Jump to content

Advertisements




Mời các bác bàn về Thăng Long ạ


179 replies to this topic

#121 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 11:04

Bác Muahoasua thử làm thế cho Thành Huế xem thế nào?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Cũng tọa hợi hướng tị thì phải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nhoti: 22/12/2015 - 11:05


#122 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2328 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 11:15

Việc phải chọn dời Thành vào Thanh Hóa, sau Nghệ An , sau nữa là Huế, các bác biết vì sao không vậy ?
Không phải các PTS không biết khí mạch ko thể bằng Thăng Long , chắc là các cụ buộc phải dời thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





#123 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 12:15

Cháu không biết gì về PT nên chịu ạ,cóp với dán thoai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có cái bản đồ phủ Kim Long nếu đúng như thế khu kinh thành khác roài

#124 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 13:12

Biết cũng có thể phán mà không biết cũng được phán, vui là chính đúng sai không quan trọng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bác làm thế quán ế hàng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 22/12/2015 - 11:15, said:

Việc phải chọn dời Thành vào Thanh Hóa, sau Nghệ An , sau nữa là Huế, các bác biết vì sao không vậy ?
Không phải các PTS không biết khí mạch ko thể bằng Thăng Long , chắc là các cụ buộc phải dời thôi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bác vừa hỏi vừa trả lời thế này thì quá đỉnh. Mời bác trả lời mấy câu hỏi của cháu ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#125 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 13:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Muahoasua, on 22/12/2015 - 12:15, said:

Cháu không biết gì về PT nên chịu ạ,cóp với dán thoai

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có cái bản đồ phủ Kim Long nếu đúng như thế khu kinh thành khác roài

Phủ Kim Long còn kém Thành Phú Xuân bác ạ . Hai cái gần sát nhau, chỗ tô xanh là con sông cũ, vòng màu đỏ là chỗ phủ KL. Sông Hương cũng đã thay dòng sau khi làm kinh thành Huế

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#126 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 14:17

Bác nào có cái bản đồ khu này trước khi làm kinh thành thì tốt ạ,đoạn từ sông Kim Long ra gặp sông Hương ấy. Có cả phủ Phú Xuân lúc trước nữa thì tốt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#127 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 14:34

Nhìn kỹ là thấy vết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

người xưa không lấp sông mà để nó chảy qua giữa thành

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không biết PT nhưng nhìn chả thấy cái Thành nào hơn thành TL

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

các bác nhỉ. Thế mà TL còn bi bét quá trời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nhoti: 22/12/2015 - 14:35


#128 ThienA

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1326 Bài viết:
  • 2328 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 14:39

Tôi đâu có trả lời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đang hỏi vì sao biết HN tốt mà vẫn phải dời đô đi Thanh Hóa, NA, Huế ?
Thế nên học phong thủy mà bỏ qua lý nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy.


#129 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 14:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ThienA, on 22/12/2015 - 14:39, said:

Tôi đâu có trả lời

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đang hỏi vì sao biết HN tốt mà vẫn phải dời đô đi Thanh Hóa, NA, Huế ?
Thế nên học phong thủy mà bỏ qua lý nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy.

Bác cứ viết ra cho mọi người biết, giữ làm gì

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#130 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 15:46

Lại cưỡng ép,các TPS vào nhận hàng ạ ,chuyên gia cóp và dán:

Huế

2/ HUẾ: trước đây còn có tên là Phú Xuân, là thành phố nằm gần như ngay chính giữa nước Việt Nam, trong địa phận tỉnh Thừa Thiên (hay Bình-Trị-Thiên). Chính do vị trí chiến lược này nên mặc dù chỉ là một thành phố nhỏ, đất đai chung quanh cũng rất chật hẹp, Huế vẫn được chọn làm kinh đô của nước ta dưới thời nhà Tây Sơn (Nguyễn Huệ) cũng như nhà Nguyễn sau này. Nhưng vì nằm trong 1 vùng đất nhỏ hẹp, nên Huế cũng có đầy đủ núi, sông bao bọc. Xa xa nơi phía Tây Bắc, dãy Trường Sơn xuất phát từ miền thượng du Bắc Việt chạy xuống, nhưng không hướng về Huế mà chỉ đi qua khu vực phía Tây của thành phố rồi tiếp tục đi thẳng về phía Nam. Chỉ có những nhánh núi nhỏ tách ra từ đại long mạch của dãy Trường Sơn là tiến tới hướng về Huế mà thôi. Vì Huế chỉ được những nhánh núi nhỏ chầu phục (hướng tới), nên cũng chỉ có những con sông nhỏ, ngắn chạy tới để hộ vệ. Ðó chính là sông Hương bắt nguồn từ những dòng sông ở phía Nam (Quảng Nam) và Tây Nam (Lào) chảy ra rồi hợp lại. Nhưng khi tới gần Huế, sông Hương lại không chảy thẳng mà đột nhiên vòng lại, như muốn ôm lấy khu vực phía Nam và phía Ðông của thành phố này. Rồi còn ngoái đầu nhìn lại trước khi đổ ra biển nơi cửa Thuận An., thật là một cảnh sông nước hữu tình, chẳng trách nào con người Huế lại t*o nhã, giỏi văn chương, thi phú. Không những thế, ở các phía Bắc, Ðông và Ðông Nam lại còn có Thủy của biển Ðông và Thái bình Dương bao bọc, tưởng sẽ đem đến cho Huế sự sung túc và phồn vinh vô hạn. Có lẽ cũng vì những lý do vừa kể trên mà các vua, chúa nhà Nguyễn mới chọn Huế làm đế đô (chứ không phải như vua Quang Trung chỉ thuần mục đích quân sự là muốn vào Nam, ra Bắc dễ dàng để dẹp loạn). Rồi họ còn cho đào sông Ðông Ba ở phía Bắc để tạo nên thế chân long cho kinh thành Huế, lấy con sông này và đoạn sông Hương ở phía Nam làm Thanh Long, Bạch Hổ, những vùng phụ cận làm hộ sa.... để tạo thêm uy thế cho đế đô.

Tuy nhiên, khi dựa vào những điểm tốt đẹp vừa kể trên để chọn Huế làm đất đóng đô, các vua, chúa nhà Nguyễn đã quên mất một yếu tố quan trọng và cơ bản của Phong thủy. Ðó là độ dài, ngắn của những dãy núi (hay còn gọi là long mạch) đứng bao phủ, chầu phục chung quanh khu vực này. Lưu-kim-Tinh, một danh sư Phong thủy Trung Hoa viết: " nơi sở tại của can long (tức những nơi có núi, sông tới chầu phục) cần phân rõ xa và gần. Can long xa ngàn dậm là đại đô thị (tức kinh đô lớn của những cường quốc); xa hai, ba trăm dậm là châu phủ; xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành, còn gần nữa là các trấn". Mà nhìn lên bản đồ, ta thấy những dãy núi hướng về Huế chỉ là những nhánh nhỏ của mạch Trường Sơn, dài chừng 2, 3 chục cây số (tức khoảng trăm dậm). Rồi đến sông Hương tuy được cái thế uốn lượn hữu tình, nhưng từ chỗ phát nguồn cho đến khi đổ ra biển cũng chỉ dài chừng 5, 6 chục cây số. Với thế núi sông quá ngắn ngủi như vậy, chẳng trách gì mỗi khi một triều đại lập đế đô ở đây, thì chẳng bao lâu cũng bị diệt vong (như thời chúa Nguyễn, Tây Sơn) hoặc trở thành chư hầu của ngoại bang (như nhà Nguyễn). Ðó chỉ vì cái thế núi sông "xa trăm dậm chỉ có thể là huyện thành " của Huế tạo ra mà thôi, vì nếu núi, sông quá ngắn thì không sao tạo ra đủ vượng khí cho một thành phố phát triển lên hùng mạnh được.

Một yếu tố quan trọng khác là vấn đề dựa vào đại thủy (nước biển) mênh mông ở ba mặt Bắc, Ðông và Ðông Nam để đem lại sự sung túc, phồn thịnh cho kinh thành Huế, và qua đó cho cả dân tộc. Nhưng thật ra, muốn được hưởng đại thủy khí thì điều kiện cần thiết là bờ biển phải có hình dạng uốn cong vào (là thế nước muốn lấn vô đất liền), có như vậy khi gặp vận khí tốt thì đất nước mới mong giàu, mạnh lên được. Ðàng này vùng bờ biển Huế (và của cả miền Trung, suốt từ Nghệ An vào tới Phan Rang nói chung) lại có hình dạng uốn cong ra. Ðó là thế đất liền muốn tiến ra biển, nên đại thủy khí không thể vào được để đem lại sự phồn thịnh, có chăng chỉ là những cơ hội bị bỏ lỡ (vì nằm ngay sát đại thủy mà lại không nhận được thủy khí).

Tuy nhiên, mặc dù không đón nhận được vượng khí từ biển Ðông đưa vào, nhưng Huế vẫn bị ảnh hưởng của đại thủy về phương diện thời vận. Do đó, các Vận 1, 3, 4 đều là những bại Vận vì ở các phía Bắc, Ðông và Ðông-nam đều có đại thủy tức là bị " Phục Ngâm" rất nặng. Vì thế nên trong những Vận này đất nước ta thường có chiến tranh, loạn lạc, giữa lúc triều đình thì bất tài, nhu nhược, không đối phó nổi với tình thế. Trong Vận 2 thì thường có anh hùng xuất hiện, vì nơi phía Tây Nam của Huế có những nhánh núi của dãy Trường Sơn hướng tới, nên sẽ đem vượng khí đến cho thành phố. Rất tiếc rằng những nhánh núi đó lại quá ngắn, nguồn vượng khí quá ít khiến cho những vị anh hùng này tuy có chí khí nhưng không đủ tài, sức để làm nổi chuyện lớn. Vào Vận 5 Huế sẽ gặp nhiều biến động, vì vượng khí của thành phố (do sông Hương và những nhánh núi nhỏ tạo ra) đã bị dãy Trường Sơn hút hết về phía Nam, khiến cho thần lực của Huế bị suy kiệt hẳn. Sang Vận 6 Huế sẽ bị những tai họa thảm khốc, vì đại long mạch Trường Sơn từ phía Tây Bắc tiến xuống, nhưng không hướng tới Huế mà lại ngoảnh đầu, vươn mình về phía Nam. Ðây chính là thế đất bị rồng bỏ, mà Vận 6 là chính Vận nên tai họa sẽ giáng xuống không ngừng. Ðến Vận 7 mới là thời kỳ an bình, hưng vượng của Huế, vì những nhánh núi phía Tây và sông Hương ở phía Ðông đều là những nguồn phát sinh ra vượng khí. Trong Vận này Huế cũng có nhân tài xuất hiện, nhưng chỉ vì thế núi sông quá ngắn, vượng khí không đủ nên họ chẳng làm được gì đáng gọi là phi thường, nổi bật cả (tương tự như Vận 2). Bước sang Vận 8, cửa khẩu Thuận-an và vùng biển phía Ðông Bắc là sát khí (bị Phục Ngâm) nên sẽ tạo ra những cơn biến loạn. Rồi sang Vận 9 cũng không tốt đẹp gì, vì vận khí của Huế dựa rất nhiều vào sông Hương, mà con sông này lại xuất phát từ phía Nam đổ ra tức là lại bị "Phục Ngâm" nên chiến tranh, loạn lạc vẫn tiếp tục xảy ra.

Nếu nhìn vào lịch sử của cố đô Huế thì ta thấy thành phố này bắt đầu được xây lên vào năm 1687. Nhưng phải đến đời chúa Nguyễn phúc Khoát (1738 - 1765) mới dám tự tiếm Vương hiệu (Vũ Vương), đồng thời chính thức đặt Huế làm thủ đô của giang sơn nhà Nguyễn (1744). Dưới thời Vũ vương, vì kinh đô mới được thiết lập, vận khí của Huế chưa phải đã có ảnh hưởng ngay tới cục diện, nên tình hình vẫn còn tương đối ổn định, nhưng những mần mống rối loạn đã bắt đầu xuất hiện. Khi Vũ vương qua đời (1765 tức là mới bắt đầu vào Vận 5), con còn nhỏ lên nối ngôi bị quyền thần Trương phúc Loan thao túng, làm lắm điều tham tàn, bạo ngược, khiến cho dân chúng Nam hà vô cùng lầm than, uất hận.

Năm 1772, đang trong Vận 5, anh, em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ khởi nghĩa ở Tây Sơn, chiếm được Quy Nhơn và một số tỉnh miền Trung. Thừa dịp đó, chúa Trịnh liền phái đại quân vào Nam đánh chiếm lại vùng Thuận Hóa và kinh thành Phú Xuân (1775), khiến cho chúa Nguyễn phải chạy vào đất Gia Ðịnh, nhưng chỉ 2 năm sau (1777) thì bị Nguyễn Lữ bắt được giết đi. Thế là kinh đô Phú Xuân chưa lập được bao lâu, một triều đại đã bị sụp đổ nhanh chóng.

Trong thời gian chiếm được Phú Xuân (1775 - 1786, tức là từ giữa Vận 5 sang đến đầu Vận 6), chúa Trịnh để Phạm ngô Cầu là một viên tướng vừa bất tài, vừa tham lam, hèn nhát trấn thủ vùng này. Ðến khi Nguyễn Huệ đem quân ra Thuận Hóa đánh Trịnh (1786), bắt được Phạm ngô Cầu liền ra lệnh cho quân sĩ giết đi.

Ðánh bại được chúa Trịnh, Nguyễn Huệ lại trở về Phú Xuân, cho thiết lập đại bản doanh ở đây, nhưng trên danh nghĩa vẫn là tôi thần của nhà Lê với chức Nguyên soái Uy Quốc công. Lúc này, vì giữa Nguyễn Huệ và Nguyễn Nhạc có sự bất hòa, nên Nguyễn Huệ không còn phụ thuộc vào triều đình Tây Sơn ở Ðồ Bàn nữa, mặc dù vẫn giữa tước hiệu Bắc bình Vương do Nguyễn Nhạc phong cho. Ðến khi miền Bắc có loạn, vua Lê chạy sang Tàu cầu cứu, Nguyễn Huệ mới lên ngôi hoàng đế, rồi tiến ra Bắc đánh bại quân Thanh (1788). Nhưng sau đó, Ngài lại quay về đóng đô ở Phú Xuân, rồi cho tiến hành nhiều cải cách táo bạo để kiến thiết đất nước, đồng thời chuẩn bị một lực lượng quân sự hùng mạnh cho việc chinh phạt nhà Thanh. Nhưng lúc đó đang trong Vận 6, là giai đoạn vận khí đen tối nhất của thành phố Huế, cho nên chỉ làm vua chưa đầy 4 năm, vua Quang Trung bỗng đột nhiên qua đời (1792). Những hoài bão lớn lao cùng những công trình cải cách vĩ đại của Ngài do đó đều sụp đổ. Con của Ngài là Quang Toản lên nối ngôi còn quá nhỏ tuổi, các đại thần xâu xé lẫn nhau khiến cho nhà Tây Sơn bị suy tàn nhanh chóng. Giữa lúc đó, Nguyễn Ánh đã củng cố được thế lực ở Gia Ðịnh, rồi bắt đầu đen quân ra đánh chiếm dần các miền duyên hải Trung phần. Vào năm 1801, tức cuối Vận 6, thành Phú Xuân bị thất thủ, khiến cho vua tôi nhà Tây Sơn phải bỏ chạy ra Bắc, nhưng đến năm sau đều bị bắt đem về hành hình một cách vô cùng dã man, tàn bạo ngay giữa kinh thành Huế.

Diệt được nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy hiệu là Gia Long và lập ra nhà Nguyễn (1802), lúc đó đang là giai đoạn chót của Vận 6, chuẩn bị bước sang Vận 7 Hạ Nguyên. Do đó, dưới thời vua Gia Long (1802 - 1819), đất nước ta được yên ổn, thái bình. Tuy nhiên, mặc dù cũng là một nhà lãnh đạo có tài (qua bao năm đấu tranh chống lại nhà Tây Sơn), nhưng trong suốt thời gian cai trị, vua Gia Long lại tỏ ra thiển cận và hủ lậu, nên sự nghiệp không có gì đáng kể tới. Sang đến thời vua Minh Mạng (1820 - 1840), nước ta đã bắt đầu bước vào thời kỳ suy yếu, với những cuộc nổi loạn xảy ra ở khắp nơi.

Năm 1826, trong Vận 8 Hạ Nguyên, Phan bá Vành làm loạn ở Nam Ðịnh, rồi đến năm sau, Lê duy Lương nổi lên ở Ninh Bình, khiến triều đình phải đánh dẹp vất vả suốt mấy năm trời mới xong. Ðến năm 1833, cũng trong Vận 8, lại có vụ loạn Nồng văn Vân ở vùng biên giới Việt-Hoa, và Lê văn Khôi ở trong vùng Gia Ðịnh làm cho triều đình phải khốn đốn. Sau đó nhà Nguyễn còn phải đối phó với sự quấy phá của quân Xiêm, rồi những cuộc bắt giết đạo Thiên Chúa lại xảy ra, khiến cho cảnh máu chảy, đầu rơi không lúc nào ngừng được.

Ðến đời vua Thiệu Trị (1841 - 1847, tức là từ cuối Vận 8 qua đầu Vận 9), những cuộc giết hại giáo sĩ và giáo dân Thiên Chúa giáo càng diễn ra khốc liệt hơn trước. Trong khi đó, người Chân Lạp (tức Cam Bốt) nổi lên chống lại nền đô hộ của nhà Nguyễn (được thiết lập từ thời vua Gia Long), khiến cho triều đình nhà Nguyễn đánh dẹp mãi không xong, cuối cùng đành phải chấp nhận nền độc lập của xứ này.

Sang đến đời vua Tự Ðức (1847 - 1883 tức là từ giai đoạn đầu Vận 9 cho đến hết Vận 1), tình hình lại càng trở nên vô cùng đen tối. Ở ngoài Bắc có các vụ giặc Tam Ðường (1851), giặc "châu chấu" của Lê duy Cự và Cao bá Quát, giặc Tạ văn Phụng, giặc Cai tổng Vàng (cùng xuất phát vào năm 1861), giặc Ngô Côn (1868), giặc Cờ Ðen, Cờ Trắng, Cờ Vàng (1870)....Ở Huế thì có âm mưu soán nghịch của Hồng Bảo (anh vua Tự Ðức, năm 1855), vụ giặc "chầy vôi" (1866).Những cuộc phiến loạn này khiến triều đình nhà Nguyễn không kịp trở tay để đối phó. Giữa lúc đó, vào năm 1858 tức khoảng cuối Vận 9, Pháp đem hải quân vào tấn công thành Ðà Nẵng, mở màn cho cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Qua năm sau, quân Pháp quay vào Nam đánh chiếm thành Gia Ðịnh, rồi chuyển sang việc bình định toàn thể Nam kỳ. Năm 1873, tức trong giữa Vận 1, Pháp tiến ra Bắc đánh hạ được thành Hà Nội nhưng rồi lại rút về Nam vì đang vướng bận vào cuộc chiến tranh với Ðức ở Âu châu. Ðến năm 1882, Pháp lại đem quân ra Bắc triệt hạ thành Hà Nội lần thứ hai, rồi chia quân ra đánh chiếm khắp nơi, khiến cho triều đình nhà Nguyễn không sao đối phó nổi. Cũng trong giai đoạn đó, nhà Nguyễn đã ký kết với Pháp những hòa ước nhục nhã: từ việc nhường 3 tỉnh miền Ðông (tức khu vực từ Bình Thuận vào đến Long-an), sau đó là hết cả miền Nam cho Pháp. Rồi đến việc phân chia đất nước ra thành 3 miền riêng biệt, và cuối cùng là chấp nhận sự đô hộ của Pháp. Vào năm 1883, tức năm cuối cùng của Vận 1, khi vua Tự Ðức băng hà, nước ta đã mất hẳn nền độc lập, chính thức trở thành nô lệ của ngoại bang.

Sau khi vua Tự Ðức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lại càng rối loạn vì những cuộc phế lập, nên phải đến giữa năm 1884, tức vào đầu Vận 2 Thượng Nguyên, vua Hàm Nghi mới lên ngôi. Tuy còn nhỏ (mới có 12 tuổi), nhưng nhà vua đã tỏ ra là một vị anh hùng khí khái, cương quyết chống ngoại xâm, chứ không chịu cúi đầu làm tay sai cho giặc. Năm 1885, Ngài cho quân đánh Pháp, nhưng bị thất bại nên phải trốn khỏi kinh thành rồi phát động phong trào Cần Vương kháng chiến, được nhân dân 2 miền Bắc, Trung hưởng ứng. Nhưng đến năm 1888 thì vua Hàm Nghi bị Pháp bắt được đem đầy đi Algeria, rồi những phong trào kháng Pháp cũng lần lượt bị thất bại.

Khi vua Hàm Nghi trốn khỏi kinh thành Huế thì Pháp liền đem vua Ðồng Khánh lên thay, nhưng vua Ðồng Khánh chỉ ở ngôi được có 3 năm (1885 - 1888) thì qua đời. Pháp liền cho lập hoàng thân Bửu Lân (mới có 10 tuổi) lên ngôi, lấy hiệu là Thành Thái, lúc đó vẫn đang là đầu Vận 2. Khi lớn lên, nhà vua thấy Pháp quá lộng hành, không đếm xỉa gì tới nền độc lập của Việt Nam nên tìm cách chống lại, nhưng âm mưu bị bại lộ nên bị chúng đày sang Phi châu (1907). Con ngài là thái tử Vĩnh San (mới có 8 tuổi) lên nối ngôi, lấy hiệu là Duy Tân. Năm 1916, khoảng giữa Vận 2, vua Duy Tân cùng tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội (do cụ Phan bội Châu sáng lập) âm mưu khởi nghĩa ở Trung kỳ nhưng thất bại, khiến hàng trăm chiến sĩ bị hành quyết, hàng ngàn người bị bắt bớ, tù đày. Riêng vua Duy Tân bị Pháp bắt đem đày sang đảo Reunion ở Phi châu.

Từ năm 1916 đến năm 1945, tức là từ giữa Vận 3 đến khi bước vào Vận 5, triều đình nhà Nguyễn dưới thời Khải Ðịnh (1916 - 1925) và Bảo Ðại (1926 - 1945) đã hoàn toàn suy nhược, chỉ là công cụ của thực dân Pháp. Giữa lúc đó, những phong trào đấu tranh dành độc lập nổi lên khắp nơi, nhưng chỉ chuốc lấy thất bại và sự hao tổn máu xương của hàng ngàn chiến sĩ ưu tú, vì lúc đó vận khí của Huế đã quá suy vi, tàn tạ. Phài đến năm 1945, khi Việt minh cướp chính quyền, vua Bảo Ðại thoái vị, rồi H-C-M tuyên bố Việt Nam độc lập ở Hà Nội, thì lúc đó đã bước sang đầu Vận 5 Trung Nguyên. Kể từ đó trở đi, Huế không còn là kinh đô của nước ta nữa, nhưng vận khí của Huế vẫn tiếp tục xoay vần. Sau năm 1954, khi đất nước ta bị chia cắt làm 2 miền: miền Bắc từ sông Bến Hải trở ra, dưới sự lãnh đạo của H-C-M, đặt thủ đô ở Hà Nội. Miền Nam từ đó trở vào, dưới sự lãnh đạo của TT Ngô đình Diệm, thủ đô đặt ở Sài Gòn. Ðể có người trông nom mọi việc ở ngoài Trung, TT Ngô đình Diệm liền cho em mình là Ngô đình Cẩn nắm toàn quyền ở Huế, lúc đó đang ở giữa Vận 5. Nhưng ông Ngô đình Cẩn đã bất tài, lại hống hách, làm nhiều chuyện thất nhân tâm, khiến cho người dân miền Trung vô cùng oán ghét. Ðến khi chế độ Ngô đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963 (tức năm cuối cùng của Vận 5) thì ông Cẩn liền bị phe đảo chính lôi ra kết án rồi xử tử hình.

Sau cuộc chính biến 1963, tình hình chính trị của miền Nam mỗi lúc một rối loạn, giữa lúc chiến tranh ngày càng lan rộng và quyết liệt giữa 2 miền Nam-Bắc. Ðầu năm 1968 (thuộc Vận 6), Cộng sản mở cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, chiếm được Huế rồi cho tàn sát hàng ngàn người dân vô tội trong thành phố này. Ðến năm 1972, cũng trong Vận 6, khi Cộng sản phát động cuộc tấn công quy mô khắp miền Nam, Huế lại trở thành một bãi chiến trường đẫm máu và khốc liệt. Rồi năm 1975, trong trận chiến cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa, Huế lại phải trải qua những giờ phút kinh hoàng, với hàng trăm, hàng ngàn người chết trong cuộc tháo chạy ra biển. Tiếp sau đó là những cuộc bắt bớ, giam cầm, rồi đến vụ đói kém năm 1978 - 1979 khiến cho đời sống của người dân Huế vô cùng lầm than, cơ cực.

Kể từ khi bước sang Vận 7 (1984), cảnh yên ổn, thanh bình lại trở về với Huế. Những lăng tẩm, đền đài của các vua chúa nhà Nguyễn được tu sửa, những khu du lịch mọc lên để thu hút du khách, đời sống của người dân nhờ vậy cũng được thoải mái, dễ chịu phần nào. Nhưng hiện tại đã là cuối Vận 7, sắp sửa bước sang Vận 8 Hạ Nguyên. Chỉ sợ rằng tới lúc đó, sát khí của cửa biển Thuận-an sẽ gây cho Huế nhiều tai họa, mặc dù không thảm khốc như trong Vận 6, nhưng cũng nguy hiểm cho những người dân đang cư trú trong thành phố êm đềm và thơ mộng này.

Tóm lại, vận khí của Huế chỉ tốt đẹp trong Vận 7, còn trong những Vận khác đều xảy ra những cảnh chiến tranh, chém giết. Riêng Vận 2 tuy cũng khá tốt vì được những nhánh núi nơi phía Tây Nam hướng tới, nhưng vì thượng nguồn của sông Hương xuất phát tại đây tức là bị "Phục Ngâm", nên hay xảy ra việc binh biến. Tuy nhiên, trong cả 2 Vận này, Huế sẽ có được những người lãnh đạo tương đối có tài năng và ý chí, dù rằng sự nghiệp của họ không có gì đáng kể lắm. Các Vận 3 và 8 thì còn hưởng được chút dư khí của Vận 2 và Vận 7, nên lúc đầu còn được những người có năng lực, nhưng sau cũng tàn tạ, suy bại như những Vận khác. Trong các Vận 5, 6, Huế ở trong cái thế có đại long mạch (dãy Trường Sơn) tiến tới nhưng không chầu phục, mà lại vươn mình đi nơi khác. Vì thế nên trong những Vận này, tại Huế có thể xuất hiện nhân tài lỗi lạc, nhưng họ thường mất sớm hoặc bỏ đi nơi khác, những người còn lại thì đều yếu kém, nhu nhược. Riêng Vận 5, Huế bị dãy Trường Sơn lấy hết nguyên khí, nên những người lãnh đạo trong Vận này đều khét tiếng là bất tài, lại sâu dân mọt nước để rồi bị thảm tử. Còn Vận 6 thì bị cái thế long mạch đoạn tuyệt, dứt tình dứt nghĩa nên thường bị những tai họa khủng khiếp giáng xuống cho cả thành phố.

Nhìn chung, Huế có cái đẹp của sông Hương êm đềm, uốn khúc, của những nhánh núi non che chở, bao bọc. Nhưng sông Hương chỉ có thể tạo nên sự phồn thịnh sung túc cho một thành phố nhỏ (thế sông uốn lượn nhưng lại quá ngắn). Những nhánh núi non chỉ đủ vượng khí để xây dựng nhà cửa cho việc làm ăn phát đạt, hoặc đắp mộ để con cháu trở thành những công hầu khanh tướng mai sau (nếu biết cách làm). Còn nếu chọn Huế làm thủ đô của đất nước thì tai họa sẽ ập tới. Bởi vì ngay cả trong lúc hưng thịnh, Huế còn chưa có đủ vượng khí để trấn áp những vùng khác, thì đến lúc suy vi, thù trong giặc ngoài liên tiếp kéo đến, nên tránh sao khỏi cái họa diệt vong, mất nước. Ngoài ra, nếu nói đến vấn đề tìm cách thay đổi địa thế Phong thủy của Huế thì hầu như không có một phương cách hữu hiệu nào cả, vì khu vực này quá chật hẹp, lại bị khống chế bởi dãy Trường Sơn và biển Ðông Hải. Tuy nhiên, khi đã biết được vận khí của Huế như vậy, chúng ta không nên cố công kiến tạo một trung tâm chính trị, kinh tế đồ sộ ở đây. Mà hãy để cho Huế trở về với tính cách tự nhiên của nó: một thành phố nhỏ êm đềm, thơ mộng, một vùng đất của những t*o nhân, mặc khách, của những văn, thi sĩ muôn đời lãng mạn. Có như thế thì chẳng những đất nước sẽ tránh được nhiều tai vạﬠmà cuộc sống của những người dân Huế cũng được yên ổn, thư thái hơn.


#131 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 16:24

Các PTS mỗi người lý giải một kiểu nhưng chung qui lại đều vừa khít các dữ kiện lịch sử

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tất cả đều đúng. Nhận quà

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cái này gọn gẽ mà giá trị

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#132 Muahoasua

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 83 Bài viết:
  • 8 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 16:30

Phán thế mới chuẩn chỉ chứ bác,đúng y chang lịch sử .

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#133 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 22/12/2015 - 16:37

Mời các bác quay lại phán TL ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#134 khongco

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 251 Bài viết:
  • 128 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 12:49

Ngũ giác đài biểu tượng sức mạnh của mĩ nó nằm đối diện với nhà trắng, bên hữu sông. VN miền trung cũng có nơi xứng đáng đặt trụ sơ bộ QP nhưng ko piets con chỗ nào hợp lý hơn ko vì cách hai đầu nam bắc.
tiềm lực kinh tế quân sự đều ổn.

#135 nhoti

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 185 Bài viết:
  • 16 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 12:56

Bác đi từ từ cho cháu theo với, bác chạy nửa vòng trái đất ai theo kịp. Mọi người vẫn đang ngồi ở TL ạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn








Similar Topics Collapse

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |