Jump to content

Advertisements




Kình Đà hiệp Kỵ


136 replies to this topic

#1 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8845 thanks

Gửi vào 27/06/2015 - 13:52

1. Tử vi dùng vòng địa chi làm tiêu chuẩn đánh giá các sao khác. Trong đó cơ sở nền tảng là địa bàn gồm 12 cung cố định. Tiếp đến là vòng Thái Tuế và tất cả các sao hàng chi đại diện cho địa chi của năm sinh. Tiếp đến là vòng Lộc Tồn và vòng Trường Sinh. Đến đây coi như bức tranh đã vé xong cái nền. Trên cái nền đó, chính là hoàn cảnh của lá số, các tinh đẩu còn lại như 14 chính tinh, lục cát tinh, lục sát tinh và tứ hóa thao diễn thất tình lục dục của cuộc đời.

Vậy giữa địa chi và thiên can thì dùng cái nào để đánh giá cái nào. Nói cách khác dùng cái nào làm nền cho cái nào. Xin thưa đó là dùng địa chi làm nền cho thiên can, như hệ tọa độ cho các điểm thiên can. Hỏi vì sao, thì đó là tiên đề, đó là quy ước khi lựa chọn 12 cung địa bàn.

Cho nên, vòng Thái Tuế là cơ sở đánh giá tất cả các sao còn lại. Tác giả Thiên Lương vô tình khám phá ra điều này. Tại sao không dùng vòng Lộc Tồn thì đơn giản vì Lộc Tồn theo can, an còn không đủ kín 12 cung thì làm sao dùng làm nền.

2. Có nhiều cách phân loại vòng Lộc Tồn, ông Thiên Lương phân loại theo Thái Tuế, Lộc Tồn Tuế Hổ Phù, Lộc Tồn không Tuế Hổ Phù. Cách phân loại này vô tình trùng hợp một phần cách phân loại của sách cổ. Đó là phân loại theo âm dương. Chỉ có hai loại Lộc Tồn: đó là thuận âm dương hay nghịch âm dương. Với vòng Thái Tuế thì đương nhiên Lộc Tồn phải thuận âm dương mới gặp được Thái Tuế.

Lộc Tồn thuận âm dương là Lộc Tồn của những năm Giáp Ất Canh Tân. Khi Lộc Tồn tuổi dương an cung dương, Lộc Tồn tuổi âm an can âm. Chỉ có Lộc Tồn của 4 tuổi này đi kèm Tuế Hổ Phù hoặc Long Phượng Hổ Cái. Cho thấy phép dùng địa chi để đánh giá thiên can, sơ qua cũng có thể thấy Lộc Tồn 4 tuổi này ưu việt hơn 6 tuổi còn lại.
Lộc Tồn nghịch âm dương là Lộc Tồn của những năm Bính Mậu Nhâm Đinh Kỷ Quý. Khi Lộc Tồn tuổi dương an cung âm, và Lộc Tồn tuổi âm an cung dương.

Vì sao dám nói, người xưa phân loại Lộc Tồn theo cách này. Vì có dấu vết. Dấu vết rất rõ nhưng con cháu không mấy kẻ lần ra. Đố là biểu hiện của song Hao. Trục song Hao vuông góc với trục Lộc Tồn Phi Liêm. Nói cách khác, khi Lộc Tồn cực mạnh thì song Hao phải cực tiểu và ngược lại. Cho nên khi Lộc Tồn trái vị âm dương thì song Hao miếu địa.

Khi Lộc Tồn trái vị âm dương ở tý ngọ tị hợi. Thì song Hao miếu địa ở dần thân mão dậu. Qua đó, hiểu ý tiền nhân rằng Lộc Tồn trái vị âm dương là Lộc Tồn hãm địa. Qua đó, hiểu ý tiền nhân dùng lý âm dương để định vị miếu hãm chứ không phải lý ngũ hành. Hỏi sao khi áp ngũ hành vào lý giải lúc trúng lúc trật. Vì ngũ hành là sản phẩm không hoàn hảo của âm dương. Vì không hoàn hảo nên mới chuyển động (hành). Nhưng cũng vì không hoàn hảo nên mới có sai số. Như một ván cờ ban đầu hai bên cân bằng âm dương. Sau vì một bên đi trước tạo chênh lệch âm dương mà tạo thành cục diện tranh đoạt đồ sát về sau.

Tuổi Bính Mậu Nhâm, Lộc Tồn can dương đóng âm vị, dương lạc vị thì âm đắc vị cho nên Đà La miếu địa ở thìn tuất.
Tuổi Đinh Kỷ Quý, Lộc Tồn can âm đóng dương vị, âm lạc vị thì dương đắc vị cho nên Kình Dương miếu địa ở sửu mùi.

3. Xét qua tứ hóa, tứ hóa là sản phẩm diễn hóa của thập can. Nói cách khác chúng là 4 đứa con lưu lạc của Lộc Tồn. Lộc Tồn không cư tứ mộ thì tứ mộ đối với tứ hóa mà nói cũng không hề ủng hộ nhau chút nào. Cho nên khi Hóa Kỵ cư tứ mộ được coi là đắc địa vì bản chất Hóa Kỵ là xấu. Cái xấu không tung hoành được ở mộ địa có nghĩa là tốt. Ta tự hiểu cho các trường hợp Lộc Quyền Khoa đóng ở tứ mộ cũng coi như bị hạn chế tác dụng.

Xét một câu phú liên quan: Kình Đà hiệp Kỵ vi bại cuộc. Tức Kình Đà giáp hai bên cung có Hóa Kỵ thì rất xấu. Ta là người nay, ta hiểu tính đỏng đảnh của người xưa. Những câu phú người xưa để lại lúc ứng lúc không, vì họ chưa nói hết. Tùy điều kiện mà phân ra ứng hay không. Ở đây ta tìm thử xem Kình Đà hiệp Kỵ khi nào xấu khi nào không, thì coi như hiểu câu phú này. Nôm na là Lộc Tồn đồng cung Hóa Kỵ.

Tại những vị trí Lộc Tồn đúng vị âm dương:
Với Lộc tại dần, can Giáp, Nhật kỵ. Ta thấy Cự Nhật miếu vượng.
Với Lộc tại mão, can Ất, Nguyệt kỵ. Ta thấy Nguyệt hãm.
Với Lộc tại thân, can Canh Đồng kỵ. Ta thấy Đồng Lương miếu địa.
Với Lộc tại dậu, can Tân Xương kỵ. Tại dậu Xương hãm địa.

Tại những vị trí Lộc Tồn trái vị âm dương:
Với Lộc tại tỵ, can Bính, Liêm kỵ. Liêm Tham tại tỵ cực hãm. Trường hợp này có Triệt án ngữ.
Với Lộc tại tỵ, can Mậu, Cơ kỵ. Cơ tại tỵ đắc địa.
Với Lộc tại hợi, can Nhâm, Vũ kỵ. Vũ Phá tại hợi cực hãm.
Với Lộc tại tý, can Quý, Tham kỵ. Tham Lang cư tý hãm địa. Trường hợp này có Triệt án ngữ.
Với Lộc tại ngọ, can Đinh, Cự Kỵ. Cự Môn ở ngọ không được coi là miếu, vì cần tuần triệt mới đập đá lộ ngọc. Ngọc mà ở trong đá đương nhiên ngọc hãm địa.
Với Lộc tại ngọ can Kỷ. Văn Khúc hóa Kỵ. Tại ngọ Văn Khúc hãm địa.

Khi Lộc Tồn chính vị âm dương. Lộc Tồn ngộ Kỵ trong những trường hợp chính tinh miếu vượng, không có Triệt Tuần án ngữ. Trong khi Lộc Tồn trái vị âm dương khi Hóa Kỵ xâm nhập, thường những trường hợp đó chính tinh hãm địa. Chỉ có trường hợp của Thiên Cơ nhìn mặt Thái Âm miếu địa ở hợi mà đắc địa.

Cho nên có khả năng Kình Đà hiệp Kỵ là cách chơi chữ của tiền nhân khi nói về các diễn hóa âm dương phía trên. Mà ta chỉ cần hiểu đơn giản nó chỉ xấu khi chính tinh đi cùng hãm địa, hoặc nó chỉ xấu với 6 can Bính Mậu Nhâm Đinh Kỷ Quý khi Lộc Tồn trái vị âm dương. Qua đây, cũng thấy rằng chính tinh hãm địa hóa Kỵ bị coi là xấu không cửa bật. Chính tinh hãm địa hóa Lộc Quyền được khen tốt trong nhiều câu phú, ở đây không nhắc lại nữa. Vậy phải chăng chính tinh miếu vượng cát hóa vẫn tốt hơn chính tinh hãm địa cát hóa ?

4. Nhân đây ta xét tương quan Triệt với chính tinh cực hãm:
Xét trục tỵ hợi. Trục tỵ hợi là trục rất khốc liệt. Biểu hiện của nó là Không Kiếp đại ma đầu miếu địa, đương nhiên ta phải ngầm hiểu sự khó chịu của các chính tinh, nhất là những cát chính tinh khi đến đây. Tại đây vua tử vi phải ôm kiếm ra trận. Tại đây trinh nữ Liêm Trinh gặp dê xồm Tham Lang. Tại đây thương gia Vũ Khúc gặp tướng cướp Phá Quân. Tất cả những chính tinh dương như Tử Phủ Vũ Tướng Sát Phá Liêm Tham đến đây đều gặp khó. Đám văn nhân Cự Cơ Đồng Lương thì phập phù nhưng đỡ khổ hơn vì tính mềm, đến nơi ma giáo lên ngôi cũng đỡ khổ hơn mấy anh cứng đầu. Đến Thái Dương cũng cực hãm ở hợi và tuy vượng ở tỵ thì gặp cảnh đắc thời nhưng trái vị. Thái Âm đối với trục tị hợi thì đỡ hơn vì dù sao ít nhất cũng đắc vị, còn tùy thời, tại hợi thì lưỡng toàn kỳ mĩ, tại tị thì hãm địa nhưng đắc thời.
Xét Vũ Phá. Vũ Phá ở hợi thì không gặp Triệt. Vũ Phá ở tị gặp Triệt với hai can Bính Tân. Bính Đồng Cơ hóa Lộc Quyền, Bính ngó lơ không cứu Vũ Phá. Tân Cự Nhật hóa Lộc Quyền, Tân cũng ngó lơ không cứu Vũ Phá. Trong trường hợp này Vũ Phá có Lộc Tồn đồng cung hoặc tam hợp. Ta biết cũng chẳng đến đâu, mà còn gieo rắc sự ngờ vực liệu Phá Quân có phá Lộc Tồn. Kỳ thực, chẳng phải vậy mà do nhiều yếu tố cộng hưởng lại.

Xét Liêm Tham ở tỵ. Tuổi Bính Liêm Trinh hóa Kỵ. Ta biết Triệt cũng không cứu Liêm Tham trong trường hợp này. Tuổi Mậu Tham Lang hóa Lộc. Ta biết Triệt có cứu Liêm Tham trong trường hợp này, Liêm Tham có song Lộc.

Xét Liêm Phá cư dậu cực hãm. Tuổi giáp có Triệt. Liêm hóa Lộc Phá hóa Quyền Vũ Hóa Khoa chiếu về. Ta biết Triệt cứu Liêm Phá trong trường hợp này. Nhưng tuổi Kỷ Vũ hóa Lộc Tham hóa Quyền, ta biết Triệt có cứu nhưng kém ưu ái hơn so với trường hợp của Giáp.

Xét Liêm Phá cư mão tuổi Đinh. Nguyệt Đồng hóa Lộc Quyền. Triệt ngó lơ Liêm Phá. Tuổi Nhâm Lương Lộc Tử Vi hóa Quyền, Vũ Khúc hóa Kỵ. Như vậy có Quyền Kỵ chiếu về. Trường hợp này Triệt có cất nhắc Liêm Phá hơn trường hợp tuổi Đinh. Như vậy, Liêm Phá thích Giáp Nhâm hơn Kỷ Đinh. Cũng là cái lý dương tìm dương.

Xét Đồng Cự cực hãm sửu mùi. Tại sửu gặp Triệt của Mậu Quý. Tuổi Mậu Tham hóa Lộc, Nguyệt hóa Quyền tại hợi. Ta biết Triệt của Mậu không cứu. Tuổi Quý Phá hóa Lộc Cự hóa Quyền có Kình Dương đồng cung. Ta biết tuổi quý có cứu. Tuổi Bính Đồng gặp Triệt ở Tuất hóa Lộc. Ta nói Đồng được Triệt cứu trong trường hợp này. Tuổi Mậu có Thái Âm hóa Quyền từ cung thân chiếu về. Có cứu nhưng kém tuổi Bính.

Như vậy, Triệt có lúc cứu có lúc không cứu chính tinh hãm địa. Cho thấy nói Triệt cứu chính tinh hãm địa chẳng phải hoàn toàn.

Sửa bởi AlexPhong: 27/06/2015 - 13:56


#2 MrUncle

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 484 Bài viết:
  • 641 thanks

Gửi vào 27/06/2015 - 17:23

anh A lếch bông có 1 bài viết ngắn gọn, súc tích, và dựa trên sự khảo sát các dạng đồ hình là chính yếu
xin bổ sung thêm để người xem dễ hệ thống. bài viết này kế thừa, hiệu chỉnh, phát triển lên từ các topic sau:
- http://tuvilyso.org/...mach-than-kiem/ (lục mạch thần kiếm do anh thatsat đề xướng, cũng có thể là anh)
- http://tuvilyso.org/...-tang-tue-dieu/ (tứ linh và lộc mã do anh Vô Thường đề xướng)
- http://tuvilyso.org/...ruong-sinh-cuc/ (Vòng trường sinh cục do bạn KimCa đề xướng)
- http://tuvilyso.org/...t-va-cung-menh/ (Tuần Triệt do bạn KimCa đề xướng)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Về Tham Lang tinh chủ rê sồm, anh viết rất hợp lý. Em xin góp thêm những phân tích về tham lang
Khi nói về tham lang, thì nam hợp mệnh tốt hơn nữ hợp mệnh. Tại sao vậy?
- Tham lang là dục, là yêu đương trần tục, nặng vật chất hơn tinh thần
- Nam chủ dương, nữ chủ âm
- Tham lang dương mộc, thể thuỷ
- Dương là cương, là chủ động
Vậy, nếu đã là dương, nên ứng nam, không nên ứng nữ. Trong chuyện yêu thương (đen lẫn bóng), nam là người truyền cảm hứng và kết thúc nơi người phụ nữ. Đó là 1 quá trình rất bình thường và hợp lý, vì:
- "Bánh mì phải có pa tê, đàn ông phải có máu ...ê trong người"
- Cảm hứng phải đến từ người đàn ông
Cho nên, nếu cảm hứng đến từ phụ nữ, đó là điều bất thường. Và dĩ nhiên, nếu bất thường thì với các cụ, không thể chấp nhận được vì có thể gây ra nhiều biến cố gia đạo trong cuộc sống. Tất nhiên có những lý lẽ rất hợp lý: Một người nữ nặng vật chất, nặng trần tục thì mặt tinh thần là thứ yếu, sao có thể yên bề gia thất đc. Thời xưa, nam đi chiến trận đánh giặc thì nữ có nhiệm vụ ở nhà quản nhà cửa, dạy dỗ con cái nên người, như vậy cần phải có thần thái trong sạch. So với một người cha, thì người mẹ gần với con cái hơn, nên con cái ảnh hưởng bởi người mẹ nhiều hơn. Đó cũng là lý do nhiều chị em phụ nữ mặc cảm khi bik mình là phụ nữ tham lang. Ngày nay, khi nhiều nhà nhờ mấy bà zú chăm con giúp họ, thì con cái xa mẹ hơn, ít có tình mẫu tử hơn, cuộc sống tinh thần, đạo đức cũng không đc như xưa nữa.

Có nhiều loại tham lang, vậy tham lang nào được chế hóa và tham lang nào không được chế hóa ?
1/ Khi tham lang được chế hóa:
- Tham lang Vũ khúc đồng cung. Vũ kim chặt chém, gọt dũa tham lang thành công cụ hữu dụng.
- Liêm Tham. Cái đích cuối cùng là liêm hỏa, hỏa tiết bớt khí tham, nếu có thêm không vong, cát hóa thì càng tốt
- Tham lang đơn thủ ngộ tuần, triệt, không vong
2/ Khi tham lang không được chế hóa
- Tham lang tí ngọ (phiếm thủy đào bông)
- Tham lang dần thân (như thím Mao trạch bông)
- Tham lang thìn tuất. Trường hợp này nếu ngộ tuần triệt lại tốt. Đối cung Vũ khúc chỉ là vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, tham ở tuất tốt hơn vì tật có cự nhật vượng miếu. Cự là cửa miệng, là cửa vv.vv...
- Tử tham mão dậu. Tử Vi rất khó hoán cải được tham hãm, cần phải có kì cách

Thanked by 3 Members:

#3 KimCa

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1525 Bài viết:
  • 1795 thanks

Gửi vào 28/06/2015 - 08:15

về lý thuyết thì Kình Đà và Lộc tồn ở một thế cân bằng, trong đó Lộc tồn là cân bằng, còn Kình Đà là mất cân bằng, Dịch lý giải : cân bằng là Cát, mất cân bằng là Hung. Vậy Lộc tồn là Cát, Kình Đà là Hung. Nay xét Hóa kỵ đóng ngay bản Cung Lộc tồn, Hóa kỵ là sao mất cân bằng nhất trong Tử vi, nên Hóa kỵ đa phần là xấu mà ít có điểm tốt, vì sự mất cân bằng quá lớn mà không có sao nào chế được. Việc Hóa kỵ nhập Lộc tồn đã phá đi thế cân bằng của Lộc tồn, đặt 3 Cung tiếp giáp liên hoàn là Kình Lộc tồn Đà la thành 3 Cung cộng hưởng mất cân bằng nhất trong 1 lá số, tam hóa liên châu tốt bao nhiêu thì Kình Đà hiệp Kỵ xấu bấy nhiêu.

Đó là mặt lý thuyết, còn thực tế luận giải sẽ thấy Kình Dương hóa khí là Hình, Đà la hóa khí là Kỵ, khi bị Hóa kỵ xâm nhập thì dẫn đến hiện tượng "nội ứng ngoại hợp", kẻ trong nước làm gian tế phối hợp với kẻ xâm lăng ở lân bang mà phát sinh đại họa mất nước. Thật chẳng khác gì câu chuyện của Mỵ Châu Trọng Thủy.

Khi hóa Kỵ xung lộc tồn, lại lấy câu Phân lưu đối cung chi thể dụng mà luận. Phi liêm chính là Dụng của Lộc tồn, gặp Hóa kỵ thì xem như cái dụng của nó hỏng. Dù Thể có đẹp mà không Dụng được thì cũng vứt. Cho nên Mệnh lộc tồn khó giàu vì còn phải xem cái Dụng ở Thiên di thế nào.

Thanked by 3 Members:

#4 tutruongdado

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 266 Bài viết:
  • 602 thanks

Gửi vào 28/06/2015 - 10:49

Cụ VĐTT cho rằng: Lộc Tồn là tổng hợp của Lộc Quyền Khoa Kỵ. Quyền Khoa giảm nhau, còn Lộc Kỵ là mạnh. Đồng cung Hóa Kỵ thì tính Kỵ của Lộc Tồn tăng thêm, như 2 sao Kỵ cùng 1 cung. Vậy là xấu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

#5 AlexPhong

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2382 Bài viết:
  • 8845 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 04:08

Bí ẩn nhân quả của vòng Thái Tuế, giữ đã lâu giờ chia sẻ với quý độc giả. Cho thấy cái hiểu về vòng Thái Tuế của những người tưởng là hiểu, xưng danh môn nọ kia kỳ thực mới chỉ là da thịt mà thôi.
Nhân (Thiên Không)-Quả (Quả Tú). Nhân quả bất khả đồng cung.

Có ba loại Phượng Các ở địa bàn, đó là:
1. Mã Phượng
2. Hổ Phượng
3. Long Phượng
Hàm ý mỗi con tung cánh một thời. Cũng hàm ý có 3 kiểu bay: bay như ngựa, bay như rồng, bay như hổ.

Có ba loại Thái Tuế ở địa bàn, đó là:
1. Thái Tuế Hoa Cái: vua ngồi dưới lọng rồi nhận Quả Phúc. Sao Hoa Cái mang nghĩa tu hành đầy ẩn ý.
2. Thái Tuế Khốc Hư: vua thở dài rồi nhận Quả Điếu cay đắng.
3. Thái Tuế Mã Phượng: vua rong chơi rồi nhận Quả Hồng gió bụi nhưng đó là sự thành công ở cõi trần.
Chớ tưởng vua nào cũng như vua nào mà ngộ nhận Thái Tuế là toàn tốt đẹp. Cảnh nhà địa chi không vui vẻ như bề ngoài ngó vào mà thấy.

Có ba loại Thiên Mã ở địa bàn, đó là:
1. Mã Tang Hổ: ngựa chở xác, khi vua khóc và Đào Hồng Hỷ gặp nhau vui say, để rồi nhận được Quả Điếu.
2. Mã Khốc Khách: ngựa vượt khó, hướng tới cái Quả Phúc
3. Mã Phượng Tuế: ngựa bay chở vua, dẫn tới Quả Hồng thành đạt
Cùng là ngựa, thân phận nào giống nhau. Đâu cần dùng ngũ hành phân ra mã cùng đồ mà biết ngựa đi về đâu.

Có ba loại hoa đào ở địa bàn, đó là:
1. Đào Thiên Không: xảo trá, hoa giả để nhận Quả Hồng vinh quang đó nhưng luân hồi gió bụi.
2. Đào Hồng Loan: hương sắc để nhận Quả Điếu cay đắng tóc tang.
3. Đào Tử Phù: chỉ còn xác hoa, chứ hoa đã chết ở cách cục Hồng Kiếp cho tuổi tứ mộ. Quá chán kiếp hồng trần gió bụi nên cắt nát đóa hoa đào. Nhưng nhờ Mã Khốc Khách vượt khó mà nhận Quả Phúc vẹn toàn.
Chớ tưởng hoa đào ở đâu cũng là đào hoa.

Có ba loại Kiếp Sát ở địa bàn, đó là:
1. Hồng Kiếp: kiếp hồng trần, đi cùng Thiên Hỷ nên ở đây Sát không còn là giết mà Sát là sát hạch xem có qua được cửa Tham Sân Si không. Hồng Kiếp luôn đi kèm Thiên Không càng làm rõ cái nhân đầy cắc cớ cho tuổi thìn tuất sửu mùi để cuối cùng nhận Quả Phúc.
2. Cô Kiếp: kiếp cô đơn. Có lúc nhận Quả Hồng có khi nhận Quả Phúc.
3. Tử Phù Kiếp Sát: đi kèm chiêu hồn lệnh Tử Phù của thần Nguyệt Đức âm hàn, Kiếp Sát chính là lưỡi hái tử thần. Nên giành cho Quả Điếu.
Chớ tưởng Kiếp nào cũng là kiếp.

Đào Không thì Hồng Quả mà Hồng Không thì Phúc Quả. Tuổi thìn tuất sửu mùi có cách cục Hồng Không (không dính bụi hồng trần, cái nhân tu hành) và Quả Phúc (nhận quả phúc) cho nên tuổi tứ mộ được khuyên tu hành, và tuổi tứ mộ có ưu thế tu hành hơn so với tuổi khác. Ngàn năm chỉ thấy Hồng Không, đến nay mới thấy có Phúc Quả. Cho nên Đào Không thì Hồng Quả có nghĩa cứ gian dối đi cứ giả lả sắc không đi sẽ thành công đấy nhưng rồi ngập trong bụi trần khó thoát. Hơn nữa, ta thấy chỉ có Cô Thần đi với Thiên Không chứ Quả Tú không bao giờ đi với Thiên Không cho thấy không có Quả Không. Vì nhân quả không thể đồng cung. Khi Hồng Quả thì cùng lúc cách cục có Mã Phượng Tuế, cảnh vua cưỡi ngựa đi chơi đậm chất hồng trần là chuẩn mực của thành công nhân thế. Còn ở cảnh Quả Phúc, phải chăng tiền nhân sâu xa cổ vũ cuộc đời Mã Khốc Khách vượt muôn dặm Kiếp Hồng Không để giành được Quả Phúc ?

Người xưa nói Hồng Phúc tề thiên. Tử vi coi đời người có ba loại quả: Quả Hồng giành cho vua thể hiện sự rực rỡ thành đạt ở cõi trần. Quả Phúc giành cho người giác ngộ thể hiện sự giải thoát thanh cao, và Quả Điếu để trừng phạt những kẻ buông lơi bản thân rơi vào cám dỗ.

Thật không sai chạy mảy may.

#6 TramMinh

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 395 Bài viết:
  • 436 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 07:47

Hay hay, đã viết thì phải viết như thế chứ lị. Mr Alex quả là kiến thức thâm sâu, sâu từ lý thuyết tới thực hành. Cách trinh bày cũng quả thật dễ hiểu...

Thanked by 1 Member:

#7 phuongmai06

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1154 Bài viết:
  • 2600 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 15:56

Hay thật , Alex viết hay lắm

Thanked by 2 Members:

#8 StickyRice

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 113 Bài viết:
  • 64 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 17:03

Cám ơn anh Alex chia sẻ , bài viết anh tuyệt lắm nhưng em có điều thắc mắc, vậy những người có tâm tu hành, có đi được trên nẻo đạo hay không cũng nằm trong vòng số mệnh chi phối ( Nhân quả luôn định sẵn ), em vẫn nghĩ dù khó khăn đến đâu sẽ phải có một con đường "Nhân định thắng thiên", dù cho kẻ đấy chẳng có Mã Khốc Khách.

Thanked by 1 Member:

#9 MrUncle

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 484 Bài viết:
  • 641 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 17:14

Như thế này thì không bẻ đc gì nữa rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh viết rất hay

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#10 TieuTieuLang

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 52 Bài viết:
  • 70 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 22:55

Cám ơn anh.. Hay và dễ hiểu ^.^"

Thanked by 1 Member:

#11 TNK75

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2700 Bài viết:
  • 3665 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 23:00

 AlexPhong, on 30/06/2015 - 04:08, said:



Có ba loại Kiếp Sát ở địa bàn, đó là:
1. Hồng Kiếp: kiếp hồng trần, đi cùng Thiên Hỷ nên ở đây Sát không còn là giết mà Sát là sát hạch xem có qua được cửa Tham Sân Si không. Hồng Kiếp luôn đi kèm Thiên Không càng làm rõ cái nhân đầy cắc cớ cho tuổi thìn tuất sửu mùi để cuối cùng nhận Quả Phúc.
2. Cô Kiếp: kiếp cô đơn. Có lúc nhận Quả Hồng có khi nhận Quả Phúc.
3. Tử Phù Kiếp Sát: đi kèm chiêu hồn lệnh Tử Phù của thần Nguyệt Đức âm hàn, Kiếp Sát chính là lưỡi hái tử thần. Nên giành cho Quả Điếu.
Chớ tưởng Kiếp nào cũng là kiếp.

Đào Không thì Hồng Quả mà Hồng Không thì Phúc Quả. Tuổi thìn tuất sửu mùi có cách cục Hồng Không (không dính bụi hồng trần, cái nhân tu hành) và Quả Phúc (nhận quả phúc) cho nên tuổi tứ mộ được khuyên tu hành, và tuổi tứ mộ có ưu thế tu hành hơn so với tuổi khác. Ngàn năm chỉ thấy Hồng Không, đến nay mới thấy có Phúc Quả. Cho nên Đào Không thì Hồng Quả có nghĩa cứ gian dối đi cứ giả lả sắc không đi sẽ thành công đấy nhưng rồi ngập trong bụi trần khó thoát. Hơn nữa, ta thấy chỉ có Cô Thần đi với Thiên Không chứ Quả Tú không bao giờ đi với Thiên Không cho thấy không có Quả Không. Vì nhân quả không thể đồng cung. Khi Hồng Quả thì cùng lúc cách cục có Mã Phượng Tuế, cảnh vua cưỡi ngựa đi chơi đậm chất hồng trần là chuẩn mực của thành công nhân thế. Còn ở cảnh Quả Phúc, phải chăng tiền nhân sâu xa cổ vũ cuộc đời Mã Khốc Khách vượt muôn dặm Kiếp Hồng Không để giành được Quả Phúc ?



cô thần hồng kiếp đồng cung thì sao anh

Thanked by 1 Member:

#12 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 30/06/2015 - 23:32

"Mã Phượng Tuế, cảnh vua cưỡi ngựa ":

Phăng chế rồi.

Thái Tuế là vị trí của Vua, còn Mã là chủ lực quân tinh nhuệ đánh đấm thiện chiến của cánh Tang - Điếu -Tuế Phá. Khi Phượng gặp Mã tức Phượng không đứng kèm trong tam hợp của Thái Tuế thì khó long có cách Mã Phượng Tuế.

Ai đó có thể đưa ra kỳ cách "Mã Phuợng Tuế" trong 1 lá số dược không ?

Sửa bởi Hoa Cái: 01/07/2015 - 00:53


Thanked by 3 Members:

#13 nhuvien

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 43 Bài viết:
  • 47 thanks
  • Locationnyc

Gửi vào 01/07/2015 - 01:11

 Hoa Cái, on 30/06/2015 - 23:32, said:

"Mã Phượng Tuế, cảnh vua cưỡi ngựa ":

Phăng chế rồi.

Thái Tuế là vị trí của Vua, còn Mã là chủ lực quân tinh nhuệ đánh đấm thiện chiến của cánh Tang - Điếu -Tuế Phá. Khi Phượng gặp Mã tức Phượng không đứng kèm trong tam hợp của Thái Tuế thì khó long có cách Mã Phượng Tuế.

Ai đó có thể đưa ra kỳ cách "Mã Phuợng Tuế" trong 1 lá số dược không ?

Thưa bác Hoacai, 2 trường hợp sau có phải thuộc hàng kỳ cách mã-phượng-tuế:

Đại gia (tại VN); sắp qua đại vận mã-phượng-tuế, và tài sản (về bđs) là $$ (vài chục triệu usd)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tiểu gia (ở NN): mới bước vào đại vận mã-phượng-tuế, và tài sản (về bđs) là ~ $

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi nhuvien: 01/07/2015 - 01:20


Thanked by 2 Members:

#14 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 01/07/2015 - 01:39

@member='nhuvien'

Thái Tuế và Tuế Phá chỉ huy (đặt để) 2 nhánh đối kháng nhau .

Phe Thái Tuế có Tứ Linh (danh dự, chính danh) còn phe Tuế Phá có Thiên Mã (chiến đấu, bền bĩ) .

AlexPhong cho rằng Mã Tuế tức Mã Thái Tuế = Vua Cưỡi Ngựa là không thấu hiểu nội tình tức chân lý .

DH VCD của đại gia có Mã thuận cho mạng Thuỷ . Lộc Tồn ban phát tối đa cho tuổi Giáp, cùng Đồng Lương (phúc ấm = Lương, may mắn = Đồng) nên Mã Lộc Tồn đắc cách cho nhà đất, buôn may bán đắt .

Đừng có bao giờ thấy Mã Tuế Phượng mà cho là mình là Vua nhe .

Sửa bởi Hoa Cái: 01/07/2015 - 01:45


Thanked by 2 Members:

#15 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 01/07/2015 - 02:04

Đặc khoản của Tứ Linh: Đa số cases thì Tứ Linh hiện diện đầy đủ trong Tam Hợp Thái Tuế nhưng có vài cases đặc biệt Phượng Các xé lẽ để ban phát đột xuất, như vậy ôm Phượng Các là có danh với đời, cũng có ý nghĩa là nhà đất ngon lành.

Không phải là nhờ Thái Tuế trong case của đại gia do nhuvien trưng bày. Kết quả cuối cùng là các cách cục nôi trội : Mã thuận cho nạp âm, Lộc Tồn cho tuổi Giáp, Đồng Lương quá may mắn và phúc lành.

Sửa bởi Hoa Cái: 01/07/2015 - 02:09


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

21 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 21 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |