Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#916 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 03/04/2019 - 04:21

Xin gửi đến mọi người trong diễn đàn một bài viết ít người biết về ca sĩ Thái Thanh:

Thái Thanh Người Mà Ai Cũng Mắc Nợ - Đỗ Tiến Đức


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ca sĩ Thái Thanh

Sáng chủ nhật 1 tháng 12, 2002 vợ chồng Nguyễn Đắc Điều và vợ chồng tôi đã tới thăm chị Thái Thanh ở thành phố Garden Grove. Anh Điều là cựu chủ tịch Tổng Hội Cựu Sinh viên Quốc Gia Hành chánh, tức là đồng môn với tôi.

Buổi thăm nhau tuy diễn ra bình thường, nhưng cũng có ý đến cảm ơn chị, chả là hồi tháng 10, hai gia đinh chúng tôi tổ chức sinh nhật chung ở một nhà hàng, chị Thái Thanh đã tới dự và đã lên sân khấu trình bầy nhiều ca khúc để mừng chúng tôi.

Người nữ ca sĩ từng được vinh tặng là tiếng hát vượt thời gian và không gian này hiện sống trong một căn phòng của một chung cư dành cho người cao niên.

Căn phòng vừa đủ kê một chiếc giường ngủ, một bàn ăn nhỏ, và nơi tiếp khách cũng chỉ có chỗ cho hai ba người. Chị đã thiết trí căn phòng thật đơn sơ với bộ máy hát nhỏ, bình hoa, những tấm hình kỷ niệm, trên tường là những tranh và tượng Phật, giấy của chùa cấp chứng nhận chị đã qui y. Tôi nhìn tấm thân chị, nay đã còm cõi kiểu mình hạc vóc mai, mái tóc đã bạc phơ, chợt nghe chị nói : "Mình tạo cho căn phòng này thành một nơi chốn để thiền, để nghỉ ngơi, để tu Phật...".

Tôi hỏi : Các cháu có đến thăm chị thường không ? Chị trả lời : Có. Thứ bẩy nào thì các cháu cũng tới chở tôi về nhà hoặc đưa tôi đi chơi nơi này nơi nọ. Còn chủ nhật thì tôi đi chơi với các bạn của tôi...". Tôi để ý thấy chị nói mà vẫn như hát, giọng của chị vẫn trong, vẫn khoẻ, vẫn đầy âm thanh như ngày nào. Và cái dáng của chị khi nói, khi cười, đều mang nét quen thuộc của người anh ruột là Nhạc sĩ Phạm Đình Chương. Tôi nói điều này với chị thì chị cũng gật đầu trả lời :

- Vâng, nhiều người nói Thái Thanh giống anh Hoài Bắc. Mà Thái Thanh cũng ảnh hưởng anh ấy nhiều lắm đó".

Quả thế, nhìn Thái Thanh tôi bồi hồi tưởng nhớ Hoài Bắc. Hồi vợ chồng Hoài Bắc bỏ khu Little Saigon lên Los Angeles là thời chúng tôi gần nhau hàng ngày. Lúc đó vợ chồng tôi mở xưởng may, anh Hoài Bắc chở chị tới đó làm việc rồi tạt qua nhà tôi ngồi tâm sự chuyện đời, chuyện văn nghệ. Rồi có những chiều tối, Hoài Bắc gọi điện thoại sang nhà anh, cách nhau chừng mười phút xe, thưởng thức món cháo cá do chị nấu. Thoáng đấy, hình ảnh, tiếng nói còn đây mà bạn tôi đã thành người thiên cổ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh

Tôi hỏi : Hoài Bắc nổi tiếng với bản nhạc Đôi Mắt Người Sơn Tây phổ thơ của Quang Dũng, vậy gia đình chị có biết Sơn Tây không ?

Thái Thanh : Sơn Tây là quê ngoại thôi. Quê nội ở làng Bạch Mai Hà Nội.

- Chị có bao giờ sống ở Sơn Tây không?

- Chỉ có vài dịp nghỉ hè thì về chơi thôi.

Tôi tò mò hỏi tiếp :

- Chị có ba chị em là chị Thái Hằng, anh Hoài Bắc và chị. Cả ba đều nổi tiếng về âm nhạc. Vậy ông cụ hay bà cụ hay cả hai đã "di truyền" dòng máu văn nghệ này ?

Thái Thanh : Vâng ba người mà anh vừa nói là cùng mẹ ruột. Ông cụ tôi còn bà trưởng, tức là mẹ trên của chúng tôi, thì có anh Phạm Đình Sỹ và anh Hoài Trung.

Khi bà trên mất rồi thì ông bố tôi mới cưới mẹ tôi. Như thế không thể gọi là bà hai được. Nói đúng ra thì cả bố tôi và mẹ tôi đều chơi đàn cổ như đàn tranh, đàn bầu, nhị, sáo... Cụ ông chơi những thứ đàn đó còn cụ bà thì chơi tỳ bà. Mẹ tôi giỏi về nhạc lắm. Tôi nhớ ngày xưa tôi có được nghe cụ hát ả đào thật tuyệt.

Hát ả đào ngày xưa khác với thời bây giờ nhiều. Thời xưa nó là một thú chơi rất văn học nghệ thuật. Các bạn của bố tôi mỗi khi làm được những bài thơ hay là tới đưa cho cụ hát, rồi mọi người ngồi thưởng thức..

Nguyễn Đắc Điều hỏi : Chị đi hát trong hoàn cảnh nào ?

Thái Thanh : Tôi hát trong cái hoàn cảnh anh Phạm Đình Chương chơi đàn với bạn của anh ấy là ông Ng.. C.. K.. Hồi nhỏ ở Hà Nội, ông Kỳ thường hay đến nhà tôi đánh đàn. Hai ông ấy là bạn học với nhau, chơi thân nhau lắm. Rồi tới một ngày không biết nổi hứng sao đó, anh Chương lôi tôi ra dạy cho tôi hát và hai ông ấy đệm đàn. Lúc đó tôi còn bé lắm, đâu chừng mới mười tuổi.

Nguyễn Đắc Điều : Ai đặt cho chị là Thái Thanh ?

Thái Thanh : Tôi nhớ tên của tôi do các cụ đặt cho là Phạm Thị Băng Thanh. Còn chữ Thái là hình như lấy từ tên chị tôi. Chị là Thái Hằng thì em phải là Thái Thanh chứ.

Nguyễn Đắc Điều : Tại sao anh Phạm Đình Chương lại lấy tên là Hoài Bắc ?

Thái Thanh : À, hình như lúc ấy chúng tôi ở Sài Gòn rồi, chúng tôi lập ban văn nghệ đi trình diễn nên các anh lấy tên là Hoài Bắc, Hoài Trung, ý nói là nhớ miền Bắc, nhớ miền Trung thôi.

Tôi hỏi xen vào : Hình như trước khi vào Sài gòn, chị có trình diễn văn nghệ cùng với Phạm Duy ở những vùng thuộc quyền Việt Minh kiểm soát ?

Thái Thanh : Có. Tôi đi hát là cũng do các anh ấy lôi đi. Bây giờ tôi già rồi, không còn nhớ nhiều. Anh đọc hồi ký của Phạm Duy là thấy đó. Hồi đó đến giờ, Phạm Duy vừa làm việc vừa ghi chép lại nên chuyện anh ấy viết là đúng đấy.

Hỏi : Nhưng sự kiện quan trọng này thì chắc chị còn nhớ, là lần đầu chị lên sân khấu, chị bao nhiêu tuổi ?

Thái Thanh : Độ 12 tuổi.

Hỏi : 12 tuổi đã hát trước công chúng, thế chị có run sợ không ?

Thái Thanh : Cái lần đầu tôi lên sân khấu không phải tôi lên một mình mà lên hát chung với các anh các chị tôi. Chúng tôi trình bầy một bản đồng ca. Như thế tôi cũng bớt sợ phần nào. Chứ nếu mà mình lên sân khấu một mình, lúc mình nhỏ bé như thế chắc là mình sợ lắm chứ nhỉ. Điều tôi còn nhớ rõ, khá rõ là cái xúc cảm khi hát, anh ạ. Có lẽ là "gene" âm nhạc của mẹ tôi trong người nên tôi lúc đó tuy còn nhỏ xíu nhưng tôi đã biết xúc động từ lời ca cho tới dòng nhạc. Cái cảm xúc đó nó còn trong tôi cho tới bây giờ đấy. Khi đứng trước khán giả hát, mà quí vị thấy tôi hát hay, đó là vì tâm hồn tôi nhập vào bài hát rồi. Tôi yêu âm nhạc. Tôi yêu âm nhạc ghê gớm lắm.

Hỏi : Lần đầu chị hát là hát ở đâu ?

Thái Thanh : Ngoài vùng kháng chiến.

Hỏi : Hát ngoài trời ?

Thái Thanh : Vâng. Hát ở ngoài trời. Sân khấu được dựng lên để hát cho dân làng nghe ấy mà.

Tôi hỏi : Chị sống ở Sài gòn từ thuở thanh xuân như thế thì chị gặp anh Lê Quỳnh ở đâu ?

Thái Thanh : Chúng tôi gặp nhau ở Sài Gòn. Tôi gặp bố các cháu vào lúc ông ấy đi đóng cuốn phim "Chúng Tôi Muốn Sống". Lúc đó tôi đã là ca sĩ khá nổi tiếng rồi. Khi mà ông ấy cho người tới mai mối thì gia đình tôi mới trả lời tôi rằng, ông ấy là tài tử xi nê nổi tiếng, còn con thì hát nổi tiếng, bố mẹ cho con lấy đấy.

Tôi hỏi tiếp : Chị còn nhớ những kỷ niệm thuở ban đầu với anh Lê Quỳnh không ?

Thái Thanh: Tôi nhớ đã gặp bố các cháu lần đầu vào dịp trình diễn văn nghệ vào dịp tết ở những rạp trước giờ chiếu phim. Gọi là phụ diễn nhưng có khí kéo cả giờ đấy. Anh Lê Quỳnh ở trong ban văn nghệ. Ông ấy hát hay lắm. Hát hay lắm. Chỉ có điều là ông ấy không đi hát thôi. Ông ấy lại đóng phim giỏi. Ông ấy đóng kịch thì tuyệt vời. Đó là trời sinh ra ông ấy để ông ấy đứng trên sân khấu chứ không phải ở dưới này đâu. Thì trong một buổi diễn chung như vậy, chúng tôi gặp nhau. Và chúng tôi mê nhau.

Hỏi : Chị nói là "chúng tôi mê nhau", như vậy thì ai tỏ tình trước ?

Thái Thanh : Việt Nam mình thì cứ coi là đàn ông tỏ tình trước đi. Đàn bà có muốn lắm cũng để trong lòng thôi.

Hỏi : Bao lâu sao thì anh chị thành hôn ?

Thái Thanh : Có lẽ vài năm. Sau đám hỏi mới tới đám cưới...

Hỏi : Khi lấy chồng là một tài tử điện ảnh, chị có ý nghĩ muốn trở thành diễn viên điện ảnh không ?

Thái Thanh : Sao cái điều đó tôi lại chưa bao giờ nghĩ đến đấy. Mà anh Lê Quỳnh cũng không bao giờ hỏi là tôi có muốn đóng phim không nữa.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ban hợp ca Thăng Long, hàng sau : Phạm Duy, Hoài Bắc, Hoài Trung; hàng trước : Thái Hằng, Khánh Ngọc, Thái Thanh

Tôi với anh Lê Quỳnh là bạn từ khi tôi về trông coi Nha Điện Ảnh ở đường Thi Sách Sài gòn. Lê Quỳnh là đại úy quân đội được biệt phái sang đây vì anh đã nổi tiếng trong giới điện ảnh từ khi anh đóng cuốn phim Chúng Tôi Muốn Sống. Trong buổi tiếp xúc đầu tiên với anh, tôi hỏi anh đang phụ trách công việc gì thi anh buồn bã trả lời, anh được cử trông coi Nhân Dân Tự Vệ trong cơ quan. Không ai mời anh đóng phim, dù là phim tuyên truyền chống cộng. Anh nói với tôi, anh ao ước được trở thành đạo diễn điện ảnh. Tôi hứa sẽ cho anh cơ hội để thử thách nếu anh kiếm được một truyện phim nào đặc sắc. Lê Quỳnh tỏ vẻ rất vui mừng. Vài tuần sau, anh trình tôi bản truyện phim "Giã Từ Bóng Tối". Đọc xong, tôi cấp cho Lê Quỳnh sự vụ lệnh lên Đà Lạt, ở tại Hotel Palace hai tuần lễ để viết phân cảnh kỹ thuật. Đây là cuốn phim 35 ly trắng đen dài một tiếng rưỡi đồng hồ, do Nha Điện Ảnh sản xuất và phát hành.
Vào năm 1968, khi xẩy ra biến cố Tết Mậu Thân, Lê Quỳnh đã được ông Nguyễn Văn Liêm, chủ hãng Liêm Film mời đạo diễn cuốn phim màu, ngắn độ dưới nửa giờ, tên là "Hậu Quả Của Sự Thành Công". Phim do nữ tài tử Xuân Dung đóng vai chánh, quay tại Sài gòn lúc vừa im tiếng súng nhưng những cảnh đổ nát, chết chóc vẫn còn nguyên. Chủ đề của cuốn phim nói rằng c.... s.. miền Bắc đã lợi dụng lòng nhân đạo và tính hiếu hoà truyền thống của người miền Nam để lường gạt chẳng hạn c.... s.. bỏ vũ khí vào quan tài trong một đám ma giả để lọt qua các vọng gác, mang vô Sài gòn. Vì thế, cho dù c.... s.. thành công là xâm nhập được vào thủ đô, nhưng hậu quả là dân chúng kinh tởm c.... s... Cuốn phim này được gửi sang Đài Loan in rửa, nhưng không hiểu vì lẽ gì sau này không thấy chiếu. Tôi có hỏi Lê Quỳnh điều này nhưng Lê Quỳnh cũng không biết.
Tôi nghe tiếng Nguyễn Đắc Điều hỏi Thái Thanh :
- Chị và anh Quỳnh ở với nhau bao nhiêu năm ?
Thái Thanh : Mười mấy năm. Hình như lúc Ý Lan được 8 tuổi thì chúng tôi thôi nhau.
Hỏi : Anh chị được mấy cháu tất cả ?
Thái Thanh : 5. Gần như năm một. Có khi ba năm hai. Ý Lan là con đầu. Tới Lê Xuân Việt, con trai. Rồi Lê Thị Quỳnh Giao tức là Quỳnh Hương, vì trùng tên với ca sĩ Quỳnh Dao nên đi hát cháu lấy tên là Quỳnh Hương. Thứ tư là Lê Thị Thanh Loan. Út là cháu Lê Đại.
Nguyễn Đắc Điều : Bây giờ có cháu Ý Lan và Quỳnh Hương theo nghề của mẹ ?
Thái Thanh : Vâng. Cháu Thanh Loan cũng có lên sân khấu đấy. Cháu đã xuất hiện trong cuốn băng của cả gia đình nhưng sau ít hát vì không được khoẻ.
Nguyễn Đắc Điều : Chị có "truyền nghề" cho các cô ấy không ?
Thái Thanh : Nói đến truyền nghề thì tôi nghĩ là tôi đã truyền từ trong bụng rồi, chứ không chờ các cháu lớn lên mới gọi ra để chỉ dạy con phải hát thế này, còn phải trình diễn thế nọ đâu. Tôi nghĩ khi các cháu nằm trong bụng tôi, các cháu đã nghe mẹ hát rồi...
Nguyễn Đắc Điều : Ngoài các con, chị còn cháu cũng đi hát nữa.
Thái Thanh : Vâng, con gái của Ý Lan là Mai Linh đang được coi là ca sĩ trẻ đầy triển vọng. Cháu hát nhạc Việt đã hay mà nhạc ngoại quốc cũng xuất sắc lắm. Khi xuống thuyền vượt biên, cháu mới một tuổi, nay đã đang học năm thứ nhất của chương trình Bác sĩ Y Khoa.
Nguyễn Đắc Điều : Chúng tôi có nghe cháu học giỏi.
Thái Thanh : Cảm ơn anh. Hôm trước tôi có nói với anh về cháu Lê Xuân Việt rồi phải không ? Cháu chưa lấy vợ vì mê học cho xong cái Doctor về Electronic Engineer mới lấy vợ. Khi lấy vợ rồi được bốn con thì lại quyết định bỏ nghề điện tử, theo học bác sĩ y khoa. Bây giờ cháu đang làm ở nhà thương dưới San Diego. Còn cháu Lê Đại đã học xong 4 năm đại học về âm nhạc, nhưng khi ra trường lại đi làm về computer và website. Cháu chơi keyboard và piano nhuyễn lắm.
Nguyễn Đắc Điều : Có ai sáng tác nhạc không chị ?
Thái Thanh : Lê Đại có sáng tác một số ca khúc, những bài ca ngăn ngắn...
Nguyễn Đắc Điều : Chị đã sống một đời với nghiệp cầm ca, không làm nghề gì khác, vậy thì cuộc sống của chị có khá không ?
Thái Thanh : Về vật chất ấy à ? Anh hỏi cái ấy đúng đấy. Khi mà mình được người thưởng thức yêu mến mình thì đương nhiên là mình phải kiếm được nhiều tiền rồi. Nhưng mà, tôi có năm con nhỏ phải nuôi vì anh Lê Quỳnh đã có vợ có con phải nuôi, nên số tiền anh Lê Quỳnh gửi cho tôi để phụ nuôi các cháu cũng hạn chế thôi. Anh Lê Quỳnh có với Thái Thanh năm cháu, với cô Trúc bốn cháu, tổng cộng là chín.
Nguyễn Đắc Điều : Những ca sĩ, kịch sĩ thường ngại mang bầu vì trở ngại cho việc trình diễn. Sao chị lại đông con vậy ?
Thái Thanh nở nụ cười duyên dáng, ánh mắt ngước lên rồi nhìn vào mấy tấm hình của chị treo trên tường, trong đó có tấm hình bán thân của chị thời còn thật trẻ, một tấm hình người mẹ quây quần với năm đứa con, mà tôi không thể nhận ra người mẹ đó là Thái Thanh. Giọng nói của chị như gió thoảng :
- Thời xưa, chả là người mình ai cũng thích sinh nhiều con. Nhiều con là phúc là đức mà. Cho nên các ông bà nội, ông bà ngoại đều khuyến khích mình để các cụ có nhiều cháu bồng bế... Mình vừa thích có nhiều con, vừa chiều các cụ, thế là mình đẻ liên tiếp thôi. Mỗi lần mang bầu, mình phải sinh con đàng hoàng rồi mới lên sân khấu trở lại.
Tôi hỏi Thái Thanh : "Chị có để người làm bế con tới hậu trường khi chị đi hát không ?" thì Thái Thanh lắc đầu ngay :
- Không. Mình nuôi con cẩn thận lắm. Mình không cho người làm cho các cháu uống thuốc bao giờ đâu. Có những đêm đi hát, một hai giờ sáng mới về tới nhà, người mình đã mệt lắm rồi, buồn ngủ đến mắt mở không ra nữa, thế nhưng mà mình phải vào phòng các cháu xem các cháu ngủ ra làm sao. Đứa nào đau thì mình lấy thuốc, dỗ cho con uống, rồi ôm con, rồi hun hít, nựng nó, bù đắp tình thương cho nó, với lại mình cũng thèm khát hơi hướm của các con lúc phải xa chúng nó chứ. Có lần, đang ngồi chờ trình diễn, mình nhớ con đang đau ở nhà, thế là nước mắt mình tuôn ra. Các bạn hỏi thăm, mình nói là tại các ông hút thuốc nhiều quá, khói làm cay mắt...
Nguyễn Đắc Điều : Chị với Lê Quỳnh là một cặp vợ chồng nghệ sĩ xứng đôi vừa lứa quá, vậy mà nguyên nhân vào khiến phải chia tay nhau ?
Thái Thanh : Tôi cho là cái cuộc sống của một cặp vợ chồng nói chung là nó có vui có buồn, có cái nọ có cái kia, có cái hạp có cái không hạp. Người ta vẫn sống với nhau vì là có con với nhau. Các cụ ngày xưa dạy dỗ con cháu là có con thì không được bỏ nhau nữa đấy nhé. Thế nhưng, đến một lúc nào... Tôi là người đạo Phật nên tôi hiểu được một điều là cái duyên nợ một khi đã hết thì dù vẫn còn thương yêu nhau, vẫn biết xa nhau là các con nó khổ, thế nhưng mà ông Trời đã sinh ra con người chỉ có duyên, có nợ nhau bấy nhiêu thôi là hết. Khi mà cái duyên cái nợ đã hết thì tự nhiên cái không hạp nhiều hơn cái hạp. Điều mà tôi rất mừng để nói với các anh là khi chúng tôi không còn ở với nhau nữa, nhưng cả hai vẫn chăm nom con cái cho đến khi anh Lê Quỳnh có cô Trúc và có con.
Nguyễn Đắc Điều : Chị có giao thiệp với vợ chồng anh Lê Quỳnh chứ ?
Thái Thanh : Vâng. Chúng tôi gặp gỡ nhau thường chứ. Chúng tôi rất thân nhau. Cô Trúc và anh Quỳnh khi các cháu còn nhỏ vẫn mang gửi tôi trông nom hộ đấy. Gọi là gửi "Me già". "Me già cho tụi tôi đi xi nê vài tiếng rồi tụi tôi quay lại lãnh cháu về".
Nguyễn Đắc Điều : Vậy thì chị Trúc dễ thương quá.
Thái Thanh : Rất là dễ thương. Trúc trước làm chiêu đãi viên hàng không Việt Nam nên bặt thiệp, khôn khéo lắm. Mấy năm gần đây bố các cháu bị bệnh, may có cô ấy chăm sóc thay thế chúng tôi. Có lần anh Lê Quỳnh nói với tôi là "Mẹ có biết người nào trên thế gian này mê tiếng hát của Mẹ nhất không ?". Tôi trả lời : "Mẹ biết là có nhiều khán giả mê mẹ hát lắm, nhưng đâu biết ai mê nhất ai mê nhì". Thì Lê Quỳnh nói với giọng hãnh diện : "Cô Trúc mê mẹ nhất". Sau này chính cô Trúc cũng nói là mê tiếng hát Thái Thanh từ hồi còn nhỏ. Cô ấy kém tôi khá nhiều tuổi. Cho đến giờ, hễ cô ấy có món gì ngon là cũng đem cho tôi. Cái đó tôi thấy là phải là người hiểu biết, phải là người có lòng lắm mới làm được, nhỉ?
Chị Trúc quả là một phụ nữ rất dễ thương như Thái Thanh nói. Tôi đã được gặp chị nhiều lần trong những dịp giới điện ảnh của chúng tôi ở Nam California có dịp gặp gỡ nhau. Lê Quỳnh bị tai biến mạch máu não, đi lại khó khăn, nói năng khó khăn, nhưng lúc nào cũng có chị Trúc ở bên. Chị nhẫn nhục săn sóc anh mọi việc. Chị nở nụ cười dịu dàng khi anh gắt gỏng bực bội vì hiểu tâm lý người bệnh và vì tấm tình thương yêu chồng của chị quá lớn. Anh em chúng tôi chưa ai nghe một lời than nào từ miệng chị về những khổ cực mà chị phải chịu đựng.
Không khí trong căn phòng buổi sáng chủ nhật thật im lặng. Tôi nhìn Thái Thanh, mái tóc bạc, thân thể còm cõi, quần áo giản dị, trong một khung cảnh giản dị. Thật không thể ngờ có ngày tôi được nhìn một nữ nghệ sĩ lớn khi họ chưa trang điểm xong và chưa ra khỏi nhà. Trước đây, mỗi lần đi quay phim ở xa Sài gòn, các nữ nghệ sĩ tên tuổi thường đòi có phòng riêng, hoặc thuê khách sạn chứ không ở chung với đoàn. Các cô sẽ không gặp ai, dù là đạo diễn, khi mà mặt không còn phấn, môi không còn son, mắt không còn những nét chì màu và lông nheo giả.
Tiếng anh Nguyễn Đắc Điều hỏi tiếp chị Thái Thanh : Sau khi chính thức ly dị với anh Lê Quỳnh rồi, cuộc sống tình cảm của chị ra sao ?
Thái Thanh : Khi mà tôi với anh Lê Quỳnh chia tay thì tôi còn trẻ lắm. Như thế các anh hiểu là có nhiều người đàn ông theo đuổi tôi...
Nguyễn Đắc Điều : Vậy chị chấm ai ?
Thái Thanh : Đôi ba người... Gọi là bạn... Bạn trai... Nhà ai nấy ở mà. Đi chơi với nhau thì có chứ lấy làm chồng thì không.
- Tôi có nghe dư luận về chị và nhà văn Mai Thảo.
- Vâng. Tôi với anh Mai Thảo thân lắm.
- Hai người có liên hệ tình cảm gì không ?
Thái Thanh : Có liên hệ tình cảm. Nhưng khi mà tôi còn ở với chồng... và dù bỏ chồng rồi thì... anh Mai Thảo anh ấy rất quý tôi đến cái độ tôi muốn thế nào anh ấy chiều như thế. Nhưng mà tôi, tôi cổ lỗ sĩ lắm, các ông ạ. Hễ không có cưới là không có ăn ở với nhau. Cho nên tôi và anh Mai Thảo không có ăn ở với nhau.
- Cuốn tiểu thuyết Mười Đêm Ngà Ngọc của Mai Thảo, có phải anh ấy muốn nói về chị ?
Thái Thanh : Tôi không biết, hay là anh ấy viết...
Hỏi : Chị có đọc cuốn sách ấy không ?
Thái Thanh : Tôi là người đọc sách đọc báo nhiều nhưng giờ tôi không nhớ cuốn sách ấy câu chuyện nó như thế nào...
Hỏi : Chị nghĩ thế nào về anh Mai Thảo ?
Thái Thanh : Vâng, tôi quý lắm. Tôi có cái đặc biệt là, ở với chồng, rồi không ở với chồng, tôi rất quý chồng. Chơi với bạn, như với anh Mai Thảo và vài người bạn dù sau này không chơi nữa, cũng vẫn quý nhau. Có lẽ những người đáng quý tôi đều được gặp.


Hỏi : Chị có buôn bán làm ăn gì để kiếm sống không ?

Thái Thanh : Anh hỏi về "Kinh tế" đó hả ? Thì tôi đã có trời thương. Ngày xưa, thời mà Việt cộng chưa vào, đi hát có tiền, mình hay sắm xoàn đeo. Nên tháng này hết tiền ăn thì mình "ra" một cái nhẫn. Mà cứ mỗi lần "ra" một cái nhẫn mình cứ tưởng rằng ăn được lâu lắm mới phải bán cái nhẫn khác. Sự thực không phải như thế đâu... Rất là nhanh. Lại phải bán cái nhẫn nữa... Rồi thì các đồ dùng trong nhà như ti vi. Khi mà Việt cộng chưa vào, mỗi phòng mình để một cái. Cứ bán đồ mà ăn cho đến lúc cháu trai đầu lòng là Lê Xuân Việt, di tản với bố hồi 1975, cháu đi làm lấy tiền gửi về cho mẹ.

Tôi chợt nghe tiếng Nguyễn Đắc Điều say mê hỏi chuyện Thái Thanh : "Thưa chị, Phạm Duy có ảnh hưởng như thế nào với tiếng hát của chị ?". Ánh mắt Thái Thanh như bừng sáng lên, giọng chị reo vui những âm thanh như tiếng của những hòn bi rơi trên sân gạch bát tràng thời thơ ấu : "Có những lần anh Phạm Duy mới sáng tác được hai ba câu của một bài ca đã gọi tôi : "Em, em Thanh, hát thử cho anh nghe cái câu này". Thế thì có nghĩa là bài của ông Phạm Duy chưa xong, Thái Thanh đã hát rồi.
Nguyễn Đắc Điều : Như vậy là...
Thái Thanh : Vâng tôi hiểu ý các anh. Tôi không nghĩ là anh Phạm Duy sửa đổi nhạc của anh ấy vì tiếng hát của tôi đâu. Tôi chỉ nghĩ là có nhạc Phạm Duy thì có tiếng hát Thái Thanh như thế này và có tiếng hát Thái Thanh như thế này thì nhạc Phạm Duy mới...
Nguyễn Đắc Điều đỡ lời :... mới bay lên cao hơn.
Tôi hỏi : Chị có nhớ ai là người đặt ra câu "Tiếng hát Thái Thanh vượt thời gian" ?
Thái Thanh : Một nhà sản xuất băng nhạc ở Sài gòn thời trước, anh ạ. Họ thâu tiếng hát của tôi nguyên một cái tape rồi họ nói với tôi : "Chị Thái Thanh, tôi muốn quảng cáo cuốn tape này với câu Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian, có được không, thì tôi trả lời tùy ý ông bà.
- Thì đúng là tiếng hát Thái Thanh vượt thời gian thật.
Thái Thanh : Thưa anh là thế này, tôi hát từ năm 16 tuổi, bây giờ tôi gần bẩy mươi mà vẫn hát, nghĩa là hát cả cuộc đời rồi. Nếu tôi cứ hát mà ai nghe thì nghe, không nghe thì thôi thì không có tiếng hát vượt thời gian đâu. Nhưng tôi biết khán giả yêu mến tiếng hát của tôi. Tôi được yêu như vậy, được yêu từ thập niên 1950, rồi 1960, tới nay cũng vẫn được yêu, phải không anh ?
Nguyễn Đắc Điều : Tôi nhớ tổ chức Ủy ban Cứu Nguy Người Vượt Biển mới đây đã tặng chị tấm plaque ghi rằng "Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian và không gian".
Thái Thanh cười : Vâng, ý nói là tôi vượt không gian từ Việt Nam sang Mỹ để tiếp tục hát cho đồng bào nghe..
Nguyễn Đắc Điều : Hiện ở hải ngoại, người ta vẫn bán băng có những bài hát của chị. Chị có được các nhà sản xuất hỏi trước hay được trả tiền không ?
Thái Thanh : Không. Thứ nhất là tôi không sản xuất băng nhạc, dù là giọng ca của tôi. Thứ hai là những bài hát ấy là tôi đã lãnh thù lao của những nhà sản xuất trước đây rồi. Mình làm ca sĩ, khi thâu xong bài hát, họ trả đủ thù lao là mình không còn có quyền gì với bài hát đó nữa.
Hỏi : Chị có nhớ đã thâu băng thâu dĩa bao nhiều bài nhạc không ?
Thái Thanh : Không thể nào nhớ được. Chỉ biết là nhiều lắm. Nói chung là bao nhiêu bài của Phạm Duy, của Phạm Đình Chương, hai ông anh có bao nhiêu bài thì cô em này hát hết.
Hỏi : Chị có thể cho biết chị thích loại nhạc nào nhất ?
Thái Thanh : Mười bài "Đạo Ca" của Phạm Duy.
- Phạm Duy còn mười bài "Tục Ca".
- Không, tôi không hát mười bài này.
- Chị nghĩ thế nào về Tục Ca ?
Thái Thanh nhún vai cười : Tôi có nghe anh Phạm Duy hát cho nghe vài lần nhưng mà tôi không hát. Tục là không có hát.
- Còn Tâm Ca, Dân Ca... nữa. Chị thấy Phạm Duy thành công ở loại nhạc nào ?
Thái Thanh : Mấy loại nhạc ấy, cả Tình Ca nữa, Phạm Duy đều thành công cả. Nhạc của ông ấy loại nào ra loại ấy mới tài chứ. Nhưng giờ thì tôi thích nhất là Đạo Ca.
Thái Thanh bước tới chiếc máy, bật lên. Băng Đạo Ca đã có sẵn, bung ra gian phòng êm ả những nốt nhạc thanh thoát. Giọng Thái Thanh vút lên như tiếng chuông ngân từ một ngôi chùa cổ nơi rừng núi, rồi bay theo gió, quyện vào những làn khói trong buổi chiều tà.. Thái Thanh ngồi nghe giọng mình hát mà cũng như say như đắm. Tôi hiểu rằng những âm thanh của giọng ca Thái Thanh với mười bài Đạo Ca này đã ru chị ngủ trong những đêm đơn côi chợt nhớ ánh đèn sân khấu, và trong những lúc ngồi một mình trong căn phòng hẹp này mà nhớ những bước viễn du rộn rã những tràng pháo tay khen ngợi.

Tôi hỏi chị : "Đời ca hát đã để lại cho chị nhiều kỷ niệm lắm nhỉ ?". Chị gật đầu : Vâng, tất nhiên rồi. Nửa thế kỷ mà qua đi nhanh chóng quá, phải không các anh. Tôi còn nhớ ngày nào, hồi ở hậu phương, mới mười mấy tuổi đầu, được các anh các chị cho lên sân khấu trong một buổi trình diễn ngoài trời. Nay thì chị Thái Hằng mất rồi. Anh Hoài Bắc mất rồi. Anh Hoài Trung cũng mất rồi... Anh em chúng tôi đi trình diễn chung với nhau, vui lắm anh. Chỉ buồn là đêm hát nào mà gặp trời mưa lớn, khán giả không tới đông...
Nguyễn Đắc Điều : Tôi được biết chị lần đầu tiên ở Hà Nội khi đi xem Đoàn Gió Nam của chị từ Sài Gòn ra hát. Đoàn Gió Nam hát ba buổi, tôi tuy còn bé nhưng cũng đi xem cả ba buổi...
Thái Thanh : Anh làm tôi nhớ lại hồi đó. Ngoài Ban Hợp ca Thăng Long, đoàn còn có nhiều anh em nghệ sĩ khác như anh Trần Văn Trạch. Anh Trạch trình diễn hài hước, làm trò được khán giả ái mộ lắm. Sau này chúng tôi làm gì thì anh ấy cũng hợp tác cả. Thành ra khi nghe tin anh ấy mất, chúng tôi xúc động lắm... Chắc các anh còn nhớ báo chí lúc đó có viết là trước khi anh Trạch nhắm mắt, anh ấy có tiết lộ là anh ấy thương tôi lắm, nhưng anh ấy giữ kín trong lòng...
Nguyễn Đắc Điều : Nhưng chị có biết là anh ấy thương chị không?
Thái Thanh : Dạ... anh ấy không nói với tôi chuyện ấy. Đến lúc anh ấy mất thì báo chí mới loan tin là anh ấy nói như thế. Anh ấy là một người kín đáo. Nên bây giờ các anh hỏi tôi vào cái thời chúng tôi làm việc chung, tôi có biết anh Trạch thương tôi không thì tôi phải trả lời là tôi không biết. Con người đó thật là kín đáo và tự trọng. Anh ấy không có nói thẳng ra...
Nguyễn Đắc Điều : Thế sau khi nghe được tâm sự của anh Trạch, chị nghĩ thế nào ?
Thái Thanh : Tôi rớt nước mắt chứ. Là vì ngoài chuyện biết người ấy thương mình, anh ấy còn là bạn thân, một đồng nghiệp nữa... Tôi rất quí trọng anh ấy. Khi trình diễn những màn diễu tôi nghĩ đâu có người nào bằng anh Trạch. Anh ấy đã đi nhiều nước trình diễn, nói được nhiều thứ tiếng. Anh ấy có kiến thức và có tài lắm... nên khán giả rất là thích.
Nguyễn Đắc Điều hỏi : Thưa chị, khi chị sang đây thì cái không khí trình diễn ở hải ngoại và ở trong nước, nó khác nhau thế nào ?
Thái Thanh: Có khác nhau anh ạ. Khán giả hải ngoại là những người đã bỏ quê hương, đang thương nhớ họ hàng đất nước, nên lúc hát hay rớt nước mắt lắm, anh ạ. Từ trên sân khấu tôi nhìn xuống, cũng khán giả đồng bào tóc đen như thế này, và cũng bài hát này, hồi ở quê nhà mình đã hát cho khán giả nghe, bây giờ sang đất Mỹ, khán giả ngồi nghe tôi hát cũng hay khóc nữa. Xúc động lắm.
Hỏi : Chị có giọng ca thiên phú, nhưng chắc là chị cũng phải có bí quyết gì để giữ gìn chứ ?
Thái Thanh cười : Nhiều người hỏi tôi câu đó đấy, các anh ạ. Họ hỏi tôi làm cách nào để giọng tôi hay lâu như vậy. Tôi trả lời là tôi chẳng có bí quyết gì cả. Tôi chỉ vì yêu khán giả thôi. Vì yêu khán giả quá nên mỗi lần hát là mình phải tâm niệm mình cố hát hay cho những người yêu mình vừa lòng, để giữ được lòng yêu mến đó. Muốn giữ được giọng nên tôi không uống rượu, rất là không thích uống rượu từ trước chứ không phải bây giờ vì tôi tu đâu. Điều kiện để tu là không được uống rượu, điều đó đối với tôi chẳng có khó khăn gì.
Tôi nhớ hình như ca sĩ Khánh Ly, có lần người ta hỏi cô là Thái Thanh ăn kiêng cữ thế nào mà chị hát hay thế. Cô Khánh Ly cô ấy mới chọc người ta. Cô ấy bảo : Tôi ở gần Thái Thanh, tôi thấy buổi ăn sáng, bà ấy không nhai đâu, bà ấy nuốt. Cơm tẻ hay xôi gì cũng không nhai. Nuốt để cho nó sạch trong cổ họng. Thế là có cô tin lời Khánh Ly, về ăn cũng không nhai, cứ nuốt thôi. Nuốt một ít lâu rồi hỏi : Tôi đã nuốt, không nhai cơm, mà sao giọng tôi chưa hay ? Khánh Ly trả lời : Cứ nuốt nữa đi....
Nguyễn Đắc Điều hỏi : Anh Phạm Duy có giúp gì cho giọng hát của chị không ?
Thái Thanh : Người luyện tôi hát là anh Hoài Bắc. Anh ấy mua sách báo âm nhạc của Pháp bầy bán ở Sài gòn hoặc đặt mua từ Paris, nói với tôi : "Em ạ, em muốn hát hay thì em phải đọc sách này, và anh sẽ chỉ dạy cho em. Nếu em hát có phương pháp như trong sách thì em còn hát hay hơn thế nữa chứ không phải chỉ thế này thôi đâu. Anh tôi dạy tôi từ nốt nhạc đồ rê mi fa sol la si đô.. Vừa học vừa hát. Sau đó anh tôi lại nói : "Em hát được thì em phải viết được. Tôi hỏi : Thế anh nói em hát được thì viết được là như thế nào ? Anh ấy bảo, ví như bài Do majeur thế thì em hát "Phố núi cao..." nhé thì em hát đồ, mi, mi đồ, đồ mi sol sol đồ đồ đồ mi sol, sol fa fa fa fa sol đồ... Em phải tập như thế. Cái đó nó luyện luôn giọng và nó làm cho mình học được luôn... Thành ra từ đó, tôi hát cái gì là tôi viết ra... Vì vậy bây giờ tôi mới dậy hát mười mấy năm nay. Mình phải có trình độ của mình thế nào chứ.
Hỏi : Chị dậy hát đã nhiều năm nhưng có đào tạo được ca sĩ nào không?
Thái Thanh : Khi tôi quyết định mở lớp dạy hát, ban đầu tôi chỉ nghĩ là chỉ có những học trò nhỏ tuổi. Nhưng sự thực không phải vậy. Lớp học của tôi người lớn nhiều hơn, và có cả những người già nữa đấy. Người già nhiều lắm. Bác sĩ và bà bác sĩ, luật sư và bà luật sư... Thành ra học hát không phải để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp đâu mà để tạo một thú chơi t*o nhã, lành mạnh với nhau. Những người này gặp nhau rồi mở ra cái gọi là "chiêu hiền quán" đông tới mấy chục người, vui lắm. Họ mở ra những cuộc thi hát nữa...
Câu chuyện dạy ca hát cho những người bạn khiến Thái Thanh luôn luôn cười thật sảng khoái. Tôi khen bàn tay chị đẹp, chị giơ bàn tay ra trước mặt, xoay qua xoay lại như tự tán thưởng làn da trắng mát và săn cứng như miếng thạch. Chị nói : "Nhiều người khen bàn tay tôi đẹp". Tôi hỏi : "Ban nãy chị nói chị đã bẩy chục ?" Thái Thanh gật đầu : "Vâng. Tôi sinh năm 1934 tức tuổi Tuất mà".
Thấy đã ngồi quá lâu, hai chúng tôi hỏi nhiều chuyện nên tôi tính kết thúc buổi thăm viếng bằng câu hỏi : "Chị đã được nhiều thế hệ người Việt yêu mến, vậy chị nghĩ thế nào về khán giả của chị ?". Thái Thanh trầm ngâm một lát rồi chậm rãi :
- Tôi đã nghe nhiều người nghe tôi hát xong thì hỏi Thái Thanh yêu cái gì nhất trong đời Thái Thanh. Tôi trả lời là tôi yêu âm nhạc. Rõ ràng là phải yêu âm nhạc lắm thì tôi mới hát cả cuộc đời tôi chứ, phải không. Thế nhưng khán giả còn hỏi thêm : Vậy thì ngoài âm nhạc, Thái Thanh yêu cái gì nữa ? Tôi trả lời rằng, cái này tôi đã có trong tôi từ lâu nhưng ngày nay thì nó đã lớn rồi, để tôi có thể nói là tôi yêu cuộc sống tu hành. Với tuổi này thì tu hành đối với tôi quan trọng nhất. Tôi vẫn suy nghĩ một điều, không biết có đúng không, là chúng ta phải gõ thì cánh cửa mới mở. Phải có cầu nguyện, phải xin thì bên trong cửa mới cho chúng ta. Thành ra, khi tôi giác ngộ điều đó, tôi hay ngồi trước tượng Phật, và tôi cầu xin. Nhưng tôi không cầu xin cho riêng tôi đâu. Tôi không cầu xin cái gì cho tôi cả. Tôi cầu xin cho tất cả chúng sinh được mọi điều may mắn, được hưởng thanh bình, nhất là không có chiến tranh, không có cảnh chém giết nhau.
Tôi khen chị và khuyên chị nên giữ gìn sức khoẻ, thì chị trả lời : "Cái thân thể của mình nó ảnh hưởng vào đầu óc của mình nên phải tập luyện cho thân thể khoẻ mạnh chứ. Dạo này tôi thích ăn cơm chay...". Tôi hỏi tiếp :
- Chị có tính về quê hương không ?
Thái Thanh ngậm ngùi :
- Quê hương, nơi mình sinh ra, rồi là nơi chứng kiến từng bước đi đầu đời của mình thì ai chẳng muốn về. Nhưng sau năm 1975, tôi dù ở Sài gòn cũng chưa một lần về miền Bắc, và nay, ở Mỹ, tôi chưa bao giờ tính chuyện về Việt Nam. Gia đình của tôi đã ở đây hết. Ông bà, bố mẹ thì mất cả rồi. Ở Việt Nam mình không còn ai để phải về cả...
Câu nói của chị Thái Thanh ám ảnh chúng tôi trên đoạn đường về. Tôi biết khi chúng tôi từ biệt thì người nữ ca sĩ ở tuổi xế chiều này sẽ ngồi một mình trước pho tượng Phật. Có thể chị sẽ mở cuốn băng Mười Bài Đạo Ca. Và cầu nguyện.
Ban nãy chị tâm sự rằng chị luôn luôn cầu nguyện cho mọi người trước khi cầu nguyện cho bản thân chị. Ôi cao cả thay tấm lòng của người nghệ sĩ tài hoa ấy.
Đời tôi đã mang nợ chị quá nhiều, vì tiếng hát của chị đã ảnh hưởng vào tâm tư tình cảm tôi khi tôi đang bước trên đường tình cũng như lúc về già, chợt nghe đâu đó giọng hát ngọt ngào của chị. Món nợ ấy chưa trả nay lại chồng thêm một món nợ mới mà tôi vừa phát giác, đó là lời cầu nguyện của chị cho mọi người trong đó có tôi, được sống thanh bình, hạnh phúc.


Theo Đỗ Tiến Đức

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 03/04/2019 - 04:50


Thanked by 4 Members:

#917 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 11/04/2019 - 19:16

HÓA TRANG THÀNH NGƯỜI ĐẸP

Sắp đến vũ hội hóa trang, người vợ hỏi chồng:
-Anh định hóa trang thành gì?
-Quái vật - người chồng đáp.
-Thế anh mua mặt nạ chưa?
-Vẫn chưa - người chồng cười đáp - Thế em định hóa trang thành gì?
-Người đẹp, cho hợp với vai của anh.
Người chồng nhún vai:
-Thế em đã mua mặt nạ chưa?
-???

Sưu tầm

Thanked by 1 Member:

#918 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/04/2019 - 21:26

Điều ước

13/04/2019
TTO -

Tại 1 quán nhậu, 2 anh chàng bợm tán dóc:
- Nếu có kiếp sau thì tớ nguyện ước thành con tắc kè cho sướng!
- Trời! Có điên không cha nội?
- Là tắc kè thì khi đã ngủm vẫn được ngâm mình trong rượu, ngấm đẫm từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân mới thỏa cơn thèm rượu chứ sao!

VŨ ĐÌNH (Lạng Sơn)

Tuổi Trẻ Cười

Thanked by 2 Members:

#919 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/04/2019 - 20:32

CÁM ƠN CỘNG ĐỒNG MẠNG
Anh Giàng A Báo ở Hoà Bình bắt rắn trong khoang máy ÔTô bị rắn cắn, trong lúc hoang mang anh lập tức lên mạng, hỏi cách chữa trị trên google và facebook.
Theo hướng dẫn của nhiều người trên zalo, facebook, anh vào rừng tìm lá thuốc, nhai nát, nuốt nước và lấy bã đắp vào vết cắn.
Một tiếng sau, anh tím tái, khó thở, co giật và gia đình chuyển ngay anh tới bệnh viện nhưng không qua khỏi.
Bác sĩ kết luận anh chết vì ăn lá Ngón, còn con rắn là rắn không có độc.

Nguồn: bà Tám

Thanked by 2 Members:

#920 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 21/04/2019 - 04:22

Những Cánh Mai Trong Tách Trà

Hà có cái thú thích tìm vào những tiệm bán đồ cũ. Đi tới một thành phố lạ, bao giờ Hà cũng liếc nhìn bên đường xem có tiệm nào
kẻ cái bảng Antiques Store là nàng phải tìm thời giờ ghé vào.
Nàng thích chạm tay vào những cái chén trà, cái nón vải, cái áo len, cái dây đeo cổ, cái khung hình hay bất cứ một cái gì trong tiệm bán đồ cũ. Đối với Hà mỗi vật thể đó nó cất giấu cả một linh hồn thiêng liêng và bí mật.
Đôi khi cái mùi quần áo đã chạm vào da thịt lâu năm treo trong tiệm, làm nàng bị dị ứng, nhưng Hà cố bỏ nó sang một bên để chỉ nghĩ và tưởng tượng đến những hình hài đã khoác nó lên người. Cũng may, phần đông những tiệm đồ cổ của tư nhân ở những thành phố nhỏ nơi Hà đi du lịch qua họ ít bán quần áo, chỉ những tiệm có tính cách gây quỹ cho một charity nào đó mới có thôi.

Hôm nay đã cận tết lắm rồi, chỉ còn năm hôm nữa tết đến mà hai vợ chồng Hà còn lang thang ngao du ở Coeur d’alene, Idaho cách nhà bảy, tám tiếng lái xe. Hai vợ chồng chắc là phải thay nhau lái một mạch về nhà, dừng lại ăn đường, đổ xăng, thư giãn tay chân thôi, chứ không ngủ qua đêm nữa. Còn về nhà lo dọn dẹp bàn thờ, nhà cửa cho năm mới đang đến.
Hà nói với chồng:
Em vừa nhìn thấy cái bảng hiệu bán đồ cũ ở góc đường gần tiệm ăn, anh cho em ghé vào xem một chút rồi hãy ra xa lộ.
Đoàn biết ý vợ, cười dễ dãi:
Em thích thì vào, nhưng xe của mình không có chỗ cho em khênh cái gì to tướng về nhà đâu đấy nhé.

Tuy nói thế nhưng anh dư biết Hà chỉ thích đặt tay lên mấy cái vật cũ kỹ nhỏ bé, cầm lên để xuống, đứng tần ngần một lúc, rồi thôi. Nàng hay mua tách trà nhất, nàng đã có tới gần ba mươi cái tách khác nhau mua ở các tiệm đồ cũ rồi. Cái tủ chén ở nhà đã hết chỗ cho nàng chất thêm. Hà đã hứa nhiều lần sẽ không mua nữa, nhưng vào xem thì nhất định nàng phải vào mới hài lòng.
Hà dặn chồng ngồi ngoài xe đọc sách, “em vào mười lăm phút, ra ngay.” Đoàn vui vẻ, ngả cái ghế thấp ra sau một chút mang mấy cuốn tạp chí ra đọc, đợi vợ.
Cái tiệm Antique này không lớn lắm, nhưng chất khá nhiều hàng. Hà cầm lên bỏ xuống ngắm nghía đủ mọi thứ. Mỗi thứ đẩy trí tưởng tượng nàng đi thật xa hiện tại. Sợi dây đeo cổ này chắc phải thuộc về một phụ nữ giầu có nào từ vài chục năm về trước. Những hạt đá đỏ thẫm lấp lánh được gắn vào sợi dây vàng rất mỹ thuật, tuy cái móc đã mất mà giá khá cao trong một của tiệm như thế này. Hà tưởng tượng ra nó được đeo vào một chiếc cổ mịn màng nõn nà như cổ con thiên nga. Người phụ nữ đó bây giờ ở đâu, nàng còn sống, da mồi, tóc bạc, cổ nhăn nheo và đang ở trong một khu nhà già hay nàng đã nằm ngủ vùi trong lòng đất? Cái khăn quàng cổ bằng nhung lam đã bạc màu, nhưng đường ren gắn ở hai đầu khăn thì không hề mất một sợi chỉ nào. Ai choàng chiếc khăn này trong một buổi dạ vũ nhỉ; đôi giầy bạc kia nữa, chắc nó đi vào một bộ với nhau nên người ta mới bày cạnh nhau. Hà nhìn thấy ngay hình ảnh của người con gái mới lớn, má đỏ môi hồng, đang ngã vào vòng tay người đàn ông nàng yêu trong một vòng luân vũ. Ô, còn những khung hình này nữa, có cái hình đã tháo đi chỉ còn lại khung, cũ kỹ và trầy trụa, có cái còn nguyên hình của một cặp vợ chồng mặc quần áo của thế kỷ có Nã Phá Luân; rồi cái này, hình em bé gái độ lên 10, với chú thích chụp năm1911. Cả trăm năm rồi cơ à? Sao cái hình lại lưu lạc tới đây. Con cháu không giữ à?


Hà lan man bước len lỏi giữa những kệ hàng, cầm lên, bỏ xuống, thứ này thứ nọ, ngắm nghía và tưỏng tượng. Cuối cùng nàng cũng tới kệ bát đĩa. Chẳng cái nào đủ bộ cả. Bát lớn, bát nhỏ, đĩa và chén, ly thủy tinh nữa, chủ tiệm cứ xếp đầy lên kệ chẳng theo một thứ tự nào cả. Có những cái mới tinh, chẳng có dấu vết gì là đồ cổ Nhưng có những cái trông lạ lắm.

Hà cầm lên một cái tách trà nhỏ, có cả đĩa bên dưới. Hà ngắm nghía, lật trước, lật sau, ngẫm nghĩ:“Tách trà này chắc của Trung Quốc hay Việt Nam”, vì Hà tự nhiên thấy nó thân thuộc quá, cả hai đều có men xanh thật nhạt và vẽ một cành mai vàng rất mỹ thuật. Trên tách trà, phía ngoài vẽ nguyên một cành mai thếp vàng, phía trong lòng tách vẽ hai bông mai rơi trong tách, không có lá, nét vẽ tinh xảo trông như hai bông mai đang nổi trên mặt nước. Ở chiếc đĩa nhỏ kèm theo một bông mai lớn trên một cạnh đĩa, đầy đủ năm cánh với những đường gân của cánh hoa. Hà tự nhiên thấy rùng mình vì cái tinh xảo của những cánh mai. Bỗng một giọng đàn ông cất lên sau lưng làm nàng giật mình, tuy giọng nói đó nhẹ nhàng.
Bà nên mua cái tách này, nó đợi bà đến mang nó về đấy.
Hà quay hẳn người lại. Trước mặt nàng là một người đàn ông Á Châu, mặc dù cách phát âm tiếng Anh của ông khá giống như người bản xứ.


Ông trạc ngoài sáu mươi, tóc bạc, hơi gầy, trông khá tươm tất, nhưng buồn buồn ở hai con mắt. Hà chưa kịp nói gì thì ông ta đã nói tiếp:
Cái tách này ở trong một bộ sáu cái, hai cái lớn, bốn cái nhỏ, có ấm nữa. Nhưng do chiến tranh, cái thì mất, cái thì vỡ, cái ấm thì phải bán lúc cần tiền mua thuốc cho con. Khi hết chiến tranh, hết tù đầy, trở về, chỉ sót lại được có một cái nhỏ, may còn cả đĩa. Chủ nhân quý nó lắm, nhưng khi ông ta mất đi, con cái mang vật dụng của ông đem cho, nó cũng bị vứt chung trong đó. May mà không bị sứt mẻ gì.


Hà lơ đãng không để ý lắm đến lời ông kể lể, nàng còn mải chú ý nhìn giá tiền ghi, thấy hai mươi đồng. Nàng nghĩ thầm, mọi khi mình mua những cái tách lẻ ở tiệm đồ cũ như thế này, thì giá cao lắm cũng chỉ khoảng mười lăm đồng thôi.
Như đoán được ý nghĩ của Hà, người đàn ông nói:
Tôi biết là giá cao, nhưng tôi cứ để như thế cố ý không muốn ai mua, để chờ bà. Tôi sẽ hạ xuống mười lăm đồng thôi. Bà cứ lấy đi.
Hà vẫn cầm cái tách cái đĩa bằng cả hai tay. Nàng thấy nó đẹp quá, nếu ông chủ tiệm muốn bán hai mươi đồng thì nàng vẫn mua. Nàng nói:
Cám ơn ông, chắc chắn là tôi mua rồi. Tôi thích sưu tầm tách trà lạ và đẹp. Cái tách trà này tôi nghĩ là đẹp nhất trong số tách tôi có ở nhà.
Người đàn ông mỉm cười, nói xã giao mà như thật:
Tôi biết hôm nay bà sẽ ghé qua đây, tôi đợi suốt từ sáng đến giờ để trao nó cho bà, vì bà biết nhìn ra cái giá trị của nó. Trao được nó cho bà tôi rất yên tâm.
Người đàn ông nói xong, rút cái bút trên túi áo ra, sửa lại giá tiền của cái chén, rồi lại nói:
Chắc ông nhà đang chờ bà ngoài xe. Chúc bà về nhà bình an. Bà còn về lo sửa soạn đón năm mới. Năm nay bà có cái tách mai vàng cho chén trà đầu năm, sẽ may mắn nguyên năm.
Vâng, cám ơn ông, chắc ông cũng ăn Tết phải không? Ông là người Hoa hay người Việt.


Người đàn ông chỉ mỉm cười, không trả lời câu hỏi của Hà, đưa tay chỉ nàng ra chỗ quầy tính tiền.
Hà có cảm tưởng ông chủ tiệm này như một người mà nàng đã biết từ lâu lắm rồi. Nàng cố tìm trong trí nhớ xem ông ta có phải là bạn của cha mẹ mình không? Chắc là không? Vì cha mẹ Hà đã mất trên hai mươi năm rồi và khi mất cũng bằng trạc tuổi ông này bây giờ, thì làm sao mà họ là bạn với nhau được. Còn nữa, ông này chắc gì là người Việt. Cách phát âm tiếng Anh của ông ấy cho Hà biết ông ấy không phải đồng trang lứa với cha mẹ nàng.
Hà đặt chiếc tách trà lên quầy tính tiền, cô thâu ngân tóc vàng nhìn giá tiền trên cái tách trà, hơi cau mày lại. Cô nói trống không:
Lạ nhỉ, cái tách trà này, ông chủ tôi đề giá là mười lăm đồng, nhưng khi nào tôi ra thu dọn, lau bụi tôi cứ thấy bị sửa lại là hai mươi đồng. Vì giá cao nên chẳng ai mua. Bây giờ bà mang ra đây nó lại trở về giá mười lăm đồng.
Hà cười nói:
Số tôi may, hôm nay chính ông chủ thấy tôi cũng là người Á Đông nên ông bớt cho tôi năm đồng, ông ấy lấy bút mới sửa tức thì đấy.
Cô thâu ngân tròn mắt:
Ở đây làm gì có người Á Đông nào. Chủ tiệm là người Mỹ, tôi cũng là người Mỹ, hơn nữa ngày hôm nay chỉ có mình tôi ở đây, ông chủ bận không ra được. Bà có đùa cho vui không đấy?


Hà nghe lạnh buốt sau lưng. Nàng quay đầu lại, cố nhìn về phía kệ để bát đĩa, tuyệt nhiên không có bóng một ai, sát sau lưng kệ là bức tường ngang, chẳng có cánh cửa nào. Thế người đàn ông đó ở đâu ra? Nàng im lặng hấp tấp trả tiền rồi đi như chạy ra xe.
Suốt trên đường về nhà, Đoàn lái xe, ngưng lại, nghỉ giải lao. Hà cứ im lặng, chỉ trả lời những khi Đoàn hỏi làm Đoàn phải ngạc nhiên tưởng Hà bệnh.
Em sao vậy, em bệnh à?
Không, em không sao cả.
Hà nói dối. Nàng đang hoang mang không biết cái ông Á Đông nói chuyện về cái tách trà hoa mai ở đâu ra. Tiệm chỉ có bốn bức tường, không phải là một cái nhà ở, nơi đó không có thêm gian nào ngoài gian bán hàng. Mà sao ông ấy lại sửa giá tới, sửa giá lui để chờ nàng tới mua. Sao ông biết nàng sẽ tới.
Bỗng Hà thấy đau quặn ruột, nàng nghĩ ra rồi. Ông ấy là người Việt Nam. Ông ấy đã đi qua chiến tranh, qua mất mát, qua tù đầy, qua Mỹ và qua đời rồi.
Cái tách trà này trước đây là của gia đình ông. Ông muốn trao cho một người biết trân quý nó. Hà ôm chặt cái gói giấy vào lòng, nước mắt ràn rụa.
Nàng đã nói chuyện với một hồn ma, một cái hồn tha hương thất lạc tìm về quá khứ trong những ngày cuối năm.
Đêm ba mươi, Hà thắp nhang, pha trà để lên bàn thờ cha mẹ xong, nàng mang cái tách hoa mai vàng ra, cầm lên ngắm nghía. Hà thấy lòng nàng nao nao xúc động, nghĩ đến người đàn ông Á Đông trong tiệm đồ cũ. Ông có thật hay không? Hay nàng chỉ tưởng tượng ra vào những ngày cuối năm âm lịch, những ngày mà hồn nàng chao đảo nhất.


Nàng xót xa lan man nghĩ tới những người đàn ông Việt Nam đã đi qua chiến tranh, qua tù đầy, qua một nước khác không phải quê hương mình để sống nốt những ngày còn lại rồi qua đời ở quê người. Toàn là những vượt qua thống khổ, ngậm ngùi.
Nàng rót trà vào cái tách hoa mai, cúi xuống, nói nho nhỏ:


Xin mời ông ngụm trà đầu năm trong cái tách mai vàng gia bảo này.
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên.
Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.

Trần Mộng Tú

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 21/04/2019 - 04:28


Thanked by 3 Members:

#921 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 19:35

Đêm qua có nhà ai bị gõ cửa không?

“Người lạ gõ cửa trong đêm
Có một cô gái có chồng làm ca đêm, tối ngủ một mình cho nên rất nhát và sợ ma.
Có một đêm cô đang ngủ thì có tiếng gõ cửa gấp rút, cô liền thức giấc và lại gần cửa hỏi vọng ra: "Xin lỗi ai đang gõ cửa?". Có tiếng đàn ông lạ trả lời: "Bà có thể giúp tôi một chuyện không?". Vì có một mình và nhát nên cô ấy trả lời: "Tôi không thể giúp ông bất cứ gì được vì đêm quá khuya". Rồi cô ta quay vào ngủ tiếp.
Sau đó, mỗi đêm đều có người đàn ông ấy đến gõ cửa và hỏi cô ta cùng một câu hỏi. Cô ta cũng đều từ chối.

Cho đến một hôm cô kể cho chồng nghe việc xảy ra thì ông chồng trấn an cô: "Tối nay anh sẽ xin nghỉ, ở nhà với em, em cứ việc mở cửa tiếp hắn và hỏi hắn muốn gì? Nếu hắn lạng quạng anh sẽ cho hắn một bài học."
Đêm đó khi có tiếng gõ cửa, người chồng nhỏm dậy núp sau cửa kêu vợ mở cửa. Vì có chồng ở nhà cô vợ mạnh dạn mở cửa và hỏi: "Ông muốn gì?"
Người đàn ông trả lời: "Mấy hôm trước tôi gõ cửa tính nhờ bà kêu chồng bà về nhà, vì hắn đang ngủ với vợ tôi. Còn hôm nay tôi sang cám ơn bà vì có lẽ bà đã kêu hắn về rồi. Hôm nay không thấy hắn sang nữa, có vậy thôi, xin chào bà".
Cô vợ !!!!!!!..”
Sưu tầm

Thanked by 2 Members:

#922 ngayxuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 355 Bài viết:
  • 452 thanks

Gửi vào 23/04/2019 - 21:48

Mấy chuyện này là do hồi còn sv được nghe trực tiếp mấy ng kể lại.
-Đứa em gần phòng trọ làm nghề thợ điện: nó bảo nó thấy ma mấy lần rồi, có hôm đi qua bãi tha ma buổi trưa với vài đứa bạn, nó thấy một người mặc đồ trắng đi trong đó, nó chỉ cho mấy đứa nhìn nhưng ko ai thấy gì mình nó thấy
Một chị đi học chỗ trung tâm nnth: chị ấy bảo đã bị trả lễ trầu cau 3 lần rồi, chưa lấy chồng đc do ng âm giữ. Cụ thể là bà cô của chị ấy. Đêm ngủ thấy bà cô về bắt đi suốt nhưng chị ko chịu. Thỉnh thoảng nằm ngủ thấy có hơi lạnh bên ng, có ai đang ôm mình, bật đèn lên thì ko thấy gì hết, ngày giỗ của các cụ trong nhà nhìn lên bàn thờ là thấy các cụ ngồi rõ ràng như ng thật (sợ quá). Lâu rồi chỉ nhớ sơ sơ vậy thôi chỉ nhớ là lúc mình dạy cho chị ấy khoảng 2 tháng chị ấy mà kể mấy chuyện này tuy thích nghe nhưng xong mún rụng tim lun.
-Chuyện này của con bạn cùng lớp đh: nó và ng yêu đi chơi cuối năm âm lịch, ko may bị tai nạn, nó bay qua 1 thửa ruộng ko hề gì mà ng yêu nó ko qua khỏi, sau đó trong vòng 49 ngày cứ 12h đêm là chó nhà nó sủa inh ỏi, đứa bạn nó ngủ cùng bảo có nghe tiếng ng đó gọi ngoài cửa nhưng nó ko nghe thấy gì
-Chuyện này của đứa em làm cùng cty cũ: nó bảo trong xóm nhà nó có chuyện ma bắt xe về. Sự việc là có 1 anh đi làm về chiều tối thì thấy có 1 cô gái xin xe ngồi về nhà cách 1 quãng gần, cô ấy xin nhờ đi nhiều hôm mà bảo chở về đến nhà thì ko chịu, sau đó anh này thấy lạ bèn vào hỏi dò xem nhà cô gái này nhà nào, ng ta chỉ cho anh và anh vào thấy nghi ngút nhang khói, ảnh thờ là cô gái đón đường, giật mình hỏi ra mới biết chỗ đón xe anh là chỗ cô ấy gặp tai nạn.
Còn nữa nhưng chỉ kể vậy thôi. Đến đây mình cũng run lắm rồi, nếu gặp ma như họ mình chỉ có nước chít.

Sửa bởi ngayxuan: 23/04/2019 - 21:50


#923 TeddyBear

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 220 Bài viết:
  • 155 thanks

Gửi vào 25/04/2019 - 01:42

Mấy câu chuyện liêu trai này đọc buổi đêm khuya sởn tóc gáy thật ấy O__o

Mình tin có thế giới bên kia, mong họ đừng làm chuyên xấu với mình thui, còn họ cầu xin gì mà khả năng mình làm được thì mình sẽ làm để họ được siêu thoát

#924 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2019 - 20:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bùi Kiệm 'nựng' Kiều Nguyệt Nga

07/05/2019
Suốt các suất tái diễn vở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tiên Nga (từ 27.4 - 5.5) tại Nhà hát Bến Thành TP.H.C.M, khán giả đã cười 'bể rạp' mỗi khi nhân vật Bùi Kiệm xuất hiện.
Nghệ sĩ Đình Toàn đã đảm nhận nhân vật Bùi Kiệm suốt hơn 20 suất diễn của Tiên Nga. Nhưng đợt trở lại mới đây anh đã thêm tính

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vào cho nhân vật này một cách duyên dáng và hợp lý, khiến nhân vật của anh bật sáng hẳn lên. Bùi Kiệm thi rớt, về nhà trách cha sao không lo “sửa điểm” cho con. Bùi Kiệm bảo Kiều Nguyệt Nga cứ để anh ta phụ trách vụ cúng kiếng để “giải oan gia trái chủ” cho Lục Vân Tiên.
Cao trào là lúc Bùi Kiệm rượt Nguyệt Nga chạy vòng vòng, Bùi Ông nghe tiếng la bèn đi vào hỏi lý do, thì Bùi Kiệm bảo: “Con chỉ nựng thôi mà!”. Khán giả òa lên cười. Bùi Ông thêm: “Mỗi lần mày nựng ai là t*o tốn 200 quan”. Ôi thôi khán phòng liên tiếp “nổ” ra những trận cười vì trường đoạn biểu diễn của Đình Toàn (Bùi Kiệm), Bạch Long (Bùi Ông) và Quế Trân (Nguyệt Nga) quá hài hước.
Có thể nói, lần này Đình Toàn đã thắng lớn với vai Bùi Kiệm. Đó là phần thưởng cho người nghệ sĩ chịu khó cập nhật thường xuyên các sự kiện xã hội và có cái nhìn đồng cảm cùng khán giả.
HOÀNG KIM

Thanked by 1 Member:

#925 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 07/05/2019 - 20:53

Làm nhiều thời gian
Bác Ủn về làng, nói với dân làng:
- Năm tới nước mình thiếu gạo ăn.
Một giọng thanh niên kêu lên:
- Cháu sẽ làm việc 12 tiếng một ngày.
Bác lại nói:
- Hai năm nữa, mình hết luôn bắp và bo bo.
Anh lại kêu lên thảng thốt:
- Cháu sẽ làm việc 14 tiếng một ngày.
Bác lại nói:
- Ba năm nữa, mình hết cả ngô sắn khoai.
Anh càng lớn tiếng:
- Cháu sẽ làm việc 18 tiếng một ngày.
Bác cảm động vô cùng, ứa nước mắt như mỗi khi cần:
- Cảm ơn cháu, cháu có lòng hy sinh lớn lắm. Thế cháu làm việc ở đâu?
- Thưa bác, cháu làm ở nhà xác.
Sưu tầm

Thanked by 1 Member:

#926 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 09/05/2019 - 19:47

Ông muốn giường nào?
Trong chuyến tham quan bệnh viện tâm thần, phóng viên hỏi người quản lý:
-Làm thế nào để quyết định 1 bệnh nhân có nên nhập viện hay không?
-À, chúng tôi đổ đầy nước vào 1 bồn tắm sau đó đưa ra 1 cái thìa, 1 cái cốc và 1 cái xô cho bệnh nhân, yêu cầu người đó làm cạn bồn tắm.
-Ồ, tôi hiểu. Một người bình thường sẽ sử dụng cái xô vì nó to hơn thìa và cốc - Phóng viên nói.
-Không. Một người bình thường sẽ mở cái nút dưới đáy bồn cho nước thoát ra. Bây giờ anh muốn 1 cái giường sát tường hay giường gần cửa sổ? - Người quản lý hỏi.
-???!!!
Sưu tầm

Sửa bởi tuphuongsg: 09/05/2019 - 19:49


Thanked by 3 Members:

#927 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 10/05/2019 - 21:20

ĐÚNG QUY TRÌNH
Bố chuyên toán hỏi con trai 9 tuổi :
- Này, 10 nhân 10 là bao nhiêu?
Con :
- Dạ con không biết ạ
Bố:
- Con nhà nòi mà sao ngu thế, mày có biết học sinh VN đứng thứ 17 thế giới về toán ko?
Con:
- Thế bây giờ con hỏi bố nhé, nếu bố thấy trên đường tờ 100 ngàn và 500 ngàn bố sẽ nhặt tờ nào?
Bố:
- Ừ thì t*o sẽ nhặt tờ 500 ngàn tất nhiên rồi
Con:
- Thật là khờ, bố có thể nhặt cả hai cơ mà. Bố chỉ được cái là giải toán đúng quy trình thôi.
Nguyen Tram Anh
1/5/2019

Thanked by 3 Members:

#928 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/05/2019 - 21:09

Tìm người trả ví
Hôm qua mình lượm được 1 chiếc ví, tuy ví đã cũ không còn giá trị nhưng trong đó có 20 tờ 500.000 được buộc lại bằng hai sợ dây thun màu vàng và đỏ. Ngoài ra trong ví không có 1 thứ gì khác.
Vậy bạn nào đánh rơi ví và số tiền trong đó thì liên hệ với mình để nhận lại 2 sợi dây thun vàng và đỏ...
Sưu tầm

Thanked by 2 Members:

#929 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/05/2019 - 20:30

Học tốt như thế này...
Cô giáo: Em đặt câu có từ đỡ đần
Trò: Nhờ chăm chỉ học hành mà em đỡ đần hơn
Cô giáo: em đặt câu có từ tập thể
Trò: Sáng nào em cũng tập thể dục
Cô: Em đặt câu có từ thông thái
Trò: Bạn Thông thái rau cho lợn ăn
Cô: Em đặt câu có từ vả lại
Trò: Tối hôm qua em và chị em cãi nhau. Chị vả em 1 cái, em vả lại chị 1 cái!!!
Sưu tầm

Thanked by 2 Members:

#930 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 18/05/2019 - 20:25

Con ngoan
-Con ra kêu bà nội, cha và tụi bạn con vào ăn cơm.
-Dạ!
"Bà nội cha tụi bây vào ăn cơm!"
Sưu tầm

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |