Jump to content

Advertisements




Bàn về một trường hợp đặc biệt của quẻ Hỗ, Mai Hoa.


7 replies to this topic

#1 huuthangmh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 03/07/2016 - 10:56

Mình xin trích phần chiêm Bệnh trong mai hoa dịch số - Nguyễn Văn Thùy, như sau:
Lại có người hỏi: Chiêm bịnh mà gặp quẻ Càn Khôn, tức là quẻ Thiên Địa Bí thì đoán như thế nào?
Nhiêu Phu dạy rằng:
1.- Càn thượng Khôn hạ, mà sơ hào động, ấy gọi quái sinh Thể, Biến thì thành Chấn thuộc Mộc, Hổ thì thấy Tốn Cấn đều là sinh Thể chi nghĩa, vậy chẳng nên lo gì, gặp ngày tương sinh thì bịnh khỏi hẳn.
2.- Thấy phát động hào 2 thì Biến quái thành Khảm (Thủy). Thể là Kim tức Kim sinh Thủy, nghĩa là Thể sinh cho nên gọi là tiết Thể hại Kim (là Thể thì Kim mà bị tiết ra, chảy ra, thì tất nhiêm Kim phải hao mòn) tức là Thể phải hao, và cũng gọi là Kim nhập Thủy hương (vàng chìm trong nước). Hổ quái lại hấy Tốn Ly có nghĩa là Phong Hỏa phiến lô đều là khắc Thể hết, lại xem đương thời ngoại ứng như thế nào, tức là cái triệu thiêu thây (phần thi chi tượng).
Thế đoán là phải chết, chẳng phải nghi ngờ, lấy Xuân, Hạ, Thu, Đông tứ quý mà suy thì thấy lý rõ ràng.
3.- Thấy phát động hào 3: Khôn quái biến Cấn quái thuộc Thổ, tức là quái sinh Thể, khỏi cần suy đến Hổ quái cũng đã đủ biết tốt rồi, vậy đoán tốt không còn nghi ngờ gì nữa.
Thấy phát động hào 4: quẻ Càn biến thành quẻ Tốn thuộc Mộc. Kim Mộc đều có nghĩa là khắc Thể, ví dù Hổ quái có tốt chăng thì cũng phải xấu. Vì Mộc có nghĩa là Giang thi (khiêng thây), Kim vị nguyên huởng chi suy (gạch ngói), đó là suy cái lý mà định, mà cũng gọi là "Thi" đó, mà lôi ra cái lý.

vvv.vvv... Link tham khảo:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tại sao Thiệu Khang Tiết lại lấy quẻ Hỗ Từ Quẻ biến mà không phải từ quẻ Thiên Địa Bĩ? Ví dụ như động hào 2 thì quẻ hỗ là Phong sơn Tiệm, nhưng Thiệu gia lại lấy quẻ hỗ tong ví dụ này là Phong Hỏa Gia Nhân, các cao thủ mai hoa và bác Đinh Văn Tân giải thích giùm..?

#2 BatThuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 06/07/2016 - 09:16

Trong 64 quẻ thì mỗi quẻ đều có 1 quẻ hỗ không đổi, quẻ hỗ là cốt lõi của 1 quẻ nào đó, bản chất của quẻ hỗ là phần trọng tâm của quẻ, dùng quẻ hỗ làm rõ hơn ý nghĩa của quẻ gốc bất luận quẻ gốc là quẻ nào, là chính quái hay biến quái. Nếu tiếp tục lấy quẻ hỗ của quẻ hỗ bạn sẽ được 1 trong 4 quẻ Thuần Càn, Thuần Khôn, Vị Tế, Ký Tế, giống như thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương là cốt lõi của bát quái.
Lấy quẻ hỗ của chính quái hay biến quái phù thuộc vào phương pháp luận của người học.

Thanked by 2 Members:

#3 huuthangmh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 06/07/2016 - 10:40

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BatThuong, on 06/07/2016 - 09:16, said:

Trong 64 quẻ thì mỗi quẻ đều có 1 quẻ hỗ không đổi, quẻ hỗ là cốt lõi của 1 quẻ nào đó, bản chất của quẻ hỗ là phần trọng tâm của quẻ, dùng quẻ hỗ làm rõ hơn ý nghĩa của quẻ gốc bất luận quẻ gốc là quẻ nào, là chính quái hay biến quái. Nếu tiếp tục lấy quẻ hỗ của quẻ hỗ bạn sẽ được 1 trong 4 quẻ Thuần Càn, Thuần Khôn, Vị Tế, Ký Tế, giống như thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương là cốt lõi của bát quái.
Lấy quẻ hỗ của chính quái hay biến quái phù thuộc vào phương pháp luận của người học.
Mình cũng suy nghĩ như bạn, nhưng mình chỉ lạ là tại sau chỉ riêng phần xem bênh ngài Thiệu mới làm thế, hay ở đây do quẻ chủ có Càn Khôn, vốn là thuần âm, thuần dương nên Thiệu khang Tiết mới làm như thế? ví như quẻ thuần kiền hay thuần không thì cũng nên làm như thế. Cái mình cần hỏi là phương pháp hay lập luận nào đã làm cho bác Thiệu làm như thế?

#4 BatThuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 19/07/2016 - 06:51

Theo ngu ý của tôi thì bạn hỏi mấy câu đó hơi... thừa. Hoặc do tôi ko nhìn thấy cách hiểu sâu xa hơn của bạn.
Càn, Khôn hỗ cứ như chính, ko nói lên được thông tin mới mang quẻ hỗ nơi khác vào cho đủ bộ. Đương nhiên không chỉ xem bệnh mới làm thế. Đừng hỏi phương pháp hay lập luận nào để làm thế. Mà tự thực hành hàng trăm lần xem làm thế có đúng hay sai.

Thanked by 1 Member:

#5 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7730 Bài viết:
  • 17637 thanks

Gửi vào 19/07/2016 - 08:36

Đùng dùng Mai Hoa mà xem bệnh nữa , nhất là ung thư .
Ngày xưa y khoa chưa tiến bộ mới bốc xem coi có trị được không . Ngày nay, cách khám khác hơn xưa, biết liền bệnh gì chữa ngay, kể cả mổ xẽ , trừ ung thư .

Thanked by 2 Members:

#6 huuthangmh

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 57 Bài viết:
  • 5 thanks

Gửi vào 20/07/2016 - 13:32

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BatThuong, on 19/07/2016 - 06:51, said:

Theo ngu ý của tôi thì bạn hỏi mấy câu đó hơi... thừa. Hoặc do tôi ko nhìn thấy cách hiểu sâu xa hơn của bạn.
Càn, Khôn hỗ cứ như chính, ko nói lên được thông tin mới mang quẻ hỗ nơi khác vào cho đủ bộ. Đương nhiên không chỉ xem bệnh mới làm thế. Đừng hỏi phương pháp hay lập luận nào để làm thế. Mà tự thực hành hàng trăm lần xem làm thế có đúng hay sai.
Chắc không thừa đâu bác, bởi dịch luôn có cái lý biến dịch, hiểu được đạo lý thì tùy biến... Trong sách chỉ có quẻ Thiên Địa Bĩ mới lấy quẻ hỗ như thế, nhưng theo cách nghĩ của mình có lẽ như còn các quẻ Địa Thiên Thái, Kiền, Khôn, Vị Tế, Ký Tế đều dùng cách đó. Còn tại sao thì chỉ nằm vẻn vẹn trong 4 chữ Âm Dương Thủy Hỏa thôi. Cám ơn bác rất nhiều vì đã tham gia bàn luận.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đinh Văn Tân, on 19/07/2016 - 08:36, said:

Đùng dùng Mai Hoa mà xem bệnh nữa , nhất là ung thư .
Ngày xưa y khoa chưa tiến bộ mới bốc xem coi có trị được không . Ngày nay, cách khám khác hơn xưa, biết liền bệnh gì chữa ngay, kể cả mổ xẽ , trừ ung thư .
Lời đóng góp của bác quả thật rất bổ ích, nhưng em góp ý thêm dù khoa học lên cỡ nào thì các bệnh chứng đều gói trong 4 chữ Âm Dương Thủy Hỏa. Vì thế dùng kinh dịch mà có thêm kiến thức Đông Y nữa thì tìm nguyên nhân rất hay, từ đó khi điều trị theo Đông y hoặc trong đời sống sẽ biến cân nhắc mà tìm cái lẽ cân bằng. Bản thân cháu đã kiểm nghiệm trên bản thân và khá chính xác. Cám ơn bác.

Sửa bởi huuthangmh: 20/07/2016 - 13:33


#7 BatThuong

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 6 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 24/07/2016 - 00:54

"hiểu được đạo lý thì tùy biến..." thì ko nên cố chấp vào một hai câu, một hai ví dụ hay một hai cuốn sách, hay dựa vào một số ít chủ quan để đánh giá tổng thể, nhỏ đến lớn đi là quẻ Bĩ trong Dịch, bàn như thế thì chỉ đi vào bế tắc thôi. Các bạn mới học quý sách như chân lý. Đọc thêm vài cuốn thì thấy sách có vài chỗ sai, học thêm vài môn thấy học thuật có vài chỗ không đúng. Sau cùng chắt lọc đúng nhiều là thực đúng ít thì hư. Nhỏ đi lớn lại là quẻ Thái.
Ôm khư khư chạy theo một cái gì đó thì cũng giống như một thời trong quẻ Tùy. Hệ tiểu tử mất trượng phu.

#8 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/07/2016 - 13:03

Kinh nghiệm của tôi : Lúc xưa xem rất ít khi dùng hỗ quái hay suy luận ngũ hành. Tâm ứng quẻ liền thấy tượng và sự việc như thế nào .






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |