Jump to content

Advertisements




Tiếng cười thời cuộc !

Giải trí vui

537 replies to this topic

#466 vuive1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 48 thanks

Gửi vào 07/06/2016 - 22:45

Tôn Nữ Thị Ninh
TPHCM, 6/6/2016

Thư ngỏ gửi người Việt Nam và các bạn Mỹ


1. Ngày 1 tháng 6, tôi đã bày tỏ cô đọng quan điểm về việc ông Bob Kerrey (BK) giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Tín Thác (Board of Trustees – BOT) Đại học Fulbright Việt Nam (FUV). Nay tôi xin gửi thư ngỏ đến người Việt Nam và các bạn Mỹ quan tâm đến vấn đề này với mong muốn diễn giải rõ hơn, đầy đủ hơn quan điểm của tôi.
2. Trước hết, tôi xin nêu một số thông tin để làm rõ hơn về nguồn tài chính và vai trò Hội đồng Tín Thác của một đại học kiểu Mỹ như FUV:
2.1. 20 triệu USD vốn ban đầu cho việc xây dựng FUV được nhắc đến như đóng góp mới của chính phủ Mỹ. Thực tế là: đó là khoản 20 triệu USD còn lại từ chương trình VEF (Quỹ Giáo dục Việt Nam – đã được thực hiện từ năm 2000, trích 5 triệu USD/năm trên tổng số 100 triệu USD cho chương trình học bổng) là món tiền chính quyền Sài Gòn nợ chính quyền Hoa Kỳ trước 1975, mà nhà nước CHXHCN Việt Nam thống nhất nhận trả phía Mỹ theo thông lệ quốc tế. Nói cách khác, thực chất đây là việc chuyển một món tiền có sẵn – từ mục đích cấp học bổng hàng năm sang mục đích tài trợ ban đầu cho FUV – chứ không phải do BK mới gây quỹ đặc biệt cho FUV.
2.2. Đối với một đại học kiểu Mỹ như FUV, vai trò của một Hội đồng Tín Thác và người đứng đầu Hội đồng không đơn giản bó hẹp trong nhiệm vụ gây quỹ mà là quyết định định hướng chiến lược của trường, và đề ra chủ trương với hàng loạt vấn đề phức tạp liên quan đến những bên có lợi ích khác nhau trong xã hội. Chính Hội đồng lựa chọn và bổ nhiệm Hiệu trưởng. Điều này để phủ định ý kiến cho rằng đây là vị trí với vai trò hạn hẹp, hàm ý không đáng để dư luận quan tâm, tranh cãi.
3. Tôi không đồng tình với ý kiến muốn trấn áp sự phản đối việc bổ nhiệm ông BK đứng đầu BOT/FUV bằng cách gắn việc này với chuyến thăm của Tổng thống Obama. Tôi không tin Tổng thống Obama sẽ đồng ý việc kết hợp này nếu biết trước việc bổ nhiệm BK sẽ gây tranh cãi, mở lại quá khứ đau buồn, đi ngược với định hướng chủ đạo của chuyến thăm là đồng thuận hướng về tương lai.
4. Tôi cũng không tán thành kiểu khép những người phản đối việc bổ nhiệm BK là bảo thủ không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ví dụ như, tôi theo quan điểm phản đối nhưng bạn bè Mỹ của tôi không hề kết luận là tôi không hướng về tương lai, “không ủng hộ hòa giải”. Ủng hộ hòa giải, hướng về tương lai không phải là độc quyền của những ai ủng hộ BK làm Chủ tịch BOT/FUV. Nếu BK không có quá khứ nặng nề đối với nhân dân Việt Nam, thì chắc không ai bình luận gì. Nếu người được bổ nhiệm là cựu chiến binh như cựu Hạ nghị sĩ, Đại sứ đầu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam Pete Peterson hoặc là chính ông Thomas Vallely, cũng là cựu chiến binh, là người có công lớn nhất trong việc thành lập FUV thì không ai sẽ có ý kiến gì.
5. Tôi không hiểu tại sao nhất thiết phải bổ nhiệm BK vào vị trí quan trọng của FUV trong giai đoạn mở đầu mang ý nghĩa biểu tượng cao? Những người Mỹ đã bày tỏ quan điểm với tôi (trong đó có cựu chiến binh) hoặc công khai trên báo chí và các mạng xã hội đều không tán thành, thậm chí phê phán thẳng thừng.
Chẳng hạn như PGS. Jonathan London được BBC trích dẫn ngày 2/6: “…đó là một quyết định phải nói là vô trách nhiệm. Muốn thành lập một đại học mới ở Việt Nam thì ít nhất phải nhạy cảm với lịch sử của hai nước. Tôi nghĩ đây là một sai lầm hết sức buồn.” Hay là TS. Mark Ashwill, chuyên gia giáo dục, sống và làm việc lâu năm tại Việt Nam, trả lời báo điện tử Trí Thức Trẻ ngày 3/6, nhận xét đây là “một nỗi hổ thẹn (disgrace)”. BK nên “từ chức ngay lập tức.
Chắc chắn Fulbright có thể tìm được lãnh đạo tốt hơn những người như BK, một biểu tượng của quá khứ đen tối”. Lẽ nào người Việt Nam chúng ta tỏ ra bình thản hơn cả người Mỹ đối với một biểu tượng của quá khứ đen tối?
6. Trước một số không nhỏ công dân mạng kêu gọi “hãy rộng lượng, bao dung, tha thứ, hãy hướng về tương lai, vì tương lai của Việt Nam…”, tôi muốn nói rõ như sau:
6.1. Việc tha thứ hay không tha thứ cho vai trò của BK trong vụ thảm sát ở thôn Thạnh Phong là quyền của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, có thể tha thứ nhưng đồng thời không tán thành việc BK giữ vị trí lãnh đạo một trường ĐH tại Việt Nam (việc ông lãnh đạo một ĐH của Mỹ bên Mỹ là chuyện khác).
6.2. Tôi cũng khẳng định chúng tôi phản đối không phải vì chỉ xuất phát từ cảm xúc, cảm tính, không phải vì thiếu “lý trí tỉnh táo và sáng suốt”. Ngược lại, vì tỉnh táo và sáng suốt mong muốn cho đại học Fulbright có một khởi điểm lành mạnh, đồng thuận, suôn sẻ và một con đường phát triển bền vững, chúng tôi mới lên tiếng. Lẽ ra những người quyết định mời BK đảm nhiệm vị trí lãnh đạo FUV nên “tiến lên phía trước ở Việt Nam nhưng ghi nhớ những bài học của Việt Nam” trong đó bài học thứ ba là “biết từ tốn khi nghĩ rằng đã hiểu biết văn hóa nước khác” (Bài xã luận trên New York Times ngày 23 tháng 6, 2016).
7. Chúng ta đang chứng kiến một dạng kêu gọi nhau thi đua bày tỏ “vị tha, cao thượng”. Nhân dân Việt Nam không còn phải chứng tỏ, chứng minh một lần nữa tính nhân văn của mình trong quan hệ với kẻ thù trước đây mà dư luận quốc tế, đặc biệt bản thân các cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã công nhận từ lâu.
Tôi ngạc nhiên về những tình cảm cảm thông sâu sắc dành đặc biệt cho sự khổ tâm của BK với “những lời thốt ra từ gan ruột”, ca ngợi ông “rất can đảm khi quyết định nhận cương vị hiện nay”! Trong khi đó, tôi nhớ đến lời của một người ở Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh, nơi đang trưng bày chứng tích về vụ thảm sát ở Thạnh Phong, thương xót cho các nạn nhân chưa hề được người có tội trở về thắp cho họ một nén hương. Người đó không thể tưởng tượng cảnh hàng trăm hàng ngàn sinh viên Việt Nam Đại học Fulbright sẽ gọi ông BK một cách tôn kính là “Thầy” theo phong tục Á Đông và đặc biệt ở Việt Nam. Và tôi lại nghĩ, đến một ngày nào đó, ảnh của ông BK sẽ được treo tại ĐH Fulbright ở vị trí trang trọng nhất dành cho các vị sáng lập của Trường!
8. Tôi nghĩ đến nay đã có thể kết luận là việc chọn ông BK làm Chủ tịch Hội đồng Tín Thác Đại học Fulbright Việt Nam đã thành một vấn đề gây tranh cãi thay vì tạo nên sự đồng thuận cần thiết cho dự án quan trọng này cất cánh thuận buồm xuôi gió.
Hiện giờ quả bóng đang nằm về phía nhóm sáng lập Đại học Fulbright. Vì đây là một dự án giáo dục với ý nghĩa và hệ lụy sâu rộng, tôi hi vọng nhóm sẽ nghĩ lại và cùng ông BK đưa ra giải pháp ổn thỏa: chọn một người khác đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Hội đồng Tín Thác FUV.
Bản thân tôi sẵn sàng gặp lại Bob Kerrey, người cựu chiến binh Mỹ, để trao đổi về những việc góp phần thúc đẩy quan hệ Mỹ – Việt vì lợi ích nhân dân hai nước.

(Bài xã luận trên New York Times ngày 23 tháng 6, 2016).
Hôm nay mới 7/6/2016

#467 vuive1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 48 thanks

Gửi vào 07/06/2016 - 23:10

Cái dận tộc gì tha thứ cho tội phạm tội diệt chủng thì thôi đi , nhưng quay lưng gọi nhân vật này bằng Thầy thì là ươn hèn.Rồi thủ dâm tinh thần tự sướng nhận vơ danh hiệu "Dân tộc có lòng vị tha cao cả".Xấu hổ cho bọn cuồng Mỹ không não.Có lũ này không trách bọn Tàu khựa nó gọi Nam man tộc, còn chày cối cãi.
BK là người thế nào, tìm xem ông ta làm gì đến trước 2001 là biết.( Năm 2001 bị phanh phui tội diệt chủng thảm sát Thanh Phong).

#468 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 07/06/2016 - 23:33


Trích bài của Đăng Phong :

Hai Mươi Mốt Năm Viện Trợ Mỹ Ở Việt Nam > [Mục 1] Chương I: Những ý đồ của Mỹ ở Việt Nam

Theo các con số thống kê chính thức của Mỹ, thì trong 21 năm (từ năm 1954 đến 1975), Mỹ đã viện trợ cho Nam Việt Nam hơn 26 tỷ đôla. Nhưng ngoài số tiền viện trợ cho ngụy quân và ngụy quyền, Mỹ đã trực tiếp đưa cả quân đội, các bộ máy quân sự, dân sự vào miền Nam. Nếu tính tất cả các loại chi phí, trong hơn 20 năm đó, Mỹ đã bỏ vào Việt Nam khoảng hơn 160 tỷ đôla.

Hầu như chưa có nơi nào trên thế giới mà Mỹ phải bỏ ra nhiều tiền của và nhiều người như thế.

Mỹ nhằm mục đích gì ở đây?

Đó là một trong những vấn đề then chốt để hiểu được bản chất của viện trợ Mỹ, ý nghĩa, tác dụng và hậu quả của nó.

1. Những lợi ích kinh tế trực tiếp

Trong suốt quá trình dính líu ở Việt Nam và ngay cả trước quá trình đó, tư bản Mỹ đã quan tâm đến những nguồn lợi ở Việt Nam: các tài nguyên, nhất là khoáng sản, các sản phẩm chiến lược, nhất là lúa gạo và cao su, những nguồn cung cấp nhân công, thị trường đầu tư và thị trường tiêu thụ hàng hóa v.v...

Từ lâu, tài nguyên của Đông Dương đã được báo chí và các chính khách Mỹ nhắc tới.

Năm 1950, tờ New York Times viết: "Đông Dương là một miếng mồi đáng cho chúng ta đánh một ván bài lớn. Nó có thể xuất khẩu thiếc, tungstène, manganèse, than đá, gỗ, gạo, cao su, dừa, hạt tiêu và da thuộc. Cho đến trước chiến tranh thế giới lần thứ hai II, lợi tức thu được ở Đông Dương đã tới khoảng 300 triệu đôla hàng năm" (New York Times, Xã luận, ngày 12-2-1950).

Tổng thống Eisenhower trong diễn văn đọc ngày 4-8-1953 tại Seatle nói: "Nếu chúng ta mất Đông Dương thì khối lượng thiếc và tungstène mà chúng ta đánh giá rất cao sẽ không còn thuộc về tay chúng ta nữa. Chúng ta đang tìm cách nào rẻ tiền nhất để ngăn chặn điều bất hạnh có thể xảy đến, đó là việc mất khả năng lấy được những thứ gì chúng ta muốn lấy từ số tài nguyên giàu có của Đông Dương và Đông Nam Á" ("Nghiên cứu lịch sử" Hà Nội, số 124).

Ở đây, có một điểm đáng lưu ý:

-Trong số các tài nguyên và sản phẩm của Đông Dương có những thứ đối với nền công nghiệp hoặc thị trường nội địa của Mỹ, không phải là cần thiết trực tiếp, hoặc không cần tới mức gay gắt như vậy. Nhưng đối với lợi ích toàn cầu của Mỹ, thì đó là những thứ cần phải nắm lấy để chi phối thị trường thế giới (trường hợp gạo, cao su, than đá và gần đây là dầu lửa).

Tờ New York Times số ra ngày 21-10-1962 nói về điều này: "Sự buôn bán và các sản phẩm của Đông Nam Á không phải là cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ, nhưng lại là rất quan trọng đối với chúng ta và các đồng mình của chúng ta".

Cũng vì thế ngay từ trước khi xâm lược Việt Nam, Mỹ đã thông qua con đường thương nghiệp để nắm lấy nhiều sản phẩm quan trọng của Đông Dương. Lúc đó, Mỹ chưa mua nhiều thóc gạo, vì thóc gạo chưa quan trọng chiến lược như sau này. Nhưng cao su thì ngay từ trước đại chiến thế giớ thứ II Mỹ đã mua khá nhiều. Từ năm 1930 đến 1939, Mỹ đã mua 39% tổng số cao su xuất khẩu của Đông Dương. Thời kỳ từ 1946 đến 1950 cao su chiếm 98% giá trị hàng hàng hóa của Đông Dương bán cho Mỹ (Henry Lauque, Activités économiqués americanes. Cahiers Internationaux, No-5-1942).

Có thể thấy rõ những tham vọng đó qua các "dự án phát triển" của các cơ quan nghiên cứu Mỹ về triển vọng của nền kinh tế Việt Nam khi chiến tranh chấm dứt (trong các dự án đó, sự chấm dứt chiến tranh phải được giả định là Mỹ thắng). Trong tất cả các dự án đó, điểm được chú ý nhất là: khả năng xuất khẩu, mà đứng đầu là lúa gạo, cao su, gỗ, hải sản và dầu hỏa.

-Theo con số của nhóm nghiên cứu do Lilienthal phụ trách (công bố vào tháng 12 năm 1970) thì tổng mức xuất khẩu của Nam Việt Nam đến năm 1980 vào khoảng 425 triệu đôla hàng năm (Trích trong báo cáo của D.M.Donald, Giám đốc Phái bộ viện trợ Mỹ ở Sài Gòn (USAID) về tình hình Nam Việt Nam trước Ủy ban Đối ngoại Thượng nghị viện Mỹ ngày 17-3-1970. Tin tức của USIS, Washington, ngày 17-3-1970).

Các tác giả của dự án trên cũng còn tính đến khoảng 1985, mỗi năm miền Nam Việt Nam sẽ xuất cảng tới 1 tỷ đô la dầu hỏa.

Đầu tư là sự khai thác ở trình độ cao. Trong các dự án phát triển kinh tế của Nam Việt Nam, các cơ quan điều tra và nghiên cứu của Mỹ dự kiến khả năng thu hồi vốn đầu tư rất nhanh chóng. Có thể nêu một thí dụ: Kế hoạch sông Mê Công. Riêng về thủy điện, kế hoạch dự tính xây dựng cơ bản 1.300 triệu đôla. Nếu được hoàn thành, mỗi năm sẽ lãi 300 triệu đôla. Rồi nhờ có điện, chỉ riêng đẩy mạnh khai khoáng hàng năm cũng thu lợi nhuận khoảng 300 triệu đôla nữa. Vì vậy, Mỹ đã "tự nguyện" đóng góp 1 tỷ đôla cho kế hoạch này.

Để nắm độc quyền đầu tư, ngay từ năm 1961 Mỹ đã yêu cầu Ngô Đình Diệm ký bản cam kết ưu đãi đầu tư của Mỹ, gọi là "Hiệp ước thân hữu và liên lạc kinh tế Việt-Mỹ". Trong Hiệp ước này, Diệm bảo đảm cho tư bản đầu tư của Mỹ được thuận lợi trong mọi ngành kinh tế, về mọi mặt-trong việc mua đất đai, nguyên liệu, sử dụng các phương tiện công ích, thuê nhân công, chuyển lãi hàng năm về nước, có hiệp đồng tiêu thụ các sản phẩm sản xuất ra, hứa sẽ không quốc hữu hóa trong một thời gian dài (tùy từng nghành, có ngành thì thời gian đó được đảm bảo tới 99 năm)...

Như vậy, tuy Mỹ chưa thực hiện, hoặc mới thực hiện đầu tư nhỏ giọt, song đó chính là một trong những mục tiêu mà Mỹ đã nhằm và đã chuẩn bị.

Mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Tham vọng này không chỉ nhằm vào viễn cảnh. Nó đã được thực hiện từ lâu. Ngay từ trước chiến tranh thế giới thứ II, tỷ lệ hàng hóa Mỹ trong tổng ngạch nhập khẩu của Đông Dương đã đạt tới mức cao: Trong thời kỳ 1930-1939: bông 27%, sản phẩm dầu lửa 19,1%, máy móc 17,5%, ô tô và phụ tùng 13,4%. Trong thời kỳ 1946-1950; bông, 9,3%, sản phẩm dầu lửa 7,7%, kim khí 4,9%, máy móc 19,3%, ô tô và phụ tùng 10%, sợi và hàng dệt 13,6%, thuốc lá 7,1%.

Trong thời kỳ tiến hành chiến tranh, việc tiêu thụ hàng hóa không những không gặp khó khăn, mà lại có thêm điều kiện để mở rộng. Số viện trợ hàng chục tỷ đôla và toàn bộ số phí tổn hàng trăm tỷ đôla, suy cho cùng, cũng là sự tiêu thụ một khối lượng hàng hóa khổng lồ.

Chiến tranh xâm lược đã dẫn đến một hiện tượng lạ lùng: hình như cái đất nước nhỏ bé và nghèo nàn này bỗng nhiên "tiêu xài" tới vài chục tỷ đôla mỗi năm; Nếu tính theo đầu người thì mỗi người dân Việt Nam mỗi năm tiêu xài gần hai ngàn đôla của Mỹ!

Nhưng theo chính sự tính toán của các cơ quan nghiên cứu Mỹ, thì thu nhập thực tế của mỗi người dân Việt Nam chỉ vào khoảng trên dưới trăm đôla.

Vậy, nói đúng ra, trong số hàng trăm tỷ đôla hàng hóa mà Mỹ đổ vào đất nước này, chỉ có một phần rất nhỏ là những thứ hữu ích cho con người. Còn phần lớn là những hàng hóa để giết người và tàn phá (Năm 1968, số viện trợ kinh tế cho Nam Việt Nam là 536 triệu đôla, số đơn đặt hàng của các công ty sản xuất vũ khí cho chiến tranh Việt Nam là 8,4 tỷ đôla. Năm 1969, số viện trợ kinh tế là 413 triệu đôla, số đơn đặt hàng vũ khí cho chiến tranh Việt Nam là 7,4 tỷ đôla. Tin của AP.Washington ngày 19-4-1969).

Như vậy, phần lớn những khoản gọi là chi phí cho Việt Nam, thực ra, lai là chi phí cho nước Mỹ. Phần lớn cái gọi là viện trợ cho Việt Nam, thực ra, lại vào túi tư bản Mỹ. Điều này báo chí Mỹ cũng đã nói rõ. Tờ U.S.News and World report ngày 6-8-1962 viết: "Trong 6,1 tỷ đô la ngoại trợ trong tài khoản 1960-1961, có 4,8 (80%) tỷ được chi ngay ở Mỹ. Sơ dĩ như vậy vì 90% ngân khoản viện trợ quân sự đã ở lại nước Mỹ. Nếu không có viện trợ, xuất cảng của Mỹ sẽ tụt 12%, nông phẩm thừa sẽ tăng lên đáng sợ. Vậy ngoại viện thực ra lại là sự trợ cấp cho nền kinh tế Mỹ".

Ta biết, phần lớn viện trợ và các chi phí của Mỹ là lấy từ ngân sách. Ngân sách là tiền đóng góp của nhân dân Mỹ, thông qua thuế. Nhưng Mỹ hầu như không đem thẳng tiền mặt cấp cho một nước nào cả. Viện trợ hay chi phí đều bằng hàng hóa, chủ yếu là hàng hóa Mỹ, mua của các công ty Mỹ. Như vậy, viện trợ và chi phí chiến tranh chỉ là cơ hội để lấy tiền trong túi nhân dân Mỹ bỏ vào túi các nhà tư bản Mỹ, mà ngân sách là guồng máy thực hiện sự phân phối lại đó. Nguyên Chủ tịch Ngân hàng thế giới Eugener R.Black phân tích như sau:

"Chương trình ngoại viện của ta rất có lợi cho các xí nghiệp tư nhân Mỹ. Có ba nguồn lợi chính:

a.Ngoại viện tạo ra thị trường vững vàng và trực tiếp cho những hàng hóa và dịch vụ của Mỹ.

b.Ngoại viện khuyến khích sự phát triển thị trường mới ở hải ngoại của các công ty Mỹ.

c.Ngoại viện hướng nền kinh tế các nước nhận viện trợ vào một hệ thống tự do kinh doanh mà nhờ đó các công ty Mỹ có thể làm giàu" (Columbia Journal of World Business: Autumne, 1965).

Khi nói về những quyền lợi kinh tế trực tiếp mà Mỹ muốn tìm kiếm ở Việt Nam, có một điểm đáng lưu ý: trong hơn 20 năm dính líu vào Việt Nam, số của cải mà Mỹ đã bỏ vào lớn hơn nhiều so với số đã lấy được. Đó là điều nằm ngoài ý muốn của Mỹ.

Một là, cho đến tận 30-4 năm 1975, Mỹ vẫn chưa kết thúc được giai đoạn xâm nhập và bình định, là giai đoạn mà số phí tổn để chuẩn bị khai thác thường phải lớn hơn số của cải đã khai thác được.

Hai là, con số quyết toán cuối cùng những phí tổn của Mỹ ở Việt Nam là con số vượt quá xa dự kiến ban đầu. Năm 1972, khi trả lời phỏng vấn của một tờ báo, rằng "cuộc chiến tranh Việt Nam có xứng đáng với cái giá phải trả về sinh mạng và của cải của Mỹ không?", Tướng Tylor trả lời: "Chắc chắn là cuộc chiến tranh này đã tốn kém hơn rất nhiều, nếu ta tính đến những tổn thất cụ thể đếm được so với những gì cụ thể mà ta thu lợi được" (The Americanin New and World 12-6-1972). Hầu hết các chính khách, các nhà quân sự, các nhà kinh tế và giới kinh doanh Mỹ, khi tham gia hoặc tán thành việc can thiệp vào Việt Nam đều không ngờ rằng những ý đồ của họ được thực hiện chậm trễ và tốn kém đến thế. Nếu như lúc nào, có ai trong họ giác ngộ được điều đó và muốn rút lui, thì người kế tiếp cũng kế tiếp cả sự tính toán chủ quan mà người đi trước đã muốn chấm dứt. Một trong những khía cạnh chua chát nhất trong sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam là: Mỹ đã tính sai liên tiếp, mà những người tỉnh ngộ muốn đi tới con đường đúng đắn thì lại liên tiếp bị đào thảo.

2. Vì lợi ích chiến lược của Mỹ trên trường quốc tế

Quả là Mỹ muốn khai thác những món lợi ở Việt Nam. Nhưng đó không phải là động cơ lớn nhất chi phối những hd của Mỹ ở đây. Lúa gạo, cao su, các khoáng sản... có thể là những sự hấp dẫn ban đầu. Càng vào sâu bao nhiêu lại càng thấy việc khai thác khó khăn bấy nhiêu.

Nhưng Mỹ không rút lui, cũng không dừng lại. Cái logic cay nghiệt đối với Mỹ là: vì tham vọng của Mỹ bị ngăn chặn, cho nên sức mạnh và uy tín của Mỹ bị đặt trước một sự thách thức.

Như vậy, khi việc khai thác của cải càng gặp khó khăn, thì lại nẩy sinh một động cơ khác, một sự hấp dẫn khác-phải giữ lấy "uy tín" của Mỹ, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn thông qua Việt Nam để giữ lấy "uy tín" của Mỹ trên thế giới. Động cơ này bản thân nó đã rất lớn. Trong quá trình xâm lược, trong quá trình thất bại liên tiếp, động cơ đó càng ngày lớn hơn lên và càng có sức lôi kéo mạnh mẽ đối với ý chí của Mỹ. Sức lôi kéo đó dần dần trở nên mạnh hơn sức lôi kéo của những vựa lúa, những rừng cao su, những bể dầu ở Nam bộ...

Nếu chỉ vì những món lợi trực tiếp, thì những khó khăn và thất bại có thể làm chi giới chính khách Mỹ phải tính toán lai và dừng bước.

Nhưng nếu là để cứu vãn uy tín của một cường quốc bá chủ thế giới, thì càng thất bại, cái động cơ đó càng mạnh hơn, càng lôi kéo Mỹ sa lây lâu hơn. Chỉ đến khi nào dùng hết sức mạnh có thể dùng đến, thi hành tất cả những thủ đoạn có thể thi hành, và không còn cách nào cứu vãnnổi thất bại nữa, thì Mỹ mới đành rút lui.

Các chính khách Mỹ đã tự nói lên điều day dứt của họ trong nhiều thập kỷ:

"Thực tế, việc mất Đông Dương tạo ra nguy cơ gây nên một phản ứng dây chuyền có thể đưa tới sự sụp đổ của toàn thể khu vực" (phát biểu của Eisenhower tháng 2 năm 1950) (Trích theo P.Deilers J.Laconture. La fin d;une guèrre. Ed du Seuil.P.1960.103)

"Nước Mỹ bỏ ra 400 triệu đôla cho cuộc chiến tranh này không phải để vứt đi. Chúng ta đã chọn biện pháp rẻ nhất để ngăn chặn sự biến đổi có thể mang lại những hậu quả khủng khiếp cho nước Mỹ, cho sự an toàn của chúng ta..." (phát biểu của Eisenhower tháng 9 năm 1950) (Humannité 15-2-1950).

"Nếu chúng ta mất Đông Dương thì chúng ta sẽ mất cả châu Á và chỉ còn là vấn đề thời gian để đi tới mất phần còn lại của thế giới" (phát biểu tại Quốc hội Mỹ đầu 1954 của Symilton thượng nghị sĩ bang Cleveland) (The Pentagon' Papers (Tài liệu mật của Lầu Năm Góc).Ek.Bantm, New York, 1971).

"Nếu người Pháp không thắng được trong cuộc chiến tranh này thì vị trí chiến lược toàn cầu của chúng tôi cũng như của các ngài có thể sẽ trở thành thảm họa" (Thư của Eisenhower gửi thủ tướng Anh Churchill ngày 4-4-1954, yêu cầu Anh nhúng tay vào Đông Dương).

"Mỹ phải giữ lấy miền Nam Việt Nam, y như đã giữ ở Nam Triều Tiên và Đài Loan. Ba vùng đó có một tầm quan trọng quyết định đến vị trí của Mỹ ở Đông Nam Á" (Phát biểu của J.Dulles trước Ủy ban đối ngoại thượng nghị viện Mỹ ngày 30-4-1956).

"Việt Nam đang giới thiệu một sự thí nghiệm về trách nhiệm và quyết tâm của người Mỹ ở châu Á. Nếu như lúc này chúng ta chưa hẳn là cha đẻ của nước Việt Nam nhỏ bé này, thì sau này chắc chắn là chúng ta sẽ là bậc cha mẹ đỡ đầu của nước Việt Nam đó. Chúng ta đã chi phối sự khai sinh ra nó. Chúng ta đã trợ giúp cho cuộc sống của nó... Trong khi ảnh hưởng của Pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự suy sụp ở Việt Nam, thì ảnh hưởng của Mỹ phát triển một cách vững vàng. Đó là sản phẩm của chúng ta. Chúng ta không thể bỏ rơi nó.Nước Mỹ nhất định sẽ gánh lấy trách nhiệm. Uy danh của chúng ta nhất định sẽ nâng lên một bước mới" (Lời phát biểu tại Quốc hội Mỹ năm 1956 của John Kennedy, khi đó mới là thượng nghị sĩ, sau này là Tổng thống Mỹ) (Frank N.Trager. Why Vietnam, New York Praeger 1960,p.112).

"Không thể cắt giảm thật nhiều viện trợ được, trừ khi Mỹ muốn rút khỏi Đông Nam Á và để cho vùng này rơi vào tay cộng sản. Một hành động như vậy dứt khoát không phù hợp với quyền lợi của Mỹ... Chúng tôi cũng muốn giảm bớt gánh nặng lắm chứ. Nhưng trước mắt, không thấy có hy vọng nào như vậy cả" (trả lời của J.Kennedy, Tổng thống Mỹ đối với đề nghị của phái bộ Mansfield về việc cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam sau khi phái bộ này đi khảo sát ở Nam Việt Nam về, hồi đầu 1963) (Tin tham khảo, ngày 7-3-1963).

"Phải thi hành tất cả mọi biện pháp nhằm ngăn chặn không cho cộng sản thắng lợi" (Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc.Namara. Tháng 3-1962) (Tin do hãng UPI đưa ngày 11-3-1963).

"Mất Việt Nam sẽ làm cho các nước còn lại ở Đông Nam Á đứng trước nguy cơ tiêu vong... Có nhiều lý do rộng lớn chỉ rõ tại sao việc bảo vệ Nam Việt Nam là điều sống còn đối với chúng ta và đối với cả thế giới tự do" (Phát biểu của Dean Ruck, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, tại câu lạc bộ kinh tế New York ngày 21 tháng 4 năm 1963) (AP, ngày 22-4-1963).

"Tôi không muốn chứng kiến cái phòng tuyến đó bị bẻ gãy, để cho tất cả Đông Nam Á bị phơi lưng ra" (trả lời của Thượng nghị sĩ Mỹ Dirksen trong cuộc tranh luận với Fulbrigt tại Quốc hội Mỹ 1967) (International Herald Tribune số 7 và 8-10-1967).

"Nếu Hạ nghị viện biểu quyết ngừng viện trợ cho Nam Việt Nam trong một năm thì gây ra một thảm họa đối với nền an ninh của bản thân nước Mỹ và sẽ đẻ ra nhiều vấn đề mới đối với toàn thế giới" (Điều trần của T.E.Morgan, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Hạ nghị viện Mỹ, tháng 7-1968) (Theo tin của hãng Reuter Washington, ngày 16-7-1968).

"Nam Việt Nam là một khâu then chốt trong cuộc chiến đấu giữa chủ nghĩa cộng sản và thế giới tự do. Kết quả của cuộc chiến đấu ở Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến diễn biến tình hình sau này ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và cả châu Âu nữa" (Nixon) (The Pentagon' Papers đã dẫn).

"Trong ba mươi năm cuối cùng của thế kỷ 20, không phải châu Âu và châu Mỹ La tinh, mà chính là châu Á sẽ gây nên một nguy cơ lớn nhất của một sự đụng độ có thể leo thang dẫn đến chiến tranh thế giới thứ ba" (Nixon) (Chấu Á sau Việt Nam).

Những đoạn trích dẫn trên giúp ta vừa hiểu rõ ý đồ của Mỹ ở Việt Nam, vừa giải thích sự dính líu chặt chẽ, lâu dài và tốn kém chưa từng thấy của Mỹ trong hơn 20 năm ở Việt Nam.

( hết trích )



#469 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 257 thanks

Gửi vào 08/06/2016 - 01:30

Là dân đen mắt toét, dù có họ hàng có người mất vì máy bay Mỹ ném bom giờ còn chưa tìm thấy thân thể nhưng:

- Tôi thì tôi ủng hộ ông BK và bất cứ cựu chiến binh Mỹ nào đến VN, đóng góp cho sự pt của VN.

- Tôi ủng hộ quan hệ VN-HK, ủng hộ VN làm đồng minh của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung. Bám đu với Khựa hay Nga Ngố muôn đời không khá lên được.

- Tôi ngưỡng mộ nước Mỹ, ngưỡng mộ mô hình dân chủ Mỹ, dù nó không phải là tối ưu hay không có bất cập, nhưng là mô hình khả thi và tuyệt vời nhất hiện có.

Tôi phản đối và khinh bỉ những người luôn có con mắt hằn học với đất nước. Chúng không từ một thủ đoạn nào bôi nhọ chế độ, phỉ báng những người lãnh đạo, miệt thị những người dân trong nước.

#470 quanphuc2015

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 361 Bài viết:
  • 257 thanks

Gửi vào 08/06/2016 - 01:45

Xin phép các bác tôi về cho con bú cái.

#471 Tonggiang

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 81 thanks

Gửi vào 08/06/2016 - 02:26


Lê Đăng Doanh :

Chúng ta đang ở trong một thế giới thay đổi rất nhanh chóng và lỏng lẻo. Chúng ta phải báo cáo thực với các đồng chí là bây giờ bạn chúng ta là ai, ai là bạn chúng ta. Lâm sự thì ai hợp tác với ai đây? Liệu có lâm sự không? Thế ta cứ nói ta là bạn bè với tất cả mọi người, thế cái ông Trung Quốc ông ấy có phải là bạn không, hay là ông lăm lăm ông ấy định thịt mình đây? Và ông ấy thịt thì ông ấy cũng nói rõ ràng lắm chứ đâu có nhẹ nhàng gì đâu. Thế còn trong tình hình đó thì ta dựa vào đâu? Ông Ấn Độ thì ông ấy quá tốt, nhưng ông ấy lại yếu. Yếu thì giúp gì mình được. Ông này thì ông ấy là tình nghĩa lắm. Thế còn ông Hoa Kỳ thì ông ấy ở xa, từ trước đến nay ông ấy chưa có chiếm đất của thằng nào bao giờ. Hơn nữa, Hoa Kỳ với mình hai nền văn minh nó khác nhau, chế độ kinh tế khác nhau, tâm lý khác nhau, cho nên để mà hiểu nhau được không phải là đơn giản. Các bạn thấy là chính trong nước nó cũng còn chửi nhau chòm chọm nữa là. Cái chuyện cô Lewinsky với ông Clinton mà nó còn đưa ra kiện cho khốn khổ nữa là.

Thế thì, trong nước nó mà nó cũng còn chửi nhau như thế, thế còn đối với mình thì mình phải xem xem. Thí dụ, một thằng rất tử tế đối với thằng Hoa Kỳ là thằng Đài Loan, rất tử tế. Mà phải nói thằng Đài Loan là một chế độ dân chủ, công nghệ phát triển, phải nói rằng thì là rất nhiều mặt có ưu điểm, đấy thế nhưng mà thằng nào đánh Đài Loan nhanh nhất, thằng Mỹ chứ còn thằng nào nữa.

( hết trích )


#472 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 08/06/2016 - 21:57

Tôi không ý kiến riêng trong vụ này, chỉ đăng quan điểm 2 chiều ở VN cho đầy đũ :

"Những người lính "đánh Mỹ" thật sự như Tướng Trà, như Nguyên Ngọc, Bảo Ninh,

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

... lại có cái nhìn thoáng hơn những người trẻ tuổi (kể cả những người đã từng học Mỹ). Đúng như nhà văn Bảo Ninh nói: "Thú vị ở chỗ, hầu hết những người phản đối lại là những người chưa từng cầm súng, chưa từng đào công sự, họ chưa từng trải nghiệm 'nỗi buồn chiến tranh'... Lên mạng thì thấy, toàn những người đánh trận bằng mồm, đào công sự trên giấy rất hung hăng".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tướng Trà: Ông Bob Kerrey được bầu là việc có thể chấp nhận

Tuệ Minh |
07/06/2016 09:00



308





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Ảnh: NT)


Theo Đại tướng Phạm Văn Trà, với những gì đã làm cho quan hệ Việt - Mỹ, ông Bob Kerrey được bầu làm Chủ tịch HĐ tín thác ĐH Fulbright Việt Nam là việc có thể chấp nhận được.


Liên quan đến

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tướng Phạm Văn Trà - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, người đã có nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

Ông Trà cho rằng, chủ trương của Đảng ta và Nhà nước ta trong mối quan hệ với Hoa Kỳ là "khép lại quá khứ, hướng tới tương lai" là hoàn toàn đúng và thể hiện sự nhân văn của dân tộc Việt Nam.

Nhưng việc có những người nhắc lại thông tin ông

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

từng tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre trong thời kỳ ông này ở trong quân đội Mỹ cũng là điều bình thường bởi lịch sử là lịch sử, không ai có thể thay đổi được. Dù "khép lại quá khứ" nhưng không được quên quá khứ.

Tướng Trà cho rằng, việc ông Bob Kerrey từng tham gia chiến tranh ở Việt Nam nói chung và tham gia vụ thảm sát ở Bến Tre nói riêng đó là sai lầm của ông ta.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ông Bob Kerrey (Ảnh: Getty)


Tuy nhiên, với tư cách là một người lính đã từng trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1953, ông Trà chia sẻ:

"Thực ra chiến tranh đã tạo ra sự ngộ nhận cho nhiều người chứ không hẳn đó là mong muốn của những người tham gia chiến tranh.

Tức là, lúc đầu người Mỹ nghĩ không đúng về người Việt Nam do họ được tuyên truyền không đúng nên tham gia chiến tranh.

Tuy nhiên sau đó họ đã nhận ra họ ngộ nhận và nhiều người đã rất ân hận về hành động tham chiến tại Việt Nam của mình".

Ông Trà cũng nhắc lại một câu nói: "Không có bạn vĩnh viễn và cũng không có thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích của dân tộc mới là vĩnh viễn...

Ngày nay, đóng góp tích cực cho quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ không chỉ có ông Bob Kerrey mà còn có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Thượng nghị sỹ John McCain... cũng là những người từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Chúng ta hoan nghênh những đóng góp của họ cho quan hệ Việt - Mỹ".

Và vì thế, theo vị Đại tướng này, việc ông Bob Kerrey được bầu chọn làm Chủ tịch hội đồng tín thác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Việt Nam là điều có thể chấp nhận được.

Trước đó, trả lời câu hỏi của báo giới về vấn đề của ông Bob Kerrey, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nói: "Những đau thương, mất mát mà người dân Việt Nam phải trải qua trong chiến tranh rất to lớn và không gì có thể bù đắp được.

Hậu quả chiến tranh là vấn đề mà chính phủ và nhân dân Việt Nam đã và đang không ngừng nỗ lực giải quyết.

Với truyền thống hoà hiếu của dân tộc Việt Nam và trên tinh thần gác lại quá khứ, vượt qua các khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lại, chúng tôi luôn nỗ lực hợp tác, tăng cường hiểu biết và thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ".

Ông Bình cũng nhắc về một số cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến tại VN đã có những đóng góp tích cực trên các lĩnh vực như ngoại giao, văn hoá, giáo dục, khắc phục hậu quả chiến tranh để thúc đẩy quan hệ hai nước và hàn gắn vết thương chiến tranh.

"Với tinh thần đó, tôi cho rằng phía Hoa Kỳ cũng như Ban lãnh đạo của ĐH Fulbright sẽ có một quyết định đúng đắn phù hợp với đà phát triển quan hệ rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước", ông Bình nói.


Thanked by 1 Member:

#473 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 06:20

Ông Đinh La Thăng kêu gọi ‘vượt lên thù hận’




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.


05.06.2016





Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”, khi nói về những tranh cãi quanh việc cựu chiến binh Mỹ này được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.


Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.


Về dư luận liên quan tới quá khứ của cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, ông Thăng cho rằng “đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt”.


Bí thư thành ủy Sài Gòn nói thêm: “Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Nếu chúng ta không giàu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay. Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa”.


Hiện có các quan điểm trái chiều về sự bổ nhiệm ông Kerrey vì vai trò của ông trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố H. #.. #... Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.



Trước đó, trả lời câu hỏi "Bộ Ngoại giao có bình luận gì về các dư luận trái chiều hiện nay đối với vai trò của ông Bob Kerrey tại đại học Fulbright Việt Nam", phát ngôn viên Lê Hải Bình hôm 2/6 nói về nỗi đau của nhân dân Việt Nam sau chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được.


“Tuy nhiên, với tinh thần hòa hợp, người dân cũng như chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giải quyết hậu quả chiến tranh”, ông Bình nói.


Ông Bình bày tỏ tin tưởng rằng “chính phủ Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright, với tinh thần tích cực này, đưa ra những quyết định phù hợp với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”.


“Với tinh thần đó, tôi cho rằng, phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho cả nhân dân hai nước”, ông nói.


Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.


Theo Tuổi Trẻ, MOFA, VOA


Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 09/06/2016 - 06:21


Thanked by 1 Member:

#474 vuive1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 48 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 20:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 09/06/2016 - 06:20, said:


Theo Tuổi Trẻ, MOFA, VOA

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đã kiểm tra thử tienphong.vn, vnexpress và thấy đúng là bài của ông # đã không còn, mặc dù dùng google tìm kiếm vẫn thấy danh sách đường dẫn.Vậy bác cũng nên xóa bài trích dẫn của mình .Vì coi như ông # không nói gì.Cũng coi như diễn đàn hưởng ứng lối sống lành mạnh theo pháp luật.ô ô ô ô bà má

Sửa bởi vuive1: 09/06/2016 - 20:37


#475 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 22:26

Có phải các bạn tìm cái này ko?


#476 chunhatthangtu

    Banned

  • Banned
  • 26 Bài viết:
  • 31 thanks

Gửi vào 09/06/2016 - 23:16

ở chính quê hương mình, Bob bị sinh viên và giáo viên biểu tình đuổi ra khỏi trường.

#477 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 04:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vuive1, on 09/06/2016 - 20:28, said:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đã kiểm tra thử tienphong.vn, vnexpress và thấy đúng là bài của ông # đã không còn, mặc dù dùng google tìm kiếm vẫn thấy danh sách đường dẫn.Vậy bác cũng nên xóa bài trích dẫn của mình .Vì coi như ông # không nói gì.Cũng coi như diễn đàn hưởng ứng lối sống lành mạnh theo pháp luật.ô ô ô ô bà má
Tôi không hiểu ý của vuive1 . Tôi trích đăng nguyên văn bài trên net ghi xuất xứ tin từ các nguồn trên thôi còn việc các nguồn nguyên thuỷ sau đó họ không còn đăng thì đó là quyền của họ trừ phi là họ đính chánh ông Thăng không có phát biểu như thế và bài báo viết sai lầm hay ông Thăng lên tiếng đính chính là không hề phát biểu như thế v.v ... thì nguồn tin trên mới được xem là không chính xác .

#478 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 04:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chunhatthangtu, on 09/06/2016 - 23:16, said:

ở chính quê hương mình, Bob bị sinh viên và giáo viên biểu tình đuổi ra khỏi trường.
Tôi không theo dỏi tin tức về ông này nhưng ông ta đã từng là một dân cử thì chắc chắn phải có nhiều nguời bầu cho ông ta mớí đắc cử .
Ông Obama, bà Clinton hay ông Trump hay bất kỳ một người nào sinh hoạt chính trị thuộc diện "public" trong công chúng thì đi đâu cũng bị một nhóm đối lập nào đó phản đối , đó là sinh hoạt bình thường của xã hội Mỹ tho^i . Nhiều lúc nhờ vậy mà mình biết rõ đường lối, quan điểm của cã hai bên và dể cho mình chọn lựa hơn .

Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/06/2016 - 04:19


Thanked by 1 Member:

#479 MinhHoang01

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 103 Bài viết:
  • 83 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 05:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vô Danh Thiên Địa, on 09/06/2016 - 06:20, said:

Ông Đinh La Thăng kêu gọi ‘vượt lên thù hận’




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.




05.06.2016





Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng nói “hãy để cho ông Bob Kerrey được thêm một lần nữa cảm nhận sự vĩ đại của đất nước mà ông đã gây đau thương chỉ vì thiếu hiểu biết”, khi nói về những tranh cãi quanh việc cựu chiến binh Mỹ này được bổ nhiệm làm chủ tịch hội đồng tín thác ĐH Fulbright ở Việt Nam.

Trả lời báo chí Việt Nam, ông Thăng nói rằng dự án Đại học Fulbright Việt Nam “là một bằng chứng cụ thể và có tính biểu tượng cao cho thấy Việt Nam và Hoa Kỳ đang quyết tâm “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai”.


Về dư luận liên quan tới quá khứ của cựu thượng nghị sĩ Bob Kerrey, ông Thăng cho rằng “đó là một phản ứng có thể hiểu được nếu chỉ xét ở khía cạnh cảm xúc. Nhưng khi nhìn lại bất cứ sự kiện lịch sử nào, cần phải đặt trong mối tương quan với hiện tại, vì thế nếu chỉ cảm xúc thôi là chưa đủ. Chúng ta cần thêm cả một lý trí tỉnh táo và sáng suốt”.


Bí thư thành ủy Sài Gòn nói thêm: “Tôi thiết nghĩ trong vấn đề liên quan đến ông Bob Kerrey, chúng ta nên được soi sáng bởi cách xử lý và truyền thống tự trọng, nhân ái, vượt qua thù hận, vị tha, và hướng tới tương lai của ông cha ta trong suốt chiều dài lịch sử hào hùng của dân tộc. Nếu chúng ta không giàu lòng tha thứ, thì dân tộc này đã không thể mạnh mẽ và đáng được kính trọng như ngày hôm nay. Vượt lên thù hận, chúng ta sẽ chỉ càng cho thấy chúng ta mạnh mẽ và cao lớn về tầm vóc văn hóa”.


Hiện có các quan điểm trái chiều về sự bổ nhiệm ông Kerrey vì vai trò của ông trong vụ thảm sát ở xã Thạnh Phong, Bến Tre hồi tháng Hai năm 1969.



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Thành phố H. #.. #... Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.





Trước đó, trả lời câu hỏi "Bộ Ngoại giao có bình luận gì về các dư luận trái chiều hiện nay đối với vai trò của ông Bob Kerrey tại đại học Fulbright Việt Nam", phát ngôn viên Lê Hải Bình hôm 2/6 nói về nỗi đau của nhân dân Việt Nam sau chiến tranh là rất to lớn và không gì có thể bù đắp được.


“Tuy nhiên, với tinh thần hòa hợp, người dân cũng như chính phủ Việt Nam đang nỗ lực giải quyết hậu quả chiến tranh”, ông Bình nói.


Ông Bình bày tỏ tin tưởng rằng “chính phủ Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright, với tinh thần tích cực này, đưa ra những quyết định phù hợp với mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước”.


“Với tinh thần đó, tôi cho rằng, phía Hoa Kỳ cũng như ban lãnh đạo Đại học Fulbright sẽ có quyết định đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển quan hệ đang rất tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, mang lại những lợi ích thiết thực và cụ thể cho cả nhân dân hai nước”, ông nói.


Trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bí thư Thành ủy Sài Gòn Đinh La Thăng đã chính thức tuyên bố thành lập trường đại học độc lập, phi lợi nhuận đầu tiên của Việt Nam là Đại học Fulbright Việt Nam.

Theo Tuổi Trẻ, MOFA, VOA

Lẽ nào lý giải Bob Kerrey- đặc nhiệm SEAL "đã gây đau thương ( giết dân thường vô tội ) chỉ vì thiếu hiểu biết” là của chính khách.

Sửa bởi MinhHoang01: 10/06/2016 - 05:04


#480 MinhHoang01

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 103 Bài viết:
  • 83 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 06:09

Không biết hiệu trưởng Fulbright Việt Nam Đàm Bích Thủy có phải là Dam Bich Thuy ANZ có tên trong hồ sơ Panama o hay là trùng tên?

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

10 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 10 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |