Jump to content

Advertisements




Status Lượm

Mai Thanh Sơn Facebook Linh tinh

4 replies to this topic

#1 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 10:57

Những mẫu truyện vui/nhỏ, không nhất thiết phải cười

1.
Trong phòng đọc sách có một bức tượng nhỏ có ba con khỉ bịt mắt, bịt tai,bịt miệng
Cảm xúc khi nhìn bức tượng:' Sống vậy cũng hay, không cần thấy những điều chướng mắt, không cần nghe những điều chướng tai, chẳng cần ý kiến ý cò chi cho mệt. Mình sống yên phận mình thôi'...
Thực ra đằng sau bức tượng lại là một câu truyện khác, người nhật có câu châm ngôn :'Mi-zaru,kika-zaru,iwa-zaru' nghĩa là' không thấy, không nghe, không nói'. Vì từ zaru gần âm với 'saru'-con khỉ, nên người ta khắc hình ba con khỉ bịt tai, bịt mắt, bịt miệng với vẻ mặt ngộ nghĩnh để biểu thị cho triết lí này là: đừng nhìn bậy, đừng nói bậy, đừng nghe bậy'...
Để trở thành độc ác qua một đêm cũng khó lắm à. Nó cần 1 quá trình tạo thành. Và đôi khi thấy cái thiện bị nốc ao trên sàn đấu trong cuộc chiến đơn độc. Vậy thì đừng để mình đơn độc vì những người mong muốn điều tốt đẹp cho cuộc sống này luôn đông hơn. " Phạm Lữ Ân"

2.
Do you speak English?
- Yes, of course, sir.
- Good, name?
- Abdul Al-Rhazib
- Sex?
- Three to five times a week, sir.
- No, no... I mean male or female?
- Yes, male, female, and sometimes camel
- Holly cow
- Yes, cow, sheep, animals in general.
- But isn't that hostile?
- Horse style, doggy style, any style, sir
- Oh dear
- No, no... No deer sir, deer run to fast


3.
Cứ đồn là cơ quan có ma. Và nhiều ma nữa là khác. Mình chả tin. Đêm qua ngủ mơ, lạc qua làng Hòa Quý. Đông vui như hội. Lạ một nỗi là đa số bà con chỉ mặc đồ trắng. Lác đác có mấy người trần như nhộng. Hỏi một người "Làng mình có chuyện chi vậy bác?" "Bữa nay mười tư tháng bảy mà. Đâu đâu cũng ê hề đồ cúng kiếng à. Cô hồn cũng có phần nha." "Vậy đây là làng ma thật à?" "Hỏi ngu. Đây là thiên đường XHCN. Hiểu chửa. Ở đây không có giàu nghèo. Không giai cấp. Không hệ tư tưởng. Không đảng phái bè cánh. Không chợ búa. Không làm cũng có ăn. Không tai nạn giao thông. Không trộm cướp. Không tệ nạn xã hội. Sướng." "Bác nói không giàu nghèo, sao tôi thấy có mấy ông bà quần áo không có mặc, cứ trần truồng nồng nỗng thế kia?" "À, mấy người đó vốn là quan chức nhà nước. Trước kia họ quá tham/sân/si, phạm nhiều tội. Về đây, họ được giáo hóa. Giờ ân hận nên muốn chứng tỏ mình đã vô sản đến tận cùng ấy mà." "Thế còn chuyện ấy?" "Lại hỏi ngu rồi. Chuyện ấy cấm tiệt. Phải kiểm soát dân số chứ. Rõ chửa" "Thiên đường mà không có chuyện ấy thì cũng chán phèo. Em về chỗ của em thôi." "Á à, mày dám chê thiên đường XHCN à? Cút ngay." Nói rồi bác cốc cho mình một phát. Mình chạy vội. Tỉnh dậy, mới biết mình vừa ngủ mớ, quẫy đạp mạnh nên đầu va vào tường. Hơi đau. Nhưng bù lại mình cũng hình dung được thiên đường XHCN là thế nào.


4.
LẠI CHUYỆN RĂNG GIẢ
Năm 1999, có dịp đi công tác Lai Châu (cũ) cùng mấy bác bên Cơ quan xưa. Trong đoàn, có một ông thầy đang dùng răng giả. Nhưng hồi đó mình còn trẻ, chả để ý mấy chuyện của người khác. Tính mình thích bông phèng. Ngồi đâu cũng kể chuyện tiếu lâm. Một bữa, mấy chú cháu, thầy trò ngổi ăn cơm, mình "bà tám" quá trời luôn. Ông thầy khoái. Cười. Ban đầu cụ cười "mỉm chi". Rồi cụ cười "hàm tiếu". Cuối cùng, không nhịn được, cụ cười "mãn khai". Thế là bộ răng giả rơi ra. Rất không may cho cụ, mấy con chó (trên đó, quán nào cũng nuôi vài ba con chó để "làm vệ sinh" quán sá hàng ngày) thấy bộ răng của cụ rơi xuống đất lại tưởng miếng xương. Thế là chúng xúm vào cắn chí tranh giành nhau. Một con cướp được, chạy thẳng ra bờ suối ngồi gặm nhấm mê mải. Lúc mình ra đến nơi, bộ răng đáng giá mấy lượng vàng của thầy chỉ còn là "phế tích". Thầy cáu "Chỉ tại mày...". Từ đó trở đi, mỗi lần bông phèng/kể chuyện tiếu lâm, bao giờ mình cũng phải liếc xem "công chúng" có ai mang răng giả hay không. Mệt.


5.
Bạn tốt cho mượn cái xe máy đi ăn tối, kèm theo câu "Chúc ngon miệng". Nhìn cái mặt nó mình linh cảm thấy như có "âm mưu" gì nhưng không tiện hỏi. Ra đến cổng mới biết đèn xe đã hư. Đành đi dưới trăng vậy. Đi một hồi, gặp mấy bạn trẻ dăng hàng 3 trên đường, biết thêm xe nó cái gì cũng kêu được, trừ cái còi. Đến quán cơm, biết điều bí mật cuối cùng: Xe nó không có thắng (phanh). Muốn dừng lại, phải giảm ga, tắt máy thả trôi từ từ rồi quẹt 2 chân xuống đường. Toát mồ hôi hột. May mà đường vắng. Đoạn đường từ chỗ ở ra quán cơm có chừng 2.5km, lúc về đi hết 15'. Nhận chìa khóa xe từ tay mình, hắn khen "Anh ngon thiệt. Ngoài em ra, cả cơ quan này chỉ có anh đi được cái xe này." Choáng.

6.
Đang cà phê sáng, chợt nghe có người gọi. "Ơ, thằng... mày làm gì ở đây cháu?" "Cháu đưa đoàn đối tác Hàn quốc vào đây làm việc. Sáng nay họ ở nhà đọc tài liệu, cháu rảnh nên lang thang thăm thành phố." "Mày làm đâu mà dính đến mấy ông Hàn?" "Dạ, cháu làm bên Công ty..." "Ơ, chú tưởng cháu làm việc ở cơ quan của bố cháu chứ?" "Không chú ạ. Bố cháu cũng muốn cháu về đó. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, cháu thấy rất không nên. Cơ quan nhà nước, đâu phải nhà riêng. Cháu về đó, bố cháu sẽ khó ăn nói. Mà cháu cũng không thể tìm kiếm sự tôn trọng của mọi người được. Cháu đủ năng lực để tự lo cho bản thân, tại sao phải dựa dẫm theo sự sắp đặt của bố chứ? Không thể hèn như vậy được chú ạ." "Mày khá thật. Chú nể đó."


7.
Cảm ơn anh Huan Van Nguyen vừa gửi cho một mẩu đối thoại thú vị:
"Tôi đố ông kinh nào dài nhất?
- Kinh đào (kinh xáng)
Không đúng.
- Kinh Phật.
Sai.
- Kinh Thánh.
Lại sai.
- Kinh Coran.
Cho nói lại lần nữa.
- Em thua.
Hic. Ngu lâu. Đó là kinh nghiệm Việt Nam. Nó dài đến mức mấy chục năm nay người ta rút hoài mà đâu có hết."


8.
Những ngày này, chợt nhớ kinh khủng bài thơ "Thế hệ tôi, một thế hệ cúi đầu" của Gia Hiền Trấn Beo. Hiền không còn trẻ, nhưng cũng chưa thể gọi là già. Anh là một đại diện của Thế hệ Việt sau 1975. Tâm sự của Gia Hiền có lẽ cũng là tâm sự chung của nhiều bạn trẻ hiện nay.
"Thế hệ tôi, nhận quá nhiều những di sản hoang mang
Đâu là tự do, đâu là lý tưởng?
...
Thứ đắt nhất bây giờ là từng lạng NIỀM TIN
Thứ rẻ nhất, lại là LỜI HỨA".
Đọc báo và coi VTV, thấy dân mình như đang bị các chính khách mang ra bỡn cợt.


9.
Một đại gia nọ bị bệnh tim và dạ dày sắp chết. Nghe lời khuyên của bác sĩ muốn sống thì phải thay nội tạng, ông ta lập tức tìm đến chợ đen chuyên mua bán nội tạng.
Đầu tiên, ông ta vào tiệm bán tim. Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo, đến cả tim kẻ ăn mày cũng có…Nhưng vốn là đại gia, ông ta thấy các loại tim đó đều quá rẻ so với túi tiền của mình. Chủ tiệm liền dẫn ông ta đến chỗ một trái tim để riêng lẻ và hét giá cao ngất. Vị đại gia hỏi:
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả ?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
- Sao hiếm ?
- Ây dà, đây là tim của một tay cán bộ công quyền. Ông còn lạ gì, cả vạn thằng cán bộ công quyền mới có 1 thằng có tim. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó, mua đi.
Vị đại gia vội mua ngay trái tim đó.
Rồi ông ta qua tiệm bán bao tử. Ở đây cũng có đủ loại: bao tử lính, bao tử dân nghèo, bao tử dân giàu… nhưng mắc nhất là bao tử của quan chức nhà nước. Rút kinh nghiệm tiệm bán tim, ông ta hỏi chủ tiệm:
- Cái này nó hiếm nên mắc phải không ?
- Cái này hổng hiếm nhưng mà nó tốt !
- Tốt ra sao ?
- Tốt lắm chứ ! Xi măng, sắt thép, tiền bạc, mỡ thối, mỡ bẩn gì, kể cả sĩ diện và lương tâm bỏ vô nó cũng tiêu hóa hết. Tốt lắm đó, mua ngay đi.
Vị đại gia liền mua cái bao tử đó.


10.
Cuối năm, các "chủ nợ" săn như săn chuột. Ông này nhắc "còn 2 ngày nữa là ông phải ốp nộp bài rồi đấy; bà kia năn nỉ "hết tháng đến nơi rồi, ông không vào hỗ trợ là tôi chết không có chỗ chôn". Một ông em giở tuyệt chiêu "anh không gửi bài ngay trong ngày hôm nay là em nguy khốn".
Đang có hứng thì làm thì laptop lại nhiễm khuẩn. Hứng tụt đến đầu gối.
Còn nửa hứng, đang định tận dụng để làm thì ông bạn gọi điện kêu đi nhậu. "Lý do gì zậy?" "Từ hôm tôi được phong Phó Giáo sư chưa có dịp mời ông mà." "Ờ nhỉ, có lý lắm. Này, nhưng hỏi thật, hết bao nhiêu vậy?" "Cũng chẳng bao nhiêu." Rồi như biết lỡ lời, hắn chửi "Tiên sư ông. Đồ xỏ lá". Ơ, thằng này hay nhỉ? Mày đi chợ mua hàng, t*o chỉ hỏi xem giá cả thế nào, đắt hay rẻ thôi mà. Nếu rẻ, t*o cũng làm phát cho oách. Sao phải chửi?
Hứng đã tụt đến mắt cá chân. Hic.

Thanked by 1 Member:

#2 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 11:19

11.
BẨN TÍNH HAY Ý TỐT?
Nhân đang nói chuyện về người Việt Dao, xin kể lại câu chuyện cũ: Khoảng thời gian 1995-2005, năm nào tôi cũng lên Sa Pa ít nhất 1 lần; có đợt chỉ ở vài ngày, cũng có đợt ở vài tuần. Đa số thời gian ở trên đó, tôi đều sống trong dân. Một lần tôi đi Tả Phìn, ở trong đó mấy hôm. Lúc về thị trấn Sa Pa, một anh bạn người (Việt) Kinh gặp tôi, hỏi "Lên đó, ông ở nhà ai?" Tôi nói "Ở nhà ông người (Việt) Dao tên là ... đó". Bạn hỏi "À, vậy tôi biết thằng cha này. Hôm đầu ông vào, nó có bắt ông đi mua gà không?" "Có." "Làm thịt gà xong, nó có cúng không?" "Có." "Xong nó có mời hàng xóm sang uống rượu không?" "Có. Mà sao anh lại hỏi thế?" "Vậy tôi đoán nhé: Lúc ngồi vào mâm, nó sẽ gắp bộ lòng cho cha mẹ nó, gắp cái ức cho vợ nó, gắp hai cái đùi cho các con trai nó, gắp hai cái âu cánh cho các con gái nó, gắp cái đầu vào bát nó. Ông và hàng xóm nhà nó chỉ nhậu với 2 cái cẳng, mấy mẩu đầu cánh và cái sống lưng. Đúng không?" "Đúng vậy. Thì sao?" "Ông thấy không? Người (Việt) Dao là khôn lắm. Thằng cha này lại càng khôn. Tiền mua gà là của ông, mà phúc lại phần nó. Cúng tổ tiên là nó tích âm đức cho nó. Mời hàng xóm sang ăn là nó trả nợ miệng của nó. Gắp miếng ngon cho cha mẹ, là nó lấy của ông để báo hiếu cha mẹ của nó. Gắp cho vợ con là nó lấy của ông để trả cái nghĩa cái tình của nó. Bọn này BẨN TÍNH lắm."
Mấy hôm sau, tình cờ mình gặp một cán bộ y tế người Việt Dao (vốn trước đó có quen biết) ở xã Bản Khoang xuống huyện họp. Anh vừa có bằng y sỹ, vừa biết chữ Nôm Dao. Ngoài trách nhiệm của một cán bộ y tế cấp xã, anh còn kiêm thêm nghề thầy cúng và bốc thuốc nam. Buổi tối, 2 anh em rủ nhau đi nhậu, thủ thỉ chuyện trên trời dưới biển. Rồi thuận miệng, tôi kể cho anh nghe câu chuyện bữa trước và cả lời "kết tội" của anh bạn người (Việt) Kinh. Anh hỏi "Em có nghĩ thế không?" "Không. Em chỉ chưa hiểu lắm ngụ ý của những việc làm đó thôi." Anh bạn người (Việt) Dao cười buồn "Ông kia mà nói như thế là hồ đồ. Ông ấy không hiểu được Ý TỐT mà chủ nhà muốn dành cho em. Em không tới ở nhờ, cuộc sống của gia đình người ta không bị xáo trộn. Nay em tới, người ta phải làm cái lý, báo cho tổ tiên biết nhà có khách và cũng là để em được tổ tiên nhà người ta phù hộ. Rồi người ta cũng muốn em ra mắt cha mẹ, vợ con người ta nữa chứ. Trong nhà đã vậy, còn hàng xóm láng giềng cũng không thể bỏ qua. Sau bữa cơm hôm đó, em sẽ được coi như một phần của gia đình và làng xóm. Rủi ông chủ có việc đi đâu vắng nhà, em hoàn toàn có thể dựa vào gia đình và hàng xóm. Họ sẽ coi việc giúp đỡ em là trách nhiệm của họ. Em không phải e ngại bất cứ điều gì nữa. Cái nghĩa của bữa cơm hôm đó là như vậy chứ đâu phải người ta lợi dụng em. Không có con gà của em, người ta cũng chẳng chết đói kia mà.”
Vậy đấy. Thực hành văn hóa chỉ có một, nhưng mỗi người hiểu một cách khác nhau. Nếu không đặt mình vào địa vị người trong cuộc, chẳng bao giờ có thể thấu hiểu được bản chất của sự việc.


12.
CHỬI CŨNG CẦN CÓ HỨNG
Gần 30 năm mới gặp lại cô bạn thời "quần cụt nón mê" mò cua bắt ốc. Bà nàng rổn rảng "Ơ, ông Cò Y... lâu lâu mới gặp, sao trông tã thế? Vợ nuôi thế nào mà tóc bạc hết cả rồi vậy?" "Ờ, ờ, bà Tít N. Tóc bà cũng vậy kìa. Mà dạo này còn ngoa ngoắt như hồi đi học không?" "He he, các ông quỷ sứ đi hết, còn ai ở nhà trêu chọc nữa đâu mà tôi chửi. Làng quê bây giờ no đủ rồi, ít chành chọe con cá lá rau nên chả có cớ để cãi nhau. Lâu lâu không được giở ngón 'võ chửi', cũng thấy nhạt mồm." "Kha kha... ngày xưa bà đúng là đỉnh về môn chửi việt dã." "Công nhận. Ông có nhớ hồi học lớp 5, tôi ngủ gật trong lớp, ông nhỏ mực vào mu bàn tay tôi. Lúc thầy giáo gọi dậy, tôi lấy tay dụi mắt, mực dây ra khắp mặt, cả lớp cười nghiêng ngả. Tôi tức khí, chửi 'cái đứa nào nhỏ mực' liền 2 tiếng không?" "Nhớ chứ sao không. Mà hồi đó bà học ở đâu ra bài chửi hay thế? Vần vè hết chê." "He he... ngón gia truyền nhà tôi đấy. Tôi học mẹ tôi. Mẹ tôi học bà ngoại. Bà ngoại học cụ ngoại. Cụ ngoại học cố ngoại. Không hiểu sao tôi học chửi thì nhanh, mà học chữ thì dốt thế. Giá các thầy cô giáo soạn giáo án cũng vần vè như bài chửi của mẹ tôi thì chắc tôi phải là học sinh giỏi." "Hì hì, thế bây giờ bà có truyền nhân không?" "Không. Tôi dốt đẻ. Làm liền 3 thằng đực rựa, thằng nào cũng lành như cục đất." "Bài chửi ấy mà thất truyền thì tiếc thật." "Ừa. Tiếc. Bài chửi ấy có đủ tên tất cả các xứ đồng, sông ngòi, cống rãnh của làng mình; có cả sự tích, công trạng của người nọ người kia; tội ác của ông này ông khác." "Ừa, ừa. Hay hôm nào bà ghi âm lại cho tôi đi." "Không được đâu. Mấy lần tôi cũng định làm thế, mà không sao nhớ được đầy đủ. Cứ phải có ai trêu chọc, có cớ thì mới có hứng chửi. Bài chửi mới lên bổng xuống trầm." Xời. Thua các bà. Đến chửi mà cũng phải có hứng thì các bà thực sự là Nghệ nhân/Nghệ sỹ rồi còn gì nữa???? Lại chợt nghĩ, giá như bà này chịu khó đọc báo, coi TV, nghe lão Phó Giám đốc Sở nào đó của HN trả lời phỏng vấn về "đường cong mềm mại", bết đâu chẳng có hứng để chửi.


13.
Quê tôi xưa giờ vẫn có thói quen kêu bọn trẻ nhỏ theo tên bố/mẹ. Con trai thì gọi "cò+tên bố/mẹ"; con gái thì gọi "tít+tên bố/mẹ". Đến khi lấy vợ/chồng và sinh con, lại được gọi theo tên đứa con đầu lòng: bố/mẹ (của) thằng cò/con tít. Nhưng trong trường hợp bố/mẹ vẫn còn sống, bạn bè thân thiết tứ/ngũ/lục tuần gặp nhau vẫn hề hề cười gọi nhau như hồi còn đổ dế bắt ve.
Sáng nay, đang quanh quẩn trong nhà, chợt nghe tiếng bà bạn "quán quân chửi" oang oang ngoài ngõ "Ông Cò Y có nhà không?". "Đồ điên. Mẹ tôi vừa thức dậy rồi đấy. Cụ mà nghe thấy gọi như thế thì bà chết." Tít N ào vào, giọng thầm thì "Hề hề, ông éo hiểu gì cả. Tôi gọi thế là cốt để cho cụ nghe, cụ tức khí, cụ dậy cụ chửi. Thế là cụ sẽ nhanh hết bệnh. Cái đó gọi là Liệu pháp sốc. Hiểu chưa, đồ đần?" Vừa lúc đó, có tiếng mẹ mình trong buồng vọng ra "Ứa ào ọi ên ao ách é ế? Ao à ậy ược ì ày ết." (Đứa nào gọi tên t*o xách mé thế? t*o mà dậy được thì mày chết." Tít N cười khà khà "Thấy chưa? Hiệu quả nhãn tiền nhé." "Ờ, ờ. Bà hơi điên điên, nhưng kể ra thì cũng có lý." Miệng nói vậy, nhưng bụng lại nghĩ "Liệu pháp này cũng đúng từng lúc thôi. Khối thằng mắc chứng "tham, sân, si, hèn, sĩ". Người đời cạnh khóe có, chửi thẳng mặt có, thế mà có thấy chúng nó sốc, chúng nó tỉnh được đâu."


14.
Mấy hôm trước, thấy mình kêu vườn lắm cỏ dại, mụ Tít N -"quán quân chửi" gợi ý "Sao ông không trồng mấy gốc bí đỏ cho nó bò ra vườn, vừa có rau ăn, vừa ngăn cỏ dại mọc, lại giữ được ẩm cho đất." Tiện mồm, mụ mách thêm "Trồng bầu bí, bón phân trâu bò là nhất hạng đấy." "Ờ, bà có lý. Cảm ơn nha." Ấy vậy mà sáng nay thấy mình gom ít phân trâu, định bón lót cho mấy gốc bí, mụ Tít N đi qua lại gióng giả "Thiên hạ sao mà lắm người tham thế không biết. Bỏ đi biệt xứ mấy chục năm, bây giờ về làng, đến cả bãi c*t trâu cũng không tha." Thua


15.
Hồi chiều, thấy ông cán bộ xóm đi ngang qua ngõ, ới vào uống nước. Cà kê dê ngỗng chán, mình kể lại chuyện lúc sáng bị mụ Tít Nờ xỏ xiên "đến cả bãi c*t trâu cũng không tha". Ai dè, nghe xong, ông cán bộ bảu "Nó không móc máy gì chú đâu, nó cạnh khóe tôi đấy. Lúc sáng, khi chú lúi húi trong vườn thì tôi cũng đang ở dưới bến sông bên kia đường mà." "Sao nó lại cạnh khóe anh?" "Tôi được bộ đội cho nghỉ chế độ. Về quê, Đảng cử, Dân bầu, tôi lại phải xông pha gánh vác việc thôn xóm. Ngoài lương hưu, tôi còn được hưởng thêm phụ cấp của địa phương nên nhiều người ghen ăn ghét ở cứ nói tôi ăn dầy, ăn cả tất." "Thế đám trẻ ở quê không có ai làm được à?" "Đứa làm được thì không chịu vào Đảng. Mà không có Đảng thì trên không cho làm lãnh đạo. Mấy đứa có Đảng thì nói chả ai nghe." "Sao lại thế?" "Ở nông thôn, bây giờ muốn vào Đảng phải có 'quan hệ'. Những đứa sạch sẽ, giỏi giang chỉ chăm chăm làm giàu. Gợi ý vào Đảng, chúng nó từ chối thẳng thừng. Còn mấy đứa được vào Đảng thì, ... hầy zà... biết nói sao..." Hic. Anh là lãnh đạo thôn xóm mà còn không biết nói sao, thì tôi biết nói sao??? Hầy zà... Thế sự nan.


16.
Thấy mụ Tít Nờ khóc lóc ơ hờ ầm ĩ, tưởng có chuyện gì nên chạy sang. Vừa thấy mình đến sân, mụ chạy ra túm áo kéo vào nhà, kể lể "Đấy, ông xem. Bạn vàng của ông đấy." Lão chồng ngồi dúm dó một góc giường, hai tay ôm đầu. "Nhưng mà có chuyện gì?" "Tôi hỏi ông, có ai lại coi vợ mình là củ sâm như lão kia không?" "Ơ, bà được nó coi là củ sâm thì quá tốt rồi còn gì? Sâm nhung quế phụ là 4 loại thuốc quý mà." Mụ lại tru tréo "Ông đếch hiểu gì cả. Chỉ những người sắp chết mới cần đến sâm. Trông tôi còn dư lày, thế mà cái mà cái lão thâm nho nhọ đít kia dám ngầm bảo là chỉ đến lúc gần chết mới cần đến. Vậy hàng ngày lão ăn cơm ở đâu, ăn phở ở đâu? Tôi truyền hồn, tôi mà túm được cơm với phở của lão thì sẽ đổ cho lợn ăn hết." "Zời ạ, thằng bạn tôi quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho zời, đi đâu cũng có bà kè kè một bên, cơm phở ở đâu ra." Mụ ngẩn mặt ra một lúc, rồi bẽn lẽn "Ừa thì tôi cũng biết như thế. Nhưng mà tôi tức, tại sao lão không ví tôi là phở là cơm, lại bảo tôi là củ sâm của đời lão kia chứ."


17.
Đang làm vườn, lão chồng mụ Tít Nờ đánh công nông đi qua ngõ. Thấy mình, lão dừng lại nhăn nhở "Cảm ơn ông nha. Trưa qua mà không có ông gỡ giùm, tối qua chắc bố con tôi nhịn đói quá." "Híc, mà sao tự dưng ông lại ví mụ ấy là củ sâm chứ?" "Chậc. Thì buổi trưa, đang ngồi ăn cơm, vợ chồng nói đi nói lại cái gì đó, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Rồi mụ ấy nổi sùng, hoạnh 'vậy thì tôi là cái gì của đời anh?'. Lúc đó tôi bí, chả biết nói sao, rồi tôi thấy trên mâm có mấy củ khoai lang. Nhưng chả nhẽ lại nói 'em là củ khoai lang của đời anh?'. Nghe nó thô thiển quá. Với lại, chính tôi mới là củ khoai của đời mụ ấy chứ. He he, thế là tôi mới bảu 'bu mày là củ sâm của đời anh'. Ai dè nó lại suy diễn ra như thế chứ." "Thế bây giờ ông nghĩ mụ ấy là cái zì của đời ông?" "He he, mụ ấy là cái xe công nông. Tôi cứ nhảy lên là nổ máy lao tới thôi."


18.
Đang định ngủ trưa, lại có tiếng mụ Tít Nờ xoe xóe ngoài ngõ "Sỏn ơi, Sỏn". Mình cáu "Không có Sỏn." "Hề hề. Ông thưa là tốt rồi." "Chiện gì?" "Ờ, ờ. Chỗ bạn bè, nói ông đừng giận nha. Ông xéo đi đâu đó một thời gian cho tôi nhờ được không?" "Ơ, mụ điên này. Nhà tôi, tôi ở, sao phải xéo?" "Nhưng ông cứ loanh quanh ở nhà, tôi không bảo được thằng út nhà tôi." "Ơ, hay nhỉ? Con ông bà, ông bà dạy. Mắc mớ gì đến tôi?" "Khổ. Năm nay nó học cuối cấp. Nhưng cứ nhắc nó học để thi đại học, nó lại mang ông ra để so bì." "So bì sao?" "Nó bảo, học mấy chục năm như ông, cũng đến về làm vườn. Có hơn được ai đâu? Như lão bí thư kiêm chủ tịch xã, chỉ học hết lớp 7, chạy mãi kiếm được cái bằng cấp III của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, rồi bằng đại học tại chức. Thế là làm quan. Thế là kéo hết cả con cái dâu rể vào làm công chức xã. Thế thì học mà làm gì. Tôi bó tay."


19.
Đang ăn tối, nghe bên nhà mụ Tít Nờ có tiếng chửi đổng "Mịa cái đồ mặt dày. Đồng chí với chả bạn vàng. Bây giờ thì sáng mắt ra chưa." Mở cửa sổ ngó sang, thấy mụ đang đứng chống nạnh. mặt hằm hằm nhìn vào cái TV. Lão xã và thằng con út thì nhìn mụ như nhìn động vật thời tiền sử. Hỏi với sang "Chiện rì đới?" Thằng út nhà mụ cười hềnh hệch "Bu cháu xem đến đoạn bọn Tàu mang giàn khoan vào biển nhà mình nên đang chửi nhau với TV." Nghĩ bụng, mụ này thâm lắm, chả biết chửi TV hay chửi ai nữa.


20.
Mụ Tít Nờ quẳng uỵch con cá trắm cỡ hơn kí lô vào chậu, nói như ra lệnh "Sỏn. Ăn hộ tôi con cá." "Sao mua rồi lại không ăn?" "Tôi tưởng 2 thằng lớn về nghỉ cuối tuần nên mua dững 2 con. Zờ chúng nó không về nữa, 3 đứa tôi ăn không hết, để lại cho ông 1 con." "Chắc chúng nó lại bận bồ bịch. Lớn cả rồi. Hồi bằng tuổi chúng nó bây giờ, bà cũng đẻ mấy lứa còn rì?" "Không. Chúng nó bảo ở lại để mai đi biểu tình chống Tàu." "Ô là là. Mấy thằng này ngon ghê ta. Không sợ công an bắt nhốt à?" "Sao phải sợ? Giống nhà mụ này không đứa nào được phép hèn. Rõ chửa? Chuột chạy cùng sào rồi. Lúc này mà còn sợ thì biết bao giờ mới ngẩng đầu lên được? Mà cả ông nữa. Chịu khó nhấc cái mông lên. Suốt ngày gục mặt vào máy tính, đã làm được cái rì cho thiên hạ nhờ chưa?"

21.
Tối qua sang trả tiền con cá trắm cho mụ Tít Nờ, vừa lúc thằng cu tổ trưởng sản xuất cũng sang quyên góp tiền ủng hộ cảnh sát biển và bộ đội Trường Sa. Tít Nờ hỏi "Hôm nay ông ra Hà Nội biểu tình chống Tàu khựa à?" "Ừa. Thì bà chả biểu tôi phải nhấc cái mông lên là rì." "Ờ, vậy tốt. Để tôi gọi điện nhắc mụ xã nhà ông thưởng nóng nhé." Nghe thế, thằng cu tổ trưởng sản xuất chêm vào "Em nghe nói bên Thái Lan, người đi biểu tình được tiền. Chắc ở mình cũng thế chứ?" Mình nóng gáy, nhưng chưa kịp bật lại thì mụ Tít Nờ đã giả lả hỏi "Mày ăn tối chưa em?" "Giờ này mà chưa ăn chịu sao được?" "Tối nay mày ăn rì?" "Thì cơm. Thì thịt." "Mụ thủng thẳng "Mày cũng ăn như người ta, sao cái mồm mày thở ra thối thế? Mày cũng là đảng viên, là bộ đội xuất ngũ, sao ngu lâu vậy? Bên Thái là biểu tình phe phái chứ không phải là biểu tình chống xâm lược. Hiểu chửa? Thôi, mày cút mẹ mày đi. t*o không nộp tiền cho mày nữa. Mai t*o lên xã nộp. Tý nữa t*o sẽ gọi điện, nói vợ mày phạt, để mày ngủ chay mấy tháng cho cái đầu mày bớt bã đậu đi."


22.
Thấy mụ Tít Nờ te tái mang mớ rau muống sang nhà mẹ chồng, mình đùa "Hôm nay Ngày của Mẹ mà chỉ có vậy thôi sao?" "Vậy thôi. Rau tháng Ba, mới mưa nên non mơn mởn chứ không phải rau muống tháng Chín đâu nhé." "Liệu hôm nay lão xã nhà mụ có quà rì cho mụ không nhể?" "Ối chao. Lão xã nhà tôi quê mùa, không cảnh cót như cái kiểu nửa tỉnh nửa quê của ông đâu. Lão ấy chỉ có khoai sắn thôi." "Quá tốt. Với lại lão ấy cũng ngoan hiền và kính vợ. Nhất bà rồi còn rì." Như chạm nọc, mụ trút bầu tâm xự "Nhất cái khỉ mốc. Mấy chục năm tôi cung phụng nhà lão sao ông không tính. Nhà bu tôi ngay đây mà có khi cả tuần mới sang được 1-2 lần, nhưng chiều nào cũng phải sang vấn an thầy bu chồng. Vắng 1 ngày phải trình báo. Lễ lạt, giỗ tết không bao zờ được phép quên. Tôi đẻ cho lão 3 thằng con, có đứa nào mang họ tôi không? Ngày lấy chồng, là tôi mất luôn cả tên. Bao đời nay, quê mình chỉ gọi vợ theo tên chồng. Khốn khổ thế đấy." "Hê hê, biết bà đảm thế, ngày xưa tôi xí phần béng đi cho xong. Hồi đó tôi ngại bà ngoa ngoắt quá, lại hơn tôi mấy tuổi. Kiếp sau mình làm lại vậy." "Xì. Đồ lẻo mép. Đây thèm vào. Mới năm chục cái tuổi đầu đã chả còn cái chân nào ra hồn, để vợ đuổi về quê mà còn tinh tướng. Đây là cứ khoai sắn thôi. Cho nó lành."


23.
Đêm qua trời nóng, mãi không ngủ nổi, buổi sáng mát mẻ định ngủ nướng thêm lúc nữa mà không xong. Chưa đến 6h, đã nghe tiếng mụ Tít Nờ quàng quạc "Ới Sỏn ơi là Sỏn, sao ông không chịu khó kiếm cây que rào cái vườn lại, gà nhà tôi sang bới hết rau rồi kìa." "Bà quá đáng vừa thôi, nuôi gà thì phải nhốt lại chứ. Cứ thả rông thế nó phá nát hàng xóm, ai mà chịu nổi?" "Ơ, ông này hay nhỉ, gà tôi nuôi, tôi thích nhốt thì nhốt, thích thả thì thả. Ông trồng rau thì phải rào vườn lại chứ, sao đổ tội cho gà nhà tôi được." "Đã thế, cứ vào vườn tôi là tôi vụt chết." "Này này, tôi cũng nói để ông rõ luôn, ông mà đánh chết gà nhà tôi là không xong đâu, là tôi chiến với ông đấy nhé. Không bạn bè hàng xóm rì hết." Hức. Nghĩ mà ức. Đồ tráo trở. Lối hành xử của mụ này chả khác rì mấy thằng khựa ngoài Biển Đông. Thôi được, bà đã cạn tàu ráo máng như vậy, tôi cũng sẽ ủ mưu đối phó. Rồi xem mèo nào cắn mỉu nào.


24.
Ở làng mình, mỗi tuần người ta chỉ đi gom rác 1 lần vào thứ Bảy hoặc Chủ nhật. Nhà chật, mình phải làm 1 cái bồn chứa rác trước cổng, hàng ngày bỏ rác vào đó để cuối tuần người ta đến gom. Khổ nỗi, từ khi có cái bồn đó, thiên hạ cũng cứ hồn nhiên mang rác đến xả, kể cả mụ Tít Nờ. Đã mấy lần mình nhắc "Đây là bồn rác gia đình, không phải bồn rác công cộng, sức chứa của nó có hạn thôi. Bà đừng có xả đại, tràn hết cả ra đường, mất mỹ quan và hôi hám ghê lắm." Lần nào mụ cũng nham nhở cười cười "Nhờ tí, nhờ tí. Chỗ bạn bè, hàng xóm láng giềng, đi đâu mà thiệt." Chiều nay, mấy chị lao công đến lấy rác, gặp mình hỏi "Sao nhà bác nhiều rác thế? Chắc chúng cháu phải đề nghị tăng thêm phí cho riêng nhà bác thôi." Mình chưa kịp giải thích, mụ Tít Nờ ở đâu đã te tái chạy đến xía vô "Đúng, đúng. Nhiều rác dư lày mà cũng nộp bằng tiền chúng tôi thì còn ra thể thống cống rãnh rì." Thấy mình cáu, đang định mở miệng mắng, mụ quày quả quay vào trong ngõ nhà mụ, vừa đi vừa ca cẩm như thật "Sỏn ơi là Sỏn. Nhà ông 3 người. Nhà tôi cũng 3 người. Ông ăn rì mà nhiều rác thế?"


25.
Cứ tưởng sau vụ "gà phá vườn" và "xì đểu rác", mụ Tít Nờ sẽ chưa dám bước chân sang nhà mình, ít nhất là dăm bữa nửa tháng nữa. Ai dè, lúc gần trưa có tý việc ra ngoài, khi quay về đã thấy bà chị hớn hở khoe "Con Tít Nờ mang sang cho nhà mình con cá rô phi dễ đến hơn 2 kí lô đây này." Mình đổ quạu "Chị lấy của nhà nó làm gì. Con mụ này nhiều âm mưu hiểm ác lắm. Ăn của nó một lần, thế nào cũng có lúc há miệng mắc quai, không móc họng ra mà trả được đâu." "Vậy cậu mang sang mà trả. Tôi cũng chả muốn dây với nó tí nào."
Mình mang con cá sang, vừa vào đến sân, chưa kịp nói gì mụ đã chạy ra đon đả "Vào uống nước đã Sỏn." "Thôi, nước nôi rì. Tôi mang sang trả bà con cá thôi. Chị tôi ăn chay, bu tôi ăn cơm xay. Con cá to quá, mình tôi ăn không hết. Với lại, con cá của bà mấy chục ngàn bạc, tôi nhận sao được." Mụ thật thà "Tôi có mua ở chợ đâu mà ông tính tiền với nong ở đây." "Vậy chứ bà đẻ ra được cá à?" "Không. Tôi đi hôi thôi." "Hôi ở đâu mà được cá to thế?" "Sáng nay làng dưới có đám tát ao, tôi đi qua thấy họ đang mò dưới chũm, tôi cũng xuống mò ké một lúc ở rìa ao được mấy con. Để ăn cũng chả hết nên cho ông 1 con. Lộc bất tận hưởng mà." "Thế là bà ăn cướp của người ta chứ hôi hám rì? Tôi cũng không thích cái kiểu của người phúc ta." "Làm rì mà ông nặng lời thế? Cả ao có đến mấy tạ cá, tôi lấy vài kí lô thì ăn thua rì?" "Bà nói thế đâu được. Của mồ hôi nước mắt người ta..." Không chờ mình nói hết câu, mụ trở mặt làm toáng lên "Thôi thôi, ông chê thì để đó cho tôi rồi biến. Đừng có lên mặt dạy đời nữa. Mà tôi cũng nhắc lại lần nữa, ông về chịu khó rào cái vườn lại đi. Đừng để gà tôi phá rau rồi lại bảo tôi ác." "Bà quá đáng vừa thôi chứ. Rau tôi thì bà thả gà cho phá. Bồn rác nhà tôi ngày nào bà cũng dồn vào, rồi khích cho người ta thu thêm phí. Bây giờ, bà lại đi ăn cắp cá của thiên hạ mang sang biếu tôi. Trơ tráo quá. Tôi không hiểu nối." "Có rì mà không hiểu. Bạn bè, hàng xóm láng giềng với nhau cũng có lúc thế này, lúc thế khác. Ông không thích thế thì chuyển nhà sang chỗ khác mà ở. Tôi chỉ thế thôi. Đi chỗ khác mà ở đi. Tôi thách đấy."


26.
Buổi sáng, vừa ra mở cổng đã thấy cậu cán bộ văn hóa xã xịch xe căn vặn "Hôm qua sinh nhật Bác Hồ, sao nhà chú không treo cờ Tổ quốc?" Mình chưa kịp nói rì, mụ Tít Nờ đã ở đâu xộc đến, hất hàm hỏi cậu kia "Ê, cu. Mày bao nhiêu tuổi?" "Dạ cháu gần 30 rồi cô ạ." "Đồ bố láo. Có họ hàng rì không mà bằng ấy tuổi đầu mày dám gọi ông Hồ là bác?" "Thì cháu thấy đài báo rồi thiên hạ gọi thế thì cháu cũng gọi." "Không được. Đừng có cá đối bằng đầu, cá mè một lứa." "Vậy chứ cô bẩu cháo phải gọi dư lào?" "Ông bà nội mày đã gọi ông ấy là bác. Bố mẹ mày gọi là ông. Mày phải gọi là cụ. Cờ u cu nặng cụ. Rõ chửa?" "Vậy chứ con của cháu biết gọi là rì?" "Đồ ngu. Con cháu của mày trở đi phải gọi là Đức Thánh Hồ. Ông ấy bây giờ đã được xây lăng xây miếu để thờ, chẳng phái Thánh thì là rì? Có thế cũng phải hỏi." — at Không nói chuyện chính trị, không đả kích cá nhân, chỉ ghi lại chuyện thường ngày ở quê.


27.
Chắc mình phải chuyển nhà đi chỗ khác thật. Thượng vàng -, hạ cám, không chuyện gì thoát được mụ Tít Nờ. Sáng nay, chưa đến 5h đã thấy mụ léo nhéo qua điện thoại "Sỏn ơi, ông sang tôi nhờ tý, chuyện khẩn cấp, chết người như chơi." Mình lật đật chạy sang, thấy nó ngồi ở mép giường, thằng chồng nằm co như con tôm bên cạnh. "Chiện rì nữa đây?" "Ông làm ơn đưa lão xã lên bệnh viện hộ tôi cái." "Nhưng mà sao phải đi viện?" "Hic. Khó nói quá." "Thì thôi vậy. Bà tự đưa ông ấy đi đi." "Thôi thôi, từ từ tôi kể." Rồi mụ khúc khích "Chiều qua, có thằng cu xã bên đạp xe đi bán thuốc dạo. Thấy nó quảng cáo loại thuốc ông uống bà mê hay quá, tôi mua một liều cho lão xã uống. Ai dè, bắn hết đạn rồi mà súng của lão không chịu hạ nòng, cứ giương sừng sững cả đêm. Tôi không biết phải làm thế nào cả." "Chắc lại mua phải hàng đểu của Tàu rồi. Thế bà đã gọi cho thằng bán thuốc chưa?" "Đúng đúng. Tôi gọi cho thằng mất nết bán thuốc, nó bảo đây là thuốc nhập từ Trung Quốc, chỉ có loại thuốc giương súng, không có thuốc hạ nòng." "He he, thế thì bà cho lão ấy ra biển Đông bắn nhau với bọn Tàu khựa đi, đến bệnh viện làm rì."


28.
Sáng qua, thấy mình loanh quanh sân vườn, mụ Tít Nờ đi ngang qua, hỏi "Sao dạo này ông ở nhà lâu thế?" "Thì tôi nghỉ rồi mà." "Nghĩa là sao?" "Nghĩa là giờ tôi về ở với u tôi thôi." "Ông còn thua tuổi tôi. sao lại về hiu sớm thế được? Hay là bị tuột xích?" "Này, be né cái mồm cho tôi nhờ. Bà biết thế thôi nhé, đừng nói nhăng nói cuội, bà con lại đồn thổi linh tinh." "Ờ ờ, hỉu rồi. Mình chơi với nhau bao nhiêu năm, ông còn lạ gì tính tôi nữa. Mồm tôi có hom, khít lắm." Ấy vậy mà trưa nay đi mua bao thuốc lá, ngang qua chỗ mấy chị đang đứng túm tụm vui vẻ, nhìn thấy mình tự dưng các bà ấy im thít. Đi khỏi rồi, còn nghe một bà giọng như dao cứa "Chắc là lại can tội tham ô hối lộ rì nên bị Nhà nước đuổi việc, chứ lão ấy đã đến tuổi về hiu đâu." Cảm ơn nhé, mụ Tít Nờ.


29.
Biết mình vẫn bực vì cái tội bẻm mép, cả ngày hôm qua mụ Tít Nờ không dám chường mặt. Chiều nay, vừa bước chân ra ngõ đã nhìn thấy cái bản mặt mụ. Sợ mình mắng, mụ đon đả cười cầu tài rồi không để mình mở mồm, liến thoắng hỏi luôn "Này Sỏn, Ha lô uyn là cái rì mà thấy TV đưa tin rầm rầm vậy hả?" "À, là lễ hội hóa trang của trẻ con Tây ấy mà." "Thế sao ở nước mình thấy người lớn cũng đeo mặt nạ ra đường vào ngày này?" "Tại người lớn nước mình cũng chỉ bé bằng trẻ con Tây thôi." "Đếch phải. Tôi nghĩ khác." "Bà nghĩ sao? Nói nghe thử coi. Nếu thấy có lý, tôi tha cho cái tội buôn chuyện hôm trước." "Tại hàng ngày mấy người này toàn đeo mặt nạ, mệt mỏi quá rồi nên bữa nay họ đeo mặt thật lấy một lần kẻo để lâu nó hư mất. Với lại cũng là một cách xả sì troét."


30.
Nhà gần đường liên thôn, ngày nào cũng có 1 chuyến xe khách Hà Nội chạy qua. Mỗi lần như vậy, mình vẫn thường ngóng theo. Rồi lòng lại tự trách, dường như vẫn còn lưu luyến cuộc sống tỉnh thành. Sáng nay, con trai mụ Tít Nờ đón xe lên Hà Nội. Xe sắp chuyển bánh, lại thấy mụ hớt hải cầm cái mũ bảo hiểm xe máy chạy ra ời ời "Ku ơi Ku, bu bảu đã." Cả xe cười ồ. Thằng con mụ làu bàu "Con có tên tuổi đàng hoàng, bu cứ Ku, Ku. Mất điểm quá." "Ờ ờ, bu xin lỗi." "Thế có chiện rì nữa hả bu?" "Mày đội cái mũ bảo hiểm này vào cho bu nhờ." "Ơ, con đi ô tô, sao phải đội mũ bảo hiểm?" "Mày không thấy TV nói, ối người ngồi trên ô tô vẫn bị chúng nó ném đá vỡ đầu đấy à. Cứ đội vào cho bu yên tâm." Cả xe lại xao xác cười. Cậu lái xe ngó cổ ra nhăn nhở "Xời. Đó là chuyện ở Đắk Nông, chứ Hà Nội thì bố bảo cũng chả đứa nào zám chơi võ củ đậu bay, bà khốt ạ." Mụ cáu, "Hà Nội mà ghê gớm, mà yên ổn à? Chả là cái đinh rì nhá. Nhá. Đến mấy ông cuốc hội ngồi trong phòng Diên Hồng nói nhăng nói cuội còn bị thiên hạ ném đá rầm rầm, mày tuổi rì mà chúng nó tha." Mịa. Mụ này quái đản thật. Cứ chuyện nọ xọ chuyện kia. Hết thuốc chữa.

#3 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 11:28

31.
Đang đứng tếu táo với mụ Tít Nờ, cậu Trưởng thôn xịch xe đến “Cô ơi, thằng út nhà cô tên rì nhỉ?” “Thì vẫn gọi nó là thằng Xèng đó thôi.” “Không. Cháu hỏi tên khai sinh cơ. Lập danh sách dân quân tự vệ, phải lấy tên khai sinh chứ.” “Thế thì cô cũng không nhớ. Tối mày sang mà hỏi chú. Giấy tờ với sổ hộ khẩu chú mày giữ cả.” “Ơ, cô này lạ nhỉ. Đến tên con cũng không nhớ.” “Thì đẻ xong, t*o nằm một chỗ, chú mày đi khai sinh. Ở nhà, t*o chỉ gọi nó là thằng Xèng thôi.” “Thế cô không bao giờ đi họp phụ huynh cho nó à?” “Không. t*o đẻ, nhưng chúng nó mang họ chú mày. t*o mặc kệ ông ấy lo chuyện học hành của chúng nó.” “Cháu đến chịu. Mà cô chú cũng chả giống ai. Con cái, tên tục đứa nào cũng kỳ quái.” “Có rì mà kỳ quái. t*o đẻ thằng lớn hồi còn bao cấp, đói rã họng, ăn toàn khoai, thì gọi nó là Khoai. Thằng thứ 2 đẻ sau khoán 10 mấy năm, lúc đó đã có đủ gạo ăn, mới gọi là cu Thóc. Đến hồi có của ăn của để, đồng ra đồng vào mới đẻ thằng út, nên gọi nó là Xèng. Gọi thế cho dễ nhớ. Mà cũng ý nghĩa ra phết, Sỏn nhỉ?” “Hê hê, may mà cô chỉ có 3 đứa, nếu đẻ đứa nữa chả biết lấy tên đâu mà đặt.” “Hừ. Lo bò trắng răng. Từ hồi mở cửa, đâu đâu cũng thấy hàng Trung Quốc. Cô mày mà có thêm đứa nữa thì zai gái rì cũng đặt tên là Tàu hết. t*o đây sẽ là mẹ của thằng Tàu, con Tàu. Rõ chửa?”
Cậu Trưởng thôn cười hực hực, phóng xe máy đi vèo. Mình nhìn mụ, nghi hoặc “Bà không nhớ tên con thật à?” “Nhớ chứ sao không.” “Vậy sao nãy bà không nói cho cậu Trưởng thôn ghi, bắt tội nó tối lại phải qua nhà?” “Ối dồi ôi, quan làng bây giờ khệnh khạng lắm. Nhiều lúc cũng hành dân ra phết. Có dịp, tội rì mình không hành lại nó phát chơi.” “He he, bà đúng là loại người có máu thù vặt.”


32.
Chiều qua mưa lạnh. Như một thói quen lâu đời của nông dân đồng bằng Bắc bộ, mình và vợ chồng mụ Tít Nờ lại bàn nhau tìm cái ăn vặt cho đỡ buồn mồm. Mụ mang sang mớ ngô rang. Mình làm mẻ lạc. Ba đứa chụm đầu vừa ăn vừa “bà tám”. Mình kể, hồi mấy anh em đi Lào Cai, rượu ngà ngà, Người Của Giang Hồ thủ thỉ “Anh ạ, em cứ tưởng mình xấu zai, hóa ra là em xấu thật.” Bạn mình tuổi trẻ tài cao, nói năng giản dị nhưng vẫn rất văn vẻ. Mình cười khậc khậc, rơi mất cái răng xuống đất. Tưởng miếng xương, 2 con chó chực sẵn dưới gầm bàn giành nhau chí chết. Chuyện này Daiduong Nguyen và Anh Bui trứng kiến. Năm sau, mấy anh em đi Sóc Trăng, Cao Thanh Long gầy độ nhậu. Người của giang hồ lại chia sẻ rất thành tâm “Em cứ tưởng mình xấu zai nhất nước, gặp Cao Thành Long mới biết không hẳn là vậy.” Cao Thành Long cười hậc hậc, lưỡi rơi vào đĩa mồi, xém chút nữa mọi người gắp nhầm. Lại phải mang vô nhà thương vá lại. Chuyện này có Hieu Trung Nguyen trứng kiến. Mụ Tít Nờ cười lăn lộn, không may 2 hột lạc sặc lên mũi, ngạt thở, người tím tái. May mà chồng mụ lanh trí, lấy đôi đũa cả gắp ra được. Xém chết. Hoàn hồn, mụ ứa nước mắt tâm xự “Sỏn ạ, xưa nay tôi vẫn nghĩ mình là đứa bịa chuyện kỳ tài, nói dối như thật, bốc phét thành thần, điêu toa ngoa ngoắt nhất làng. Từ hồi ông về, tôi đã biết là mình nhầm. Ông từng được đào luyện qua Trường Chính trị có khác. Đúng là có học có hơn.” Mịa. Mụ này khen hay chửi mình đây??? Nếu là khen thì quả thật là quá khéo. Còn nếu chửi, cũng quá hay. Muốn ghét mụ cũng khó.


33.
Cây gạo đầu làng đã mấy trăm năm tuổi. Bà ngoại mình bảo, hồi bà còn nhỏ, nó đã là cổ thụ. Mẹ mình bảo, hồi mẹ còn nhỏ nó đã là cổ thụ. Ông cậu học nước ngoài về, bảo "Cứ nghĩ đến quê, là lại nhớ cây gạo." Ông anh lính chiến hơn chục năm, mãi 1976 mới khoác ba lô về làng, kể "Ở chiến trường, trong nỗi nhớ quê không chỉ có người thân và bạn bè mà còn có cả cây gạo. Lúc về đến gần làng, nhìn thấy ngọn cây gạo từ xa đã bật khóc." Bà cô lấy chồng thiên hạ, mỗi lần gọi điện cho cháu, không bao giờ quên hỏi thăm "Cây gạo có còn không?" Tuổi học trò của đám mình vui buồn gì cũng loanh quanh bên cây gạo. Mùa đông, cây rụng lá khẳng khiu như hóa đá. Sang xuân, chồi non nhú. Rồi tháng Ba, hoa nở rực trời. Như lửa. Như máu. Cây gạo như một biểu tượng thiêng liêng của làng.
Nghe đâu làng đang định làm hồ sơ xin công nhận cây gạo là "Cây Di sản." Vậy mà giờ nó chết. Cây gạo đã chết. Ký ức của mình thì không chết. Nhưng hiển nhiên bị tổn thương ghê gớm. Những người lớn tuổi khác có lẽ cũng vậy. Mình than "Cây gạo vậy mà chết được. Thật tiếc." Mụ Tít Nờ giọng căm phẫn "Chẳng phải bỗng dưng nó chết. Có kẻ muốn nó chết, nên nó phải chết." "Sao lại thế?" "Ông có thấy đường liên xã đã được mở rộng không?" "Đương nhiên." "Ông có thấy đoạn ngang qua đó làm mấy năm chưa xong không?" "Ừa, tôi có thấy. Nhưng sao?" "Nếu căn đường thẳng, cây gạo sẽ vẫn ở bên cạnh đường như bao năm nay nó vốn thế. Nhưng như vậy thì sẽ phải lấy đất ở của mấy hộ dân ở phía đối diện. Có nghĩa là sẽ phải bỏ ra một đống tiền đền bù giải tỏa. Người ta không muốn mất tiền mà vẫn có đường đi. Vì thế, họ đã xuống thương lượng với dân làng để đốn bỏ cây gạo, nắn cong đường sang phía đó. Dân làng không chịu. Chúng nó coi như không có chuyện gì xảy ra, tảng lờ bỏ đi cả năm nay. Và bây giờ thì cây gạo chết. Đáng ngờ không? Rồi ông xem, chỉ ít hôm nữa thôi, chúng nó sẽ kéo máy móc về làm. Đoạn đường sẽ được nắn cong mà chẳng ai sắc mắc gì được, cũng chả tốn thêm một xu nào cho việc đền bù giải tỏa." "Chắc ngẫu nhiên thôi, ai nỡ nào làm thế." "Xì, ông chả biết cái cóc khô gì cả. Vì xèng, những chuyện ghê gớm hơn chúng nó còn làm được, huống hồ âm mưu bức tử một cái cây."
Những người lớn tuổi rồi sẽ đi xa. Bọn trẻ mới lớn rồi quên dần cây gạo. Bọn trẻ sắp sinh sẽ chẳng đứa nào biết, làng mình từng có một cổ thụ. Biết đến bao giờ làng mới lại có một biểu tượng mới?


34.
Buổi trưa, Chi hội phụ nữ thôn tranh thủ họp, nghe ông Bí thư đảng ủy và bà Chủ tịch Hội Phụ nữ xã xuống phổ biến về tình hình phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của ai đó. Xong việc, mấy người ghé nhà, gạ mình pha trà uống. Đang vui chuyện, ông Bí thư hỏi mụ Tít Nờ "Ngồi họp, sao các bà toàn cứ vừa nói chuyện riêng vừa ăn vặt linh tinh vậy?" "He he, ông thông cảm. Phụ nữ cánh tôi bà tám và ăn vặt quen thói rồi, thì cũng như cán bộ các ông nói dối quen mồm vậy ý mà." Bị chạm nọc, ông Bí thư dằn mạnh chén nước xuống bàn, bỏ đi một nước. Chắc ông ta cũng ngán mụ Tít Nờ. Mình trách "Để người ta uống miếng nước cho yên đã, ai lại nói thế..." "Thế thì sao nào? Chả lẽ tôi lại cũng phải giả vờ nịnh là bác nói hay thế này, nói giỏi thế kia ... à? Đây là không có chiện đó đâu nhé. Cuốc nhát nào là phải ra nhát đó." "Nếu đã nghĩ là người ta nói dối, sao bà còn đi họp làm rì?" "Hic. Lão nói dối, nhưng xiền lão phát là xiền thật. Mỗi lần đi họp, được 10 ngàn. Ngu rì không đi."


35.
Mụ Tít Nờ hỏi "Này Sỏn, trước ông học trường nào?" "Đại học Tổng hợp Hà Nội." "Cũng giống Cửa hàng ăn uống tổng hợp à?" "Đại loại thế, nhưng khá hơn chút. Ở đó không chỉ có Phở Không người lái mà còn có thêm món Canh Toàn quốc và Mắm Đại dương." "Ờ há, vậy có Hàng mẫu không bán như Bách hóa Tổng hợp không?" "Không. Cái này thì khác nhiều đó nha. Ở đó làm hàng ra để bán, nhưng ít người mua. Cũng ế nhiều." "Như ông vậy?" "Đại loại thế." "Bây giờ vẫn vậy?" "Mình không biết. Sau bao cấp, người ta bỏ Bách hóa Tổng hợp và Cửa hàng ăn uống Tổng hợp, thì nghe đâu Đại học Tổng hợp cũng đổi tên rồi." "Bình mới, chắc có rượu mới?" "Có lẽ vậy


36.
Đang định ngủ trưa, mụ Tít Nờ thình lình ở đâu chạy vào giật giọng "Này Sỏn, Ê rốt sờ chát là gì?" "Bà kiếm đâu ra cái tên Tây ngộ vậy?" "Tôi ngồi quán nước đầu làng, nghe mấy ông giáo về hiu bàn tán chuyện có ông đại biểu cuốc hội nào đó chửi mắng hết người này đến người khác. Rồi các thầy ấy bảu ông này cũng giống Ê rốt sờ chát. Tôi chả hiểu rì nên về hỏi ông." "Sao bà không hỏi luôn các thầy mà về hỏi tôi." "Hồi còn đi học, ngồi trong lớp tôi toàn nói chiện riêng, chả mấy khi nghe giảng. Nhỡ không may đấy là bài học ngày xưa các thầy đã dạy mà mình không nhớ, các thầy lại mắng cho. Tôi chả dại." "Sắp lên chức bà rồi mà vẫn sợ thày giáo đến thế cơ à?" "Chứ sao. Một thời cắp sách đến trường, cả đời là học trò nhỏ mà." "Ờ ờ. Bà nghĩ khá thật. Mà tôi hỏi bà, hồi đi học bà nổi tiếng nhất môn rì?" "Tôi chả có rì nổi bật. À mà có. Tôi học thì không bằng ai nhưng ngủ gật và ngoa thì thôi rồi. Nhất lớp luôn. Có khi còn nhất trường ấy chứ." "Đúng vậy. Tài chửi của bà thì khóa trước khóa sau, cả trường đếu biết. Đã thế, đi đâu bà cũng tự quảng cáo mình là Thiên hạ đệ nhất nỏ mồm." "Ờ ờ, hồi đó mình ngu thật. Nhưng chiện tôi ngoa với Ê rốt sờ chát thì có liên quan rì?" "Cũng rưa rứa thôi. Thằng cha này (Herostratos) sống từ thời cổ đại, chẳng có tài cán rì nhưng lại muốn được ghi tên vào sử sách. Vì thế hắn đã phóng hỏa đốt một ngôi đền vốn được coi là kỳ quan thế giới. Và thế là hắn trở nên nổi tiếng thật. Nổi tiếng cho đến tận bây giờ." "Cũng nổi tiếng như tôi nổi tiếng ngoa ngoắt vậy?" "Ờ, đại loại thế." "Mịa. Giỏi. Thằng cha này nghĩ ra chiêu quá tuyệt. Dù yêu hay ghét, muốn hay không thì vẫn phải nhắc đến hắn. Có như thế thì thiên hạ mới biết đến chứ cứ nhàn nhạt như ông thì chán ốm. Lão này xứng đáng cuốc hội."


37.
"Này mụ Tít Nờ, bỏ cái kiểu ngồi trước mặt người khác, lấy tăm chọc chọc răng rồi đưa lên mũi ngửi nhé. Trông ghê chít." "Hề hề, quen mất rùi." "Quen. Quen. Ngáp thì há hốc mồm ra, chẳng chịu che đậy rì. Ăn thì mồm đầy rau cứ nhồm nhoàm vừa nhai vừa nói. Tởm." "Ơ, cái nhà ông này. Nói linh tinh rì thế? Bản sắc đấy. Bản sắc văn hóa làng đấy. Rõ chửa?" "Bà nghĩ thế thật à?" "Chẳng phải thế sao? Tôi hỏi ông nhé. Yêu tổ quốc, yêu đồng bào này nọ kia khác thì nước nào chẳng có. Nhưng trên trái đất này có nước nào có tục vừa nhai vừa nói, ngáp to mồm chữ O và chọc răng xong đưa tăm lên mũi ngửi như dân nước mình không?" "Tôi chưa đi nhiều nên không biết. Nhưng chắc không có đâu." "Cái mà dân nước mình có, thiên hạ không có, chẳng phải là bản sắc riêng thì là cái rì? Cái rì nào?"


38.
Thấy mình lặc lè loanh quanh ở nhà, mụ Tít Nờ hỏi "Ngày 20 tháng 11 mà ông không đi đâu à?" "Muốn đi lắm, mà chân tôi đau, không đi được." "Tưởng ông đi được, đang tính rủ chiều nay xuống thắp hương cho thầy Khánh." "Bảy năm đi học, có bao nhiêu thầy/cô, sao bà lại chỉ nghĩ đến thầy Khánh?" "Các thầy cô khác giờ đều chuyển đi xa theo con cái, tôi có nhớ cũng chỉ để trong bụng thôi, biết chỗ nào mà đi thăm. Chừng đó thầy cô, giờ chỉ có thầy Khánh là hương hỏa ở quê. Từ hồi thầy về giời, lễ tết năm nào vợ chồng tôi cũng xuống thắp hương cho cụ." "Ừa, cụ dạy mình mỗi năm lớp 1, nhưng tôi cũng nhớ cụ nhất. Cụ chính là người đầu tiên gọi tôi là Sỏn." "Ờ, năm đó thầy đã gần 60 rồi, mắt kém nên mới đọc nhầm như vậy." "Hồi đó bà hay ngủ gật và nói chiện riêng trong lớp. Nếu tôi nhớ không nhầm, bà là người bị thầy xoắn tai và cốc đầu nhiều nhất lớp, sao bây giờ vẫn thương quý thầy vậy?" "Ờ, thầy như ông bà cha mẹ mình, có thương, có quý mới cho roi vọt. Mình không thể ghét bỏ ông bà cha mẹ, thì làm sao không thương quý thầy được." "Hic. Bây giờ mà các thầy cô còn ra đòn với học sinh như ngày xưa, phụ huynh kiện cho mất việc ngay." "Ờ ờ, tại bây giờ quan hệ thầy trò khác rồi." "Khác sao?" "Ngày xưa, xã hội mình là xã hội nông dân, thầy cô đối với học trò như ông bà cha mẹ đối với con cái. Và ngược lại. Con cháu thì không kiện ông bà cha mẹ, học trò thì không được thưa kiện thầy cô. Bây giờ xã hội công dân/pháp quyền rồi, quan hệ cũng phải khác đi chứ." "Tôi vẫn chưa hiểu lắm?" "Xời ơi, sao đầu óc ông tăm tối thế? Trong xã hội bây giờ, giáo dục là một dịch vụ công, quan hệ thầy trò là quan hệ đối tác. Đối tác thì không được uýnh bạn hàng. Hiểu chửa? Rồi còn nhân quyền. Rồi còn quyền trẻ em. Thầy cô bị ràng buộc nhiều thứ lắm." "Chà. Vậy làm thầy thời nay cũng không dễ nhỉ?" "Chứ sao. Có dễ, chắc ông đã chả phải về làm vườn." Có lẽ nào sự thật lại đúng như mụ này phán?


39.
Thấy mụ Tít Nờ hớn hở, tò mò hỏi "Chiện rì mà trông mặt tí tởn vậy?" "Lão xã nhà tui vào Nam chơi với chú út, chiều nay sẽ bay từ Sà Gòn ra. Nghĩ đã thấy sướng rêm người." "Chết chết, Tân Sơn Nhất mấy hôm nay đang xảy ra nhiều sự cố lắm, sao bà không khuyên nó đi tàu lửa cho lành?" "Tôi cũng bảo thế, nhưng lão bảo không sợ." "Thằng này đúng là có máu liều." "Không đâu. Tôi thấy nó có lý lắm." "Sao lại có lý?" "Lão bảu, ba cái vụ lùm xùm ấy chẳng qua chỉ là chiêu trò của bên Hàng không để chứng tỏ là Tân Sơn Nhất đang quá tải, đang có vấn đề để có cớ thúc cuốc hội nhấn nút thông qua cái Long Thành thui." "Chả lẽ lại như vậy? Nếu đúng thế thì zã man thật." "Để có xiền, chiện chó rì người ta chả dám làm."


40.
Chiều tối, trong lúc chờ lão xã từ sân bay Nội Bài về, mụ Tít Nờ lại sang nhà mình hóng hớt "Này Sỏn, biết chiện rì chưa?" "Chưa. Rì vậy?" "Thằng bé yên rồi. Đã có con chốt mới để thí." "Bà nói rì, tôi chả hiểu?" "Hầy zà, là tôi đang nói chiện thằng ku Công Phương ý. Yên rồi. Nó yên rồi. Không còn lên bờ xuống ruộng với bọn TV nữa rồi. Bây giờ đến lượt cái lão vốn là Tổng thanh tra Chính phủ lên thớt." Mụ cười đắc ý, đang định tía lia nữa thì nghe tiếng lão xã quát "Này mụ, không về sắp cơm cho ông xúc, ngồi đấy mà ba hoa." Mụ cao giọng "Có ngay, có ngay." Rồi lại thầm thì "Mịa. Lão này láo thật. Vừa mới về đến nhà, chưa hỏi vợ được một câu tử tế, đã quát tháo ầm ĩ lên rồi. Tối nay mà không cho lão lên bờ xuống ruộng, từ mai trở đi tôi sẽ gọi cái bọn TV kia bằng cụ".

#4 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 11:41

41.
TẢN MẠN CHIỀU
Buổi chiều, ngồi tào lao với nhau, mụ Tít Nờ hỏi "Hà Lội sống thế nào, Sỏn?" Nhân vừa nghe tiếng chuông nhà thờ bên xóm đạo, mình kể: Một bà chị từng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sau chuyển vào Sài Gòn lập nghiệp, mới đây có dịp ra Hà Nội mấy hôm, phàn nàn với mình và cậu bạn rằng "Hà Nội xộc xệch quá. Và rất buồn là nó không còn giữ được nhịp thời gian cho mình." "Xộc xệch thì bọn em nhìn thấy rồi, nhưng sao chị lại nói HN không giữ được nhịp thời gian cho mình?" "Thế lâu rồi em có thấy Hà Nội có tiếng chuông nhà thờ mỗi sáng, mỗi chiều không?" Cậu bạn thêm vào "Ờ, há. Ngay cả tiếng còi tâm bây giờ cũng không còn nghe thấy nữa chị ạ." "Đó. Các em thấy không? Thời xưa, tiếng chuông nhà thờ, chuông chùa hay còi tầm luôn như một sự nhắc nhở về thời gian cho nhịp sống chung của thành phố. Mất những cái đó, dường như cuộc sống đã khác đi. Thời gian bây giờ là của riêng mỗi người. Và vì thế, họ luôn chạy đua với thời gian hữu hạn của mình. Có thể điều đó có ý nghĩa tích cực với mỗi cá nhân. Nhưng hãy thử tưởng tượng cái cảnh hàng triệu con người chen nhau sống, xô dạt nhau ra để sống, đạp lên nhau để bứt về phía trước mà xem. Kinh khủng lắm."
Nghe mình kể đến đó, mụ Tít Nờ ra vẻ cảm thông "Khổ. Vậy là người Hà Lội các ông đang sống rất vội?" "Có lẽ thế." "Cả ông cũng vậy?" "Ừa, cũng vậy." Mụ trở mặt ngay "Hèn rì kém tuổi tôi mà cái mặt ông trông nhàu nhĩ đến thảm." "Ơ, mụ đểu thật, kiểu rì cũng xỏ xiên nhau được là sao?" Mụ đứng dậy phủi đít "He he, bạn bè nhắm nhau là chiện bình thường. Sắc mắc rì? Ông không thích thì thôi, tôi về nhắm lão xã vậy."
Hết một buổi chiều vô nghĩa.


42.
Mình trót là "người nhà nước" và ở Hà Nội mấy chục năm, giờ về quê bỗng trở thành địa chỉ quen thuộc để vợ chồng nhà Tít Nờ trút giận. Sáng nay, chả can cớ rì, tự dưng mụ xồng xộc chay sang "Tôi nói cho ông biết, nói rì về nông dân chúng tôi thì nói, nhưng đừng có bịa đặt bôi nhọ." "Ơ, tôi làm rì mà tự nhiên bà sang đây sinh sự?" "Không các ông thì ai? Các ông thấy ở đâu có chiện thanh niên vác theo lồng gà đi nhà nghỉ chơi gái mà dám đưa lên phim?" "Chiện này là của anh em làm phim, mắc mớ rì tôi?" "Cùng ruộc cả thôi. Không có các ông bà nông dân đây bán mặt cho đất, bán lưng cho zời thì cám không có mà ăn. Thế mà cứ mở mồm ra là chê bai bôi nhọ đủ điều. Đồ ăn cháo đái bát." Bla, bla... Bị mắng bất ngờ, mình lặng người á khẩu. Lúc định thần lại, mụ đã đi từ tám hoánh nào rồi. Mụ chửi cả mớ như vậy, không biết có chừa mình ra không nhỉ? Hy vọng là có.


43.
Nghe lỏm mụ Tít Nờ cằn nhằn lão xã "Chồng với chả con, mua cân thịt về ao lại chỉ có tám lạng rưỡi." "Ơ, tôi đã mang cân nhà mình đi ao lại ngay tại chợ. Đúng 1 cân mà." "Thôi chết. Vậy ông mang nhầm cân rồi." "Nhầm là sao?" "Nhà có 2 cái cân. Một cái dùng lúc mua vào, một cân đủ 10 lạng; một cái dùng lúc bán ra, một cân chỉ có tám lạng rưỡi. Chắc ông mang nhầm cái cân bán ra rồi." "Đúng là tham thì thâm. Gieo gió thì gặt bão thôi chứ có rì đâu. Thế hôm nọ bán gà cho nhà Sỏn bà cũng cân bằng cái cân đểu ấy à?" "Ừa, thì con gà 2 kí, ăn ra của nó có 3 lạng, vị chi 3 chục ngàn. Bõ bèn rì." "Đồ thất đức. Nó mua gà về cúng giỗ, thế mà bà dám lừa dối cả tổ tiên nhà nó thì còn trời cao đất dày gì nữa. Bạn bè với nhau mấy chục năm mà bà còn chơi nó như vậy, còn gì là tình nghĩa?" "Ông be bé cái mồm tý, lão Sỏn mà nghe được thì tôi còn mặt mũi nào nữa." "Tôi không hiểu tại sao bà có thể đổ đốn thế. Trước kia, tuy bà có chua ngoa thật, nhưng lòng dạ thẳng băng. Bây giờ vừa chua ngoa, vừa gian dối. Tôi hết chịu nổi nữa rồi. Khôn hồn thì mang vứt ngay cái cân đểu kia đi, nếu không chiều tối nay tôi sẽ dắt bà trả về nơi sản xuất đấy." Hây zà. Dư lày thì có còn nên tin vào hoa hồng nữa không nhỉ?


44.
Được anh em thằng Khoai thằng Thóc mời đi Hội Đền Hùng, vợ chồng mụ Tít Nờ hăm hở chuẩn bị cả tuần. Sáng mùng 9 tháng 3 âm lịch, cả nhà líu ríu ngang qua ngõ. Thấy cửa nhà mình mở toang hoác, mụ rổn rảng hét vào trong "Sỏn ở nhà với u nhé. Tớ đi hội về phần cho cái bánh chưng." "Chưng với cất cài rì. Trên đó nhộn nhạo lắm, lo mà giữ ví xiền cho cẩn thận kẻo nhịn đói mà về đấy." "Xì. Muỗi. Tôi chả chơi chúng nó thì thôi chứ bố đứa nào mà lừa đảo với trộm cắp được của gái này cái rì đấy."
Mờ sáng 11/3 đã thấy mụ lạch cạch mở cổng cầm tờ báo sang. "Ủa, về lúc nào mà im tiếng vậy?" "Về tối qua. Mệt và bực mình nên chẳng buồn đi đâu cả." "Mệt thì dễ hiểu thôi. Nhưng sao bực mình chứ?" Mụ xòe tờ báo "Ăn uống đắt đỏ thì không nói làm rì. Nhưng tôi cay cái vụ này quá." "Tờ báo tội tình rì mà bà có vẻ ấm ức thế?" "Xời ạ. Ông banh mắt ra mà nhìn đi. Báo từ năm nảo năm nao, thế mà năm nay nó vẫn lừa lấy được của mình mấy chục ngàn." "Hì hì, tưởng chiện rì cháy nhà chết người. Chiện này nhỏ mà. Mấy năm trước, tôi cũng dính bẫy như bà vậy. Thôi, báo cũ nhưng mình chưa đọc, cũng coi như là mới." "Mịa. Nhưng tôi vẫn thấy ức lắm. Mà Sỏn này, hỏi thật nha, ông có tin cái chiện Ông Cụ nói câu ấy không?" "Câu rì?" "Thì cái câu Các vua Hùng có công dựng nước... rì rì đó" "Tin chứ sao không? Sách báo viết vậy mà." "Tôi vẫn thấy nghi lắm." "Sao nghi?" "Bằng chứng đâu? Băng ghi âm đâu? Ai nghe được câu đó? Biết đâu đó chẳng phải là chiện do các nhà báo bịa ra thì sao?" "Xời ơi, bà bé cái mồm cho tôi nhờ. Nói năng linh tinh là đi tù như chơi đó." "Ờ ờ. Tôi im. Tôi im. Ông cứ coi như chưa nghe thấy tôi nói rì về chiện đó nhé."


45.
"Này mụ Tít, làng mình cũng có chùa, sao mụ phải sang chùa làng bên cho xa?" "Sư chùa mình hỏng rồi ông ạ." "Hỏng là sao?" "Thầy chùa là phải ăn chay. Đằng này ông ấy cứ chén thịt tì tì thì làm sao mà Đức Phật hiển linh được." "Sao bà biết ông ấy ăn thịt?" "Chiều qua tôi xuống chùa, thấy ông ấy than phiền là đi khám bệnh, bác sỹ nói máu nhiễm mỡ." "Ừa, thì có can hệ rì đến chuyện ăn thịt hay không?" "Sao đầu óc ông tăm tối thế? Ông ấy không ăn thịt, sao máu nhiễm mỡ được?"


46.
Đứng bên vườn nhà, nghe lão xã nhà mụ Tít Nờ càm ràm "Đúng là cái đồ dở người. Người ta cụng ly bia riệu chứ có ai cụng ly sữa bao giờ?" Hỏi với sang "Chiện gì đới?" "Đang làm cơm liên hoan cho mấy đứa chiều nay đi, bảo mua thùng bia thì mụ ấy lại vác về mấy bịch sữa. Hâm thế không biết." Bị chạm nọc, mụ tru tréo "Ông ngoa vừa thôi nhé. Bú ông không chịu cai, riệu bia cũng muốn uống. Người đâu mà tham thế không biết nữa." Thằng Xèng ở trong nhà nghe thế, khoái chí cười hềnh hệch "Bắt quả tang các cụ nói xấu nhau nhé. Thôi, thầy chưa cai bú thì cứ để sữa đấy uống dần. Con với anh Khoai, anh Thóc cai sữa rồi, trưa nay uống bia." Nghe vậy, lão chồng cằn nhằn "Con với cái. Nuôi lớn bằng đó rồi chơi lại cả bố." Híc. Chuyện nhà này cứ như phường chèo vậy.


47.
Thấy mình chuẩn bị bao thư đi viếng đám hiếu trong làng, mụ Tít Nờ nghển nghển cổ ngó rồi hỏi vu vơ "Này Sỏn, ông kém tôi mấy tuổi nhỉ?" "Một vài tuổi rì đó." "Vậy chắc thế nào tôi cũng ò ý e trước ông." "Có lẽ vậy. Bà lắm điều thế, thần chết chắc để ý từ lâu rùi." "Sau này tôi chít, ông có tính phúng viếng như cái tờ ông vừa bỏ vào phong bì không?" "Nghĩa tử là nghĩa tận. Lẽ nào tôi để bà ra đi tay trắng chứ." "He he, vậy tôi tính thế này, ông cứ đưa trước cho tôi cái khoản đó đi, sau này tôi về zời, ông chỉ cần sang chia buồn và ném cho tôi nắm đất là được." Nghe thế, thằng Xèng cáu "Sao bu lẩm cẩm quá vậy, đang sống sờ sờ ra tự nhiên lại đòi tiền phúng viếng của người ta. Lúc nào chết hẵng hay." Mụ cười hềnh hệch "Đầu óc mày còn tăm tối lắm con ạ. t*o biết là mình còn sống dư ba chục năm nữa. Lấy tờ đó gửi tiết kiệm, lúc t*o nằm xuống lời lãi cũng kha khá. Với lại nhỡ lão ấy đi trước t*o thì sao, vợ con lão có biết đến t*o để mà phúng viếng không? Hoặc giả t*o có chít trước, nhưng lão ấy quên mịa cái lới hứa hôm nay thì t*o có dậy mà đòi được không?" "Bu hết thuốc chữa rồi. Bạn bè từ thời chăn trâu cắt cỏ mà còn không tin nhau nữa thì biết tin ai." "Ơ cái thằng này ngu lâu chưa kìa. Mày không thấy bạn bè 4 tốt 16 chữ vàng với lại nhan nhản các đồng chí ở làng mình trong kỳ bầu bán vừa rồi đấy à? Mới bắt tay ôm hôn cười hỉ hả xong, đã quay sang bụp vào mặt nhau chan chát được đó thôi. Bu là cứ phải chắc ăn con ạ. Với ai bu cũng chỉ tin vậy vậy, tin hết có ngày chúng mày ra đường mà sống."


48.
Buổi tối, mẹ con mụ Tít Nờ sang chơi. Thấy mình cơm rau đạm bạc, thằng Xèng hỏi "Ơ, hôm nay kỷ niệm 61 năm chiến thắng Điện Biên Phủ mà chú không làm cái gì liên hoan à?" Mình chưa kịp trả lời, mụ Tít đã xua tay "Thôi thôi, xin ông trẻ. Chuyện xưa như trái đất rồi, có rì mà hoan với chả hỉ. Năm nào cũng kể đi kểi lại mãi cái câu chuyện cũ rích, ông nghe không thấy chán à? Sao mỗi lần bu ông khoe ngày xưa bu ông xinh thế lọ, đẹp thế chai thì các ông cứ nhìn nhau cười ruồi?" Mịa. Mụ này thâm thật. Làm mình cười sặc cả cơm lên mũi.


49.
Không hẳn đã là nghiện, theo nghĩa nếu không có thì tay chân quýnh quáng, tâm thần bất định, nhưng mỗi sáng mụ Tít Nờ luôn uống 1 ly cafe đen thật đặc, không đường. Lão xã nhà mụ thì không thích cafe, chỉ thích trà Thái. Mỗi buổi sáng, sau khi điểm tâm, bao giờ lão cũng chế cho vợ 1 phin cafe rồi mới pha cho mình 1 ấm trà đặc. Hồi sáng, sang nhà mụ chơi, thấy lão xã ngồi tần ngần bên phin cafe, hỏi "Sao hôm nay ông lại đổi món à?" "Không." "Vậy sao không pha ấm trà đi cho tôi còn uống ké 1 chung, ngồi bần thần chi vậy?" "Pha cafe xong mới nhớ là sáng nay mụ nhà tôi có việc lên tỉnh từ sớm. Không có người bà tám, tôi cũng chả muốn uống gì nữa. Trà đấy, nước sôi đây, ông thích uống thì tự pha mà uống." Chời ơi, sao thời buổi này vẫn còn những gã đàn ông Yêu và Kính vợ đến khó tin zư lày nhỉ? Biết chuyện này, chắc chả bao giờ mụ Tít còn bắt nạt lão xã nữa. Và hẳn là nhiều chị em cũng phát ghen với mụ.


50.
Chiều tối, đang ngồi uống nước với lão xã nhà mụ Tít Nờ, thấy thằng Xèng ở đâu về cầm bó hoa rõ đẹp, giọng hớn hở "Nhân ngày của mẹ, con xin kính tặng bu." Mụ Tít khoái, cười tít nhưng rồi lại phẩy tay, vẻ bất cần "Bu cảm ơn. Nhưng bó hoa này nên dành tặng thầy anh kìa." "Ơ, ngày của mẹ sao lại tặng hoa cho thầy ạ?" "Một năm 365 ngày, có ngày nào không phải là ngày của bu anh chứ? Anh nên tặng thầy, vì may mắn lắm ông ấy mới lấy được bu anh." Lão xã nhà mụ mặt nghệt ra một lát, rồi sung sướng ngoạc ra cười đến rách cả mồm. He he, xem ra cánh đàn ông chúng mình nhân nào cũng cả tin và đáng yêu đến tội nghiệp.

51.
Mụ Tít Nờ dõng dạc tuyên bố "Tôi sẽ làm đơn xin ra khỏi Hội Nông dân, ông Sỏn ạ." "Sao vậy?" "Lúc chưa vào Hội, tôi là nông dân. Vào Hội rồi, tôi cũng chỉ là thằng nông dân. Ban đầu tôi tưởng vào Hội thỉnh thoảng họp hành được phát biểu mấy câu cho đỡ ngứa lưỡi, ai dè chúng nó đếch bao giờ cho tôi nói cả. Chán kinh." "Lúc vào được thì khoe rầm rĩ, mở tiệc ăn mừng. Bi giờ thì mở mắt ra chưa?" "Ờ ờ, tôi ngu. Vậy bi giờ tôi mới phải sửa sai." "Không thích thì bỏ, có rì mà phải đơn từ cho rách việc?" "Hic. Ông éo hiểu rì cả. Tôi là đứa có số má trong làng. Vào ra đều phải đàng hoàng. Có thế chúng nó mới biết được cái tầm của tôi nó lớn đến cỡ nào. Rõ chửa, cái đồ ngu lâu?"

52.
Buổi sáng, thấy lão xã nhà mụ Tít Nờ đi ngang qua ngõ, hỏi "Đi đâu đới?" Lão lụng bung "Mụ ấy đùn cho tôi đi họp về bình đẳng zới và chống bạo lực gia đình." "He he, vui nhỉ. Học hành chăm chỉ nhé." Lão gườm gườm nhìn mình rồi lầm lũi đi. Gần trưa, mụ ra tận cổng nhà mình đón lão. Vừa nhìn thấy mặt chồng đã hỏi liền "Tiền đâu?" "Tiền nào?" "Tiền đi họp chứ còn tiền nào?" "Ở đâu ra?" "Này, đừng có bịp gái này nhé. Không có tiền, chó nó thèm đi họp. Mấy lần trước tôi đi họp, đều có tiền hết. Nôn ra nhanh cho lành." Lão chồng móc túi đưa mụ 30k, mặt buồn như đưa đám. Mụ cười bả lả "Đới đới, như rứa là bình đẳng zới đới. Thôi, đừng buồn. Của chồng, công vợ. Tiền này em giữ cũng như mình giữ. Ngoan, về tối em thưởng." Thương bạn, mình bênh "Mụ vừa vừa thôi. Quản nó chặt thế, nó sống sao nổi." Mụ vặc lại "Ơ, cái lão Cò Y này lắm chiện nhỉ. Biết rì mà tham gia. Tôi quản hơn ba chục năm nay, lão ấy vẫn sống sờ sờ ra đấy thôi." Quay sang chồng, mụ nói như tâm tình "Mình đừng có nghe lão Sỏn kích động nhé. Lão ấy mà ngoan hiền như mình, mà đừng có bia riệu nhậu nhẹt nhiều, đã chẳng bị bệnh gút, đã chẳng chân thấp chân cao." Rồi mụ lại lên lớp "Mà tôi cũng nói thật luôn cho cánh đàn ông các người biết, thực ra các ông cũng chả cần phải đi học về bình đẳng zới làm gì. Rách việc, mất thời gian. Được phát tiền thì hẵng đi, không thì ở nhà ngủ cho phẻ. Chỉ cần nhớ cho kỹ: lúc nhỏ các ông phải nghe lời cha mẹ, thầy cô giáo; bây giờ có vợ phải nghe lời vợ; mai này về già ở với các con, chúng nó đặt đâu thì cứ ngồi yên ở đó. Cứ thế mà làm nhé." Hic. Chẳng nhẽ lý thuyết về gia đình và bình đẳng zới chỉ đơn giản có vậy thôi sao?


53.
Ngày nào thằng Xèng cũng đo chiều cao. Nó rất tự hào vì đã vượt qua được ngưỡng 1m70. Như vậy là nó đã cao hơn bố nó rùi. Nhưng vòng bụng và trọng lượng, với nó là "bí mật bất khả lộ". Không bao giờ có mặt người thứ 2 mà nó bước lên cân cả. Một hôm phải viết bài luận về văn học dân gian, có chỗ không hiểu, nó buộc phải hỏi mụ Tít Nờ "Bu ơi, nghĩa của câu 'Gừng càng già càng cay' là rì nhỉ?" Mụ Tít vờ như không nghe thấy, quay sang nó, vẻ thảng thốt "Chết, dạo này bu thấy hình như mày gầy đi hay sao ấy, mặt tóp lại mà quần cứ như sắp tuột đến nơi." Cu Xèng ưỡn ngực, mặt cong lên "Mắt bu nhìn thế nào ý chứ. Con zai bu vưỡn thía. Vòng bụng 90. Cân nặng cũng 90 luôn." Mụ khoái, cười khì "Đó. Cái đó gọi là 'Gừng càng già càng cay' đó." Biết mình lỡ mồm, Xèng nhăn nhó "Bu đúng là gừng già. Cay thật."


54.
Mấy tháng trước, thấy mụ Tít Nờ có vẻ ốm yếu, mình nhắc thằng chồng "Ông xem thế nào chứ, tôi thấy vợ ông độ này ốm yếu quá." Nghĩ là bị mình chỉ trích vì tội thiếu trách nhiệm với vợ, lão cáu "Nó yếu hay khỏe thì mắc mớ rì đến ông. Lo chuyện nhà mình đi, đứng có chõ mũi sang nhà hàng xóm." Mình ức mà không nói năng được rì. Sáng nay, vợ chồng nhà nó quẩy quang gánh đi gặt ngang qua ngõ, thấy mụ Tít đã béo tốt hồng hào trở lại, mình khen "Dạo này ông nuôi vợ tốt ghê, tăng cân ác liệt." Tưởng được khen, lão vui, ai dè lại nổi quạu "Ông chơi tôi đấy à? Muốn ăn cái đòn gánh không?" "Ơ, lão này điên à? Tôi chơi rì ông mà định phang tôi?" "Không bồng vợ tôi lên, sao ông biết nó tăng cân?" "Mịa. Nhìn con nái sề tôi còn biết nó gầy đi hay béo lên nữa là...." "Á à, ông lại gọi vợ tôi là nái sề nữa cơ đấy... Éo có bạn bè rì nữa. Từ nay nhà tôi là cấm cửa..." Bực mình ghê. Đời thật nham nhở. Khen chê đều khó. Đã thế từ nay ông đây cũng mặc xác nhà các người.


55.
Bực bội từ sáng, chả muốn đi đâu. Buổi trưa nắng nóng, đang nằm xem VTV1 phát chương chình về Ông Cụ, thằng Xèng đi đâu về ghé qua, hỏi "Sáng nay thầy cháu gây sự với chú à?" "Ờ, thầy mày như lên cơn điên vậy. Hâm thế không biết nữa." "Thôi, chú chấp làm rì, phải lấy đại cục làm chọng." "Đại cục là rì, mày nói chú nghe?" "Cháu biết đâu. TV nói thế." "Thằng của nợ, mày nghe mà không hiểu thì nghe làm đếch rì?" "He he, cháu không hiểu hết, nhưng ít nhất thì cũng hiểu là Yêu bác lòng ta chong sáng hơn." "Thế à. Là sao?" "Là nếu không có Ông Cụ trong túi thì lòng đầy âm mưu đen tối, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi chòm râu, đôi mắt ấy. Có bác chống lưng thì tinh thần sảng khoái, lòng đầy tự tin." Èo mẹ, cứ tưởng thằng này trẻ ranh, chỉ thích đầu xanh đầu đỏ hóa ra nó cũng yêu kính lãnh tụ ghê. Chú Sỏn mà làm thầy giáo, rứt khoát cho mày điểm 10+ con ạ. Bọn trẻ mà đều nhận thức zư lày, CNXH và lý tưởng của Ông Cụ chả mấy mà thành hiện thực.


56.
Đang định rửa nồi nấu cơm trưa thì vợ chồng mụ Tít Nờ sang. Thằng chồng đặt be rượu và bịch lạc luộc xuống bàn, cười ỏn oẻn "t*o sang xin lỗi mày. Hôm trước hiểu lầm, lại nóng giận quá nên mất khôn. Mày uống với t*o 1 ly rồi mình huề nhé." "t*o đang cữ rượu. Chúng mày uống đi." "Ờ ờ, vậy vợ chồng t*o uống, mày làm chứng chúng t*o thành tâm là được." Đi được vài ba ly, mụ vợ càu nhàu "Uống rượu với lạc luộc nhạt thếch. Nhà ông có còn rì nhậu được không?" Hỏi vậy, nhưng không đợi mình trả lời, mụ thản nhiên mở tủ lạnh, giọng sướng khoái "Ồ, có đĩa chân giò luộc. Nhậu tạm vậy." Thằng chồng cầm be rượu lắc lắc "Tưởng còn nhiều, hóa ra cạn mất rồi. Bu mày chạy về nhà lấy cái can sang đây." "Ối dồi ôi, nhà Sỏn có bao giờ thiếu riệu đâu. Thầy nó không nhìn trong góc bếp đang lủ khủ vò sành kia à. Riệu để lâu, uống mới đã." Chẳng cần biết mình có đồng ý hay không, mụ xăng xái vớ đại 1 vò, mở nút lá chuối ngửi ngửi rồi phán "Thơm. Vò này chắc ủ được 2-3 năm rồi. Cái này nhắm với chưn rò luộc là nhất quả đất." Mịa. Cái vò đó mới ủ được 5 năm thôi ạ. Đau hơn hoạn. Bọn quái đản này chắc chắn là có họ với lũ bành trướng Trung Quốc rồi.


57.
Khổ cái thân tôi. Cưa hết nửa vò riệu "hiện vật khảo cổ" và cái chưn rò luộc của mình, vợ chồng mụ Tít mỗi đứa 1 giường, bật quạt vù vù, ngáy như sấm. Mùi men nồng nặc. Điên tiết, gọi thằng Xèng sang "Mày đưa 2 cái của nợ này về hộ chú đi." Nó ngó nghiêng, lay lay mấy cái, cười khành khạch "Phê rồi. Dậy làm sao được mà về. Mà các cụ khốt cũng khôn ghê. Riệu thơm ngon. Đồ mồi hợp khẩu vị. Nhà cao rộng thoáng mát. Quạt miễn phí. Ngủ ngon nhé, phụ huynh." Rồi quay sang mình, nó phán "Chú cứ để cho các cụ ngơi. Khi nào tỉnh, các cụ sẽ tự về. Cháu tẩu đây." Trước khi bước xuống sân, nó còn nhìn mình, cười ranh mãnh. Thằng khốn. Mày đúng là dòng giống bành trướng sài lang. Báo hại cả buổi trưa mình không có chỗ đặt lưng. Tự nhiên thấy thương bà con mình ở Nghi Sơn, Vũng Áng, Tân Rai, Nhân Cơ và biết bao chỗ khác nữa.


58.
Thấy mình kéo mấy tay tre cho dây mướp leo, mụ Tít Nờ chê ỏng eo "Mướp máp rì mà ngọn rớt ngoèo. Ông chịu khó kiếm ít phân trâu tương vào gốc mới mong có trái. Đồ lười." "Dạo này bà con đang bận gặt mùa, trâu bò được nuôi nhốt, lấy đâu ra phân rơi." "Ờ ờ, ông nói phải. Hay tôi cho mượn con trâu, ông chịu khó dắt về cột bên ngõ, kiếm cho nó ít cỏ, từ giờ đến chiều thế nào chẳng được mấy xẻng." "Bà mơ ngủ à? Chỉ vì mấy bãi phân, tôi lại phải chăn trâu cho bà cả ngày? Có mà điên." "Mịa. Ông ngu vừa thôi. Không phải vì bãi phân, mà vì quả mướp. Rõ chửa." Thằng Xèng nghe xôn xao, cũng nhảy từ trong nhà ra, xía vào "Đúng đúng. Chú phải phân biệt được mục đích với giải pháp chứ." Hầy zà, thằng ku này học lỏm ở đâu mà nói năng như cán bộ lập kế hoạch vậy ta? Nhưng ngẫm lại, thấy nó đúng. Muốn có mướp ăn, có lẽ mình phải nhận nuôi rẽ con trâu vậy.


59.
Bạn cùng khóa hồi cấp II giờ tản mát tứ phương, lâu lâu tụ tập chỉ có mấy đứa đang sống ở quê. Đa phần đều có con trai, chỉ có mỗi thằng em rể mụ Tít Nờ là khác thường một chút. Lần đầu con gái. Lần thứ hai, đôi nàng công chúa. Sống trong làng, cái sự trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng. Vợ chồng nó buồn lắm. Lần gặp mặt đầu tiên, một đứa bạn chọc đểu "Thằng ku này 3 thị mẹt, cho ngồi mâm dưới." Mụ Tít Nờ vằn mắt "Ê, không được. Thằng em rể tôi tài nhất bọn, một mình một mâm trên cùng." Cả bọn nhao nhao "Sao lại thế được?" "Nó làm 2 phát, được 3 đứa con gái. Các ông làm được không?" "Ờ, ờ. Chuyện đó chúng tôi thua. Nhất trí để riêng cho nó 1 mâm cao ngất ngưởng." Năm sau tụ tập, mấy đứa lại đẩy thằng ku kia lên ngồi mâm trên, nó không chịu "t*o lạy chúng mày, cho t*o ngồi cùng cho vui. Ngồi một mình buồn chết. Ăn một mình. Uống một mình. Éo giống ai." Cả đám chưa kịp nói rì, mụ Tít đã phán "Không được. Thiên tài như chú, nhất định phải có chính sách, chế độ riêng." Nó mếu máo đến tội nghiệp nhưng không dám bỏ về vì sợ bạn bè giận. Năm sau. Năm sau nữa... vẫn vậy. Năm nay cũng vẫn vậy. Ban đầu, mình thương nó cô đơn, muốn nó xuống ngồi cùng cho vui, nhưng không dám chống lại cái ý chí của cả hội do mụ Tít đầu têu. Rồi mình cũng tin là nó tài thật. Càng ngày niềm tin ấy càng vững chắc bởi trong đám bạn mình chả có đứa nào làm được như nó cả. Và nó xứng đáng được biệt đãi. Nó ngồi mâm cao miết rồi cũng quen. Chẳng vui. Chẳng buồn. Hoặc giả là mình không biết nó vui hay buồn. Mình nghĩ, biết đâu, sau này nó về với tổ tiên, hội mình lại chả phong thánh cho nó chứ chả chơi? Nó tài thế cơ mà.


60.
Thấy mình và thầy bu nó ngồi bà tám về những câu chuyện không đầu không cuối hồi còn đi học, thằng Xèng chen vào hỏi "Này chú Sỏn, cháu hỏi thật, ngày xưa chú có rung rinh bu cháu không?" "Rung rinh là sao?" "Ý văn học là chú có phải lòng bu cháu không, có cưa cẩm bu cháu không?" Thầy nó cười khụ khụ "Bu mày ngày xưa gầy đen như cuốc (chim cuốc), líu lo cả ngày như sáo sậu, ai động đến thì lồng lên quàng quạc như qụa già. Ai mà thèm mê." "Thế sao thầy lại lấy bu?" "t*o bị bu mày túm, không chạy được." "Thế mà bu khoe, ngày xưa tối nào đám trai làng cũng xếp hàng ngoài ngõ nhà bà ngoại, đánh nhau vỡ đầu. Đến khi thầy cưới bu làng xóm mới được yên." Mụ Tít ngoạc mồm cười cầu hòa "Các ông thấy đấy, con cái mất nết không. Tôi chỉ định tự sướng một phát mà nó cũng không tha, bóc mẽ bằng được." Rồi quay sang con, mụ mắng át "Mày có giỏi sao không bóc mẽ mấy đại nhân đang chém gió trên tivi, lăn tăn với bu làm rì. Lượn nhanh cho nước nó trong, để người nhớn còn bàn chuyện cuốc sự."

Thanked by 1 Member:

#5 Lou

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1684 Bài viết:
  • 1784 thanks

Gửi vào 13/07/2015 - 11:51

61.
Trời nóng, ngồi đọc báo, tự than "Bực mình ghê, chỉ muốn văng tục." Mụ Tít Nờ ở đâu xổ vào "Thích văng thì cứ văng, ai cấm ông nào." "Tôi zừ rồi, văng tục trẻ con nó cười cho." "Đúng, đúng. Chả rì ông cũng là cán bộ về vườn. Ông văng tục, bọn trẻ lại bảu Đảng và Nhà nước dáo rục không đến nơi đến chốn. Ông để tôi. Cứ đọc đến đoạn nào dở hơi, ông bảu tôi để tôi văng hộ cho." "Bà cũng sắp có cháu nội dồi, nghiêm ngắn chỉn chu một tý đi chứ, ai lại đụng đâu cũng văng tục." "Ờ nhỉ, tôi thôi vậy. Zưng mà nói thật với ông, cứ gặp chuyện rì ngang ngang là tôi tức lắm, đ*o nhịn được."


62.
Đang nhâm nhi chén trà buổi sáng, mụ Tít Nờ xồng xộc chạy sang "Điên quá cơ ông ạ. Chỉ muốn văng tục." "Ấy chớ, hôm qua vừa hứa chừa rồi cơ mà." "Ừa, nhưng vụ này thì điên lắm. Điên đ*o chịu được." "Chiện rì. Bình tĩnh kể coi." "Thì chiện ku Quảng nổ đó." "Chiện của Quảng nổ thì dính rì đến bà." "Quảng nổ với thằng con rể ông cậu họ tôi là đôi con dì." "Ừa, kể ra thì cũng dây mơ rễ má tý. Nhưng xa mấy tầm đại bác." "Nó là người Ninh Bình." "Ninh Bình có ngót triệu người." "Nó là người Việt." "Việt Nam trên chín chục triệu nhân mạng." "Zời ơi, xao ông ngu quá cỡ vậy. Ninh Bình trước nay chỉ được biết đến nhõn cái đặc sản Trên Dê/Dưới Hến, giờ có thêm cái Tràng An với lại ku Quảng nổ. Đánh Quảng nổ, có khác rì đánh Ninh Bình?" "Ờ, ờ, có lý. Nhưng chưa đến nỗi cháy nhà chết người." "Ông vẫn chưa sáng mắt ra được tý nào à?" "Chưa. Phải sáng làm xao nữa đây?" "Nước mình từ trước đến nay éo làm được cái rì ra hồn. Đến cả Ôsin bây giờ cũng mất giá, nói rì tàu bay tàu bò. Nay có mỗi cái Bờ phôn nghe có vẻ sáng sủa. Ừa thì nó nổ. Ừa thì nó lỗi một tý. Nhưng có đáng để bị đánh hội đồng không? Sao không chống lưng cho nó để nó lớn, lại cứ nhè nắn bi nó là xao?" He he, tưởng mụ này chỉ ngoa ngoắt phổi bò, hóa ra cũng có tâm ra phết.


63.
Phàn nàn với mụ Tít Nờ, "Lâu rồi làng mình không còn nạn ăn cắp vặt, thế mà đêm qua đứa nào nẫng mất trái đu đủ nhà tôi. Ức ghê." "Ông không ăn thì người ta ăn hộ. Chiện nhỏ mà." "Đã chín đâu mà ăn. Mới ương ương thôi." "Xanh nhà hơn già đồng. Ông không nghe các cụ dạy thế à? Mà nói thật, người ta lấy cũng phải đạo thôi." "Phải là phải làm sao? Công tôi vun trồng, chăm sóc..." "Ai không biết thế. Nhưng tôi hỏi ông, đu đủ nhà ông bón bằng gì?" "Tôi phải lăn lưng kiếm phân trâu, phân bò về ủ ải bón cho nó chứ còn gì?" "Nhà ông có nuôi trâu, nuôi bò không?" "Không. Tôi nhặt phân rơi." "Đấy đấy. Ông lấy phân của thiên hạ về chăm đu đủ, nhưng đến lúc chín thì ông ăn 1 mình. Như thế là bất công. Nay họ có lấy đi 1 trái, âu cũng là lẽ công bằng." Thằng Xèng đứng bên hóng chuyện, nghe đến đó cười tít, chen ngang "Đúng đúng. Nói như chú Quềnh, chẳng qua đó cũng chỉ là sự phân phối lại sản phẩm xã hội. Chú Sỏn hiểu chửa?" Ơ, mẹ con nhà này lý sự ghê nhỉ. Thế mà cứ bảo dân trí thấp. Hâyza.


64.
Mụ Tít Nờ đon đả sang, cười ngoác miệng từ ngoài ngõ "Này Sỏn, sân nhà ông rộng, ít bữa nữa cưới thằng Khoai, cho tôi đặt nhờ mấy chục mâm bên này nhé." "Thoải con gà mái. Thế nó lấy vợ đâu?" "Thì vẫn con bé mấy lần nó dẫn về đó." "Nghe nói gia đình bên đó không đồng ý mà?" "Xong rồi. Họ đang giục cưới." "Bà làm cách nào mà họ đổi ý nhanh vậy?" "He he, tôi dở võ Tàu." "Nghĩa là sao?" "Nói ra thì dông dài lắm. Nhưng đại để là binh lễ, lễ binh cứ phải kết hợp. Bố nó thích rượu thì có cuốc lủi Kim Sơn, dê núi ủ trấu. Mẹ nó tham ăn thì có cá lóc đồng quê, ốc núi Lộc Động. Riêng với con bé đó, tôi nói thằng Khoai, cứ chén trước đi, đừng đợi kẻng. Con gái mà chửa ệch ra đó, xem họ còn làm cao được nữa không." Hây zà. Mụ này chắc cũng có tý máu Tàu cộng thật.


65.
Đang lang thang trên phây, mụ Tít Nờ sang, hoạnh "Đọc rì mà mủm mỉm vậy, Cò Y?" "À, đọc mấy cái "tớt" của lão Dat Dinh Quach. Nó chửi bọn tôi hay lắm." "Sao không chửi lại?" "Khổ. Không chửi được." "Vì sao?" " Vì nó chửi gần đúng." "Thế nào là gần đúng?" "Đại loại nó ước đoán có khoảng 70% GS-TS là ăn hại." "Thế bao nhiêu là đúng?" "Tôi không thực sự nắm chắc. Nhưng cách đây một số năm, TS BXĐ đã thông tin trên báo TP là có tới 90% cán bộ ở một CQ khoa học nọ hàng tháng lĩnh lương rồi chỉ làm 1 việc duy nhất là ngồi nghịch cái của nợ trong phòng lạnh." "Ơ, thế sao không giải tán đi nhỉ?" "Bà chả hiểu rì. Người ta cần vật trang sức. Với lại, bác Nguyen Nguyen bảu, cần duy trì cái CQ đó để tạo công ăn việc làm cho chị em buôn giấy vụn." "Có lý. Zưng sao tôi chả bao giờ thấy nhà ông có giấy vụn vậy?" "Tôi dùng máy tính nên không hao giấy mấy. Với lại từ hồi về quê, tôi không dùng giấy mềm tự hoại nên tự sản tự tiêu hết." "Mịa. Đồ keo bẩn. Nuôi các ông đúng là phí phạm. Đến một tý sái các ông cũng tận thu, tận dụng."


66.
Xin hết

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |