

Thứ Tự 64 Quẻ Dịch
#1
Gửi vào 07/07/2015 - 13:15
Kim Ca đang học và ứng dụng Tượng Số, có phần thắc mắc không hiểu vì sao lại có số thứ tự 64 quẻ dịch. Ứng dụng thì hay nhưng không hiểu nguồn gốc của Số làm Kim Ca cảm thấy thiếu thiếu thứ gì đó mà mình chưa hiểu được.
Trích : Dịch kinh Đạo Toàn, nhantu.net
Có ai nghiên cứu được nguồn gốc thứ tự 64 quẻ Dịch Văn Vương thì có thể giải thích giúp Kim Ca và mọi người được biết để hiểu hơn về Dịch lý Tượng Số.
Kim Ca cám ơn.
#2
Gửi vào 07/07/2015 - 14:38
Sửa bởi Ngu Yên: 07/07/2015 - 14:39
Thanked by 2 Members:
|
|
#3
Gửi vào 07/07/2015 - 16:48
Kim Ca tìm hiểu nhiều tài liệu Kinh Dịch thì đa phần đều chấp nhận 64 quái theo Văn Vương chứ chưa ai có thể giải thích được vì sao lại có thứ tự đó, riêng đối với thứ tự 64 quẻ dịch tiên thiên do Phục Hy lập ra thì có thể giải thích được vì nó mang tính đối xứng.
Theo suy nghỉ của Kim Ca thì Bát Quái Hậu Thiên do Văn Vương lập ra được đa số các nhà nghiên cứu Dịch lý chấp nhận và là chuẩn mực để xây dựng nên các học thuyết về Kinh Dịch. Chẳng ai có thể giải thích được Bát Quái hậu thiên lại như vậy. Đến thứ tự 64 quẻ dịch cũng định lệ và được đa số chấp nhận, nếu Bát Quái hậu thiên là đúng đắn chuẩn mực thì cũng không có lý do gì mà không tin tưởng vào 64 quẻ dịch Văn Vương.
Người nghiên cứu chỉ có thể chứng minh Hà Đồ từ Thiên Văn do chuyển động của Ngũ tinh ( Cụ Hà Uyên đã chứng minh được ), rồi lấy Hà Đồ làm Thể thì suy ra Lạc Thư làm dụng. mà cũng có thể là Lạc Thư được suy ra từ Thất Tinh, trong Phong Thủy Huyền Không Phi tinh dùng Lạc Thư và giả thuyết Cửu Cung là Thất tinh và 2 sao Tả Phù, Hữu Bật 2 bên. Bát Quái tiên thiên được suy ra từ Hà Đồ, Bát Quái Hậu thiên được suy ra từ Lạc Thư. Cho nên ta có thể chấp nhận việc 2 đồ hình Bát Quái tiên thiên và hậu thiên không có liên quan gì đến nhau và chúng tồn tại độc lập với nhau.
Sửa bởi KimCa: 07/07/2015 - 17:10
Thanked by 1 Member:
|
|
#4
Gửi vào 07/07/2015 - 16:58
Ví như sau: Dương Danh Thiên Hạ sẽ là Sơn Mạch Trùng Tăng. Nó có nguyên nhân của nó hết
Thanked by 1 Member:
|
|
#5
Gửi vào 07/07/2015 - 17:25
Vô Thường, on 07/07/2015 - 16:58, said:
Ví như sau: Dương Danh Thiên Hạ sẽ là Sơn Mạch Trùng Tăng. Nó có nguyên nhân của nó hết
Cám ơn anh, em đang nghỉ về những cái mang tính hệ thống, để tổng kết về Lý Học Đông Phương mà em ngâm cứu được. Nếu có thể chứng minh một cách hệ thống cao thì hay biết mấy.
ví dụ : 1 năm có 365 ngày, mà có 64 Quẻ Dịch, thì 4 Quẻ quản 4 mùa, còn lại 60 Quẻ. Vị chi mỗi quẻ quản 6 ngày, mỗi hào quản 1 ngày, còn lại 5 ngày chia cho 60 quẻ thì tính ra khắc. Đó là thuyêt Khí, rồi 24 tiết khí, 72 hậu.... có hệ thống dẫn lối cả, thứ tự 64 Quẻ dịch của Văn Vương có thể hệ thống tốt thì còn gì bằng.
GS. Hoàng Phương cho rằng thứ tự 64 Quẻ Dịch Văn Vương là một bài toán thuộc loại hóc búa nhất đối với các nhà nghiên cứu Dịch lý trên Toàn Cầu. Vì thứ tự này được ứng dụng cho trường phái Tượng Số, Việt Nam mình chỉ hay học theo trường phái Nghĩa Lý và một phần Tượng. Còn Số thì khó hơn và ít được chú ý hơn, nhưng Số lại rất cao thâm. Em đang học về Tượng Số nên mới đưa ra chủ đề như vậy. Người bàn luận thì cũng đã nhiều mà chưa ai giải thích được.
Em sẽ ngẫm Dịch Kinh của Ngô Tất Tố xem sao, cám ơn anh.
Thanked by 1 Member:
|
|
#6
Gửi vào 07/07/2015 - 17:59
Thanked by 2 Members:
|
|
#7
Gửi vào 07/07/2015 - 18:48
goodluckgoodbye, on 07/07/2015 - 17:59, said:
KC đang ngâm cứu Tượng Số, có nhiều thứ khó khăn vì Dịch Số không phải là dễ học, thứ tự 64 quẻ chỉ là 1 trong nhiều vấn đề không biết ngọn nguồn. Còn nhiều thứ khác cũng hóc búa không kém, nhưng tự nghỉ là người nghiên cứu cả đời còn chẳng hiểu nổi huống hồ gì mình, vì vậy chủ đề này KC lập ra cũng không mong có thể lý giải được, mà chỉ mong có được những bài thảo luận 'sát nghĩa' và ngoài lề đôi chút.
Cám ơn bác GLGB
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 10/07/2015 - 21:05
Học Dịch mà không hiểu về Khí thì không hiểu Dịch, học về Tượng mà không biết Khí thì chỉ thấy cái xác mà không thấy phần hồn của Dịch, học về Số mà không thể giải Lý là chưa hiểu Số.
Trời sinh Voi thì Trời sinh Cỏ
Dịch có Tượng thì Dịch có Số
Tại sao ta học Tượng mà bỏ quên mất Số?
Một phản ứng hóa học làm thay đổi cấu tạo vật chất, nhưng có thể biểu diễn bằng phương trình toán học.
Một định luật vật lý mà không được thể hiện bằng Số thì sao hiểu rõ được Định luật và ứng dụng.
Vật vô tri vô giác có Số thì con người cũng có Số, lại nói người này chết vì Số 3, người kia chết vì Số 7.
vậy Số Mệnh = Số + Mệnh vậy, Mệnh là Tính Mệnh được dẫn giải qua Số.
Ôi cái Số tôi !
Sửa bởi KimCa: 10/07/2015 - 21:07
#9
Gửi vào 17/07/2015 - 01:04
#10
Gửi vào 17/07/2015 - 12:13
KimCa, on 07/07/2015 - 16:48, said:
Kim Ca tìm hiểu nhiều tài liệu Kinh Dịch thì đa phần đều chấp nhận 64 quái theo Văn Vương chứ chưa ai có thể giải thích được vì sao lại có thứ tự đó, riêng đối với thứ tự 64 quẻ dịch tiên thiên do Phục Hy lập ra thì có thể giải thích được vì nó mang tính đối xứng.
Theo suy nghỉ của Kim Ca thì Bát Quái Hậu Thiên do Văn Vương lập ra được đa số các nhà nghiên cứu Dịch lý chấp nhận và là chuẩn mực để xây dựng nên các học thuyết về Kinh Dịch. Chẳng ai có thể giải thích được Bát Quái hậu thiên lại như vậy. Đến thứ tự 64 quẻ dịch cũng định lệ và được đa số chấp nhận, nếu Bát Quái hậu thiên là đúng đắn chuẩn mực thì cũng không có lý do gì mà không tin tưởng vào 64 quẻ dịch Văn Vương.
Người nghiên cứu chỉ có thể chứng minh Hà Đồ từ Thiên Văn do chuyển động của Ngũ tinh ( Cụ Hà Uyên đã chứng minh được ), rồi lấy Hà Đồ làm Thể thì suy ra Lạc Thư làm dụng. mà cũng có thể là Lạc Thư được suy ra từ Thất Tinh, trong Phong Thủy Huyền Không Phi tinh dùng Lạc Thư và giả thuyết Cửu Cung là Thất tinh và 2 sao Tả Phù, Hữu Bật 2 bên. Bát Quái tiên thiên được suy ra từ Hà Đồ, Bát Quái Hậu thiên được suy ra từ Lạc Thư. Cho nên ta có thể chấp nhận việc 2 đồ hình Bát Quái tiên thiên và hậu thiên không có liên quan gì đến nhau và chúng tồn tại độc lập với nhau.
Không ai công bố vì có công bố chưa chắc tha nhân công nhận. Một hành giả giác ngộ tìm ra giải đáp cho công án , sự chứng ngô không phải ở nơi câu giải đáp công án mà là cả một quá trình tìm giải đáp công án cho đến khi chín mùi kết qủa.
64 quẻ chia làm 3 giai đoạn theo các quẻ mốc thì sẽ dể nhìn hơn . Cái gọi là Âm/Dương, Khí , Lý , Số chẳng qua cũng chỉ là Tiên Đề ngôn ngữ dùng để diển đạt.
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 21/07/2015 - 10:12
Tôi nhớ đã có người dịch rồi và đăng lên đâu đó, về đại thể ông ta cho rằng lấy 1 cặp quẻ phản phục: Càn – Khôn (1 2), Bĩ – thái (11 12), ly-khảm (29,30) và kí tế-vị tế (63 64) làm các mốc chính, thì sẽ thấy 1 sự đối xứng theo kiểu phát triển của các quẻ.
Tất nhiên đây có phải là gốc ban đầu hay không thì không ai rõ, tuy nhiên kiến giải của ông này cũng thấy đáng chú tâm. Các bác nghĩ sao?
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












