Jump to content

Advertisements




​Sài Gòn chiếu bóng thùng: bạn đọc kể kỷ niệm xem phim

Góc Sài Gòn Tuoitre

2 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1785 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 11:38

​Sài Gòn chiếu bóng thùng: bạn đọc kể kỷ niệm xem phim
TTO - "Tuổi thơ Sài Gòn và "rạp" chiếu bóng thùng" trích từ truyện dài của nhà văn Lê Văn Nghĩa khơi gợi hoài niệm tuổi thơ cho rất nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trẻ con xem chiếu bóng thùng ngoài phố nhiều thập niên trước. Ảnh tư liệu.
Bạn đọc Dân Sài Gòn hồi tưởng: “Theo trí nhớ của tôi, năm 1971 không còn chớp bóng thùng. Có thể là giai đoạn năm1961. Một lần coi là năm cắc. Chai Lade con cọp lớn 1,5 đồng, thuốc lá con mèo Caraven 3 đồng/10 điếu, ở khu Dân sinh vé coi chớp bóng là 1,5 đồng, ở rạp Kim Đô là 5 đồng 2 phim chiếu thường trực”.
Bạn đọc Trương Minh Nhật nhớ lại: “Nhìn thùng chớp bóng xưa mà bao ký ức tuổi thơ tràn về. Ngoài cách xem phim như vậy, lũ trẻ chúng tôi còn biết chế ra thùng chớp bóng bằng giấy cạc-tông. Hộp thuốc tây, bìa giấy cứng gấp theo hình hộp chữ nhật dài hơn gang tay người lớn. Một đầu lắp kính lúp tròn các cỡ, đầu còn lại lắp phim được cắt sẵn ra thành từng tấm nhỏ 3×4 hoặc 4× 6.
Tất cả mấy thứ này và truyện tranh cũ được bày bán trên vỉa hè trong xóm lao động. Dù chỉ là được xem từng tấm phim hay phải dùng tay tự kéo cuộn phim từng nấc một, nhưng chỉ cần như vậy là tha hồ bay bổng về thế giới trẻ thơ lúc đó. Ai bây giờ 55 - 60 tuổi đều biết điều đó. Còn nhiều lắm ống thụt bắn trái cò kè bằng ống tre, súng bằng gân lá chuối…”
Bạn đọc Vũ Trân nhận xét: “Hồi này (1961) tôi mới ra đời nên chưa xem được chiếu bóng thùng. Nhưng tôi biết cái cảm giác náo nức khi được xem phimSạc-lô, Bạch Tuyết và 7 chú lùn trên truyền hình trắng đen khi Sài Gòn bắt đầu trào lưu đó.
Nếu nhớ đúng thì có lẽ khoảng năm 1967-1968, cả xóm chỉ 1-2 nhà có tivi. Tối Thứ Bảy là tôi được bà nội dắt qua nhà đầu xóm coi ké cải lương Bạch Tuyết - Hùng Cường, tuồng Tướng cướp Bạch Hải Đường...
Nhà nào có TV là con nít nhà đó "chảnh" lắm. Không có người lớn dắt qua mà đứng bấu tay vào lưới cửa là tụi nó ra ngắt tay không cho coi cọp! Sau đó nhà tôi có tivi, nhưng Cha, Má chỉ cho coi chương trình Đố vui để học và vào tối Thứ Bảy!”.
Một bạn đọc trả lời rằng: “Năm 1971 vẫn còn chiếu bóng thùng. Một cảm giác khó tả lắm vì bác chiếu phim phải chờ cho đủ người, đủ sở hụi mới chiếu. Mình mua đầu tiên, phải chờ đến 15 phút, lúc đó, cái ống nhòm mới mở ra, thế là khom lưng, dán mắt vào thùng”.
Bạn đọc Nguyễn Thành Nhơn nhớ lại trận đòn nhừ tử vì: “…trốn học, dán mắt vào hai cái ống nhòm kia. Vậy mà vẫn chưa tởn, thỉnh thoảng, tôi đi học thật sớm hoặc về trễ để tò tò theo cái thùng chiếu bóng đó…”
Bạn đọc Trường Huân vui vẻ nói: “Tuổi thơ của tôi đó, 200 đồng là ghé con mắt vào cái ống nhòm trên thùng, sau đó tự tay quay xem từng khung hình thay phiên nhau chạy.”
Bạn đọc Thoa Phạm cho biết: “Ai từng sống vào thập niên 60 đều trải qua kỷ niệm này. Bọn trẻ háo hức được xem phim qua cái ống sắt, chúng háo hức không phải vì phim hay hay vì thuyết minh giỏi. Cái chính là được tìm tòi khám phá bên trong cái ống sắt có gì?
Được cho 1 xu để đi dòm qua ống sắt là cả một niềm vui sướng miên man. Thế mới biết, niềm vui đâu phải cứ nhiều tiền và đầy đủ tiện nghi mới có!”.
Bạn đọc Trần Huỳnh Việt Long kể: “Ngày xưa, có một cắc là chỉ xem được vài phút phim thôi. Mà vừa xem là vừa phải quay. Có một số thùng xe trang bị thêm sung bắn, trả vài cắc rồi bắn xuyên cái vòng tròn là được coi và còn được tặng thêm cây kẹo. Vui lắm!”
Bạn đọc Minh Phi và Đinh Sen cùng bình luận: “Thế hệ 9x không biết những trò này (xem chiếu bóng thùng)” và “8x cũng không biết vì thời đó, người ta đã xem phim bằng cuộn băng trên tivi rồi!”
Bạn đọc Lan Anh nhận xét: “Sao thấy giông giống bọn tui lúc còn nhỏ, hay là con nít Sài Gòn hồi đó cùng “rơ” nhỉ? Hồi đó, tụi tui còn mặc áo sơ-mi tay dài để dụ cho dế chui vào tay khi đi mua dế. Nhớ lại thấy có cảm giác lâng lâng của thời con nít Sài Gòn!”
Bạn đọc Thoa Phạm cho biết: “Loại xe đó chiếu phim không động, thuyết minh do ông chủ xe thể hiện, tới hình bắn sung thì ổng “pằng, pằng, pằng”, hình chó thì ổng “gâu, gâu, gâu”. Những ai đã từng trải qua thì nhớ mãi kỷ niệm quý này. Thế nên mới có câu: “Một miếng khi đói bằng một gói khi no!”
Bạn đọc Nguyên Hoa cho biết: “Tôi nhớ khoảng năm 66-67, có nhiều xe chiếu phim lưu động như thế này. Con nít xúm xít bu quanh, chỉ cần có mấy xu là được xem. Thích lắm, nhưng giờ chỉ là dĩ vãng.”
Bạn đọc Dương Văn Mai cùng chia sẻ: “Sau năm 1975, đến mãi năm 1980, Sài Gòn vẫn còn lác đác xe thùng chiếu phim loại này. Tôi cũng từng thử xem chiếu phim kiểu ấy. Vui ra trò!”



LÊ VĂN NGHĨA

Sửa bởi Luciferlady: 02/03/2016 - 11:41


Thanked by 4 Members:

#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1785 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 11:48

Tuổi thơ Sài Gòn và "rạp" chiếu bóng thùng


TTO - Sài Gòn cách đây khoảng 60 năm, trẻ con xem phim như thế nào? "Rạp" chiếu bóng thùng đã giúp trẻ em Sài Gòn xem hoài những bộ phim Sạc-lô đi tìm vàng, Sạc-lô cầm đồ, Bạch Tuyết bảy chú lùn, Hoàng tử Sinh Bá...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Sài Gòn năm 1971, trẻ con xem phim tại "rạp" chiếu bóng thùng di động. Ảnh tư liệu.
Trích đoạn dưới đây từ truyện dài “Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy” (NXB Trẻ) của nhà văn Lê Văn Nghĩa là những hồi ức về chuyện xem phim ở Sài Gòn nhiều thập niên về trước.

"Khoảng một năm về trước, bên cạnh những gánh bán hàng ăn sáng trước đầu hẻm xuất hiện một xe chiếu bóng thùng. Đây là một chuyện mới lạ gây nên sự tò mò, háo hức cho bọn con nít trong xóm.

“Chủ rạp” chiếu bóng thùng là chú Hai Ngon, khoảng chừng 40 tuổi, gương mặt trông hiền lành nhưng cũng không giấu được hết nét hằn sâu của cuộc đời trôi dạt.

Chú Hai Ngon đã biến chiếc xe Gô-ben (thương hiệu xe tay ga, động cơ hai thì sang số tay nổi tiếng của Đức) cũ xì của mình trở thành một xe chiếu bóng thùng. Chú gắn vào yên xe phía sau một cái thùng hình chữ nhật thật to, kín mít.

Phía trên cái thùng có gắn một cái máy chiếu phim 8 ly mà đầu ống kính chĩa vào trong thùng. Phía trước và hai bên hông thùng là 6 cửa sổ nhỏ - mà mỗi cửa sổ từa tựa như mắt kính của ống dòm để khán giả nhìn vào.

Những cặp "cửa sổ nhìn" này bị che kín bởi màn trập được điều khiển bởi hệ thống dây kéo do chú Hai Ngon điều khiển.

Muốn xem một tuồng chớp bóng chừng năm phút, mỗi thằng phải đưa cho chú Hai Ngon một đồng (năm 1966, tiền Sài gòn có mệnh gíá cao nhất là 1.000 đồng. Một USD đổi được 80 đồng và vàng giá 10.400 đồng một lượng. Một ký thịt heo giá 190 đồng, một ký lô gạo giá 12 đồng, một chai bia con cọp lớn giá 13 đồng, thuốc lá đen một bao giá 8 đồng).

Sau khi “mua vé” tụi nó có quyền tự chọn tuồng chớp bóng cho mình bằng cách nói tựa đề. Sau đó, chú Hai Ngon liền kéo màng trập lên, để tụi nó nhìn vào ‘màn ảnh’ gắn phía bên trong thùng.

“Khán giả” phải đứng chồm hổm, “gắn” cặp mắt vào hai cái lỗ coi chớp bóng này để nhìn vào trong thùng. Sau đó, chú bắt đầu chọn bộ phim nhựa 8 ly - đa số là trầy xước vì đã được “trình chiếu” quá nhiều lần, gắn vào cái máy chiếu phim chạy bằng bình ắc quy cũng cũ kỹ không kém.

Nhờ vào hệ thống kính lắp ghép phản chiếu ốp vào vách trong thùng, tụi con nít đứng ở bất cứ vị trí nào cũng có thể xem được tuồng chớp bóng.

Toàn bộ hệ thống “rạp” chiếu bóng thùng của chú Hai Ngon được trang bị nguồn điện từ bình ắc quy đặt ở phía sau xe. Bọn thằng Minh biết địa điểm đặt “cái nhà máy đèn” của “rạp hát bóng thùng” này cũng như nhược điểm của nó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Minh họa về "rạp" chiếu bóng thùng cho trẻ em Sài Gòn xem phim thời xưa.
Thi thoảng khi xem gần hết tuồng chớp bóng, bọn nó thường len lén lấy một cái cây, hoặc bạo gan như thằng Chim, là dùng tay cạy một đầu dây điện ra khỏi cọc bình. Thế là máy quay phim đang chạy sè sè bỗng dưng ngừng lại vì mất điện.

Chú Hai Ngon vò đầu bứt tai không biết sự cố xảy ra từ đâu. Chỉ chờ có vậy, tụi nó con nít đập tay vào thùng thình thình, rồi đồng thanh kêu lên:

- Chiếu bóng gì ba-xì-cùn quá…trả tiền lại đi…

- Tụi bây coi gần hết rồi…Tại cái cọc bình sút ra, bây giờ t*o chiếu lại.

- Không được. Trả tiền lại. Hay là chú chiếu phim mới đền đi!

Tụi nó vừa la đòi tiền lại vừa đập tay vào bên hông thùng chiếu bóng làm chú Hai Ngon thót ruột. Tụi nó biết dùng yêu sách này thế nào cũng được chú Hai Ngon bồi thường bằng cách chiếu cho tụi nó xem phim khác.

Chúng thường xuyên lợi dụng “cái nhà máy điện” cũ kỹ của chú để được xem thêm tuồng chớp bóng mới không tốn tiền. Mà thực ra những bộ phim này tụi nó đã xem đi xem lại nhiều lần bởi rạp hát bóng thùng của chú chỉ có khoảng chừng mười mấy cuốn phim 8 ly làm vốn. Đa phần là phim Sạc lô với đủ thứ tên Sạc- lô đi tìm vàng, Sạc- lô cầm đồ, Sạc -lô đi lính…

Một số cuốn phim quay những trận đá banh của vua bóng đá Pele, đấu võ của Muhamad Ali…Tụi nó vừa xem phim vừa nói trước câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào.

Một thời gian sau, chú khám phá được quỷ kế của bọn nó nên chú nai nịt cho hai cái đầu đấu dây dẫn điện với hai đầu cọc bình ắcquy chặt đến nỗi nhiều khi chú muốn tháo đầu cọc ra để sạc bình cũng muốn tháo mồ hôi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trẻ con vây quanh "rạp" chiếu bóng thùng xem phim thuở xưa. Ảnh tư liệu.
Cuộc đấu tranh xem hát bóng cọp (coi không trả tiền) của bọn nhỏ với xe hát bóng thùng của chú Hai Ngon vẫn không bao giờ chấm dứt. Đầu tiên thay vì hai thằng mua hai ‘lỗ dòm’, tụi nó chỉ trả tiền một cái mà thôi rồi chia nhau mỗi đứa đứng một bên cùng xem.

Thằng nào đứng bên trái thì xem bằng con mắt phải, con mắt trái nhắm lại. Thằng nào đứng bên phải thì nhắm con mắt phải, xem bằng con mắt bên trái.

Coi chớp bóng kiểu này, sau khi coi xong, tụi nhóc vừa mỏi lưng vừa mỏi mắt. Mà ngay bản thân thằng nào trả tiền xem phim nó cũng không muốn thằng bạn nào xem ké. Thằng Minh không khoái xem phim ké bạn bè kiểu này. Nó bèn tìm cách khác để coi cọp bắng cách chận màng trập lỗ nhìn của “rạp” chiếu bóng thùng.

Xem xong phim đầu tiên, tất nhiên là có trả tiền, khi chú Hai Ngon hạ màng trập xuống, thằng Minh liền lấy cây đũa đặt ngay cửa sổ, thế là màng trập hạ xuống không hết. Đợi đến khi chú Hai Ngon bắt đầu cho máy chiếu phim chạy, thằng Minh liền lấy chiếc đũa nâng cái màng trập lên. Đặt hai mắt vào lỗ dòm, nó đi vào thế giới đầy hấp dẫn của Hoàng tử Sinh Bá hoặc Bạch Tuyết Bảy Chú Lùn một cách đàng hoàng như những thằng đã trả tiền xem phim.

LÊ VĂN NGHĨA

Thanked by 3 Members:

#3 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1785 thanks

Gửi vào 02/03/2016 - 12:08

​Sài Gòn tối leo lên giường, nằm nghe cải lương


TTO - Bao thế hệ người Sài Gòn - TP.H.. ở chốn phồn hoa đô hội nhưng rất mê cải lương. Ở thuở ấu thơ nhiều thập niên trước, rất nhiều "con nít Sài Gòn” không có tiền nhưng mê cải lương quá thường "đi xem cọp” các đoàn hát.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thanh Nga - một trong những nghệ sĩ cải lương nổi tiếng nhất Sài Gòn. Ảnh: NGUYỄN CÔNG THÀNH.
Đoạn trích dưới đây nằm trong truyện dài Chú Chiếu Bóng, Nhà Ảo Thuật, Tay Đánh Bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy (NXB Trẻ) của tác giả Lê Văn Nghĩa.
"Thằng Minh siêng học, lại rất mê xem hát cải lương. Nếu có tiền thì mua vé xem đàng hoàng còn nếu không tiền thì đi coi cải lương cọp. Còn không thì đôi khi nó cũng đi xem cải lương “thả giàn” ở rạp Vĩnh Khánh gần Cầu Bột.
Các gánh hát bầu tèo về rạp Vĩnh Khánh cho bà con lao động vùng cầu Bột thưởng thức thường là những gánh hát nghèo, cũ kỹ từ tuồng tích đến gương mặt dù được quảng cáo là “đào tơ, kép đẹp”.
Bà con lao động nghèo mua vé đồng hạng năm đồng, ngồi chen nhau trên những chiếc băng dài có lưng dựa đầy những vết máu rệp, vừa xem cải lương có phụ diễn hoạt kê hài hước vừa bắt rệp và nghe mùi nước tiểu từ bên hông rạp bay thốc vào.
Minh thường xuyên xem cải lương cọp ở rạp Tân Lạc (nay là nơi diễn kịch của “bầu show” Trịnh Kim Chi) nằm trên đường Hậu Giang. Trước cửa rạp là những chân dung của các nghệ sĩ như Thanh Nga, Thành Được, Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Hùng Cường, Hữu Phước, Thanh Sang, Tư Rọm, Hề Minh, Thanh Tú, Trang Bích Liễu, Minh Cảnh, Minh Vương, Minh Phụng… vẽ thật to. Ai được giải huy chương vàng ThanhTâm thì sẽ được vẽ lồng vào một cái vương miện.
Phía trên là một tấm bảng quảng cáo giới thiệu tên những vỡ tuồng hấp dẫn như Nửa Đời Hương Phấn, Con Gái Chị Hằng, Áo Vũ Cơ Hàn, Thảm Kịch Tuổi Xanh vô cùng bắt mắt. Chỉ nhìn hình mấy nghệ sĩ và tuồng tích, tờ chương trình là nó đã muốn xem rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Rạp cải lương Hưng Đạo (136, Trần Hưng Đạo, P. Phạm Ngũ Lão, Quận 1) ra đời ở thập niên 60. Nay được xây dựng hiện đại, trở thành Trung tâm Biểu diễn Nghệ thuật Cải lương TP.H...
Cách của Minh coi cọp là đứng chầu rìa chờ xem cặp thanh niên nam nữ nào không dẫn theo trẻ con, tụi nó liền xáp đến nhờ họ dẫn vào. Nhóm của thằng Minh từng giở trò này nhiều lần đến nỗi nhân viên gác cửa nhẵn mặt tụi nó. Nếu đứa nào tìm được người dẫn vào thì nhân viên gác cửa cũng cho qua vì nội quy rạp quy định hai vé người lớn được dẫn kèm một trẻ em.
Có hôm, lớp Minh tập văn nghệ để hát trong lễ Cây Mùa Xuân cho học sinh nghèo của trường. Thằng Minh xung phong làm thầy tuồng vì có lần nó được xem nghệ sĩ của đoàn Dạ Lý Hương tập tuồng Tuyệt tình ca ở rạp Tân Bình.
Trời ơi, nó không ngờ kép Thanh Sang đẹp trai quá cỡ, đào Bạch Tuyết hát hay không chỗ chê vậy mà còn bị ông thầy tuồng ốm nhom, ốm nhách, mặc đồ pi-da-ma (pijama) chỉ chạy tới, chạy lui gần chết.
Kép Việt Hùng đang hát, ổng bảo ngưng là ngưng, rồi ổng hoa chân múa tay, cầm cuốn tuồng giơ lên, giơ xuống nói gì đó. Các nghệ sĩ, đào kép ba quân tướng sĩ nghe lời ổng răm rắp. Ông thầy tuồng nhỏ xíu con mà như có võ nghệ đầy mình.
Nhỏ xíu con mà như ông tướng chỉ huy khắp trận tiền của một vở cải lương. Nhờ nghe lóm được hai anh kéo màn và nhắc tuồng nó mới biết được ông thầy tuồng tên là Hoa Phượng. Tên gì như tên con gái. Ẻo lả như hoa phượng, nhưng lại chì một cây xanh dờn. Từ đó hình ảnh ông thầy tuồng cứ nằm trong tâm trí nó. Làm thầy tuồng chắc phải giỏi lắm.
Có lẽ nhờ uy thầy tuồng nên hôm chuẩn bị nó có ý kiến diễn giống như các nghệ sĩ cải lương hữu danh của các đại ban Dạ Lý Hương, Thanh Minh-ThanhNga, Thủ Đô…Trong lớp, dù không phải là liên toán trưởng (như lớp trưởng bây giờ) nhưng thằng Minh có nhiều ý kiến sinh hoạt học đường cho tụi trong lớp.
- Ê, ai diễn vậy. Nhớ mời kép độc trọc đầu Trường Xuân nghe- thằng Cảnh hù để nghị.
- Rồi có cả Út Trà Ôn, Hữu Phước ,Thanh Nga, Thành Được nữa…
- Tội nghiệp. Tụi nó đang mơ mộng nhiều quá! Thằng Minh phải tốp lại ngay.
- Kép độc Trường Xuân là thằng Cảnh hù đóng...
Thằng Minh cười hăng hắc rồi nó tiếp tục bản phân vai tưởng tượng:
- Thanh Nga, Bạch Tuyết là con Hồng thủ vai, , thằng Út đẹt biểu diễn võ cải lương hồ quảng như Thanh Tòng.
Thằng Són lại chen vô: “Còn t*o làm kép gì mậy?”
- Mầy hả? Mầy nói nhiều cho mầy làm hoạt náo viên như Ngọc Phu vậy.
Bởi vậy, khi biểu diễn, con Hồng bắt chước ca sĩ bé Hương Lan - con của nghệ sĩ cải lương Hữu Phước ỏng ẹo bước ra. Khỏi nói là tụi khán giả con nít dễ tính vỗ tay quá mạng. Thằng Vân từ dưới góc phòng gọi to:
- Ê, hát bài Lương sơn Bá, Chúc Anh Đài giả trai đi.
- Tuồng đó là tuồng Hồ quảng. Mình phải hát tuồng Việt nam về bà Bùi Thị Xuân dũng tướng…
Nói xong, nó liền cất tiếng hát liền. Lần đầu tiên, tụi thằng Minh cũng như bọn trong lớp được nghe con Hồng hát. “Trời ơi, con nhỏ này hát ngọt như mía lùi tụi bây ơi”, “Cha, sao cái bộ của nó giống Út Bạch Lan quá”, “Hông, giống Bạch Tuyết hơn”, “Mầy biết gì, Bạch Tuyết chỉ hát tuồng xã hội’’, “t*o thấy giống em bé Bạch Lê đóng với Út Hiền quá”. Mấy đứa nghe con Hồng hát rồi ngồi bình phẩm giọng ca của con này loạn xị xà ngầu.
Nhưng cuối cùng, tụi nhỏ đưa ra một kết luận là: “Con Hồng hát hay một cây xanh dờn” - tức hát hay như Bạch Tuyết vậy đó!
LÊ VĂN NGHĨA






Thanh Vinh 20:13 30/12/2015
Tui nhớ hồi nhỏ con nít tụi tui hay hát chế rất vui, phỏng theo bài Beautiful Sunday: SÁNG ĂN CƠM SƯỜN, CHIỀU ĂN NƯỚC TƯƠNG, TỐI LEO LÊN GIƯỜNG NẰM NGHE CẢI LƯƠNG. Bây giờ báo Tuổi Trẻ nhắc lại nghe trong lòng thấy vui vui.

Thu Phan21:09 30/12/2015
Những năm 1985-86 trở về trước, ở miền nam, hầu như nhà nào cũng đều có ít nhất một vài cuốn băng audio cải lương trong nhà. Nghe đi nghe lại đến nỗi thuộc lòng.
Giờ có tìm đỏ mắt, chắc cũng khó thấy.
Cải lương khi đó không chỉ là món ăn tinh thần, giúp mọi người thư giãn sau một ngày làm việc. Những câu ca lời hát mang triết lý nhẹ nhàng mà sâu sắc đôi khi còn mang sứ mệnh giáo dục nhân cách cộng đồng, giúp con người ta sống hướng thiện hơn.
“Trời đất quỷ thần thiên địa ơi, thứ quỷ ma gì đâu mà ác gì ác dữ”…. Đó là một trong những câu chửi gần như “mặc định” của bà nội tôi khi nghe mấy tuồng cải lương trong đó có đoạn bà dì ghẻ ra sức hành hạ con chồng.
Phải nói là: mười lần như một. Nội tôi “nhập vai” còn hơn mấy cô chú nghệ sĩ trong tuồng.
Đặc biệt nhất là khi nội nghe mấy tuồng cải lương nói về mẹ chồng cay nghiệt với nàng dâu thì coi như cả gia đình mười mấy người cùng được nghe bà chửi “phong long” từ đầu chí cuối.
Có điều, không biết có phải vì thấm ý từ mấy tuồng cải lương đó hay không mà bà không hề khó mắc với các nàng dâu (trong đó có má tôi ), mặc dù thời của má và bà, quan niệm về phận làm dâu cũng còn nặng nề, câu nệ lắm.
Một người để lại cho tôi ấn tượng đặc biệt không kém là chị Hạnh hàng xóm. Nhà gần nên hồi nhỏ tôi hay chạy qua nhà ngoại chơi. Khác với bà nội, bà ngoại tôi là fan ruột của tuồng Chuyện tình Lan và Điệp.
Không có cassette nên chị Hạnh hay qua nhà ngoại tôi nghe ké. Lần nào nghe đến khúc Lan khóc vì nỗi hờn tủi đớn đau khi hay tin người thương sắp cưới vợ là người con gái khác, chị Hạnh cũng khóc sướt mướt như chính mình bị phụ tình vậy. Khi tấn bi kịch tình yêu kết thúc cũng là lúc chị lếch thếch đi về với hai con mắt sưng chùm bụp. Tôi hay canh me lúc chị khóc để chọc cho chị vừa khóc vừa cười… coi chơi!
Điều đặc biệt mà tôi nhận ra ở những khán giả ngày xưa của Chuyện tình Lan và Điệp là: niềm thương cảm dành cho hai nhân vật chính lấn át cả nỗi ghét bỏ dành cho “kẻ cướp chồng”. Có đau khổ oán hờn nhưng tuyệt nhiên không có chuyện đánh ghen, trả thù, rửa hận.
Câu chuyện liên quan đến cải lương khác tôi được nghe từ một người cùng thế hệ (7x đời cuối), một anh bạn thân thiết. Tên của anh được cha đặt theo tên một nhân vật cải lương trong tuồng Chiều đông gió lạnh về. Đó là một nhân vật bất hạnh, suốt đời sống trong khó nghèo, đau khổ nhưng luôn là người chánh trực và cao thượng.
Sinh thời, ông từng tiết lộ lý do đặt tên con trai, đó là: ông thấy hoàn cảnh khó nghèo, côi cút của mình rất giống nhân vật, nên thương. Ông thấy được tấm lòng cao thượng và chánh trực của nhân vật, nên phục.
Ông muốn con trai mai sau nhớ về cuộc sống cơ cực của cha mà phấn đấu. Ông mong con trai trở thành người như nhân vật - chánh trực và cao thượng - những giá trị của một đấng nam nhi mà ông lấy làm chuẩn mực để dạy con.
Bây giờ, khi đọc những tin tức mẹ tưới xăng đốt con, nữ sinh xé áo bạn đánh ghen, chàng trai đâm chết người yêu vì bị phụ tình, vợ đâm chồng, cha giết con rồi tự tử…, tôi lại nghĩ đến những con người xưa cũ xung quanh mình hồi đó.
Sao hồi xưa nhiều người có thể sống hồn nhiên, dạt dào cảm xúc, chân thành, hướng thiện, hiền lương, cao thượng và dễ thương đến như vậy?
Phải chăng, vì tâm hồn họ được dưỡng nuôi từ nhỏ bằng những món ăn tinh thần thanh sạch, nhẹ nhàng, gần gũi mà sâu sắc, nhân văn, dễ đi vào lòng người? Và dường như trong cuộc sống riêng, họ cũng có khuynh hướng hành xử hướng thiện, theo những nhân vật cải lương mà họ ngưỡng mộ.
Tôi tự hỏi, tôi và những người trẻ ngày nay đang nghe gì, đọc gì, nuôi dưỡng tâm hồn mình bằng những gì mà sao cuộc sống bây giờ luôn thường trực nỗi bất an?
Không biết người Sài Gòn trẻ bây giờ, có mấy ai còn nghe hát cải lương?



Minh Nhật Trương 19:49 30/12/2015

Chả biết tác giả đang viết về Sài Gòn mê cải lương vào năm nào nữa ? Chứ từ thập niên 60 - 70 . Sài Gòn là nơi tập trung của các Đại Bang Đệ Nhất Cải Lương . Từ nơi trung tâm phồn hoa đô hội cho tới khu lao động nghèo cứ thấy chổ nào dựng rạp hoặc xe ngựa chở các nghệ sĩ đi quảng cáo với đủ màu sắc tiếng chống khua đều kích thích lũ trẻ con chạy theo coi mặt nghệ sỹ tối nào cũng kín rạp từ lớp bình dân cho tới trí thức đều háo hức chờ xem kéo màn . Cũng chẳng biết bài vè này có khi nào . Đi đâu ai cũng đọc nhất là lũ trẻ chúng tui hồi đó . ( Xin lỗi các nghệ sỹ trước nha)Út Bạch Lan đi lang thang gặp Thanh Sang . Đi ba bước gặp Hữu Phước băng qua đường gặp Hùng Cường bị xe đụng gặp Minh Phụng nằm nhà thương gặp Minh Vương ăn cháo huyết . Gặp Bạch Tuyết bán sương sâm gặp Tùng Lâm hát xiệc . Gặp Thanh Việt cạo râu . Gặp Mỹ Châu đánh má hồng . Gặp Thanh Tòng chốn Quân dịch... Có lẽ vì tình yêu mến các thần tượng của mình lúc đó.Cải lương lúc đó cũng bị canh tranh bởi phìm tàu nhiều lắm ! Nên hàng loạt các tuồng hương xưa nổi tiếng ra đời để kéo thính giả.Mắt em là bể hoang cừu. Kiếm sĩ dơi. Xin một lần yêu nhau. Kiếp nào có yêu nhau. Đêm lạnh chùa hoang . Máu nhuộm sân chùa. Mùa xuân trên Bạch Mã Sơn . Tâm sự loài chim biển... Trẻ con chen theo duôi người lớn vào xem cọp . Lác mắt với màn du dây tiếng kiếm xoén xoẹt và giọng xuống xề mùi mẫn của Lệ Thủy. Nên bà con đi xem tới mút mùa Lệ Thủy . Bây giờ cải lương đang đi xuống nhưng người Sài Gòn xưa vẫn khoái xem nếu có vở tuồng hay

Sửa bởi Luciferlady: 02/03/2016 - 12:13


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |