Jump to content

Advertisements




Lịch Thiên Văn 2016


1 reply to this topic

#1 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 30/01/2016 - 12:32

Lịch Thiên Văn 2016


QuachNgocBoi biên tập lại từ dacvn.com (CLB Thiên Văn Học Đà Nẵng), vatlythienvan.com và nguyên gốc seasky.org

Các sự kiện thiên văn 2016 bao gồm các phase Mặt Trăng, mưa Sao Băng, Nhật Thực, Nguyệt Thực, các Hành Tinh ở vị trí xung đối, sự giao hội của các Hành Tinh và các sự kiện thú vị khác.
Hầu hết các sự kiện thiên văn trong bài viết này có thể nhìn thấy bằng mắt thường, hoặc có thể sử dụng ống nhòm để xem rõ hơn. Các sự kiện được lấy từ U.S. Naval Observatory, The Old Farmer’s Almanac và the American Meteor Society. Thời gian diễn ra sự kiện được lấy theo giờ UTC. Giờ Việt Nam được chuyển đổi bằng cách cộng thêm 7 giờ.

03 – 04 tháng 01: Mưa sao băng Quadrantids

Trận mưa sao băng Quadrantids là trận mưa sao băng trên mức trung bình, có thể lên đến 40 vệt sao băng/giờ tại cực đỉnh. Trận này được xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi 2003 EH1, được phát hiện từ năm 2003. Quadrantids diễn ra hàng năm từ ngày 1 đến ngày 5 tháng 1. Năm nay, cực điểm rơi vào đêm ngày 3, rạng sáng ngày 4. Mặt trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ cản trở chúng ta quan sát một số sao băng nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy các vệt sao băng sáng nhất. Bạn sẽ quan sát trận mưa sao băng này tốt nhất nếu bạn kiên nhẫn và quan sát tại một vị trí tối và sau nửa đêm. Các vệt sao băng có thể xuất hiện tại chòm sao Bootes (Mục Phu), hoặc bất cứ vị trí nào trên bầu trời.

QNB chú: Dưới đây là hình ảnh tổng thể bầu trời đêm ngày 3/1/2016 khi nhìn về phía sao Bắc Cực (Thái Ất). Sao Hỏa ở gần kề bên Mặt Trăng tại vị trí giữa của tú Giác và tú Cang. Vào lúc 21h tại Hà Nội, bạn sẽ thấy chòm sao Mục Phu (có chứa sao Arcturus) nằm ở khoảng giữa đường nối Bắc Cực tinh và Mặt Trăng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




10 tháng 1: Trăng non

Mặt trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 1:30 UTC (tức 8h30’ giờ Hà Nội). Đây là thời gian tốt nhất trong tháng để ban đêm có thể quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt Trăng.

QNB chú: Dưới đây là hình ảnh tổng thể bầu trời vào lúc xảy ra sự giao hội của Nhật Nguyệt, nhưng tất nhiên nếu bạn ở Hà Nội thì sẽ không nhìn được gì vì lúc ấy đang là cuối giờ Thìn, ánh sáng của Mặt Trời sẽ lấn át mọi tinh đẩu trên bầu trời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




24 tháng 1: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 1:46 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Wolf Moon”, bởi vì đây là thời điểm chó sói đói đến hú bên ngoài trại của họ. Trăng tròn này cũng còn được gọi với tên gọi như “the Old Moon” hay “the Moon After Yule”.

QNB chú: Dưới đây là hình ảnh tổng thể bầu trời vào lúc xảy ra sự đối cung của Nhật Nguyệt, nhưng tất nhiên nếu bạn ở Hà Nội thì sẽ không nhìn được gì vì lúc ấy đang là cuối giờ Thìn, ánh sáng của Mặt Trời sẽ lấn át mọi tinh đẩu trên bầu trời.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




7 tháng 2: Sao Thủy ở vị trí xa nhất về phía Tây

Sao Thủy sẽ nằm cách xa Mặt Trời khoảng 25,6 độ về phía Tây (của Mặt Trời). Đây là thời điểm thuận lợi nhất để quan sát Sao Thủy nó sẽ ở vị trí cao nhất so với đường chân trời trước khi Mặt Trời mọc. Bạn hãy quan sát nó thấp gần đường chân trời phía đông trước khi Mặt Trời mọc.

QNB chú: Trước khi Mặt Trời mọc lúc 6h32’ giờ Hà Nội, thì bạn hãy nhìn về phía Đông, sẽ thấy Thủy Tinh nằm ở giữa Kim Tinh và Mặt Trăng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




8 tháng 2: Trăng non

Mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 14:39 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt trăng.

QNB chú: Lúc xảy ra sự hội diện của Nhật Nguyệt, ở Hà Nội khi ấy là 21h39’ và tất nhiên bạn sẽ không thể thấy được Nhật Nguyệt vì chúng đang ở trong cung Hợi, nhưng đừng lo, hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra chúng. Xin hãy nhớ rằng đây là bầu trời trong buổi tối ngày Mồng 1 Tết Nguyên Đán của chúng ta!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




22 tháng 2: Trăng tròn

Mặt trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 18:20 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Snow Moon”, bởi thời gian này là thời gian tuyết rơi dày nhất trong năm. Vì vậy mà việc săn bắn trở nên khó khăn, nên lần trăng tròn này cũng còn được gọi là “the Full Hunger Moon”.

QNB chú: Tại Hà Nội, vào lúc 1h20’ sáng ngày 23/2/2016, bạn có thể thấy Trăng tròn toàn vẹn tại cung Mùi, tức là phía trên đỉnh đầu của bạn chếch về phía Tây một chút. Cũng xin nhắc bạn đừng quên, đây là đêm Rằm Tháng Giêng đấy nhé!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




8 tháng 3: Sao Mộc đạt vị trí xung đối

Hành tinh khổng lồ này sẽ tiếp cận Trái Đất ở vị trí gần nhất và bề mặt của nó sẽ được mặt trời chiếu sáng hoàn toàn. Tại thời điểm này, Sao Mộc sẽ sáng hơn bất kì các thời điểm khác trong năm và chúng ta có thể quan sát nó suốt đêm này. Đây là thời gian tốt nhất để quan sát và chụp hình Sao Mộc và các vệ tinh của nó. Một kính thiên văn loại vừa sẽ có thể cho bạn thấy một số chi tiết trong dải mây của Sao Mộc. Hay sử dụng một cặp ống nhòm loại tốt có thể giúp bạn quan sát 4 vệ tinh lớn nhất của Sao Mộc, trông chúng sẽ như các chấm sáng ở 2 bên của hành tinh này.

QNB chú: Mộc Tinh (Jupiter, Mộc Đức) còn gọi là Tuế Tinh hay Tuế Dương của sao Thái Tuế (là Tuế Âm), chu kỳ 12 năm 1 vòng trời (trong đó có 11 lần Mộc Tinh đại xung) của nó có ảnh hưởng rất lớn đến Lịch Pháp và các sinh hoạt cũng như đời sống của con người trên Địa Cầu. Theo thuật Chiêm Tinh cổ đại của người Ấn Độ và người Trung Quốc thì vào năm Thân (Thái Tuế ở cung Thân) được gọi là Tuế Thứ “Huân Than”, vào năm Bính thì Mộc Đức sẽ hóa Thiên Lộc làm chủ cung Quan Lộc. Tuy nhiên cũng xin nhắc bạn, đừng mải ngắm sao Mộc mà quên rằng ngày này trong nhà bạn còn nhiều ngôi sao sáng rực rỡ hơn, đó chính là những người phụ nữ xung quanh bạn, vì đây chính là ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




9 tháng 3: Trăng non và Nhật thực toàn phần

Mặt trăng nằm giữa mặt trời và trái đất vì vậy nó sẽ không quan sát được từ Trái Đất. Trăng non sẽ diễn ra vào 1:54 UTC. Đây là thời điểm tốt nhất trong tháng để quan sát những vật thể mờ nhạt như các thiên hà hay các cụm sao bởi không có sự cản trở của ánh sáng Mặt trăng.
Nhật thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng hoàn toàn che khuất Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất, để lộ ra bầu khí quyển ngoài xinh đẹp của Mặt Trời được biết đến như là vành nhật hoa. Nhật thực toàn phần sẽ xảy ra vào lúc và có thể quan sát được ở các vùng thuộc trung Indonesia và Thái Bình Dương. Nhật thực một phần sẽ được nhìn thấy ở hầu hết các vùng ở miền Bắc Australia và Đông Nam Á. Việt Nam sẽ quan sát được hiện tượng nhật thực một phần.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đường đi của nhật thực ngày 9 tháng 3 – Time And Date.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhật thực toàn phần lần này sẽ bắt đầu từ Indonexia và kết thúc ở phía bắc Thái Bình Dương – Ảnh: NASA.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thời gian diễn ra tại Đà Nẵng xấp xỉ 2 giờ


20 tháng 3: Xuân phân

Xuân phân xảy ra vào lúc 4:30 UTC. Mặt Trời sẽ chiếu sáng trực tiếp trên đường xích đạo và thời gian ngày đêm sẽ dài bằng nhau trên toàn thế giới. Đây cũng là ngày đầu tiên của mùa xuân ở Bắc bán cầu và ngày đầu tiên của mùa thu ở Nam bán cầu.

QNB chú: Dưới đây là các hình ảnh bầu trời tại Hà Nội lúc 11h30’ ngày 20/3/2016.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




23 tháng 3: Trăng tròn và Nguyệt thực nửa tối

Mặt trăng sẽ nằm đối diện với Trái Đất và Mặt Trời. Lúc này Mặt Trăng sẽ phản xạ tối đa ánh sáng của Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất. Trăng tròn sẽ xảy ra vào 12:02 UTC. Lần Trăng tròn này còn được biết đến bởi các bộ lạc bản địa cổ ở Mỹ với tên gọi “the Full Worm Moon”, bởi vì đây là thời gian của năm khi mặt đất trở nên mềm hơn và giun đất sẽ làm việc trở lại. Tuần trăng này cũng còn được gọi là “the Full Crow Moon”, “the Full Crust Moon” và “the Full Sap Moon”.
Nguyệt thực nửa tối diễn ra khi Mặt Trăng đi một phần vào vùng bóng tối hoặc vùng nửa tối của Trái Đất. Trong suốt quá trình này, Mặt Trăng sẽ tối đi một chút, nhưng không tối hoàn toàn. Nguyệt thực nửa tối lần này có thể thấy được trải dài hầu hết ở phía đông châu Á, phía đông châu Đại Dương, Thái Bình Dương, và bờ biển phía tây của Bắc Mỹ, bao gồm Alaska.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 danhkiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 418 Bài viết:
  • 1044 thanks

Gửi vào 11/02/2016 - 14:19



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |