Một mình
phuctinh
19/09/2016
phuctinh, on 17/09/2016 - 23:13, said:
Rừng Lá Thấp, on 19/09/2016 - 03:22, said:
chúng ta đều bình đẳng kết thu nghệ thuật , sáng tạo của người khác , năng khiếu thưởng ngoạn cũng khác nhau , cho nên xin đừng đứng đầu gió phê bình , phẩm định . vạn tạ .
già rừng .
"Vết Lăn, vết lăn trầm
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong
Người chợt nhớ mình như đá"
Là dấu vết của thời gian trôi qua lặng lẽ. Chữ "trầm" vừa thể hiện sự âm thầm, lặng lẽ, vừa có gì đó nặng nề. Thời gian trôi qua, người cũng không còn ở đó, chỉ còn lại dấu vết, như vết chân của chim muông in hằn trên phiến đá mà thôi. "chợt nhớ mình như đá", đá thì vô tri, đá thì cô đơn, đá lặng lẽ, đá mang trong mình dấu ấn của thời gian, đá cũng nhọc nhằn ... như chính người đó trải đã qua một kiếp người vậy.
Ps: Thưa Già, Già đã phê trong ngoặc "vết lăn, vết lăn trầm (Vô cùng đỉnh cao trí tuệ)" , hẳn là Già đã có câu trả lời rồi. Kính Già chỉ dậy thêm ạ.
Rừng Lá Thấp
20/09/2016
già con mình sẽ bàn , sẽ luận về người nhạc sĩ tài ba nhưng nghiệt ngã định mệnh này ở không gian riêng biệt . Trong những năm 1968 1973 , dọc đường gió bụi , già trú đóng ở cây số 17 An Lỗ , lạ gì HPNT , NM, TCS , PTT , TK , bọn này dụ khị già lên Thiên Mụ , chỗ bến đò , uống rượu , nhừ tử , lừ đừ như cắc kè say thuốc lào , đến nỗi Đại lão Hoà Thượng TĐH phaỉ đích thân cầm thiền trượng , ra tận tam cấp , niệm Phật hiệu . già sợ xanh lè mắt mũi , tỉnh cả rượu , leo lên chiếc jeep cùi huỉ bùn đất , hối thằng tà lọt chạy thục mạng . mấy thằng kia lạng quạng trốn không kịp , quỳ lạy chịu phép rồi mồm năm miệng mười : " Bạch Hoà Thượng , thằng rừng ỉ thế học trò cưng , rủ rê bọn con , xin Hoà Thượng từ bi " ( sau này già được dân chúng quanh đó tường thuật ) . Ui trời 47 , 48 năm , một thoáng mây tan ...
rừng .
menglan
20/09/2016
Sửa bởi tu.hoa: 20/09/2016 - 13:43
Rừng Lá Thấp
21/09/2016
cám ơn con lời chúc đầu ngày . già nick là Rừng , và bởi tuổi đời chẳng còn bao nhiêu nên bọn Mãi Võ bán thuốc dạo ngoài chợ , xưng hô : già Rừng , cho tiện . con cũng cứ thế mà réo , gọi , nghe con !
già Rừng .
Vô Danh Thiên Địa
21/09/2016
phuctinh
21/09/2016
tu.hoa, on 20/09/2016 - 13:38, said:
Vô Danh Thiên Địa, on 21/09/2016 - 07:56, said:
Nhân tiện trong bài hát Già nói ở trên có câu "ôi môi hờn xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn" , PT cũng muốn hỏi: Sự giống và khác nhau giữa Điển và Tích là gì ?
Vô Danh Thiên Địa
21/09/2016
Chữ tích 昔 có tượng mặt trời lặn dưới núi là xế chiều, đêm hay xưa cũ .
"ôi môi hờn xin đừng kể lại tích xưa buồn hơn" tôi thích đổi lại thành "ôi môi hờn xin đừng để lại tích xưa buồn hơn" thì tích thêm nghĩa chơi chữ là vết tích , ấn tích thời gian .
Vẩn chưa hiểu đỉnh cao trí tuệ là gì nhưng theo tôi "Người thông minh nhất" chắc không bao giờ là đỉnh cao trí tuệ đâu .
Vô Danh Thiên Địa
21/09/2016
phuctinh, on 19/09/2016 - 23:11, said:
Hôm nay đọc bài của Già, con mới biết đến bài hát này, con xin đoán thử:
"Vết Lăn, vết lăn trầm
Hằn trên phiến đá nâu thêm ưu phiền
Như có lần chim muông hằn dấu chân
Người đi phiêu du từ đó chưa thấy về quê nhà
Rộng đôi cánh tay chờ mong
Người chợt nhớ mình như đá"
Là dấu vết của thời gian trôi qua lặng lẽ. Chữ "trầm" vừa thể hiện sự âm thầm, lặng lẽ, vừa có gì đó nặng nề. Thời gian trôi qua, người cũng không còn ở đó, chỉ còn lại dấu vết, như vết chân của chim muông in hằn trên phiến đá mà thôi. "chợt nhớ mình như đá", đá thì vô tri, đá thì cô đơn, đá lặng lẽ, đá mang trong mình dấu ấn của thời gian, đá cũng nhọc nhằn ... như chính người đó trải đã qua một kiếp người vậy.
Ps: Thưa Già, Già đã phê trong ngoặc "vết lăn, vết lăn trầm (Vô cùng đỉnh cao trí tuệ)" , hẳn là Già đã có câu trả lời rồi. Kính Già chỉ dậy thêm ạ.
"đá thì vô tri, đá thì cô đơn, đá lặng lẽ, đá mang trong mình dấu ấn của thời gian, đá cũng nhọc nhằn ... như chính người đó trải đã qua một kiếp người vậy."
TCS cũng từng viết trong Diễm Xưa : "Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..." thì chắc là ông ta không cho đá vô tri đâu mà ngược lại nhưng cái tri của đá từ đâu đến ? Cái này tôi nghĩ TCS lúc sinh tiền cũng chưa thẩm thấu .
Vô Danh Thiên Địa
22/09/2016
Đợi Phuctinh "Nói" "Kể" chữ tích 昔 theo tượng chữ khẩu (cái miệng) vớí cái lưởi 曰 .
Lịch sử Việt Nam bị Tàu tiêu huỷ văn hoá nên không có nhiều Điển mà phải dùng Tích để bảo tồn văn hoá dân tộc .
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 22/09/2016 - 08:35
phuctinh
22/09/2016
Vô Danh Thiên Địa, on 21/09/2016 - 12:22, said:
Vô Danh Thiên Địa, on 21/09/2016 - 12:22, said:
Muốn gỡ chuông thì tìm người buộc chuông. Già ơi ?
Vô Danh Thiên Địa, on 21/09/2016 - 12:32, said:
TCS cũng từng viết trong Diễm Xưa : "Làm sao em biết bia đá không đau Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau..." thì chắc là ông ta không cho đá vô tri đâu mà ngược lại nhưng cái tri của đá từ đâu đến ? Cái này tôi nghĩ TCS lúc sinh tiền cũng chưa thẩm thấu .
Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá - Sống không một tình yêu Sống chỉ biết thân mình - Tâm hồn luôn luôn băng giá - Đừng hóa thân thành đá - Vì tâm hồn đá giá băng”
Theo bác thì cái “tri” của đá này nên hiểu như thế nào và nó đến từ đâu?
Vô Danh Thiên Địa, on 21/09/2016 - 12:22, said:
Chữ tích 昔 có tượng mặt trời lặn dưới núi là xế chiều, đêm hay xưa cũ .
Vô Danh Thiên Địa, on 22/09/2016 - 08:20, said:
Đợi Phuctinh "Nói" "Kể" chữ tích 昔 theo tượng chữ khẩu (cái miệng) vớí cái lưởi 曰 .
Lịch sử Việt Nam bị Tàu tiêu huỷ văn hoá nên không có nhiều Điển mà phải dùng Tích để bảo tồn văn hoá dân tộc .
“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề.
Cứ trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt Tuất thì phải chăng ?”
Theo như cháu được biết thì Điển hay Tích, là những câu chuyện từ thời xưa, có tính giáo dục. Điển là những nội dung mang tính mẫu mực, làm chuẩn tắc cho nhiều thời đại, có thời gian, địa điểm, được ghi lại trong sách. Tích ko rõ thời gian hay địa điểm cụ thể, được lưu truyền trong dân gian.
Vô Danh Thiên Địa
22/09/2016
phuctinh, on 22/09/2016 - 16:29, said:
Còn cháu cho rằng dùng từ “kể” thì hay hơn là “để”, bởi Tích ở đây là chuyện xưa. Mà môi hờn thì kể lại chuyện xưa chứ làm sao lại để lại vết tích xưa được. Mà ko biết để lại vết tích hay ko để lại vết tích là đáng hờn nữa = ))))))
Dạ, cũng phải, dịch thế chắc dễ giống word by word quá. Đỉnh cao là điểm cao nhất, trí tuệ là sự hiểu biết, thông minh, giỏi giang, tài trí .. vậy đỉnh cao trí tuệ có thể hiểu là những gì tinh túy nhất, đặc sắc nhất của sự hiểu biết, sự thông minh chăng?
Muốn gỡ chuông thì tìm người buộc chuông. Già ơi ?
Lúc viết xong đoạn đá vô tri thì cháu cũng thấy có gì đó ko đúng rồi nhưng cũng ko muốn sửa nữa. Có lẽ nên hiểu là sự lạnh giá của tâm hồn, ko tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống, một sự bế tắc. Trong một bản Rock có đoạn “Từng ngày cuộc sống thoáng chốc lại đổi thay - Bầu trời mỗi tối có biết bao sao đổi ngôi - Nhưng có bao giờ hòn đá ấy bỗng khóc như loài người - Vì đá không biết yêu và vì đá không biết nhớ - Vì con tim giá băng nên tâm hồn vô nghĩa - Vốn sống đời tha phương - Mòn gót bước mà thấy trong lòng như luôn luôn lẻ loi.
Đừng sống giống như hòn đá, giống như hòn đá - Sống không một tình yêu Sống chỉ biết thân mình - Tâm hồn luôn luôn băng giá - Đừng hóa thân thành đá - Vì tâm hồn đá giá băng”
Theo bác thì cái “tri” của đá này nên hiểu như thế nào và nó đến từ đâu?
Chữ Tích, bộ bên dưới là Nhật chứ ạ. Như trong Truyện Kiều có đoạn :
“Mở xem một bức tiên mai,
Rành rành Tích Việt có hai chữ đề.
Cứ trong ý tứ mà suy,
Ngày hai mươi mốt Tuất thì phải chăng ?”
Theo như cháu được biết thì Điển hay Tích, là những câu chuyện từ thời xưa, có tính giáo dục. Điển là những nội dung mang tính mẫu mực, làm chuẩn tắc cho nhiều thời đại, có thời gian, địa điểm, được ghi lại trong sách. Tích ko rõ thời gian hay địa điểm cụ thể, được lưu truyền trong dân gian.
Phuctinh hỏi ông xã môi hờn có để lại vết tích không nhen .
Tri đến từ đâu thì quán 12 nhân duyên và 5 uẩn . Tri của đá là tri thọ cảm chứ không thuộc thức tri.
Chữ Hán có nhiều nghĩa , tuỳ theo hình tượng thanh ý mà có nghĩa khác nhau . Chữ Tích còn có nghĩa là miếng thịt cũ khô ăn được.
Chữ 曰 thường dùng để diển tả lời nói mẫu mực như Tử Viết ( Lời nói mẫu mực của Khổng Tử) dùng trong ý chữ Ti'ch .
phuctinh
22/09/2016
Cảm ơn bác VDTĐ, cháu biết thêm đc nhiều nghĩa của từ Tích. Bác có thể nói thêm tại sao nó còn có nghĩa là miếng thịt khô ăn đc ko ạ?
"từ hoang xưa dấu chân anh dã cầm ". Theo bác thì con người ta khi mới sinh ra là thiện hay ác, hay cả thiện và ác?
menglan
22/09/2016
Điều buồn là vẫn bị mất tập trung, lãng phí năng lượng vào những việc vụn vặt không cần thiết, lại không đủ năng lượng để làm tốt việc cần của mình. Không hướng nội mà cứ hướng ngoại.
Mấy bữa nay con/em không suy nghĩ được gì, có nghĩ cũng lại nghĩ không thông, toàn nghĩ điều bế tắc nên không biết nói gì với già và chị phuctinh, a vô danh thiên địa, đọc chủ đề mọi người đang bình luận mà thấy quay cuồng nên xin phép ngồi đọc thôi ạ.
Không mơ u ám nữa thì lại mãi không ngủ được.
Chúc cả nhà ngủ ngon. Làm cho cuộc sống bản thân và xung quanh mình được nhiều niềm vui.
Sửa bởi tu.hoa: 22/09/2016 - 23:50
Vô Danh Thiên Địa
23/09/2016
phuctinh, on 22/09/2016 - 23:11, said:
Cảm ơn bác VDTĐ, cháu biết thêm đc nhiều nghĩa của từ Tích. Bác có thể nói thêm tại sao nó còn có nghĩa là miếng thịt khô ăn đc ko ạ?
"từ hoang xưa dấu chân anh dã cầm ". Theo bác thì con người ta khi mới sinh ra là thiện hay ác, hay cả thiện và ác?
Tại sao nó còn có nghĩa là miếng thịt khô ăn đc thi` tôi đoán thế này :
Chữ triện của chữ Tích
hay còn chữ thịt (肉) viết theo lối triện cổ .
Tôi nghĩ người xưa dùng tượng hình của chữ tích mà ghép ý chữ thịt vào nghĩa của tích là cũ nên có nghĩa là thịt khô thêm vào phần tượng chữ khẩu là miệng nghĩa là cho vào miệng ăn .
Chữ Triện thư (tiếng Trung:giản thể: 篆书; phồn thể: 篆書, bính âm: zhuànshū), hay chữ triện, là một kiểu chữ thư pháp Trung Quốc cổ. Đây là loại chữ tượng hình có nguồn gốc từ chữ giáp cốt thời nhà Chu và phát triển ở nước Tần trong thời kì Chiến quốc.
Con người ta khi mới sinh ra là thiện hay ác, hay cả thiện và ác ? Điều này mổi người một quan niệm , Nho giáo Mạnh Tử cho nhân chi sơ tính bản thiện nhưng Tuân Tử lại cho là nhân chi sơ tính bản ác . Theo cái nhìn của Đạo thì vô thiện vô ác .