Jump to content

Advertisements




Thiên văn- ngôi sao nào trên bầu trời đại biểu cho Việt Nam


13 replies to this topic

#1 Elohim

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 892 Bài viết:
  • 1344 thanks
  • LocationLondon

Gửi vào 30/04/2016 - 08:20

Đó là sao Thiên Lang (Sirius), thuộc chòm sao Đại Khuyển (Canis Major)

Vị trí trên bầu trời của sao Thiên Lang ứng với vị trí trên mặt đất của Việt Nam

SIRIUS
(Alpha Canis Major. RA 06:44:55". Declination 16S42'25". PED = 13° Cancer 24')

Việt Nam nằm giữa 2 chòm Đại Khuyển và Tiểu Khuyển (Canis Minor)

RA có nghĩa là Rising ascendant- múi giờ, như Việt Nam múi giờ là 7h Đông thì sao Sirius nằm ở 6h44 phút Đông, sao Sirius nằm chệch về hướng Nam (16 độ Nam), còn Việt Nam là 10 độ Bắc

Ý nghĩa của sao Thiên Lang

荣誉,名望,财富,热诚,忠实,奉献,情欲,愤恨。管理人或者监护人

Vinh quang, danh vọng, tài phú, thục thành, trung thành, phụng hiến, tình dục, sự bất bình, giám hộ hoặc quản lí người khác

Sirius, therefore, is a marker of great deeds. It indicates that the mundane may become sacred, that the small action of the individual has a large effect on the collective. The individual, however, may be sacrificed to this collective expression, or may gain fame
and glory. It is a blast of energy that can burn your fingers or help you achieve levels that seem impossible.

Ý nghĩa của sao Sirius hay Việt Nam nghĩa là sự hy sinh và trường tồn mãi mãi, 1 hành động thiêng liêng trở thành bất tử, 1 cá nhân làm xoay chuyển tình thế của cả cộng đồng, để đạt được điều không thể


It was thought that during the hot months of summer when this star is above the horizon during the day time its heat was added to the sun. This is the origin of the term "the dog days of summer"

Nước Việt mình có tập tục múa Thiên cẩu vào mùa Thu cùng là vì lý do này

Sửa bởi Timothy: 30/04/2016 - 08:21


Thanked by 4 Members:

#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 30/04/2016 - 10:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tham khảo các sách sử hoặc địa lí chí xưa khi nói đến 1 vùng đất nào đó đều có mục “phân dã” hoặc “tinh dã”. Ví như một đoạn trong sách Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sĩ (1775): Xét theo thiên Vũ Cống, nước Việt ở về phía nam đất Dương Châu. Theo sách Thiên Quan, từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô. Cõi nam là Việt môn, có rất nhiều nước như Âu Việt, Mân Việt, Lạc Việt, cho nên gọi là Bách Việt. Bởi vì miền này ở phía nam Dương Châu, nên lại gọi là Nam Việt. Vùng đất từ núi Ngũ Lĩnh xuống phía nam thuộc về Nam Việt. An Nam là miền đất ở phía nam nước Việt nay là quốc hiệu thường gọi


Nam Giao cũng là một đài quan sát thiên văn kiêm đàn cúng tế nằm ở cực nam của vương quốc Trung Hoa cổ, nay là di tích Đào Tự, huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ý kiến của tác giả bài này: Giao Chỉ là khái niệm nói về vùng đất tiếp giáp phía nam của vương quốc Trung Hoa cổ đại. Nếu hình dung khái niệm quốc gia cũ của người Hoa Hạ như cơ thể con người, vùng Giao sẽ là cẳng chân (từ đầu gối đến bàn chân), vùng Chỉ là bàn chân. Nửa trước thời Tây Hán, Giao Chỉ mang tính khái niệm nhiều hơn địa danh

Tượng quận có thể hiểu là một vùng đất phương nam tạm để đó, chưa đến lúc xâm lăng, chưa có dịp “khai phá” và “khai thác” theo đúng ngôn ngữ Xuân Thu – Chiến Quốc. Tượng Quận là tên gọi tượng trưng mang tính khái niệm theo cách của nhà Tần và nó tương đương với Giao Chỉ của nhà Chu. Giao Chỉ của Tần Thủy Hoàng là Tượng Quận, tiếp theo Tượng Quận là Cửu Chân và Nhật Nam sẽ hoàn toàn hợp lý với tư duy ngôn ngữ trong giới hạn kiến thức địa lý thiên văn xưa kia.

Cửu Chân có thể hiểu là vùng đất hai bên gốc mặt trời. Gốc mặt trời tức là vị trí biểu kiến của mặt trời trên thiên cầu trong ngày xuân phân và thu phân. Vùng Cửu Chân tương đương với thuật ngữ hiện đại là vùng Xích Đạo, hoặc cụ thể hơn là vùng đất có khí hậu Xích Đạo và Nhiệt đới.

Nhật Nam nghĩa là phía nam mặt trời. Sử ký viết: …南至北乡户 (Nam chí bắc hương hộ). Tạm dịch: “(Đất đai nước Tần)… phía nam đến miền cửa nhà quay mặt về hướng bắc”15. (集解吴都赋曰:“开北户以向日”): Sách tập giải Ngô Đô Phú chú : “Khai bắc hộ dĩ hướng nhật – Mở cửa hướng bắc để đón ánh mặt trời." (刘逵曰:“日南之北户,犹日北之南户也”) Lưu Quỳ chú : "Nhật nam chi bắc hộ , do nhật bắc chi nam hộ dã - Phía nam mặt trời thì làm cửa quay mặt về hướng bắc, cũng như phía bắc mặt trời thì cửa nhà quay mặt về hướng nam vậy”.

Thanked by 1 Member:

#3 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 30/04/2016 - 11:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sao Thiên Lang


Đầu thế kỷ XX, cứ vào dịp Nguyên Tiêu, ngày khai trường, đặc biệt là Tết Cổ truyền hay Trung thu, lan khắp các con phố nhỏ dài của Hội An râm ran rồi rộn ràng nhịp trống múa Thiên Cẩu. Hình thức sinh hoạt văn hóa đặc thù của người dân bên sông Hoài, nơi giao nhau của 3 luồng văn hóa Việt - Nhật - Hoa đến nay chỉ còn… trong nỗi nhớ.

Quen với lễ hội, lại sắp đến Trung thu, người dân Hội An náo nức chuẩn bị và đợi chờ. Duy chỉ có các cụ già là trầm tư xa vắng: "Trung thu bây giờ thiếu vắng lắm". "Tết này còn đâu múa Thiên Cẩu" là ý nghĩ chung của các bậc cao niên ở thành phố vốn được xem là năng động nhưng yên tĩnh này. Hình tượng Thiên Cẩu - sự gặp gỡ từ tâm thức của người Việt - Nhật - Hoa Ngồi bắt chuyện, cụ Đinh đăm đăm mắt chỉ tay cho biết: "Ngày trước, hai đôi Thiên Cẩu và Thần Hầu ở hai đầu cây cầu Nhật Bản đây lúc nào cũng được khói hương nghi ngút. Mỗi buổi sáng ai bước qua cũng cúi đầu mà lòng nhẹ nhàng thanh thản, còn bây giờ thì Chùa Cầu chỉ được cúng vái vào vài dịp rằm, mồng một hay dịp tế lễ thôi".

Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, tục thờ chó đã phổ biến từ rất lâu. Riêng ở Hội An, Thiên Cẩu được cúng vái ở Chùa Cầu. Công trình được xây dựng bởi người Nhật nay là biểu trưng của thành phố Di sản ngay từ đầu đã mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của dân tộc xứ Phù Tang. Con vật trong Tô-tem giáo mà người Nhật sùng bái hiện hữu ở Chùa Cầu, từ bao đời nay đã là vị thần trong tâm thức dân gian của người Hội An. Được tạc bằng gỗ, có vóc dáng bình thường như chó thật nhưng tâm thế sẵn sàng chồm lên phía trước để đối đầu với cái ác, Thiên Cẩu vẫn được xem là biểu tượng an lành của người dân Hội An.

Trung tâm Quản lý - Bảo tồn Di tích Hội An còn lưu lại dữ liệu về đôi Thiên Cẩu ở Chùa Cầu: "Thiên Cẩu song tinh an Cấn thổ/ Tử Vi lưỡng tướng định Khôn thân" được dịch là: "Hai sao Thiên Cẩu trấn an đất Cấn/ Hai tướng Tử Vi định giữ cung Khôn". Qua đôi câu đối này, có thể thấy, với tín ngưỡng của người xưa, đôi Thiên Cẩu là hiện thân của hai vị thần từ trên trời được cử xuống để giúp người dân giữ lấy bình yên cho vùng đất này.

Thiên Cẩu không chỉ có mặt trong đời sống tâm linh và qua đó hiện hữu qua các công trình tín ngưỡng xưa của người Nhật, Thiên Cẩu - qua tâm thức của người Hoa - hình ảnh Chó Trời có ý nghĩa như một vị thần hộ mệnh. Theo truyền thuyết, vào đời nhà Tùy, Trung Quốc, bệnh đậu mùa hoành hành dữ dội, thương xót người dân nên Ngọc Hoàng sai Thiên Cẩu xuống trần gian dùng thần phép xua tan tà khí, tiêu trừ ôn dịch. Nhân dân thoát nạn vô cùng biết ơn Thiên Cẩu. Vì thế cứ vào những dịp lễ hội lớn như Tết Nguyên Đán, Nguyên Tiêu, Tết Trung thu, người dân dùng tre uốn nắn thành đầu Thiên Cẩu múa để thờ cúng, tỏ bày lòng biết ơn và cầu mong cuộc sống an bình. Anh Trương Hoàng Vinh, Trung tâm Quản lyá́ - Bảo tồn di sản TP Hội An cho biết: "Nguồn gốc của hình thức múa Thiên Cẩu ở Hội An được những Hoa kiều đem sang Việt Nam có tích là như thế. Khi "ở lại" với Hội An, hình thức múa này cũng là ước muốn của người dân Hội An vừa để trừ tà, cũng như cầu mong cuộc sống yên bình, phát đạt hơn và dần dần ngấm sâu vào đời sống của người dân nơi này". Bởi vậy, một điều dễ thấy là múa Thiên Cẩu ngày trước nở rộ vào các dịp lễ hội, các dịp Tết, các sự kiện quan trọng cũng như vào các dịp khai trương quán sá, hiệu buôn.

Ngày nay không còn nữa nhưng có thể biết, múa Thiên Cẩu ở Hội An cũng đã qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đầu thế kỷ XX, một người Hoa thuộc hệ phái Thiếu Lâm của Hội quán Quảng Triệu là ông Trịnh Cẩm Quân mở lớp dạy võ, ban đầu chỉ dành cho các Hoa kiều, về sau mở rộng sang cho cả các võ sinh người Việt. Khi mà các võ sinh đã tiếp thu được những ngón võ thuật ưng ý nhất, ông Trịnh bắt đầu dạy các học trò múa Thiên Cẩu. Đội múa Thiên Cẩu đầu tiên của Hội An vì thế đã được ra đời với tên gọi là Đại Hòa Lạc. Đội Thiên Cẩu Đại Hòa Lạc hoạt động sôi nổi mãi đến năm 1947 thì tan rã vì lúc này ông Tổ là Trịnh Cẩm Quân qua đời, và lúc này các thành viên trong đội cũng giải tán vì thực dân Pháp tái chiếm Hội An. Bước sang những năm 1947- 1956, đội Thiên Cẩu Hội An được tái thành lập và duy trì hoạt động trong lòng khu phố cổ, chủ yếu là quanh khu vực đình Cẩm Phô. Đến năm 1956, đội hoạt động cầm chừng rồi giải tán vì không tìm được người chèo lái.

Sau năm 1956, Nghiệp đoàn bốc vác Hội An thành lập đội Thiên Cẩu mới với các thành viên là những người hoạt động nhiều kinh nghiệm trước đó. Lúc này đội Thiên Cẩu Hội An hoạt động rất mạnh mẽ và được chính quyền mời ký các hợp đồng biểu diễn vào các dịp là điểm nhấn trong năm nhưng chủ yếu nhất là dịp Tết Cổ truyền, Tết Trung thu. Sau ngày giải phóng, trong những năm 1975-1990, đội Thiên Cẩu Hội An hoạt động rất rầm rộ. Nhu cầu tín ngưỡng, cầu mong cuộc sống thật yên bình của người dân Hội An là rất lớn. Lúc này người dân Hội An xem múa Thiên Cẩu là hoạt động không thể thiếu vào các dịp quan trọng trong năm. Múa Thiên Cẩu đã trở thành một phần không thể thiếu của người dân nơi này.

Thế nhưng từ năm 1990 trở về sau, các bậc trưởng bối của nghệ thuật múa Thiên Cẩu ngày một già đi thì thế hệ trẻ lại không mấy thiết tha, vả lại nhu cầu cúng tế, bài tà cũng ít đi (!) nên múa Thiên Cẩu rơi vào hoạt động tự phát, thiếu kỹ thuật rồi đi vào quá vãng. Truyền nhân cuối cùng của nghệ thuật múa Thiên Cẩu Trong những năm trước và sau ngày giải phóng, khi mà Nghiệp đoàn bốc vác Hội An thành lập đội Thiên Cẩu, lúc này "lĩnh xướng" Phạm Bồn cùng với các đồng nghiệp của mình không ngừng chăm lo để duy trì hoạt động của đội múa Thiên Cẩu, hồn vía của người dân phố Hội bấy giờ. "Tre già măng mọc", cứ thế ông Phạm Bồn truyền lại từng ngón múa cho con là ông Ba Đan, tức Phạm Văn Loan. Năm 19 tuổi, ông Ba Đan đã cùng đội Thiên Cẩu đi biểu diễn khắp mọi nơi, gần thì lên Điện Bàn, xa hơn thì ra Đà Nẵng, vào Quảng Ngãi, Bình Định…

Cứ thế, ông Ba Đan truyền lại cho con trai mình là anh Phạm Văn Thành. Những năm 1971, 1972, khi chỉ mới 13, 14 tuổi, anh Thành đã biết lót tót cầm mác vót tre tham gia "bẻ" đầu Thiên Cẩu rồi theo tập tùng tiếng trống lần xuống Chùa Ông, mở đầu cho một định kỳ đến hẹn mới. Đến nay đã ngoại ngũ tuần, không còn tham gia đội Thiên Cẩu từ lâu, anh Thành bảo: "Đến giờ mới thấm thía thế nào là nỗi nhớ". Rồi anh nhẹ nhàng như cải chính: "Hồi trước, độ lùi xa quá thì tôi không biết thế nào chứ đời ông nội, đời cha thì tôi thấm rõ lắm. Múa Thiên Cẩu như cái nghiệp đã chọn mình, đã đeo vào người thì "say" không gỡ được. Chỉ tiếc là thời trai trẻ qua mau quá. Con trai tôi mấy đứa không đứa nào tha thiết như thời trẻ của tôi".

Múa Thiên Cẩu không chỉ là một hình thức vui chơi, trước hết đây là một nhu cầu tín ngưỡng, tế lễ nên nghệ thuật múa này có nhiều đòi hỏi khắt khe từ gia công đầu Thiên Cẩu, trang phục cho đến cách dùng đạo cụ và trình tự các bài diễn. Để "bẻ" được một cái đầu Thiên Cẩu như ý thì "tre nắn" làm đầu phải có độ già vừa phải mới đảm bảo được độ dẻo và độ rắn cần thiết. Tre đem chẻ, phơi 1 nắng vừa phải đem vào uốn nắn làm đầu từng bước, phơi thêm 2,3 nắng nữa để tránh "nhót" dây cố định rồi phủ lót bằng vải trắng, dán giấy rồi sơn màu. Điều đặc biệt, hình tượng Thiên Cẩu trong tâm thức người Hội An có sự mô phỏng đan xen giữa hình tượng Cá và Rồng trong truyền thuyết, vì thế Thiên Cẩu khác với Sư Tử thông thường nhiều nơi vẫn biểu diễn, mắt Thiên Cẩu là mắt Cá, vẩy lại là vẩy Rồng, đuôi rất dài, sừng ren cưa kéo nhọn lên tận mắt.


Bởi vậy, anh Thành nhấn mạnh: "Bẻ được một cái đầu Thiên Cẩu công sức phải hàng tháng trời, phải thật kỳ công trong từng công đoạn, chỉ riêng mang tai hình con cá lồi ra đã mất nhiều công sức rồi, đó là chưa nói đến mắt, đến tai đến sừng…". Trang phục cho đội múa Thiên Cẩu là quần đen hoặc trắng, áo trắng, đầu chít khăn vàng riêng những người cuốn đuôi thì chít khăn đỏ. Còn đạo cụ là sự phối hợp nhịp nhàng chủ yếu của trống, thanh la và xập xỏa. Ông tổ của nghệ thuật múa Thiên Cẩu Hội An là một võ sư người Hoa, ông đã truyền dạy lại nghệ thuật múa này cho các học trò sau khi họ đã lãnh hội được những ngón võ cơ bản nhất, vậy nên, yêu cầu đối với những người múa Thiên Cẩu là phải giỏi về võ thuật. Anh Phạm Văn Thành cho biết thêm: "Múa Thiên Cẩu đòi hỏi một sự thống nhất toàn đội trong từng nhịp bước, từng động tác nhảy vì thế trước mỗi lần diễn toàn đội 30 người phải được tập dượt trước trong khoảng 15, 20 ngày để có được sự tập trung tinh lực cần thiết. Nhào lộn, leo trèo và đu người trên cao cho thật đẹp mắt đòi hỏi trình độ võ thuật cao".

Múa Thiên Cẩu theo chân người Hoa đến Hội An, vì thế nghệ thuật múa này cũng mang đậm dấu ấn về lối sống của người Hoa. Anh Thành cho hay: "Múa Thiên Cẩu không có nhiều bài tủ như múa Sư Tử. Trình tự bài múa chủ yếu chỉ là: Thiên Cẩu và ông Địa vái chào, tiếp đến Thiên Cẩu ăn lá đa, xỉa răng rồi chìm vào giấc ngủ, Thiên Cẩu thức dậy, vươn vai, đùa giỡn với ông Địa, rồi vào nhà ban điều may cho gia chủ, nhận phần thưởng và lạy tạ. Nhịp điệu cũng chậm rãi hơn, vì thế mà múa Thiên Cẩu mang đặc trưng là sự từ tốn, khoan thai, nhịp nhàng. Múa Thiên Cẩu cũng là một cách rèn luyện lối sống". Được truyền dạy bởi võ sư người Hoa, nên múa Thiên Cẩu cũng mang đậm tinh thần trượng nghĩa.

Anh Thành kể: "Vái tạ ở đình Cẩm Phô là một nghi thức bắt buộc để tạ ơn thần linh. Rước Long Chu hay các dịp tế lễ, đội múa Thiên Cẩu cũng không thể thiếu mặt. Không chỉ vậy, trước mỗi buổi diễn, đội Thiên Cẩu bao giờ cũng chuẩn bị tâm thế thật uy nghiêm để đến vái lễ Thiên Cẩu ở Chùa Cầu và Quan Công ở miếu thờ Quan Thánh Đế Quân. Những lúc như thế, chúng tôi như được tiếp thêm bao nguồn sức mạnh". Trung thu đang đến, trong không khí như ngày một ồn ã xô bồ hơn, thiếu vắng múa Thiên Cẩu không thể không khiến người dân Hội An nao lòng. Múa Thiên Cẩu cũng trầm lắng khoan thai như nếp sống bao đời nay của người dân Hội An vậy

Thanked by 2 Members:

#4 Elohim

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 892 Bài viết:
  • 1344 thanks
  • LocationLondon

Gửi vào 30/04/2016 - 14:06

từ sao Đẩu mười một độ qua sao Khiên Ngưu đến sao Chức Nữ bảy độ là tinh kỷ. Kể về sao thì ở về ngôi sửu, cùng một phận dã tinh truyện với nước Ngô

Thiên Quan Thư dẫn Tinh Kinh viết :
"Giác, Cang là phân dã của Trịnh, Doãn châu;
Đê, Phòng, Tâm là phân dã của Tống, Dự châu;
Vĩ, Cơ là phân dã của Yên, U châu;
Nam Đẩu, Khiên Ngưu, là phân dã của Ngô, Việt, Dương châu;
Nữ, Hư là phân dã của Tề, Thanh châu;
Nguy, Thất, Bích, là phân dã của Vệ, Tịnh châu;
Khuê, Lâu, là phân dã của Lỗ, Từ châu;
Vị, Mão, là phân dã của Triệu, Dực châu;
Tất, Tư (Chủy), Sâm, là phân dã của Ngụy, Ích châu;
Tỉnh, Qủy, là phân dã của Tần, Ung châu;
Liễu, Tinh, Trương, là phân dã của Chu, Tam Hà;
Dực, Chẩn là phân dã của Sở, Kinh châu".

Hình như có 28 tú cho cả thế giới mà Trung quốc dùng 28 tú cho 1 mình quốc gia nó luôn rồi

Còn trong bài nghiên cứu tải từ mediafire của bác "danhkiem" thì có thể Tượng Quận là tên gọi nước ta vì nước ta đánh trận hay xài voi, như 2 bà Trưng cưỡi voi trắng

Còn chữ Cửu Chân, đồng âm khác nghĩa 久, nghĩa là lâu dài, bên Trung hoa người ta coi số 9 như là con số lãng mạn, trường cửu, như 36 kế binh pháp tôn tử, 72 phép biến hóa của tôn ngộ không, đều là cấp số nhân của 9

9:

Endowed with the gift to serve others, people with the lucky number 9 are able to freely create an easy and relaxed atmosphere. They make people around them laugh and encourage them to live a colorful life.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Strong points: Their humanity is welcomed among their friends. Besides, they are brilliant, funny, smart and generous. The adventurous spirit gradually makes them have sharp insight and sacrifice their own interests for the sake of others.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Weak points: Maybe in order to flee from the constant loneliness, they usually pretend to live a romantic life with kinds of relationships. They seem to be very sophisticated, though, they often feel self-pitying. Another weakness of them is to be self-centered

Xem phần miêu tả về tính cách người số 9 khá giống với tính cách người Việt, thương người, thích giúp đỡ, nhưng hay than và hơi ích kỉ

Còn Nhật Nam, chữ Nhật xét theo Thái Dương là ngôi sao bác ái, hay giúp đỡ người khác

Thanked by 3 Members:

#5 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 01/05/2016 - 09:17

Trích: Thiên văn học cổ Trung Hoa - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Người xưa muốn xem điềm trời lành dữ ứng vào nước nào, bèn chia Trung Hoa và các nước chư hầu thành những miền ứng với một chòm sao nào đó của Nhị thập bát tú. Cách đó gọi là Phân Dã.
Như vậy trời trở thành một trạm thám sát cho nhà vua để vua trông lên trời mà biết tình hình từng phương, từng xứ dưới trần gian… Ví dụ nước Việt Nam theo Hán Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào sao Dực Chẩn, theo Tấn Thư Thiên Văn Chí thì ứng vào chòm sao Ngưu Nữ.
------
b. Nhóm sao phía Bắc là Huyền Võ 玄 武, có 7 chòm sao: Đẩu 斗, Ngưu 牛, Nữ 女, Hư 虛, Nguy 危, Thất 室, Bích 璧.

(2) Ngưu 牛 a , b , x Neb. 323, 324 Capricorne, Neb. 322 Sagittarii

(3) Nữ 女 n , m , n , xx 493 Piazzii, Aquarii


(5) Sao Khiên Ngưu chủ về vật hi sinh. Phía Bắc nó có chòm sao Hà Cổ. Sao lớn là Thượng Tướng, hai sao tả hữu là Tả Tướng và Hữu Tướng.
(6) Ở phía Bắc Vụ Nữ có sao Chức Nữ. Chức Nữ là cháu gái trời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

----------
d. Nhóm sao phía Nam là Chu Tước 朱 雀, có 7 chòm sao: Tỉnh 井, Quỉ 鬼, Liễu 柳, Tinh 星, Trương 張, Dực 翼, Chẩn 軫.

(6) Dực 翼 22 sao Crateris và Hydræ

(7) Chẩn 軫 g , e , b , h Cervi


(6) Dực là lông cánh, chủ về viễn khách.
(7) Chẩn là cỗ xe, chủ gió. Cạnh nó có một sao gọi là Trường Sa. Trường Sa thường không sáng. Nếu sáng thì cũng sáng tỏ như 4 vì sao khác trong chòm sao Chẩn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi danhkiem: 01/05/2016 - 09:19


Thanked by 4 Members:

#6 Elohim

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 892 Bài viết:
  • 1344 thanks
  • LocationLondon

Gửi vào 01/05/2016 - 19:22

Theo như những nhà thiên văn phương tây thì 3 vị thông thái tìm gặp chúa Jesus lúc mới sinh cũng là nhờ đo thiên văn, họ thấy sao Mộc mọc trên bầu trời và gọi đó là sao Bết lê hem

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hiện tượng này gọi là sự mọc trước mặt trời (heliacal rising)

Ở web nước ngoài có 1 trang cho report xem miễn phí thiên văn vào ngày giờ sinh mình cung cấp

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có thể tải sách thiên văn của Brady về các chòm sao (fixed stars) ở trang này

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bernadette Brady - Brady's Book of Fixed Stars.pdf

Sửa bởi Timothy: 01/05/2016 - 19:25


Thanked by 2 Members:

#7 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 01/05/2016 - 21:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Figure 4: The Sky as seen from Jersualem on April 17, 6 BC at 4 am in the morning. Venus, Saturn, Moon, and Jupiter march as “spear bearers” in front of the rising sun (made with “Stellarium”).
Bầu trời tại Jerusalem ngày 17/4, năm thứ 6 trước công nguyên, lúc 4 giờ sáng. Sao Kim,Sao Thổ, Mặt trăng, Sao Mộc tiếp giới là "người mang giáo" trước khi mặt trời mọc (thực hiện với "Stellarium").

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trang tải sách tải hoài không được, bạn có thể up lên host khác được không? Cảm ơn nhiều!

Thanked by 1 Member:

#8 Elohim

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 892 Bài viết:
  • 1344 thanks
  • LocationLondon

Gửi vào 02/05/2016 - 06:13

Sách của Benadet

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Sách này chủ yếu xem ý nghĩa của các chòm sao, nếu tính được sao mọc, hay sao ở vị trí cao nhất trên bầu trời lúc mình sinh ra thì có thể dựa vào sách này để xem ý nghĩa

Còn về các điềm sao trên trời thì ta có thể tra xem lịch sử các vụ nổ lớn trên bầu trời và các cụ nổ supernova đó xuất hiện ở chòm sao nào, thì ứng với quốc gia đó

Sửa bởi Timothy: 02/05/2016 - 06:17


Thanked by 2 Members:

#9 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 02/05/2016 - 08:28

Chắc phải mua thêm cuốn từ điển thiên văn học rồi, cảm ơn anh Timothy và bạn danhkiem nhé.

#10 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 12/05/2016 - 15:08


Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, hành tinh Mộc, hành tinh Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái Đất, ta thấy ba ngôi sao này chồng chập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía Đông nếu nhìn từ Babylon (nơi 3 nhà thông thái khởi hành) và về phía Nam nếu nhìn từ Jerusalem. Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng Nam từ Jerusalem sau khi gặp vua Herod đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như Kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy “treo” ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Đấng cứu tinh đã Giáng sinh.

Thanked by 1 Member:

#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 05/07/2016 - 20:48

Vòng sao 28 tú nằm trên vòng hoàng đạo, tạm coi là hình tròn. Vậy trên thế giới nhiều khu vực như vậy ta nên phân dã thế nào? Theo tôi nghĩ cứ một vùng lục địa thì cũng phân ra làm hình tròn, đại loại để biết được 4 phương 8 hướng, rồi chia theo khu vực mà phân. Ví dụ như lục địa Châu Á (có cả Châu Âu dính vào một chút) nếu phân ra làm 4 phương 8 hướng thì Việt Nam nằm ở vùng Đông Nam Á, có nghĩa là cung Tốn/Tị (tức là sao Dực Chẩn).

Thanked by 3 Members:

#12 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 08/08/2018 - 14:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

danhkiem, on 12/05/2016 - 15:08, said:


Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, hành tinh Mộc, hành tinh Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái Đất, ta thấy ba ngôi sao này chồng chập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía Đông nếu nhìn từ Babylon (nơi 3 nhà thông thái khởi hành) và về phía Nam nếu nhìn từ Jerusalem. Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng Nam từ Jerusalem sau khi gặp vua Herod đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như Kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy “treo” ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Đấng cứu tinh đã Giáng sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Hiện tượng bắt đầu quan sát từ 7 giờ đến 8:30 tại Al Hillah, tỉnh Babil, Iraq ngày nay và là Babylon ngày xưa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ngày 17 tháng 6 năm 2 TCN, hành tinh Mộc, hành tinh Kim và sao Regulus cùng tiến đến giao hội. Quan sát từ Trái Đất, ta thấy ba ngôi sao này chồng chập lên nhau, độ sáng của chúng tăng cường cho nhau tạo nên một ngôi sao sáng chói trên bầu trời đêm, về phía Đông nếu nhìn từ Babylon (nơi 3 nhà thông thái khởi hành) và về phía Nam nếu nhìn từ Jerusalem.

The star of Bethlehem, which led the wise men from the East to the newborn Jesus Christ, is perhaps one of the most iconic stories of the New Testament in the Bible (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

). The story has been depicted in countless artistic representations throughout the last 2000 years and is retold every year in Millions of places around Christmas time. However, what actually is the “star” in this story told by the evangelist Matthew? An interdisciplinary team of scholars involving astronomers, historians, and theologians, gathered at the University of Groningen, The Netherlands to address this question. Here I give a personal summary of what I learned at

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Reference to the speaker is given by names of the speakers in square brackets (see also Disclaimer at end and note the reference to the proceedings).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 10/08/2018 - 11:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bầu trời đêm ngày 25 tháng 12 năm thứ 2 trước công nguyên tại Bethlehem, một thành phố của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ở miền trung

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, phía nam thành phố

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

khoảng 10 km.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Do Mộc tinh và Mặt trăng gần như cùng vị trí nên rất sáng vào đúng đêm 25/12. Các ngày trước và sau ngày 25/12, Mộc tinh và Mặt trăng cách xa nhau nên không sáng bằng đêm 25/12.

Do đó, khi các nhà thông thái đi theo hướng Nam từ Jerusalem sau khi gặp vua Herod đến Bethlehem, ngôi sao này luôn ở phía trước họ như Kinh Thánh mô tả. Ngày 25 tháng 12 năm 2 TCN, khi các nhà thông thái đến thị trấn nhỏ Bethlehem, họ nhìn thấy ngôi sao ấy “treo” ngay trên bầu trời nơi ấy, nơi mà Đấng cứu tinh đã Giáng sinh.

Sửa bởi danhkiem: 10/08/2018 - 11:22


#14 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 414 Bài viết:
  • 1035 thanks

Gửi vào 10/08/2018 - 12:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ Babylon đi về Bethlehem là phía Tây chứ không phải Đông nên điểm xuất phát của nhà thông thái không phải từ Babylon.
Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phía Đông ở đây là Đông của Jerusalem tức là chỗ Ai Cập hoặc Hi Lạp - Thổ Nhi Kỳ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Although magi (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

μαγοι) is usually translated as "wise men," in this context it probably means "astronomer" or "astrologer".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể dịch Magi nghĩa là " Nhà thiên văn học".






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |