Jump to content

Advertisements




Phong Thuỷ bên ngoài nhà


54 replies to this topic

#31 thientam0102

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 66 Bài viết:
  • 3 thanks

Gửi vào 19/10/2016 - 23:41

Con chào Già Rừng ạ
Nếu trạch cư đối diện chùa cách con sông và 2 con đường, có hai hàng cây ở bờ sông thì trạch đó có bị hút hết vượng khí không ạ.?
TT 0102

Sửa bởi thientam0102: 19/10/2016 - 23:42


Thanked by 1 Member:

#32 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 02/11/2016 - 10:40

Câu hỏi rất hay ! Bạn chuyển câu hỏi nay ra 1 topic riêng hỏi tư vấn về địa lý nhé, nếu ko vướng bận gì, già rừng sẽ ghé qua trả lời cho bạn.
Chúc may mắn !

#33 kcgh0290

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 10 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 28/03/2017 - 13:02

Hay quá, có nhiều trường hợp sẽ dễ hình dung hơn.

Nhiều thứ quá không nhớ hết được

#34 dtkt

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 786 Bài viết:
  • 983 thanks

Gửi vào 12/05/2017 - 10:59

Bác @phapkhong dạo này im hơi quá. Để hiểu được bài viết của Bác chắc em cần phải tích Đức lâu lâu lâu......... lắm thay.

#35 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 16/05/2017 - 07:53

Lớp học đìu hiu Hạ
Vườn xưa khép cánh Thu
Người đi như bướm Xuân
Có về lúc sang Đông?

Có nhiều điều chúng con chưa phải với Thầy, mong Thầy thứ lỗi cho chúng con, kính chúc Thầy U luôn luôn mạnh khỏe và Bình An !

Thanked by 2 Members:

#36 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 24/06/2018 - 11:15

GIAO CHÂU THẤT HÙNG
1. GIAO CHÂU
Châu được hiểu là 1 Châu hay Phủ bao trùm vùng đất miền bắc Việt Nam.
Bắt đầu từ thời Đông Hán, vua Hiến đế đã đổi tên từ Bộ Giao Chỉ thành Giao Châu.
Sang đến thời Tam Quốc; đời Ngô (226 - 280), Tấn (280 - 420) đên cuối đời Lương (502 - 542) vẫn gọi Giao Châu.
Từ năm 603 - 905 đời Tùy, Đường miền bắc VN mang tên Giao Châu.

2.THỦY KINH CHÚ
Giao Châu Ngoại Vực Ký》viết:
"Xưa khi Giao Chỉ chưa có quận huyện, đất có ruộng lạc [雒田], ruộng ấy theo triều thuỷ lên xuống, dân khẩn thực [墾食] ruộng ấy, nên gọi là lạc dân [雒民]. Lập ra lạc vương [雒王], lạc hầu [雒侯], coi giữ các quận huyện. Nhiều huyện có lạc tướng [雒將], lạc tướng có ấn đồng và dây thao xanh. Giao Châu Ngoại Vực Ký là một tác phẩm ở thế kỷ thứ 3 hoặc 4.

Như vậyThủy Kinh Chú trong "Giao Châu ngoại vực ký" ra đời vào khoảng từ đời Ngô đến đời Tấn bên TQ. Tức vào đời Các Vua HÙNG, Tiếc rằng, nay Đã thất truyền.???

3. GIAO CHÂU THẤT HÙNG
Thế kỷ thứ X, năm 944 sau khi ngô Quyền mất, dương tam Kha nhiếp chính rồi truyền đến 2 Vua hậu Ngô, đất nước rơi vào cảnh Loạn 12 sứ quân.
Lúc bấy giờ đất Giao Châu xuất hiện 7 người tài, gọi là "Giao Châu Thất Hùng".
- Đinh Tiên Hoàng
- Đinh Liễn
- Đinh Điền
- Nguyễn Bặc
- Lê Hoàn
- Phạm Hạp
- Phạm Cự Lượng.

Những người này có liên quan đến toàn bộ diễn trình lịch sử địa lý nước ta từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ thứ 20; trong đó:
Định Quốc công Nguyễn Bặc được coi là Thủy tổ của dòng Họ Nguyễn Việt Nam. Hiện Mộ Ông nằm tại núi Kỳ Lân, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.

Nguồn: Internet.

Thanked by 4 Members:

#37 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 24/06/2018 - 11:30

TƯỞNG NHỚ DANH NHÂN - THIỀN SƯ VẠN HẠNH NHÂN 1000 NĂM NGÀY MẤT (30/6/1018 - 30/6/2018)
"Thân như điện ảnh hữu hoàn vô
Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô
Nhậm vận thạnh suy vô bố uy
Thạnh suy như lộ thảo đầu phô."


- Kinh thành Thăng Long là một tác phẩm vĩ đại dung chứa và biểu tượng của một tổng hợp Triết Lý độc đáo mà Thiền Sư Vạn Hạnh đã suy tư và dựng nên. Nó đặc trưng, thể hiện mọi phương diện từ Văn Hóa, Nghệ Thuật, Triết Lý, Chính Trị v.v… đâu đó đều in bóng dáng hùng vĩ của Vạn Hạnh, dù thời gian đã rêu phong, nhưng dấu chân người đã in đậm trên từng đường nét.
Vạn Hạnh thuyết phục vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La (sau đổi là Thăng Long) với mục đích bảo vệ nền độc lập lâu dài cho Dân Tộc. Vạn Hạnh thảo ra lời chiếu dời đô, theo lời chiếu, đất Hoa Lư là nơi “thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, vạn vật không nên”. Trong khi đó đất Đại La “ở giữa khu vực trời đất, có địa thế rồng quấn hổ phục, ở giữa Nam, Bắc, Đông, Tây, tiện hình thể núi sông sau trước, đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật rất thịnh và phồn vinh !”
Trong Nguồn Gốc Văn Hóa Việt Nam, tác giả Lê Văn Siêu đề cập đến công trình kiến trúc thành Thăng Long của Vạn Hạnh như sau:
“Ta hãy xem cái đường vòng chạy chung quanh nội thành biểu tượng cho thái cực, hai nhánh sông Tô Lịch bên hữu có hồ Lãng Bạc là úng thủy, bên tả thông ra đường Lưu Thủy là sông Nhị Hà, đó là biểu tượng cho Lưỡng Nghi. Cung điện của vua ở giữa có bốn mặt đều nhau ấy là tứ tượng. Thêm bốn kiến trúc bốn cổng ấy là bát quái. Tất cả các đường đều bắt đầu từ vòng thái cực mà đi chi chít không biết bao nhiêu, ấy là biến hóa vô cùng vậy. Nhìn vào thế địa lý của Thành Thăng Long thì ta thấy cách sắp đặt qui mô của người xưa rộng rãi và sáng suốt không thể nào tưởng tượng nổi.
Nội thành đặt đúng trên núi Nùng, sau lưng là cái não thủy Tây Hồ, bên tả là Tam Đảo, bên hữu là Ba Vì.
Tay Hồ (bên hữu) thuộc âm, bắt đầu bằng chùa Bát Mẫu chạy vòng tới dãy núi Ninh Bình, Thanh Hóa và ra đến cửa bể Thần Phù.
Tay Long (bên tả) thuộc dương, bắt đầu bằng cửa ô Tam Phù (Yên Phụ) để chạy tới dãy núi Yên Tử – Đông Triều và Hương Hải (tức Hòn Gay bây giờ).
Trong nội thành cung điện sắp đặt theo đúng tám hướng: kiền, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn, đoài, ấy là cái thể dữ tứ thời hợp kỳ tự (cùng bốn mùa giao hợp mà sắp đặt trật tự) dữ quỷ thần hợp kỳ linh (cùng quỉ thần giao hợp mà linh thiêng). Chấn và Đoài (nghĩa là Đông và Tây) là dữ nhật nguyệt hợp kỳ minh (cùng với mặt trời mặt trăng hòa hợp mà cùng sáng). Khôn và Kiền (Tây Nam và Tây Bắc) là dữ thiên địa hợp kỳ đức (cùng với trời đất hợp cái đức của mình)
Mỗi hướng có một ý nghĩa và ở mỗi hướng lại có một sự xây dựng theo ý nghĩa đó.
- Kiền ở (Tây Bắc) dĩ quân chi (chú vào việc quân) phải cứng rắn cương quyết thì có Giảng Võ Đường, có chùa Trấn Bắc, chùa Trấn Vũ có miếu Thành Hoàng, làng Hữu Tiệp (có tin thắng trận thì về báo).
- Đối với Kiền Là Tốn (ở Đông Nam) Tốn dĩ thuận chi (chủ vào việc Thuận Hảo) phải mềm dẻo thì có Văn Miếu, Trường Thi, Quốc Tử Giám, làng Văn Chương, chùa Long Hoa.
- Khảm (ở chính Bắc) dĩ hãm chi, chủ dùng mưu mẹo thì có não thủy Tây Hồ.
- Đối với Khảm là Ly (ở chính Nam) ly dĩ lệ chi, chủ sự sáng suốt, đẹp đẽ thì có Ô Kim Liên, làng Kim Liên (bông sen vàng rực rỡ).
- Khôn (ở Tây Nam) dĩ tái chi, chủ lấy sự chịu đựng kiên nhẫn để thủ thắng thì có làng Thịnh Hào.
- Đối với Khôn là Cấn (ở Đông Bắc) Cấn dĩ chỉ chi là việc nên ngưng thì phải ngưng lại ngay chớ tham thì có làng Nhật Tảo, Quảng Bá.
- Đoài (ở chính Tây) dĩ nguyệt chi, lấy mềm dẻo làm cho bằng lòng và chịu theo thì có chùa Nhật Trụ (bông sen trong đạo Phật)
- Đối với Đoài là Chấn (ở chính Đông) Chấn dĩ cổ chi, lo việc cổ động thì có chùa Thạch Cổ (cái trống bằng đá)

Kiến trúc sư Vạn Hạnh lấy đạo lý làm nguyên tắc xây dựng kinh thành đã nhìn bao quát được đến thế thì ta phải công nhận công việc kiến thiết của người là một tác phẩm vĩ đại. Tác giả cụ thể hóa Triết Lý Tam Giáo Nho, Phật, Lão và kiến trúc kinh thành để nhắc nhở nhà cầm quyền hãy lấy đạo trời mà trị nước và quyết định tất cả hành động của vua quân từ tiềm thức.”
Tổng quát cơ cấu kiến trúc kinh thành Thăng Long đã làm nổi bật lên lối kiến trúc tài tình siêu độc, một người kiến trúc sư dù tài ba cũng không làm nổi như Vạn Hạnh, ở đó chứa đựng cả nền triết lý tổng hợp đặc thù của Việt Nam mà Vạn Hạnh khai sinh và huân dưỡng cho hậu thế. Ta thấy Vạn Hạnh xử dụng Dịch lý của Nho giáo như là một kỹ thuật để phát huy và làm rõ nét, thể hiện giá trị siêu thể đặc thù của một chủ lực, đó là ý lực của nền Minh Triết Việt Phật.
Sự có mặt của những ngôi chùa trong đồ án kinh thành nầy, thể hiện mặt tư tưởng, nghệ thuật, như là một biểu hiện sáng ngời của Dân Việt, dùng ánh sáng tuyệt luân của Phật giáo hành hoạt cho mỗi tâm thức. Cái đa dạng và siêu thể trong tư tưởng Phật giáo, nổi bật hơn hết trong toàn bộ hệ thống tư tưởng của nhân loại. Và càng đa dạng hơn nữa khi Vạn Hạnh xử dụng trong lãnh vực chuyển hóa thực tại bằng phương thức nhập thế, cải tổ con người, tạo dựng một xã hội huy hoàng bằng chính cái tâm.
Nếu chúng ta ngồi ngắm nhìn thật sự công trình vĩ đại của Vạn Hạnh, không ai trong chúng ta là không khiếp đảm cúi đầu trước một con người quá hùng vĩ. Chỉ một Thiền Sư mà đã có được công nghiệp lẫy lừng giá trị cho muôn đời, nhờ thông đạt cái linh năng kỳ bí trong mỗi con người, hiển rõ lên cái tâm tương quan giữa đất trời, thâm sâu và mênh mang như hư không lồng lộng, rực rỡ như ánh sáng phi thường chiếu thẳng xuống vực sâu ngàn năm phong kín bởi bóng tối dày đặc. Vạn Hạnh con người vĩ đại, tuyệt luân, cả ngàn năm trước và sau chưa một ai có thể sánh bằng, giá trị tuyệt vời mà ngài đã để lại muôn đời tồn tại với núi sông, như lòng ngài đã gởi gấm từ thuở ban đầu với thủy chung vô tận.
Trích từ tác phẩm Thiền Sư và Tư Tưởng Giác Ngộ , xuất bản 1987

Thanked by 4 Members:

#38 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 23/05/2019 - 07:58

“99 VÀ 100…?!” - DÒNG SỬ THIÊNG

Ai ai trong chúng ta từ ngàn xưa nay, nếu một khi đã là giống nòi Lạc Hồng thì cũng đều biết đó chính là 100 trứng trong một bào thai của dân tộc Âu Lạc. Thậm chí, có đại đa số người Việt đều biết điều này ngay từ khi chưa bước vào ngưỡng cửa của lớp học vỡ lòng đầu đời trên nẻo học vấn nữa kia. Đây là một sự thật không thể chối bỏ đối với mọi công dân nước Việt bao đời qua.
Một thực tại hãnh diện dân tộc.
Vậy miền quá khứ địa phương cần chúng ta khảo xét trước hết chính là cổ ngữ Bách Việt! Khái niệm Bách Việt chính là để chỉ chung cho 100 tộc Việt thuộc nòi giống từ Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ khi xưa mà ra. Như tôi đã từng nói chữ “Việt” vốn là để chỉ đến chiếc Búa Sấm Sét (Rìu) của Chiến Thần Xi Vưu mà ra cả thôi. Vì thế; Tiếng Việt hay chữ Việt, chính là từ nguyên tồn tại mãi từ thuở tạo lập vũ trụ đến tận thời đại ngày hôm nay mà không cách gì mai một đi cho được. Thực tại này, vô hiệu hóa mọi bàn cãi.
Có nói gì thì nói, ta vẫn có thể xét thấy tộc Việt này đã được sớm nhắc đến từ vùng Cấn Quỷ, trong thời Vua Nghiêu đấy thôi. Do giai đoạn tiền quá khứ này, tôi từng mô tả là cái thuở mà Thần Thánh, Ma Quỷ và Con người còn sống chung lẫn lộn cùng nhau. Giống như ranh giới ngôn ngữ giả định mà thế giới Hạ Nguyên Tử đã thể hiện bằng cách xóa nhòa đối với tư duy nhân loại chúng ta hiện nay vậy. Thế cho nên ta vẫn quan sát thấy các dị ngữ mô tả về nhóm Bách Việt thuở sơ khai này như; Cấn Quỷ, Quỷ Phương, Đông Di, Man Di v.v…, cùng bàng bạc một màn sương linh ảnh...
Đó đích thị là mô tả đến tộc Việt Di Canh của Chiến Thần Xi Vưu. Vì lúc đó, Rìu của Chiến Thần cũng được hiểu như Rìu của Thần Chết vậy. Tuy nhiên giá trị đó là Rìu Sấm Sét chứ không có nghĩa là Rìu Thần Chết (Văn U Mặc=Ngôn Ngữ Giả Định thuần lượng tử). Vậy từ đây truy ra căn nguyên cội nguồn Tiên Tổ của Người Việt từ vùng Phương Cấn hay Quỷ Phương, phát triển Di Dịch ra Đông Di cũng có nghĩa từ Vùng Cấn đến Tốn với quẻ biến Sơn Lôi Di vậy. Vốn là thuộc toàn miền quá khứ địa phương nội tộc của Bách Việt sở hữu (hai quẻ Di trong miền Dịch Lý, đều đang trong trạng thái Du Hồn). Thậm chí ta có thể nhớ đến tộc Sơn Việt, thiên di từ trong cái lẽ dịch ý của Cấn phương (Cấn=Sơn) mà thành ra trong Bách Việt nữa! Nên nhớ, trong các cách gọi lờ mờ và đầy mông lung, u – u, minh - minh đó mà sử xưa đã gọi thành U Việt (không phải Ư Việt), trong giai đoạn nhập nhằng không phân định rõ ràng sự uyên ảo của huyền sử này được.
Qua những bụi mờ thời gian xưa phủ lấp, đã được lau sạch trên mặt Sử Gương như phần ở trên. Các bạn đã manh nha soi thấy;
Số đại diễn của vũ trụ, được thể hiện trong Kinh Dịch chính là số 100. Và giống nòi Thần Tiên đã phản ảnh ra với hai chữ Bách Việt (100 tộc Việt) từ thuở sơ khai của Chiến Thần Xi Vưu và Tiên Huyền Nữ đấy thôi. Thực tại này không có thể nào gọi là gượng ép, khiên cưỡng, hay chối bỏ đi cho được bao giờ. Bởi điều đó đã được ấn định trong Thiên Thư, ngay từ thuở Tạo Hóa thiết kế mô hình tạo dựng vũ trụ ban đầu rồi.
Do tính chu kỳ cuối, tôi không ngần ngại, “bẻ nạng chống trời” mà quyết vén mây mù nơi 9 tầng cao. Tỏ lộ Thiên Cơ về nguồn gốc của giống nòi Thần Tiên này, vốn có xuất phát nguồn như sau:
Bởi các bạn đã từng biết số 4 là nguyên lý của số thành (có kẻ rất sợ số 4!?). Thế nên trong giai đoạn thứ tư trong tiến trình gây hình vũ trụ. Thoạt kỳ Thủy, hai linh vật đầu tiên chính là loài Thủy Tộc bao gồm Rồng và Rùa! Do Linh Khí của Trời cao, chuyển động không ngừng, hun đúc, kết tụ anh linh mà thành giống Rồng là Xích Long (Viêm Đế, ẩn tại Ly), đại diện cho lý Dịch Liên Sơn, hiển nơi Cung Cấn, vốn là Thiên Mệnh của Trời cao. Thế nên mới gọi là Nguyên Thủy Thiên Vương. Ta có thể nhận ra cổ ngữ này hiện diện trong Sử Ký Tư Mã Thiên với từ nguyên là Cổ Thiên Tử Xi Vưu làm bằng chứng tố cáo thực tại Thiên Cơ về manh mối của giống nòi anh linh này. Do thuở u minh huyền cơ đó, luôn bàng bạc cùng thần khí Liên Sơn nơi vùng Quỹ Phương mà ta nghe gọi với tên định xứ là vùng Cấn Quỹ hoặc gọi chung là tộc U Minh (U Việt). Thuộc Đông Di. Và vị Chiến Thần này thường vãng lai và di canh tại vùng Hồ Động Đình, làm nơi đi về chốn Viễn Xứ hồng hoang.
Tiếp đến; Loài Thủy Tộc thứ hai chính là Thần Quy (tiềm tại Khảm). Do cái tính động không ngừng của linh khí từ Trời mà dòng mạch tận nơi rốn biển hấp thụ tinh thể thiêng liêng ấy mà theo về. Thế nên ta gọi ảnh tượng là Quy Tàng Dịch, hiện về cung Đoài (Đầm), lại là lạch nguồn dẫn ra Hải Phận nơi Biển Cả. Và từ đó có tên Tiên Huyền Nữ. Ta nghe gọi với tên khác nữa là Cửu Thiên Huyền Nữ vậy. Và vị Tiên Nữ này cũng thường từ Cung Quảng Hàn cưỡi Hồng Hạc xuống, hiện thân trên mặt Hồ Phiên Dương tắm Trăng trong những đêm thu thanh tĩnh. Thế nên có tên là Hồ Bà Dương. Tuy nhiên tên hồ nguyên thủy chính là Hồ Cung Đình (Cung Trăng) mà ra. Là chốn mà Tiên Nữ thường lui tới làm định cư thường lúc bốn mùa Trăng về. Cung Đình là cái Đình nghỉ mát từ Cung Trăng, nơi Hằng Nga thường soi gương, giăng tóc Tiên trên mặt Hồ (khiến nên có kẻ lãng tử đã từng bị vướng chân hoang khi xưa rồi đấy).
Do bởi loài Hồng Hộc thường ở theo về Hồ Cung Đình này, dẫn mối lương duyên cùng loài Chim Bằng bên Hồ Động Đình mà nên mối lương duyên của Họ Hồng Bàng mà tôi đã từng nhắc qua cùng các bạn trong các bài trước. Đó là cảnh Bồng Lai, là Thần Tiên cảnh. Là xứ sở của dân tộc Việt chứ không hề là của bất kỳ chủng tộc nào khác trên toàn miền vũ trụ xưa nay cho được.
Sau khi sự kiện Trắc Lộc xảy ra. Dòng Sơn Việt, phải tị nạn chiến cuộc bên nước Kim Thiên. Khi Thiếu Hạo gồm luôn cả Nước Kim Thiên lẫn Đông Di về một mối. Ta lạc mất dòng Sơn Việt trong nhóm Bách Việt lúc đấy. Và lai lịch chung đã được lịch sử gọi chung chung là nhóm U Việt hoặc Đông Di, để chỉ một nhóm tộc luôn hiện diện cách như có - như không nơi Phương Cấn Quỷ v.v…, thuở ấy.
Chúng ta, thế hệ hôm nay cũng nhất định phải biết rằng; Nơi vùng Rốn Hồ Phiên Dương có dòng thủy lưu rất huyền vi khôn lường. Muôn dòng thủy triều lúc ẩn, lúc hiện rất bất thường và cuốn trôi tất cả vào dòng xoáy thủy lưu đó. Nó từng được mệnh danh như vùng Tam Giác Quỷ Bermuda hay Tam Giác Rồng vậy. Nó vốn có nguồn mạch là dòng chảy qua Sông Tiêu, Sông Tương mà đổ nối vào Hồ Động Đình khi xưa. Đến lúc xảy ra nạn lụt Hồng Thủy trong đời Đế Khốc. Khi sự liên kết giữa Đế Khốc và Thiếu Hạo bị chia cắt toàn miền do nạn hồng thủy gây ra. Động Đình Lão Quân đã nương theo Ý Trời mà nổi lên kình chống cùng Thiếu Hạo nơi Hồ Cung Đình này. Dòng Thủy Lưu nơi Rốn Hồ đã cuốn chìm tất cả thế lực của Thiếu Hạo trong những trận thủy chiến khi đấy diễn ra trên mặt Hồ đầy huyền vi mất rồi.
Ta có thể nhận ra dấu tích trong thời Đế Nghiêu, có thường nhắc đến tộc Quỷ Phương này trong trang sử kín nhẹm thực tại đấy thôi. Ví như sự việc nhắc đến Trống Đồng hay loài Chim Quý mà bộ tộc này mang tặng Đế Nghiêu. Cả sự việc tặng con Rùa Vàng có giá trị 10 Bằng mà trong Kinh Dịch có nhắc đến. Ý là chỉ đến giống nòi Thần Tiên này đang hiện diện khi đó bên xứ Cấn Quỷ vậy. Ta cũng phải nên biết sâu hơn nữa về văn hóa của dân tộc Bách Việt thuở ấy là: 10 Bằng cũng có nghĩa là Bối. Từ nguyên là Bảo Bối mà ra (vật quý làm di tín chỉ, còn được gọi là giao chỉ. Do thích nghi cuộc sống đi lại nơi sông hồ, bùn lầy nên hai ngón chân cái xoãi ra. Người sau lầm lẫn ý là do gọi hai ngón chân cái “giao chỉ” với nhau). Và; Bối có nghĩa là hiện vật bằng Tiêu Ốc của Chiến Thần Xi Vưu nơi biển cả mà ra. Họ lầm lẫn Bối có nghĩa là Vỏ Sò, dùng để trao đổi như tiền ngày nay vậy. Nó vốn là Di Bảo của Chiến Thần cho những thế hệ con cháu nơi dòng Tiên Huyền Nữ tìm về cội nguồn, vốn là Xứ Sở Thần Tiên ở đắc thời tương lai sau.
Để minh chứng điều này. Trong tương lai của xứ Thần Tiên đó. Tôi nhất định phải thiết kế, xây dựng công trình Tiêu Ốc. Phục hồi lại những kiến trúc cội nguồn làm khẳng định minh chứng của giống nòi linh hiển của chủng tộc Thần Tiên này. Các bạn hãy ghi nhớ lấy lời phát biểu này nhé. Công trình này đã từng được thể hiện qua hình ảnh của Loa Thành trong thời An Dương Vương đấy các bạn ạ. Loa Thành còn có tên gọi là Ốc Thành! Là mô hình thiết kế một công trình kiến trúc của riêng văn hóa của giống nòi Thần Tiên đã từng thất lạc trong quá khứ thuở hồng hoang khi xưa. Nơi mà gió bốn biển thường tấu khúc Nhạc Trời, mỗi khi hồn gió lùa qua công trình. Các tâm hồn thi sĩ vẫn mơ hồ cảm nhận mỗi khi thả hồn lang thang nơi bãi vắng mà lắng nhe hồn thiêng qua các vỏ ốc trên bãi hoang. Là xứ sở Thần Tiên thoảng qua trong hiện thực của đời thường trong hồn thi sĩ cô độc, lãng du, lạc bước đời tục vào miền không gian chiều thứ tư nơi biển vắng.
Thế nên ta mới dò ra dấu chân của Lộc Tục, trong dòng Sơn Việt, tìm về với Động Đình Lão Quân nơi Hồ Động Đình khi xưa mà nối duyên cùng Long Nữ nơi Đất Kinh đấy thôi.
Tiếp đến, mạch dòng Sử Thiêng lại chảy về đến vùng Hồng Lĩnh theo cánh Hồng Hạc mà lập ra Dòng Lạc Hồng từ Sùng Lãm và Âu Cơ. Ta vẫn nhận rõ Di Ấn Thiên Thư phản ảnh qua sự kiện 100 Trứng nở Trăm con của nòi giống Thần Tiên này. Thế nhưng chi tiết 99 ngọn là ý chỉ đến còn lạc mất một dòng cuối cùng nữa. Đó cũng là lý do tại sao những nơi có 99 ngọn, nhất định là vùng đất dữ, tuyệt đối không thể định đô cho mai sau làm cơ nghiệp trường tồn nòi giống cho được.
Ta có thể dò ra tung tích này, Thế Sử anh linh vẫn tuyệt đối mô phỏng trung thành mà diễn dịch Thiên Mệnh qua 100 ngọn núi nơi Kinh Đô Nghĩa Lĩnh của đất Bạch Hạc trong đời Hùng Vương. Vậy, dòng con cả với tượng một Voi bị chặt đầu. Chính là dòng của Lang Việt trong thời Hùng Vương rồi vậy. Hùng Thục trong quá khứ của dòng Sử xa mờ đó. Đã đòi lại cơ đồ non sông và mở ra Nước Kinh Sở lại không tìm về cùng giống nòi Lạc Việt. Thế nên ý Trời mới treo cái tượng 1 Voi bị chặt đầu nơi Nghĩa Lĩnh trong tượng 99 Voi khác để làm gương hậu thế soi chung. Thế nhưng, thế nhân vốn là thế tục. Thế nên, không thế nào nhìn ra thế ấy cho được!!!

Vậy cho nên ta mới xét thấy diễn quẻ Dịch theo phép Bói Tiên Thiên mà Hùng Thục thuộc về dòng Lang Việt. Vốn là người con đầu dòng trong nhóm Lạc Hồng (Lạc Việt). Đã dạy cho Văn Vương trong ngày đấy. Là 100 cọng Cỏ Thi. Chia hai cho mỗi bên 50. Lấy 1 để ra, làm sai số dự trù. Và diễn Quẻ bằng 49 cộng Cỏ Thi mà chiêm cơ trời trong đó, hầu tiến thoái theo số trời vận hành diễn thế cơ đồ non sông mà thao thủ.
Ngày nay, chúng ta cũng đã lạc mất cách bói Cỏ Thi này để hầu còn chiêm nghiệm nẻo Thiên Cơ tàng ẩn trong đó luôn cả rồi. Khó bàn đến cho được, chỉ nên biết qua manh mối ẩn tàng thế thôi.
Vậy; Qua những khảo luận những ẩn tàng thiên cơ như ở trên. Muôn đời nay, đã có được mấy ai trong chúng ta, ý thức cội nguồn dân tộc bị chia xẻ. Khiến nên hồn thiêng non sông ray rứt, mà thổn thức cho con số “Cửu Cửu Càn Khôn Dĩ Định” hay không? Tất nhiên là không đủ để dĩ định cơ đồ cho giống nòi Thần Tiên này được rồi vậy.
Bởi; Vẫn đang còn lưu lạc mất một dòng cuối cùng trong số Trăm Họ của giống nòi. Là dòng Lang Việt, trong Kinh Việt từ Lạc Việt. Một trong Tam Miêu, thuộc ADN của Chiến Thần khi xưa.
Năm nay lại là Mậu Tuất. Chó có “vẫy đuôi mừng Thánh Chúa” tìm về với dân tộc Việt sau bao ngàn năm lưu lạc hay không? Những thế hệ hôm nay đã nhìn ra “ảnh tượng” cội nguồn của Tổ Tiên rồi. Mong rằng đó sẽ là những giọt nước mắt khải hoàn chứ không phải là những dòng nước mắt đau thương đã tưới đẫm đầy gốc sử thiêng suốt ngàn năm qua.
Không biết… Ngày tới, nào biết được…; Có còn kỳ Trăng Xanh hay Trăng Máu nào tỏ hiện tượng cùng nòi giống này nữa hay không?
Rất đáng phải kinh hãi cho dân Tộc Việt chúng ta hôm nay, trước của ngõ Thiên Đường.
Cái giá nhất định nào, phải trả cho dân tộc, đối với yêu cầu đòi hỏi của Tạo Hóa trong ngày một, ngày mai… đang đến gần…?

Trích: Phía bên kia không gian.



Thanked by 1 Member:

#39 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 26/05/2019 - 14:19

92 - DNA HỒ TÔN!

Nhân vì bạn Đức Hiệp có hỏi về Nước Chiêm Thành còn có tên khác là Hồ Tôn thì phải? Tôi sẽ thiết kế cái nền móng đó và các bạn cùng chung tay xây dựng và tô điểm cho hoàn thiện chuỗi DNA của dòng Sử Thiêng này nhé.

Vậy chúng ta cùng về nguồn, “Khảo Sử”: Được xem như là sự gia cố vững chắc thêm hơn cho nền móng của học thuyết này tại góc độ quan sát của lịch sử ở tầng sâu hơn.

Qua trang này thì chúng ta cũng đã biết được là cái Chân Linh Bản Thể mà ta thường gọi là cái Linh Khí hoặc Chính Khí của Đại Vũ Trụ. Là Hồn Thiêng của núi sông, đi vào Tiểu Vũ Trụ, hóa Máu, tàng Thần và ngụ trong Tim. Vị Thần này thường khi ra vào và tế tự nơi Cung Nê Hoàn, thế nên ta mới nghe gọi là “Huyết Khí Dưỡng Não”. Điều này ngụ ý của Tạo Hóa có nghĩa là con Tim luôn thổn thức, kích hoạt tư duy, thắp lên ánh đuốc tri thức, soi rọi và thắp sáng toàn miền đêm đen của lịch sử.

Phàm, đã là phả hệ của giống nòi Thần Tiên. Cớ sao lại đến đỗi không nhận ra được cái lối quanh co, bện xoắn vào nhau như chuỗi DNA này vậy!? Thế nhưng, những linh cảm về sự di truyền của một giống nòi oai linh đã từng thất lạc đâu đó trong cội nguồn của dòng Sử Thiêng, luôn thổn thức trong tầng sâu thẳm của mỗi ý thức dân tộc Việt.

Thế cho nên, trên lối tìm về Động Hoa Vàng ngày ấy, có mô hình thiết kế chuỗi DNA đó như sau:

Trong giai đoạn cuối Nhà Hán đến đầu Nhà Đường. Người Hán nói chung đã phát hiện ra vùng mà họ gọi là Lâm Ấp hay Tượng Lâm đấy. Chính là dòng của giống Việt Thường mà bà Âu Cơ đã dẫn 50 con khi xưa đi mở cõi mà ra! Bởi dòng này có cội nguồn tại Hồ Phiên Dương, thế nên căn cứ vào đó mà Người Hán đã gọi thành tên Hồ Tôn! Và tên Nước Hồ Tôn với ám chỉ ý tại; Tôn từ chữ Tử - Tôn, là Con - Cháu. Hồ; có nghĩa là ý chỉ gốc ở Hồ Phiên Dương và Động Đình khi xưa mà ra cả thôi. Vậy Hồ Tôn có nghĩa đích thị là nước này thuộc dòng con cháu của người Thường Việt bên Hồ Phiên Dương.

Thế nên ta mới chứng kiến có sự kiện Nhà Đường lại âm mưu liên kết với Nước Phù Nam, phía sau lưng, hòng đánh úp Nước Hồ Tôn này để tuyệt diệt mọi tông tích đi rồi vậy. Thế nhưng Người Hán đâu có thể nào ngờ được rằng: Nước Phù Nam lại là do chính những người con trai theo Mẹ ngày đó đã hình thành từ Phạm Mạn vâng theo ý chỉ của Vua Phạm Hùng bên Nước Hồ Tôn mà ra. Vì sợi dây “Xích Thằng” (DNA) đó vốn có nguồn gốc từ hai chữ Phù Lưu sinh ra cả thôi!!!

Các bạn của thế hệ hôm nay ạ. Cổ ngữ Phù Lưu chính là tên của Dây Trầu và Cây Cau nói chung đấy các bạn ạ!!
Thật thú vị trong kinh ngạc đến sững sờ trước kịch bản của Hóa Công!!!

Sau khi lắng dư vị cảm xúc cùng những nhịp tim rung động linh cảm thiêng liêng của cội nguồn xuống. Chúng ta lại tiếp tục với chuỗi DNA đó như sau: Ta có thể xét thấy trong hồ sơ bổ sung cáo trạng những thực tại này từ nhóm khảo sát có tên gọi là Viễn Đông Bác Cổ có ghi: Nước Phù Nam còn có tên gọi khác khi đó là Nước Chí Tôn để phân ra với Nước Hồ Tôn nữa kia kìa!
Lại nguyên do cái tên Chí Tôn là bởi từ cách gọi của Ấn Độ trong thời Phật Thích Ca tại thế mà ra cả! Để dẫn đến nguồn này, ta phải vào link của Thiên Thư mới có được. Bởi “Sử Tại Thiên Thư” có chép và tôi điểm mạch phong thủy, mang ra bàn thảo cùng các bạn rằng;

Xưa nay chúng ta chỉ nghe nhắc qua loa đến hai dòng sông có xuất phát nguồn từ dãy Himalaya tại Ấn Độ thôi. Tất nhiên ai ai cũng biết đó chính là cái nóc nhà của thế giới rồi. Là cái khí núi làm gốc rễ căn nguyên cội nguồn của vũ trụ. Thế nên hai dòng sông thủy mạch là sông Ấn và sông Hằng được làm tiêu biểu nền tảng của đạo lý. Vấn đề là chúng ta đã không đủ xem xét chi tiết sự việc rồi dẫn đến lạc mất chân lý đi. Bởi vì xưa nay ta cứ cho rằng dòng thủy mạch của sông Hằng cùng khí núi Himalaya hun đúc nên Phật Giáo. Còn dòng sông Ấn thì lại sinh ra đạo Hindu. Cả hai dòng này đều chảy trên địa phận của Ấn Độ, thế là họ chung đúc lại mà gọi thành Ấn Độ Giáo làm quốc giáo đến tận hôm nay (Hindu). Đã mấy ai ngờ và xem xét được rằng; Cái nóc nhà chung của thế giới đó, còn che cho cả vùng thuộc về Pakistan, Apganistan nữa. Và dòng sông Ấn lại đổ ra Vịnh Oman. Thế nên nhất định vùng Trung Đông với Đạo Hồi Giáo hòa cùng Do Thái Giáo cũng phải được nhắc đến. Chúng ta đã bỏ sót qua điều này rồi vậy. Do chỉ xét giới hạn trong phạm vi biên của Ấn Độ.

Thế nhưng, chìm khuất trong trang sử kín của Thiên Thư. Đã bị lãng quên trong ký ức chung của nhân loại chúng ta là; Thuở Sáng Thế, Kinh Thánh còn mô tả trong Vườn Địa Đàng đó. Có đến những 4 dòng sông chảy ra toàn miền chứ không phải chỉ hai dòng như tôi vừa nêu ở các dòng trên. Vậy dòng thứ 3 chảy ra từ dãy Himalaya được xem xét đến chính là dòng sông Dương Tử! Thuộc lãnh địa của Nước Xích Quỷ, trước thời Thích Ca tại thế đấy các bạn ạ! Tất nhiên Đạo Thần Tiên vốn là của giống nòi Tiên Rồng làm cội rễ nền tảng được xem xét. Đối với những quan điểm mù lòa ý thức hệ nòi giống và u mê về đạo lý thì biết sao cho nổi rằng khi Phật tại thế thì tương đương cùng giai đoạn cuối thời Hùng Vương bên nước Văn Lang rồi vậy. Bên Trung Quốc là thời Xuân Thu, thuộc về Đông Chu. Và thủy mạch của dòng sông thứ tư lại tiềm ẩn giữa dòng sông Hằng và Dương Tử chính là dòng Cửu Long (Mê Kông). Điều này Tạo Hóa mô phỏng giống như chiều Thời Gian tiềm ẩn trong 3 chiều Không Gian vậy! Tất nhiên, điều này không qua được Huệ Nhãn của Phật Thích Ca trong đương thời khi đấy cho được bao giờ cả.

Lại còn có một thực tại tiềm ẩn giữa các dòng sử trong giai đoạn này là; Còn có một nhóm người Việt Thường, di loạn từ cuộc chiến Nhà Thương với Nước Xích Quỹ, tản cư sang Ấn Độ theo hướng Mianma! Và Phật Thích Ca biết rất rõ về dòng giống Thần Tiên này trong giai đoạn khi đó đang lưu vong tại Ấn Độ. Và ta thấy cái cổ ngữ của Nhà Phật nhắc đến những cái tên nước như: Thiên Trúc, Phù Đồ, Phạm Thiên v.v… nơi cuối dòng Cửu Long bao gồm là Hồ Tôn và Chí Tôn (Chiêm Thành và Phù Nam) rồi vậy. Thế nên dấu ấn của Kiều Trần Như và Đề Bà Đạt Đa trong toàn vùng khu vực này là không phải ngạc nhiên hay bàn cãi nữa. Vậy câu hỏi mà tôi đặt ra cho các bạn là vị Thần Shilva của khu vực này tôn thờ. Nếu không phải là cốt tưởng nhớ về hình tượng của Chiến Thần Xi Vưu tiềm ẩn trong đó thì có còn là vị thần nào cho được nữa đây? Ta phải biết Kiều Trần Như tuy đã theo Phật Thích Ca, thế nhưng tư tưởng cội rễ của ông vẫn là Kỳ Na Giáo. Tất cả những văn hóa tín ngưỡng trên toàn miền DNA này, đều đã chỉ rõ điều đó.

Ta có thể cũng cố hồ sơ dày hơn cho sự kiện này từ các tư liệu của Viễn Đông Bác Cổ còn đầy ra cả đấy. Điển hình như việc các học giả có tranh cãi đến thế nào đi chăng nữa. Họ vẫn cứ công nhận về hai tộc của Họ Cau và Họ Dừa tại khu vực này là vốn có huyết thống từ xưa với nhau vậy. Bởi tại:

Chuỗi DNA này có gốc tại cây Cau và Trầu từ Nước Văn Lang mà ra cả thôi! Là Phù Lưu. Từ nguyên này dẫn ra Phù Nam, Phù Đồ, Phù Tang v.v… Thế nên toàn vùng địa phương này vẫn cứ có tục lệ ăn Trầu Cau mà thành văn hóa tưởng nhớ cội nguồn một cách vô thức mà không cách gì thoát ra khỏi sự ràng buộc đó cho được cả!! Tất nhiên, chỉ có dòng chính thống mới biết và dụng Trầu Cau cho việc kết duyên mà thôi nhé. Còn lại là chỉ “ăn theo” cho “có lệ” vậy thôi.

Tôi lại nhiều chuyện mà tán thêm rằng: Không phải ngẫu nhiên mà thiên hạ xưa nay cứ truyền tai nhau về sự việc có một “Tiên Lão” cứ ngồi dưới bóng Trăng, phía bên ngoài Cung Quảng Hàn. Lựa mãi những sợi Chỉ đỏ thắm (Xích Thằng, Phù Lưu) mà bện xoắn, se duyên, tạo thành chuỗi DNA bao giờ cả!!! Là dòng giống Thần Tiên mà. Thế nên chỉ giống nòi này mới có thể hiểu được chiếc áo của Tiên Huyền Nữ mặc trong Cung Hàn là Thiên Y với Vũ Điệu Nghê Thường được. Và di chỉ ấy, đã được phản ảnh với tên gọi “Thiên Y A Na” của Bà Chúa Xứ Nước Hồ Tôn này vậy! Đích thị là Bà Âu Cơ, thuộc dòng Thường Việt, vốn là dòng được truyền di ấn từ Tiên Huyền Nữ trong nhóm Bách Việt mà ra tỏng đi rồi còn gì. Vì chữ A Na còn có nghĩa là Nữ, là Âm tính. Và Thiên Y lại chính là chiếc áo bằng lông chim, vốn là biểu tượng của Tiên Huyền Nữ khi xưa truyền lại cho đời sau làm bằng mà tìm về Tiên Tổ!

Tôi đã quyết xăn tay áo, vén mây mù che phủ ngàn năm để cho tỏ mặt Chị Hằng cùng thế hệ hôm nay như các dòng ở trên. Tất nhiên toàn vùng là chế độ Mẫu Hệ. Thiên Thư vẫn còn nhắc sờ sờ trước mắt bao kẻ tục đòi đến tận hôm nay mà có thấy được đâu những giá trị như: Các địa danh như ĐắkLắc, ĐăkNông, ĐăkMin còn có nghĩa là: Đắk có nghĩa là Hồ! Vậy điều này cũng đồng nghĩa là Hồ Lắc, Hồ Nông, Hồ Min, vân vân nữa!! Là gốc từ Hồ Phiên Dương với dòng Thường Việt, đến Nước Hồ Tôn của Bà Âu Cơ, để rồi hiện nay vẫn tồn tại và sống mãi cùng núi sông của Việt Nam vậy. Loài người không cách gì có thể xóa hay chối bỏ những giá trị thực tại tiềm ẩn của mô hình vũ trụ tự nhiên đó được bao giờ. Mỗi khi được hiển lộ, thế tục chỉ có thể tròn mắt kinh ngạc chứ không có thể hiểu thấu cho nổi được những quy luật của tự nhiên mà ta quen gọi là thiên cơ đó. Thường thì người trí sững sờ, rồi chìm lắng sâu trong mặc tưởng, trầm tư... Kẻ ngu lại tiếp tục cãi cố, nông nổi một cách ấu trĩ và mãi ngụp lặn trong biển tạp tri kiến, tìm cứu cánh trong cơn chết đuối tư duy…

Lại nhắc chừng thêm cho mà xem xét lại cái tích Bà Chúa Ngọc đã biến từ Thiên Y A Na là bởi quan điểm có tàng âm ý từ con cháu Nhà Nguyễn về sau. Không khéo lại gây lạc xa hơn nữa cho nguyên bản gốc mà Hồn Thiêng, Anh Linh Dân Tộc ngàn đời Tạc Bia Trời trong đó cho mai sau đấy. Đó là sự việc gốc Trầm Kỳ trôi ra Biển Bắc. Vậy Thái Tử Bắc Hải ở đây không có nghĩa là Trung Quốc cho được. Mà là xét theo địa phận của Chiên Thành thì Bắc Hải ở đây có nghĩa là Nước Văn Lang so với Chiêm Thành rồi vậy. Không khéo thì trước tòa công luận của tương lai phải chịu án đào thải ra khỏi ý thức hệ dân tộc cùng giống nòi Thần Tiên, mà có nên chớ như thế. Thế nên ta phải đủ tri thức để hiểu rằng: Dòng thủy mạch cần phải quan sát chính là dòng Cửu Long chứ không hề là bất kỳ dòng nào cho được nữa. Xét riêng về địa phận của Khánh Hòa, tôi có chỉ rõ đó chính là địa phận của nước Chiêm Thành và Phù Nam khi xưa. Ranh giới là tại Cổng Trời, là Đèo Phụng Hoàng giáp với Đắklắk hiện nay. Vậy thì đó là sự chia ly và ngóng chờ nhóm 20 con dòng Cha đi mở cõi là Phù Nam chứ không được lầm lẫn với sự ngóng chờ, chia ly của Lạc Long và Âu Cơ trước đó cho được đâu nhé. Đặc biệt khu vực của nước Chiêm Thành này lại có một dòng sông huyền thoại chảy ngược bất hủ! Đó chính là dòng sông Đắk Bla, có xuất phát nguồn tại núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum, tựa hồ như một con “ngựa chứng” vậy! Thế nhưng khi ta dò mạch thì sự ngược đó lại hóa ra xuôi. Bằng tưởng xuôi theo quan điểm của thế nhân thì lại thành ngược cùng ý của Tạo Hóa!! Vì dòng sông chảy ngược này lại tìm mọi cách vượt qua dãy Trường Sơn mà đổ hòa vào đúng với dòng Cửu Long!!! Đó chính là Địa Lý Phong Thủy Đại Cuộc. Không thể cứ đứng tưởng tượng linh tinh theo cái biết thiển cận rồi suy diễn Bảo Giang Môn một cách khôi hài nữa. Lý giải không nổi lại đổ tại Thiên Cơ.

Từ đây, suy ra một câu hỏi và giả thuyết được xây dựng dựa trên những mô hình của tự nhiên, được thiết kế từ Thợ Tạo đó như sau:

Nếu giả định là ngày đó Phật Thích Ca đang truy tìm một thực tại đạo lý tại giống nòi Thần Tiên này thì sao? Ta lại phải chọn giá trị xác xuất giữa một và hai khái niệm Đúng và Sai thôi nhé. Nếu ta chọn Sai, thì điều này phù hợp với xưa nay rồi. Và đạo lý cuối cùng vẫn mãi tiềm ẩn. Thế nhân chúng ta vẫn cứ mãi khổ đau suốt 2.500 năm qua ngày một chìm đắm sâu hơn nữa trong hỗn loạn.
Bằng như ta chọn Đúng? Vậy Phật Thích Ca mong gì ở những kẻ gốc tại dòng máu Thần Tiên này còn lạc mất cội nguồn tổ tiên và dững dưng chối bỏ giống nòi chính mình như thế. Mong gì họ làm sáng tỏ những oan khốc từ đạo Phật (nếu có) cho được nữa? Lại Chúa nào mà bảo ta phải bỏ thờ lạy Tổ Tiên, Ông Bà đi mới được cơ chứ?! Nếu ta bỏ như thế, Chúa có trông cậy gì kẻ đó thờ mình ở tương lai về sau cho được đây? Không hề có những điều phi lý như thế cho được. Bằng như trong Kinh Thánh là có. Sao ta không đủ đức tính công bình mà Chúa đã trông cậy ở loài người mà suy rằng: Đó chính là một thử thách mà Chúa đã đặt ra khiến con cái loài người không đủ để vượt qua nổi được. Tất nhiên ai vượt qua, kẻ đó xứng đáng thắp lên ngọn đuốc của sự sáng, soi lối bước vào Thiên Đàng rồi vậy. Lời Chúa trong Cựu Ước: “Nếu ngươi phán xét bất cứ một điều gì. Ngươi hãy đeo trước ngực bảng Công Bình và Sự Thật. Ngươi được quyền xét luôn cả Chúa của các Ngươi nữa”!!! “Ôi! ta biết tìm ở đâu cho ra một kẻ công bình để phân xử cho ta đây?”.!!!
Vậy, nếu muốn thờ Chúa hay Phật. Trước hết thì ta phải biết thờ lạy chính Tổ Tiên, Ông Bà của ta trước đã. Đó chính là Đạo Lý. Thiên hạ cứ mãi lầm lạc trong mê muội đến bao giờ nữa đây? Càng lên tiếng bênh vực một cách mê muội trong Phật giáo, mà không biết một tí gì và dững dưng về chính cội nguồn của bản thân mình. Kẻ đó chính là một điển hình cho sự đào thải của quy luật tự nhiên từ Tạo Hóa hôm nay. Tôi lên án và khẳng định thế. Vậy ai muốn lên tiếng bảo vệ Phật. hoặc Chúa. Trước hết hãy bảo vệ chính Tổ Tiên, cội nguồn của Giống Nòi Thần Tiên này đã. Sau rồi hẵng nói đến chuyện Thuyết Pháp có thành Đạo Lý được hay không. Các bạn thấy đấy; Đầy rẫy oan khốc cả. Kẻ Mù mà cứ lớn tiếng nói chuyện đường dài với các nẻo Thiên Lý diệu vợi Sơn Khê!!! Làm gì có chuyện ra Biển Cả cho được. Sở dĩ Phật có dụ ngôn về Con Rùa Mù tìm bọng cây mục để ra biển là bởi: Nó vốn mang Kinh Dịch là Phù Đồ trên lưng đấy.

Xã hội hôm nay có Hằng Hà Sa Số các “Ông Thầy, Bà Bói” đang ra sức “bói ra ma…”, gây nát loạn cả Kinh Dịch mà còn chưa có thể với tới thực tại Chân Lý. Thường thì các Thầy Bói phải đắc sở Mù nữa mới có thể phát huy được đúng Sở Thặng Thiên Ý. Có đâu phần cho những kẻ Thừa, Sở Hữu Dư cái Mù thì lấy đâu tri kiến được nữa mà “Nói Pháp và Cãi Pháp” cứ ra rả như thế?! Chỉ tổ được nước gây rối loạn trật tự xã hội thêm thôi. Nếu các bạn muốn dụng Dịch, hãy cứ “Chiêm, Gẫm” những Hiện Tượng mà tôi đang nói xem. Đó chính là sự Kiến Ngộ chỗ Đắc Sở Dụng của Kinh Dịch rồi vậy.
Bởi người Việt chúng ta chính là cái gen DNA từ giống nòi Thần Tiên kia mà. Một dân tộc đang nắm giữ Mật Mã Di Truyền của Tạo Hóa Ký Gửi từ ngày Người gây hình vũ trụ.

Trích: "Phía bên kia không gian chiều thứ 4"

Sửa bởi phapkhong: 26/05/2019 - 14:21


Thanked by 2 Members:

#40 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 28/05/2019 - 17:58

78 - HOÀI CỔ VỀ NƯỚC DẠ LANG!

Xem ra, tôi nhất thiết phải viết về nước Dạ Lang cũng như tộc Lang Việt cùng những thế hệ hôm nay rồi vậy. Một dòng tộc bị thất lạc trong nhóm Bách Việt khi xưa! Mong sao, qua đó. Chúng ta hôm nay biết được gốc rễ, nguồn cội của dân tộc Việt, từng đã lưu lạc trong quá khứ của dòng sử Thiêng.

Về nước Dạ Lang này. Ngay cả các nhà khảo cổ, sử gia, học giả trên thế giới, không ngoại trừ cả Trung Quốc. Đến nay vẫn còn rất mơ hồ về tông tích của một nước cổ Dạ Lang này. Tung tích của họ vẫn mãi biệt vô âm tín, suốt hàng ngàn năm qua cho đến tận ngày hôm nay. Qua những khảo cổ, di chỉ khai quật được hiện nay. Càng phát biểu cho những thế hệ hôm nay được biết rằng; Đã từng có một nước cổ Dạ Lang, tồn tại trong một giai đoạn của vùng không – thời gian xác định được, trong toàn miền quá khứ đầy miên viễn, xa xưa đó. Thế nhưng những gì mà tư liệu hiện tại thu nhập được thông tin về giá trị của nước cổ này. Hầu như chỉ là những chuỗi dấu chấm hỏi và chấm than, thi nhau tiếp nối cùng những cuộc tranh cãi vô hồi kết mà thôi !?...

Chúng ta nói chung thì thấy rất bình thường đối với bài viết chào xuân Mậu Tuất vừa qua trên trang này. Thế nhưng đối với các nhà khảo cổ, sử học thì rất lấy làm sửng sốt! Bởi đó chính là ánh sáng vừa được thắp lên giữa đêm trường của vùng địa phương Dạ Lang, đã mãi chìm trong dạ sử của tư duy. Vậy, nhân tiện. Tôi tháo dần một mối rối, từng bị loạn lạc của giống nòi Bách Việt. Vì thế bài viết sau đây, sẽ được các bạn xem xét ở một tầm cao của quan điểm, một tầng sâu của tư duy. Không nên vội lướt qua những giá trị nông cạn làm lạc mất những giá trị thực tại của nó.

Chúng ta tiếp tục nhé:

Tạm tính từ giai đoạn Lạc Long Quân mang 50 con ra Phong Châu mở nước. Mục đích chính là bảo tồn giống nòi Tiên Rồng cùng với non sông oai linh mà tổ tiên ngàn năm trước để lại.

Ta phải được biết và hiểu một cách rõ ràng về cội nguồn rằng; Trong thời nhà nước Văn Lang. Văn hóa của dân tộc Việt đã được thể hiện rõ ở các Lạc hầu, Lạc tướng, Lạc bộ theo theo họ của Lạc Long. Do nước là Văn Lang, ý ở các đời con cháu theo đó mà nối dõi. Thế nên hoàng tử thì lấy theo tên Lang, công chúa thì lấy tên Mỵ (Mỵ còn có nghĩa là Hùng nữa). Và đó cũng chính là tông chỉ truyền đời, biệt riêng cho giống nòi Thần Tiên này mãi đến tương lai mai sau. Ta thấy ngay từ thuở xa xưa của buổi đầu dựng nước đó. Văn hóa của người Lạc Việt đã chứa đựng thể loại Văn U Mặc rồi vậy. Trong khi văn u mặc lại là đỉnh cao của triết học, tư tưởng của nhân loại. Với sự phát triển của nền văn minh cũng như văn hóa hiện nay. Ta đã thấy cũng khó có thể vươn đến để thẩm thấu tư tưởng tuyệt học này cho được. Bởi nó vốn sánh cùng thiên cơ.

Chúng ta suốt hơn 500 năm qua, với sự vẽ vời của Ngô Sĩ Liên trong giai đoạn này từ Đế Minh, đến Lạc Long Quân lấy con gái của Đế Lai là Âu Cơ. Rồi kết thúc rằng: “Đó há không phải là cội nguồn lịch sử của dân tộc Việt hay sao” !!!. Tôi trả lời rằng; “Không”. Đó không hề là lịch sử cội nguồn của nòi giống Tiên Rồng này bao giờ cả. Mà rằng;

Trong giai đoạn của dòng sử Thiêng của dân tộc Việt khi này. Chúng ta chỉ biết loáng thoáng với vị Vua Hùng đầu tiên là Lạc Long với tên gọi Hùng Hiền. Thế nhưng không một ai biết được rằng người con cả đầu dòng là Lang Việt vốn có tên Hùng Thục, đã bị thất lạc nơi đầu dòng nguồn sử thiêng của dân tộc Việt đi rồi! Hùng Thục mà trong một vài trang sử hiếm hoi xưa đã từng gọi với các tên khác như Hùng Dục, Hùng Huyệt!

Trãi khi Hùng Thục trưởng thành. Ông cũng có chí ngao du như dòng máu của chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Một con người lỗi lạc của dòng Âu Lạc . Và Lạc Long Quân đã giao cho Hùng Thục một sứ mệnh bất khả thi trong buổi đầu định quốc Văn Lang khi đấy là:
Ông đã quay trở về quê hương nội ngoại nơi vùng Ngũ Lĩnh, thuộc đất Tương dạ, Quế lâm… Khi này, đất Kinh và đất Dương nơi động đình hồ, vẫn đang trong giai đoạn giao tranh cùng Nhà Thương với nhà nước Xích Quỹ rất khốc liệt. Hùng Thục đã ở lại tại miền Quế lâm, là nơi có núi Thiên đài sơn mà Lộc tục từng tế lễ trời đất, xưng vương lập quốc khi xưa. Vốn cũng sở hữu tiêu khúc của giống nòi, thế nên ông đã chọn vùng sông tương, dừng chân xem xét, điều nghi thế cuộc. Thế rồi, do bởi sự tàn phá của Nhà Thương đối với quê cha đất tổ. Hùng Thục đã nhận Chu Văn Vương làm học trò, dạy dỗ, nuôi chí thôn tính nhà Thương từ trong nội bộ. Thế cho nên sử sách Nhà Chu đã nhắc đến ông với tên gọi là Huyệt Hùng.

Chính Huyệt Hùng đã truyền cho Văn Vương phép bói Tiên Thiên, vốn là Liên Sơn Dịch, thuộc di chỉ sở hữu từ giống nòi Chiến Thần Xi Vưu khi xưa. Sự việc dẫn đến việc Trụ Vương nghi ngờ Văn Vương đang có di ấn, mới có việc giam giữ. Vấn đề tấn công nước Văn Lang ngay sau khi được mãn hạn tù ở Dữu Lý là do riêng ý của riêng Văn Vương mà thôi. Bởi khi đó thì Văn Vương vừa ra tù mà chưa về đến nước mình nữa. Ta xét thấy, nguyên do mà Văn Vương biết được Kinh Dịch ở bên nước Văn Lang, là cũng từ nguyên cớ ở Huyệt Hùng mà ra cả thôi. Đến khi mượn Nhà Chu tiêu diệt được Nhà Thương. Bắt buộc Nhà Chu phải chia đất cho Dục Hùng và mở ra Nước Sở. Từ đây, ông lấy lại họ Hùng như cũ. Thế nên Hùng Dục là tổ tiên mở ra nước Sở theo sử Tàu đã chép. Đến đời Chu Thành Vương, Cháu đời thứ tư của Hùng Dục là Hùng Dịch! Đòi nhà Chu phải phong đất tổ khi xưa cho nước Sở là vùng đất Kinh ở phía nam sông trường giang. Sau đó nước Sở hùng mạnh lên và dần thôn tính các nước bên bờ bắc trường giang. Khi đó, Chu Công đã từng gọi nước Sở là “nước Kinh Thư”! Điều này càng minh chứng cho Kinh Dịch vốn là của dân tộc Việt.

Về vấn đề phả hệ của Hùng Dục, vốn có xuất phát cội nguồn như thế. Không hề là từ Quý Liên theo dòng Đế Cốc, như sử sách của người Trung Quốc đã ghi như xưa nay bao giờ cả. Văn hóa của họ từ ngàn xưa nay, vốn dĩ là dạng văn hóa vay mượn, chiếm đoạt mà có. Thế nên họ vẫn lầm lẫn về cội nguồn mà chưa có thể phân định rành rẽ ra cho được. Bởi Đế Khốc vốn là dòng thuộc về Hoàng Đế, được nối ngôi từ Xuyên Húc mà ra (Xuyên Húc chứ không phải Chuyên Húc). Còn xét về Ông Cốc, lại là dòng Bách Việt, chỉ là một viên quan trông coi về việc thủy lợi trong thời Đế Nghiêu thôi. Do Đại Vũ là cháu nội của Ông Cốc, nên trong thời Nhà Hạ đã được phong Hầu. Thế nên khi Nhà Thương diệt Nhà Hạ, diệt luôn cả hai chư hầu, vốn là họ hàng là Côn Ngô và Bành tổ. Do Quý Liên lại là em ruột của hai vị đó. Thế nên tránh Nhà Thương truy sát, mới đổi theo họ Mỵ, vốn là Hùng để tị nạn. Từ đó, khiến nên người trung Quốc lầm tưởng Hùng Dục, tổ tiên của nước Sở. Có cội nguồn từ Quý Liên, Đế Khốc mà ra!!! Nếu như khả năng phát triển của hôm nay, tôi chỉ định thẩm định ADN là xong.

Vậy, ta mới có thể mục kích cũng như hiểu một cách tường tận về toàn bộ sự kiện mà Sở Trang Vương Hùng Lữ. Đã dám cả gan “vấn đỉnh” Chu Định Vương ngày đó trên bờ sông Lạc thủy, để nhắc khéo lại cơ đồ của Bách Việt rồi đấy. Tôi cũng lưu ý thêm cùng các bạn và thế hệ hôm nay là:

Lại xem xét kỹ càng hơn trong giai đoạn lịch sử này thì; Như tôi đã từng nói là dòng Lang Việt hay Thiên Lang, Dạ Lang này, vốn là sự hòa huyết giữa tộc Xi Vưu và Phục Hy. Xảy khi đó, cũng được phân chia cơ đồ từ Nhà Chu. Nên dòng Ngoại là Phục Hy mở ra Nước Ba với họ Khương, thay vì họ Hồng Bàng từ Xi Vưu là họ nội. Riêng dòng không chia rẽ ra thì lập Nước Thục với Đỗ Vũ. Trong các bộ tộc của Nước Thục thì có Nước Dạ Lang tại vùng Tương Dạ, trong dãy Quế Lâm là hùng mạnh nhất. Như thế, nếu ta tính chung là Lang Việt thì Nước Sở thuộc Nhất Lang, Vậy nước Dạ Lang là Nhị Lang. Trong đó thì nước Dạ Lang ở đất Tương Dạ. Vùng này lại có sông Tương với loại trúc đặc biệt là Tiêu khúc. Thế nên ta thấy cũng có một số tộc lấy chữ Trúc làm họ, để tưởng nhớ Tiêu Khúc từ Chiến thần khi xưa. Và đây cũng chính là dòng mà sử gọi với danh hiệu là Thiên Trúc, Thiên Lang. Cùng với nước Dạ Lang lại còn có nước Điền Lang nữa. Vậy Điền Lang ở đây có nghĩa là Tam Lang vậy. Thế nên ta thấy trong giai đoạn đó, Nước Sở thường cất quân đáng dẹp hai “kẻ nổi loạn” này. Và sử khi đấy gọi chung họ là dòng của nhóm tộc “Miêu – Khương”!, là những bộ tộc Nhiễm Man!! Dòng Việt Lang với nước Dạ Lang này thường sống tách biệt giữa nước Sở và nước Nam Văn Lang, Âu lạc v.v… nói chung. Thế nên họ còn có danh gọi chung chung của sử xưa là nước Thân Độc!

Khảo luận này lại cho thấy; Ngay cả các nhà sử học xưa nay tại Trung Quốc cũng rất còn lơ mơ về nước Dạ Lang này. Bởi xét như câu thành ngữ “Dạ Lang Tự Đại” trong văn hóa chung của họ cho thấy; Nhà Hán không hề biết gì đến nước Dạ Lang này cả. Họ thường gọi chung chung là các nước vùng Đông Di hoặc man di mà thôi. Chỉ có Đường Mông là biết rất rõ. Là do Đường Mông làm huyện lệnh của vùng Phiên Dương. Đây chính là khu vực của Hồ Phiên Dương khi xưa của Dương Việt hay Thường Việt cư ngụ trong thời Kinh Dương Vương. Thế nên Đường Mông thường xuyên qua lại mà buôn bán với nước Cổ Dạ Lang này.

Đến lúc xảy ra sự kiện thôn tính nước Nam Việt của Triệu Đà. Đường Mông xin Nhà Hán cấp quân liên kết với nước Dạ Lang để thôn tính Nam Việt. Khi Đường Mông đến hỏi thăm thì vua Dạ Lang khi đó là Đa Đồng đã hỏi dò: Nước Hán và Dạ Lang thì ai mạnh hơn? Từ đó câu thành ngữ Dạ Lang Tự Đại ra đời. Họ không biết rằng ý của Vua Dạ Lang khi đó là do; Bởi trước đó đã tách biệt với nước Sở từ lâu và bị cấm vận đối với các nước đương thời khi đó. Dạ Lang cứ nghĩ rằng nước Sở thời Nhà Chu là rất mạnh. Đến khi Nhà Hán nổi lên đánh Tần thì Sở vẫn mạnh, nên mới phải có sự kiện Hán phải rút qua sạn đạo đấy thôi. Đến khi Nhà Hán bình định trung nguyên thì Dạ Lang chưa nắm được thông tin. Thế nên mới có câu hỏi dò là Hán mạnh hay Dạ Lang mạnh vậy. Nhà Hán lại không hiểu nguyên do, lại cho là nước Dạ Lang Tự Đại! Và rồi sử liệu mất dấu nước cổ Dạ Lang này vào thời Nhà Hán, Đường trong giai đoạn 1000 năm đô hộ dân tộc Bách Việt sau đó. Nước cổ Dạ Lang không còn hiện diện, và sử sách xem như đã tuyệt chủng trong giai đoạn đó mất đi rồi.

Lại nữa; Xuất phát hai tên gọi Thiên Trúc và Thân Độc là bởi từ Ấn Độ. Do những nhóm người tản lạc từ chiến tranh Nhà Thương và Xích Quỹ. Không loại trừ giai đoạn nhà Tần về sau đó nữa. Thế nên nhóm người Bách Việt đang tị nạn tại Ấn Độ khi đó, đã lọt vào tầm Huệ Nhãn của Phật Thích Ca! Thế là sứ mạng mà Đề Bà Đạt Đa cùng với Kiều Trần Như tức tốc sang Việt Nam tìm Kinh Dịch trong giai đoạn huyền sử xa mờ là từ nguyên cớ này vậy. Và cái tên nước Thiên Trúc để ám chỉ nước Dạ Lang khi đó. Ắt là chốn mà có Như Lai hiện diện theo quan niệm của Nhà Phật. Do nước Dạ Lang được đồn đoán khi đó là nước có mang theo Phù Đồ (di chỉ của giống nòi; Kinh Dịch). Dĩ nhiên ta thấy bước chân của Kiều Trần Như trong giai đoạn đó in dấu trên nước Phù Nam là hoàn toàn không phủ nhận được. Lại còn; Nước Dạ Lang khi này từng ở vùng đất được sử gọi là Tang Kha. Là do có một đặc sản từ cây Tang (rất giống cây Dâu) nức tiếng khi đó. Thế nên mới có việc xuất hiện những thành ngữ như Giấc Nam Kha, Phù Tang v.v… để ám chỉ đến nước Dạ lang này nói chung.

Ta lại cũng cần phải biết, làm tư liệu bổ sung hoàn thiện cho các nhà ngôn ngữ học thêm nữa rằng: Cái tên China để ám chỉ đến vùng khu vực này. Chính là do người Ấn, gọi theo dấu của Kiều Trần Như khi đó mà ra cả thôi! Bởi Kiều Trần Như trước khi về với Phật Thích Ca, ông vốn lại có gốc đạo từ Mahavira của Kỳ Na giáo. Thế nên đạo Phật mà Kiều Trần Như đã phát triển cho khu vực này. Vốn có hình ảnh của Kỳ Na giáo lẫn với Phật giáo là rất nhiều. Từ đó cái tên “China” chính là gọi trại âm từ “Kỳ Na” mà ra. Đó là từ cổ thuộc Ấn Độ chứ không phải từ ngôn ngữ của người Trung Quốc khi xưa. Bởi China còn có ẩn nghĩa là Kinh của người Kinh với Kinh Dịch nữa!!! Ta xét thấy một cách rõ ràng là cả toàn vùng khu vực có tên vùng biển China đó. Chính là toàn vùng của nước Xích Quỹ khi xưa, phía bờ nam sông Dương Tử cả mà thôi. Đó cũng là từ mà người Ấn Độ dùng để chỉ khu vực có nước Phù Đồ và Phù Nam của dân tộc Kinh Việt nói chung.

Và Tạo Hóa đã dựng kịch bản của Nhà Phật nơi trang cuối qua ý; A Nan cuối đời đã lẳng lặng bơi thuyền ra giữa dòng sông Hằng mà hóa ở đấy. Với sở nguyện hóa thành loài quạ, nối nhịp cầu ô thước cho Chàng Ngưu Lang tìm về với Chức Nữ nơi thời kỳ cuối cho đạo trời viên mãn.

Vấn đề hôm nay, với bài viết này, nhân dịp tết Mậu Tuất. Dòng Lang Việt nói chung khi xưa. Đã từng trở thành dấu chân hoang trong dòng sử thuở hồng hoang. Cho đến tận hôm nay, vẫn còn là dấu chân đi hoang của giống nòi Chiến Thần và Tiên Huyền Nữ. Một loài “sói đơn độc”, dễ quen cùng “tiếng gọi nơi hoang dã”. Loài sói khi xưa đã thuần chủng mà thành chó nhà, là bạn trung thành cùng loài người. Không khéo, đi hoang lại trở thành kiếp sói, dễ quên giống nòi bầy đàn. Bởi nơi thời kỳ cuối này. Tôi nhắc lại nguồn gốc vốn đã bị gây lạc loài khi xưa từ chiến tranh, tham vọng nơi nơi của nhân loại. Mong thay, giống nòi Lang Việt trong Bách Việt còn lưu lạc tổ tiên chung. Tưởng đến cội nguồn mà tìm về, chờ ngày phán xét trước tòa công luận của Tạo Hóa.

Trước bối cảnh của một tương lai gần như thế. Thật đáng trách thay, khi lại có một số ít, từ dòng máu Lang Việt hôm nay. Đang có xu hướng “hóa đá” lương tri giống nòi, nghe theo tiếng gọi nơi hoang dã.

"""Phía bên kia không gian chiều thứ 4"""

Thanked by 1 Member:

#41 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 30/05/2019 - 06:06

Về thuật Độn Giáp, xưa nay vẫn mỗi sách một cách suy diễn. Chúng ta xét thấy vẫn chưa được thuyết phục một quan niệm chung về sự độn giáp này.


#42 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 30/05/2019 - 07:52

Thứ 4, ngày 13 tháng 12 năm 2017

CỬU TINH

Do một Tuần Giáp là gồm 10 Thiên Can. Trong khi đồ hình Lạc Thư thì Cửu Cung chỉ có 9 cung. Vì thế nên khi phối hợp thì phải độn giáp đi cho hợp với 9 cung. Điều này cũng như hệ thống số có 10 là từ 0 – 9. Số 0 là khởi đầu và cũng là kết thúc trong hệ thống của 10 số đơn đó. Như có mà không, nên đại diện cho sự tiềm ẩn trong hệ thống đó. Hoặc như không gian có tất cả là 9 chiều, và chiều thứ 10 là chiều thời gian. Chiều thời gian này vốn tiềm ẩn và cùng đồng nhất trong tất cả 9 chiều của không gian vậy. Ở đây ta chưa bàn đến Địa Chi (12).
Thế cho nên ta mới thấy tất cả các học thuật xưa nay đều phải Dụng Ất. Tuy nhiên nếu xét theo nguyên tắc Dụng Ất thì…, Học thuật Thái Ất Thần Kinh là đứng đầu trong tất cả Tam thuật bao gồm Kỳ Môn và Lục Nhâm. Vậy dựa trên quan điểm của Thái Ất thần Kinh thì:
Thuở ban đầu Tạo Hóa gây hình vũ trụ thì: Sự xuất hiện đầu tiên là mặt Trời, rồi đến Mặt Trăng…, và tuần tự sinh thành đủ tất cả là 9 vì sao trong hệ mặt trời (nếu tính luôn trái đất là 10).
Lúc đó thì 7 vì sao kia có hiện tượng là đứng thành 1 hàng ngang, cùng với mặt trời và mặt trăng. Giai đoạn đó được gọi là giai đoạn của Thất Diệu Tề Nguyên. Và rồi từ khởi nguyên là có một số sao bắt đầu khởi động bởi lực hấp dẫn tác động từ mặt trời, và bắt đầu chuyển động, xuất phát mà xoay xung quanh mặt trời. Thời điểm đó được gọi là Thượng Cổ Giáp Tý. Nếu ta tính từ thời điểm đó cho đến tận hôm nay (2017), là đã được tương đương 10.155.934 năm rồi! Và tiếp đến giai đoạn xuất phát thứ hai là sau 10.141.310 năm. Lại thêm một số sao ở vòng ngoài, bắt đầu chuyển động theo. Và thời điểm này ta gọi là Trung Cổ Giáp Dần.
Và người xưa đã lấy bội số chung của các sao xoay xung quanh mặt trời là 3.600 mà trừ dần đi (chia) còn 360 làm quy ước chung (một vòng). Vậy ta chia mà số dư dưới số 360, thì được gọi là Vòng Kỷ Dư. Và số của Vòng Kỷ Dư này. Chính là nền móng để ta có thể thiết kế và xây dựng, mọi mô hình của bất kỳ thế cục nào trên đó.
Số thứ tự của Cửu Tinh, theo trật tự nhất định khi chưa chuyển (Phi Cung) là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thế nên ta xét thấy Thần Thái Nhất trực phù ở cung giữa. Thần đứng phía sau là Nhiếp Đề sẽ phi ra Cửa Khai, là cửa mở của bát môn thuộc Cung Kiền. Thế nên ta mới thấy vị trí của Cửu Tinh là phải bố trí có quỹ đạo vận hành ngược chiều so với thứ tự (9,8,7,6,5,4,3,2,1). Và quy luật Phi Tinh vẫn theo chiều thuận như quy luật của Huyền Không (theo chiều mũi tên).
Tôi trình bày một thực hành cùng các bạn, để dễ theo dõi như sau:
Theo như cách tính thì năm nay 2017 thì chúng ta có được số của Vòng Kỷ Dư là; 344. Tiếp đến ta cộng thêm cho 3. Số 3 này là theo lý của Tam Tài, là tính sai số cho những tháng nhuận, nên gọi là số doanh sai là; 344+3=347. Ta lại lấy số 347 này chia cho 9 cung thì có đáp số là: Được 38, dư 5. Vậy có nghĩa là đã vận hành được 38 vòng, và hiện tại là đang vận hành ở vòng thứ 39, thuộc số 5 là tương ứng với Thần Thanh Long, theo trật tự của Cửu Tinh khi chưa chuyển.
Vậy năm nay thì Sao Thanh Long đang Trực phù cung giữa. sao đứng sau Thanh Long là Thiên Phù sẽ Phi ra cửa Khai. Nên ta có bảng Cửu Tinh đang vận hành của năm nay như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi ta “lập đồ bàn” như trên, “bố cục” xong, thì hệ thống của Cửu Tinh mới “lộ diện” được. Vậy thế cục này đã lộ diện thì ta mới có thể “nhận diện” được thế cục của Cửu Tinh. Và ta bây giờ có thể nói đến hai tiếng “cục diện”, để bàn về Thế Cuộc vận hành của Cửu Tinh trong năm nay để nhận định được rồi vậy.
Và vạn sự cũng đều có giá trị như thế cả. Thế nên ta mới vỡ ra được rằng: Xưa nay người ta cứ nói đến Thế Cục một cách đơn giản quá rồi.
Quy tắc vận hành của Cửu Cung là mỗi năm qua một cung. Một vòng là có 9 cung cho 9 sao Quý Thần. Năm nay đã là năm thứ 5 rồi. Vậy là còn 4 năm nữa sẽ vận hành hết một độ Mông Hạn Ảnh…
Tùy theo khả năng tri thức của mỗi cá nhân trong chúng ta tích lũy được. Chúng ta sẽ đọc được toàn bộ những chỗ không có chữ trong này vậy. Ví như ta tưởng tượng trong tâm trí mà bố những hệ thống của Ngũ hành, Bát môn, vòng trường sinh v.v… Thế cho nên tuy thế cục có bày ra trước mắt cả đấy. Nhưng giá trị vận dụng là có cao, có thấp khác nhau là thế.
Sở học của trời, không phải cứ mang giấu đi đâu cả. Vẫn cứ bày ra trước mắt chúng ta. Có tận tâm hướng dẫn, quyết chí học cũng không có thể lĩnh hội cho hết nổi, mà thi hành cho được. Sự học là truyền đạt hết, lĩnh hội còn là tùy căn cơ cũng như vốn tri thức từ mỗi cá nhân đã từng tích lũy trước đó rồi.
Cho nên các bạn có thể vận dụng lưỡng nghi, âm dương, Tam Tài, tứ tượng, ngũ hành v.v… Khí tiết, 24 sao, Bát môn, vòng trường sinh v.v… đều đắc sở dụng cả thảy.
Theo như các nguyên lý của Thuyết Lượng Tử thì gọi mô hình trên là các nguyên tắc bao gồm “đối xứng, đối xứng gương, đối ngẫu…”. Bảo đảm tổng các quỹ đạo vẫn bảo toàn là 15. Ta muốn xoay ra sao thì cứ xoay (Spin), đổi ra sao thì cũng cứ đổi (hoán đổi). Nhưng phải bảo toàn nguyên lý tổng các quỹ đạo đó. Chỉ bấy nhiêu đó thôi, cho dù ta có không biết gì đến các lĩnh vực của lịch sử khác liên quan. Bảo đảm không hề phạm phải sai lầm cho được.
Tôi có thể nêu ra một vài ví dụ cùng các bạn như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như ví dụ trên đây thì ta thấy: Trên đồ bàn lập chung thì ta bố cục và tính luôn các cung quái, cửa, chi v.v… Ta gọi chung là Địa bàn. Tiếp đến bố cục Sao, Khí, Tiết v.v… ta gọi là Thiên Bàn. Và nếu tính năm, tháng, ngày, giờ sinh, các cung Mệnh, Thân v.v…, thì ta gọi là Nhân Bàn vậy.
Theo như biểu đồ trên đây thì ta đủ biết năm nay Sao Thanh Long đang trực phù tại cung giữa. Xét bốn phương, tám hướng các Thần ra sao thì đủ biết rõ. Kể cả Long Đàm, Hổ Huyệt, thời nào tụ tán ra sao. Ví như cục này thì cũng phải đủ để biết Thần đang độn tại Cung Dần, tụ khí (kết tinh) thuần dương, thuộc sao vĩ của bộ Long Đàm vậy. Thuộc hướng đông bắc, Cửa Sinh.
Tùy thế cuộc lớn nhỏ mà tính như 9 năm, 9 tháng, 9 ngày v.v… Đó chính là những giá trị tiềm ẩn của bộ Cửu Tinh Quý Thần đó vậy. Biết được quy luật này là đã đủ để gọi là “đắc sở dụng” rồi vậy.

"Bên kia không gian chiêù thứ 4"

Sửa bởi phapkhong: 30/05/2019 - 07:56


Thanked by 1 Member:

#43 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 12/06/2019 - 08:05

MÔ HÌNH QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI – TƯƠNG LAI.

Thời gian đã trả lời rằng trong mô hình của thời gian, luôn luôn tiến triển qua 3 giai đoạn gồm quá khứ, hiện tại và tương lai. 3 cơ cấu chuyển tiếp giữa Trời – Đất – Người, đồng nhất trong cùng một quy luật vận hành!
Những điều đó đã được tôi mô tả bằng ngôn ngữ của hệ thống số mà các bạn đã từng tham lãm vừa qua. Điều đó, người phương đông xưa nay hay gọi là Thiên Cơ (Cơ=Số, Thiên=Trời)! Vậy, điều này có nghĩa là nền tảng cơ sở chính là hệ thống của thế giới Ma Trận Số. Gẫm; khái niệm “Cơ Sở” là Cơ=Số, Sở= Sở tại Xứ. Vậy điều này cũng có nghĩa là nền móng của mọi điều “cơ bản” chính là ở tại hệ thống số).
Ngôn ngữ giả định bao gồm những khái niệm khuynh hướng, xu hướng, chiều hướng định hướng v.v… Được mặc định các trạng thái triệt tiêu, chuyển hóa, đồng nhất và những khái niệm có giá trị gần, đã xóa nhòa ranh giới giữa chúng. Vì có khuyng hướng triệt tiêu tại tâm, thế nên những giá trị thông tin của tương lai lẫn quá khứ đã bị triệt tiêu trong thời điểm của hiện tại. Nên hiện tại chúng ta không nắm bắt được thông tin gì hết. Kể cả quá khứ xa lẫn tương lai gần.
Xét nguyên lý định và bất định… thì khi ta tiến hành xác định vị trí;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các bạn có thể quan sát thấy trong 3 mô hình ở trên mô tả về 3 giá trị xác định vị trí trong đó. Với hình thứ nhất thì ta thấy đó là mô hình của không gian cơ bản ban đầu với tính dương, được thể hiện với hệ số lẻ làm công cụ ngôn ngữ diễn giải. Do đặc tính là dương, nên khi xuất hiện cũng như vận hành thì có xu hướng là hành âm. Thế cho nên vị trí xuất hiện đầu tiên của electron phải là vị trí phía trên của biểu đồ, thuộc Phương Bắc. Phương thuộc âm. Vị trí Chất Điểm, là tại điểm cực hay cực điểm tại sao Bắc Cực. Là mô hình vĩ mô trong vũ trụ, thuộc Thuyết Tương Đối.
Trong đồ hình thứ hai, dĩ nhiên xét theo nguyên lý của âm tính thì chất điểm thứ hai là proton xuất hiện tại vị trí gốc của không - thời gian, thuộc Hướng. Hướng thuộc dương. Thế nên khuynh hướng là hành dương. Và vị trí xuất hiện chất điểm trong mô hình của không – thời gian ban đầu xác định tại vị trí gốc của nó là hướng Tây Nam. Là mô hình vi mô trong thế giới hạ nguyên tử, thuộc Thuyết Lượng Tử.
Và cuối cùng là hình thứ 3 là nói lên sự tương tác (giao phối) của hai hạt electron và proton mà sinh ra hạt neutron để hình thành một nguyên tử cơ bản đơn thuần ban đầu trong mô hình của vũ trụ tự nhiên. Tất nhiên trong giai đoạn thứ 3 này thì vị trí xác định thứ 3 tiếp theo phải xác định tại trung tâm của biểu đồ, là vị trí số 5= Trung Hòa, giữ nhiệm vụ điều phối giữa hai hệ số âm và dương tính, cân bằng giá trị bảo toàn năng lượng.
Ví dụ;

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bước thứ tư là nói lên sự thành. Tất nhiên proton sẽ ôm lấy neutron như người Mẹ ôm Con trong nhân, và người Cha có tên electron vận hành, hoạt động bao vòng ngoài cho một gia đình nguyên tử đã hình thành trong buổi sơ khai đó. Vậy cái khái niệm tương tác, triệt tiêu, hủy của ngôn ngữ phương tây đầy tính máy móc đối với thế giới hạt đó. Chẳng qua chính là những giá trị giao phối, đồng nhất, chuyển giao (sinh thành của Tạo Hóa) mà thôi.
Lưu ý: Bên trên, là tôi đang trình bày nguyên lý sự sinh thành cơ bản của mô hình vũ trụ tự nhiên tiềm ẩn ban đầu đã thành hình (Thành Quả). Bằng như xét tận nguyên nhân cội rễ thì Hạt Photon mới thật sự là điều đầu tiên của mọi Nguyên Nhân từ vô hình. Các bạn có thể hình dung từ thành quả này ngược trở về nguyên nhân, đều có một giá trị như thế không khác.
Ví dụ: Thuở ban đầu, trong trạng thể hư vô tại vô cực, có một ý niệm ngôn ngữ là “vô ba” xuất hiện như có, như không tại…, tất nhiên là thái cực rồi. Là điểm cực tại vị trí của sao bắc cực. Bất di bất dịch một cách vững vàng cho mọi chao đảo ý tưởng hình dung trong tưởng tượng. Những gì mô tả tiếp theo là tôi dùng ngôn ngữ giả định, “gượng” mô tả tiếp các bạn nhé; Một xung “vô ba”, phát tín hiệu xác xuất giao động cho một xác xuất xung “vi ba” đáp ứng, tại vị trí gốc của Không – Thời gian cộng hưởng. Thể Tính đáo xứ tám hướng (phi xứ) của xung vô ba là vô hình, thuộc sóng. Thể Chất định, bất định xứ bốn phương của xung vi ba lại là Hạt. Và miền địa phương biên tại tâm của không – thời gian toàn miền, kéo một lằn ranh định hình là không gian chiều thứ tư. Nơi mà tôi đã gọi với khái niệm là “độ mông hạn ảnh” cùng các bạn trong các bài trước. Hình thành bản hòa tấu giao động cộng hưởng (giao hưởng) toàn vũ trụ. Thế nên Hạt photon mới có tính “Lưỡng Tính Sóng Hạt” là vậy.
“Hạt” Photon trong trạng thái Sóng sinh ra và mô phỏng lại sự tương tác đó với electron đã thành hình. “Hạt” photon trong trạng thái Hạt sinh ra và mô phỏng tương tác với proton cũng cùng một quy luật như thế của tự nhiên tiềm ẩn trước đó. Và thế giới hạ nguyên tử đối với các họ quark cũng không khác với quy luật của mô hình tự nhiên đó.
Ví dụ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Các bạn quan sát thấy hệ thống các họ Quark được liệt kê trong bảng trên đây là cơ bản rồi. Nó có giá trị tương đương như khái niệm “Thặng” vậy. Còn tất cả các Quark khác sẽ được chúng ta xem có giá trị như Dư và Thừa nhé. Dĩ nhiên do Dư và Thừa là không đủ giá trị cơ bản đòi hỏi để ta bàn đến. Vả lại; Theo quan điểm của các nhà thiết kế nên Thuyết Lượng Tử thì họ cũng đã thống nhất rằng: Thật ra không còn gì để chúng ta tìm nữa rồi. Mà là chỉ còn những mối liên hệ hoặc trật tự nào đấy nữa mà thôi.
Và mối liên hệ cùng trật tự đó, sẽ được tôi mô tả như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Với biểu đồ của mô hình như trên. Chúng ta đã đủ để phát biểu lên khái niệm Nhân Quả Thống Kê một cách vững vàng rồi vậy. Tất cả Quá khứ, Hiện tại và Tương lai là một sự chuyển tiếp đến vô hạn. Tóm lại, nhân loại chúng ta đã có thể nhìn thấy một mô hình thực tại cơ của vũ trụ tự nhiên tương lai cơ bản và hoàn thiện nhất.
Ta thấy quy luật vận hành của Thời Gian có kết cấu của 3 chu kỳ phát triển chung là Quá khứ, Hiện tại và Tương lai! Và nó có xu hướng triệt tiêu tại tâm của mô hình! Thế cho nên trong thời điểm hiện tại, chúng ta không biết được quá khứ lẫn tương lai. Do chúng ta bị lạc mất nguyên nhân gốc từ mô hình vũ trụ ban đầu. Chúng ta nhất định phải xác định lại những giá trị mà mô hình vũ trụ tự nhiên đòi hỏi.
Như thế thì đối với mô hình không – thời gian của vũ trụ, ta có tất cả là 3 vị trí phải xác định như; Quá khứ - Hiện tại – Tương lai với nguyên lý mà ta có thể phát biểu một cách chính xác là: Quá khứ thuộc về miền định quán miên viễn tĩnh lặng. Tương lai lại là vùng hướng xứ du miên đầy vận động không ngừng. Và hiện tại mới đích thực là địa phương có tính định và bất định xứ - quán - địa phương toàn thể trong đó. Vậy, xét trong nguyên lý định bất định ta có:
1. Định phương - lập hướng trong mô hình không gian vũ trụ tại vị trí Sao Bắc Cực cho nguyên lý động theo tính dương. (chuyển động)
2. Lập hướng - định phương trong mô hình thời gian vũ trụ tại vị trí gốc của không – thời gian cho nguyên lý tĩnh theo tính âm. (đứng yên).
3. Đồng nhất nguyên lý định và bất định, xác định vị trí thời điểm mà không – thời gian vũ trụ cơ bản tiềm ẩn tự nhiên, giao động cộng hưởng trên tổng các quỹ đạo toàn vùng miền phi xứ, phi tưởng xứ địa phương. (không – thời gian 10 chiều).
Đó chính là định nghĩa 3 nguyên lý nền tảng của học thuyết Định Luật Điểm Tựa mà tôi muốn giới thiệu qua cùng các bạn. Vậy trong bài tiếp theo, chúng ta sẽ kiểm soát lại lần cuối nền móng của công trình kiến trúc này trước khi trình diễn một vài ứng dụng để khai thác những giá trị tiềm ẩn nào trong giai đoạn cận thời hiện nay các bạn nhé.
Trích: "Bên kia không gian chiều thứ 4"

Sửa bởi phapkhong: 12/06/2019 - 08:09


Thanked by 2 Members:

#44 phapkhong

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 853 Bài viết:
  • 1642 thanks

Gửi vào 15/06/2019 - 21:08


LONG ĐÀM HÙNG SỬ

Vì đâu nên cớ biển nổi ba đào... Trời cao dậy sóng... !?

Trận lụt hồng thủy như một lời cảnh cáo, gửi tới muôn loài dưới gầm trời. Bởi Công Tạo đã bị tiêu hủy do tham vọng từ Hoàng Đế, đối với Chiến Thần Xi Vưu chăng?!

Hơn 5.000 năm qua, có mấy ai đã bất chợt suy đến sự kiện hồng thủy ngày ấy do nguyên cớ từ đâu không?

Tạo Hóa đã dày công tạo tác sự sinh trưởng và dưỡng dục muôn loài vạn vật, và giao cho giống nòi Thần Tiên gìn giữ mà duy trì điều tiết. Ví như: Bức đồ Quy Tàng mà Hóa Công đã chạm trên lưng của Tiên Huyền Nữ đó, phản ảnh quy luật: Mạch nguồn dòng thủy lưu từ sơn khê, khơi nguồn nhựa sống, tưới khắp lục cõi mà dưỡng nuôi vạn vật. Rồi cuốn tất cả cặn bã ra sông mà đổ về biển cả. Bức đồ Liên Sơn được tạo tác trên lưng của Chiến Thần Xi Vưu với ý chỉ; Từ nước biển bốc lên hóa khí, tỏa khắp cõi lục hư mà dục trưởng muôn loài, điều tiết vạn sự. Rồi lại luân hóa trở về nguồn cội cho trọn vẹn một chu kỳ luân hồi vậy.

Tạo Hóa không có thể gửi gắm thiên ý sai lầm bao giờ cả. Chỉ có tham vọng của loài người. Khiến nên đất bằng phải dậy sóng. Bởi vắng bóng Thần Xi Vưu để điều tiết khí hậu mà gây nên nỗi biển dâu ngày đấy.

Hoàng Đế không còn đủ số để sống đến ngày đó mà nhìn thấy hậu quả con cháu phải mang, bởi nguyên nhân mà Hoàng Đế đã trót gieo ngày trước.

Với những đôi mắt trần tục của loài người dưới khắp gầm trời. Không bao giờ đủ để thấy được rằng: Việc làm đầu tiên của Tạo Hóa trong trận lụt hồng thủy đó là dâng nước dòng Dương Tử, định phận lại ranh giới của giống nòi Rồng Tiên từ phía bờ Nam! Bỏ mặc phía bờ Bắc của dòng Dương Tử phải chịu đắm chìm trong cơn thịnh nộ của ba đào...

Ta thấy suốt thời kỳ Đế Khốc và Đế Nghiêu của tộc Hoàng Đế, không tài nào trị thủy nổi. Bèn tìm dòng dõi của Thần Kim Cang là Thuấn. Với hy vọng; Hậu duệ của Thần Nhạc Công, sẽ dùng cây Đàn Dao Cầm mà điều tiết thủy lưu, cứu vãn tình thế. Và ngôi Vua cũng như Nga Hoàng với Nữ Anh, được xem như là lễ vật dâng lên cho Thuấn vui lòng mà cảm - hứng - khởi tiếng đàn.

Thế nhưng, Thuấn đã làm phụ lòng kỳ vọng của hậu duệ Hoàng Đế mất rồi. Bởi Khúc Nam Phong không đủ để điều khí tiết của trời cao hòa điệu lại. Dìu sao nổi cơn thịnh nộ của thủy triều tại biển cả dịu nhịp ba đào. Trong lần Vua thuấn cùng đi kinh lý qua vùng Lĩnh Nam! Nào ai biết được nguyên do gì mà Vua Thuấn chết ở đấy?!

Phải chăng?... Vua Thuấn đã âm thầm tế lễ mà tạ tội cùng đất trời khi ấy !! Bởi sông Tương, là nơi hai bà Nga Hoàng và Nữ Anh tìm chồng rồi "cùng chết một lượt"...!? Lại là dòng cuối để đổ vào Hồ Động Đình !? Lại nữa rằng: Sông Tương (sông Tiêu) chính là dòng thủy mạch ôm lấy cánh đồng Tương, đất Tương Dạ, nối liền với Núi Thên Đài Sơn trong dãy Quế Lâm. Là vị trí cũng như nơi mà Thuấn cùng hai bà từng đến để tế lễ tạ tội cùng Thần Linh đất trời. Thiên Đài Sơn cũng là nơi mà Lộc Tục đăng đàn xưng vương, lập quốc khi xưa. Khu vực này vốn là ở về phía Nam của Động Đình Hồ.

Thế cho nên việc duy nhất có thể trị thủy, chính là của dòng Bách Việt mà thôi. Và Đại Vũ đã thể hiện chính xác điều đó đối với thiên hạ dưới gầm trời khi đấy. Như tôi đã có giới thiệu trong các bài trước; Đại Vũ chính là giống nòi của dòng Bách Việt. Và Đại Vũ cũng đã thống nhất lấy dòng Dương Tử, để định giới với Lộc Tục. Cùng thể theo Thiên Ý khi đấy mà lấy tượng trời, sắp thế đất mà phân ranh. Kể từ sự kiện cũng như giai đoạn cột mốc của lịch sử đương thời thủy nạn. Có Núi Thái Sơn, Sông Nguồn (Dương Tử), ghi sử sách, tạc bia miệng làm chứng khi đấy. Có Trời cao, Bể rộng lưu câu "Thệ Hải Minh Sơn" vào Thiên Thư, gửi Kinh Dịch làm bằng ngày sau.

Bởi cớ đó; Lộc Tục mới có thể danh chính ngôn thuận mà Định Quốc với quốc hiệu là Xích Quỹ. Xưng Vương trên danh hiệu là Kinh Dương Vương tại vùng Ngũ Lĩnh với Kinh Đô là Cửu Linh. Bởi trước đó, Lộc Tục đã định cư tại Động Đình Hồ, vốn là Minh Đường của vùng Ngũ Lĩnh rồi vậy.

Nước Xích Quỹ là một quốc gia hoàn toàn độc lập trong giai đoạn của lịch sử khi đấy. Và, kiểm soát toàn vùng, miền..., thuộc về phía bờ nam của sông Dương Tử. Hồ Động Đình chính là đất Kinh (Kinh Đô) khi đấy, nên cũng được gọi là Kinh Việt. Lại còn địa phận của Hồ Phiên Dương, tiếp giáp với Hồ Động Đình, vốn là dòng Thường Việt cư ngụ. Cũng được gọi là đất Dương Việt. Thế nên Lộc Tục mới xưng hiệu là Kinh Dương Vương.

Thực chất cội rễ của giai đoạn lịch sử này là: Hiệu Kinh Dương Vương ý là nói đến sự liên minh của hai dòng Kinh Việt nơi Hồ Động Đình và dòng Dương Việt của Hồ Phiên Dương mà ra. Và hai dòng này mới kết thông gia với Lạc Long (Kinh Việt) và Âu cơ (Dương Việt, Thường Việt) mà sinh ra giống nòi Âu Lạc. "Đóng quách" cái kịch bản "Nghi Lai" vốn là "Vô Minh" đi cho rảnh nợ trót vay tư tưởng dị lai, ghép mầm (vấn đề này tôi sẽ chỉ rõ chân tướng sự việc sau).

Trang sử nối tiếp biên niên sử của giai đoạn này. Đã bị "xé mất", hầu phi tang những ghi chép về một sự kiện có tình tiết như sau:

Sự kiện Khải con của Đại Vũ, cãi lệnh cha mà giết ông Ích để tiếp tục giữ ngôi Nhà Hạ. Ông Tiết mới nổi loạn và dẫn đến việc lập ra Nhà Thương. Nhóm của Ông Ích và Tiết chính là dòng Thường Việt. Bởi sau đó con cháu xảy ra ra mê muội trong việc săn lùng Thần Quy để nghiên cứu việc Bói Mai Rùa, cũng như Văn Giáp Cốt. Khiến nên cơ trời đã khiến một nhóm Thường Việt cầm di ấn mà vượt qua dòng Dương Tử, định cư nơi Hồ Phiên Dương cận Hồ Động Đình. Từ đó mới gọi là Dương Việt là ý nói đến dòng người Việt ở đất Dương, đối với dòng người Việt ở đất Kinh của Hồ Động Đình mà ra.

Khi Nhà Thương phát hiện, liền tổ chức những cuộc tấn công vượt qua sông Dương Tử để truy lùng lại di ấn. Lúc này hai dòng Kinh Việt và Dương Việt đã liên minh và chống lại Nhà Thương. Bởi nguyên cớ đấy cho nên Lạc Long và Âu Cơ mới mang theo di ấn, tách ra khỏi khu vực Ngũ Lĩnh, dò theo di chỉ của bức đồ Liên Sơn, nương khí mạch mà tìm về vùng Nghĩa Lĩnh. Chính tại nơi đây là "Tổ Rồng" của giống nòi Thần Tiên, trong những tháng năm di nghiệp định cơ. Ông Bà đã hạ sinh ra trăm trứng cùng một bào thai để làm nên nòi giống Âu Lạc hiện nay. Dĩ nhiên giống nòi đó hôm nay có các bạn độc giả bao gồm cả tôi. Những người đang cùng tham khảo những luận giải của cội nguồn trên page này. (Rất cùng hãnh diện và tự hào chung. Khi thế hệ của chúng ta hôm nay, đang hiện diện đúng vào thời điểm, trăm năm cần có mặt này).

Và vùng Nghĩa Lĩnh chính là ngọn Hồng Lĩnh bao gồm cả đất Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Nghệ An ngày nay. Tại đây, do ý "Thiên Cơ" nên ngay sau đó, ông bà mới chia mỗi người 50 con mà đi mở cõi theo Thiên Ý khải định.

Lạc Long Quân liền dẫn 50 con ra Phong Châu mà lập ra nước Văn Lang, hoành mâu nơi biên ải cùng bức đồ Liên Sơn. Còn Âu Cơ ngày đó, mang 50 con dò nguồn mạch Hồng Lĩnh, theo hướng Nam mà vượt qua Ngọn Bạch Mã, lập ra nước Chiêm Thành mà lo hậu thuẫn với bức đồ Quy Tàng. Ngày ấy, nước Chiêm Thành còn được gọi là nước "Chiêm Bà" là do nguyên cớ ấy mà ra.

Thế cho nên, các nhà khảo cổ sau này vẫn cứ mãi ngạc nhiên không hiểu sao gen di truyền của khu vực này vẫn có hệ Mông Cổ, Thường Việt!? Bởi từ nguyên do này cũng như khi trước hòa huyết với Hoa Trung (Trung Hòa, Mông Cổ) là Hoa Hạ (Hạ Hòa, Miêu Việt, một trong Tam Miêu) như tôi đã dẫn mà ra.

Cho nên khi Cao Biền dò ra Đầu Rồng chính là khu vực Ba Vì gần Núi Tản Viên. Rồi sau đó mới đến khu vực Hồng Lĩnh thuộc Lưng Rồng mà không có thể tìm ra được Đuôi Rồng là vì thế. Bởi ngày đó Cao Biền cho rằng ngọn Hồng Lĩnh là ngọn cuối cùng trong giới phận của Âu Lạc rồi. Phía bên kia là thuộc nước Chiêm Thành. Mã Viện cứ ngỡ chỉ có rải rác nhóm Thường Việt tan tác từ giai đoạn Nhà Tần xâm lược đánh phá, chạy men theo đường biển, tới tị nạn mà thôi. Và Mã Viện gọi đó là Lâm Ấp, không màng để mắt tới.

Thật ra nếu ta tính huyệt toàn cõi đã hình thành như hiện nay thì sẽ thấy như sau: Núi Ba Vì, thuộc khu vực Tản Viên, chính là Đầu Rồng. Núi Ngũ Hành, thuộc khu vực Bạch Mã (đèo Hải Vân), thuộc Lưng Rồng. Và Núi... vùng Thất Sơn, thuộc Đuôi Rồng nằm trọn đất nước hiện nay. Chính vì khi xưa khi Cao Biền điểm huyệt... Đuôi Rồng đã ẩn tàng ở phía bên kia dòng sông Cửu Long mất rồi vậy. (Thế Cuộc đương thời khi đó thì Long Thế đang quay đầu để Đương Cuộc ải Bắc. Còn Thế Cuộc đương đại là đang quay đầu vào Nam thủ "Tàng Thế" mà đương Đại Cuộc ở Biển Đông...).

Cũng nguyên do Cột Đồng ngày trước, Mã Viện đã trấn tại khu vực Hồng Lĩnh thuộc Nghệ An nên tuyệt khí. Vì thế nên dân Nghệ an và Hà Tĩnh xưa nay rất gian khổ và khó khăn muôn bề vậy. Nhưng bên Thanh Hóa không chịu nhiều ảnh hưởng. Thế nên Linh khí tại vùng này mới có thể sinh xuất nhiều anh tài cho nước Việt xưa nay là vì thế. Bởi nơi đây chính là vùng đầu tiên mà Lạc Long Quân có ý dời đến; Nghĩa Lĩnh.

Ranh giới thì Cao Biền cùng Mã Viện căn cứ vào dòng Sông Lam. Và gọi vùng này là Tượng Lâm. Hầu như tất cả các nhà sử học xưa nay đều suy diễn lầm lẫn rằng: Căn cứ vào số ít dân Thường Việt sinh sống tại Lâm Ấp khi đấy cùng với tên Tượng Lâm. Họ liên tưởng đến vùng Lâm Ấp của Tượng Quận khi xưa mà dòng Thường Việt định cư. Bởi gặp loạn Tần Thủy Hoàng mà tan tác và chạy theo đường biển đến định cư tại đây. Từ đó mới ngỡ là Lâm Ấp và Tượng Lâm từ Lâm Ấp của Tượng Quận mà ra.

Kể ra thì các tư duy dò tìm cội nguồn của các sử gia Việt cũng kiệt xuất thật đấy. Thế nhưng vấn đề thuộc thiên cơ, e rằng bất khả suy diễn cho được rồi vậy.

Bởi Tượng Lâm mà ngày đó Cao Biền và Mã Viện gọi tên, ý là ở:

Theo thuật Phong Thủy nơi đỉnh cao thì Tượng Số mà ngày đó Cao Biền tính toán thì sự quy - tàng - ẩn là ở Quẻ Địa Trạch Lâm! Nên gọi là Tượng Lâm vậy. Bởi xét Quẻ Lâm vốn đóng tại cung Khôn. Đó là đất của Quy Tàng. Đồng thời cũng là Tử Địa trong Cửa Tử của Bát Môn. Xét trong phạm vi Tử Địa của Thuần Khôn. Thao lược trong 3 bước, thì bước thứ 2 là Quẻ Địa Lôi Phục. Có nghĩa là "Sấm" sét đang ẩn tàng trong lòng đất (Địa)! Bước thứ 3 bao hàm tượng Huyệt Mạch (Trạch) đang tiềm ẩn dưới lòng đất (Địa) tại vị trí này!! Đó là toàn ý của Tượng quẻ Địa Trạch Lâm tàng ẩn trong đó.

Dĩ nhiên đó chính là huyệt mạch nhất định phải trấn "Cột Đồng" để ngăn chặn bước biến hóa thứ 4 là Địa Thiên Thái vậy. Vì theo Lý thì Số 4 là số Thành. Và từ đó dẫn đến việc Mã Viện cũng như Cao Biền cho rằng; Phía địa phương bên kia dòng Sông Lam, chỉ là khu Lâm Ấp, chưa có thể nở "trứng rồng" cho được. Không đáng nằm trong tầm mắt, chỉ việc trấn áp tại vị trí này là tuyệt khí. Đó, chỉ là "Nước Chàm" ( !? ). Phàm, bậc quân tử: Quyết, tay không nhúng Chàm vậy. "... !?". Hi!... Bởi; "Trứng Rồng lại nở ra Rồng. Liu Điu lại nở ra dòng Liu Điu" mà thôi.

Tượng trời vì thế cũng tạc tượng Vọng Phu trông chồng đến hóa đá, tính từ Thanh Hóa, Nghệ An..., dọc theo miền trung, hầu như đều khắp trên toàn vùng Chiêm Bà khi xưa...! Dĩ nhiên, nàng Tô Thị cũng lặn lội ra tới tận biên ải ở Lạng Sơn mà trông chồng...!! Kể cũng đau xót cho sự chia lìa ngàn năm lắm vậy. Suốt mấy ngàn năm, tượng đá vẫn... ngóng trông... nơi Thiên Lý "!?". Cho dù có phải hóa thạch.

------------------

"Phía bên kia không gian chiều thứ 4"


Thanked by 2 Members:

#45 BTCvietnam

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 4 thanks

Gửi vào 09/01/2020 - 00:16

Anh có thể đưa thêm nhiều ví dụ dễ hình dung hơn được không ạ

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |