Jump to content

Advertisements




Mệnh


48 replies to this topic

#1 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 17/06/2015 - 15:33

Hỏi : Vậy thì, cuối cùng, Mệnh là gì ?

Đáp : Mệnh là Tâm.

Thanked by 3 Members:

#2 pvcpvcp

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 4015 Bài viết:
  • 7430 thanks

Gửi vào 17/06/2015 - 16:26

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 17/06/2015 - 15:33, said:

Hỏi : Vậy thì, cuối cùng, Mệnh là gì ?

Đáp : Mệnh là Tâm.
Bát tự diễn tả mệnh , bao gồm cả càn khôn,thời gian vô cùng ,các mối quan hệ xã hội và tự nhiên ,nhân tình thế thái…quy đinh ,phân biêt,đóng khung một con người …nên mệnh chính là nghiệp .
Tâm là Không,là một,là tất cả ,không thể so sánh !

Thanked by 2 Members:

#3 Votuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 295 Bài viết:
  • 474 thanks

Gửi vào 17/06/2015 - 18:45

Hỏi: Cái máng lợn là gì?

Đáp: Ờ thì nó là... cái máng lợn!

Thanked by 2 Members:

#4 tuankhong

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 380 Bài viết:
  • 509 thanks

Gửi vào 18/06/2015 - 20:42

Một thời oai phong xông xênh đến lúc trở về cái máng lợn thì gọi mệnh là cái máng lợn cũng đúng.

#5 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 18/06/2015 - 22:50

Mệnh, Đạo, Tâm, đó là 3 từ rất trừu tượng.

Nó đòi hỏi con người cần có nhiều "trải nghiệm" với nó để có thể hiểu được. Ta không thể dùng "lý trí" để chạm được nó, dù lý trí hay phân tích có một giá trị nhất định.

Nếu có thể dùng 1 từ để gộp 3 từ trên, theo cái nghĩa thiết thực nhất, thì đó là chữ Thiền.

Trong khi Thiền, độ Tĩnh càng sâu, con người càng chạm được chữ Mệnh.
Trong khi Thiền, độ Tĩnh càng định, con người càng có thể làm chủ chữ Mệnh.

Thiền. Trong tư duy, trong hành xử, trong cuộc sống, trong công việc.

Nói vậy thôi, đạt được trạng thái Thiền ổn định và bình tâm trong mọi hoạt động và tư duy hàng ngày là một việc khó, và đòi hỏi sự nỗ lực chú tâm cao.

Chú thêm: Các môn Mệnh lý có thể dựa vào để nói về Mệnh, nhưng cũng như lời của Phật, chúng chỉ là những "ngón tay" chỉ trăng mà thôi, bản thân nó không thể coi là trăng được.

Mệnh, Đạo, Tâm ... sẽ là thứ mà có 1 ngày ta "chạm" được nó, và rất khó để diễn tả được nó. Bạn có thể đã từng chạm được nó nhiều lần, nhưng sau lại bị nó vuột khỏi tay, bởi nó rất khó để giữ và duy trì, trừ phi bạn đạt được trạng thái định và sâu hoàn toàn trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ vì nó khó vậy, nên nhà chùa cần có nhiều phương pháp để tu thiền rất nghiêm cẩn và tĩnh lặng.

Khi bạn chạm và duy trì được nó, bạn sẽ có một Tâm kim cương, dường như không có gì có thể lay chuyển hay làm cho bạn phải e ngại hay biến sắc.

Ngôn từ ngày nay hay dùng phổ thông, đó là "nhập tâm".

P/S: Miyamoto Musashi.

Thanked by 3 Members:

#6 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 21/06/2015 - 11:06

Einstein nói: Time is an illusion. Thời gian là một ảo giác.

Các nhà Phật học và Vật lý học đã hiểu rằng, Thời gian chỉ là một cơ chế do tâm lý con người tạo ra, chứ bản chất là không có thực.

Nếu Dịch hay Mệnh nghiên cứu chữ Thời
Còn Phật nghiên cứu chữ Tâm

Thì giờ ta đã hiểu tại sao: Mệnh là Tâm.

Mỗi khi ta đưa ra 1 action, ta tương tác với vũ trụ và vũ trụ trả lại cho ta một kết quả tương ứng.

Dịch nói, hãy tuỳ Thời mà biến Dịch, hay nói cách khác, tuỳ Thời mà hành động.

Nhưng bản chất của nó, là hãy tuỳ "Tâm thái" mà hành động.

Việc hiểu này sẽ làm cho chúng ta rõ ràng và gần gũi, có khả năng kiểm soát hơn.

Thanked by 1 Member:

#7 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 21/06/2015 - 11:54

Giải thích thêm 1 ý trên:

Trích dẫn

Mỗi khi ta đưa ra 1 action, ta tương tác với vũ trụ và vũ trụ trả lại cho ta một kết quả tương ứng.

Nhưng vũ trụ sẽ trả lại cái kết quả mà tương ứng với toàn bộ trường khí trong con người anh, chứ không chỉ đơn thuần là thứ anh có thể "nghĩ được". Những thứ con người hiểu về mình một cách có ý thức nhỏ hơn rất nhiều so với những thứ họ không hiểu được, tức phần vô thức. Vì vậy mà có mệnh lý, phật học sinh ra để giúp ta hiểu thêm cái vô thức đó.

Hiểu điều này, thì sẽ không còn những câu than vãn như: Tại sao tôi là người tốt lại phải chịu nhiều đau khổ, trong khi đó lại có nhiều người ác sống rất may mắn.

Cái than này xuất phát từ sự hiểu biết chưa đầy đủ, hay không đủ "định sâu" để hiểu biết thực sự điều gì đang xảy ra.

Việc hiểu về số mệnh sẽ không giúp được gì cho con người, trừ phi họ có thể biến cái hiểu biết đó thành Tâm thái để sống và hành động.

Các nhà lý số khi đưa ra những lời tư vấn như "Không nên làm điều này, hay nên làm điều kia", nhưng họ chưa hiểu rằng, con người không có đủ "lực" để có thể quyết định nên hay không nên làm điều gì, nhất là khi vòng xoáy của vận mệnh quá mạnh. Cho nên, một nhà lý số giỏi, khi tư vấn một điều gì, cần phải biết chính lời tư vấn của mình có khả thi cho người thực hiện nó hay không.

Ví dụ "Anh nên bình tĩnh", nhưng biết chắc chắn rằng họ sẽ không bình tĩnh được khi gặp chuyện đó. Cần phải có một tư duy khác, thực tế hơn.

"Nên", "Không nên", nếu cuộc sống chỉ đơn giản là "có thể làm được" cái gì là Nên hay Không nên, thì con người không có phức tạp đến như lúc này.

Thanked by 4 Members:

#8 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/06/2015 - 12:33

  • Mệnh: là chỉ quá trình tạo tác -> thụ hưởng, đối tượng chịu mệnh là tâm
  • Tâm: là dòng chảy biến thiên từ sắc - thọ - tưởng - hành - thức, mà vật chứa dòng chảy này là "chân tâm". Chân tâm được ví như nước, sự biến thiên của chân tâm được ví như sóng nước.
  • Có câu "tâm tức tương tùy", nghĩa là hơi thở được gắn liền với tâm: hơi thở thực ra là một dạng chuyển động, động tức là dịch. Ta có thể thấy được "tâm trạng" và hơi thở thực sự gắn liền với nhau. Các kinh điển cho rằng, khi nhập vào thiền định (tứ thiền?) thì hơi thở ngày càng vi tế hơn lên với mức độ thiền định (định) cao hơn.
  • Thiền định cùng với các pháp môn luyện khí công đều trở về gốc của hơi thở, lấy hơi thở làm công cụ để luyện tâm, từ luyện tâm mà đạt tới mức độ luyện mệnh (tính mệnh song tu).
  • Khi hơi thở được kiểm soát, tâm trí trở nên thuần tịnh hơn, tâm trí thuần tịnh hơn dễ dàng giúp người ta tránh được tham sân si hơn (vì nhận ra hậu quả tai hại của chúng), do nhận thức/ý thức được chuỗi nhân quả.
  • Khi ý thức được chuỗi nhân quả, người ta sẽ từ từ lựa chọn hành động tạo tác, do đó mà từ từ thay đổi được vận mệnh. Do đó, rất có lý khi nói rằng "cải mệnh" tức là cải tâm.
Phật giáo tuyên bố "vạn pháp do tâm tạo".

Sửa bởi vietnamconcrete: 21/06/2015 - 12:33


#9 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/06/2015 - 12:50

Nói tới mệnh, tức nói tới chuỗi nhân quả (có tạo tác rồi mới có lãnh thọ), từ nhân tới quả được gọi là "nghiệp" (karmar). Sức mạnh của nghiệp khiến tâm chuyển dịch theo một lối nào đó (tùy theo thiện nghiệp hay ác nghiệp), các kinh điển phật giáo miêu tả sức mạnh này là "gió nghiệp". Khi gió nghiệp thổi, tâm biến thiên để vừa tạo tác, vừa lãnh thọ không ngừng -> do đó tạo thêm những nghiệp mới.

Khi tâm biến thiên cũng như nước nổi sóng, tức tâm chuyển dịch (không định), vậy thiền định là dùng để "định tâm". Không phải chỉ sinh vật thở, vạn vật đều thở, cả vũ trụ đều hòa mình trong một (hay nhiều) nhịp thở nào đó (cộng nghiệp). Khi hơi thở được kiểm soát tới mức cực vi tế thì tâm giống như dòng nước thuần tịnh không có sóng.

Do tâm thuần tịnh không biến thiên (dịch), chuỗi tạo tác ngưng lại, bản chất của mọi vấn đề hiển hiện một cách tự nhiên (gọi là trạng thái giác ngộ).

Đạo phật được thực hành theo 3 trụ: Trí/giới - Định - Huệ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 21/06/2015 - 12:59

Nói tới Tâm, Pháp, Nghiệp là nói tới cả một nền học vấn phật giáo uyên thâm. Quý bạn nếu có hứng thú có thể tìm hiểu thêm qua "Vi diệu pháp":

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#11 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 22/06/2015 - 22:22


"Bạn có một trật tự giả tạo khi bạn đi tìm trật tự, chỉ khi bạn chấp nhận tính ngẫu nhiên bạn mới đạt được một thước đo về trật tự và kiểm soát."


Thanked by 1 Member:

#12 Aplus

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 268 Bài viết:
  • 77 thanks

Gửi vào 24/06/2015 - 15:06

Tâm và mệnh có liên hệ.
Trong chùa có hình Thái cực đồ (hình ở chùa Trắng Thái lan)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#13 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 26/10/2015 - 19:41

Mệnh con người mang tính " Nhân Quả" của Phật giáo.

Trí tuệ và Phúc Đức ở mỗi người có khác nhau nhưng,

Gieo nhân xấu thì gặp quả xấu.

Gieo nhân tốt thì gặp quả tốt.

Thanked by 2 Members:

#14 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 28/10/2015 - 13:19

Mệnh là Nghiệp kiếp trước, là phần Vô thức ẩn tàng
Thân là Duyên kiếp này, là phần Nhận thức hiển lộ

Mệnh hiển thị phần Vô ở cung Phúc đức, đại diện cho tinh thần
Mệnh hiển thị phần Hữu ở cung Tật ách, đại diện cho thể xác

Con người sinh ra đã chịu Mệnh, Tật nhưng vẫn có Phúc, Thân để đóng vai trò gia giảm.

Thanked by 4 Members:

#15 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6695 Bài viết:
  • 15442 thanks

Gửi vào 30/10/2015 - 23:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 17/06/2015 - 15:33, said:

Hỏi : Vậy thì, cuối cùng, Mệnh là gì ?

Đáp : Mệnh là Tâm.

TÂM

Tại Thiên vi Mạng,
Tại Sự vi Lý,
Tại Nhơn vi Tánh,
Chủ ư Thân vi Tâm,
Kỳ thật nhứt dã.






Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |