

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
#931
Gửi vào 20/07/2020 - 20:42
Đình Thức | 20/07/2020
Nhóm 24 người Trung Quốc được phát hiện ở Đà Nẵng, đang được ngành y tế cách ly. Nhà chức trách đang điều tra nhóm này nhập cảnh bằng đường nào.
Bác sĩ Tôn Thất Thạnh, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, xác nhận ông có nắm được thông tin 24 người chưa rõ nhập cảnh vào Đà Nẵng bằng đường nào, vừa bị công an Đà Nẵng phát hiện, đang được cách ly ở một khách sạn trên đường Loseby (quận Sơn Trà, Đà Nẵng).
"Công an TP Đà Nẵng đang điều tra họ đến Đà Nẵng bằng đường nào. Nhiệm vụ của CDC chúng tôi là phối hợp cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.
Kết quả mẫu xét nghiệm lần đầu của nhóm 24 người này cho kết quả âm tính với virus SARS-NCoV-2", bác sĩ Thạnh nói.
Trao đổi với PV, lãnh đạo Trung tâm Y tế quận Sơn Trà - đề nghị giấu tên, xác nhận thông tin vụ việc và cho hay, Trung tâm y tế đang phối hợp với Công an quận Sơn Trà cùng các cơ quan có liên quan cách ly 24 người Trung Quốc.
"Nhóm người này được phát hiện trên địa bàn Đà Nẵng từ ngày 18/7. Cơ quan công an sau đó đã đưa họ tới cách ly y tế để phòng dịch Covid-19 ở khách sạn trên đường Loseby, quận Sơn Trà", vị lãnh đạo Trung tâm y tế quận Sơn Trà thông tin.
Cán bộ y tế này cho biết, sức khoẻ của 24 người trên ổn định, không có biểu hiện ho, sốt.
Lãnh đạo Công an quận Sơn Trà cũng xác nhận thông tin trên và cho biết hiện đơn vị này đang phối hợp với cơ quan chức năng có liên quan phối hợp, xác minh làm rõ.
Hai ngày trước, chiều 18-7, người dân trình báo tại một khu lưu trú ở phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam đang có nhóm hàng chục người Trung Quốc. Khi lực lượng chức năng kiểm tra, nhóm người này bỏ chạy tán loạn. Lực lượng chức năng đã tìm và phát hiện có 21 người, sau đó đưa vào khu cách ly.
Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã xác định 21 người này đều có kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 lần thứ nhất, song sẽ tiếp tục cách ly tập trung đủ 14 ngày và lấy mẫu xét nghiệm lần thứ 2.
------------------------------------------------------
Vì sao 559 cán bộ dân số tại Thanh Hóa bỗng nhiên mất việc?
Trích công văn số 2822 của Bộ Y tế ngày 22/5/2020, có giải pháp tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã làm công tác DS-KHHGĐ
Sau công văn số 1707 của Sở Y tế Thanh Hóa, số phận 559 cán bộ không chuyên trách dân số xã chính thức rơi vào thất nghiệp.
Chỉ vì một Nghị quyết của HĐND tỉnh Thanh Hóa không còn 'chức danh cán bộ dân số xã', mà 559 cán bộ dân số không chuyên trách Thanh Hóa mất việc.
Tháng 12/2019, Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hóa ra đời, đồng nghĩa số phận 559 cán bộ DS-KHHGĐ cấp xã lâm vào cảnh thất nghiệp.
Trước năm 2020, tại Thanh Hóa, lực lượng cán bộ DS-KHHGĐ gồm 635 người. Hiện nay, sau khi sáp nhập các xã, còn lại 559 người. Mức phụ cấp được hưởng theo hệ số 0,7 mức lương cơ bản.
Sở Y tế Thanh Hóa lý giải, căn cứ theo Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh Thanh Hóa "không còn chức danh cán bộ dân số xã", việc tuyển dụng lại những cán bộ này vượt quá thẩm quyền của Sở Y tế, bởi lượng nhân sự này thuộc bên chính quyền.
Ngày 15/6, Sở Y tế có báo cáo, đề xuất số 1707-SYT-TCCB gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nhằm thực hiện tinh thần công văn số 2822 của Bộ Y tế ngày 22/5/2020 về ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ.
Nhưng rất khó hiểu, báo cáo này không đề cập việc giải quyết cho 559 cán bộ không chuyên trách dân số xã nêu trên.
Liên quan biên chế sự nghiệp ngành y tế, ngày 17/3/2020, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 2048 về việc bổ sung biên chế sự nghiệp y tế cho Thanh Hóa, tổng số 2.911 biên chế.
Theo đó, yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, UBND các tỉnh thống kê, làm rõ chức danh cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ tại trạm y tế xã. Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế sự nghiệp y tế) để thực hiện việc chuyển đổi nhân viên y tế hợp đồng lao động tại các trạm y tế cấp xã thành nhân viên chính thức.
Ngày 22/5, Bộ Y tế cũng có văn bản số 2822/BYT-TCDS về việc ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ trong đó có nội dung nêu rõ: "Đối với những tỉnh/thành phố đã tuyển dụng viên chức/chuyên trách dân số xã thì giao cho trạm y tế quản lý.
Đối với những tỉnh/thành phố chưa tuyển dụng được viên chức/chuyên trách dân số xã thì chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ".
Ông Lê Hữu Sự (SN 1969) cán bộ dân số xã Xuân Cao (huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), có thâm niên công tác 13 năm, buồn rầu nói "Lương ba cọc, ba đồng, tôi đã cố gắng bám trụ cống hiến 13 năm qua, từng nhận 5 Giấy khen của GĐ Sở Y tế, mà giờ thành thất nghiệp. Gia cảnh lâm vào túng quẫn thật sự. Chúng tôi đang làm đơn kiến nghị lên UBND tỉnh. Lẽ ra, Sở Y tế phải bố trí chúng tôi tiếp tục công tác mới đúng tinh thần công văn của Bộ Y tế".
Như vậy, đối với Thanh Hóa là tỉnh chưa tổ chức tuyển dụng viên chức/chuyên trách dân số xã, lẽ ra, Sở Y tế phải "tổ chức tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã" để làm công tác DS-KHHGĐ theo tinh thần của Bộ Y tế. Thì Sở Y tế Thanh Hóa lại có báo cáo số 1707, "bỏ rơi" luôn số phận 559 cán bộ không chuyên trách toàn tỉnh.
Từ thực trạng trên, đang diễn ra bài toán day dứt giải quyết 559 cán bộ dân số xã. Dù trong số đó, rất nhiều nhân sự đã công tác trên 10 năm, có thâm niên cống hiến tại những làng bản khó khăn.
Mặt khác, 100% cán bộ dân số xã hiện có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên và hầu hết đã được đào tạo kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ 3 tháng. Nhiều người, cho biết, tuổi đã cao, việc kiếm ngành nghề khác để mưu sinh là gần như không thể.
Hoàng Anh Thắng
Thanked by 1 Member:
|
|
#932
Gửi vào 21/07/2020 - 19:29
Chủ nhật, 28/6/2020
Gần dây, dư luận huyện Thạch Thành nói riêng và tỉnh Thanh Hóa liên tục xì xào về thông tin bà Bùi Thị Mười, Bí thư huyện ủy Thạch Thành bị tố nâng đỡ không trong sáng hàng loạt người nhà... trong đó bà Bùi Thị Định Phó Chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân huyện Thạch Thành có bằng cử nhân trước khi tốt nghiệp PTTH.
Khó tin: Cử nhân rồi mới tú tài
Theo nội dung đơn tố cáo, bà Bùi Thị Định sinh năm 1977, năm 1995 bà thi trượt tốt nghiệp PTTH học do bị điểm liệt môn lịch sử. Điều đáng bàn mặc dù chưa có bằng tú tài, nhưng năm 1996 bà Định vẫn được cử đi học chuyên ngành hóa thực phẩm hệ cao đẳng tại trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Khi được cử đi học, bà Định đang là công nhân Công ty mía đường Việt Đài đóng trên địa bàn huyện. Vì thế mới nảy sinh ra tình huống dở khóc dở cười là năm 1999 bà Định trở thành cử nhân, nhưng mãi đến năm 2003 bà Định mới tốt nghiệp tú tài.
Để xác minh thông tin, phóng viên Tầm Nhìn đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Vị này xác nhận có sinh viên Bùi Thị Định theo học hệ cao đẳng thời gian 1996 – 1999 và đã hoàn thành khóa học, được cấp bằng cử nhân hệ cao đẳng. Tuy nhiên vị này cũng nhấn mạnh không có chuyện chưa có bằng tú tài được đặc cách vào học tại trường và nhấn mạnh rằng có thể đã có một chiêu trò “ma giáo” nào đó trong hồ sơ đầu vào của bà Định.
Sau khi có tấm bằng cao đẳng “chui”, bà Định chuyển sang làm ở phòng Giao thông Công chính huyện. Sau đó bà lần lượt kinh qua các vị trí công tác tại Liên đoàn Lao động, Phó Chủ tịch và Chủ tịch Hội LH Phụ nữ rồi Bí thư xã Thành Thọ. Vị trí công tác hiện nay của bà Định là Thường vụ huyện ủy, Phó chủ tịch HĐND huyện.
Trả lời báo chí, bà Định cũng thừa nhận sau khi về địa phương công tác bà mới có thời gian và điều kiện đi học bổ túc văn hóa. Sau khi hoàn thành hệ bổ túc, bà tiếp tục đi học hệ đại học tại chức. Việc tốt nghiệp cử nhân trước khi là tú tài bà cho biết, lúc đó tổ chức cử đi học thì bà chấp hành. Còn việc hồ sơ thủ tục ra sao bản thân bà không còn nhớ vì thời gian đã lâu.
Dối Đảng lừa dân?
Được biết bà Bùi Thị Định là con gái ông Bùi Trọng Liên, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Huyện ủy Thạch Thành. Theo nội dung đơn thư tố cáo thì ông Liên là họ hàng gần với đương kim Bí thư Huyện ủy bà Bùi Thị Mười. Ông Liên chính là người có ảnh hưởng to lớn đến vị trí và quá trình công tác, rèn luyện của bà Mười. Chính vì thế theo đúng truyền thống của người địa phương, bà Mười đã “dìu dắt” để con gái ông Liên là bà Bùi Thị Định có những bước trưởng thành vượt bậc trong quá trình công tác tại địa phương.
Theo tìm hiểu của PV, năm 1999 sau khi tốt nghiệp cử nhân hệ cao đẳng, bà Bùi Thị Định được nhận vào làm việc tại Giao thông công chính huyện. Thế rồi con đường thăng tiến của bà liên tục được trải thảm đỏ dù lúc đó bà chưa hề tốt nghiệp PTTH. Đến ngày 4/9/2003, bà tốt ngờ tốt nghiệp PTTH hệ Bổ túc văn hóa tại thị xã Bỉm Sơn. Tuy nhiên, điều đáng bàn là trước khi vừa học vừa làm và thi bổ túc thì bà đã trở thành công chức. Tháng 8/2002 bà Định trở thành công chức nhà nước bất chấp việc hơn một năm sau đó bà mới tốt nghiệp PTTH.
Một điều đáng lưu tâm khi là Chủ tịch Hội phụ nữ huyện bà được luân chuyển xuống cơ sở để làm Bí thư xã Thành Thọ. Thời gian luân chuyển chỉ vỏn vẹn 4 tháng. Tức là bà chỉ “tráng men” về cơ sở cho đủ điều kiện để cơ cấu vào Thường Vụ Huyện Ủy với vị trí Phó Chủ tịch HĐND huyện. Theo nguồn tin riêng của PV thì bất chấp học hành bằng cấp lôm côm, bà Bùi Thị Định vẫn được quy hoạch vị trí Bí thư Huyện ủy.
Gần đây, một chủ tịch phường tại Đồng Nai đã bị cách chức do có bằng đại học trước khi có bằng PTTH. Cụ thể Vào ngày 19/6, ông Phạm Anh Dũng, Chủ tịch TP. Biên Hòa đã ký quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Chủ tịch UBND phường Hóa An đối với ông Nguyễn Văn Minh. Theo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Biên Hòa thì năm 2016, ông Minh được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND xã Hóa An nhưng chưa cung cấp bằng THPT và bằng Đại học. Đến đầu năm 2020, trong quá trình xem xét hồ sơ chuẩn bị cho Đại hội Đảng bộ phường Hóa An nhiệm kỳ 2020-2025, ông Minh có 2 văn bằng nói trên nhưng không hợp lệ do thời điểm cấp bằng THPT lại sau thời điểm cấp bằng Đại học. Việc ông Minh dùng hai văn bằng nói trên để được bổ nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND phường Hóa An là không đúng với quy định về công tác cán bộ.
Có thể nói, việc không trung thực trong hồ sơ cán bộ và Đảng viên, có dấu hiệu “dối Đảng lừa dân” của bà Bùi Thị Định đã rõ ràng. Thường Vụ Tỉnh Ủy Thanh Hóa, UBKT Tỉnh Ủy Thanh Hóa cần vào cuộc quyết liệt, có hình thức kỉ luật nghiêm khắc để lấy lại niềm tin của nhân dân.
---------------------------------------------------
Vụ Chủ tịch TP. Buôn ma Thuột, Trương Công Thái bị tố khai man bằng cấp: Những dấu hiệu làm trái quy định, vi phạm pháp luật
Cập nhật: 17:38 | 19/07/2020
Ông Trương Công Thái Chủ tịch TP. Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk kê khai lý lịch có trình độ giáo dục phổ thông 12/12, nhưng chỉ loanh quanh xác nhận bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở và cũng không đưa ra bất cứ văn bằng gốc nào biện minh cho hành vi bị tố cáo của mình.
Những bản sao bằng cấp có dấu hiệu làm trái qui đinh, vi phạm pháp luật
Sau thông tin Báo Tầm Nhìn đưa tin bị tố cáo về hành vi khai man bằng cấp, ông Trương Công Thái, Chủ tịch TP. Buôn ma Thuột đã đăng đàn trên các cơ quan báo chí cung cấp các bằng chứng nhằm biện minh. Tuy nhiên các bằng chứng do ông Thái cung cấp không phải là những bản gốc mà chỉ là những bản sao có dấu hiệu làm trái qui đinh, vi phạm pháp luật.
Trên báo nguoilaodong.com, ông Trương Công Thái cho rằng thông tin mình không có bằng cấp 2 là bịa đặt và cung cấp một bản sao bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở mà có lẽ trong lịch sử giáo dục Việt Nam chỉ có mình ông Chủ tịch TP. Buôn Ma Thuột có?!
Bản sao bằng tốt nghiệp của ông Thái là một tờ giấy học sinh được viết bằng tay và được chứng thực sao y bản chính bởi ông Chánh văn phòng UBND Thị xã Buôn Mê Thuột.
Theo qui định của của pháp luật về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính thì “Bản sao” là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Về thể thức văn bản, cho dù ngày đó điều kiện ngày còn khó khăn không có máy Photo copy thì cũng không thể không có máy chữ và nội dung đã là sao y bản chính thi không thể sai kể cả dấu chấm (.), dấu phẩy (,).
Thông tin trên Bằng tốt nghiệp được sao y của ông Thái cho thấy người ký bằng là ông Hà Ngọc Đào Giám đốc Sở Giáo dục Tỉnh Đắk Lắk, còn trên những tấm bằng tốt nghiệp khác mà PV được cung cấp từ bạn học cùng ông Thái thì thời điểm đó ông Đào mới là Phó Giám đốc
Cũng theo qui định của của pháp luật “Người thực hiện chứng thực” là Trưởng phòng, Phó Trưởng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; công chứng viên của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng; viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự của Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài. Do vây việc chứng thực sao y bản chính bởi ông Chánh văn phòng UBND Thị xã là không đúng thẩm quyền và có dấu hiệu làm trái.
Từ những qui định trên cho thấy bản sao y văn bằng trên của ông Thái là không có giá trị pháp lý. Vậy bản gốc bằng của ông Thái đâu không đưa ra để minh chứng mà đưa ra một bản sao y không có giá trị pháp lý? bản sao y này được cấp ngày 09/10/1985, sau bao nhiêu năm ông Thái vẫn giữ được bản sao y mà lại không giữ được bằng gốc? và, việc ông Thái được đi học Trường Trung học Xây dựng số 5 có phải là nhờ vào bản sao y kỳ lạ trên nhằm hoàn thiện hồ sơ?!
Thông tin trên Báo Tiền Phong, ông Thái lại cung cấp một bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở mới toanh do Phòng Giáo dục đào tạo TP. Buôn Ma Thuột cấp.
Bản sao này vi phạm nghiêm trọng nghị định số 23/2015 Nghị định Chinh phủ ngày 16/2/2015 về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính…vì mặc dù ghi là bản sao nhưng thể thức của Bằng như bản chính và có nội dung rất khác so với bản sao y mà ông Thái cung cấp cho các Báo.
Điều 2 nghị định số 23/2015 NĐ/CP giải thích rõ: “Cấp bản sao từ sổ gốc” là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc.
Trước đó, ngày 16/7/2020 Báo Tầm Nhìn nhận được văn bản của Sở Giáo dục đào tạo Tỉnh Đắk Lắk thừa nhận việc xác nhận bằng tốt nghiệp phổ thông cơ sở cho ông Thái là không đúng qui định và đã chuyển toàn bộ hồ sơ gốc cho Phòng GDĐT để xác nhận theo đúng thẩm quyền.
Vây, nội dung của hồ sơ gốc bằng tốt nghiệp của ông Thái là như thế nào mà Phòng Giáo dục đào tạo TP. Buôn Ma Thuột lại cấp như vậy? Và tại sao bản sao lại được cấp trên phôi bằng gốc? Nhìn bản sao của Phòng GDĐT cấp cho ông Chủ tịch TP. Buôn ma Thuột nếu không có dòng chữ nhỏ bên dưới (Số vào sổ cấp bản sao) thì dễ lầm tưởng bà Trưởng phòng Giáo dục đào tạo TP. Buôn Ma Thuột, Mai Thị Hồng Hà cấp bằng tốt nghiệp THPT năm 2020 cho Chủ tịch Thái.
Xảo biện
Thông tin trên báo Dân Việt, biên minh về việc mình chỉ học hệ 7/10 (9/12), sau đó theo học trung học chuyên nghiệp nhưng trong lý lịch ứng cử đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016-2021 lại khai là giáo dục phổ thông: 12/12, ông Thái cho rằng theo quy định thì bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp tương đương với bằng THPT. Do đó, việc ông khai trình độ giáo dục phổ thông 12/12 là đúng.
Làm đến Chủ tịch Thành phố mà ông Thái lại không nắm vững qui định về khai lý lịch cán bộ công chức, viên chức mà vẫn cố tình biện minh cho việc khai gian của mình.
Cụ thể, Điểm 15.1 và 15.2 Phần I Hướng dẫn Khai Lý lịch cán bộ, công chức ban hành kèm theo Quyết định quy định:
"I. PHẦN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
15.1. Trình độ giáo dục phổ thông: ghi đã tốt nghiệp lớp mấy, thuộc hệ đào tạo phổ thông nào. Ví dụ: Lớp 10/10 (đối với những người tốt nghiệp lớp 10 hệ 10 năm); Lớp 12/12 (đối với những người tốt nghiệp lớp 12 hệ 12 năm).
15.2. Trình độ chuyên môn cao nhất: ghi trình độ chuyên môn cao nhất được đào tạo, bồi dưỡng tại thời điểm kê khai như: Tiến sĩ khoa học, Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp,… thuộc chuyên ngành đào tạo nào. Ví dụ: đối với những người có nhiều văn bằng đào tạo như: có bằng kỹ sư, có bằng cử nhân, có bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ thì chỉ kê khai trình độ chuyên môn cao nhất hiện tại là: Tiến sĩ + chuyên ngành đào tạo.”
Huy Nguyễn - Hải Bằng
Bằng tốt nghiệp sao y được đang trên báo Người lao động và bản gốc Bằng tốt nghiệp của bạn học cùng ông Thái
Thanked by 1 Member:
|
|
#933
Gửi vào 24/07/2020 - 20:29
Mỹ bắt 3 người nghi thành viên quân đội Trung Quốc “đội lốt” nhà nghiên cứu
24/07/2020
4 nhà nghiên cứu Trung Quốc bị Washington cáo buộc che giấu mối quan hệ với quân đội Bắc Kinh, trong khi FBI cũng điều tra hàng loạt vụ việc tương tự ở 25 thành phố của Mỹ.
Bộ Tư pháp Mỹ ngày 23/7 đã công bố cáo trạng đối với 4 nhà nghiên cứu Trung Quốc mà Washington cho là che giấu mối quan hệ với Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
3 trong số các nhà nghiên cứu trên, gồm Song Chen, Wang Xin và Tang Juan, đã bị buộc tội trong những tuần gần đây ở bang California - nơi họ thực hiện các nghiên cứu khoa học và y tế tại các trường đại học hàng đầu.
Song và Wang đã bị bắt và đang bị giam giữ, trong khi Cục Điều tra Liên bang (FBI) cho biết Tang đã trốn vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco để tránh bị bắt giữ.
Người thứ 4 bị Mỹ buộc tội là Zhao Kaikai. Zhao là sinh viên đã tốt nghiệp, từng nghiên cứu trí tuệ nhân tạo tại Đại học Indiana, Mỹ. Zhao bị bắt tuần trước tại Indiana.
Các nhà chức trách và cáo trạng của tòa kết luận, cả 4 công dân Trung Quốc trên đều nói dối trong hồ sơ xin thị thực về mối quan hệ của họ với quân đội và đảng c.... s.. Trung Quốc.
Tang là nhà nghiên cứu về điều trị ung thư tại Đại học California-Davis. Tang đến Mỹ vào ngày 27/12/2019.
Song cũng đang tiến hành nghiên cứu về thần kinh tại Stanford và tới Mỹ từ tháng 12/2018.
Wang, người tới Mỹ từ tháng 12/2018, tiến hành nghiên cứu tại Đại học California-San Francisco.
Cả 4 người đối mặt với mức án lên tới 10 năm tù và 250.000 USD tiền phạt vì hành vi gian lận thị thực.
Trong quá trình điều tra, các nhà chức trách Mỹ phát hiện thông tin Tang là nhà nghiên cứu tại bệnh viện quân y Trung Quốc và mặc đồng phục có liên quan tới quân đội Trung Quốc. Khi khám xét căn hộ của Tang tại Davis, California, FBI phát hiện các tài liệu cho thấy Tang là đảng viên tại Trung Quốc.
Trong trường hợp của Song, người phụ nữ khai rằng đã dừng phục vụ cho quân đội Trung Quốc từ năm 2011, nhưng trên thực tế vẫn đang làm việc tại một trường đại học của Không quân Trung Quốc.
Trong khi đó, Wang bị bắt ở sân bay quốc tế Los Angeles hôm 11/6 khi đang tìm cách rời khỏi Mỹ. Wang bị cáo buộc không trung thực khi che giấu thông tin chức vụ là giáo sư về y học của quân đội Trung Quốc. Wang cũng bị cáo buộc gửi công trình nghiên cứu từ Mỹ về Trung Quốc.
FBI cho biết Zhao làm việc cho Đại học Công nghệ Quốc phòng - trường nghiên cứu khoa học hàng đầu của quân đội Trung Quốc và từng theo học Đại học hàng không của Không quân Trung Quốc.
Chiến dịch rà soát của Mỹ
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết hoạt động của 4 cá nhân trên là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm “xâm nhập” vào các cơ quan nghiên cứu của Mỹ để tiếp cận các thông tin về khoa học và công nghệ.
“Đây là một phần trong kế hoạch của Trung Quốc nhằm lợi dụng xã hội cởi mở cũng như các tổ chức học thuật của chúng ta”, Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ John Demers cho biết.
Trước khi Mỹ công bố cáo trạng nhằm vào 4 công dân Trung Quốc, Bắc Kinh đã lên tiếng bác bỏ các cáo buộc và gọi đây là hành vi “ngược đãi chính trị trắng trợn”.
“Chính phủ Mỹ liên tục theo dõi, giám sát, quấy rối, thậm chí bắt giữ các sinh viên và học giả Trung Quốc tại Mỹ, cáo buộc các học giả Trung Quốc có tội. Trung Quốc sẽ có các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền hợp pháp và sự an toàn của các công dân Trung Quốc”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin cho biết.
Bộ Tư pháp Mỹ hôm qua cho biết đang kiểm tra hồ sơ của các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại 25 thành phố của Mỹ, đồng thời thẩm vấn họ về mối liên hệ với quân đội và đảng c.... s.. Trung Quốc.
“Trong các cuộc thẩm vấn với các thành viên của quân đội Trung Quốc tại hơn 25 thành phố trên khắp nước Mỹ, FBI đã phát hiện ra nỗ lực ngầm nhằm che giấu thân phận thực sự của họ để có thể lợi dụng nước Mỹ và người dân Mỹ”, John Brown, trợ lý giám đốc tại bộ phận an ninh quốc gia thuộc FBI, cho biết.
Tháng trước, Giám đốc FBI Christopher Wray cho biết gần một nửa trong số gần 5.000 cuộc điều tra chống gián điệp do FBI thực hiện có liên quan tới Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo Reuters, AFP
-----------------------------------------------------
Bắc Kinh phản đối Anh cho người Hồng Kông nhập tịch
24/07/2020
Trung Quốc ngày 23.7 dọa ngưng công nhận hộ chiếu hải ngoại BNO của người , nhằm trả đũa việc Anh công bố chính sách cho người dân Hồng Kông nhập quốc tịch, theo Reuters.
Phát ngôn viên Vương Văn Bân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh phản đối chính sách cấp quyền công dân cho người Hồng Kông của Anh, cáo buộc London vi phạm các lời cam kết, luật quốc tế và các nguyên tắc quan hệ , đồng thời can thiệp vào vấn đề nội bộ của Trung Quốc.
Ông Vương cũng tuyên bố Bắc Kinh có thể sẽ đưa ra các biện pháp tiếp theo.
Trước đó hôm 22.7, Bộ trưởng Nội vụ Anh Priti Patel cho biết người Hồng Kông có hộ chiếu BNO có thể di cư đến Anh để làm việc và học tập, bắt đầu từ tháng 1.2021. Những người đến Anh thông qua con đường đặc biệt này sẽ được phép đăng ký nhập tịch sau khi sống ở Anh đủ 5 năm.
Anh đã trao trả Hồng Kông cho Trung Quốc vào năm 1997. Trung Quốc cam kết duy trì quyền tự trị cao cho đặc khu này. Tuy nhiên, việc chính quyền Bắc Kinh chính thức áp dụng đã kéo theo phản ứng từ Anh và một loạt nước khác.
Huỳnh Thiềm
Thanked by 1 Member:
|
|
#934
Gửi vào 24/07/2020 - 20:39
23/07/2020
TTO - Đàn châu chấu từ Trung Quốc tràn vào 4 bản của xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, Điện Biên, tính đến chiều 23-7 đã phá hoại khoảng 20ha hoa màu, 40ha rừng tre nứa.
Thông tin từ Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: Theo báo cáo của Bộ tham mưu Quân khu 2, từ ngày 20-7 trên 4 bản Bú Nhù Khó, Tá Miếu, Tả Gó Ky và A Pa Chải của xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên phát hiện châu chấu bay từ hướng biên giới Trung Quốc sang phá hoại rừng tre, nứa, hoa màu tại địa phương.
Quan sát cho thấy châu chấu ăn theo đàn, mật độ khoảng 100-200 con/m2, di cư không ổn định.
Tính đến 15h ngày 23-7, đàn tràn sang 4 bản của xã Xín Thầu, huyện Mường Nhé đã phá hoại khoảng 20ha hoa màu, trong đó có 5ha thiệt hại đến 70% và phá khoảng 40ha rừng tre nứa.
Để kịp thời ngăn chặn đàn châu chấu gây hại, Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã có công văn gửi Bộ tư lệnh Quân khu 2, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn), Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Điện Biên chỉ đạo triển khai công tác ứng phó đàn châu chấu.
Tuấn Phùng
Thanked by 1 Member:
|
|
#935
Gửi vào 26/07/2020 - 20:22
Tàu ma đến từ Triều Tiên - cái giá của đội tàu cá đen TQ săn mực bay
- 07:38 26/07/2020
Số tàu cá dạt vào bờ biển phía bắc năm 2017 nhiều chưa từng thấy. Hơn 100 tàu với 35 thi thể được phát hiện. Một năm trước đó, số "tàu ma" dạt đến từ bờ bên kia biển Nhật Bản là 66.
Không ai lý giải được hiện tượng kỳ lạ này. Một quan chức lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản nghi thời tiết xấu năm đó là nguyên nhân. Vài ý kiến cho rằng đội tàu cá của Triều Tiên đã quá cũ.
Trong một nghiên cứu được công bố tuần này của tổ chức phi lợi nhuận Global Fishing Watch, các nhà phân tích cho rằng nguyên nhân của hiện tượng "tàu ma" Triều Tiên là "những đội tàu cá đen" của .
Mất ngư trường truyền thống
Các tác giả báo cáo của Global Fishing Watch sử dụng công nghệ vệ tinh để phân tích lưu thông hàng hải tại Đông Bắc Á năm 2017 và 2018. Họ phát hiện đã có hàng trăm tàu cá Trung Quốc hoạt động ngoài khơi Triều Tiên trong giai đoạn này.
Tàu cá Trung Quốc có vẻ đã hoạt động bất hợp pháp, đẩy các tàu cá Triều Tiên ra khỏi chính ngư trường truyền thống của họ. Tàu Triều Tiên được đánh giá là không có trang bị đầy đủ cho những chuyến hải trình dài, nhưng buộc phải rời xa vùng biển quen thuộc để tiến vào những khu vực xa hơn gần Nga và Nhật Bản.
Đánh bắt cá trong vùng biển của Triều Tiên, hoặc mua bán hải sản Triều Tiên xuyên quốc gia, là hoạt động vi phạm luật pháp quốc tế. Ngư nghiệp Triều Tiên, với giá trị hàng năm ước tính khoảng 300 triệu USD, bị áp lệnh trừng phạt quốc tế từ năm 2017. Đây là nỗ lực nhằm gây sức ép lên chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo mà Triều Tiên theo đuổi.
Tuy nhiên, trong năm 2017, vẫn có khoảng 900 tàu cá Trung Quốc hoạt động trên vùng biển Triều Tiên. Con số này trong năm 2018 còn 700 tàu, theo báo cáo của Global Fishing Watch.
Các tác giả báo cáo cho rằng tàu cá Trung Quốc trong giai đoạn 2017-2018 đã khai thác hơn 160.000 m3 "mực bay" Thái Bình Dương (một loài mực ống đại dương có tên khoa học là Todarodes pacificus và là một trong những đặc sản giá trị thương phẩm cao của vùng biển). Con số này lớn hơn cả tổng sản lượng và Nhật Bản khai thác trong cùng kỳ. Giá trị khai thác của đội tàu cá Trung Quốc có thể hơn 440 triệu USD.
Có khả năng Bình Nhưỡng đã thu lại được một phần giá trị tài nguyên bằng cách bán quyền khai thác cho các tổ chức nước ngoài, trong trường hợp này là những đội tàu cá Trung Quốc. Báo cáo vào tháng 3 của Liên Hợp Quốc ước tính Triều Tiên đã thu về khoảng 120 triệu USD trong năm 2018 bằng cách bán hoặc chuyển đổi quyền đánh bắt hải sản, vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế.
"Hạm đội" tàu cá trên biển Triều Tiên
Jaeyoon Park, nhà khoa học dữ liệu cấp cao của Global Fishing Watch và là đồng tác giả của báo cáo tuần qua, đánh giá số tàu cá được phát hiện ngoài khơi Triều Tiên tương đương 1/3 quy mô toàn bộ đội tàu cá xa bờ của Trung Quốc.
"Đây là vụ đánh bắt cá trái phép lớn nhất từ trước đến nay với tàu cá đến từ một nước duy nhất trên vùng biển của nước khác", ông nói.
Với quá nhiều tàu cá nước ngoài hoạt động gần bờ biển Triều Tiên, ngư dân chính nước "chủ nhà" đã bị đẩy khỏi ngư trường này. Họ buộc phải di chuyển xa hơn với hy vọng có thu hoạch. Hệ quả đôi khi là cái chết.
"Quá nguy hiểm nếu họ khai thác trong cùng vùng biển với tàu cá Trung Quốc", Jungsam Lee, một tác giả khác của báo cáo, chia sẻ. "Đó là lý do họ bị đẩy đến vùng biển của Nga và Nhật Bản. Điều này cũng lý giải vì sao một số tàu Triều Tiên bị hư hại đã dạt vào bờ biển Nhật Bản".
Ông Park và một số chuyên gia khác truy dấu được hải trình của những tàu cá này bằng công nghệ vệ tinh và radar mới. Một số tổ chức phi chính phủ và phi lợi nhuận đang tận dụng nguồn dữ liệu mới để phân tích giao thông hàng hải với hy vọng làm sáng tỏ hơn "thế giới ngầm" trên biển - cách thức các tàu cá né lệnh trừng phạt quốc tế.
Theo Global Fishing Watch, những tàu đánh bắt hải sản trái phép trên biển Triều Tiên có thể được sở hữu và vận hành bởi "lợi ích của Trung Quốc" vì đó cũng là nơi chúng xuất phát. Tuy nhiên, tàu hoạt động trái phép trong vùng biển này - từ vận chuyển hàng hóa đến đánh bắt cá và nạo vét cát - thường không có đủ giấy tờ đúng chuẩn. Điều đó khiến việc truy vết vô cùng khó khăn.
Đe dọa trữ lượng hải sản
Những vùng biển tại Đông Bắc Á là một trong các khu vực tranh chấp nghề cá phức tạp và gay gắt nhất trên thế giới. Giữa Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều tồn tại một số tranh chấp lãnh hải nhất định.
Trữ lượng cá trong vùng cũng sụt giảm đáng kể trong vài năm qua. Trữ lượng mực bay Thái Bình Dương giảm gần 80% trong vùng biển Hàn Quốc và 82% trong vùng biển Nhật Bản so với năm 2003, theo Global Fishing Watch.
"Ngư dân và gia đình họ điêu đứng khi thu nhập rơi tự do. Trong khi đó, giới học giả cũng đau đầu tìm nguyên nhân cho hiện tượng này. Nhiều người nói đánh bắt vượt kiểm soát là nguyên nhân chính. Một số khác lập luận biến đổi khí hậu đã góp phần dẫn đến tình trạng trên. Nhiệt độ nước biển thay đổi ảnh hưởng đến mô hình sinh sản và di cư (của hải sản)", ông Park chia sẻ.
Ngư nghiệp bền vững là vấn đề lớn trên toàn thế giới. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm và kinh tế của các cộng đồng duyên hải, vốn sống dựa vào ngư nghiệp. Tình trạng hết hải sản để đánh bắt cũng góp phần khiến nạn cướp biển gia tăng, điển hình là trường hợp của Somalia.
"Thiếu hợp tác đa phương và chia sẻ thông tin giữa tất cả quốc gia có liên quan đến hoạt động đánh bắt cá xuyên biên giới khiến việc lên kế hoạch quản lý trữ lượng một cách khoa học cho vùng trở nên bất khả thi", Park nhận định.
Thanked by 1 Member:
|
|
#936
Gửi vào 27/07/2020 - 20:03
Ông Nguyễn Nhân Chinh được điều động làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh
23/07/2020
Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh Đoàn Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chinh được điều động làm Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Thành ủy Bắc Ninh mới đây đã tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác cán bộ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này điều động ông Nguyễn Nhân Chinh, Tỉnh ủy viên, Bí thư tỉnh Đoàn về Thành ủy Bắc Ninh công tác, chỉ định tham gia BCH, Ban Thường vụ Thành ủy và giữ chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, nhiệm kỳ 2020 – 2025.
Ông Nguyễn Nhân Chinh sinh năm 1984, quê xã Tân Chi, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành cờ vua; thạc sĩ quản lý giáo dục. Ông vào Đảng năm 2011.
Ông có nhiều năm công tác tại tỉnh Đoàn Bắc Ninh. Vào năm 2016, khi đang trên cương vị Phó Bí thư Thường trực tỉnh Đoàn ông được bầu giữ chức Bí thư tỉnh Đoàn Bắc Ninh.
Ông là tỉnh ủy viên, đại biểu HĐND tỉnh Bắc Ninh khóa 18 nhiệm kỳ 2016-2021.
Thành Nam Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh trao quyết định, tặng hoa chúc mừng tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh
----------------------------
Tân Bí thư Thành ủy Bắc Ninh: Nước cờ nhân sự ngoạn mục
27/07/2020
Sự kiện ông Nguyễn Nhân Chinh mới đây trở thành Bí thư Thành ủy Bắc Ninh mang đậm dấu ấn đặc biệt về nhân sự trong quá trình Bắc Ninh tiến hành đại hội đảng các cấp.
Dấu ấn đặc biệt
Trước hết là dấu ấn đặc biệt về tuổi trẻ. Ông Chinh là Bí thư Tỉnh đoàn Bắc Ninh từ năm 2016, giờ đây với 36 năm tuổi đời và 9 năm tuổi Đảng đã trở thành Bí thư Thành ủy . Điều này chắc chắn là phù hợp với chỉ đạo chung về kết hợp các độ tuổi khác nhau khi chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ đại hội đảng các cấp. Ông Nguyễn Nhân Chinh trẻ vậy, chắc là tài cao. Tuổi trẻ mà tài cao, rất xứng đáng chứ sao!
Kế đến là dấu ấn đặc biệt về cái cách mà ông Chinh trở thành Bí thư Thành ủy Bắc Ninh. Tôi cũng không rành lắm chuyện bầu bí thư cấp ủy tại các cấp, nhưng hình như theo hướng dẫn của cấp trên rất cao chỉ có 2 cách.
Cách thứ nhất là theo kiểu truyền thống lâu nay, tức là đại hội bầu ra ban chấp hành, rồi ban chấp hành bầu bí thư. Cách này là số đông bầu ra một tập thể ít người, rồi tập thể ít người đó mới bầu ra bí thư.
Cách này đương nhiên tính cạnh tranh không cao bằng cách thứ hai là đại hội bầu trực tiếp ra bí thư. Đại hội đảng bộ TP Bắc Ninh từ ngày 16-18/6 đã bầu ra Bí thư Thành ủy là ông Vương Quốc Tuấn nhiệm kỳ tới theo cách thứ nhất.
Điều đó có nghĩa là ông Nguyễn Nhân Chinh không dính dáng gì tới đại hội này và đương nhiên làm sao trở thành Bí thư được. Nhưng rất hay là ở chỗ chỉ sau ít ngày, cụ thể là ngày 10/7, HĐND tỉnh Bắc Ninh đã bầu ông Tuấn làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. Ông Tuấn trúng Phó chủ tịch tỉnh thì đương nhiên trống ra chức Bí thư Thành ủy Bắc Ninh và ông Chinh được chỉ định vào chức vụ này.
Loanh quanh chỉ trong vòng hơn 20 ngày là xong câu chuyện ông Chinh trở thành Bí thư. Có quy định nào cấm làm thế không nhỉ? Chắc là không có và vì vậy ông Nguyễn Văn Hùng, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Ninh mới nói việc này không vướng quy định nào.
Thử hình dung cách làm này mà được nhân rộng thì tình hình chuẩn bị nhân sự đại hội Đảng các cấp sẽ ra sao đây?
Tập thể Thường vụ mạnh, đoàn kết
Cuối cùng phải kể đến dấu ấn đặc biệt của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh và của cá nhân ông Nguyễn Nhân Chiến với trọng trách là Bí thư Tỉnh ủy trong câu chuyện này. Một mình ông Chinh làm sao nên chuyện. Phải có cả một tập thể Thường vụ mạnh, đoàn kết xung quanh Bí thư đứng ra quyết định mới xong chứ.
Vẫn biết cả tập thể quyết đưa ông Chinh trở thành Bí thư Thành ủy Bắc Ninh, nhưng như vừa nêu thì cách đưa quả là đặc biệt. Giống như các chức danh bí thư cấp ủy khác, chức danh Bí thư Thành ủy Bắc Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng đòi hỏi phải được chuẩn bị kỹ, công phu và không thể có chuyện dự kiến bí thư trúng cử tại đại hội sẽ được phân công ngay sau đó làm Phó chủ tịch UBND tỉnh. Thử hỏi 62 tỉnh ủy, thành ủy còn lại của cả nước có nơi nào sẽ làm giống như Bắc Ninh? Dám chắc là không có.
Nhưng có vẻ mọi sự được chuẩn bị ở Bắc Ninh theo kiểu thế thật. Cho nên mới có thể gọi là dấu ấn đặc biệt.
Thanked by 1 Member:
|
|
#937
Gửi vào 27/07/2020 - 20:14
Phương An Đăng lúc 6:45 | 27-07-2020
Mặc dù được nam thanh niên xin lại đồ bị đánh rơi nhưng người phụ nữ vẫn nhất quyết không chịu trả lại, thậm chí hô hoán lên anh ta là ăn cướp.
Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn video quay cảnh một người phụ nữ nhận được của rơi trên đường nhưng không chịu trả lại. Theo đó, sự việc xảy ra trên một cây cầu vượt thuộc địa phận Hà Nội vào sáng 26/7, được tài khoản Nhữ Quốc Tuấn chia sẻ trên trang Facebook cá nhân với nội dung:
"Xã hội này giờ nó vậy luôn hả cả nhà? Em làm rơi có cái hộp cách nhiệt đựng chai nước đá ra đường, dựng xe xuống đi bộ ra nhặt thì cô này nhặt, em bảo ơ của cháu rơi. Bà ý bảo cái gì của mày? Của t*o.... Xong em rút máy ra quay, cô con gái ngồi sau mẹ cứ bảo thôi mẹ trả anh ý đi .... thương em lắm".
Đoạn video cho thấy, một người phụ nữ mặc bộ đồ màu tím, đeo kính râm, đi xe máy và chở con gái ở phía sau. Trên tay người phụ nữ đang cầm một chiếc túi màu xanh da trời, được cho là của khổ chủ bị rơi và được người phụ nữ này nhặt lên.
"Ở trong này là cái gì?", nam thanh niên chất vất người phụ nữ khi cô ta không có ý định trả lại đồ bị đánh rơi. "Là cái áo chứ cái gì?", người phụ nữ gằn giọng trả lời.
"Đây là chai nước lọc của tôi thôi, chả có cái gì to tát cả. Cô có trả không?", nam thanh niên tiếp tục nói. Thế nhưng, người phụ nữ vẫn lươn lẹo, không chịu trả lại: "t*o nhặt được là đồ của t*o, việc gì phải trình bày với ai. Trong này là cái gì thì t*o việc gì phải nói với mày. Thích thì lên phường", người phụ nữ cố chấp nói.
Mặc dù con gái của người phụ nữ liên tục can ngăn, bảo mẹ trả lại đồ cho nam thanh niên nhưng người phụ nữ vẫn nhất quyết không chịu trả. Sau đó, người phụ nữ vừa ném chiếc túi của nam thanh niên sang phía bên kia đường, vừa lẩm bẩm: "Việc gì phải trả".
Người phụ nữ sau đó liền lái xe đi, tuy nhiên khi bị nam thanh niên quay lại video, trình bày sự việc thì người phụ nữ này lại la làng lên, bảo nam thanh niên kia là đồ ăn cướp. "Bỏ cái trò ấy đi. Ăn cướp, ở đây có thằng ăn cướp", người phụ nữ hét toáng lên.
Vụ việc sau khi được đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của dư luận, đa số đều ngao ngán với hành động của người phụ nữ trên.
Bạn N.A bình luận: "Người ta đã có lời xin rồi mà còn không chịu trả. Tại sao lại có người nhân cách tồi tàn đến vậy?".
Bạn D.N viết: "Vừa ăn cắp vừa la làng, bà này già mồm quá. Nam thanh niên kia hiền quá, phải người khác là bị đánh rồi không chừng".
Bạn B.K đoán già đoán non: "Về nhà coi chừng bà kia lại trách mắng con gái, bảo mày không bênh mẹ lại đi bênh người ngoài".
Người phụ nữ nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại cho người đánh mất.
Người phụ nữ nhặt được chiếc túi màu xanh nhưng không chịu trả.
Thanked by 1 Member:
|
|
#938
Gửi vào 30/07/2020 - 19:48
Báo cáo chính trị cứ 'nâng cao, đẩy mạnh, tăng cường' thì biết đâu mà lần
24/07/2020 B.NGỌC
TTO - Ông Vương Đình Huệ, bí thư Thành ủy Hà Nội, chia sẻ như vậy tại hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, nhiệm kỳ 2020 - 2025, tổ chức ngày 24-7.
Hội nghị có sự tham gia của lãnh đạo Văn phòng Trung ương Đảng, các Ban Đảng Trung ương và Hội đồng Lý luận trung ương.
Theo bí thư Thành ủy Hà Nội, báo cáo chính trị cần làm rõ các mục tiêu trong 5 năm tới thực hiện ra sao, thay đổi so với nhiệm kỳ trước thế nào.
“Nếu gọt hết số liệu thì báo cáo chán lắm, cứ ‘nâng cao, đẩy mạnh, tăng cường’, chả biết thế nào mà lần. Không đưa số liệu cụ thể vào thì không thấy rõ được thành quả. Báo cáo chính trị không chỉ để bên trên, mà mọi cán bộ, đảng viên, người dân thành phố đọc” - ông Vương Đình Huệ nêu.
Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức Đại hội Đảng bộ thành phố vào cuối tháng 10 tới. Ban Thường vụ Thành ủy sẽ báo cáo Bộ Chính trị về công tác tổ chức đại hội, bao gồm văn kiện và phương án nhân sự trong tháng 9.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Thắng - bí thư Trung ương Đảng, chủ tịch Hội đồng Lý luận trung ương, giám đốc Học viện Chính trị quốc gia H.C.M - cho rằng 5 năm qua, Hà Nội có nhiều sự thay đổi, nhất là quy hoạch, quản lý đô thị.
Công tác quy hoạch, quản lý đô thị có nhiều tiến bộ, nhưng theo ông Thắng nên làm rõ thêm về kỷ cương trật tự đô thị, việc xử lý nhiều tòa nhà xây không theo giấy phép, vi phạm pháp luật còn rất khó khăn.
Với Hà Nội, quan trọng nhất để văn minh, xanh, sạch thì điều đầu tiên là quy hoạch, ông Thắng nhấn mạnh.
Còn Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Trần Quốc Cường cho biết ông cảm thấy Hà Nội phát triển hạ tầng đô thị rất mạnh chủ yếu phía bắc và tây, còn phía nam thì kém.
Theo ông, trong nhiệm kỳ tới, Hà Nội cần chú ý phát triển hệ thống giao thông phía nam, tạo tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Hà Nội - Thanh Hóa - Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó, cần tính toán tới việc phát triển thêm một sân bay quốc tế để giảm tải cho sân bay Nội Bài, Phó trưởng Ban Nội chính trung ương Trần Quốc Cường nêu.
Đề cập đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ông Cường cho rằng dự thảo báo cáo cần bổ sung công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy định số 11 của Bộ Chính trị về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ảnh, kiến nghị của dân, có kèm số liệu cụ thể.
Ông cũng đề nghị Hà Nội mở rộng phòng chống tham nhũng ra khu vực ngoài Nhà nước.
Thanked by 1 Member:
|
|
#939
Gửi vào 30/07/2020 - 20:06
Dâu tây Trung Quốc dư lượng thuốc gấp 3 lần, 22 ngày vẫn tươi như mới hái
30/07/2020
TTO - Cơ quan chức năng TP Đà Lạt phân tích mẫu trong lô dâu tây Trung Quốc và phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt 3 lần ngưỡng cho phép.
Sáng 30-7, Phòng Kinh tế (UBND TP.Đà Lạt) cho biết Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Lâm Đồng) vừa thông báo kết quả thử nghiệm mẫu lấy từ lô dâu tây của ông P.T.S..
Theo đó, qua phân tích 60 chỉ tiêu theo thông tư 50/2016/TT-BYT, có một hoạt chất (Abamectin có kết quả 0,063mg/kg) vượt 3 lần giới hạn cho phép.
Mẫu dâu tây này nằm trong lô dâu tây Đội Cảnh sát kinh tế Công an TP.Đà Lạt tạm giữ ngày 24-7 khi trên đường chuyển vào Đà Lạt bằng xe tải. Tại thời điểm tạm giữ, trên xe có 2 tấn dâu tây.
Ông P.T.S (29 tuổi, ngụ TP.H.C.M) nhận là chủ hàng. Ông S. khai chuyên bán dâu tây trên mạng xã hội, đã mua lô dâu tây này với giá 50.000 - 60.000 đồng/kg để bán lại. Tuy nhiên, hóa đơn chứng từ mà S. xuất trình lại thể hiện tên chủ hàng là Nguyễn Thị Nhung, dâu được nhập từ cửa khẩu ở Lào Cai với số lượng 10 tấn vào ngày 2-7, giá chỉ 5.000 đồng/kg.
Theo Công an TP Đà Lạt, dựa theo các giấy tờ chủ hàng cung cấp, lượng dâu tây này được trích ra từ lô hàng dâu tây của bà Nhung, được chuyển từ sân bay Nội Bài vào sân bay Tân Sơn Nhất. Sau khi được lấy ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất, 2 tấn dâu tây đựng trong 123 thùng xốp được chở bằng xe tải lên Lâm Đồng.
Dâu tây nhập vào Đà Lạt được kiểm tra ban đầu có giấy kiểm dịch thực vật hợp quy nhưng có chi tiết lạ: nhập khẩu 22 ngày mà vẫn tươi như mới hái, trong thùng dâu có cả lá dâu cũng còn rất tươi.
Từ chi tiết này, cơ quan chức năng quyết định phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, từ đó phát hiện, hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép.
Tính từ 22-7 đến nay, Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với Công an TP Đà Lạt và huyện Đức Trọng tạm giữ hơn 10 tấn dâu tây nhập từ Trung Quốc vào Đà Lạt bằng đường bộ và hàng không.
Xác minh ban đầu, các lô hàng nhập vào Đà Lạt đều có sai phạm về thủ tục nhập khẩu và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
MAI VINH
Quả và lá dâu tây còn tươi như mới hái dù không được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 22 ngày (tính từ ngày nhập khẩu) - Ảnh: M.V.
Thanked by 1 Member:
|
|
#940
Gửi vào 31/07/2020 - 19:51
31/07/2020
Đảng bộ trường THPT Hoàng Diệu, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) vừa tổ chức lễ kết nạp Đảng viên cho 11 học sinh lớp 12 của trường.
Cô Quách Tố San, Phó Bí thư Đảng bộ trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng) cho biết, những học sinh được kết nạp Đảng là những hạt nhân tiêu biểu của nhà trường trong những năm học vừa qua.
Các em đều là những học sinh đạt thành tích cao trong học tập, 12 năm liên tục đạt danh hiệu học sinh giỏi, đạt nhiều thành tích trong công tác thanh niên, tình nguyện hè,...
Có nhiều em đạt thành tích trong các kỳ thi, như: em Triệu Minh Phú đạt giải Ba và giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tin học; em Nguyễn Đăng Khoa đạt học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử; em Nguyễn Nhựt Phi đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giải Ba cấp huyện ở môn Toán các năm học lớp 9, lớp 10 và 11, huy chương Bạc Olympic 30/4 năm lớp 10;
em Triệu Yến Như đạt giải Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán năm lớp 8 và lớp 9, giải Ba thi giải Toán trên máy tính Casio; em Lâm Xuân Cư đạt giải Khuyến khích cuộc thi “Văn hay chữ tốt” cấp huyện năm lớp 9, giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi môn Giáo dục công dân cấp huyện và giải Ba cấp huyện, cấp tỉnh năm lớp 9...
Phát biểu về cảm xúc của mình khi được đứng vào hàng ngũ của Đảng, tân Đảng viên trẻ Nguyễn Nhựt Phi cho biết: “Được kết nạp vào Đảng trước kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ là niềm vui của bản thân em mà còn là niềm vui của gia đình. Em hứa sẽ cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa, xứng đáng với niềm tin yêu của thầy cô, của gia đình”.
Cao Xuân Lương
--------------------------------------------------------------------------
Malaysia cứng rắn bác bỏ 'quyền lịch sử' của Trung Quốc trên Biển Đông
- 05:36 31/07/2020
"Cuộc chiến công hàm" tại liên quan đến vấn đề Biển Đông tiếp tục dậy sóng với văn bản mới từ phía Malaysia phản pháo lập luận của . Trước đó, phía Trung Quốc nói Malaysia không có quyền xin công nhận thềm lục địa mở rộng trên vùng biển phía bắc nước này.
Công hàm ghi ngày 29/7 của Malaysia nhấn mạnh đệ trình xin công nhận thềm lục địa mở rộng của nước này phù hợp với các quyền được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Chính phủ Thủ tướng Muhyiddin Yassin cứng rắn bác bỏ "toàn bộ những nội dung" được nêu trong công hàm của Bắc Kinh ngày 12/12/2019.
Trước đó, Malaysia ngày 12/12/2019 nộp đệ trình ranh giới thềm lục địa mở rộng của mình trên Biển Đông lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS). Ngay trong ngày, phía Trung Quốc phản pháo và chỉ trích đệ trình của Malaysia.
Trong công hàm ngày 29/7, Malaysia bác bỏ "tuyên bố của Trung Quốc về quyền lịch sử, hoặc các quyền chủ quyền và quyền tài phán khác, liên quan đến những khu vực hàng hải trên Biển Đông" được bao quanh bởi một phần của cái gọi là "đường 9 đoạn".
Không dừng ở đó, Malaysia cáo buộc những tuyên bố của Trung Quốc đi ngược lại UNCLOS và "không có hiệu lực pháp lý vì chúng vượt quá những ranh giới địa lý và nội hàm các quyền lợi hàng hải của Trung Quốc quy định theo công ước".
"Cuộc chiến pháp lý" tăng nhiệt giữa lúc quan hệ Malaysia và Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông dậy sóng trong thời gian gần đây.
Chính phủ Malaysia hôm 14/7 công bố báo cáo cho thấy tàu hải cảnh và tàu chiến Trung Quốc đã xâm nhập vùng biển nước này tại Biển Đông tổng cộng 89 lần trong giai đoạn từ 2016 đến 2019. Tàu Trung Quốc duy trì hiện diện nhiều ngày trong vùng biển Malaysia dù đã bị hải quân nước chủ nhà xua đuổi.
Hồi tháng 3 và tháng 4, hàng chục tàu hải cảnh và tàu chiến Trung Quốc đã xâm nhập vùng Đặc quyền kinh tế của Malaysia, sau khi Kuala Lumpur triển khai tàu thăm dò West Capella tại ngoài khơi nước này. Trung Quốc cũng điều tàu thăm dò HD-8 tới hoạt động trong vùng Đặc quyền kinh tế của Malaysia.
Áp lực quốc tế chỉ trích yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông đang ngày một tăng trong thời gian vừa qua.
Hôm 13/7, Mỹ chính thức đưa ra lập trường về tình hình Biển Đông, trong đó bác bỏ yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc, đồng thời ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế thành lập theo Phụ lục VII Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS 1982) đưa ra năm 2016 trong vụ kiện Trung Quốc. Trước đó, ngày 3/6, Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận Mỹ đã gửi công hàm đến Liên Hợp Quốc bác bỏ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông.
Mới đây nhất, đại diện phái bộ ngoại giao tại Liên Hợp Quốc ngày 25/7 gửi công hàm lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp UNCLOS và phán quyết của Tòa Trọng tài năm 2016.
Australia đồng thời bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về cái mà Bắc Kinh gọi là "các quyền lịch sử" hoặc "các quyền và lợi ích hàng hải" được thiết lập trong "quá trình thực hiện lịch sử lâu dài" ở Biển Đông.
Thanked by 1 Member:
|
|
#941
Gửi vào 31/07/2020 - 20:05
'Đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa'
31/07/2020 Lê Hiệp
Trần Quốc Vượng khẳng định, Đại hội XIII của Đảng là đại hội thể hiện ý chí toàn dân tộc với khát vọng: đến giữa thế kỷ XXI, Việt Nam trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng cảm, đồng hành với dân tộc là lương tâm, trách nhiệm
Phát biểu tại hội nghị gặp mặt đại biểu trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nhân kỷ niệm , Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng khẳng định, chúng ta tự hào và khẳng định rằng, dù trong bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ nước nhà luôn yêu nước nồng nàn, tự tôn, gắn bó và đồng hành với dân tộc.
“Từ khi có Đảng đến nay, gần một thế kỷ qua, truyền thống quý báu đó được tiếp nối, phát huy, phát triển, tạo nên sự gắn bó vững chắc giữa Đảng với đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ - giữa đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ với Đảng”, ông Vượng khẳng định.
Theo Thường trực Ban Bí thư, bước vào thời kỳ đổi mới, đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trên các lĩnh vực đã góp phần quan trọng đưa nước ta ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, kém phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Đồng thời, quá trình thực hiện công cuộc đổi mới đất nước đã tạo thêm nhiều điều kiện, cơ hội để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ thể hiện tài năng.
“Đồng cảm, đồng hành với dân tộc trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và trong sự nghiệp đổi mới, là lương tâm, trách nhiệm và phẩm giá cao đẹp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ nước nhà”, ông Vượng nói và nhấn mạnh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta 90 năm qua.
Trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nhân lực
Nhấn mạnh, những năm tới, đất nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi, đan xen với những khó khăn, thách thức, cùng nhiều vấn đề mới đặt ra cần phải giải quyết.
"Ngay trong những ngày tháng này, cả nước đang nỗ lực phòng, chống, ngăn chặn , tìm mọi phương sách để khôi phục nền kinh tế. Đồng thời, tập trung tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIII của Đảng - Đại hội thể hiện ý chí toàn dân tộc với khát vọng cháy bỏng: đến giữa thế kỷ XXI này, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Vượng nhấn mạnh.
Để hoàn thành các nhiệm vụ trên, theo ông Vượng, cần phải tiếp tục khơi dậy tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân và khát vọng vươn lên, sức mạnh tổng hợp của nền văn hóa, con , trọng dụng nhân tài, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ, tạo động lực mới cho đất nước phát triển nhanh và bền vững.
“Tôi cảm nhận rằng, tất cả công việc lớn lao đó đều liên quan trực tiếp tới trách nhiệm, tâm huyết, trí lực của tầng lớp trí thức, nhà khoa học và đội ngũ sáng tạo văn hóa, văn học, nước nhà”, ông Vượng nói.
Thường trực Ban Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước mong muốn đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ tiếp tục thủy chung, đồng hành với dân tộc, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm công dân, đem tài năng của mình sáng tạo nhiều hơn những công trình, tác phẩm có giá trị lý luận và thực tiễn, tư tưởng và nghệ thuật, phục vụ cao nhất cho công cuộc đổi mới, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháo gỡ vướng mắc kéo dài, tạo động lực sáng tạo
Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, 90 năm qua, ngành tuyên giáo đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó, nhất là giúp Đảng tập hợp, chăm lo xây dựng, tạo điều kiện để đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ cống hiến nhiều hơn, tốt hơn cho đất nước, cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đồng thời, chính đội ngũ trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ đã là lực lượng nòng cốt, rất quan trọng, trực tiếp tham gia và góp phần làm nên những thành tựu đáng tự hào của ngành tuyên giáo.
Ông Vượng cũng khẳng định, qua các ý kiến phát biểu cho thấy, còn rất nhiều việc mà Đảng, Nhà nước phải tiếp tục thực hiện để phát huy cao nhất vai trò của , văn nghệ sĩ trong thời gian tới. Từ đó, ông đề nghị các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể, nhất là ngành tuyên giáo kịp thời nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước chủ trương, chính sách phù hợp, tháo gỡ bằng được những vướng mắc kéo dài lâu nay, tạo động lực sáng tạo cho trí thức, nhà khoa học, văn nghệ sĩ.
Thanked by 1 Member:
|
|
#942
Gửi vào 31/07/2020 - 20:43
31/07/2020
Belarus lại là một đồng minh truyền thống của Nga. Những vụ bắt giữ được cho là xảy ra hôm 29.7.
Đại sứ Nga đã được Belarus triệu tập đến thủ đô Minsk. Truyền hình nhà nước Belarus công bố các đoạn phim về vụ bắt giữ gần Minsk.
Nhà chức trách Belarus cho biết họ có thông tin hơn 200 đã đến nước này để trước kì bầu cử ngày 9.8. Phía Belarus nói một số người bị bắt giữ thú nhận đã cố gắng dàn dựng một cuộc cách mạng.
phủ nhận các thông tin cáo buộc nước này dùng lính đánh thuê để hủy hoại quan hệ quốc tế.
Những đoạn phim quay lại cảnh bắt giữ cho thấy một số người cầm tiền và sim điện thoại Sudan, dẫn đến nhiều nghi ngờ họ thực sự đang đến
Dù là đồng minh truyền thống, quan hệ và gần đây có nhiều căng thẳng. Sự việc xảy ra giữa bối cảnh Tổng thống Alexander Lukashenko đang đối mặt với thách thức tái tranh cử sau hơn 25 năm lãnh đạo Belarus.
Vị tổng thống 65 tuổi này cáo buộc các đối thủ cấu kết với nước ngoài để tấn công ông. Ông cũng đã bỏ tù 2 trong số các đối thủ chính trị chính trước kì bầu cử.
Nhà chức trách hiện đang nhắm vào ứng cử viên phe đối lập hàng đầu Svetlana Tikhanouskaya, cho rằng chồng bà này có quan hệ với nhóm người Nga. Bà Tikhanouskaya đã phủ nhận liên quan.
Chồng bà này đã bị bắt hồi tháng 5. Nhà chức trách Belarus đã mở cuộc điều tra cáo buộc ông này kích động bạo loạn, theo hãng tin Belta. Tổng thống Lukashenko dự kiến sẽ giành chiến thắng trong kì bầu cử bất chấp sự phản đối ngày càng tăng.
Thanked by 1 Member:
|
|
#943
Gửi vào 01/08/2020 - 19:07
31/07/2020 Thiện Văn
Tự do ngôn luận là quyền chính đáng, khát vọng chân chính và nhu cầu của con người. Việc bảo đảm tự do ngôn luận là một trong những thước đo thể hiện sự văn minh, ưu việt của thể chế chính trị.
Nhận thức sâu sắc điều đó, nhiều năm qua, Việt Nam đã kiên trì, nỗ lực thực hiện các giải pháp để bảo đảm ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận cho người dân.
Kiến tạo hành lang pháp lý rõ ràng, nhất quán
Nói đến quyền tự do của ngôn luận, không thể không nhắc đến một sự kiện đáng chú ý cách đây 74 năm. Sau khi chính thức tuyên bố thành lập chính phủ cách mạng công nông với thể chế chính trị là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quốc hội khóa 1 nước ta đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên ngày 9/11/1946, trong đó điều 10 hiến định: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.
Không ngẫu nhiên mà khi hiến định 5 quyền tự do cơ bản đó của công dân, quyền tự do ngôn luận được xếp ở vị trí đầu tiên. Bởi Chính phủ cách mạng Việt Nam do Chủ tịch H.C.M đứng đầu đã sớm nhận rõ tầm quan trọng của việc bảo đảm tự do ngôn luận cho công dân là cơ sở để mở rộng, phát huy vai trò làm chủ của người dân và khơi nguồn sức mạnh ý chí, trí tuệ của mọi tầng lớp nhân dân phục vụ sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
Điểm đáng nói là Hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã hiến định quyền tự do ngôn luận cho công dân sớm hơn trước 2 năm so với bản Tuyên ngôn Quốc tế về nhân quyền của Liên hợp quốc năm 1948. Điều đó thêm một lần khẳng định lịch sử lập hiến Việt Nam gắn liền với lịch sử hiến định quyền tự do ngôn luận của công dân, qua đó thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận cho người dân.
Nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận của người dân được thực hiện trong cuộc sống, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã ban hành luật Tiếp cận thông tin và luật Báo chí. Trong đó, điều 3 luật Tiếp cận thông tin quy định: Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân.
Điều 11 luật Báo chí năm 2016 cũng có những quy định cụ thể để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, đó là công dân được quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân.
Như vậy, về mặt pháp lý, nước ta đã xây dựng những chính sách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình trong cuộc sống.
Nhận thức và thực thi đúng quyền tự do ngôn luận
Bấy lâu nay, khi nói đến quyền tự do ngôn luận, một số người suy nghĩ rằng, tự do ngôn luận là được quyền tự do nói năng, phát ngôn, bình luận, chia sẻ, phát tán thông tin mà không chịu bất cứ sự ngăn cản nào; vì thế nếu ai hạn chế quyền nói năng, phát ngôn, chia sẻ thông tin của người khác là vi phạm quyền tự do ngôn luận của công dân.
Nhận thức như vậy là phiến diện, sai lầm và ngụy biện. Bởi trên thực tế, không có quyền tự do nào là tuyệt đối, mà chỉ có quyền tự do tương đối. Nếu để tự do tuyệt đối nghĩa là tự do vô giới hạn, vô chính phủ sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, gây ra rối loạn xã hội. Quyền tự do ngôn luận cũng vậy. Nếu ai cũng nói năng bừa bãi, phát ngôn tùy tiện, chia sẻ thông tin bất chấp đúng - sai, thật - giả lẫn lộn, không chỉ làm cho xã hội rơi vào tình trạng rối nhiễu thông tin, mà còn có thể tạo ra những cuộc khủng hoảng thông tin xã hội một cách trầm trọng, từ đó gây mất ổn định an ninh chính trị.
Những tháng đầu năm 2020, hầu hết các nước trên thế giới bị ảnh hưởng, lây lan bởi đại dịch Covid-19. Người dân các nước, trong đó có người dân Việt Nam không chỉ đối mặt với virus nguy hiểm này, mà còn phải đối mặt với vấn nạn tin giả bị phát tán tràn lan trên mạng xã hội. Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt.
Nhận thức rõ vấn nạn tin giả làm rối nhiễu, hoang mang dư luận xã hội, các cơ quan chức năng ở nước ta đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý những đối tượng gây ra nạn tin giả trên mạng xã hội nhằm bảo đảm sự trong sạch của môi trường thông tin, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, có một phần bắt nguồn từ việc Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hàng trăm đối tượng cố tình lợi dụng tự do ngôn luận để đăng tải, phát tán thông tin sai trái về dịch bệnh trên mạng xã hội.
Kinh nghiệm thực tiễn ở các nước trên thế giới cho thấy, để bảo đảm quyền tự do ngôn luận một cách chính đáng cho công dân, nhất thiết phải tạo ra những khuôn khổ pháp lý, chế tài phù hợp để phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý những hành vi lợi dụng tự do ngôn luận để đăng tải, chia sẻ, phát tán những thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt, gây hoang mang dư luận xã hội, làm méo mó hình ảnh thể chế, chính quyền.
Tự do ngôn luận khác với ngôn luận tự do. Điều này đã được đại đa số quốc gia trên thế giới và cả Liên hợp quốc đều lưu ý trong các hiến chương, đạo luật, quy định về các quyền bảo đảm tự do ngôn luận cho con người. Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã quy định: “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người. Vì thế, bất kỳ công dân nào cũng có thể nói, viết và công bố tự do; tuy nhiên, họ sẽ chịu trách nhiệm nếu lạm dụng quyền tự do này theo quy định của pháp luật”.
Khoản 2, điều 29 Tuyên ngôn Quốc tế nhân quyền năm 1948 nêu rõ: “Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra nhằm bảo đảm những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn”.
Quyền đi liền trách nhiệm. Con người muốn có tự do phải hiểu rõ nghĩa vụ, bổn phận của mình được làm những gì, không được phép làm những gì. Công dân muốn được hưởng đầy đủ các quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin thì nhất thiết phải am tường, tuân thủ các quy định pháp luật để thực hiện quyền tự do của mình nhưng không được gây hại đến quyền tự do của người khác và tác động tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, an ninh trật tự xã hội.
Không thể và không bao giờ có tự do ngôn luận cho những “anh hùng bàn phím” bày tỏ ngôn luận tự do, vô trách nhiệm, cố tình đăng tải, phát tán những thông tin sai trái, bịa đặt, ăn không nói có, đổi trắng thành đen, xuyên tạc truyền thống lịch sử cách mạng của dân tộc Việt Nam, bôi nhọ anh hùng dân tộc, phỉ báng chính quyền, mà thực chất là thông qua mưu đồ sử dụng chiêu bài tự do thông tin, tự do ngôn luận để lèo lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực, mục đích đen tối và tạo ra một góc nhìn sai trái về Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN ở Việt Nam.
Thanked by 1 Member:
|
|
#944
Gửi vào 01/08/2020 - 19:47
31/07/2020 Tuấn Phùng
TTO - Bực tức vì không được bay khi chuyến bay đã cất cánh mới có mặt tại cửa ra máy bay, nam hành khách đã chửi bới và nhổ nước bọt vào mặt nhân viên hàng không.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, vụ việc xảy ra vào ngày 30-7 tại sân bay Nội Bài.
Hành khách H.V.T. (38 tuổi, ở xã Nam Sơn, huyện An Dương, Hải Phòng) đi chuyến bay VJ 401 từ Hà Nội đi Đà Lạt cất cánh lúc 10h40 ngày 30-7.
Nhưng đến 10h50 hành khách T. mới cửa ra số 13 của nhà ga T1 sân bay Nội Bài. Lúc đó máy bay đã cất cánh được 10 phút.
Do đến muộn khi Hãng hàng không Vietjet đã cắt khách, nên hành khách H.V. T. đã yêu cầu gặp đại diện hãng để giải quyết. Trong lúc làm việc, hành khách này đã to tiếng, chửi bới, lăng mạ và nhổ nước bọt vào vào nhân viên N.M. Ph. của Hãng Vietjet.
Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài đã lập biên bản sự việc và bàn giao Cảng vụ hàng không miền Bắc xử lý đối với hành khách H.V.T..
Qua làm việc với hành khách này và các bên liên quan, Cảng vụ hàng không miền Bắc xác định hành khách T. đã có hành vi lăng mạ nhân viên hàng không.
Vì vậy, Cảng vụ hàng không miền Bắc đã ra quyết định xử phạt hành khách T. 2 triệu đồng theo quy định của nghị định 162 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Thanked by 1 Member:
|
|
#945
Gửi vào 02/08/2020 - 19:55
01/08/2020 - TS Vũ Ngọc Hoàng
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Lịch sử của dân tộc ta mỗi khi qua những khúc quanh, đất nước bị xâm lăng hoặc sau khi chiến thắng, lúc hưng thịnh và lúc suy vong, ta có thể thấy mặt mạnh nổi trội là trong giữ nước. Đặc biệt với vai trò quan trọng, dẫn dắt của công tác tuyên giáo nếu có cách làm khoa học.
Tuyên giáo phải vừa khoa học vừa chính trị
Mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của công tác tuyên giáo là nhằm tham gia khai hóa văn minh cho cộng đồng dân tộc và thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa là sự nghiệp lâu dài vừa là trước mắt, vừa có tính chất khoa học vừa mang tính chính trị. Trong thực tế không ít trường hợp không tránh khỏi sự mâu thuẫn giữa tính khoa học và tính chính trị. Nên giải quyết thế nào? Phải dựa vào khoa học để làm căn cứ xác định và điều chỉnh các yêu cầu chính trị, chứ không phải ngược lại là lấy chính trị để bắt khoa học phải tuân theo, vì nếu vậy thì khoa học không còn là khoa học, và do đó các căn cứ để quyết định nhiệm vụ chính trị không còn đứng vững và chính trị chắc chắn sẽ bị chông chênh.
Chính vì lẽ đó mà nhiều việc trong đời sống xã hội đã bị chính trị hóa, kể cả khoa học và tư tưởng, ngôn luận. Mặt khác, cái lâu dài và cái trước mắt không phải lúc nào cũng thuận chiều nhau; khoa học định hướng cho lâu dài, nhưng chính trị nhiều lúc phải giải quyết yêu cầu bức xúc trước mắt. Trong trường hợp đó mục đích lâu dài phải được phân kỳ, có quá trình, có bước đi phù hợp hoàn cảnh thực tế. Chỉ có điều sự phân kỳ đó có giới hạn và không trái ngược với khoa học, có vậy chính trị mới có thể thành công bền vững.
Trường hợp khác, nếu bất chấp khoa học, thì chính trị sẽ mất tính khách quan, không còn sức sống tự nó, bị xơ cứng và giảm tính thuyết phục, giảm lòng tin, từ đó mà hỏng nền tảng. Ngay cả quan niệm chính trị cũng không nên khuôn lại trong giới hạn của vấn đề quyền lực và xử lý tình huống, mà phải có cách tiếp cận của khoa học chính trị, không áp đặt kiểu cai trị ngày xưa mà thuyết phục bằng cơ sở khoa học trong môi trường dân chủ xã hội.
Khai hóa văn minh mới là sự dẫn dắt thật sự có ý nghĩa với tiến trình lịch sử. Khi nào các cơ quan lãnh đạo cao nhất lấy sự nghiệp khai hóa văn minh làm nhiệm vụ chính trị hàng đầu, mục tiêu cao nhất thì các mâu thuẫn giữa chính trị và khoa học sẽ không còn nhiều, thậm chí rất ít, chỉ là chuyện kỹ thuật.
Lâu nay nhiệm vụ chính trị quy định , còn công tác tuyên giáo thì tập trung phục vụ chính trị, nặng về tuyên truyền, quán triệt. Ngay cả lý luận đáng lý là một khoa học thì cũng do chính trị quy định. Không ít lý lẽ được sinh ra từ yêu cầu chính trị trước mắt. Công tác tuyên giáo là tư duy và ngôn luận. Tư duy không thể không có tự do và theo đó ngôn luận cũng vậy. Nếu công tác tuyên giáo hoàn toàn lệ thuộc, bị thụ động một chiều, mất đi tính tự do và sáng tạo, cũng có nghĩa là mất đi sức sống và tính thuyết phục, do vậy mà trở nên xơ cứng, từ đó không đạt được kết quả như mong muốn. Trong thực tế, rất nhiều trường hợp, ưu và khuyết điểm của nhiệm vụ chính trị là sự tác động, bắt nguồn, dẫn đến ưu khuyết điểm của công tác tuyên giáo. Theo lý thuyết thì tuyên giáo có quyền đề xuất những vấn đề khác với chủ trương của chính trị, thậm chí là ngược lại, và như vậy sẽ góp phần làm cho chính trị đúng đắn hơn.
Tuyên giáo nhân lên sức mạnh chân chính
Trong dòng máu của dân tộc này đã có truyền thống yêu nước, văn hóa giữ nước hun đúc từ bao đời. Cái giỏi của những người lãnh đạo là đã biết phát huy tinh thần dân tộc, sức mạnh vô cùng lớn lao từ nhân dân. Ngày đó, mục tiêu và khẩu hiệu lớn nêu ra là “Dân tộc, dân chủ”. Nhiệm vụ đó phù hợp lòng dân, là mong muốn chính đáng và bức xúc của cả dân tộc. Nên tự nó, nhiệm vụ chính trị đã có sức mạnh hiệu triệu muôn người. Trong trường hợp ấy, bản thân chính trị đã có sức cảm hóa thuyết phục, đã là tuyên giáo rồi. Còn công tác tuyên giáo thì đã biết nhân lên sức mạnh của chính trị chân chính. Còn mục tiêu dân chủ? Ngày chưa giành được chính quyền ta hiểu vấn đề dân chủ tuy không sai nhưng chưa đầy đủ và quá đơn giản. Lúc đó, dân chủ được hiểu là lật đổ chế độ quân chủ của vua, xóa bỏ phong kiến và lập ra nhà nước dân chủ của nhân dân. Nếu chỉ có như vậy thì sau cuộc Cách mạng tháng Tám 1945 về cơ bản đã giải quyết xong rồi. Nhưng trên thực tế thì vấn đề dân chủ còn rất nhiều việc chưa được giải quyết, thậm chí có những nội dung rất cơ bản thuộc về nền tảng vẫn chưa giải quyết được.
Bác Hồ có nói một câu nổi tiếng là, nếu nước độc lập mà dân không được hưởng tự do và hạnh phúc thì độc lập cũng chưa có nghĩa lý gì. Như vậy, theo tư duy của Người, độc lập là để cho nhân dân được tự do và hạnh phúc, tự do và hạnh phúc là mục đích của độc lập, chưa đạt được điều đó thì mục đích của độc lập vẫn chưa xong. Mà để có một xã hội thật sự dân chủ và nhân dân ai cũng được hạnh phúc thì còn rất gian nan.
Từ năm 1945 đến nay đã 75 năm, đã có những tiến bộ đáng kể trên tiến trình dân chủ, nhưng công bằng mà nói hãy còn ít và con đường vẫn còn rất xa. Tất nhiên nói khoảng cách xa gần ở đây là nói trong tư duy chậm đổi mới, chứ thực ra chỉ cần thay đổi cách suy nghĩ thì lập tức có thể tạo ra những bước tiến mang dấu ấn sâu sắc trong lịch sử phát triển của dân tộc. Mục tiêu dân tộc và dân chủ đã từng là sức mạnh của cả một dân tộc, hiện nay vẫn thế và lâu dài cũng vậy. Nếu một lúc nào đó bị sao nhãng, lơ là đối với mục tiêu này, không thường xuyên lo nghĩ và phấn đấu cho nó, thì sẽ mất sức mạnh bắt nguồn cội rễ từ lòng dân. Dân chủ đến bao nhiêu là thể hiện trình độ văn minh và tính nhân văn của xã hội. Dân chủ là bản chất tốt đẹp của xã hội tiến bộ. CNXH nhất quyết phải là một chế độ dân chủ thật sự.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












