Chào mọi nguời,
Cháu nghe trì tụng kinh Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh nhiều lần và trong kinh cũng có nói Chư Phật ba đời cũng đều nương theo trí tuệ bát nhã mà đắc quả vô thượng chính đẳng chính giác. Cháu cũng đọc một bài viết về "Bát nhã và tình yêu" rất hay. Nên cháu đã đọc và tìm hiểu về Kinh này.
Cháu đọc link này đọc thấy khá hay. Nhưng đọc đến dưới cmt một người thì nói giảng sai đến 80%. . Haizz.
Hôm nay cháu nghe một thầy giảng, không giảng về kinh này mà giảng về tính không ( thầy nói về tính không để giúp mọi người có thể trì chú trong thiền định ). Thì tính không đúng là có khác so với tính không mà trong link trên giảng. Huhu cháu thấy thầy nói cũng rất hay mặc dù còn nhiều thứ mình chưa đạt đến cảnh giới để hiểu hoặc có lẽ vì mình còn chưa đủ trải nghiệm. Theo thầy thì như trong kinh Phật có ví dụ về một người đánh trống, vậy tiếng trống phát ra từ đâu? Không phải là từ cái dùi trống vì nếu vậy ko cần mặt trống. Cũng không phải mặt trống bởi nếu từ mặt trống bởi nếu từ mặt trống thì ko cần phải dùi trống. Phải hợp các thứ lại mới thành tiếng trống. Âm thanh từ chỗ không nên cuối cùng lại là không. Thầy giảng về mấy điều nữa trong thiền định cũng rất hay. Rất may mắn vì cháu có nhân duyên được nghe lúc đó.
Bây giờ viết xong mấy dòng này cháu cảm thấy. Link trên giảng đúng nhưng chưa đủ hoặc chưa sâu sắc. Cháu cảm thấy mình dần ngộ ra được điều gì đó rồi.
Cháu mong được nghe ý kiến từ mọi người.
Đây là link youtube Bát nhã ba la mật đa tâm kinh phổ nhạc tiếng Phạn. Rất hay ạ. :x.
Có sub tiếng Việt ạ : 3
Cháu cũng cảm thấy hiểu là một chuyện nhưng thực hành đc cũng thật khó, hehee. Nhưng quả thật lời Bồ Tát thực sâu sắc. ❤️


Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh
Viết bởi chinguyen, 25/10/15 22:26
2 replies to this topic
#2
Gửi vào 26/10/2015 - 01:02
Cháu xin trích một bài Kinh này, thực sự rất hay. Hôm nay nghe được đoạn giảng Pháp của Đức Nhiếp Chính Vương, thực may mắn vì cháu đi từ chùa cháu hay đi về nhà là 2h30 chiều gì đó. Về nhà lướt fb thấy đăng lịch trình của ngày hôm nay thì thấy có nói từ 2h - 3h có giảng về 37 phẩm bồ tát hạnh ( thật sự rất hay, cháu đã từng đọc qua) và trì chú Om mani padme hum. Nên cháu mở ngay và Lúc cháu mở ra là 3h kém rồi ( có truyền hình trực tiếp trên kênh của drukpa) và đc nghe thầy nói về tính Không như cháu nói ở trên. Và bây giờ cháu search ra bài Kinh này. Phải nói cực kỳ hạnh phúc. Cháu cực kỳ biết ơn thầy vì đã dẫn ra đc điểm khúc mắc trong lòng mà mấy nay cháu không thấu được, nên nhiều khi ở nhà cứ mở Kinh Bát nhã ba la mật đa này nghe thôi.
"Nghe như vầy:
Một thời đức Phật dừng nghỉ tại trú xứ Lạc-âm nước Đoạ-xá-la, cùng với tám trăm Tỳ-kheo và đông đủ một vạn Bồ Tát.
Bấy giờ, có một bà lão nghèo đến chỗ đức Phật cúi đầu đảnh lễ sát đất, bạch với đức Phật rằng:
-Kính thưa đức Thế-Tôn! Con có điều muốn hỏi.
Đức Phật bảo:
Lành thay! Bà cứ hỏi.
Bà lão hỏi:
Sanh từ đâu đến và đi về đâu? Già từ đâu đến và đi về đâu? bệnh từ đâu đến và đi về đâu? Tử từ đâu đến và đi về đâu? Sắc, thọ, tưởng, tành, thức từ đâu đến và đi về đâu? Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý từ đâu đến và đi về đâu? Địa, thuỷ, hoả, phong, không từ đâu đến và đi về đâu?
Đức Phật bảo:
Hay thay! hỏi như vậy rất hay. Sanh không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Già không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Bệnh không từ đâu đến cúng không đi về đâu. Tử không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Địa, thuỷ, hoả, phong, không không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Các pháp đều như vậy. Ví như hai thanh cây cọ xát vào nhau phát ra lửa rồi lửa lại đốt hai thanh cây, cây cháy hết lửa cũng tắt.
Phật bảo bà lão:
-Vậy ngọn lửa từ đâu đến và đi về đâu?
Bà lão thưa:
-Nhân duyên hoà hợp được lửa, nhân duyên ly tán thì lửa cũng mất.
Phật bảo:
Các pháp cũng như vậy. Nhân duyên hoà hợp mới thành, nhân duyên ly tán tức diệt. Pháp không chỗ đến và không chỗ mất đi. Mắt thấy sắc tức là ý, ý tức là sắc. Cả hai đều không, không có chỗ để mà thành, diệt cũng như vậy. Ví như cái trống không phải do một thứ mà thành. Khi khởi sự muốn thành phải có da, có cây, người cầm dùi đánh vào trống thì trống mới có âm thanh. Vậy âm thanh cũng không, âm thanh đó không phải âm thanh hiện tại, tương lai, hay âm thanh quá khứ. Âm thanh đó không phải từ da, không phải từ cây, không phải từ dùi trống của người cầm, phải hợp các thứ lại mới thành tiếng trống. Âm thanh từ chỗ không nên cuối cùng là không. Vạn vật đều như vậy, vốn thanh tịnh không có nhân tạo ra pháp, pháp cũng không có sở hữu. Ví như mây kéo đến mù mịt rồi mưa nhưng không từ thân rồng xuất ra, cũng không từ tâm rồng làm ra mà đều nhờ nhân duyên rồng mới tạo thành trận mưa đó. Các pháp không chỗ đến và không chỗ đi. Ví như hoạ sĩ trước tiên phải dàn dựng giá vẽ, khung vải, sau đó pha trộn các màu cho hài hoà rồi mới vẽ. Vậy vẽ không từ giá vẽ hay khung vải, cũng không từ tay người hoạ sĩ vẽ ra mà mỗi thứ theo ý làm mới thành. Sanh tử cũng vậy, mỗi thứ tuỳ theo sự hoạt động của nó mà thành. Ví như bị tai hoạ đoạ vào địa ngục, sinh lên trời hay làm người thế gian cũng thế. Ngoài ra các thứ khác không phải tự nhiên mà có.
Bà lão nghe rồi vui mừng hớn hở nói:
-Nhờ hồng ân đức Thế-Tôn con đắc được pháp nhãn, tuy thân thể già yếu cũng được khai ngộ.
A-nan chỉnh y phục quì gối bạch Phật:
-Thưa Thế-Tôn! Vì sao bà lão có trí tuệ như vậy, vừa mới nghe Phật thuyết liền khai ngộ.
Phật bảo A-nan:
-Bà bão này tiền thân đời trước là mẹ của ta. Bà có phát tâm học đạo.
A-nan hỏi Phật:
Là mẹ tại sao bần cùng khốn khổ thế?
Phật bảo:
-Thuở quá khứ, vào thời đức Phật Câu Lưu Tần. Ta muốn làm Sa môn nhưng từ mẫu thương mến không cho ta đi, Ta buồn rầu bỏ ăn một ngày. Vì thế, năm trăm đời bà sanh ở thế gian bị nghèo khổ. Đời này thọ mạng hết sẽ sanh vào cõi Phật A-di-đà, cúng dường chư Phật và trải qua sáu mươi tám kiếp mới hoá thành Phật hiệu là Ba-kiền. Nước đó gọi là Hoá-hoa. Khi thành Phật mọi người ở đó ăn mặc như cung trời Đao-lợi, nhân dân trong nước tuổi thọ một kiếp.
Đức Phật nói kinh xong. Bà lão, A-nan, các vị Bồ Tát, Tỳ-kheo Tăng, chư Thiên, người, quỉ, thần, rồng, A-tu-la đều vui mừng khôn siết. Tất cả đứng trước Phật đảnh lễ thối lui."
"Nghe như vầy:
Một thời đức Phật dừng nghỉ tại trú xứ Lạc-âm nước Đoạ-xá-la, cùng với tám trăm Tỳ-kheo và đông đủ một vạn Bồ Tát.
Bấy giờ, có một bà lão nghèo đến chỗ đức Phật cúi đầu đảnh lễ sát đất, bạch với đức Phật rằng:
-Kính thưa đức Thế-Tôn! Con có điều muốn hỏi.
Đức Phật bảo:
Lành thay! Bà cứ hỏi.
Bà lão hỏi:
Sanh từ đâu đến và đi về đâu? Già từ đâu đến và đi về đâu? bệnh từ đâu đến và đi về đâu? Tử từ đâu đến và đi về đâu? Sắc, thọ, tưởng, tành, thức từ đâu đến và đi về đâu? Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý từ đâu đến và đi về đâu? Địa, thuỷ, hoả, phong, không từ đâu đến và đi về đâu?
Đức Phật bảo:
Hay thay! hỏi như vậy rất hay. Sanh không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Già không từ đâu đến và cũng không đi về đâu. Bệnh không từ đâu đến cúng không đi về đâu. Tử không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Sắc, thọ, tưởng, hành, thức không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Địa, thuỷ, hoả, phong, không không từ đâu đến cũng không đi về đâu. Các pháp đều như vậy. Ví như hai thanh cây cọ xát vào nhau phát ra lửa rồi lửa lại đốt hai thanh cây, cây cháy hết lửa cũng tắt.
Phật bảo bà lão:
-Vậy ngọn lửa từ đâu đến và đi về đâu?
Bà lão thưa:
-Nhân duyên hoà hợp được lửa, nhân duyên ly tán thì lửa cũng mất.
Phật bảo:
Các pháp cũng như vậy. Nhân duyên hoà hợp mới thành, nhân duyên ly tán tức diệt. Pháp không chỗ đến và không chỗ mất đi. Mắt thấy sắc tức là ý, ý tức là sắc. Cả hai đều không, không có chỗ để mà thành, diệt cũng như vậy. Ví như cái trống không phải do một thứ mà thành. Khi khởi sự muốn thành phải có da, có cây, người cầm dùi đánh vào trống thì trống mới có âm thanh. Vậy âm thanh cũng không, âm thanh đó không phải âm thanh hiện tại, tương lai, hay âm thanh quá khứ. Âm thanh đó không phải từ da, không phải từ cây, không phải từ dùi trống của người cầm, phải hợp các thứ lại mới thành tiếng trống. Âm thanh từ chỗ không nên cuối cùng là không. Vạn vật đều như vậy, vốn thanh tịnh không có nhân tạo ra pháp, pháp cũng không có sở hữu. Ví như mây kéo đến mù mịt rồi mưa nhưng không từ thân rồng xuất ra, cũng không từ tâm rồng làm ra mà đều nhờ nhân duyên rồng mới tạo thành trận mưa đó. Các pháp không chỗ đến và không chỗ đi. Ví như hoạ sĩ trước tiên phải dàn dựng giá vẽ, khung vải, sau đó pha trộn các màu cho hài hoà rồi mới vẽ. Vậy vẽ không từ giá vẽ hay khung vải, cũng không từ tay người hoạ sĩ vẽ ra mà mỗi thứ theo ý làm mới thành. Sanh tử cũng vậy, mỗi thứ tuỳ theo sự hoạt động của nó mà thành. Ví như bị tai hoạ đoạ vào địa ngục, sinh lên trời hay làm người thế gian cũng thế. Ngoài ra các thứ khác không phải tự nhiên mà có.
Bà lão nghe rồi vui mừng hớn hở nói:
-Nhờ hồng ân đức Thế-Tôn con đắc được pháp nhãn, tuy thân thể già yếu cũng được khai ngộ.
A-nan chỉnh y phục quì gối bạch Phật:
-Thưa Thế-Tôn! Vì sao bà lão có trí tuệ như vậy, vừa mới nghe Phật thuyết liền khai ngộ.
Phật bảo A-nan:
-Bà bão này tiền thân đời trước là mẹ của ta. Bà có phát tâm học đạo.
A-nan hỏi Phật:
Là mẹ tại sao bần cùng khốn khổ thế?
Phật bảo:
-Thuở quá khứ, vào thời đức Phật Câu Lưu Tần. Ta muốn làm Sa môn nhưng từ mẫu thương mến không cho ta đi, Ta buồn rầu bỏ ăn một ngày. Vì thế, năm trăm đời bà sanh ở thế gian bị nghèo khổ. Đời này thọ mạng hết sẽ sanh vào cõi Phật A-di-đà, cúng dường chư Phật và trải qua sáu mươi tám kiếp mới hoá thành Phật hiệu là Ba-kiền. Nước đó gọi là Hoá-hoa. Khi thành Phật mọi người ở đó ăn mặc như cung trời Đao-lợi, nhân dân trong nước tuổi thọ một kiếp.
Đức Phật nói kinh xong. Bà lão, A-nan, các vị Bồ Tát, Tỳ-kheo Tăng, chư Thiên, người, quỉ, thần, rồng, A-tu-la đều vui mừng khôn siết. Tất cả đứng trước Phật đảnh lễ thối lui."
Sửa bởi chinguyen: 26/10/2015 - 01:03
Thanked by 2 Members:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:
An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |
Quỷ Cốc Toán Mệnh |
Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |
Quẻ Mai Hoa Dịch Số |
Bát Tự Hà Lạc |
Thái Ât Thần Số |
Căn Duyên Tiền Định |
Cao Ly Đầu Hình |
Âm Lịch |
Xem Ngày |
Lịch Vạn Niên |
So Tuổi Vợ Chồng |
Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












