Jump to content

Advertisements




CẤU THÀNH CỦA 1 NĂM THỜI TIẾT, CẤU THÀNH CỦA 1 QUẺ ĐỘN GIÁP


46 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 20/12/2015 - 13:53

Hôm nay VN mở topic này nói về cách lập thành 1 quẻ kỳ môn độn giáp, xin mời các ACE quan tâm vào góp ý và thảo luận:

1. CÁC ĐƠN VỊ THỜI GIAN
1.1 Các Đơn Vị Thời Gian Của Vũ Trụ
1.2 Các Đơn Vị Thời Gian Trong 1 Năm
1.3 Bát Quái Quản Lý 24 Tiết/Khí
1.4 Bảng Hoa Giáp Theo Năm - Lịch Kỳ Môn Căn Bản

2. CỤC SỐ CỦA ĐỘN GIÁP, VIỆC HÌNH THÀNH CỤC SỐ TỪ 8 QUẺ, 24 TIẾT/KHÍ
2.1 Bảng Minh Họa Việc Hình Thành Cục Số
2.2 Tam Nguyên/3 Hầu: Thượng, Trung, Hạ - Thế Nào Là Phù Đầu

3. CHÍNH THỤ, SIÊU THẦN, TIẾP KHÍ, TRÍ NHUẬN


4. CÁCH LẬP THÀNH MỘT QUẺ KỲ MÔN
4.1 Tam Kỳ, Lục NGhi
4.2 Cấu Tạo Cơ Bản Của 1 Quẻ Độn Giáp: Địa bàn, Thiên Bàn, Nhân Bàn, Thần Bàn
4.3 Các Bước Lập Quẻ Độn Giáp

----------------------------


1. CÁC ĐƠN VỊ THỜI GIAN

1.1 Các Đơn Vị Thời Gian Của Vũ Trụ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo Thiệu Khang Tiết thì thời gian của vũ trụ này phân ra thành:
  • Nguyên: là khoảng thời gian bao gồm cả bốn giai đoạn Thành - Thịnh - Suy - Huỷ của vũ trụ này. Cũng tương tự như một năm vũ trụ, bao gồm 12 hội
  • Hội: cũng tương tự như một tháng vũ trụ, bao gồm 30 vận
  • Vận: cũng tương tự như một ngày vũ trụ, bao gồm 12 thế
  • Thế: cũng tương tự như một giờ vũ trụ, bao gồm 30 năm của trái đất
Đồ hình sau của Thiệu Khang Tiết miêu tả một "nguyên" của vũ trụ, tức là khoảng thời gian vũ trụ ra đời tới khi vũ trụ hoại diệt:
  • Trời đất mở ra ở hội Tý,
  • Đất thành ra ở hội Sửu
  • Người sinh ra ở hội Dần

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo lịch sử Trung Hoa và theo Minh Thiện đời Minh thì vào năm thứ 8 sau khi vua Hạ Võ lên ngôi là năm Giáp Tý bắt đầu vào Hội Ngọ, quy qua Tây Lịch là năm 2,196 trước Công Nguyên. Tương tự như vậy, 1 năm cũng là một hình ảnh thu nhỏ của 1 chu kỳ thành, thịnh, suy, hủy của cả Vũ trụ.


1.2 Các Đơn Vị Thời Gian Trong 1 Năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Một năm bao gồm 4 mùa, 12 tháng, 24 tiết khí, 360 ngày (lịch âm). Bốn mùa phân ra ra thành hai vòng âm dương:
  • từ Đông Chí cho tới Mang chủng do bốn quẻ Khảm, Cấn, Chấn, Tốn quản lý - là vòng dương
  • từ Hạ Chí cho tới Đại Tuyết do bốn quẻ: Ly, Khôn, Đoài, Càn quản lý - là vòng âm.
Như vậy, ta có thể hình dung chu kỳ thời tiết của một năm chạy vòng tròn giống y như bát quái hậu thiên như hình dưới đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



1.3 Bát Quái Quản Lý 24 Tiết/Khí
Vì chúng ta đang nói về môn Độn Giáp, tức phải nói tới số cục và nguồn gốc của chúng, như đã nói trên, ta biết rằng mỗi năm thời tiết có 24 tiết khí (mỗi tiết khí quy định 15 ngày) và một năm có 8 quẻ quản lý 24 tiết/khí tạo thành bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bảng minh họa theo chiều dọc:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




1.4 Bảng Hoa Giáp Theo Năm - Lịch Kỳ Môn Căn Bản
Do mỗi tiết/khí có 15 ngày, cho nên KMĐG quy định nghiêm ngặt mỗi năm thời tiết phải có đủ 360 ngày, mỗi tiết khí quản 15 ngày chia ra làm 3 nguyên hay còn gọi là 3 cục:
  • Thượng nguyên
  • Trung nguyên
  • Hạ nguyên
Vì thế, ta có lịch kỳ môn căn bản như dưới đây, lưu ý rằng đây chỉ là điều kiện lý tưởng, còn trong thực tế thì tiết khí có thể tới sớm hơn hay muộn hơn so với bảng hoa giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






2. CỤC SỐ CỦA ĐỘN GIÁP, VIỆC HÌNH THÀNH CỤC SỐ TỪ 8 QUẺ, 24 TIẾT/KHÍ

2.1 Bảng Minh Họa Việc Hình Thành Cục Số
Ta đã biết ở phần trên là mỗi năm thời tiết có 24 tiết khí, 8 quẻ. Mà mỗi quẻ thì quản 3 tiết/khí - số cục được hình thành từ số quẻ quản các tiết khí đó:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nếu đếm, ta sẽ thấy bảng trên có 72 cục số - mỗi một quẻ đơn cai quản 3 tiết khí (Càn tại số 6, Đoài tại số 7, Khôn tại số 2, Ly tại số 9, Tốn tại số 4, Chấn tại số 3, Cấn tại số 8, Khảm tại số 1). Cách "đặt số" cho một tiết khí mà quẻ cai quản bằng cách khởi số của quẻ từ thượng nguyên của tiết khí đầu tiên của quẻ, sau đó tiết khí thứ hai sẽ được cộng thêm 1 nếu thuộc cục dương (trừ đi 1 nếu thuộc cục âm)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ 1: quẻ Càn, nó cai quản 3 tiết khí Lập đông - Tiểu tuyết - Đại tuyết.
- Trong cửu cung lạc thư Càn là số 6, vì vậy tiết khí đầu tiên Lập đông có thượng nguyên là số 6.
- Khí tiểu tuyết có thượng nguyên là số 5 (vì thuộc âm cục nên 6- 1 = 5)
- Tiết Đại tuyết có thượng nguyên là số 4 (vì thuộc âm cục nên 5 - 1 = 4)

Ví dụ 2: quẻ Khảm cai quản 3 tiết là Đông chí - Tiểu hàn - Đại hàn
- vì quẻ Khảm trong cửu cung có số 1 nên tiết Đông chí có thượng nguyên bằng 1
- Khí Tiểu hàn có thượng nguyên là 2 (vì thuộc cục dương nên 1 + 1 = 2)
- Tiết Đại hàn có thượng nguyên là 3 (vì thuộc cục dương nên 2 + 1 = 3)



Số cục trung, hạ của một tiết khí được sắp sếp theo quy tắc nào?
Ta đã biết mỗi tiết/khí chia ra làm tam nguyên (thượng, trung, hạ) như vừa nói phần trên đã giải thích cục thượng nguyên, còn lại cục trung nguyên như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- đối với cục dương thì lấy thượng nguyên cộng với 6, nếu số thành lớn hơn 9 thì phải trừ đi 9
- đối với cục âm thì lấy thượng nguyên trừ đi 6, nếu số thành nhỏ hơn 0 thì phải cộng thêm 9

Cách tính cục hạ nguyên:
- đối với cục dương thì lấy thượng nguyên cộng với 3, nếu số thành lớn hơn 9 thì phải trừ đi 9
- đối với cục âm thì lấy thượng nguyên trừ đi 3, nếu số thành lớn hơn 9 thì phải cộng thêm 9


Tóm lại:
Số cục dương = 36 (12 tiết khí x 3 khí thượng - trung - hạ) từ cung Khảm tới cung Tốn
  • Số công thức dương độn cho một tiết khí = 45 (36 cục x 15 ngày)
  • Tổng số công thức dương độn (bao gồm 12 tiết khí từ cung Khảm tới cung Tốn) = 540 (45 công thức x 12 tiết khí)
Số cục âm = 36 (12 tiết khí x 3 khí thượng - trung - hạ) từ cung Ly tới cung Càn
  • Số công thức dương độn cho một tiết khí = 45 (36 cục x 15 ngày)
  • Tổng số công thức âm độn (bao gồm 12 tiết khí từ cung Ly tới cung Càn) = 540 (45 công thức x 12 tiết khí)
Tổng số công thức Âm độn + Dương độn = 1,080 (540 công thức dương + 540 công thức âm)
Tức là theo đúng với con số 1,080 phân ra số độn của Phong Hậu đời xưa



2.2 Tam Nguyên/3 Hầu: Thượng, Trung, Hạ - Thế Nào Là Phù Đầu
Môn Độn Giáp quy định một tiết khí có 3 hầu/cục/nguyên, mỗi hầu có 5 ngày. Ngày khởi đầu của mỗi nguyên được gọi là ngày Phù đầu:
  • phù đầu của cục thượng nguyên luôn là: Giáp Tý/Ngọ, Kỷ Mão/Dậu
  • phù đầu của cục trung nguyên luôn là: Giáp Dần/Thân, Kỷ Tị/Hợi
  • phù đầu của cục hạ nguyên luôn là: Giáp Thìn/Tuất, Kỷ Mùi/Sửu
Dựa vào bảng lịch Kỳ Môn Độn Giáp quy định ở phần 1.4 chúng ta có thể thấy ngày phù đầu như nói trên. Tuy nhiên, trong thực tế các tiết khí lại thường đến sớm hơn hoặc trễ hơn lịch KMĐG đã quy định, thành ra có khái niệm về Siêu Thần, Tiếp khí như mục 3 dưới đây:



3. CHÍNH THỤ, SIÊU THẦN, TIẾP KHÍ, TRÍ NHUẬN

Tra bảng dương lịch, ta có thể thấy Tiết/Khí thường đến không trùng với ngày Phù đầu, có nghĩa là ngày Tiết khí đến không nhất thiết là ngày Phù đầu. Nhưng trong môn Độn Giáp, thì mỗi một Tiết/Khí có 3 hầu/nguyên/cục (thượng, trung, hạ):
  • Thượng Nguyên: Giáp Kỷ Tý Ngọ Mão Dậu, tức chúng là ngày Phù đầu của thượng nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác thì Phù đầu thượng nguyên của một tiết khí quy định phải rơi vào ngày Giáp Tý/Ngọ hoặc Kỷ Mão/Dậu
  • Trung Nguyên: Giáp Kỷ gia Dần Thân Tỵ Hợi, tức chúng là ngày Phù đầu của trung nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác, Phù đầu trung nguyên của một tiết khí quy định phải rơi vào Giáp Dần/Thân, Kỷ Tị, Hợi.
  • Hạ Nguyên: Giáp Kỷ gia Thìn Tuất Sửu Mùi, tức chúng là ngày Phù đầu của hạ nguyên tiết khí đó. Hay nói cách khác phù đầu hạ nguyên của một tiết khí phải rơi vào Giáp Thìn/Tuất, Kỷ Sửu/Mùi.

Môn Độn Giáp có lẽ sẽ đơn giản hơn rất nhiều nếu chúng ta chỉ cần lập cục theo tiết khí mà thôi. Nhưng trong thực tế việc phân tách từng cục gọn gàng ra cho từng hầu là không thể, bởi tiết khí có thể giao thoa với một ngày khác của hầu khác. Nếu trong trường hợp tiết khí khởi đầu/kết thúc vào một ngày khác với quy định trên, lập tức sẽ xảy ra một trong hai trường hợp có tên là:
  • Siêu thần: là khi tiết khí chưa đến mà các ngày Phù đầu của cục/hầu (là các ngày Giáp Tý, Giáp Ngọ, Kỷ Mão, Kỷ Dậu) đã tới rồi. Thành ra người ta phải lấy các ngày khởi đầu đó làm ngày khởi đầu cho tiết khí chưa tới. Hành động này được gọi là "Siêu thần". Ví dụ: tháng giêng ngày 1 là tiết Lập xuân, nhưng ngày Giáp Tý đã rơi vào ngày 25 của tháng 12 năm trước (26: Ất Sửu, 27: Bính Dần, 28: Đinh Mão, 29: Mậu Thìn; vậy ngày mùng 1 tháng giêng là ngày Kỷ Tị, không phải là ngày phù đầu). Như vậy phải lấy Giáp Tý ngày 25 là ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Làm như vậy gọi là "siêu thần".
  • Tiếp khí: là trường hợp ngược lại, tiết khí đã đến rồi nhưng ngày Phù đầu vẫn chưa thèm đến. Thành ra người ta phải lấy ngày Phù đầu đó tính làm ngày khởi đầu cho tiết khí đã đến rồi đó. Hành động này được gọi là "Tiếp khí". Ví dụ: tiết Lập xuân rơi vào ngày mùng 1 tháng giêng là ngày Canh Thân, còn 5 ngày nữa mới tới ngày Giáp Tý là ngày Phù đầu. Vậy người ta đành phải coi ngày mùng 5 như là ngày đầu tiên của tiết Lập Xuân. Làm như vậy được gọi là "tiếp khí".

Lưu ý: có nghĩa chỉ có hầu/cục số đầu tiên (tức 5 ngày đầu) của một Tiết/Khí là bị ảnh hưởng phép siêu thần tiếp khí, còn cục trung cục hạ của Tiết/Khí thì cứ tính 60 giờ/cục như bình thường.

Như vậy, người nào muốn lập một quẻ Độn Giáp phải kiểm tra lại lịch kỳ môn xem có xảy ra trường hợp tiết khí tới sớm quá hay trễ quá với ngày phù đầu hay không, rồi mới chỉnh sửa lại mà lập quẻ. Còn trường hợp tiết khí đến đúng với ngày phù đầu, người ta gọi trường hợp này là "CHÍNH THỤ".


ĐẶT PHÉP NHUẬN
Khi lập quẻ Độn Giáp thì xem lịch để kiểm tra xem tiết khí có đến đúng với các ngày Giáp Tý/Ngọ, Kỷ Mão/Dậu hay không. Đối với siêu thần/tiếp khí ta sẽ thấy có hai trường hợp:
  • Trường hợp ngày giao tiết khí và ngày phù đầu cách nhau từ 9 ngày đổ xuống (tức là ít hơn 9 ngày).
  • Trường hợp ngày giao tiết khí và ngày phù đầu cách nhau tứ 9 ngày đổ lên (tức là nhiều hơn 9 ngày).
Khi ngày Phù đầu cách ngày giao tiết khí nhiều hơn 9 ngày được gọi là "TRÍ NHUẬN". Khi tính siêu thần tiếp khí quá dài sẽ làm cho ngày giao tiết trở thành ngày đầu tiên của của tiết khí cũ (tức là ngày cuối hạ nguyên của tiết khí "a" giao tiết với tiết khí "b" lại trở thành chính ngày đầu tiên của tiết khí "a").

VÍ DỤ VỀ PHƯƠNG PHÁP BỔ CỨU CỤC
Vào giờ Bính Dần ngày 14 tháng 8 tức ngày Kỷ Dậu là lúc giao tiết của khí Xử Thử và Tiết Bạch lộ. Đúng ra thì vào giờ Giáp Tý của ngày Kỷ Dậu đó đã phải tính là tiết Bạch Lộ rồi, nhưng trong thực tế Tiết Bạch lộ trễ so với giờ Giáp Tý là 3 canh giờ. Như vậy đây chính là trường hợp "siêu thần":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khi tính kỹ số giờ trong một NGUYÊN của 1 tiết khí thì mỗi tiết khí phải có 60 giờ (15 ngày x 12 giờ/ngày). Trong trường hợp này, Khí Xử thử đã chiếm mất hai giờ Giáp Tý và Ất Sửu của ngày Kỷ Dậu, nên ta bổ cứu bằng cách coi hai giờ Giáp Tý và Ất Sửu là hai giờ của thượng nguyên Xử Thử:
  • Như vậy, thượng nguyên của tiết Bạch lộ chỉ còn có 58 giờ.
  • Xem tiếp tới ta thấy rằng khí Thu phân giao thời vào giờ Kỷ Tị ngày Giáp Tý. Như vậy tiết Bạch lộ bị lố qua ngày Giáp Tý (phù đầu của khí thu phân). Vậy ta bổ cứu bằng cách coi 5h (giáp tý, ất sửu, bính dần, đinh mão, mậu thìn) là 5h giờ của thượng nguyên tiết Bạch Lộ. Nói cách khác, thượng nguyên bạch lộ giờ đã có 63 giờ cả thảy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 20/12/2015 - 14:10

4. CÁCH LẬP THÀNH MỘT QUẺ KỲ MÔN

4.1 Tam Kỳ, Lục NGhi
Môn Độn Giáp bắt nguồn từ việc hành binh đánh trận, người xưa dùng 10 can với các hình tượng trong tổ chức quân đội:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



TAM KỲ
Trong 10 can này thì Ất - Bính - Đinh được gọi là Tam kỳ (NHẬT - NGUYỆT - TINH):
Nhật kỳ:
  • can Ất, Ất tượng trưng cho mặt trời bởi mặt trời mọc tại phương Đông là phương vị của quẻ Chấn (tại quẻ chấn có hai can Giáp, Ất và do can Giáp là dương lại ẩn đi cho nên can Ất mới tượng trưng cho mặt trời và được gọi là Ất kỳ)
  • Nguyệt kỳ: can Bính, Bính thuộc quẻ Ly tượng là lửa, Ly là nơi khí dương cực thịnh và sắp suy tàn trong khi đó khí âm bắt đầu sinh ra và tăng trưởng mạnh mẽ. Vì vậy Bính tượng trưng cho mặt trăng và gọi là Bính kỳ.
  • Tinh kỳ: can Đinh cũng thuộc quẻ Ly là nơi khí dương cực thịnh, sắp sửa suy và khí âm bắt đầu sinh. Nhưng can Đinh là em của can Bính nên tượng trưng cho tinh tú nên được gọi là Đinh kỳ hay tinh kỳ.
LỤC NGHI
các can Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý thì gọi là Lục nghi, bởi vì trong một Chu kỳ có 60 năm gồm có 6 con giáp; bắt đầu từ Giáp tý cho đến Quý Hợi. Mỗi một con giáp có 10 năm gọi là một nghi trong đó là: con giáp ẩn tránh và mỗi con giáp ẩn theo địa bàn dưới 6 con còn lại là Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
  • Tuần Giáp Tý: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Tý thì can Giáp ẩn dưới nghi Mậu
  • Tuần Giáp Tuất: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Tuất thì can Giáp ẩn dưới nghi Kỷ
  • Tuần Giáp Thân: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Thân thì can Giáp ẩn dưới nghi Canh
  • Tuần Giáp Ngọ: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Thân thì can Giáp ẩn dưới nghi Tân
  • Tuần Giáp Thìn: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Thìn thì can Giáp ẩn dưởi nghi Nhâm
  • Tuần Giáp Dần: trong 10 đơn vị của tuần Giáp Dần thì can Giáp ẩn dưới nghi Quý
Việc tìm ra can Giáp ẩn ở dưới nghi nào sẽ giúp ta tìm ra được Trực phù và Trực sử

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




KỲ TỬ
Trong 10 can thì can Giáp đã độn mất, chỉ còn lại 9 can (tam kỳ, lục nghi) gộp lại gọi là 1 bộ kỳ tử, có hai bộ kỳ tử được sử dụng trong môn Độn Giáp, đó là:
  • Kỳ tử địa bàn: được xếp ngang với Bát Môn. Sau khi định cục đứng yên không chuyển động.
  • Kỳ tử thiên bàn: xếp ngang với Cửu tinh, nó chuyển động theo thiên bàn.
Bộ kỳ tử này sắp xếp 9 can còn lại, được bày ra theo thứ tự như hình dưới đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nó có công dụng là dùng để an các cục số, như hình trên chẳng hạn, vào cục 8 âm độn thì an nghịch số (nghĩa là số nhảy nhỏ dần từ 8 - 7 - 6 - 5 - 4 - 3 - 2 - 1 - 9; trong đó lục nghi thì sắp xếp thuận, tam kỳ sắp xếp nghịch)


4.2 Cấu Tạo Cơ Bản Của 1 Quẻ Độn Giáp: Địa bàn, Thiên Bàn, Nhân Bàn, Thần Bàn
Cấu tạo của môn Độn Giáp bao gồm 4 tầng:
  • Địa bàn: chính là cửu cung, hậu thiên bát quái, đại biểu cho phương vị.
  • Nhân bàn: là tám cửa (Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai) an thuận theo kim đồng hồ. Nhân bàn chuyển động gia lên địa bàn nào là do Trực sử chỉ định theo thời chi.
  • Thiên bàn: là cửu tinh (Thiên bồng, Thiên nhậm, Thiên xung, Thiên phù, Thiên anh, Thiên nhuế, Thiên cầm, Thiên trụ, Thiên tâm). Được an thuận theo chiều kim đồng hồ. Thiên bàn chuyển động gia lên địa bàn nào là do Trực phù chỉ định theo thời can.
  • Thần bàn: cũng giống như vòng Quý nhân trong môn Lục nhâm, Thần bàn bao gồm bát thần, được an theo vòng âm/dương khác nhau:
    (*) vòng dương thuận chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Câu trận, Chu tước, Cửu địa, Cửu thiên
    (**) vòng âm nghịch chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, Cửu địa, Cửu thiên. Vòng bát thần này được an lên địa bàn theo phương vị của Trực phù trên thiên bàn.
Có hai hình thức trình bày một quẻ độn giáp: theo bàn tròn hay theo bàn vuông.



4.3 Các Bước Lập Quẻ Độn Giáp

Sửa bởi vietnamconcrete: 20/12/2015 - 14:31


#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 20/12/2015 - 14:40

Có hai hình thức trình bày một quẻ độn giáp: theo bàn tròn hay theo bàn vuông:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




ĐỊA BÀN - BÁT QUÁI

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


được hình thành từ hậu thiên bát quái, địa bàn của quẻ Độn Giáp có 9 cung, không tính trung cung thì 8 cung xung quanh là 8 quái, tương tỷ với 9 sao, 8 cửa


NHÂN BÀN - BÁT MÔN

Nhân bàn là bát môn, nhân bàn là Trực sử chuyển động theo phương vị mà Thời chi chỉ thị. Thời xưa cho rằng sự vận động phát triển và biến hóa của vạn vật trong đời sống con người đều chịu ảnh hưởng trực tiếp của các phương vị không gian. Do đó, Độn giáp chia không gian ra làm 8 hướng: Hưu, Sinh, Thương, Đỗ, Cảnh, Tử, Kinh, Khai. Những cửa này được đặt trên nhân bàn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Trong bát môn có các cửa Khai (càn), Hưu (khảm), Sinh (cấn) là các cửa cát lợi. Tử (khôn), Kinh (đoài), Thương (chấn) là các cửa hung họa. Đỗ (tốn), Cảnh (ly) là các cửa bình thường. Trên căn bản là như vậy, nhưng khi vận chuyển trên địa bàn, ta phải xem xét mức độ vượng - tướng - hưu - tù và sinh khắc với địa bàn thế nào mới có thể kết luận. Thông tin về 8 cửa rất nhiều, sẽ không nói tới ở đây kẻo khó tập trung.


THIÊN BÀN - CỬU TINH
Thiên bàn bao gồm 9 ngôi sao được xử dụng trong môn Độn Giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đây là chín ngôi sao trong chòm sao Bắc Đẩu/cái gầu, người xưa quy cho chúng thuộc tính ngũ hành của Lạc Thư: Thiên bồng quẻ khảm hành thủy; Thiên nhuế quẻ khôn hành thổ; Thiên xung quẻ chấn hành mộc. Thiên phù quẻ tốn hành mộc; Thiên cầm trung cung hành thổ; Thiên tâm quẻ càn hành kim; Thiên Trụ quẻ đoài hành kim; Thiên nhậm quẻ cấn hành thổ; Thiên anh quẻ Ly hành hỏa.

Trong Cửu tinh có ba sao cát lợi nhất là:
  • Thiên phù (quẻ tốn)
  • Thiên cầm (trung tâm)
  • Thiên tâm (quẻ càn)
Còn các sao còn lại đều có những đặc điểm cát hung riêng. Các sao được cân đo độ cát hung bằng phương vị trong quẻ và thời gian xem quẻ. Thông tin của 9 sao rất nhiều, sẽ nói tới ở một phần khác.


THẦN BÀN - CỬU THẦN<p>
Thần bàn bao gồm 10 vị thần sát, được chia ra vòng âm và vòng dương:
  • vòng dương thuận chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Câu trận, Chu tước, Cửu địa, Cửu thiên
  • vòng âm nghịch chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, Cửu địa, Cửu thiên. Vòng bát thần này được an lên địa bàn theo phương vị của Trực phù trên thiên bàn.


#4 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 20/12/2015 - 15:06

4.3 Các Bước Lập Quẻ Độn Giáp
Để lập được một quẻ Kỳ môn ta phải biết được Tiết khí, Can chi của ngày, Can chi của Giờ. Từ đó ta lần lượt lập quẻ theo các bước sau:
  • bước 1: dựa vào giờ, ngày, tiết khí đang xem quẻ để tìm ra số cục, độn thuận hay độn nghịch. Ta có thể dùng lịch kỳ môn, hoặc tự lập ra lịch kỳ môn để lập số cục.
  • bước 2: an số cục vào bảng tam kỳ lục nghi/bộ kỳ tử (an thuận số với cục dương, nghịch số với cục âm). An xong bảng tam kỳ lục nghi rồi, thì kiểm tra giờ xem quẻ thuộc Tuần giáp nào, do đó mà biết được can Giáp đang ẩn tại nghi nào trong lục nghi. Khi đã biết can Giáp ẩn tại nghi nào rồi, dựa vào số cục của nghi đó quy đổi ra sao (cửu tinh, thiên bàn) và gọi nó là Trực phù; dựa vào số của của nghi đó quy đổi ra cửa (môn, hay nhân bàn) và gọi nó là Trực sử.
  • bước 3: an bộ kỳ tử (tam kỳ, lục nghi) vào địa bàn bằng cách xem Can nào được an số cục nào thì an vào cửa có số tương ứng.
  • bước 4: Tìm Trực phù, Trực sử, an vòng cửu tinh/thiên bàn vào cung có Can giờ xem, đồng thời an bộ kỳ tử vào thiên bàn tương ứng với vòng cửu tinh.
  • bước 5: an vòng bát môn/nhân bàn vào cung có Chi giờ xem.
  • bước 6: an vòng Thần bàn dựa vào trực phù, Thần bàn chia ra làm 2 loại âm/dương, nếu số độn cục là dương thì dùng vòng dương an thuận; nếu số độn cục là âm thì dùng vòng âm an nghịch chiều kim đồng hồ.
Bước 1 và bước 2: Muốn lập bảng Tam kỳ, Lục nghi ta cần biết ngày xem quẻ thuộc tiết khí nào, ngày đó thuộc con giáp nào để biết số cục (là thượng, trung hay hạ). Khi biết số cục rồi ta sẽ an thuận (nếu là dương độn từ khí Đông Chí đến tiết Mang Chủng), và an nghịch (nếu là âm độn từ khí Hạ Chí đến tiết Đại Tuyết). Sau đó ta phải dùng bảng tam kỳ lục nghi được trình bày cố định theo bảng dưới đây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ví dụ 1: ta lập quẻ độn giáp vào giờ Giáp Tý, ngày Giáp Tý, tháng Mậu Dần, năm Ất Dậu (sau giao thừa tết Ất Dậu 09/02/2005). Ngày Giáp Tý thuộc thượng nguyên, tiết Lập Xuân nên ta có Dương độn 8 cục (tra bảng số cục của từng tiết khí) ta lập bảng Tam kỳ, Lục nghi như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ta thấy:
Giáp Tý nên can Giáp ẩn dưới can Mậu địa bàn (tức cục 8), ta lần lượt độn thuận (9 dưới Kỷ, 1 dưới Canh, 2 dưới Tân, 3 dưới Nhâm, 4 dưới Quý là lục nghi. Còn tam kỳ thì 7 dưới Ất, 6 dưới Bính, 5 dưới Đinh)


KẾT LUẬN
Cần biết tiết khí để biết dùng độn âm hay độn dương
+ Từ khí Đông Chí đến tiết Mang Chủng dùng độn dương, độn dương thì an thuận số từ nhỏ tới lớn
+ Từ khí Hạ Chí đến tiết Đại Tuyết dùng độn âm, độn âm thì dùng số từ lớn tới nhỏ
Cần biết ngày của tiết khí đó thuộc thượng nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên để biết số cục
Sau đó dùng bảng tam kỳ, lục nghi lần lượt độn số


Bước 3: an bộ kỳ tử (tam kỳ lục nghi):

Trong môn Độn Giáp, sau khi xác định được số cục thì cần sắp xếp hai bộ kỳ tử này, một bộ trên thiên bàn, một bộ trên địa bàn. Cách sắp xếp hai bộ kỳ tử bị ảnh hưởng bởi dương độn hay âm độn:
  • Dương độn: xếp thuận lục nghi, xếp nghịch tam kỳ
  • Âm độn: xếp nghịch lục nghi, xếp thuận tam kỳ
Thứ tự cụ thể khi sắp xếp sẽ theo thứ tự là: Mậu - Kỷ - Canh - Tân - Nhâm - Quý - Đinh - Bính - Ất. Gặp cục dương độn thì xếp thuận chiều kim đồng hồ, gặp cục âm độn thì xếp nghịch chiều kim đồng hồ. Cách sắp xếp đúng sẽ cho kết quả là Mậu kế Kỷ, Kỷ kế Canh, Canh kế Tân, Tân kế Nhâm, Nhâm kế Quý, Quý kế Đinh, Đinh kế Bính, Bính kế Ất. Sau khi xác định được số cục dương hay âm độn (lập được bảng lục nghi tam kỳ), ta biết được Mậu trong lục nghi sẽ được sắp xếp trong cung nào.


VÍ DỤ
Giờ Canh Ngọ, Tiết Vũ Thủy, hạ nguyên, cục 3 dương độn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



SẮP XẾP BỘ KỲ TỬ CHO ĐỊA BÀN
Trên bảng tam kỳ lục nghi, chúng ta đã thấy bộ kỳ tử được độn cục đánh số tương ứng cho mỗi can, việc sắp xếp bộ kỳ tử vào địa bàn dựa vào những số đó:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bởi địa bàn không có Trung cung nên theo nguyên tắc phải gửi Trung cung vào cung Khôn.

Bước 4: Sắp xếp bộ kỳ tử cho Thiên bàn

Ta đã biết Thiên bàn chính là Cửu tinh, mà cửu tinh thì có số tương ứng với các cửa, vì vậy dựa theo những số mà bộ kỳ tử tam kỳ lục nghi đã được độn ta an các can vào từng Tinh bàn tương ứng:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thiên bàn nói trên vì chưa tìm ra trực phù nên ta chưa thể an vào địa bàn được (xem phần tiếp theo). Muốn tìm được Trực phù ta phải biết Phù đầu của giờ xem quẻ là gì, giờ xem quẻ này là Canh Ngọ thuộc tuần Giáp Tý, vậy can Giáp hiện nay đang độn ở nghi Mậu, xem bảng nói trên ta thấy Mậu có số cục = 3, tương tỷ với sao Thiên xung - vậy sao Thiên xung là Trực phù. Tương tỷ với sao Thiên xung là cửa Thương môn, như vậy ta có:
  • Trực phù = sao Thiên xung
  • Trực sử = cửa Kinh môn
Ta đã biết được trực phù, vậy phải an Trực phù vào cung địa bàn nào có can Canh của giờ Canh Ngọ, an thuận theo thứ tự tự nhiên của vòng sao (tức là cửu cung lạc thư):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bước 5: an Nhân bàn/bát môn dựa vào trực sử

An nhân bàn bằng cách đem cửa nào tương tỷ với sao Trực phù an vào cung có Chi của giờ xem quẻ. Trong ví dụ trước đây, ta đã biết trực phù là sao Thiên xung, mà sao Thiên xung thì tương tỉ với với cung Chấn, cửa Thương. Vậy kết luận cửa Thương làm Trực Sử. Việc an vòng Bát cung được thực hiện với các bước sau đây:
  • bước 1: tìm thời chi (chi của giờ xem quẻ) là gì, nằm ở cung nào
  • bước 2: đem trực sử an vào cung đó
  • bước 3: theo thứ tự tự nhiên của bát cung, an các cung còn lại vào địa bàn.
Ta đã biết quẻ lập vào giờ Canh Ngọ, mà Ngọ ở cung Ly địa bàn, vì vậy ta phải đem trực sử là Thương môn an vào cung Ly, tiếp theo an các cửa khác vào các cung theo thứ tự tự nhiên của cửu cung.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bước 6: an Thần bàn</p>

Chúng ta đã biết vòng Thần bàn chia ra hai vòng âm dương:
  • vòng dương thuận chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Câu trận, Chu tước, Cửu địa, Cửu thiên
  • vòng âm nghịch chiều kim đồng hồ: Trực phù, Đằng xà, Thái âm, Lục hợp, Bạch hổ, Huyền vũ, Cửu địa, Cửu thiên.
Vòng bát thần này được an lên địa bàn theo phương vị của Trực phù trên thiên bàn. Sau đây chúng ta xem xét hai ví dụ cụ thể sau: giờ Canh Ngọ, Tiết Vũ Thủy, hạ nguyên, cục 3 dương độn. Ta đã biết trực phù tại sao Thiên xung, vì vậy an sao Trực Phù vào cung có sao Thiên xung, vì dương độn nên an vòng Thần bàn theo chiều thuận:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





VÍ DỤ VÒNG THẦN BÀN ÂM ĐỘN:
Qủe lập vào giờ Canh Ngọ, ngày Giáp/Kỷ, âm độn 7 cục:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





-------------------------------------
Như vậy, VN đã trình bày xong sự hiểu của mình về cách thành lập quẻ Độn Giáp, và VN mong muốn mọi người thảo luận, chỉ giúp xem có chỗ nào sai lầm không?

Chân thành cám ơn!

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 20/12/2015 - 15:14

Bổ xung 1 ví dụ về lịch kỳ môn, ta thấy khí Vũ thủy đến vào ngày mùng 1 âm lịch đầu năm, tức ngày Bính Dần. Có nghĩa là ngày Giáp Tý của khí Vũ thủy đã tới sớm hơn so với quy định, tức là gặp phải trường hợp Siêu thần:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 20/12/2015 - 15:32


Thanked by 3 Members:

#6 BRIGHT

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 21/12/2015 - 13:43

Chào bạn vietnamconcrete,

vd: ngày 19/2/2015DL-ngày Bính Dần-tiết Vũ Thuỷ -dương độn 9 cục.

vậy + 9 cục: này số cục theo thời gia kỳ môn.

nếu theo nhật gia kỳ môn thì là số cục bao nhiêu?

Thanked by 1 Member:

#7 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 21/12/2015 - 13:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VienMinh, on 21/12/2015 - 13:43, said:

nếu theo nhật gia kỳ môn thì là số cục bao nhiêu?

Thày hỏi làm tui thẹn, tui có biết Kỳ Môn nhật gia mô?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VN mới đang ở giai đoạn học các an quẻ kỳ môn Thời gia - thày biết thì chỉ dạy thêm cho, cám ơn.

Còn về khẩu quyết Bát Môn - Nhật gia, thày vào link sau đọc:
http://tuvilyso.org/...post__p__536563

Sửa bởi vietnamconcrete: 21/12/2015 - 13:59


Thanked by 1 Member:

#8 BRIGHT

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 21/12/2015 - 14:28

Mình cũng chưa biết về nhật gia kỳ môn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



chỉ thấy a.VinhL viết về nhật gia kỳ môn nhưng vẫn chưa hiểu cách tính nên mới hỏi bạn.

ai ngờ bạn cũng không biết. Chắc phải đợi a.VinhL rồi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 21/12/2015 - 13:46, said:

Thày hỏi làm tui thẹn, tui có biết Kỳ Môn nhật gia mô?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VN mới đang ở giai đoạn học các an quẻ kỳ môn Thời gia - thày biết thì chỉ dạy thêm cho, cám ơn.

Còn về khẩu quyết Bát Môn - Nhật gia, thày vào link sau đọc:
http://tuvilyso.org/...post__p__536563


Thanked by 1 Member:

#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 00:14

ai bảo huyền môn không nguy hiểm

sai một tơ hào, đền cả mấy trăm năm


Hôm nay đọc lại sách Kỳ Môn Độn Giáp của Đàm Liên, mới thấy mình thật quá sai lầm. Sách vở bây giờ sao tạp nham quá, hại người đọc tốn tiền mua đã đành, lại có thể gây họa tới mãi mai sau...

Thanked by 5 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 10:11

Tình hình là thế này: phần hướng dẫn lập một quẻ Kỳ môn tại bài # 4 (http://tuvilyso.org/...post__p__586171) là do tui tham khảo sách "Kim Hàm Ngọc Kính" do Chu Tước Nhi dịch, nhà xuất bản Thời Đại, đọc xong sách này tui nhận xét như sau:
  • Bìa rất đẹp, hoành tráng nhưng nội dung bên trong rất lộn xộn. Có hai khả năng, một là người dịch muốn dấu nghề nên xào xáo tùm lum; hai là người dịch cũng không hiểu thế nào là đúng.
  • Sách này (Chu Tước Nhi dịch) dạy người ta an quẻ theo trường phái "Kỳ môn chuyển bàn", nghĩa là tìm ra trực phù và trực sử xong rồi thì an thuận vòng Thiên bàn, Nhân bàn
Lưu ý, bài viết # 4 phía trên tôi viết nội dung bị nhầm cách an trực sử, cách an đúng trực sử sẽ trình bày ở phần an quẻ theo trường phái Kỳ môn phi bàn như dưới đây.

-------------------------
Tham khảo thêm sách của tác giả Đàm Liên (TÌM HIỂU VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG - KỲ MÔN ĐỘN GIÁP, cũng do nhà xuất bản Thời Đại xuất bản năm 2010) thì tui hiểu rằng Kỳ Môn Độn Giáp chia ra làm 2 phái:
  • Phái Kỳ môn chuyển bàn: như đã nói trên
  • Phải Kỳ môn phi bàn: trình bày sau đây
Nay đưa lên để các bạn quan tâm tới Độn Giáp tham khảo:
-----------------------------------

I. AN CỤC SỐ VÀ BỘ KỲ TỬ, AN KỲ TỬ VÀO ĐỊA BÀN
...Bởi vì 6 tuần Giáp đã độn vào 6 nghi, bảng kỳ tử (tam kỳ, lục nghi) được trình bày theo thứ tự cố định như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Nguyên tắc sử dụng: dương độn thì an cục số từ nhỏ đến lớn, âm độn thì an cục số từ lớn xuống nhỏ (chú ý an theo hình mũi tên).

Ví dụ 1: ngày Bính Dần, dương độn cục 1, an cục số như sau: khởi cục số 1 từ cung Mậu, an số lớn dần: Kỷ số 2, Canh số 3... cứ thế lớn dần:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Để tiện nhìn (tránh nhầm lẫn), ta bày cục số và can, cũng như sao và cung tương tỷ với cục số như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đã có bộ kỳ tử an với cục số rồi, ta bày chúng lên địa bàn, nguyên tắc là Can nào có cục số nào thì đặt vào địa bàn có số đó, ví dụ: can Mậu có số 1, ta đặt vào cung Khảm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Lưu ý: không chỉ an bộ kỳ tử vào địa bàn, mà đồng thời phải an cả Lục nghi đi theo chúng nữa (để sau này còn phải sử dụng).


Ví dụ 2: giờ Tân Mão, dương độn cục 3

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Ví dụ 3: giờ Nhâm Dần, âm độn cục 7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn







II. TÌM TRỰC PHÙ, TRỰC SỬ, AN THIÊN BÀN DỰA VÀO CAN GIỜ XEM

Ta dùng Thiên bàn (cửu tinh) làm trực phù, để biết được trực phù là sao nào trong cửu tinh, ta phải biết giờ xem quẻ thuộc tuần giáp nào.

Ví dụ 1: giờ Bính Dần, dương độn cục 1
Giờ xem quẻ là Bính Dần thuộc tuần Giáp Tý, mà Giáp Tý độn ở can Mậu, mà Can Mậu được an cục số 1, số 1 tương tỷ quẻ khảm, quẻ khảm tương tỷ sao Thiên Bồng - vậy sao Thiên bồng là trực phù. Số 1 cũng tương tỷ với Hưu môn, vậy ta biết trực sử là Hưu Môn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


<p>
AN THIÊN BÀN
Theo sách Kỳ Môn Độn Giáp của tác giả Đàm Liên hướng dẫn, thì:
Trực phù: an vào địa bàn nào có Can giờ xem quẻ
Các Thiên bàn/Cửu tinh được chia ra làm 2 trường hợp:
  • 1) Dương độn: an thuận (số lớn dần) theo cửu cung địa bàn
  • 2) Âm độn: an nghịch (số nhỏ dần) theo cửu cung địa bàn.
Giờ Bính Dần, dương độn cục 1, hãy lưu ý các vòng tròn màu xanh có số từ 1 tới 9 chỉ dẫn thứ tự các sao phi vào các cung (Thiên bồng vay vào cung Cấn; Thiên nhuế bay vào cung Ly; Thiên xung bay vào cung Khảm; Thiên phù bay vào cung Khôn; Thiên Cầm bay vào cung Chấn; Thiên tâm bay vào cung Tốn; Thiên Trụ bay vào trung cung; Thiên nhậm bay vào cung Càn; Thiên anh bay vào cung Đoài):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ví dụ 2: giờ Tân Mão, dương độn cục 3
Giờ Tân Mão thuộc tuần Giáp Thân, mà Giáp Thân ẩn dưới can Canh, an cục số ta thấy can Canh có số 5, số 5 tương tỷ với sao Thiên cầm, ta có Thiên cầm là Trực phù; số 5 ở trung cung không có cửa, nhưng vì dương độn nên gửi 5 ở cung Cấn, vì vậy Trực sử là cửa Sinh.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Độn Thiên bàn/cửu tinh theo can giờ xem, ta thấy can Tân nằm ở cung Càn địa bàn, ta an trực phù (Thiên cầm) vào cung Càn; Thiên tâm vào cung Đoài; Thiên Trụ vào cung Cấn; Thiên Nhậm vào cung Ly; Thiên Anh vào cung Khảm; Thiên Bồng vào cung Khôn; Thiên Nhuế vào cung Chấn; Thiên Xung vào cung Tốn; Thiên phụ vào trung cung:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Ví dụ 3: giờ Nhâm Dần, âm độn cục 7
giờ Nhâm Dần thuộc Tuần Giáp Ngọ, can Giáp độn ở nghi Tân, mà nghi Tân được độn số 4, số 4 tương tỷ với sao Thiên phù (trực sử), cửa Đỗ (trực phù). Xem trong địa bàn, can Nhâm được an vào cung Chấn 3, vậy ta an Trực phù vào cung địa bàn Chấn 3. Bởi quẻ là âm độn nên nghịch độn thiên bàn: Thiên phù ở cung Chấn (3), Thiên xung ở cung Khôn (2), Thiên nhuế ở cung Khảm (1), Thiên bồng ở cung Ly (9), Thiên anh ở cung Cấn (8), Thiên nhậm ở cung Đoài (7), Thiên trụ ở cung Càn (6), Thiên tâm ở Trung cung (5), Thiên cầm ở cung Tốn (4):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



III. AN NHÂN BÀN/CỬU CUNG TÙY VÀO GIỜ XEM QUẺ
Việc an vòng Nhân bàn được chia ra làm 2 bước:
  • bước 1: tính xem giờ xem quẻ đứng vị trí thứ mấy trong tuần giáp của nó - tức là từ Tuần Giáp đếm tới giờ của quẻ được bao nhiêu bước nhảy, sau đó nhìn vào địa bàn xem Tuần Giáp của Giờ nằm ở cung địa bàn nào, rồi:
  • bước 2: tùy thuộc vào âm độn hay dương độn mà nhảy lùi hay nhảy tiến. Xem ví dụ rồi sẽ hiểu.
Ví dụ 1: giờ Bính Dần, dương cục 1
Ta biết rằng giờ Bính Dần thuộc tuần Giáp Tý, mà quẻ này Giáp Tý ẩn dưới can Mậu an vào cung Khảm địa bàn. Từ Giáp Tý đếm 1, Ất Sửu đếm 2, Bính Dần đếm 3 - như vậy là từ tuần giáp tới giờ xem có 3 bước nhảy. Trong quẻ này thì Giáp Tý/Mậu được an vào cung Khảm - vậy từ Khảm đếm là 1, tới Khôn đếm 2, tới cung Chấn là đủ 3 bước nhảy, ta an Trực sử vào đó:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta biết rằng giờ Bính Dần, dương độn 1 cục thì trực sử là cửa Hưu an vào cung Chấn địa bàn. Vì quẻ dương độn, an cửa phi vào các cung theo thứ tự lớn dần của số cửa: Hưu (quẻ khảm số 1) vào Chấn địa bàn, Tử (số 2) vào Tốn, Thương (số 3) vào Càn (vì không vào trung cung, nên bay thẳng tới cung Càn), Đỗ (số 4) bay vào cung Đoài, Khai (số 6) bay vào cung Cấn, Kinh (số 7) bay vào cung Ly, Sinh (số 8) bay vào cung Khảm.





Ví dụ 2: giờ Tân Mão, dương độn 3 cục
Ta biết rằng giờ Tân Mão thuộc tuần Giáp Thân, vậy từ Giáp Thân đếm 1, Ất Dậu 2, Bính Tuất 3, Đinh Hợi 4, Mậu Tý 5, Kỷ Sửu 6, Canh Dần 7, Tân Mão 8: tổng cộng 8 bước nhảy. Trong địa bàn của ví dụ 2 này, ta thấy tuần Giáp Thân nằm ở cung Cấn, mà quẻ này là dương độn, cho nên độn 1 từ Cấn, 2 tới Ly, 3 tới Khảm, 4 tới Khôn, 5 tới Chấn, 6 tới Tốn, 7 tới Trung cung , 8 tới Càn - an Trực sử (cửa Sinh) vào cung Càn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Quẻ này là dương độn, nên nhân bàn độn thuận: Trực sử (SINH MÔN) vào Càn, Cảnh vào Đoài, Hưu vào Cấn, Tử vào Ly, Thương vào Khảm, Đỗ vào Khôn, Khai vào Chấn, Kinh vào Tốn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì dương độn, ta an vòng thần bàn đi thuận



Ví dụ 3: giờ Nhâm Dần, âm độn cục 7
Giờ Nhâm Dần thuộc tuần Giáp Ngọ, từ Giáp Ngọ đếm là 1, Ất Mùi đếm 2... tới Nhâm Dần là 9 bước nhảy. Giáp Ngọ ẩn ở nghi Tân, nhìn vào địa bàn ta thấy can Tân được an ở cung Tốn, vì quẻ âm độn cho nên ta đi các bước nhảy lùi, nghĩa là từ Tốn đếm 1, Chấn đếm 2, Khôn đếm 3, Khảm đếm 4, Ly đếm 5, Cấn đếm 6, Đoài đếm 7, Càn đếm 8, Trung cung đếm 9 - ở đây, chúng ta thấy lẽ ra phải an trực sử vào trung cung, nhưng bát môn/nhân bàn không nhập trung cung, vì thế ta lùi lại cung Càn an trực sử:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vì quẻ âm độn, ta khởi trực sử (Đỗ môn) từ cung Càn (6), Thương môn lẽ ra vào Trung cung (5) nhưng vì bát môn không vào trung cung cho nên bước tiếp tới cung Tốn (4), Tử môn vào cung Chấn (3), Hưu môn vào cung Khôn (2), Cảnh môn vào cung Khảm (1), Sinh môn vào cung Ly (9), Kinh môn vào cung Cấn (8), Khai môn vào cung Đoài (7). Tới đây, ta đã an xong trực phù và vòng Thiên bàn, trực sử và vòng Nhân bàn theo phương pháp phi tinh. Vòng thần bàn do quẻ âm độn nên chọn an vòng thần bàn âm, phương pháp an giống hệt như Kỳ môn chuyển bàn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi vietnamconcrete: 22/12/2015 - 10:37


#11 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 10:25

Bổ xung phần III. An Nhân Bàn, Ví dụ 1. giờ Bính Dần dương độn cục 1

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#12 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 10:53

Tác giả Nguyễn Mạnh Bảo trong sách "GIẢI NGHĨA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG - KỲ MÔN ĐỘN GIÁP" của ông chỉ hướng dẫn tới phần an Trực phù, Trực sử thì ngừng lại, nhất quyết không trình bày rõ cách an theo chuyển bàn hay phi bàn. Phải chăng ông cũng phân vân không biết chọn trường phái kỳ môn nào?

Cho VN hỏi, các thày dùng Kỳ môn theo chuyển bàn hay phi bàn?

Thanked by 1 Member:

#13 BRIGHT

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 59 Bài viết:
  • 20 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 11:26

Mình nghĩ phi bàn hợp hơn.
Mình đọc trong cuốn Hiệp Kỷ Biện Phương Thư cũng dùng theo Phi tinh.
Các cục số 147-258-369 cũng liên quan phi tinh.

Nhân tiện mình có đọc quyết tìm tứ cát trong la kinh thấu giải như sau:
quyết tìm tứ cát sau:
PHIÊN ÂM BÀI QUYẾT CA
Thất diệu cầm tinh, hội giả hy
Nhật hư, nguyệt quỷ, hỏa tòng cơ
Thủy tất, mộc chi, kim khuê vị
Tứ thể du tòng, dực tú suy

VN có thể chia sẻ về cách dùng quyết này với kỳ môn ?

Thanked by 1 Member:

#14 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 16:31

Vấn đề chuyển bàn hay phi bàn được bàn rất nhiều trong các diễn đàn, ví dụ :

-

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- Kỳ môn nghi vấn ?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



- trong lớp Kỳ môn đôn giáp của doccocauthang cũng chỉ an tới trực phù, trực sử là hết, sợ truyền bá KMĐG bị chết.

- VinhL cho rằng các an tinh, môn, thần nào giải được 72 cục của Hoàng thạch công thì là cách đúng.

72 cục Kỳ Môn của Hoàng Thạch Công

Có cục có ví dụ ,có cục lại không có ví dụ :

Kỳ Ất :

*CỤC 1.
Kỳ Ất cùng sao Phụ tới cửa Hưu gọi là Phi long tại thiên :chủ tướng quân vào đất Kinh ,lợi đất ngàn dặm,4 phương tiến quân đánh doanh trại >Ra cửa có 2 chim cùng kêu ,thành được công huân kỳ lạ.
-độn dương ,cục 5,ngày Giáp Kỷ ,giờ Ất Hợi,cần không có thần Cửu Địa
-độn dương ,cục 3 ,ngày Ất Canh ,giờ Bính Tuất ,cần không có HUyền Vũ
-độn âm ,cục 3 ,ngày bính tân ,giờ mậu tý
-độn dương ,cục 3 ,ngày giáp kỷ ,giờ ất hợi có Thiên PHụ .

*Cục 2.
Kỳ ất cùng cửu thiên ,sao Trụ tới của Sinh,gọi là Thanh vân đắc lộ :xuất quan 3 lần đại thắng ,chém đầu người 5.000,có đất trăm dặm.Ra của gặp bà già bên trái đường ,quân đi 5 dặm có rượu thịt đem đến đón,cát.

*Cục 3.
Kỳ Ất cùng sao Nhậm ,Thái âm tới của Thương ,gọi là Thái âm đương quyền.Chủ đại tướng ra quân được thắng ,thu được các xe ,truy lượm lương thực <Quân đi cung Khảm 500 dặm có mây trên đỉnh ,4 phương có tiếng nhạc thì đại lợi .

*Cục 4 .
Kỳ Ất cùng Trực phù sao Ương tới cửa Đổ gọi là Tích lịch lôi toàn .Nên để phó tướng ra quân ,chính tướng ở giữ doanh .Được đất 40 dặm ,đầu người trên 5.000.Quân nên đi cung đoài .Ra cửa có đạo nhân cùng gặp ,bản doanh có cờ gãy ,đại lợi .
-độn dương ,cục 6 ,ngày bính tân ,giờ Ất Vị
-độn âm ,cục 2 ,ngày ất canh ,giờ ất dậu

*Cục 5 .
Kỳ Ất cùng lục hợp tới cửa Cảnh gọi là Thiên mã trì tinh .Quân đi nên ra cung Đoài ;cung Tốn ngồi doanh ,.Có người lạ hiến kế sách ,.Được quân ,ngựa ở Kinh ,.Ra cửa có gió to.Đi tới 500 dặm mưa lớn tới mau thì cát .
-độn dương ,cục ,ngày Mậu Quý ,giờ Ất Mão ,có ứng sao Thiên PHụ (?)
-độn âm ,cuc 4 ,ngày Mậu Quý ,giờ Ất Mão ,cũng cục lại là Thiên Nhuế

*Cục 6:
Kỳ Ất cùng bạch hổ,sao Tâm tới cửa Tử,gọi là Ngũ hổ lâm môn,.Nên ra phương Tị,ngồi cung Ngọ.Chính tướng đại thắng ,được đất,đầu người,xe ngựa ,của cải.Quân đi ra cửa có khí mây tía,,đi 3 dặm có người che tán vàng đến thì đại cát.

*Cục 7:
Kỳ Ất cùng Thái âm ,sao Cầm tới cửa Kinh ,gọi là Nguyệt xuất thiên cù ,.Quân hành nên ra cung Kìên,ngồi doanh cung Tị ,công thành lợi ở Tây bắc,đoạt đất lợi ở Đông Nam,.Ra cửa có 3 người bay đến báo tin tức ,có nhạn kêu thì đại lợi.

*Cục 8:
Kỳ Ất cùng cửu thiên,sao Phụ tới cửa Khai gọi là Thái âm đắc lệnh ,đến như nhà vua ngự giá thân chinh ,,trù kẻ khg theo phép.
-độn âm ,cục 3 ,ngày Giáp Kỷ ,giờ Ất Sửu

*Cục 9 :
Kỳ Ất cùng sao Trụ ,Trực phù tới cửa Hưu gọi là Bạch hổ giương uy :Nên cướp doanh trại người ,đoạt lương thảo đại thắng .Nên xuất trận cung Khảm ,ngồi doanh cung Tốn,chủ tướng có công.Ra cửa x dặm có con chim Thanh tước bay nhảy trên đường,gặp lửa cháy :đại cát.
-độn dương ,cục 3,ngày Đinh Nhâm ,giờ Ất Tị
-độn âm ,cục 3 ,ngày Giáp Kỷ ,giờ Ất Hợi

*Cục 10 :
Kỳ Ất cùng Cửu thiên ,sao Trụ tới cửa Sinh gọi là Thiên la Địa võng.Chủ đại tướng xuất trận trăm chiến trăm thắng.Được đất ngàn dặm,thành trì hơn 10,hướng đâu lợi đó,.Quân hành ra cửa có gió lớn nổi tụ Tây Bắc,Đônh Bắc có tiếng sấm cùng ứng :đại cát .

*Cục 11:
Kỳ Ất cùng Thái âm ,sao Trụ tới cửa Thương ,gọi là Lục hợp đồng xuân.Xuất quân có tổn,giao chiến nên lo bên địch có quân ,cung nỏ mai phục Đông Tây ,ra quân nên phòng.Ra đi mà có mây vàng 4 mặt nổi dậy vào giờ Thìn Tị thì lợi

*Cục 12 :
Kỳ Ất cùng Lục hợp ,sao Trụ tới cửa Đổ gọi là Ngõ nử quy quan .Xuất trận thì đại tướng có thương .Lợi Đông Bắc ,khg lợi Tây Nam.Quân hành ,ra cửa có mưa nhỏ thì khg lợi.

*Cục 13 :
Kỳ Ất cùng Cửu thiên sao Cần tới cửa Cảnh gọi là Thiên thước tranh sào (chim khách ) .Lợi dùng hỏa công,sau cướp doanh trại người,được người và khí giới ,đạn dược rất nhiều.Quân hành nên giờ Ngọ ,ra cửa nên giờ Mùi ,.Binh đi 3 dặm gặp thỏ thì đại cát .

* cục 14 :
Kỳ Ất cùng Chu tước ,sao Nhậm tới cửa Tử gọi là Điểu chiêm khô chi ..Xuất quân chủ sỉ tốt tan tác .Việc làm khg toại ,chiến khg thành công .Quân hành ,ra cửa có Nhạn từ Nam bay lại thì khg cát .
-độn dương ,cục 9 ,ngày Ất Canh ,giờ Bính Tý

*Cục 15 :
Kỳ Ất cùng Đằng xà ,sao Phụ tới cửa Kinh gọi là Hoàng long thăng thiên .Xuất quân nên thủy chiến,khg nên lục chiến.Thủy chiến mà có gió Đông là được trời trợ ,lợi hỏa công .Quân hành 500 dặm có sắc mây tía là đại cát.

*Cục 16 :
Kỳ Ất cùng Thái âm ,sao Bồng đến cửa Khai gọi là Thiên hổ tư hành .Lợi thủ công ,khg lợi chiến.Chính tướng ra quân thì có lo ,Lợi ra cung Tốn,đốt phù Đinh Giáp có thể tránh được .Giữa đường thấy mây x ,mặt trời hồng thì khg lợi .

*Cục 17 :
Kỳ Ất cùng Cửu địa ,Nhuế tới cửa Hưu gọi là Thiên Khu trực nhật .Quân đi nên ra cung Càn ,ngồi cung Tị .Khg lợi công thành ,nhưng nếu gặp tiết Đại hàn thì lại lợi về công thành .Quân hành mà ra cửa gặp người có ngủ sắc đến thì đại lợi .
-độn dương ,cục 3 ,ngày Giáp Kỷ ,giờ Ất Hợi

*Cục 18 :
Kỳ Ất cùng Thái âm ,sao Xung tới cửa Sinh gọi là Bạch lộ hoành giang ..Nên ra cung Khảm hoặc cung Ngọ ,dùng nước Phù mà phun .Lợi thủy chiến ,có thể được đầu người 2.000,thuyền xe hàng trăm ,.Ra cửa có cá trắng vào thuyền thì đại lợi .

*Cục 19 :
Kỳ Ất cùng Lục hợp, sao Cầm tới cửa Thương gọi là Phong tán bách hoa .Khg nên ra quân vì khg lợi .Chủ tướng có ách hao quân ,lật thuyền .Quân hành ,ra cửa gặp gió Tây .Có gió ác khg lợi hành quân .Nếu gặp việc bất đắc dĩ phải ra quân thì ra cungTốn ,trước thư phù sáu Giáp ,phun hay đốt đi thì có thể kị hung sát .
-độn âm ,cục 4 ,ngày Mậu Quý ,giờ Ất Mão

*Cục 20 :
Kỳ Ất cùng Bạch hổ sao Phụ tới cửa Đổ gọi là Hổ khiếu sinh phong .Quân hành nên ra cung Dần,ngồi cung Tị .Lợi lục chiến ,x dặm có phục binh :nên lui ,khg nên tiến .Ra đi có người mà đến thì có lợi nhỏ.

*Cục 21 :
Kỳ Ất cùng Cửu thiên ,sao Nhậm tới cửa Cảnh thì gọi là Phi nga phác hỏa (con ngài bay vồ lửa).Không lợi thủ thành ,nên tử chiến.Giữ thành phá địch thì có thể.Nếu địch có kẻ phản gián thì khg thể theo.Ra của mà có chó trắng đứng ở cửa thì khg lợi

*Cục 22 :
Kỳ Ất cùng sao Trụ tới cửa Tử thì gọi là Thi hoành biến dã (thây nằm khắp đồng ).Khg nên ra quân ,nên cố thủ doanh lũy.hảy đề phòng cẩn thận 2 phương Tây Bắc .Có giặc cướp doanh trại vào giờ Ngọ .Không lợi,
-độn dương thì Chu Tước ,độn âm thì Huyền Vũ
-độn âm ,cục 6 ,ngày Ất Canh ,giờ Ất Dậu

*Cục 23 :
Kỳ Ất cùng Đằng xà ,sao Nhậm tời cửa Kinh gọi là Côn trùng biến hóa .Nên ra phương Tây .Thủy ,Lục đều lợi.Thành trì có thể phá .Đại tường có thể bắt sống .Ra cửa có mây trắng trên khg,đi 3 dặm ,trời có mưa lất phất thì đại lợi .

*Cục 24 :
Kỳ Ất ,sao Nhậm ,Trực phù tới cửa Khai gọi là Thiên môn đại khai .Đại tướng ra quân được thành trì ,đầu người hàng trăm.Quân hành nên theo cung Khảm,nghe tiếng trống tiếng nhạc,có người quê hiến kế sách thì đại lợi .
-đôn dương ,cục 8,ngày Giáp Kỷ ,giờ Ất Sửu
-độn âm ,cục 4 ,ngày Mậu Quý ,giờ Ất Mão
-độn âm ,cục 7 ,ngày Mậu Quý ,giờ Ất Mão
=0=
Kỳ Bính :

*Cục 25 :
Kỳ Bính cùng Lục hợp sao Nhuế tới cửa Hưu gọi là Ngũ tinh tụ hội .Đại tướng ra quân nên ra cung Khôn,ngồi cung Tốn,được đầu người 5.000 ,lại được 1 danh tướng biết thiên văn địa lý có thể chiêu phục được .Đại tướng ra quân nên gặp tuyết lớn,xuân gặp mưa nhỏ ,có 2 con chó từ phương Tây lại .
-độn âm ,cục 9,ngày Đinh Nhâm ,giờ Bính Ngọ

*Cục 26 :
Kỳ Bính cùng Chu tước ,sao Nhậm tới cửa sinh gọi là Như ngư thất thủy .Đại tướng ra quân khg lợi .Chủ sĩ tốt bị thương vì tên lửa .Nếu việc gấp khg thể dừng thì ra cung Khảm .Nên thư phù nước Đinh -Giáp mà chế đi thì có thể phản hung ra cát .Ra cửa kị gặp người mang vật nhiều màu sắc lại ,sẽ khg lợi .

*Cục 27 :
Kỳ Bính cùng Trực phù ,sao Tâm tới cửa Thương gọi là Đắc xuất thiên la .Đại tướng ra quân nên ra phương Nam .Ngồi chính Bắc mới khỏi bất lợi .Chủ giờ Ngọ được quân nhu ,khí giới .Giữa đường gặp đạo nhân áo xanh,cầm thư hiến kế sách tới đón thì đại cát .

*Cục 28 :
Kỳ Bính cùng Trực phù sao Nhuế tới cửa Đổ gặp ngày Giáp Kỷ gọi là Lục giáp phùng thời .Ra quân có thương nhỏ ,sỉ tốt đều có sắc lo lắng .Giờ ngọ xuất binh đại lợi ,được đất cát ,phá thành người,lòng người quy thuận .Ra cửa 500 dặm có người đàn bà mặc áo màu từ phương Tây lại thì đại lợi .
-độn dương ,cục 8 ,ngày Bính Tân ,giờ Bính Thân

*Cục 29 :
Kỳ Bính cùng Câu trận ,sao Bồng tới cửa Cảnh thì gọi là Ngư Long biến hóa .Chủ tướng ra quân 1 mình 1 ngựa,phá thành giặc ,được đầu người hàng chục .Trong doanh nên ngồi cung Khôn .Quân hành ra cửa gặp đạo nhân có dáng tiên thì đại lợi .
-độn dương thì Câu Trận ,độn âm thì Bạch Hổ
-độn âm ,cục 8,ngày Bính Tân ,giờ Đinh Dậu

*Cục 30 :
Kỳ Bính cùng Câu trận ,sao Ương tới cửa Tử,gặp ngày giờ Ngọ,Mùi thì gọi là Bảo kính trùng ma (gương báo lại xoa nhau ) .Đại tướng ra quân thì trước bại sau thắng .Được đất 5000.Nên ra cung Chấn.Ra cửa gặp đạo nhân áo vàng cưởi ngựa trắng đến thì đại lợi .
-độn dương ,cục 2 ,ngày Bính Tân ,giờ Bính Thân
-độn âm ,cục 2 ,ngày Bính Tân ,giờ Mậu Tuất ,Kỷ Hợi cũng cùng.

*Cục 31 :
Kỳ Bính cùng Thái âm tới cửa Kinh gọi là Xà nhập long huyệt .Chủ tướng ra quân có thể vào thành trị người ,được vàng ,báu hàng vạn .Quân hành ra cửa phương tây có tiếng trống ,mây trắng vào Đẩu (xá Đẩu) ,mây vàng che đỉnh đầu thì đại lợi .
-độn dương ,cục 9,ngày Mậu Quý ,,giờ Bính Thìn ,cục này thiết sót tên sao ,không biết có phải là Thiên Trụ hay không ?

*Cục 32 :
Kỳ Bính cùng cửu cung (?),lục hợp tới cửa Khai gọi là Hồng hạc xung thiên .Chủ đại tướng ra quân thì đại thắng ,có thể đoạt đất người ,chém tướng ,nhổ cờ ,.Trong quân có người về doanh .Ra cửa phương Đông Nam có vầng mống vút vào tòa Thiên thị Viên thì đại lợi .
-độn âm ,cục 5 ,ngày Đinh Nhâm ,giờ Bính Ngọ ,Cửu Thiên trùng xuất cố phải không? Thiếu sót Thiên Trụ ?

*Cục 33.
Kỳ Bính cùng Đằng xà ,Nhuế tới cửa Hưu gặp ngày giờ Nhâm Tý gọi là Thiên cương trạch địa .Chủ tướng trước hung sau cát ,có bị thương cung tên đến giờ cát thì thắng .Có thể được đất ,giết người đầy đồng .quân hành ra cửa 3 dặm có mưa phơi phới :đại cát .

*Cục 34 :
Kỳ Bính cùng Cửu địa ,sao Nhậm tới cửa Sinh ,gọi là Xà nhập yến sào .Không thể xuất quân .Có kẻ địch phục binh vào trong doanh làm thương phó tướng .Quân đi 3 dặm ,phương Nam có tiếng trống ,chủ trong quân có lửa cháy :khg lợi .

*Cục 35 :
Kỳ Bính cùng Lục hợp ,sao Phụ tới cửa Thương gọi là Thiên môn đại khai.Đại tướng từ cung Chấn ra ,có thể trói đầu địch ,có công bắt vua ,trảm tướng .Quân hành có khí đen khởi ở cung Chấn thì đại lợi .

*Cục 36 :
Kỳ Bính cùng Lục hợp sao Nhậm tới cửa Đỗ gặp ngày giờ Canh thân gọi là Khô mộc phùng xuân .Chủ tong chiến trận :quân đã bị phá ,phải chỉnh đốn lại ,rồi lại ra trận thì mới thành đại lợi .Quân hành ra cửa 3 dặm có tiếng quạ kêu bay qua thì đại lợi .

*Cục 37 :
Kỳ Bính cùng Cửu thiên sao Nhuế tới cửa Cảnh gọi là Giao long thất thủy (rồng Giao mắc cạn ).Chủ ra quân khg lợi ,xe ngựa gảy ,lương thảo tổn.Nếu việc gấp thì nên hướng cung Đoài mà ra ,lấy hành thủy mà giải cũng được 1/2 cát .Quân hành ra cửa gặp nắng bức ,đi đến 10 dặm có tiếng trống :đại lợi .

*Cục 38 :
Kỳ Bính cùng Chu tước sao Phụ tới cửa Tử gọi là Thiên xung lâm trận .Ra quân nên từ cung Chấn ,chủ kẻ địch lui 3 xá ,được đầu người 40,được 1 viên danh tướng .Ra cửa Tây Bắc có tiếng sấm lớn 20 dặm thì đại cát .

*Cục 39 :
Kỳ Bính cùng Trực phù ,sao Nhuế tới cửa Kinh ,gặp ngày giờ Mảo Mùi gọi là Phong Vân tụ hội .Chủ đại tướng ra quân ,bỏ Tây Bắc ,ra Đông Nam phục binh có thể được đầu người 500.quân hành ra cửa 3 dặm có 9 hạc đồng (dã hạc ) bay lại :đại cát .
-độn dương ,cục 2 ,ngày Giáp Kỷ ,giờ Bính Dần
-độn âm ,cục 2 ,ngày Ất Canh ,giờ Bính Tý

*Cục 40 :
Kỳ Bính cùng Cửu thiên sao Nhuế tới cửa Khai gọi là Quần dương bác Hổ .Ngày giờ Thìn Tuất xuất binh thì thua to .Hại ngựa ,lính 3.000. Không nên chiến .quân hành gặp hổ thì không lợi .

*Cục 41 :
Kỳ Bính cùng Thái âm sao Bồng tới cửa Hưu gọi là Thiên nhật chiếu lâm .Chủ binh đượcthắng ,trói 1 viên đại tướng ,được đất 30 dặm ,thành trì có thể phá .Quân hành nên từ cung Cấn ra ,ngồi cung Khôn .Đi tới 500 dặm có mưa gió lớn ,10 dặm có mưa gió nhỏ .
-độn dương ,cục 8,ngày Mậu Quý ,giờ Bính Thìn
-độn âm ,cục ngày giờ như trên


*Cục 42 :
Kỳ Bính cùng Lục hợp ,sao Xung tới cửa sinh gọi là Thu phong tứ khởi ..Quân hành nên ra từ cung Cấn ,ngồi thì ở cung Đoài đón đường phục binh phá bại địch 500 quân ,ngựa ,đều khg lợi thủy chiến .Quân hành ,ra cửa có 1 người đem hiến bức du đồ :đại lợi .

*Cục 43 :
Kỳ Bính cùng Chu tước vào cửa Thương ,gặp ngày giờ Ngọ Mùi gọi là Hà khôi đoạt phách .Chủ tướng nên ra từ cung Ly ,ngồi cung Khảm .lợi thủy chiến ,có thể đoạt được thuyền bè.Quân hành ,ra cửa phương Tây có lửa bốc lên thì đại lợi .
độn dương ,cục 1 ,ngày Ất Canh , giờ Bính Tý ,Có phải sao Nhậm hay không ?(tra ngày giờ Bính Tuất cũng cùng)

*Cục 44 :
Kỳ Bính cùng cửu cương (?) sao Tâm tới cửa Đổ ,gặp ngày giờ Giáp tý gọi là Thiên Ất từ xung .quân hành nên đi ra cung Đoài ,ngồi cung Chấn ,có thể được đất 5.000 dặm .Ra cửa có người áo vàng từ phương Nam lại ,báo cho biết tin tức thì đại lợi .

*Cục 45 :
Kỳ Bính cùng Thái âm ,sao Ương tới cửa Cảnh gọi là Hỏa phần Côn cuơng .Chủ đại tướng ra quân 100 gặp phá trại ,chém đầu .Ra cửa gặp người áo vàng từ Tây lại :đại cát .
-độn dương ,cục 2 ,ngày Mậu Quý ,giờ Bính Thìn
-độn âm ,cục 7 ,ngày Mậu Quý ,giờ Bính thìn

*Cục 46 :
Kỳ Bính cùng Lục hợp sao Trụ tới cửa Tử ,gặp ngày giờ Mảo Mùi gọi là Thiên hà chuyển vận.Ra quân khg lợi ,chủ thương quân lính ,xe ngựa .Quân hành ,ra cửa có mưa nhỏ ,đi đến 300 dặm thấy đàn ngựa từ Bắc bay lại :khg lợi .

*Cục 47 :
Kỳ Bính cùng Chu tước sao Nhậm tới cửa Kinh gọi là Thái ất đắc lệnh .Quân hành ,ra cửa là có thể được thành trì ,chiến tất thắng ,công tất lấy được .Vì ở thời tiết Kinh trập ,quân đi có mây vàng từ cung Tốn nổi lên:đại cát .

*Cục 48:
Kỳ Bính cùng Câu trận sao Tâm tới cửa Khai vào trước Vũ thủy gọi là Hà khôi trực thời .Lợi thủy chiến ,có thể trói đầu địch .Quân đi qua phương Tây có tiếng trống :đại cát
-độn dương ,cục 8,ngày Bính Tân ,giờ Đinh Dậu
-độn âm ,cục 4 ,ngày giờ cùng
-độn dương ,cục 1 ,ngày Bính Tân ,giờ Giáp Ngọ
=0=
Kỳ Đinh :
*Cục 49:
Kỳ Đinh cùng Trực phù ,sao Nhậm tới của Hưu ,gặp ngày giờ Sửu Mùi gọi là Vũ tế thương giang (mưa tạnh trên sông Thương ).Ra quân nẻn cung Khảm ,ngồi cung Khôn :có thể đoạt trại,đốt lương ,dùng kế phục binh ,đại thắng .Quan đi 3 dặm có mưa nhỏ,gió Tây ,đại cát.
-độn dương ,cục 7 ,ngày Ất Canh ,giờ Đinh Sửu
-độn âm ,cục 4,ngày Mậu Quý ,giờ Đinh Tị

*Cục 50:
Kỳ Đinh cùng Thái âm sao Cầm tới cửa Sinh gọi là Thắng quang tranh vị .Ra quân khg lợi,chủ đại tướng gặp tai ương ,quân lính nhiều ách nạn .Quân hành nên thoái ,khg nên tiến.Ra cửa thấy gió Bắc nổi to :bất lợi .
-độn dương ,cục 8 ,ngày Đinh Nhâm ,giờ Ất Tị

*Cục 51 :
Kỳ Đinh cùng Lục hợp sao Nhậm tới cửa Thương gọi là Quần kê hóa Phượng .Chủ tướng nên ra cửa Chấn ,ngồi cung Ly :có thể phá địch 500 quân kị .,gặp gió Ngọ Mùi càng thắng .Quân đi ,có người già dắt con lại gặp :đại cát .

*Cục 52 :
Kỳ Đinh cùng Chu tước tới cửa Đổ ,gặp ngày giờ Dần Mão gọi là Hỏa luyện kim đan .Đại tướng ra quân từ cung Đoài :trước hung sau cát .Quân hành ra cửa gặp người đàn bà ôm con lại ,có đàn quạ bay kêu:đại cát .
-độn âm ,cục 4,cùng cách cục ,không biết có phải thiên bồng hay không?
-độn dương ,cục 2 ,ngày Bính Tân ,giờ Mậu Tý ,cùng độn dương cục 4 giống nhau.

*Cục 53 :
Kỳ Đinh cùng Câu trận sao Cầm tới cửa Cảnh gọi là Thử lạc khang bàn (chuột lạc bàn trầu ).Xuất quân thì trước thắng sau bại ,khg thành đại công .Quân ra cửa ,thấy phương Tây có gió bốc :khg lợi .
*Cục 54 :
Kỳ Đinh cùng Cửu thiên sao Ương tới cửa Tử ,gặp ngày giờ Tý Ngọ gọi là Cô chu độ giang .Đại tướng xuất quân nên ra cung Khảm ,ngồi doanh phương Đông ,có thể được đại tướng 3 viên ,chém đầu 3.000.Thiên tử ra quân có thể phục muôn nước .Xuất binh thấy phương Nam có mây năm sắc :đại cát .

*Cục 55 :
Kỳ Đnh cùng Lục hợp sao Tâm tới cửa Kinh gọi là Thái tuế tọa doanh .Nên xuất đại binh,8 phương đều lợi ,có thể được đất hàng ngàn dặm,quét sạch địch binh.Quân ra phương Nam có gió lớn nổi lên ,mây trắng trên đầu :đại cát .

*Cục 56 :
Kỳ Đinh cùng Trực phù sao Phụ tới cửa Khai gọi là Bắc biến Nam sơn .Chủ tướng ra quân đại thắng .Quân hành nên ra cung Tị ,ngồi doanh cung Chấn.Ra cửa có 2 bé con từ Bắc lại :đại cát .
-độn dương ,cục 3 ,ngày Ất Canh ,giờ Đinh Sửu
-độn âm ,cục 9 ,ngày Mậu Tý ,giờ Đinh Tị

*Cục 57:
Kỳ Đinh cùng Thái âm sao Bồng tới cửa Hưu,gặp ngày giờ Sửu Mùi gọi là Lôi chấn bách lý .Đại tướng ra quân đại lợi .Nên ra cung Chấn,được đất 200 dặm,chém đầu 500.Ra cửa gặp người đàn bà mặc áo hồng từ phương Tây lại :đại cát .
-độn dương ,cục 7 ,ngày Đinh Nhâm ,giờ Bính Tuất
-độn dương ,cục 3 cùng .

*Cục 58 -59 :
Kỳ Đinh cùng Lục hợp sao Phụ tới cửa Sinh gọi là Lục hợp lâm trận .Chủ đại tướng ra quân đại thắng .Quân ra cung Ly ,ngồi cung Chấn đánh thẳng vào dịch đầu,dùng công được .Ra cửa có gà gáy :đại cát .
-độn âm ,cục 3 ,ngày Đinh Nhâm ,giờ Canh Tý

*Cục 60:
Kỳ Đinh cùng Lục hợp sao Tâm tới cửa Đổ gọi là Ngọc nử phản diện.Chủ đại tướng ra quân khg lợi .Quân ra cung Tốn ,ngồi doanh cung x :có chút cát .Quân ra cửa ,đi 5 dặm gặp mưa nhỏ có gió ,đi 10 dặm có địch lại chiến :khg lợi .

*Cục 61 :
Kỳ Đinh cùng Chu tước sao Nhậm tới cửa Cảnh gọi là Lục Đinh xung trận .Xuất quân nên hướng về phương Tây ,ngồi doanh có địch phục ở phương Bắc .Có thể được đất 3 xứ .Ra cửa ,trên khg có mây 5 sắc .Đi được 3 dặm có đàn lợn :đại lợi .

*Cục 62 :
Kỳ Đinh cùng sao Nhậm tới cửa Tử gọi là Kim cương tảo địa (vàng cứng quét đất).Xuất quân nên hướng Nam ,lại nên ngồi cung Chấn .Chủ trước hung sau cát .Có thể được đầu người 5.000.Quân ra cửa gặp vị thuật sĩ hiến kế ách :đại lợi .

*Cục 63 :
Kỳ Đinh cùng Cửu thiên sao Phụ tới cửa Kinh gọi là Hà lạc trình tường .Nên xuất quân phương Nam ,ngồi doanh phương Đông .Nếu công thành cũng nên hướng cung Chấn ,3 ngày báo tiệp .Quân ra cửa 3 dặm thấy có khí lành (thụy khí ) từ Đông Nam lại :đại cát .

*Cục 64 :
Kỳ Đinh cùng Cửu thiên sao Cầm tới cửa Khai ,gọi là Thái bạch thùy quang (thái bạch rọi sáng ).Ra quân được thắng ,được nhiều vàng, báu .Quân hành nên ra cung Chấn ,ngồi doanh cung Càn .Đi 5 dặm có đàn chim Triện kêu ,đi 200 dặm ,người nhặt được đồ vật :đại cát .

*Cục 65 :
Kỳ Đinh cùng sao Bồng tới cửa Hưu,gặp ngày giờ Thìn Tuất gọi là Huỳnh hoặc sinh quang .Nên xuất trận cung Ly ,ngồi doanh cung Khảm .Nếu dùng hỏa công,có thể phá ấp địch ,bắt được thượng tướng .Ra cửa ,thấy người áo vàng từ Bắc lại thì khg lợi .

*Cục 66 :
Kỳ Đinh cùng trực phù sao Phụ tới cửa Sinh gọi là La hầu quá độ(sang sông) .Nên ra quân cung Tốn,ngồi doanh cung Khôn ,chủ phá địch 30 quân kị ,được đất 100 dặm,chém đầu 3.000.Ra quân cửa có 1 trận gió to thì khg lợi .

*Cục 67 :
Kỳ Đinh cùng Chu tước sao Tâm tới cửa Thương gọi là Nguyệt bột dương không (trăng lóe chổi trên khg ) .Ra quân khg lợi .Việc gấp chẳng thể dừng thì lấy bàn tay quỷ phù thủy (dĩ quỷ chưởng phù thủy ) phun phương Bắc thì có thể ra.Đi được 3 dặm ,có người kiểng chân từ tây Bắc lại báo thì đại lợi .

*Cục 68 :
Kỳ Đinh cùng Câu trận sao Cầm tới cửa Đổ gọi là Nguyệt đức lâm môn .Nên cho phó tướng ra trận có thể được đất 5 ngàn dặm.Ngồi doanh cung Đoài .Xuất quân phương Đông ,hướng Tây mà đi,có tiếng sấm ứng thì đại cát .

*Cục 69 :
Kỳ Đinh cùng Cửu thiên sao Nhậm tới cửa Cảnh gọi là Thiên Đức chiếu môn .Lợi phó tướng ra trận .Đi 5 dặm gặp phục binh ,khg thể chiến .Đi 2 dặm ,phương Đông có lửa sáng thì khg lợi .

*Cục 70 :
Kỳ Đinh cùng Cửu địa sao Trụ tới cửa Tử gọi là Âm dương bất giao .chủ Đại tướng ra quân có tai nạn cung tên .Quân ra khg nên phương Bắc ,lợi phương Tây Nam .Ngồi doanh cung Cấn có thể khỏi tai nạn ấy .Đi 3 dặm có người công sai cưởi ngựa :đại cát .

*Cục 71 :
Kỳ Đinh cùng Cửu thiên sao Nhậm tới cửa Kinh gọi là Tam thai đắc vị .Ra quân đại thắng .Nên xuất quân cung Cấn,ngồo doanh cung Khảm ,có thể được quân ngàn đầu ,đất ngàn dặm .Ra cửa có mưa nhỏ :đại cát .

*Cục 72 :
Kỳ Đinh cùng Câu trận sao Phụ tới cửa Khai gọi là Thụy sinh cửu đỉnh (ngọc sinh 9 đỉnh ).Chủ ra quân đại thắng ,4 phương đềulợi ,được thành trì đất cát ,lại được đầu thượng tướng .Quân đi 3 dặm có mây trắng từ Tây Bắc lại ,phương Đông gió nổi :đại cát ./.

Sửa bởi caocau: 22/12/2015 - 16:44


Thanked by 3 Members:

#15 tranthevu

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1269 Bài viết:
  • 973 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 09:21

Tai lieu bo ich...xin anh post them de moi nguoi hoc hoi a

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |