Ghi chú:
Không gian 3 chiều đổ xuống: tương đương Dục giới
Không gian 4-7 chiều: Sắc giới
Không gian 8-10: Vô sắc giới
Có thể so sánh thêm từng không gian 4-11 với các tầng thiền trong thời gian tới
Phải chăng tu thiền là cách để vượt qua các chiều không gian??
Có sinh ắt có tử, có nhân ắt có quả, nhân quả không bao giờ diệt mất, cho nên nói là “hữu”. Thế gian, một cách tổng quát, được chia làm 3 cõi (tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô-sắc giới); chi tiết hơn thì chia làm 6 đường (lục đạo: Thiên, Nhân, A-tu-la, Bàng-sinh, Ngạ-quỉ, và Địa-ngục); và chi tiết hơn nữa thì chia làm 25 cõi (nhị thập ngũ hữu). 25 cõi này được kể trong 5 nhóm sau đây:
A) 4 cõi ác (tứ ác thú):
1. Địa-ngục
2. Ngạ-quỉ
3. Bàng-sinh
4. A-tu-la
B ) 4 châu của loài người (tứ châu thiên hạ):
5. Đông Thắng-thân châu
6. Nam Thiệm-bộ châu
7. Tây Ngưu-hóa châu
8. Bắc Câu-lô châu
C) 6 cõi trời Dục giới (lục Dục thiên):
9. Tứ-vương thiên
10. Đao-lợi thiên
11. Dạ-ma thiên
12. Đâu-suất thiên
13. Hóa-lạc thiên
14. Tha-hóa-tự-tại thiên
D) 7 cõi trời Sắc (Sắc giới):
15. Sơ-thiền thiên
16. Đại-phạm thiên
17. Nhị-thiền thiên
18. Tam-thiền thiên
19. Tứ-thiền thiên
20. Vô-tưởng thiên
21. Tịnh-cư A-na-hàm thiên
E) 4 cõi trời Vô-sắc (Vô-sắc giới):
22. Không-xứ thiên
23. Thức-xứ thiên
24. Vô-sở-hữu-xứ thiên
25. Phi-tưởng-phi-phi-tưởng-xứ thiên
Ghi chú: Trong cõi Sắc giới, 4 tầng trời Sơ-thiền, Nhị-thiền, Tam-thiền, và Tứ-thiền, mỗi tầng được kể là 1 cõi (1 hữu); trong đó, đặc biệt:
a) Đại-phạm thiên được tách riêng ra từ tầng trời Sơ-thiền để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì trời Phạm Thiên là chủ tể của cả ba ngàn đại thiên thế giới.
b ) Vô-tưởng thiên được tách riêng ra từ tầng trời Tứ-thiền để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì đó là nơi đặc biệt, chúng sinh không còn có tư tưởng.
c) 5 cõi trời Vô-phiền thiên, Vô-nhiệt thiên, Thiện-kiến thiên, Thiện-hiện thiên, và Sắc-cứu-cánh thiên, được tách riêng ra từ tầng trời Tứ-thiền, kết hợp thành một nhóm gọi là Ngũ Tịnh-cư thiên, hay Ngũ Na-hàm thiên, để được kể là 1 cõi (1 hữu), vì đó đều là nơi cư trú của chư vị đã chứng quả A-na-hàm (tức quả Bất-hoàn, quả vị thứ ba của 4 thánh quả Thanh-văn).
Do đó mà Sắc giới được kể có 7 hữu.
CHIỀU KHÔNG GIAN:
Chiều không gian là vùng không gian tạo ra vật, chất mà ta có thể va chạm và quan sát chạm được vật, chất đó trực tiếp hoặc gián tiếp.
Trong quá trình tôi nghiên cứu và tìm hiểu thì chung quanh chúng ta có 10 chiều không gian.
Không gian 3 chiều.
1./ Chiều dài.
2./ Chiều Rộng.
3./ Chiều cao.
Chiều + không gian.
4./ Không thời gian.
5./ Không quang gian (chiều không gian ánh sáng)
6./ Không sắc gian (chiều không gian màu sắc).
7./ Không năng gian (chiều không gian của năng lượng).
8./ Không âm gian (chiều không gian âm thanh).
9./ Không từ gian (chiều không gian từ trường)
10./ Không vũ gian (chiều không gian không thấy được của vũ trụ).
Trong tất cả các dạng chiều không gian được phân ra làm 2 nhóm chính:
1./ Không gian định hướng (không gian có hướng).
2./ Không gian không định hướng (không gian vô hướng).
III./ KHÔNG GIAN ĐỊNH HƯỚNG:
Không gian định hướng là vùng không gian khi ta va chạm, quan sát vật thể hoặc vùng không gian mà có thể định vị được phương, hướng của chúng.
Trong không gian định hướng ta lại chia ra làm 2 nhóm:
a./ Vùng không gian trực tiếp: Là vùng không gian mà ta có thể va chạm, quan sát được trực tiếp vật thể và vùng không gian đó: Chiều dài, chiều rộng, chiều cao, không quang gian, không sắc gian và không từ gian.
b./ Vùng không gian gián tiếp: Là vùng không gian không sờ thấy trực tiếp mà phải qua trung gian hoặc các hệ quả mà nó mang lại từ đó ta mới thấy và sờ được nó: Không thời gian, không năng gian và không âm gian.
IV./ KHÔNG GIAN VÔ HƯỚNG:
Ta có thể đi vào vùng không gian vô hướng, thấy được chúng nhưng chúng ta hoàn toàn bị mất phương hướng trong chúng đó gọi là không gian vô hướng: Không vũ gian (hay còn gọi là vật chất tối).
VD: Không gian tối trong một căn phòng, không gian tối trong vũ trụ.
V./ MỞ RỘNG:
Einstein đã đưa thời gian vào làm chiều không gian thứ 4 để nói đến tiến trình đơn giản nhất mà ta có thể quan sát được là sự lão hóa của động vật và tính cũ, mới của đồ vật. Qua các tiến trình này ta biết được sự tồn tại của không thời gian.
Nếu không có ánh sáng ta không thể quan sát được vật thể hay không gian chung quanh nên việc thiếu ánh sáng khiến ta không thể xác định được vật thể và vùng không gian chung quanh từ đó sẽ không tồn tại không gian. Chính nhờ vào ánh sáng nên chúng ta mới thấy được các vật thể chung quanh ta có thể xếp ánh sáng vào chiều không gian.
Ánh sáng là quá trình giải phóng năng lượng, chính quá trình giải phóng năng lượng tác động lên các hạt nên các hạt đều mang năng lượng, phát sáng, giao thoa, phản xạ...v.v... Chính vì ánh sáng là một nhân tố của quá trình giải phóng năng lượng nên ta có thể gộp nó chung vào vùng không năng gian khi đó ta có 9 chiều không gian. Nếu ánh sáng có những đặc điểm riêng biệt ngoài năng lượng mà chúng ta công nhận có thể tách rời ánh sáng ra khỏi năng lượng thì ta có 10 chiều không gian.
Nếu vật thể không có màu sắc ta có quan sát được không khi đã có ánh sáng, màu sắc cũng chính là nhân tố quyết định cho chúng ta có một cái nhìn về thế giới chung quanh thế nên ta có thể xếp màu sắc vào một chiều không gian.
Năng lượng mang đến cho chúng ta sự sống, tính tiện nghi..v.v.... nếu không có năng lượng ta cũng không thể biết được không gian chung quanh là như thế nào, thế nên ta lại xếp năng lượng vào chiều không gian.
Cuộc sống sẽ vô vị nếu không có âm thanh, và từ trường cũng đóng vai trò rất quan trọng trong Vật Lý thế nên ta xếp chúng vào chiều không gian.
Tất cả những nhân tố trên tôi để cập ở một khía cạnh đơn giản nhất về chiều không gian mà chúng ta có thể va chạm và quan sát được trực tiếp hay gián tiếp. Các tính chất Vật Lý của các chiều không gian nói trên con người còn chưa khám phá hết về chúng, và nó vẫn còn là những bí ẩn mà chúng ta cần phải khám phá để biết nhiều hơn về chúng.
Để có cái nhìn tổng quan về chúng và các bạn hiểu được tại sao tôi lại đặt chúng làm 6 chiều không gian còn lại các bạn hãy hình dung tại sao Einstein lại đưa thời gian vào làm chiều không gian thứ 4. Các tiến trình đơn giản mà tôi nói bên trên đã góp phần giúp chúng ta nhận biết được thế giới chung quanh.
Mặt khác, mỗi chiều không gian mà tôi đề cập bên trên chính bản thân của chúng cũng có một không gian hoạt động và phương pháp vận hành rất riêng biệt mà chúng ta không thể hình dung hết được thế nên tôi xếp chúng vào các chiều không gian cần được nghiên cứu nhiều hơn nữa. Khi xét đến các tính chất đặc biệt của chúng ta có thể rút gọn hoặc nhân rộng ra thành những chiều không gian mới và có thể sẽ còn rất nhiều chiều không gian khác mà chúng ta vẫn chưa xác định được tính chất của chúng.
Tứ thiền định
Không gian 10 chiều
Sửa bởi danhkiem: 14/11/2015 - 21:41