Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
VoLy, on 13/02/2014 - 15:14, said:
.. Niên thiệu thứ 1 :
- Đời Hán Cao Tông Thái Tổ Hoàng Đế có ông sư Tự Bạch Vân , sinh ra và lớn lên ở ven vùng rừng núi Tiều Châu , năm 20 tuổi ra đi tìm Thầy học Đạo , một hôm đi đến quán nước ven đường ở thành Lạc Dương , nghỉ chân hóng mát đang nhâm nhi tách trà , lúc ấy cũng có một vị khách ngồi bàn kế bên cạnh Bạch Vân , bấy giờ trên đường có mấy vị Tăng đi bát ngang qua , vị khách này hỏi chủ quán nước , mấy ông Tăng kia đi từ đâu và về nơi đâu , Chủ quán nước đang loay hoay bưng trà cho khách , buộc miệng nói to : " Người đâu , lấy bình trà trong bếp đem lên cho khách bàn số 3 , rồi lấy bình trà từ bàn số 3 vào trong Bếp nhanh " .... Vị khách nghe vậy rơi lệ , Bạch Vân nghe vậy bất động như xác chết trôi .... Chủ quán quay sang vị khách hỏi ông vừa nói gì .... Vị khách lúc này mới nhìn sang Chủ quán nở nụ cười tươi như Hoa , Bạch Vân thấy thế cùng Cười mà chẳng nói lên được lời nào ....
p/s : Trong phút chốc đó mà " Vị Khách " và " Bạch Vân" , Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ...
- Bạch Vân bấy giờ thì hiện tại chính là ông " PhapVan " , còn vị khách kia chính là ông " Vô Danh Thiên Địa " , Chủ Quán Nước kia chính là hiện Thân của Ngài Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát vậy .... hề hề , tiết lộ chút nhơn duyên tiền kiếp cho các Nị biết đó hà ... hề hề ....
Mượn câu chuyện bên trên tạm vây...
Nếu hiểu vòng dịch, thì sẽ biết được việc tiếp theo sẽ xãy ra chuyện gì (tạm dùng cụm từ tri-biết). Vì sao vị khách lại "Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ..." được.
Đó là vì cái điều nghe được là cái sẽ diễn ra tiếp theo :" Người đâu , lấy bình trà trong bếp đem lên cho khách bàn số 3 , rồi lấy bình trà từ bàn số 3 vào trong Bếp nhanh ". Đây chính là dịch ứng với cảnh. và cảnh sẽ diễn ra theo đúng cái nghe. Cảnh và tâm là cái ứng tri, ứng nghe, và ứng biết... nên gọi là đúng vòng dịch, và việc sẽ xãy ra...
Hãy chú ý những bước để vị khách "Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ..."
Bước 1: ngay lúc vị khách hỏi: "mấy ông Tăng kia đi từ đâu và về nơi đâu ", tức là ông ta THAM cầu cái nghe, THAM cầu cái biết là câu trà lời liên quan đến "mấy ông Tăng". Vì tham cầu, nên ông ta bị trí che lấp, vì bị che lấp nên ông ta không tịnh, vì không tịnh và chạy theo cái tham cầu nên nếu ông ta có nhận được câu trả lời liên quan đến "mấy ông tăng", thì cái ông ta tri-biết tiếp theo cũng sẽ không diễn ra trước mặt ông ta. vì sẽ không diễn ra trước mặt ông ta, nên gọi là không đúng cảnh (ảo cảnh), vì không đúng cảnh nên không đúng vòng dịch... cảnh không xãy ra.
Bước 2: Tuy nhiên, khi "Chủ quán nước đang loay hoay bưng trà cho khách , buộc miệng nói to : " Người đâu , lấy bình trà trong bếp đem lên cho khách bàn số 3 , rồi lấy bình trà từ bàn số 3 vào trong Bếp nhanh " ...." tức là cái ông khách nghe được không liên quan gì đến cái ông ta cầu nghe. Vì không liên quan đến cái ông ta tham cầu, nên ông ta "im lặng, dừng lại, không hỏi nữa..." ngay tức thì. Vì không tham cầu tức thì, nên ông ta ông ta tịnh tức thì.. vì ông ta tịnh tức thì nên cảnh sẽ xãy ra theo đúng cái ông ta nghe thấy "lấy bình trà trong bếp đem lên cho khách bàn số 3 , rồi lấy bình trà từ bàn số 3 vào trong Bếp nhanh "... Đây gọi là vòng dịch tịnh tức thì... nên dịch ứng cảnh, cảnh ứng với cái nghe, cái nghe tịnh nên cái tri-biết tịnh, cái tri-biết tịnh nên ứng tâm... Vì tâm, cảnh , nghe (nhĩ căn) quy nguyên nên ông ta "Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ..." Đó tạm gọi là "dịch ứng cảnh, cảnh và tâm quy nhất"
Tương tự, hãy chú ý những bước để ông sư Tự Bạch Vân "Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ..."
Bước 1: ông sư Tự Bạch Vân ngồi đó không có cái tham cầu giống như ông khách kia... vì không có tham cầu về cái ông khách kia "tham cầu nghe" nên ông sư Tự Bạch Vân"im lặng, dừng lại, tĩnh định..."
Bước 2: Vì không tham cầu về cái nghe, nên cái ông nghe được " Người đâu , lấy bình trà trong bếp đem lên cho khách bàn số 3 , rồi lấy bình trà từ bàn số 3 vào trong Bếp nhanh " sẽ ứng cảnh, vì cảnh ứng với cái nghe được nên gọi là "dịch ứng cảnh, cảnh và tâm quy nhất". Vì tâm, cảnh , nghe (nhĩ căn) quy nguyên nên ông sư Tự Bạch Vân "Trực Ngộ Bổn Thể vô sanh bất diệt , chứng Pháp Nhĩ Căn Viên Thông của Đại Sĩ Quán Thế Âm Bồ Tát ..."
Ấy gọi là dịch... dịch bao trùm thiên địa. Omani pamehum... Ôi ai cũng trong vòng dịch cả... sao mà thoát ra đây... Bởi vậy nên mới nói "im lặng, dừng lại, tĩnh định..." chỉ là bước đầu tiên để hiểu về dịch, và chỉ những người tu hành mới từng bước thấu triệt... Còn với những con người ngày ngày chạy theo cái tham cầu, cái chấp trước... thì vẫn trong vòng xoay của dịch thì là sao mà hiểu dịch... ngay cả cái "muốn biết cho vui" cũng chứa cái tham cầu rồi...
Nên sư huynh mới nói: "mục đích của tu hành đó là không thành cái gì cả"
Mời mọi người xem: Trung Bộ Kinh (Majjhima Nikaya); 1. Kinh Pháp Môn Căn Bản(Mùlapariyàya sutta).
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
-- Này các Tỷ-kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.
Người ấy tưởng tri thủy đại là thủy đại. Vì tưởng tri thủy đại là thủy đại, người ấy nghĩ đến thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với thủy đại, nghĩ đến (tự ngã) như là thủy đại, người ấy nghĩ: "Thủy đại là của ta" - dục hỷ thủy đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri thủy đại.
Người ấy tưởng tri hỏa đại là hỏa đại. Vì tưởng tri hỏa đại là hỏa đại, người ấy nghĩ đến hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với hỏa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là hỏa đại, người ấy nghĩ: "Hỏa đại là của ta"- dục hỷ hỏa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri hỏa đại.
Người ấy tưởng tri phong đại là phong đại. Vì tưởng tri phong đại là phong đại, người ấy nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với phong đại, nghĩ đến (tự ngã) như là phong đại, người ấy nghĩ: "Phong đại là của ta"- dục hỷ phong đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri phong đại.
Người ấy tưởng tri Sanh vật là Sanh vật... Người ấy tưởng tri chư Thiên là chư Thiên... Người ấy tưởng tri Sanh chủ là Sanh chủ... Người ấy tưởng tri Phạm thiên là Phạm thiên... Người ấy tưởng tri Quang âm thiên là Quang âm thiên... Người ấy tưởng tri Biến tịnh thiên là Biến tịnh thiên... Người ấy tưởng tri Quảng quả thiên là Quảng quả thiên... Người ấy tưởng tri Abhibhù (Thắng Giả) là Abhibhù..."
Dịch có trong kinh Phật giáo nguyên thủy, chỉ là có người chịu thâm truy hay không!!!
Sửa bởi MR.Khanh.Hoang: 19/05/2016 - 19:16