Jump to content

Advertisements




Giả thuyết về bộ lịch cổ trên trống đồng


4 replies to this topic

#1 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 422 Bài viết:
  • 1048 thanks

Gửi vào 06/05/2016 - 09:19

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trống đồng Ngọc Lũ




Đặng Thanh Bình

Những phát hiện của khảo cổ học đang cho thấy ngày càng chắc chắn nguồn gốc Trống Đồng tại Việt Nam, đồng thời việc giải mã những ý nghĩa của các hoa văn trên trống đồng cũng có những bước tiến xa.
Trống đồng là một loại nhạc cụ gõ bằng đồng hiện diện tại vùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và miền Nam Trung Quốc, xuất hiện từ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nó không chỉ có chức năng nhạc khí mà còn có những chức năng khác như làm biểu tượng cho quyền lực, tôn giáo. Trống thường thuộc về những người thủ lĩnh và là biểu tượng của quyền lực.

Tại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đã có dấu vết rằng người ta đã biết về trống đồng từ năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và đáng chú ý nhất là nghiên cứu (sự phân loại) của nhà khảo cổ học người Áo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Tại nước ta, người giải mã thông điệp trên trống đồng tạo ra nguồn cảm hứng cho những nhà nghiên cứu khác là Đa Minh Lương Kim Định, tác giả (của Việt Lý Tố Nguyên) đã thấy triết lý của người Việt trong trống. Tác giả (của Việt Nam văn minh sử) Lê Văn Siêu phát hiện ra trống đồng là bộ lịch cổ. Đi xa hơn, tác giả (của Người Việt – chủ nhân của kinh Dịch và chữ vuông) Viên Như cho biết trống là cuốn kinh Dịch. Chúng ta sẽ đưa ra giả thuyết giải mã cho những hoa văn trên Trống đồng Ngọc Lũ.
* Trống đồng Ngọc Lũ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vào khoảng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, trống được tìm thấy ở xã Như Trác, huyện Nam Xang (phủ Lý Nhân, Hà Nam) và được cúng vào

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

làng Ngọc Lũ, để khi có đình đám cúng tế thì dùng. Năm 1902 nhân cuộc đấu xảo ở Hà Nội, trống được đem ra trưng bày. Viện Viễn Đông Bác cổ bèn xuất 550 đồng bạc Đông Dương mua lại là lưu trữ ở Hà Nội.

Trống còn tương đối nguyên vẹn, có một lớp pa-tin màu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ngả

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Trống có hình dáng cân đối, mặt trống hơi tràn ra ngoài tang trống. Trống có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

79

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cao 63 cm.Thân trống có 3 phần: Phần trên phình ra gọi là tang, nối liền với mặt trống; phần giữa thân trống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thẳng đứng; phần chân hơi loe thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.Có bốn chiếc quai chia làm hai cặp gắn vào tang và phần giữa trống, được trang trí hình bện thừng. Trống có hai loại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

là hoa văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và hoa văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn trên mặt trống

Chính giữa mặt trống là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nổi 14 cánh. Xen giữa các cánh sao là những

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Từ trong ra ngoài có tất cả 16 vành hoa văn đồng tâm bao bọc lấy nhau. Các vành 1, 5, 11 và 16 là những hàng chấm nhỏ. Các vành 2, 4, 7, 9, 13 và 14 là những vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến. Vành 3 là những chữ gãy khúc nối tiếp. Vành 12 và 16 là văn răng cưa. Vành 6, 8 và 10 là vành có hình người, động vật được xếp xung quanh ngôi sao và ngược

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Hình người: Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có người thổi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có người cầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cán giáo có trang trí lông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

giã vào một chiếc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đầu chày có trang trí lông chim.

Hình nhà: có hình nhà liên quan đến nghi lễ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, có mái hình cung, hai đầu là hai trụ đứng để chắn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hoặc có nhà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nóc cong lên như hình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, hai đầu có hình chim mắt to, hai bên có cột chống đỡ. Nóc nhà có hai con chim đậu, một con trong giống hình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, một con trông giống hình

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Vành 8 gồm hai nhóm, mỗi nhóm có 10 con

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

cách nhau bằng hai tốp chim bay, một tốp 6 con và một tốp 8 con. Cứ một con hươu đực thì đến một con hươu cái.

Vành 10 gồm 36 con chim, 18 con chim đậu và 18 con chim đang bay. Chim bay là loại chim mỏ dài, có mào, đuôi và chân dài, mình gầy thuộc loại

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hoặc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

; chim đậu có nhiều loại. Con thì mỏ ngắn vênh lên, con thì mỏ dài chúc xuống, phần đông là chim ngậm mồi. Các con chim đậu đều có đuôi ngắn.

Ngoài những hoa văn trên, ở rìa mặt trống có một số vết lõm, đó là dấu vết của những con kê còn để lại khi đúc trống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn ở thân trống

Phần trên cùng của tang trống là đoạn tiếp giáp với mặt trống có 6 vành hoa văn hình học, các vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ thẳng hàng, vành 2 và 5 là văn răng cưa, đỉnh quay về hai phía có những chấm nhỏ xem kẽ, vành 3 và 4 là hoa văn vòng tròn đồng tâm chấm giữa nối với nhau bằng những

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

song song.

Tiếp theo đoạn này là hình 6 chiếc thuyền, chuyển động từ trái sang phải, xen giữa các thuyền là hình chim đứng. Chim có từ 1 đến 3 con. Đứng giữa thuyền là người chỉ huy cầm trống đang điều khiển. Mũi thuyền có từ 1 đến 2 người tay cầm vũ khí như giáo hoặc rìu chiến, đó là những thủy binh đánh gần. Mỗi thuyền đều có một người cầm lái đầu đội mũ lông chim cao, tay lái có trang sức lông chim. Trên sàn thuyền có một người bắn cung, không đội mũ lông chim mà búi tóc, đó là những thủy binh đánh xa. Ngoài ra, trên khoảng giữa hai thuyền có một con

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đứng nghểnh mõm lên phía sàn giống như

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Phần dưới của tang trống là ba vành hoa văn hình học.
Chân trống không có trang trí.
* Trống đồng Sông Đà (trống Moulié): Phó sứ Moulié tỉnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bình đã lấy trống này từ nhà người vợ góa của viên quan lang

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ời Mường vùng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ng Đà thuộc tỉnh Hòa Bình. Năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, trống được mang trưng bày tại cuộc đấu xảo quốc tế ở Paris và sau đó không được trở về Việt Nam nữa.

Trống còn tương đối nguyên vẹn, mặt và thân trống có nhiều vết sẹo,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mặt là 78

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chiều cao là 61

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lũ I và

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn tại mặt trống

Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 14 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và hình khắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và vật.

Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ I như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

song song, văn răng cưa, còn có thêm một vành gồm hai đoạn hồi văn xen giữa với hai đoạn văn xoắn ốc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

kèm theo vòng tròn chấm giữa.

Vành 18 có hình chim, gồm 16 hình chim bay, giống với hình chim ở vành 9 của trống Hoàng Hạ và hai chim đứng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn ở thân trống

Phía trên của tang trống có một băng hoa văn hình học gồm 6 vành: hai vành 1 và 6 là những đường chấm nhỏ, các vành 2 và 5 là văn răng cưa, hai vành 3, 4 là vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến.
Dưới băng hình học này là hình 6 chiếc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, xen giữa các thuyền có hình một chim đứng. Đây là loại chim cổ cao, chân giống con

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Cứ hai chiếc thuyền thì lại có một con chim đứng. Mỗi thuyền đều có 5 người, mũ trên đầu họ đều có hình đầu chim.

Bên dưới những chiếc thuyền này là một băng hoa văn hình học, gồm 3 vành: một vành hoa văn vòng tròn có chấm giữa nằm giữa hai đường chấm nhỏ.
Trống có hai đôi quai kép trang trí văn thừng. Chân trống không có trang trí.
Việc trống đồng sông Đà, vành 18 có hình chim gồm 16 hình chim bay và 2 hình chim đứng liền nhau, có diện tích bằng với diện tích của 1 hình chim bay, cho thấy: Nghệ nhân làm trống ngay từ đầu có ý định chạm khắc 18 hình chim bay, nhưng do sơ ý đã chia thành 17 khoảng trống, do đó thiếu 1 khoảng trống. Người nghệ nhân này đã khắc phục sai sót bằng cách chạm 2 hình chim đứng ở khoảng trống số 17, để đảm bảo đủ 18 hình chim. Như vậy rõ ràng, con số 18 (hình chim) phải mang thông điệp nào đó, chứ không phải là việc chạm khắc ngẫu nhiên.
Thêm nữa, tại vành 8 của trống đồng Ngọc Lũ có 2 nhóm hươu, mỗi nhóm gồm 10 con và 2 nhóm chim bay, nhóm có 6 con và nhóm có 8 con. Nếu chỉ đơn thuần là trang trí thì 2 nhóm chim bay thường có số lượng con bằng nhau thì mới đảm bảo tính thẩm mỹ, nhưng đằng này lại có sự sai khác về số lượng khiên cho tính cân đối bị mất đi, do vậy chỉ có thể kết luận, việc phân chia này là sự cố ý của nghệ nhân.
Tóm lại các hoa văn trên trống đồng (Ngọc Lũ) không chỉ đơn thuần mang tính trang trí mà nó còn là một thông điệp. Nhưng thông điệp này có thể là gì? Giả thuyết rằng: Đó là bộ lịch của người Việt cổ.
Lịch được phát minh ở rất nhiều các nền văn hóa, trong đó có nền văn hóa Hán. Lịch được tính theo mặt trăng (âm lịch) hoặc mặt trời (dương lịch) hoặc cả mặt trăng và mặt trời (âm dương lịch). Trong quá trình tiếp xúc với nền văn hóa Hán, người Việt đã tiếp thu nguyên lý của Hán lịch, đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh. Hán lịch là loại âm dương lịch, đó là loại lịch tính theo tuần trăng nhưng có sự điều chỉnh thời gian theo mặt trời, việc điều chỉnh thời gian ấy hình thành tháng nhuận. Hán lịch một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Chu kỳ của Hán lịch là 60 năm. Người Việt cổ có lịch không? Trong bài Đi tìm cuốn lịch của người Việt cổ của tác giả Chu Văn Khánh viết:
“GS Hoàng Xuân Hãn cho rằng: “Nay không thấy dấu tích gì giúp ta biết cách xếp đặt ngày tháng của dân Lạc Việt xưa. Nhưng đoán rằng “văn hoá trống đồng” của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29, 30 ngày, cũng không hẳn là vô lý. Tuy ở vùng nhiệt đới, khí nóng lạnh đến cực để làm giới cận cho thời tiết, nhưng gió mùa, nước lũ khá điều hoà, cũng đủ gợi kỳ hạn của năm”.
Nhưng đó cũng chỉ là phỏng đoán mà chưa có cứ liệu gì minh chứng. Nhà nghiên cứu sử học Bùi Huy Hồng đã từng tìm cách giải mã lịch tính trên trống đồng Hoàng Hạ thông qua cách đo bóng nắng trên mặt trống, song cũng không tìm thấy cấu trúc của cuốn lịch xưa.
Trong cuốn Lịch sử Phật giáo Việt Nam, Lê Mạnh Thát đã dành một mục với nhan đề “Lịch pháp Việt Nam” để tìm cuốn lịch của người Việt xưa. Ông căn cứ vào 10 truyện trong cuốn Lục độ tập kinh có ghi chép các thông tin về lịch để dựng lại cấu trúc lịch cổ. Theo ông: “hệ thống lịch chia năm ra 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm ba tháng, mỗi tháng có 30 ngày cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong Lục độ tập kinh qua 10 truyện”
Thực ra đây là cấu trúc của một loại lịch Ấn Độ cổ đại. [lược một đoạn] Vậy tìm cuốn lịch của người Việt cổ xưa ở đâu?” Và
“Đồng dao Việt Nam có bài về thời gian trăng mọc:
Mồng một lưỡi trai/ Mồng hai lá lúa/ Mồng ba câu liêm/ Mồng bốn lưỡi liềm/ Mồng năm liềm giật/ Mồng sáu thật trăng/ Mồng bảy thượng huyền/ Mười rằm trăng náu/ Mười sáu trăng treo/ Mười bảy sảy giường chiếu/ Mười tám rám trấu/ Mười chín đụn dịn/ Hăm mươi giấc tốt/ Hăm mốt nửa đêm/ Hăm hai hạ huyền/ Hăm ba gà gáy/ Hăm bốn ở đâu/ Hăm nhăm ở đấy/ Hăm sáu đã vậy/ Hăm bảy làm sao/ Hăm tám thế nào/ Hăm chín thế ấy/ Ba mươi chẳng thấy/ Mặt mày trăng đâu?
Bài ca dao này không phản ánh lịch âm dương du nhập của Trung Hoa vì nguyên tắc định ngày đầu tháng (ngày sóc) trong lịch Trung Hoa là ngày không trăng chứa thời điểm giao hội, còn ngày mồng một trong bài ca dao trên lại là ngày có trăng non (Mồng một lưỡi trai). Điều này được khẳng định một lần nữa bằng câu “Tối như đêm ba mươi”, nghĩa là ngày cuối tháng mới là ngày không trăng. Mồng một trong bài ca dao ấy thực chất tương ứng với ngày mồng hai trong âm dương lịch. Vậy bài ca dao này phản ảnh cuốn lịch nào?
Chúng tôi bắt gặp ở người Mường Bi (huyện Tân Lạc, Hoà Bình) cũng có một bài ca dao tương tự:
[lược một đoạn] Ngày một bằng lá thai (lá cỏ tranh)/ Ngày hai bằng lá ngả (lá công chít)/ Ngày ba lưỡi liềm/ Ngày bốn trăng sáng quầng/ Ngày năm giữa tháng/ Ngày sáu đóng dấu đồi/ Ngày bảy mọi vật đều ngủ say trăng mới lên/ Ngày tám trẻ khóc vào ban đêm trăng mới lên/ Ngày chín con diều hâu gọi trăng lên.
Bài ca dao này phù hợp với cuốn lịch cổ truyền của người Mường, gọi là sách Đoi (tiếng Mường đọc là Khách Đoi) hay còn gọi là Lịch Tre. Trong bài “Lịch Tre của người Mường” trên tạp chí Văn hoá dân gian số 5 (77) năm 2001, tôi đã công bố những nhận định sơ bộ ban đầu về cách tính lịch cổ truyền của người Mường và cơ bản khôi phục diện mạo của cuốn lịch này. Có thể tóm tắt như sau:
Cuốn lịch Mường được khắc đầy đủ trên 12 thẻ tre tương ứng với 12 tháng. Trên đó ghi các ký hiệu ngày, tháng và các hiện tượng tự nhiên như: ngày mưa, ngày bão; các hiện tượng xã hội như: ngày có khách, ngày đi kiếm cá, ngày săn thú. Một ngày chia thành 16 giờ, mỗi giờ tương ứng với 1,5 giờ dương lich. Người ta không xác định giờ bằng công cụ nhân tạo mà xác định rất linh hoạt thông qua các hiện tượng tự nhiên như: gà gáy, mặt trời mọc, tang tảng sáng. Điều lý thú là ngày không phải bắt đầu từ nửa đêm, bình minh, hay hoàng hôn như các loại lịch khác trên thế giới mà là thời điểm trước bình minh: gà gáy. Tháng phù hợp với tuần trăng, nên có tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày. Một tháng chia thành ba tuần, gọi là tuần Cây, tuần Lôồng và tuần Cối tương ứng với thượng tuần, trung tuần và hạ tuần trong lịch âm dương phản ánh chu kỳ chợ phiên truyền thống. Mỗi tuần có 10 ngày, nếu tháng thiếu tuần cuối có 9 ngày. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có thêm 1 tháng. Tôi đồng ý với ông Kiều Bá Mộc cho rằng từ “Lôồng” được bảo lưu và biến âm thành từ “Mồng” dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng trong lịch âm dương ngày nay của người Việt”. Và
“Cách tính Lịch Tre cổ truyền đã bị mai một, nhưng chắc chắn trước khi có lịch âm dương họ đã có cách tính riêng của mình. [lược một đoạn] Bóc tách từng lớp bụi mờ thời gian, chúng ta nhận thấy trong Lịch Tre của người Mường có những điểm gạch nối với những mảnh vỡ của cuốn lịch Việt cổ còn lại trong ca dao, tục ngữ. Đó là, đầu tháng là ngày có trăng non, cách gọi 10 ngày đầu tháng là “Mồng”. [lược một đoạn] Như vậy, nếu Lịch Tre có từ trước khi cộng đồng chung Việt-Mường chia tách, cũng có nghĩa nó là tài sản chung mà tổ tiên người Việt, người Mường đã sáng tạo nên.
Kiều Bá Mộc đã sưu tầm tại Mường Bi (Tân Lạc, Hoà Bình) một truyền thuyết có liên quan đến nguồn gốc của cuốn Lịch Tre. Truyện kể rằng:
Vào đời Hùng Vương dựng nước, nhà vua có lần dạo thuyền trên sông, do sơ ý mà để rơi một viên ngọc quý. Nhiều người thợ lặn được gọi đến, song không một ai tìm ra. Nhà vua bèn triệu tất cả các đạo sĩ nổi tiếng trong nước để dò tìm viên ngọc, nhưng đều vô hiệu. Một hôm có một thổ lang Mường Bi, tiếng tăm nổi cồn trong ngoài mường xin yết kiến nhà vua. Sau khi xem quẻ bói bằng chân gà, thổ lang bình tĩnh tâu rằng.
– Cúi xin bệ hạ cứ yên tâm. Viên ngọc quý của Người theo thần được biết, không thể nào mất được. Nó đang đợi giờ tốt để trở về với nhà vua.
Vua tỏ lời cảm ơn thổ lang, nhưng lòng dạ vẫn phân vân nghi hoặc.
Bước sang ngày thứ sáu kể từ khi thổ lang Mường Bi gieo quẻ, vào buổi sáng có người dân chài đem dâng vua một con chép to, vừa bắt được ở dưới sông. Nhà vua vẫn trong tâm trạng không vui, vì chưa có tăm hơi gì về viên ngọc quý. Mãi đến chiều tối, người làm bếp của vua mổ thấy trong bụng cá một viên ngọc sáng rực, vội tâu báo cho vua hay. Tìm ra viên ngọc, nhà vua mừng khôn xiết. Không quên công người báo điểm tốt, nhà vua cho gọi thổ lang Mương Bi lại, gia thưởng nhiều châu báu ngọc ngà, nhưng thổ lang Mường Bi đều từ chối. Ông chỉ xin nhà vua gia ân một điều để cho dân vùng thổ lang cai quản ngày thì lui một ngày, và tháng lại tiến sớm hơn ba tháng. Thấy việc đó có nhiều ý nghĩa, nhà vua ưng thuận liền cho lập đàn tế cáo trời đất chứng giám.
Từ đó, người Mường ở Mường Bi lập lịch và giữ mãi về sau này”. Và
“Như đã trình bày ở trên, nguyên tắc ngày lui, tháng tiến là cách tính lịch bằng phương pháp đối chiếu với lịch âm dương, nó chỉ xuất hiện sau khi lịch Trung Hoa được du nhập vào nước ta và người Mường đã tiếp nhận, sử dụng nó song song với Lịch Tre. Cách lý giải theo truyền thuyết là nguyên tắc đối chiếu xuất hiện từ thời Hùng Vương hoàn toàn không hợp lý và chắc chắn rằng truyền thuyết này xuất hiện vào thời kỳ muộn khi mà cách tính Lịch Tre cổ truyền đã bị mai một và trở thành hoá thạch”. Và
Trong sử thi “Đẻ đất đẻ nước” đã dành một chương nói về việc đặt ra lịch, đó là chương “VII. Chia năm chia tháng”. Chương này dành phần lớn nói về chuyện ông Cuông Minh Vàng Rậm và Ả Sấm Trời khai mỏ đồng, mỏ vàng làm thành Mặt trời và Mặt trăng, còn những thông tin về cuốn lịch khá ít ỏi. Theo áng mo, hai nhân vật truyền thuyết là ông Thu Tha và bà Thu Thiên đã sáng tạo ra lịch của họ:
Mường lớn nhất sinh ra ông Thu Tha
Mường ruộng nhì sinh ra bà Thu Thiên
Đứng ra truyền làm năm, làm tháng.
Áng mo ghi nhận cấu trúc cuốn lịch như sau: năm có 12 tháng, một tháng thường có 30 ngày, nhưng cũng có tháng đủ, tháng thiếu:
Đặt ra rằng:
Một năm có mười hai tháng
Một tháng có ba mươi ngày
Có năm đầy, năm no
Có tháng no, tháng thiếu.
Nguồn tư liệu trên không đưa ra một thông tin gì khả dĩ về thời điểm xuất hiện của Lịch Tre, song chúng đều thống nhất cho rằng, từ xa xưa người Mường đã sáng tạo ra một loại lịch riêng của mình.
Xét về mặt lịch pháp, Lịch Tre là một loại lịch nguyên thuỷ, bởi nó dựa vào việc quan sát trăng, sao trực tiếp để tính lịch. So với lịch âm dương Trung Hoa, Lịch Tre chưa có một hệ thống tính toán chặt chẽ dựa vào các thuật toán và không thể tính toán trước được cho các năm. Bởi vậy nó không thể nảy sinh sau khi mà người ta tiếp nhận lịch Trung Hoa. Hay nói một cách khác, người ta không bao giờ sáng tạo ra cái lạc hậu hơn những cái cùng loại đã và đang có”.
Chúng ta có một vài tóm tắt như sau:
– Các nhà nghiên cứu đã đề xuất những bộ lịch được cho là của người Việt cổ tuy nhiên chưa thể đưa đến kết luận cuối cùng.
– Căn cứ vào bài đồng dao tác giả Chu Văn Khánh phát hiện ra bài đồng dao không mô tả lịch của Trung Hoa.
– Trong khi đó có những dấu vết cho thấy xuất hiện mối quan hệ giữa bộ lịch cổ của người Mường (lịch Đoi) với những mảnh vụn trong văn hóa Việt.
– Cuối cùng có đủ cơ sở về nhân chủng, ngôn ngữ, văn hóa để xác định: Lịch Đoi là bộ lịch chung của tổ tiên người Việt – Mường.
– Lịch Đoi là sản phẩm và được tổ tiên người Việt – Mường sử dụng theo một cách riêng có trước khi tiếp xúc với Hán lịch. Khi tiếp xúc lịch Trung Hoa người Việt đã đối chiếu với lịch Đoi khiến cho cách tính lịch Tre riêng có bị mai một và thất truyền.
– Trước những ưu thế của Hán lịch và Tây lịch, lịch Đoi của người Mường bị ngoại hóa, còn trong cộng đồng người Việt thì nó chỉ còn là những mảnh vụn sót lại trong nền văn hóa mà không đủ để nhận diện.
Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý một điểm quan trọng sau: Về nguyên tắc ‘ngày lùi, tháng tiến’ cho chúng ta biết sự giống nhau và khác nhau giữa lịch Đoi của người Mường với lịch âm dương của người Hán. Ngoài những điểm khác nhau (mang tính chất chi tiết) thì về cấu trúc cơ bản, 2 bộ lịch là giống nhau. Hai bộ lịch đều lấy 1 năm gồm 12 tháng, lấy tháng có 29 ngày (tháng thiếu) hoặc 30 ngày (tháng đủ). Năm có tháng nhuận. Điểm khác nhau: Lịch Đoi lùi 1 ngày trong khi tháng thì tiến. Việc chia tháng theo tuần như lịch Đoi và thêm tiết khí trong tháng của lịch Trung Hoa cũng là riêng có tuy nhiên nó không làm thay đổi cấu trúc của các quãng thời gian mà chỉ làm chi tiết thêm mà thôi.
Tôi cho rằng: Sự giống nhau cơ bản về cấu trúc khoảng quãng thời gian giữa lịch Đoi và lịch âm dương Trung Hoa không phải là ngẫu nhiên, đặc biệt là chúng có khoảng thời gian tiếp xúc với nhau rất dài. Có thể ban đầu lịch Đoi không có cấu trúc như chúng ta thấy bây giờ, có sự sai khác tương đối. Nhưng do tiếp xúc với lịch âm dương của người Hán, tổ tiên người Việt – Mường đã cải tiến lịch Đoi trên cơ sở lịch Trung Hoa, vì thế mà diện mạo như chúng ta thấy ngày nay của lịch Đoi có cấu trúc tương đối giống với âm dương lịch của Trung Quốc. Như vậy: Tổ tiên người Việt – Mường đã tạo ra bộ lịch Đoi để sử dụng trong đời sống sinh hoạt xã hội tuy nhiên việc lịch Đoi có thời gian tiếp xúc rất dài và có cấu trúc giống với âm dương lịch của Trung Hoa (được chứng tỏ qua sự tồn tại của nguyên lý chuyển đổi) nên không thể không đặt câu hỏi nghi vấn: Lịch Đoi được cải tiến những gì trên cơ sở lịch âm dương của người Hán hay diện mạo ban đầu tự nhiên của lịch Đoi như thế nào?
Chúng ta sẽ cố gắng lượm lặt những mảnh vụn còn sót lại trong nền văn hoá Việt để phục dựng lại phần nào đó bộ lịch và xa hơn nữa là tìm dấu vết của bộ lịch này trên trống đồng Ngọc Lũ.
Trong bài đồng dao của người Việt: Mồng một lưỡi trai/ Mồng hai lá lúa/ Mồng ba câu liêm/ Mồng bốn lưỡi liềm/ Mồng năm liềm giật/ Mồng sáu thật trăng/ Mồng bảy thượng huyền/ Mười rằm trăng náu/ Mười sáu trăng treo/ Mười bảy sảy giường chiếu/ Mười tám rám trấu/ Mười chín đụn dịn/ Hăm mươi giấc tốt/ Hăm mốt nửa đêm/ Hăm hai hạ huyền/ Hăm ba gà gáy/ Hăm bốn ở đâu/ Hăm nhăm ở đấy/ Hăm sáu đã vậy/ Hăm bảy làm sao/ Hăm tám thế nào/ Hăm chín thế ấy/ Ba mươi chẳng thấy/ Mặt mày trăng đâu? Và câu nói dân gian “Tối như đêm 30”.
Cho chúng ta biết trong bộ lịch cổ của người Việt, ngày cuối tháng mới là ngày không trăng, lịch của người Mường cũng tương tự. Để ý thấy trong bài đồng dao của người Việt, từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 10, đều dùng từ “mồng”. Tác giả Kiều Bá Mộc cho rằng từ “mồng” là biến ấm của từ “lôồng” dùng để chỉ 10 ngày đầu tháng. Một tháng chia thành ba tuần, gọi là tuần Cây, tuần Lôồng và tuần Cối tương ứng với thượng tuần, trung tuần và hạ tuần trong lịch âm dương phản ánh chu kỳ chợ phiên truyền thống. Mỗi tuần có 10 ngày nếu tháng thiếu tuần cuối có 9 ngày. Năm thường có 12 tháng, năm nhuận có thêm 1 tháng. Chúng ta nhận thấy rằng: Trong lịch Đoi của người Mường, 10 ngày tạo thành nhóm, việc sử dụng từ “mồng” với 10 ngày trong lịch của người Việt cũng gợi ý chúng ta tồn tại đơn vị nhóm gồm 10 ngày. Trong bài đồng dao ngoài những ngày đi cùng với từ “mồng” là đặc biệt, thì những ngày còn lại không có gì đáng chú ý. Việc người Mường sử dụng tới thuật ngữ “tuần” đã cho thấy vai trò của nhóm đơn vị 10 ngày. Như vậy, chúng ta lưu ý tới ngày không trăng và nhóm đơn vị 10 ngày liên tục trong lịch của người Việt cổ.
* Trống đồng Hoàng Hạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vào ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, dân công đào mương dẫn nước xóm Nội, thôn làng Hoàng Hạ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nội ngày nay) đã tìm ra được trống này ở độ sâu 1,5

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trong lòng đất. Trống có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

mặt là 79

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chiều cao là 61,5

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Trống bị long mặt, rỉ gần khắp mặt và cả một phần thân trống. Hoa văn trang trí, hình dáng và kích thước tương tự như trống

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn tại mặt trống

Chính giữa mặt trống có hình ngôi sao nổi 16 cánh, xem kẽ các cánh sao là những họa tiết trang trí kiểu lông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Bao quanh ngôi sao là 15 vành hoa văn, gồm hai loại: hoa văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và hình khắc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và vật.

Về hoa văn hình học, ngoài những hoa văn tương tự như hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ như các chấm nhỏ thẳng hàng, chữ gãy nối tiếp, vòng tròn chấm giữa có

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

song song, văn răng cưa, còn có thêm vành hoa văn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và vòng tròn đồng tâm ở vành thứ 7 từ trong ra ngoài.

Về hình khắc người và động vật thì có vành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chim bay xem kẽ. Vành số 9 của trống Hoàng Hạ chỉ có 14 con chim bay. Đó là những hình chim mỏ dài, đuôi và chân dài, có mào, không có những hình chim đứng ngậm mồi. Rìa mặt trống có 30 lỗ nhỏ cách đều nhau, là dấu vết con kê trên khuôn đúc trống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa văn ở thân trống

Bố cục trang trí và hình hoa văn giống như trống đồng Ngọc Lũ. Trên tang trống, ngoài các vành hoa văn hình học, cũng có hình 6 chiếc

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, xen giữa các thuyền là những hình chim có từ 2 đến 4 con. Về trang sức, tất cả thuyền trưởng cầm trống, vũ sĩ và người cầm lái đều đội mũ lông chim khá cao. Trống có hai đôi quai kép trang trí văn bện thừng. Chân trống không có hoa văn.

So sánh giữa trống đồng Ngọc Lũ với trống đồng Hoàng Hạ thì nhận thấy: Trống đồng Ngọc Lũ có hoa văn gồm 2 nhóm chim bay (14 con) và 2 nhóm hươu (20 con) ở vành 8, trong khi trống đồng Hoàng Hạ không có, thay vào đó là 29 hình tròn – cong liên tục. Giả thuyết rằng: Vành số 8 trên trống đồng Ngọc Lũ là ghi chú (giải thích) cho các vành hoa văn khác. Ở đây chúng ta thấy xuất hiện nhóm đơn vị gồm 10 con hươu.
Tại vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Hoàng Hạ theo chiều ngược kim đồng hồ lần lượt gồm: Nhóm 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; 2 người đang giã; nhà có nhiều người; 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; 2 người đang giã; nhà có nhiều người. Chúng ta thấy rằng: Tính cân xứng rất cao và có 10 nhóm hình. Tại vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Ngọc Lũ theo chiều ngược kim đồng hồ lần lượt gồm: Nhóm 4 người đánh trống đồng; nhóm 6 người hoá trang; nhà có một người; nhóm 3 người; nhà có nhiều người; 4 người đánh trống đồng; nhóm 7 người hoá trang; nhà có một người; nhóm 3 người; nhà có nhiều người. Chúng ta thấy rằng: Tính cân xứng đã bị mất đi và cũng có 10 nhóm hình. Sự phá vỡ tính cân đối tại trống đồng Ngọc Lũ cho thấy sự cố tình của nghệ nhân trong việc tạo ra nó. Tuy vậy chúng ta biết được rằng: Vành chạm khắc cảnh sinh hoạt có thể là nhóm đơn vị gồm 10 hình. Nhóm 3 người trên trống đồng Ngọc Lũ gồm 1 người gọi chim và 2 người đang giã, có thể được tách thành 2 hình khi đó nhóm đơn vị gồm 12 hình chứ không phải 10. Tuy nhiên vì trên trống Hoàng Hạ nhóm đơn vị chắc chắn gồm 10 hình, lại nữa việc chạm khắc thêm 1 hình người gọi chim ngay cạnh hình 2 người đang giã có tính đối xứng rất cao (trong khi không cần thiết vì các hình khác đã được chủ động làm sai khác đi để không còn tính đối xứng, mà để đảm bảo tính thông điệp) gợi ý chúng ta rằng: Hình thêm vào này với mục đích làm phong phú nội dung đời sống sinh hoạt, chứ không phải mang một thông điểm nào đó. Do đó vẫn có thể xếp hình 1 người gọi chim và hình 2 người đang giã vào thành 1 hình, vì thế mà vành chạm khắc cảnh sinh hoạt trên trống đồng Ngọc Lũ cũng như Hoàng Hạ, đều là nhóm đơn vị gồm 10 hình. Việc có 2 nhóm hươu mà mỗi nhóm 10 con cũng gợi ý chúng ta hoa văn chạm khắc cảnh sinh hoạt là gồm 10 nhóm đơn vị.
Nếu chúng ta gạch nối giữa nhóm đơn vị gồm 10 hình với nhóm gồm 10 ngày “mồng” thì chúng ta có được: Cảnh sinh hoạt của 10 ngày “mồng” trên trống đồng. Theo đó giả sử rằng: Mồng 1 – Lễ cầu (nhà 1 người); Mồng 2 – Giã gạo (hình 3 người); Mồng 3 – Tại gia (nhà nhiều người); Mồng 4 – Hội trống (4 người đánh trống); Mồng 5 – Đi săn bắt (nhóm 6 người); Mồng 6 – Lễ Cầu (nhà 1 người); Mồng 7 – Giã gạo (hình 3 người); Mồng 8 – Tại gia (nhà nhiều người); Mồng 9 – Hội trống (4 người đánh trống); Mồng 10 – Đi săn bắt (nhóm 7 người).
Cảnh sinh hoạt thường ngày thì rất nhiều không thể chạm khắc hết được, nên những chạm khắc ở trên trống đồng là những cảnh sinh hoạt tương đối cơ bản trong đời sống. Chúng ta cũng nhận thấy những cảnh sinh hoạt cơ bản này (phải) có tính chu kỳ, được lặp đi lặp lại do đó chúng ta đoán rằng: 10 mồng tiếp theo cũng diễn ra như giả sử. Nghĩa là từ mồng 1 đến hết mồng 10 sau đó chu kỳ lặp lại, tạm gọi 10 mồng là tuần.
Trong xã hội cổ xưa chúng ta bắt gặp nhiều sự xuất hiện của tín ngưỡng phồn thực, hình ảnh rõ ràng nhất là cặp nam nữ đang giao hoan trên Thạp đồng Đào Thịnh. Tại vành 8 của trống Ngọc Lũ, chúng ta thấy cứ 1 con hươu đực được xen kẽ với 1 con hươu cái, đây có thể là sự tiếp nối của tín ngưỡng phồn thực. Và vì vành 8 là vành được tạo thêm nên nó được xem như là lời chú giải cho các vành khác, do vậy biểu hiện tín ngưỡng phồn thực qua hình ảnh hươu đực, hươu cái ở vành 8 là lời giải thích cho hình chạm khắc cảnh sinh hoạt. Chúng ta để ý thấy không có hình ảnh nào trong hình chạm khắc cảnh sinh hoạt có liên quan rõ ràng tới tín ngưỡng phồn thực như hình nhà có nhiều người, nhưng do tính đa thông tin (không thể chắc chắn) nên khó có thể kết luận hình nhà nhiều người đang mô tả sự giao hoan. Có một thông tin khác mà chúng ta có thể chấp nhận là có liên quan tới tín ngưỡng phồn thực, đó là sự tăng lên của số lượng người trong 2 hình: Đi săn bắt. Hình đi săn bắt mồng 5 chỉ có 6 người nhưng hình đi săn bắt mồng 10 có thêm 1 người là 7 tuy nhiên người thứ 7 này nhỏ hơn so với những 6 người còn lại. Đây có thể là hình ảnh thể hiện mối quan hệ với tín ngưỡng phồn thực tuy nhiên bản thân hình ảnh ấy không chỉ dừng lại là sự biểu hiện của tín ngưỡng phồn thức (nếu có) mà nó có thể còn mang nhiều thông điệp nữa.
Thế nhưng nếu giả sử của chúng ta là đúng: Tức là quãng đơn vị thời gian có tính chu kỳ bao gồm 10 mồng (tương ứng với 1 tuần) thì thời gian có tính chu kỳ (nếu có) lớn hơn hoặc nhỏ hơn đơn vị tuần này như thế nào? Chúng ta thấy tại vành 10 có 36 con chim trong đó có 18 con chim bay và 18 con chim đậu. Con số 18 (thường là chim bay) xuất hiện trên nhiều trống đồng, đặc biệt là trống đồng sông Đà gợi ý cho chúng ta về tính chu kỳ tuy nhiên trên trống đồng Hoàng Hạ thì chỉ có 14 con chim bay (trùng với 14 cánh của ngôi sao trên trống đồng Ngọc Lũ). Nếu con số 18 có tính chu kỳ thì đó là chu kỳ của cái gì? Vành số 10 là vành cuối cùng chạm khắc nhóm hoa văn người, động vật nên nếu có thì nó thể hiện chu kỳ ở mức độ rộng nhất của thời gian. Nó có thể là chu kỳ của năm không? Giống như 1 giáp (60 năm) trong lịch của người Hán nếu vậy thì trên trống Ngọc Lũ là chu kỳ 18 (hoặc 36) năm nhưng như vậy thì phải có thông tin về 1 năm, thông tin này nếu có tôi cho rằng nó nên nằm từ vành số 6 trở đi. Nó khó có thể nằm trên vành số 6 vì việc 1 vành hình khó có thể mang (biểu hiện) 2 thông tin (đơn vị) trong cùng hệ thống trường hợp này là thời gian. Nó cũng khó mà nằm ở vành 7 và 9 vì như thế sẽ rất khó để người xem biết được trong khi đây là quãng thời gian quan trọng. Vành số 8 tôi cho rằng nó là vành chú giải hơn là vành chứa thông tin của quãng thời gian độc lập nào đó nên quãng thời gian năm (hoặc chu kỳ năm) khó mà nằm trên vành này. Như vậy từ vành 6 tới vành 10 chúng ta có 2 vành là: Vành 6 và vành 10 mang thông tin khả dĩ về quãng thời gian độc lập. Trong khi vành 6 đã thể hiện quãng thời gian 10 ngày mồng (quãng thời gian tuần) và nếu vành 10 thể hiện quãng thời gian có tính chu kỳ nhiều năm, thì không tìm thấy dấu vết của quãng thời gian năm nghĩa là có sự đứt quãng về đơn vị thời gian hay không tìm thấy dấu vết hoá thạch của “loài trung gian” giữa đơn vị tuần và đơn vị chu kỳ nhiều năm. Đơn vị trung gian ấy có thể là tháng, năm hoặc một đơn vị thời gian nào đó đã mất. Sự đứt quãng này gợi ý chúng ta rằng: Nếu kết luận vành 10 là thể hiện của chu kỳ 18 (hoặc 36) năm sẽ dẫn đến sự không vững chắc và không rõ ràng. Do vậy mà vành 10 thể hiện quãng thời gian ít hơn chu kỳ nhiều năm nhưng nhiều hơn tuần (10 mồng). [Chúng ta cũng đã đề cấp tới chu kỳ thời gian lớn hơn tuần (10 mồng) nó có thể là tháng hoặc năm hoặc chu kỳ năm hoặc 1 chu kỳ thời gian nào đó mà ngày nay không còn. Chu kỳ rộng hơn tuần này nếu có thì nó cũng nằm từ vành 6 trở ra]. Tôi phán đoán nó thể hiện năm thời gian!
Chúng ta có tuần gồm 10 ngày, chúng ta lại có chu kỳ thời gian là 36, vậy nếu liên hệ 2 thông tin này thì chúng ta có: 10 x 36 = 360 ngày (36 tuần). Tôi cho rằng 36 con chim ở vành 10 của trống đồng Ngọc Lũ là thể hiện 36 đơn vị tuần (mỗi tuần 10 ngày) và đó chính là độ dài 1 năm thời gian (1 năm thời gian có 360 ngày). So với dương lịch là ít hơn 5 ngày 6 giờ.
Tại vành 6 mồng 5 – đi săn bắt, nhóm 6 người có 1 người đi đầu cầm ngọn giáo có mũi đâm xuống, tương ứng với nó ở vành 8 là con hươu đầu tiên trong nhóm 10 con hươu và tương ứng với nó là con chim đang bay ở vành số 10. Nếu chúng ta lấy cây giáo làm điểm bắt đầu thì: Nhóm 10 con hươu ở vành số 8 tương ứng gọn gàng với 10 con chim (5 con chim bay, 5 con chim đậu) ở vành số 10; 6 con chim ở vành số 8 tương ứng không gọn gàng với 6à7 con chim (3 con chim đậu, 3à 4 con chim bay) ở vành số 10; 10 con hươu ở vành số 8 tương ứng không gọn gàng với 11à12 con chim (6 con chim đậu, 5à6 con chim bay) ở vành số 10; 8 con chim ở vành số 8 tương ứng gọn gàng với 8 con chim (4 con chim bay, 4 con chim đậu) ở vành số 10. Như vậy là trong 4 điểm giao giữa các nhóm chim bay và hươu ở vành số 8 tương ứng với 36 con chim ở vành số 10 thì có 3 điểm giao gọn gàng và 1 điểm giao không gọn gàng. Nếu chúng ta gọi 4 nhóm chim và hươu ở vành số 8 là lời chú giải cho 36 con chim ở vành số 10 thì chúng ta sẽ có 4 quãng thời gian nhỏ trong 1 năm, tôi cho rằng nó rất có thể là quãng thời gian của 4 mùa. Vì tiết khí thời điểm giao giữa mùa đông và mùa xuân không quá rõ ràng nhất nên có thể nó tương ứng với điểm giao không gọn gàng. Lần lượt tượng tự chúng ta có giao của 3 điểm gọn gàng còn lại với giao của các mùa. Vậy thì mùa đông có trong khoảng 6à7 tuần (khoảng 60-70 ngày); mùa xuân có trong khoảng 11à12 tuần (khoảng 110-120 ngày); mùa hạ có 8 tuần (80 ngày); mùa thu có 10 tuần (100 ngày).
Như vậy cuốn lịch trên trống đồng Ngọc Lũ: 1 năm được chia thành 4 mùa và 36 mồng, mỗi mồng gồm 10 ngày.
Trong các trống đồng Đông Sơn, thì tâm trống luôn là hình ảnh của mặt trời, các nhà nghiên cứu đồng ý rằng, đó là biểu tượng của tín ngưỡng thờ mặt trời tuy nhiên những tia sáng phát ra từ mặt trời lại có số lượng khác nhau. Trống Hoàng Hạ có 16 tia mặt trời, trống Ngọc Lũ và trống sông Đà có số lượng bằng nhau và bằng 14 tia, trống Khai Hoá và trống Bản Thôm có số lượng cùng bằng 12 tia, trống Quảng Xương chỉ có 8 tia. Xem xét các hình khắc trên các trống, đặc biệt là chạm khắc cảnh sinh hoạt, thì chúng ta dễ dàng nhận ra giữa các hoa văn có những nét tương đồng, do đó mà rất có thể khi đúc trống các nghệ nhân đã tham khảo những khuân mẫu của các trống trước đó vì thế mà những nội dung trong các hoa văn về cơ bản giống nhau rất cao. Thế nhưng những tia sáng từ mặt trời ở tâm trống thì lại liên tục khác nhau, có vẻ như tia sáng ở mỗi trống đồng có một ý nghĩa khác nhau, chứa những thông điệp khác nhau.
Chúng ta cũng đã thấy vai trò của con số 18 trong tâm thức của nền văn hoá trống đồng, phần lớn con số 18 được thể hiện qua số lượng con chim bay ở vòng ngoài cùng. Việc phải khắc chạm 2 con chim đậu do chia số lượng ô thiếu trên trống đồng sông Đà là bằng chứng vững chắc nhất về sự tồn tại thật sự ý nghĩa của con số 18, thế nhưng trên trống Hoàng Hạ thì lại không hề tìm thấy dấu vết của con số 18 nào cả? Số lượng chim bay là 14. Lời giải thích hợp lý cho hiện tượng này là: Mỗi một trống đồng mang những thông điệp nhất định, các thông điệp này có thể giống nhau hoặc khác nhau ở một số trống đồng, không phải mọi trống đồng đều có thông điệp giống nhau. Do đó mà bản thân những hình chạm khắc cảnh sinh hoạt tuy là cùng mô típ, cùng tham khảo khuân mẫu nhưng ở mỗi trống đồng lại có sự thay đổi không nhiều để cho phù hợp với thông điệp mà trống đồng đó mang. Chúng ta thấy rằng ở trống Quảng Xương có 6 con chim bay trong khi phần lớn các trống khác có 18 con chim bay, đặc biệt là trống Ngọc Lũ có tới 36 con chim bay, do 6 và 18 đều có bội là 36 và đó mới là con số đúng để tìm thông điệp, dù sao thì 18 con chim bay ở trống đồng cũng là phần lớn. Trong trường hợp của trống đồng Ngọc Lũ thì cứ sau một năm, lịch trống đồng sẽ thiếu so với dương lịch ngày nay là 5 ngày 6 tiếng, vậy nên ở năm thứ 2 là có thêm 1 mồng và vẫn thiếu 12 tiếng và 4 năm thiếu 1 ngày, nên ở năm thứ 40 thì có thêm 1 mồng nữa khi ấy không còn dư thiếu so với lịch dương nữa. Việc cứ 2 năm có thêm 1 mồng nữa có lẽ liên quan tới con chim bay và con chim đậu, con chim bay và con chim đậu trong 18 cặp chim trên trống đồng cho thấy chúng là 1 cặp là 2 tầng chứ không phải là riêng lẻ và nối tiếp nhau.
Người trống đồng có biết tới mồng nhuận hay không? Chắc chắn là có, vì họ quan sát vào mùa và trăng là có thể biết được. Căn cứ vào hiện tượng trăng tròn hoặc không có trăng, họ có thể tổng quát hoá được quy trình, quy luật.
Khó khăn lớn nhất vẫn chỉ là những tia sáng ở mặt trời, có lẽ chúng ta phải chấp nhận rằng: ở mỗi trống đồng khác nhau, những tia sáng này mang những ý nghĩa khác nhau, có lẽ chỉ có thế mới giải thích được sự khác nhau rất lớn về số lượng tia sáng. Những tia sáng này có thể chỉ số tháng trong 1 năm (loại tia có số lượng 12), nó cũng có thể là số thị tộc, ở thời điểm của nền văn hoá trống đồng thì cơ cấu xã hội vẫn là chế độ thị tộc, bộ lạc. Trống đồng trước hết là trống, nhưng trong quá trình sử dụng, trống đồng còn mang thêm nhiều chức năng khác, như thể hiện đời sống xã hội của thị tộc, chứa đựng những thông tin, tri thức quan trọng của xã hội và cũng thể hiện quyền uy của người tù trưởng, người đứng đầu thị tộc hoặc bộ lạc. Với ý nghĩa đó, trống đồng cũng góp phần thể hiện cơ cấu quyền lực trong xã hội thông qua số tia sáng, người đứng đầu thị tộc thì có trống đồng, nhưng trống đồng này có thể không có tia sáng nào, chỉ là hình tròn trên mặt trống. Trong khi những tổ chức lớn hơn thị tộc, gồm nhiều thị tộc là bộ lạc, những bộ lạc này tuỳ theo lịch sử phát triển mà có số lượng thị tộc khác nhau và người đứng đầu bộ lạc, vị tù trưởng này sẽ đúc trống đồng có số tia sáng bằng với số lượng thị tộc của bộ lạc ấy.
Trong trường hợp của trống Ngọc Lũ, số lượng tia sáng là 14, con số này khó có thể là số tháng được, nó có thể là số lượng thị tộc trong bộ lạc mà người tù trưởng đứng đầu không? Có thể lắm, tuy nhiên do rằng, nếu như trống Ngọc Lũ mô tả về ngày tháng, thì số tia sáng cũng nhiều khả năng là cũng mang ý nghĩa đó, trong các quãng thời gian mà chúng ta biết tới thì các hình hoa văn khắc trên trống đồng đã thể hiện gần hết chỉ còn có thời gian trong một ngày là chưa có đề cập gì và nếu có thì cả chu kỳ trăng tròn. Liệu rằng 14 tia sáng này có thể hiện 14 giờ trong một ngày hay không? Như chúng ta đã nói, vành 8 là sự chú thích cho các vành khác và lần này còn số 14 tia sáng mặt trời được chú thành nhóm 6 và nhóm 8 con chim, nghĩa là 14 tia sáng không thể hiện con số 14 mà là thể hiện con số 6 và con số 8, thế nhưng con số 6 và con số 8 thì có ý nghĩa gì? Trống đồng sông Đà cũng có 14 tia sáng giống tương đối với trống Ngọc Lũ, số lượng người hoá trang trong vành chạm khắc vẽ cảnh sinh hoạt cũng được chia thành nhóm 6 người và nhóm 8 người, nhưng vậy con số 14 chắc chắn nên hiểu là con số 6 và con số 8. Tuy nhiên khi sang trống Ngọc Lũ thì nhóm 8 người trong vành khắc cảnh sinh hoạt lại biến thành 7, ở trống Hoàng Hạ thì có 2 nhóm người gồm 6 người, trong khi số lượng tia sáng là 16, như vậy ở trống Hoàng Hạ, số lượng người hoá trang (12) không còn tương ứng với số tia sáng, trống Ngọc Lũ cũng vậy, số người hoá trang là 13 trong khi số tia sáng là 14, như vậy số người hoá trang đã không còn mang ý nghĩa giải thích cho số tia sáng ở trống Hoàng Hạ và Ngọc Lũ, nó đã mang một ý nghĩa khác. Ở trống Ngọc Lũ thì giải thích cho con số 14 là nhóm 6 và 8 con chim. Đối với trống sông Đà có lẽ nhóm 6 người và nhóm 8 người trong vành khắc cảnh sinh hoạt vẫn còn là sự chi tiết của số tia sáng mặt trời. Chúng ta thấy rằng nhóm 6 người và nhóm 8 người trên trống sông Đà còn được chia nhỏ thành 4 nhóm, 2 nhóm 4 người và 2 nhóm 3 người. Nếu như số tia sáng mặt trời chỉ đơn giản là thể hiện số lượng thị tộc của bộ lạc thì có lẽ không cần phải thể hiện một cách chi tiết như vậy, do đó chúng ta có thể nghĩ đến sự chi tiết này là thể hiện một cái gì đó cần sự phức tạp như giờ trong ngày chẳng hạn. Một ngày có thể được chia là ban đêm và ban ngày, nếu như thời gian của ngày là 8 thì thời gian của đêm là 6 và ngược lại nếu như thời gian của ngày là 6 thì thời gian của đêm là 8, tuy theo mùa, nhưng tổng thời gian của ngày là bằng nhau và bằng 14. Người Việt có câu: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng là để chỉ đêm ngắn ngày dài và ngày tháng mười chưa cười đã tối là để chỉ ngày ngắn đêm dài. Nhóm 6 con chim ở vành 8 tương ứng với mùa đông, thể hiện ngày ngắn đêm dài trong khi nhóm 8 con chim ở vành 8 tương ứng với mùa hè, thể hiện ngày dài đêm ngắn. Do một ngày dễ dàng nhận biết được thành ban ngày và ban đêm, ban ngày thì cũng dễ dàng nhận ra sáng và chiều, ban đêm thì cũng dễ dàng nhận ra tối và khuya, do đó dễ dàng chia ngày thành 4 quãng thời gian lớn như được thể hiện trên trống sông Đà. Nếu chúng ta để ý thì thấy rằng, tương ứng gọn gàng với 2 nhóm hươu 10 con ở vành 8 là 2 nhóm tia sáng, mỗi nhóm gồm 4 tia sáng ở trung tâm trống và tương ứng gọn gàng với 2 nhóm chim 6 và 8 con ở vành 8 là 2 nhóm tia sáng, mỗi nhóm gồm 3 tia sáng ở trung tâm trống. Việc xác định giờ người Việt cổ có lẽ dựa trên các hiện tượng tự nhiên hoặc đặc tính của các động vật, do đó việc xác định mang tính chất tương đối.
Một lưu ý nữa là, trên trống đồng sông Đà chỉ có 2 con chim trên vành chạm khắc cảnh sinh hoạt, trong khi ở trống đồng Hoàng Hạ con số là 10, còn trên trống Ngọc Lũ con số chỉ là 5. Con số 5 này có thể là số ngày thiếu mà người Việt cổ nhận biết được sau nhiều năm quan sát giữa việc lấy 1 chu kỳ gồm 36 mồng với sự sai lệch về mùa, chỉ cần sau khoảng 6 năm là có thể nhận biết được dấu hiệu của sự lệch về mùa. Hiện tượng trăng tròn là một hiện tượng chắc chắn sẽ có nhiều ấn tượng và theo chu kỳ thì khoảng 29,5 ngày trăng lại tròn nghĩa là sau khoảng 29 hoặc 30 ngày thì trăng sẽ lại tròn, tuy nhiên con số 29 và 30 được thể hiện như thế nào trên trống đồng. Như đã biết trên trống sông Đà có 2 nhóm người hoá trang có tổng là 14 trong khi trống Hoàng Hạ có 2 nhóm người hoá trang bằng nhau với tổng là 12 người, tuy nhiên ở mỗi trống các con số lại mang những ý nghĩa khác nhau, ở trống Ngọc Lũ thì đặc biệt hơn, đúng ra thì nó phải cùng mang ý nghĩa như trên trống sông Đà, song trên trống Ngọc Lũ ý nghĩa của con số này đã được thể hiện ở nhóm 6 và 8 con chim. Vậy thì đúng ra sẽ không cần nhóm người hoá trang nữa hoặc nhóm người này ở đây là với một ý nghĩa khác, số lượng người hoá trang cũng đã có sự thay đổi, ở nhóm đáng lẽ là 8 người thì bây giờ chỉ còn có 7 người và điều đặc biệt là người thứ 7 này khá nhỏ so với những người còn lại. Nếu hiểu đây là người được thêm vào cũng có cơ sở khi đó nó có ý nghĩa là tháng nhuận, nghĩa là tháng thứ 13 sau 12 tháng trong năm. Nhưng ở đây tôi muốn đề cập tới chiều ngược lại, nghĩa là người này mang ý nghĩa bớt đi, nếu chúng ta cho rằng trống Ngọc Lũ là biến thể trên cơ sở của trống Hoàng Hạ về nhóm người hoá trang thì đó đúng là thêm vào, nhưng nếu chúng ta nhìn trên cơ sở của trống sông Đà thì nó lại mang ý nghĩa bớt đi, mà ở đây có vẻ như trống Ngọc Lũ có tự dạng giống với trống sông Đà hơn là trống Hoàng Hạ! Vậy nếu đây là người có ý nghĩa bớt đi thì chúng ta phải hiểu các con số này ra sao? Để ý thấy rằng nếu tính cả người nhỏ này thì số lượng người hoá trang của 2 nhóm là: 6 + 7 = 13; trong khi nếu không tính người nhỏ này thì số lượng người hoá trang của 2 nhóm là: 6 + 6 = 12. Một điều khá trùng hợp là: Tổng số 1 nhóm hươu và chim là 16 và tổng số 1 nhóm hươu và chim còn lại là 18. Khi chúng ta đem 1 nhóm hươu cộng 1 nhóm chim ở vành 8 cộng với tổng số lượng người hoá trang ở vành 6 ta được (một cách có chủ ý): 16 + 13 = 29 và 18 + 12 = 30. Đây có thể hiểu là số ngày trong tháng, cũng là số ngày mà trăng tròn trong các tháng khác nhau của năm. Có một điều khá đặc biệt nữa, đó là người hoá trang ở vị trí cuối cùng trong nhóm 6 người ở vành 6 khác với những người hoá trang còn lại, trang phục mà người này mặc kín, không có những khe hở như những người khác, thêm nữa lại có 1 thanh gậy và 1 nửa hình elip, kiến ta liên tưởng tới cái đèn lồng, từ đó gợi ý chúng ta người này có thể là tượng trưng cho ngày tối, tức là ngày không có trăng và theo như dân gian thì đó là ngày cuối tháng, ngày 29 hoặc 30.
Như vậy là chúng ta đã tìm thấy được hầu hết các dấu vết của 1 bộ lịch trên trống đồng Ngọc Lũ, nói chính xác hơn là các hình khắc trên trống Ngọc Lũ gợi ý về một cuốn lịch, nghĩa là nó chỉ có tính gợi ý, chứ không thể chắc chắn nó là một bộ lịch. Vẫn còn một số vẫn đề chưa rõ ràng, tuy nhiên do vấn đề ấy không ảnh hưởng nhiều tới mục đích của chúng ta nhưng tôi vẫn xin nói đến, đó là: Tôi vẫn tin rằng trống đồng là biểu tượng của tù trưởng, của thị tộc, do đó mà quyền uy của tộc trưởng và thị tộc phải được biểu hiện trên trống, tuy nhiên tôi không thấy nó được biểu hiện như thế nào trên trống đồng? Chỉ còn 2 thông tin trên trống đồng Ngọc Lũ là chưa khai thác đó là hình thuyền trên thân trống, đó là hình chạm khắc của thuyền chiến, có thể hình chạm khắc ấy thể hiện tình trạng của thị tộc, cũng như uy quyền của người tù trưởng. Và thông tin còn lại là số lượng vòng tròn đồng tâm trên mặt trống, ở mỗi trống số lượng vòng tròn đồng tâm này khác nhau, liệu rằng số lượng vòng tròn có thể nào là biểu tượng quyền uy của người tù trưởng, người tù trưởng là trung tâm, và số lượng vòng tròn là số lượng mà chịu sự cai trị của ông. Tôi vẫn còn chút nghi ngại về con số 3 và số 4 được thể hiện bằng số lượng người hoá trang trên trống sông Đà và hiểu nó là sự thể hiện số giờ trong ngày, về thời gian trong một ngày được người Việt cổ tính ra sao, tôi vẫn chưa tìm hiểu kỹ, chỉ phán đoán con số 14 là thể hiện của nó mà thôi, những dấu hiệu chứng tỏ điều này khá là mờ nhạt, trong bài viết có tên Lịch Tre của người Mường của tác giả Chu Văn Khánh có đề cập tới việc người Việt cổ chia ngày thành 16 “tiếng” và căn cứ vào các hiện tượng tự nhiên, tiếc rằng hiện tôi chưa được tham khảo bài viết chi tiết và thú vị ấy.
Tóm lại: Chúng ta đã tìm hiểu về bộ lịch của người Việt cổ trên trống đồng Ngọc Lũ và những gì chúng ta có thể đưa ra ghi nhớ là:
– 1 năm có 36 mồng, 1 mồng có 10 ngày, 1 ngày có 14 tiếng.
– 1 năm có 4 mùa
– 1 năm có 360 ngày và dư 5 ngày
– 2 năm có 1 mồng nhuận
– 29 hoặc 30 ngày có 1 lần trăng tròn và 1 lần không trăng
Vẫn còn một khó khăn nữa mà chúng ta cần đề cấp đến ở đây là: Sắp xếp thời gian như thế nào trên trống đồng Ngọc Lũ đây.
Nếu lấy người cầm giáo trong nhóm 6 người làm điểm giao và lấy người mặc áo đen cầm lồng đèn cũng trong nhóm 6 người làm điểm cuối của tuần trăng thì, ta thấy tháng bắt đầu từ người nhỏ trong nhóm 7 người hoá trang rồi tính ngược kim đồng hồ lần lượt hết 7 người, tiếp theo sẽ tính vòng xuôi kim đồng hồ từ con chim trong nhóm 6 con rồi tới con hươu nhóm 10 con, khi tới con hươu cuối thì tính tiếp từ người cầm giáo rồi lần lượt tới người mặc áo đen và cầm đèn. Tháng tiếp theo thì bắt đầu từ người đứng trước người nhỏ rồi tính ngược kim đồng hồ lần lượt hết 6 người sau đó tính từ con hươu trong nhóm 10 con, tính ngược kim đồng hồ, rồi đến con chim nhóm 8 con lần lượt tới hết, rồi tính tiếp từ người cầm giáo và xuôi kim đồng hồ tới người cầm đèn và mặc áo đen.
Đối với mồng thì có lẽ sẽ lấy con chim bay trong nhóm 36 con chim ở vành 10 tương ứng với người cầm giáo để tính thời điểm bắt đầu, nó tương ứng với đầu mùa hè, mồng một lấy nhà cầu mùa (hoặc sinh hoạt tôn giáo) trước người cầm giáo để tính.
Tóm lại, chúng ta đã tìm ra những dấu vết của một bộ lịch của người Việt cổ trên trống đồng Ngọc Lũ, nhưng dù sao cũng chỉ dừng lại ở gợi ý, giả thuyết, để cho những dấu vết này rõ ràng hơn chúng ta sẽ còn phải tìm hiểu thêm về trống đồng, nhất là về vai trò của bộ lịch ấy trong đời sống sinh hoạt xã hội.

Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#2 binhlq

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 768 Bài viết:
  • 874 thanks
  • LocationĐông Hưng Thái Bình

Gửi vào 06/05/2016 - 17:35

Thật khôi hài khi cho rằng trống đồng là một quyển lịch. Không lẽ trí nhớ của tổ tiên chúng ta kém đến mức phải đúc một cái trống đồng để ghi lại và mỗi khi giở lịch lại lễ mễ bê ra để xoay xoay đếm đếm chăng?

Thực tế trong dân gian sau này có cần trống đồng đâu mà vẫn tính được lịch vậy.

#3 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 07/05/2016 - 04:37

Khôi hài thì không có gì là khôi hài, nó có mang ý nghĩa lịch pháp hay không thì chưa biết nhưng chắc chắn nó chứa đựng ý nghĩa tượng trưng cho nền văn hoá và văn minh vào thời đại đó . Các nhà khoa học Hoa Kỳ cũng khắc những ký hiệu định vị địa cầu trong thái dương hệ và thiên hà Milky way cùng với thời gian lên một miếng kim loại và gởỉ vào không gian
để liên lạc với người ngoài vũ trụ đó thôi .

#4 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 18/05/2016 - 22:21

Bài viết khác về lịch trên trống đồng .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Danh mục các bài viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#5 Tomahawk1101

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 182 Bài viết:
  • 103 thanks

Gửi vào 20/05/2016 - 22:10

Có 1 điều lạ là rất rất nhiều người Việt Nam mình tự nhận trống đồng là của cư dân Lạc Việt (người Kinh) sáng tạo ra (mặc dù khối kẻ chả biết nó là cái mịa gì), không hiểu sáng tạo kiểu gì mà ở Việt Nam số lượng trống đồng chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thậm chí đại đa số người dân nước mình còn chưa được tận mắt nhìn thấy trống cũng như nghe tiếng trống như thế nào, trong khi người Tày Nùng Thái bên tầu vẫn đánh trống đồng ầm ầm =))


Sent from my iPhone using Tapatalk






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |