Một khoảng khắc nhìn số phận con người qua lăng kính Tử vi và Phật giáo
#1
Gửi vào 18/12/2015 - 12:47
Và ta gặp bao nhiêu khó khăn, trắc trở, bệnh tật, đau khổ cũng do luật nhân quả. Cũng so cái số phận của ta mà ra.
Điều này sẽ giải thích rõ sẽ không có gì đáng ngạc nhiên tuy có nhiều người tuy không giỏi nhưng gặp nhiều may mắn, thành đạt. Lại có những người học rất giỏi nhưng cuộc đời gặp nhiều thất bại ê chề, cay đắng. Cả trong cuộc sống ngoài xã hội lẫn trong cuộc sống gia đình ẩn chứa nhiều nét riêng tư.
Và cũng trong mỗi con người có giai đoạn làm chơi, ăn thiệt. Có giai đoạn thành đạt mà tự mình ngộ nhận rằng do tài năng và sự giỏi giang, cố gắng của mình. Thật ra đó là do chút phước báu còn sót lại mà Đức Phật đã chỉ bày và giải thích rõ trong luật nhân quả.
Đoạn sau đây Đức Phật dạy trong Kinh Pháp Hoa mà cư sĩ Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm chuyển về thi trong Phẩm : Thường Bất Khinh Bồ Tát. Lời kinh Phật dạy cho các vị Pháp sư nhưng ta cũng có thể hiểu hàm ý mà Phật cũng răn dạy cho chúng sinh:
...Tâm ngạo mạn không lòng cầu quả Phật
Khiêu khí hẫy hừng nhận lễ lạy thập phương
Trí kém hèn chút phước báu còn vương
Chẳng tự biết như bụi đường trầm muội
Không phải ngẫu nhiên mà chúng ta có mặt trong cõi đời này. Ta có mặt trong cõi đời này là có nhân duyên, là do nhân duyên nhiều kiếp tạo thành. Và tử vi xuất phát từ Kinh Dịch, một bộ kinh huyền bí của Đông Phương .Trong âm lịch tháng giêng luôn là tháng dần. Do vậy lý thuyết tử vi luôn luôn xác định mốc khởi đầu là tháng giêng, một năm khởi đầu từ mùa xuân. Để lập một lá số , khi biết chính xác ngày giờ sinh của một người nào dù nam hay nữ., Lấy tháng giêng là mốc xuất phát, đếm thuận đến tháng sinh. Ngừng lại ở đó , gọi cung đó là giờ tý, đếm nghịch lại, tìm lại quá khứ, tìm lại cái kết quả, cái quả của vô lượng kiếp tạo thành, đếm nghịch đến giờ sinh. Ngừng lại ở cung nào, an Mệnh ở cung ấy. Tìm nơi an Mệnh để hiểu rằng tại sao anh có mặt ở cõi đời này, cuộc sống này
AN MỆNH ( Theo Vân Đằng Thái Thứ Lang )
Bắt đầu cung Dần là tháng giêng, đếm theo chiều thuận đến tháng sinh, rồi từ cung ấy, gọi là giờ Tí, đếm theo chiều nghịch đến giờ sinh, ngừng lại ở cung nào an Mệnh ở cung đó ( Tử vi đẩu số tân biên của Vân Đằng Thái Thứ Lang trang 10 )
Thanked by 4 Members:
|
|
#2
Gửi vào 18/12/2015 - 15:59
nhưng từ trình di, chu hi, thiệu khang tiết, bạch thiềm, quản lộ, quách phác, tiêu diên thọ, kinh phòng, văn vương,
tả ao, nguyễn thiếp, trạng trình,...vv....
họ đều là những người theo nho học và tiên đạo (đạo giáo) họ đều là các tiên đạọ là chân nhân, là đạo sĩ,là cửu lưu thuật sĩ và chí thánh theo quan điểm của nho và đạo giáo (tiên đạo) nên tư tưởng là quan điểm của tiên đạo, nho đạo trước vậy!
từ cổ đến kim tôi chưa thấy quyển kinh sách nào của phật dậy cách xem bói, hoặc dự cát dự hung cả, ngay cả đến việc đi cúng bái, bốc cốt bát hương, dâng sao giải hạn, hình nhân thế mạng, xem ngày xem giờ, đặt huyệt,...đã là sai với giới luật hành trì của nhà phật chứ chưa cần nói tới nhà phật làm gì có dạy hoặc có những loại sách vở như vậy. chứ chưa nói đến các môn bói toán, xem ngày giờ, xem số mệnh....nếu có sách vở đó cũng lấy, truyền từ tiên đạo(đạo giáo).
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 18/12/2015 - 17:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 18/12/2015 - 21:15
DoKhuong, on 18/12/2015 - 15:59, said:
Tìm hiểu đọc thêm nữa đi sẽ thấy
#5
Gửi vào 18/12/2015 - 22:03
nhưng với sự hiểu biết nông cạn của tôi thì như vậy bác ạ , ông phật tích ca không truyền lại một cuốn sách, hay môn huyền học nào về xem bói toán, tính toán cát hung cả. có chăng các môn đệ của ông ta ghi chép lại thành kinh phật. còn những sách mà đời sau thêu dệt thêm đã lấy trích dẫn các sách, sao của đạo giáo( tiên đạo) mà thôi.
bản thân tiền đề của ông tích ca đó chỉ thuyết về sự khổ phiền não nghiệp quả, nhân quả, sắc,không, ngã và sự giải thoát theo thiền định xin lỗi tôi k pải là tín đồ phật giáo, nên chỉ hiểu dc vậy
còn nói đến chân nhân, đạo sĩ, cửu lưu thuật sĩ từ sách thông thư ngọc hạp, cho đến các loại huyền học tượng số, dịch học,bói toán, tam thức..vvv.... thì toàn là của tiên đạo (đạo giáo) vậy.
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 18/12/2015 - 22:21
Thanked by 5 Members:
|
|
#7
Gửi vào 18/12/2015 - 22:25
kính bác!
#8
Gửi vào 18/12/2015 - 22:45
Thường thì các Đạo luôn có hai phần Công truyền và Mật truyền.
Trong quá trình truyền Đạo đôi khi cần có phương tiện tùy duyên. Phật giáo cũng vậy, nhưng không khuyến khích vì dính vào đa phần làm chậm tiến hóa cá nhân (làm tăng trưởng dưỡng kiêu mạn tham sân si), Có càng thêm Có.
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 18/12/2015 - 23:03
DoKhuong, on 18/12/2015 - 15:59, said:
Chưa thấy, không có nghĩa là không có. Trong phật giáo có Ngũ Minh Môn, bạn tìm hiểu thử xem. Tôi còn nhớ có một chuyện đại ý nói Pháp phật ngàn vàng khó cầu, một vị bồ tát cầu được phật pháp từ 1 người phàm cho nên muốn đem rất nhiều vàng bạc tạ ơn, nhưng tính ra số mệnh của người này không thể sở hữu số tài sản lớn như vậy, cho nên chỉ đưa cho ông ta một số hạn chế (tôi quên, không nhớ đọc ở kinh nào).
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 19/12/2015 - 06:55
Tử Vi, Tứ trụ hay Quẻ Dịch, thì xuất phát bản thể là từ Số và Tượng, nhưng khi vận dụng lại không thể quên được phần cảm nhận và trực giác. Vì cùng một sao, cùng một quẻ, mà có người đoán đúng - sai khác nhau, ở những lúc khác nhau, những tâm trạng khác nhau.
Cho nên, Đạo là cái nền của Thuật, tuy xét về hệ tri thức thì Đạo và Thuật không cần thiết phải liên quan tới nhau, nhưng người dụng Thuật thì lại cần có Đạo. Có Đạo ở đây chưa nói tới khía cạnh đạo đức (vì từ này đã bị hiểu sai và lạm dụng quá nhiều), mà ở đây là xét theo khía cạnh "mặt hồ lặng im" thì mới có thể nhìn ra chân tướng của sự vật, hiện tượng.
#11
Gửi vào 19/12/2015 - 07:04
Còn nhiều người cũng biết về Tử Vi, Dịch học, nhưng cái đoán của họ lại bị sai nhiều, hoặc là cái đúng "máy móc".
Bởi vì, bản chất khả năng dự đoán là thuộc về tố chất và trực giác, linh cảm. Không cần phải tới Tử Vi hay Quẻ Dịch mới có thể làm được việc đó, và đây là cách đi của Phật đạo, hay Thiền đạo. Còn với Tử Vi, Quẻ dịch, hay các hệ tính toán ngày nay, mục đích của nó chỉ là cung cấp thêm công cụ và thông tin phục vụ cho việc phán đoán. Còn khi phán đoán, đúng sai cao thấp cũng lại là dựa vào tố chất và trực giác.
Logic là công cụ sắp xếp các phương tiện, thông tin.
Trực giác là thứ sẽ tổng hợp những thứ này lại và đưa ra một nhận định sáng suốt.
Cho nên, những cái gọi là "chiêu thức thành công" ngày nay, phổ biến từ trong nghiên cứu, tới trong đời sống xã hội, tới cả lĩnh vực mệnh lý, đều là những sản phẩm mang tính "cá nhân" và "duyên giữa người cho và người tiếp nhận". Chứ không có cái gì gọi là 100% logic trong các hoạt động có đối tượng chính là con người.
Khi nói đến phán đoán, người ta dùng từ The Art (nghệ thuật) nhiều hơn là The Science (khoa học).
Thanked by 3 Members:
|
|
#12
Gửi vào 19/12/2015 - 09:02
huynhthanhchiem, on 18/12/2015 - 17:48, said:
ơ bác này lạ chưa, có năm đúng có năm không đúng là hoàn toàn hợp lý chứ sao lại kỳ lạ :v
#13
Gửi vào 19/12/2015 - 09:25
ankhoa, on 19/12/2015 - 07:04, said:
Còn nhiều người cũng biết về Tử Vi, Dịch học, nhưng cái đoán của họ lại bị sai nhiều, hoặc là cái đúng "máy móc".
Bởi vì, bản chất khả năng dự đoán là thuộc về tố chất và trực giác, linh cảm. Không cần phải tới Tử Vi hay Quẻ Dịch mới có thể làm được việc đó, và đây là cách đi của Phật đạo, hay Thiền đạo. Còn với Tử Vi, Quẻ dịch, hay các hệ tính toán ngày nay, mục đích của nó chỉ là cung cấp thêm công cụ và thông tin phục vụ cho việc phán đoán. Còn khi phán đoán, đúng sai cao thấp cũng lại là dựa vào tố chất và trực giác.
Logic là công cụ sắp xếp các phương tiện, thông tin.
Trực giác là thứ sẽ tổng hợp những thứ này lại và đưa ra một nhận định sáng suốt.
Cho nên, những cái gọi là "chiêu thức thành công" ngày nay, phổ biến từ trong nghiên cứu, tới trong đời sống xã hội, tới cả lĩnh vực mệnh lý, đều là những sản phẩm mang tính "cá nhân" và "duyên giữa người cho và người tiếp nhận". Chứ không có cái gì gọi là 100% logic trong các hoạt động có đối tượng chính là con người.
Khi nói đến phán đoán, người ta dùng từ The Art (nghệ thuật) nhiều hơn là The Science (khoa học).
Trực giác không có tính kế thừa, giả như một người nào đó bỏ 50 năm cuộc đời để ngộ ra cái gì đó (chẳng biết ngộ thật hay không, tôi nói nghiêm túc, hay là tự huyễn mình, nhỉ) rồi ông ta chết đi, thì người đời sau biết thêm cái gì? Nhân loại có tiến thêm bước nào không? Và người đời sau lại tiếp tục con đường ấy??
Sao phải nhìn tôn giáo ở góc độ thấp kém thế nhỉ, phải dùng logic lạnh lùng, đứng ở trên mà nhìn xuống Phật giáo, Cơ đốc giáo, hồi giáo chứ nhỉ.
Phật giáo khi vào diễn đàn này trở thành một công cụ vô song vô đối, giải thích được vạn vật chỉ bằng một vài câu như vạn sự tùy duyên mí lại kiếp trước kiếp sau, con át chủ bài khi luận tử vi bị bí =)))
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
|
|
Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |