Jump to content

Advertisements




Cho tôi hỏi về cách tính tuổi Kim Lâu?



13 replies to this topic

#1 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 10:01

Tình cờ tôi xem mục so tuổi vợ chồng tại:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thì thấy cách tính tuổi Kim Lâu không đúng, bởi vì năm nay 2015, tuổi Nhâm Thìn 64t thì bảo là phạm Kim Lâu Thân còn tuổi Canh Tuất 46t thì bảo là không phạm Kim Lâu. Vậy tác giả phần mềm tính tuổi Kim Lâu dùng theo phương pháp nào? Nếu BQT xem xét lại thấy phần mềm này sai thì cần nên chỉnh sửa lại. Xin cám ơn!

Thanked by 3 Members:

#2 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 3230 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 13:16

Chào Baphai,
Hiện nay có nhiều quan điểm (cách tính) về kim lâu nên việc bạn hỏi cũng không có gì lạ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tạm dẫn chứng ra vài cách:
Cách 1. Đại, tiểu số đều liên tiến, thuận hành. Khởi 10 tại Khôn. Từ 50 trở đi khởi từ trung cung ra cung Cấn (theo hình trên).
Theo cách này, 64 tuổi tại Khôn nên là kim lâu thân; 46 tuổi tại Đoài nên không gặp kim lâu.
Theo cách này, 50 tuổi mới nhập trung cung, còn các con số 5 khác thì không. Tuy nhiên, cũng có nhiều thuật gia cho rằng số 50 và mọi con số 5 khác đều phải nhập trung cung. Vậy là trong cùng một cách vẫn có sự khác nhau.
Cách 2. Đại, tiểu số cũng liên tiến thuận hành nhưng các con số chẵn chục được đặt theo số của Lạc Thư, tức 10 tại Khảm, 20 tại Khôn,...
Rơi vào một trong các cung Càn, Khảm, Cấn, Chấn là gặp kim lâu. Trong đó
- Khảm: Kim lâu Thân
- Cấn: Kim lâu súc
- Chấn: Kim lâu thê
- Càn: Kim lâu tử
Còn một vài cách khác nữa. Như vậy, có thể thấy việc tính kim lâu hiện nay còn chưa thống nhất. Đó là chưa kể, có người cho kim lâu ảnh hưởng đến việc xây cất nhà cửa nhưng có người lại cho rằng kim lâu chỉ ảnh hưởng đến hôn nhân (cưới gả).

Sửa bởi TieuKhe: 01/11/2015 - 13:59


Thanked by 2 Members:

#3 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 14:55

Gửi bạn vovitu:
Hai phương pháp tính tuổi Kim Lâu của bạn nêu trên người ta chỉ chấp nhận chứ không chứng minh được là tại sao, gốc gác từ đâu? Nó đã sai lầm, chúng ta không nên theo phương pháp ấy. Tôi đã theo dõi một số diễn đàn hiện nay vẫn áp đặt cách tính này. Đó là người ta căn cứ chủ yếu vào sách Bát trạch chánh tông và Ngọc Hạp chánh tông của Viên tài Hà Tấn Phát biên soạn. Tôi xin khẳng định phương pháp trên là sai, do đó tôi mới có ý kiến đề nghị tác giả phần mềm chương mục nêu trên cần phải chỉnh sửa lại. Riêng việc Kim Lâu ảnh hưởng đến xây cất hay ảnh hưởng đến hôn nhân ở đây tôi không đề cập. Bạn cứ xem xét lại sẽ rõ !

#4 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 3230 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 16:05

@baphai: Vovitu cũng chỉ đọc sách rồi biết như vậy chứ không đủ kiến thức để bàn luận về nguồn gốc và đúng sai.
Rất mong Baphai chia xẻ sâu hơn về vấn đề này.

Thanked by 1 Member:

#5 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 16:16

- Bài viết chia sẻ có được phép đăng tại chương mục này?

Thanked by 1 Member:

#6 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 3230 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 16:24

Có lẽ là không. Nếu được, @baphai có thể tạo một chủ đề ở mục phù hợp.

#7 huygen

    LCG

  • Lao Công
  • 2530 Bài viết:
  • 8915 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 16:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

baphai, on 01/11/2015 - 14:55, said:

Gửi bạn vovitu:
Hai phương pháp tính tuổi Kim Lâu của bạn nêu trên người ta chỉ chấp nhận chứ không chứng minh được là tại sao, gốc gác từ đâu? Nó đã sai lầm, chúng ta không nên theo phương pháp ấy. Tôi đã theo dõi một số diễn đàn hiện nay vẫn áp đặt cách tính này. Đó là người ta căn cứ chủ yếu vào sách Bát trạch chánh tông và Ngọc Hạp chánh tông của Viên tài Hà Tấn Phát biên soạn. Tôi xin khẳng định phương pháp trên là sai, do đó tôi mới có ý kiến đề nghị tác giả phần mềm chương mục nêu trên cần phải chỉnh sửa lại. Riêng việc Kim Lâu ảnh hưởng đến xây cất hay ảnh hưởng đến hôn nhân ở đây tôi không đề cập. Bạn cứ xem xét lại sẽ rõ !

Nếu hội viên baphai cho rằng các phương pháp này sai thì
Cứ tự nhiên trình bày phương pháp được cho là đúng.

Huygen

Thanked by 1 Member:

#8 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/11/2015 - 17:32

Được Huygen cho phép, tôi xin đăng bài tại đây.
Bài viết này mang tính chia sẻ, không mang tính tranh luận hơn thua, rất mong quý bạn nghiên cứu và có ý kiến phản hồi để tôi có dịp học hỏi thêm. Xin cám ơn!
Và đây là bài viết: TÌM TUỔI KIM LÂU. PHƯƠNG PHÁP NÀO KHẢ TÍN?

Trước năm 1975, nhiều tác giả nổi tiếng như Thiên Lương, Huỳnh Liên, Viên Tài Hà Tấn Phát, Thái Kim Oanh v.v.. đã nghiên cứu nhiều bộ sách cổ, soạn, dịch thuật và cho ra đời nhiều tác phẩm còn lưu truyền đến ngày nay.
Trong các tác phẩm ấy các tác giả, soạn giả có đưa ra phương pháp tìm tuổi phạm tứ kim lâu. Hiện nay cũng có nhiều thầy phong thủy dựa vào tài liệu cổ để đưa ra các phương pháp tìm kim lâu giống như các bậc tiền bối đã từng làm. Có rất nhiều phương pháp nhưng chỉ có ba phương pháp dân ta thường áp dụng tại Việt Nam và nước ngoài. Ba phương pháp đó là:

1. Phương pháp I

Lấy số tuổi ( tuổi âm lịch, tuổi mụ) đem chia cho 9, nếu có số dư là 1; 3; 6; 8 tức thị phạm kim lâu. Số dư 1 là phạm kim lâu Thân (hại cho người chủ sự), số dư 3 là phạm kim lâu Thê, Phu (hại cho người phối ngẫu vợ, chồng), số dư 6 là phạm kim lâu Tử (hại cho con cái), số dư 8 là phạm kim lâu Súc ( hại đến vật chăn nuôi trong nhà nhưng nhà nào không chăn nuôi thì không kiêng kỵ)


2. Phương pháp II

Người ta dùng theo khẩu quyết:

“Kim lâu bàn khởi tại Khôn cung

Thường phi ngũ nhập tại trung cung”

Nghĩa là khởi 10 tại cung Khôn, 20 tại cung Đoài, 30 tại cung Càn, 40 tại cung Khảm, 50 tại cung giữa, 60 tại cung Cấn, 70 tại cung Chấn, 80 tại cung Tốn, 90 tại cung Ly. Những tuổi lẻ cứ tiếp tục từ cung Khởi tính thuận chiều kim đồng hồ, hễ đến những số mang chữ số 5 thì nhập vào cung giữa rồi phi ra cung kế tiếp tính cho đến tuổi muốn xem, sẽ biết phạm kim lâu hay không (xem minh họa ở hình 1). ( Toàn bộ bài viết này tôi dùng đồ hình lạc thư để minh họa).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

3. Phương pháp III

Người ta áp dụng theo khẩu quyết:

“ Kim lâu bàn khởi chánh Khôn cung

Thường phi ngũ thập nhập trung cung

Khảm Ly Chấn Đoài vị tứ kiết

Ngộ Càn Khôn Cấn Tốn giai hung ”

Theo phương pháp này người ta tính cũng giống như phương pháp II ở cung khởi điểm nhưng khác nhau ở chỗ là chỉ có số 50 nhập vào cung giữa còn những số mang số 5 hàng đơn vị thì không nhập vào cung giữa mà vẫn tính bình thường như các số lẻ khác. (xem minh họa hình 2 sẽ rõ).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4. Nhận xét

Giữa các phương pháp trên đã cho ra sự khác biệt rất nhiều làm cho người dụng sự không biết tin vào phương pháp nào là đúng. Giả sử nếu lấy phương pháp I (cách tính dân gian) làm chuẩn để so sánh với hai phương pháp còn lại thì ta thấy:

a) Ở phương pháp II ( phi ngũ nhập cung trung): theo cách tính trên ta thấy có sự sai lệch thêm là:

- Tại cung Khôn sau khi số 50 nhập vào giữa rồi tính tiếp tục các số rồi tính tiếp tục các số lẻ còn lại, cung này có số 56 là 56:9 dư 2 (còn các số khác có số dư là 1).

- Tại cung Càn tương tự ta có các con số 58, 67, 76 tất cả đều có số dư là 4 khi đem chia cho 9 (các số khác có số dư là 3).

- Tại cung Cấn có các số 14, 23, 32, 41 khi chia cho 9 tất cả có số dư là 5 (các số khác có số dư là 6).

- Tại cung Tốn có các số 34, 43, hai số này chia cho 9 đều có số dư là 7. (các số khác có số dư là 8).

Như vậy trong cùng một cung mà đã cho ra 2 kết quả khác biệt nhau.

b ) Ở phương pháp III: Nhìn các số đã an sẵn ở hình 2 ta thấy nó không theo một quy luật nào cả, ta càng không thể tin tưởng hơn phương pháp II.

Quý thầy phong thủy cũng đã biết rõ điều này nhưng vẫn chưa đưa ra một lời phân tích nào làm cơ sở vững chắc để người ta dựa vào đó mà thống nhất cách tính toán khi tìm tuổi phạm kim lâu. Nhiều khi việc này đã gây ra biết bao hệ lụy vừa đau lòng, vừa buồn cười cho bao người tin dùng.


5. Lý giải
Nay tôi mạo muội lý giải điều này theo quan điểm và kinh nghiệm của tôi như sau:

a) Phải dựa vào dịch, lấy ý tứ của dịch và thuyết ngũ hành để lý giải mới chính xác.

Hiện nay ai cũng có thể hiểu rằng tất cả các môn huyền bí như phong thủy, tử vi, tướng số, bói toán v.v.. đều xuất phát từ dịch mà ra. Khi nói tới dịch thì ta phải nhắc đến Hà Đồ và Lạc Thư. Hà Đồ là thể, Lạc Thư là dụng. Đại dụng của Lạc Thư chính là ở cửu tinh ( tử bạch) chính là con số từ 1 đến 9. ( Độc giả nghiên cứu Kinh Dịch sẽ rõ). Trong hình đồ Lạc Thư tên gọi các số đại biểu ứng với phương hướng, ngũ hành và kỳ môn, ta cần phải nắm tổng quất là:

- Số 1: Nhất bạch thuộc Thủy ở cung Khảm là cửa Hưu.

- Số 2: Nhị hắc thuộc Thổ ở cung Khôn là cửa Tử.

- Số 3: Tam bích thuộc Mộc ở cung Chấn là cửa Thương.

- Số 4: Tứ lục thuộc Mộc ở cung Tốn là cửa Đổ.

- Số 5: Ngũ huỳnh thuộc Thổ ở trung ương (trung cung).

- Số 6: Lục bạch thuộc kim ở cung Càn là cửa Khai.

- Số 7: Thất xích thuộc kim ở cung Đoài là cửa Kinh.

- Số 8: Bát bạch thuộc Thổ ở cung Cấn là cửa Sanh.

- Số 9: Cửu tử thuộc Hỏa ở cung Ly là cửa Kiển.

Đó là những đại biểu của cửu tinh Lạc Thư từ 1 đến 9 (tính ở hàng đơn vị), còn ở những số lớn hơn ở hàng 10, hàng trăm, hàng nghìn v.v.., ví dụ như số 14, 159, 1071, v.v.. thì đại biểu của nó sẽ là số nào? Nếu nói số 14 có đại biểu là 4, số 159 có số đại biểu là 9, số 1071 có số đại biểu là 1 tất thị là sai hoàn toàn, không đúng diệu dụng của dịch. Ta chỉ việc dùng số ấy chia cho 9 lấy số dư của nó hoặc lấy số mã của chữ số ấy cộng lại rồi trừ đi 9 ( nếu tổng của chữ số ấy lớn hơn 9) là biết ngay. Ví dụ thực tế:

+ Có người nuôi 6 con cá vàng là đại biểu của số lục bạch nhưng vì hồ quá rộng, họ muốn nuôi thêm cùng loại cá này thành 15 con thì số 15 vẫn có đại biểu là lục bạch.

+ Thắp 9 ngọn đèn điện ở trước cửa để kích hoạt sao cửu tử nhưng nếu muốn tăng cường thắp thêm 27 ngọn nữa tổng cộng là 36 ngọn, vậy thì số đại biểu của số 36= 3+6=9 vẫn là cửu tử.

+ Những số khác cứ thế mà suy.


b ) Tổng hợp 3 phương pháp thường dùng rồi rút kinh nghiệm và dựa vào đại biểu số Lạc Thư tôi sắp xếp các con số từ 1 đến 99 (lấy số tuổi của con người có thể đạt tới) theo đồ hình minh họa bằng hình vẽ số 3 như sau:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Chú thích: con số ở góc trái hàng trên cùng là đại biểu của các số cùng nhóm.

- Nhìn cách sắp xếp các số trong các cung theo thứ tự từng chu kì, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới ta sẽ tìm ra được số tuổi khi dụng sự có phạm tứ kim lâu hay không.

- Nhận xét:

+ Qua bảng minh họa này ta thấy nó hoàn toàn phù hợp với phương pháp I (cách tính dân gian) là những tuổi (tuổi mụ) chia cho 9 có số sư là 1, 3, 6, 8 là phạm kim lâu Thân, Thê, Tử, Súc ( theo thứ tự nào đó).

+ Nó chỉ rõ cho ta thấy rằng phương pháp II và phương pháp III có sự sai lệch nhau là do ngộ nhận về con số 5. Con số 5 của Lạc Thư không phải là số 15, 25, 35, 45, 55, 65,75, 85, v.v.. nói chung không phải là những con số có hàng đơn vị là 5 (ngoại trừ những con số có tổng số mã của nó = 5).

c) Bây giờ ta bàn đến yếu tố tại sao đại biểu số 1 đến cung Khôn, số 3 đến cung Càn, số 6 đến cung Cấn và số 8 đến cung Tốn là phạm Kim lâu cần phải tránh. Tại vì:

- Số 1: Nhất bạch thuộc hành Thủy, sao này đến cung Khôn thuộc hành Thổ là bị khắc (Khôn khắc Khảm) nên xấu, kỵ.

- Số 3: Tam bích thuộc hành Mộc, sao này đến cung Càn thuộc hành Kim là bị khắc (Càn khắc Chấn), xấu, kỵ.

- Số 6: Lục bạch thuộc hành Kim, sao này đến cung Cấn thuộc hành Thổ là sinh nhập (Cấn sinh Càn) cần phải tránh. (Xem phép dụng binh ở Kỳ môn sẽ rõ).

- Số 8: Bát bạch thuộc hành Thổ, sao này đến cung Tốn thuộc hành Mộc là bị khắc (Tốn khắc Cấn) nên xấu, kỵ.

Như vậy số tuổi có đại biểu là số 1, 3, 6, 8 rơi vào các cung Khôn, Càn, Cấn, Tốn cả thảy đều bị các cung ấy khắc chế hoặc sinh ra nên cần phải tránh xa (Độc giả tham cứu phép dụng binh ở Kỳ môn sẽ rõ thêm).

Thế thì các số đại biểu 2, 4, 7, 9 ở các cung Đoài, Khảm, Chấn, Ly tại sao lại tốt dùng? (cung giữa sẽ nói riêng)

- Số 2: Nhị hắc thuộc hành Thổ, sao này đến cung Đoài thuộc hành Kim là sinh xuất. Theo phép dụng binh, hàm ý là ta mạnh hơn địch nên dùng được. Hơn nữa theo Cửu tinh Lạc Thư thì Nhị hắc đến cung Đoài kết hợp thành bộ 2+7 thành Hỏa sinh thêm cho Thổ (nhị hắc có lợi) nên dùng.

- Số 4: Tứ lục thuộc hành Mộc, sao này đến cung Khảm thuộc hành Thủy là sinh nhập. Nhưng theo Cửu tinh Lạc Thư thì tứ lục đến cung Khảm hợp thành bộ nhất tứ đồng cung, bất luận thế nào nó vẫn là bộ sao tốt. Nên dùng.

- Số 7: Thất xích thuộc hành Kim, sao này đến cung Chấn thuộc hành Mộc là khắc xuất (ta mạnh hơn địch, ta khắc được địch). Theo Cửu tinh Lạc Thư sao Thất xích đến cung Chấn hợp thành phu phụ, hợp thập (7+3=10), khí quẻ thông nhau nên tốt, dùng.

- Số 9:Cửu từ thuộc hành Hỏa, sao này đến tại cung Ly thuộc hành Hỏa là đất của nó là Vượng địa, ngang hòa nên tốt, dùng.

- Riêng về con số 5: Ngũ huỳnh thuộc hành Thổ, sao này nhập vào giữa là đất của nó, toàn bàn là phục ngâm. Vì ngũ hoàng là hung sát, nên tịnh không nên động cho nên những người có số tuổi đại biểu là số 5 thì phải tránh, mặc dù không phải phạm Kim lâu nhưng cũng không nên tiến hành xây dựng nhà cửa.

d) Tại sao người xưa chọn bốn từ Kim lâu: Thân, Thê, Tử, Súc?

Theo quan niệm xưa việc xây nhà cửa là một việc lớn lao, không phải ngày một ngày hai mà thực hiện được, cần phải có thời gian tích lũy, đầu tư công sức cũng như tiền bạc mới dám xây cất. Vì vậy một khi xây cất được một ngôi nhà thì người ta quý nó như vàng, là kim lâu (tức là nhà vàng). Thế nhưng tuổi dụng sự (tuổi đứng cất nhà) phạm Kim lâu, khi về ở chẳng may xảy ra sự cố tổn hại cho chính bản thân người chủ tạo, cho vợ, cho con, hoặc cho việc chăn nuôi… gây tổn thất cho gia đình ấy thì người ta xem nó không phải là “nhà vàng” nữa. Vậy muốn nó có tác dụng đến gia đình như “nhà vàng”, khi làm nhà xong về ở không có sự cố gì xảy ra, công việc làm ăn thuận lợi, sự nghiệp của mỗi người trong gia đình mỗi ngày mỗi tiến bộ,… thì phải tránh xung kị đến Thân, Thê, Tử, Súc. Bốn yếu tố này là bốn yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo toàn sự tốt đẹp cho hạnh phúc một gia đình. Qua phần này tôi cũng đề nghị rằng, dù tin hay không là do suy luận của từng người, nhưng đừng tỏ ra nhạo báng về ý từ “kim lâu” mà người xưa đã đặt tên như vậy, ngược lại chúng ta nên tìm hiểu đến cội nguồn để hiểu được thâm ý của người xưa.

Bàn thêm về Kim lâu Súc: trước kia xã hội Việt Nam chúng ta lấy nông nghiệp làm hàng đầu, việc chăn nuôi rất hệ trọng trong vấn đề thu nhập kinh tế của gia đình. Nếu chăn nuôi bị thất bại thì chắc chắn kinh tế của gia đình ấy bị suy sụp theo. Vì lẽ đó mà ngừi xưa phải tránh năm ảnh hưởng đến chăn nuôi. Đối với thời đại ngày nay, kinh tế gia đình không còn bó buộc trong lĩnh vực nông nghiệp- chăn nuôi nữa. Thiển nghĩ, chúng ta cần suy rộng ra rằng hễ tuổi nào phạm Kim lâu Súc, tức là phạm đến kinh tế gia đình thì nên tránh sẽ tốt hơn.

e) Tại sao người xưa khởi số 1 tại cung Khôn?

Có một số người dựa vào sách Liên Sơn và Quy Tàng để giải thích vạn vật sinh ra từ Cấn, thịnh ở Cấn và mất cũng trở về Cấn cho nên họ lấy số 10 khởi ở Cấn, 20 ở Chấn, 30 tại Tốn, 40 tại Ly, 50 tại Khôn,… rồi cứ thế tiếp tục tính theo phương pháp của họ. Thế nhưng Thẩm Trúc Nhưng giải thích rằng: “Liên Sơn, Quy Tàng và chu dịch là một loại dịch. Liên Sơn lấy Cấn làm đầu, Quy Tàng lấy Khôn làm đầu, suy ngẫm cho tường tận thì chẳng qua cũng là nhị bát thay đổi vị trí rồi phát sinh ra một loại biến hóa mà thôi”. Vì vậy không thể chấp nhận khởi đầu (số 10) tại cung Cấn như đã nói trên.

Vì số 1 là số đầu tiên của chín số Lạc Thư. Số 1 là Nhất bạch thuộc hành Thủy, mà Thủy thì khởi Tràng Sinh (ngụ ý là sinh ra) tại Thân, mà Thân thuộc cung Khôn nên số 1 khởi sinh tại Khôn (nói số 1 tức là bao gồm các số có đại biểu là số 1 như ở hình 3 đã liệt kê). Nói rộng ra rằng Khôn là đất, là nơi che chở, chất chứa vạn vật chứ không phải là Cấn, vì Cấn là con của Khôn, tức là lấy một hào dương của Kiền đem thay vào hào đầu của quẻ Khôn thì được quẻ Cấn. Như vậy ta xác nhận chắc chắn rằng Khôn là nơi sinh ra vạn vật cho nên người xưa đã lấy cung này để khởi số 1.

6. Kết luận

Qua phân tích, lí giải như trên, tôi đồng tình với cách tính của dân gian là lấy số tuổi mụ (tuổi âm lịch) của người dụng sự đem chia cho 9 có các số dư là 1, 3, 6, 8 thì phạm tứ Kim lâu, không nên tiến hành xây cất nhà cửa. Số 1 phạm Kim lâu Thân (hại bản thân người dụng sự), số 3 phạm Kim lâu Thê (Phu) (hại người phối ngẫu), số 6 phạm Lim lâu Tử (hại cho con cái) và số 8 phạm Kim lâu Súc (hại đến lục súc). Tuổi có số đại biểu là số 5 cũng phải tránh.


Thế mới biết tri thức trong dân gian không phải là chuyện tầm thường. Chúng ta nên khâm phục và trân trọng!


Ủa! Sao đồ hình minh họa kèm theo bị phân tán hết rồi? Đăng bài rồi mới nhìn thấy. Baphai không biết chỉnh sửa. Mong quý bạn nào chỉnh sửa lại dùm các đồ hình. Rất cám ơn!

-----------------------------------------------------
Mod đã sửa, chèn hình thay cho kẻ bảng.

#9 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 02/11/2015 - 11:40

Vì theo link:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

tôi cũng thấy tác giả có đề cập đến những tuổi đặc biệt không sợ phạm Kim Lâu. Nhân đây tôi cũng xin chia sẻ thêm bài viết liên quan đến những tuổi đặc biệt này, đó là :
Tại sao tám tuổi Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Kỷ Sửu, Kỷ Mùi thì không sợ tứ Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà.
Theo phương pháp tìm tuổi Kim Lâu thì tuổi người nào đó phạm 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn là phải tránh. Các cung còn lại thì không phạm Kim Lâu (như tôi đã phân tích ở bài trước). Thế nhưng đối với 8 tuổi đã nêu tôi thấy người xưa nhầm lẫn hai tuổi Kỷ Sửu, Kỷ Mùi, bởi vì trong quá trình tìm hiểu tôi thấy hai tuổi này có lúc thỏa mãn, có khi không thỏa mãn điều kiện ở phương pháp tìm tuổi Kim Lâu, nghĩa là có lúc chúng nằm trong 4 cung Khảm Chấn Ly Đoài nhưng có khi chúng lại rơi vào 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn. Nay tôi mạnh dạn chỉnh sửa lại 8 tuổi không sợ tứ Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà cửa, đó là Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Quý Sửu, Quý Mùi. Tôi xin công bố kết quả tìm hiểu của tôi để quý bạn độc giả chứng nghiệm tám tuổi vừa nêu có những biệt lệ “đáng phấn khởi” hơn các tuổi khác trong cách phối hợp Can, Chi, Bát quái, nó không hề phạm đến 4 cung Càn Khôn Cấn Tốn ở Lạc Thư (Hậu thiên Bát Quái). Cụ thể:

1. Trường hợp I: Nếu dựa vào bài Thiên Can phối hợp với phương hướng:

Đông phương Giáp Ất Mộc thuộc Chấn

Tây phương Canh Tân Kim thuộc Đoài

Nam phương Bính Đinh Hỏa thuộc Ly

Bắc phương Nhâm Quý Thủy thuộc Khảm

Trung cung Mậu Kỷ Thổ ở giữa

thì Thiên Can của tám tuổi này thuộc các cung:

– Tuổi Canh, Tân (Canh Dần , Canh Thân, Tân Sửu, Tân Mùi) đều thộc Đoài mà cung Đoài thì không phạm Kim Lâu.

– Tuổi Nhâm, Quý (Nhâm Dần, Nhâm Thân, Quý Sửu, Quý Mùi) đều thuộc Khảm, mà Khảm thì không phạm Kim Lâu.

(Trong khi đó tuổi Kỷ (Kỷ Sửu, Kỷ Mùi) không thỏa mãn điều kiện (vì nó không nằm trong 4 cung Ly Khảm Chấn Đoài)).


2. Trường hợp II: Nếu dựa vào bài Địa chi Ngũ hành sở thuộc thì Hợi + Tý thuộc Thủy, Dần Mẹo thuộc Mộc, Tỵ Ngọ thuộc Hỏa, Thân Dậu thuộc Kim, Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Thổ, vậy thì:

– Tuổi Dần thuộc quẻ Chấn mà Chấn thì không phạm Kim Lâu.

– Tuổi Thân thuộc quẻ Đoài mà Đoài không phạm Kim Lâu.

– Tuổi Sửu + Mùi thuộc cung giữa đồng thời Sửu tàng chứa trong Quý mà Quý thuộc quẻ Khảm; Mùi tàng chứa trong Đinh mà Đinh thuộc Quẻ Ly cho nên tất cả đều không phạm Kim Lâu.

3. Trường hợp III: Phối với số của Lạc Thư:

Theo cách sắp xếp của Thiên Can ta có: 1 Giáp, 2 Ất, 3 Bính, 4 Đinh, 5 Mậu, 6 Kỷ, 7 Canh, 8 Tân, 9 Nhâm, 10 Quý. Theo cách sắp xếp của vòng Địa Chi ta có: 1 Tý, 2 Sửu, 3 Dần, 4 Mẹo, 5 Thìn, 6 Tỵ, 7 Ngọ, 8 Mùi, 9 Thân, 10 Dậu, 11 Tuất, 12 Hợi. Như vậy các số đã nêu có số đại biểu là:

– Canh Dần = 7 + 3 = 10 có đại biểu số 1 thuộc Khảm

– Canh Thân = 7 + 9 = 16 có đại biểu số 7 thuộc Đoài

– Nhâm Dần = 9 + 3 = 12 có đại biểu số 3 thuộc Chấn

– Nhâm Thân = 9 + 9 = 18 có đại biểu số 9 thuộc Ly

– Tân Sửu = 8 + 2 = 10 có đại biểu số 1 thuộc Khảm

– Tân Mùi = 8 + 8 = 16 có đại biểu số 7 thuộc Đoài

– Quý Sửu = 10 + 2 = 12 có đại biểu số 3 thuộc Chấn

– Quý Mùi = 10 + 8 = 18 có đại biểu số 9 thuộc Ly

Như vậy các tuổi này đều không phạm Kim Lâu.

(Trong khi đó các tuổi Kỷ Sửu = 6+2= 8 thuộc Cấn và tuổi Kỷ Mùi = 6+8= 14 thuộc cung giữa nên không thỏa mãn điều kiện).

Nếu sự lý giải này đến đây chúng ta cho nó là đầy đủ thì chưa thể chấp nhận, bởi vì theo lý luận trên quý bạn có thể tìm thêm nhiều tuổi nữa cũng không phạm vào 4 cung cấm kỵ là Càn Khôn Cấn Tốn, nghĩa là sẽ có nhiều tuổi không kỵ tứ Kim Lâu (Quý bạn tự kiểm chứng sẽ rõ). Vậy, tôi tiếp tục dẫn chứng thêm:


4. Trường hợp IV: Phối với trùng quái (64 quẻ của Tiên Thiên)

Từ trước đến giờ, bất cứ ai đã nghiên cứu về Dịch thì đều thấy các học giả quy tập Thiên Can, Địa Chi, Ngũ Hành, Bát Quái, Trùng Quái v.v. vào một vòng tròn để xác định phương vị, ý nghĩa, quái khí v.v. của nó, nhưng đối với vòng Lục Thập Hoa Giáp thì không thấy nhắc đến. Nay tôi cũng mạnh dạn đưa nó vào ở vị trí hợp lý để biện bạch.

Vì một vòng tròn có số đo là 360o, vòng Lục Thập Hoa Giáp có 60 tuổi, như vậy mỗi tuổi ứng với một cung = 360: 60 = 6o. Một câu hỏi được đặt ra là mỗi tuổi sắp xếp nó nằm ở vị trí nào trên vòng tròn, tuổi nào là tuổi khởi đầu, ở tại đâu? Tôi dựa vào một số đoạn viết trong các sách “Sử ký, Luật thư”, “Hán thư, Luật Lịch Chi” ,“Thuyết Văn Giải Tự”, thuyết của Hồ Ngọc Trai giải thích về Dịch để xác định vị trí của nó, để quý bạn cùng suy nghiệm:

Theo thuyết Thiên Can tôi lấy một chữ Mậu, theo thuyết Địa Chi tôi lấy một chữ Tý để ghép thành Mậu Tý làm tuổi khởi đầu, nằm ở vị trí từ –3o đến +3o rồi theo chiều thuận tính tiếp tục đến hết một vòng “lục thập hoa giáp”, mỗi tuổi 6o. Tại sao vậy? Tại vì:
– Thiên Can Mậu thuộc Thổ. Về ngũ nguyên của ngũ hành thì Mậu là nguyên khí.
­– Địa Chi Tý là nói vạn vật sinh sôi, sinh sôi tại Tý, Tý là tháng 11 âm lịch, dương khí động vạn vật sinh.
– Theo phương vị của trùng quái thì quẻ ứng với tháng 11 ÂL là quẻ Phục, tức là tiết Đông Chí. Dương khí bắt đầu hồi phục lại mà dương khí ấy chính là nguyên khí Mậu.

(Các bạn xem trong La Kinh chuyên dùng, bất kể ở phái phong thủy nào thì tại chính Tý (0o) đều ứng với chữ Mậu Tý, ứng với quẻ Phục thuộc tiết Đông Chí, ứng với sao Hư ở phương vị này).

Theo lý lẽ trên tôi sắp xếp thứ tự của 60 tuổi từ Mậu Tý – Đinh Hợi ứng với số độ trên vòng tròn như sau:


1. Mậu Tý (–30 đến 30)

2. Kỷ Sửu (30 – 90)

3. Canh Dần (90–150)

4. Tân Mẹo (150 – 210)

5. Nhâm Thìn (210 – 270)

6. Quý Tỵ (270 – 330)

7. Giáp Ngọ (330 – 390)

8. Ất Mùi (390 – 450)

9. Bính Thân (450– 510)

10. Đinh Dậu (510 – 570)

11. Mậu Tuất (570 – 630)

12. Kỷ Hợi (630 – 690)

13. Canh Tý (690 –75 0)

14. Tân Sửu (750 – 810)

15. Nhâm Dần (810 – 870)

16. Quý Mẹo (870 – 930)

17. Giáp Thìn (930 – 990)

18. Ất Tỵ (990 – 1050)

19. Bính Ngọ (1050 – 1110)

20. Đinh Mùi (1110 – 1170)

21. Mậu Thân (1170 – 1230)

22. Kỷ Dậu (1230 – 1290)

23. Canh Tuất (1290 – 1350)

24. Tân Hợi (1350 – 1410)

25. Nhâm Tý (1410 – 1470)

26. Quý Sửu (1470 – 1530)

27. Giáp Dần (1530 – 1590)

28. Ất Mẹo (1590 – 1650)

29. Bính Thìn (1650 – 1710)

30. Đinh Tỵ (1710 – 1770)

31. Mậu Ngọ (1770 đến 1830)

32. Kỷ Mùi (1830 – 1890)

33. Canh Thân (1890 – 1950)

34. Tân Dậu (1950 – 2010)

35. Nhâm Tuất (2010 – 2070)

36. Quý Hợi (2070 – 2130)

37. Giáp Tý (2130 – 2190)

38. Ất Sửu (2190 – 2250)

39. Bính Dần (2250 – 2310)

40. Đinh Mẹo (2310 – 2370)

41. Mậu Thìn (2370 – 2430)

42. Kỷ Tỵ (2430 – 2490)

43. Canh Ngọ (2490 – 2550)

44. Tân Mùi (2550 – 2610)

45. Nhâm Thân (2610 – 2670)

46. Quý Dậu (2670 – 2730)

47. Giáp Tuất (2730 – 2790)

48. Ất Hợi (2790 – 2850)

49. Bính Tý (2850 – 2910)

50. Đinh Sửu (2910 – 2970)

51. Mậu Dần (2970 – 3030)

52. Kỷ Mẹo (3030 – 3090)

53. Canh Thìn (3090 – 3150)

54. Tân Tỵ (3150 – 3210)

55. Nhâm Ngọ (3210 – 3270)

56. Quý Mùi (3270 – 3330)

57. Giáp Thân (3330 – 3390)

58. Ất Dậu (3390 – 3450)

]59. Bính Tuất (3450 – 3510)

60. Đinh Hợi (3510 – 3570tức là -30)


Theo cách sắp xếp này thì vị trí của các tuổi đã nêu nằm ở các cung độ như sau:
- Canh Dần ở cung 90-150, thuộc sơn Quý, thuộc quẻ Khảm
- Tân Sửu ở cung 750- 810 thuộc sơn Giáp, thuộc quẻ Chấn
- Nhâm Dần ở cung 810- 870 thuộc sơn Mẹo, thuộc quẻ Chấn
- Quý Sửu ở cung 1470- 1530 thuộc sơn Tỵ, thuộc quẻ Tốn
- Canh Thân ở cung 1890- 1950 thuộc sơn Đinh, thuộc quẻ Ly
- Tân Mùi ở cung 2550- 2610 thuộc sơn Canh, thuộc quẻ Đoài
- Nhâm Thân ở cung 2610- 2670 thuộc sơn Dậu, thuộc quẻ Đoài
- Quý Mão ở cung 3270- 3330 thuộc sơn Hợi, thuộc quẻ Càn.

Ta thấy 6 tuổi Canh Dần, Tân Sửu, Nhâm Dần, Canh Thân, Tân Mùi, Nhâm Thân đều ở 4 vị trí Khảm, Chấn, Ly, Đoài là không phạm Kim lâu. Riêng tuổi Quý Sửu ở sơn Tỵ thuộc Tốn nhưng nếu xét về Ngũ hành thì Tỵ thuộc Hỏa nên khí của nó đã nạp qua quẻ Ly nên cũng tạm ổn. Tương tự tuổi Quý Mùi ở sơn Hợi thuộc Càn nhưng nếu xét về Ngũ hành thì Hợi thuộc Thủy nên khí của nó đã nạp qua quẻ Khảm nên vẫn ứng hợp (tức là không phạm Kim Lâu). (Trường hợp này thì tuổi Kỷ Sửu ở cung 30- 90 thuộc sơn Tý, thuộc quẻ Khảm và tuổi Kỷ Mùi ở cung 1830- 1890 ứng với sơn Ngọ, thuộc Quẻ Ly nên cũng thỏa mãn điều kiện).
Một trường hợp nữa nếu ta lấy vị trí của 60 tuổi đã sắp xếp theo vị trí trên đem so sánh tương ứng với vị trí sắp xếp của 64 quẻ trong Kinh Dịch thì cũng thấy có một sự tương ứng kì lạ. Để quý bạn độc giả dễ so sánh, tôi liệt kê độ số của mỗi quẻ như sau: (Vì vòng tròn = 3600, có 64 quẻ, mỗi quẻ ứng với 3600 =5,6250 – lấy số thập phân cho dễ nhìn)

1. Phục (-2,8125 đến +2,81250 )
2. Di –> 8,4375
3. Truân –> 14,0625
4. Ích –> 19,6875
5. Chấn –> 25,3125
6. Phệ hạp –> 30,9375
7. Tùy –> 36,5625
8. Vô vọng –> 42,1875
9. Minh Di –> 47,8125
10. Bí –> 53,4375
11. Ký Tế –> 59,0625
12. Gia nhân –> 64,6875
13. Phong –> 70,3125
14. Ly –> 75,9375
15. Cách –> 81,5625
16. Đồng Nhân –> 87,1875
17. Lâm –> 92,8125
18. Tổn –> 98,4375
19. Tiết –> 104,0625
20. Trung Phu –> 109,6875
21. Quy Muội –> 115,3125
22. Khuê –> 120,9375
23. Đoài –> 126,5625
24. Lý –> 132,1875
25. Thái –> 137,8125
26. Đại Súc –> 143,4375
27. Nhu –> 149,0625
28. Tiểu Súc –> 154,6875
29. Đại Tráng –> 160,3125
30. Đại Hữu –> 165,9375
31. Quải –> 171,5625
32. Càn –> 177,1875
33. Cấu –> 182,8125
34. Đại Quá –> 188,4375
35. Đỉnh –> 194,0625
36. Hằng –> 199,6875
37. Tốn –> 205,3125
38. Tỉnh –> 210,9375
39. Cổ –> 216,5625
40. Thăng –> 222,1875
41. Tụng –> 227,8125
42. Khốn –> 233,4375
43. Vị tế –> 239,0625
44. Giải –> 244,6875
45. Hoán –> 250,3125
46. Khảm –> 255,9375
47. Mông –> 261,5625
48. Sư –> 267,1875
49. Độn –> 272,8125
50. Hàm –> 278,4375
51. Lữ –> 284,0625
52. Tiểu Quá –> 289,6875
53. Tiệm –> 295,3125
54. Kiểu –> 300,9375
55. Cấn –> 306,5625
56. Khiêm –> 312,1875
57. Bĩ –> 317,8125
58. Tụy –> 323,4375
59. Tấn –> 329,0625
60. Dự –> 334,6875
61. Quán –> 340,3125
62. Tỷ –> 345,9375
63. Bác –> 351,5625
64. Khôn –> 357,1875

Ta thấy:
- Tuổi Canh Dần ứng với quẻ Truân mà quẻ Truân thuộc quẻ Khảm tiên thiên biến 2 hào dưới mà thành. Quẻ Khảm tiên thiên chính là quẻ Đoài hậu thiên (xem cách lý giải của Chu Hy nói về Văn Vương thay đổi hình vẽ các quẻ của Phục Hy sẽ rõ)
- Tuổi Tân Sửu ứng với các quẻ Cách mà quẻ Cách thuộc quẻ Khảm tiên thiên biến 4 hào dưới mà thành. Quẻ Khảm tiên thiên chính là quẻ Đoài hậu thiên.
- Tuổi Nhâm Dần ứng với quẻ Đồng Nhân, là quẻ của Quy Hồn của quẻ Ly tiên thiên , mà quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Quý Sửu ứng với quẻ Nhu mà quả Nhu là quẻ Du Hồn của Khôn tiên thiên, quẻ Khôn tiên thiên tức là vị trí của quẻ Khảm hậu thiên.
- Tuổi Canh Thân ứng với quẻ Đỉnh mà quẻ Đỉnh thuộc quẻ Ly biến 2 hào dưới mà thành. Quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Tân Mùi ứng với quẻ Mông mà quẻ Mông thuộc quẻ ly biến 4 hào dưới mà thành. Quẻ Ly tiên thiên tức là vị trí của quẻ Chấn hậu thiên.
- Tuổi Nhâm Thân ứng với quẻ Sư, mà quẻ Sư là quẻ Quy Hồn của quẻ Khảm tiên thiên. Nó ứng hợp với quẻ Đoài hậu thiên.
- Tuổi Quý Mùi thuộc quẻ Tấn mà quẻ Tấn thuộc quẻ Du Hồn của quẻ Càn tiên thiên. Quẻ Càn tiên thiên chính là vị trí của quẻ Ly hậu thiên.
Như vậy 8 tuổi nói trên đều nằm ở vị trí của 4 quẻ Khảm Đoài Ly Chấn, những vị trí đã tránh được Kim Lâu (nếu ta lấy tuổi Kỷ Sửu, Kỷ Mùi để so sánh với trùng quái thì không ứng hợp, quý bạn tự chứng minh sẽ rõ).
5. Kết luận:
Qua sự lý giải ở 4 trường hợp, chúng ta đủ tin tưởng rằng 8 tuổi Canh Dần, Canh Thân, Nhâm Dần, Nhâm Thân, Tân Sửu, Tân Mùi, Quý Sửu, Quý Mùi không cần phải tránh năm Kim Lâu khi chọn tuổi xây cất nhà bởi vì chính 8 tuổi này đã nằm ở vị trí rất đặc biệt như đã phân tích. Nếu quý bạn nào còn hoài nghi giữa tuổi Quý Sửu, Quý Mùi với Kỷ Sửu, Kỷ Mùi thì tùy quyết định của bạn. Nếu quý bạn nào tìm được những lý giải mang tính thuyết phục hơn thì nên đưa bài viết của mình lên diễn đàn để mọi hội viên tham khảo. Kiến thức là vô biên! “Học thầy không tày học bạn” mà!

#10 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2353 Bài viết:
  • 3230 thanks

Gửi vào 03/11/2015 - 07:30

Kính chào BĐH cùng Baphai,
Những bài trên của Baphai có giá trị học thuật. Thiết nghĩ nên đưa vào Mục nghiên cứu thảo luận để rộng đường dư luân.
Trân trọng

Thanked by 3 Members:

#11 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/12/2015 - 20:20

Nay tôi đăng tiếp bài của tiến sỹ Hoàng Tuấn - tác giả cuốn sách Nguyên lý chọn ngày theo lịch can chi NXB văn hóa thông tin, trang 213 - nói về Tuổi Kim Lâu. Mời các bạn có ý kiến nhận xét về quan điểm và cách lý luận của ông, như sau: (ảnh chụp, hơi mờ, các bạn thông cảm)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#12 baphai

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 131 Bài viết:
  • 258 thanks

Gửi vào 01/01/2016 - 21:01

Đăng bài này đã đúng 2 tháng nhưng vẫn chưa thấy bạn nào góp ý. Rất mong ý kiến của các bạn?

Thanked by 2 Members:

#13 thuy365101

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 2 Bài viết:
  • 0 thanks

Gửi vào 14/02/2017 - 18:51

Bài kim lâu cũng đã đọc qua 1 số sách thực ra nhớ ko nhầm thì 4 cách dân ta dùng tất và mỗi vùng dùng 1 kiểu và nơi đó cho là đúng
Thực ra kim lâu xuất phát từ trung quốc
Từ đôi nam nữ yêu nhau không thành.
Vậy cho nên kim lâu dùng cho cưới gả
Còn làm nhà nghiêng hoang ốc nặng hơn.
Đường đi kim lâu khác sơ đồ trên sao.. ??
Kim lâu 46t và 64t
Hay 24t và 35t hay 21t.
Thường họ hay tính : bảo lộc phúc đức bại khóc hư quỷ tử: 35 tuổi nằm tứ kim lâu . Đã kim lâu là kiêng sao lại 35t nằm vào chữ bảo là trừ kim lâu sao. Vậy gọi tứ kim lâu làm nhà, cưới xin cũng được .






GkhLHOhbkjvjkkl hhjak hjkak hjajj

#14 ThanhThien

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 351 Bài viết:
  • 511 thanks

Gửi vào 18/12/2017 - 15:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

baphai, on 01/01/2016 - 21:01, said:

Đăng bài này đã đúng 2 tháng nhưng vẫn chưa thấy bạn nào góp ý. Rất mong ý kiến của các bạn?
Lập luận bác đưa ra rất thuyết phục nên không ai có gì để phản bác hoặc bổ sung. Rất cảm ơn bác vì bài viết này.

Sửa bởi ThanhThien: 18/12/2017 - 15:42







Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |