Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#1 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/07/2016 - 21:41

Nhìn từ chị công nhân quét rác



Cứ mỗi buổi chiều tan việc, hàng chục ngàn công nhân túa ra ở các khu công nghiệp. Cứ mỗi tối trên đường về, tôi lại thấy chị công nhân vệ sinh cặm cụi quét rác.



Sao công nhân ở xứ mình nhiều thế! Đời sống của họ cũng còn bao vất vả.
Tôi nhớ lần trò chuyện với vị lãnh đạo ngành môi trường. Tôi hỏi: “Sao anh không đề xuất nhập xe quét rác?”. Anh này chậc lưỡi: “Nếu nhập về thì hàng ngàn công nhân đi về đâu?”. Vì thế, người công nhân kia vẫn được cái “đặc ân” là có công ăn việc làm, dù chỉ là quét rác. Mà đặc điểm của nghề này lại là cha truyền con nối.
Sự kiện Brexit khiến tôi liên tưởng đến một sự kiện xảy ra hơn 300 năm trước cũng ở Anh. Đó là Glory Revolution - cuộc cách mạng quang vinh năm 1688, với kết quả đem lại sự thịnh vượng cho người dân. Nhưng để có cuộc cách mạng đó, người dân Anh phải trả giá bằng hàng trăm năm. Chuyện bắt đầu năm 1583, nữ hoàng Elizabeth I yêu cầu người dân ra đường “phải đội mũ len”. Thế là nhà nhà đan len, người người đan len để phục mệnh nữ hoàng. William Lee vừa tốt nghiệp ĐH Cambridge, cậu không chịu nổi cảnh cứ tối tối lại thấy mẹ và em gái cặm cụi cầm 2 cái que tre đan qua đan lại dưới ánh đèn vàng vọt. Cậu nghĩ ra chiếc máy giải phóng cho người đan len rồi trình lên nữ hoàng xin bằng sáng chế. Nữ hoàng xem xong nói rằng: “Ngài Lee, tôi đồng ý sáng chế của ngài đáp ứng được mệnh lệnh của tôi nhưng tôi nghĩ sáng tạo này sẽ khiến thợ đan len thất nghiệp và phải đi ăn mày”. Nữ hoàng mất, vua James I kế vị cũng không cấp bằng cho Lee William vì lý do tương tự. Cả hai sợ việc cơ giới hóa ngành dệt sẽ khiến nhiều người Anh thất nghiệp. Khi nạn thất nghiệp tăng, xã hội sẽ bất ổn, chính trị bất ổn và quyền lực hoàng gia bị lung lay.
Tội cho Lee, ông chỉ nghĩ rằng máy đan len ra đời sẽ giúp năng suất tăng mạnh mẽ. Ông không nghĩ rằng sáng tạo của mình bị chính người thợ đan len chống đối, và cả những người có chức quyền. Phản ứng của hoàng gia Anh chính là chìa khóa của sự phân chia giàu - nghèo. Nỗi sợ của hoàng gia khiến người dân Anh mất đi quyền được giàu có chính đáng dù họ hiểu rằng đổi mới kỹ thuật sẽ giúp đời sống người dân thịnh vượng hơn. Cả nữ hoàng Elizabeth I lẫn vua James I đều sợ rằng cái mới ra đời sẽ tiêu diệt những đặc quyền đặc lợi về kinh tế của họ, và trên hết là quyền lực chính trị. Vì thế, họ lấy lý do bảo vệ những người thợ đan len, lúc này có nguy cơ thất nghiệp trước cỗ máy của Lee. Nhưng thực chất, họ sợ sẽ có bất ổn và họ sợ mình sẽ là người thất bại trong sự bất ổn đó.
Nữ hoàng Elizabeth I và vua James I, thay vì đặt quyền lợi của người dân lên trên hết thì điều duy nhất khiến họ lo ngại chỉ là vị trí và quyền lực của họ có thể bị đe dọa. Từ đó, hoàng gia Anh đã thiết lập những rào cản gây trở ngại cho sự đổi mới. Tuy nhiên, sáng kiến của linh mục Lee đã trở thành điểm xoay của cuộc cách mạng công nghiệp, dẫn đến sự thay đổi lớn về chính trị ở Anh sau này, dẫn đến việc hạn chế quyền lực của hoàng gia. Thành công của sự thay đổi đã dẫn đến một nước Anh cường thịnh.
Trở lại câu chuyện của chúng ta, sao tôi vẫn thấy công nhân quá nhiều.
Sao người quét rác cứ phải tiếp tục quét rác?
Cuộc đời làm báo cho tôi cơ hội đi thăm một số nhà máy ở châu Âu. Tôi lạ rằng, trong một cái nhà máy rộng mênh mông, tìm mãi không thấy anh công nhân nào cả. Tất cả công việc đều được tự động hóa, robot làm thay, giải phóng sức người.
Khi nào thì sức người của công nhân chúng ta được giải phóng? Khi nào những anh chị công nhân kia không phải quét đường nữa để được huấn luyện, chuyển đổi lên một công việc khác tốt hơn, thu nhập cao hơn? Và để khi đó, đời con cháu họ không phải kế tục cha mẹ, đứng đường quét rác!

Ngọc Thịnh



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/07/2016 - 21:53

NHỚ KỲ THI ĐẠI HỌC 32 NĂM TRƯỚC

Những ngày đầu tháng 7-2016, ngồi vỉa hè chờ con gái thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học (ĐH), tôi nhớ đến kỳ thi ĐH 32 năm trước của mình...
Thời ấy thi đại học cực khó. Khối 12 trường THPT Đức Trọng - Lâm Đồng, nơi tôi học mỗi năm có 5 lớp, khoảng 170 - 180 học sinh, nhưng đậu ngay trong lần thi thứ nhất chỉ 3 - 4 người. Có những thí sinh giỏi, dư điểm đậu, nhưng vì lý lịch nên không được nhập học, thành ra tỷ lệ đậu đại học bị kéo xuống một phần. Vì khó như vậy nên đa phần học sinh trung bình và khá coi đợt thi lần đầu sau tốt nghiệp là không hy vọng, nhưng họ vẫn đăng ký thi để có cơ hội được gia đình tài trợ cho đi "du lịch" ở những thành phố có trường ĐH như: Hà Nội, TPHCM, Đà Lạt, Nha Trang, Huế... Đi chơi cho thoải mái rồi về vùi đầu vào ôn tập để sang năm thi lại. Nhiều thí sinh phải thi đến 4 lần mới đậu.
Cầm được giấy báo nhập học vừa mừng vừa mệt vì phải chạy nhiều nơi để cắt hộ khẩu, phiếu gạo, phiếu vải, nhu yếu phẩm... đưa về trường. Khi đã thành sinh viên (SV) thì được bao cấp ăn ở miễn phí và hàng tháng được phát "bù giá" một số tiền (dù ít ỏi) như lãnh lương vậy. Ngoài ra mỗi quý còn được nhận vải, quần đùi, áo may ô, kem đánh răng, xà phòng... Có trường hợp như ĐH Tổng Hợp TPHCM còn phát cho SV nam mỗi tháng 4 bao thuốc lá Hoa Mai, Đà Lạt và cứ 2 người chia nhau một chai rượu rum Hiệp Hòa - Long An vào dịp nhà bếp ký túc xá cho "ăn tươi" - tức có thịt, cá.
Mùa hè năm 1984, khi tôi có giấy báo thi ĐH, cả nhà rộn ràng, phấn khởi mót, vét hết mới được 400 đồng (có lẽ bằng 400 ngàn đồng bây giờ) cho tôi đi thi. Mẹ cẩn thận may thêm cái túi "bí mật" để tôi cất theo "kho báu" đó vì sợ nạm nóc túi ở Sài Gòn. Gà gáy canh hai (cỡ ba giờ sáng vì nhà tôi không có đồng hồ), thằng em chở tôi trên chiếc xe đạp lọc cọc. Từ nhà ra Quốc lộ 20 là đường đất nhão nhoẹt, trơn trượt với những "ổ voi" sình ngập đến đầu gối, mất một tiếng rưỡi mới xong 4 cây số lầy lội đó. Từ ngã ba Tân Hội ra đến trung tâm huyện Đức Trọng khoảng 9 cây số là Quốc lộ 20 đường nhựa láng o nên đi nhanh.
Nhờ có giấy báo thi nên tôi được ưu tiên mua vé. Xe 52 chỗ mà chở gần 80 khách với hàng hóa chất cao ngất trên mui, chất đầy dưới ghế, lối đi cùng với heo, gà, vịt, chó... chật chội, ngột ngạt kinh khủng. Chiếc xe già nua, quá tải lặc lè rời bến lúc 6 giờ rồi ì ạch suốt 12 - 13 tiếng đồng hồ mới đi hết chặng đường 250 cây số. Đã vậy, thời bao cấp qua mỗi trạm xe phải dừng 30 - 60 phút để các lực lượng thuế vụ, kiểm lâm, quản lý thị trường... lên kiểm tra. Đến bến xe Miền Đông đã 7 giờ tối, phố xá đã lên đèn.
Lần đầu từ quê nghèo miền núi lên phố lớn, tôi náo nứa, bỡ ngỡ trước cảnh huyên náo ở bến xe, kế đến là những chiếc xích lô đạp, xích lô máy gồ ghề và đèn xah đèn đỏ cả đời mới thấy. Tôi đón chuyến xe buýt về ngã sáu Cộng Hòa rồi nhờ một anh sửa xe vỉa hè dẫn đi ăn đĩa cơm lạnh ngắt với đậu hũ giá bèo. Sau đó, anh này chỉ tôi vào CÁPQ3 để xin ngủ nhờ. tôi quá mệt nên vừa đặt lưng lên chiếc ghế gỗ dài là ngủ say sưa. Đến sáng, hết sợ cướp giật, tôi ra đón xe buýt chu du khắp Sài Gòn... Chơi chán chê mới ra Hàng Xanh thuê một phòng trọ bình dân rồi "liều mạng" ăn một dĩa cơm sườn 65 đồng.
Chỉ còn lại một ít tiền nên hai ngày sau tôi chỉ ăn bánh mì "chay" (không có thịt), uống nước vòi tắm phòng trọ để ôn bài. Đến ngày thứ ba vào nộp giấy dự thi, tôi lên cơn sốt rồi ngất xỉu luôn ở trường ĐH Tổng Hợp (227 Nguyễn Văn Cừ, Q5). Các cô ở phòng y tế trường phải đưa tôi vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương cấp cứu. Hôm sau từ bệnh viện, tôi lết đi thi ở trường Phan Văn Trị trên đường Phạm Viết Chánh Q1. Vừa làm bài vừa sốt muốn gục xuống, thi xong chiều lại về bệnh viện điều trị tiếp. Ngày hôm sau cũng vậy, hết thi lại nằm viện thêm 4 ngày mới đủ sức về quê.
Tôi ra bến xe Miền Đông lúc 3 giờ sáng, đã thấy mấy trăm người thuê chiếu nằm vật vạ giữ chỗ. Đúng 5 giờ, ông bảo vệ tuýt còi, cả đám nhốn nháo ngồi dậy xếp hàng. Có người đã ở đây hai ngày vẫn chưa mua được vé xe. Nếu cùng vào xếp hàng, ít nhất 3 ngày nữa mới đến lượt mua vé. Đúng là trong xui có hên vì nhờ giấy ra viện tôi được ưu tiên một vé. Suốt một ngày trên xe, tai nhai cốm, uống trà đá cho đỡ đói, phát thèm khi thiện hạ được ăn cơm sườn với hủ tiếu ở những chỗ dừng xe... Ngày lên tỉnh xem kết quả tôi tin chắc mình thi rớt nên làm hồ sơ chuyển học trung cấp, cô cán bộ ở ban tuyển sinh ngạc nhiên: "Cháu đậu đại học sao lại xin học trung cấp?" Cô đưa giấy báo nhập học trường ĐH Tổng HợpTPHCM, tôi ngây ngất... mừng!
32 năm sau, ngồi giữa đám đống mấy trăm phụ huynh cùng nôn nao hồi hộp chờ con trong phòng thi trường Lê Hồng Phong, thấy Sài Gòn thật thân thương, gần gũi. Hồi tôi mới gặp, hai hàng me già trên đường Nguyễn Văn Cừ buồn lặng lẽ với vô số con nghiện ngồi chích ma túy ven bức tường u ám, loang lổ. Còn bây giờ nơi ấy là tòa nhà Nowzone sang trọng cao ngất vời sảnh rộng mênh mông làm siêu thị, quán cà phê. Bây giờ cũng chẳng còn thí sinh nào ở quê lên Sài gòn thi phải ngủ nhờ đồn công an, gặm bánh mì "chay", uống nước vòi tắm đến sốt li bì như tôi hồi đó.
Đất nước đổi mới, lòng nhân ái cũng có điều kiện kinh tế để phát triển. Trong những mùa thi ĐH sau này, bước xuống tàu, xe là thí sinh các tỉnh về đã được các anh chị sinh viên tình nguyện đón rước, lo cho chỗ ăn ở, giúp đỡ và động viên tinh thần. Biết bao gia đình, doanh nghiệp, cơ sở tôn giáo và các cơ quan đoàn thể, báo chí, bộ đội, công an cun gtay dốc sức chia sẻ với thí sinh, phụ huynh con cháu chúng ta thật may mắn khi sinh ra, lớn lên ở một thành phố không có loạn lạc, khủng bố mà bình yên, phồn thịnh, nghĩa tình...

LẠI VĂN LONG
9/7/2016

Sửa bởi tuphuongsg: 28/07/2016 - 21:56


Thanked by 2 Members:

#3 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 31/07/2016 - 09:58

Bài thơ chấn động Sài Gòn 60 năm trước

04:40 AM - 31/07/2016 Thanh Niên

Nhân dịp Tổng đoàn Học sinh Đà Nẵng vừa làm lễ kỷ niệm 45 năm thành lập, tôi chợt nhớ lại những buổi nói chuyện với những người bạn học sinh ngày xưa về đề tài “bài thơ nào có ấn tượng nhất vào những năm kháng chiến?”. Tất cả đều trả lời rằng đó là bài thơ Một thế kỷ, mấy vần thơ của Truy Phong.
Những năm 1970, trong những buổi sinh hoạt văn nghệ lửa trại sinh viên học sinh, hoạt cảnh kịch thơ Một thế kỷ, mấy vần thơ thường là tiết mục “đinh” đầy hào hùng mà ai xem cũng đều sôi lòng. Đến bây giờ, tôi vẫn nhớ giọng ngâm của học sinh Duy Thanh sang sảng: Cái gì bạo ngược và phi nghĩa/Là trái lòng dân, nghịch ý trời/Sắt thép tinh ròng, binh tướng dữ/Không sao thắng được trái tim người…
Sở dĩ lũ học sinh chúng tôi thích bài thơ này vì lời thơ “ý tại ngôn ngoại” của nó. Một thế kỷ, mấy vần thơ rất phù hợp vì nói lên lòng quả cảm của dân tộc trong cuộc chiến chống Pháp - mà thật ra chúng tôi đều biết tác giả muốn nêu lên khát vọng thống nhất đất nước từ năm 1956 - khi mà người tham gia kháng chiến bị khủng bố cùng cực.
Bài thơ tâm huyết của một thầy giáo
Ngày 27.4.1956, lần đầu tiên, nhật báo Tiến Thủ đăng bài thơ trên trang nhất với cái “tít” màu đỏ thật lớn, thật đẹp chạy suốt bề ngang tờ báo khổ rộng. Hai câu thơ Đinh ninh anh nhớ một lời/Ngày mai thống nhất liền đôi bến bờ như chọc xoáy vào việc chính quyền Ngô Đình Diệm công khai xé bỏ Hiệp định Genève, không thi hành tổng tuyển cử thống nhất hai miền nam bắc. Bài thơ đó đã gây nên một tiếng vang lớn và là hành trang tinh thần cho những người kháng chiến trong nội thành. Sau này có dịp gặp nhà thơ Kiên Giang, lũ chúng tôi được biết khoảng tháng 4.1956, lúc đó chính quyền Sài Gòn tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử và tung chiến dịch “tố cộng” đàn áp những người kháng chiến thì thầy giáo Dương Tấn Huấn đang dạy học tại Trà Vinh, thao thức trước vận mệnh đất nước và muốn dùng ngòi bút để đấu tranh nên đã “luồn lách”, mượn chuyện Pháp thua trận để nói về tinh thần của người dân Việt khi có họa xâm lăng đất nước thân yêu của mình.
Nhà thơ Truy Phong đã hoàn thành bài thơ mang tính lịch sử này vào đêm 16.4.1956. Thầy giáo Dương Tấn Huấn phải ký bút danh là Truy Phong để tránh sự trả thù của mật vụ rồi nhờ bác Hai Phương, thân phụ của một cô học trò, chủ xe đò tuyến đường Trà Vinh - Sài Gòn chuyển bài thơ đến tòa soạn báo Tiến Thủ.
Khi đọc bản thảo bài thơ này, ông Việt Tha - Lê Văn Thử - chủ nhiệm tờ Tiến Thủ chẳng biết nhà thơ Truy Phong là ai nhưng đọc nội dung, thấm được khẩu khí anh hùng, ông biết ngay là “phe ta” nên chọn đăng một cách trang trọng trên trang nhứt. Ông viết: “Theo tôi thơ như vậy mới là thơ, thơ của thời đại chúng ta”. Ngay sáng hôm ấy, ở Sài Gòn, báo Tiến Thủ bị tịch thu và chính quyền cho bọn côn đồ đến đập phá tòa soạn tại 224 đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay) sau đó tòa báo bị đóng cửa. Ông chủ nhiệm Việt Tha phải đi trốn một thời gian dài.
Một thời gian sau, tờ tạp chí Mã Thượng đăng lại Một thế kỷ mấy vần thơ, từng đoạn có tranh màu minh họa. Từ tháng 4.1956 đến tháng 4.1975 bài thơ này được đăng đi đăng lại mấy mươi lần trên báo chí miền Nam: Đuốc Nhà Nam, Thần Chung, Tin Sáng, Dân Chủ Mới, Tiểu Thuyết Thứ Năm… Tờ Sélection Du Reader’s Digest, năm 1957 cũng trích dịch lại một đoạn bài thơ này. Lúc bấy giờ, bài thơ chẳng những được nhắc nhiều trên dư luận báo chí như là một bài thơ hay, một bài thơ hào hùng, đánh dấu sự cáo chung một giai đoạn thực dân thống trị trên đất nước ta và, quan trọng hơn, hun đúc tinh thần kháng chiến chống ngoại xâm.
Sở dĩ lũ học sinh chúng tôi bị bài thơ cuốn hút vì nhà thơ Truy Phong đã làm nên những câu thơ có tính chất tuyên ngôn như: Việt Nam nước của tôi/Già như trẻ/Gái như trai/Chết thì chịu chết/Không cúi lòn ai/Tham lam ai muốn vô xâm chiếm/Thì giặc vào đây, chết ở đây!
Nhà thơ đã khẳng định lịch sử chống ngoại xâm của VN từ ngàn xưa:
Chắc anh bao giờ quên được/Những là đường đi nước bước/Những là tên tuổi Việt Nam/Suối Yên Thế tuôn tràn hậm hực/Đất Thái Nguyên căm tức nổi vồng/Tháp Mười hận nước mênh mông/U Minh mấy trận bão lòng chưa nguôi!/Việt Nam, nước của tôi/Sông sâu, đồng rộng/Trái tốt, hoa tươi.../Hà Nội kinh thành trang chiến sử/Sài Côn đô thị rạng anh tài/Phú Xuân bừng chói gương ưu quốc/Nghĩa nặng tình thâm vạn thuở nay!/Việt Nam, nước của tôi:/Ruộng dâu hóa bể/Lòng chẳng đổi thay.
Bằng cảm nhận của một nhà giáo yêu nước, đã chịu đựng nỗi đau của người dân khi đất nước bị thống trị, ông đã nêu ra những hình ảnh không thể nào điển hình thêm nữa:
Thôi rồi mảnh đất Việt Nam/Hung hăng anh bóp trong bàn tay tanh!/Nước tôi đang độ yên vui sống/Mít ngát hương mùa, bưởi ngọt thanh/Lúa nặng tình quê, khoai luyến đất/ Không thương nhau lại giết nhau đành!/Cắn răng tôi chịu cực hình/Vuốt râu anh hưởng công linh đồng bào/Anh phân ly Nam, Bắc/Anh chia rẽ nghèo, giàu/Nước non anh quậy tan tành hết/Cho oán hờn nhau, giết lẫn nhau.../Người chết thì dại, người sống thì ngu/Dân ngu vì bị làm ngu/Đặng dân làm ngựa, làm trâu suốt đời!
60 năm, ngồi đọc lại và xin được giới thiệu với bạn đọc những vần thơ Cái gì bạo ngược là phi nghĩa/Là trái lòng dân, nghịch ý trời/Sắt thép tinh ròng, binh tướng dữ/Không sao thắng được trái tim người! của nhà thơ Truy Phong mà tôi nghĩ rằng những câu thơ trong Một thế kỷ, mấy vần thơ không chỉ viết cho lịch sử VN trong thế kỷ đã qua!

Nhà văn Lê Văn Nghĩa





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#4 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 21:50

Không an toàn

05:34 AM - 03/08/2016 Thanh Niên

Ngày nay, con người phải đối mặt với sự nguy hiểm đến từ không gian mạng. Trong thời đại số, không có bất cứ nơi nào an toàn kể cả bạn đang trú ẩn trong căn nhà kiên cố của mình. Dần dà, chúng ta phải học cách phòng thủ, chấp nhận đương đầu những mối đe dọa vô hình, âm mưu mờ ám và biến cố rủi ro ập đến bất cứ lúc nào
Cuộc tấn công vào hệ thống mạng thông tin của Hãng hàng không quốc gia VN vào chiều 29.7 đã biến những bất an “lờ mờ” thành mối nguy hiểm có thật. Tuy thiệt hại xảy ra được hạn chế ở mức thấp nhưng an toàn thông tin đang đứng trước thách thức mới so với những mối đe dọa truyền thống.
Mặc dù nhóm hacker 1937CN Team “miễn bình luận” về cáo buộc tấn công nhưng thông điệp mang màu sắc chính trị tại sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất chiều 29.7 cho thấy mối đe dọa về an ninh và gián điệp công nghệ đến từ Trung Quốc rất lớn.
Cùng chung mối đe dọa này nên các quốc gia như Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan, Úc, Canada... tẩy chay sử dụng thiết bị công nghệ và dịch vụ mạng của các hãng viễn thông Trung Quốc, đặc biệt là Huawei.
Năm 2015, Báo Thanh Niên đã có một loạt bài cảnh báo thực trạng Huawei đang chiếm lĩnh thị phần viễn thông và nguy cơ “Trojan Horse” nằm im lìm chờ thời điểm thích hợp, nhưng việc cảnh báo đó rơi vào im lặng. Huawei hợp tác với các đối tác VN mở rộng thị trường IT/Telco và smartphone ngày càng phát triển.
Tại VN, Huawei bắt đầu vào lĩnh vực viễn thông từ năm 2000 và đã đạt những thành công lớn khi giành được phần lớn thị phần thiết bị tổng đài, mạng lõi, mạng quang đô thị, trạm thu phát sóng, hệ thống tính cước… với chiến lược và chiến thuật về giá, tín dụng trả chậm, cách tiếp cận các địa bàn linh hoạt.

Công ty cổ phần tin học viễn thông bưu điện - CTIN là đối tác của Huawei ở VN trong lĩnh vực viễn thông di động, là đối tác chiến lược trong thị trường doanh nghiệp, Chính phủ và là 1 trong 2 đối tác tại khu vực Đông Nam Á được hãng trao chứng chỉ “Global Silver Engineering Partner” của Huawei.
Giữa lúc người dân lo lắng, cộng đồng mạng xôn xao, chúng ta cần tỉnh táo để nhìn nhận ra “lỗ hổng” của luật pháp, cơ chế và cả lợi ích của doanh nghiệp so với lợi ích quốc gia dân tộc để kịp thời điều chỉnh nhanh chóng.

Quảng Hà


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#5 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/08/2016 - 13:00

Nên cải tạo hơn là... bán
Từ khi đưa ra phương án, trên trang cá nhân Blog360, tôi đã từng viết không thích “trái bắp” - tên phiếm chỉ Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng. Đặc biệt sau đó, cạnh nó, có “hộp sữa” là khách sạn Novotel. Không thích cả về vị trí lẫn kiến trúc. Đó là vào thời điểm ấy, còn bây giờ “gạo đã nấu thành cơm”, nói chuyện bỏ đi (mọi người nói di dời tòa nhà trung tâm hành chính là không chuẩn), bản thân tôi lại thấy hơi “tâm tư”.
Một, về lý do xấu (như tôi thấy), thiếu ô xy (như nhiều ý kiến nêu) đều không thuyết phục. Vì, nếu thấy xấu thì chỉ cần mời đích danh KTS Võ Trọng Nghĩa ra cải tạo lại vỏ ngoài, tôi bảo đảm không chỉ thừa gió, đầy ô xy mà còn trở thành một biểu tượng kiến trúc xanh của TP (chứ tòa nhà ở TP biển mà chỉ bật máy lạnh, máy lạnh thì vận hành quá công suất đã từng phát cháy thì không hề ổn tí nào). Còn nói sợ kẹt xe thì không đúng. TP đang triển khai hệ thống xe buýt nhanh cao cấp, chỉ cần quy định công chức đến trung tâm hành chính bằng xe buýt là xong.
Hai, chuyện bán. 2.100 tỉ chắc chắn có người mua để cải tạo lại như tôi đã nói phần trên (có thể làm khách sạn, văn phòng cho thuê, thậm chí là căn hộ cao cấp)... Họ mua vì vị trí đắc địa không thể có được, mua vì khuôn viên nó rất rộng, nhiều đất vàng. Lúc đó sẽ hình thành trung tâm mua sắm, vui chơi sầm uất. Nhưng chính vì thế mà nếu bán, nguy cơ kẹt xe sẽ cao hơn rất nhiều so với để lại. Thành Điện Hải - di tích hiếm hoi còn sót lại - liền kề khó mà bảo toàn.
Còn nói lý do chuyển trung tâm hành chính để kích cầu phát triển các vùng khác là không có lý. Không ai tính chuyện thuê các thần đèn di dời trung tâm hành chính chạy quanh mỗi nơi đặt một thời gian để kích cầu cả.
Còn một điều tế nhị khác xin được nói luôn: Trung tâm hành chính là sản phẩm thời ông Nguyễn Bá Thanh. Lúc đó cũng đưa ra hội đồng, cũng lấy ý kiến này nọ... nhưng cứ cho ý kiến của ông Thanh có sức nặng đi thì ông Thanh không phải là thánh, ông cũng có cái không đúng. Nhưng việc vội vàng bỏ đi một công trình như thế, có cái gì đó chưa phải, chưa phải nhiều điều, về cả dư luận lẫn lòng dân.

Nguyễn Thế Thịnh


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#6 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/08/2016 - 21:59

Lận đận chiếc áo dài nam


08:57 PM - 18/08/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chú rể Mattais Alexander Wihlnorg, người Thụy Điển và cô dâu Hoàng Cơ Đại trong lễ rước dâu tại Bình Thuận - Ảnh chụp màn hình facebook
Ra đời trước áo dài nữ, áo dài nam từng là trang phục truyền thống của đàn ông Việt. Trải nhiều sóng gió, áo dài nữ không ngừng được cải tiến thành trang phục độc đáo của phái đẹp Việt Nam. Nhưng áo dài nam vẫn lận đận…

Hình ảnh khiến tôi ấn tượng nhất trong tuần qua là cặp đôi rước dâu bằng xe bò ở Bình Thuận. Không phải vì cô dâu chú rể đẹp đôi và rạng ngời hạnh phúc. Cũng chưa hẳn bởi xe rước dâu gần gũi, mộc mạc và chưa đụng hàng. Mà bởi hình ảnh chú rể và cô dâu đều mặc áo dài, trang phục truyền thống thuần Việt. Càng đáng quí bởi chú rể là Mattais Alexander Wihlnorg, người Thụy Điển; còn cô dâu là Hoàng Cơ Đại, dân Lagi, Bình Thuận. Trước đó, vào ngày 5.5, cặp đôi Võ Quan Đỗ và Đinh Mỹ Thanh Dung ở Tây Ninh cũng gây ấn tượng với màn rước dâu bằng xe đạp. Cả cô dâu, chú rể và phù rể, phù dâu đều mặc áo dài thuần Việt.
Tôi muốn nói đến chiếc áo dài nam. Ra đời trước áo dài nữ, từng là trang phục truyền thống. Cả hai cùng một thời bị lãng quên. Trải nhiều sóng gió, áo dài nữ không ngừng được cải tiến và phá cách, trở thành trang phục độc đáo của phái đẹp và du lịch Việt Nam. So với trang phục nữ của thế giới, kể cả xường xám Trung Quốc và váy châu Âu, áo dài nữ Việt Nam ăn đứt. Từ kiểu dáng, độ sexy, cách lột tả những đường cong mê hoặc… Áo dài nữ trở thành món quà đặc trưng không thể thiếu của du khách nước ngoài, đặc biệt ở Hội An (Quảng Nam) với nhiều tiệm cắt may tại chỗ.
Tôi nhớ, dịp Caravan Việt Nam - Campuchia - Thái Lan do Sở Du Lịch thành phố .. ... .... phối hợp Tổng cục Du lịch Thái Lan và Bộ Du lịch Campuchia tổ chức vào cuối nằm 2004. Đoàn tới đâu cũng được chào đón nồng nhiệt. Về cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), đoàn được hàng trăm sinh viên chào đón, trong đó hơn nửa là áo dài tung bay và rợp trời quyến rũ. Ngày hôm sau, các đại biểu nữ đoàn Thái Lan nằng nặc đòi ra chợ An Đông mua áo dài may sẵn và mặc ngay. Khổ nỗi, áo dài may sẵn thường không được đẹp vì ni tấc và số đo 3 vòng mỗi người mỗi khác. Nhìn họ mãn nguyện trong chiếc áo dài xúng xính, trông vừa buồn cười vừa ngộ nghĩnh dễ thương.
Áo dài nữ độc đáo như vậy mà sao nhiều bạn gái Việt Nam vẫn quay lưng. Áo dài gần như vắng bóng vào các dịp lễ hội truyền thống, đặc biệt là dịp rước dâu trong lễ cưới?





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Áo dài bằng gấm của Việt Nam là trang phục chính của lãnh đạo APEC trong cuộc họp năm 2006 - Ảnh: TL

Từ trang phục truyền thống thuần Việt, áo dài bị khép tội và lên án là “tàn dư phong kiến và tư sản, rườm rà, vướng víu, tốn vải…”. May thay, đất nước kịp đổi mới, áo dài nữ cũng hồi sinh, còn áo dài nam vẫn lận đận. Mấy lần bạn bè nước ngoài hỏi “Quốc phục của các bạn là gì, sao không thấy mặc?” mà không biết phải trả lời ra sao. Đi qua mấy nước chung quanh, nước nào cũng có quốc phục, nhìn là biết ngay người nước nào.
Ở miền Nam, trước 1975, các lãnh đạo đều áo dài trang trọng trong những dịp đại lễ như quốc khánh, giỗ tổ…Tôi mê nhất là hình ảnh nhà bác học Trương Vĩnh Ký (1837 - 1898), một trong 18 học giả lừng danh của thế giới thế kỷ XIX. Dù làm việc cho chính quyền thuộc địa Pháp nhưng lúc nào cũng áo dài khăn đóng truyền thống Việt Nam.
Chưa bàn đến việc đẹp xấu và sự tiện lợi, áo dài nam là trang phục truyền thống thuần Việt của cha ông để lại. Không ai tẩy chay áo vest nhưng phải khuyến khích áo dài nam, nhất là trong các dịp lễ quốc gia và trong các nghi thức truyền thống. Trong lễ cưới của người Việt với người nước ngoài, kể cả ở hải ngoại, áo dài luôn luôn là trang phục đặc trưng, cả cô dâu lẫn chú rể. Với các dâu rể người nước ngoài, mặc áo dài là niềm tự hào, là ISO của sự khẳng định gia nhập cộng đồng văn hóa Việt.
Tôi được mời dự khá nhiều đám cưới Việt với dâu, rể nước ngoài. Bên nước ngoài, ai cũng xúng xính áo dài Việt, từ dâu, rể, cha mẹ đến người thân. Ngược lại, bên Việt Nam vẫn đa phần veston và váy. Hiện nay, nhiều bạn trẻ, trong đó có khá đông nghệ sĩ đã tiên phong mặc trang phục áo dài trong các dịp lễ hội. Áo dài nam đã xuất hiện và sánh vai với áo dài nữ trong lễ hội áo dài Việt Nam, dù còn khiêm tốn.
Nhiều quý ông cũng may sẵn áo dài nhưng chưa dám diện vì người này chờ người kia, sợ diện một mình lập dị? Nếu ngại, sao không rủ nhau? Với lại, mặc áo dài là chuyện nhỏ mà còn ngán ngại thì nhụt chí nam nhi quá. Tôi tin chắc, áo dài nam sẽ có vị trí xứng đáng, kiêu hãnh sánh vai cùng áo dài nữ trong cuộc sống hội nhập. Điều này tùy thuộc một phần vào bản lĩnh và cả lòng tự trọng của cánh đàn ông Việt Nam.

Nguyễn Văn Mỹ

Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, chủ tịch HĐQT công ty du lịch Lửa Việt.

Bạn đọc phản hồi

Tran mai anh
Thừa Thiên Huế - 19/08/2016
Áo dài nam vẫn được mặc nình thường trong các dịp lễ và cúng tế ở Huế. Trên 49 tuổi là bắt đầu được vận áo dài và khăn đóng khi đi lễ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#7 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/08/2016 - 01:30

Putin chắc có đọc chuyện Khổng Tử dạy Tử Cống .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocNuong, on 21/08/2016 - 08:33, said:

DÂN HÀN GIẬN DỮ - NÉM TRỨNG VÀO MẶT THỦ TƯỚNG.

Kim Yong Un muôn năm.

Thanked by 1 Member:

#8 CaspianPrince

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1515 Bài viết:
  • 1968 thanks
  • LocationCaspian Sea

Gửi vào 22/08/2016 - 10:01

@NgocNuong Cô làm tôi nhớ đến Le.Dung và Ngoc.Hoa trong nhóm 5 người học trò của cụ Hà Uyên.

Thanked by 1 Member:

#9 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/08/2016 - 11:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocNuong, on 22/08/2016 - 08:23, said:

Bác cho em xin mẩu chuyện này nha.

Ở bên mục thư giản đó mà , tôi copy qua đây :

Chuyện vui về Khổng Tử
Khổng Tử nói chuyện vớí học trò Tử Lộ:
Khi ta đúng mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là bạn ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta sai thì kẻ đó là thầy ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là kẻ thù của ta.


Học trò xin hỏi:
Thưa thày, nếu khi ta đúng mà kẻ nào nhất định nói ta sai thì sao?
Khổng Tử trả lời:
Thì kẻ đó đích thực là vợ ta chứ còn ai nữa!!!

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/08/2016 - 11:57


Thanked by 1 Member:

#10 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 22/08/2016 - 19:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

CaspianPrince, on 22/08/2016 - 10:01, said:

@NgocNuong Cô làm tôi nhớ đến Le.Dung và Ngoc.Hoa trong nhóm 5 người học trò của cụ Hà Uyên.
À, nhóm những cô gái trẻ cầm kì thi họa trên thông thiên văn dưới tường địa lý, đáng ngưỡng mộ nhất là tình chị em kết nghĩa của các cô. Tôi cũng không biết tình hình các cô ấy hiện giờ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 22/08/2016 - 11:55, said:

Ở bên mục thư giản đó mà , tôi copy qua đây :

Chuyện vui về Khổng Tử
Khổng Tử nói chuyện vớí học trò Tử Lộ:
Khi ta đúng mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là bạn ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta sai thì kẻ đó là thầy ta.
Khi ta sai mà kẻ nào nói ta đúng thì kẻ đó là kẻ thù của ta.



Em không biết Putin có đọc chuyện này hay không. Nói chung tính cách người Nga khá là CƯƠNG nhưng PuTin- huyền đai bát đẳng nhu thuật đã hóa giải được điểm yếu này. Chỉ e ông tổng thống Phi hiện giờ quá cương sẽ dẫn tới tai họa về sau.

Sửa bởi NgocNuong: 22/08/2016 - 19:41


#11 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/08/2016 - 19:49

Di tích Tây Sơn thượng đạo có nguy cơ thành phế tích

08:00 AM - 22/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


An Khê đình bị kéo thấp xuống Ảnh: Trần Hiếu

Nhiều di tích trong cụm di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Tây Sơn thượng đạo - căn cứ địa đầu tiên của anh em nhà Tây Sơn - đã và đang xuống cấp, hư hại nặng.




Cụm di tích Tây Sơn thượng đạo được Bộ VH-TT, nay là Bộ VH-TT-DL công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 1991, nằm rải rác ở 4 huyện, thị của tỉnh Gia Lai. Cụm di tích gồm: An Khê trường, An Khê đình, Lũy An Khê, Gò Chợ, Miếu xà, Hòn Bình, Hòn Nhược, Hòn Tào, Gò Kho, Xóm Ké, Cây Ké phất cờ, Cây Cầy nổi trống tại TX.An Khê; Sa Khổng Lồ, Hồ Ông Nhạc, Nền nhà, Kho tiền ông Nhạc tại H.Kong Chro; Hòn đá ông Nhạc tại H.Đăk Pơ và Vườn mít, Cánh đồng Cô Hầu tại H.Kbang.
Thiếu kinh phí, trùng tu ẩu
Kể từ khi được công nhận đến nay, các di tích trên hầu hết đều chưa được quan tâm đầu tư, gìn giữ và phát huy tương xứng với giá trị lịch sử - văn hóa của nó. Hai di tích quan trọng là An Khê đình và An Khê trường chỉ được trùng tu, đầu tư theo hướng nhỏ giọt nên đang xuống cấp. Những lư hương, vật trang trí thay vì được làm bằng đồng như trước thì đều làm bằng gỗ, thiếu đi sự uy nghiêm ở nơi thờ vua Quang Trung. Những tấm bia ở các di tích này cũng như ở Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, Miếu xà... đều được ốp đá, nhưng phần đế chỉ được làm sơ sài, lộ cả phần móng. Nhiều người thiếu ý thức đã viết bậy lên đó. Ông Nguyễn Văn Phước, Phó giám đốc Trung tâm văn hóa - thông tin TX.An Khê, giãi bày: “Chúng tôi gặp muôn vàn khó khăn, nhất là vấn đề kinh phí”. Ông Nguyễn Cộng Hòa, Giám đốc Trung tâm văn hóa - thông tin H.Kbang, cho biết thêm: “Kinh phí dùng để bảo tồn di tích của chúng tôi mỗi năm chỉ được cấp 100 triệu đồng. Đối với Vườn mít - Cánh đồng Cô Hầu, chúng tôi chỉ đủ tiền để làm bia chỉ dẫn, xây dựng bia, xây bao các gốc mít cổ thụ còn lại, không đủ kinh phí để triển khai những công việc lớn hơn...”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hòn đá Bok Nhạc nằm lặng lẽ ở một bìa rừng


Từ khi được công nhận di tích cấp quốc gia, cả cụm di tích chỉ được đầu tư chưa quá 15 tỉ đồng để trùng tu, tôn tạo. Dù vậy, công tác trùng tu đã phát sinh nhiều vấn đề khiến dư luận thiếu đồng tình. Nhiều bô lão địa phương từng phản ứng việc xây tường bao An Khê đình và An Khê trường do đơn vị thi công đã xây một số đoạn tường bao quá khác, không phù hợp với quần thể di tích. Sự cố này buộc đơn vị thi công phải đập bỏ vài đoạn tường rào. Trong quá trình trùng tu An Khê đình, khi đôn nền nhà, đơn vị đầu tư đã không đôn cột lên nên khoảng cách giữa trần và nền nhà bị kéo thấp xuống, vô hình trung tạo nên sự ngột ngạt, khó chịu khi vào di tích. Những bệ thờ chỉ được xây bằng xi măng thiếu đi sự trang nghiêm cần thiết. Mới đây, những công trình này được đầu tư 600 triệu đồng để làm lại ban thờ và một số chi tiết nhỏ ở hai đình.
Cách An Khê đình và An Khê trường không xa là Bảo tàng Tây Sơn được xây theo kiểu cách điệu kiến trúc nhà rông truyền thống của người bản địa với số tiền hơn 4,4 tỉ đồng. Theo một số cán bộ làm văn hóa ở TX.An Khê, nền nhà của bảo tàng thấp hơn nhiều so với mặt đường nên hễ mưa là nước tràn xuống bảo tàng; tầng 1 có ít cửa sổ trong khi tầng 2 lại quá nhiều. Bảo tàng quá nghèo hiện vật, chỉ có vài bộ đồ bản địa, bình vôi, mác chưa xác định có phải từ thời Tây Sơn hay không, cùng ít tư liệu sao chép từ Bảo tàng Quang Trung, H.Tây Sơn (Bình Định).




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bảo tàng Tây Sơn chỉ hoành tráng... bên ngoài


Di vật dưới lòng hồ
Đợt khai quật các di chỉ về người tiền sử ở TX.An Khê do Viện Khảo cổ học VN, Viện Khảo cổ học Novosibirsk (Nga) phối hợp thực hiện đã công bố một số thông tin về di tích Tây Sơn thượng đạo vào tháng 4.2016. Theo đó, nhiều di tích trong số quần thể di tích trên đang bị xâm hại, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí có di tích bị xóa sổ hoàn toàn.
Tiến sĩ A.Tsybankov, thành viên nhóm khảo cổ, cho biết: “Di tích Vườn cam tương truyền do bà Bùi Thị Xuân trồng đã nằm trong vùng ngập của lòng hồ thủy điện An Khê - Kanat. Chỉ mới đây thôi, khi nước hồ xuống thấp, chúng tôi có tổ chức khai quật sơ bộ và phát hiện nhiều bếp lửa, nhiều gốc cam cổ thụ, các gò đống chất đầy xương voi và nhiều di vật khác như nồi, gốm, đĩa sứ, công cụ và vũ khí bằng sắt. Đây chính là vết tích cư trú, đồn trú của nghĩa quân nhà Tây Sơn giai đoạn đầu tụ nghĩa”.
Kết quả nghiên cứu trên cũng cho thấy một số dấu tích thành lũy thời Tây Sơn đang biến mất: “Một số người dân cho biết, trước 1975, họ còn nhìn thấy một đoạn thành, lũy, cổng ra vào thành. Nhưng giờ đây không còn vết tích trên mặt đất, di tích trở thành phế tích. Sử dụng không ảnh từ thiết bị bay cho biết, bờ lũy An Khê có thể rộng khoảng 35.000 m2”.
Theo đề xuất của nhóm nghiên cứu, cần tiến hành công tác khảo cổ để từ đó có cơ sở phục dựng một phần bờ lũy, phục vụ công tác tham quan. Nếu không làm sớm thì với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, di tích sẽ bị xóa sổ.


Việc xây dựng hồ thủy điện An Khê - Kanat đã được báo trước nhưng các cơ quan liên quan vẫn lờ đi, để mặc di tích, di vật ngập trong lòng hồ chứ không tổ chức khai quật, di dời. Chúng tôi đã đề cập vụ việc này với một lãnh đạo tỉnh Gia Lai, tuy nhiên vị này nói mình vừa nhận nhiệm vụ, trong khi vụ việc đã kéo dài mấy năm qua; công việc mới rất nhiều nên chưa có cơ hội tìm hiểu và cho biết quan điểm của tỉnh là cố gắng gìn giữ, phát huy những giá trị riêng có của cụm di tích Tây Sơn thượng đạo.

Trần Hiếu



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#12 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 23/08/2016 - 08:35

Máy tính viết chữ như con người

Công đoạn lập trình giúp máy tính ghi nhớ, phân tích từng chi tiết trong nét chữ của bất kỳ người nào và mô phỏng lại gần như hoàn hảo. Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học London (UCL - Anh) đã sử dụng một thuật toán để dạy máy tính bắt chước chữ viết của con người. Cụ thể, máy tính sẽ ghi nhớ mẫu chữ viết tay từ một đoạn văn bản cho sẵn, đánh giá chất lượng rồi viết ra theo phong cách y hệt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chữ viết được tạo ra bởi máy tính.

Hiện nay đã có nhiều chương trình giúp các máy tính tạo được những đoạn văn bản gần giống với chữ viết. Tuy nhiên, nhóm nhà nghiên cứu tại UCL do Tom Haines dẫn đầu đã tạo ra phần mềm để máy tính "tái tạo" đầy đủ, chi tiết chữ viết tay của bất kỳ người nào.
Hệ thống mới được đặt tên "My text in your handwriting" và đã được thử nghiệm trên nhiều mẫu chữ viết khác nhau, trong đó bao gồm cả của những nhân vật lịch sử như cố Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln hay Sir Arthur Conan Doyle, tác giả của bộ truyện trinh thám nổi tiếng xoay quanh vị thám tử Sherlock Holmes.
Trong những bài thử nghiệm mà Tom Haines cùng chương trình của mình đã trải qua, có trường hợp người viết mẫu có nét chữ được miêu tả là "vô cùng xấu, xấu đến mức cả người nhà cũng phải vất vả mới luận ra được". Người này cung cấp mẫu thử được viết tay trên giấy, sử dụng bút bi.
Chương trình bắt đầu đánh dấu từng chữ cái và dấu câu một, phân tích một số chi tiết trong bản viết tay. Sau khi quá trình này hoàn tất, Tom bắt đầu thuật toán và gõ vào ô nhập liệu chữ "Hello" (Xin chào). Một loáng sau, chữ "Hello" khá rõ ràng hiện lên màn hình và người viết mẫu phải công nhận nét chữ này gần như không khác biệt với "nét chữ như mèo cào" của mình. Độ khó được nâng lên với một câu văn đầy đủ và kết quả cũng hết sức khả quan.
Mục đích sử dụng cụ thể hay thương mại của chương trình này hiện chưa được xác định vì đang dừng lại ở mức nghiên cứu. Theo Tom Haines, chương trình không thể sử dụng cho các mục đích phi pháp (ví dụ giả chữ ký trong các văn bản, chứng từ) bởi chỉ cần kiểm tra kỹ bằng kính hiển vi là có thể phát hiện ra "tác giả" là con người hay máy tính.

Thu Ngân (theo BBC)


Sửa bởi DucBichPham: 23/08/2016 - 08:36


Thanked by 2 Members:

#13 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 23/08/2016 - 10:25

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgocNuong, on 22/08/2016 - 19:40, said:

Em không biết Putin có đọc chuyện này hay không. Nói chung tính cách người Nga khá là CƯƠNG nhưng PuTin- huyền đai bát đẳng nhu thuật đã hóa giải được điểm yếu này. Chỉ e ông tổng thống Phi hiện giờ quá cương sẽ dẫn tới tai họa về sau.

Tôi không tiếp súc nhiều vớí người Nga nên không biết tính cách chung của dân họ riêng Putin nhìn tướng mạo lẩn nghề nghiệp thì là người thâm trầm mưu mô, khó biết ông này nghĩ gì và sẽ làm gì .
Ông Phi thuộc loại thẳng thắng , không trủ đoạn .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 23/08/2016 - 10:26


Thanked by 1 Member:

#14 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 24/08/2016 - 14:40

TROLL : Cân Nhơn Hòa hàng Việt Nam chất lượng cao được 'Nhà nước Hồi giáo IS tin dùng trong phóng sự ảnh đời sống mới nhất, tại thị trấn biên giới al-Qaim (ở tỉnh Anbar, giáp ranh Iraq và Syria).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#15 NgocNuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 142 Bài viết:
  • 88 thanks

Gửi vào 25/08/2016 - 13:27

TROLL: Cảnh sát Pháp có vẻ thích (dòm ngó) phụ nữ tắm biển trong trang phục bikini (1 mảnh 2 mảnh) hơn là bikini kín mít từ đầu tới chân??? Thế nên, họ đã nhất quyết bắt người phụ nữ đạo Hồi kia phải... cởi. Dù bị chửi là vi phạm nhân quyền nhưng CS Pháp thà bị chửi còn hơn bị mắc mưu: rủi phía sau lớp áo đen thui kia là... đai bom tự sát thì sao ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |