

ĐỌC BÁO DÙM BẠN
Viết bởi tuphuongsg, 25/07/16 21:41
1816 replies to this topic
#1396
Gửi vào 12/06/2021 - 19:39
Còn theo con thì:
-người da trắng thì có bà Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarović
-người da vàng thì có bà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
-người da đen thì có bà ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice
Cả 3 Người đều đẹp
-người da trắng thì có bà Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarović
-người da vàng thì có bà Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn
-người da đen thì có bà ngoại trưởng Mỹ Condoleezza Rice
Cả 3 Người đều đẹp
Thanked by 1 Member:
|
|
#1397
Gửi vào 12/06/2021 - 19:52
Nghiên cứu cơ chế Nhà nước thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư
LĐO | 10/06/2021 |
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển giao thông vận tải, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, giai đoạn 2021-2025.
Theo thông báo, trong xây dựng thể chế và rà soát chính sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách; hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất sửa đổi, bổ sung để khắc phục những tồn tại, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật của ngành giao thông vận tải ngay trong năm 2021 để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Thủ tướng lưu ý bộ lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp, địa phương để chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn chế; ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò là vốn mồi, có tính chất hỗ trợ.
Thủ tướng yêu cầu bộ nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển giao thông vận tải, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.
Về công tác tổ chức cán bộ, phòng chống tham nhũng, Bộ Giao thông vận tải rà soát, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong theo hướng giảm đầu mối, giảm trung gian, giảm cấp phó và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thực hiện nguyên tắc trong phân công công việc, bảo đảm một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Bộ cần rà soát khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và cắt giảm các đầu mối trung gian.
Bộ cũng cần cần tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong mọi hoạt động; tiếp tục và cương quyết đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu một cách hiệu quả và tránh phô trương hình thức; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Ngoài ra, Bộ được lưu ý cần tập trung khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu trước mắt và tầm nhìn lâu dài, bảo đảm gắn kết, đồng bộ, hiệu quả trong cả 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa) phục vụ phát triển kinh tế-xã hội quốc gia từng thời kỳ.
Trong đó, Bộ phải xác định những nhiệm vụ, công việc trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, ưu thế của từng vùng để tập trung nguồn lực; có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện phát triển tối đa trên cơ sở lợi thế của từng lĩnh vực.
Bộ cần nghiên cứu đề xuất phân cấp là cơ quan có thẩm quyền và tiết kiệm ngân sách để giải phóng mặt bằng cho UBND các tỉnh, thành phố có điều kiện huy động về nguồn lực và có nhu cầu thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia đối với các dự án đi qua địa bàn để tăng tính chủ động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp nguồn vật liệu xây dựng...
Địa phương nào chưa bố trí vốn để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thì cương quyết chưa triển khai đầu tư, bố trí vốn xây lắp để làm vốn mồi.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo hoàn thiện các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm chất lượng, tiến độ phê duyệt.
Phạm Đông
--------------------------------------
Cà kheo của Việt Nam từng xuất hiện ở Hy Lạp từ 500 năm trước Công nguyên?
11/06/2021
Ở Nhật Bản, người ta gọi cà kheo là Takeuma - tức "ngựa tre", món đồ chơi của trẻ em từ thời Edo; gọi là Jugma; Indonesia gọi là Egrang. Đặc biệt ở Myanmar, trẻ con từ 5 tuổi đã được dạy đi cà kheo.
Cà kheo là một cặp cây gỗ dài, có chỗ đứng để người ta sử dụng đi trên cao. Từ thế kỷ 17 khái niệm "đi cà kheo" đã xuất hiện trong Từ điển Việt - Bồ - La (tr. 77) nhưng chắc rằng vật này đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ thời xưa hơn nữa, đặc biệt là những dân tộc ít người ở miền núi hay cư dân vùng biển.
Cà kheo có nguồn gốc từ chữ 高蹺 trong Hán ngữ, đọc theo âm Hán-Việt là cao khiêu; phát âm theo tiếng Quan Thoại là gāoqiāo; Quảng Đông là gou1 hiu1. Cao khiêu còn được gọi bằng một số tên khác như Thái cao khiêu (踩高蹺); Thái quải tử (踩拐子), Phược sài cước (縛柴腳); Đạp cao khiêu (踏高蹺); Tẩu cao thoái (走高腿) hay Thái khiêu (踩蹺).
Sách Liệt tử (列子) cho biết cà kheo đã được sử dụng từ thời nhà Tống bên Trung Quốc, song trên thực tế vật này đã xuất hiện từ triều đại Bắc Ngụy (386–535), khởi nguồn từ điệu múa dân gian Cao khiêu (高蹺) - còn gọi là Cao khiêu ương ca (高跷秧歌). Điệu múa này đã xuất hiện trong hàng trăm vở kịch, dựa trên thần thoại và lịch sử; thường được biểu diễn bằng những nhóm múa có trang phục chủ yếu mô phỏng từ Kinh kịch, đạo cụ thường là quạt, gậy gỗ, kiếm và súng... Ngày nay, người Trung Quốc thường sử dụng cà kheo trong các đền thờ truyền thống, những hội chợ, gánh xiếc và trong cả những dân gian.
Ở Nhật Bản, người ta gọi cà kheo là Takeuma (たけうま), tức "ngựa tre" (take = tre; uma = ngựa). Đây là món đồ chơi của trẻ em từ thời Edo. Nhìn chung cà kheo xuất hiện nhiều nơi ở châu Á, người Hàn Quốc gọi là Jugma (죽마); Indonesia gọi là Egrang; đặc biệt ở Myanamar, trẻ con từ 5 tuổi đã được dạy đi cà kheo để di chuyển trong mùa lũ lụt.
Ở phương Tây, cà kheo xuất hiện khá sớm, có lẽ khởi nguồn từ Hy Lạp vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, song có những hình vẽ trên một số bình cổ cho thấy người ta đã đi bằng những vật dụng giống như cà kheo từ 500 năm trước Công nguyên. Trong tiếng Hy Lạp cổ, cà kheo được gọi là κωλόβαθρον (kōlobathron).
Người Tây Ban Nha gọi cà kheo là Zanco, còn người đi cà kheo được gọi là là Zancudo hay chichimeco. Ngày xưa dân địa phương thường sử dụng cà kheo để làm việc ở vùng đầm lầy hoặc ngập lụt giống như nhiều nơi ở nông thôn nước Pháp vậy, nơi người ta gọi cà kheo là Échasse. Những người chăn cừu Anh thường sử dụng vật này để trông coi bầy cừu và đề phòng chó sói. Trong tiếng cà kheo được gọi là Perna de pau; Đức gọi là Stelzenlauf; Nga gọi là là Ходули, họ thường sử dụng cà kheo như một môn giải trí thời Trung cổ, riêng người Bỉ thì từng có những trận đánh nhau bằng cà kheo trong thế kỷ 15.
Ngày nay, cà kheo có nhiều công dụng khác nhau tùy theo địa phương: ở California và Morocco, người ta thường đi cà kheo để thu hoạch trái cây; còn những nơi khác ở Mỹ thì cà kheo được dùng để làm sạch cửa sổ, ống khói, sơn trần nhà, làm tường thạch cao... Ở Nam Mỹ, cà kheo từng được sử dụng khi qua sông. Riêng tại một số quốc gia Tây Phi, đi cà kheo là một trong những nghi thức của pháp sư và vì lý do này, trẻ em ở vùng Dogon thuộc Mali bị cấm sử dụng cà kheo. Tuy nhiên ở Togo, đi cà kheo vẫn luôn là một phong tục trong các lễ hội…
Hiện nay cà kheo là thuật ngữ để chỉ 3 khái niệm chính:
- Một vật dụng bằng gỗ hoặc kim loại, có nhiều dạng thiết kế khác nhau, dùng để đi trên cao hoặc để nhảy hay nhào lộn.
- Một điệu múa dân gian ở Trung Quốc có tên gọi là Cao khiêu (高蹺). Năm 2006, điệu múa này được công nhận là một trong những cấp quốc gia ở Trung Quốc.
- Cà kheo là họ của một số giống chim (họ Recurvirostridae). Trong tiếng Bồ Đào Nha, cà kheo dùng để di chuyển gọi là Perna de pau và đây cũng là tên phổ biến của loài chim maçaricão (Himantopus mexicanus).
LĐO | 10/06/2021 |
Thủ tướng giao Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển giao thông vận tải, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác của Bộ Giao thông vận tải giai đoạn 2016-2020 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, giai đoạn 2021-2025.
Theo thông báo, trong xây dựng thể chế và rà soát chính sách, Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng bộ Giao thông vận tải trực tiếp chỉ đạo công tác xây dựng pháp luật, cơ chế, chính sách; hoàn thành việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và đề xuất sửa đổi, bổ sung để khắc phục những tồn tại, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật của ngành giao thông vận tải ngay trong năm 2021 để báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết.
Thủ tướng lưu ý bộ lắng nghe ý kiến của người dân, doanh nghiệp, địa phương để chủ động nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực xã hội trong bối cảnh nguồn lực ngân sách hạn chế; ngân sách Nhà nước chỉ đóng vai trò là vốn mồi, có tính chất hỗ trợ.
Thủ tướng yêu cầu bộ nghiên cứu đề xuất cơ chế Nhà nước thu phí đối với các tuyến đường Nhà nước đầu tư để tạo nguồn vốn tái đầu tư phát triển giao thông vận tải, báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan.
Về công tác tổ chức cán bộ, phòng chống tham nhũng, Bộ Giao thông vận tải rà soát, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong theo hướng giảm đầu mối, giảm trung gian, giảm cấp phó và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả, thực hiện nguyên tắc trong phân công công việc, bảo đảm một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Bộ cần rà soát khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý và cắt giảm các đầu mối trung gian.
Bộ cũng cần cần tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong mọi hoạt động; tiếp tục và cương quyết đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, quan liêu một cách hiệu quả và tránh phô trương hình thức; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt tình trạng nhũng nhiễu phiền hà cho người dân và doanh nghiệp trong giải quyết công việc.
Ngoài ra, Bộ được lưu ý cần tập trung khẩn trương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải đáp ứng yêu cầu trước mắt và tầm nhìn lâu dài, bảo đảm gắn kết, đồng bộ, hiệu quả trong cả 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa) phục vụ phát triển kinh tế-xã hội quốc gia từng thời kỳ.
Trong đó, Bộ phải xác định những nhiệm vụ, công việc trọng tâm, trọng điểm, phát huy tối đa các nguồn lực, tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, ưu thế của từng vùng để tập trung nguồn lực; có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ phù hợp nhằm tạo điều kiện phát triển tối đa trên cơ sở lợi thế của từng lĩnh vực.
Bộ cần nghiên cứu đề xuất phân cấp là cơ quan có thẩm quyền và tiết kiệm ngân sách để giải phóng mặt bằng cho UBND các tỉnh, thành phố có điều kiện huy động về nguồn lực và có nhu cầu thực hiện đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông quốc gia đối với các dự án đi qua địa bàn để tăng tính chủ động, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thuận lợi trong công tác giải phóng mặt bằng và cung cấp nguồn vật liệu xây dựng...
Địa phương nào chưa bố trí vốn để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng thì cương quyết chưa triển khai đầu tư, bố trí vốn xây lắp để làm vốn mồi.
Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chỉ đạo hoàn thiện các quy hoạch ngành quốc gia thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm chất lượng, tiến độ phê duyệt.
Phạm Đông
--------------------------------------
Cà kheo của Việt Nam từng xuất hiện ở Hy Lạp từ 500 năm trước Công nguyên?
11/06/2021
Ở Nhật Bản, người ta gọi cà kheo là Takeuma - tức "ngựa tre", món đồ chơi của trẻ em từ thời Edo; gọi là Jugma; Indonesia gọi là Egrang. Đặc biệt ở Myanmar, trẻ con từ 5 tuổi đã được dạy đi cà kheo.
Cà kheo là một cặp cây gỗ dài, có chỗ đứng để người ta sử dụng đi trên cao. Từ thế kỷ 17 khái niệm "đi cà kheo" đã xuất hiện trong Từ điển Việt - Bồ - La (tr. 77) nhưng chắc rằng vật này đã được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam từ thời xưa hơn nữa, đặc biệt là những dân tộc ít người ở miền núi hay cư dân vùng biển.
Cà kheo có nguồn gốc từ chữ 高蹺 trong Hán ngữ, đọc theo âm Hán-Việt là cao khiêu; phát âm theo tiếng Quan Thoại là gāoqiāo; Quảng Đông là gou1 hiu1. Cao khiêu còn được gọi bằng một số tên khác như Thái cao khiêu (踩高蹺); Thái quải tử (踩拐子), Phược sài cước (縛柴腳); Đạp cao khiêu (踏高蹺); Tẩu cao thoái (走高腿) hay Thái khiêu (踩蹺).
Sách Liệt tử (列子) cho biết cà kheo đã được sử dụng từ thời nhà Tống bên Trung Quốc, song trên thực tế vật này đã xuất hiện từ triều đại Bắc Ngụy (386–535), khởi nguồn từ điệu múa dân gian Cao khiêu (高蹺) - còn gọi là Cao khiêu ương ca (高跷秧歌). Điệu múa này đã xuất hiện trong hàng trăm vở kịch, dựa trên thần thoại và lịch sử; thường được biểu diễn bằng những nhóm múa có trang phục chủ yếu mô phỏng từ Kinh kịch, đạo cụ thường là quạt, gậy gỗ, kiếm và súng... Ngày nay, người Trung Quốc thường sử dụng cà kheo trong các đền thờ truyền thống, những hội chợ, gánh xiếc và trong cả những dân gian.
Ở Nhật Bản, người ta gọi cà kheo là Takeuma (たけうま), tức "ngựa tre" (take = tre; uma = ngựa). Đây là món đồ chơi của trẻ em từ thời Edo. Nhìn chung cà kheo xuất hiện nhiều nơi ở châu Á, người Hàn Quốc gọi là Jugma (죽마); Indonesia gọi là Egrang; đặc biệt ở Myanamar, trẻ con từ 5 tuổi đã được dạy đi cà kheo để di chuyển trong mùa lũ lụt.
Ở phương Tây, cà kheo xuất hiện khá sớm, có lẽ khởi nguồn từ Hy Lạp vào thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên, song có những hình vẽ trên một số bình cổ cho thấy người ta đã đi bằng những vật dụng giống như cà kheo từ 500 năm trước Công nguyên. Trong tiếng Hy Lạp cổ, cà kheo được gọi là κωλόβαθρον (kōlobathron).
Người Tây Ban Nha gọi cà kheo là Zanco, còn người đi cà kheo được gọi là là Zancudo hay chichimeco. Ngày xưa dân địa phương thường sử dụng cà kheo để làm việc ở vùng đầm lầy hoặc ngập lụt giống như nhiều nơi ở nông thôn nước Pháp vậy, nơi người ta gọi cà kheo là Échasse. Những người chăn cừu Anh thường sử dụng vật này để trông coi bầy cừu và đề phòng chó sói. Trong tiếng cà kheo được gọi là Perna de pau; Đức gọi là Stelzenlauf; Nga gọi là là Ходули, họ thường sử dụng cà kheo như một môn giải trí thời Trung cổ, riêng người Bỉ thì từng có những trận đánh nhau bằng cà kheo trong thế kỷ 15.
Ngày nay, cà kheo có nhiều công dụng khác nhau tùy theo địa phương: ở California và Morocco, người ta thường đi cà kheo để thu hoạch trái cây; còn những nơi khác ở Mỹ thì cà kheo được dùng để làm sạch cửa sổ, ống khói, sơn trần nhà, làm tường thạch cao... Ở Nam Mỹ, cà kheo từng được sử dụng khi qua sông. Riêng tại một số quốc gia Tây Phi, đi cà kheo là một trong những nghi thức của pháp sư và vì lý do này, trẻ em ở vùng Dogon thuộc Mali bị cấm sử dụng cà kheo. Tuy nhiên ở Togo, đi cà kheo vẫn luôn là một phong tục trong các lễ hội…
Hiện nay cà kheo là thuật ngữ để chỉ 3 khái niệm chính:
- Một vật dụng bằng gỗ hoặc kim loại, có nhiều dạng thiết kế khác nhau, dùng để đi trên cao hoặc để nhảy hay nhào lộn.
- Một điệu múa dân gian ở Trung Quốc có tên gọi là Cao khiêu (高蹺). Năm 2006, điệu múa này được công nhận là một trong những cấp quốc gia ở Trung Quốc.
- Cà kheo là họ của một số giống chim (họ Recurvirostridae). Trong tiếng Bồ Đào Nha, cà kheo dùng để di chuyển gọi là Perna de pau và đây cũng là tên phổ biến của loài chim maçaricão (Himantopus mexicanus).
Thanked by 1 Member:
|
|
#1398
Gửi vào 13/06/2021 - 20:45
Các doanh nghiệp thủy sản đăng ký mua 500.000 liều vắc-xin Covid-19
- 11/06/2021 15:21
VASEP đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản thành viên đăng ký mua 500.000 liều vắc-xin Covid-19. Toàn bộ chi phí mua, tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng hội viên cam kết chủ động và đóng góp đầy đủ.
Thông tin này vừa được Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) công bố.
Theo số liệu của VASEP, toàn ngành thủy sản có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động tập trung phần lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 đến 3.000 người, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000-10.000 lao động.
Trong 3 năm trở lại đây, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông- ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8.5- 8.8 tỷ USD.
Trong khi đó, tình hình Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng, ngày càng có dấu hiệu phức tạp đặc biệt tại các khu công nghiệp và nhà máy có sử dụng nhiều lao động.
Đây thực sự là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến nền nói chung, đến sự tồn tại của các và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như thủy sản.
Theo VASEP, khi một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14 đến 21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm của doanh nghiệp sẽ tan vỡ.
Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm.
Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng Việt Nam.
------------
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và thành viên Chính phủ chúc mừng đội tuyển Việt Nam
12/06/2021
Chiến thắng vinh quang của đội tuyển Việt Nam trước đối thủ nhiều duyên nợ Malaysia ở trận tái đấu đã làm nức lòng người hâm mộ cả nước. Các vị lãnh đạo cấp cao cũng vui mừng trước thành tích xuất sắc này của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Ngay sau khi trận đấu kết thúc vào rạng sáng 12.6, đội tuyển Việt Nam đã được nhận những lời chúc mừng từ NXP, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Bộ trưởng Bộ - - Nguyễn Văn Hùng.
Với trận này thắng của đội tuyển Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cũng gửi lời chúc mừng đến đội tuyển và vận động một số doanh nghiệp thưởng động viên toàn đội 1 tỉ đồng. (VFF) thưởng 2 tỉ đồng, nâng tổng số tiền thưởng của VFF lên thành 3 tỉ đồng (1 tỉ đồng từ trận thắng đội Indonesia). Đội cũng nhận được tiền thưởng lớn từ một số doanh nghiệp.
Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội Malaysia diễn ra đầy kịch tính. Đội bạn đã từng thua ở trận lượt đi năm 2019 sau bàn thắng duy nhất của . Lượt về vì án treo giò (2 thẻ vàng), Quang Hải phải vắng mặt nhưng các đồng đội của nh đã thi đấu rất xuất sắc để giành chiến thắng 2-1.
Các học trò của HLV Park Hang-seo đã tỏ ra ra vượt trội so với các học trò của HLV Tan Cheng Hoe về kỹ năng và sự kết dính trong phối hợp nhóm. Đội tuyển Việt Nam đã kiểm soát bóng trong phạm vi hẹp rất tốt và đa dạng trong khai triển tấn công.
Trong khi đối thủ thiếu sự đồng bộ giữa phòng ngự và phản công, các tiền vệ không làm chủ được khu vực giữa sân. Được chọn thay , Hoàng Đức xứng đáng được ca ngợi bởi anh chơi thật sự hiệu quả. iếp tục là mỏ neo an toàn còn hàng thủ với bộ ba trung vệ Ngọc Hải, Tiến Dũng, Duy Mạnh cũng đã có một trận đấu xứng đáng được điểm 9.Chọn cách tiếp cận trận đấu chính xác, xử lý tình huống tốt và ghi được bàn thắng, đội có thêm được 3 điểm để chờ đến trận cuối cùng gặp đội tuyển UAE vào ngày 15.6 – trận đấu được xem như chung kết của bảng G
- 11/06/2021 15:21
VASEP đại diện cho các doanh nghiệp thủy sản thành viên đăng ký mua 500.000 liều vắc-xin Covid-19. Toàn bộ chi phí mua, tổ chức tiêm, Hiệp hội cùng hội viên cam kết chủ động và đóng góp đầy đủ.
Thông tin này vừa được Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) công bố.
Theo số liệu của VASEP, toàn ngành thủy sản có hơn 4 triệu lao động trên toàn chuỗi, riêng khu vực chế biến là hàng trăm ngàn lao động tập trung phần lớn tại đồng bằng sông Cửu Long, Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Nhiều nhà máy sử dụng từ 500 đến 3.000 người, một số nhà máy lớn sử dụng 5.000-10.000 lao động.
Trong 3 năm trở lại đây, ngành thủy sản đã góp phần đảm bảo việc làm và sinh kế cho nông- ngư dân tại nhiều địa phương, đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của đất nước với khoảng 8.5- 8.8 tỷ USD.
Trong khi đó, tình hình Covid-19 trên thế giới và tại Việt Nam đang trở nên nghiêm trọng, ngày càng có dấu hiệu phức tạp đặc biệt tại các khu công nghiệp và nhà máy có sử dụng nhiều lao động.
Đây thực sự là mối lo lớn, ảnh hưởng sâu sắc đến nền nói chung, đến sự tồn tại của các và việc làm, đời sống người lao động, đặc biệt với các ngành và doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động như thủy sản.
Theo VASEP, khi một doanh nghiệp chỉ cần bị giãn cách, cách ly không sản xuất từ 14 đến 21 ngày thì coi như kế hoạch sản xuất, kinh doanh một năm của doanh nghiệp sẽ tan vỡ.
Doanh nghiệp đứng trước nguy cơ đóng cửa, phá sản và người lao động bị mất việc làm.
Nếu rủi ro, thiệt hại toàn ngành có thể lên tới hàng tỷ USD và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế cũng như uy tín ngành hàng Việt Nam.
------------
Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và thành viên Chính phủ chúc mừng đội tuyển Việt Nam
12/06/2021
Chiến thắng vinh quang của đội tuyển Việt Nam trước đối thủ nhiều duyên nợ Malaysia ở trận tái đấu đã làm nức lòng người hâm mộ cả nước. Các vị lãnh đạo cấp cao cũng vui mừng trước thành tích xuất sắc này của thầy trò HLV Park Hang-seo.
Ngay sau khi trận đấu kết thúc vào rạng sáng 12.6, đội tuyển Việt Nam đã được nhận những lời chúc mừng từ NXP, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, và Bộ trưởng Bộ - - Nguyễn Văn Hùng.
Với trận này thắng của đội tuyển Việt Nam, Uỷ ban Quản lý vốn Nhà nước cũng gửi lời chúc mừng đến đội tuyển và vận động một số doanh nghiệp thưởng động viên toàn đội 1 tỉ đồng. (VFF) thưởng 2 tỉ đồng, nâng tổng số tiền thưởng của VFF lên thành 3 tỉ đồng (1 tỉ đồng từ trận thắng đội Indonesia). Đội cũng nhận được tiền thưởng lớn từ một số doanh nghiệp.
Trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và đội Malaysia diễn ra đầy kịch tính. Đội bạn đã từng thua ở trận lượt đi năm 2019 sau bàn thắng duy nhất của . Lượt về vì án treo giò (2 thẻ vàng), Quang Hải phải vắng mặt nhưng các đồng đội của nh đã thi đấu rất xuất sắc để giành chiến thắng 2-1.
Các học trò của HLV Park Hang-seo đã tỏ ra ra vượt trội so với các học trò của HLV Tan Cheng Hoe về kỹ năng và sự kết dính trong phối hợp nhóm. Đội tuyển Việt Nam đã kiểm soát bóng trong phạm vi hẹp rất tốt và đa dạng trong khai triển tấn công.
Trong khi đối thủ thiếu sự đồng bộ giữa phòng ngự và phản công, các tiền vệ không làm chủ được khu vực giữa sân. Được chọn thay , Hoàng Đức xứng đáng được ca ngợi bởi anh chơi thật sự hiệu quả. iếp tục là mỏ neo an toàn còn hàng thủ với bộ ba trung vệ Ngọc Hải, Tiến Dũng, Duy Mạnh cũng đã có một trận đấu xứng đáng được điểm 9.Chọn cách tiếp cận trận đấu chính xác, xử lý tình huống tốt và ghi được bàn thắng, đội có thêm được 3 điểm để chờ đến trận cuối cùng gặp đội tuyển UAE vào ngày 15.6 – trận đấu được xem như chung kết của bảng G
Thanked by 1 Member:
|
|
#1399
Gửi vào 14/06/2021 - 21:51
Bộ Công an làm rõ ai đứng phía sau vụ Báo điện tử VOV bị tấn công
14/06/2021
Lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng cao (A05 - Bộ Công an) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành điều tra, làm rõ nhóm đối tượng VOV.
Ngày 14.6, ông Ngô Thiệu Phong, Tổng biên tập Báo điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam), cho biết cơ quan này đã gửi công văn đề nghị Bộ Công an các cuộc tấn công mạng nhằm vào trang báo điện tử VOV và nền tảng của cơ quan này.
Một lãnh đạo Cục A05 cũng xác nhận đã nhận được công văn của VOV và đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra làm rõ.
Trước đó, ngày 12.6, Báo điện tử VOV đăng tải 2 bài viết liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ ) gồm: “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” và “Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Theo VOV, các bài viết ghi chép khách quan ý kiến của các chuyên gia, không chụp mũ hay thể hiện quan điểm chủ quan của tác giả, tòa soạn. Trong 2 bài viết, các chuyên gia là chính khách, luật sư, nhà báo... nêu quan điểm: cá nhân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải thực hiện quyền đó trong khuôn khổ pháp luật. Không thể lợi dụng mạng xã hội, livestream để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
Vấn đề này đã được luật hóa và thể hiện trong luật An ninh mạng, luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản khác.
Tuy nhiên, sau khi loạt bài viết được đăng tải, một số đối tượng đã có hành vi kích động, tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo Điện tử VOV. Trong đó, đỉnh điểm là việc (từ chối dịch vụ) nhằm vào Báo điện tử VOV trong ngày 13.6; tấn công Fanpage của của báo; gửi email, gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn, xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa, thóa mạ...
Trước đó, lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông đã chỉ đạo Viettel và VNPT gấp rút xử lý việc Báo Điện tử VOV bị tấn công mạng trong 2 ngày 12 và 13.6.
---------------------
Vì sao các cầu thủ Đan Mạch phải dựng rào che chắn cho Eriksen
Không va chạm, cũng không có bất kỳ tác động bên ngoài nào, Christian Eriksen bất ngờ ngã gục xuống sân bóng ở phút 43 trận mở màn Euro 2020 của bảng B giữa Đan Mạch và Phần Lan.
Trận đấu phải tạm dừng sau sự cố y tế bất ngờ. Các đồng đội của Eriksen, nhiều người đã rơi nước mắt, đã tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh khi tiền vệ 29 tuổi được hô hấp nhân tạo.
Toàn bộ khung cảnh hỗn loạn trên sân vận động Parken (Copenhagen) được các máy quay bắt trọn. Trong khi các kênh truyền hình của Đan Mạch, Thụy Điển lựa chọn dừng phát sóng ngay khi các nhân viên y tế chạy vào sân.
BBC, ESPN và Univision vẫn tiếp sóng cận cảnh Eriksen được bác sĩ ép tim, hô hấp nhân tạo và hình ảnh vợ anh hoảng loạn, bật khóc khi thấy chồng nằm bất động trên sân.
Những hình ảnh đau thương được phát tán rộng rãi khiến khán giả sốc, khó chịu và bức xúc. Các nhà đài bị chỉ trích vì hành động tiếp sóng một cách vô cảm, biến tai nạn, bi kịch của người khác thành yếu tố giật gân thu hút sự chú ý của người xem.
Khai thác bi kịch cá nhân
Sau hàng loạt bài đăng phản đối, chỉ trích từ khán giả, chuyên gia và cả những cầu thủ nổi tiếng, BBC cuối cùng đã đưa ra lời xin lỗi và giải thích các cảnh quay "nằm ngoài tầm kiểm soát" vì được cung cấp bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).
BBC nhiều khả năng phải đối mặt với hình phạt từ cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) với cáo buộc vi phạm quy định phát sóng.
Theo mục 8, điều 16 của bộ luật phát sóng Ofcom, "trừ khi được những người có liên quan cho phép, các đài truyền hình không nên lấy hoặc phát các đoạn phim/âm thanh về người được cấp cứu, nạn nhân trong các vụ tai nạn hoặc những người đang gặp phải thảm kịch, ngay cả khi sự việc xảy ra tại nơi công cộng để tránh xâm phạm quyền riêng tư".
Trong khi đó, cả ESPN và Univision chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào sau khi bị chỉ trích.
Hai tháng trước, ESPN cũng vướng bê bối tương tự. Kênh truyền hình này bị khán giả phản đối vì khai thác một cách tàn nhẫn những bi kịch cá nhân của dàn cầu thủ bóng bầu dục dự giải NFL Draft 2020.
Trong bảng giới thiệu các cầu thủ trẻ, ESPN cố gắng lồng ghép câu chuyện riêng tư của từng người bên cạnh những chi tiết về thành tích, kinh nghiệm thi đấu để cho thấy "nỗ lực vượt qua nghịch cảnh của họ".
Từ cái chết của những người thân yêu vì bệnh tật, tai nạn quái ác cho đến tuổi thơ đói khát, vô gia cư, người mẹ nghiện ma túy, người cha nghiện rượu... ESPN đã đào sâu những tình tiết đau thương khiến khán giả cảm thấy khó chịu.
Andy Nesbitt, nhà báo phụ trách chuyên mục For The Win của USA Today, viết: "Tất cả câu chuyện đều không cần thiết. Ở cấp độ con người, thật khủng khiếp và đáng buồn khi rất nhiều cầu thủ và người dân trên thế giới đã phải chịu những mất mát như vậy trong cuộc sống của họ. Nhưng bạn biết điều gì tệ hại hơn không? Đó là cách ESPN cố gắng khai thác những câu chuyện này sau khi một cầu thủ được chọn để chơi ở NFL".
Lằn ranh phân định
Không chỉ trong thể thao, khai thác hình ảnh, câu chuyện tai nạn, bi kịch để khơi gợi, câu kéo sự thương cảm, nước mắt của người xem - còn được định nghĩa là "tragedy porn" - có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Tháng 10/2016, tạp chí TIME chia sẻ một video ghi lại hình ảnh đau đớn của cậu bé 8 tuổi sau khi nhận tin mẹ qua đời do sử dụng heroin quá liều.
Clip được quay bởi cha cậu bé và sau đó được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông "để những người nghiện có con cái có thể thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện ngập".
Tuy nhiên, ngay sau khi phát tán clip, TIME đã bị cáo buộc sử dụng chiêu trò "tragedy porn" khi bóc lột cảm xúc của một đứa trẻ vừa mất mẹ.
Không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, "tragedy porn" trong nhiều trường hợp còn có thể cô lập cả một nhóm người.
Đoạn video về một đứa trẻ khóc lóc sau cái chết của người mẹ nghiện ngập cho thấy kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra của việc lạm dụng thuốc phiện. Tuy nhiên, nó không góp phần hạn chế thực trạng mà chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa những người nghiện và không nghiện.
Theo nhà xã hội học Robert Merton, không phải tất cả hình ảnh, câu chuyện thảm kịch được chia sẻ đều là "tragedy porn". Sự phân định còn phụ thuộc vào mục đích và đạo đức của việc lan truyền.
"Nếu bạn đăng một hình ảnh đau khổ với mục tiêu tìm kiếm lượt thích và lượt retweet thì đó chắc chắn là tragedy porn".
Chuyên gia nhận định khi những khoảnh khắc bi thảm về những người thuộc một nhóm nhân khẩu học cụ thể được hiển thị liên tục, mật độ dày đặc thường sẽ gây ra hậu quả xấu.
"Khi có quá nhiều bạo lực chống lại một nhóm cụ thể như người da đen, gốc Á, phụ nữ... người ta tin rằng không thể làm gì khác hơn ngoài việc chấp nhận. Hình ảnh và video mô tả sự khó khăn chỉ nhằm mục đích vụ lợi cá nhân và gợi lên lòng thương hại vô nghĩa".
Các cầu thủ Đan Mạch che chắn cho đồng đội đang được cấp cứu. Ảnh: AFP.
14/06/2021
Lãnh đạo Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng cao (A05 - Bộ Công an) cho biết, các đơn vị nghiệp vụ đang tiến hành điều tra, làm rõ nhóm đối tượng VOV.
Ngày 14.6, ông Ngô Thiệu Phong, Tổng biên tập Báo điện tử VOV (Đài Tiếng nói Việt Nam), cho biết cơ quan này đã gửi công văn đề nghị Bộ Công an các cuộc tấn công mạng nhằm vào trang báo điện tử VOV và nền tảng của cơ quan này.
Một lãnh đạo Cục A05 cũng xác nhận đã nhận được công văn của VOV và đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ vào cuộc điều tra làm rõ.
Trước đó, ngày 12.6, Báo điện tử VOV đăng tải 2 bài viết liên quan đến bà Nguyễn Phương Hằng (vợ ông Huỳnh Uy Dũng, chủ ) gồm: “Bà Phương Hằng với các livestream lệch chuẩn: Đã đến lúc cần xử lý nghiêm” và “Không thể cho mình quyền xúc phạm bất kỳ ai trên mạng”.
Theo VOV, các bài viết ghi chép khách quan ý kiến của các chuyên gia, không chụp mũ hay thể hiện quan điểm chủ quan của tác giả, tòa soạn. Trong 2 bài viết, các chuyên gia là chính khách, luật sư, nhà báo... nêu quan điểm: cá nhân có quyền tự do ngôn luận nhưng phải thực hiện quyền đó trong khuôn khổ pháp luật. Không thể lợi dụng mạng xã hội, livestream để xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác.
Vấn đề này đã được luật hóa và thể hiện trong luật An ninh mạng, luật An toàn thông tin mạng, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, bộ luật Hình sự 2015 và một số văn bản khác.
Tuy nhiên, sau khi loạt bài viết được đăng tải, một số đối tượng đã có hành vi kích động, tạo các tài khoản ảo để tấn công nhiều nền tảng của Báo Điện tử VOV. Trong đó, đỉnh điểm là việc (từ chối dịch vụ) nhằm vào Báo điện tử VOV trong ngày 13.6; tấn công Fanpage của của báo; gửi email, gọi điện xúc phạm đến các nhân vật đã trả lời phỏng vấn, xúc phạm phóng viên viết bài bằng những tin nhắn đe dọa, thóa mạ...
Trước đó, lãnh đạo Bộ Thông tin - Truyền thông đã chỉ đạo Viettel và VNPT gấp rút xử lý việc Báo Điện tử VOV bị tấn công mạng trong 2 ngày 12 và 13.6.
---------------------
Vì sao các cầu thủ Đan Mạch phải dựng rào che chắn cho Eriksen
- Thứ hai, 14/6/2021 05:49 (GMT+7)
Không va chạm, cũng không có bất kỳ tác động bên ngoài nào, Christian Eriksen bất ngờ ngã gục xuống sân bóng ở phút 43 trận mở màn Euro 2020 của bảng B giữa Đan Mạch và Phần Lan.
Trận đấu phải tạm dừng sau sự cố y tế bất ngờ. Các đồng đội của Eriksen, nhiều người đã rơi nước mắt, đã tạo thành hàng rào bảo vệ xung quanh khi tiền vệ 29 tuổi được hô hấp nhân tạo.
Toàn bộ khung cảnh hỗn loạn trên sân vận động Parken (Copenhagen) được các máy quay bắt trọn. Trong khi các kênh truyền hình của Đan Mạch, Thụy Điển lựa chọn dừng phát sóng ngay khi các nhân viên y tế chạy vào sân.
BBC, ESPN và Univision vẫn tiếp sóng cận cảnh Eriksen được bác sĩ ép tim, hô hấp nhân tạo và hình ảnh vợ anh hoảng loạn, bật khóc khi thấy chồng nằm bất động trên sân.
Những hình ảnh đau thương được phát tán rộng rãi khiến khán giả sốc, khó chịu và bức xúc. Các nhà đài bị chỉ trích vì hành động tiếp sóng một cách vô cảm, biến tai nạn, bi kịch của người khác thành yếu tố giật gân thu hút sự chú ý của người xem.
Khai thác bi kịch cá nhân
Sau hàng loạt bài đăng phản đối, chỉ trích từ khán giả, chuyên gia và cả những cầu thủ nổi tiếng, BBC cuối cùng đã đưa ra lời xin lỗi và giải thích các cảnh quay "nằm ngoài tầm kiểm soát" vì được cung cấp bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA).
BBC nhiều khả năng phải đối mặt với hình phạt từ cơ quan quản lý truyền thông của Anh (Ofcom) với cáo buộc vi phạm quy định phát sóng.
Theo mục 8, điều 16 của bộ luật phát sóng Ofcom, "trừ khi được những người có liên quan cho phép, các đài truyền hình không nên lấy hoặc phát các đoạn phim/âm thanh về người được cấp cứu, nạn nhân trong các vụ tai nạn hoặc những người đang gặp phải thảm kịch, ngay cả khi sự việc xảy ra tại nơi công cộng để tránh xâm phạm quyền riêng tư".
Trong khi đó, cả ESPN và Univision chưa đưa ra bất kỳ thông báo nào sau khi bị chỉ trích.
Hai tháng trước, ESPN cũng vướng bê bối tương tự. Kênh truyền hình này bị khán giả phản đối vì khai thác một cách tàn nhẫn những bi kịch cá nhân của dàn cầu thủ bóng bầu dục dự giải NFL Draft 2020.
Trong bảng giới thiệu các cầu thủ trẻ, ESPN cố gắng lồng ghép câu chuyện riêng tư của từng người bên cạnh những chi tiết về thành tích, kinh nghiệm thi đấu để cho thấy "nỗ lực vượt qua nghịch cảnh của họ".
Từ cái chết của những người thân yêu vì bệnh tật, tai nạn quái ác cho đến tuổi thơ đói khát, vô gia cư, người mẹ nghiện ma túy, người cha nghiện rượu... ESPN đã đào sâu những tình tiết đau thương khiến khán giả cảm thấy khó chịu.
Andy Nesbitt, nhà báo phụ trách chuyên mục For The Win của USA Today, viết: "Tất cả câu chuyện đều không cần thiết. Ở cấp độ con người, thật khủng khiếp và đáng buồn khi rất nhiều cầu thủ và người dân trên thế giới đã phải chịu những mất mát như vậy trong cuộc sống của họ. Nhưng bạn biết điều gì tệ hại hơn không? Đó là cách ESPN cố gắng khai thác những câu chuyện này sau khi một cầu thủ được chọn để chơi ở NFL".
Lằn ranh phân định
Không chỉ trong thể thao, khai thác hình ảnh, câu chuyện tai nạn, bi kịch để khơi gợi, câu kéo sự thương cảm, nước mắt của người xem - còn được định nghĩa là "tragedy porn" - có thể xảy ra trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Tháng 10/2016, tạp chí TIME chia sẻ một video ghi lại hình ảnh đau đớn của cậu bé 8 tuổi sau khi nhận tin mẹ qua đời do sử dụng heroin quá liều.
Clip được quay bởi cha cậu bé và sau đó được lan truyền rộng rãi trên phương tiện truyền thông "để những người nghiện có con cái có thể thấy được hậu quả nghiêm trọng của việc nghiện ngập".
Tuy nhiên, ngay sau khi phát tán clip, TIME đã bị cáo buộc sử dụng chiêu trò "tragedy porn" khi bóc lột cảm xúc của một đứa trẻ vừa mất mẹ.
Không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, "tragedy porn" trong nhiều trường hợp còn có thể cô lập cả một nhóm người.
Đoạn video về một đứa trẻ khóc lóc sau cái chết của người mẹ nghiện ngập cho thấy kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra của việc lạm dụng thuốc phiện. Tuy nhiên, nó không góp phần hạn chế thực trạng mà chỉ làm gia tăng khoảng cách giữa những người nghiện và không nghiện.
Theo nhà xã hội học Robert Merton, không phải tất cả hình ảnh, câu chuyện thảm kịch được chia sẻ đều là "tragedy porn". Sự phân định còn phụ thuộc vào mục đích và đạo đức của việc lan truyền.
"Nếu bạn đăng một hình ảnh đau khổ với mục tiêu tìm kiếm lượt thích và lượt retweet thì đó chắc chắn là tragedy porn".
Chuyên gia nhận định khi những khoảnh khắc bi thảm về những người thuộc một nhóm nhân khẩu học cụ thể được hiển thị liên tục, mật độ dày đặc thường sẽ gây ra hậu quả xấu.
"Khi có quá nhiều bạo lực chống lại một nhóm cụ thể như người da đen, gốc Á, phụ nữ... người ta tin rằng không thể làm gì khác hơn ngoài việc chấp nhận. Hình ảnh và video mô tả sự khó khăn chỉ nhằm mục đích vụ lợi cá nhân và gợi lên lòng thương hại vô nghĩa".
Các cầu thủ Đan Mạch che chắn cho đồng đội đang được cấp cứu. Ảnh: AFP.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1400
Gửi vào 14/06/2021 - 22:05
Nhiều sai phạm nghiêm trọng tại Cục Thi hành án dân sự Đắk Lắk
14/06/2021
Ngày 14-6, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk xác nhận đã lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin theo đơn tố cáo của người dân xung quanh các sai phạm tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đắk Lắk.
Theo nguồn tin, tháng 11-2020, Tổng cục THADS đã có kết luận về hàng loạt sai phạm về tuyển dụng, bổ nhiệm, công tác tài chính, thi hành án… tại Cục THADS tỉnh Đắk Lắk.
Tráo gỗ tang vật bị phát hiện thì… đền tiền
Theo kết luận của Tổng cục THADS, một trong những sai phạm nghiêm trọng được chỉ ra là vụ đánh tráo gỗ tang vật trong vụ án bà .
Theo đó, từ ngày 29 đến 31-8-2016, Cục THADS đã tiếp nhận hơn 622,6m3 gỗ (là tang vật thu giữ tại Công ty TNHH Hiền Thái do bà Hiền làm chủ - PV) từ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 3-11-2017, ông Bùi Đăng Thủy, cục trưởng Cục THADS Đắk Lắk, ra quyết định thi hành bản án hình sự ngày 1-8-2017 với nội dung sung công quỹ hơn 622,6m3 gỗ nêu trên.
Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao thì có 54 lóng gỗ (12,3m3) không đúng chủng loại theo bảng kê lâm sản mà Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển giao cho Cục THADS Đắk Lắk.
Sau đó, Cục THADS Đắk Lắk đã thu từ chấp hành viên Hoàng Thị Thu Phương số tiền hơn 365 triệu đồng (số tiền chênh lệch của 54 lóng gỗ bị tráo đổi - PV) để bồi thường cho công quỹ. Số tiền này, bà Phương lại lấy từ Công ty TNHH Hiền Thái để giao nộp cho cơ quan, khắc phục sai sót… của mình.
Theo kết luận của Tổng cục THADS, sai phạm xảy ra là do Cục THADS Đắk Lắk trước khi thuê kho đã không xây dựng và phê duyệt phương án thuê kho. Khi phát hiện 54 lóng gỗ có nghi vấn sai lệch chủng loại nhưng chấp hành viên vẫn giao cho Sở Tài chính Đắk Lắk sung công là sai với nội dung bản án phải thi hành.
Việc để xảy ra việc tráo 54 lóng gỗ, theo Cục THADS, là sai phạm nghiêm trọng, nhưng ông Bùi Đăng Thủy không phối hợp với cơ quan liên quan để điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan.
Ngoài ra, Cục THADS Đắk Lắk còn có sai phạm khi thanh lý hợp đồng, thanh toán tiền trông coi (400 triệu đồng) cho Công ty TNHH Hiền Thái mà tài sản bàn giao không đúng hiện trạng.
Tùy tiện bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ, viên chức
Theo kết luận của Tổng cục THADS, Cục THADS Đắk Lắk còn mất tập trung dân chủ trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức trong ngành. Cụ thể, từ năm 2012 đến 2016 (từ năm 2016 đến nay, việc tuyển dụng thuộc thẩm quyền của Tổng cục THADS - PV), Cục THADS Đắk Lắk xét tuyển 27 trường hợp.
Tuy nhiên, trong việc xét tuyển có 6/27 trường hợp chưa có bằng cử nhân luật (một tiêu chuẩn bắt buộc - PV). Trong 4 năm (2012-2016), Cục THADS Đắk Lắk đã ra quyết định điều động, bổ nhiệm 9 trường hợp nhưng đều không thực hiện đầy đủ quy trình đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến.
Trong số này, ngày 27-1-2016, ông Thủy ký quyết định bổ nhiệm bà Phan Thị Loan làm phó chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Buôn Hồ nhưng không tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo; thời điểm này, bà Loan chưa đủ tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị để được bổ nhiệm.
Tiếp đến, ngày 28-4-2017, ông Thủy lại ký quyết định điều động bà Loan từ thị xã Buôn Hồ về làm phó trưởng phòng tổ chức cán bộ Cục THADS Đắk Lắk khi chưa trao đổi với lãnh đạo nơi công tác của bà Loan, cũng như chưa thống nhất với nơi tiếp nhận. Vào thời điểm này, bà Loan vẫn còn thiếu tiêu chuẩn lý luận chính trị…
Ngoài ra, Cục THADS Đắk Lắk còn cử ông Nguyễn Hữu Năm - phó chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Ea Súp - thi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch chấp hành viên trung cấp khi ông này "chưa hết án kỷ luật".
Chưa hết, trong 4 năm, Cục THADS Đắk Lắk đã điều động 19 viên chức giữ chức vụ một cách tùy tiện, không đầy đủ các quy trình, gây bức xúc…
Theo Tổng cục THADS, các vi phạm tại Cục THADS Đắk Lắk có biểu hiện mất tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, tài chính, quản lý vật chứng... Các sai phạm là rất nghiêm trọng nhưng chậm khắc phục và trách nhiệm chính, trước nhất thuộc về ông Bùi Đăng Thủy.
Theo nguồn tin tại Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, mới đây, đơn vị này cũng nhận đơn tố cáo không ghi tên người gửi nhưng lại có nhiều thông tin xác thực, được kết luận về các hành vi vi phạm tại Cục THADS Đắk Lắk. Đơn thể hiện các sai phạm được cho là rất nghiêm trọng, đã kết luận từ lâu nhưng đến nay chưa thấy khắc phục.
"Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã cử cán bộ đi nắm tình hình, xác minh. Khi có báo cáo của tổ công tác, đơn vị sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và tổ chức kiểm tra để có kết luận sai phạm nếu có", nguồn tin cho hay.
Cũng theo nguồn tin, Tổng cục THADS đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền đối với ông Bùi Đăng Thủy và gửi hồ sơ để Tỉnh ủy Đắk Lắk xử lý về mặt Đảng.
Cục trưởng cáo ốm, chánh văn phòng nói... chờ cục trưởng về
Để làm rõ các vấn đề này, phóng viên đã liên hệ ông Bùi Đăng Thủy nhưng ông này nói đang đi chữa bệnh, không có mặt ở cơ quan, không trả lời điện thoại.
Phóng viên liên hệ với ông Hoàng Đức Sỹ, chánh văn phòng Cục THADS Đắk Lắk, thì ông này cho biết phát ngôn chính, duy nhất của đơn vị là ông Thủy. Khi nào ông Thủy đi chữa bệnh về sẽ trả lời, còn khi nào về thì ông Sỹ không biết.
14/06/2021
Ngày 14-6, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk xác nhận đã lập đoàn kiểm tra, xác minh thông tin theo đơn tố cáo của người dân xung quanh các sai phạm tại Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đắk Lắk.
Theo nguồn tin, tháng 11-2020, Tổng cục THADS đã có kết luận về hàng loạt sai phạm về tuyển dụng, bổ nhiệm, công tác tài chính, thi hành án… tại Cục THADS tỉnh Đắk Lắk.
Tráo gỗ tang vật bị phát hiện thì… đền tiền
Theo kết luận của Tổng cục THADS, một trong những sai phạm nghiêm trọng được chỉ ra là vụ đánh tráo gỗ tang vật trong vụ án bà .
Theo đó, từ ngày 29 đến 31-8-2016, Cục THADS đã tiếp nhận hơn 622,6m3 gỗ (là tang vật thu giữ tại Công ty TNHH Hiền Thái do bà Hiền làm chủ - PV) từ Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an.
Ngày 3-11-2017, ông Bùi Đăng Thủy, cục trưởng Cục THADS Đắk Lắk, ra quyết định thi hành bản án hình sự ngày 1-8-2017 với nội dung sung công quỹ hơn 622,6m3 gỗ nêu trên.
Tuy nhiên, trong quá trình bàn giao thì có 54 lóng gỗ (12,3m3) không đúng chủng loại theo bảng kê lâm sản mà Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã chuyển giao cho Cục THADS Đắk Lắk.
Sau đó, Cục THADS Đắk Lắk đã thu từ chấp hành viên Hoàng Thị Thu Phương số tiền hơn 365 triệu đồng (số tiền chênh lệch của 54 lóng gỗ bị tráo đổi - PV) để bồi thường cho công quỹ. Số tiền này, bà Phương lại lấy từ Công ty TNHH Hiền Thái để giao nộp cho cơ quan, khắc phục sai sót… của mình.
Theo kết luận của Tổng cục THADS, sai phạm xảy ra là do Cục THADS Đắk Lắk trước khi thuê kho đã không xây dựng và phê duyệt phương án thuê kho. Khi phát hiện 54 lóng gỗ có nghi vấn sai lệch chủng loại nhưng chấp hành viên vẫn giao cho Sở Tài chính Đắk Lắk sung công là sai với nội dung bản án phải thi hành.
Việc để xảy ra việc tráo 54 lóng gỗ, theo Cục THADS, là sai phạm nghiêm trọng, nhưng ông Bùi Đăng Thủy không phối hợp với cơ quan liên quan để điều tra, xác minh làm rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể liên quan.
Ngoài ra, Cục THADS Đắk Lắk còn có sai phạm khi thanh lý hợp đồng, thanh toán tiền trông coi (400 triệu đồng) cho Công ty TNHH Hiền Thái mà tài sản bàn giao không đúng hiện trạng.
Tùy tiện bổ nhiệm, điều chuyển cán bộ, viên chức
Theo kết luận của Tổng cục THADS, Cục THADS Đắk Lắk còn mất tập trung dân chủ trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động cán bộ, công chức trong ngành. Cụ thể, từ năm 2012 đến 2016 (từ năm 2016 đến nay, việc tuyển dụng thuộc thẩm quyền của Tổng cục THADS - PV), Cục THADS Đắk Lắk xét tuyển 27 trường hợp.
Tuy nhiên, trong việc xét tuyển có 6/27 trường hợp chưa có bằng cử nhân luật (một tiêu chuẩn bắt buộc - PV). Trong 4 năm (2012-2016), Cục THADS Đắk Lắk đã ra quyết định điều động, bổ nhiệm 9 trường hợp nhưng đều không thực hiện đầy đủ quy trình đối với nguồn nhân sự từ nơi khác đến.
Trong số này, ngày 27-1-2016, ông Thủy ký quyết định bổ nhiệm bà Phan Thị Loan làm phó chi cục trưởng Chi cục THADS thị xã Buôn Hồ nhưng không tổ chức hội nghị tập thể lãnh đạo; thời điểm này, bà Loan chưa đủ tiêu chuẩn trình độ lý luận chính trị để được bổ nhiệm.
Tiếp đến, ngày 28-4-2017, ông Thủy lại ký quyết định điều động bà Loan từ thị xã Buôn Hồ về làm phó trưởng phòng tổ chức cán bộ Cục THADS Đắk Lắk khi chưa trao đổi với lãnh đạo nơi công tác của bà Loan, cũng như chưa thống nhất với nơi tiếp nhận. Vào thời điểm này, bà Loan vẫn còn thiếu tiêu chuẩn lý luận chính trị…
Ngoài ra, Cục THADS Đắk Lắk còn cử ông Nguyễn Hữu Năm - phó chi cục trưởng Chi cục THADS huyện Ea Súp - thi nâng ngạch và bổ nhiệm vào ngạch chấp hành viên trung cấp khi ông này "chưa hết án kỷ luật".
Chưa hết, trong 4 năm, Cục THADS Đắk Lắk đã điều động 19 viên chức giữ chức vụ một cách tùy tiện, không đầy đủ các quy trình, gây bức xúc…
Theo Tổng cục THADS, các vi phạm tại Cục THADS Đắk Lắk có biểu hiện mất tập trung dân chủ trong công tác cán bộ, tài chính, quản lý vật chứng... Các sai phạm là rất nghiêm trọng nhưng chậm khắc phục và trách nhiệm chính, trước nhất thuộc về ông Bùi Đăng Thủy.
Theo nguồn tin tại Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Lắk, mới đây, đơn vị này cũng nhận đơn tố cáo không ghi tên người gửi nhưng lại có nhiều thông tin xác thực, được kết luận về các hành vi vi phạm tại Cục THADS Đắk Lắk. Đơn thể hiện các sai phạm được cho là rất nghiêm trọng, đã kết luận từ lâu nhưng đến nay chưa thấy khắc phục.
"Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy đã cử cán bộ đi nắm tình hình, xác minh. Khi có báo cáo của tổ công tác, đơn vị sẽ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và tổ chức kiểm tra để có kết luận sai phạm nếu có", nguồn tin cho hay.
Cũng theo nguồn tin, Tổng cục THADS đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo về mặt chính quyền đối với ông Bùi Đăng Thủy và gửi hồ sơ để Tỉnh ủy Đắk Lắk xử lý về mặt Đảng.
Cục trưởng cáo ốm, chánh văn phòng nói... chờ cục trưởng về
Để làm rõ các vấn đề này, phóng viên đã liên hệ ông Bùi Đăng Thủy nhưng ông này nói đang đi chữa bệnh, không có mặt ở cơ quan, không trả lời điện thoại.
Phóng viên liên hệ với ông Hoàng Đức Sỹ, chánh văn phòng Cục THADS Đắk Lắk, thì ông này cho biết phát ngôn chính, duy nhất của đơn vị là ông Thủy. Khi nào ông Thủy đi chữa bệnh về sẽ trả lời, còn khi nào về thì ông Sỹ không biết.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1401
Gửi vào 15/06/2021 - 21:35
TP H.C.M xin Thủ tướng được chủ động tìm nguồn vắc-xin Covid-19
15-06-2021
UBND TP H.C.M cho biết để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất thì việc mua vắc-xin phòng Covid-19 là vấn đề cấp bách.
UBND TP H.C.M vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc mua và sử dụng cho TP.
Theo đó, UBND TP H.C.M xin kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP được chủ động đàm phán tìm nguồn vắc-xin từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vắc-xin để nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 về Việt Nam.
Việc triển khai tiêm chủng đối với nguồn vắc-xin phòng Covid-19 do doanh nghiệp tự nhập khẩu hoặc thuê nhập khẩu.
Sau khi vắc-xin được Bộ Y tế cấp phép, nhập khẩu về Việt Nam và được kiểm định đảm bảo chất lượng, UBND TP H.C.M kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng triển khai việc tiêm vắc-xin cho toàn thể cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, giá dịch vụ tiêm chủng theo hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đơn vị tiêm chủng.
Nêu lý do cho những kiến nghị, đề xuất trên, UBND TP H.C.M cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca bệnh ngày càng tăng với sự xuất hiện và lây nhiễm mạnh của các biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh, Ấn Độ. TP H.C.M đã huy động nhiều nguồn lực tham gia chống dịch, từ nhân viên y tế cho đến lực lượng của chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành và cộng đồng.
Hiện nay, TP H.C.M có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên; số công nhân và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong các khu công nghiệp là rất lớn với trên 1,6 triệu người.
Tuy nhiên đến nay TP H.C.M mới nhận được 140.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 và triển khai tiêm phòng được 64.366 người được tiêm 1 mũi và 10.179 người tiêm đủ 2 mũi.
Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP H.C.M được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất thì việc mua vắc-xin phòng Covid-19 là vấn đề cấp bách.
Nhất là việc chủ động tìm nguồn vắc-xin rất phù hợp với chủ trương về xã hội hóa trong việc mua, nhập khẩu và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ tại Công văn số 50/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết số 21/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.
Cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Thông báo số 137/2021 của Văn phòng Chính phủ với tinh thần "chống dịch như chống giặc", "tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh"; "quyết liệt hơn nữa trong triển khai Chiến lược vắc-xin tổng thể, toàn diện, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn cung vắc-xin đa dạng thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế, quần chúng và các biện pháp đặc biệt khác", "đẩy nhanh hơn nữa việc tìm nguồn, mua vắc-xin".
Cuối tờ trình, UBND TP H.C.M kính mong Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hỗ trợ TP trong việc này.
Phan Anh
-------------
Thực hư chuyện chàng trai 17 tuổi 'mượn 300.000 đồng, ăn mì tôm 19 ngày'
13/06/2021
Câu chuyện nam thanh niên 17 tuổi quê Lạng Sơn mắc kẹt trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang phải mượn 300.000 đồng mua mì tôm ăn dè 19 ngày, bán điện thoại khiến nhiều người đồng cảm. Sự thực đằng sau là gì?
Những ngày này, các tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin nam công nhân 17 tuổi quê Lạng Sơn xuống xã Tân Tiến, TP Bắc Giang ở trọ và làm thời vụ ở xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
Theo câu chuyện, do mới đi làm thời vụ, dịch COVID-19 bùng phát, anh này chưa được nhận lương nên mượn 300.000 đồng để mua một thùng mì ăn dè sẻn trong 19 ngày, hết mì phải uống nước trừ bữa.
Sau 21 ngày cách ly y tế, anh này mang điện thoại đi bán lấy tiền mua thùng mì nữa. Thấy tay chân thanh niên này run lẩy bẩy, người dân hỏi thì được cho biết mấy hôm nay không có gì ăn.
Thông tin trên khiến dư luận xôn xao, nhiều người chưa tìm hiểu sự việc đã lên án chính quyền ở khu phong tỏa thiếu quan tâm, không cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân và tự thân đến ủng hộ cho chàng trai trên.
Sáng 13-6, Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Ngô Sỹ Long - trưởng ban dân vận, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP Bắc Giang.
Ông Long cho biết người thanh niên tên Lương Ngọc H. (sinh năm 2004, quê Lạng Sơn), làm nghề tự do gần khu công nghiệp, không phải công nhân do chưa đủ tuổi, trọ tại nhà bà Tăng Thị Tính ở xã Tân Tiến, TP Bắc Giang. Anh H. ở trong khu vực phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập" nên ăn mì gói nhưng không phải vì không có thực phẩm mà do không biết nấu cơm.
Ông Long cho hay: "Trên mạng xã hội có bài đăng kêu gọi hỗ trợ dù hoàn cảnh anh H. không phải khó khăn như thế. Người dân Việt Nam mình chia sẻ lắm. Con cô chủ nhà còn cho vay tiền. Bạn này ít nói, không tiếp xúc nhiều với mọi người nên 2-3 ngày đầu không tương tác với hàng xóm. Đến tối qua, anh H. được hỗ trợ khoảng 43 triệu đồng. Tôi đến nói chuyện thì chỉ 30 phút có mấy đoàn ủng hộ đồ ăn, quần áo…".
"Dù nhà trọ nhiều người lao động rất khó khăn nhưng bà con hàng xóm cũng hỗ trợ. Mỗi người một chút để vượt qua khó khăn. Nhưng khi bài đăng lên mạng số tiền hỗ trợ lên đến hàng chục triệu đồng. Việc này gây nên tâm lý "hay nên chăng mình làm cách nào đó để đưa tin đăng lên để nhận quà như thế"", ông Long quan ngại.
Anh Lương Ngọc H. chia sẻ: "Bà con ở thôn Xuân, xã Tân Tiến thân thiện và giúp đỡ trong lúc khó khăn. Tôi nhận gạo, đồ ăn, nước uống... Thông tin trên mạng có phần đúng có phần sai. Tôi không đọc bài báo nên không biết".
Ông Long khuyến cáo người dân nên thẩm định, chia sẻ thông tin từ nguồn của cơ quan MTTQ các cấp, chính quyền hay báo chính thống.
"Người dân nhận thông tin trên mạng nhưng không biết đúng hay sai, bản chất sự việc ra sao thì hãy liên hệ với chính quyền, MTTQ các cấp để được chỉ dẫn hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm", ông Long nhấn mạnh.
15-06-2021
UBND TP H.C.M cho biết để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất thì việc mua vắc-xin phòng Covid-19 là vấn đề cấp bách.
UBND TP H.C.M vừa có tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ về việc mua và sử dụng cho TP.
Theo đó, UBND TP H.C.M xin kiến nghị, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp trên địa bàn TP được chủ động đàm phán tìm nguồn vắc-xin từ các nhà sản xuất, phân phối có uy tín trên thế giới, được nhập khẩu hoặc thuê các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu vắc-xin để nhập khẩu vắc-xin phòng Covid-19 về Việt Nam.
Việc triển khai tiêm chủng đối với nguồn vắc-xin phòng Covid-19 do doanh nghiệp tự nhập khẩu hoặc thuê nhập khẩu.
Sau khi vắc-xin được Bộ Y tế cấp phép, nhập khẩu về Việt Nam và được kiểm định đảm bảo chất lượng, UBND TP H.C.M kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các doanh nghiệp được ký hợp đồng thuê các đơn vị có chức năng tiêm chủng triển khai việc tiêm vắc-xin cho toàn thể cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trên nguyên tắc đảm bảo an toàn, chất lượng, giá dịch vụ tiêm chủng theo hợp đồng thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đơn vị tiêm chủng.
Nêu lý do cho những kiến nghị, đề xuất trên, UBND TP H.C.M cho biết hiện nay tình hình dịch bệnh Covid-19 tại TP đang diễn biến hết sức phức tạp, số ca bệnh ngày càng tăng với sự xuất hiện và lây nhiễm mạnh của các biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh, Ấn Độ. TP H.C.M đã huy động nhiều nguồn lực tham gia chống dịch, từ nhân viên y tế cho đến lực lượng của chính quyền địa phương, cơ quan ban ngành và cộng đồng.
Hiện nay, TP H.C.M có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên; số công nhân và người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong các khu công nghiệp là rất lớn với trên 1,6 triệu người.
Tuy nhiên đến nay TP H.C.M mới nhận được 140.000 liều vắc-xin phòng Covid-19 và triển khai tiêm phòng được 64.366 người được tiêm 1 mũi và 10.179 người tiêm đủ 2 mũi.
Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số TP H.C.M được tiêm vắc-xin phòng Covid-19 trong thời gian sớm nhất thì việc mua vắc-xin phòng Covid-19 là vấn đề cấp bách.
Nhất là việc chủ động tìm nguồn vắc-xin rất phù hợp với chủ trương về xã hội hóa trong việc mua, nhập khẩu và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Chính phủ tại Công văn số 50/2021 của Văn phòng Trung ương Đảng thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Nghị quyết số 21/2021 của Chính phủ về mua và sử dụng vắc-xin phòng Covid-19.
Cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Thông báo số 137/2021 của Văn phòng Chính phủ với tinh thần "chống dịch như chống giặc", "tổng tiến công toàn lực, thần tốc để chặn đứng, đẩy lùi sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, nhanh chóng dập dịch, ổn định tình hình và khôi phục sản xuất, kinh doanh"; "quyết liệt hơn nữa trong triển khai Chiến lược vắc-xin tổng thể, toàn diện, hiệu quả; đẩy nhanh tiến độ tiếp cận các nguồn cung vắc-xin đa dạng thông qua các biện pháp ngoại giao, kinh tế, quần chúng và các biện pháp đặc biệt khác", "đẩy nhanh hơn nữa việc tìm nguồn, mua vắc-xin".
Cuối tờ trình, UBND TP H.C.M kính mong Thủ tướng Chính phủ sớm xem xét, chỉ đạo các bộ, ngành liên quan hỗ trợ TP trong việc này.
Phan Anh
-------------
Thực hư chuyện chàng trai 17 tuổi 'mượn 300.000 đồng, ăn mì tôm 19 ngày'
13/06/2021
Câu chuyện nam thanh niên 17 tuổi quê Lạng Sơn mắc kẹt trong vùng phong tỏa ở Bắc Giang phải mượn 300.000 đồng mua mì tôm ăn dè 19 ngày, bán điện thoại khiến nhiều người đồng cảm. Sự thực đằng sau là gì?
Những ngày này, các tài khoản mạng xã hội lan truyền thông tin nam công nhân 17 tuổi quê Lạng Sơn xuống xã Tân Tiến, TP Bắc Giang ở trọ và làm thời vụ ở xã Vân Trung, huyện Việt Yên (Bắc Giang).
Theo câu chuyện, do mới đi làm thời vụ, dịch COVID-19 bùng phát, anh này chưa được nhận lương nên mượn 300.000 đồng để mua một thùng mì ăn dè sẻn trong 19 ngày, hết mì phải uống nước trừ bữa.
Sau 21 ngày cách ly y tế, anh này mang điện thoại đi bán lấy tiền mua thùng mì nữa. Thấy tay chân thanh niên này run lẩy bẩy, người dân hỏi thì được cho biết mấy hôm nay không có gì ăn.
Thông tin trên khiến dư luận xôn xao, nhiều người chưa tìm hiểu sự việc đã lên án chính quyền ở khu phong tỏa thiếu quan tâm, không cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân và tự thân đến ủng hộ cho chàng trai trên.
Sáng 13-6, Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Ngô Sỹ Long - trưởng ban dân vận, chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP Bắc Giang.
Ông Long cho biết người thanh niên tên Lương Ngọc H. (sinh năm 2004, quê Lạng Sơn), làm nghề tự do gần khu công nghiệp, không phải công nhân do chưa đủ tuổi, trọ tại nhà bà Tăng Thị Tính ở xã Tân Tiến, TP Bắc Giang. Anh H. ở trong khu vực phong tỏa "nội bất xuất ngoại bất nhập" nên ăn mì gói nhưng không phải vì không có thực phẩm mà do không biết nấu cơm.
Ông Long cho hay: "Trên mạng xã hội có bài đăng kêu gọi hỗ trợ dù hoàn cảnh anh H. không phải khó khăn như thế. Người dân Việt Nam mình chia sẻ lắm. Con cô chủ nhà còn cho vay tiền. Bạn này ít nói, không tiếp xúc nhiều với mọi người nên 2-3 ngày đầu không tương tác với hàng xóm. Đến tối qua, anh H. được hỗ trợ khoảng 43 triệu đồng. Tôi đến nói chuyện thì chỉ 30 phút có mấy đoàn ủng hộ đồ ăn, quần áo…".
"Dù nhà trọ nhiều người lao động rất khó khăn nhưng bà con hàng xóm cũng hỗ trợ. Mỗi người một chút để vượt qua khó khăn. Nhưng khi bài đăng lên mạng số tiền hỗ trợ lên đến hàng chục triệu đồng. Việc này gây nên tâm lý "hay nên chăng mình làm cách nào đó để đưa tin đăng lên để nhận quà như thế"", ông Long quan ngại.
Anh Lương Ngọc H. chia sẻ: "Bà con ở thôn Xuân, xã Tân Tiến thân thiện và giúp đỡ trong lúc khó khăn. Tôi nhận gạo, đồ ăn, nước uống... Thông tin trên mạng có phần đúng có phần sai. Tôi không đọc bài báo nên không biết".
Ông Long khuyến cáo người dân nên thẩm định, chia sẻ thông tin từ nguồn của cơ quan MTTQ các cấp, chính quyền hay báo chính thống.
"Người dân nhận thông tin trên mạng nhưng không biết đúng hay sai, bản chất sự việc ra sao thì hãy liên hệ với chính quyền, MTTQ các cấp để được chỉ dẫn hỗ trợ đúng người, đúng thời điểm", ông Long nhấn mạnh.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1402
Gửi vào 15/06/2021 - 21:47
Đội tàu Trung Quốc hủy hoại ngư trường màu mỡ nhất thế giới
Việc các tàu cá Trung Quốc tăng cường đánh bắt cá trái phép, ồ ạt không kiểm soát, tạo ra đe dọa chưa từng có cho các nước ở Thái Bình Dương.
Vài lần mỗi tháng, tất cả đàn ông ở Tokelau lại cùng nhau ra khơi. Các ngư dân khởi hành lúc nửa đêm. Mỗi chuyến đánh cá kéo dài 12 giờ.
Toàn bộ chiến lợi phẩm sau đó được phân thành các loại cá với kích cỡ khác nhau. Những gia đình đông người sẽ được nhận phần chia lớn hơn.
Trên khắp Thái Bình Dương, cách đánh cá truyền thống của người bản địa từ lâu đã tồn tại song song với hoạt động khai thác cá thương mại.
Khu vực Thái Bình Dương xuất khẩu 530.000 tấn sản phẩm hải sản trong năm 2019, giá trị 1,2 tỷ USD.
Những nước xuất khẩu lớn nhất là Papua New Guinea (470 triệu USD), Fiji (182 triệu USD), Micronesia (130 triệu USD), Vanuatu (108 triệu USD) và Quần đảo Solomon (101 triệu USD).
Trong khi đó, những nước nhập khẩu hải sản lớn nhất từ Thái Bình Dương gồm Philippines (195 triệu USD), Nhật Bản (130 triệu USD), Trung Quốc (100 triệu USD) và Mỹ (100 triệu USD).
Ngành công nghiệp đánh cá từng là câu chuyện thành công của khu vực Thái Bình Dương. Nhưng giờ đây, hoạt động đánh bắt cá trái phép, mà thủ phạm chính là đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc, đang biến các quốc gia trong khu vực thành nạn nhân, theo Guardian.
Ngư trường màu mỡ nhất thế giới
Năm 1982, 8 quốc gia Thái Bình Dương ký kết Thỏa thuận Nauru, theo đó các nước có thể cùng nhau đàm phán, cho phép tàu cá nước ngoài vào đánh cá trong vùng biển ở khu vực. Hình thức cho thuê ngư trường này mang về 500 triệu USD mỗi năm.
Nhưng những năm gần đây, Thái Bình Dương - ngư trường được coi là màu mỡ nhất thế giới, cung cấp hơn 50% sản lượng cá ngừ toàn cầu - đang trở thành nạn nhân của đánh cá bất hợp pháp. 20% sản lượng cá tại khu vực bị khai thác trái phép.
Các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương không có khả năng quản lý hiệu quả vùng biển thuộc quyền chủ quyền của họ. Điều này không chỉ làm thất thoát nguồn lợi nhuận trực tiếp từ khai thác hải sản, mà nguồn cá trên vùng biển của họ cũng bị khai thác cạn kiệt.
Những nước này cũng thường đối mặt lệnh trừng phạt từ các nước nhập khẩu, vì không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của sản phẩm.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Thái Bình Dương trực tiếp quản lý vùng lãnh hải của họ. Bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được quản lý và điều phối bởi một tổ chức liên chính phủ có tên Cơ quan Diễn đàn Thủy sản (FFA).
Sản lượng thủy sản khai thác từ vùng EEZ của các nước Thái Bình Dương mỗi năm có giá trị khoảng 26 tỷ USD, nhưng chỉ 10% trong số này đến tay các quốc gia trong khu vực.
Tại khu vực Thái Bình Dương, chỉ một số ít quốc gia có khả năng chế biến thủy sản để xuất khẩu sản phẩm có giá trị lớn hơn. Quy trình chế biến diễn ra chủ yếu trên các tàu cá công nghiệp nước ngoài, hoặc ở các thành phố châu Á khác như Bangkok hay Manila.
Bản thân các nước Thái Bình Dương cũng không có nhiều đội tàu đánh cá. Họ chủ yếu kiếm tiền nhờ cấp phép cho tàu nước ngoài khai thác trong khu vực.
Vùng biển nằm ngoài khu vực EEZ - vùng biển quốc tế không thuộc quyền chủ quyền của quốc gia nào, nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).
Năm 2019, sản lượng khai thác cá ngừ ở vùng biển quốc tế tại Thái Bình Dương là gần 3 triệu tấn, chiếm 55% sản lượng cá ngừ của thế giới. Những nước có đội tàu lớn hoạt động ở khu vực này là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tàu cá Trung Quốc thống trị khu vực
Trong 2 thập kỷ qua, tàu cá Trung Quốc thống trị các ngư trường trên vùng biển khu vực Thái Bình Dương.
Tàu cá Trung Quốc đi theo đội hình dài tới 100 km, mỗi chiếc có 3.000 lưỡi câu. Những tàu này dùng thiết bị điện tử để xác định vị trí đàn cá, sau đó dùng tàu cao tốc để quây lưới câu quanh đàn cá.
Trong quá trình đánh bắt cá, không ít tàu vô tình giết hại cá mập, cá heo và nhiều loài cá biển khác.
Sau khi đánh bắt cạn kiệt nguồn thủy sản tại các vùng biển gần đại lục, đội tàu cá Trung Quốc những năm qua ồ ạt tiến về ngư trường màu mỡ nhất thế giới ở Thái Bình Dương. Từ 2012, đội tàu cá Thái Bình Dương của Trung Quốc đã mở rộng hơn 500%.
Điều tra về tàu cá hoạt động ở Thái Bình Dương năm 2016 cho thấy số tàu cá mang cờ Trung Quốc vượt xa mọi quốc gia khác. Trung Quốc có 290 tàu cá công nghiệp được cấp phép, chiếm hơn 25% tổng số tàu cá công nghiệp hoạt động ở khu vực.
Các đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc hoàn toàn thống trị vùng biển quốc tế cũng như EEZ của nhiều quốc gia như Vanuatu.
Ngoài cá ngừ vây vàng và albacore, tàu cá Trung Quốc cũng đánh bắt cá mập để lấy vây, phần còn lại bị họ thải ra ngay trên biển.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc tìm cách chấm dứt hoạt động mua bán cá mập, thông qua lệnh cấm tiêu thụ súp cá mập. Tuy nhiên, số lượng đàn cá mập ngày càng suy giảm cho thấy hiệu quả hạn chế của nỗ lực này.
Theo thống kê của WCPFC, Trung Quốc có 600 tàu cá được cấp phép, trong tổng số 1.300 tàu cá nước ngoài hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương.
Đầu năm 2021, Trung Quốc ra lệnh cấm tàu cá nước này khai thác mực ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong vòng 3 tháng để nguồn thủy sản có thời gian phục hồi.
Các ước tính cho thấy Trung Quốc có khoảng 1.600-3.400 tàu cá. Tuy nhiên, nghiên cứu của ODI cho thấy số tàu cá Trung Quốc thực tế cao gấp 5-8 lần.
Trong giai đoạn 2017-2018, khoảng 12.490 tàu cá Trung Quốc đã hoạt động bên ngoài các vùng biển của Trung Quốc, nghiên cứu của ODI cho biết.
Đe dọa chưa từng có từ tàu cá Trung Quốc
Tàu cá Trung Quốc đối mặt vô số cáo buộc đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không được kiểm soát (IUU).
Tháng 1 vừa qua, Viện Brookings công bố nghiên cứu, dựa trên thông tin từ các cơ quan quản lý, giới công nghiệp và truyền thông, cho biết "hoạt động đánh cá của Trung Quốc tạo ra đe dọa trầm trọng chưa từng có về IUU".
Nghiên cứu của Viện Brookings cho biết nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước, dẫn tới việc Trung Quốc triển khai đội tàu cá khổng lồ càn quét khắp thế giới, đã gây ra "tác động tàn phá" cho những ngư trường màu mỡ.
Hồi đầu năm 2020, Ecuador cáo buộc ít nhất 150 tàu cá Trung Quốc tắt hệ thống định vị khi hoạt động trái phép gần quần đảo Galapagos.
Tới tháng 4/2020, Cục Kiểm ngư Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm mọi tàu cá và thuyền trưởng bị phát hiện đánh cá trái phép, không khai báo, không kiểm soát, bất kể khu vực hoạt động.
Nhưng các nhà quan sát hoài nghi hiệu quả lệnh cấm của Trung Quốc; bởi tới nay, tàu cá nước này vẫn tiếp tục tắt thiết bị theo dõi khi đánh cá ở Thái Bình Dương.
Đánh cá trái phép, không khai báo, không kiểm soát là vấn đề nghiêm trọng với các nước đang phát triển nói chung, và các nước nhỏ ở Thái Bình Dương nói riêng.
Báo cáo năm 2019 của World Resources Institute cho biết khoảng 7,2 triệu tấn thủy sản bị khai thác trái phép, không khai báo, không kiểm soát mỗi năm, trị giá 4,3 tỷ-8,3 tỷ USD.
Khoản thất thu vì đánh cá trái phép là một trong những nguyên nhân khiến các nước nhỏ, có xuất khẩu phụ thuộc nặng nề vào thủy sản, kiệt quệ về kinh tế; đồng thời hệ sinh thái của những nước này cũng bị hủy hoại.
Việc các nước Thái Bình Dương không đủ khả năng đối phó với tình trạng đánh cá trái phép cũng khiến họ trở thành nạn nhân các lệnh trừng phạt của EU.
"Thiệt hại cho các nước đang phát triển không chỉ về mặt kinh tế bởi họ mất nguồn thu từ cấp phép, mà còn là thiệt hại về tài nguyên dự trữ", Transform Aqorau, Đại sứ Quần đảo Solomon tại Mỹ, cho biết.
------------------------------------------------------------------------------------
Lái xe tải chèn ép, cầm tuýp sắt 'cà khịa' bị phạt 11 triệu
15/06/2021 18:41 GMT+7
Bực tức vì không vượt được xe con, nam thanh niên lái xe tải đã chèn ép rồi xuống xe cầm tuýp sắt để "nói chuyện". Chỉ 4 ngày sau, lái xe này đã bị Phòng CSGT Hà Nội triệu tập và xử phạt 11 triệu đồng.
Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) vừa thông tin, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt đối với Đỗ Xuân H. (SN 1991, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi lạng lách và đỗ xe trên đường không đúng nơi quy định.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào 17h44 ngày 11/6 trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, chiếc mang BKS 29C - 308.12 do một nam thanh niên điều khiển liên tục đánh võng trên đường để ép chiếc xe con dừng lại. Sau đó, người này xuống xe cầm theo gậy sắt đe dọa. Hành vi trên đã được camera hành trình trên chiếc ô tô con ghi lại.
Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh, Phòng CSGT đã vào cuộc điều tra làm rõ và xác định lái xe tải vi phạm trên là Đỗ Xuân H. Chiều 15/6, Phòng CSGT đã mời anh H. lên trụ sở để lập biên bản xử phạt với hai hành vi là lạng lách, đánh võng và dừng đỗ trái quy định trên đường cao tốc với tổng mức tiền phạt là 11 triệu. Đồng thời, lái xe này bị tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Tại trụ sở Phòng CSGT, lái xe tải Đỗ Xuân H. thừa nhận hành vi vi phạm. Theo tường trình, vào chiều ngày 11/6, trong quá trình điều khiển xe tải chở hàng hóa trên Quốc lộ 1B từ Bắc Ninh về Hà Nội, khi đến km 157, lái xe có xin vượt xe con phía trước nhưng không được.
Sau nhiều lần lái xe con không nhường đường, khi vượt lên được phía trước, sẵn tâm trạng bức xúc, lái xe H. đã cầm gậy sắt mở cửa xe để xuống “nói chuyện” với lái xe con. Sau khoảng hơn 1 phút không được "tiếp chuyện", lái xe này lại lên xe di chuyển.
Hoàng Hiệp
Việc các tàu cá Trung Quốc tăng cường đánh bắt cá trái phép, ồ ạt không kiểm soát, tạo ra đe dọa chưa từng có cho các nước ở Thái Bình Dương.
- 16 giờ trước
Vài lần mỗi tháng, tất cả đàn ông ở Tokelau lại cùng nhau ra khơi. Các ngư dân khởi hành lúc nửa đêm. Mỗi chuyến đánh cá kéo dài 12 giờ.
Toàn bộ chiến lợi phẩm sau đó được phân thành các loại cá với kích cỡ khác nhau. Những gia đình đông người sẽ được nhận phần chia lớn hơn.
Trên khắp Thái Bình Dương, cách đánh cá truyền thống của người bản địa từ lâu đã tồn tại song song với hoạt động khai thác cá thương mại.
Khu vực Thái Bình Dương xuất khẩu 530.000 tấn sản phẩm hải sản trong năm 2019, giá trị 1,2 tỷ USD.
Những nước xuất khẩu lớn nhất là Papua New Guinea (470 triệu USD), Fiji (182 triệu USD), Micronesia (130 triệu USD), Vanuatu (108 triệu USD) và Quần đảo Solomon (101 triệu USD).
Trong khi đó, những nước nhập khẩu hải sản lớn nhất từ Thái Bình Dương gồm Philippines (195 triệu USD), Nhật Bản (130 triệu USD), Trung Quốc (100 triệu USD) và Mỹ (100 triệu USD).
Ngành công nghiệp đánh cá từng là câu chuyện thành công của khu vực Thái Bình Dương. Nhưng giờ đây, hoạt động đánh bắt cá trái phép, mà thủ phạm chính là đội tàu cá khổng lồ của Trung Quốc, đang biến các quốc gia trong khu vực thành nạn nhân, theo Guardian.
Ngư trường màu mỡ nhất thế giới
Năm 1982, 8 quốc gia Thái Bình Dương ký kết Thỏa thuận Nauru, theo đó các nước có thể cùng nhau đàm phán, cho phép tàu cá nước ngoài vào đánh cá trong vùng biển ở khu vực. Hình thức cho thuê ngư trường này mang về 500 triệu USD mỗi năm.
Nhưng những năm gần đây, Thái Bình Dương - ngư trường được coi là màu mỡ nhất thế giới, cung cấp hơn 50% sản lượng cá ngừ toàn cầu - đang trở thành nạn nhân của đánh cá bất hợp pháp. 20% sản lượng cá tại khu vực bị khai thác trái phép.
Các quốc gia nhỏ ở Thái Bình Dương không có khả năng quản lý hiệu quả vùng biển thuộc quyền chủ quyền của họ. Điều này không chỉ làm thất thoát nguồn lợi nhuận trực tiếp từ khai thác hải sản, mà nguồn cá trên vùng biển của họ cũng bị khai thác cạn kiệt.
Những nước này cũng thường đối mặt lệnh trừng phạt từ các nước nhập khẩu, vì không bảo đảm nguồn gốc xuất xứ hợp pháp của sản phẩm.
17 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khu vực Thái Bình Dương trực tiếp quản lý vùng lãnh hải của họ. Bên ngoài lãnh hải là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) được quản lý và điều phối bởi một tổ chức liên chính phủ có tên Cơ quan Diễn đàn Thủy sản (FFA).
Sản lượng thủy sản khai thác từ vùng EEZ của các nước Thái Bình Dương mỗi năm có giá trị khoảng 26 tỷ USD, nhưng chỉ 10% trong số này đến tay các quốc gia trong khu vực.
Tại khu vực Thái Bình Dương, chỉ một số ít quốc gia có khả năng chế biến thủy sản để xuất khẩu sản phẩm có giá trị lớn hơn. Quy trình chế biến diễn ra chủ yếu trên các tàu cá công nghiệp nước ngoài, hoặc ở các thành phố châu Á khác như Bangkok hay Manila.
Bản thân các nước Thái Bình Dương cũng không có nhiều đội tàu đánh cá. Họ chủ yếu kiếm tiền nhờ cấp phép cho tàu nước ngoài khai thác trong khu vực.
Vùng biển nằm ngoài khu vực EEZ - vùng biển quốc tế không thuộc quyền chủ quyền của quốc gia nào, nằm dưới sự giám sát của Ủy ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương (WCPFC).
Năm 2019, sản lượng khai thác cá ngừ ở vùng biển quốc tế tại Thái Bình Dương là gần 3 triệu tấn, chiếm 55% sản lượng cá ngừ của thế giới. Những nước có đội tàu lớn hoạt động ở khu vực này là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tàu cá Trung Quốc thống trị khu vực
Trong 2 thập kỷ qua, tàu cá Trung Quốc thống trị các ngư trường trên vùng biển khu vực Thái Bình Dương.
Tàu cá Trung Quốc đi theo đội hình dài tới 100 km, mỗi chiếc có 3.000 lưỡi câu. Những tàu này dùng thiết bị điện tử để xác định vị trí đàn cá, sau đó dùng tàu cao tốc để quây lưới câu quanh đàn cá.
Trong quá trình đánh bắt cá, không ít tàu vô tình giết hại cá mập, cá heo và nhiều loài cá biển khác.
Sau khi đánh bắt cạn kiệt nguồn thủy sản tại các vùng biển gần đại lục, đội tàu cá Trung Quốc những năm qua ồ ạt tiến về ngư trường màu mỡ nhất thế giới ở Thái Bình Dương. Từ 2012, đội tàu cá Thái Bình Dương của Trung Quốc đã mở rộng hơn 500%.
Điều tra về tàu cá hoạt động ở Thái Bình Dương năm 2016 cho thấy số tàu cá mang cờ Trung Quốc vượt xa mọi quốc gia khác. Trung Quốc có 290 tàu cá công nghiệp được cấp phép, chiếm hơn 25% tổng số tàu cá công nghiệp hoạt động ở khu vực.
Các đội tàu đánh cá xa bờ của Trung Quốc hoàn toàn thống trị vùng biển quốc tế cũng như EEZ của nhiều quốc gia như Vanuatu.
Ngoài cá ngừ vây vàng và albacore, tàu cá Trung Quốc cũng đánh bắt cá mập để lấy vây, phần còn lại bị họ thải ra ngay trên biển.
Trong 10 năm qua, Trung Quốc tìm cách chấm dứt hoạt động mua bán cá mập, thông qua lệnh cấm tiêu thụ súp cá mập. Tuy nhiên, số lượng đàn cá mập ngày càng suy giảm cho thấy hiệu quả hạn chế của nỗ lực này.
Theo thống kê của WCPFC, Trung Quốc có 600 tàu cá được cấp phép, trong tổng số 1.300 tàu cá nước ngoài hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương.
Đầu năm 2021, Trung Quốc ra lệnh cấm tàu cá nước này khai thác mực ở Thái Bình Dương và Đại Tây Dương trong vòng 3 tháng để nguồn thủy sản có thời gian phục hồi.
Các ước tính cho thấy Trung Quốc có khoảng 1.600-3.400 tàu cá. Tuy nhiên, nghiên cứu của ODI cho thấy số tàu cá Trung Quốc thực tế cao gấp 5-8 lần.
Trong giai đoạn 2017-2018, khoảng 12.490 tàu cá Trung Quốc đã hoạt động bên ngoài các vùng biển của Trung Quốc, nghiên cứu của ODI cho biết.
Đe dọa chưa từng có từ tàu cá Trung Quốc
Tàu cá Trung Quốc đối mặt vô số cáo buộc đánh bắt cá trái phép, không khai báo và không được kiểm soát (IUU).
Tháng 1 vừa qua, Viện Brookings công bố nghiên cứu, dựa trên thông tin từ các cơ quan quản lý, giới công nghiệp và truyền thông, cho biết "hoạt động đánh cá của Trung Quốc tạo ra đe dọa trầm trọng chưa từng có về IUU".
Nghiên cứu của Viện Brookings cho biết nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước, dẫn tới việc Trung Quốc triển khai đội tàu cá khổng lồ càn quét khắp thế giới, đã gây ra "tác động tàn phá" cho những ngư trường màu mỡ.
Hồi đầu năm 2020, Ecuador cáo buộc ít nhất 150 tàu cá Trung Quốc tắt hệ thống định vị khi hoạt động trái phép gần quần đảo Galapagos.
Tới tháng 4/2020, Cục Kiểm ngư Trung Quốc tuyên bố sẽ cấm mọi tàu cá và thuyền trưởng bị phát hiện đánh cá trái phép, không khai báo, không kiểm soát, bất kể khu vực hoạt động.
Nhưng các nhà quan sát hoài nghi hiệu quả lệnh cấm của Trung Quốc; bởi tới nay, tàu cá nước này vẫn tiếp tục tắt thiết bị theo dõi khi đánh cá ở Thái Bình Dương.
Đánh cá trái phép, không khai báo, không kiểm soát là vấn đề nghiêm trọng với các nước đang phát triển nói chung, và các nước nhỏ ở Thái Bình Dương nói riêng.
Báo cáo năm 2019 của World Resources Institute cho biết khoảng 7,2 triệu tấn thủy sản bị khai thác trái phép, không khai báo, không kiểm soát mỗi năm, trị giá 4,3 tỷ-8,3 tỷ USD.
Khoản thất thu vì đánh cá trái phép là một trong những nguyên nhân khiến các nước nhỏ, có xuất khẩu phụ thuộc nặng nề vào thủy sản, kiệt quệ về kinh tế; đồng thời hệ sinh thái của những nước này cũng bị hủy hoại.
Việc các nước Thái Bình Dương không đủ khả năng đối phó với tình trạng đánh cá trái phép cũng khiến họ trở thành nạn nhân các lệnh trừng phạt của EU.
"Thiệt hại cho các nước đang phát triển không chỉ về mặt kinh tế bởi họ mất nguồn thu từ cấp phép, mà còn là thiệt hại về tài nguyên dự trữ", Transform Aqorau, Đại sứ Quần đảo Solomon tại Mỹ, cho biết.
------------------------------------------------------------------------------------
Lái xe tải chèn ép, cầm tuýp sắt 'cà khịa' bị phạt 11 triệu
15/06/2021 18:41 GMT+7
Bực tức vì không vượt được xe con, nam thanh niên lái xe tải đã chèn ép rồi xuống xe cầm tuýp sắt để "nói chuyện". Chỉ 4 ngày sau, lái xe này đã bị Phòng CSGT Hà Nội triệu tập và xử phạt 11 triệu đồng.
Phòng CSGT (Công an TP. Hà Nội) vừa thông tin, đơn vị này đã lập biên bản xử phạt đối với Đỗ Xuân H. (SN 1991, ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội) về hành vi lạng lách và đỗ xe trên đường không đúng nơi quy định.
Trước đó, như VietNamNet đã đưa tin, vào 17h44 ngày 11/6 trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang, chiếc mang BKS 29C - 308.12 do một nam thanh niên điều khiển liên tục đánh võng trên đường để ép chiếc xe con dừng lại. Sau đó, người này xuống xe cầm theo gậy sắt đe dọa. Hành vi trên đã được camera hành trình trên chiếc ô tô con ghi lại.
Ngay sau khi tiếp nhận phản ánh, Phòng CSGT đã vào cuộc điều tra làm rõ và xác định lái xe tải vi phạm trên là Đỗ Xuân H. Chiều 15/6, Phòng CSGT đã mời anh H. lên trụ sở để lập biên bản xử phạt với hai hành vi là lạng lách, đánh võng và dừng đỗ trái quy định trên đường cao tốc với tổng mức tiền phạt là 11 triệu. Đồng thời, lái xe này bị tước giấy phép lái xe 2 tháng.
Tại trụ sở Phòng CSGT, lái xe tải Đỗ Xuân H. thừa nhận hành vi vi phạm. Theo tường trình, vào chiều ngày 11/6, trong quá trình điều khiển xe tải chở hàng hóa trên Quốc lộ 1B từ Bắc Ninh về Hà Nội, khi đến km 157, lái xe có xin vượt xe con phía trước nhưng không được.
Sau nhiều lần lái xe con không nhường đường, khi vượt lên được phía trước, sẵn tâm trạng bức xúc, lái xe H. đã cầm gậy sắt mở cửa xe để xuống “nói chuyện” với lái xe con. Sau khoảng hơn 1 phút không được "tiếp chuyện", lái xe này lại lên xe di chuyển.
Hoàng Hiệp
Thanked by 1 Member:
|
|
#1403
Gửi vào 15/06/2021 - 21:56
---------------------------
Cà Mau: Người dân 'tố' cán bộ xã ăn nhậu khi dịch bệnh Covid-19 căng thẳng
15/06/2021
Người dân phản ánh cán bộ xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức ăn nhậu ngay trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng. Chủ tịch xã cho rằng chỉ ăn cơm, bia để đó chứ không uống.
Ngày 15.6, ông Lâm Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây (H.Ngọc Hiển), xác nhận với PV Thanh Niên là xã có tổ chức bữa cơm thân mật sau cuộc họp HĐND xã vào chiều 14.6 và có để bia cạnh
Trước đó, tối 14.6, PV Thanh Niên nhận được thông tin phản ánh của người dân rằng cán bộ, lãnh đạo xã Tam Giang Tây tổ chức ăn nhậu trong lúc , UBND tỉnh liên tục có nhiều văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn tin cũng cung cấp hình ảnh và clip của buổi tiệc. Và theo hình ảnh từ clip ghi lại, tham gia buổi tiệc có cả nam và nữ, xung quanh bàn nhậu có để nhiều thùng bia và có thùng bia được mở.
"Ngày 14.6, xã có tổ chức họp HĐND, sau cuộc họp thì chúng tôi có tổ chức bữa cơm, anh em cán bộ ăn xong thì về", ông Cường xác nhận. Khi PV hỏi về hình ảnh những thùng bia để cạnh bàn tiệc, ông Cường giải thích: "Bia chỉ để thôi, chứ anh em không có uống. Chúng tôi biết dịch bệnh căng thẳng nên anh em ăn cơm xong thì về".
Ông Cường cũng cho biết bữa cơm có 2 bàn với khoảng mười mấy người nhưng ông không của PV bữa cơm có những ai.
Được biết, bữa tiệc được tổ chức tại quán K.B.. Bữa tiệc có sự tham gia của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, Phó Bí thư xã cùng nhiều cán bộ, đại biểu HĐND xã.
Ngày 15.6, ông Ngô Minh Toại, Phó chủ tịch UBND H.Ngọc Hiển, thông tin: "Quan điểm của huyện là . Chúng tôi sẽ rà lại thông tin trên".
Trước đó, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau, có công văn hỏa tốc chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, có chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước phải nêu gương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, không tổ chức chiêu đãi, ăn uống, liên hoan... tập trung đông người.
Cà Mau: Người dân 'tố' cán bộ xã ăn nhậu khi dịch bệnh Covid-19 căng thẳng
15/06/2021
Người dân phản ánh cán bộ xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức ăn nhậu ngay trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng. Chủ tịch xã cho rằng chỉ ăn cơm, bia để đó chứ không uống.
Ngày 15.6, ông Lâm Quốc Cường, Chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây (H.Ngọc Hiển), xác nhận với PV Thanh Niên là xã có tổ chức bữa cơm thân mật sau cuộc họp HĐND xã vào chiều 14.6 và có để bia cạnh
Trước đó, tối 14.6, PV Thanh Niên nhận được thông tin phản ánh của người dân rằng cán bộ, lãnh đạo xã Tam Giang Tây tổ chức ăn nhậu trong lúc , UBND tỉnh liên tục có nhiều văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19.
Nguồn tin cũng cung cấp hình ảnh và clip của buổi tiệc. Và theo hình ảnh từ clip ghi lại, tham gia buổi tiệc có cả nam và nữ, xung quanh bàn nhậu có để nhiều thùng bia và có thùng bia được mở.
"Ngày 14.6, xã có tổ chức họp HĐND, sau cuộc họp thì chúng tôi có tổ chức bữa cơm, anh em cán bộ ăn xong thì về", ông Cường xác nhận. Khi PV hỏi về hình ảnh những thùng bia để cạnh bàn tiệc, ông Cường giải thích: "Bia chỉ để thôi, chứ anh em không có uống. Chúng tôi biết dịch bệnh căng thẳng nên anh em ăn cơm xong thì về".
Ông Cường cũng cho biết bữa cơm có 2 bàn với khoảng mười mấy người nhưng ông không của PV bữa cơm có những ai.
Được biết, bữa tiệc được tổ chức tại quán K.B.. Bữa tiệc có sự tham gia của Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang Tây, Phó Bí thư xã cùng nhiều cán bộ, đại biểu HĐND xã.
Ngày 15.6, ông Ngô Minh Toại, Phó chủ tịch UBND H.Ngọc Hiển, thông tin: "Quan điểm của huyện là . Chúng tôi sẽ rà lại thông tin trên".
Trước đó, ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Cà Mau, có công văn hỏa tốc chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Trong đó, có chỉ đạo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, các cơ quan nhà nước phải nêu gương trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, không tổ chức chiêu đãi, ăn uống, liên hoan... tập trung đông người.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1404
Gửi vào 15/06/2021 - 22:23
tuphuongsg, on 15/06/2021 - 21:56, said:
Cà Mau: Người dân 'tố' cán bộ xã ăn nhậu khi dịch bệnh Covid-19 căng thẳng
15/06/2021
Người dân phản ánh cán bộ xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức ăn nhậu ngay trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng. Chủ tịch xã cho rằng chỉ ăn cơm, bia để đó chứ không uống.
15/06/2021
Người dân phản ánh cán bộ xã Tam Giang Tây, H.Ngọc Hiển (Cà Mau) tổ chức ăn nhậu ngay trong lúc tình hình dịch bệnh căng thẳng. Chủ tịch xã cho rằng chỉ ăn cơm, bia để đó chứ không uống.
=)))))))))))))))) bia kiểng hay j
Thanked by 1 Member:
|
|
#1405
Gửi vào 15/06/2021 - 22:39
à tôi nghĩ cũng có thể là bia thị, mình để mình ngửi chứ mình ăn chay (ヾ; ̄▽ ̄)ヾ
Thanked by 1 Member:
|
|
#1407
Gửi vào 16/06/2021 - 11:28
Cà Mau: Người dân 'tố' cán bộ xã ăn nhậu khi dịch bệnh Covid-19 căng thẳng - ảnh 1
Hình ảnh được cắt từ clip cho rằng cán bộ xã Tam Giang Tây tổ chức tiệc vào chiều 14.6
Thanked by 1 Member:
|
|
#1408
Gửi vào 16/06/2021 - 20:23
Thông tin mới về học sinh nghèo bị hiệu trưởng giữ học bạ
Chiều 15/6, ông Nghiêm Hồng Quang, Chủ tịch huyện Cư Jut (Đắk Nông), cho biết ông đã nắm thông tin việc Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút) bị tố cáo không trả học bạ cho học sinh vì học sinh chưa nộp tiền quỹ.
"Phòng GD&ĐT vừa có báo cáo sơ bộ về vụ việc. Tôi sẽ thành lập đoàn để vào kiểm tra có đúng hay không. Về vấn đề này sẽ thẩm tra xác minh, nếu đúng sự thật, chúng tôi sẽ tham mưu xử lý. Gia đình cậu học sinh này nghèo thì chúng tôi sẽ lên phương án hỗ trợ, không có việc giữ học bạ học sinh kiểu như thế được ", ông Quang nhấn mạnh.
Trước đó, 2 giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập tố cáo Hiệu trưởng là ông Nguyễn Ngọc Hải giữ lại học bạ 1 học sinh với lý do em này không đóng tiền quỹ.
Theo nội dung đơn tố cáo, học sinh Y.H. được ông bà là Y Liêng nuôi nấng, chăm sóc. Gia đình ông Y Liêng là hộ cận nghèo, hàng ngày ông đi nhặt rác kiếm sống. Em Y.H. cứ sau giờ học thì đi chăn bò phụ giúp ông bà (con bò được Nhà nước hỗ trợ).
Kết thúc năm học 2019-2020, do không có 550.000 đồng để đóng tiền quỹ, Y.H. bị trường giữ lại học bạ, không thể chuyển cấp và Y.H. phải nghỉ học.
"Em Y.H. sau khi kết thúc năm học chuyển lên lớp 6. Trong quá trình rút học bạ để chuyển thì hiệu trưởng trường không cho vì chưa đóng đủ tiền quỹ. Mặc dù giáo viên đã nói khó khăn gia đình của học sinh này với thầy hiệu trưởng, ông nhất quyết không giải quyết", một giáo viên cho hay.
Ngoài việc tố cáo hiệu trưởng giữ học bạ của học sinh, giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập còn tố, từ năm 2018-2021, nhiều giải thưởng cá nhân mà học sinh đạt được nhưng các em chỉ nhận giấy khen, không nhận được đúng số tiền thưởng của ban tổ chức.
Phòng GD&ĐT huyện Cư Jut đã tiếp nhận đơn tố cáo của các giáo viên và đã chuyển đơn cho Huyện ủy Cư Jut giải quyết vì có liên quan đến công tác Đảng.
-------------------------
Khởi tố nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo tội nhận hối lộ
16/06/2021
Cơ quan tố tụng đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối vối ông , nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, về tội ''nhận hối lộ''.
Ngày 16.6, nguồn tin Thanh Niên cho biết, cơ quan tố tụng Bộ Công an đã đã thi hành lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Duy Linh, nguyên là cục trưởng một đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, để điều tra về tội ‘‘ ’’.
Theo nguồn tin, sai phạm của ông Nguyễn Duy Linh diễn ra trong giai đoạn 2017-2018, có liên quan đến vụ án ‘‘đưa hối lộ’’ của (còn gọi là Vũ “nhôm”), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79. Thời điểm đó, ông Nguyễn Duy Linh giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, Bộ Công an.
Trước đó, hồi tháng 3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án ‘’đưa hối lộ’’, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 2 bị can về tội “đưa hối lộ’’; và Hồ Hữu Hòa (trú H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội “môi giới hối lộ”.
Sau đó, Viện KSND tối cao đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án và khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Duy Linh về tội ‘‘nhận hối lộ’’.
Trong bản kết luận điều tra trước đó, các cơ quan tố tụng xác định từ tháng 6.2017, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra về những sai phạm trong vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản tại TP. và một số địa phương. Vũ đã nhờ Hòa, vốn hành nghề phong thủy, có quan hệ rộng, tiếp cận với một lãnh đạo Tổng cục Tình báo để nhờ giúp đỡ, tìm hiểu thông tin.
Sau đó, Hòa đã kết nối được với ông Nguyễn Duy Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Theo cơ quan điều tra, trước ngày 23.8.2018, sau khi bị bắt giam, Vũ “nhôm” tự nguyện khai báo nhiều lần về việc thông qua tài xế riêng của mình đã chuyển 5 tỉ đồng cho Hòa và 4 lần chuyển quà cho trợ lý của ông Linh. Ngoài ra, Vũ còn khai trực tiếp đưa 500.000 USD cho Hòa để đưa cho ông Linh. Tuy nhiên, sau đó Vũ phủ nhận các lời khai trước, cho rằng không đưa tiền mà chỉ đưa thuốc lá xì gà, nấm linh chi .
Đối với ông Nguyễn Duy Linh, cơ quan điều tra xác định ban đầu ông Linh phủ nhận mối quan hệ với Vũ “nhôm”. Tuy nhiên, sau đó thừa nhận thông qua Hòa đã nói chuyện với Vũ “nhôm” qua điện thoại và chỉ đạo thư ký đi nhận quà của Vũ. Ông Linh cũng khai thư ký chỉ nhận chai rượu, thuốc lá xì gà của Vũ “nhôm”, cũng không biết giá trị, nhãn hiệu, nước sản xuất.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT ban đầu cho rằng, nhưng không đủ căn cứ để xem xét theo quy định. Do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an T.Ư xem xét xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với ông Nguyễn Duy Linh.
- Thứ ba, 15/6/2021 20:06 (GMT+7)
Chiều 15/6, ông Nghiêm Hồng Quang, Chủ tịch huyện Cư Jut (Đắk Nông), cho biết ông đã nắm thông tin việc Hiệu trưởng trường Tiểu học Hà Huy Tập (xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút) bị tố cáo không trả học bạ cho học sinh vì học sinh chưa nộp tiền quỹ.
"Phòng GD&ĐT vừa có báo cáo sơ bộ về vụ việc. Tôi sẽ thành lập đoàn để vào kiểm tra có đúng hay không. Về vấn đề này sẽ thẩm tra xác minh, nếu đúng sự thật, chúng tôi sẽ tham mưu xử lý. Gia đình cậu học sinh này nghèo thì chúng tôi sẽ lên phương án hỗ trợ, không có việc giữ học bạ học sinh kiểu như thế được ", ông Quang nhấn mạnh.
Trước đó, 2 giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập tố cáo Hiệu trưởng là ông Nguyễn Ngọc Hải giữ lại học bạ 1 học sinh với lý do em này không đóng tiền quỹ.
Theo nội dung đơn tố cáo, học sinh Y.H. được ông bà là Y Liêng nuôi nấng, chăm sóc. Gia đình ông Y Liêng là hộ cận nghèo, hàng ngày ông đi nhặt rác kiếm sống. Em Y.H. cứ sau giờ học thì đi chăn bò phụ giúp ông bà (con bò được Nhà nước hỗ trợ).
Kết thúc năm học 2019-2020, do không có 550.000 đồng để đóng tiền quỹ, Y.H. bị trường giữ lại học bạ, không thể chuyển cấp và Y.H. phải nghỉ học.
"Em Y.H. sau khi kết thúc năm học chuyển lên lớp 6. Trong quá trình rút học bạ để chuyển thì hiệu trưởng trường không cho vì chưa đóng đủ tiền quỹ. Mặc dù giáo viên đã nói khó khăn gia đình của học sinh này với thầy hiệu trưởng, ông nhất quyết không giải quyết", một giáo viên cho hay.
Ngoài việc tố cáo hiệu trưởng giữ học bạ của học sinh, giáo viên trường Tiểu học Hà Huy Tập còn tố, từ năm 2018-2021, nhiều giải thưởng cá nhân mà học sinh đạt được nhưng các em chỉ nhận giấy khen, không nhận được đúng số tiền thưởng của ban tổ chức.
Phòng GD&ĐT huyện Cư Jut đã tiếp nhận đơn tố cáo của các giáo viên và đã chuyển đơn cho Huyện ủy Cư Jut giải quyết vì có liên quan đến công tác Đảng.
-------------------------
Khởi tố nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo tội nhận hối lộ
16/06/2021
Cơ quan tố tụng đã thực hiện tống đạt quyết định khởi tố và lệnh bắt tạm giam đối vối ông , nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, về tội ''nhận hối lộ''.
Ngày 16.6, nguồn tin Thanh Niên cho biết, cơ quan tố tụng Bộ Công an đã đã thi hành lệnh khám xét, lệnh bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Duy Linh, nguyên là cục trưởng một đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, để điều tra về tội ‘‘ ’’.
Theo nguồn tin, sai phạm của ông Nguyễn Duy Linh diễn ra trong giai đoạn 2017-2018, có liên quan đến vụ án ‘‘đưa hối lộ’’ của (còn gọi là Vũ “nhôm”), Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79. Thời điểm đó, ông Nguyễn Duy Linh giữ chức vụ Phó tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, Bộ Công an.
Trước đó, hồi tháng 3, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án ‘’đưa hối lộ’’, chuyển hồ sơ đến Viện KSND tối cao đề nghị truy tố 2 bị can về tội “đưa hối lộ’’; và Hồ Hữu Hòa (trú H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) về tội “môi giới hối lộ”.
Sau đó, Viện KSND tối cao đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đến nay, cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung vụ án và khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Duy Linh về tội ‘‘nhận hối lộ’’.
Trong bản kết luận điều tra trước đó, các cơ quan tố tụng xác định từ tháng 6.2017, Phan Văn Anh Vũ bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an điều tra về những sai phạm trong vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” và những hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến việc mua bán, chuyển nhượng nhà, đất công sản tại TP. và một số địa phương. Vũ đã nhờ Hòa, vốn hành nghề phong thủy, có quan hệ rộng, tiếp cận với một lãnh đạo Tổng cục Tình báo để nhờ giúp đỡ, tìm hiểu thông tin.
Sau đó, Hòa đã kết nối được với ông Nguyễn Duy Linh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Theo cơ quan điều tra, trước ngày 23.8.2018, sau khi bị bắt giam, Vũ “nhôm” tự nguyện khai báo nhiều lần về việc thông qua tài xế riêng của mình đã chuyển 5 tỉ đồng cho Hòa và 4 lần chuyển quà cho trợ lý của ông Linh. Ngoài ra, Vũ còn khai trực tiếp đưa 500.000 USD cho Hòa để đưa cho ông Linh. Tuy nhiên, sau đó Vũ phủ nhận các lời khai trước, cho rằng không đưa tiền mà chỉ đưa thuốc lá xì gà, nấm linh chi .
Đối với ông Nguyễn Duy Linh, cơ quan điều tra xác định ban đầu ông Linh phủ nhận mối quan hệ với Vũ “nhôm”. Tuy nhiên, sau đó thừa nhận thông qua Hòa đã nói chuyện với Vũ “nhôm” qua điện thoại và chỉ đạo thư ký đi nhận quà của Vũ. Ông Linh cũng khai thư ký chỉ nhận chai rượu, thuốc lá xì gà của Vũ “nhôm”, cũng không biết giá trị, nhãn hiệu, nước sản xuất.
Trong vụ án này, Cơ quan CSĐT ban đầu cho rằng, nhưng không đủ căn cứ để xem xét theo quy định. Do thời hạn điều tra đã hết nên cơ quan điều tra có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an T.Ư xem xét xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với ông Nguyễn Duy Linh.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1409
Gửi vào 16/06/2021 - 20:59
90% doanh nghiệp du lịch tại TP.H.C.M đã ngưng hoạt động
16/06/2021
Sở Du lịch TP.H.C.M vừa có văn bản gửi UBND TP.H.C.M đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP trước bối cảnh tác động của đại dịch .
Lữ hành quốc tế, nội địa đều chết
Theo thống kê của Sở Du lịch TP.H.C.M, hiện nay, có đến 90% vừa và nhỏ, DN lữ hành chuyên thị trường inbound đã tạm ngưng hoạt động. Từ ngày 1.1.2020 - 3.3.2021, có tổng cộng 152 DN kinh doanh lữ hành rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (trong đó có 135 DN kinh doanh lữ hành quốc tế và 17 DN kinh doanh lữ hành nội địa). Một số DN lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, DN vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng, một số DN dựa trên nguồn vốn dự phòng còn lại để hoạt động.
Lượng khách du lịch giảm mạnh dẫn đến công suất phòng lưu trú giảm, giá phòng giảm, doanh thu không ổn định để duy trì, bù đắp chi phí vận hành, rất nhiều đơn vị đã cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Trên địa bàn thành phố đã có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao/tương đương tạm ngưng hoạt động, các cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao/tương đương hoạt động cầm chừng; doanh thu lưu trú giảm 70% so với năm 2019, doanh thu hoạt động ăn uống giảm 80%, doanh thu các hoạt động dịch vụ khác giảm 68%, lượng lao động giảm 35% so với 2019.
Các đơn vị vận tải khách cũng không đứng ngoài “vòng xoáy chết chóc của dịch bệnh”. Trong thời gian cao điểm dịch bệnh, các đơn vị vận chuyển du lịch gần như ngưng hoạt động hoàn toàn. Từ tháng 5.2020 đến nay, các đơn vị vận chuyển du lịch bắt đầu mở cửa phục vụ nhu cầu của người dân nhưng không đủ lượng khách để duy trì hoạt động. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, tình hình kinh doanh của các đơn vị vận chuyển giảm từ 60 - 80%. Hiện nay, nhằm duy trì hoạt động, các đơn vị vận tải khách du lịch buộc phải bán bớt phương tiện vận chuyển để trả nợ ngân hàng, chi phí bảo dưỡng, kiểm định, lương tài xế...; một số đơn vị chuyển đổi hình thức hoạt động vận chuyển công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy, công ty, đối tượng đi cách ly duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất cho DN du lịch vay tín chấp, lãi suất 0%
Trước thực trạng trên, Sở Du lịch TP.H.C.M đề xuất UBND TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ DN giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động; Kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các DN du lịch trong năm 2021; Tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ đến hết năm 2021.
Song song, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cho phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các DN và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà không tính lãi phạt chậm nộp. Đồng thời, xem xét điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 theo hướng giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bằng 60% lên đến 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm tự nguyện.
Bộ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép DN lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của DN để giúp tạo dòng tiền vào cho DN duy trì hoạt động và có nguồn tiền làm vốn lưu động.
Về phía thành phố, Sở Du lịch TPHCM đề xuất UBND TP xem xét trình HĐND chấp thuận chủ trương sử dụng vốn ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng - Chi nhánh TP.H.C.M thực hiện chính sách theo hình thức tín chấp (không cần tài sản thế chấp) với lãi suất vay 0% cho DN du lịch (không phân biệt DN du lịch lớn, nhỏ) gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để trả lương cho . TP.H.C.M hiện có 5.002 DN du lịch đang hoạt động với khoảng 31.500 lao động. Với gói vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động của UBND TP cho các DN đang hoạt động, số tiền dự kiến hỗ trợ gần 209 đồng. Thời gian thực hiện là 3 tháng.
Lãnh đạo ngành du lịch TP.H.C.M cũng đề nghị UBND TPHCM trình HĐND TP chính sách hỗ trợ cho các điểm tham quan du lịch, nhóm bảo tàng, khu di tích là đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ kích cầu du lịch TP.H.C.M năm 2021 sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Cụ thể, miễn phí vào 5 điểm tham quan cho khách du lịch vào mùa du lịch cuối năm (từ tháng 8 đến hết năm 2021) tại các địa điểm tham quan là đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố (Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Bảo tàng Lịch sử TP; Bảo tàng TP; Bảo tàng Mỹ thuật TP; Khu di tích Lịch sử địa đạo Củ Chi). Hỗ trợ kinh phí chi trả lương cho các đối tượng là người lao động và chi phí thường xuyên chi từ nguồn thu vé tham quan tại 5 đơn vị này. Tổng chi phí các khoản này là 21,705 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong 5 tháng.
Sở Du lịch TPHCM mong muốn UBND TP.H.C.M triển khai ưu tiên tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho lực lượng lao động trong ngành du lịch. Thúc đẩy nâng tỷ lệ tiêm phòng cho nhân dân trên địa bàn TP để sớm mở cửa ngành du lịch.
---------------------------------------------------------
Bắt tạm giam giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Yên Bái
16/06/2021
Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Yên Bái bị bắt tạm giam để điều tra về tội gian lận bảo hiểm y tế. Bác sĩ, trưởng khoa Ngoại của bệnh viện trên cũng bị khởi tố.
Ngày 16-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Giang (57 tuổi, ngụ ở tổ 5, phường Minh Tân, TP Yên Bái) là giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái).
Ông Giang bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "gian lận bảo hiểm y tế, quy định tại điều 215, Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, công an cũng khởi tố ông Đặng Thanh Huệ (51 tuổi, ở tổ 15, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái), bác sĩ, trưởng khoa Ngoại cùng về hành vi "gian lận bảo hiểm y tế".
Trước đó, ngày 24-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án gian lận bảo hiểm y tế xảy ra tại Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ vụ án.
CHÍ TUỆ
16/06/2021
Sở Du lịch TP.H.C.M vừa có văn bản gửi UBND TP.H.C.M đề xuất một số giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp du lịch trên địa bàn TP trước bối cảnh tác động của đại dịch .
Lữ hành quốc tế, nội địa đều chết
Theo thống kê của Sở Du lịch TP.H.C.M, hiện nay, có đến 90% vừa và nhỏ, DN lữ hành chuyên thị trường inbound đã tạm ngưng hoạt động. Từ ngày 1.1.2020 - 3.3.2021, có tổng cộng 152 DN kinh doanh lữ hành rút giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành (trong đó có 135 DN kinh doanh lữ hành quốc tế và 17 DN kinh doanh lữ hành nội địa). Một số DN lớn vốn tư nhân chỉ bố trí nhân sự trực tại công ty, DN vốn nhà nước cũng hoạt động cầm chừng, một số DN dựa trên nguồn vốn dự phòng còn lại để hoạt động.
Lượng khách du lịch giảm mạnh dẫn đến công suất phòng lưu trú giảm, giá phòng giảm, doanh thu không ổn định để duy trì, bù đắp chi phí vận hành, rất nhiều đơn vị đã cắt giảm nhân sự hoặc đóng cửa, tạm ngưng hoạt động. Trên địa bàn thành phố đã có hơn 50% cơ sở lưu trú hạng 3 sao/tương đương tạm ngưng hoạt động, các cơ sở lưu trú hạng 4 sao và 5 sao/tương đương hoạt động cầm chừng; doanh thu lưu trú giảm 70% so với năm 2019, doanh thu hoạt động ăn uống giảm 80%, doanh thu các hoạt động dịch vụ khác giảm 68%, lượng lao động giảm 35% so với 2019.
Các đơn vị vận tải khách cũng không đứng ngoài “vòng xoáy chết chóc của dịch bệnh”. Trong thời gian cao điểm dịch bệnh, các đơn vị vận chuyển du lịch gần như ngưng hoạt động hoàn toàn. Từ tháng 5.2020 đến nay, các đơn vị vận chuyển du lịch bắt đầu mở cửa phục vụ nhu cầu của người dân nhưng không đủ lượng khách để duy trì hoạt động. Trước tình hình phức tạp của dịch bệnh, tình hình kinh doanh của các đơn vị vận chuyển giảm từ 60 - 80%. Hiện nay, nhằm duy trì hoạt động, các đơn vị vận tải khách du lịch buộc phải bán bớt phương tiện vận chuyển để trả nợ ngân hàng, chi phí bảo dưỡng, kiểm định, lương tài xế...; một số đơn vị chuyển đổi hình thức hoạt động vận chuyển công nhân cho các xí nghiệp, nhà máy, công ty, đối tượng đi cách ly duy trì hoạt động trong giai đoạn hiện nay.
Đề xuất cho DN du lịch vay tín chấp, lãi suất 0%
Trước thực trạng trên, Sở Du lịch TP.H.C.M đề xuất UBND TP kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính xem xét giảm thuế suất VAT từ 10% xuống 5% trong năm 2021 để giúp giảm giá thành sản phẩm và các gói dịch vụ du lịch, kích cầu du lịch, hỗ trợ DN giải quyết khó khăn về nhu cầu vốn lưu động; Kéo dài chính sách giảm 15% tiền thuê đất đối với các DN du lịch trong năm 2021; Tiếp tục gia hạn giảm phí thẩm định hồ sơ cấp phép kinh doanh lữ hành và cấp thẻ đến hết năm 2021.
Song song, kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cho phép kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất, lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đối với các DN và các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mà không tính lãi phạt chậm nộp. Đồng thời, xem xét điều chỉnh quy định về quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp năm 2021 theo hướng giảm yêu cầu thời gian làm việc tối thiểu từ 12 tháng xuống còn 3 tháng, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ bằng 60% lên đến 80% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm tự nguyện.
Bộ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, đề xuất Chính phủ cho phép DN lữ hành được giảm 80% số tiền ký quỹ của DN để giúp tạo dòng tiền vào cho DN duy trì hoạt động và có nguồn tiền làm vốn lưu động.
Về phía thành phố, Sở Du lịch TPHCM đề xuất UBND TP xem xét trình HĐND chấp thuận chủ trương sử dụng vốn ngân sách thành phố ủy thác cho Ngân hàng - Chi nhánh TP.H.C.M thực hiện chính sách theo hình thức tín chấp (không cần tài sản thế chấp) với lãi suất vay 0% cho DN du lịch (không phân biệt DN du lịch lớn, nhỏ) gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để trả lương cho . TP.H.C.M hiện có 5.002 DN du lịch đang hoạt động với khoảng 31.500 lao động. Với gói vay lãi suất 0% trả lương cho người lao động của UBND TP cho các DN đang hoạt động, số tiền dự kiến hỗ trợ gần 209 đồng. Thời gian thực hiện là 3 tháng.
Lãnh đạo ngành du lịch TP.H.C.M cũng đề nghị UBND TPHCM trình HĐND TP chính sách hỗ trợ cho các điểm tham quan du lịch, nhóm bảo tàng, khu di tích là đơn vị sự nghiệp công lập nhằm tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh và hỗ trợ kích cầu du lịch TP.H.C.M năm 2021 sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Cụ thể, miễn phí vào 5 điểm tham quan cho khách du lịch vào mùa du lịch cuối năm (từ tháng 8 đến hết năm 2021) tại các địa điểm tham quan là đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố (Bảo tàng Chứng tích chiến tranh; Bảo tàng Lịch sử TP; Bảo tàng TP; Bảo tàng Mỹ thuật TP; Khu di tích Lịch sử địa đạo Củ Chi). Hỗ trợ kinh phí chi trả lương cho các đối tượng là người lao động và chi phí thường xuyên chi từ nguồn thu vé tham quan tại 5 đơn vị này. Tổng chi phí các khoản này là 21,705 tỉ đồng. Thời gian thực hiện trong 5 tháng.
Sở Du lịch TPHCM mong muốn UBND TP.H.C.M triển khai ưu tiên tiêm vắc xin phòng dịch Covid-19 cho lực lượng lao động trong ngành du lịch. Thúc đẩy nâng tỷ lệ tiêm phòng cho nhân dân trên địa bàn TP để sớm mở cửa ngành du lịch.
---------------------------------------------------------
Bắt tạm giam giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Yên Bái
16/06/2021
Giám đốc Bệnh viện Giao thông Vận tải Yên Bái bị bắt tạm giam để điều tra về tội gian lận bảo hiểm y tế. Bác sĩ, trưởng khoa Ngoại của bệnh viện trên cũng bị khởi tố.
Ngày 16-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái cho biết đã khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Giang (57 tuổi, ngụ ở tổ 5, phường Minh Tân, TP Yên Bái) là giám đốc Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái).
Ông Giang bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi "gian lận bảo hiểm y tế, quy định tại điều 215, Bộ luật hình sự.
Ngoài ra, công an cũng khởi tố ông Đặng Thanh Huệ (51 tuổi, ở tổ 15, phường Nguyễn Thái Học, TP Yên Bái), bác sĩ, trưởng khoa Ngoại cùng về hành vi "gian lận bảo hiểm y tế".
Trước đó, ngày 24-5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Yên Bái đã khởi tố vụ án gian lận bảo hiểm y tế xảy ra tại Bệnh viện Giao thông vận tải Yên Bái.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tiếp tục đấu tranh, làm rõ vụ án.
CHÍ TUỆ
Thanked by 1 Member:
|
|
#1410
Gửi vào 17/06/2021 - 20:05
Vì sao lô vắc xin 288.000 liều bị 'mắc kẹt' trong kho?
17/06/2021
Chiều 16-6, Bộ Y tế cho biết Chính phủ đã có thông báo sẽ ban hành nghị quyết về việc mua lại toàn bộ lượng vắc xin ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất mà VNVC nhập về theo giá phi lợi nhuận, trong đó có lô 288.000 liều bị kẹt trong kho.
Chiều tối 16-6, Bộ Y tế cho biết Chính phủ đã có thông báo cho hay sẽ ban hành nghị quyết về việc mua lại toàn bộ lượng vắc xin ngừa COVID-19 do AstraZeneca sản xuất mà VNVC nhập về theo giá phi lợi nhuận, trong đó có lô 288.000 liều đang bị kẹt trong kho.
Trước đó, việc lô vắc xin này nhập về từ ngày 25-5, hạn sử dụng đang ngày càng ngắn lại (hạn dùng vắc xin này chỉ 6 tháng) khiến nhiều người quan tâm.
Bộ Y tế đã làm việc với Công ty VNVC, thống nhất phân bổ lô vắc xin 288.000 liều bị "kẹt" theo hướng ưu tiên cho các địa phương đang có dịch.
Việc mua lại vắc xin là thực hiện theo chủ trương lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt, được quy định trong điều 26 Luật đấu thầu, với các điều kiện đặc thù đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư thẩm định.
Trong khi đó, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương cân đối, cấp bổ sung vắc xin phòng COVID-19 cho Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.H.C.M để tiêm theo quy định.
Đồng thời yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, ban hành văn bản bổ sung về các đối tượng được ưu tiên tiêm chủng theo nhiệm vụ được Chính phủ giao ngày 8-6, báo cáo Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ đạo và quyết định theo thẩm quyền đề án nhập khẩu, sản xuất, tổ chức chiến dịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 và bố trí huy động nguồn lực để thực hiện.
Vì sao lô vắc xin 288.000 liều bị "kẹt"? Theo thông tin của Tuổi Trẻ, Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) đã đầu tư mạo hiểm 30 triệu đô la Mỹ từ khi vắc xin đang nghiên cứu để có quyền mua 30 triệu liều vắc xin AstraZeneca đầu tiên cho Việt Nam.
Bà Vũ Thị Thu Hà, Giám đốc Hệ thống cung ứng của VNVC, cho biết để có được hợp đồng này, công ty đã chủ động xin ý kiến Bộ Y tế về việc đầu tư mạo hiểm ngay từ khi vắc xin của AstraZeneca còn đang nghiên cứu lâm sàng.
Với sự ủng hộ và chấp thuận của Bộ Y tế để tiếp cận chủ động và kịp thời nguồn vắc xin quý giá, thỏa thuận 3 bên giữa Bộ Y tế, VNVC và AstraZeneca đã xác nhận VNVC đủ năng lực để mua vắc xin này, VNVC là 1 trong 3 đơn vị được phân phối chính thức vắc xin COVID của AZ tại Việt Nam bên cạnh COVAX và UNICEF.
Ngay sau đó, VNVC đã chủ động đặt cọc gần 30 triệu USD (tương đương gần 690 tỉ đồng), để nhận được quyền mua vắc xin với mức giá ưu đãi sau khi vắc xin chính thức được lưu hành.
"Chúng tôi xác định, nếu không ngay lập tức đặt cọc, chấp nhận đầu tư mạo hiểm thì không bao giờ Việt Nam có được nguồn vắc xin số lượng lớn với giá ưu đãi. Nếu rủi ro, chỉ riêng VNVC chúng tôi chịu, còn nếu thành công, hàng chục triệu người dân sẽ được bảo vệ sức khỏe, góp phần quan trọng vào chiến dịch tiêm chủng vắc xin toàn dân mà Bộ Chính trị, Chính phủ và Bộ Y tế đã chủ trương ngay từ khi COVID-19 bùng phát", bà Vũ Thu Hà chia sẻ.
Ngoài đầu tư tài chính, VNVC còn phải chứng minh các năng lực về nhập khẩu, bảo quản, vận chuyển, triển khai tiêm chủng và cam kết bình đẳng, chống gian lận, phá giá, tăng giá trong triển khai tiêm chủng… để đảm bảo các tiêu chí công bằng vắc xin mà nhà sản xuất hướng tới.
Đây là rào cản khó khăn đối với nhiều đơn vị khi tiếp cận, đặt mua vắc xin, tuy nhiên với lợi thế của hệ thống tiêm chủng vắc xin lớn hàng đầu Việt Nam, uy tín với nhiều nhà sản xuất vắc xin lớn trên thế giới, chứng minh năng lực toàn diện và ký kết hợp đồng thành công.
Tuy nhiên cơ chế chuyển giao vắc xin như thế nào từ VNVC sang Bộ Y tế lại không được bàn thảo, xây dựng.
"Quy định hiện hành là mua sắm công đều phải thông qua đấu thầu, trong khi việc mua vắc xin này là "mua trước khi đấu thầu", phải có quy định riêng, thậm chí Quốc hội có nghị quyết về mua sắm trong trường hợp khẩn cấp để mua vắc xin không qua đấu thầu, trong điều kiện dịch bệnh thì mới đúng quy trình" - một chuyên gia về tài chính y tế cho biết.
Do vướng mắc về thủ tục (mặc dù thời gian để xây dựng quy định là từ tháng 11-2020, đến nay đã khoảng 7 tháng), nên khi lô vắc xin 288.000 liều về thì bị "kẹt" trong kho.
Tối 16-6, lô vắc xin mang nhãn hiệu AstraZeneca gần 1 triệu liều do Nhật Bản tặng cũng đã về đến Việt Nam và được chuyển tới Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương.
Vắc xin được tặng sản xuất tại Nhật. Đại diện Bộ Y tế cho biết đã dự thảo quyết định phân bổ lô vắc xin này theo hướng ưu tiên các địa phương đang có dịch COVID-19.
Cùng ngày, Bộ Y tế cho biết Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với bộ trưởng Bộ Y tế Cuba, lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật gen và công nghệ sinh học Cuba, Tập đoàn dược - sinh học Cuba về cung ứng vắc xin ngừa COVID-19 và chuyển giao công nghệ, đóng ống vắc xin này tại Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, phía Cuba cho biết vắc xin có tên Abdala, đã qua 3 giai đoạn thử nghiệm trên người, trong đó giai đoạn 3 là 48.000 người cho thấy vắc xin có khả năng ngăn chặn các biến thể của virus, trong đó có biến thể Nam Phi và Brazil.
Bộ trưởng Bộ Y tế Cuba cho biết nước này có thể sản xuất 100 triệu liều Abdala/năm và chỉ sử dụng 30 triệu cho nhu cầu trong nước. Nếu Việt Nam có nhu cầu, Cuba sẵn sàng hợp tác chuyển giao công nghệ, có thể mở thêm 2 xưởng sản xuất để đáp ứng về số lượng...
LAN ANH
Nam sinh lớp 12 quay lén 2 cô giáo: “Tận cùng của hành vi vô giáo dục“
Cập nhật lúc: 11:55 17/06/2021
Theo luật sư, về mặt đạo đức xã hội thì hành vi thu thập các thông tin nhạy cảm của cô giáo nơi mình theo học, sử dụng những thông tin nhạy cảm đó để đe dọa, tống tiền đó là tận cùng của hành vi "vô giáo dục".
Ngày 17/6, Công an tỉnh Nam Định cho biết đơn vị vừa phối hợp với Công an huyện Mỹ Lộc xác minh và ra quyết định tạm giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với 1 nam sinh lớp 12, Trường THPT Mỹ Lộc để điều tra về tội "Cưỡng đoạt tài sản" vì có hành vi quay lén 2 cô giáo trong nhà vệ sinh.
Làm việc với cơ quan Công an, nam sinh này khai đã tự đặt camera mini trong nhà vệ sinh chung của giáo viên nhà trường đang theo học, với mục đích quay lại hình ảnh khi đi vệ sinh của các thầy cô để tống tiền. Khi có được hình ảnh của cô N.A. và một cô giáo khác, H. lập tài khoản ảo "Huyền Trần", rồi gửi những hình ảnh quay được tới tài khoản Facebook của 2 cô giáo và yêu cầu mỗi người phải đưa 10 triệu đồng, nếu không sẽ "tung" hình ảnh trong nhà vệ sinh của 2 cô giáo lên mạng xã hội.
Trao đổi với PV Báo Tri Thức và Cuộc Sống, luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, hành vi của nam sinh này là nguy hiểm cho xã hội, không chỉ vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội mà còn là hành vi vi phạm pháp luật, có dấu hiệu của tội cưỡng đoạt tài sản. Bởi vậy cơ quan điều tra tạm giữ hình sự, củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng này về tội cưỡng đoạt tài sản là có căn cứ.
"Về mặt đạo đức xã hội thì hành vi thu thập các thông tin nhạy cảm của cô giáo nơi mình theo học, không những thế còn sử dụng những thông tin nhạy cảm đó để đe dọa, tống tiền cô giáo thì đó là tận cùng của hành vi vô giáo dục.
Đây là biểu hiện thất bại trong hoạt động giáo dục đối với học sinh này. Đến cô giáo, người dạy làm người mà đối tượng còn có hành vi như vậy thì với xã hội, đối tượng này sẽ bất chấp tất cả, ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật mà đối tượng này sẽ gây ra" - luật sư Cường nói.
Luật sư Cường cho biết thêm, dưới góc độ pháp lý thì hành vi đe dọa uy hiếp tinh thần của người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo Điều 170 bộ luật hình sự năm 2015. Hành vi này rất tinh vi, tính chất nguy hiểm cao, sẽ gây hoang mang lo lắng cho các giáo viên và học sinh.
Bởi vậy hành vi này có thể sẽ được xác định là "gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, an toàn xã hội" nên đối tượng gây án trong vụ án này sẽ phải đối mặt với khung hình phạt là từ 03 năm đến 10 năm theo khoản 2, điều 170 Bộ luật hình sự năm 2015 nêu trên. Nếu tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng là người chưa đủ 18 tuổi thì đối tượng này sẽ được áp dụng chính sách về người dưới 18 tuổi phạm tội, theo đó mức hình phạt tù sẻ bằng ¾ mức hình phạt đối với người đã thành niên.
Luật sư Cường phân tích: "Dù mức xử phạt như thế nào, thì đây cũng là một vụ án hết sức đau lòng, một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường mà đã nhẫn tâm thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi, nạn nhân của đối tượng lại chính là cô giáo của mình. Sự việc này cho thấy hiện tượng xuống cấp nghiêm trọng về mặt đạo đức xã hội đối với một bộ phận thanh thiếu niên. Cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ nguyên nhân, động cơ nào dẫn đến việc đối tượng lại có những suy nghĩ, hành động thiếu nhân cách như vậy, bất chấp pháp luật để biến cô giáo trở thành nạn nhân trong vụ án hình sự.
Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ đối tượng này đã thực hiện hành vi từ bao giờ, những hình ảnh có tính chất nhạy cảm đó đã được phát tán hay chưa. Trong trường hợp các đối tượng đã phát tán những hình ảnh nhạy cảm, có tính chất đồi trụy nên không gian mạng thì các đối tượng vi phạm còn có thể bị xử lý hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của bộ luật hình sự năm 2015".
"Thời gian gần đây cơ quan chức năng liên tục phát hiện ra những trường hợp sử dụng camera giấu kín để thực hiện hành vi thu thập thông tin nhạy cảm cá nhân trái phép rồi sử dụng để cưỡng đoạt tài sản, đăng lên các hội nhóm. Việc mua bán các loại camera giấu kín theo quy định pháp luật là có sự quản lý của nhà nước. Chỉ có các cơ quan tổ chức đăng ký kinh doanh loại hàng hóa đặc biệt này thì mới được phép kinh doanh và chỉ có các cơ quan tổ chức có chức năng nhiệm vụ điều tra, thực hiện các hoạt động nghiệp vụ công thì mới được phép sử dụng.
Việc mua bán sử dụng tràn lan là vi phạm pháp luật. Bởi vậy cơ quan chức năng cũng sẽ làm rõ nguồn cung cấp loại hàng hóa này từ đâu, cần phải xử lý triệt để từ đối tượng đã buôn bán loại hàng hóa này đồng thời tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giáo dục về các chế tài có thể áp dụng đối với các hành vi này để răn đe, phòng ngừa chung cho xã hội, giảm bớt những vụ việc tương tự có thể xảy ra" - luật sư Cường chia sẻ thêm.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trọng tài trận Việt Nam - UAE bị cộng đồng mạng "tấn công" Facebook cá nhân, phải tạm khóa tài khoản
HUYỀN TRANG, Theo Nhịp sống Việt 07:20 16/06/2021
Sau khi ĐT Việt Nam thua 2-3 trước UAE, Facebook cá nhân của trọng tài chính bị cộng đồng mạng Việt Nam "tấn công" và hiện không thể truy cập.
Tuyển Việt Nam vừa trải qua trận đấu khó khăn trước chủ nhà UAE và để thua với tỉ số 2-3 vào đêm 15/6. Sau trận đấu, trọng tài chính người Iraq Ali Sabah Adday Al-qaysi bị cộng đồng mạng Việt Nam "truy lùng" thông tin và liên tục "tấn công" tài khoản mạng xã hội. Hiện tại, Facebook cá nhân của vị trọng tài này đã tạm khóa.
Trên mạng xã hội, fan Việt Nam tỏ ra đầy phẫn nộ sau những quyết định của trọng tài người Iraq. Tình huống đầu tiên vào phút 39 khi Tấn Trường bị thổi phạt dẫn đến quả penalty, mang về tỷ số 2-0 cho chủ nhà UAE trong hiệp 1. Tiếp theo vào phút 61, Công Phượng có pha đi bóng và bị hậu vệ UAE đốn ngã trong vòng cấm, nhưng trọng tài quyết định không thổi phạt.
Sau khi kết thúc hiệp 1, từ khóa "Ali Sabah Adday" đã nhanh chóng lên top tìm kiếm tại Việt Nam. Cộng đồng mạng Việt Nam liên tục vào các bài đăng Facebook của vị trọng tài để lại phẫn nộ cùng nhiều bình luận khiếm nhã. Ngoài ra, hàng loạt tài khoản Facebook giả mạo cũng được lập ra để câu tương tác.
Đây là thực trạng không hiếm gặp sau các trận đấu của ĐT Việt Nam. Ở trận gặp ĐT Indonesia vào ngày 7/6, trọng tài Ahmad Alali người Kuwait cũng bị cộng đồng mạng Việt Nam tràn vào trang cá nhân chửi bới. Đây là hành động kém văn minh đi quá giới hạn, tạo nên hình ảnh xấu xí về cổ động viên Việt Nam trên không gian mạng. Tháng 2/2020, Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia có chỉ số văn minh thấp nhất trên không gian mạng (DCI) theo khảo sát của Microsoft.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
3 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












