Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
nueni, on 05/08/2015 - 23:21, said:
Giờ sinh theo giấy khai sinh. Khắc cha khủng khiếp ( cả mẹ nhưng đỡ hơn ) từ lúc nhỏ không sống cùng song thân, Phu không bền.... Còn gì nữa quên mất rồi:-(
Thế đã đủ chưa?
Cha mẹ tuổi gì ?
Cho ít nhất 2 hạn nổi bật (có năm âm lịch đi kèm) để định cách cục.
Ít nhất phải cho từng đấy thông tin, chứ đưa bừa 1 lá số, vào năm 1964, chiến tranh tưng bừng, có khi ngày sinh còn nhầm, và nhất là vào thời kì 1960-1967, có vài lần đổi đi đổi lại múi giờ dùng ở phía Bắc theo GMT+7 hay GMT+8.
huygen, on 09/05/2015 - 14:20, said:
Trích dẫn
Thời kỳ hai miền chia cắt (1955-1975): Âm lịch tại hai miền Bắc Nam có chỗ khác nhau (và khác với lịch Trung Quốc) do sử dụng các múi giờ khác nhau cho việc tính toán. Ở miền Bắc dùng múi giờ thứ 8 tới năm 1967 và múi giờ thứ 7 từ 1968 trở đi. Tại miền Nam sử dụng múi giờ thứ 8.
Từ 1976 trở đi: Cả nước Việt Nam tính lịch âm theo múi giờ thứ 7. Do khác múi giờ nên có nhiều điểm lịch ta và lịch Tàu khác nhau.
Ghi chú: Từ 1943 đến 1967 có vài lần thay đổi múi giờ chính thức, tuy nhiên có lẽ việc thay đổi múi giờ chỉ liên quan tới việc tính giờ chứ không làm ảnh hưởng tới việc tính ngày tháng âm lịch. Từ 01/01/1943 theo múi giờ thứ 8 (GMT+8, sớm hơn 1h so với giờ chuẩn). Từ 1/4/1945 theo giờ Nhật Bản dùng múi giờ thứ 9. Từ 1/4/1947 quay trở lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Nam từ 1/7/1955 sử dụng múi giờ thứ 7, sau đó từ 1/1/1960 quay lại dùng múi giờ thứ 8. Ở miền Bắc thì từ 8/8/1967 trở đi dùng múi giờ thứ 7 (trước đó theo múi giờ thứ 8). Phải từ 1968 trở đi âm lịch tại miền Bắc và từ 1976 trong cả nước mới được tính dựa theo múi giờ chuẩn của Việt Nam.
huygen
Nueni tham khảo thêm ở đây:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Cho nên khi đưa 1 lá số vào thời kì này, thông tin kiểm chứng lá số bắt buộc phải có, nếu không rủi ro là sai lá số và dẫn đến tình trạng gọt chân cho vừa giày, méo lệch kiến thức.