng loạt vở kịch mang đậm dấu ấn của Kim Cương như: Lá sầu riêng, Trà hoa nữ, Lôi Vũ, Bông hồng cài áo…
Ngoài ra, bà cũng là người cùng góp mặt với cô bạn thân Thẩm Thúy Hằng trong bộ phim nổi tiếng Tứ quái Sài Gòn vang bóng một thời.
NSND Kim Cương từng đi tu nghiệp Bulgaria ngành đạo diễn. Hiện bà đang là Phó chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật, trẻ em khiếm thị, trẻ em mồ côi TP .. ... ...., Ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Văn hóa và Nghệ thuật TP .. ... .....
Kim Cương có một cuộc hôn nhân ngắn ngủi vì chồng mất sớm, bà ở vâỵ nuôi con cho đến lúc về già. Đến nay, bà đã từ bỏ ánh đèn sân khấu để chăm lo cho công tác thiện nguyện với trẻ em thiệt thòi.
Thời trẻ, Kim Cương không phải chịu cảnh hồng nhan đa truân như các nữ nghệ sĩ khác bởi tính cách mạnh mẽ, cương quyết và lúc nào cũng đứng mũi chịu sào. Sự kiện ồn ào nhất và cũng tươi đẹp nhất của Kim Cương có lẽ là mối tình đơn phương mà thi sĩ Bùi Giáng dành cho bà suốt 40 năm. Nhà thơ "điên" đã viết ra những áng thơ tuyệt tác dành tặng cho mối tình trong mộng của mình là Kim Cương từ lúc còn thanh niên cho đến tận khi qua đời.
Hồng Nguyễn

Thanked by 1 Member:

#19 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2016 - 21:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện ít biết về Sài Gòn xưa: Đội banh đầu tiên của người Việt

06:55 AM - 06/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo tư liệu nhiều nguồn, trận đá banh chính thức được coi là đầu tiên ở VN là giữa đội banh của tàu Anh H.M.S King Alfred đang viếng Sài Gòn năm 1905 và đội banh địa phương gồm các cầu thủ Pháp, Việt.




Qua những tài liệu báo chí ở Singapore như tờ The Straits Times hiện còn lưu trữ ở Thư viện quốc gia Singapore thì những bài tường thuật về hoạt động của các tàu Anh quốc đến viếng cảng Sài Gòn năm 1907, 1908, 1909 và 1910 trong đó có các trận đá banh với nhiều chi tiết lý thú.
Những bài báo này cho thấy hoạt động thể thao ở Sài Gòn trong giai đoạn vào đầu thế kỷ 20 trong đó có đá banh (túc cầu), chơi banh bầu dục (rugby). Tờ Straits Times cũng cho biết trong một trận banh bầu dục năm 1908 chính thức được coi như đầu tiên ở VN thì trọng tài là ông Breton, người mang đá banh vào VN trước đó (năm 1906) và là chủ tịch của Cercle Sportif Saigonnais.
Đội banh ngôi sao Gia Định
Đội banh người Việt đầu tiên được thành lập là Gia Định Sports vào năm 1908. Đội này do ông Ba Vẽ thành lập, sau đó ông Nguyễn Phú Khai thay ông Ba Vẽ làm hội trưởng. Lúc này có các cầu thủ như Paul Thi, Huyện Thơm, Louis Gồng, Lucien Hộ, Mùi, Pierre Đại (thủ môn). Paul Thi cũng là tay quần vợt nổi tiếng như các ông Chim và Giao. Sau đó không lâu, Gia Định Sports sáp nhập với Hội banh Étoile Bleue (Ngôi sao Xanh), do ông huyện Nguyễn Đình Trị sáng lập, thành Étoile de Giadinh (Ngôi sao Gia Định).
Như vậy có thể nói 3 ông: Ba Vẽ, Nguyễn Phú Khai, Nguyễn Đình Trị được coi như là những người sáng lập ra nền đá banh ở VN. Sau đó một tổng cuộc gồm các hội đá banh của người Việt được thành lập gọi là Cercle Sportif Annamite và ông Nguyễn Đình Trị được bầu làm chủ tịch (giống như Cercle Sportif Saigonnais do ông Breton người Pháp thành lập).
Hội banh Ngôi sao Gia Định có sân vận động trước lăng ông Lê Văn Duyệt. Chẳng bao lâu trong mùa giải các hội năm 1917, Ngôi sao Gia Định đã đá thắng đội Cercle Sportif Saigonnais 1-0. Năm 1923, Ngôi sao Gia Định đoạt chức vô địch giải vô địch Nam kỳ (Championnat de Cochinchine). Đây là lần đầu tiên một đội banh VN đoạt giải này, hơn hẳn các đội của người Pháp.
Từ đó Ngôi sao Gia Định được coi là một trong “tứ hùng” gồm hai đội VN và hai đội Pháp là Stade Millitaire, Cercle Sportif Saigonnais, Saigon Sport và Ngôi sao Gia Định. Sau này Cercle Sportif Saigonnais và Cercle Sportif Annamite lập ra ủy ban liên câu lạc bộ gọi là Commission Sportive Interclubs (C.S.I) để tổ chức các giải như giải vô địch Nam kỳ.
Ngôi sao Gia Định đã đoạt chức vô địch Nam kỳ trong các năm 1932, 1933, 1935, 1936. Lúc này có rất nhiều hội đá banh hoạt động mạnh như Cercle Sportif Saigonnais, Commerce, Sport Govap, Union Sportive Cholonaise, Sport Khánh Hội, Hiệp Hòa Victoria.
Ngôi sao Gia Định giải tán vào năm 1954, các cầu thủ gia nhập vào các đội AJS (Association de la Jeunesse Sportive) và Cảnh sát. Cuối thập niên 1950, nhiều đội banh nổi tiếng trước đây ở Sài Gòn - Chợ Lớn dần biến mất hay sáp nhập với các đội banh có nhiều tài chính hơn thuộc các cơ sở thương mại hay cơ quan chính quyền như đội Tổng tham mưu, Việt Nam thương tín, Cảnh sát, Quan thuế...
Trong thời gian này, môn thể thao đá banh có nhiều cầu thủ ưu tú: Rạng thủ môn, Ngôn 1 tiền vệ, Tam Lang hậu vệ và thủ quân.
Bóng đá và... cải lương
Báo Écho Annamite số ra ngày 22.5.1925 đã đăng bài tường thuật về trận đá banh giữa Ngôi sao Gia Ðịnh và đội banh tàu Anh quốc S/S Oanfa. Trận banh này đạt con số kỷ lục khán giả xem: hơn 5.000 người. Nếu so sánh với dân số Sài Gòn lúc bấy giờ là khoảng 100.000 người thì có hơn 5% dân số đã đến xem trận đá banh của đội tuyển người Việt giỏi nhất ở Sài Gòn với đội banh người Anh. Đông đến nỗi khán giả ngồi đến tận lằn ranh ở hai bên sân.
Các trận banh cũng là phương tiện gây quỹ xã hội hay cứu giúp nạn nhân thiên tai. Trận banh giữa hai đội Ngôi sao Gia Định và Victoria Sportif ngày chủ nhật 26.9.1926 từ 16 giờ 30 đến 17 giờ 30 ở sân Maurice Long (t*o Đàn) để cứu trợ nạn lụt ở Bắc kỳ. Hội Thể thao Gò Công (Gocongnais Sportif) cũng tổ chức trận đá banh ngày chủ nhật 3.10.1926 từ 16 giờ 30 - 17 giờ 30 ở sân banh của hội giữa hai đội banh Bentre Sport và Gocongnais Sportif để gây quỹ cứu trợ thiên tai ở Bắc kỳ.
Buổi gala của các hội thể thao thường có trình diễn cải lương, một hình thái sân khấu văn nghệ mới bắt đầu phát triển và ưa chuộng ở Nam kỳ. Các đoàn cải lương cũng tổ chức những chương trình gala để lấy tiền lời đưa vào quỹ ủng hộ các đội banh.
Chẳng hạn đoàn Phước Cương đã tổ chức “grande soirée de gala” ở rạp Modern Cinéma tối 1.5.1927 với sự góp mặt của cô Năm Nhỏ và cô Năm Sa Đéc, tiền lời đưa vào quỹ cho đội banh Étoile de Giadinh, theo báo L’Ère Nouvelle, 29.4.1927. Hay sau đó, năm 1966, trước khi đội tuyển miền Nam VN sang Malaysia dự Cúp Merdeka, đoàn cải lương Dạ Lý Hương đã mời đội tuyển đến xem cải lương tại rạp Quốc Thanh ở đường Võ Tánh (nay là Nguyễn Trãi). Đây cũng là khởi đầu cho mối tình giữa Bạch Tuyết và Tam Lang...

Nguyễn Đức Hiệp
(Trích từ Sài Gòn - Chợ Lớn: Ký ức đô thị và con người, NXB Văn hóa - Văn nghệ)

Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)

Trần Quang Dinh
- 06/08/2016
* Nhắc thì có nhớ. Trước 75, TÚC CẦU MIỀN NAM VIỆT NAM với nhiều tên tuổi như Tam Lang, Dương Văn Thà, Hồ Thanh Chinh, Phạm Văn Rạng, Đỗ Thới Vinh, Nguyễn Văn Ngôn, Nguyễn Văn Mộng,... Họ đã đạt những thành tích rất ấn tượng. Vô địch Giải Merdeka ( thắng Miến Điện 1- 0 ở Mã Lai do công của Phạm Huỳnh Tam Lang. Hạng 4 Á Vận hội 1956. Huy chương Vàng Đông Nam Á vận hội 1959 do chính Hoàng tử Xiêm ( Thái ngày nay ) trao tặng cúp trên san vận động. ...... Và đúng như tác giả viết, Bóng đá & Cải lương đã có mối lương duyên tình cảm từ cầu thủ & nghệ sĩ. Một thời tự hào về các danh thủ bóng tròn nước nhà,....
69 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 16/09/2016 - 21:03


#20 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 26/09/2016 - 21:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Bến Thành ai cũng biết cũng có chuyện ít người biết

25/09/2016
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Chợ Bến Thành có lẽ không ai không biết dù có thể chưa có dịp ghé thăm. Nhưng ngôi chợ này vẫn có nhiều điều có lẽ ít người biết đến như từng có cầu vượt đầu tiên, từng mang tên chợ Quách Thị Trang…

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu nổi 1 trước chợ Bến Thành trước 1975, sau thấy không hiệu quả (ít người đi) chính quyền Sài Gòn lúc ấy đã phá bỏ - Ảnh tư liệu
Từ những thập niên đầu thế kỷ 18, trên vùng đất Sài Gòn, phủ Gia Định xưa đã hình thành các khu chợ buôn bán như: chợ Điều Khiển, chợ Tân Kiểng, chợ Nguyễn Thực…
Đặc biệt khu chợ Lớn của người Hoa được hình thành trong khoảng năm 1679 đến năm 1731 là một khu vực buôn bán sầm uất thời bấy giờ.
Kế đến là chợ Bến Thành nằm trên vàm Bến Nghé - sông Sài Gòn, gần thành Gia Định. Tên gọi chợ Bến Thành bắt nguồn từ vị trí này của chợ.
Năm 1913, chợ Bến Thành bị giải tỏa, nhà lồng chợ nhường lại cho Tổng nha Ngân khố, nay là Kho bạc Nhà nước nằm trên đường Nguyễn Huệ, quận 1.
Khu vực chợ mang tên chợ Cũ nằm ở góc đường Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi hiện nay vốn là chợ Bến Thành trước đây.
Tòa Bitexco Financial Tower xây dựng từ năm 2004 đến năm 2014, cao 262m, gồm 68 tầng, là tòa nhà cao nhất ở TP..... hiện nay, tọa lạc ngay vị trí trung tâm chợ Bến Thành cũ (gồm Kho bạc nhà nước phía trước, sau là tòa nhà Bitexco Financial Tower).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cửa Nam - cửa chính chợ Bến Thành năm 1965 (lúc ấy mang tên chợ Quách Thị Trang, một học sinh yêu nước ngã xuống trước họng súng của chính quyền Ngô Đình Diệm năm 1963) - Ảnh tư liệu
Chợ Bến Thành mới
Chợ Bến Thành mới được xây dựng ở một vị trí rộng rãi hơn, gọi là chợ Bến Thành mới hay chợ mới Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Bến Thành lúc mới khai thị tháng 3-1914 - Ảnh tư liệu
Trước mặt chợ Bến Thành là công trường Quách Thị Trang - trước kia là cái ao sình lầy gọi là Bồ-Rệt (Marais Boresse) do viên xã Tây lúc ấy (tức thị trưởng) tên Eugène Cuniac cho lấp năm 1912 và xây chợ Mới Sài Gòn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ao Bồ Rệt (Boresse) trước chợ Bến Thành hiện nay - Ảnh tư liệu
Lúc đầu gọi là bùng binh Cu-nhắc (Rond - point Cuniac) rồi lần lượt đổi tên là công trường Diên Hồng và nay là công trường Quách Thị Trang.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Bến Thành những năm đầu tiên với bùng binh Cu-nhắc (Rond - point Cuniac) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Bến Thành năm 1921, 7 năm sau ngày khai thị - Ảnh tư liệu
Cửa chính của chợ Bến Thành là cửa Nam, rất phù hợp với tiêu chí mở cửa chính trong kiến trúc Việt: Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam.
Mặt Bắc chợ mới là đường D’Espagne (nay là đường Lê Thánh Tôn). Mặt Tây chợ mới là đường Schroeder (nay là đường Phan Chu Trinh). Mặt Đông chợ mới là đường Viennot (nay là đường Phan Bội Châu).
Theo văn bản chính thức, tin đăng trên báo Le Nouvellistecochinchinois ngày 31-3-1914 thì dự án xây cất chợ trong quá trình từ năm 1894, nhưng mãi đến năm 1913 mới thực hiện.
Chi phí xây cất chợ Bến Thành mới tổng cộng là 975.000 quan Pháp. Nhà thầu xây dựng chính chợ mới là Công ty hỗn hợp Brossard và Mausin (về sau giải thể, thành Công ty gạch bông Thanh Danh ở đường Cống Quỳnh).
Chợ Bến Thành mới xây xong làm lễ khai thị vào lúc 17g ngày 28-3-1914 và diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30-3-1914.
Lễ khai thị chợ Bến Thành mới được các giới hưởng ứng, đặc biệt là người Hoa đang nắm nhiều sạp trong chợ.
Lễ khai thị được báo chí thời đó gọi là Tân Vương Hội. Ngày khai thị có khoảng 100.000 người tham dự, có cả dân từ các tỉnh đổ về.
Lễ khai thị được tổ chức linh đình, có xe hoa diễu hành và nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm… Trong đó có cuộc gia đấu quyết tử giữa người và hổ mà ai ai cũng phải thán phục!
Chợ Bến Thành có 16 cửa
Chợ Bến Thành có 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Từ cửa Nam đến cửa Bắc của chợ dài 136m. Từ cửa Đông đến cửa Tây của chợ dài 96m. Đường chữ thập của chợ rộng 5m. Từ cửa Nam xuống Bắc của chợ có 22 hẻm. Từ cửa Đông xuống cửa Tây có 9 hẻm.
Cửa Nam là mặt tiền (cửa số 1) của chợ Bến Thành hướng ra công trường Quách Thị Trang. Phía Nam chợ Bến Thành ngoài cửa Nam còn có cửa số 2, cửa số 16.
Điểm nổi bật nhất của cửa Nam đó chính là tháp đồng hồ. Tháp đồng hồ có ba mặt. Tháp được xây dựng theo kiến trúc kiểu Pháp. Phía dưới tháp đồng hồ, ở mặt tiền, có ba chữ “CHỢ BẾN THÀNH”.
Phần trên của tháp, bên trong trước đây là phòng phát thanh của Đài truyền thanh quận 1 mà tôi là một trong những thành viên từng trực tại đây để đọc những bài phát thanh hằng ngày, cung cấp tin tức và các thông báo cần thiết cho tiểu thương và khách đi chợ sau năm 1975.
Từ những năm 2000, nơi đây trở thành văn phòng ban quản lý chợ, có thiết lập thêm một trang thờ Thần chợ đáp ứng nhu cầu tâm linh của giới tiểu thương ở chợ. Bên dưới tháp là cửa chính vào chợ, gọi là cửa Nam.
Cửa Bắc (cửa số 9) của chợ Bến Thành nằm trên đường Lê Thánh Tôn.
Cửa Tây (cửa số 5) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Chu Trinh. Phía Tây chợ Bến Thành ngoài cửa Tây còn có cửa số 3, cửa số 4, cửa số 6, cửa số 7, cửa số 8.
Cửa Đông (cửa số 13) của chợ Bến Thành nằm trên đường Phan Bội Châu. Phía Đông chợ Bến Thành ngoài cửa Đông còn có cửa số 10, cửa số 11, cửa số 12, cửa số 14, cửa số 15.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Bến Thành trong đêm dịp kỷ niệm 100 năm khai thị (1914-2014) - Ảnh: Thuận Thắng


Trả lời


Minh 17:26 25/09/2016
Các công trình Pháp xây từ chợ, biệt thự, đường xá... tồn tại qua nhiều thế kỷ, còn nước ta mới làm đường, xây nhà chưa tới 5 năm đã lún, ngập. TPHCM mau nghĩ cách tạo điều kiện cho các nhân tài về đây làm việc.
  • THÍCH 142

Sửa bởi tuphuongsg: 26/09/2016 - 21:58


Thanked by 3 Members:

#21 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 27/09/2016 - 07:33

Sài Gòn quyến rũ, bình dị qua bộ ảnh đường Catinat - Đồng Khởi xưa
Trong quyển “Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca” (NXB. Đinh Thái Sơn, Sài Gòn, 1909), nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Việt Nam thời Pháp thuộc Nguyễn Liên Phong đã mô tả đoạn đầu đường Catinat (sau đổi tên thành Tự Do, và Đồng Khởi ngày nay) vào đầu thế kỷ 20 như sau:

"Nhứt là đường Ca-ti-na,
Hai bên lầu các, phố nhà phân minh
..Máy may mấy chỗ quá nhiều,
Các tiệm tủ ghế dập dều phô trương
Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương [đan]
Đồ thêu, đồ chạm trữ thường thiếu chi
..Nhà in, nhà thuộc, nhà chà,
Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son"

Theo nhiều tư liệu thì Catinat được xem là con đường xưa và nổi tiếng nhất Sài Gòn. Đây cũng là con đường đầu tiên được thiết lập khi Pháp quy hoạch lại thành phố sau khi chiếm được và phá thành Sài Gòn. Còn được gọi là “Rue no. 16” lúc ban đầu cho đến khi là con đường được tráng nhựa đầu tiên, đường Catinat nhanh chóng trở thành trung tâm sinh hoạt thương mại của thành phố.

Sau khi các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng (đường xá, xe lửa), công sở, cơ quan hành chánh và thương mại được thống đốc dân sự Le Myre de Vilers (1879 - 1883) năng động khởi công và thúc đẩy hoàn thành, Sài Gòn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, sau hơn 35 năm bị Pháp chiếm đóng, đã trở thành một thành phố có cảnh quan được quy hoạch hài hòa, kiến trúc khu trung tâm có nhiều nét tương đồng các thành phố ở châu Âu. Thậm chí, các du khách đến từ Âu châu và Viễn Đông (chỉ các nước Đông Á) đã có cảm nhận chung Sài Gòn là “Perle de l’Orient” đối với người Pháp, hay “Paris of the East” đối với các du khách từ các quốc gia hay thuộc địa nói tiếng Anh trong vùng Viễn Đông.

Để nhìn lại con đường Catinat này, ta có thể đi từ đầu đường, phía bờ sông Sài Gòn, đến phía cuối đường có dốc lên thoai thoải đến Nhà thờ Đức Bà (xưa kia vị trí này là trung tâm của thành Phiên An, tức thành Quy, thời vua Gia Long).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bức ảnh được chụp cuối thế kỷ 19 này ghi lại đoạn đầu đường Catinat. Vị trí ngôi nhà bên trái có người đàn ông đứng tựa cửa, cũng là số 1 đường Catinat, sau này sẽ là khách sạn Majestic.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong một bức ảnh của nhiếp ảnh gia Ludovic Crespin (có cửa tiệm “Photo Studio” ở số 136 đường Catinat) được cho là chụp vào khoảng cuối thập niên 1910 và đầu 1920, phía trái hình là hai tiệm đổi tiền của ba người Ấn (mà người Pháp gọi là “malabar”), số 1 đường Catinat của ông Mougamadou Abdoullah (1909), ông Mougamadou Oussaine (1910) và số 1bis của ông Mougamade Abdoullah (3) (theo niên giám Đông Dương 1909, 1910)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong một bức ảnh được chụp sau đó, vị trí bên trái đầu đường Catinat là khách sạn “Hôtel d’Annam” (Nam Việt khách lầu) của ông Huỳnh Huệ Ký


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ở phía đối diện là quán Cafe de la Rotonde nằm ở địa chỉ số 2 Catinat. Bên phải bức ảnh là đường Quai de Belgique (đường Tôn Đức Thắng ngày nay) với hai hàng cây ở một bên hè. Bức ảnh được chụp vào năm 1901, lúc này Sài Gòn vẫn dùng loại đèn thắp dầu để chiếu sáng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngôi nhà số 1 Catinat sau đó bị phá bỏ để xây dựng khách sạn Majestic


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Majestic được xây dựng bởi công ty thuộc quyền sở hữu của thương gia người Việt gốc Hoa giàu có bậc nhất miền Nam Việt Nam thời bấy giờ là Hui Bon Hoa (hay còn gọi là Chú Hỏa)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Majestic thuở ban đầu có 3 tầng lầu, 44 phòng ngủ do một kiến trúc sư người Pháp thiết kế


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cũng như Bảo tàng Mỹ thuật hay Nhà khách Chính phủ, khách sạn Majestic được xây dựng theo phong cách Baroque rất được ưa chuộng thời bấy giờ và ngay cả hiện nay. Nó mang dáng vẻ kiến trúc cổ châu Âu thời phục hưng, cổ kính và sang trọng bậc nhất Sài Gòn ngay khi xây xong vào năm 1925.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1948 Sở Du lịch và Triển lãm Đông Dương (The Indochina Tourism & Exhibition Department do ông Franchini Mathieu - một người Pháp - điều hành) mua lại toàn bộ tầng trệt và lầu 1 khách sạn và thuê 44 phòng trong thời hạn 30 năm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1965, khách sạn được xây thêm 2 lầu nữa theo đồ án cải tạo của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Majestic sở hữu tầm nhìn thoáng rộng ra sông Sài Gòn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bến sông sau đó được cải tạo thành công viên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Majestic trong một bức ảnh được chụp năm 1967


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lúc này đường Catinat được đổi tên thành Tự Do. Từ sau 1975, đường Tự Do được đổi tên thành Đồng Khởi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Majestic được xếp hạng 5 sao vào năm 2007. Khu mới (trên đường Nguyễn Huệ) của khách sạn Majestic được khởi công xây dựng vào tháng 7.2011, sẽ bao gồm 2 khối tháp cao 24 tầng và 27 tầng, 4 tầng hầm, với 353 phòng mới. Sau khi hoàn thành, khách sạn Majestic mới sẽ có tổng cộng 538 phòng.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trở lại với Café de la Rotonde số 2 đường Catinat, đối diện với khách sạn Majestic. Tên gọi của quán có nghĩa là Nhà Tròn, có lẽ dựa theo hàng hiên có dáng bo tròn ở chính giữa.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một chiếc xe kéo đoạn đầu đường Catinat. Theo nhiều tài liệu thì xe kéo xuất hiện đầu tiên tại Hà Nội vào năm 1883 do Toàn quyền Bonnal cho đem từ Nhật qua. Gần 15 năm sau Sài Gòn mới biết tới loại xe kéo này (trước đó đây phương tiện di chuyển duy nhất ở đây là xe ngựa).


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lúc này Cafe de la Rotonde đã mang biển hiệu "Grand Hotel de la Rotonde". Đường phố sử dụng hệ thống đèn chiếu sáng treo trên những thanh sắt uốn vòm.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Café de la Rotonde, cùng với Café de la Terrace, đều là nơi lui tới quen thuộc của giới thượng lưu thời đó.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Café de la Rotonde về đêm trong một bức ảnh được chụp năm 1920


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nếu được duy trì hoạt động, có lẽ Café de la Rotonde vẫn là quán café có tầm nhìn đẹp nhất ra phía sông Sài Gòn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tòa nhà ngay góc ngã tư Catinat - Vannier (Ngô Đức Kế ngày nay). Đây cũng là ngã tư đầu tiên của đường Catinat.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngày 24.10.1930, ông Henry Edouard Charigny de Lachevrotière - Tổng biên tập của một tờ báo Pháp có được giấy phép chính thức mở Grand Hotel Saigon. Khi đó nó chỉ là một cửa hàng nước giải khát nhỏ nằm ở góc đường Catinat và Vannier (Ngô Đức Kế)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1937 Grand Hotel đổi tên thành Saigon Palace


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tên gọi "Saigon Đại Lữ Quán" có từ năm 1958


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Grand Hotel ngày nay


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nằm ở số 130 Catinat là quán cà phê kiêm khách sạn Café de la Terrace,
bên cạnh quảng trường Francis Garnier (quảng trường Nhà hát Lớn, tức Nhà hát Thành phố ngày nay)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đúng như tên gọi có nghĩa là quán “Cà phê hàng hiên”, Café de la Terrace sở hữu một hàng hiên thuộc hàng
đẹp nhất thành phố, hướng thẳng ra khoảng không gian khoáng đạt trước Nhà hát Lớn.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cạnh khách sạn và quán Café de la Terrace nổi tiếng, ở số 128 Catinat là tiệm tạp hóa của bà Wirth. Ngoài bán hàng, bà Wirth còn sản xuất và thương mại hóa các ảnh “cartes postales” từ cuối thế kỷ 19 với các ảnh xưa ở Sài Gòn, quý hiếm trong giai đoạn đó cho đến đầu thế kỷ 20.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cạnh ngôi nhà đầu đường, ở số 157bis Catinat là một tiệm bánh ngọt (patisserie) của ông Marius Rousseng


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1923 Sài Gòn khai thác tuyến xe điện đầu tiên (trước đó, từ năm 1881, người Sài Gòn đã gọi các tramways là tàu điện dù thực chất đó là tàu hỏa chạy bằng dầu và than). Café de la Terrase trong bức ảnh này đã đổi thành L'information d'Extreme-Orient.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sài Gòn những năm 1950s. Lúc này, L'information d'Extreme-Orient (vị trí cũ của Café de la Terrase) đã đổi thành tên thương hiệu thuốc Aspirine - Usines du Rhône


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trạm xe điện ngay trước vị trí của Café de la Terrase trước kia


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Năm 1957 trên khu đất trước đây là Cafe de la Terrase đã khởi công xây dựng khách sạn Caravelle bởi các nhà đầu tư lớn của Air France và chính phủ Úc. Khách sạn chính thức khai trương vào đêm Giáng sinh 1959.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn Caravelle đặt theo tên một loại máy bay của hãng hàng không Air France. Hãng này có văn phòng ở tầng trệt của khách sạn. Điều thú vị là ngày nay văn phòng bán vé Air France vẫn còn duy trì hoạt động ở tầng trệt Caravelle.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sau năm 1975, khách sạn Caravelle được đổi tên thành Độc Lập. Khách sạn được trùng tu và hoạt động trở lại vào năm 1998 với khối nhà mới 24 tầng. Năm 2001, đây là nơi lưu trú của đoàn làm phim "Một người Mỹ trầm lặng".

( Nguyển Đức Hiệp, Saigon - Đường Catinat đầu thế kỷ 20, 2012)

Sửa bởi DucBichPham: 27/09/2016 - 07:56


Thanked by 3 Members:

#22 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 29/09/2016 - 22:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CHỢ BẾN THÀNH, đầu mối đi lại lớn nhất ĐÔNG DƯƠNG xưa
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Thời thuộc Pháp, chợ Bến Thành được xác định là ngôi chợ trung tâm của Sài Gòn, thành phố lớn nhất, thậm chí như một thủ phủ của Đông Dương xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tuyến xe điện đi từ khu vực chợ Bến Thành vô Chợ Lớn này hoạt động đến tận cuối thập niên 1950 - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Xe lửa, xe điện, xe đò, xe ngựa, xe kéo... lẫn cảng sông đều có quanh chợ
Mở chợ năm 1914, ngay trong năm này, chính quyền Pháp lúc ấy khởi công xây dựng một đại lộ thênh thang nối từ chợ Bến Thành sang thành phố Chợ Lớn, mở thêm đường bên cạnh hai con đường cũ nối Sài Gòn với Chợ Lớn là đường Trên (Nguyễn Trãi hiện nay) và đường Dưới (đại lộ Võ Văn Kiệt hiện nay), đặt tên đường Gallieni (nay là đường Trần Hưng Đạo).
Ngay khi làm đường chưa xong, một tuyến xe điện đi từ khu vực chợ Bến Thành vô Chợ Lớn đã đi vô hoạt động (cho đến tận năm 1953).
Trước đó rất lâu, khu vực này đã có ga xe lửa Sài Gòn với tuyến xe lửa đầu tiên của Đông Dương: Sài Gòn - Mỹ Tho hoạt động từ năm 1886-1959, vô ca dao xưa: "Mười giờ tàu lại Bến Thành - Súp lê còi thổi bộ hành lao xao”.
Ý định biến Bến Thành thành ngôi chợ trung tâm Sài Gòn cũng như miền Nam, thậm chí cả Đông Dương như trên hàng trăm bưu thiếp thời đó ghi marché central (chợ trung tâm) càng rõ khi bên hông chợ Bến Thành lúc ấy có hai bến xe đò đưa khách: bến đường Phan Bội Châu (tên cũ Viennot) đi miền Đông, bến đường Phan Chu Trinh (tên cũ Schroeder) đi miền Tây.
Nằm cạnh ga xe lửa Sài Gòn là bến xe ngựa, xe kéo, trước 1975 là xe xích lô máy nằm ngay khu vực sân tráng nhựa trống trải trước công viên 23-9 ngày nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bến xe ngựa khu vực trước chợ Bến Thành thời Pháp - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Riêng xe kéo, xe kiếng (xe ngựa kéo nhưng thiết kế dành cho những gia đình có tiền thời đó, tương tự như xe hơi hiện nay) đậu ngay các con đường xung quanh chợ - Ảnh chụp khoảng những năm 1920-1930 - Ảnh tư liệu
Cách chợ Bến Thành 1km, theo đường Hàm Nghi ngày nay, là bến Bạch Đằng, xưa nay vẫn là bến tàu thủy đưa đón khách theo đường sông đi đến nhiều địa phương chung quanh Sài Gòn.
Rõ ràng người Pháp đã quy hoạch vị trí chợ Bến Thành nằm ngay trục lộ giao thông một mặt nhằm tạo sự phát triển cho thành phố Sài Gòn mới hình thành với kỳ vọng thành hòn ngọc Viễn Đông sau này, đồng thời giải quyết bài toán giảm thiểu ùn tắc cho khu vực trung tâm đô thị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ga xe lửa Sài Gòn năm 1970, nay là công viên 23-9 - Ảnh tư liệu
Cầu nổi Thị Kiều trước chợ Bến Thành
Đầu thập niên 1970, hai cầu vượt (xưa gọi là cầu nổi) bằng sắt được dựng lên phía trước chợ Sài Gòn. Cây cầu thứ nhất bắc ngang từ chợ Sài Gòn qua tiểu đảo, nơi có tượng Quách Thị Trang và tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa; cây cầu thứ hai bắc ngang từ trạm xe buýt qua tiểu đảo.
Hai cây cầu nổi này được thiết lập nhằm giúp cho khách bộ hành qua lại chợ Bến Thành an toàn hơn, vì khu vực bùng binh trước chợ xe cộ qua lại nườm nượp từ sáng tới tối.
Đầu những năm 1970, mấy thằng nhỏ Sài Gòn chúng tôi rủ nhau đi chơi đêm Noel bằng cách lên cầu nổi mới dựng. Trong khi đi trên cầu đầy người hiếu kỳ, bạn tôi chọc ghẹo một cô gái xinh xắn đã khiến bạn trai cô ta nổi nóng. Kết quả: một mắt của anh bạn tôi sưng húp vì một cú đấm của đối phương…
Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, hai cây cầu nổi đã bị tháo dỡ vì không hiệu quả và bị nhiều người chê "xấu hoắc", cảnh sát Sài Gòn lúc ấy than là không quản lý an ninh nổi.
Về sau, có người đặt tên cho hai cây cầu nổi này là Thị Kiều, vừa mang ý nghĩa là cầu trước chợ, vừa hàm ý cầu của tổng thống, phó tổng thống chế độ SG Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ nói lái.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu nổi 1 nối cổng chính của chợ sang khu bùng binh Quách Thị Trang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cầu nổi 2 từ bến xe buýt qua tiểu đảo vòng xoay trước chợ Bến Thành - Ảnh tư liệu
Những lần sửa chữa chợ Bến Thành
Năm 1944, chợ Bến Thành bị máy bay đồng minh dội bom hư hại vật chất nặng nề. Mãi đến năm 1950 chợ mới được trùng tu lại.
Rồi trong kháng chiến 9 năm chống Pháp, chợ cũng từng bị thiêu rụi một lần nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc chợ Bến Thành từng bị thiêu rụi trước 1954 - Ảnh tư liệu
Sau 1975, chợ được chỉnh trang sửa chữa lớn chợ Bến Thành từ ngày 1-7 đến 25-8-1985.
Nhà lồng chợ và các gian hàng, sạp hàng được sửa chữa làm mới, duy chỉ có dáng vẻ phía trước với tháp đồng hồ được giữ lại như xưa.
Năm 1992, chợ Bến Thành cải tạo lại hệ thống điện và thay toàn bộ sạp cây bằng sạp sắt.
Năm 1999 chợ cải tạo sửa chữa hệ thống cống, thay toàn bộ máy chợ ngói bằng tôn, nền chợ được lót gạch ceramic.
Chuyện buôn bán ở chợ Bến Thành
Chợ Bến Thành hiện nay nằm ngay trung tâm quận 1 của TP....., tổng diện tích 13.056 m2. Trong đó, có 5.276 m2 kinh doanh, 6.116 m2 lối đi và 1.664 m2 hành lang, văn phòng, nhà vệ sinh.
Chợ hoạt động từ 4 - 19g tối (sau đó thì có chợ đêm hai bên hông chợ). Một năm chỉ nghỉ trưa 30 và mùng 1 Tết, 4 giờ sáng mùng 2 Tết đã bán lại.
Lúc mới khai thị 1914, chợ Bến Thành có 400 sạp nông sản thực phẩm, chủ yếu do người nông dân sản xuất bán. Ngày nay, riêng số lượng sạp hàng của tiểu thương đã lên đến gần 1.500 sạp.
Các tiểu thương ở chợ Bến Thành ngày nay không còn mang hình ảnh những phụ nữ cần cù, lam lũ, chịu thương chịu khó như trước đây nữa mà đều là những nhà kinh doanh thực thụ.
Chợ Bến Thành hiện đã trở thành nơi tham quan, mua sắm quen thuộc của người trong lẫn ngoài nước khi ghé thăm TP......
Năm 2014, chợ Bến Thành được báo Mỹ USA Today bình chọn xếp vô danh sách 15 ngôi chợ tốt nhất thế giới.
Họ trẻ trung, xinh đẹp, ăn mặc thời thượng và đặc biệt là nói ngoại ngữ rất lưu loát, từ Anh, Hoa, Nhật, Hàn, Pháp, Đức… và thậm chí cả tiếng Campuchia.
Chuyện người bán hàng nói hai, ba ngoại ngữ một cách thông thạo không còn là mới ở chợ Bến Thành. Theo một nhân viên ban quản lý chợ, có đến 80 - 90% nhân viên bán hàng của các quầy quần áo, mỹ phẩm, thổ cẩm, hàng lưu niệm… nói được ít nhất hai ngoại ngữ trở lên.
Có một hiện tượng vốn xuất hiện từ xưa ở chợ Bến Thành cho đến những năm gần đây: nói thách rất dữ. Ai không rành vô chợ dễ bị mua hớ.
Thậm chí, có lúc chính quyền Sài Gòn trước 1975 còn treo băng rôn trước chợ kết tội nặng nề hiện tượng này: Chỉ gian thương mới giấu hàng và không treo bảng giá.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cửa đông chợ Bến Thành trước 1975 với băng rôn lên án nặng nề tệ nạn nói thách ở chợ Bến Thành - Ảnh tư liệu
Hiện nay Ban quản lý chợ kiểm soát rất gắt hiện tượng này với nhiều biện pháp và có hiệu quả rất rõ.
12 bức phù điêu gốm Biên Hòa
Chợ Bến Thành có bốn cửa chính là cửa Đông, cửa Tây, cửa Nam, cửa Bắc. Trên bốn cửa chính của chợ Bến Thành có các bức phù điêu bằng gốm nung, cho người đi biết bên trong cổng này.
Tác giả những bức phù điêu này là nhà điêu khắc Lê Văn Mậu (1917 - 2003), giảng viên Trường Mỹ nghệ Biên Hòa, thực hiện năm 1952.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phù điêu bò và cá ở cổng chính, cổng phía Nam chợ Bến Thành cho thấy lúc đó khu vực cổng chính bán thịt bò và các loại cá - Ảnh tư liệu

HỒ TƯỜNG - M.C

Sửa bởi tuphuongsg: 29/09/2016 - 22:34


Thanked by 2 Members:

#23 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/10/2016 - 21:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CHỢ BẾN THÀNH MỞ ĐƯỜNG NỐI SÀI GÒN - CHỢ LỚN LÀM MỘT
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Ngay khi chợ Bến Thành khai trương năm 1914, một đại lộ đã được khởi công nối Sài Gòn - Chợ Lớn đến nay vẫn thênh thang: GalLiéni, hiện nay là đường Trần Hưng Đạo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu trước 1975 bên trái là về quận 5, bên phải đi quận 1 - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể nói, nếu chợ Bến Thành không mở năm 1914, đại lộ trước mặt và bên phải chợ chưa biết bao giờ mới có vì trước đó 10 năm, 1904, trước đề nghị của đốc lý (maire - thị trưởng) Chợ Lớn nối dài Bonard (Lê Lợi hiện nay) tới đường des Marins (năm 1952 đổi thành Đồng Khánh - thuộc Chợ Lớn), Hội đồng TP Sài Gòn lúc ấy lúc gật lúc không.
Lý do có lẽ cũng đơn giản: chi phí làm đường rất lớn khi khu vực có thể làm đường vốn là đầm lầy ngổn ngang, trong khi thực tế đã có 2 con đường thông Sài Gòn với Chợ Lớn: đường Dưới (cặp rạch Bến Nghé/kênh Tàu Hũ - Pháp gọi là arroyo Chinois) và đường Trên (Nguyễn Trãi hiện nay - đường Cái Quan vốn có trước khi Sài Gòn thuộc Pháp).
Nhưng chợ Bến Thành đã mở, với tầm nhìn xa, hai con đường nhỏ khó đáp ứng được sự phát triển của Sài Gòn - Chợ Lớn trong mối quan hệ không thể thiếu nhau lâu nay.
Thế là vùng đầm lầy (bắt đầu từ đầm/ao Bồ Rệt đã được lấp và xây chợ Bến Thành) nằm giữa hai con đường trên cần phải được vào cuộc, không chỉ nối Sài Gòn - Chợ Lớn mà còn tạo thêm quỹ đất rất lớn nằm giữa đường Trên và đường Dưới.
Năm 1916, con đường đã xong, trải đất đỏ với tên đại lộ (boulevard - chứ không rue - đường nhỏ như đường Trên/Nguyễn Trãi) Galliéni.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Trần Hưng Đạo kết nối khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn năm 1865 trên bản đồ TP..... hiện nay - Đồ họa: T.Thiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Trần Hưng Đạo hiện nay gồm hai đoạn (màu cam) trên bản đồ hiện nay gồm: đường Galiéni (1916-1955)/Trần Hưng Đạo (từ 1955 - đoạn từ chợ Bến Thành đến giao lộ Nguyễn Văn Cừ) và đường des Marine (trước 1952)/Đồng Khánh (1952-1975 - từ Học Lạc đến An Bình hiện nay) - Đồ họa: T.Thiên
Mang danh đại lộ nhưng như Vương Hồng Sển mô tả trong Sài Gòn năm xưa: "Hai bên đường còn nhiều thửa ruộng hoang vu (...), khó biết đây là trung tâm đô thành hoa lệ. Nhà lụp sụp không hàng lối (...), dân lao động chen chúc, gái ăn sương đủ hạng...".
Gái ăn sương đủ hạng cũng dễ hiểu thôi vì đầu đường, từ trước đó đã là nơi gái mãi dâm nhiều nước châu Âu cũng như châu Á (như Pháp, Nga, Nhật...) tìm đến Sài Gòn làm ăn.
Hình ảnh buổi đầu của đường Trần Hưng Đạo cách đây đúng 100 năm (1916-2016) là vậy, nhưng với con đường thật sự mới mẻ này (những con đường của Sài Gòn - Chợ Lớn đến lúc ấy đều là những con đường có sẵn hoặc mở trên đất Sài Gòn - Chợ Lớn có trước khi Pháp vô), bao nhiêu cơ hội lớn đã mở ra như một Sài Gòn xưa nay: luôn mở ra những ước mơ trong cuộc mưu sinh cho bất cứ ai...
Đại lộ mở toang cơ hội và ước mơ khởi nghiệp cho Sài Gòn - Chợ Lớn
Trước hết, đó là ước mơ của những cư dân tại chỗ vốn lâu nay bị ngăn chặn bởi một đầm lầy chắn lối: những cư dân Sài Gòn thuở ban đầu sống ở đường Dưới (đại lộ Võ Văn Kiệt hiện nay) dọc rạch Bến Nghé/Tàu Hũ và xung quanh đường Trên/Nguyễn Trãi: cầu Kho, cầu Ông Lãnh, chợ Điều Khiển (góc Nguyễn Trãi - Phạm Ngũ Lão hiện nay), chợ Hôm (gần Bệnh viện Nguyễn Trãi hiện nay)...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Cầu Muối góc Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học cực kỳ tấp nập trước 1975 - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một góc đường Đồng Khánh trước 1975 (nay là Trần Hưng Đạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

- Ảnh tư liệu
Cơ hội càng lớn hơn khi năm 1928, nó được trải đá granit và trải nhựa, rộng trên dưới 20m với bốn hàng cây hai bên đường đã lên xanh chứ không mịt mù bụi đất như thuở ban đầu.
Xóm Lò Heo trên đường Lò Heo (nay là đường Nguyễn Thái Học) thành khu chợ Cầu Muối dù rạch trên cầu đã lấp, cầu đương nhiên không còn. Nhiều cây cầu như cầu Ông Lãnh, cầu Calmette, cầu chữ Y và gần đây là cầu Nguyễn Văn Cừ, cầu Nguyễn Tri Phương được bắc lên, kéo cư dân quận 4, 8, Bình Chánh, các tỉnh... về gần hơn, nhanh hơn với Sài Gòn - Chợ Lớn.
Trong đó, có một chàng thanh niên Trà Vinh tay trắng tìm đến Galliéni năm 1929 khi xe cộ đã chạy bon bon trên đường nhựa với nghề buôn bán phụ tùng xe hơi, mở cây xăng bơm tay. Chỉ hơn 10 năm sau anh đã mua đất, mở rạp hát hoành tráng mặt tiền Galliéni với ba tầng khán phòng 1.200 ghế mà dân nghệ sĩ Sài Gòn trước 1975 gọi là "Hàng không mẫu hạm Nguyễn Văn Hảo" (nay là rạp Công Nhân - 30 Trần Hưng Đạo).
Khi rạp Nguyễn Văn Hảo ra đời năm 1940 thì lúc đó một chàng thanh niên nhập cư tuổi đôi mươi mới đến đây mở một điểm sửa xe đạp vỉa hè năm 1940 góc đường Galliéni - Général Marchand (nay là Trần Hưng Đạo - Nguyễn Cư Trinh).
Cơ hội chưa bao giờ cạn dù với kẻ đến sau. Chăm chỉ, hiền lành và đầy khát vọng, chẳng mấy chốc, từ điểm sửa xe ấy, anh thuê luôn một góc ngôi nhà nơi mình ngồi phía trước ráp xe bán và 10 năm sau ngày đến Galliéni, dãy phố 30 căn từ đầu đường Général Marchand dọc theo đường Galliéni đã có chủ mới là anh thợ nghèo.
Rồi gần 10 năm nữa, chàng trai nghèo năm xưa buôn bán phụ tùng xe gắn máy, xe hơi... với một công ty lớn xuất nhập khẩu phụ tùng xe máy: Công ty Indo - Comptoir. Góc đường anh thợ nghèo tên Nguyễn Thành Niệm ngồi sửa xe đạp mọc lên một rạp hát anh làm chủ: Hưng Đạo (năm 1955 boulevard Galliéni đổi tên thành đại lộ Trần Hưng Đạo).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp hát Hưng Đạo trước 1975 của chàng trai trẻ nhập cư Nguyễn Thành Niệm - Ảnh tư liệu
... Nhiều lắm những gương mặt làm giàu như vậy trên đại lộ mới. May mắn từ thời cuộc là có nhưng may mắn không dành cho người thiếu ước mơ, cần kiệm và nhạy bén với vùng đất mới, nhu cầu mới.
100 năm thăng trầm cùng thời cuộc
Ngôi nhà của nhà văn hóa lớn Pétrus Trương Vĩnh Ký (1837-1898) có khá lâu, lặng lẽ trên đường Des Marins (góc Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng hiện nay). Sài Gòn - Chợ Lớn thông đường, ngôi nhà càng thâm trầm hơn như ngẫm nghĩ cùng vị học giả vốn có rất nhiều tác phẩm nghiên cứu về một Sài Gòn xưa và thay đổi chóng mặt buổi đầu người Pháp vô.
Đại lộ thông đường sau khi ông mất 18 năm càng đẩy Sài Gòn - Chợ Lớn phát triển chóng mặt với hàng chục salon xe hơi, rạp hát lớn nhất Sài Gòn - Chợ Lớn. Thậm chí là những sòng bạc lớn tầm cỡ Đông Nam Á: Đại Thế Giới (Casino Grand Monde - nay là Nhà văn hóa Q.5), Kim Chung (Casino Cloche d’Or)... làm sạt nghiệp, tan nát nhiều gia đình, nhiều số phận.
Thậm chí con đường còn là chứng nhân của lịch sử khi trải qua cơn bão lửa đạn bom khi quân đội của chính quyền quốc gia Việt Nam (với quốc trưởng Bảo Đại, thủ tướng Ngô Đình Diệm) giao tranh với lực lượng Bình Xuyên (bên kia cầu chữ Y theo đại lộ Galliéni tràn ra Sài Gòn tấn công quân đội của thủ tướng Ngô Đình Diệm) trong một loạt chiến dịch quân sự cuối tháng 4 đầu tháng 5-1955.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Góc đường Galliéni - Huỳnh Quang Tiên (nay là Hồ Hảo Hớn) nhìn về ngã tư Trần Hưng Đạo - Nguyễn Biểu hiện nay trong khói lửa mịt mù cuộc chiến năm 1955 - Ảnh: Howad Sochurek
Trong đó, ngày 28-4, ngôi trường mang tên nhà văn hóa Pétrus Ký nằm cuối con đường ráp nối Sài Gòn - Chợ Lớn (đường Nguyễn Văn Cừ hiện nay) trở thành nơi đóng sở chỉ huy của Bình Xuyên, bị quân đội quốc gia VN tấn công tái chiếm.
Một viên đạn đã găm, lõm hẳn một bên má bức tượng đồng Pétrus Ký trong trường (bức tượng hiện vẫn còn ở Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - tên sau năm 1975 của Trường Pétrus Ký).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đầu đường Trần Hưng Đạo năm 1969 (bên phải là ga xe lửa Sài Gòn) - Ảnh tư liệu
... Đúng 100 năm đã trôi qua trên đại lộ nay mang tên Trần Hưng Đạo, những salon xe hơi xưa dường như vẫn còn đó với những showroom xe hơi mới của những hãng xe lớn nhất thế giới. Những rạp hát xưa, bánh trung thu Đồng Khánh lừng lẫy một thời vẫn còn đây - dù bị nhái thương hiệu tràn lan.
Cơm gà xối mỡ kiểu Sài Gòn nổi tiếng từ góc Trần Hưng Đạo - Ngô Quyền trước 1975 giờ đã lan tràn khắp nơi dù thật sự chất lượng thua xa điểm bán đầu tiên...
Bao nhiêu thăng trầm, nổi trôi những phận đời sống cùng nó 100 năm nay. Và cũng như một Sài Gòn luôn hào hứng với đổi mới, đại lộ xưa vẫn nhộn nhịp ngày ngày với những cửa hàng, thương hiệu lớn nhất nước.
...Và dù nối thông hai thành phố lớn nhất nước: Sài Gòn và Chợ Lớn, hầu như hiếm khi nào nó... kẹt xe và ngập nước.
Đón đọc kỳ 4: Tiền thân chợ Bến Thành hiện nay vẫn còn đó dấu vết một thời lừng lẫy trên bến dưới thuyền.



CÙ MAI CÔNG



NVH 00:24 02/10/2016
Đường chia quận 1 và quận 5 là đường Nancy, sau đổi thành Cộng Hòa và nay là đường Nguyễn Văn Cừ

Trả lời
  • THÍCH 4

Sửa bởi tuphuongsg: 03/10/2016 - 22:03


Thanked by 1 Member:

#24 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 04/10/2016 - 22:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CHỢ BẾN THÀNH XƯA TÊN THIỆT LÀ GÌ?
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Không một bưu ảnh, bưu thiếp xưa nào lẫn các văn bản xưa của người Pháp ghi tên chợ Bến Thành trên cả ngôi chợ hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một bưu ảnh chợ Bến Thành cũ trên đại lộ Charner (nay là Nguyễn Huệ) cuối thế kỷ 19. Lúc này, kinh Lấp (kinh Charner) đã bị lấp (1887) và thay bằng đường rầy xe điện (tramway). Xa xa là tòa nhà trụ sở UBND TP..... hiện nay. Góc phải nhà thờ Đức Bà đã có hai tháp chuông nhọn (gắn năm 1895). bưu thiếp ghi marché (chợ) - boulevard (đại lộ) r- Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khu chợ Bến Thành cũ trên đường Nguyễn Huệ hiện nay, người Pháp gọi là chợ trung tâm, chợ chính (marché central). Thậm chí chỉ ghi chợ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt sau của chợ Bến Thành cũ trên Hồ Tùng Mậu hiện nay năm 1908, dù chỉ 2, 3 năm sau chợ đã dẹp, sau gần 50 năm hoạt động (từ 1860), trên góc bưu ảnh vẫn chỉ ghi trống không "(khu vực) cạnh, gần chợ" (près marché) - Ảnh tư liệu
Nhưng vẫn có một vài tấm "mạnh dạn" ghi chợ Sài Gòn như trong ảnh dưới đây, khi chỉ ít lâu sau nó sẽ bị dẹp để chuẩn bị sang vị trí ngôi chợ Bến Thành hiện nay đang chuẩn bị xây dựng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ảnh chụp năm 1910, những ngày cuối cùng khi dẹp ngôi chợ cũ này, tấm bưu ảnh hiếm hoi này ghi tên "Chợ Sài Gòn" (Le marché de SAIGON)
Kỳ lạ hơn là ngay từ khi mở chợ năm 1914 đến 1954 thời thuộc Pháp, chưa bao giờ trước cửa chợ Bến Thành hiện nay lẫn ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ có bảng ghi tên chợ, trừ một giai đoạn ngắn sau năm 1963 có bảng ghi tên chợ Quách Thị Trang (!).
Việc do dự càng rõ khi mới mở chợ Bến Thành hiện nay (1914), có bưu ảnh ngôi chợ mang tên rất chung chung: tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales), có khi là chợ lớn (grand marché - không viết hoa kiểu tên riêng).
Nhưng đa số ghi cẩn thận một cách... chung chung: Marché Central (chợ trung tâm, hay chợ chính).
Xin nói rõ: đây là tên gọi trên bưu ảnh, bưu thiếp chứ cổng chợ không hề treo bảng tên như các chợ khác lúc ấy và hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bưu ảnh chợ Bến Thành năm 1921 vẫn ghi Tòa nhà trung tâm (Les Halles Centrales)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bưu ảnh chợ Bến Thành thập niên 1920 ghi "Sài Gòn, một ngày ở Chợ Lớn " (A Saigon, un jour de grand marché) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dòng chữ trên bưu ảnh thập niên 1940: Sài Gòn - chợ trung tâm/chợ chính - Ảnh tư liệu
Càng kỳ lạ hơn là sau khi tiếp quản ngôi chợ Bến Thành hiện nay từ người Pháp, chính quyền Sài Gòn cho đến năm 1975 cũng vẫn không hề treo bảng tên chợ ở cổng chợ.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn lúc ấy đặt các bảng hiệu tạm bốn cạnh của đông, tây, nam bắc chợ Bến Thành với tên chợ là Quách Thị Trang để ghi nhận cô nữ sinh Quách Thị Trang đã ngã xuống trong phong trào chống chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Nhưng rồi bảng tên chợ Quách Thị Trang bị lặng lẽ gỡ đi lúc nào không rõ...
Và ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn này lại tiếp tục không có bảng tên chợ như hồi nó mới khai thị.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mặt tiền chợ Bến Thành trước năm 1975 không hề có bảng tên chợ - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Có một thời gian ngắn sau khi lật đổ chính quyền Ngô Đình Diệm, chính quyền Sài Gòn đặt một bảng hiệu tạm với tên chợ là chợ Quách Thị Trang (bảng tên màu trắng trên cổng chợ năm 1965 - Ảnh tư liệu
Nghĩa là dường như người Pháp lẫn chính quyền Sài Gòn vẫn khá rụt rè đặt tên và gọi tên ngôi chợ lớn nhất Sài Gòn này.
Thế là tên chợ được ghi chép đủ tên trên văn bản lẫn trong các bưu thiếp, bưu ảnh: nào là chợ Charner (vì nằm trên đường Charner), chợ trung tâm, tòa nhà trung tâm, chợ Sài Gòn, thậm chí cả chợ Vải (kênh Charner trước khi lấp dân gọi là kênh Chợ Vải), chợ (trống không -!)... trừ chợ Bến Thành.
Bí ẩn ở đây là gì?
Người Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi là chợ Bến Thành
Có một điều cần khẳng định: ngôi chợ cũ trên đường Charner lẫn chợ Bến Thành hiện nay không hề xây dựng lại trên nền chợ Bến Thành xưa mà là những ngôi chợ được xây mới trên vị trí mới hoàn toàn.
Và chủ đầu tư xây dựng cũng không bao giờ gọi gọi cả hai ngôi chợ (cũ và mới) này là chợ Bến Thành.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí chợ Bến Thành cũ trong bản đồ Sài Gòn (Nam kỳ) năm 1878. Bản đồ này cuối đường Charner chưa có tòa nhà trụ sở UBND TP..... hiện nay (lúc ấy chưa xây dựng) và khu vực chợ Bến Thành hiện nay còn là ao/đầm Bồ Rệt - Đồ họa: T.Thiên
Bất chấp điều này, người Sài Gòn - Gia Định xưa vẫn gọi đó cả ngôi chợ cũ trên đường Nguyễn Huệ đến ngôi chợ mới hiện nay mà chúng ta biết với tên gọi: chợ Bến Thành, một tên gọi đi vô ca dao hẳn hoi.
Cụ thể năm 1904, Sài Gòn gặp một cơn "bão năm Thìn" nổi tiếng rất lớn, chết hàng ngàn người, ca dao xưa đã gọi tên chợ Bến Thành chỉ ngôi chợ trên đường Charner: Bến Thành nóc chợ cũng bay - đèn khí (xưa người ta thắp đèn trên đường phố ban đêm bằng sáng bằng khí đá) nó ngã nằm ngay cùng đường.
Rồi khi ngôi chợ trên đường Charner dời sang khu vực hiện nay năm 1914, ca dao xưa ghi nhận: Chợ Bến Thành dời đổi - Người sao khỏi hợp tan - Xa gần giữ nghĩa tào khang - Chớ ham quờn quới (quyền quý) mà phụ phàng tình xưa.
Và một câu ca dao nhiều người biết khi nói đến tiếng còi tàu gần chợ Bến Thành: Mười giờ tàu lại Bến Thành - Xúp lê vội thổi bộ hành lao xao.
... Có khá nhiều ca dao xưa nhắc tên chợ Bến Thành như vậy. Và lòng người thuở ấy đã ghi lại bằng văn thơ hẳn: trong Nam kỳ phong tục diễn ca (xuất bản năm 1909 - trước khi dời chợ sang nơi mới), tác giả Nguyễn Liên Phong đã dành hơn 50 câu thơ nói về ngôi chợ này: Bến Thành chợ rộng tứ vi - Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm - Chỗ ăn, chỗ ở chỗ nằm....
Xin nói rõ: đó là cách gọi tên của người Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn xưa về buổi đầu tiên của hai ngôi chợ.
Phải chăng đó là cách người Sài Gòn - Gia Định xưa lưu luyến một ngôi chợ có thật trong buổi đầu Sài Gòn - Bến Nghé - Gia Định xưa?
Nhiều người sinh ra và lớn lên sau này, nhất là những người xứ khác đến Sài Gòn một thời gian (tức người nhập cư), cũng nói tên chợ thông qua cách gọi của người Pháp và cho tới năm 1975 đã gọi đó là chợ Sài Gòn: Chợ Sài Gòn cẩn đá - Chợ Rạch Giá cẩn ximăng - Giã em ở lại vuông tròn - Anh về xứ sở không còn ra vô (hoặc: Anh về ngoài nớ, khó còn ra vô).
Hoặc: Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy - Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa - Viết thơ thăm hết nội nhà - Trước thăm phụ mẫu, sau là thăm em.
Đến năm 1975, người Sài Gòn cũng như các nơi cũng quen gọi phần sót lại của ngôi chợ trên đường Nguyễn Huệ là chợ Cũ và chợ Bến Thành là chợ Mới; sau này khi tên chợ Bến Thành ít nhiều phôi phai theo thời gian thì gọi là chợ Mới Sài Gòn hoặc chợ Sài Gòn.
Đón đọc kỳ 5: Tên xưa còn đó nhưng thật sự chợ Bến Thành thuở ban đầu nằm ở đâu?


CÙ MAI CÔNG

Sửa bởi tuphuongsg: 04/10/2016 - 22:15


Thanked by 2 Members:

#25 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 06/10/2016 - 21:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



CHỢ BẾN THÀNH Ở ĐÂU TRONG 2 CƠN HỦY DIỆT BI THẢM?
Chợ Bến Thành ai cũng biết cũng có chuyện ít người biết
Kỳ 2:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 3:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 4:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể đây là cuộc thảm sát mang tính hủy diệt lớn nhất trong lịch sử, sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi (con nuôi Lê Văn Duyệt) chống vua Minh Mạng.
Đến mức Trương Vĩnh Ký trong Souvenirs historiques sur Saigon et ses environs (Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận) xuất bản sau đó 60 năm phải đau đớn thốt lên bằng tiếng Latin trong bài nói toàn tiếng Pháp: "Vae victic" (Khốn cho kẻ chiến bại).
Cuộc thảm sát diễn ra năm 1835, sau cuộc vây hãm suốt 2 năm thành Gia Định (thành Quy - xây dựng năm 1790 rất kiên cố); dữ dội đến mức quân triều Nguyễn phải đào hầm hố uốn lượn theo thành (sử nhà Nguyễn ghi là "đằng xà" - để tránh đạn tên của quân nổi dậy cố thủ bắn ra) mới áp sát và hạ được thành.
Có những số liệu khác nhau về số người bị giết sau cuộc nổi dậy thất bại này. Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược ghi 1.831 người, Nguyễn Phan Quang căn cứ vào những bản mật tấu nói 1.284 người, Trương Vĩnh Ký trong Ký ức lịch sử về Sài Gòn và vùng phụ cận nói 1.137 người...
Nhưng dù con số nào thì có lẽ những người trong và ngoài thành Gia Định (hiện nay là phạm vi bốn con đường: Lê Thánh Tôn - cổng chính thành, Tôn Đức Thắng - Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa) còn sống sau cuộc hãm thành đều đã bị giết sạch.
Những người buôn bán lẫn khách hàng thường đi chợ Bến Thành (vốn cách thành gần 2 dặm.1 dặm xưa khoảng hơn 600m) chắc chắn đã bị "hành hình tức khắc" - theo Trương Vĩnh Ký.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ta cảm nhận phần nào thành phần tiểu thương và khách đi chợ Bến Thành trong một hình vẽ: 11 người Việt, 1 người Hoa và 2 người Ấn Độ. Người Hoa đứng vị trí giữa hình cho thấy vai trò trung tâm của họ trong buôn bán lúc ấy - Ảnh tư liệu
Có thể nói qua cơn bão lửa binh đao này, chợ Bến Thành được Trịnh Hoài Đức mô tả trong Gia Định thành thông chí viết trước đó khoảng 20 năm đã bị xóa sạch trên bản đồ.
Cụ thể, Gia Định thành thông chí viết: Chợ Bến Thành – Phố, chợ, nhà cửa trù mật, ở dọc theo bến sông. Chỗ đầu bến này có lệ đến đầu mùa xuân gặp ngày tế mạ có thao diễn thủy binh, nơi bến có đò ngang đón chở khách buôn ngoài biển lên bờ. Đầu phía bắc là ngòi Sa ngư, có gác cầu ván ngang qua, 2 bên nách cầu có dãy phố ngói, tụ tập trăm thức hàng hóa, dọc bến sông ghe buôn lớn nhỏ đến đậu nối liền…
Bí ẩn địa điểm ngôi chợ là ngòi Sa Ngư phía Bắc chợ
Các nhà nghiên cứu thâm sâu, am hiểu về Sài Gòn - Gia Định - Bến Nghé xưa như Trần Văn Giàu, Nguyễn Đình Đầu, Sơn Nam... đều cho rằng ngòi Sa Ngư là 1 trong 2 đường nước song song dẫn từ sông Sài Gòn hiện nay vô thành Gia Định 1790 - thời đầu thuộc Pháp là kinh Chợ Vải, sau gọi là kinh Charner; hiện nay là đường Nguyễn Huệ).
Từ đó, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng chợ Bến Thành đầu tiên nằm từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay.
Tuy nhiên, cũng có ý kiến chợ Bến Thành nằm hai bên cầu Thị Nghè trên rạch Bến Nghé với lập luận ngòi Sa Ngư là rạch Văn Thánh hiện nay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn năm 1790 của Brun. (1): Từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đương Nguyễn Huệ hiện nay; (2) Hai bên cầu Thị Nghè - Đồ họa: T.Thiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các vị trí có thể là khu vực Chợ Bến Thành cũ trên bản đồ Sài Gòn năm 1815 của Trần Văn Học. (1): Từ cột cờ Thủ Ngữ đến đầu đường Nguyễn Huệ hiện nay; (2) Hai bên cầu Thị Nghè - Đồ họa: T.Thiên
Cả hai đều có những chứng cứ, lập luận đáng tin cậy về vị trí chợ Bến Thành ban đầu.
Nhưng dù nằm đâu, như lịch sử đã ghi nhận: chợ Bến Thành, cùng với những người buôn bán lẫn nhiều khách hàng của chợ, những người Sài Gòn buổi đầu tiên đã không còn sau cuộc thảm sát mang tính hủy diệt này - khi mà Sài Gòn buổi ấy chỉ khoảng 5-7 ngàn dân.
Chợ Bến Thành lặng lẽ hồi sinh không tên sau thảm sát
Không chỉ chợ Bến Thành, Sài Gòn và những ngôi chợ khác của mình (như chợ Vông - khu vực Lê Văn Tám hiện nay), chợ Sỏi (cuối đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay, lúc ấy sầm uất không kém chợ Bến Thành)... vật vã tìm cách hồi sinh.
Đó là sự thật vì chỉ 24 năm sau, trước khi Pháp tấn công thành Gia Định năm 1859, Sài Gòn đã lên 100 ngàn dân.
Chợ Sỏi đã hiện rõ trên bản đồ của người Pháp và tiếp tục sống trong Gia Định thất thủ vịnh. Nhưng khi chợ Sỏi được ghi rõ là chợ (sau này khi chỉnh trang lại thành phố Sài Gòn, ngôi chợ nổi tiếng này đã không còn) thì Bến Thành chỉ còn tên và... mất chợ: Từ Bến Thành trải qua chợ Sỏi, loài tanh hôi lang lệ biết bao nhiêu - Nơi Chợ Lớn sắp tới Cầu Kho, quân mọi rợ lẫy lừng nên quá lắm.
Xin nói thêm: không phải do bị ép câu mà Bến Thành mất từ chợ. Cuối thế kỷ 19, khi viết giới thiệu bài Cổ Gia Định phong cảnh vịnh cuối thế kỷ 19, Trương Vĩnh Ký cũng ghi trống không: Cái điệu vịnh Gia Định không rõ là của ai làm (...) nói về địa cảnh đất Sài Gòn thuở trước Tây (Phú Lang Sa) chưa lấy, bất nội Bến Thành, Chợ Sỏi vô tới Chợ Lớn, Chợ Gạo...
Ca dao thời đó cũng vậy, như Anh ngồi quạt quán Bến Thành - Thấy em có chốn anh đành quăng om - Anh ngồi quạt quán bà Hom - Hành khách chẳng có, đá om quăng lò
Ngôi chợ xưa hẳn đã tan tành đến mức trên nền chợ chỉ còn loe ngoe vài quán xá, vắng như khu vực quán Bà Hom?
Khó nói chợ Bến Thành có thể tồn tại khi nó nằm ngay trên đường đi của các tàu chiến Pháp và thả neo trên sông Sài Gòn, tấn công thành Gia Định: Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây - một bàn cờ thế phút sa tay (...) - Bến Nghé của tiền tan bọt nước...
Thậm chí, 2 ngày sau khi thành Gia Đinh thất thủ ngày 17-2-1859, quân dân Việt đã quay lại chiến trường, dùng thuật hỏa công đốt cháy toàn bộ nhà cửa xung quanh thành cũng như những gì còn lại của ngôi chợ này.
Còn người dân, như ghi nhận của tất cả các tư liệu còn để lại: nếu trước khi Pháp tấn công thành Gia Định, số dân Sài Gòn là 100 ngàn người thì sau đó chỉ còn 10 ngàn.
Một số người tập trung quanh khu chợ xưa, cạnh con kinh xưa để bán... vải vụn chứ không trăm thức hàng hóa "chất ngất trời" như trước, hình thành nên khu chợ Vải. Và con kinh xưa trở thành kinh Chợ Vải (Pháp đổi là kinh Charner, nay là đường Nguyễn Huệ).
Khi chính quyền Pháp ở Sài Gòn dời chợ Vải vô trong kinh Charner năm 1860 để lấy chỗ cho tàu thuyền ghé đậu,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Vải đầu đường Nguyễn Huệ, nằm ngay bờ sông Sài Gòn hiện nay - Ảnh tư liệu
Chợ Bến Thành còn trải qua nhiều biến cố. Năm 1944, nó bị quân đồng minh ném bom gần như chỉ còn khung sườn. Năm 1950, ngôi chợ mới được tu sửa lại ít lâu lại bị phong trào sinh viên - học sinh yêu nước đốt cháy các nhà lồng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tiểu thương lẫn khách hàng chợ Bến Thành hiện nay mua bán bên ngoài chợ sau khi chợ bị máy bay quân đồng minh ném bom năm 1944 - Ảnh tư liệu
CÙ MAI CÔNG

Nguyễn Phước Hải 13:39 06/10/2016
Sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, vua Minh Mạng hành xử theo chiều hướng ngược với vua Gia Long đã gầy dựng như:
1) Phá thành bát quái kiên cố do vua Gia Long xây dựng để xây dựng thành Gia Định chỉ nhỏ bằng 1/4: Bỏ ngỏ tuyến phòng thủ ở phương nam là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến thất thủ sau này (khi Pháp sang xâm chiếm).
2) Tàn sát hàng ngàn người sau cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi, trong đó có người vô tội gây mất lòng dân.
3) Đổi tên nước Việt Nam và cờ Long tinh (Long tinh đế kỳ giống cờ của Nhật) do vua Gia Long đã đặt.
4) Gây hấn với ngoại bang và đạo thiên chúa trái với đường lối chính trị của vua Gia Long trước đó rất mềm khéo.
5) Không tận dụng khoa học kỹ thuật của phương Tây như trước đây vua Gia Long đã tận dụng, nhiều công trình vua Gia Long xây dựng cho đến nay vẫn còn giá trị.
Mặc dù vua Minh Mạng là ông vua chăm chỉ làm việc nhưng có tính bảo thủ về đường lối chính trị, đi theo hướng nông nghiệp lạc hậu, không tiếp cận phương tây nên đất nước không phát triển, và mất nước sau này, tiếc thay dù rằng lịch sử không có chữ nếu!

Sửa bởi tuphuongsg: 06/10/2016 - 21:15


Thanked by 1 Member:

#26 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 07/10/2016 - 10:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vua Duy Tân khi mới lên ngôi năm 8 tuổi (1907)

Chuyện chưa từng kể về hai vị vua bị Pháp lưu đày

on: September 08, 2016In:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Email


Giống như Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân là hai vị vua yêu nước Triều Nguyễn đã ủng hộ và tham gia phong trào nổi dậy chống Pháp. Để vùi lấp ý chí kiên cường của họ, thực dân Pháp đã lưu đày cha con Thành Thái, Duy Tân tới tận hòn đảo Reunion xa xôi tại châu Phi.
Hai bài báo của nhà báo Pháp Charles Wattebled kể về các cuộc tiếp xúc với vua Thành Thái và vua Duy Tân ở nơi các ngài bị lưu đày được đăng trên tờ Écho annamite vào năm 1927.
Hòn đảo Reunion thuộc Pháp dường như là miền đất hứa của những vĩ nhân sa cơ, như Said-Ali, Quốc vương của đảo quốc Comoros, Nữ hoàng Ranavalo của Madagasgar và gần đây nhất là hai vị Cựu hoàng An Nam là Thành Thái và Duy Tân.
Tôi vốn đã rất tò mò muốn tìm hiểu thêm về đời sống của họ. Ai mà ngờ được công việc nhà báo đã cho tôi cơ hội được trực tiếp gặp cả hai.
Vị hoàng tử “cái gì cũng biết làm”
Một buổi tối khi trở về từ chuyến đi dài mệt mỏi, tôi bị cuốn hút bởi dàn nhạc của Hội người yêu nhạc đang tập luyện vở kịch Peer Gynt trong sảnh khách sạn Hotel de ville. Sau một hồi chăm chú thưởng thức, tôi chú ý đến người đứng cạnh, một người đàn ông gốc Á thanh lịch. Người này sau đó bước lên sân khấu, trò chuyện thân mật với các nhạc công.
Tò mò, tôi nói:
“Ông thích âm nhạc của Grieg, Monsieur à?”
“Tôi rất thích”, ông ta trả lời. “Tôi có chơi đàn violin và cũng là thành viên của dàn nhạc này “.
“Ồ vậy sao? Vậy chắc ông thuộc vở Peer Gynt kỹ lắm nên mới thấy không cần phải tham dự buổi tập tối nay”, tôi hỏi vặn.
“À không, tôi thường tham dự các buổi tập rất chuyên cần, nhưng Chủ nhật tuần trước tôi bị ngã khi tham gia một cuộc đua ngựa. Nhìn này, tôi phải băng bó kín cả tay phải”.
“Ồ, tôi xin lỗi, vậy ông vừa là một nhạc công, vừa là một nài ngựa”.
“Tôi còn là nhiếp ảnh gia, đoạt giải thưởng của Hội khoa học nghệ thuật. Nhà soạn nhạc yêu thích của tôi là Beethoven, Saint Saens và Gounod. Tôi cũng thích lái xe hơi nữa”.
Càng lúc càng sửng sốt, tôi tiếp tục nói chuyện với người đàn ông này, người mà dường như việc gì cũng biết làm. Sự tò mò của tôi được giải đáp lúc chúng tôi ra khỏi khách sạn và trao đổi với nhau danh thiếp của mình.
“Hoàng tử An Nam Vĩnh San”, tấm danh thiếp đề.
“Ôi lạy chúa”, tôi reo lên. “Tôi đang tự hỏi rằng liệu có thể tới thăm ngài được không thì hôm nay lại tình cờ có vinh dự được gặp ngài ở đây”.
Một cách rất lịch sự, Cựu hoàng Duy Tân – ở Reunion được biết đến với tên gọi Hoàng tử Vĩnh San, cho tôi một cuộc hẹn tại nhà riêng ngay sáng hôm sau.
Sáng ngày hôm sau, tôi tới nơi hẹn. Đó là một căn nhà gỗ đơn sơ, có khoảng sân nhỏ xinh nằm trên đường Conseil, quận St Denis – nơi tập trung giới bình dân.
Đón tiếp tôi tại cửa là Hoàng tử Vĩnh San, người nhỏ nhắn, da ngăm đen, mái tóc đen chải chuốt cẩn thận. Ông mặc một chiếc áo khoác màu xám hợp thời trang, tiếp đón tôi một cách thân mật, với nụ cười trên môi.
Hoàng tử Vĩnh San dẫn tôi đi thăm thú căn nhà của mình. Nó chỉ có ba căn phòng nhỏ nhắn. Ở căn phòng đầu tiên có một chiếc bàn đầy giấy tờ và đồ vật lộn xộn, một chiếc ghế ọp ẹp. Ở căn phòng thứ hai đầy những tấm ảnh được để bừa bộn. Căn phòng thứ 3 được chiếm dụng hoàn toàn bởi hai chiếc giường ngủ.
Trong lúc tôi lắp đặt, chỉnh máy ảnh của mình, Hoàng tử kể cho tôi nghe chuyện đời mình bằng thứ giọng Pháp chuẩn mực nhất có thể:
“Thời gian lên ngôi và trị vì từ năm 1907 đến năm 1916 là quãng đời đẹp nhất của tôi. Sau đó tôi được tiếp cận bởi một số thành viên từ một tổ chức của thanh niên An Nam (Việt Nam Quang Phục Hội), thuyết phục tôi lãnh đạo phong trào cách mạng. Ngày 3/5/1916, tôi rời kinh thành Huế để tham gia khởi nghĩa. Mọi chuyện sau đó nhanh chóng bị lộ, và chắc ông cũng biết về chuyện không may đó rồi. Tôi không cần nói thêm nữa”.
Tiếp đó Hoàng tử kể về quãng đời lưu vong tại Reunion:
“Tôi tới Pointe des Galets (nằm ở Tây Bắc đảo Reunion) vào ngày 20/11/1916, sau hành trình 17 ngày đêm không ngừng nghỉ.
Vào lúc đó, tôi mới chỉ 19 tuổi. Tôi hoàn toàn mất phương hướng và ban đầu còn gặp khó khăn từ cả việc làm quen với thời tiết ở đây. Tôi thường xuyên bị đau ốm và từng 3 lần bị sốt rét đến tiểu ra máu.
Phải nói rằng tôi rất cảm ơn những người quen biết của mình và cư dân đảo Reunion, họ luôn dành sự quan tâm cho tôi.
Tôi không thể phàn nàn gì về đất nước đáng ngưỡng mộ này cả. Tôi đã đi thăm viếng hầu hết các thắng cảnh trên đảo. Tuy nhiên chúng không thể làm tôi nguôi nỗi nhớ An Nam.
Với chút tiền hỗ trợ ít ỏi từ Toàn quyền Đông Dương, tôi sống như thế này đây, rất đơn sơ, với anh trai tôi, Hoàng tử Vĩnh Chương. Vì lý do cá nhân, tôi không liên lạc với người chú của mình, Cựu hoàng Thành Thái (*).
Tôi đi làm nài ngựa cũng cốt để kiếm thêm chút thu nhập. Ít nhất thì nó cũng giúp tôi có đủ tiền mua chiếc xe hơi nhỏ mà ông đã chụp hình.
Mặc dù vậy, mong ước tha thiết nhất của tôi vẫn là được tới sống ở Paris, Pháp, nơi duy nhất tôi có thể thực sự thưởng thức niềm đam mê của mình với âm nhạc và văn chương”.
Sau cùng, vị Cựu hoàng An Nam đưa cho tôi xem một quyển sách mà ông là tác giả, tựa đề “Trois nouvelles”, xuất bản tại St Denis năm 1922. Cuốn sách là tuyển tập 2 truyện ngắn và một truyện tiếu lâm có 2 hồi.
Cựu hoàng Thành Thái: Cao ngạo và đầy tự tôn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vua Thành Thái trong bộ hoàng bào

Kết thúc cuộc hẹn ngắn ngủi với Hoàng tử Vĩnh San, tôi lên đường tìm gặp vị Cựu hoàng còn lại của An Nam đang sống tại Reunion, Cựu hoàng Thành Thái.
Trái với người cháu của mình, Thành Thái không sống chan hòa và được người dân địa phương biết đến nhiều. Khi tôi tìm nhà ông theo địa chỉ được cho, dường như không ai biết đến. Thấy một bé gái đang đứng bên đường, tôi vẫy hỏi:
“Bé ơi, cho tôi hỏi nhà của Hoàng tử Bửu Lan?”.
“Ai thế ạ? Hoàng tử Bửu Lan là ai? Cháu không biết”, cô bé đáp.
“À, chắc là ông tìm ‘ông Vua Trung Hoa’ đúng không ?”, cô bé thốt lên sau giây lát suy nghĩ.
“Đúng, đúng là ông ấy, vị vua Trung Hoa”.
“Nhưng nhà ông ấy không phải trên đường St Denis mà là đường Ste-Anne, nhà thứ 10. Ồ, mà ông ấy kìa, vị vua Trung Hoa!”.
Quay theo hướng nhìn của cô bé, tôi thấy một người đàn ông nhỏ con nhưng đậm người, mặc bộ đồ kaki và đội một chiếc mũ xám, đang đi chợ về, trên tay là một giỏ đầy hoa quả. Đi cạnh ông là một người phụ nữ An Nam xinh đẹp, duyên dáng trong tà áo dài vải ren màu đen và quần lụa trắng.
Một cách lịch sự, tôi tiến về phía họ và nhận thấy ông ấy nhìn mình bằng ánh mắt khó chịu, môi bặm lại. Tôi chưa kịp mở lời thì ông đã lên tiếng trước:
“Ông nhầm rồi! Tôi không phải là nhà vua An Nam đâu!”.
“Tôi biết ngài không còn là nhà vua nữa”, tôi nhẹ nhàng đáp.
Một người qua đường nghe thấy màn đối thoại kỳ lạ của chúng tôi, quay lại nhìn với ánh mắt đầy băn khoăn.
Có lẽ ông thấy niềm tự hào của mình bị tổn thương vì bị tôi bắt gặp trong bộ đồ tuềnh toàng, hay thậm chí ông muốn quãng đời còn lại của mình chìm trong bí mật, tước hiệu “vua Trung Hoa” – ra đời có lẽ vì thế. Ông không muốn hình ảnh của mình được công bố, ít nhất là trong trạng thái không mặc lễ phục khi ấy.
Ông trả lời tôi, giọng cộc cằn:
“Ông đừng tỏ ra ngạc nhiên vậy chứ. Muốn gặp tôi thì buổi chiều quay lại”.
“Chao ôi, tôi không thể rồi, tôi phải quay lại bến cảng sớm để đáp chuyền tàu tới Dumbea. Cháu trai của ngài, Hoàng tử Vĩnh San, rất hiểu điều này, ngài ấy đã rất vui vẻ cho tôi được chụp hình sáng nay”, tôi đáp lại, tiếp tục giữ thái độ lễ độ của mình.
“À, nó hả, nó thích vậy thôi, nhưng tôi… tôi không giống nó”.
Điều bất ngờ đến khi tôi trao cho Cựu hoàng Thành Thái tấm danh thiếp làm bằng gỗ Nhật của mình, thái độ cao ngạo của ông bỗng chốc biến mất.
“Tấm danh thiếp của ông làm tại Nhật Bản! Vậy là ông biết nước đó à?”, ông nói giọng đầy ngạc nhiên
“Vâng, tôi biết nước Nhật gần 20 năm nay, và rất yêu quý nước Nhật. Ngài cũng vậy sao?”.
“Ồ, tôi đi hết cả trong Nam ngoài Bắc rồi, tôi đã tới đủ các thành phố lớn, Tokyo, Kyoto, Kobe. Tôi sống ở đó 3 năm trong vai trò đội trưởng đội kỵ binh!”.
Cuộc trò truyện của chúng tôi nối dài ngay sau đó. tôi cùng với Cựu hoàng Thành Thái chia sẻ cảm xúc về nước Nhật, chia sẻ những kỷ niệm về nơi ấy.
“Được”, cuối cùng ông cũng chịu mềm giọng với tôi, “Bởi ông không thể quay lại, và vì tôi không muốn ông ra về tay trắng, chờ một lát, tôi sẽ tặng ông bức chân dung của mình”.
Một lát sau đó, trong căn nhà của ông, tôi được đích thân ông trao tặng bức ảnh chụp ông trong bộ lễ phục An Nam truyền thống, với huân chương “Bắc đẩu Bội tinh” danh giá trên cổ.
Và chúng tôi giã từ nhau, như những người bạn tốt.
Tôi đã hy vọng rằng trong suốt cuộc trò chuyện vui vẻ, người bạn mới quen sẽ cho tôi được chụp hình ngay tại chỗ, nhưng ông lịch sự từ chối, nói rằng ông không cho phép ai làm như vậy.
Và bởi vì lý do đó, thưa các bạn, tôi không thể chia sẻ với các bạn bức ảnh về ngôi nhà của ông, Cựu hoàng Thành Thái!
Bảo Ngân

(*) Không hiểu vì lý do nào đó, cả hai bài báo của tác giả Charles Wattebled đều nhắc đến vua Thành Thái và vua Duy Tân dưới danh nghĩa chú-cháu, cả trong lời nói của chính Hoàng tử Vĩnh San, chúng tôi xin được giữ đúng nguyên tác. Trên thực tế, hoàng tử Vĩnh San là con thứ 8 của vua Thành Thái.

Thanked by 2 Members:

#27 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 08/10/2016 - 21:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CHỢ BẾN THÀNH CŨ LỪNG LẪY CẢ THẾ KỶ TRÊN... VỈA HÈ
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Đánh chiếm thành Gia Định ngày 17-2-1859, chỉ một năm sau một ngôi chợ Bến Thành mới được chính quyền Pháp ở Sài Gòn xây dựng lại, thay gian chợ trước đó hầu như bị hủy diệt hoàn toàn trong cuộc chiến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Bến Thành cũ trên kinh Chợ Vải trước năm 1887 khi chưa lấp kinh (nay là đường Nguyễn Huệ) - Ảnh tư liệu
Kỳ 1:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 2:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 3:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 4:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kỳ 5:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Việc xây dựng tiến hành ngay cả khi chưa chiếm xong toàn bộ Gia Định, thậm chí hàng vạn quan quân nhà Nguyễn đang ồ ạt tập kết, xây dựng chiến tuyến ở đại đồn Chí Hòa cách đó vài cây số cho thấy người Pháp đã nhận ra vị trí quan trọng của ngôi chợ nằm giữa lòng Sài Gòn này.
Nhưng ngôi chợ Bến Thành mới được bố trí vô sâu trong kinh chợ Vải, trên đường Charner (nay là đường Nguyễn Huệ) chứ không nằm bến sông như ngôi chợ cũ.
Từ sông Sài Gòn nhìn vô, chợ bên tay trái nhìn ra kinh chợ Vải (hay kinh Charner).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí chợ Bến Thành cũ trên bản đồ 3D Sài Gòn năm 1881 do đại úy công binh Pháp Fauvre vẽ rất chính xác từng tòa nhà thời kỳ đó. Trong bản đồ, kinh Coffyn, kinh Cây Cám, rạch Cầu Sấu đã bị lấp thành đường Lê Lợi, Lê Thánh Tôn, Hàm Nghi hiện nay. Kênh Chợ Vải (màu xanh trong bản đồ) mới bị lấp một phần. Nhiều công trình thời đó hiện nay vẫn còn: UBND TP....., Cục Hải quan TP........ - Đồ họa: T.Thiên

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vị trí chợ Bến Thành cũ trong bản đồ Sài Gòn (Nam kỳ) năm 1878. Bản đồ này cuối đường Charner chưa có tòa nhà trụ sở UBND TP..... hiện nay (chưa xây dựng) và khu vực chợ Bến Thành hiện nay còn là ao/đầm Bồ Rệt - Đồ họa: T.Thiên
Cụ thể chợ Bến Thành cũ hiện nay nằm trong phạm vi bốn con đường (theo chiều kim đồng hồ; chúng tôi dùng tên hiện nay để bạn đọc không rối): Nguyễn Huệ - Hải Triều - Hồ Tùng Mậu - Ngô Đức Kế.
Chợ Bến Thành xưa nhanh chóng hồi sinh mạnh mẽ
Ngôi chợ xây dựng rất nhanh và hoạt động từ năm 1860 với năm gian cột gỗ, mái lá như ngôi chợ Vải một gian đầu đường trước đó. 10 năm sau, năm 1870, một gian cháy và đó là cơ hội để ngôi chợ được xây dựng lại theo các nghị định của Thống đốc Nam kỳ lúc ấy (cấm nhà cửa, dinh thự ở nội ô Sài Gòn lợp tranh): cột gạch, sườn gỗ, lợp ngói (riêng gian bán thịt lợp tôn, lát đá granit).
Ngôi chợ xây dựng lại này cũng có năm gian bày bán đồ khô, cá, thịt, thực phẩm và tạp hóa.
Chính thức "hồi sinh", ngôi chợ Bến Thành ngay lập tức sống mạnh mẽ: ghe thuyền các nơi đổ đến mua bán chật kênh Charner (nay là Nguyễn Huệ) trước chợ và rạch Cầu Sấu (nay là Hàm Nghi) sau chợ - hai đường nước lên xuống hàng hóa và khách đi chợ.
Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của Nguyễn Liên Phong (xuất bản năm 1909) đã dành 50 dòng thơ ca ngợi sự sầm uất của ngôi chợ này: Bến Thành chợ rộng tứ vi - Mấy cửa hàng xén ở thì quanh năm (...) - Bánh trái biết mấy chục hàng - Bò heo thớt thịt nhảy tràn dọc ngang...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đám con nít phụ bốc vác ở chợ Bến Thành cũ năm 1907 hoặc phụ khách đi chợ mang hàng về (đựng trong đồ thúng) - Ảnh tư liệu
Năm 1887, kinh Charner bị lấp thành đại lộ Charner (dân lúc đó gọi là đường Kinh Lấp). Hai bên đường, nhà cửa người Việt, Hoa, Ấn, Miên... san sát, buôn bán sầm uất đến mức xung quanh chợ là hàng loạt nhà hàng, khách sạn, thậm chí cả tòa soạn báo.
Nhiều năm hoạt động, ngôi chợ xuống cấp, cùng với đó là kinh Chợ Vải nhiều rác bốc mùi hôi thối ngay trước Tòa thị chính (nay là trụ sở UBND TP.....) đến mức cư dân xung quanh làm đơn phản đối lên Hội đồng TP Sài Gòn lúc ấy.
Năm 1887, kinh Chợ Vải lẫn rạch cầu Cầu Sấu bị lấp, thành đường Charner, de la Somme (nay là Hàm Nghi).
Hội đồng thành phố lên kế hoạch làm chợ Bến Thành mới, xa nơi cũ, cụ thể ở khu vực ao/đầm Bồ Rệt (marais Boresse) với kinh phí 400.000 franc (để so sánh, cùng thời điểm này nhà thờ Huyện Sĩ trên đường Nguyễn Trãi hiện nay được xây dựng với kinh phí 1,5 triệu franc).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chợ Bến Thành cũ bị giải tỏa để xây dựng ngân khố (trước 1975 là Tổng nha Ngân khố, nay là Kho bạc TP.....).
Riêng một trong năm gian là gian bán thịt lợp tôn phía sau được giữ lại.
Chỉ một "mầm mống" đó thôi, chợ Bến Thành cũ lại tiếp tục sống đến tận hôm nay, hơn 1 thế kỷ.
Chợ Cũ sầm uất với thịt quay bánh mì, cơm thố và... cà phê dĩa
Chợ Bến Thành cũ, người dân nói gọn thành chợ Cũ;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ gian thịt được giữ lại nhưng đẩy ra phía sau, chợ Cũ hoạt động ngay vỉa hè đại lộ de la Somme rộng lớn như mặt tiền cũ ở đại lộ Charner; vừa tiếp tục thông ra sông Sài Gòn như trước để dễ dàng đi thẳng ra chợ Bến Thành mới cách đó vài trăm mét.
Gian hàng thịt sau đó cũng bị giải tỏa. Không nhà lồng chợ, không bảng tên, chỉ sống trên vỉa hè vậy mà chợ Cũ vẫn sống rất khỏe, hùng cứ cả hai con đường nhỏ thông ra đại lộ de la Somme như (tên hiện nay): Tôn Thất Đạm, Hồ Tùng Mậu, thậm chí mon men ra tới Hải Triều, Pasteur...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quầy bánh mì trên đường Hàm Nghi sầm uất trước năm 1975 - Ảnh: LIFE

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thịt quay chợ Cũ nổi tiếng trước 1975 - Ảnh tư liệu
Khi chợ Mới có thị phần mạnh về thực phẩm thì bên cạnh những món hàng chợ nào cũng có này, chợ Cũ tập trung khai thác thêm chuyện ăn uống.
Nhiều cư dân vốn gốc Quảng Đông với nền ẩm thực hàng đầu Trung Hoa, chợ Cũ không hề thua kém hàng quán ở Chợ Lớn, dễ dàng trở thành nơi tìm đến thưởng thức các món ăn không chỉ của dân Sài Gòn mà còn của khắp Nam kỳ lục tỉnh nếu có dịp đến Sài Gòn.
Gian hàng thịt hóa thân thành nhiều tiệm thịt quay bánh mì lừng lẫy cho đến nay với da giòn, ngọt vị mật ong nhưng thịt rất mềm. “Cao lầu chợ Cũ”, cà phê dĩa, hủ tiếu, bánh mì xíu mại... có ai người Sài Gòn không muốn từng một lần ghé ăn?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một quán hủ tiếu trước chợ Bến Thành cũ năm 1908 với thực khách Sài Gòn ngồi... chồm hổm - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một chị bán rau củ quả chồm hổm phía sau chợ Bến Thành cũ (nhìn ra đường Hồ Tùng Mậu hiện nay) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Hồ Tùng Mậu, mặt sau chợ Bến Thành cũ sáng 7-10. Tòa nhà Bitexco bên phải ảnh là nơi mấy chị tiểu thương chợ chồm hổm ngồi khi xưa - Ảnh: M.C.
Thế nhưng hai món tuyệt chiêu nhất nhưng cũng rẻ rề của khu chợ Cũ này là cơm thố và cà phê dĩa.
Nhiều ngày chủ nhật trước năm 1975, mấy thằng con nít chúng tôi được gia đình đưa đi Sở Thú chơi sau khi ghé chợ Cũ ăn đã đời. Ở chợ Cũ, đám nhỏ chúng tôi há hốc mồm khi thấy hàng trăm vị khách ngồi chồm hổm trên ghế. Khi ly cà phê nóng hổi bưng ra trên dĩa, mấy vị khách từ "thầy Hai" cho đến ông ba gác, đạp xích lô. thợ thuyền đổ ra dĩa, thổi cho bớt nóng và... húp.
Mùi cà phê nóng bay ngập quán cà phê, khách từ "Thầy Hai" (công chức, trí thức) đến ông xích lô, ba gác ngồi bên nhau chật chội có lẽ đã thành ký ức khó quên của người Sài Gòn về ngôi chợ này.
Còn cơm thố đựng trong các thố men hoa xanh nước biển, hấp trong chiếc xửng nhiều tầng bằng tre ăn với cá kho khô, canh cải bẹ nấu với cá thác lác ở mấy quán góc Tôn Thất Đạm – Hàm Nghi (hiện còn một quán trên đường Tôn Thất Đạm).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chợ Tôn Thất Đạm, một khu vực của chợ Cũ sáng 7-10. Ảnh chụp góc ngã tư Tôn Thất Đạm - Hàm Nghi, trước năm 1975 là nơi tập trung nhiều quán cơm thố - Ảnh tư liệu
Mỗi thố chừng một chén cơm nhỏ nên có ông chạy ba gác ăn lần 5, 6 thố. Dân có tiền thì chỉ ăn 1, 2 thố nhưng thay vì kêu cá kho khô thì kêu gà nướng, bồ câu quay, cá hấp... Giàu nghèo gì cũng ngồi cạnh nhau ăn rầt bình thường, chuyện trò với nhau rôm rả...
Riêng món “hầm vĩ chưng hột vịt, chưng giấm đường” là món cá lù đù (hầm vĩ) trộn chung hột vịt rồi hấp hoặc chưng, ăn với rau sống, dưa leo (học giả Vương Hồng Sển đã kể món này ra ngay phần mở đầu Sài Gòn năm xưa - 1960).
... Hơn 200 năm có mặt trên đất Sài Gòn (có lẽ khoảng từ khi thành Gia Định 1790 được xây dựng), chợ Bến Thành đã bao phen long đong, dời đổi, thậm chí có lúc tưởng đã chết.
Nhưng rồi ngôi chợ ấy lại hồi sinh mạnh mẽ, dù sống vỉa hè vẫn tồn tại cho đến nay, hơn một thế kỷ... không nhà.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Con nít Sài Gòn trước quán thịt heo quay, vịt quay Thiên Nhiên trên đường Hàm Nghi trước 1975. Người mặc áo thun trắng chống nạnh là Xá Xây, thợ chặt thịt lúc ấy của tiệm (giờ đã mất) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dãy tiệm thịt quay bánh mì san sát trên đường Hàm Nghi trước 1975. Tiệm Thiên Nhiên (cạnh cột điện) giờ vẫn còn, tiệm bìa trái ảnh giờ là tiệm bánh Như Lan - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dãy cửa hàng trên đường Hàm Nghi, khu chợ Cũ hiện nay. Quán thịt quay Thiên Nhiên lừng lẫy hơn nửa thế kỷ trước giờ vẫn còn - Ảnh: M.C.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu vực chợ Cũ hiện nay nằm trong khu vực các con đường: Hàm Nghi - Tôn Thất Đạm - Hồ Tùng Mậu (đoạn từ Ngô Đức Kế đến Hải Triều). Chợ Cũ cách vị trí chợ Mới (Bến Thành) hiện nay vài trăm mét - Đồ họa: T.Thiên



CÙ MAI CÔNG


Trả lời
  • thai thuy mi 17:16 08/10/2016
    Mình thấy phụ nữ Sài Gòn đi chợ hoặc đi chơi trước 1975 hầu như mặt áo dài là chính
  • THÍCH 10
  • Huu Loc:
  • Dì đứng bán bánh mì đường Hàm Nghi là dì Huệ nheo (con mắt hay nheo nheo). Đã định cư ở Úc gần 20 năm nay. ...
    THÍCH 34

Sửa bởi tuphuongsg: 08/10/2016 - 21:36


Thanked by 2 Members:

#28 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/10/2016 - 21:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ĐƯỜNG NƯỚC XƯA LÀM NÊN 5 ĐẠI LỘ SANG TRỌNG GIỮA SÀI GÒN
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Quy hoạch về đường phố "Sài Gòn 500.000 dân" (Saigon ville de 500.000 âmes) của đại tá công binh Pháp Coffyn năm 1862 có thể sẽ không thực hiện được một đường nào nếu không có năm đại lộ giữa trung tâm Sài Gòn xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Kinh Charner (đại lộ Nguyễn Huệ hiện nay) trước khi bị lấp năm 1887, hai con đường hai bên lúc ấy không phải là đại lộ (boulevard) mà là đường (rue) Charner và Rigault de Genouilly (ảnh chụp từ sông Sài Gòn nhìn về phía trụ sở UBND TP..... hiện nay - lúc đó chưa có) - Ảnh: Émile Gsell
Đó là năm đại lộ hiện nay mang tên: Nguyễn Huệ (tên thời thuộc Pháp: Charner), Lê Lợi (Bonard), Hàm Nghi (de la Somme), Lê Duẩn (Norodom), Tôn Đức Thắng (Citadelle/sau này là Luro).
Theo bản quy hoạch này, chiều rộng các đường chính loại 1 (đại lộ - boulevard) là 40m, đường loại 2 (route/rue) là 20m. Đường chính có vỉa hè 4 m, mỗi bên hai hàng cây; đường loại 2 vỉa hè rộng 2m, mỗi bên một hàng cây.
May mà có năm đại lộ suýt soát tiêu chuẩn trên, nếu không như thực tế sau đó mà hiện nay ai cũng thấy, các con đường trong khu vực quy hoạch là Sài Gòn rộng 25km2 ban đầu này, nhất là khu trung tâm Sài Gòn chỉ khoảng 2km2 (chưa tới 1/3 diện tích quận 1 hiện nay, hơn 7km2), hầu hết chỉ rộng 6-8m.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đại lộ Bonard (Lê Lợi hiện nay, bưu ảnh ghi sai tên) những ngày đầu tiên cuối thế kỷ 19 - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đại lộ Norodom (Lê Duẩn hiện nay - đường thẳng giữa ảnh) nhìn về dinh Norodom khoảng đầu thế kỷ 20. Nhà thờ Đức Bà với tháp nhọn đã có - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại lộ Hàm Nghi trước năm 1975, xéo góc phải ảnh là đại lộ Nguyễn Huệ - Ảnh: LIFE

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đại lộ Citadelle (sau đó đổi thành Luro, trước năm 1975 là đại lộ Cường Để, hiện nay là đường Tôn Đức Thắng) nhìn từ khu vực cổng chính thành Gia Định 1835 (nay là đường Đinh Tiên Hoàng, Q.1, TP.....) về phía sông Sài Gòn với hàng cây sọ khỉ hàng trăm năm đẹp mê hồn nổi tiếng - Ảnh: M.C.
5 đại lộ đó từ đâu ra?
Theo một mô tả của người Pháp, ông Jules Boissiere vào năm 1874: "Sài Gòn có sáu đại lộ (boulevard), 40 đường (route/rue)". Vậy đại lộ thứ sáu đâu?
Đó là đại lộ Chasseloup Laubat (với tên ban đầu là đường Chiến Lược - route Stratégique; rồi đại lộ số 25 - Nguyễn Thị Minh Khai hiện nay) vốn là đường thiên lý từ thành Gia Định ra miền Trung, miền Bắc; đồng thời nối với đường thiên lý sang Campuchia (Cách Mạng Tháng Tám hiện nay).
Tuy nhiên, với tiêu chí của Coffyn thì con đường vốn chỉ rộng hơn 10m này đã lần hồi bị giáng từ đại lộ xuống "đường" (rue) như trong nhiều bản đồ xưa của Pháp ít nhất từ đầu thế kỷ 20.
Trừ rạch Cầu Sấu sau này trở thành đại lộ de la Somme (Hàm Nghi hiện nay) là rạch tự nhiên đất Bến Nghé xưa, một số nhà nghiên cứu cho rằng 2/5 đại lộ của Sài Gòn cuối thế kỷ 19 là Charner (Nguyễn Huệ hiện nay), Bonard (Lê Lợi hiện nay) vốn là con kinh do người Pháp đào, sau đó bị lấp để làm đại lộ.
Thậm chí không rõ căn cứ vô đâu có tư liệu khẳng định "kinh Charner do người Pháp đào năm 1867 và lấp năm 1887".
Còn đại lộ Bonard (Lê Lợi hiện nay), nhiều nhà nghiên cứu cho rằng có nguồn gốc là con kinh dài 800m do đại úy công binh Gallimard đào năm 1861 - 1862 "giữa vùng đầm lầy sau khi chiếm xong Sài Gòn" khi dẫn phát biểu của thiếu tá Bovet tại phiên họp của Ủy hội TP Sài Gòn cuối năm 1867. Vì vậy ban đầu kinh này mang tên kinh Gallimard (sau đó đổi thành kinh Bonard).
Riêng đại lộ Citadelle (đường Thành, sau đổi là Luro, hiện nay là Tôn Đức Thắng) thì tất cả đều cho biết đó là đại lộ có sẵn mà khi Pháp đánh chiếm thành Gia Định (thành Quy) sáng 17-2-1859 đã theo con đường này để tới cổng thành.
Sự thật thế nào?
Nhiều người biết bản đồ Sài Gòn năm 1867 do mức độ khá chính xác, với các đường phố và kinh rạch Sài Gòn sau khi Pháp chiếm hoàn toàn Nam kỳ năm năm hiện lên khá rõ (kinh rạch tô màu xanh).
Chỉ duy nhất đường Tôn Đức Thắng hiện nay vốn là con đường chính dẫn đến cổng thành Gia Định xây năm 1835 mà quân Pháp từ sông Sài Gòn tấn công năm 1859 được ghi là đại lộ (boulevard) Citadelle (Thành), còn lại chỉ ghi "đường" (route/rue), thậm chí là đường nhỏ, nội ô (rue - còn route là đường quan trọng/đường liên tỉnh)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Sài Gòn năm 1867 khá chính xác so với hiện nay với đường phố màu trắng và kinh rạch bản đồ tô màu xanh (hướng bắc ở góc phải bản đồ, phía trên) - Ảnh tư liệu
Cùng trong bản đồ này, các đại lộ Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi hiện nay vẫn còn là các đường nước ngoằn nghèo.
Quan trọng nhất là đường nước tạo nên đại lộ Nguyễn Huệ hiện nay và đường nước giữa hai con đường hiện nay là Thái Văn Lung và Tôn Đức Thắng hoàn toàn khớp với bản đồ nổi tiếng do đại tá Olivier vẽ khi xây dựng thành Gia Định 1790 cho Nguyễn Ánh (Gia Long sau này).
Bản đồ này thấy rất rõ hai đường nước từ thành Gia Định thông ra sông Sài Gòn. Một đường hoàn toàn khớp với đường Nguyễn Huệ hiện nay, đường còn lại ở vị trí giữa đường Ngô Văn Năm hiện nay và đường Tôn Đức Thắng.
Một bản đồ hành quân của Pháp khi tấn công đại đồn Chí Hòa ngày 24, 25-2-1861 dù phác họa nhưng cũng rất rõ vị trí hai đường nước này cùng với thành Gia Định 1790 lẫn thành Gia Định 1835.
Trong đó, ngoài đường nước lớn phía dưới nay là đường Nguyễn Huệ thì đường nước nhỏ phía trên chỉ còn là con lạch nhỏ, thông đoạn phía trên với đường Lê Thánh Tôn hiện nay.
Tất cả các bản đồ trước 1862 đều không có con kinh nay là đại lộ Lê Lợi. Lần đầu tiên nó xuất hiện là trong bản đồ quy hoạch của Coffyn ngày 30-4-1862.
Con kinh này trong bản đồ Sài Gòn 1867 đầu bên dưới (hướng nam) quẹo ra kinh Olivier (sau đổi thành Pellerin, nay là đường Pasteur), đầu trên (hướng bắc) chia hai nhánh quẹo xuống để ra sông Sài Gòn (hai nhánh rạch này có lẽ ở khoảng đường Ngô Văn Năm đến Tôn Đức Thắng hiện nay).
Lẽ nào hai thành Gia Định không có hào thành xung quanh?
Thành Gia Định 1790 được đa số nhà nghiên cứu xác định với chu vi hiện nay là bốn con đường: Lê Thánh Tôn - Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Đình Chiểu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, trong đó cổng thành chính trên đường Lê Thánh Tôn.
Đường Lê Thánh Tôn năm 1865 (sau khi Pháp chiếm xong Sài Gòn năm 1859) gồm ba con đường: Palanca (từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến chợ Bến Thành hiện nay), Isabelle II (từ Nam Kỳ Khởi Nghĩa đến Đồng Khởi) và Sainte Enfance (từ Đồng Khởi đến Tôn Đức Thắng).
Đại lộ Lê Lợi những ngày đầu khai sinh dài khoảng 800m, từ khoảng đường Ngô Văn Năm đến Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay, khớp với con kinh Gallimard năm 1862.
Cả hai con đường này lúc ban đầu đều có vị trí khớp với cạnh hướng đông nam (hướng chính) của thành Gia Định 1790. Và đây là vị trí của đường nước dọc theo mặt chính của thành Gia Định 1790, tức hào thành.
Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức mô tả khi thành này vẫn còn: Hào rộng 15 trượng 5 thước (khoảng hơn 75m).
Và chính những hào thành này khi bị lấp năm 1835 sau cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi đã làm nên các con đường hiện nay: Nguyễn Đình Chiểu, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đinh Tiên Hoàng (sân Hoa Lư trước đây có tên sân vận động Hào Thành).
Đồng thời con đường nối dài ra sông Sài Gòn từ hào nước dọc đường Đinh Tiên Hoàng có lẽ cũng bị lấp lúc đó, trở thành đường Tôn Đức Thắng hiện nay.
Riêng đại lộ Lê Duẩn (xưa là Norodom) nằm trên hào thành phía đông nam thành Gia Định 1835. Hào thành bị lấp, con đường nối dài ra tới cạnh phía tây hào thành Gia Định 1790, tức đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa hiện nay. Cuối đường là dinh Norodom (nay là hội trường Thống Nhất).
Cần lưu ý, trừ rạch Cầu Sấu, những đường nước quanh thành Gia Định 1790 bị san bằng sau cuộc cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi 1833-1835 đã bị bỏ phế. Người Pháp sau này chỉ chỉnh trang thẳng thớm lại như ghi nhận từ biên bản một số cuộc họp của Hội đồng TP Sài Gòn cuối TK 19.
Có lẽ công việc này khiến không ít người ngộ nhận cho đó là những con kinh người Pháp đào rồi lấp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ thành Gia Định 1790 do đại tá Olivier vẽ, hiệu chỉnh bởi Brun 1795. Bản đồ thấy rõ hai đường nước hai bên cổng thành (thành Gia Định 1790 mỗi cạnh thành có hai cửa) nay là đường Nguyễn Huệ và (có lẽ) Ngô Văn Năm. Đường nước nhỏ góc sông Sài Gòn (bản đồ ghi nhầm sông Đồng Nai - Donnai Riv) và rạch Bến Nghé (bên trái ảnh) là rạch Cầu Sấu (đại lộ Hàm Nghi hiện nay) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một bản đồ hành quân của Pháp khi tấn công đại đồn Chí Hòa ngày 24, 25-2-1861. Các đường nước thẳng của thành Gia Định 1790 bị bỏ phế đã thành những đường nước ngoằn nghoèo - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bản đồ Quy hoạch Sài Gòn 500.000 dân năm 1862 của trung tá công binh Coffyn (có chữ ký của ông bên dưới) đều ghi nhận các đường nước xưa của Sài Gòn (với ý đồ sẽ chỉnh trang thẳng thớm) trước khi bị lấp thành các đại lộ sau đó và hiện nay - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bốn đại lộ Sài Gòn thuở ban đầu (hiện nay là) Tôn Đức Thắng, Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Hàm Nghi trên bản đồ Sài Gòn và vùng phụ cận 1892 so với các đường nước, hào thành Gia Định 1790. Riêng đại lộ Lê Duẩn (Norodom) nằm trên hào thành phía đông nam thành Gia Định 1835 - Ảnh tư liệu - Đồ họa: Trị Thiên


CÙ MAI CÔNG

Sửa bởi tuphuongsg: 20/10/2016 - 21:24


Thanked by 2 Members:

#29 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/10/2016 - 21:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ĐẠI LỘ CÀ PHÊ VÀ PHỐ BÁNH MÌ GIỮA SÀI GÒN XƯA
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    TTO - Có thể nói đại lộ Charner (hiện là Nguyễn Huệ) đã hình thành đại lộ cà phê không chỉ đầu tiên của Sài Gòn mà còn cả nước từ những ngày đầu tiên của ngôi chợ Bến Thành cũ bên bờ kinh chợ Vải.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khách sạn - nhà hàng Coq d'Or (Gà trống vàng) ở ngã tư Charner - d'Ormay (này là Mạc Thị Bưởi) bày cả bàn ghế ra ngoài vỉa hè cho khách uống cà phê (vị trí này hiện nay là khách sạn Palace) - Ảnh tư liệu
Hàng loạt hàng ăn quán nước đã hoạt động tấp nập từ rạng sáng đến 21g.Thậm chí đêm xuống vẫn còn một số sòng bạc sau chợ hoạt động suốt đêm.
Kinh chợ Vải sau đổi thành kinh Charner, rồi đại lộ Charner (dân gọi là đường Kinh Lấp), hiện là đường Nguyễn Huệ.
Những quán cà phê đầu tiên trên đất Sài Gòn có lẽ nằm trên đường Catinat (nay là Đồng Khởi), con đường đầu tiên người Pháp tập trung chỉnh trang, xây dựng ngay sau khi chiếm Sài Gòn. Niên giám Đông Dương đầu thế kỷ 20 ghi nhận ít nhất là ba quán.
Catinat là đường nhỏ, cửa hàng và mặt hàng tập trung vô vải vóc, công ty, tiệm chụp ảnh, tòa soạn báo... hạng sang nên chủ yếu thu hút giới thượng lưu thời ấy tìm đến mà Nam kỳ phong tục nhơn vật diễn ca của tác giả Nguyễn Liên Phong xuất bản năm 1909 đã mô tả: Nhứt là đường Ca-ti-na - Hai bên lầu các, phố nhà phân minh (...) - Máy may mấy chỗ quá nhiều - Các tiệm tủ ghế dập dều (dìu) phô trương - Đồ sành, đồ cẩn, đồ đương (đan) - Đồ thêu, đồ chạm trữ (trổ?) thường thiếu chi (…) - Nhà in, nhà thuộc, nhà chà - Nhà hàng ăn ngủ với nhà lạc son...
Phạm Quỳnh trong Một tháng ở Nam kỳ (1918) kể về đường Catinat sang trọng "bực nhứt" Sài Gòn ấy: Các cửa hàng lớn, hàng tây, hàng ta (phần nhiều người Bắc kỳ), hàng Chà (phần nhiều người Bombay bên Ấn Độ), hàng khách, chen nhau xin xít. Lại thêm có mấy nhà khách sạn lớn, nhà chớp bóng, nhà hát tây, nên chiều chiều cứ tự năm giờ trở đi kẻ đi người lại như nước chẩy. Người sang trọng, kẻ thượng lưu, tất mỗi buổi phải dạo qua đường Catinat một lượt mới là nền.
Những trai thanh gái lịch đất Sài Gòn lấy đấy làm chốn cực phẩm phong lưu".
Quan trọng hơn, tác giả đã nhận ra mối quan hệ phát triển tất yếu của đại lộ Charner khi phải mở rộng thị phần đang phát triển mạnh lúc đó cho đa số người Sài Gòn chứ không chỉ dành cho một bộ phận nhỏ giới thượng lưu: (Catinat) Đông đúc phồn thịnh đến nỗi đã phải mở một con đường chạy dọc theo, to lớn rộng rãi hơn nhiều, gọi là đường Charner (...).
Đại lộ cà phê đầu tiên trên đất Sài Gòn
Những cây cà phê đầu tiên ở Việt Nam được trồng ở miền Bắc (năm 1888) nhưng những ly cà phê đầu tiên lại được rót bán ở Sài Gòn - mảnh đất dễ dàng dung nạp mọi nền văn hóa ẩm thực. Theo nhà văn Sơn Nam, năm năm sau khi Pháp đánh chiếm, người Pháp đã khai trương hai quán cà phê đầu tiên trên đất Sài Gòn: Café de Lyonnais trên đường Lagrandière (nay là đường Lý Tự Trọng) và Café de Paris trên đường Catinat.
Từ đường vua đi (ngự đạo), bến vua ngự (Bến Ngự - đầu đường Đồng Khởi hiện nay), Catinat đã trở thành con đường ưu đãi nhất của người Pháp khi xây dựng Sài Gòn kiểu Pháp, trong đó có những quán cà phê.
Tuy nhiên, con đường sang trọng nhưng chật hẹp và chỉ dành cho giới thượng lưu ấy rõ ràng khó mở rộng thị phần nên hơn 40 năm sau quán cà phê đầu tiên, những năm đầu thế kỷ 20, Niên giám Nam kỳ chỉ ghi nhận 2, 3 quán cà phê đầu và cuối đường Catinat.
Trong khi đó, khi ngôi chợ Bến Thành lớn nhất Sài Gòn nằm chễm chệ một bờ kinh Charner năm 1860, sau đó lấp thành đại lộ Charner rộng thênh thang năm 1887 đã thành nơi đến hằng ngày của người Sài Gòn bình thường.
Đến đây ai cũng có thể đi chợ (Bến Thành cũ) sáng, ghé vô số quán uống ly cà phê, ăn bánh mì, hủ tíu, hút thuốc, đọc báo... dọc hai bên đại lộ và tập trung ở khu tứ giác chợ (hiện nay là) Nguyễn Huệ, Ngô Đức Kế, Hồ Tùng Mậu, Hải Triều và tất nhiên ngay trong chợ.
Khi chợ ít nhiều ô nhiễm (nhiều cư dân quanh chợ than phiền, khiếu nại lên Hội đồng TP Sài Gòn lúc ấy) giải tỏa năm 1910. Các quán cà phê, tiệm - lò bánh mì, cửa hàng ăn uống trên khu vực này hoạt động xem ra tấp nập hơn khi hai con đường hai bên kinh nhập thành đại lộ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một quán hủ tíu trên đường Charner, trước chợ Bến Thành cũ năm 1908 (dòng chữ trên bưu ảnh ghi: Một quán ăn Trung Hoa trước chợ) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Dòng chữ trên bưu ảnh: Sài Gòn - Quán ăn An Nam - Ảnh: L.Crespin
Niên giám Nam kỳ trước và sau khi giải tỏa chợ ghi nhận trên đại lộ Charner (thống kê chưa đầy đủ) hàng loạt quán cà phê.
Ngay bờ sông Sài Gòn, cửa ngõ vô đại lộ là Café de Marseille của ông Freund. Khách đông, sau này ông mở thêm quán nữa tên Cafe du Marché (Cà phê Chợ) bên hông chợ Bến Thành.
Ăn theo chợ không chỉ một quán. Từ đầu bờ sông vô, bên tay trái, qua tòa nhà Wang-Tai (Vương Thái - nay là trụ sở Hải quan TP.....), chỉ cách hai căn số 9 và 11 tới chợ là Café Méridional hoành tráng của bà Lachal với ba số nhà liền nhau 3-5-7.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một góc chợ Bến Thành cũ (nay là Kho bạc TP.....) nhìn ra quai (bến, cảng) de Commerce (bến Bạch Đằng). Cạnh chợ là dãy quán Café Méridional. Cạnh dãy cà phê Méridional là tòa nhà Wang-Tai (nay là trụ sở Hải quan TP.....) - Ảnh tư liệu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tòa Hòa giải (Justice de Paix - hiện nay là vị trí tòa nhà Sun Wah trên đường Nguyễn Huệ). Xung quanh khu vực tòa nhà này rất nhiều quán cà phê, trong đó có cả quán mang tên cà phê Hòa Giải (Café de la Paix) - Ảnh tư liệu
Cà phê rõ ràng đã đáp ứng nhu cầu khách tứ xứ lẫn khách đi chợ lúc ấy nên gần chợ Bến Thành cũ, mặt tiền Charner cũng có một quán khác cùng tên Café du Marché ở số 33 nhưng chủ là một người khác, bà Truhaut.
Rồi hàng loạt quán cà phê nối tiếp nhau đoạn gần ngã tư Charner - d’Ormay (nay là đường Mạc Thị Bưởi): Café de Provence của bà Genon, Café de la Paix của bà Soudan (quán cà phê Paix gầ như đối diện với tòa nhà Justice de Paix, Tòa Hòa giải, chắc dành cho người có việc phải đến tòa án; nay là tòa nhà Sun Wah), Café de l’Orient của bà Tisseyre. Xa xa một chút, gần đại lộ Bonard là Café Américain của bà Nault...
"Phố bánh mì" tấn công đất hủ tiếu và xôi
Người Pháp đến đâu thì bánh mì đến đó. Từ những tiệm bánh mì nhỏ chủ yếu cho người Pháp bên đường Catinat thì nhiều tiệm bánh mì của người Pháp, người Việt, người Hoa nhanh chóng mở ra trên đại lộ Charner.
Nếu tiệm bánh mì của ông Lương Phúc Tài gần bờ sông thì cùng phía với chợ, đoạn ra đại lộ Bonard là môt số tiệm bánh mì của người Hoa kịp thời có mặt chen lấn với các tiệm tạp hóa, xẻng cuốc...
Thế nhưng lừng lẫy nhất là tiệm bánh mì cuối đường, gần đại lộ Bonard (Lê Lợi) là tiệm mà chủ lẫn thợ đều là người Pháp: Louis Roux. Nơi đây, bánh mì kiểu Pháp (baguette, bánh sừng bò bơ, bánh mì tròn mềm rưới đường, mật... mà hiện nay chúng ta vẫn ăn) được ra lò ngày hai lần "mỗi bữa sớm mai và chiều đều có bánh mới sốt dẻo và bánh sừng-bò chẩy beurre (bánh mặn). Ngày chủ nhật, thứ ba và thứ năm có bánh tròn mặn, bánh bò chế mật" (quảng cáo trên báo Nông Cổ Mín Đàm).
Nông Cổ Mín Đàm năm 1901 đăng lời rao của tiệm này: Phố bánh mì thiệt thợ Langsa làm (của ông Roux). Nội Saigon có một phố hàng này mà thôi ở tại đường Charner (tục danh đường Kinh Lấp) số 125. Xin anh em chớ lộn (...) Ai muốn mua bánh đễ lâu đặng đi đường, hay là đi rừng di rú thì cũng có bán (nguyên bản quảng cáo, kể cả lỗi chính tả).
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp bánh mì cho các "cơ binh" (lính Pháp), bánh mì đã chính thức tấn công "đất hủ tíu" của người Hoa, gánh xôi buổi sáng của Việt ngay khu vực chợ Bến Thành cũ.
Cuộc tổng tấn công của "phố bánh mì" này ngày càng mở rộng: thêm chi nhánh ngay đầu đường Charner, "tiến quân" sang chợ Tân Định (gần bánh mì Như Lan trên đường Hai Bà Trưng hiện nay), tràn sang "thủ phủ hủ tíu" của người Hoa trên đường Des Marins (Trần Hưng Đạo B trong Chợ Lớn).
Thậm chí, bánh mì của tiệm còn "đổ bộ" xuống lục tỉnh Nam kỳ, bước đầu là Biên Hòa, Vũng Tàu, rồi tới các tỉnh miền Tây: Còn ở các hạt Tân-an, Bến-tre, Cái-bè, Cần-thơ, Hà-tiên, Sốc-trăng, Vĩnh-long và Sa-đéc, anh em ai muốn mua vật chi thì xin gởi thơ cho tôi, tên Roux tại Mỷtho....(nguyên văn quảng cáo).
Đón đọc kỳ 2: Đại lộ cà phê hình thành thói quen của người Sài Gòn buổi sáng "tô (hủ tíu) - ly (cà phê) - điếu (thuốc) - tờ (báo)


CÙ MAI CÔNG

Sửa bởi tuphuongsg: 22/10/2016 - 21:38


Thanked by 2 Members:

#30 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/10/2016 - 10:09

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vĩnh biệt ti vi analog

07:52 AM - 23/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ti vi (viết tắt từ chữ TV - television).
Thời gian đầu khi xem ti vi tụi tôi thường ngước lên trời nhìn chiếc máy bay đang lượn vòng vòng và cho rằng hình ảnh xuất hiện trên mặt kiếng là do máy bay thả xuống. Lớn lên, có dịp tìm hiểu thì đúng vậy. Vì vào thời sơ khai, chưa có trụ sở phát sóng nên hằng đêm có 2 chiếc máy bay “thả hình” vô ăng ten, được gọi là Ó Xanh - Constellation C-121.
Mỗi tối 2 chiếc máy bay này có nhiệm vụ bay trên không phận Sài Gòn 4 tiếng đồng hồ, và chấm dứt sứ mệnh “thả hình” vào máy ti vi vào ngày 2.3.1966, khi Nha Vô tuyến truyền hình được thành lập từ Nghị định số 702/TBTTCH/NĐ. Công việc phát hình không còn dùng máy bay nữa mà nhờ vào đài phát tuyến là một trụ sắt cao khoảng 90 m, phía trên gắn một ăng ten cao 20 m. Trong thành phần lãnh đạo có mấy cái tên quen quen là đạo diễn Lê Hoàng Hoa (phó giám đốc), nhạc sĩ Phạm Duy (phụ tá cho Giám đốc Đỗ Việt - một quân nhân)...
Đài truyền hình Sài Gòn chính thức hoạt động ngày 7.2.1966 trên băng tần số 9. Băng tần 11 là đài Mỹ. Thế là, mỗi tối những ngày đầu từ 18 giờ 30 đến 20 giờ 30, bà con xóm nghèo xách chiếu, xách dép ra ngồi trước ti vi để xem cải lương Thanh Nga, kịch Kim Cương, Thẩm Thúy Hằng, Hùng Cường, Mai Lệ Huyền, Thanh Lan, Nhật Trường hát tân nhạc; Tùng Lâm, Phi Thoàn trong chương trình Tạp lục tùm lum...
Mỗi tối thứ bảy khán giả ít đi xem

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tại rạp vì có cải lương trên ti vi mặc dầu chỉ là tuồng cũ xì, cũ xịt. Vì vậy, ngay cả đài vô tuyến truyền hình (VTTH) cũng lâm vào cảnh phải phục vụ đồng bào bằng cách tăng cường giải trí như báo chí nhận định: “Số giờ dành cho các tiết mục giải trí vẫn chiếm quá nhiều dù đã có thêm vài mục mới như học Anh ngữ, văn học nghệ thuật, phụ nữ, nhi đồng với ban Việt nhi của Nguyễn Đức và Tuổi xanh của Kiều Hạnh...”. Đến năm 1972 Đài truyền hình Sài Gòn có 14 ban cải lương, 26 ban ca nhạc, 30 ban thoại kịch. Cần biết thêm những ban này đều của tư nhân hợp tác với đài.
Kỷ niệm của một thời
Năm 1969, một ti vi 23 inch giá 34.500 đồng, 20 inch giá 32.697 đồng, 19 inch 27.000 đồng, 17 inch 24.000 đồng... không hề rẻ khi một ký gạo giá 58 đồng, thịt heo ba rọi 240 đồng/kg, vàng 18.000 đồng/lượng...
Nhà nào sắm được ti vi thì được liệt vào đẳng cấp “kèo trên”. Ngay cả khi mướn ô sin, gia chủ được ô sin tương lai hỏi là: “Nhà có ti vi không?”. Gia chủ thường đặt máy ở giữa nhà, trước cả bàn thờ, như để khẳng định uy quyền ti vi. Khoảng năm 1970 chương trình VTTH bắt đầu từ 18 giờ 30 đến 23 giờ 30.
Chủ nhật xem từ 13 giờ. Đông nhất là tối nào có chương trình cải lương, khán giả “coi cọp ti vi” phải đến sớm để xí chỗ trong nhà khổ chủ. Nếu đóng cửa không cho xem thì con nít đứng ở ngoài chọi đá hoặc la hét. Còn nếu cho vào xem thì sau buổi trình chiếu công cộng nhà gia chủ có ti vi sẽ là một bãi chiến trường.
Thật ra những buổi phát hình đầu tiên đã được thể nghiệm trong một gian hàng triển lãm tại Sài Gòn vào cuối tháng 10.1959 vì lúc ấy ở VN bói chẳng ra một cái máy ti vi. Khán giả tham quan hội chợ thích thú tìm hiểu kỹ thuật truyền hình mới mẻ qua hai màn ảnh đặt tại trung tâm triển lãm từ 19 giờ 30 đến 20 giờ 30 hằng ngày. Tuần báo Điện ảnh ra tháng 11.1959 đã tiên đoán: “Một khi đài VTTH được thành lập, chúng tôi tin rằng sẽ có rất nhiều người bỏ tiền ra mua máy để hằng ngày được theo dõi, đón coi những chương trình của VTTH”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một cửa hàng bán ti vi ở Sài Gòn trước 1975


Quả đúng như vậy. Theo ước tính của các báo thì số USD dùng để nhập cảng máy ti vi ngày càng cao. Cuối năm 1966 nhập cảng 30.000 máy, năm 1967 nhập 100.000, năm 1968 là 200.000, năm 1969 hơn 200.000... với đủ các thể loại nhãn hiệu: National, Sanyo, Hitachi, Denon, Sharp, Crown, Nivico... Và cũng có đủ thể loại quảng cáo như Sharp - Phát minh tân kỳ nhất của ngành điện tử; Perfect vision không rung không nháy, thật rõ; Để máy ti vi X. chạy suốt ngày đêm không nóng. Giao máy đến tận nhà, gửi chuyên viên đến tận nơi lắp đặt hệ thống ăng ten và hướng dẫn kỹ thuật sử dụng máy. Ti vi bắt đầu lên đời từ cỡ 25 inch 5 loa được trang trí thượng hảo hạng đến loại cửa mở, cửa lùa, cửa xếp. Rồi bắt đầu tiến triển là loại ti vi 25 inch có ăng ten hình chữ V để trong nhà, ti vi 8 inch xách tay, xài pin, loại 11 inch xài điện nhà và điện bình... Dần dần, ti vi thay hình đổi dạng theo nhu cầu đổi mới. Từ đen trắng sang màu tec-níc co-lo, ngày càng mỏng, càng bự, nhiều tính năng và càng phải có nhiều tiền.
Cái ti vi đời cũ có râu xin chào một thời cùng với những thằng con nít bây giờ là đám “thanh niên cao tuổi” U.70! Vĩnh biệt truyền hình analog! Vĩnh biệt truyền hình tuổi thơ của tôi...

Nhà văn Lê Văn Nghĩa



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |