←  Linh Tinh

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Liên đới lượng tử và thuyết vạn vật nhất thể



3 4 5 6

AnKhoa's Photo AnKhoa 21/11/2015

Con người thấy cái họ muốn thấy.

Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Cá nhân tôi, không cho là sao không trong tử vi có liên quan tới tính không trong lý thuyết De Sitter space.
Mặc dù vậy, có rất nhiều sự tương tự của lý thuyết dây trong tử vi.
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

"Who knows?!" là câu nói hài hước mà hiện nhiều GS vật lý hay dùng để trả lời các câu hỏi của sinh viên hoặc của chính mình. "Đố ai biết" là ý nghĩa chuyển tải của nó. Nó cho sinh viên thấy cái mà họ học được không phải là chân lý tối hậu. Mỗi lần nghe câu đó sinh viên thường cười ồ. Và họ hiểu.
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Ví dụ đi, trong SUSY string, khi 2 sợi dây nối với nhau để tạo thành một hạt cơ bản thứ ba, có phải tương tự là lý thuyết lộc tùy kị lai trong tử vi bắc phái hay không?
Nếu các sợi dây vắt qua chiều thời gian, đó là lý thuyết xem vận
Vắt qua chiều không gian, là lộc truy kị....
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

Về lộc truy kỵ, lộc tuỳ kỵ lai có lẽ LeDung biết nhiều?

Nếu lý thuyết dây vận dụng vào tử vi thì lại e là có quá nhiều tiên đoán, giống như việc dùng lý thuyết này để tiên đoán trong khoa học.







Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

Trong Đạo Phật có câu, đại ý: "sự thấy" là kết quả của sinh diệt liên tục qua mỗi sát-na.

Theo khoa học mà luận thì hoàn toàn đúng: con người nhìn thấy cái gì đó là do các photon phát ra từ vật. Các photon "Sinh" khởi đầu từ vật, truyền qua khoảng cách và "Diệt" tại võng mạc của mắt người. Vì tốc độ ánh sáng rất lớn nên sinh- diệt diễn ra trong quãng thời gian cực nhỏ.

Tính "vô ngã" mà đạo Phật nói tới phải chăng chính là tính liên đới nhất thể?
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Có rất nhiều học thuyết tử vi, có thể được gợi ý từ lý thuyết dây, mà từ đó dù mình không được biết thì vẫn có thể khôi phục lại.

Ví dụ, đối ngẫu của 2 lý thuyết dây, còn gọi là Đối xứng gương. Khi thực hiện đối ngẫu này cho các hệ cơ học Hitchin của các không gian Moduli, thì ta thu được biến đổi Fourier-Mukai trong homological mirror symmetry.

Áp dụng vào trong tử vi ý tưởng này, thì sinh ra hiện tượng đối ngẫu Sao- Cung nổi tiếng, trong đó các lý thuyết với sao và lý thuyết với cung chuyển đổi cho nhau. Đặc biệt, ví dụ lý thuyết sao treo/ mệnh chủ thì đối ngẫu với lý thuyết cung trọng điểm của tử vân, đó là một ví dụ.
Sửa bởi DoiXungGuong: 21/11/2015 - 22:28
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Lại bàn về 2 cái sao không trong tử vi, là tuần và triệt. Tôi không thấy nó phù hợp gì cả, khi coi nó là không gian De Sitter.

Thật ra nó dễ và sơ cấp hơn nhiều, chỉ cần học qua General Relativity thì thấy ngay, nó chính là 2 màng ngăn trong space-time. Áp dụng vào trong tử vi, thu được toàn bộ các lý thuyết cổ điển về tuần triệt, khi áp dụng cho trouwngf hợp tầm thường, vận tốc ánh sáng c=1.

Ví dụ, đây là cái slide tôi dùng để giảng cho đàn em về Tuần Triệt.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi DoiXungGuong: 21/11/2015 - 22:41
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

Rõ ràng có nhiều điểm chung giữa lý thuyết dây nói riêng và khoa học nói chung với tử vi. Liệu có thể coi các sao trong tử vi tương ứng với các hạt cơ bản trong vật lý hạt? Và coi mỗi lá số giống như trạng thái của một hệ? Sự tiến triển theo thời gian của một hệ tuân thủ phuơng trình sóng Schrodinger, cái này rất giống với "vận" trong tử vi.

Anh muốn ứng dụng khoa học vào tử vi, tôi lại rất muốn xem có ý tưởng nào hay trong tử vi để ứng dụng vào khoa học không.
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

Tôi đính chính về các sao Không mà tôi đề cập: đó là địa không và thiên không. Còn tuần không và triệt không thì không phải ý tôi (thực ra vai trò của tuần triệt ko rõ ràng gì lắm, có lẽ do tôi không biết nhiều về tử vi).

Anh DoiXungGuong vào diễn đàn từ lâu, anh là NhuThaiThang, là Gấu Trắng như mọi người gọi phải không? Tôi không có duyên sớm với huyền học, chỉ gần đây mới vào diễn đàn này. Thực sự chưa biết rõ về ai.
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Rõ ràng có nhiều điểm chung giữa lý thuyết dây nói riêng và khoa học nói chung với tử vi. Liệu có thể coi các sao trong tử vi tương ứng với các hạt cơ bản trong vật lý hạt?
Có rất nhiều. Việc coi các sao trong tử vi như một hạt cơ bản, cái này là cái cổ điển trong lý thuyết mệnh chủ/ sao treo của Đông A. Chỉ cần học qua lý thuyết trường lượng tử (QFT), thì lập tức thấy ngay ý tưởng đó rất rõ ràng.
Và coi mỗi lá số giống như trạng thái của một hệ?
Cái này thì đúng. Một lá số coi như là một điểm trong noncommutative phase space.
Hiện tượng nhiều người trùng một lá số, người ta gọi đó là quantizationl

Sự tiến triển theo thời gian của một hệ tuân thủ phuơng trình sóng Schrodinger, cái này rất giống với "vận" trong tử vi.
Cái này thì không chắc đúng, vì khi tôi nghiên cứu lý thuyết xem vận trong tử vi, thì phải sử dụng các công cụ mạnh hơn phương trình schrodinger. Cụ thể hơn là lý thuyết dây siêu đối xứng và tương tác giữa các M-branes.
Lý do, công cụ xem vận của tử vi nam phái hiện nay kiểu nhìn sao ghép chữ, nó quá yếu, chỉ tương tự như standard models. Cần phải các công cụ mạnh hơn thì mới mô phỏng được bài toán xem vận trong tử vi.
Nhưng đại khái, hiểu kiểu baby như Schrodinger cũng gần đúng.

Anh muốn ứng dụng khoa học vào tử vi, tôi lại rất muốn xem có ý tưởng nào hay trong tử vi để ứng dụng vào khoa học không.
Tôi khẳng định là có. Tuy nhiên, khi tôi áp dụng, thì đa số nó dừng lại ở mức ý tưởng mờ nhạt, phải work thêm rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có cái được thành hình. Đại khái là có cái gợi ý khi mình bí.
Sửa bởi DoiXungGuong: 21/11/2015 - 23:16
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 21/11/2015

Tóm lại thì, đại khái cũng là tư duy con người thôi. Tôi cũng như a, quan tâm điều ngược lại, còn viejc dùng KH áp dụng sang tử vi, chẳng qua chỉ là nơi nào nói chuyện đấy.

Nhưng bên phương đông này, họ nói bằng những ngôn ngữ rất kỳ dị, cao cao tại hạ, làm tôi mãi không hiểu

Còn về 2 sao Địa Không và Thiên Không, thì sao Thiên Không, tôi không an như bình thường, và cũng không tin vào cái học thuyết sao thiên không được sinh ra để tưởng nhớ một quan chức bộ chính trị đã về hưu là Trần Nhân Tông, nên tôi miễn bình luận.
Sửa bởi DoiXungGuong: 21/11/2015 - 23:23
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 21/11/2015

Anh DoiXungGuong khiến tôi tò mò. Anh có bài báo nào trong đó ứng dụng ý tưởng của tử vi (hay huyền học nói chung) không, nếu có thì có thể chia sẻ không?
Trích dẫn

ThaiThangNhu's Photo ThaiThangNhu 22/11/2015

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Theviolet, on 21/11/2015 - 23:53, said:

Anh DoiXungGuong khiến tôi tò mò. Anh có bài báo nào trong đó ứng dụng ý tưởng của tử vi (hay huyền học nói chung) không, nếu có thì có thể chia sẻ không?
Hồi tôi bị bế tắc trong viết luận án về đối xứng gương, thì đột nhiên tôi nghĩ ra cách giải quyết thông qua đối ngẫu sao cung...
Tuy nhiên, nó không phải là ở dạng hiện để có thể đọc được vì không ai viết ra kiểu đó. Nói thành thật là vậy.
Để khi nào có duyên tôi có điều kiện trao đổi trực tiếp với anh thì tốt hơn.
Còn ở đây, có lẽ là không hợp văn cảnh.
Sửa bởi DoiXungGuong: 22/11/2015 - 00:05
Trích dẫn

MysteryFate's Photo MysteryFate 22/11/2015

Thú vị thật. Nhưng làm sao anh bảo vệ luận án với lối viết như vậy?
Trích dẫn


3 4 5 6