Jump to content

Advertisements




ĐỌC BÁO DÙM BẠN


1817 replies to this topic

#31 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/09/2016 - 20:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Học sinh lớp 1 ký cam kết không chạy xe… lạng lách, đánh võng

07:43 PM - 16/09/2016 Thanh Niên Online



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong văn bản cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông mà trường tiểu học đưa cho học sinh các khối ký, có các điều như: không chở quá số người quy định, không lạng lách, đánh võng; không tham gia, cổ vũ đua xe trái phép...

Nhiều phụ huynh có con mới vào lớp 1 tại Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) hiện đang bất bình trước tờ cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông (ATGT) mà nhà trường bắt các em phải ký.

Theo đó, vào đầu năm học, nhà trường phát cho tất các học sinh (từ khối 1 - khối 5) bản cam kết thực hiện tốt ATGT có nội dung như sau:
"Sau khi được nhà trường tổ chức học tập và sinh hoạt về Luật giao thông, em xin cam kết thực hiện tốt các nội dung sau đây:
1. Nghiêm túc thực hiện việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện, xe máy điện khi lưu thông trên đường; mặc áo phao khi đi các phương tiện giao thông đường thủy.
2. Không chở quá số người theo quy định và không dàn hàng hai, hàng ba, không lạng lách, đánh võng... khi lưu thông trên đường; không đi ngược chiều; không vượt đèn đỏ; không điều khiển xe máy khi chưa đủ 16 tuổi.
3. Đi bộ phải đi đúng phần đường dành cho người đi bộ, qua đường đúng nơi quy định.
4. Không tụ tập vui chơi đá bóng, đá cầu,... trên đường và bên lề đường; không tụ tập đông người trước cổng trường và trên đường bộ gây cản trở giao thông lúc đến trường và tan trường.
5. Không tham gia, cổ vũ đua xe trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.
Nếu bản thân vi phạm các điều cam kết trên, em xin chịu tất cả những hình thức kỷ luật của nhà trường; đồng thời xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật”.
Ở dưới là phần ký tên của phụ huynh và học sinh.


Một phụ huynh búc xúc nói: “Con tôi vừa mới bước vào lớp 1, chưa biết đọc biết viết mà bắt phải ký cam kết, và còn nếu vi phạm thì chịu trách nhiệm trước pháp luật, quá nặng nề”.
Một phụ huynh khác cho hay: “Tôi tán thành chủ trương ký cam kết thực hiện tốt ATGT, tuy nhiên cần xác định độ tuổi để đưa ra những nội dung phù hợp. Chứ lớp 1 mà bắt cam kết chạy xe không lạng lách, đánh võng, tham gia đua xe trái phép thấy nó hơi kỳ.”
Trao đổi với báo chí, Bà Nguyễn Thị Sâm - Hiệu trưởng Trường tiểu học Lý Thường Kiệt - thừa nhận có vụ việc trên và cho biết nhà trường thực hiện theo chủ trương của Ban ATGT tỉnh và Sở GD-ĐT, mục đích là tuyên truyền nhắc nhở học sinh và phụ huynh tuân thủ luật giao thông.
Tuy nhiên, bà cũng đồng ý việc bắt học sinh lớp 1 ký vào văn bản hành chính có nội dung như trên là hơi nặng nề, bà cho biết trong thời gian tới đối với khối 1 sẽ cân nhắc không yêu cầu học sinh phải ký tên nữa, mà chỉ cần phụ huynh ký tên là được.
Lê Lâm

Bạn đọc phản hồi (2 nhận xét)

Quốc Anh
Đà Nẵng - 16/09/2016
Đúng là làm như máy...
12 thích Trả lời 1 thích

Đăng Khoa
TP .. ... .... - 16/09/2016
Hic, mới 6 tuổi mà bị áp lực như vầy làm sao còn học với hành . Yêu cầu khi muốn ra thông báo gì thì phải coi lại đi mấy vị . Làm hoài như vầy chẳng những người Việt mà còn quốc tế họ cười cho...
1 thích

Sửa bởi tuphuongsg: 16/09/2016 - 20:53


#32 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/09/2016 - 12:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mưa phi trường níu chân em

06:00 AM - 18/09/2016 Thanh Niên

Chỉ trong một thời gian ngắn, sân bay Tân Sơn Nhất ở TP..... bị 'lụt lội' đến 2 lần do mưa to gió lớn khiến hàng chục chuyến bay không đáp được phải đi lánh nạn ở các sân bay khác.





Hàng chục chuyến bay không đáp được đúng giờ gây ra hệ lụy khiến hàng trăm chuyến bay khác lãnh hậu quả delay, thiệt hại đủ điều. VN có 2 mùa rõ rệt, chia ra 6 tháng mưa - 6 tháng nắng, do đó câu chuyện phi trường ngập lụt như vừa rồi cho thấy một viễn cảnh u ám sẽ còn kéo dài, chưa biết đến khi nào mới khắc phục được.
Trong các chuyến công tác ở nước ngoài, tôi đã chứng kiến khá nhiều trận mưa lớn ở phi trường, điều khác biệt là chẳng thấy có sân bay nào ngập lụt như Tân Sơn Nhất (TSN). Ví dụ thứ nhất có thể kể ra đây là phi trường Kansai ở Osaka, Nhật Bản. Hôm đó trời mưa như thác đổ, nhưng vốn là sân bay được xây dựng trên một hòn đảo nhân tạo trên vịnh Osaka, tứ bề là biển nên chuyện thoát nước thuận lợi. Mưa mặc mưa, thoát cứ thoát. So với Kansai, phi trường Schiphol ở ngoại ô thủ đô Amsterdam của Hà Lan lại là một câu chuyện hoàn toàn khác về chuyện thoát nước mưa. Schiphol vốn được xây dựng trên một đầm lầy cách nay khoảng 1 thế kỷ, code nền hiện hữu thấp hơn mực nước biển 3 m (Hà Lan có 1/4 lãnh thổ thấp hơn mực nước biển). Schiphol vì thế đang giữ kỷ lục là phi trường thương mại thấp nhất thế giới. Thoạt nghe có vẻ khó tin, vì với code nền thấp lè tè như vậy thì họ sẽ thoát nước mưa đi đâu? Rất hay, đó lại là sự thật. Chữ Schiphol trong tiếng Hà Lan có nghĩa là Địa ngục tàu biển nhưng cái phi trường ấy chẳng dính dáng gì đến địa ngục tàu bè cả mà ngược lại, nó có đến 7 đường băng chính, là một trong những sân bay nhộn nhịp và tốt nhất châu Âu, đón khoảng 50 triệu lượt khách/năm và chưa bao giờ gặp cảnh ngập nước. Thử tưởng tượng một khi Schiphol cũng ngập lụt như TSN thì chuyện gì sẽ xảy ra?
Trở lại với câu chuyện bi hài của TSN mới thấy chuyện thoát nước mưa của chúng ta quá tệ. Ngày trước không như vậy. Trước năm 1975, không gian bao quanh TSN thoáng đãng. Ngoài khu dân cư Lăng Cha Cả và doanh trại của Bộ Tổng tham mưu quân đội VNCH (nay là Quân khu 7) ra, còn lại là đồng không mông quạnh, chẳng có cái nhà dân nào. Bây giờ mọi chuyện đã khác, TSN đã bị các công trình kiến trúc bao vây, áp sát. Áp lực của nhà cửa dày đặc đã đè lên, thậm chí bít luôn lối thoát nước mưa của sân bay. Cũng có thể code nền của khu vực xung quanh đã “vô tình” cao hơn code nền của phi trường nên biến nó thành cái lòng chảo, mưa lớn là ngập. Điều này nghe có vẻ phi lý nếu so với trường hợp của phi trường thấp nhất thế giới Schiphol, xin nhắc lại là thấp hơn mực nước biển 3 m. Có thể phải tính đến chuyện cử người có tâm huyết trong ngành hàng không dân dụng của VN sang Hà Lan học hỏi kinh nghiệm của họ.
Viết đến đây chợt nhớ bài Mưa phi trường của nhạc sĩ Việt Anh do ca sĩ Lam Trường hát. Nội dung bài hát nói về đôi lứa yêu nhau, chàng trai tiễn cô gái ra phi trường để bay đến một miền đất xa xăm trong một ngày mưa. Căn cứ vào nội dung bài Mưa phi trường thì chuyến bay của cô gái ấy không bị delay, có thể hôm ấy chỉ là cơn mưa nhỏ. Chứ nếu gặp 2 trận mưa ngập lụt như vừa rồi, chuyến bay của cô ấy chắc chắn bị delay, nản quá, cô gái quyết định… không đi nữa, ở lại Sài Gòn với người yêu. Một chuyện tình thật cảm động liên quan đến… ngập lụt. Chàng trai thầm tạ ơn ông trời đã giúp mình níu chân tình nhân. Kể từ dạo ấy, hễ gặp trời mưa to là đôi tình nhân lại nhớ đến TSN với cùng tâm trạng: trong cái rủi có cái may. Nếu biết một chút nhạc lý, tôi sẽ xin phép nhạc sĩ Việt Anh cho tôi sáng tác nhạc phẩm Mưa phi trường 2, dựa trên một câu chuyện hư cấu nhưng rất có thể xảy ra trong đời thường.

Đoàn Xuân Hải


Bạn đọc phản hồi

Đỗ Quang
- 18/09/2016
Tư duy nghẽn, cách nhìn, cách làm nghẽn, thì nước tiêu cũng nghẽn tắc có gì lạ???
1 thích

Thanked by 1 Member:

#33 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/09/2016 - 13:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có phải nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại?


Thứ Ba, 06/09/2016 08:00:00 |

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




VnTinnhanh.vn - Trong những năm qua, Tôn Vệ Đông, một nhà khoa học được đánh giá cao, đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng internet khi cho rằng những người đặt nền móng cho nền văn minh Trung Hoa không phải là người Trung Quốc, mà là những người Ai Cập di cư đến.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bức tranh "Hiên Viên cầu đạo" của Thạch Tuệ (ảnh: Wikimedia Commons)

Nền văn minh Trung Hoa với nhiều thành tựu, ý nghĩa to lớn, đã có đóng góp quan trọng vào các thành tựu của loài người. Nền văn minh phát triển rực rỡ bậc nhất phương Đông này có sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến các vùng lân cận, trong đó có Nhật Bản, Triều Tiên, các nước Đông Nam Á bao gồm Việt Nam. Trong những thập kỷ qua, nhiều dự án khảo cổ học đã được thực hiện tại Trung Quốc nhằm lật lại lịch sử của nền văn minh Trung Hoa cổ đại – nền văn minh duy nhất trên thế giới đã phát triển liên tục trong suốt 5.000 năm.
Mới đây, tạp chí Foreign Policy đã đăng tải một bài viết có tựa đề “Có phải nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại?” Bài viết đã giới thiệu nghiên cứu của Tôn Vệ Đông – một nhà địa hóa học đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.
Trước đó, giáo sư Tôn đã gây chấn động dư luận cũng như giới khoa học Trung Quốc khi công bố phát hiện của bản thân về gốc rễ của nền văn minh dân tộc. Theo ông Tôn, những người đặt nền móng cho nền văn minh Trung Hoa không phải là người Trung Quốc, mà là những người Ai Cập di cư đến. Tuy vậy, phát hiện bị cho là đi ngược với tinh thần dân tộc của Tôn thực chất đã được bồi đắp bởi nhiều công trình khảo cổ học được tiến hành nhiều năm trước đó. Bài viết của Foreign Policy cung cấp cho người đọc một cái nhìn đa chiều về những nghiên cứu đó, được trải dài qua nhiều thời kỳ lịch sử biến động của dân tộc Trung Hoa.
VnTinnhanh xin trân trọng gửi đến độc giả toàn bộ nội dung bài viết này:

Có phải nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại?

Vào một buổi tối tháng Ba mát mẻ, Tôn Vệ Đông, một nhà địa hóa học đã có bài thuyết trình trước các giáo dân, học sinh, và giáo sư tại trường Đại học Khao học và Công nghệ ở Hợp Phi, thủ phủ tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc. Tuy nhiên giáo sư Tôn không chỉ nói về địa hóa học. Ông còn trích dẫn một số tác phẩm cổ của Trung Quốc, trong đó có mô tả của "Thái Sử Công" Tư Mã Thiên về địa hình đất nước thời nhà Hạ - mà theo ghi chép trong sách sử là triều đại sáng lập nên Trung Hoa, có niên đại từ năm 2070 đến 1600 trước Công Nguyên. “Dòng chảy phía bắc được chia tách và trở thành chín con sông,” Thái Sử Công viết trong cuốn Sử Ký. “Hội tụ lại, nó sẽ tạo thành dòng sông ngược nhau và chảy ra biển.”
Nói một cách khác, “dòng chảy” được nói tới ở đây không phải là con sông Hoàng Hà nổi tiếng của Trung Quốc, bởi dòng sông này chảy từ Tây sang Đông. “Chỉ có một con sông lớn trên thế giới chảy ngược lên phía Bắc. Đó là con sông nào?” vị giáo sư đặt câu hỏi. “Sông Nile”, ai đó trả lời lại. Sau đó, Tôn Vệ Đông đã đưa ra tấm bản đồ dòng sông Ai Cập trứ danh và vùng châu thổ của nó – với chín nhánh sông đổ ra Địa Trung Hải. Một tràng cười đã nổ ra, nhiều người quay sang thì thầm với nhau. Nhà nghiên cứu, tác giả của công trình khoa học, ngắm nhìn họ. Những người này ngạc nhiên khi thấy những con chữ trong quyển Sử Ký này lại gần gũi với địa lý Ai Cập hơn là Trung Hoa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thái Sử Công (ảnh: BBC)

Trong những năm qua, Tôn Vệ Đông, một nhà khoa học được đánh giá cao, đã châm ngòi cho một cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng internet khi cho rằng những người đặt nền móng cho nền văn minh Trung Hoa không phải là người Trung Quốc, mà là những người Ai Cập di cư đến. Ông đã để ý tới mối liên hệ này vào những năm 1990 khi tiến hành xác định niên đại đồ đồng Trung Hoa bằng phương pháp đồng vị phóng xạ và thật bất ngờ, các thành phần hóa học của những cổ vật này có nhiều điểm tương đồng với đồ đồng Ai Cập cổ hơn là quặng đồng bản địa của Trung Quốc. Ý tưởng của Tôn cũng như những tranh cãi xoay quanh nó đã đi ngược lại quan điểm khảo cổ học mang tính dân tộc vốn đã tồn tại hơn một thế kỷ nay tại Trung Quốc nhằm tìm ra lời giải cho một câu hỏi khoa học cơ bản song lại mang nặng tính chính trị: Người Trung Quốc đến từ đâu?
Theo nghiên cứu từ các học giả trước đó, công nghệ đồ đồng của Trung Hoa được du nhập lần đầu tiên vào đất nước từ phía Tây Bắc thông qua Con đường tơ lụa thời tiền sử. Tuy nhiên, Tôn phản bác rằng, công nghệ này thực ra lại cập bến Trung Hoa thông qua đường biển. Theo lập luận của ông, chủ nhân của công nghệ chế tạo đồ đồng là người Hykos đến từ vùng Tây Á. Những người này đã cai trị khu vực miền Bắc Ai Cập giữa thế kỷ 17 và 16 trước Công Nguyên, cho tới khi bị trục xuất khỏi đây. Ông nhấn mạnh rằng, từ thuở sơ khai, những người Hykos đã sở hữu nhiều công nghệ đáng chú ý như luyện đồng, xe ngựa, chữ viết, thuần hóa động thực vật. Những công nghệ này đã được các nhà khảo cổ học phát hiện tại thành phố cổ Ân Khư, kinh đô của triều đại nhà Ân (hay còn gọi là nhà Thương), triều đại thứ hai của Trung Hoa (1300-1046 TCN).
Do người Hykos được biết đến với kỹ thuật phát triển và cho ra đời những con tàu phục vụ cho chiến tranh và giao thương, có thể băng qua Biển Đỏ và Địa Trung Hải, Tôn phỏng đoán rằng, một nhóm nhỏ người Hykos đã chạy trốn khỏi triều đại đang sụp đổ bằng chính công nghệ đi biển của họ, cuối cùng họ đã đặt chân tới Trung Hoa và đem lại nền văn hóa thời đại đồ đồng tới đây.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tranh vẽ về người Hykos cổ đại (ảnh: Wikipedia)

Luận văn của Tôn đã gây ra nhiều tranh cãi khi được đăng tải lần đầu tiên trên trang web du lịch Kooniao dưới dạng một tiểu luận dài 93.000 ký tự vào tháng 9/2015. Tạp chí theo tư tưởng tự do Caixin nhận xét rằng: “Tiêu đề đầy dũng cảm của ông và ngôn ngữ đơn giản đã thu hút được sự quan tâm của không ít độc giả.” Bài tiểu luận có tiêu đề “Khám phá Khảo cổ đột phá: Tổ tiên của người Trung Quốc đến từ Ai Cập”, đã được viết lại và được đem ra mổ xẻ trên mạng. Kooniao cũng thiết lập một trang web với những nội dung dành riêng cho chủ đề này trên trang Weibo, cùng với dòng hashtag “Người Trung Quốc đến từ Ai Cập”.
Ngay lập tức, một số người đã bày tỏ sự phẫn nộ một cách rời rạc với những dòng bình luận như: “Giả thiết vô lý của chuyên gia đó đã chấp nhận tổ tiên của chúng ta một cách bừa bãi.” Một người khác tỏ ra tức giận: “Điều này thể hiện tâm lý tự ti sâu sắc của con người.” Trong khi một cư dân mạng đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào mà con cháu của Hoàng Đế lại chạy sang Ai Cập được? Chủ đề này quá thảm hại. Điều quan trọng là phải sống trong thực tại!”
Một số người khác lại có suy nghĩ thấu đáo hơn. Nếu họ cảm thấy chưa hoàn toàn bị thuyết phục, họ sẵn sàng tiếp nhận ý tưởng của Tôn. Trên thực tế, số lượng bình luận từ những người muốn khám phá giả thiết khoa học này nhiều hơn gấp rưỡi so với các bình luận mang tính thiếu xây dựng trên. Một người dùng viết rằng: “Tôi ủng hộ. Mỗi người cần phải nhìn nhận khía cạnh khoa học của giả thiết này. Dù nó đúng hay sai thì cũng đáng để làm rõ.” Trong khi đó một người khác cho rằng, “Mỗi người không nên cho rằng giả thiết này sai lầm và gạt bỏ mọi bằng chứng. Những trao đổi giữa các nền văn hóa có thể có nguồn gốc rất sâu xa.”
Theo một cách nào đó, có thể nói giả thuyết hiện tại của Tôn Vệ Đông là một kết quả không lường trước của Dự án Niên đại. Khi dự án này được khởi động vào năm 1996, Tôn đang là một nghiên cứu sinh thạc sỹ trong phòng thí nghiệm phóng xạ tại trường Đại học Khoa học và Công nghệ. Trong số hơn 200 hiện vật bằng đồng thuộc trách nhiệm phân tích của Tôn, có một số hiện vật được khai quật từ thành phố Ân Khư.
Dự đoán trước về những làn sóng chỉ trích nhằm vào nghiên cứu của mình, Tôn Vệ ĐÔng đã đăng tải một bài viết trên mạng rằng, tìm hiểu về nguồn gốc nền văn minh Trung Quốc “có thể là ý tưởng vô lý trong con mắt của một số người, bởi các nhà sử học từ thời xa xưa đã chỉ rõ: Chúng ta là con cháu của Viêm Đế và Hoàng Đế. Tư Mã Thiên cho rằng, những nhân vật huyền thoại đó là tổ tiên của người Hán, và hậu duệ của Hoàng Đế, Đại Vũ, là người thành lập nên triều đại nhà Hạ. Những truyền thuyết này luôn được coi là nguồn gốc của các triều đại Trung Quốc sau đó, và được thừa nhận nhận cả sau khi chế độ phong kiến tại đất nước này sụp đổ vào năm 1912.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoàng Đế (ảnh: Wikimedia Commons)

Nhiều người không biết rằng, vào năm 1903, học giả Lưu Sư Bồi - một nhân vật có tư tưởng chống đối lại nhà Thanh, đã từng phát hành một cuốn sách có tựa đề “Lịch sử đất nước Trung Hoa” nói về nguồn cội của dân tộc. “Nếu muốn bảo tồn sự sống còn của nhà Hán, chúng ta bắt buộc phải tôn kính Hoàng Đế,” người theo tư tưởng dân tộc chủ nghĩa này tuyên bố. Vào thời điểm đó, triều đại nhà Thanh đang suy yếu, đồng thời, sự lạc hậu của triều đại phong kiến này so với các cường quốc phương Tây đã thúc đẩy nhiều người đi tìm lại lương tâm của mình.
Một số học giả có tư tưởng chống Mãn Châu đã bắt đầu xem xét một cách nghiêm túc gốc rễ của nền văn minh Trung Hoa, và lần đầu tiên, đã đề cập đến ý tưởng rằng cội nguồn của họ bắt nguồn từ phương Tây. Người đầu tiên nắm bắt được những ý tưởng này là nhà triết học người Pháp Albert Terrien de Lacouperie. Ông đã xuất bản cuốn sách có tựa đề “Xuất xứ phương Tây của nền văn minh Trung Hoa từ năm 2300 TCN đến năm 200 SCN”. Được dịch sang tiếng Trung vào năm 1903, cuốn sách này đã so sánh các quẻ trong sách Kinh Dịch với các chữ tượng hình trong nền văn minh Lưỡng Hà và đặt ra giả thiết rằng nền văn minh Trung Hoa có gốc rễ từ Babylon. Hoàng Đế được xác định là Vua Nakunte, vị vua đã đưa người dân di cư từ Trung Đông tới khu vực đồng bằng thuộc thung lũng sông Hoàng Hà trong khoảng thời gian vào năm 2300 TCN.
Cho đến năm 1915, giả thiết này đã được phổ biến đến nỗi quốc ca của Trung Quốc lúc bấy giờ đã gọi đất nước này là “hậu duệ nổi tiếng đến từ Đỉnh Côn Lôn”, có nghĩa là nguồn gốc của dân tộc Trung Quốc thực chất bắt nguồn từ phía Tây xa xôi. Trong “Chủ nghĩa Tam dân”, nhà lãnh đạo Tôn Trung Sơn cho rằng: “sự phát triển của nền văn minh Trung Hoa có thể được giải thích bằng thực tế rằng những người di cư từ nơi khác đến đây đã từng sở hữu một nền văn minh rất phát triển.”
Những người khởi xướng ra chủ nghĩa “Người Trung Quốc bắt nguồn từ Babylon” (Sino-babyloniaism) bấu víu vào hy vọng rằng, tổ tiên của họ cùng nguồn gốc với các nền văn minh vĩ đại khác, do vậy không có lý do gì để đất nước không thể bắt kịp với nhiều quốc gia tiên tiến ở châu Âu và Mỹ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tôn Trung Sơn (ảnh: Wikimedia Commons)

Tuy vậy, chủ nghĩa này đã bị đào thải khỏi Trung Quốc vào cuối những năm 1920 và đầu năm 1930, khi đế quốc Nhật Bản tiến chiếm Trung Hoa. Cuộc chiến tranh Trung – Nhật vì vậy đã khởi xướng nên làn sóng chủ nghĩa dân tộc mới tại Trung Quốc. Các nhà sử học Trung Quốc thời đó đã nhìn nhận lại một cách khách quan các giả thiết trước đó về nguồn gốc phương Tây của dân tộc. Cùng thời gian đó, khảo cổ học hiện đại đã bắt đầu được nghiên cứu tại Trung Quốc.
Việc phát hiện ra đồ gốm thuộc thời kỳ đồ đá mới ở Long Sơn, Sơn Đông vào năm 1928 cho thấy, miền đông Trung Quốc từng là nơi sinh sống của một nhóm những người bản địa trước khi dòng người di cư trong thời kỳ đồ đồng đặt chân đến. Nhóm người di cư này đã được Lacouperie chỉ ra trước đó trong cuốn sách của mình. Trong cùng một năm, việc khai quật thành phố cổ Ân Khư bắt đầu được tiến hành. Dựa trên những tư liệu văn hóa từ thời Ân – bao gồm cả chữ viết mà người Trung Quốc sử dụng ngày nay, “nguồn gốc của văn minh Trung Hoa” được xác định nằm trong lãnh thổ Trung Quốc, thuộc An Dương, Hà Nam ngày nay.
Cuối cùng, những giả thiết về nguồn gốc phương Tây của người Trung Quốc đã được thay thế bởi giả thiết mang tính thỏa hiệp hơn: Văn minh Đồ đá mới bắt nguồn từ phương Đông dịch chuyển và giao thoa với Văn minh đồ đá phương Tây tạo nên những con người thuộc triều đại nhà Ân. Quan điểm này tồn tại một cách vững chắc cho đến những năm 1950.
Tuy nhiên, các nhà khảo cổ học Trung Quốc ngả sang chủ nghĩa dân tộc cực đoan hơn sau năm 1949, khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Trong giai đoạn này, theo lời của nhà sử học James Leibold, “Cộng đồng khoa học của Trung Quốc trở nên trầm lắng hơn”. Chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa chuyên chế đã yêu cầu các nhà khảo cổ phải diễn giải những di vật khảo cổ thành bằng chứng cho thấy nền văn minh Trung Hoa được phát sinh một cách tự nhiên mà không có sự ảnh hưởng từ bên ngoài.
Mặc dù vậy, các nhà khảo cổ học Trung Quốc vẫn không ngừng theo đuổi mục tiêu tối thượng – truy tìm nguồn gốc lịch sử của đất nước. Dự án nổi tiếng nhất trong giai đoạn sau năm 1978 chính là Hạ Thương Chu đoạn đại công trình – Dự án xác định niên đại Hạ Thương Chu, vốn được lấy cảm hứng từ những thành tựu của ngành khảo cổ Ai Cập. Vào năm 1995, ông Tống Kiện - ủy viên Quốc vụ viện Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tới Ai Cập và vô cùng ấn tượng với phả hệ của các vị Pharaoh sống tại thiên niên kỷ thứ ba TCN. Ngay sau khi trở về nước, ông đã vận động chính phủ thành lập dự án xác định chính xác địa điểm và niên đại của các triều đại nhà Hạ, nhà Thương và Tây Chu.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đèn lồng đỏ được treo tại ngôi đền Luxor (Ai Cập) nhằm chào đón chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 1/2016 (ảnh: China Daily)

Dự án nằm trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 9 của Trung Quốc và thu hút sự tham gia của hơn 200 chuyên gia với khoản ngân sách trị giá hơn 1,5 triệu USD trong vòng 5 năm. Hạ Thương Chu đoạn đại công trình được cho là dự án do nhà nước tài trợ có quy mô lớn nhất nhân loại kể từ năm 1773, khi Hoàng đế Càn Long giao cho 361 học giả biên soạn Tứ khố toàn thư – bộ bách khoa toàn thư lớn nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.
Một số người đã đặt câu hỏi về động cơ của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình, trong số đó có nhà sử học Edward L. Shaughnessy đến từ Đại học Chicago. Ông cho rằng: “Lòng yêu nước đã thúc đẩy các ghi chép lịch sử trờ lại thiên niên kỷ thứ ba TCN nhằm đặt Trung Quốc ngang tầm với Ai Cập. Điều này mang tính chính trị và tinh thần dân tộc hơn là một dự án khoa học.” Trong khi đó, nhà khảo cổ học Li Liu thuộc Đại học Stanford lại chỉ trích phương pháp và kết quả mà dự án này thu về. Bà cho rằng bản nghiên cứu này nghiễm nhiên coi nhà Hạ là một triều đại có thật trong lịch sử và cố định niên đại cho nó, trong khi vẫn chưa có bằng chứng khảo cổ học nào xác nhận sự tồn tại của triều đại này.
Tuy vậy, Hạ Thương Chu đoạn đại công trình vẫn nhận được các luồng ý kiến ủng hộ, bao gồm cả nhà nhân chủng học Yun Kuen Lee của Đại học Harvard. Ông chỉ ra rằng: “Các mối quan hệ nội tại giữa nghiên cứu về quá khứ và chủ nghĩa dân tộc không nhất thiết phải chỉ ra rằng các nghiên cứu về quá khứ đã bị thiên lệch đi.” Sự hữu ích của khảo cổ học trong việc thúc đẩy lòng tự hào và tính chính thống của một quốc gia – đã giải thích, và phần nào biện minh cho các yêu sách về ngôn ngữ, văn hóa và lãnh thổ quốc gia. Cụ thể hơn, hầu hết các truyền thống khảo cổ học có một động lực mang tính dân tộc chủ nghĩa đứng đằng sau.
Ở một mức độ nào đó, những giả thiết của Tôn Vệ Đông là kết quả nằm ngoài ý muốn, được bắt nguồn từ những phát hiện mang tính khoa học của Hạ Thương Chu đoạn đại công trình. Khi khởi động dự án vào năm 1996, ông vẫn đang là một nghiên cứu sinh thuộc phòng thí nghiệm phóng xạ của Đại học Khoa học và Công nghệ. Ông được giao nhiệm vụ nghiên cứu hải hơn 200 các cổ vật bằng đồng, một số được đưa về từ thành phố Ân Khư. Tại đây, ông nhận ra rằng, mức độ phóng xạ của những đồ đồng thuộc về thời nhà Ân có chỉ số gần như tương đương với các cổ vật bằng đồng thuộc thời kỳ Ai Cập cổ đại. Điều này dẫn đến một giả thiết rằng: quặng của những đồ đồng của cả Trung Quốc và Ai Cập đều có nguồn gốc từ cùng một địa điểm: các mỏ quặng châu Phi.
Có thể vì đã lường trước được những tranh cãi mạnh mẽ xoay quanh những phát hiện mới mẻ này, người hướng dẫn của Tôn đã không cho phép ông báo cáo dự án của mình vào thời điểm đó. Ông được yêu cầu bàn giao lại dữ liệu của mình và chuyển sang một dự án mới. Hai mươi năm sau đó, Tôn – hiện đã là một giáo sư, đã sẵn sàng lên tiếng về tất cả những gì ông biết về triều đại Ân và thời đại đồ đồng của Trung Hoa.
Mặc dù công chúng phần lớn đều hào hứng đón nhận giả thuyết của Tôn Vệ Đông, thì giả thuyết này vẫn nằm ngoài ngành học thuật chính thống. Kể từ những năm 1990, hầu hết các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chấp nhận rằng nhiều công nghệ thời kỳ đồ đồng của nước này bắt nguồn từ những vùng đất bên ngoài Trung Hoa. Tuy nhiên, những công nghệ này vẫn không được coi là bắt nguồn trực tiếp từ Trung Đông thông qua những luồng di dân quy mô lớn. Ý kiến đồng thuận phổ biến nhất cho rằng, chúng được du nhập vào Trung Hoa từ Trung Á thông qua một quá trình trao đổi văn hóa chậm chạp (thương mại, cống nộp, hồi môn) qua biên giới phía bắc Trung Quốc, với trung gian là những người chăn nuôi trên thảo nguyên vùng Âu Á và có liên hệ với các nhóm người bản địa ở cả hai vùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nền văn minh Trung Hoa phải chăng đến từ Ai Cập cổ đại? (ảnh: Weebly)

Mặc dù vậy, niềm đam mê với Ai Cập cổ đại khó có thể mất đi một sớm một chiều. Dự án Hạ Thương Chu đoạn đại công trình đã chứng minh rằng, niềm đam mê này có gốc rễ rất sâu và mang tính chính trị. Niềm đam mê ấy đã một lần nữa được thể hiện trong chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Tập Cận Bình tới Ai Cập vào tháng 1/2016 nhân kỷ niệm 60 năm quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Tới Ai Cập, ông Tập Cận Bình đã chào hỏi tổng thống Ai Cập Abdel Fattah el-Sisi bằng một câu tục ngữ Ai Cập: "Một khi đã uống nước sông Nile, định mệnh sẽ đưa bạn quay trở lại đây.” Hai nhà lãnh đạo đã tới thăm ngôi đền Luxor để tưởng nhớ nền văn minh đã từng tồn tại ở hai quốc gia.
Hiện vẫn chưa rõ những bằng chứng của Tôn Vệ Đông có được đưa vào chính trị chính thống để chứng minh mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Quốc và Ai Cập hay không. Nhưng nếu đúng là như vậy, thì câu tục ngữ mà ông Tập Cận Bình nói ra khi đặt chân tới Ai Cập sẽ trở thành lời tiên tri một cách kỳ lạ.

Nam Anh (theo Foreign Policy)



#34 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 19:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người tiêu dùng vẫn thiệt vì giá xăng

08:00 AM - 21/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người dân chưa thực sự hưởng lợi giá xăng giảm từ ký kết thương mại với các nước Ảnh: Đ.N.T

Trong khi lượng xăng nhập khẩu từ các thị trường có hưởng thuế suất ưu đãi tăng đột biến, giá xăng trong nước vẫn tăng rất khó hiểu.

Hôm qua, theo chu kỳ điều chỉnh của liên bộ Tài chính - Công thương, giá xăng tiếp tục tăng nhẹ thêm khoảng 150 đồng/lít và liên bộ cũng thống nhất tiếp tục giữ nguyên mức trích lập quỹ bình ổn xăng dầu đối với mặt hàng xăng là 300 đồng/lít như lâu nay.

Như vậy, đây là lần tăng giá xăng thứ 3 liên tiếp trong các kỳ điều hành gần đây và nếu tính từ đầu năm đến nay, đã có 8 lần tăng giá xăng tổng cộng hơn 4.300 đồng/lít, 8 lần giảm giá tổng cộng hơn 4.400 đồng/lít và 2 lần giữ nguyên giá. Lần tăng giá này theo giải thích của các doanh nghiệp (DN) đầu mối là do giá xăng thị trường thế giới tăng nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia xăng dầu lại cho rằng, giá xăng hiện chưa phản ánh đúng thực tế bởi thị trường nhập khẩu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nay đã thay đổi nhiều.
Nhập từ các nước thuế thấp tăng đột biến
Số liệu thống kê do Tổng cục Hải quan mới công bố cho thấy, tính đến cuối tháng 8 năm nay, lượng xăng dầu VN nhập từ Hàn Quốc, quốc gia có thuế nhập khẩu xăng chỉ 10% so với mức 20% của các thị trường khác đã đạt 1,06 triệu tấn với tổng trị giá gần 485 triệu USD. Nếu so cùng kỳ năm trước, lượng xăng được nhập từ Hàn Quốc về VN trong năm qua đã tăng gấp 6 lần, thậm chí có thời điểm tăng gấp 9 lần, từ sau mốc Hiệp định thương mại song phương được ký kết giữa VN và Hàn Quốc.
Đại diện một DN đầu mối kinh doanh xăng dầu ở phía nam cho biết lượng xăng của DN nhập từ Hàn Quốc đã tăng từ 10% lên 70% trong mấy tháng gần đây.
“Thay đổi thị trường nhập khẩu để hưởng chênh lệch thuế suất là việc nhà kinh doanh phải tính toán, không riêng gì DN của chúng tôi. Thêm 60% xăng nhập từ thị trường chịu thuế 20% trước đây, để chuyển sang thị trường có mức thuế nhập là 10% của Hàn Quốc đã đẩy số lợi nhuận của DN lên khá tốt”, đại diện DN này cho hay.
Việc nhập khẩu xăng dầu từ Hàn Quốc tăng mạnh khiến giá cơ sở giảm theo. Nhưng với cách tính giá cơ sở là thuế bình quân gia quyền (theo sản lượng nhập khẩu từ các thị trường khác nhau, lấy số liệu kỳ trước tính cho kỳ sau) đã giúp DN

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hưởng lợi lớn.
Chẳng hạn, mức thuế nhập khẩu xăng được áp dụng cho quý 2 tính theo giá cơ sở là 18,35%, còn hiện nay là 15,74%. Trong khi số liệu của hải quan cho biết, nhiều nhà nhập khẩu xăng dầu đang có xu hướng chuyển nhập từ các thị trường có ưu đãi thuế như Hàn Quốc. Ngoài ra, số liệu nhập khẩu xăng dầu từ Singapore và Malaysia cũng tăng mạnh do các mặt hàng dầu nhập từ các thị trường này về 0% từ đầu năm nay.


Chênh lệch lọt vào túi doanh nghiệp
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả thị trường (Bộ Tài chính), mức thuế bình quân gia quyền là một phương pháp tính thuế chứ không phải một loại thuế.
Áp dụng mức thuế bình quân gia quyền là hợp lý về lý thuyết khi tính giá cơ sở. Tuy nhiên, cách tính này đang tạo sự bất bình đẳng giữa các DN và người tiêu dùng vẫn chưa thực sự hưởng lợi từ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường mà VN tham gia ký kết hợp tác thương mại như Hàn Quốc, ASEAN.
“Số lượng xăng nhập từ Hàn Quốc tăng gấp 6 lần vừa qua là thực tế phản ánh điều này. Tuy nhiên, vấn đề là DN đầu mối nhập khẩu từ thị trường có mức thuế thấp, song giá bán ra vẫn cao theo mức thuế nhập khẩu được tính chung từ các thị trường có mức thuế cao là vô lý. Điều này không chỉ khiến nhà nước thất thu thuế mà người tiêu dùng cũng chịu thiệt”, ông Long nhận định và cho rằng, cách tính này đang “hỗ trợ” tốt cho các DN đầu mối nhập khẩu trục lợi.
Dẫn trường hợp với nhà kinh doanh đầu mối xăng dầu lớn nhất nước là Tập đoàn xăng dầu VN (Petrolimex), các chuyên gia kinh tế khẳng định, những chính sách giảm thuế liên quan đến nhập khẩu xăng dầu từ các thị trường mà VN đã ký kết hợp tác thương mại, chính người tiêu dùng chưa thật sự “chạm” đến khoản lợi đó mà chủ yếu là nhà kinh doanh. Theo báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Petrolimex, doanh thu của DN này giảm, chỉ đạt hơn 70% kế hoạch. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế riêng mảng xăng dầu của tập đoàn lại chiếm hơn một nửa (56,9%) tổng số lợi nhuận của cả tập đoàn, đạt xấp xỉ 1.600 tỉ đồng.
Thực tế, đến nay người tiêu dùng không thể biết được sự chênh lệch này và thực tế DN đang hưởng lợi bao nhiêu từ cách tính thuế này. Bởi nếu áp mức thuế đúng thực tế thị trường nhập khẩu, theo chuyên gia nhận định, chắc chắn người tiêu dùng và nền kinh tế được hưởng lợi hơn chứ không phải cứ “è đầu” ra mà gánh thêm quỹ bình ổn nữa.
Trong đợt điều chỉnh tăng giá xăng hôm qua, Quỹ bình ổn xăng dầu của Petrolimex đã được tăng thêm 48 tỉ đồng, nâng mức tồn quỹ bình ổn của DN đầu mối lớn nhất nước này lên 1.678 tỉ đồng.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho biết việc không minh bạch công khai giá đầu vào tạo ra sự bất hợp lý lớn cho người tiêu dùng.
“Ngày nào chúng ta còn dung túng cho việc không minh bạch trong công bố giá đầu vào, ngày đó nhà nước vẫn còn thất thu và quan trọng hơn, người tiêu dùng vẫn chịu thiệt thòi. Nếu giá đầu vào công khai, trong bối cảnh xăng dầu nhập từ các thị trường có mức thuế giảm sâu, chắc chắn phải thấp hơn chứ không có chuyện tăng kiểu “phòng ngừa” như hiện nay”, ông Phong nhận xét và cho biết thêm, nếu nói DN lỗ nên phải trích quỹ dự phòng, tại sao lại có chuyện trích hoa hồng cho các đại lý từ 1.000 - 1.300 đồng/lít mà các đại lý kinh doanh xăng dầu từng tiết lộ với ông.

Giá xăng tăng hơn 150 đồng/lít
Từ 15 giờ hôm qua (20.9), giá xăng RON 92 được các DN bán ra phổ biến ở mức 16.230 đồng/lít, tăng hơn 150 đồng/lít, theo quyết định trước đó của liên bộ Tài chính - Công thương.
Sau khi quyết định giữ nguyên thuế phí và các mức chi, trích lập quỹ bình ổn xăng dầu như lần trước (chi sử dụng quỹ với mỗi lít xăng là 300 đồng), cơ quan quản lý cho phép điều chỉnh giá xăng, dầu như sau: xăng RON 92 được phép tăng 156 đồng/lít, mức giá mới không quá 16.232 đồng/lít; xăng E5 tăng 145 đồng/lít, giá bán mới không quá 15.981 đồng/lít. Dầu diesel giảm 133 đồng/lít, giá bán ra 12.255 đồng/lít; dầu hỏa giảm 99 đồng/lít, giá mới không cao hơn 10.886 đồng/lít. Riêng dầu ma zút tăng, song không đáng kể, chỉ 4 đồng/kg.

Chí Hiếu


Nguyên Nga


Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)
  • Lượt người thích
Phương
TP .. ... .... - 21/09/2016
Người Việt chỉ biết ăn thua với người Việt chứ không làm sao để thu ngoại tệ từ Thế Giới , kiến thức và cái tâm chỉ bấy nhiêu thôi 35 thích

#35 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 19:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quảng bá du lịch bằng bánh mì

10:08 AM - 21/09/2016 Thanh Niên


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bánh mì kẹp thịt ở VN Ảnh: BBC


Đồng quan điểm, bà Phan Anh, một người giảng dạy và nghiên cứu ẩm thực, cho rằng phải coi bánh mì là một món Việt, đã được thuần Việt rồi. “Ngay cả phở chẳng hạn, chúng ta vẫn coi đó là món truyền thống Việt nhưng cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm đầu thế kỷ 20 thôi. Thời điểm ấy bánh mì thậm chí còn có trước cả phở. Bánh mì khi sang VN đã trở thành món Việt và độc đáo vô cùng so với bánh baguette (bánh mì que - PV) của Pháp”, bà Phan Anh nói và nhận định: “Không lý do gì mình từ chối một món ăn đã được Việt hóa, nhiều người biết đến và giờ lại còn được yêu chuộng trên thế giới. Nên sử dụng món ăn đó để quảng bá ẩm thực, du lịch VN. Quan trọng là trong đó có dấu ấn của dân tộc. Như món gà xào phô mai của Hàn Quốc chẳng hạn, hoàn toàn không phải là món truyền thống. Trước đây người Hàn chỉ có món gà hầm. Gà xào phô mai là xào gà với bắp cải nhưng trên đó có rất nhiều phô mai, chỉ xuất hiện từ năm 1990. Bây giờ đi đến đâu người ta cũng nói, ăn món này thì đến Hàn Quốc. Đó cũng là cách người Hàn làm dày thêm vốn văn hóa cha ông để lại”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Du khách Pháp thưởng thức món bánh mì Việt Ảnh: T.N


Phá thế lối mòn quảng bá ẩm thực Việt
Không phải ngẫu nhiên bánh mì được chọn để quảng bá rộng rãi. Thực tế, món ăn này từng “hút hồn” nhiều du khách khi đến VN. Năm 2013 tạp chí National Geographic (Mỹ) cũng đưa bánh mì kẹp thịt của VN vào danh sách các món ăn đường phố hấp dẫn nhất thế giới. Đến tháng 8.2014, tờ The Huffington Post (Mỹ) bình chọn bánh mì VN là một trong 5 loại bánh mì ngon nhất thế giới đồng thời là thức ăn châu Á được thực khách nước ngoài ưa thích nhất, đặc biệt là du khách Mỹ. 4 loại còn lại là bánh mì Ý, bánh mì nướng Pháp, bánh mì Brazil và bánh mì Hy Lạp. Tháng 1.2015, The Huffington Post tiếp tục đưa bánh mì VN vào danh sách 20 món ăn đường phố ngon nhất thế giới. Tờ này còn liệt kê rất nhiều nhà hàng, cửa hàng bánh mì VN nổi tiếng trên thế giới hiện nay như: Banh Mi Saigon ở New York, Bun Mee ở San Francisco (Mỹ); Kêu Bánh Mi Deli, Chao Viet Urban Taste, Bánh mì Hoi-An và Banh Mi Bay ở London (Anh) hay ở Singapore là Bánh Mì 888...
Tháng 10.2014, trên chuyên trang du lịch của BBC (Anh), phóng viên David Farley đã ca ngợi bánh mì kẹp của VN là món ăn “kỳ diệu”. Bài viết có tựa đề: Bánh mì kẹp VN ngon nhất thế giới? (Is the banh mi the world’s best sandwich?) trong đó David nói anh đã thưởng thức 15 hương vị khác nhau của món bánh mì kẹp trên khắp 3 miền của VN trong suốt 2 tuần và anh “cảm thấy thật may mắn vì tất cả những chiếc bánh được thưởng thức đều có hương vị ngon nhất từ trước tới nay”. Theo David, mặc dù bánh mì kẹp xuất hiện từ thời Pháp thuộc nhưng lại được cải tiến theo một công thức riêng đậm chất Việt, kết hợp giữa thịt lợn, pa tê, cà rốt, rau thơm, dưa chuột...
Bà Nguyễn Thanh Thủy, người nhiều năm phụ trách marketing của khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, nhìn nhận: “Nhắc đến ẩm thực VN, người ta thường nhớ đến hương vị nồng nàn của phở hay mùi thơm phức của đĩa nem rán vàng rộm. Nhiều sự kiện quảng bá văn hóa của ta đã đi theo lối mòn này. Thực ra, ẩm thực VN phong phú nhiều hơn thế. Cùng với sự phát triển của lối sống đô thị hóa, chiếc bánh mì kẹp đã âm thầm mà lặng lẽ đi vào ẩm thực đường phố, trở thành món ăn được giới trẻ ngày càng hâm mộ bởi tính bình dân, tiện dụng và phản ánh sự hội nhập của ẩm thực VN với thế giới”. Cũng theo bà Thủy, nếu việc quảng bá bài bản, hiệu quả thì chính bánh mì Việt sẽ góp phần thu hút du khách đến với mảnh đất hình chữ S.


Sách hướng dẫn làm bánh mì Việt
Andrea Nguyen, một cây viết nổi tiếng trên website vietworldkitchen.com, chuyên khám phá những món ăn truyền thống VN và các nước châu Á đã xuất bản cuốn sách: The Banh Mi Handbook: Recipes for Crazy-Delicious Vietnamese Sandwiches (tạm dịch Cẩm nang bánh mì: Bí quyết làm món bánh mì VN tuyệt hảo) vào tháng 7.2014. Chị viết: “The Banh Mi Handbook được tái bản lần 5, hoan hô cho bánh mì Việt. Đây là cuốn sách để người nào muốn hiểu thêm về ẩm thực Việt có thể thực hành dễ dàng, đơn giản mà cụ thể là làm một chiếc bánh mì kẹp thịt kiểu VN. Ba tuần sau khi sách phát hành, nhà xuất bản yêu cầu in tiếp vì quá nhiều người quan tâm đến hương vị đậm đà của bánh mì kẹp thịt kiểu VN”. Andrea Nguyen là người Mỹ gốc Việt đã xuất bản nhiều sách dạy nấu ăn như Into the Vietnamese kitchen (Vào bếp Việt), Asian dumplings (Bánh bao châu Á), Asian tofu (Đậu hũ châu Á)... Riêng cuốn The Pho cookbook (Sách dạy nấu phở) sẽ ra mắt độc giả vào tháng 2.2017. Andrea Nguyen thường xuyên cộng tác, viết bài về ẩm thực cho các báo nổi tiếng ở Mỹ như The Los Angeles Times, The Wall Street Journal..., nhận nhiều giải thưởng về ẩm thực tại Mỹ.

Đỗ Tuấn - Trinh Nguyễn



Thanked by 1 Member:

#36 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 20:06

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



'Cá mập' được Facebook tài trợ khởi nghiệp

09:43 AM - 21/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Nguyễn Thanh Tú và trò chơi Shark Journey được Facebook tài trợ Ảnh: X.P

Nguyễn Thanh Tú, 34 tuổi, chàng trai Sài Gòn, là người vinh dự được Facebook tài trợ gói công cụ có trị giá tương đương 40.000 USD để khởi nghiệp với game di động.

Chàng trai này là nhà lập trình game di động tay ngang. “Một lần tình cờ dẫn con gái đi chơi ở hồ cá. Thấy cá bơi tung tăng, nên có mong ước được tự do như chú cá đang bơi ngoài hồ. Vậy là khi về mình lên ý tưởng viết game Shark Journey (Cá mập phiêu lưu ký)”, Tú nhớ lại.
Tuy nhiên, ý tưởng đã có nhưng không dễ dàng thực hiện, vì phải dành nhiều thời gian chăm con nhỏ. Hễ rảnh một tí là Tú lại đi tìm hình ảnh, âm thanh cho trò chơi, cũng như nền tảng để lập trình…
“Đến khi con gái cứng cáp, mình bắt tay vào lập trình. Vì chuẩn bị kỹ lưỡng mọi thứ liên quan nên lập trình khá nhanh”, Tú cho biết.

Không lâu sau đó, Shark Journey chính thức ra đời, hỗ trợ đa hệ điều hành như: Android, IOS, Window Phone, Blackberry… Có thể tải ở các trang như:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không lâu sau đó, Shark Journey chính thức ra đời, hỗ trợ đa hệ điều hành như: Android, IOS, Window Phone, Blackberry… Có thể tải ở các trang như:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Thế rồi, một ngày đẹp trời Facebook thông báo tài trợ sản phẩm của Tú. “Lúc đọc mail, mình không tin vào mắt, cứ nghĩ họ gửi nhầm. Đọc đi đọc lại và biết chắc rằng dự án Shark Journey đã được tài trợ, mình cảm thấy hạnh phúc vô cùng”, Tú tâm sự.
Facebook đã tài trợ cho Nguyễn Thanh Tú gói công cụ khởi nghiệp có trị giá tương đương 40.000 USD, bao gồm các công cụ và dịch vụ từ Facebook và đối tác, như: Amazon, UserTesting, App Annie, MailChimp. Các dịch vụ và công cụ này sẽ giúp Tú xây dựng, phát triển và kiếm tiền từ sản phẩm của mình. Đồng thời, sẽ được hỗ trợ trực tiếp từ đội ngũ của Facebook trong quá trình phát triển ứng dụng.
“Qua gói tài trợ này, người lập trình viên có thể tăng lượt cài đặt lên nhiều lần qua các dịch vụ và công cụ này, từ đó sẽ giúp tăng thu nhập. Nghĩa là Facebook cho mình cái cần câu chứ không phải cho con cá. Mình sẽ sử dụng gói tài trợ này để tối ưu hóa game hơn nữa, quảng bá game tới hơn 1 tỉ người dùng Facebook...”, Tú chia sẻ.


Cũng chính nhờ sự tài trợ của Facebook, trò chơi Shark Journey đã và đang được đón nhận mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là Thái Lan, Mỹ, Anh, Indonesia, Philippines và một số nước Trung Đông.
Chàng trai lập trình game này cho biết sẽ thực hiện và cho ra đời các ứng dụng giáo dục miễn phí dành cho trẻ em trên các hệ điều hành.
Nói thêm về ngành game của VN trong giai đoạn hiện nay, Tú cho rằng ở VN đang bùng nổ về game và các ứng dụng trên điện thoại. Người người, nhà nhà đều làm game, làm ứng dụng trên điện thoại. Và bất kỳ ai cũng hoàn toàn có cơ hội được Facebook tài trợ khởi nghiệp. “Hãy mạnh dạn sáng tạo đi, hãy thử đi, biết đâu sẽ thành công”, Tú khuyên.

Xuân Phương



#37 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 20:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trao bằng chứng nhận Cây di sản cho hai cây bộp cổ thụ

06:35 AM - 21/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh: H.L

Ngày 20.9, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường VN (VACNE) đã trao bằng chứng nhận Cây di sản VN đối với 2 cây bộp trước sân đình làng Hạ Lang (ảnh - xã Quảng Phú, H.Quảng Điền, Thừa Thiên-Huế).


Theo các bô lão của làng, hai cây bộp này có tuổi đời 251 năm, được các vị tộc trưởng trong làng đưa từ thượng nguồn sông Bồ về trồng vào năm Ất Dậu (dưới triều đại Lê Cảnh Hưng thứ 26 (1765). Tồn tại qua bao biến thiên của lịch sử, hai cây bộp đã thành hai cây đại thụ, dáng vóc cây thẳng đứng, phát triển cân đối, tán rộng cành xanh tươi tỏa bóng mát xuống sân đình, tạo cảnh quan thâm nghiêm cho đình làng. Hiện hai cây bộp có chiều cao tương ứng 40 m và 38 m, thân cây lớn có đường kính gốc hơn 6 m và hơn 4,5 m.
Việc hai cây bộp tại đình làng Hạ Lang được công nhận cây di sản là niềm tự hào của người dân làng Hạ Lang, đồng thời đây sự kiện ý nghĩa nhằm tri ân các bậc tiền nhân của làng, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo tồn nguồn gien quý và đa dạng sinh học của VN.

Bùi Ngọc Long



Thanked by 1 Member:

#38 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 05:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tuphuongsg, on 18/09/2016 - 13:11, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có phải nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại?

Nam Anh (theo Foreign Policy)





"Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông”


Nhà Báo Du Miên & Tác Phẩm “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông”- Biên Khảo Xóa Đi Những Tự Ti Về Nền Văn Minh Cổ Việt Nam




Ở Việt Nam, nhiều người đi du lịch Trung Quốc, thăm Tử Cấm Thành về thường so sánh rằng: “…Thiệt là hoành tráng! Điện Thái Hòa ở Huế của mình thua xa. Tàu nó văn minh thiệt!...”. Còn những người hay đọc lịch sử thì cho rằng: “… người Tàu họ có Khổng Tử, Lão Tử, những vĩ nhân văn hóa tầm cỡ thế giới. Họ phát minh ra giấy, thuốc súng. Họ văn minh hơn mình, nên đã đô hộ và tìm cách đồng hóa mình. Văn hóa Việt ảnh hưởng văn hóa Tàu rất rõ…”

Từ những lý luận này, nhiều người rút ra kết luận là mình không văn minh bằng Tàu, nên lép vế hơn Tàu là đúng rồi!

Chuyện nước lớn tìm cách dùng vũ lực để thôn tính nước nhỏ hơn là chuyện thường tình của lịch sử nhân lọai (trong đó có cả Việt Nam lấy đất Chiêm Thành). Nhưng nếu từ đó rút ra kết luận là nước lớn luôn văn minh hơn nước nhỏ thì chưa chắc! Có thực sự là nền văn minh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng của nền văn minh Trung Hoa không"

Tôi bắt đầu nghi ngờ sự thật này khi nghiệm ra trường hợp của Tây Tạng: nếu những nỗ lực dành độc lập ngày hôm nay của người Tây Tạng thất bại, thì chừng vài trăm năm nữa nước Tàu sẽ là cái nôi cuả một nền văn hóa Phật Giáo uyên thâm của nhân lọai! Cách đây chừng một tháng, tôi được dự buổi ra mặt sách “Việt Nam: Văn Minh Suối Nguồn Phương Đông” của nhà báo Du Miên. Biên khảo này giúp cho tôi có một cái nhìn mới về hai nền văn minh Việt Nam, Trung Hoa…

Một chút về tác giả: nhà báo Du Miên sang Mỹ vào năm 75. Hiện là chủ bút của tờ Thời Báo. Là một thành viên đắc lực của phòng trào Hướng Đạo Việt Nam từ trước 75 cho đến khi ra hải ngọai. Đã viết một số biên khảo trước đây dưới bút hiệu Lê Thanh Hoa. “Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” là cuốn sách biên khảo đầu tiên của anh được xuất bản.

Một cách tổng quát, cuốn sách đã đưa ra nhiều dẫn chứng để đi đến hai kết luận quan trọng:

- Nền văn minh của dân tộc Bách Việt tồn tại song hành, độc lập với nền văn minh Trung Hoa. Thậm chí, người Tàu đã từng học hỏi từ nền văn minh Việt, do dân tộc này đã hình thành một xã hội định cư, nông nghiệp trước cả tộc Hán.
- Một vài sự kiện làm vẻ vang lịch sử Trung Hoa như việc xây dựng thành Bắc Kinh, phát minh ra giấy lại là do người Việt thực hiện, nhưng người Tàu không công bố chi tiết này.
Điểm cần nhấn mạnh ở đây là tác giả đã sử dụng tài liệu của chính sử sách Trung Hoa, cùng một số nguồn thông tin từ các tạp chí Mỹ có uy tín, trung lập để làm bằng chứng. Chứ nếu lấy sử Việt Nam ra làm cơ sở thì sẽ kém thuyết phục. Hãy điểm qua một số dẫn chứng quan trọng từ trong sách:

- Theo bản đồ History Of China 5,000 B.C. của tạp chí National Geographic uy tín của Hoa Kỳ. Theo tài liệu này, Việt Tộc (Yue) đã định cư ở vùng châu thổ sông Trường Giang/Dương Tử trong khỏang thời gian đó, là dân tộc trồng lúa đầu tiên của thế giới. Trong khi người Tàu vẫn còn đời sống du mục mãi cho đến 1,000 B.C. Dân Bách Việt bị người Tàu đánh đuổi, xâm chiếm, đồng hóa, phải lùi dần về phương Nam. Chỉ còn Lạc Việt, tức Việt Nam, chi trưởng của Việt Tộc là còn tồn tại độc lập đến ngày hôm nay.
- Theo Sử Ký Tư Mã Thiên, thì Tổ Nhà Chu Cổ Công Đản Phụ đã cho hai thái tử của mình xuống đất Việt, cắt tóc xâm mình để học hỏi nền văn minh của dân tộc này
- Theo Thượng Thư, pho sử cổ nhất của Tàu, thì vua Nghiêu đã cho người sang đất Việt, học người Việt cách xem thiên văn, cách làm lịch và văn tự.
- Một trong những niềm hãnh diện lớn nhất của người Tàu là Khổng Tử. Trong Kinh Thi, Khổng Tử đã đưa Phong Dao Việt vào để dạy luân lý đạo đức cho xã hội Trung Hoa thời đó. Phong Dao Việt được xếp vào hàng chính phong để khuyên dạy dân Tàu, thế mới thấy nền văn hóa Việt cao quí biết bao.
- Theo The Cambridge History Of China, kiến trúc sư trưởng xây dựng thành Bắc Kinh là Nguyễn An, một người gốc Việt, bị sứ Tàu bắt (người tài) đem về làm họan quan vào thế kỷ 15
- Trên trang internet chính của Đài Phát Thanh Bắc Kinh có đăng truyện về Thái Luân, nhà phát minh ra giấy, một trong 4 đóng góp quan trọng của nền văn minh trung Hoa cho nhân lọai (cùng với thuốc súng, la bàn, kỹ thuật ấn lóat). Theo Bách Việt Tiên Hiền Chí, cuốn sử Tàu mà người Tàu dấu nhẹm suốt 500 năm qua, Thái Luân là người Việt, sinh ra trên đất Việt và làm quan dưới triều Hán.
Trong tòan bộ cuốn sách, tác giả ít đặt nặng phần lý luận, mà đưa ra rất nhiều tài liệu để đối chiếu, chứng minh. Mọi thứ đều minh bạch theo kiểu “nói có sách, mách có chứng”, để ai cũng có thể nghiên cưú thêm.

Biên khảo này của anh Du Miên đặt ra nhiều công việc phải tiếp nối. Nên đem công trình này về Việt Nam để các nhà sử học trong nước tham khảo. Người trong nước cần nghiền ngẫm cuốn sách này nhiều hơn người Việt ở hải ngọai. Biên khảo cũng nên dịch ra tiếng Anh để có thể phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi quốc tế.

Cuốn sách không chỉ muốn lôi kéo người đọc đi tìm lại một quá khứ huy hòang đã mất của dân tộc Việt. Bởi vì hiện tại và tương lai mới là cái mà chúng ta cần quan tâm hơn. Người Mỹ chỉ có hơn 200 năm lịch sử, thế mà bây giờ nước Mỹ vẫn là cường quốc số 1 của thế giới, cho dù các nước ở Cựu Lục Địa chế diễu họ là “kém văn hóa”. Nước Trung Hoa ngày hôm nay đã là cường quốc kinh tế, quân sự, là một thế lực chính trị tòan cầu làm Mỹ, Nhật, Liên Au phải kiêng dè. Còn nước Việt Nam chúng ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới" Câu hỏi này luôn làm cho chúng ta đau lòng. Đọc “Việt Nam: Văn Minh Suối Nguồn Phương Đông”, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới về vị thế của dân tộc Việt trong quá khứ, để từ đó xóa đi những mặc cảm không đáng có của chúng ta so với lịch sử Trung Hoa. Nhưng chúng ta cũng phải nhìn thẳng vào thực tại của một nước Việt đáng buồn ngày hôm nay, để biết rằng những Người Việt yêu nước còn rất nhiều thứ phải làm cho tương lai của dân tộc…

Đoàn Hưng

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/09/2016 - 05:18


Thanked by 3 Members:

#39 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 21:24

Áo ngực và ác khẩu

09:55 PM - 21/09/2016 Thanh Niên Online
Mới đây, vì muốn viết phóng sự về thế giới các cô gái quán bar, tôi đã xin một chân phục vụ trong một quán bar nhà hàng.


Không may mắn là, sau một bài viết có quan điểm trái chiều gần đây của mình, một số người đã lợi dụng điều này mà rêu rao tôi là “cave” để tấn công cá nhân thay vì đường hoàng phản biện quan điểm.
Dĩ nhiên khi đã chấp nhận làm công việc bị gắn nhiều định kiến này, tôi phải chấp nhận điều tiếng. Chỉ là cảm thấy hơi thất vọng trong cách hành xử của những người được gọi là “cư dân mạng” luôn kêu gọi “dân chủ, công bằng, văn minh”.
Sở dĩ tôi phải dài dòng kể câu chuyện riêng của mình vì tôi lại phải chứng kiến một cô gái đang bị suy sụp tinh thần trước mũi dùi tấn công của miệng lưỡi người đời về nghề nghiệp của cô - nhân viên karaoke.
Mấy ngày gần đây, hình ảnh các cô gái tán loạn chạy ra khỏi đám cháy ở quán karaoke được lan truyền chóng mặt. Trong đó, cô gái dùng áo ngực bịt mũi để tránh hít phải khói mà thoát hiểm trở thành tiêu điểm của câu chuyện. Đáng buồn, một số cư dân mạng (lại một lần nữa) lại có một số phản hồi không mấy thiện chí nếu không muốn nói là mạt sát người thoát hiểm. "Cháy nhà mới ra mặt...", "Chưa có đám cháy nào mà buồn cười như vậy"...
Tôi nghĩ nếu giả đám cháy này xảy ra ở một căn hộ nào đó mà không phải là những nơi thị phi như bar, nhà hàng, karaoke thì việc một cô gái khôn khéo sử dụng áo ngực để thoát hiểm trong một đất nước còn yếu về việc giáo dục kỹ năng sinh tồn có lẽ đã được ca ngợi về sự lanh lẹ, bình tĩnh ứng phó thay vì sự bỉ bôi như hiện nay.
Nhưng sự chê cười xảy ra chỉ tố cáo những tâm hồn nhỏ nhen, hạn hẹp mang nhiều định kiến mà không thấy được những điều tốt đẹp khác trên cuộc đời.
Nhân viên karaoke hay nhân viên nhà hàng cũng chỉ là một nghề nghiệp như bao nghề nghiệp khác trên cuộc đời trong dòng chảy mưu sinh. Xã hội nếu ai cũng chen chân làm thầy, ai người làm thợ?
Đã tự bao giờ chúng ta cho mình cái đặc quyền phán xét những quyền cơ bản của đồng loại mình bằng tất cả sự khinh bỉ như thế khi mà mỗi người đều có một số phận của riêng mình, vai trò của riêng mình trong sự đóng góp chung cho xã hội?
Con người suy cho cùng chẳng phải hơn thua nhau ở cách đối đãi ở đời hay sao? Giàu thì sao, nghèo thì sao, sang thì sao, hèn thì sao? Cuối cùng cũng chỉ là hạt bụi. Chúng ta để lại được gì cho hậu thế ngoài sự thiện tâm?
Cô gái đó vừa thoát khỏi một đám cháy nhưng lại phải đối diện với một đám đông hung dữ có thể đẩy con người đến chỗ sống không bằng chết vì những ác khẩu.
Phật dạy, ác khẩu làm tổn thương người khác tất có báo ứng. Tôi thật tâm không mong ai phải nhận lấy quả báo từ những sai lầm của mình nhưng chắc chắn là những gì chúng ta gây ra rồi sẽ nhận lại một phản lực tương ứng.
Những câu nói đùa cợt, bỉ bôi trên mạng tưởng rằng vu vơ nhưng ai có thể thoát được quy luật “Nhân - Quả” ở đời.

Vân Anh Nguyễn

* Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một người từng làm trong ngành tòa án và hiện đang viết báo tự do tại TP......


Bạn đọc phản hồi (10 nhận xét)
  • Lượt người thích
Nam An Nguyen
TP .. ... .... - 22/09/2016
Cái đó gọi là dư luận ... Những bàn luận dư thừa. Một trái tim xấu xí sẽ nhìn mọi chuyện dưới góc nhìn xấu xí và ngược lại. Tôi ủng hộ những gì bạn đang viết
22 thích

Đức Thịnh
Thái Bình - 22/09/2016
bạn ấy làm vậy là rất nhanh trí, tôi ủng hộ những người mưu trí
16 thích

#40 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/09/2016 - 22:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



90% thuốc bảo vệ thực vật nhập từ Trung Quốc

09:35 PM - 22/09/2016 Thanh Niên Online



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người tiêu dùng còn đơn độc và yếu thế trên mặt trận chống thực phẩm bẩn Ảnh: Ng.Nga

Số liệu trên được GS Nguyễn Lân Dũng, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội các ngành Sinh học VN đưa ra tại diễn đàn về an toàn thực phẩm do Văn phòng Quốc hội tổ chức tại TP..... hôm nay 22.9.




Nói về các chất có hại cho cơ thể đối với rau thì trước hết phải nói đến các thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh, diệt cỏ…) và các độc tố nấm (mycotoxin), GS Nguyễn Lân Dũng thông tin: “Ít người biết rằng, hằng năm chúng ta đã bỏ ra tới 774 triệu USD để nhập về khoảng 100.000 tấn thuốc trừ sâu, bao gồm 4.100 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, thuộc 1.643 loại hoạt chất và 90% nhập từ Trung Quốc. Điều đáng nói là Trung Quốc với 1,4 tỉ dân nhưng chỉ cho phép sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật với 630 loại mà thôi. Thống kê cho biết chưa kể các trường hợp ngộ độc thực phẩm thường xuyên xảy ra, có khi với hàng trăm công nhân ở các bếp ăn tập thể, chuyện nhiễm độc gây căn bệnh chết người là ung thư thật sự đáng lo sợ”.
Tại diễn đàn, nhiều đại biểu cũng cho rằng, việc vi phạm quy định bảo đảm an toàn thực phẩm đang “giàn đều” trong nhiều lĩnh vực, từ sản xuất kinh doanh rau củ quả, đến chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm và đặc biệt việc làm dụng chất phụ gia không an toàn trong chế biến thực phẩm diễn ra khá nhiều. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư ảnh hưởng lớn đến giống nòi. Theo thống kê, trung bình mỗi năm có thêm 200.000 ca ung thư mới và số người chết vì ung thư hằng năm là 70.000 người, trong số các bệnh nhân ung thư thì nguyên nhân từ thực phẩm bẩn chiếm đến 35%.
Thông tin tại diễn đàn, kết quả điều tra của Trung tâm Thông tin phi Chính phủ (NGO-IC) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học VN cho thấy, phản ứng của người tiêu dùng khi gặp sự cố về an toàn thực phẩm thường chỉ có 15% quyết định khiếu nại cơ sở bán sản phẩm và 5% tìm đến sự trợ giúp của Hội bảo vệ người tiêu dùng. “Kết quả trên cho thấy, người tiêu dùng đang là lực lượng rất yếu thế và đơn độc khi gặp trường hợp thực phẩm không an toàn”, ông Nguyễn Tử Cương, Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Dịch vụ thủy sản nhận xét.
Theo thống kê của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm Việt Nam có khoảng 150-200 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.000-7.000 nạn nhân. Năm 2015, toàn quốc ghi nhận 179 vụ ngộ độc thực phẩm với 5.552 người mắc, 23 trường hợp tử vong; trong 6 tháng đầu năm, toàn quốc có 68 vụ ngộ độc thực phẩm với 2.080 người mắc.

Nguyên Nga



Thanked by 2 Members:

#41 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 23/09/2016 - 09:42

tuphuongsg, on , said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có phải nền văn minh Trung Hoa bắt nguồn từ Ai Cập cổ đại?

Nam Anh (theo Foreign Policy)


Vodanhthiendia, on , said:
"Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông” NGƯỜI CHỨNG MINH "KINH DỊCH" CÓ NGUỒN GỐC VIỆT- (Nguồn CA TP..... 28/12/2012 08:59 GMT+7)

(ĐSCT) Từ lâu, nói đến Kinh Dịch, hầu hết các tài liệu đều cho rằng nó xuất xứ từ Trung Hoa. Thế nhưng đã có không ít học giả đã chứng minh Kinh Dịch có nguồn gốc từ Việt Nam. Có một học giả đã dày công nghiên cứu và chứng minh “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam”. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với học giả Nguyễn Thiếu Dũng về việc này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tác giả tiếp xúc với học giả Nguyễn Thiếu Dũng
- Phóng viên: Thưa ông nhân duyên nào đưa ông đến với Kinh Dịch?
- Ông NGUYỄN THIẾU DŨNG:Khi còn học Đại học Sư phạm Huế và Đại học Văn khoa Huế, tôi đã tiếp xúc với Kinh Dịch. Một cơ duyên kỳ lạ là khi ra trường (năm 1965), tôi được vào giảng dạy tại Trường Trung học Trần Cao Vân (Tam Kỳ, nay là thành phố thuộc tỉnh Quảng Nam), ngôi trường mang tên nhà chí sĩ yêu nước, một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Duy Tân (năm 1916). Trần Cao Vân lại là người đề xướng thuyết Trung Thiên Dịch lừng lẫy một thời. Vì không có tài liệu để lại, không biết Trần Cao Vân nói gì về Trung Thiên Dịch, nên tôi càng tò mò, lao vào nghiên cứu Kinh Dịch. Hai chữ “Trung Thiên” cứ ám ảnh tôi mãi. Phải mất hơn mười năm tôi mới phát hiện ra Trung Thiên Dịch (Trung Thiên Đồ).
- Lý do nào ông cho Trung Thiên Đồ là gốc rễ của Kinh Dịch?
- Muốn giải thích vấn đề này cần có thời gian, cần trưng nhiều lý chứng, ở đây tôi chỉ đơn cử một ví dụ để tạm có một khái niệm.
Phương vị các quẻ trên Trung Thiên Đồ phân bố: Càn chính Nam, Đoài Đông Nam, Tốn ở Đông, Khảm Đông Bắc, Ly chính Bắc, Cấn Tây Bắc, Chấn ở Tây, Khôn Tây Nam. Các phương vị này trùng hợp với vị trí các luân xa trên cơ thể người. Điều này cho thấy các nhà sáng tạo Dịch đã vận dụng khí công để viết Dịch. Người Trung Hoa không cảm nhận được vấn đề này nên khi giải thích quẻ Thiên hỏa Đồng Nhân họ mất phương hướng. Càn Thiên là luân xa thiên môn (huyệt Bách hội), Ly Hỏa là luân xa Hỏa xà, khi luân xa Hỏa hợp nhất với Thiên môn thì mở ra được sự hội thông với vũ trụ, tha nhân. Căn cứ vào Trung Thiên Đồ, tôi hiểu “đồng nhân vu giao” khác với cách giải truyền thống chỉ căn cứ vào phương vị Hậu Thiên Đồ.
Giao nằm ở hào thượng cửu (theo Dịch lý thuộc tài thiên), tức là ở mức độ đồng nhân cao nhất, mức độ hòa đồng siêu việt. Nếu hiểu giao như nghĩa các chữ Đông giao (ngoại ô phía đông), Nam giao (ngoại ô phía nam) thì không phù hợp với cấu trúc quẻ Dịch. Hiểu như vậy là mặc nhiên nhận giao thuộc về đất phải nằm ở hào hai, tài Địa. Cũng như quẻ Đồng Nhân, các Dịch học gia Trung Quốc cũng bị hạn chế khi hiểu quẻ Đại Hữu chỉ là sở hữu tài sản vật chất. Họ không ngờ rằng Đại Hữu là sở hữu tài sản tinh thần vĩ đại. Quẻ này chính là ghi lại thành tựu một quá trình công phu trải nghiệm của hành giả đã hợp nhất với vũ trụ, mà mỗi hào mô tả thành quả một chặng đường liên tục từ hạ đẳng công phu đến thượng đẳng công phu.
Thông qua đó có thể thấy Trung Thiên Đồ chính là “la bàn” để viết Kinh Dịch, là gốc rễ của Kinh Dịch vậy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bát quái dân gian
- Ông dựa vào cơ sở nào để minh chứng rằng “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam”?
- Để nói rằng Kinh Dịch (phần Kinh văn) của Trung Quốc, người Hoa chỉ có một lý do “tục truyền Phục Hy chế ra Kinh Dịch” thì ngay cả lập luận này cũng không ổn vì Phục Hy là tổ của một dân tộc trong khối Bách Việt, làm sao có thể cưỡng ép nói tác phẩm đó là của Hoa tộc được?
Để nói rằng Kinh Dịch của Việt Nam, tôi lại có quá nhiều chứng lý:
1- Căn cứ vào những hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên và đồ đồng Đông Sơn thì Việt Nam đã ghi khắc những quẻ Dịch trước Trung Quốc và sớm hơn chứng liệu của Trung Quốc (xin xem Nguyễn Thiếu Dũng - Phát hiện Kinh Dịch thời đại Hùng Vương - Thanhnienonline).
2- Chứng liệu của Việt Nam trực tiếp từ tượng quẻ không phải qua suy luận từ số đến tượng như Trung Quốc, như thuyết của Trương Chính Lãng. Có đầy đủ tám quẻ đơn và một số quẻ kép trên đồ đồng Đông Sơn. Những quẻ này có thể đọc thành văn bản phản ánh tư tưởng quốc gia Văn Lang (xin xem Nguyễn Thiếu Dũng - Sứ giả Văn Lang - Tạp chí Xưa và Nay số 301-302 tháng 2-2008).
3- Quẻ Dịch trên đồ Phùng Nguyên và Đông Sơn chứng tỏ hào dương vạch liền và hào âm vạch đứt của Trung Quốc là biến thể của hào dương vạch liền và hào âm vạch chấm chấm của Việt Nam. Trung Quốc đã nối các chấm âm lại thành vạch đứt để vạch cho nhanh (cải biên) (xem Nguyễn Thiếu Dũng - Chiếc gậy thần - dạng thức nguyên thủy của hào âm hào dương - Thanhnienonline).
4- Dịch là biến âm của Diệc, Khổng Tử đọc là Diệc, cùng âm với Việt. Ta có cả ba bản chứng, bản gốc của bản Trịnh Huyền, bản gốc của bản Luận Ngữ hiện hành, đó là Lỗ Luận Ngữ, Tề Luận Ngữ, Cổ Luận Ngữ, cả ba đều đồng thanh xác nhận đây là lời nói thực của Khổng Tử: “Gia ngã sổ niên, ngũ thập dĩ học Diệc, khả dĩ vô đại quá hỹ” (thêm cho ta vài năm, đến 50 tuổi để học Diệc, có thể không mắc sai lầm lớn vậy). Khổng Tử nói là Diệc chứ không nói là Dịch vì ông là người nước Lỗ nên đọc theo âm nước Lỗ. Các từ Hào, Càn, Khôn, Cấn, Chấn, Khảm, Ly, Tốn, Đoài đều là âm Nôm, là từ ký âm tiếng Việt. Quách Mạt Nhược, Văn Nhất Đa, hai học giả có uy tín của Trung Quốc, cố gắng hiểu các từ đó theo tiếng Hoa nên không giải được nghĩa của chúng (Nguyễn Thiếu Dũng - Bàn về tên gọi tám quẻ cơ bản của Kinh Dịch - Dunglac.net).
5- Quan trọng nhất theo tiêu chuẩn tam tài, Trung Quốc chỉ sử dụng Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ mà không có Trung Thiên Đồ, một đồ cốt yếu đã được tổ tiên Việt Nam sử dụng để viết quái, hào từ Kinh Dịch cũng như phân bố vị trí các quẻ. Đồ này được tổ tiên Việt Nam giấu trong truyền thuyết, trên trống đồng nên có thể khẳng định Trung Quốc không thể nào là nơi khai sinh Kinh Dịch (Trung Quốc đã công bố hơn 4.000 Dịch đồ nhưng không có đồ nào phù hợp với Trung Thiên Đồ) (Nguyễn Thiếu Dũng - Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam - Thanhnienonline).
6- Truyền thuyết Việt Nam một phần là những câu chuyện liên hệ với Kinh Dịch, như chuyện Con Rồng cháu Tiên là chuyện của Trung Thiên Đồ, chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là chuyện kể lại từ những lời hào quẻ Mông. Người Trung Hoa chỉ cần thay đổi bộ thủy trong hai chữ “chất cốc” thành bộ mộc là đổi câu chuyện nói về lũ lụt thành chuyện dạy trẻ mông muội là xóa được gốc tích của Kinh. Truyền thuyết được lưu giữ chính là để bảo tồn Kinh Dịch (bài trên Anviettoancau.net của Nguyễn Thiếu Dũng).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Dũng bên căn nhà cổ gần trăm năm tuổi
- Được biết, trong nhiều năm qua, ông đã từng công bố “Kinh Dịch là di sản sáng tạo của Việt Nam” ở một số báo, tạp chí, hội thảo. Phản hồi của các học giả, nhà nghiên cứu, độc giả như thế nào?
- Năm 2004, Thanhnienonline đưa vấn đề này lên mạng, lập tức đã đánh động dư luận. Nhiều người tỏ ra rất hào hứng khi có được thông tin mới. Từ đó đến nay, năm nào, tháng nào cũng có những trang web sao chép lại bài “Kinh Dịch di sản sáng tạo của Việt Nam” để giới thiệu cho nhau đọc. Cùng năm đó, tại Hội thảo Việt Nam học lần thứ hai, tôi có báo cáo vấn đề này. Rất mừng là nhiều giáo sư, học giả và một số nhà khoa học trẻ đã nồng nhiệt cổ vũ. Đó là một khích lệ rất lớn, xin chân thành cảm ơn quí vị.


Bây giờ tôi cảm thấy rất ấm áp khi đi con đường này không còn đơn độc, vì đã có rất nhiều bạn đồng hành. Ngoài giáo sư Kim Định, người mở đầu cho cao trào chứng minh Kinh Dịch của Việt Nam nay đã về nơi thiên cổ, còn có Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Trần Quang Bình, Hà Văn Thùy, Nguyễn Quang Nhật, Nguyễn Việt Nho, Trúc Lâm, Hà Hưng Quốc..., mỗi người một cách chứng minh khác nhau nhưng đều đồng quy ở chỗ Kinh Dịch là sản phẩm của Việt Nam. Tôi mong có một ngày vấn đề này được chính thức thừa nhận.

- Xin cảm ơn học giả.

Học giả Nguyễn Thiếu Dũng sinh năm 1941 tại Thanh Chiêm, xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, Quảng Nam, nay sống tại 190 đường Trưng Nữ Vương, Đà Nẵng. Mẹ ông là chị ruột của nhà nghiên cứu văn hóa, nhà “Quảng Nam học” Nguyễn Văn Xuân. Từ thủa thiếu thời, Nguyễn Thiếu Dũng đã được cậu chỉ dạy nhiều thứ, nên sớm tiếp cận thế giới văn chương, đọc được nhiều bộ sách kinh điển của nhân loại.

Sửa bởi DucBichPham: 23/09/2016 - 09:47


Thanked by 2 Members:

#42 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/09/2016 - 21:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ký ức nhà tập thể

05:28 AM - 24/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tem in hình khu nhà tập thể Kim Liên


Di sản kiến trúc hiện đại
Theo các nghệ sĩ thực hiện triển lãm, nhà tập thể cũng chính là một di sản kiến trúc, một di sản ký ức của người Hà Nội. Điều này có vẻ rất gần với quan điểm của GS Lê Văn Lân, người đã thiết kế nhiều công trình kiến trúc của những năm đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa như Cung thiếu nhi Hà Nội, Nhà bưu điện Hà Nội. Theo ông Lân, bản thân những không gian sống thời đó là một phần di sản kiến trúc hiện đại. Chính vì thế, nếu có thể giữ được, nên giữ nó. “Các chuyên gia Triều Tiên đã mang nó đến đây. Và khi các nhà tập thể thời đầu đang xuống cấp, chúng tôi càng muốn giữ ký ức về nó”, ông Thế cho biết.
Dịch giả Nguyễn Đình Thành, trong một chia sẻ, thậm chí đã cho rằng bên cạnh việc phá đi xây lại các khu tập thể cũ cũng nên khoanh vùng giữ lại một vài tòa nhà để trở thành bảo tàng bao cấp. Khu tập thể khi đó ông Thành đề nghị chính là khu Kim Liên. Cụ thể hơn, ông muốn giữ lại tòa nhà, trong đó có rất nhiều nhà khoa học VN như GS Trần Quốc Vượng, GS Trần Đức Thảo đã sống và làm việc. Ở đó, theo ông Thành, nên tái hiện cả bếp dầu, giá sách… những vật dụng như thuở các nhà nghiên cứu đó sử dụng những năm 1980. Còn nhớ, trong cuốn Ba phút sự thật, nhà văn Phùng Quán đã kể chuyện, những căn hộ giống hệt nhau này đã khiến GS Trần Đức Thảo nhầm nhà. Ông đã vào nhà người khác mà cứ nghĩ là nhà của mình. Nếu có thể tái hiện, có lẽ cũng nên để cho thế hệ sau biết những câu chuyện nhà tập thể thú vị như vậy.


Tập thể mà !
Nhà tập thể là sự thay đổi lần thứ tư về nhà ở Hà Nội, từ nhà lá, sang nhà ống, đến nhà có kiến trúc Pháp. Tuy nhiên nhà tập thể không chỉ là nơi để ở mà nó là vật chất hóa một cách rõ nhất của chủ nghĩa tập thể, nơi cá nhân nhường chỗ cho cái chung.
Diện tích 1 căn hộ chỉ rộng hơn 20 m2. Ai có gia đình được phân 1 căn hộ, những ai chưa lập ra đình thì 2, 3 người ở chung 1 căn, chẳng may anh nào lấy vợ thì chỉ còn cách ngăn tấm cót. Chả tiện tí nào cho vợ chồng mới cưới, lại khổ những ông bạn chưa vợ nhưng biết làm sao? Khi các gia đình sinh con, phiền toái xuất hiện nhiều hơn. Cha mẹ không có chỗ riêng tư, con cái ngủ sàn nhà và mùa đông lạnh giá thì thêm manh chiếu. Nhà nào đông con, bữa ăn phải chia làm 2 lần vì không có chỗ ngồi. Ở khu Nguyễn Công Trứ, vì nhà xây gạch nên người ta làm gác xép, do chiều cao căn phòng thấp, nên gác xép chỉ cách trần chừng nửa mét. Vợ chồng mâu thuẫn chỉ nằm cãi nhau, ai nóng nảy ngồi dậy lập tức biêu đầu. Còn các khu lắp ghép bằng tấm bê tông, họ ”phá rào” làm chuồng cọp. Thời sinh viên tôi thường đàn đúm với nghệ sĩ Trọng Trinh, hai đứa đi chơi đêm về muộn phải nhẹ nhàng đặt chân vào khe hở mới ra được chuồng cọp. Thấy nhà Trọng Trinh ”tam đại đồng đường” trong căn hộ hơn 20 m2, nhạc sĩ Trần Hoàn ở tầng 1 thương tình cho chôn 4 cột bê tông làm phòng riêng cho nghệ sĩ.
Ở khu Nguyễn Công Trứ, Kim Liên C và B là những nơi xây đầu tiên thì hành lang chung, 2 nhà chung 1 bếp, 1 nhà vệ sinh và một nhà tắm. Buổi sáng, người nọ chờ người kia, đi ra đi vào vờ ho đánh tiếng không khác gì dân phố cổ. Nhưng cái bếp chung lại có cái hay. Nhà này ăn gì nhà kia biết và ngược lại nhà kia ăn gì nhà này cũng biết. Nếu ăn ngon liên tục có thể bị hàng xóm báo cáo cho tổ chức cơ quan. Như thế bị ghi một dấu hỏi nên không ai dám nhận quà biếu hay tham nhũng.
Ở khu Trung Tự, Giảng Võ, Thành Công... xây sau bằng cách lắp ghép các tấm bê tông theo phương châm ”thích dụng, tiết kiệm, vững chắc, hợp với mỹ quan trong điều kiện có thể”, cho nên những khối nhà giống hệt nhau về bố cục, không gian đơn điệu thường chỉ dùng kiểu sắp xếp song song, chạy dọc theo các đường trục. Xây dựng, kiến trúc dường như cũng nhất quán triệt để nguyên tắc công bằng, nên diện tích các căn phòng đều bằng nhau. Dù căn hộ đã được tổ chức hợp lý hơn với diện tích phòng ở tương đối thích hợp, có bếp và nhà vệ sinh riêng, tuy nhiên những nhà ở tầng trên có tang đành phải để quan tài ở sân chung tầng một vì cửa quá bé không thể khiêng được quan tài.
Sau năm 1975, nhiều người đi miền Nam mua được xe máy, đi thì sướng nhưng đêm về muộn thật phiền toái. Không biết gửi ở đâu, vì không ai làm dịch vụ cho gửi xe, dắt lên thì nặng, cho nổ máy hàng xóm phê bình, thế nên có đi đâu cũng mau chóng về sớm.
Khổ nhất là nước sinh hoạt. Những tháng năm thiếu nước sạch, dân các khu tập thể nhà nào cũng mua máy bơm để bơm từ bể lên. Mỗi lần bơm nước như đánh trận, người ở trên tầng, người ở dưới hò hét nếu không nhịp nhàng là cháy máy bơm đi toi mấy chỉ vàng. Thời kỳ khó khăn, nhiều nhà dồn chỗ ở để nuôi lợn. Lợn ốm lo hơn người ốm. Mùi phân nồng nặc căn phòng, song lâu cũng quen. Những thứ lợn thải ra, cám ăn không hết họ tống cả xuống ống thoát nước. Cống tắc, chẳng sao, tập thể mà!

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến


Trinh Nguyễn



Bạn đọc phản hồi (1 nhận xét)
  • Lượt người thích
Lê đức viễn
Đà Nẵng - 24/09/2016
Đúng hết nhưng chưa đủ. Trước khi có máy bơm thì phải thức đêm để gánh nước từ dưới đất lên các tầng( như tôi là tầng 5... 0 thích

#43 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/09/2016 - 21:31

Hà Nội có phố KT

09:43 AM - 07/08/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phố Khâm Thiên năm 1973 Ảnh: Gunter Mosle

KT là viết tắt của Khâm Thiên. Thời Pháp thuộc, các ông trốn nhà, giấu vợ rủ nhau ra Khâm Thiên hát cô đầu, hút thuốc phiện hay nhảy đầm thường nói là 'đi KT'.


“Nhiều tiền ra Khâm Thiên”
Đầu năm 1920, khi các nhà hát ca trù (hay ả đào, cô đầu) ở ấp Thái Hà bị Trần Văn Tiến, con trai trùm du côn Trần Vương đến quấy phá, khách ngại không dám vào nên một số nhà hát lên Khâm Thiên thuê nhà, nhờ Cửu Khê che chở. Cửu Khê là dân anh chị có nhiều đất cần bán và nhà cho thuê. Thời gian này, phố mới hình thành, nhà thưa, dân vắng. Lập tức Cửu Khê nhận lời ngay vì có quán cô đầu ắt đám khách giàu có sẽ đến, phố đông lên đất sẽ có giá.
Khâm Thiên khi đó thuộc tỉnh Hà Đông, do vậy không theo luật lệ của cảnh sát Hà Nội nên các nhà hát thoải mái trống phách tới sáng. Sự phồn thịnh của Khâm Thiên bắt đầu từ năm 1930 kéo dài đến năm 1945 nhờ hát cô đầu và tiệm nhảy. Việc làm ăn phát đạt đến mức hễ có ngôi nhà nào mới xây lập tức có người đến thuê với giá cao. Những chủ ít vốn không chịu nổi tiền nhà ngày càng tăng buộc phải đi xa hơn, xuống Ngã Tư Sở, đường Tàu Bay, Vạn Thái (phố Bạch Mai)...
Đầu những năm 1930, khách hát là tổng lý, lái buôn, lái xe các tỉnh về thì đến năm 1935 chỉ còn khách sang. Vì thế mới có câu: “Nhiều tiền ra Khâm Thiên/Ít tiền ra Vạn Thái/Ngứa dái ra Ngã Tư Sở”. Bày trí các nhà hát thường theo hai kiểu: có tràng kỷ, sập gụ, tủ chè hay theo lối mới là sa lông nhưng không thể thiếu sập để khách nằm hút thuốc phiện. Thời kỳ đầu, khách chuộng con hát hay, thạo tay phách, nhưng lối sống Tây đánh bật kiểu truyền thống, nhiều nhà thay đổi để chiều khách. Khi có khách thích cô đầu biết hát thì họ đi “mượn”. Nhà Kỳ Văn và Trường Bẩy có nhiều đào hát lành nghề, họ dạy cho các cô hát lối cổ. Trong số nhà hát theo lối truyền thống có quán bà Năm, tụ hội nhiều cô có giọng hay. Đây là nơi nhà văn Nguyễn Tuân thường đến. Nhà hát theo lối mới sang nhất phố, lúc nào cũng đông khách là của cô Đốc Sao. Chồng cô Đốc là bác sĩ người Hoa tên Lưu Nam Sao, vì thế người ta gọi là cô Đốc Sao. Nhà hát Đốc Sao chuyên chọn gái quê nghèo tầm tuổi 15 - 16 trông xinh xắn, hay mắt rồi thuê thầy dạy vài bài, dăm ba câu tiếng Pháp. Đốc Sao cũng huấn luyện các cô biết uốn éo, liếc mắt, lại cho dùng phấn sáp của Pháp, tơ lụa tốt. Con hát nhà Đốc Sao có kỷ luật, cấm không nói chuyện riêng và cười với nhau trước mặt khách. Ban ngày ra phố có xe tay của nhà chủ đưa đi, vừa để kiểm soát vừa làm sang.
Giá một chầu hát ở những nhà hát sang năm 1936 - 1940 khoảng 20 đồng, thêm rượu Tây, thuốc phiện hộp, gọi ăn đêm thì một cuộc chơi tốn bạc trăm trong khi lương tri huyện tập sự là 80 đồng. Các cô đầu Khâm Thiên đẹp nổi tiếng có Hải, Xuyến, Sâm “già”... còn cô Hồ được ví là “liêu trai” KT. Khâm Thiên không chỉ là nơi tập trung nhiều nhà hát mà còn là nơi có nhiều sàn nhảy như: Du Hí trường, Nữ Thần, Cảnh Tiên, Cảnh Chùa... cùng hai nhà chuyên dạy gái nhảy. Năm 1938, đốc lý Hà Nội Henri Virgitti đã nhận xét:“Khâm Thiên là một xóm ăn chơi nhất, hiện đại nhất và đắt khách nhất. Đó là một xóm giàu có nhất trong khu vực này. Trên một đoạn phố không đầy 800 m mà có tới 40 nhà hát với trên 200 con hát, thêm 5 tiệm khiêu vũ với khoảng dăm chục gái nhảy và có hai nhà săm cho thuê buồng. Các chủ xuất thân từ cô đầu, nhân tình của các quan lại An Nam cao cấp”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hát cô đầu Ảnh: T.L


Cái nôi của văn nghệ Hà Nội
Trong bài Xóm Khâm Thiên: Cái nôi của văn nghệ Hà Nội ba chục năm về trước của nhà văn Vũ Bằng đăng trên một tờ báo ở Sài Gòn năm 1973 có đoạn: “Thực tình đến bây giờ (năm 1973) cố moi trí nhớ tôi cũng chưa thấy nhà văn, nhà báo đất Bắc nào mà lại không ra vào nhà hát cô đầu”. Các văn nghệ sĩ hội họp uống rượu, ngâm thơ, đánh một khẩu trống để thưởng một câu hay, một tiếng đàn khéo bấm, hay một giọng ca buông bắt thật tài tình. Đôi khi tức cảnh, họ tạo nên những câu, bài hát nói hay những vần thơ bát cú, lục bát thật hay. Nhà văn đã không ngần ngại khi gọi phố cô đầu Khâm Thiên là Cái nôi của văn nghệ Hà Nội. Các nhà văn, nhà báo: Phùng Bảo Thạch, Vũ Đình Chi, Nguyễn Triệu Luật, Lưu Văn Phụng, Hy Sinh, Vũ Liên, Ngô Tất Tố... lúc làm cho các báo Việt Nữ, Công Dân, Vịt Đực mỗi khi bàn về số báo ra kỳ tới vẫn thường hội ý và kẻ ma-két ở nhà hát vào đêm khuya, lúc im ắng tiếng đàn giọng ca.
Khâm Thiên không chỉ là chốn chơi mà nó gợi cảm hứng cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ. Trong tiểu luận Ca trù Thăng Long - Hà Nội: Những diễn biến trong tiến trình lịch sử, nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh viết: “Những bài viết sâu sắc với những từ ngữ đẹp đẽ nhất dùng để miêu tả ngợi ca nghệ thuật ca trù của Phạm Quỳnh, Nguyễn Xuân Khoát, Ngô Linh Ngọc đều bắt nguồn từ đây. Nhạc của Nguyễn Văn Thương, thơ của Vũ Hoàng Chương, Trần Huyền Trân lấy cảm hứng từ đây. Bản dịch Tương tiến tửu của Đái Đức Tuấn, tác phẩm Con voi già của vua Hàm Nghi của Lưu Trọng Lư đều bắt đầu viết ở đây trong những cơn cao hứng”. Đối với Nguyễn Tuân, ca trù có vị trí đặc biệt trong tâm hồn ông. Thuở nhỏ ông theo cha đi “đập trống” ở Hàng Giấy khi phố này tập trung nhiều quán ca trù (giá thuê nhà ở đây quá cao nên các nhà hát đã chuyển xuống ấp Thái Hà), lớn lên ông tự ra Khâm Thiên. Ca trù ám ảnh và xuất hiện trong nhiều truyện như: Chiếc lư đồng mắt cua, Đới roi, Chùa đàn... đầy đau đớn, khắc khoải của nhà văn mà Tố Hữu gọi là “Thợ kim hoàn của chữ”. Trần Huyền Trân sống ở ngõ Cống Trắng đã tặng Quách Thị Hồ những câu não lòng “Tự cổ sầu chung kiếp xướng ca/Mênh mông trời đất vẫn không nhà/Người ơi mưa đấy?Hay sênh phách/Tay yếu gieo lòng xuống chiếu hoa...”. Đề tài hiện đại rất hiếm thấy trong tranh dân gian Đông Hồ, và có nghệ nhân nào đó chắc đi hát ở Khâm Thiên vào sàn nhảy để rồi vẽ bức Nhảy đầm, rất hài hước và hóm hỉnh. Họa sĩ Cát Tường khi sáng tạo ra áo dài Le Mur đã mang đến Khâm Thiên nhờ cô đầu mặc thử. Từ đây những mẫu áo dài tân thời này mới lan ra khắp Hà Nội.
Sau 1954, ca trù bị hiểu sai, cô đầu bị dư luận buộc tội là hạng người bỏ đi. Các nhà hát phố Khâm Thiên bị đóng cửa. Dấu tích một chốn chơi nổi tiếng cách nay gần 100 năm chẳng còn gì, chỉ là con phố lem nhem đông đúc và kẹt xe.

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#44 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 11:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nếu futsal Việt Nam không có bầu Tú?

10:11 | 24/09/2016
Lần đầu tiên giành quyền chơi World Cup, tuyển futsal Việt Nam còn tiếp tục tạo nên kỳ tích khi đoạt vé vào vòng 16 đội. Thành công đó ghi đậm dấu ấn của ông bầu kiêm trưởng đoàn Trần Anh Tú.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông bầu Trần Anh Tú (thứ hai trái sang)
Futsal Việt Nam từng chỉ lẹt đẹt trong nhóm trung bình ở khu vực Đông Nam Á. Ngày đó, môn chơi này quá mới lạ và Việt Nam thường dùng các cựu cầu thủ bóng đá sân cỏ để thi đấu các giải futsal trong vực, tất nhiên là luôn thua chổng vó trước các đội futsal chuyên nghiệp, đá nhanh… như điện. Nhưng từ khi bầu Tú xuất hiện thì futsal Việt Nam đã lột xác không ngừng để từng bước vươn lên top 3 rồi top 2 trong khu vực, chỉ thua mỗi Thái Lan. Rồi lại giành quyền dự VCK châu Á và chiến tích lớn nhất là giành quyền dự World Cup futsal 2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


VFF trao tặng tiền thưởng cho đội tuyển futsal Việt Nam
Nhưng câu chuyện thần kỳ của futsal Việt Nam vẫn chưa dừng lại ở đó khi thầy trò HLV Bruno Garcia có chiến thắng đầu tiên tại World Cup trước Guatemala rồi tiếp tục giành quyền vào vòng 16 đội, trước khi dừng bước trước đối thủ quá mạnh là Nga. Đó là một kỳ tích vô tiền khoáng hậu và không biết những năm tới đây, Việt Nam có thể giành quyền vào chơi World Cup futsal lần nữa không chứ đừng nói là lập lại kỳ tích vào nhóm 16 đội mạnh nhất. Nhưng với một ông bầu tâm huyết Trần Anh Tú thì người hâm mộ luôn có niềm tin. Bởi chẳng phải câu chuyện cổ tích mà futsal Việt Nam vừa tạo ra chính là một minh chứng đó sao.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Trao tặng hoa cho HLV Bruno Garcia

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuyển futsak Việt Nam được người hâm mộ chào đón tại sân bay Tân Sơn Nhất

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lãnh đạo TPHCM và Liên Đoàn bóng đá TPHCM đón tuyển futsal Việt Nam

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Truyền thông đón đưa tin Tuyển Futsal Việt Nam
Nói không quá khi khẳng định, đội tuyển futsal Việt Nam sẽ không có ngày hôm nay nếu như không có ông Trần Anh Tú, một người luôn dấn thân và hết mình để futsal Việt Nam làm nên điều không tưởng. Bầu Tú là một doanh nhân thanh đạt nhưng mê futsal hơn cả công việc kinh doanh của mình. Bởi tình yêu dành cho futsal, bầu Tú đã dấn thân vào bóng đá, để trở thành chủ tịch Liên đoàn bóng đá TP....., ủy viên thường trực Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF).
Từ hơn mười năm trước, khi futsal vẫn là môn thể thao xa lạ với người Việt Nam, ông Tú đã xắn tay vào gầy dựng phong trào và tạo nên tên tuổi Thái Sơn Nam, một đội bóng lừng lẫy hàng đầu của futsal Việt Nam. Nhờ thế, phong trào futsal ngày càng phát triển, đặc biệt là ở TP...... Với cách làm chuyên nghiệp từ việc xây dựng trung tâm đào tạo futsal, chiêu mộ những HLV giỏi ở nước ngoài, bầu Tú đã giúp futsal Việt Nam “lột xác”.
Giờ thì người hâm mộ Việt Nam đang ngất ngây với tuyển futsal Việt Nam khi đem về hết những chiến công này đến chiến công khác. Nhưng bình tâm lại suy nghĩ thì chợt thấy rằng, nếu như không có bầu Tú chẳng hiểu futsal Việt Nam hiện tại đang ở đâu, hay vẫn lẹt đẹt ở nhóm trung bình trong khu vực Đông Nam Á. Bởi VFF chẳng hề có một vai trò nào trong việc định hướng phát triển futsal nước nhà cả.
Tất cả mọi vấn đề về futsal hiện tại gần như được VFF “khoán trắng” cho bầu Tú. Trong trường hợp vì một lý do nào đó, bầu Tú không thể tiếp tục đóng góp cho futsal nước nhà thì futsal Việt Nam rơi vào cảnh bơ vơ. Với những khoản tiền lớn để thuê HLV nước ngoài, đi tập huấn tại Tây Ban Nha, Argentina… dù mang tiếng là VFF hỗ trợ đội tuyển futsal Việt Nam nhưng thực chất chính là tiền túi của bầu Tú.
Nhìn vào các giải futsal trong nước, nền móng để đóng góp cầu thủ cho đội tuyển quốc gia, một mình bầu Tú phải gồng gánh để xây dựng phong trào khi ông phải hỗ trợ cho nhiều đội để tham dự, vận động tổ chức các giải đấu lớn nhỏ. Người ta phải đặt câu hỏi, không biết bao giờ mới có một bầu Tú thứ 2 đầy đam mê, kiên trì với futsal xuất hiện, bao giờ mới có thêm một đội bóng chuyên nghiệp thực sự từ nhà thi đấu đến hệ thống đào tạo trẻ như Thái Sơn Nam để làm nền móng cho đội tuyển quốc gia.
Thế nên, dù bầu Tú cùng đội tuyển futsal Việt Nam tạo ra nhiều chiến tích lịch sử thì vẫn còn những lo lắng cho tương lai futsal Việt Nam trong một ngày không có ông bầu này gắn bó nữa. Vì thế mà VFF cần có những chiến lược đúng đắn, dài hạn để phát triển futsal và bóng đá chứ không phải ngồi cầu may những ông bầu tâm huyết như bầu Tú xuất hiện.

Minh Tú



#45 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 19:30

Nhàn đàm: Ngón tay trỏ của ông Lee

07:22 AM - 25/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quảng Ngãi trước 1975Ảnh: T.L

Ông Lee Chi-sang là lính Đại Hàn, từng có mặt ở phía tây huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào những năm 1966 - 1967.


Đó là những năm đã xảy ra nhiều vụ thảm sát của lính Đại Hàn với người dân vùng quê này. Biết tôi là nhà báo quê ở đây, ông Lee nhờ tôi đi tìm lại một vài nơi ông từng đóng quân và địa chỉ của một nông dân mà trong trí nhớ của ông thì vào thời điểm đó, ông ta khoảng 50 tuổi.
Ông nói: "Tôi gặp để cảm ơn ông ấy một tiếng vì nếu không có ông ấy thì gần 500 người dân vô tội đã bị sát hại". Ông Lee nhớ lại: "Lúc ấy khoảng 3 giờ chiều, tôi ghé nhà một nông dân dưới chân đồn để thông báo cho ông ấy biết rằng tối hôm đó có đánh lớn. Hay tin, những người dân trong xóm đã đi tản cư. Đêm đó không có đánh nhau như thông báo nên sáng hôm sau, họ lại gồng gánh trở về. Viên chỉ huy đồn lục soát quang gánh của họ và phát hiện rất nhiều lương thực, thực phẩm. Ông ta nghi rằng họ đã đi tiếp tế cho Việt cộng và cho tập họp lại để chuẩn bị hành quyết. Còn tôi thì ngay trong đêm đó đã được lệnh điều động sang một đồn khác nên không biết chuyện gì đã xảy ra. Trong lúc hàng trăm người đang hoảng loạn chờ những nòng súng nhả đạn thì có một nông dân đứng lên tiến về phía viên chỉ huy. Ông ấy đã "bút đàm" với viên chỉ huy bằng chữ Hán, rằng những người dân này đã nghe tin của ông Lee mà đi tản cư chứ không phải họ tiếp tế cho Việt cộng. Một cuộc nói chuyện bằng máy bộ đàm giữa tôi và viên chỉ huy nọ diễn ra sau đó. Tôi đã xác nhận thông tin đó là chính xác. Ngay lập tức, viên chỉ huy đã cho dừng cuộc hành quyết". Kể đến đó, ông Lee hạ một câu: "Chữ nghĩa đã cứu hàng trăm mạng người!". Ông Lee không nói gì thêm về mình nhưng tôi biết qua người phiên dịch của ông. Trước khi đi lính sang VN, ông là sinh viên năm thứ 2 của một trường đại học nên chắc chắn tay ông không muốn vấy máu.
Sau một buổi đường, chúng tôi cũng đã tìm ra ngôi nhà của người đàn ông nọ. Người con của ông thông báo rằng cha anh đã mất cách đây một năm. Ông Lee ngậm ngùi: "Giá như tôi đến sớm hơn". Trong suốt một ngày trời đi với ông Lee, tôi thấy ông luôn chắp tay trước ngực và khóc mỗi khi gặp những người nông dân. Sau mỗi lần chắp tay như thế, ông lại nhìn về phía tôi như cố che giấu một điều gì. Cho mãi đến bữa ăn tối, tôi mới phát hiện ra rằng bàn tay phải của ông đã mất một ngón trỏ. Biết không thể giấu được nữa, ông Lee thổ lộ: "Đây là "bằng chứng" luôn tố cáo sự có mặt của tôi ở VN những năm tháng ấy". Tôi an ủi ông: "Vết thương đã lành rồi mà". Ông nhỏ nhẹ như chỉ nói cho mình ông nghe: "Vâng, có thể vết thương nơi ngón tay tôi đã lành nhưng có một vết thương khác mãi mãi không bao giờ lành được: Ngón tay ấy đã từng lẩy cò súng, nhả đạn vào đất nước này". Tôi bỗng hiểu vì sao ở tuổi sắp 70, ông Lee vẫn còn lặn lội hàng vạn dặm từ đất nước Hàn Quốc xa xôi để trở lại mảnh đất còn quá nhiều nghèo khó này.

Trần Đăng


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |