Linh tinh
PMK
04/02/2016
InvisibleX, on 03/02/2016 - 10:28, said:
Noam Chomsky: Thực chất Mỹ là một chế độ độc đảng
( ý nói đảng tập đoàn, nghĩa là đảng nào thì cũng phục vụ lợi ích kinh tế của các tập đoàn )
– Nợ nần của các hộ gia đình là rất lớn, nhưng tôi sẽ không qui trách nhiệm cho từng cá nhân bởi điều đó. Cái chủ nghĩa tiêu thụ này bắt nguồn từ bản chất xã hội của chúng ta, một xã hội bị chi phối bởi những lợi ích thương mại. Có một guồng máy tuyên truyền ồ ạt níu kéo mọi người với tiêu thụ. Tiêu thụ mang tính tích cực cho lợi nhuận và cho sự thiết lập, củng cố chính trị.
– Các nhà chính trị được gì khi người dân đi xe nhiều, ăn nhiều, mua bán nhiều?
– Tiêu thụ phân tán tư tưởng người dân. Giám sát xã hội bằng quân đội thì khó, nhưng phân tán tư tưởng của nó bằng tiêu thụ thì được. Ở điểm này, báo chí kinh tế định hướng mục tiêu rất rõ ràng.
P/S: Noam Chomsky là Giáo sư của MIT, là 1 trong những bộ óc trí tuệ nhất còn đang sống. Ông có rất nhiều sách bàn về Kinh tế Chính trị nổi tiếng.
( ý nói đảng tập đoàn, nghĩa là đảng nào thì cũng phục vụ lợi ích kinh tế của các tập đoàn )
– Nợ nần của các hộ gia đình là rất lớn, nhưng tôi sẽ không qui trách nhiệm cho từng cá nhân bởi điều đó. Cái chủ nghĩa tiêu thụ này bắt nguồn từ bản chất xã hội của chúng ta, một xã hội bị chi phối bởi những lợi ích thương mại. Có một guồng máy tuyên truyền ồ ạt níu kéo mọi người với tiêu thụ. Tiêu thụ mang tính tích cực cho lợi nhuận và cho sự thiết lập, củng cố chính trị.
– Các nhà chính trị được gì khi người dân đi xe nhiều, ăn nhiều, mua bán nhiều?
– Tiêu thụ phân tán tư tưởng người dân. Giám sát xã hội bằng quân đội thì khó, nhưng phân tán tư tưởng của nó bằng tiêu thụ thì được. Ở điểm này, báo chí kinh tế định hướng mục tiêu rất rõ ràng.
P/S: Noam Chomsky là Giáo sư của MIT, là 1 trong những bộ óc trí tuệ nhất còn đang sống. Ông có rất nhiều sách bàn về Kinh tế Chính trị nổi tiếng.
Tôi rất thích lắng nghe quan điểm của các nhà khoa học chân chính vì họ có cái nhìn thuần túy học thuật, không bị chi phối bởi chính trị, kinh tế hay những thứ linh tinh xì phèng khác. Rất thú vị!
Nhân tiện, xin hỏi bạn có hiểu biết rõ về tình hình nước Mỹ không? Có lần tôi nghe ai đó nói ở Mỹ có nhiều đảng, nhưng chỉ có hai đảng được phép tham gia tranh cử tổng thống là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Không biết có đúng như vậy không và nếu đúng thì lý do vì sao lại có quy định đó, mục đích của việc quy định như thế là để làm gì?
Cảm ơn bạn.
Sửa bởi PMK: 04/02/2016 - 16:35
AnKhoa
04/02/2016
1. Khi bạn kiểm soát được dòng Tiền trong một đất nước, thì bạn không cần quan tâm tới Chính phủ là ai.
2. Khi một cơ thể được bơm đủ lượng máu của anh, thì cơ thể đó sẽ "tự nhiên" làm theo ý của anh mà anh không cần quan tâm đến.
And, AIIB ?
2. Khi một cơ thể được bơm đủ lượng máu của anh, thì cơ thể đó sẽ "tự nhiên" làm theo ý của anh mà anh không cần quan tâm đến.
And, AIIB ?
AnKhoa
04/02/2016
PMK, on 04/02/2016 - 16:30, said:
Tôi rất thích lắng nghe quan điểm của các nhà khoa học chân chính vì họ có cái nhìn thuần túy học thuật, không bị chi phối bởi chính trị, kinh tế hay những thứ linh tinh xì phèng khác. Rất thú vị!
Nhân tiện, xin hỏi bạn có hiểu biết rõ về tình hình nước Mỹ không? Có lần tôi nghe ai đó nói ở Mỹ có nhiều đảng, nhưng chỉ có hai đảng được phép tham gia tranh cử tổng thống là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Không biết có đúng như vậy không và nếu đúng thì lý do vì sao lại có quy định đó, mục đích của việc quy định như thế là để làm gì?
Cảm ơn bạn.
Nhân tiện, xin hỏi bạn có hiểu biết rõ về tình hình nước Mỹ không? Có lần tôi nghe ai đó nói ở Mỹ có nhiều đảng, nhưng chỉ có hai đảng được phép tham gia tranh cử tổng thống là đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa. Không biết có đúng như vậy không và nếu đúng thì lý do vì sao lại có quy định đó, mục đích của việc quy định như thế là để làm gì?
Cảm ơn bạn.
Sori, tôi không có thông tin này.
AnKhoa
04/02/2016
Bước 1. Nhồi nhét các "Khái niệm" vào đầu óc con người thông qua truyền thông
Bước 2. Đánh tráo "khái niệm" để kiếm lợi
Cái giá của sự "ngây thơ" thật khá lớn, chừng nào con người vẫn không đủ tri thức và thông tin để hiểu sự thật "ẩn đằng sau" mọi vấn đề.
Bước 2. Đánh tráo "khái niệm" để kiếm lợi
Cái giá của sự "ngây thơ" thật khá lớn, chừng nào con người vẫn không đủ tri thức và thông tin để hiểu sự thật "ẩn đằng sau" mọi vấn đề.
Lutuannghia
04/02/2016
Tại sao người ta nói "Quyền Sinh,Quyền Sát" ?
Có những thế lực đủ "thay máu cả một dân tộc", vấn đề là: cây có mục thì sâu mọt mới đục phá!
AnKhoa
05/02/2016
The Corporation (Full Documentary)
Invisible hand - The hand of God.
Nhân loại xưa nay, khắp Đông tới Tây, luôn tồn tại những con người luôn tự cho mình là đại diện của Chúa, vì thế họ luôn "tích cực" dẫn dắt con người theo ý mình, và họ "ngộ nhận" rằng, tức là đã làm theo ý Chúa.
Những con rối ...
Invisible hand - The hand of God.
Nhân loại xưa nay, khắp Đông tới Tây, luôn tồn tại những con người luôn tự cho mình là đại diện của Chúa, vì thế họ luôn "tích cực" dẫn dắt con người theo ý mình, và họ "ngộ nhận" rằng, tức là đã làm theo ý Chúa.
Những con rối ...
AnKhoa
11/02/2016
Trích Hồi ký Henry Ford :
"Ngày nay có lẽ không từ nào mang nghĩa bóc lột hơn từ "dân chủ", và theo tôi thường những người lớn tiếng kêu gọi dân chủ nhất chính là những người ít muốn có dân chủ nhất. Tôi luôn nghi ngờ những kẻ lúc nào cũng chỉ nói về dân chủ. Tôi tự hỏi liệu có phải họ đang muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền hay họ muốn người khác gánh vác cho họ những việc mà đáng ra họ tự phải làm."
---
Tôi xin phân tích thêm.
Tại sao "Những người hay nói lại là những người ít làm nhất ?"
Thực ra đây là một "bẫy" tâm lý mà những người hay nói dễ mắc phải. Chính họ cũng không hiểu bẫy tâm lý này. Đó là việc "Nói" cũng chính là việc họ "Làm", cho nên khi Nói xong, trong tâm lý của họ tạo ra một sự ảo tưởng rằng, à, tức là việc này đã được giải quyết, tức là đã được Làm. Và khi đã được Làm rồi, thì họ sẽ không quan tâm nữa.
Bẫy tâm lý này xảy ra ở mọi người, hãy để ý, khi chính bản thân ta Nói nhiều về 1 điều gì đó, thì tức là ta sẽ Làm ít đi.
Con người có thể rất giỏi trong trở thành vĩ nhân, lãnh đạo, nhưng họ khá ngây ngô trong việc tự đánh lừa chính mình.
"Ngày nay có lẽ không từ nào mang nghĩa bóc lột hơn từ "dân chủ", và theo tôi thường những người lớn tiếng kêu gọi dân chủ nhất chính là những người ít muốn có dân chủ nhất. Tôi luôn nghi ngờ những kẻ lúc nào cũng chỉ nói về dân chủ. Tôi tự hỏi liệu có phải họ đang muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền hay họ muốn người khác gánh vác cho họ những việc mà đáng ra họ tự phải làm."
---
Tôi xin phân tích thêm.
Tại sao "Những người hay nói lại là những người ít làm nhất ?"
Thực ra đây là một "bẫy" tâm lý mà những người hay nói dễ mắc phải. Chính họ cũng không hiểu bẫy tâm lý này. Đó là việc "Nói" cũng chính là việc họ "Làm", cho nên khi Nói xong, trong tâm lý của họ tạo ra một sự ảo tưởng rằng, à, tức là việc này đã được giải quyết, tức là đã được Làm. Và khi đã được Làm rồi, thì họ sẽ không quan tâm nữa.
Bẫy tâm lý này xảy ra ở mọi người, hãy để ý, khi chính bản thân ta Nói nhiều về 1 điều gì đó, thì tức là ta sẽ Làm ít đi.
Con người có thể rất giỏi trong trở thành vĩ nhân, lãnh đạo, nhưng họ khá ngây ngô trong việc tự đánh lừa chính mình.
Vô Danh Thiên Địa
12/02/2016
InvisibleX, on 11/02/2016 - 22:47, said:
Trích Hồi ký Henry Ford :
"Ngày nay có lẽ không từ nào mang nghĩa bóc lột hơn từ "dân chủ", và theo tôi thường những người lớn tiếng kêu gọi dân chủ nhất chính là những người ít muốn có dân chủ nhất. Tôi luôn nghi ngờ những kẻ lúc nào cũng chỉ nói về dân chủ. Tôi tự hỏi liệu có phải họ đang muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền hay họ muốn người khác gánh vác cho họ những việc mà đáng ra họ tự phải làm."
---
Tôi xin phân tích thêm.
Tại sao "Những người hay nói lại là những người ít làm nhất ?"
Thực ra đây là một "bẫy" tâm lý mà những người hay nói dễ mắc phải. Chính họ cũng không hiểu bẫy tâm lý này. Đó là việc "Nói" cũng chính là việc họ "Làm", cho nên khi Nói xong, trong tâm lý của họ tạo ra một sự ảo tưởng rằng, à, tức là việc này đã được giải quyết, tức là đã được Làm. Và khi đã được Làm rồi, thì họ sẽ không quan tâm nữa.
Bẫy tâm lý này xảy ra ở mọi người, hãy để ý, khi chính bản thân ta Nói nhiều về 1 điều gì đó, thì tức là ta sẽ Làm ít đi.
Con người có thể rất giỏi trong trở thành vĩ nhân, lãnh đạo, nhưng họ khá ngây ngô trong việc tự đánh lừa chính mình.
"Ngày nay có lẽ không từ nào mang nghĩa bóc lột hơn từ "dân chủ", và theo tôi thường những người lớn tiếng kêu gọi dân chủ nhất chính là những người ít muốn có dân chủ nhất. Tôi luôn nghi ngờ những kẻ lúc nào cũng chỉ nói về dân chủ. Tôi tự hỏi liệu có phải họ đang muốn thiết lập một chế độ chuyên quyền hay họ muốn người khác gánh vác cho họ những việc mà đáng ra họ tự phải làm."
---
Tôi xin phân tích thêm.
Tại sao "Những người hay nói lại là những người ít làm nhất ?"
Thực ra đây là một "bẫy" tâm lý mà những người hay nói dễ mắc phải. Chính họ cũng không hiểu bẫy tâm lý này. Đó là việc "Nói" cũng chính là việc họ "Làm", cho nên khi Nói xong, trong tâm lý của họ tạo ra một sự ảo tưởng rằng, à, tức là việc này đã được giải quyết, tức là đã được Làm. Và khi đã được Làm rồi, thì họ sẽ không quan tâm nữa.
Bẫy tâm lý này xảy ra ở mọi người, hãy để ý, khi chính bản thân ta Nói nhiều về 1 điều gì đó, thì tức là ta sẽ Làm ít đi.
Con người có thể rất giỏi trong trở thành vĩ nhân, lãnh đạo, nhưng họ khá ngây ngô trong việc tự đánh lừa chính mình.
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 12/02/2016 - 03:16
AnKhoa
16/02/2016
MBTI, nếu nghiên cứu bài bản và thật sâu, thì sức mô tả chi tiết và rõ ràng có khả năng hơn hẳn Tử Vi !
Lutuannghia
16/02/2016
InvisibleX, on 16/02/2016 - 10:36, said:
MBTI, nếu nghiên cứu bài bản và thật sâu, thì sức mô tả chi tiết và rõ ràng có khả năng hơn hẳn Tử Vi !
"MBTI" là cái gì vậy ? Bạn thử triển khai vài đường cơ bản để bà con biết "một vài khái niệm sơ đẳng " cái đã, tôi nghĩ " Dịch" là "giản" "dị " mà sao mọi người toàn viết kiểu " mật ngữ cao siêu " như vậy thì học hỏi làm sao ?
Có lẽ thế hệ chúng tôi đã lỗi thời rồi,mọi phát minh,sáng kiến vĩ đại đành phải trông mong vào thế hệ trẻ thôi !
Mong chờ !
AnKhoa
16/02/2016
Einstein và sự học
Trích:
“Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên môn. Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý. Nếu không, anh ta với kiến thức chuyên môn hoá sẽ giống như một con chó được huấn luyện tốt, hơn là một con người phát triển hài hoà. Anh ta phải hiểu biết về động cơ của con người, những ảo tưởng và đau khổ của họ, để có được một thái độ đúng với người đồng loại và với cộng đồng.”
“Trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một loại thứ dân ngoan ngoãn.”
“Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háu ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó.”
“Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể tự học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa.”
“Tôi tin rằng sự sa sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến sự máy móc hoá và sự làm mất đi tính chất cá nhân trong cuộc sống của chúng ta - một sản phẩm phụ bất hạnh của sự phát triển tinh thần khoa học - kỹ thuật. Lỗi của chúng ta ... Con người nguội lạnh đi nhanh hơn hành tinh nó đang ngồi trên đó.”
“Bởi vì tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi cá nhân trong sự phấn đấu tự do. Có thể dễ dàng nhận thấy tất cả những tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội xuất phát từ những nhân cách đơn lẻ qua vô số thế hệ. Chỉ cá nhân đơn lẻ mới tư duy và qua đó mới tạo ra những giá trị mới cho xã hội.”
“Để phát triển khoa học hay các hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán. “
“Để trừng phạt sự khinh miệt của tôi đối với quyền lực, định mệnh đã biến ngay tôi thành một quyền lực.”
Trích:
“Là một sự thiếu sót nếu chỉ dạy cho con người một ngành chuyên môn. Bằng cách đó anh ta trở thành một loại máy có thể sử dụng được. Nhưng quan trọng là anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đáng giá để phấn đấu. Anh ta phải có một cảm giác sinh động về cái gì đẹp và tốt về mặt đạo lý. Nếu không, anh ta với kiến thức chuyên môn hoá sẽ giống như một con chó được huấn luyện tốt, hơn là một con người phát triển hài hoà. Anh ta phải hiểu biết về động cơ của con người, những ảo tưởng và đau khổ của họ, để có được một thái độ đúng với người đồng loại và với cộng đồng.”
“Trường học chủ yếu dùng những phương tiện gây sợ hãi, cưỡng bách và chuyên chính giả tạo. Phương pháp đó huỷ diệt tình cảm lành mạnh của sự sống, sự chân thật và sự tự tin của học trò. Nó tạo ra một loại thứ dân ngoan ngoãn.”
“Tôi nghĩ người ta có thể làm mất đi tính háu ăn của một con thú ăn thịt sống nếu cứ bắt nó phải ăn dưới roi vọt, ngay cả khi nó không đói, đặc biệt khi người ta tự chọn cho nó những thức ăn dưới áp lực đó.”
“Đối với con người, kiến thức không quan trọng lắm. Để có kiến thức con người không cần đến đại học. Cái đó người ta có thể tự học từ sách. Giá trị của giáo dục đại học không nằm ở chỗ học thuộc lòng nhiều kiến thức mà ở chỗ tập luyện tư duy, cái mà người ta không bao giờ học được từ sách giáo khoa.”
“Tôi tin rằng sự sa sút khủng khiếp trong tư cách đạo đức của con người trước nhất có liên quan đến sự máy móc hoá và sự làm mất đi tính chất cá nhân trong cuộc sống của chúng ta - một sản phẩm phụ bất hạnh của sự phát triển tinh thần khoa học - kỹ thuật. Lỗi của chúng ta ... Con người nguội lạnh đi nhanh hơn hành tinh nó đang ngồi trên đó.”
“Bởi vì tất cả những gì vĩ đại và cao cả đều được tạo ra bởi cá nhân trong sự phấn đấu tự do. Có thể dễ dàng nhận thấy tất cả những tài sản vật chất, tinh thần và đạo đức mà chúng ta nhận được từ xã hội xuất phát từ những nhân cách đơn lẻ qua vô số thế hệ. Chỉ cá nhân đơn lẻ mới tư duy và qua đó mới tạo ra những giá trị mới cho xã hội.”
“Để phát triển khoa học hay các hoạt động sáng tạo nói chung cần phải có một thứ tự do khác, người ta có thể gọi là tự do nội tâm. Đó là cái tự do của tinh thần thể hiện qua sự độc lập của tư duy trước các trói buộc của thành kiến, của quyền lực và xã hội, cũng như trước trói buộc của suy nghĩ lệ thường và thói quen không phê phán. “
“Để trừng phạt sự khinh miệt của tôi đối với quyền lực, định mệnh đã biến ngay tôi thành một quyền lực.”