Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vongkiep, on 11/11/2015 - 15:10, said:
Chúng ta rất dễ bị ám thị bởi các thứ con buôn văn hoá,các loại báo chí lá cải và hàng ngàn luồng thông tin đa chiều nhồi nắn tâm tư!
Đáng trả ơn nhất là công Cha Mẹ,đã cho ta tâm hồn và thân xác này,để ta được sống.
Quan hệ giữa người với người là trao đổi và khai thác lợi dụng lẫn nhau.
Ta đâu có vay ai,thì đâu phải trả nợ . Ta ham muốn nên ta ưu tư tìm cách chiếm hữu. Chưa có thì mong cho bằng có,có rồi lại lo sợ mất . Mà trên đời làm gì có cái nào vĩnh cửu,đều tàn hoại theo năm tháng . Lúc cái ta nâng niu mất thì đau đớn biết nhường nào . Đó là Vô thường thì cần chi phải sầu khổ,sầu khổ là bởi vô minh .
Cứ sống thanh thản trong giây phút hiện tại là hơn !
- Câu thứ nhất cháu gạch chân đánh dấu, nó liên quan chính trị nên cháu không bàn.
- Câu thứ 3 cháu gạch chân đánh dấu là cháu muốn bàn, cháu đưa ra quan điểm của cháu, quan điểm của một người nông dân:
+ Cháu trồng lúa tỉa bắp lấy cái ăn, trồng lanh dệt vải lấy cái mặc, vào rừng đốn gỗ về dựng nhà lấy cái chui ra chui vào, tự cung tự cấp cũng tồn tại. Không cần giao lưu quan hệ với ai.
+ Khi cháu muốn có tiện nghi trong sinh hoạt thì cháu phải bán thóc đi để lấy tiền mua, lúc này mới cần quan hệ với người xung quanh. Từ "lợi dụng" của bác theo nghĩa tích cực như trong Đạo Đức kinh thì cháu đồng ý, nhưng ngày nay đa số mọi người đều hiểu lợi dụng theo nghĩa tiêu cực, theo nghĩa 1 chiều. Bác dùng từ "lợi dụng lẫn nhau" chắc theo nghĩa tích cực đó, theo cháu thì cũng tốt thôi.
+ Các bác không trồng lúa thì các bác bắt buộc phải quan hệ với người xung quanh, trao đổi sản phẩm lao động của các bác lấy gạo để ăn, không giao lưu quan hệ thì không tồn tại được.
- Các câu khác cháu cũng nghĩ giống bác.
_________________________
Thỉnh thoảng thư giãn vào làm 1 bài lấy số, cũng là góp vui với mọi người
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Sửa bởi NhaNong: 11/11/2015 - 15:35