1
Sử Ký - Thiên Quan Thư
Viết bởi Quách Ngọc Bội, 30/05/15 17:30
18 replies to this topic
#1
Gửi vào 30/05/2015 - 17:30
Loạt bài viết này dành để tham khảo song song cùng với Chương 7 - Thiên Văn Học cổ Trung Hoa.
Sử kí - Thiên quan thư
Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Tích Dã dịch (viethoc.org)
Sách ẩn: Xét: Các ngôi sao trên vòm trời có năm cung. Cung là khoảng trời của các ngôi sao. Vị trí của các ngôi sao cũng có trật tự cao thấp như thứ bậc quan lại của con người, cho nên gọi là 'thiên quan'.
Chính nghĩa: Trương Hành nói: "Các ngôi sao lấp lánh trên vòm trời, có bảy ngôi sao chuyển động, đó là mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. [1] Mặt trời là gốc của khí dương, mặt trăng là gốc của khí âm. Ngũ tinh là gốc của ngũ hành. Các ngôi sao sắp xếp, cho nên người sinh ở đất, thần thành ở trời, sắp xếp lẫn lộn, đều có chia thành nhóm. Ứng vào khoảng đất nào thì tượng trưng cho muôn vật ở đó, với triều đình thì tượng trưng cho quan lại, với con người thì tượng trưng cho sự việc. Dựa vào ngôi sao chủ mà chia thành năm cung, là có ba mươi lăm ngôi sao chủ, một chòm sao ở cung giữa, gọi là bắc đẩu; bốn chòm sao bao quanh mỗi chòm đều có bảy ngôi sao, cộng là hai mươi tám ngôi sao; mặt trời, mặt trăng chuyển động mà tỏ rõ tốt xấu vậy."
1. Cung giữa (Trung cung)
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung giữa có Đại Đế, sao chủ là chòm sao bắc cực. Chỗ ấy sinh khí, là nơi có cửa Lưu Tinh."
Sao Thiên Cực [2]
Sách ẩn: Xét:
Nhĩ Nhã chép: "Sao Bắc Cực còn gọi là sao Bắc Thần."
Xuân Thu Hợp Thành Đồ chép: "Chòm sao bắc thần có năm ngôi sao, ở giữa cung Tử Vi."
Vật Lí Luận của Dương Tuyền chép: "Sao bắc cực ở giữa vòm trời, là nơi tận cùng phía bắc của khí dương. Tận cùng phía nam là là khí dương lớn nhất, tận cùng phía bắc là khí âm lớn nhất. Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh chuyển động đến chỗ khí âm tận cùng thì không sáng, chuyển động đến chỗ khí dương tận cùng thì chiếu sáng, cho nên đấy là nơi tận cùng của sáng-tối, nóng-lạnh vậy."
là một ngôi sao sáng, là vị trí của thần Thái Nhất;
Sách ẩn: Xét:
Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Tử Vi là nhà của Đại Đế, là thần Thái Nhất."
Chính nghĩa: Thái Nhất là tên khác của Thiên Đế.
Lưu Bá Trang nói: "Thái Nhất là vị thần tôn quý nhất trong các vị thần trên trời."
bên cạnh có ba ngôi sao tượng trưng cho Tam Công,
Chính nghĩa: Ba ngôi sao tượng trưng cho Tam Công ở phía Đông của chuôi chòm sao Bắc Đẩu, lại ở phía Tây muỗm (gáo) của chòm sao Bắc Đẩu, đều là tượng trưng cho Thái úy, Tư đồ, Tư không, tượng trưng cho sự biến chuyển của âm dương, tượng trưng cho sự việc quan trọng. Nếu chuyển động thì không tốt, đứng im thì tốt, nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào thì đều xấu.
Có người nói ba ngôi sao ấy tượng trưng cho các con của thần Thái Nhất. Phía sau sao Thiên Cực có bốn ngôi sao xếp thành hình cái móc, trong đó có một ngôi sao lớn sau cùng tượng trưng cho Chính phi.
Sách ẩn: Xét:
Viên thần khế chép: "Ngang với chòm sao thần cực [chòm sao bắc đẩu] là bốn ngôi sao theo sau tượng trưng cho Hậu phi, có ngôi sao chiếu sáng tượng trưng cho Thái phi."
Lại xét:
Tinh Kinh chép: bốn ngôi sao xếp thành hình móc câu ở sau sao thiên cực là 'Tứ phụ'. Có sáu ngôi sao thuộc chòm sao câu trần gọi là 'Lục cung', tượng trưng cho sáu quân. So với đây không giống nhau.
Ba ngôi sao còn lại là tượng trưng cho bọn hậu cung. Có mười hai ngôi sao bao quanh bảo vệ tượng trưng cho bầy tôi. Các ngôi sao trên đều thuộc khoảng trời gọi là cung tía (Tử Cung).
Thẳng phía trước miệng chòm sao Bắc đẩu có ba ngôi sao xếp thành hình thon dài ở đầu bắc, lúc rõ lúc không, gọi là chòm sao Âm Đức,
Sách ẩn: Xét:
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Âm đức tượng trưng cho rường mối của thiên hạ."
Tống Quân cho rằng là tỏ rõ cái đức của mình là đạo thường.
Chính nghĩa: Tinh Kinh chép: "Ba ngôi sao của chòm sao âm đức ở trong cung Tử Vi, ở phía tây cung Thượng Thư, tượng trưng cho người tỏ ra đức huệ, cứu giúp kẻ khốn khó. Nhìn không sáng là điềm tốt; thấy sáng là điềm vua mới lên ngôi."
Lại chép: "Chòm sao Âm Đức là tượng trưng cho người chủ trong cung. Nếu chòm sao này dao động là điềm báo có tranh giành trong cung, phi tần ganh ghét nhau."
có một ngôi sao gọi là sao Thiên Nhất.
Chính nghĩa: Thiên nhất là một ngôi sao ở ngoài cửa Xương Hạp, tượng trưng cho thần Thiên Đế, tượng trưng cho thần chiến tranh, biết được tốt xấu của con người. Nếu sáng mà rõ thì âm dương dung hòa, vạn vật đẹp, con người tốt; nếu không, trái lại nếu một ngôi sao trong chòm sao Thái Nhất chuyển động đến phía nam sao Thiên Nhất, cũng tượng trưng cho thần Thiên Đế, đứng đầu sai khiến mười sáu vị thần, biết được mưa gió, nước lụt, khô hạn, binh cách, đói kém, bệnh dịch. Nếu thấy không sáng và chuyển động là điềm báo có tai họa.
Tinh kinh chép: "Hai ngôi sao Thiên nhất, Thái nhất tượng trưng cho đế vương lên ngôi. Sao này thường không ẩn. Nếu ẩn là điềm báo việc phế lập không đúng với trật tự, tông miếu không được cúng tế."
Phía trái Cung Tía (Tử Cung) có ba ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Thương, phía phải Cung Tía có năm ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Bì.
Sách ẩn: Vi Chiêu đọc là 'phẫu'.
Thi vĩ chép: "Ba sao thương, năm sao bì, phía trái phải chuôi đẩu, người cầm thương, kẻ cầm gậy."
Tinh tán của họ Thạch chép: "Tám sao thương bì, phòng bị khác thường."
Chính nghĩa: Bì, đọc là 'bàng chưởng phiên'. Năm ngôi sao của chòm sao Thiên Bì ở phía đông bắc chòm sao Nữ sàng, tượng trưng cho quân tiên phong của thiên tử, đấy là quân sĩ của thiên tử. Nhìn nhòm sao này không sáng rõ là điềm báo trong nước có dấy binh.
phía sau cung tía có sáu ngôi sao xếp ngang qua dải Ngân Hán đến chòm sao Doanh Thất, gọi là chòm sao Các Đạo.
Sách ẩn: Xét:
Lạc hiệp đồ chép: "Chòm sao Các Đạo là chòm sao ở ngoài chòm sao Bắc Đẩu." Họ Thạch nói: "Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo là cỗ xe mà thần trên trời cưỡi."
Chính nghĩa: Dải Ngân Hán là sông trời. Chòm sao Doanh thất có bảy ngôi sao, tượng trưng cho cung của thiên tử, cũng gọi là cung đen, cũng gọi là miếu sạch, trượng trưng cho thiên tử, cũng là cung riêng nhà khác của thiên tử. Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo ở phía bắc chòm sao Vương lương, như con đường vắt ngang qua gác, là con đường để thiên tử muốn đi chơi đến cung riêng. Nếu thấy một ngôi sao trong chòm sao này không sáng rõ là điềm báo đường đi không thông, nếu chòm sao này dao động là điềm báo trong cung có kẻ dấy binh.
Sử kí - Thiên quan thư
Hán - Tư Mã Thiên soạn
Lưu Tống - Bùi Nhân tập giải
Đường - Tư Mã Trinh sách ẩn, Trương Thủ Tiết chính nghĩa
Tích Dã dịch (viethoc.org)
Sách ẩn: Xét: Các ngôi sao trên vòm trời có năm cung. Cung là khoảng trời của các ngôi sao. Vị trí của các ngôi sao cũng có trật tự cao thấp như thứ bậc quan lại của con người, cho nên gọi là 'thiên quan'.
Chính nghĩa: Trương Hành nói: "Các ngôi sao lấp lánh trên vòm trời, có bảy ngôi sao chuyển động, đó là mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh. [1] Mặt trời là gốc của khí dương, mặt trăng là gốc của khí âm. Ngũ tinh là gốc của ngũ hành. Các ngôi sao sắp xếp, cho nên người sinh ở đất, thần thành ở trời, sắp xếp lẫn lộn, đều có chia thành nhóm. Ứng vào khoảng đất nào thì tượng trưng cho muôn vật ở đó, với triều đình thì tượng trưng cho quan lại, với con người thì tượng trưng cho sự việc. Dựa vào ngôi sao chủ mà chia thành năm cung, là có ba mươi lăm ngôi sao chủ, một chòm sao ở cung giữa, gọi là bắc đẩu; bốn chòm sao bao quanh mỗi chòm đều có bảy ngôi sao, cộng là hai mươi tám ngôi sao; mặt trời, mặt trăng chuyển động mà tỏ rõ tốt xấu vậy."
1. Cung giữa (Trung cung)
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung giữa có Đại Đế, sao chủ là chòm sao bắc cực. Chỗ ấy sinh khí, là nơi có cửa Lưu Tinh."
Sao Thiên Cực [2]
Sách ẩn: Xét:
Nhĩ Nhã chép: "Sao Bắc Cực còn gọi là sao Bắc Thần."
Xuân Thu Hợp Thành Đồ chép: "Chòm sao bắc thần có năm ngôi sao, ở giữa cung Tử Vi."
Vật Lí Luận của Dương Tuyền chép: "Sao bắc cực ở giữa vòm trời, là nơi tận cùng phía bắc của khí dương. Tận cùng phía nam là là khí dương lớn nhất, tận cùng phía bắc là khí âm lớn nhất. Mặt trời, mặt trăng, ngũ tinh chuyển động đến chỗ khí âm tận cùng thì không sáng, chuyển động đến chỗ khí dương tận cùng thì chiếu sáng, cho nên đấy là nơi tận cùng của sáng-tối, nóng-lạnh vậy."
là một ngôi sao sáng, là vị trí của thần Thái Nhất;
Sách ẩn: Xét:
Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Tử Vi là nhà của Đại Đế, là thần Thái Nhất."
Chính nghĩa: Thái Nhất là tên khác của Thiên Đế.
Lưu Bá Trang nói: "Thái Nhất là vị thần tôn quý nhất trong các vị thần trên trời."
bên cạnh có ba ngôi sao tượng trưng cho Tam Công,
Chính nghĩa: Ba ngôi sao tượng trưng cho Tam Công ở phía Đông của chuôi chòm sao Bắc Đẩu, lại ở phía Tây muỗm (gáo) của chòm sao Bắc Đẩu, đều là tượng trưng cho Thái úy, Tư đồ, Tư không, tượng trưng cho sự biến chuyển của âm dương, tượng trưng cho sự việc quan trọng. Nếu chuyển động thì không tốt, đứng im thì tốt, nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào thì đều xấu.
Có người nói ba ngôi sao ấy tượng trưng cho các con của thần Thái Nhất. Phía sau sao Thiên Cực có bốn ngôi sao xếp thành hình cái móc, trong đó có một ngôi sao lớn sau cùng tượng trưng cho Chính phi.
Sách ẩn: Xét:
Viên thần khế chép: "Ngang với chòm sao thần cực [chòm sao bắc đẩu] là bốn ngôi sao theo sau tượng trưng cho Hậu phi, có ngôi sao chiếu sáng tượng trưng cho Thái phi."
Lại xét:
Tinh Kinh chép: bốn ngôi sao xếp thành hình móc câu ở sau sao thiên cực là 'Tứ phụ'. Có sáu ngôi sao thuộc chòm sao câu trần gọi là 'Lục cung', tượng trưng cho sáu quân. So với đây không giống nhau.
Ba ngôi sao còn lại là tượng trưng cho bọn hậu cung. Có mười hai ngôi sao bao quanh bảo vệ tượng trưng cho bầy tôi. Các ngôi sao trên đều thuộc khoảng trời gọi là cung tía (Tử Cung).
Thẳng phía trước miệng chòm sao Bắc đẩu có ba ngôi sao xếp thành hình thon dài ở đầu bắc, lúc rõ lúc không, gọi là chòm sao Âm Đức,
Sách ẩn: Xét:
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Âm đức tượng trưng cho rường mối của thiên hạ."
Tống Quân cho rằng là tỏ rõ cái đức của mình là đạo thường.
Chính nghĩa: Tinh Kinh chép: "Ba ngôi sao của chòm sao âm đức ở trong cung Tử Vi, ở phía tây cung Thượng Thư, tượng trưng cho người tỏ ra đức huệ, cứu giúp kẻ khốn khó. Nhìn không sáng là điềm tốt; thấy sáng là điềm vua mới lên ngôi."
Lại chép: "Chòm sao Âm Đức là tượng trưng cho người chủ trong cung. Nếu chòm sao này dao động là điềm báo có tranh giành trong cung, phi tần ganh ghét nhau."
có một ngôi sao gọi là sao Thiên Nhất.
Chính nghĩa: Thiên nhất là một ngôi sao ở ngoài cửa Xương Hạp, tượng trưng cho thần Thiên Đế, tượng trưng cho thần chiến tranh, biết được tốt xấu của con người. Nếu sáng mà rõ thì âm dương dung hòa, vạn vật đẹp, con người tốt; nếu không, trái lại nếu một ngôi sao trong chòm sao Thái Nhất chuyển động đến phía nam sao Thiên Nhất, cũng tượng trưng cho thần Thiên Đế, đứng đầu sai khiến mười sáu vị thần, biết được mưa gió, nước lụt, khô hạn, binh cách, đói kém, bệnh dịch. Nếu thấy không sáng và chuyển động là điềm báo có tai họa.
Tinh kinh chép: "Hai ngôi sao Thiên nhất, Thái nhất tượng trưng cho đế vương lên ngôi. Sao này thường không ẩn. Nếu ẩn là điềm báo việc phế lập không đúng với trật tự, tông miếu không được cúng tế."
Phía trái Cung Tía (Tử Cung) có ba ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Thương, phía phải Cung Tía có năm ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Bì.
Sách ẩn: Vi Chiêu đọc là 'phẫu'.
Thi vĩ chép: "Ba sao thương, năm sao bì, phía trái phải chuôi đẩu, người cầm thương, kẻ cầm gậy."
Tinh tán của họ Thạch chép: "Tám sao thương bì, phòng bị khác thường."
Chính nghĩa: Bì, đọc là 'bàng chưởng phiên'. Năm ngôi sao của chòm sao Thiên Bì ở phía đông bắc chòm sao Nữ sàng, tượng trưng cho quân tiên phong của thiên tử, đấy là quân sĩ của thiên tử. Nhìn nhòm sao này không sáng rõ là điềm báo trong nước có dấy binh.
phía sau cung tía có sáu ngôi sao xếp ngang qua dải Ngân Hán đến chòm sao Doanh Thất, gọi là chòm sao Các Đạo.
Sách ẩn: Xét:
Lạc hiệp đồ chép: "Chòm sao Các Đạo là chòm sao ở ngoài chòm sao Bắc Đẩu." Họ Thạch nói: "Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo là cỗ xe mà thần trên trời cưỡi."
Chính nghĩa: Dải Ngân Hán là sông trời. Chòm sao Doanh thất có bảy ngôi sao, tượng trưng cho cung của thiên tử, cũng gọi là cung đen, cũng gọi là miếu sạch, trượng trưng cho thiên tử, cũng là cung riêng nhà khác của thiên tử. Sáu ngôi sao của chòm sao Các đạo ở phía bắc chòm sao Vương lương, như con đường vắt ngang qua gác, là con đường để thiên tử muốn đi chơi đến cung riêng. Nếu thấy một ngôi sao trong chòm sao này không sáng rõ là điềm báo đường đi không thông, nếu chòm sao này dao động là điềm báo trong cung có kẻ dấy binh.
Thanked by 13 Members:
|
|
#2
Gửi vào 30/05/2015 - 17:49
Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao,
Sách ẩn: Xét:
Xuân thu vận đẩu xu chép: "Chòm sao Bắc đẩu, một là sao Thiên Xu, hai là sao Tuyền, ba là sao Ki (Cơ), bốn là sao Quyền, năm là sao Hành, sáu là sao Khai Dương, bảy là sao Dao Quang. Từ ngôi sao thứ nhất đến ngôi sao thứ bốn là cái miệng, từ ngôi sao thứ năm đến ngôi sao thứ bảy là cái chuôi, hợp lại thành hình cái muôi."
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho miệng lưỡi của trời, sao Hành thuộc cái chuôi, miệng là sao Tuyền, sao Ki."
Trường lịch của Từ Chỉnh chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, mỗi ngôi sao cách nhau chín ngàn dặm. Có hai ngôi sao mờ không rõ, cách nhau tám ngàn dặm."
vốn gọi là "Tuyền, Ki, Ngọc hành để sửa 'thất chính'."
Sách ẩn:
Thượng thư chép: "Tuyền, Ki".
Mã Dung nói: "Tuyền là một thứ ngọc đẹp. Ki là máy 'hồn thiên nghi', xoay tròn được, cho nên gọi là 'Ki'. Hành là cái ống ngang trong đó. Lấy ngọc Tuyền làm máy, lấy ngọc làm ống ngang, có lẽ là coi trọng các ngôi sao trên vòm trời."
Trịnh Huyền chú Đại truyện chép: "Cái ống ngang trong máy là trục xoay, khung ngoài là đòn ngọc."
Thượng thư đại truyện chép: "Thất chính là nói về mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ, các ngôi sao trên vòm trời, đất đai, đạo làm người, cho nên phải sửa. Đạo làm người ngay thì muôn vật hòa thuận."
Mã Dung chú giải Thượng thư chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, đều tượng trưng cho các sự việc. Sao thứ nhất là chủ Mặt Trời; sao thứ hai là chủ Mặt Trăng; sao thứ ba là chủ Sao Hỏa, gọi là sao Huỳnh Hoặc; sao thứ tư là chủ Sao Sát Thổ, gọi là sao Trấn; sao thứ năm là chủ Sao Phạt Thủy, gọi là sao Thần; sao thứ sáu chủ Sao Nguy Mộc, gọi là sao Tuế; sao thứ bảy chủ Sao Phiếu Kim, gọi là sao Thái Bạch. Mặt trời, Mặt trăng, ngũ tinh đều khác, cho nên gọi là 'thất chính'."
Phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long Giác,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Long Giác là chòm sao ở phía đông của vòm trời."
Chính nghĩa: Xét: Chòm sao Long Giác là tượng trưng cho ải trời, giữa đó là cửa trời, trong là sân trời, là chỗ mà đường Hoàng Đạo chạy qua, bảy ngôi sao chuyển qua. Phía trái của chòm sao Long Giác là sao Lí, tượng trưng cho hình pháp, phía nam là đường thái dương; phía phải của chòm sao Long giác là sao Tướng, tượng trưng cho quân tướng. Phía bắc là đường thái âm. Đấy là ba ba cửa trời, cho nên chòm sao này sáng thì thiên hạ yên ổn, người hiền giữ ngôi vị; nếu không thì trái lại.
ngôi sao Hành ở giữa chòm sao Nam đẩu, phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm.
Chính nghĩa: Nói là chòm sao Bắc đẩu ở phía bắc, phần chuôi muôi ngang với phần miệng muôi dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm; phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long Giác. Sáu ngôi sao của chòm sao Nam Đẩu tượng trưng cho miếu trời, là là vị trí tượng trưng của quan Thừa Tướng, Thái Tể, chủ việc tiến cử người hiền lành, trao tước bổng, lại chủ việc binh, còn gọi là chòm sao Thiên cơ. Phía nam là hai ngôi sao tượng trưng cho cầu trời; ở giữa có một ngôi sao tượng trưng cho Thừa Tướng của trời; phía bắc có hai ngôi sao tượng trưng cho phủ trời, sân trời. Chòm sao Bắc Đẩu sáng rõ là điềm báo pháp lệnh ôn hòa, tước lộc được ban hành; nếu không thì trái lại. Chòm sao Sâm chủ về việc chém giết, lại chủ việc tù ngục, chủ việc hình phạt. Có ba ngôi sao trong đó bày ngang hàng là tượng trưng cho ba vị tướng quân, phía đông bắc là vai trái, chủ Tả tướng quân; phía tây bắc là vai phải, chủ Hữu tướng quân; phía đông nam là chân trái, chủ Hậu tướng quân; phía tây nam là chân phải, chủ Thiên tướng quân. Ở giữa là ba ngôi sao nhỏ tượng trưng cho việc đánh dẹp, là Đô úy của trời, chủ việc trông coi các nước Nhung-Địch, thường không sáng, nếu sáng là có rối loạn, đại thần mưu phản, dấy binh, người Di-Địch đánh nhau.
Buổi chiều tối thì thấy rõ phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần chuôi muôi này ứng với chỗ từ núi Hoa về phía tây nam. Buổi nửa đêm thì thấy rõ phần giữa của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi này ứng với vùng sông Hà, sông Tế của Trung Quốc. Buổi sáng sớm thì thấy rõ phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi ứng với chỗ từ miền Hải-Đại về phía đông bắc. Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho cái xe của Thiên Đế, chuyển động ở chính giữa, coi xét bốn phương, phân biệt âm dương, tỏ rõ bốn mùa, cân bằng ngũ hành, thay đổi tiết độ, sắp đặt phép tắc, đều dựa vào chòm sao Bắc đẩu. Phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu đội liền sáu ngôi sao, gọi là chòm sao Văn Xương,
Sách ẩn:
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Văn Xương tượng trưng cho phủ trời."
Hiếu kinh viên thần khế chép: "Văn là chỉ các ngôi sao xếp bày, xương là chỉ rường mối của trời."
một là sao Thượng tướng, hai là sao Thứ tướng, ba là sao Qúy tướng, bốn là sao Tư mệnh, năm là sao Tư trung, sáu là sao Tư lộc.
Sách ẩn:
Xuân thu nguyên mệnh bao chép: "Sao Thượng tướng chủ việc oai võ, sao Thứ tướng chủ việc tả hữu, sao Quý tướng chủ việc văn giáo, sao Tư lộc chủ việc thưởng công đãi sĩ, sao Tư mệnh chủ việc già trẻ, sao Tư tai chủ việc tai họa."
Ở trong phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có chòm sao Quý Nhân Lao.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Truyện chép: 'Chòm sao Thiên lí có bốn ngôi sao ở giữa phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu. Chòm sao Quý Nhân Lao còn có tên là chòm sao Thiên lí'."
Chính nghĩa: Nếu thấy rõ trong phần miệng muôi có chòm sao ấy là điềm báo người tôn quý bị bắt giam.
Ở dưới phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có sáu ngôi sao, xếp thành mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam Năng.
Sách ẩn: Dưới phần miệng muôi có sáu ngôi sao, mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam Thai. Xét:
Hán thư Đông Phương Sóc truyện chép: "Xin kể sáu ngôi sao của chòm sao Thái Giai."
Mạnh Khang nói: "Thái giai là Tam thai."
Ứng Thiệu dẫn Hoàng Đế Thái giai lục phù kinh chép: "Chòm sao Thái giai tượng trưng cho ba cái bậc thềm của thiên tử; bậc thềm trên, ngôi sao trên tượng trưng cho nam chủ; ngôi sao dưới tượng trưng cho nữ chủ; bậc thềm giữa, ngôi sao trên tượng trưng cho chư hầu tam công, ngôi sao dưới tượng trưng cho khanh đại phu; bậc thềm dưới, ngôi sao trên tượng trưng cho kẻ sĩ, ngôi sao dưới tượng trưng cho dân thường. Ba bậc thềm ngang bằng thì âm dương hòa hợp, mưa gió nhu thuận; nếu không cân bằng thì thóc lúa không mọc, đông tuyết hè sương, thiên hạ bạo ngược, ưa dấy binh giáp. Thêm cung điện, mở vườn tược, đấy là cái hại của bậc thềm trên."
Chòm sao Tam năng sáng rõ ngang nhau thì vua tôi hòa đồng; không ngang nhau thì phản nghịch. Chòm sao Phụ sáng gần
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Tại bên cạnh ngôi sao thứ sáu của chòm sao Bắc đẩu."
Chính nghĩa: Tượng trưng cho đại thần. Chòm sao này thường nhỏ mà sáng; nếu to mà sáng là điềm báo bầy tôi cướp ngôi vua; nếu nhỏ mà không sáng thì bầy tôi không được tin dùng; nếu to sáng ngang với chòm sao Bắc đẩu thì binh cách nổi lên; nếu mờ mà xa chòm sao Bắc đẩu thì bầy tôi không bị giết chết thì cũng cách chức; nếu cận thần chuyên quyền, bỏ hiền dùng nịnh thì chòm sao Phụ mọc sừng; cận thần nắm lấy ấn phù, mưu cướp xã tắc thì chòm sao Phụ mọc cánh; nếu không thì chết.
thì đại thần được tin dùng; nếu chòm sao Phụ nhỏ xa thì đại thần yếu kém.
Sách ẩn: Xét:
Xuân thu vận đẩu xu chép: "Chòm sao Bắc đẩu, một là sao Thiên Xu, hai là sao Tuyền, ba là sao Ki (Cơ), bốn là sao Quyền, năm là sao Hành, sáu là sao Khai Dương, bảy là sao Dao Quang. Từ ngôi sao thứ nhất đến ngôi sao thứ bốn là cái miệng, từ ngôi sao thứ năm đến ngôi sao thứ bảy là cái chuôi, hợp lại thành hình cái muôi."
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho miệng lưỡi của trời, sao Hành thuộc cái chuôi, miệng là sao Tuyền, sao Ki."
Trường lịch của Từ Chỉnh chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, mỗi ngôi sao cách nhau chín ngàn dặm. Có hai ngôi sao mờ không rõ, cách nhau tám ngàn dặm."
vốn gọi là "Tuyền, Ki, Ngọc hành để sửa 'thất chính'."
Sách ẩn:
Thượng thư chép: "Tuyền, Ki".
Mã Dung nói: "Tuyền là một thứ ngọc đẹp. Ki là máy 'hồn thiên nghi', xoay tròn được, cho nên gọi là 'Ki'. Hành là cái ống ngang trong đó. Lấy ngọc Tuyền làm máy, lấy ngọc làm ống ngang, có lẽ là coi trọng các ngôi sao trên vòm trời."
Trịnh Huyền chú Đại truyện chép: "Cái ống ngang trong máy là trục xoay, khung ngoài là đòn ngọc."
Thượng thư đại truyện chép: "Thất chính là nói về mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ, các ngôi sao trên vòm trời, đất đai, đạo làm người, cho nên phải sửa. Đạo làm người ngay thì muôn vật hòa thuận."
Mã Dung chú giải Thượng thư chép: "Chòm sao Bắc đẩu có bảy ngôi sao, đều tượng trưng cho các sự việc. Sao thứ nhất là chủ Mặt Trời; sao thứ hai là chủ Mặt Trăng; sao thứ ba là chủ Sao Hỏa, gọi là sao Huỳnh Hoặc; sao thứ tư là chủ Sao Sát Thổ, gọi là sao Trấn; sao thứ năm là chủ Sao Phạt Thủy, gọi là sao Thần; sao thứ sáu chủ Sao Nguy Mộc, gọi là sao Tuế; sao thứ bảy chủ Sao Phiếu Kim, gọi là sao Thái Bạch. Mặt trời, Mặt trăng, ngũ tinh đều khác, cho nên gọi là 'thất chính'."
Phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long Giác,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Long Giác là chòm sao ở phía đông của vòm trời."
Chính nghĩa: Xét: Chòm sao Long Giác là tượng trưng cho ải trời, giữa đó là cửa trời, trong là sân trời, là chỗ mà đường Hoàng Đạo chạy qua, bảy ngôi sao chuyển qua. Phía trái của chòm sao Long Giác là sao Lí, tượng trưng cho hình pháp, phía nam là đường thái dương; phía phải của chòm sao Long giác là sao Tướng, tượng trưng cho quân tướng. Phía bắc là đường thái âm. Đấy là ba ba cửa trời, cho nên chòm sao này sáng thì thiên hạ yên ổn, người hiền giữ ngôi vị; nếu không thì trái lại.
ngôi sao Hành ở giữa chòm sao Nam đẩu, phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm.
Chính nghĩa: Nói là chòm sao Bắc đẩu ở phía bắc, phần chuôi muôi ngang với phần miệng muôi dựa vào phần đầu của chòm sao Sâm; phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu nối liền với chòm sao Long Giác. Sáu ngôi sao của chòm sao Nam Đẩu tượng trưng cho miếu trời, là là vị trí tượng trưng của quan Thừa Tướng, Thái Tể, chủ việc tiến cử người hiền lành, trao tước bổng, lại chủ việc binh, còn gọi là chòm sao Thiên cơ. Phía nam là hai ngôi sao tượng trưng cho cầu trời; ở giữa có một ngôi sao tượng trưng cho Thừa Tướng của trời; phía bắc có hai ngôi sao tượng trưng cho phủ trời, sân trời. Chòm sao Bắc Đẩu sáng rõ là điềm báo pháp lệnh ôn hòa, tước lộc được ban hành; nếu không thì trái lại. Chòm sao Sâm chủ về việc chém giết, lại chủ việc tù ngục, chủ việc hình phạt. Có ba ngôi sao trong đó bày ngang hàng là tượng trưng cho ba vị tướng quân, phía đông bắc là vai trái, chủ Tả tướng quân; phía tây bắc là vai phải, chủ Hữu tướng quân; phía đông nam là chân trái, chủ Hậu tướng quân; phía tây nam là chân phải, chủ Thiên tướng quân. Ở giữa là ba ngôi sao nhỏ tượng trưng cho việc đánh dẹp, là Đô úy của trời, chủ việc trông coi các nước Nhung-Địch, thường không sáng, nếu sáng là có rối loạn, đại thần mưu phản, dấy binh, người Di-Địch đánh nhau.
Buổi chiều tối thì thấy rõ phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần chuôi muôi này ứng với chỗ từ núi Hoa về phía tây nam. Buổi nửa đêm thì thấy rõ phần giữa của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi này ứng với vùng sông Hà, sông Tế của Trung Quốc. Buổi sáng sớm thì thấy rõ phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu, phần miệng muôi ứng với chỗ từ miền Hải-Đại về phía đông bắc. Chòm sao Bắc đẩu tượng trưng cho cái xe của Thiên Đế, chuyển động ở chính giữa, coi xét bốn phương, phân biệt âm dương, tỏ rõ bốn mùa, cân bằng ngũ hành, thay đổi tiết độ, sắp đặt phép tắc, đều dựa vào chòm sao Bắc đẩu. Phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu đội liền sáu ngôi sao, gọi là chòm sao Văn Xương,
Sách ẩn:
Văn diệu câu chép: "Chòm sao Văn Xương tượng trưng cho phủ trời."
Hiếu kinh viên thần khế chép: "Văn là chỉ các ngôi sao xếp bày, xương là chỉ rường mối của trời."
một là sao Thượng tướng, hai là sao Thứ tướng, ba là sao Qúy tướng, bốn là sao Tư mệnh, năm là sao Tư trung, sáu là sao Tư lộc.
Sách ẩn:
Xuân thu nguyên mệnh bao chép: "Sao Thượng tướng chủ việc oai võ, sao Thứ tướng chủ việc tả hữu, sao Quý tướng chủ việc văn giáo, sao Tư lộc chủ việc thưởng công đãi sĩ, sao Tư mệnh chủ việc già trẻ, sao Tư tai chủ việc tai họa."
Ở trong phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có chòm sao Quý Nhân Lao.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Truyện chép: 'Chòm sao Thiên lí có bốn ngôi sao ở giữa phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu. Chòm sao Quý Nhân Lao còn có tên là chòm sao Thiên lí'."
Chính nghĩa: Nếu thấy rõ trong phần miệng muôi có chòm sao ấy là điềm báo người tôn quý bị bắt giam.
Ở dưới phần miệng muôi của chòm sao Bắc đẩu có sáu ngôi sao, xếp thành mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam Năng.
Sách ẩn: Dưới phần miệng muôi có sáu ngôi sao, mỗi cặp đối nhau, gọi là chòm sao Tam Thai. Xét:
Hán thư Đông Phương Sóc truyện chép: "Xin kể sáu ngôi sao của chòm sao Thái Giai."
Mạnh Khang nói: "Thái giai là Tam thai."
Ứng Thiệu dẫn Hoàng Đế Thái giai lục phù kinh chép: "Chòm sao Thái giai tượng trưng cho ba cái bậc thềm của thiên tử; bậc thềm trên, ngôi sao trên tượng trưng cho nam chủ; ngôi sao dưới tượng trưng cho nữ chủ; bậc thềm giữa, ngôi sao trên tượng trưng cho chư hầu tam công, ngôi sao dưới tượng trưng cho khanh đại phu; bậc thềm dưới, ngôi sao trên tượng trưng cho kẻ sĩ, ngôi sao dưới tượng trưng cho dân thường. Ba bậc thềm ngang bằng thì âm dương hòa hợp, mưa gió nhu thuận; nếu không cân bằng thì thóc lúa không mọc, đông tuyết hè sương, thiên hạ bạo ngược, ưa dấy binh giáp. Thêm cung điện, mở vườn tược, đấy là cái hại của bậc thềm trên."
Chòm sao Tam năng sáng rõ ngang nhau thì vua tôi hòa đồng; không ngang nhau thì phản nghịch. Chòm sao Phụ sáng gần
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Tại bên cạnh ngôi sao thứ sáu của chòm sao Bắc đẩu."
Chính nghĩa: Tượng trưng cho đại thần. Chòm sao này thường nhỏ mà sáng; nếu to mà sáng là điềm báo bầy tôi cướp ngôi vua; nếu nhỏ mà không sáng thì bầy tôi không được tin dùng; nếu to sáng ngang với chòm sao Bắc đẩu thì binh cách nổi lên; nếu mờ mà xa chòm sao Bắc đẩu thì bầy tôi không bị giết chết thì cũng cách chức; nếu cận thần chuyên quyền, bỏ hiền dùng nịnh thì chòm sao Phụ mọc sừng; cận thần nắm lấy ấn phù, mưu cướp xã tắc thì chòm sao Phụ mọc cánh; nếu không thì chết.
thì đại thần được tin dùng; nếu chòm sao Phụ nhỏ xa thì đại thần yếu kém.
Thanked by 8 Members:
|
|
#3
Gửi vào 30/05/2015 - 22:47
Bên cạnh phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu có hai ngôi sao, một ở trong gọi là sao Mâu, còn gọi là sao Chiêu Dao;
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Gần chòm sao Bắc đẩu có sao Chiêu Dao, tượng trưng cho cái mâu của trời."
Tấn chước chép: "Chòm sao Canh Hà có ba ngôi sao tượng trưng cho cái mâu, đao kiếm của trời. Chiêu Dao là một ngôi sao trong đó."
Sách ẩn: Xét
Thi kí lịch xu chép: "Trong chòm sao Canh Hà có sao Chiêu Dao, tượng trưng cho quân rợ Hồ."
Tống Quân nói: "Ngôi sao Chiêu Dao trong chòm sao Canh Hà."
Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Canh Hà có sao Thiên Mâu."
một ở ngoài gọi là sao Thuẫn, còn gọi là sao Thiên phong.
Tập giải: Tống Quân nói: "Ở ngoài là ở xa chòm sao Bắc đẩu, tại phía nam sao Chiêu Dao, còn có tên là sao Huyền Qua."
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Canh Hà là chòm sao Kích kiếm, nếu sao này không rõ là điềm báo tiến thoái không ngừng, dấy lên binh đao, sẽ gây hại ở biên cảnh."
Có mười lăm ngôi sao xếp thành hình cái vòng nối liền phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, gọi là chòm sao Tiện Nhân Lao.
Sách ẩn: Xét:
Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Tiện Nhân Lao còn gọi là chòm sao Thiên Ngục."
Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Liên doanh là chòm sao Tiện Nhân Lao." Tống Quân cho rằng chòm sao Liên doanh là chòm sao Quán Tác (QNB chú: còn đọc là Quán Sách).
Chính nghĩa: Chòm sao Quán Tác có chín ngôi sao ở trước chòm sao Thất Công, còn gọi là chòm sao Liên Tác, chủ việc pháp luật, ngăn cường bạo, là chòm sao Tiện Nhân Lao. Cửa nhà ngục có một chòm sao làm cửa, tượng trưng cho muốn mở. Chòm sao này hiện rõ là điềm báo bị bắt giam; không hiện rõ là điềm báo hình phạt giảm bớt. Dao động là điềm báo dùng rìu búa, rỗng bên trong là điềm báo đổi niên hiệu; cửa mở là có tha tội. Nếu người chủ lo lắng thì thấy cửa mở, có ngôi sao sáng ở trong là có kẻ bị chết trong ngục. Thường xem vào nửa đêm, nếu một ngôi sao không hiện rõ là có việc vui nhỏ; hai ngôi sao không hiện rõ là có ban thưởng; ba ngôi sao không rõ là người chủ ra lệnh tha tội.
Trong chòm sao này có nhiều ngôi sao sáng thì có nhiều người bị bắt giam, rỗng thì được thả ra.
Nếu sao Thiên nhất, sao Thiên thương, sao Thiên Bì, sao Mâu, sao Thuẫn dao động, tia sáng lớn thì có kẻ dấy binh.
Thái sử công nói: Từ lúc mới có người dân đến nay, có vị vua nào không từng xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Đến thời Ngũ gia, tam đại nối tiếp mà làm rõ hơn.
Chính nghĩa: Xét:
Ngũ gia là chỉ Hoàng Đế, Cao Dương, Cao Tân, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Tam đại là chỉ Hạ, Thương, Chu. Ý nói từ lúc có dân đến nay, ai từng không xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Cho đến đời Ngũ đế, Tam đại thì cũng được nối tiếp mà làm rõ âm dương lịch trời.
Trong là dân đội mũ, ngoài là dân Di-Địch, chia vùng đất giữa thành mười hai châu, trên thì xem sao ở vòm trời, dưới thì nhìn vật ở mặt đất. Trời thì có trăng sao, đất thì có ngũ hành. Trên trời có ngũ tinh thì dưới đất có ngũ hành. Trên trời có ngôi sao thì dưới đất có bờ cõi. Tam Quang [1] là gốc của âm dương, khí gốc từ đất, cho nên thánh nhân sắp đặt được nó.
Từ thời U-Lệ về trước đã xưa rồi. Người các nước xem cái biến hóa của trời đều khác nhau, các nhà đoán vật lạ để hợp với sự việc, sách vở bản vẽ thời ấy đoán tốt xấu không có phép tắc gì. Cho nên Khổng Tử soạn lục kinh, chép việc lạ mà không bàn đến. Còn như chuyện mệnh trời thì không kể tới; nếu kể tới thì không đợi nói rõ; nếu kể cho kẻ không biết thì dẫu nói cũng không hiểu rõ.
Ngày xưa có những người truyền lại số trời là: từ thời Cao Tân về trước thì có Trọng, Lê;
Chính nghĩa:
Tả truyện chép: "Sái Mặc nói: 'Con của họ Thiếu Hạo tên là Lê làm Hỏa chính, hiệu là Chúc Dung'. Là quan coi việc về hành hỏa, biết số trời.
thời Đường-Ngu thì có Hi, Hòa;
Chính nghĩa: Họ Hi, họ Hòa làm quan coi xét trời đất, bốn mùa.
thời nhà Hạ thì có Côn Ngô;
Chính nghĩa: Côn Ngô là con của Lục Chung. Ngu Phiên nói: "Côn Ngô tên là Phàn, lập nên họ Kỉ, phong ở ấp Côn Ngô."
thời Ân Thương thì có Vu Hàm;
Chính nghĩa: Vu Hàm là bầy tôi giỏi của nhà Ân, vốn là người nước Ngô, mộ tại trên núi Hải Ngu huyện Thường Thục châu Tô. Con tên là Hiền cũng ở đấy.
nhà Chu thì có Sử Dật, Trường Hoằng;
Chính nghĩa: Sử Dật là quan Thái sử tên là Doãn Dật thời Vũ Vương nhà Chu. Trường Hoằng là quan Đại phu thời Linh Vương nhà Chu.
ở nước Tống thì có Tử Vi; ở nước Trịnh thì có Bì Táo
Chính nghĩa: Bì Táo là quan Đại phu của nước Trịnh.
ở nước Tề thì có Cam Công;
Tập giải: Từ Quảng nói: "Có người nói Cam Công tên là Đức, vốn là người nước Lỗ."
Chính nghĩa: Thất lục chép là người nước Sở, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn tinh chiêm có tám quyển.
ở nước Sở thì có Đường Mạt; ở nước Triệu thì có Doãn Cao; ở nước Ngụy thì có Thạch Thân.
Chính nghĩa: Thất lục chép Thạch Thân là người nước Ngụy, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn có tám quyển.
Các ngôi sao chuyển động trên vòm trời, cứ ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, trăm năm lại có biến đổi vừa, năm trăm năm lại có biến đổi lớn; ba lần biến đổi lớn là một kỉ, ba kỉ là một lần lớn. Đấy là số lớn vậy. Người trị nước phải coi trọng ba lần năm lượt ấy.
Sách ẩn: Ba lần năm lượt là nói ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, năm trăm năm lại có biến đổi lớn.
Trên dưới đều trải mấy ngàn năm, sau đó người trong thiên hạ mới sửa thêm.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Gần chòm sao Bắc đẩu có sao Chiêu Dao, tượng trưng cho cái mâu của trời."
Tấn chước chép: "Chòm sao Canh Hà có ba ngôi sao tượng trưng cho cái mâu, đao kiếm của trời. Chiêu Dao là một ngôi sao trong đó."
Sách ẩn: Xét
Thi kí lịch xu chép: "Trong chòm sao Canh Hà có sao Chiêu Dao, tượng trưng cho quân rợ Hồ."
Tống Quân nói: "Ngôi sao Chiêu Dao trong chòm sao Canh Hà."
Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Canh Hà có sao Thiên Mâu."
một ở ngoài gọi là sao Thuẫn, còn gọi là sao Thiên phong.
Tập giải: Tống Quân nói: "Ở ngoài là ở xa chòm sao Bắc đẩu, tại phía nam sao Chiêu Dao, còn có tên là sao Huyền Qua."
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Chòm sao Canh Hà là chòm sao Kích kiếm, nếu sao này không rõ là điềm báo tiến thoái không ngừng, dấy lên binh đao, sẽ gây hại ở biên cảnh."
Có mười lăm ngôi sao xếp thành hình cái vòng nối liền phần chuôi muôi của chòm sao Bắc đẩu, gọi là chòm sao Tiện Nhân Lao.
Sách ẩn: Xét:
Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Tiện Nhân Lao còn gọi là chòm sao Thiên Ngục."
Lạc chấp đồ chép: "Chòm sao Liên doanh là chòm sao Tiện Nhân Lao." Tống Quân cho rằng chòm sao Liên doanh là chòm sao Quán Tác (QNB chú: còn đọc là Quán Sách).
Chính nghĩa: Chòm sao Quán Tác có chín ngôi sao ở trước chòm sao Thất Công, còn gọi là chòm sao Liên Tác, chủ việc pháp luật, ngăn cường bạo, là chòm sao Tiện Nhân Lao. Cửa nhà ngục có một chòm sao làm cửa, tượng trưng cho muốn mở. Chòm sao này hiện rõ là điềm báo bị bắt giam; không hiện rõ là điềm báo hình phạt giảm bớt. Dao động là điềm báo dùng rìu búa, rỗng bên trong là điềm báo đổi niên hiệu; cửa mở là có tha tội. Nếu người chủ lo lắng thì thấy cửa mở, có ngôi sao sáng ở trong là có kẻ bị chết trong ngục. Thường xem vào nửa đêm, nếu một ngôi sao không hiện rõ là có việc vui nhỏ; hai ngôi sao không hiện rõ là có ban thưởng; ba ngôi sao không rõ là người chủ ra lệnh tha tội.
Trong chòm sao này có nhiều ngôi sao sáng thì có nhiều người bị bắt giam, rỗng thì được thả ra.
Nếu sao Thiên nhất, sao Thiên thương, sao Thiên Bì, sao Mâu, sao Thuẫn dao động, tia sáng lớn thì có kẻ dấy binh.
Thái sử công nói: Từ lúc mới có người dân đến nay, có vị vua nào không từng xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Đến thời Ngũ gia, tam đại nối tiếp mà làm rõ hơn.
Chính nghĩa: Xét:
Ngũ gia là chỉ Hoàng Đế, Cao Dương, Cao Tân, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn. Tam đại là chỉ Hạ, Thương, Chu. Ý nói từ lúc có dân đến nay, ai từng không xem qua Mặt trời, Mặt trăng, các ngôi sao? Cho đến đời Ngũ đế, Tam đại thì cũng được nối tiếp mà làm rõ âm dương lịch trời.
Trong là dân đội mũ, ngoài là dân Di-Địch, chia vùng đất giữa thành mười hai châu, trên thì xem sao ở vòm trời, dưới thì nhìn vật ở mặt đất. Trời thì có trăng sao, đất thì có ngũ hành. Trên trời có ngũ tinh thì dưới đất có ngũ hành. Trên trời có ngôi sao thì dưới đất có bờ cõi. Tam Quang [1] là gốc của âm dương, khí gốc từ đất, cho nên thánh nhân sắp đặt được nó.
Từ thời U-Lệ về trước đã xưa rồi. Người các nước xem cái biến hóa của trời đều khác nhau, các nhà đoán vật lạ để hợp với sự việc, sách vở bản vẽ thời ấy đoán tốt xấu không có phép tắc gì. Cho nên Khổng Tử soạn lục kinh, chép việc lạ mà không bàn đến. Còn như chuyện mệnh trời thì không kể tới; nếu kể tới thì không đợi nói rõ; nếu kể cho kẻ không biết thì dẫu nói cũng không hiểu rõ.
Ngày xưa có những người truyền lại số trời là: từ thời Cao Tân về trước thì có Trọng, Lê;
Chính nghĩa:
Tả truyện chép: "Sái Mặc nói: 'Con của họ Thiếu Hạo tên là Lê làm Hỏa chính, hiệu là Chúc Dung'. Là quan coi việc về hành hỏa, biết số trời.
thời Đường-Ngu thì có Hi, Hòa;
Chính nghĩa: Họ Hi, họ Hòa làm quan coi xét trời đất, bốn mùa.
thời nhà Hạ thì có Côn Ngô;
Chính nghĩa: Côn Ngô là con của Lục Chung. Ngu Phiên nói: "Côn Ngô tên là Phàn, lập nên họ Kỉ, phong ở ấp Côn Ngô."
thời Ân Thương thì có Vu Hàm;
Chính nghĩa: Vu Hàm là bầy tôi giỏi của nhà Ân, vốn là người nước Ngô, mộ tại trên núi Hải Ngu huyện Thường Thục châu Tô. Con tên là Hiền cũng ở đấy.
nhà Chu thì có Sử Dật, Trường Hoằng;
Chính nghĩa: Sử Dật là quan Thái sử tên là Doãn Dật thời Vũ Vương nhà Chu. Trường Hoằng là quan Đại phu thời Linh Vương nhà Chu.
ở nước Tống thì có Tử Vi; ở nước Trịnh thì có Bì Táo
Chính nghĩa: Bì Táo là quan Đại phu của nước Trịnh.
ở nước Tề thì có Cam Công;
Tập giải: Từ Quảng nói: "Có người nói Cam Công tên là Đức, vốn là người nước Lỗ."
Chính nghĩa: Thất lục chép là người nước Sở, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn tinh chiêm có tám quyển.
ở nước Sở thì có Đường Mạt; ở nước Triệu thì có Doãn Cao; ở nước Ngụy thì có Thạch Thân.
Chính nghĩa: Thất lục chép Thạch Thân là người nước Ngụy, thời Chiến quốc soạn sách Thiên văn có tám quyển.
Các ngôi sao chuyển động trên vòm trời, cứ ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, trăm năm lại có biến đổi vừa, năm trăm năm lại có biến đổi lớn; ba lần biến đổi lớn là một kỉ, ba kỉ là một lần lớn. Đấy là số lớn vậy. Người trị nước phải coi trọng ba lần năm lượt ấy.
Sách ẩn: Ba lần năm lượt là nói ba mươi năm lại có một biến đổi nhỏ, năm trăm năm lại có biến đổi lớn.
Trên dưới đều trải mấy ngàn năm, sau đó người trong thiên hạ mới sửa thêm.
Thanked by 5 Members:
|
|
#4
Gửi vào 30/05/2015 - 23:10
2. Cung đông (Đông Cung):
Tên là cung Thương Long.
Sách ẩn: Xét:
Văn diệu câu chép: "Cung đông là chỗ của Thương Đế, có thần là con rồng."
Có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm.
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: Cung Đại Thần có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm, chòm sao Vĩ." Lí Tuần nói: "Cung Đại Thần là cung Thương Long, là cung sáng nhất."
Chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình,
Sách ẩn:
Xuân thu thuyết đề từ chép: "Chòm sao Phòng, chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, là chỗ Thiên Vương ban bố chính lệnh."
Thượng thư vận kì viên chép: "Chòm sao Phòng ở con đường của bốn vùng ven."
Tống Quân nói: "Giữa bốn ngôi sao có ba con đường, là chỗ mà Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ra vào."
có một sao lớn gọi là sao Thiên Vương, trước sau nó các sao con.
Sách ẩn:
Hồng phạm ngũ hành truyện chép: "Có sao lớn của chòm sao Tâm tên là sao Thiên Vương. Có sao trước nó tượng trưng cho con cả; sau nó tượng trưng cho con thứ.".
Ba ngôi sao này không thường thẳng hàng, nếu thẳng là điềm báo Thiên Vương lầm kế. Chòm sao Phòng tượng trưng cho phủ trời, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Thiên Tứ là chòm sao Phòng."
Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Phòng tượng trưng cho ngựa trời, chủ việc xe ngựa."
Phía bắc của nó có ngôi sao tượng trưng cho con ngựa bên phải, gọi là sao Hữu Tham. Bên cạnh có hai ngôi sao, gọi là chòm sao Câm;
Sách ẩn: Chòm sao Phòng có hai ngôi sao là sao Cầm.
Nguyên mệnh bao chép: "Hai sao Câu-Câm làm bờ ngăn, chủ việc xét nét, nên phòng giữ hơn thường."
Chính nghĩa: Nếu sao này sáng mà gần chòm sao Phòng là điềm báo thiên hạ cùng lòng. Nếu giữa giữa sao Câu-Câm, chòm sao Phòng-Tâm có ngôi sao lạ xuất hiện và chuyển ra là điềm báo có động đất.
phía bắc có một sao gọi là sao Hạt.
Chính nghĩa:
Thuyết văn chép: "Hạt là cái chốt trục xe. Hai đầu xuyên vào nhau."
Tinh kinh chép: "Có một ngôi sao tượng trưng cho cái chốt trục, ở phía đông bắc chòm sao Phòng, chủ việc then khóa." Nếu không ở vị trí vốn có của nó là điềm bào cầu bến chẳng thông, cửa cung không được khóa; nếu đúng vị trí thì ngược lại.
Phía đông bắc có mười hai ngôi sao xếp thành hình cong gọi là chòm sao Kì,
Chính nghĩa: Có hai đầu tượng trưng cho cái cờ, đầu bên trái có chín ngôi sao ở phía trái chòm sao Hà Cổ; đầu bên phải có chín ngôi sao ở phía phải chòm sao Hà Cổ. Đều tượng trưng cho cờ trống của nhà trời, cho nên lấy làm lá cờ. Nếu chòm sao này sáng sủa rõ ràng thì việc quân được lành; nếu không thì việc quân gặp xấu; nếu không ở đúng vị trí vốn có của nó thì là điềm báo cầu bến không thông; nếu nó dao động là điềm báo có kẻ dấy binh.
trong đó có bốn ngôi sao tượng trưng cho chợ trời, gọi là chòm sao Thiên Thị,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Thị có hai mươi ba ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Phòng-Tâm, tượng trưng cho chỗ tụ hội trao đổi chợ búa của nhà nước, còn tượng trưng cho lá cờ của nhà trời. Nếu chòm sao này sáng thì điềm báo quan coi chợ nghiêm ngặt, nhà buôn không được lời; nếu hốt nhiên không sáng là điềm báo ngược lại. Nếu các ngôi sao trong đó tụ hội nhiều thì điềm báo năm đó được mùa, nếu tụ hội ít thì năm đó đói kém. Nếu có sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo có việc giết bầy tôi bất trung. Nếu sao chổi xuất hiện xẹt qua chòm sao đó thì nên dời chợ chuyển đô. Nếu có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có kẻ dấy binh lớn; sao lạ chuyển ra ngoài là điềm báo có tang lớn.
trong đó có sáu ngôi sao tượng trưng cho lầu chợ, gọi là chòm sao Thị Lâu. Nếu các ngôi sao trong chòm sao này tụ nhiều thì điềm báo có đủ của cải, nếu rỗng thì điềm báo hao tổn của cải. Có các ngôi phía nam chòm sao Phòng tượng trưng cho quan coi quân kị, gọi là chòm sao Kị Quan.
Có chòm sao Giác, bên trái là sao Lí, bên phải là sao Tướng.
Sách ẩn: Sao Lí tượng trưng cho quan coi việc hình pháp. Họ Thạch nói: "Ngôi sao mé trái chòm sao Giác tượng trưng cho ruộng trời. Ngôi sao mé phải chòm sao Giác tượng trưng cho cửa trời."
Có ngôi sao Đại Giác tượng trưng cho sân đình của Thiên Vương.
Sách ẩn: Xét:
Viên thần khế chép: "Sao Đại Giác là là chỗ ngồi chờ." Tống Quân nói: "Là ghế ngồi của Thiên Đế."
Chính nghĩa: Sao Đại Giác ở giữa chòm sao Nhiếp Đề kẹp hai bên, tượng trưng cho bậc đế vương. Nếu sáng rõ màu vàng là điềm báo thiên hạ hòa đồng.
Hai bên cạnh nó đều có ba ngôi sao xếp thành hình cong như chân vạc gọi là chòm sao Nhiếp Đề.
Chính nghĩa: Chòm sao Nhiếp Đề có ngôi sao kề sao Đại Giác, tượng trưng cho đại thần, thường xếp thẳng phía chuôi chòm sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho tám tiết, xét vạn sự. Nếu màu sắc dịu dịu không sáng mà lớn là điềm báo nhà vua có lo lắng, có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có thánh nhân nhận lấy chính lệnh.
Chòm sao Nhiếp Đề thẳng hướng chỉ của phần chuôi chòm sao Bắc Đẩu để tượng trưng cho mùa tiết, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách.
Chòm sao Cang tượng trưng cho miếu ngoài,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Cang có bốn ngôi sao tượng trưng cho sân miếu."
Chính nghĩa: Là chỗ vâng nghe chính lệnh. Nếu sáng rõ là điềm báo bầy tôi trung thành, thiên hạ yên ổn; nếu không là trái lại.
chủ về bệnh tật. Hai đầu nam bắc nó có hai ngôi sao lớn, gọi là chòm sao Nam Môn.
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Môn có hai ngôi sao ở phía nam chòm sao Khố Lâu, tượng trưng cho cửa ngoài của nhà trời. Nếu sáng thì điềm báo rợ Đê-Khương mạnh, nếu mờ thì người Di làm phản; nếu có ngôi sao lạ xuất hiện ở giữa thì quân địch ở ngoài sắp kéo đến.
Chòm sao Đê tượng trưng cho gốc của trời,
Sách ẩn: Tôn Viêm cho rằng các ngôi sao phía dưới của chòm sao Giác-Cang họp thành chòm sao Đê, như là cái cây có gốc.
Chính nghĩa:
Tinh kinh chép: "Chòm sao Đê có bốn ngôi sao tượng trưng cho điện chính, là chỗ mà bầy tôi nghe chầu. Nếu chòm sao này sáng rõ thì bầy tôi vâng lệnh."
Hợp thành đồ chép: "Chòm sao Đê tượng trưng cho chỗ nghỉ."
chủ về bệnh dịch.
Sách ẩn: Tháng ba cây du, cây giáp rụng lá, cho nên chủ về bệnh dịch. Nhưng lúc ấy mọi vật dẫu sinh sôi nhưng Mặt trời mọc ở khoảng chòm sao Khuê, gây khí độc, cho nên có bệnh dịch."
Chính nghĩa: Ba chòm sao Đê-Phòng-Tâm thuộc hành hỏa, theo địa chi thuộc cung Mão, tại phân dã của nước Tống.
Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao tượng trưng cho chín người con,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao, chòm sao Cơ có bốn ngôi sao, là sân bãi của hậu cung."
Chính nghĩa: Chòm sao Vĩ là bến chẻ củi, theo địa chi thuộc cung dần, tại phân dã của nước Yên. Chín ngôi sao của chòm sao Vĩ tượng trưng cho hậu cung, cũng là chín người con. Một ngôi sao gần chòm sao Tâm là Hậu, ba ngôi sau là Phi, ba ngôi sao nữa là Tần, hai ngôi cuối là Thiếp. Nếu sáng đều là điềm báo lớn bé hòa thuận, hậu cung yên ổn mà có nhiều con; nếu không thì trái lại; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo hậu cung có dấy binh; nếu sáng tối khác thường là vợ lớn-bé gây loạn, kẻ hầu gái lộn xộn.
tượng trưng cho vua-tôi; nếu các ngôi sao cách xa là điềm báo bất hòa. Chòm sao Cơ tượng trưng cho người khách ngạo mạn,
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngạo mạn là xấc láo. Chòm sao Cơ có hình như cánh tay dương lên, tượng trưng cho vẻ xấc láo. Chòm sao Cơ lại giống như cái sọt đựng đồ, có đồ đựng đồ vứt, tượng trưng cho khách lúc đến lúc đi."
Chính nghĩa: Chòm sao Cơ chủ về tám hướng gió, cũng là chỗ ở của hậu phi. Nếu chuyển động vào khoảng phân dã của vùng sông Hà là điềm báo người trong nước ăn thịt lẫn nhau; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ sẽ loạn; nếu Mặt Trăng mọc ở khoảng chòm sao ấy thì có gió nổi lên.
tượng trưng cho miệng lưỡi.
Sách ẩn:
Thi chép: "Chòm sao Cơ phía nam là miệng của ông trời." Là nói chòm sao Cơ có lưỡi, tượng trưng cho lời nói.
Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Giác,
Sách ẩn: Xét:
Vi Chiêu nói: "Sao Hỏa là sao Huỳnh Hoặc."
thì có chiến tranh. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Phòng-Tâm, cũng là điều mà bậc đế vương ghét.
Chính nghĩa: Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Cơ-Vĩ-Đê thì nó sẽ chiếu thành tia sáng, là sẽ có việc đánh trận. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Phòng-Tâm mà chòm sao Phòng-Tâm cũng chiếu thành tia sáng thì bậc đế vương cũng ghét việc này.
Tên là cung Thương Long.
Sách ẩn: Xét:
Văn diệu câu chép: "Cung đông là chỗ của Thương Đế, có thần là con rồng."
Có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm.
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: Cung Đại Thần có chòm sao Phòng, chòm sao Tâm, chòm sao Vĩ." Lí Tuần nói: "Cung Đại Thần là cung Thương Long, là cung sáng nhất."
Chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình,
Sách ẩn:
Xuân thu thuyết đề từ chép: "Chòm sao Phòng, chòm sao Tâm tượng trưng cho triều đình, là chỗ Thiên Vương ban bố chính lệnh."
Thượng thư vận kì viên chép: "Chòm sao Phòng ở con đường của bốn vùng ven."
Tống Quân nói: "Giữa bốn ngôi sao có ba con đường, là chỗ mà Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ra vào."
có một sao lớn gọi là sao Thiên Vương, trước sau nó các sao con.
Sách ẩn:
Hồng phạm ngũ hành truyện chép: "Có sao lớn của chòm sao Tâm tên là sao Thiên Vương. Có sao trước nó tượng trưng cho con cả; sau nó tượng trưng cho con thứ.".
Ba ngôi sao này không thường thẳng hàng, nếu thẳng là điềm báo Thiên Vương lầm kế. Chòm sao Phòng tượng trưng cho phủ trời, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Thiên Tứ là chòm sao Phòng."
Thi kí lịch xu chép: "Chòm sao Phòng tượng trưng cho ngựa trời, chủ việc xe ngựa."
Phía bắc của nó có ngôi sao tượng trưng cho con ngựa bên phải, gọi là sao Hữu Tham. Bên cạnh có hai ngôi sao, gọi là chòm sao Câm;
Sách ẩn: Chòm sao Phòng có hai ngôi sao là sao Cầm.
Nguyên mệnh bao chép: "Hai sao Câu-Câm làm bờ ngăn, chủ việc xét nét, nên phòng giữ hơn thường."
Chính nghĩa: Nếu sao này sáng mà gần chòm sao Phòng là điềm báo thiên hạ cùng lòng. Nếu giữa giữa sao Câu-Câm, chòm sao Phòng-Tâm có ngôi sao lạ xuất hiện và chuyển ra là điềm báo có động đất.
phía bắc có một sao gọi là sao Hạt.
Chính nghĩa:
Thuyết văn chép: "Hạt là cái chốt trục xe. Hai đầu xuyên vào nhau."
Tinh kinh chép: "Có một ngôi sao tượng trưng cho cái chốt trục, ở phía đông bắc chòm sao Phòng, chủ việc then khóa." Nếu không ở vị trí vốn có của nó là điềm bào cầu bến chẳng thông, cửa cung không được khóa; nếu đúng vị trí thì ngược lại.
Phía đông bắc có mười hai ngôi sao xếp thành hình cong gọi là chòm sao Kì,
Chính nghĩa: Có hai đầu tượng trưng cho cái cờ, đầu bên trái có chín ngôi sao ở phía trái chòm sao Hà Cổ; đầu bên phải có chín ngôi sao ở phía phải chòm sao Hà Cổ. Đều tượng trưng cho cờ trống của nhà trời, cho nên lấy làm lá cờ. Nếu chòm sao này sáng sủa rõ ràng thì việc quân được lành; nếu không thì việc quân gặp xấu; nếu không ở đúng vị trí vốn có của nó thì là điềm báo cầu bến không thông; nếu nó dao động là điềm báo có kẻ dấy binh.
trong đó có bốn ngôi sao tượng trưng cho chợ trời, gọi là chòm sao Thiên Thị,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Thị có hai mươi ba ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Phòng-Tâm, tượng trưng cho chỗ tụ hội trao đổi chợ búa của nhà nước, còn tượng trưng cho lá cờ của nhà trời. Nếu chòm sao này sáng thì điềm báo quan coi chợ nghiêm ngặt, nhà buôn không được lời; nếu hốt nhiên không sáng là điềm báo ngược lại. Nếu các ngôi sao trong đó tụ hội nhiều thì điềm báo năm đó được mùa, nếu tụ hội ít thì năm đó đói kém. Nếu có sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo có việc giết bầy tôi bất trung. Nếu sao chổi xuất hiện xẹt qua chòm sao đó thì nên dời chợ chuyển đô. Nếu có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có kẻ dấy binh lớn; sao lạ chuyển ra ngoài là điềm báo có tang lớn.
trong đó có sáu ngôi sao tượng trưng cho lầu chợ, gọi là chòm sao Thị Lâu. Nếu các ngôi sao trong chòm sao này tụ nhiều thì điềm báo có đủ của cải, nếu rỗng thì điềm báo hao tổn của cải. Có các ngôi phía nam chòm sao Phòng tượng trưng cho quan coi quân kị, gọi là chòm sao Kị Quan.
Có chòm sao Giác, bên trái là sao Lí, bên phải là sao Tướng.
Sách ẩn: Sao Lí tượng trưng cho quan coi việc hình pháp. Họ Thạch nói: "Ngôi sao mé trái chòm sao Giác tượng trưng cho ruộng trời. Ngôi sao mé phải chòm sao Giác tượng trưng cho cửa trời."
Có ngôi sao Đại Giác tượng trưng cho sân đình của Thiên Vương.
Sách ẩn: Xét:
Viên thần khế chép: "Sao Đại Giác là là chỗ ngồi chờ." Tống Quân nói: "Là ghế ngồi của Thiên Đế."
Chính nghĩa: Sao Đại Giác ở giữa chòm sao Nhiếp Đề kẹp hai bên, tượng trưng cho bậc đế vương. Nếu sáng rõ màu vàng là điềm báo thiên hạ hòa đồng.
Hai bên cạnh nó đều có ba ngôi sao xếp thành hình cong như chân vạc gọi là chòm sao Nhiếp Đề.
Chính nghĩa: Chòm sao Nhiếp Đề có ngôi sao kề sao Đại Giác, tượng trưng cho đại thần, thường xếp thẳng phía chuôi chòm sao Bắc Đẩu, tượng trưng cho tám tiết, xét vạn sự. Nếu màu sắc dịu dịu không sáng mà lớn là điềm báo nhà vua có lo lắng, có sao lạ xuất hiện trong đó là điềm báo có thánh nhân nhận lấy chính lệnh.
Chòm sao Nhiếp Đề thẳng hướng chỉ của phần chuôi chòm sao Bắc Đẩu để tượng trưng cho mùa tiết, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách.
Chòm sao Cang tượng trưng cho miếu ngoài,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Cang có bốn ngôi sao tượng trưng cho sân miếu."
Chính nghĩa: Là chỗ vâng nghe chính lệnh. Nếu sáng rõ là điềm báo bầy tôi trung thành, thiên hạ yên ổn; nếu không là trái lại.
chủ về bệnh tật. Hai đầu nam bắc nó có hai ngôi sao lớn, gọi là chòm sao Nam Môn.
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Môn có hai ngôi sao ở phía nam chòm sao Khố Lâu, tượng trưng cho cửa ngoài của nhà trời. Nếu sáng thì điềm báo rợ Đê-Khương mạnh, nếu mờ thì người Di làm phản; nếu có ngôi sao lạ xuất hiện ở giữa thì quân địch ở ngoài sắp kéo đến.
Chòm sao Đê tượng trưng cho gốc của trời,
Sách ẩn: Tôn Viêm cho rằng các ngôi sao phía dưới của chòm sao Giác-Cang họp thành chòm sao Đê, như là cái cây có gốc.
Chính nghĩa:
Tinh kinh chép: "Chòm sao Đê có bốn ngôi sao tượng trưng cho điện chính, là chỗ mà bầy tôi nghe chầu. Nếu chòm sao này sáng rõ thì bầy tôi vâng lệnh."
Hợp thành đồ chép: "Chòm sao Đê tượng trưng cho chỗ nghỉ."
chủ về bệnh dịch.
Sách ẩn: Tháng ba cây du, cây giáp rụng lá, cho nên chủ về bệnh dịch. Nhưng lúc ấy mọi vật dẫu sinh sôi nhưng Mặt trời mọc ở khoảng chòm sao Khuê, gây khí độc, cho nên có bệnh dịch."
Chính nghĩa: Ba chòm sao Đê-Phòng-Tâm thuộc hành hỏa, theo địa chi thuộc cung Mão, tại phân dã của nước Tống.
Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao tượng trưng cho chín người con,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Vĩ có chín ngôi sao, chòm sao Cơ có bốn ngôi sao, là sân bãi của hậu cung."
Chính nghĩa: Chòm sao Vĩ là bến chẻ củi, theo địa chi thuộc cung dần, tại phân dã của nước Yên. Chín ngôi sao của chòm sao Vĩ tượng trưng cho hậu cung, cũng là chín người con. Một ngôi sao gần chòm sao Tâm là Hậu, ba ngôi sau là Phi, ba ngôi sao nữa là Tần, hai ngôi cuối là Thiếp. Nếu sáng đều là điềm báo lớn bé hòa thuận, hậu cung yên ổn mà có nhiều con; nếu không thì trái lại; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo hậu cung có dấy binh; nếu sáng tối khác thường là vợ lớn-bé gây loạn, kẻ hầu gái lộn xộn.
tượng trưng cho vua-tôi; nếu các ngôi sao cách xa là điềm báo bất hòa. Chòm sao Cơ tượng trưng cho người khách ngạo mạn,
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngạo mạn là xấc láo. Chòm sao Cơ có hình như cánh tay dương lên, tượng trưng cho vẻ xấc láo. Chòm sao Cơ lại giống như cái sọt đựng đồ, có đồ đựng đồ vứt, tượng trưng cho khách lúc đến lúc đi."
Chính nghĩa: Chòm sao Cơ chủ về tám hướng gió, cũng là chỗ ở của hậu phi. Nếu chuyển động vào khoảng phân dã của vùng sông Hà là điềm báo người trong nước ăn thịt lẫn nhau; nếu sao Kim, sao Hỏa phạm vào là điềm báo thiên hạ sẽ loạn; nếu Mặt Trăng mọc ở khoảng chòm sao ấy thì có gió nổi lên.
tượng trưng cho miệng lưỡi.
Sách ẩn:
Thi chép: "Chòm sao Cơ phía nam là miệng của ông trời." Là nói chòm sao Cơ có lưỡi, tượng trưng cho lời nói.
Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Giác,
Sách ẩn: Xét:
Vi Chiêu nói: "Sao Hỏa là sao Huỳnh Hoặc."
thì có chiến tranh. Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Phòng-Tâm, cũng là điều mà bậc đế vương ghét.
Chính nghĩa: Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Cơ-Vĩ-Đê thì nó sẽ chiếu thành tia sáng, là sẽ có việc đánh trận. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Phòng-Tâm mà chòm sao Phòng-Tâm cũng chiếu thành tia sáng thì bậc đế vương cũng ghét việc này.
Thanked by 5 Members:
|
|
#5
Gửi vào 31/05/2015 - 10:37
3. Cung nam (Nam Cung):
Tên là cung Chu Điểu,
Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao xếp thành hình cái mỏ chim đỏ, tượng trưng cho quan coi về nhà bếp của trời, chủ về nấu ăn và món ngon.
có chòm sao Quyền, chòm sao Hành.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Cung Hiên Viên là chòm sao Quyền, cung Thái Vi là chòm sao Hành."
Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung nam là chỗ của Xích Đế, có thần là con chim đỏ."
Chính nghĩa: Bốn ngôi sao của chòm sao Quyền ở phía tây đuôi chòm sao Hiên Viên, chủ việc đốt lửa, phòng giữ lúc nguy cấp. Nếu chòm sao này sáng là việc yên ổn; nếu không sáng là có việc nguy cấp; nếu dao động chiếu tia sáng cũng có việc nguy cấp.
Chòm sao Hành là cung Thái Vi, là đình của Tam Quang.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Thái Vi là cung phía nam của Thiên Đế. Tam quang là Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh."
Có mười hai ngôi sao bao quanh tượng trưng cho phiên thần.
Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao Thái Vi chủ việc nghi thức, có mười hai ngôi sao, chủ việc phòng giữ việc quân nguy cấp."
Chính nghĩa: Ngoài chòm sao Thái Vi có mười ngôi sao ở chòm sao Dực-Chẩn, tượng trưng cgo cung đình của thiên tử, là ghế ngồi của Ngũ Đế, nhà ở của mười hai chư hầu. Ngoài nó là tượng trưng cho phiên thần, cửu khanh.
Phía tây nó tượng trưng cho tướng quân; phía đông nó tượng trưng cho Thừa tướng; phía nam có bốn ngôi sao tượng trưng cho quan lại trông coi hình pháp, gọi là chòm sao Chấp Pháp; giữa nó là tượng trưng cho hai cánh cửa, phía trái phải hai cánh cửa gọi là cửa bên. Trong cửa có sáu ngôi sao tượng trưng cho chư hầu.
Chính nghĩa: Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu, ở tại sân của Thiên Đế. Những ngôi sao này thường sáng sủa rõ ràng; nếu mập mờ là điềm báo các chỗ đều bị tai họa, lớn thì giết chóc, nhỏ thì chạy trốn; nếu dao động thì có kẻ chuyên quyền lấn vua. Nên xét vị trí của nó để đoán thì không lầm. Lại nói năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu này ở sông Ngân Hán phía bắc chòm sao Đông Tỉnh, chủ việc cất nhắc hạ xuống, nên phòng giữ việc không may. Lại nói là chủ về âm-dương, xét được-mất. Một là tượng trưng cho thầy của vua, hai là bạn của vua, ba là Tam Công, bốn là Bác Sĩ, năm là Thái Sử. Năm kẻ ấy là kẻ mà thiên tử nên xét kĩ. Nếu sáng sủa rõ ràng thì lớn nhỏ cân bằng, là phúc của nhà nước; nếu không thì trên dưới tranh nhau, trung thần không được dùng.
Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Ngũ Đế, gọi là chòm sao Ngũ Đế Tọa.
Sách ẩn: Thi hàm thần vụ chép: năm ngôi sao là năm vị thần, phía đông là chỗ của Thương Đế, có vị thần tên là Linh Uy Ngưỡng, thuộc giống của loài rồng xanh.
Chính nghĩa: Một sao là chỗ ngồi của Hoàng Đế, ở giữa cung Thái Vi, có thần tên là Hàm Xu Nữu. Bốn ngôi sao bên cạnh ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Hoàng Đế. Thương Đế ở phía đông gọi là thần Linh Uy Ngưỡng; Xích Đế ở phía nam gọi là thần Xích Tiêu Nộ; Bạch Đế ở phía tây gọi là thần Bạch Chiêu Củ; Hắc Đế ở phía bắc gọi là thần Hiệp Quang Kỉ. Ghế của Ngũ Đế cùng đặt là điềm thần linh tụ mưu. Nếu năm ngôi sao này sáng mà rõ là điềm báo thiên tử được lòng của trời đất; nếu không thì thất lạc.
Sau nó có mười lăm ngôi sao tụ họp đông đúc, tượng trưng cho vị trí của các quan Lang, gọi là chòm sao Lang Vị,
Chính nghĩa: Chòm sao Lang Vị có mười lăm ngôi sao, tại phía đông chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi. Nguyên sĩ thời nhà Chu, Quang lộc, Trung tán, Gián nghị thời nhà Hán là ba quan Lang trong đó. Là quan Thượng thư lang ngày nay. Chòm sao này lớn nhỏ sáng đều, thường có sắc rõ là điềm lành.
bên cạnh có một ngôi sao lớn gọi là sao Tướng Vị.
Chính nghĩa: Sao Tướng Vị là một ngôi sao phía đông bắc chòm sao Lang Vị, chủ việc phòng giữ việc quân, là Tả-Hữu trung lang tướng ngày nay. Nếu to mà sáng, có tia chiếu là điềm báo tướng quân phóng túng khó đỡ được.
Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động theo hướng thuận đúng đường đi,
Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Đúng đường đi không trái ngược. Hướng thuận là từ phía tây sang."
xét nó ra ở đâu thì giữ ở đó, bị thiên tử bắt giết.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xét Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ở hướng vào sao nào, quan thuộc trong khoảng không quá mười lăm ngày xin thiên tử ra lệnh đi đánh giết kẻ đó."
Nếu vào ngược mà không đúng đường đi là tượng trưng cho việc trái lệnh; phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa, tỏ rõ điềm báo,
Tập giải:
Tấn chước chép: "Phạm vào chỗ của nhà vua, tỏ rõ họa phúc."
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Vào ngược là từ phía đông sang, không đúng đường đi, không vào theo đường lớn. Là kẻ muốn trái lệnh, thiên tử ra lệnh bắt giết kẻ đó."
Chính nghĩa: Ý nói Mặt Trăng, ngũ tinh vào ngược, không theo đúng đường, xét vào chỗ mà nó phạm vào chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi thì tất có hình phạt giết chóc, đều là điềm báo bầy tôi hùa nhau mà mưu lấn vua trên.
là điềm báo bầy tôi hùa mưu làm loạn. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào thì lại càng hơn.
Sách ẩn: Xét: Sao Hỏa chủ việc hại vật mà sao Kim chủ việc dấy binh, là điềm báo rất nguy cấp. Còn nếu là sao Mộc-Thủy-Thổ lại việc nhỏ.
Chính nghĩa: Nếu sao Kim-Hỏa vào ngược, không theo đúng đường, phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa thì điềm báo nguy cấp còn hơn là Mặt Trăng, sao Thủy-Thổ-Mộc phạm vào.
phía tây cung Thái Vi có năm ngôi sao rủ xuống gọi là cung Thiếu Vi, tượng trưng cho Sĩ đại phu.
Sách ẩn:
Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Thiếu Vi tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn."
Thiên quan chiêm chép: "Cung Thiếu Vi có một ngôi sao tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn."
Chính nghĩa: Cung Thiếu Vi có bốn ngôi sao, ở phía tây nam bắc của cung Thái Vi, sao thứ nhất là Xứ Sĩ, sao thứ hai là Nghị Sĩ, sao thứ ba là Bác Sĩ, sao thứ tư là Đại Phu. Nếu sáng rõ màu vàng là kẻ sĩ tài năng được dùng; nếu không sáng là trái lại; Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào là điềm báo kẻ sĩ lo lắng, đổi quan Tể tướng.
Chòm sao Quyền là cung Hiên Viên. Cung Hiên Viên hình như con rồng.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như con rồng bay lên."
Sách ẩn: Viên thần khế chép: "Cung Hiên Viên có mười hai ngôi sao, là chỗ ở của hậu cung."
Tinh tán của họ Thạch cho rằng cung Hiên Viên có hình rồng, chủ về hậu phi.
Chính nghĩa: Cung Hiên Viên có mười bảy ngôi sao, tại phía bắc chòm sao Thất Tinh, có hình con rồng vàng, là thần chủ việc mưa tuyết, tượng trưng cho hậu cung. Âm dương giao cảm mà thành sấm sét, vui thành mưa, giận thành gió, loạn thành sương mù, đọng thành tuyết, tan thành sương, tụ thành khí mây, đứng thành cầu vồng, rời thành quầng sáng, chia thành vầng quang. Hai mươi tư tiết khí đều do cung Hiên Viên làm chủ. Ngôi sao lớn chủ về đàn bà, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về đàn ông, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về phi tần, các ngôi sao tiếp sau đều là thứ phi. Phía nam ngôi sao chủ đàn bà có một ngôi sao nhỏ là sao Ngự Nữ; phía trái có một ngôi sao là sao Thiếu Dân, tượng trưng cho họ hàng của thứ phi; phía phải có một ngôi sao là sao Đại Dân, tượng trưng cho họ hàng của Thái hậu. Nếu sao nhỏ sáng màu vàng là tốt; lớn sáng là điềm hậu cung tranh giành; nếu chuyển động là điềm báo người trong nước tan chạy; phía đông tây có tia sáng phát ra là điềm báo họ hàng của hậu cung bị thua vỡ; sao Thủy-Hỏa-Kim phạm vào cung Hiên Viên là điều mà đàn bà ghét.
Trước có một ngôi sao lớn tượng trưng cho Thái hậu; bên cạnh có ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bọn hậu cung người hầu. Nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào nó thì xét điềm báo cũng như xét chòm sao Hành.
Chòm sao Đông Tỉnh chủ về việc nước lụt.
Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, chủ việc cân bằng nước ngập."
Phần khúc gấp phía tây nó có ngôi sao gọi là sao Việt.
Chính nghĩa: Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, một ngôi sao gọi là sao Việt, có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Dư Quỷ, có một ngôi sao gọi là sao Chất tượng trưng cho đầu chim thuần, theo địa chi thuộc cung mùi, đều tại phân dã của nước Tần. Có một sao lớn nằm trên đường hoàng đạo, tượng trưng cho đình chờ của nhà trời, chủ việc nước lụt, cân bằng việc pháp lệnh. Nếu đế vương dùng pháp lệnh cân bằng thì chòm sao Tỉnh sáng mà xếp thẳng. Có sao Việt liền ở phía trước chòm sao Tỉnh, chủ việc coi xét kẻ hoang dâm mà chém kẻ đó. Thường không sáng rõ, nếu sáng mà ngay thẳng, hoặc dao động thì có điềm báo thiên tử dùng búa rìu phạt đại thần; Mặt Trăng phạm vào chòm sao này thì có nổi mưa gió.
Phía bắc sao Việt có chòm sao Bắc Hà; phía nam là chòm sao Nam Hà;
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Hà có ba ngôi sao, chòm sao Bắc Hà có ba ngôi sao, chia ra ở phía nam bắc của của chòm sao Đông Tỉnh, đặt thành cái gông, chòm sao Nam Hà là cái gông phía nam, còn gọi là chòm sao Dương Môn, cũng gọi là chòm sao Việt Môn; chòm sao Bắc Hà là cái gông phía bắc, còn gọi là chòm sao Âm Môn, cũng gọi là chòm sao Hồ Môn. Giữa hai cái gông là đường đi của Tam Quang. Nếu chòm sao phía nam không rõ là chính đạo miền nam không thông, nếu phía bắc thì cũng vậy; nếu dao động hoặc có sao Hỏa phạm vào là điềm báo Trung Quốc có dấy binh. Lại nói nếu dao động là người Hồ-Việt gây loạn, hoặc liên kết cận thần để gây biến.
giữa chòm sao Nam-Bắc Hà, chòm sao Thiên Khuyết tượng trưng cho cửa khuyết.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xem sáu ngôi sao của hai chòm sao Nam-Bắc Hà là biết tốt xấu. Là nói cái tận cùng của cửa cầu, biết được thật giả."
Chính nghĩa: Hai sao Khuyết-Khâu ở phía nam chòm sao Nam Hà tượng trưng cho cửa khuyết của của thiên tử, cửa sổ của chư hầu, cũng tượng trưng cho gác treo bảng chính lệnh. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo có việc binh ở dưới cửa khuyết.
Chòm sao Dư Quỷ chủ việc thờ quỷ; trong đó có ngôi sao sáng trắng tên là sao Chất.
Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Dư Quỷ có năm ngôi sao, trong đó có một ngôi sao sáng trắng là sao Chất."
Chính nghĩa: Chòm sao Dư Quỷ có bốn ngôi sao, chủ việc cúng tế, là mắt của trời, chủ việc xem xét rõ kế gian. Ngôi sao phía đông bắc chủ việc chứa ngựa, ngôi sao phía đông nam chỉ việc chứa quân, ngôi sao phía tây nam chủ việc chứa vải lụa, ngôi sao phía tây bắc chủ việc chứa vàng ngọc, tùy theo nó chuyển động mà đoán. Một ngôi sao giữa chủ việc chứa xác chết, còn có tên là sao Chất, chủ việc tang ma cúng tế. Chòm sao Quỷ sáng rõ là điềm báo được mùa thóc; không sáng là điềm báo trăm họ li tán. Sao Chất thường mờ không sáng, nếu sáng là có dấy binh, đại thần bị giết, người dưới cũng chết theo.
Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Nam-Bắc Hà thì có dấy binh, lúa không được mùa. Cho nên xét đức thì xem ở chòm sao Hành, xem ở chòm sao Hoàng, xét có thương tổn hay không thì xem ở sao Việt,
Tập giải: Tấn chước chép: "Xét có thương tổn thì xem hình ở sao Việt."
Sách ẩn: Xét: Xét đức xem chòm sao Hành, chòm sao Hành cân bằng mọi vật, cho nên đức được công bình, thành hình ở ở chòn sao Hành. Xem ở chòm sao Hoàng, tượng trưng cho chỗ để xe của nhà vua, nói là nhà vua đi xem, thành hình ở chòm sao Hoàng. Thương tổn thì xem hình ở sao Việt, nếu nhà vua đức kém thì cũng hiện rõ ở sao Việt, ý nói nếu tổn kém thì dùng rìu búa mà chém đi.
xét hoạ thì xem ở chòm sao Tỉnh,
Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Đông Tỉnh chủ việc nước lụt, nếu sao Hỏa phạm vào thì bên cạnh thì thiên tử sẽ có họa về lửa cháy, cho nên nói là họa."
xét có bị bắt giết hay không thì xem ở sao Chất.
Tập giải: Tấn chước chép: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Dư Quỷ, sao Chất thì đại thần bị bắt giết."
Chòm sao Liễu có hình cái mỏ chim, chủ về cây cỏ.
Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao, chòm sao Tinh có bảy ngôi sao, chòm sao Trương có sáu ngôi sao, là phần bụng của chim, theo địa chi thuộc cung ngọ, đều tại phân dã của nhà Chu. Chòm sao Liễu là phần mỏ của cung Chu Điểu, chủ việc bếp núc của nhà trời, chủ việc món ăn, trộn mùi vị. Nếu sáng rõ là lành, nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo trong nước có dấy binh lớn.
Chòm sao Thất Tinh là phần cổ chim, tượng trưng cho ống tròn, chủ việc nguy cấp.
Chính nghĩa: Chòm sao Thất Tinh tượng trưng cho cái cổ chim, còn có tên là chòm sao Thiên Đô, chủ việc áo quân gấm thêu, chủ việc nguy cấp. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu; nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có việc binh lớn.
Chòm sao Trương là cái nang, tượng trưng cho nhà bếp, chủ về khách mời ăn uống.
Chính nghĩa: Chòm sao Trương có sáu ngôi sao xếp thành hình cái nang, chủ việc bếp núc ăn uống mời đãi khách. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh lớn.
Chòm sao Dực là lông cánh, chủ về khách phương xa.
Chính nghĩa: Chòm sao Dực có hai mươi hai ngôi sao; chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, có một sao Trường Sa, chòm sao Hạt có hai ngôi sao, hợp lại là sao Chẩn có bảy ngôi sao đều là phần đuôi chim, theo địa chi thuộc cung tị, phân dã của nước Sở. Chòm sao Dực có có hai mươi hai ngôi sao tượng trưng cho phủ nhạc của nhà trời, chủ về người Di-Địch, cũng chủ về khách phương xa. Nếu sáng rõ là lễ nhạc được nổi lên, người Di bốn phương thần phục; nếu chuyển động là điềm báo thiên tử phát binh để dẹp loạn.
Chòm sao Chẩn là cái xe, chủ về gió.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao ở trong, lại có hai ngôi sao làm cái chốt trục trái phải, tượng trưng cho cái xe."
Chính nghĩa: Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, chủ về bầy tôi phụ tá, lại chủ về xe cưỡi, cũng chủ về gió. Nếu sáng rõ là dùng được xe cưỡi, nếu sao Thái Bạch phạm vào là điềm báo việc học trong thiên hạ vỡ lở, văn nho mất nghiệp, binh cách trỗi lên; nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo phương nam có nước không vâng lệnh, nên phát binh đánh nước đó; nếu sao Thần phạm vào là miền sông Tứ, đất Từ có chết chóc.
Bên cạnh có nó có một ngôi sao nhỏ là sao Trường Sa,
Chính nghĩa: Sao Trường Sa là một ngôi sao trong chòm sao Chẩn, chủ về tuổi thọ. Nếu sáng thì tuổi thọ dài, con cháu đông đúc.
các ngôi sao thuộc chòm sao này thường không sáng; nếu bốn ngôi sao sáng đều và Ngũ Tinh phạm vào chòm sao Chẩn thì có binh cách dấy lên.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngũ tinh chủ việc đi sứ. Đi sứ động thì binh cách cũng động."
Các ngôi sao phía nam chòm sao Chẩn họp thành chòm sao Thiên Khố Lâu;
Chính nghĩa: Có chòm sao Thiên Khố, chủ về đánh giết, phân dã của nước Tần, tại chòm sao Ngũ Xa.
trong đó có chòm sao Ngũ Xa. Chòm sao Ngũ Xa có tia sáng lại nhiều ngôi sao hoặc không đủ là điềm xe ngựa không đặt yên. [chỉ việc động xe ngựa là có binh loạn].
Tên là cung Chu Điểu,
Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao xếp thành hình cái mỏ chim đỏ, tượng trưng cho quan coi về nhà bếp của trời, chủ về nấu ăn và món ngon.
có chòm sao Quyền, chòm sao Hành.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Cung Hiên Viên là chòm sao Quyền, cung Thái Vi là chòm sao Hành."
Sách ẩn: Xét: Văn diệu câu chép: "Cung nam là chỗ của Xích Đế, có thần là con chim đỏ."
Chính nghĩa: Bốn ngôi sao của chòm sao Quyền ở phía tây đuôi chòm sao Hiên Viên, chủ việc đốt lửa, phòng giữ lúc nguy cấp. Nếu chòm sao này sáng là việc yên ổn; nếu không sáng là có việc nguy cấp; nếu dao động chiếu tia sáng cũng có việc nguy cấp.
Chòm sao Hành là cung Thái Vi, là đình của Tam Quang.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Thái Vi là cung phía nam của Thiên Đế. Tam quang là Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh."
Có mười hai ngôi sao bao quanh tượng trưng cho phiên thần.
Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Chòm sao Thái Vi chủ việc nghi thức, có mười hai ngôi sao, chủ việc phòng giữ việc quân nguy cấp."
Chính nghĩa: Ngoài chòm sao Thái Vi có mười ngôi sao ở chòm sao Dực-Chẩn, tượng trưng cgo cung đình của thiên tử, là ghế ngồi của Ngũ Đế, nhà ở của mười hai chư hầu. Ngoài nó là tượng trưng cho phiên thần, cửu khanh.
Phía tây nó tượng trưng cho tướng quân; phía đông nó tượng trưng cho Thừa tướng; phía nam có bốn ngôi sao tượng trưng cho quan lại trông coi hình pháp, gọi là chòm sao Chấp Pháp; giữa nó là tượng trưng cho hai cánh cửa, phía trái phải hai cánh cửa gọi là cửa bên. Trong cửa có sáu ngôi sao tượng trưng cho chư hầu.
Chính nghĩa: Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu, ở tại sân của Thiên Đế. Những ngôi sao này thường sáng sủa rõ ràng; nếu mập mờ là điềm báo các chỗ đều bị tai họa, lớn thì giết chóc, nhỏ thì chạy trốn; nếu dao động thì có kẻ chuyên quyền lấn vua. Nên xét vị trí của nó để đoán thì không lầm. Lại nói năm ngôi sao tượng trưng cho chư hầu này ở sông Ngân Hán phía bắc chòm sao Đông Tỉnh, chủ việc cất nhắc hạ xuống, nên phòng giữ việc không may. Lại nói là chủ về âm-dương, xét được-mất. Một là tượng trưng cho thầy của vua, hai là bạn của vua, ba là Tam Công, bốn là Bác Sĩ, năm là Thái Sử. Năm kẻ ấy là kẻ mà thiên tử nên xét kĩ. Nếu sáng sủa rõ ràng thì lớn nhỏ cân bằng, là phúc của nhà nước; nếu không thì trên dưới tranh nhau, trung thần không được dùng.
Trong đó có năm ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Ngũ Đế, gọi là chòm sao Ngũ Đế Tọa.
Sách ẩn: Thi hàm thần vụ chép: năm ngôi sao là năm vị thần, phía đông là chỗ của Thương Đế, có vị thần tên là Linh Uy Ngưỡng, thuộc giống của loài rồng xanh.
Chính nghĩa: Một sao là chỗ ngồi của Hoàng Đế, ở giữa cung Thái Vi, có thần tên là Hàm Xu Nữu. Bốn ngôi sao bên cạnh ngôi sao tượng trưng cho ghế ngồi của Hoàng Đế. Thương Đế ở phía đông gọi là thần Linh Uy Ngưỡng; Xích Đế ở phía nam gọi là thần Xích Tiêu Nộ; Bạch Đế ở phía tây gọi là thần Bạch Chiêu Củ; Hắc Đế ở phía bắc gọi là thần Hiệp Quang Kỉ. Ghế của Ngũ Đế cùng đặt là điềm thần linh tụ mưu. Nếu năm ngôi sao này sáng mà rõ là điềm báo thiên tử được lòng của trời đất; nếu không thì thất lạc.
Sau nó có mười lăm ngôi sao tụ họp đông đúc, tượng trưng cho vị trí của các quan Lang, gọi là chòm sao Lang Vị,
Chính nghĩa: Chòm sao Lang Vị có mười lăm ngôi sao, tại phía đông chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi. Nguyên sĩ thời nhà Chu, Quang lộc, Trung tán, Gián nghị thời nhà Hán là ba quan Lang trong đó. Là quan Thượng thư lang ngày nay. Chòm sao này lớn nhỏ sáng đều, thường có sắc rõ là điềm lành.
bên cạnh có một ngôi sao lớn gọi là sao Tướng Vị.
Chính nghĩa: Sao Tướng Vị là một ngôi sao phía đông bắc chòm sao Lang Vị, chủ việc phòng giữ việc quân, là Tả-Hữu trung lang tướng ngày nay. Nếu to mà sáng, có tia chiếu là điềm báo tướng quân phóng túng khó đỡ được.
Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động theo hướng thuận đúng đường đi,
Sách ẩn: Vi Chiêu nói: "Đúng đường đi không trái ngược. Hướng thuận là từ phía tây sang."
xét nó ra ở đâu thì giữ ở đó, bị thiên tử bắt giết.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xét Mặt Trời, Mặt Trăng, ngũ tinh chuyển động ở hướng vào sao nào, quan thuộc trong khoảng không quá mười lăm ngày xin thiên tử ra lệnh đi đánh giết kẻ đó."
Nếu vào ngược mà không đúng đường đi là tượng trưng cho việc trái lệnh; phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa, tỏ rõ điềm báo,
Tập giải:
Tấn chước chép: "Phạm vào chỗ của nhà vua, tỏ rõ họa phúc."
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Vào ngược là từ phía đông sang, không đúng đường đi, không vào theo đường lớn. Là kẻ muốn trái lệnh, thiên tử ra lệnh bắt giết kẻ đó."
Chính nghĩa: Ý nói Mặt Trăng, ngũ tinh vào ngược, không theo đúng đường, xét vào chỗ mà nó phạm vào chòm sao Ngũ Đế Tọa trong cung Thái Vi thì tất có hình phạt giết chóc, đều là điềm báo bầy tôi hùa nhau mà mưu lấn vua trên.
là điềm báo bầy tôi hùa mưu làm loạn. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào thì lại càng hơn.
Sách ẩn: Xét: Sao Hỏa chủ việc hại vật mà sao Kim chủ việc dấy binh, là điềm báo rất nguy cấp. Còn nếu là sao Mộc-Thủy-Thổ lại việc nhỏ.
Chính nghĩa: Nếu sao Kim-Hỏa vào ngược, không theo đúng đường, phạm vào chòm Ngũ Đế Tọa thì điềm báo nguy cấp còn hơn là Mặt Trăng, sao Thủy-Thổ-Mộc phạm vào.
phía tây cung Thái Vi có năm ngôi sao rủ xuống gọi là cung Thiếu Vi, tượng trưng cho Sĩ đại phu.
Sách ẩn:
Xuân thu hợp thành đồ chép: "Cung Thiếu Vi tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn."
Thiên quan chiêm chép: "Cung Thiếu Vi có một ngôi sao tượng trưng cho kẻ sĩ ở ẩn."
Chính nghĩa: Cung Thiếu Vi có bốn ngôi sao, ở phía tây nam bắc của cung Thái Vi, sao thứ nhất là Xứ Sĩ, sao thứ hai là Nghị Sĩ, sao thứ ba là Bác Sĩ, sao thứ tư là Đại Phu. Nếu sáng rõ màu vàng là kẻ sĩ tài năng được dùng; nếu không sáng là trái lại; Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào là điềm báo kẻ sĩ lo lắng, đổi quan Tể tướng.
Chòm sao Quyền là cung Hiên Viên. Cung Hiên Viên hình như con rồng.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như con rồng bay lên."
Sách ẩn: Viên thần khế chép: "Cung Hiên Viên có mười hai ngôi sao, là chỗ ở của hậu cung."
Tinh tán của họ Thạch cho rằng cung Hiên Viên có hình rồng, chủ về hậu phi.
Chính nghĩa: Cung Hiên Viên có mười bảy ngôi sao, tại phía bắc chòm sao Thất Tinh, có hình con rồng vàng, là thần chủ việc mưa tuyết, tượng trưng cho hậu cung. Âm dương giao cảm mà thành sấm sét, vui thành mưa, giận thành gió, loạn thành sương mù, đọng thành tuyết, tan thành sương, tụ thành khí mây, đứng thành cầu vồng, rời thành quầng sáng, chia thành vầng quang. Hai mươi tư tiết khí đều do cung Hiên Viên làm chủ. Ngôi sao lớn chủ về đàn bà, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về đàn ông, thứ đến một ngôi sao phía bắc là chủ về phi tần, các ngôi sao tiếp sau đều là thứ phi. Phía nam ngôi sao chủ đàn bà có một ngôi sao nhỏ là sao Ngự Nữ; phía trái có một ngôi sao là sao Thiếu Dân, tượng trưng cho họ hàng của thứ phi; phía phải có một ngôi sao là sao Đại Dân, tượng trưng cho họ hàng của Thái hậu. Nếu sao nhỏ sáng màu vàng là tốt; lớn sáng là điềm hậu cung tranh giành; nếu chuyển động là điềm báo người trong nước tan chạy; phía đông tây có tia sáng phát ra là điềm báo họ hàng của hậu cung bị thua vỡ; sao Thủy-Hỏa-Kim phạm vào cung Hiên Viên là điều mà đàn bà ghét.
Trước có một ngôi sao lớn tượng trưng cho Thái hậu; bên cạnh có ngôi sao nhỏ tượng trưng cho bọn hậu cung người hầu. Nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào nó thì xét điềm báo cũng như xét chòm sao Hành.
Chòm sao Đông Tỉnh chủ về việc nước lụt.
Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, chủ việc cân bằng nước ngập."
Phần khúc gấp phía tây nó có ngôi sao gọi là sao Việt.
Chính nghĩa: Chòm sao Đông Tỉnh có tám ngôi sao, một ngôi sao gọi là sao Việt, có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Dư Quỷ, có một ngôi sao gọi là sao Chất tượng trưng cho đầu chim thuần, theo địa chi thuộc cung mùi, đều tại phân dã của nước Tần. Có một sao lớn nằm trên đường hoàng đạo, tượng trưng cho đình chờ của nhà trời, chủ việc nước lụt, cân bằng việc pháp lệnh. Nếu đế vương dùng pháp lệnh cân bằng thì chòm sao Tỉnh sáng mà xếp thẳng. Có sao Việt liền ở phía trước chòm sao Tỉnh, chủ việc coi xét kẻ hoang dâm mà chém kẻ đó. Thường không sáng rõ, nếu sáng mà ngay thẳng, hoặc dao động thì có điềm báo thiên tử dùng búa rìu phạt đại thần; Mặt Trăng phạm vào chòm sao này thì có nổi mưa gió.
Phía bắc sao Việt có chòm sao Bắc Hà; phía nam là chòm sao Nam Hà;
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Hà có ba ngôi sao, chòm sao Bắc Hà có ba ngôi sao, chia ra ở phía nam bắc của của chòm sao Đông Tỉnh, đặt thành cái gông, chòm sao Nam Hà là cái gông phía nam, còn gọi là chòm sao Dương Môn, cũng gọi là chòm sao Việt Môn; chòm sao Bắc Hà là cái gông phía bắc, còn gọi là chòm sao Âm Môn, cũng gọi là chòm sao Hồ Môn. Giữa hai cái gông là đường đi của Tam Quang. Nếu chòm sao phía nam không rõ là chính đạo miền nam không thông, nếu phía bắc thì cũng vậy; nếu dao động hoặc có sao Hỏa phạm vào là điềm báo Trung Quốc có dấy binh. Lại nói nếu dao động là người Hồ-Việt gây loạn, hoặc liên kết cận thần để gây biến.
giữa chòm sao Nam-Bắc Hà, chòm sao Thiên Khuyết tượng trưng cho cửa khuyết.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Xem sáu ngôi sao của hai chòm sao Nam-Bắc Hà là biết tốt xấu. Là nói cái tận cùng của cửa cầu, biết được thật giả."
Chính nghĩa: Hai sao Khuyết-Khâu ở phía nam chòm sao Nam Hà tượng trưng cho cửa khuyết của của thiên tử, cửa sổ của chư hầu, cũng tượng trưng cho gác treo bảng chính lệnh. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo có việc binh ở dưới cửa khuyết.
Chòm sao Dư Quỷ chủ việc thờ quỷ; trong đó có ngôi sao sáng trắng tên là sao Chất.
Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Dư Quỷ có năm ngôi sao, trong đó có một ngôi sao sáng trắng là sao Chất."
Chính nghĩa: Chòm sao Dư Quỷ có bốn ngôi sao, chủ việc cúng tế, là mắt của trời, chủ việc xem xét rõ kế gian. Ngôi sao phía đông bắc chủ việc chứa ngựa, ngôi sao phía đông nam chỉ việc chứa quân, ngôi sao phía tây nam chủ việc chứa vải lụa, ngôi sao phía tây bắc chủ việc chứa vàng ngọc, tùy theo nó chuyển động mà đoán. Một ngôi sao giữa chủ việc chứa xác chết, còn có tên là sao Chất, chủ việc tang ma cúng tế. Chòm sao Quỷ sáng rõ là điềm báo được mùa thóc; không sáng là điềm báo trăm họ li tán. Sao Chất thường mờ không sáng, nếu sáng là có dấy binh, đại thần bị giết, người dưới cũng chết theo.
Nếu sao Hỏa phạm vào chòm sao Nam-Bắc Hà thì có dấy binh, lúa không được mùa. Cho nên xét đức thì xem ở chòm sao Hành, xem ở chòm sao Hoàng, xét có thương tổn hay không thì xem ở sao Việt,
Tập giải: Tấn chước chép: "Xét có thương tổn thì xem hình ở sao Việt."
Sách ẩn: Xét: Xét đức xem chòm sao Hành, chòm sao Hành cân bằng mọi vật, cho nên đức được công bình, thành hình ở ở chòn sao Hành. Xem ở chòm sao Hoàng, tượng trưng cho chỗ để xe của nhà vua, nói là nhà vua đi xem, thành hình ở chòm sao Hoàng. Thương tổn thì xem hình ở sao Việt, nếu nhà vua đức kém thì cũng hiện rõ ở sao Việt, ý nói nếu tổn kém thì dùng rìu búa mà chém đi.
xét hoạ thì xem ở chòm sao Tỉnh,
Tập giải: Tấn chước chép: "Chòm sao Đông Tỉnh chủ việc nước lụt, nếu sao Hỏa phạm vào thì bên cạnh thì thiên tử sẽ có họa về lửa cháy, cho nên nói là họa."
xét có bị bắt giết hay không thì xem ở sao Chất.
Tập giải: Tấn chước chép: "Sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Dư Quỷ, sao Chất thì đại thần bị bắt giết."
Chòm sao Liễu có hình cái mỏ chim, chủ về cây cỏ.
Chính nghĩa: Chòm sao Liễu có tám ngôi sao, chòm sao Tinh có bảy ngôi sao, chòm sao Trương có sáu ngôi sao, là phần bụng của chim, theo địa chi thuộc cung ngọ, đều tại phân dã của nhà Chu. Chòm sao Liễu là phần mỏ của cung Chu Điểu, chủ việc bếp núc của nhà trời, chủ việc món ăn, trộn mùi vị. Nếu sáng rõ là lành, nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là điềm báo trong nước có dấy binh lớn.
Chòm sao Thất Tinh là phần cổ chim, tượng trưng cho ống tròn, chủ việc nguy cấp.
Chính nghĩa: Chòm sao Thất Tinh tượng trưng cho cái cổ chim, còn có tên là chòm sao Thiên Đô, chủ việc áo quân gấm thêu, chủ việc nguy cấp. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu; nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có việc binh lớn.
Chòm sao Trương là cái nang, tượng trưng cho nhà bếp, chủ về khách mời ăn uống.
Chính nghĩa: Chòm sao Trương có sáu ngôi sao xếp thành hình cái nang, chủ việc bếp núc ăn uống mời đãi khách. Nếu sáng thì tốt, tối là xấu. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh lớn.
Chòm sao Dực là lông cánh, chủ về khách phương xa.
Chính nghĩa: Chòm sao Dực có hai mươi hai ngôi sao; chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, có một sao Trường Sa, chòm sao Hạt có hai ngôi sao, hợp lại là sao Chẩn có bảy ngôi sao đều là phần đuôi chim, theo địa chi thuộc cung tị, phân dã của nước Sở. Chòm sao Dực có có hai mươi hai ngôi sao tượng trưng cho phủ nhạc của nhà trời, chủ về người Di-Địch, cũng chủ về khách phương xa. Nếu sáng rõ là lễ nhạc được nổi lên, người Di bốn phương thần phục; nếu chuyển động là điềm báo thiên tử phát binh để dẹp loạn.
Chòm sao Chẩn là cái xe, chủ về gió.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao ở trong, lại có hai ngôi sao làm cái chốt trục trái phải, tượng trưng cho cái xe."
Chính nghĩa: Chòm sao Chẩn có bốn ngôi sao, chủ về bầy tôi phụ tá, lại chủ về xe cưỡi, cũng chủ về gió. Nếu sáng rõ là dùng được xe cưỡi, nếu sao Thái Bạch phạm vào là điềm báo việc học trong thiên hạ vỡ lở, văn nho mất nghiệp, binh cách trỗi lên; nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là điềm báo phương nam có nước không vâng lệnh, nên phát binh đánh nước đó; nếu sao Thần phạm vào là miền sông Tứ, đất Từ có chết chóc.
Bên cạnh có nó có một ngôi sao nhỏ là sao Trường Sa,
Chính nghĩa: Sao Trường Sa là một ngôi sao trong chòm sao Chẩn, chủ về tuổi thọ. Nếu sáng thì tuổi thọ dài, con cháu đông đúc.
các ngôi sao thuộc chòm sao này thường không sáng; nếu bốn ngôi sao sáng đều và Ngũ Tinh phạm vào chòm sao Chẩn thì có binh cách dấy lên.
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Ngũ tinh chủ việc đi sứ. Đi sứ động thì binh cách cũng động."
Các ngôi sao phía nam chòm sao Chẩn họp thành chòm sao Thiên Khố Lâu;
Chính nghĩa: Có chòm sao Thiên Khố, chủ về đánh giết, phân dã của nước Tần, tại chòm sao Ngũ Xa.
trong đó có chòm sao Ngũ Xa. Chòm sao Ngũ Xa có tia sáng lại nhiều ngôi sao hoặc không đủ là điềm xe ngựa không đặt yên. [chỉ việc động xe ngựa là có binh loạn].
Thanked by 5 Members:
|
|
#6
Gửi vào 31/05/2015 - 16:33
4. Cung tây (Tây Cung):
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung tây là chỗ của Bạch Đế, có thần là con hổ trắng."
Tên là cung Hàm Trì,
Chính nghĩa: Cung Hàm Trì có ba ngôi sao, tại giữa chòm sao Ngũ Xa, phía nam chòm sao Thiên Hoàng, là chỗ mà chim cá dựa vào. Nếu sao Kim phạm vào là điềm báo dấy binh. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo có tai họa.
còn gọi là chòm sao Thiên Ngũ Hoàng. Chòm sao Thiên Ngũ Hoàng là chỗ để xe của Ngũ Đế.
Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: "Cung Hàm Trì chủ về ngũ cốc, có năm ngôi sao đều chủ về một loại cây lúa. Cung Hàm Trì là nói lúa mọc ở nước, đều mọc đều ra hạt, chủ về cuối mùa thu, cho nên còn gọi là chỗ để xe của Ngũ Đế, lấy xe chở lúa mà bán vậy."
Chính nghĩa: Chòm sao Ngũ Xa có năm ngôi sao, chòm sao Tam Trụ có chín ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Tất, là chỗ để xe của năm thứ quân của thiên tử. Phía tây bắc nó có một ngôi sao lớn là chòm sao Thiên Khố, chủ sao Thái Bạch, là phân dã của nước Tần. Tiếp đến phía đông bắc là chòm sao Thiên Ngục, chủ sao Thần, phân dã của nước Yên-Triệu. Tiếp đến phía đông là chòm sao Thiên Thương, chủ sao Tuế, phân dã của nước Vệ-Lỗ. Tiếp đến phía đông nam là chòm sao Tư Không, chủ sao Trấn, phân dã của nước Sở. Tiếp đến phía tây nam là chòm sao Khanh, chủ sao Huỳnh Hoặc, phân dã của nước Ngụy. Nếu các sao của chòm sao Ngũ Xa cùng sáng, đều thấy chòm sao Tam Trụ là điềm báo kho tàng đầy; nếu không thì nhà nước hết lương thực, có dấy binh. Nếu chòm sao Ngũ Xa-Tam Trụ có biến thì đều dựa vào phân dã của nước nào mà xét điềm báo. Nếu chòm sao Tam Trụ ra vào một tháng thì gạo đầy gấp ba lần, trong hai năm mà ra ba tháng thì đầy gấp chục lần, trong ba năm mà chòm sao Tam Trụ ra không gần nhau với chòm sao Thiên Thương là điềm báo xuất quân, gạo đầy, chuyển thóc đi ngàn dặm; chòm sao Trụ ra ngược lại càng hơn.
Nếu sao Hỏa phạm vào là có khô hạn; sao Kim phạm vào là có dấy binh; sao Thủy phạm vào là có nước lụt.
Sách ẩn: Là nói sao Hỏa-Kim-Thủy phạm vào chòm sao Thiên Ngũ Hoàng, đều dẫn đến các tai họa. Xét: Tống Quân nói: "Không nói đến sao Mộc-Thổ, là vì sao Mộc-Thổ là sao có đức, không có hại ở đấy vậy."
Giữa có chòm sao Tam Trụ; chòm sao Tam Trụ không thấy là có dấy binh. Chòm sao Khuê còn gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch.
Chính nghĩa: Khuê, đọc là 'khổ khuê phiên', có mười sáu ngôi sao. Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Giáng Lâu, theo địa chi thuộc cung tuất, phân dã của nước Lỗ. Chòm sao Khuê là phủ khố của nhà trời, còn gọi là chòm sao Thiên Thỉ, cũng gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Phía tây nam có một ngôi sao lớn, gọi là sao Thiên Thỉ Mục. Nếu sáng là điềm lành. Chòm sao này thường không thấy đầy đủ, nếu đầy đủ là có dấy binh. Nếu mờ là điềm báo bầy tôi chuyên quyền. Thường cũng không mở cửa không định sẵn, nếu vậy sẽ có kẻ áo vải xưng mệnh ở hang núi. Nếu ngũ tinh phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo nhà vua kém đức, đại thần chuyên quyền, không ai ngăn được. Nếu đế vương không sửa việc cúng tế thì chòm sao Khuê dao động. Nếu có nếu long lanh có ánh sáng là điềm báo cận thần có mưu tiếm ngôi vua, cũng là điềm báo người dân thiếu đói. Nếu sao Thái Bạch phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo người Hồ-Mạch có loạn, có thể đánh được họ. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là nạn nước lụt liên miên ba năm. Nếu sao Trấn-Tuế phạm vào là điềm báo có lợi cho Trung Quốc, có thể dấy binh động quân, chém diệt kẻ vô đạo.
Chòm sao Lâu chủ việc tụ họp dân chúng.
Chính nghĩa: Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, chủ vườn, chăn nuôi muông thú để làm đồ cúng tế, cũng chủ việc tụ họp dân chúng. Nếu dao động là có quân dân tụ họp; sao Kim-Hỏa phạm vào là có dấy binh.
Chòm sao Vị chủ về kho tàng.
Chính nghĩa: Chòm sao Vị có ba ngôi sao, chòm sao Mão có bảy ngôi sao, chòm sao Tất có tám ngôi sao, họp lại thành chòm sao Đại Lương. Theo địa chi thuộc cung dậu, phân dã của nước Triệu. Chòm sao Vị chủ về kho tàng, là chỗ chứa ngũ cốc. Nếu sáng thì thiên hạ hòa bình, ngũ cốc đầy đủ; nếu không là trái lại.
Có chòm sao phía nam nó là chòm sao Quái Tích.
Tập giải: Như Thuần nói: "Chỗ chứa cỏ gọi là 'quái'."
Chính nghĩa: Chòm sao Sô có sao ngôi sao, tại phía tây chòm sao Thiên Uyển, chủ việc chứa cỏ. Nếu không thấy là điềm báo bò ngựa bị bệnh chết, sao Hỏa phạm vào là có tai họa.
Chòm sao Mão gọi là chòm sao Mao Đầu,
Chính nghĩa: Chòm sao Mão có bảy ngôi sao, gọi là chòm sao Mao Đầu, chủ về người Hồ, cũng là việc tù ngục. Nếu sáng là việc xét tù ngục trong thiên hạ yên ổn; mờ là hình phạt rườm rà. Sáu ngôi sao sáng ngang với ngôi sao lớn là điềm báo nước lụt sắp lên, có quân lớn dấy lên; dao động như nhảy múa là điềm báo quân rợ Hồ dấy lên mạnh mẽ; có một sao không thấy là điềm xấu có binh cách.
là chòm sao chủ về người Hồ, chủ về việc tang. Chòm sao Tất còn gọi là chòm sao Hãn Xa,
Chính nghĩa: Chòm sao Tất có tám ngôi sao, gọi là chòm sao Hãn Xa, chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Có ngôi sao lớn trong đó là sao Thiên Cao, chủ về tướng ở biên ải, chủ về việc vỗ về người rợ ở bốn phương. Nếu chòm sao này sáng to là thiên hạ yên, người rợ phương xa đến cống; nếu sắc kém là biên ải có loạn. Đều dao động là có dấy binh; nếu Mặt Trăng phạm vào thì mưa nhiều.
chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Cạnh ngôi sao lớn của nó có một ngôi sao nhỏ là sao Phụ Nhĩ.
Chính nghĩa: Một ngôi sao tên là sao Phụ Nhĩ ở dưới sáu ngôi sao của chòm sao Tất, ở góc đông nam sao Thiên Cao, chủ về việc nhà vua nghe lời được mất, dò xét lỗi lầm. Nếu sao này sáng là Trung Quốc suy yếu, biên ải có giặc cướp; nếu di động là có kẻ xu nịnh; si chuyển vào chòm sao Tất là điềm báo trong nước có dấy binh.
Sao Phụ Nhĩ dao động là có bầy tôi gièm pha làm loạn ở bên. Giữa chòm sao Mão-Tất có chòm sao Thiên Nhai.
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Tất là bậc thềm của nhà trời."
Nhĩ nhã chép: "Trong chòm sao Đại Lương có chòm sao Mão."
Tôn Viêm nói: "Giữa chòm sao Mão-Tất là con đường chính để Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh chuyển động ra vào, ví như cầu bến vậy."
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, ở giữa chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của nhà nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là phân dã của nước Hoa-Hạ, phía bắc là phân dã của nước Di-Địch. Sao Thổ-Kim phạm vào là điềm báo quân rợ Hồ lấn vào.
Phía nam nó là phân dã của nước âm; phía bắc nó là phân dã của nước dương.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Âm là phía tây nam, thuộc cung quẻ Khôn, là nước từ sông Hà núi Hoa về phía bắc; dương là nước từ sông Hà núi Hoa về phía nam."
Chòm sao Sâm tượng trưng cho con hổ trắng.
Chính nghĩa: Chòm sao Tuy có ba ngôi sao, chòm sao Sâm có ba ngôi sao, ngoài có bốn ngôi sao nữa họp lại thành chòm sao Thực Trầm, theo địa chi thuộc cung thân, phân dã của nước Ngụy, có hình con hổ trắng. Sâm, đọc là 'sắc lâm phiên'.
Ba ngôi sao xếp thẳng hàng gọi là chòm sao Hành Thạch.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Sâm có ba ngôi sao, trong cung Bạch Hổ, đông tây thẳng hàng như cái cân".
Dưới có ba ngôi sao, hình như cái dùi, gọi là chòm sao Phạt,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Ở giữa chòm sao Sâm, trên nhỏ dưới lớn, cho nên nói là hình cái dùi."
Tấn chước chép: "Ba ngôi sao này xếp thành hình hơi vẹo, không phải hình cái dùi."
chủ việc chặt chém. Ngoài nó có bốn ngôi sao, là vai trái phải, đùi trái phải. Bên cạnh có ba ngôi sao nhỏ, gọi là chòm sao Tuy Huề, tượng trưng cho đầu con hổ, chủ việc giữ quân.
Chính nghĩa: Chòm sao Tuy Huề là đầu hổ, chủ việc thu giữ quân lính. Nếu sao Kim-Thủy phạm vào là nhà nước thay đổi chính lệnh, có tai họa.
Phía nam nó có bốn ngôi sao, gọi là chòm sao Thiên Xí.
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Xí có bốn ngôi sao, ở phía đông sao Bính, chủ về chuồng xí. Nếu màu vàng là tốt; màu xanh và trắng là đều xấu; không thấy là có bệnh tật.
Dưới chòm sao Thiên Xí có một ngôi sao gọi là sao Thiên Thỉ.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Thiên Thỉ ở phía nam chòm sao Thiên Xí, xem đoán giống với chòm sao Thiên Xí.
Sao Thiên Thỉ có màu vàng là tốt; màu xanh, trắng, đen là xấu. Phía tây nó có chín ngôi sao xếp hình gấp khúc, chia làm ba phần: một phần gọi là chòm sao Thiên Kì,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Kì có chín ngôi sao ở phía tây chòm sao Sâm, tượng trưng cho lá cờ trời, chỉ việc vẫy gọi gần xa đến nghe lệnh. Nếu bậc đế vương chặt chém đúng lẽ thì chòm sao Thiên Kì thẳng cong đúng lối; nếu không thì có dấy binh ở ngoài, là việc đáng lo. Nếu sáng mà ít sao thì có nhiều người chết.
hai là chòm sao Thiên Uyển,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Uyển có mười sáu ngôi sao hình vòng tròng, ở phía nam chòm sao Tất, là chỗ mà thiên tử nuôi nấng cầm thú. Nếu mờ ít sao thì có nhiều người chết.
ba là chòm sao Cửu Du.
Chính nghĩa: Chòm sao Cửu Du có chín ngôi sao, ở phía nam chòm sao Ngọc Tỉnh, là cờ quân của thiên tử, dùng để vẫy lệnh quân lính tiến lùi, cũng ra lệnh cho các châu quận. Thường không hay dao động, nếu dao động là chín châu chia rẽ, người dân mất mùa, hiệu lệnh đều không thông, có rối ren trong nước. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là có loạn.
Phía đông nó có một ngôi sao lớn là sao Lang.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Lang ở phía đông nam chòm sao Sâm. Sao Lang tượng trưng cho tướng ở ngoài bãi, chủ về việc cướp chiếm. Nếu không đúng vị trí thì có người dân ăăn thịt lẫn nhau; có mày vàng trắng lại sáng là điềm lành; nếu có tia sáng màu đỏ là có dấy binh, sao Kim-Mộc-Hỏa phạm vào cũng như vậy.
Nếu tia sáng sao Lang đổi màu là có nhiều giặc cướp. Dưới có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Hồ,
Chính nghĩa: Chòm sao Hồ có chín ngôi sao, ở phía đông nam sao Lang, là cây cung của trời vậy, dùng để đánh kẻ phản loạn trốn tránh, lại chủ việc ngăn giặc cướp và trị kẻ gian tà. Nếu chòm sao Hồ dao động hướng về sao Thiên Thỉ thì có nhiều giặc cướp; nếu sáng mà đổi màu cũng như vậy. Sao Thiên Thỉ không thẳng với sao Lang lại có nhiều giặc; nếu dãn hết cỡ là thiên hạ hết dấy binh.
thẳng hướng với sao Lang. Gần mặt đất kề với sao Lang có một ngôi sao lớn gọi là sao Nam Cực Lão Nhân.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Lão Nhân ở phía nam chòm sao Hồ, còn gọi là sao Nam Cực, chủ về tuổi thọ dài ngắn của con người, thường vào buổi sớm ngày thu phân thì xuất hiện ở cung bính, buổi tối ngày xuân phân xuất hiện ở cung đinh. Nếu xuất hiện là nhà nước kéo dài, gọi là là sao Thọ Xương, thiên hạ yên ổn; nếu không thấy là điềm báo nhà vua có việc lo lắng.
Sao Nam Cực Lão Nhân hiện là yên ổn; không hiện là có dấy binh. Thường vào ngày thu phân thấy được nó ở ngoài thành phía nam.
Nếu sao Phụ Nhĩ phạm vào giữa chòm sao Tất là có dấy binh.
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung tây là chỗ của Bạch Đế, có thần là con hổ trắng."
Tên là cung Hàm Trì,
Chính nghĩa: Cung Hàm Trì có ba ngôi sao, tại giữa chòm sao Ngũ Xa, phía nam chòm sao Thiên Hoàng, là chỗ mà chim cá dựa vào. Nếu sao Kim phạm vào là điềm báo dấy binh. Nếu sao Hỏa phạm vào là điềm báo có tai họa.
còn gọi là chòm sao Thiên Ngũ Hoàng. Chòm sao Thiên Ngũ Hoàng là chỗ để xe của Ngũ Đế.
Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: "Cung Hàm Trì chủ về ngũ cốc, có năm ngôi sao đều chủ về một loại cây lúa. Cung Hàm Trì là nói lúa mọc ở nước, đều mọc đều ra hạt, chủ về cuối mùa thu, cho nên còn gọi là chỗ để xe của Ngũ Đế, lấy xe chở lúa mà bán vậy."
Chính nghĩa: Chòm sao Ngũ Xa có năm ngôi sao, chòm sao Tam Trụ có chín ngôi sao, tại phía đông bắc chòm sao Tất, là chỗ để xe của năm thứ quân của thiên tử. Phía tây bắc nó có một ngôi sao lớn là chòm sao Thiên Khố, chủ sao Thái Bạch, là phân dã của nước Tần. Tiếp đến phía đông bắc là chòm sao Thiên Ngục, chủ sao Thần, phân dã của nước Yên-Triệu. Tiếp đến phía đông là chòm sao Thiên Thương, chủ sao Tuế, phân dã của nước Vệ-Lỗ. Tiếp đến phía đông nam là chòm sao Tư Không, chủ sao Trấn, phân dã của nước Sở. Tiếp đến phía tây nam là chòm sao Khanh, chủ sao Huỳnh Hoặc, phân dã của nước Ngụy. Nếu các sao của chòm sao Ngũ Xa cùng sáng, đều thấy chòm sao Tam Trụ là điềm báo kho tàng đầy; nếu không thì nhà nước hết lương thực, có dấy binh. Nếu chòm sao Ngũ Xa-Tam Trụ có biến thì đều dựa vào phân dã của nước nào mà xét điềm báo. Nếu chòm sao Tam Trụ ra vào một tháng thì gạo đầy gấp ba lần, trong hai năm mà ra ba tháng thì đầy gấp chục lần, trong ba năm mà chòm sao Tam Trụ ra không gần nhau với chòm sao Thiên Thương là điềm báo xuất quân, gạo đầy, chuyển thóc đi ngàn dặm; chòm sao Trụ ra ngược lại càng hơn.
Nếu sao Hỏa phạm vào là có khô hạn; sao Kim phạm vào là có dấy binh; sao Thủy phạm vào là có nước lụt.
Sách ẩn: Là nói sao Hỏa-Kim-Thủy phạm vào chòm sao Thiên Ngũ Hoàng, đều dẫn đến các tai họa. Xét: Tống Quân nói: "Không nói đến sao Mộc-Thổ, là vì sao Mộc-Thổ là sao có đức, không có hại ở đấy vậy."
Giữa có chòm sao Tam Trụ; chòm sao Tam Trụ không thấy là có dấy binh. Chòm sao Khuê còn gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch.
Chính nghĩa: Khuê, đọc là 'khổ khuê phiên', có mười sáu ngôi sao. Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Giáng Lâu, theo địa chi thuộc cung tuất, phân dã của nước Lỗ. Chòm sao Khuê là phủ khố của nhà trời, còn gọi là chòm sao Thiên Thỉ, cũng gọi là chòm sao Phong Thỉ, chủ về kênh rạch. Phía tây nam có một ngôi sao lớn, gọi là sao Thiên Thỉ Mục. Nếu sáng là điềm lành. Chòm sao này thường không thấy đầy đủ, nếu đầy đủ là có dấy binh. Nếu mờ là điềm báo bầy tôi chuyên quyền. Thường cũng không mở cửa không định sẵn, nếu vậy sẽ có kẻ áo vải xưng mệnh ở hang núi. Nếu ngũ tinh phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo nhà vua kém đức, đại thần chuyên quyền, không ai ngăn được. Nếu đế vương không sửa việc cúng tế thì chòm sao Khuê dao động. Nếu có nếu long lanh có ánh sáng là điềm báo cận thần có mưu tiếm ngôi vua, cũng là điềm báo người dân thiếu đói. Nếu sao Thái Bạch phạm vào chòm sao Khuê là điềm báo người Hồ-Mạch có loạn, có thể đánh được họ. Nếu sao Huỳnh Hoặc phạm vào là nạn nước lụt liên miên ba năm. Nếu sao Trấn-Tuế phạm vào là điềm báo có lợi cho Trung Quốc, có thể dấy binh động quân, chém diệt kẻ vô đạo.
Chòm sao Lâu chủ việc tụ họp dân chúng.
Chính nghĩa: Chòm sao Lâu có ba ngôi sao, chủ vườn, chăn nuôi muông thú để làm đồ cúng tế, cũng chủ việc tụ họp dân chúng. Nếu dao động là có quân dân tụ họp; sao Kim-Hỏa phạm vào là có dấy binh.
Chòm sao Vị chủ về kho tàng.
Chính nghĩa: Chòm sao Vị có ba ngôi sao, chòm sao Mão có bảy ngôi sao, chòm sao Tất có tám ngôi sao, họp lại thành chòm sao Đại Lương. Theo địa chi thuộc cung dậu, phân dã của nước Triệu. Chòm sao Vị chủ về kho tàng, là chỗ chứa ngũ cốc. Nếu sáng thì thiên hạ hòa bình, ngũ cốc đầy đủ; nếu không là trái lại.
Có chòm sao phía nam nó là chòm sao Quái Tích.
Tập giải: Như Thuần nói: "Chỗ chứa cỏ gọi là 'quái'."
Chính nghĩa: Chòm sao Sô có sao ngôi sao, tại phía tây chòm sao Thiên Uyển, chủ việc chứa cỏ. Nếu không thấy là điềm báo bò ngựa bị bệnh chết, sao Hỏa phạm vào là có tai họa.
Chòm sao Mão gọi là chòm sao Mao Đầu,
Chính nghĩa: Chòm sao Mão có bảy ngôi sao, gọi là chòm sao Mao Đầu, chủ về người Hồ, cũng là việc tù ngục. Nếu sáng là việc xét tù ngục trong thiên hạ yên ổn; mờ là hình phạt rườm rà. Sáu ngôi sao sáng ngang với ngôi sao lớn là điềm báo nước lụt sắp lên, có quân lớn dấy lên; dao động như nhảy múa là điềm báo quân rợ Hồ dấy lên mạnh mẽ; có một sao không thấy là điềm xấu có binh cách.
là chòm sao chủ về người Hồ, chủ về việc tang. Chòm sao Tất còn gọi là chòm sao Hãn Xa,
Chính nghĩa: Chòm sao Tất có tám ngôi sao, gọi là chòm sao Hãn Xa, chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Có ngôi sao lớn trong đó là sao Thiên Cao, chủ về tướng ở biên ải, chủ về việc vỗ về người rợ ở bốn phương. Nếu chòm sao này sáng to là thiên hạ yên, người rợ phương xa đến cống; nếu sắc kém là biên ải có loạn. Đều dao động là có dấy binh; nếu Mặt Trăng phạm vào thì mưa nhiều.
chủ về quân ở biên ải, chủ về việc săn bắt. Cạnh ngôi sao lớn của nó có một ngôi sao nhỏ là sao Phụ Nhĩ.
Chính nghĩa: Một ngôi sao tên là sao Phụ Nhĩ ở dưới sáu ngôi sao của chòm sao Tất, ở góc đông nam sao Thiên Cao, chủ về việc nhà vua nghe lời được mất, dò xét lỗi lầm. Nếu sao này sáng là Trung Quốc suy yếu, biên ải có giặc cướp; nếu di động là có kẻ xu nịnh; si chuyển vào chòm sao Tất là điềm báo trong nước có dấy binh.
Sao Phụ Nhĩ dao động là có bầy tôi gièm pha làm loạn ở bên. Giữa chòm sao Mão-Tất có chòm sao Thiên Nhai.
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Tất là bậc thềm của nhà trời."
Nhĩ nhã chép: "Trong chòm sao Đại Lương có chòm sao Mão."
Tôn Viêm nói: "Giữa chòm sao Mão-Tất là con đường chính để Mặt Trời, Mặt Trăng, Ngũ Tinh chuyển động ra vào, ví như cầu bến vậy."
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, ở giữa chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của nhà nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là phân dã của nước Hoa-Hạ, phía bắc là phân dã của nước Di-Địch. Sao Thổ-Kim phạm vào là điềm báo quân rợ Hồ lấn vào.
Phía nam nó là phân dã của nước âm; phía bắc nó là phân dã của nước dương.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Âm là phía tây nam, thuộc cung quẻ Khôn, là nước từ sông Hà núi Hoa về phía bắc; dương là nước từ sông Hà núi Hoa về phía nam."
Chòm sao Sâm tượng trưng cho con hổ trắng.
Chính nghĩa: Chòm sao Tuy có ba ngôi sao, chòm sao Sâm có ba ngôi sao, ngoài có bốn ngôi sao nữa họp lại thành chòm sao Thực Trầm, theo địa chi thuộc cung thân, phân dã của nước Ngụy, có hình con hổ trắng. Sâm, đọc là 'sắc lâm phiên'.
Ba ngôi sao xếp thẳng hàng gọi là chòm sao Hành Thạch.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Chòm sao Sâm có ba ngôi sao, trong cung Bạch Hổ, đông tây thẳng hàng như cái cân".
Dưới có ba ngôi sao, hình như cái dùi, gọi là chòm sao Phạt,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Ở giữa chòm sao Sâm, trên nhỏ dưới lớn, cho nên nói là hình cái dùi."
Tấn chước chép: "Ba ngôi sao này xếp thành hình hơi vẹo, không phải hình cái dùi."
chủ việc chặt chém. Ngoài nó có bốn ngôi sao, là vai trái phải, đùi trái phải. Bên cạnh có ba ngôi sao nhỏ, gọi là chòm sao Tuy Huề, tượng trưng cho đầu con hổ, chủ việc giữ quân.
Chính nghĩa: Chòm sao Tuy Huề là đầu hổ, chủ việc thu giữ quân lính. Nếu sao Kim-Thủy phạm vào là nhà nước thay đổi chính lệnh, có tai họa.
Phía nam nó có bốn ngôi sao, gọi là chòm sao Thiên Xí.
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Xí có bốn ngôi sao, ở phía đông sao Bính, chủ về chuồng xí. Nếu màu vàng là tốt; màu xanh và trắng là đều xấu; không thấy là có bệnh tật.
Dưới chòm sao Thiên Xí có một ngôi sao gọi là sao Thiên Thỉ.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Thiên Thỉ ở phía nam chòm sao Thiên Xí, xem đoán giống với chòm sao Thiên Xí.
Sao Thiên Thỉ có màu vàng là tốt; màu xanh, trắng, đen là xấu. Phía tây nó có chín ngôi sao xếp hình gấp khúc, chia làm ba phần: một phần gọi là chòm sao Thiên Kì,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Kì có chín ngôi sao ở phía tây chòm sao Sâm, tượng trưng cho lá cờ trời, chỉ việc vẫy gọi gần xa đến nghe lệnh. Nếu bậc đế vương chặt chém đúng lẽ thì chòm sao Thiên Kì thẳng cong đúng lối; nếu không thì có dấy binh ở ngoài, là việc đáng lo. Nếu sáng mà ít sao thì có nhiều người chết.
hai là chòm sao Thiên Uyển,
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Uyển có mười sáu ngôi sao hình vòng tròng, ở phía nam chòm sao Tất, là chỗ mà thiên tử nuôi nấng cầm thú. Nếu mờ ít sao thì có nhiều người chết.
ba là chòm sao Cửu Du.
Chính nghĩa: Chòm sao Cửu Du có chín ngôi sao, ở phía nam chòm sao Ngọc Tỉnh, là cờ quân của thiên tử, dùng để vẫy lệnh quân lính tiến lùi, cũng ra lệnh cho các châu quận. Thường không hay dao động, nếu dao động là chín châu chia rẽ, người dân mất mùa, hiệu lệnh đều không thông, có rối ren trong nước. Nếu sao Kim-Hỏa phạm vào là có loạn.
Phía đông nó có một ngôi sao lớn là sao Lang.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Lang ở phía đông nam chòm sao Sâm. Sao Lang tượng trưng cho tướng ở ngoài bãi, chủ về việc cướp chiếm. Nếu không đúng vị trí thì có người dân ăăn thịt lẫn nhau; có mày vàng trắng lại sáng là điềm lành; nếu có tia sáng màu đỏ là có dấy binh, sao Kim-Mộc-Hỏa phạm vào cũng như vậy.
Nếu tia sáng sao Lang đổi màu là có nhiều giặc cướp. Dưới có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Hồ,
Chính nghĩa: Chòm sao Hồ có chín ngôi sao, ở phía đông nam sao Lang, là cây cung của trời vậy, dùng để đánh kẻ phản loạn trốn tránh, lại chủ việc ngăn giặc cướp và trị kẻ gian tà. Nếu chòm sao Hồ dao động hướng về sao Thiên Thỉ thì có nhiều giặc cướp; nếu sáng mà đổi màu cũng như vậy. Sao Thiên Thỉ không thẳng với sao Lang lại có nhiều giặc; nếu dãn hết cỡ là thiên hạ hết dấy binh.
thẳng hướng với sao Lang. Gần mặt đất kề với sao Lang có một ngôi sao lớn gọi là sao Nam Cực Lão Nhân.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Lão Nhân ở phía nam chòm sao Hồ, còn gọi là sao Nam Cực, chủ về tuổi thọ dài ngắn của con người, thường vào buổi sớm ngày thu phân thì xuất hiện ở cung bính, buổi tối ngày xuân phân xuất hiện ở cung đinh. Nếu xuất hiện là nhà nước kéo dài, gọi là là sao Thọ Xương, thiên hạ yên ổn; nếu không thấy là điềm báo nhà vua có việc lo lắng.
Sao Nam Cực Lão Nhân hiện là yên ổn; không hiện là có dấy binh. Thường vào ngày thu phân thấy được nó ở ngoài thành phía nam.
Nếu sao Phụ Nhĩ phạm vào giữa chòm sao Tất là có dấy binh.
Thanked by 5 Members:
|
|
#7
Gửi vào 31/05/2015 - 16:55
5. Cung bắc (Bắc Cung):
Tên là cung Huyền Vũ,
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung bắc là chỗ của Hắc Đế, có thần tên là Huyền Vũ."
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao, chòm sao Khiên Ngưu có sáu ngôi sao, đều ở cung bắc, gọi là cung Huyền Vũ.
có chòm sao Hư, chòm sao Nguy.
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Huyền Hiêu là chòm sao Hư." Lại chép: "Bắc Lục là chòm sao Hư."
Chính nghĩa: Chòm sao Hư có hai ngôi sao, chòm sao Nguy có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Y Hieê, theo địa chi thuộc cung Tí, phân dã của nước Tề. Chòm sao Hư chủ việc chết tang, khóc lóc, lại chủ về việc cúng tế cầu đảo ở miếu đường nơi thành ấp, là quan Trủng tể của nhà trời, chủ việc trông coi thiên hạ, cất chứa muôn vật. Nếu động là có điềm báo chết tang khóc lóc; sao Hỏa phạm vào là thiên tử sắp đem quân đi đánh; sao Thủy phạm vào là người dân đói kém; sao Kim phạm vào là bầy tôi dấy binh. Chòm sao Nguy chủ về việc cúng tế tông miếu, chủ về chợ búa, khung nhà. Nếu động là có việc đắp đất; sao Hỏa phạm vào là thiên hạ có binh cách; sao Thủy phạm vào là bầy tôi dưới mưu lấn nhà vua.
Chòm sao Nguy chủ về nóc nhà;
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Phần trên của chòm sao Nguy là một ngôi sao ở vị trí cao, bên cạnh là hai ngôi sao ở dưới có hình như cái nóc nhà."
Chính nghĩa: Hai ngôi sao nóc nhà ở phía nam của chòm sao Nguy, chủ về cung điện mà thiên tử ở. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh; nếu có sao chổi xẹt qua lại càng xấu.
chòm sao Hư chủ về việc tang khóc.
Sách ẩn: Họ Diêu xét Kinh châu chiêm cho rằng chòm sao này có hai ngôi sao, ngôi sao phía nam chủ việc tang khóc. Giữa chòm sao Hư có sáu ngôi sao, thường không sáng, nếu sáng là có tang lớn.
Phía nam nó có chòm sao gọi là chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân.
Chính nghĩa: Chòm sao Vũ Lâm có bốn mươi lăm ngôi sao, tụ thành nhóm ba ngôi sao, phân tán tại phía nam chòm sao Lũy Bích Trận, là quân của trời, cũng là quân lính túc vệ của nhà trời. Nếu không thấy là thiên hạ loạn; sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào là có dấy binh.
Phía tây nó là chòm sao Lũy,
Chính nghĩa: Chòm sao Lũy Bích Trận có mười hai ngôi sao, xếp ngang tại phía nam chòm sao Doanh Thất, là rào lũy của quân nhà trời. Nếu ngũ tinh phạm vào đều là có dấy binh, tướng quân chết.,
còn gọi là chòm sao Việt. Bên cạnh có một ngôi sao lớn là sao Bắc Lạc. Nếu sao Bắc Lạc hơi mờ nhạt, mà chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân dao động có tia sáng ít sao và ngũ tinh phạm vào sao Bắc Lạc,
Chính nghĩa: Một ngôi sao Bắc Lạc ở phía tây nam chòm sao Vũ Lâm, là cửa quân của nhà trời. Cửa Bắc Lạc ở thành Tràng An cũng tượng trưng như vậy. Chủ việc khác thường, để coi xét quân lính. Nếu sáng là quân yên; mờ tối là có dấy binh; sao Kim-Hỏa phạm vào là có binh cách, có quân địch phạm vào cửa ải; nếu sao Thổ-Mộc phạm vào thì lành.
phạm vào chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân thì có dấy binh. Nếu sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào lại càng xấu. Sao Hỏa phạm vào thì việc binh có lo lắng. Sao Thủy phạm vào thì có tai họa. Sao Mộc-Thổ phạm vào thì việc quân tốt.
Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "sao Mộc, sao Hỏa phạm vào sao Bắc Lạc là lành."
Phía đông chòm sao Nguy có sáu ngôi sao, xếp thành từng cặp giống nhau, gọi là chòm sao Tư Không.
Chính nghĩa: Phía đông chòm sao Nguy có từng cặp giống nhau là chòm sao Tư Mệnh. Chỉ có một sao Tư Không mà thôi, lại không phải ở phía đông chòm sao Nguy, e rằng chữ 'Mệnh' lầm thành chữ 'Không'. Chòm sao Tư Mệnh có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Hư, chủ việc tống tang; chòm sao Tư Lộc có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Mệnh, chủ việc quan lại; chòm sao Nguy có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Lộc, chủ về nguy vong; chòm sao Tư Phi có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Nguy, chủ việc lỗi lầm, đều là chức quan sắp đặt. Nếu sáng to là vua có nỗi lo; sáng thường là lành.
Chòm sao Doanh Thất là miếu thờ tổ tiên,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Doanh Thất có mười ngôi sao, chủ về các loại đất gốm, bắt đầu lập rường mối, nặn đất xây nhà."
Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Doanh Thất còn gọi là chòm sao Định."
Quách Phác nói: "Định là chính. Thiên hạ làm cung thất, đều lấy giữa chòm sao Doanh Thất làm chính."
gọi là cung Li, cung Các Đạo.
Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm xét: "Cung Các Đạo là cung Vương Lương Kì, có sáu ngôi sao."
Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Kị, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Bên cạnh có một ngôi sao gọi là sao Vương Lương.
Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Sao Vương Lương chủ về ngựa của nhà trời."
Chính nghĩa: Chòm sao Vương Lương có năm ngôi sao, ở giữa sông chòm sao Khuê-Bắc Hà, tượng trưng cho quan Phụng ngự của thiên tử. Nếu dao động là ruổi ngựa, là điềm quân kị đầy đồng; nếu có sao lạ phạm vào là cầu bến không thông; sao Kim-Hỏa phạm vào đều là điềm có nạn binh cách.
Cạnh sao Vương Lương là sao Sách Mã,
Chính nghĩa: Một ngôi sao Sách ở phía trước sao Vương Lương, chủ người đánh xe của thiên tử. Nếu dao động đến trước sao Vương Lương hoặc đến sao sao Mã, tên khác là sao Sách Mã, ruổi ngựa là động binh.
Xét: Có người quận Dự Chương tên là Chu Đằng, tên chữ là Thúc Đạt, người huyện Nam Xương, làm quan Ngự sử. Vào lúc Hoàn Đế sắp đến chỗ ngoài thành phía nam, Đằng ngẩng xem thiên văn, nói: "Đế vương ứng với tượng trên trời, nay các sao cung giữa và sao Sách Mã đều không dao động, hôm sau nhà vua chắc chẳng đi ra." Đến canh tư, Hoàng thái tử chết, nhà vua bèn thôi.
dao động là điềm xe ngựa đầy đồng. Bên cạnh có tám ngôi sao bắc ngang qua sông Ngân Hán, gọi là chòm sao Thiên Hoàng.
Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Thiên Hoàng chủ về kênh sông Hà, để cho các vị thần qua sông, đi khắp bốn phương."
Tống Quân nói: "Chòm sao Thiên Hoàng là bến sông trên trời."
Bên cạnh chòm sao Thiên Hoàng là chòm sao Giang Tinh.
Chính nghĩa: Chòm sao Giang Tinh có bốn ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Vĩ, chủ Thái Âm. Thường không sáng, nếu sáng và dao động là có nước ngập; nếu chòm sao này sáng rõ thì không ngăn được nước lụt.
Chòm sao Giang Tinh dao động là điềm người dân phải lội nước.
Chòm sao Xử Cữu có bốn ngôi sao ở phía nam chòm sao Nguy.
Chính nghĩa: Chòm sao Xử có ba ngôi sao, ở bên cạnh sao Trượng Nhân, chủ về lương thực của quân lính. Nếu thẳng với chòm sao Cữu là tốt, không ngang nhau với chòm sao Cữu là quân lính bị hết lương. Chòm sao Cữu ở phía nam, chủ việc giã dạo. Nếu ngược là năm đó đói to, ngưỡng lên là được mùa lớn.
Có chòm sao Bào Qua,
Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Bào Qua còn có tên là Thiên Kê, ở phía đông chòm sao Hà Cổ. Nếu chòm sao Bào Qua sáng thì năm đó được mùa to."
Chính nghĩa: Bào, đọc là 'bạch bao phiên'. Chòm sao Bào Qua có năm ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Li Châu, là vườn quả của thiên tử. Nếu sáng sủa rõ ràng là năm đó được mùa, nếu không thì quả hạt không được mùa; nếu sao lạ phạm vào thì cá muối sẽ đắt.
có ngôi sao ánh sáng màu xanh đen phạm vào thì cá muối sẽ đắt.
Chòm sao Nam Đẩu
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao ở phía nam.
là miếu của trời, phía bắc nó là chòm sao Kiến Tinh.
Chính nghĩa: Chòm sao Kiến có sáu ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Đẩu, gần đường hoàng đạo, [1] là cửa đô của nhà trời. Giữa chòm sao Đẩu-Kiến là đường đi của thất diệu, [2] cũng chủ về xe cờ. Nếu dao động là người dân bị mệt, nếu không thì không sao; Mặt Trăng có quầng là điềm báo giao long xuất hiện, bò ngựa bị bệnh dịch; nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào thì đại thần sắp mưu loạn, cửa cầu không thông và có nước ngập.
Chòm sao Kiến Tinh là cờ cắm ở miếu. Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế.
Chính nghĩa: Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế, cũng là cửa cầu. Phía bắc nó có hai ngôi sao, một là sao Tức Lộ, hai là sao Tụ Hỏa. Lại trên nó có một ngôi sao, chủ về đường đi; thứ đến có hai ngôi sao, chủ về cửa cầu; thứ đến có hai ngôi sao chủ nước Nam Việt. Nếu sáng rõ là cửa cầu thông suốt; nếu không sáng là không thông suốt, bò trong thiên hạ bị bệnh chết; nếu chuyển động vào dòng Ngân Hán thì thiên hạ sẽ loạn.
Phía bắc nó là chòm sao Hà Cổ.
Sách ẩn: Tôn Viêm nói: "Cờ của chòm sao Hà Cổ có mười hai ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, có người nói chòm sao Hà Cổ là thuộc chòm sao Khiên Ngưu."
Có ngôi sao lớn trong chòm sao Hà Cổ là sao Thượng Tướng; bên trái phải là sao Tả Tướng- Hữu Tướng.
Chính nghĩa: Chòm sao Hà Cổ có ba ngôi sao ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, chủ việc cờ quân. Có lẽ là tượng trưng cho ba vị tướng quân của thiên tử. Ngôi sao lớn ở giữa là Đại tướng quân, phía nam là sao bên trái là Tả tướng quân, phía bắc là sao bên phải là Hữu tướng quân, chủ về sắm sửa cửa cầu và ngăn tai họa. Nếu sáng suốt rõ ràng thì tướng quân lành, dao động là gặp xấu, có quân dấy loạn; thẳng hàng là tướng lập được công; cong thì tướng lầm kế. Từ ngày xưa truyền lại chòm sao Khiên Ngưu-Chức Nữ vào ngày bảy tháng bảy gặp nhau là chòm sao ấy.
Chòm sao Vụ Nữ,
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Tu Nữ gọi là chòm sao Vụ Nữ."
Chính nghĩa: Chòm sao Tu Nữ có bốn ngôi sao, cũng gọi là chòm sao Vụ Nữ, là quan Thiếu phủ của nhà trời. Chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu-Vụ Nữ đều thuộc cung Tinh Kỉ, theo địa chi thuộc cung sửu, phân dã của nước Việt, nhưng chòm sao Đẩu-Ngưu là phân dã của nước Ngô. Tu Nữ là tên gọi của vợ lẽ, hạng thấp trong bọn đàn bà, chủ về vải lụa may vá cưới gả. Nếu sao Thủy phạm vào là muôn vật không tốt; sao Hỏa phạm vào là vải lụa có đầy, nhiều người chết; sao Thổ phạm vào thì có người đàn bà chết; sao Kim phạm vào thì có dấy binh.
phía bắc có chòm sao Chức Nữ.
Chính nghĩa: Chòm sao Chức Nữ có ba ngôi sao ở phía đông chòm sao Thiên Kỉ phía bắc sông Ngân Hán, là con gái của nhà trời, chủ về hạt quả vải lụa vật báu. Nếu đế vương có lòng hiếu thông đến thần minh thì ba ngôi sao này cùng sáng; nếu không thì mờ mà nhỏ, việc làm của đàn bà trong thiên hạ bị bỏ trễ; nếu sáng thì được tốt; nếu sao sáng to mà có tia thì vải lụa đắt lên; nếu không thấy thì có dấy binh. Tấn thư thiên văn chí chép: "Thái sử lệnh của nhà Tấn tên là Trần Trác xét sách chép về các ngôi sao mà ba nhà Cam-Thạch-Vu soạn, có cả thảy hai trăm tám mươi ba quan, một ngàn bốn trăm sáu mươi tư ngôi sao, lấy đó làm rường cột. Nay nói sơ qua như vậy để sắp đặt thiên quan."
Chòm sao Chức Nữ là cháu gái của nhà trời.
Sách ẩn: Chòm sao Chức Nữ là cháu của trời. Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Chức Nữ còn có tên là chòm sao Thiên Nữ, là con gái của thiên tử."
Tên là cung Huyền Vũ,
Sách ẩn: Văn diệu câu chép: "Cung bắc là chỗ của Hắc Đế, có thần tên là Huyền Vũ."
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao, chòm sao Khiên Ngưu có sáu ngôi sao, đều ở cung bắc, gọi là cung Huyền Vũ.
có chòm sao Hư, chòm sao Nguy.
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Huyền Hiêu là chòm sao Hư." Lại chép: "Bắc Lục là chòm sao Hư."
Chính nghĩa: Chòm sao Hư có hai ngôi sao, chòm sao Nguy có ba ngôi sao, còn gọi là chòm sao Y Hieê, theo địa chi thuộc cung Tí, phân dã của nước Tề. Chòm sao Hư chủ việc chết tang, khóc lóc, lại chủ về việc cúng tế cầu đảo ở miếu đường nơi thành ấp, là quan Trủng tể của nhà trời, chủ việc trông coi thiên hạ, cất chứa muôn vật. Nếu động là có điềm báo chết tang khóc lóc; sao Hỏa phạm vào là thiên tử sắp đem quân đi đánh; sao Thủy phạm vào là người dân đói kém; sao Kim phạm vào là bầy tôi dấy binh. Chòm sao Nguy chủ về việc cúng tế tông miếu, chủ về chợ búa, khung nhà. Nếu động là có việc đắp đất; sao Hỏa phạm vào là thiên hạ có binh cách; sao Thủy phạm vào là bầy tôi dưới mưu lấn nhà vua.
Chòm sao Nguy chủ về nóc nhà;
Sách ẩn: Tống Quân nói: "Phần trên của chòm sao Nguy là một ngôi sao ở vị trí cao, bên cạnh là hai ngôi sao ở dưới có hình như cái nóc nhà."
Chính nghĩa: Hai ngôi sao nóc nhà ở phía nam của chòm sao Nguy, chủ về cung điện mà thiên tử ở. Sao Kim-Hỏa phạm vào là trong nước có dấy binh; nếu có sao chổi xẹt qua lại càng xấu.
chòm sao Hư chủ về việc tang khóc.
Sách ẩn: Họ Diêu xét Kinh châu chiêm cho rằng chòm sao này có hai ngôi sao, ngôi sao phía nam chủ việc tang khóc. Giữa chòm sao Hư có sáu ngôi sao, thường không sáng, nếu sáng là có tang lớn.
Phía nam nó có chòm sao gọi là chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân.
Chính nghĩa: Chòm sao Vũ Lâm có bốn mươi lăm ngôi sao, tụ thành nhóm ba ngôi sao, phân tán tại phía nam chòm sao Lũy Bích Trận, là quân của trời, cũng là quân lính túc vệ của nhà trời. Nếu không thấy là thiên hạ loạn; sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào là có dấy binh.
Phía tây nó là chòm sao Lũy,
Chính nghĩa: Chòm sao Lũy Bích Trận có mười hai ngôi sao, xếp ngang tại phía nam chòm sao Doanh Thất, là rào lũy của quân nhà trời. Nếu ngũ tinh phạm vào đều là có dấy binh, tướng quân chết.,
còn gọi là chòm sao Việt. Bên cạnh có một ngôi sao lớn là sao Bắc Lạc. Nếu sao Bắc Lạc hơi mờ nhạt, mà chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân dao động có tia sáng ít sao và ngũ tinh phạm vào sao Bắc Lạc,
Chính nghĩa: Một ngôi sao Bắc Lạc ở phía tây nam chòm sao Vũ Lâm, là cửa quân của nhà trời. Cửa Bắc Lạc ở thành Tràng An cũng tượng trưng như vậy. Chủ việc khác thường, để coi xét quân lính. Nếu sáng là quân yên; mờ tối là có dấy binh; sao Kim-Hỏa phạm vào là có binh cách, có quân địch phạm vào cửa ải; nếu sao Thổ-Mộc phạm vào thì lành.
phạm vào chòm sao Vũ Lâm Thiên Quân thì có dấy binh. Nếu sao Kim-Hỏa-Thủy phạm vào lại càng xấu. Sao Hỏa phạm vào thì việc binh có lo lắng. Sao Thủy phạm vào thì có tai họa. Sao Mộc-Thổ phạm vào thì việc quân tốt.
Tập giải: Hán thư âm nghĩa chép: "sao Mộc, sao Hỏa phạm vào sao Bắc Lạc là lành."
Phía đông chòm sao Nguy có sáu ngôi sao, xếp thành từng cặp giống nhau, gọi là chòm sao Tư Không.
Chính nghĩa: Phía đông chòm sao Nguy có từng cặp giống nhau là chòm sao Tư Mệnh. Chỉ có một sao Tư Không mà thôi, lại không phải ở phía đông chòm sao Nguy, e rằng chữ 'Mệnh' lầm thành chữ 'Không'. Chòm sao Tư Mệnh có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Hư, chủ việc tống tang; chòm sao Tư Lộc có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Mệnh, chủ việc quan lại; chòm sao Nguy có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Tư Lộc, chủ về nguy vong; chòm sao Tư Phi có hai ngôi sao ở phía bắc chòm sao Nguy, chủ việc lỗi lầm, đều là chức quan sắp đặt. Nếu sáng to là vua có nỗi lo; sáng thường là lành.
Chòm sao Doanh Thất là miếu thờ tổ tiên,
Sách ẩn:
Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Doanh Thất có mười ngôi sao, chủ về các loại đất gốm, bắt đầu lập rường mối, nặn đất xây nhà."
Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Doanh Thất còn gọi là chòm sao Định."
Quách Phác nói: "Định là chính. Thiên hạ làm cung thất, đều lấy giữa chòm sao Doanh Thất làm chính."
gọi là cung Li, cung Các Đạo.
Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm xét: "Cung Các Đạo là cung Vương Lương Kì, có sáu ngôi sao."
Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Sách ẩn: Xét: Nguyên mệnh bao chép: Giữa sông Ngân Hán có bốn ngôi sao gọi là chòm sao Kị, còn gọi là chòm sao Thiên Tứ.
Bên cạnh có một ngôi sao gọi là sao Vương Lương.
Sách ẩn: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Sao Vương Lương chủ về ngựa của nhà trời."
Chính nghĩa: Chòm sao Vương Lương có năm ngôi sao, ở giữa sông chòm sao Khuê-Bắc Hà, tượng trưng cho quan Phụng ngự của thiên tử. Nếu dao động là ruổi ngựa, là điềm quân kị đầy đồng; nếu có sao lạ phạm vào là cầu bến không thông; sao Kim-Hỏa phạm vào đều là điềm có nạn binh cách.
Cạnh sao Vương Lương là sao Sách Mã,
Chính nghĩa: Một ngôi sao Sách ở phía trước sao Vương Lương, chủ người đánh xe của thiên tử. Nếu dao động đến trước sao Vương Lương hoặc đến sao sao Mã, tên khác là sao Sách Mã, ruổi ngựa là động binh.
Xét: Có người quận Dự Chương tên là Chu Đằng, tên chữ là Thúc Đạt, người huyện Nam Xương, làm quan Ngự sử. Vào lúc Hoàn Đế sắp đến chỗ ngoài thành phía nam, Đằng ngẩng xem thiên văn, nói: "Đế vương ứng với tượng trên trời, nay các sao cung giữa và sao Sách Mã đều không dao động, hôm sau nhà vua chắc chẳng đi ra." Đến canh tư, Hoàng thái tử chết, nhà vua bèn thôi.
dao động là điềm xe ngựa đầy đồng. Bên cạnh có tám ngôi sao bắc ngang qua sông Ngân Hán, gọi là chòm sao Thiên Hoàng.
Sách ẩn: Nguyên mệnh bao chép: "Chòm sao Thiên Hoàng chủ về kênh sông Hà, để cho các vị thần qua sông, đi khắp bốn phương."
Tống Quân nói: "Chòm sao Thiên Hoàng là bến sông trên trời."
Bên cạnh chòm sao Thiên Hoàng là chòm sao Giang Tinh.
Chính nghĩa: Chòm sao Giang Tinh có bốn ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Vĩ, chủ Thái Âm. Thường không sáng, nếu sáng và dao động là có nước ngập; nếu chòm sao này sáng rõ thì không ngăn được nước lụt.
Chòm sao Giang Tinh dao động là điềm người dân phải lội nước.
Chòm sao Xử Cữu có bốn ngôi sao ở phía nam chòm sao Nguy.
Chính nghĩa: Chòm sao Xử có ba ngôi sao, ở bên cạnh sao Trượng Nhân, chủ về lương thực của quân lính. Nếu thẳng với chòm sao Cữu là tốt, không ngang nhau với chòm sao Cữu là quân lính bị hết lương. Chòm sao Cữu ở phía nam, chủ việc giã dạo. Nếu ngược là năm đó đói to, ngưỡng lên là được mùa lớn.
Có chòm sao Bào Qua,
Sách ẩn: Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Bào Qua còn có tên là Thiên Kê, ở phía đông chòm sao Hà Cổ. Nếu chòm sao Bào Qua sáng thì năm đó được mùa to."
Chính nghĩa: Bào, đọc là 'bạch bao phiên'. Chòm sao Bào Qua có năm ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Li Châu, là vườn quả của thiên tử. Nếu sáng sủa rõ ràng là năm đó được mùa, nếu không thì quả hạt không được mùa; nếu sao lạ phạm vào thì cá muối sẽ đắt.
có ngôi sao ánh sáng màu xanh đen phạm vào thì cá muối sẽ đắt.
Chòm sao Nam Đẩu
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu có sáu ngôi sao ở phía nam.
là miếu của trời, phía bắc nó là chòm sao Kiến Tinh.
Chính nghĩa: Chòm sao Kiến có sáu ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Đẩu, gần đường hoàng đạo, [1] là cửa đô của nhà trời. Giữa chòm sao Đẩu-Kiến là đường đi của thất diệu, [2] cũng chủ về xe cờ. Nếu dao động là người dân bị mệt, nếu không thì không sao; Mặt Trăng có quầng là điềm báo giao long xuất hiện, bò ngựa bị bệnh dịch; nếu Mặt Trăng, ngũ tinh phạm vào thì đại thần sắp mưu loạn, cửa cầu không thông và có nước ngập.
Chòm sao Kiến Tinh là cờ cắm ở miếu. Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế.
Chính nghĩa: Chòm sao Khiên Ngưu là đồ cúng tế, cũng là cửa cầu. Phía bắc nó có hai ngôi sao, một là sao Tức Lộ, hai là sao Tụ Hỏa. Lại trên nó có một ngôi sao, chủ về đường đi; thứ đến có hai ngôi sao, chủ về cửa cầu; thứ đến có hai ngôi sao chủ nước Nam Việt. Nếu sáng rõ là cửa cầu thông suốt; nếu không sáng là không thông suốt, bò trong thiên hạ bị bệnh chết; nếu chuyển động vào dòng Ngân Hán thì thiên hạ sẽ loạn.
Phía bắc nó là chòm sao Hà Cổ.
Sách ẩn: Tôn Viêm nói: "Cờ của chòm sao Hà Cổ có mười hai ngôi sao, ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, có người nói chòm sao Hà Cổ là thuộc chòm sao Khiên Ngưu."
Có ngôi sao lớn trong chòm sao Hà Cổ là sao Thượng Tướng; bên trái phải là sao Tả Tướng- Hữu Tướng.
Chính nghĩa: Chòm sao Hà Cổ có ba ngôi sao ở phía bắc chòm sao Khiên Ngưu, chủ việc cờ quân. Có lẽ là tượng trưng cho ba vị tướng quân của thiên tử. Ngôi sao lớn ở giữa là Đại tướng quân, phía nam là sao bên trái là Tả tướng quân, phía bắc là sao bên phải là Hữu tướng quân, chủ về sắm sửa cửa cầu và ngăn tai họa. Nếu sáng suốt rõ ràng thì tướng quân lành, dao động là gặp xấu, có quân dấy loạn; thẳng hàng là tướng lập được công; cong thì tướng lầm kế. Từ ngày xưa truyền lại chòm sao Khiên Ngưu-Chức Nữ vào ngày bảy tháng bảy gặp nhau là chòm sao ấy.
Chòm sao Vụ Nữ,
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Chòm sao Tu Nữ gọi là chòm sao Vụ Nữ."
Chính nghĩa: Chòm sao Tu Nữ có bốn ngôi sao, cũng gọi là chòm sao Vụ Nữ, là quan Thiếu phủ của nhà trời. Chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu-Vụ Nữ đều thuộc cung Tinh Kỉ, theo địa chi thuộc cung sửu, phân dã của nước Việt, nhưng chòm sao Đẩu-Ngưu là phân dã của nước Ngô. Tu Nữ là tên gọi của vợ lẽ, hạng thấp trong bọn đàn bà, chủ về vải lụa may vá cưới gả. Nếu sao Thủy phạm vào là muôn vật không tốt; sao Hỏa phạm vào là vải lụa có đầy, nhiều người chết; sao Thổ phạm vào thì có người đàn bà chết; sao Kim phạm vào thì có dấy binh.
phía bắc có chòm sao Chức Nữ.
Chính nghĩa: Chòm sao Chức Nữ có ba ngôi sao ở phía đông chòm sao Thiên Kỉ phía bắc sông Ngân Hán, là con gái của nhà trời, chủ về hạt quả vải lụa vật báu. Nếu đế vương có lòng hiếu thông đến thần minh thì ba ngôi sao này cùng sáng; nếu không thì mờ mà nhỏ, việc làm của đàn bà trong thiên hạ bị bỏ trễ; nếu sáng thì được tốt; nếu sao sáng to mà có tia thì vải lụa đắt lên; nếu không thấy thì có dấy binh. Tấn thư thiên văn chí chép: "Thái sử lệnh của nhà Tấn tên là Trần Trác xét sách chép về các ngôi sao mà ba nhà Cam-Thạch-Vu soạn, có cả thảy hai trăm tám mươi ba quan, một ngàn bốn trăm sáu mươi tư ngôi sao, lấy đó làm rường cột. Nay nói sơ qua như vậy để sắp đặt thiên quan."
Chòm sao Chức Nữ là cháu gái của nhà trời.
Sách ẩn: Chòm sao Chức Nữ là cháu của trời. Xét: Kinh châu chiêm chép: "Chòm sao Chức Nữ còn có tên là chòm sao Thiên Nữ, là con gái của thiên tử."
Thanked by 4 Members:
|
|
#8
Gửi vào 01/06/2015 - 07:51
Thái sử công tìm cái biến đổi của vòm trời thời xưa nhưng chưa có cái xét được ở ngày nay. Xét qua khoảng hai trăm bốn mươi hai năm chép trong kinh Xuân thu có thấy Mặt Trời bị che ba mươi sáu lần, sao chổi xuất hiện ba lần,
Chính nghĩa: Tháng bảy năm thứ mười bốn thời Văn Công có sao phạm vào chòm sao Bắc Đẩu; mùa đông năm thứ mười bảy thời Chiêu Vương có sao chổi xẹt vào chòm sao Đại Thần; năm thứ mười ba thời Ai Công có sao chổi xuất hiện ở khoảng trời phía đông.
vào thời Tương Công nước Tống có sao rơi như mưa.
Chính nghĩa: Là nói ngày đầu mậu thân tháng giêng năm thứ mười sáu thời Hi Công, có năm khối đá vụn rơi xuống nước Tống.
Bấy giờ thiên tử suy yếu, chư hầu dùng sức đánh dẹp, ngũ bá thay nhau nổi lên,
Chính nghĩa: Triệu Kì chú giải Mạnh Tử chép: "Đấy là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Công nước Tần, Tương Công nước Tấn, Trang Vương nước Sở."
đổi làm chủ mệnh, từ đó về sau người ta lấy đông hiếp ít, nước lớn chiếm nước nhỏ. Các nước Tần, Sở, Ngô, Việt là nước Di-Địch nhưng mạnh lên xưng bá.
Chính nghĩa: Tổ tiên của vua nước Tần là Phi Tử lúc đầu được phong ở nước Tần, đất ấy tại chỗ rợ Nhung phía tây. Vua nước Sở tên là Dục Hùng lúc đầu được phong ở đất Đan Dương, là chỗ rợ Man châu Kinh. Vua nước Ngô là Thái Bá trú ở nước Ngô, nhà Chu nhân đó phong cho ở nước Ngô, hiệu là Câu Ngô. Tổ tiên vua nước Việt là con của vua Thiếu Khang lúc đầu được phong ở nước Việt để coi việc cúng tế vua Vũ, đất ấy là đất Việt phía đông. Đều là đất của người Nhung-Di, cho nên nói là nước Di-Địch. Sau này Mục Công nước Tần, Trang Vương nước Sở, vua Hạp Lư nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt đều được phong làm bá.
Họ Điền cướp ngôi vua nước Tề,
Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi ba thời An Vương nhà Chu thì Khang Công nước Tề chết, nhân đó Điền Hòa chiếm nước Tề mà lập làm vua nước Tề.
ba nhà chia nước Tấn,
Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi sáu thời An Vương nhà Chu thì Vũ Hầu nước Ngụy, Văn Hầu nước Hàn, Kính Hầu nước Triệu cùng diệt Tĩnh Công nước Tấn mà chia nước Tấn làm ba nước.
vào thời Chiến quốc. Tranh nhau ở việc đánh chiếm, cùng nổi binh cách, nhiều thành ấp bị phá, do đó đói kém, bệnh dịch khổ sở, vua tôi cùng lo lắng, việc cúng tế xem xét sao trời để đoán tốt xấu lại càng sốt sắng. Gần đây bảy nước mười hai chư hầu thay nhau xưng vương.
Chính nghĩa: Vào năm thứ ba thời Hiếu Cảnh nhà Hán có Ngô Vương tên là Tị, Sở Vương tên là Mậu, Triệu Vương tên là Toại, Hoài Nam Vương tên là Tịch Quang, Truy Xuyên Vương tên là Hòên, Giao Đông Vương tê là Hùng Cừ.
những kẻ nêu thuyết 'Tung Hoành' nối theo, mà những người như Cao, Đường, Cam, Thạch lại dựa vào việc xảy ra ở thời ấy để bàn về thư truyện của mình, cho nên việc bói đoán ấy lẫn lộn như gạo muối.
Chính nghĩa: Lẫn lộn là lộn xộn. Gạo muối là lặt vặt. Ý nói là bọn Cao, Đường, Cam-Thạch dựa theo việc xảy ra ở thời mình mà bàn về những việc quái lạ mà thư truyện chép, cho nên việc bói đoán của họ lộn xộn lặt vặt. Có chép tại Hán thư ngũ hành chí.
Hai mươi tám chòm sao chủ mười hai châu,
Chính nghĩa: Hai mươi tám chòm sao trên vòm trời là nói phía đông có Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; phía bắc có Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; phía tây có Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tủy, Sâm; phía nam có Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Tinh kinh chép: "Giác-Cang là phân dã của nước Trịnh, chủ châu Duyện; Đê-Phòng-Tâm là phân dã của nước Tống, chủ châu Dự; Vĩ-Cơ là phân dã của của nước Yên, chủ châu U; Nam Đẩu-Khiên Ngưu là phân dã của nước Ngô-Việt, chủ châu Dương; Tu Nữ-Hư là phân dã của nước Tề, chủ châu Thanh; Nguy-Thất-Bích là phân dã của nước Vệ, chủ châu Tinh; Khuê-Lâu là phân dã của nước Lỗ, chủ châu Từ; Vị-Mão là phân dã của nước Triệu, là châu Kí; Tất-Tủy-Sâm là phân dã của nước Ngụy, chủ châu Ích; Đông Tỉnh-Dư Quỷ là phân dã của nước Tần, chủ châu Ung; Liễu-Tinh-Trương là phân dã của nhà Chu, chủ miền Tam Hà; Dực-Chẩn là phân dã của nước Sở, chủ châu Kinh."
chòm sao Bắc Đẩu chủ hai mươi tám chòm sao này đã có từ xưa nay đã lâu rồi.
Chính nghĩa: Ý nói chòm sao Bắc Đẩu dựng nên mười hai cung sao, chủ mười hai châu, hai mươi tám chòm sao, đã dùng từ xưa, đến nay đã lâu lắm rồi.
Muốn xét điềm báo của nước Tần thì xem ở sao Thái Bạch, đoán ở sao Lang, chòm sao Hồ.
Chính nghĩa: Sao Thái Bạch, sao Lang, chòm sao Hồ đều là những ngôi sao ở phía tây, cho nên xem để đoán về nước Tần.
Muốn xét điềm báo của các nước Ngô-Sở thì xem ở sao Huỳnh Hoặc, đoán ở chòm sao Điểu Hành.
Chính nghĩa: Sao Huỳnh Hoặc, chòm sao Điểu Hành, đều là các ngôi sao ở phía nam, cho nên xét về nước Ngô-Sở. Chòm sao Điểu Hành là chòm sao Liễu. Còn chép là chòm sao Chú Trương.
Xét điềm báo về nước Yên-Tề thì xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Hư-Nguy.
Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Hư-Nguy đều là các ngôi sao ở phía bắc, cho nên xem xét nước Yên-Tề.
Xét điềm báo về nước Tống-Trịnh thì xem ở sao Tuế, đoán ở chòm sao Phòng-Tâm.
Chính nghĩa: Sao Tuế, chòm sao Phòng-Tâm đều là các ngôi sao ở phía đông, cho nên xem xét nước Tống-Trịnh.
Xét điềm báo về nước Tấn cũng xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Sâm, sao Phạt.
Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Sâm, sao Phạt đều là các ngôi sao ở phía bắc, phía tây, cho nên xem xét nước Tấn.
Chính nghĩa: Tháng bảy năm thứ mười bốn thời Văn Công có sao phạm vào chòm sao Bắc Đẩu; mùa đông năm thứ mười bảy thời Chiêu Vương có sao chổi xẹt vào chòm sao Đại Thần; năm thứ mười ba thời Ai Công có sao chổi xuất hiện ở khoảng trời phía đông.
vào thời Tương Công nước Tống có sao rơi như mưa.
Chính nghĩa: Là nói ngày đầu mậu thân tháng giêng năm thứ mười sáu thời Hi Công, có năm khối đá vụn rơi xuống nước Tống.
Bấy giờ thiên tử suy yếu, chư hầu dùng sức đánh dẹp, ngũ bá thay nhau nổi lên,
Chính nghĩa: Triệu Kì chú giải Mạnh Tử chép: "Đấy là Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Công nước Tần, Tương Công nước Tấn, Trang Vương nước Sở."
đổi làm chủ mệnh, từ đó về sau người ta lấy đông hiếp ít, nước lớn chiếm nước nhỏ. Các nước Tần, Sở, Ngô, Việt là nước Di-Địch nhưng mạnh lên xưng bá.
Chính nghĩa: Tổ tiên của vua nước Tần là Phi Tử lúc đầu được phong ở nước Tần, đất ấy tại chỗ rợ Nhung phía tây. Vua nước Sở tên là Dục Hùng lúc đầu được phong ở đất Đan Dương, là chỗ rợ Man châu Kinh. Vua nước Ngô là Thái Bá trú ở nước Ngô, nhà Chu nhân đó phong cho ở nước Ngô, hiệu là Câu Ngô. Tổ tiên vua nước Việt là con của vua Thiếu Khang lúc đầu được phong ở nước Việt để coi việc cúng tế vua Vũ, đất ấy là đất Việt phía đông. Đều là đất của người Nhung-Di, cho nên nói là nước Di-Địch. Sau này Mục Công nước Tần, Trang Vương nước Sở, vua Hạp Lư nước Ngô, vua Câu Tiễn nước Việt đều được phong làm bá.
Họ Điền cướp ngôi vua nước Tề,
Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi ba thời An Vương nhà Chu thì Khang Công nước Tề chết, nhân đó Điền Hòa chiếm nước Tề mà lập làm vua nước Tề.
ba nhà chia nước Tấn,
Chính nghĩa: Năm thứ hai mươi sáu thời An Vương nhà Chu thì Vũ Hầu nước Ngụy, Văn Hầu nước Hàn, Kính Hầu nước Triệu cùng diệt Tĩnh Công nước Tấn mà chia nước Tấn làm ba nước.
vào thời Chiến quốc. Tranh nhau ở việc đánh chiếm, cùng nổi binh cách, nhiều thành ấp bị phá, do đó đói kém, bệnh dịch khổ sở, vua tôi cùng lo lắng, việc cúng tế xem xét sao trời để đoán tốt xấu lại càng sốt sắng. Gần đây bảy nước mười hai chư hầu thay nhau xưng vương.
Chính nghĩa: Vào năm thứ ba thời Hiếu Cảnh nhà Hán có Ngô Vương tên là Tị, Sở Vương tên là Mậu, Triệu Vương tên là Toại, Hoài Nam Vương tên là Tịch Quang, Truy Xuyên Vương tên là Hòên, Giao Đông Vương tê là Hùng Cừ.
những kẻ nêu thuyết 'Tung Hoành' nối theo, mà những người như Cao, Đường, Cam, Thạch lại dựa vào việc xảy ra ở thời ấy để bàn về thư truyện của mình, cho nên việc bói đoán ấy lẫn lộn như gạo muối.
Chính nghĩa: Lẫn lộn là lộn xộn. Gạo muối là lặt vặt. Ý nói là bọn Cao, Đường, Cam-Thạch dựa theo việc xảy ra ở thời mình mà bàn về những việc quái lạ mà thư truyện chép, cho nên việc bói đoán của họ lộn xộn lặt vặt. Có chép tại Hán thư ngũ hành chí.
Hai mươi tám chòm sao chủ mười hai châu,
Chính nghĩa: Hai mươi tám chòm sao trên vòm trời là nói phía đông có Giác, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ; phía bắc có Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích; phía tây có Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Tủy, Sâm; phía nam có Tỉnh, Quỷ, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.
Tinh kinh chép: "Giác-Cang là phân dã của nước Trịnh, chủ châu Duyện; Đê-Phòng-Tâm là phân dã của nước Tống, chủ châu Dự; Vĩ-Cơ là phân dã của của nước Yên, chủ châu U; Nam Đẩu-Khiên Ngưu là phân dã của nước Ngô-Việt, chủ châu Dương; Tu Nữ-Hư là phân dã của nước Tề, chủ châu Thanh; Nguy-Thất-Bích là phân dã của nước Vệ, chủ châu Tinh; Khuê-Lâu là phân dã của nước Lỗ, chủ châu Từ; Vị-Mão là phân dã của nước Triệu, là châu Kí; Tất-Tủy-Sâm là phân dã của nước Ngụy, chủ châu Ích; Đông Tỉnh-Dư Quỷ là phân dã của nước Tần, chủ châu Ung; Liễu-Tinh-Trương là phân dã của nhà Chu, chủ miền Tam Hà; Dực-Chẩn là phân dã của nước Sở, chủ châu Kinh."
chòm sao Bắc Đẩu chủ hai mươi tám chòm sao này đã có từ xưa nay đã lâu rồi.
Chính nghĩa: Ý nói chòm sao Bắc Đẩu dựng nên mười hai cung sao, chủ mười hai châu, hai mươi tám chòm sao, đã dùng từ xưa, đến nay đã lâu lắm rồi.
Muốn xét điềm báo của nước Tần thì xem ở sao Thái Bạch, đoán ở sao Lang, chòm sao Hồ.
Chính nghĩa: Sao Thái Bạch, sao Lang, chòm sao Hồ đều là những ngôi sao ở phía tây, cho nên xem để đoán về nước Tần.
Muốn xét điềm báo của các nước Ngô-Sở thì xem ở sao Huỳnh Hoặc, đoán ở chòm sao Điểu Hành.
Chính nghĩa: Sao Huỳnh Hoặc, chòm sao Điểu Hành, đều là các ngôi sao ở phía nam, cho nên xét về nước Ngô-Sở. Chòm sao Điểu Hành là chòm sao Liễu. Còn chép là chòm sao Chú Trương.
Xét điềm báo về nước Yên-Tề thì xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Hư-Nguy.
Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Hư-Nguy đều là các ngôi sao ở phía bắc, cho nên xem xét nước Yên-Tề.
Xét điềm báo về nước Tống-Trịnh thì xem ở sao Tuế, đoán ở chòm sao Phòng-Tâm.
Chính nghĩa: Sao Tuế, chòm sao Phòng-Tâm đều là các ngôi sao ở phía đông, cho nên xem xét nước Tống-Trịnh.
Xét điềm báo về nước Tấn cũng xem ở sao Thần, đoán ở chòm sao Sâm, sao Phạt.
Chính nghĩa: Sao Thần, chòm sao Sâm, sao Phạt đều là các ngôi sao ở phía bắc, phía tây, cho nên xem xét nước Tấn.
Thanked by 5 Members:
|
|
#9
Gửi vào 01/06/2015 - 08:16
Kịp lúc nước Tần chiếm lấy nước Tam Tấn, nước Yên, nước Đại, từ sông-núi về phía nam là đất Trung Quốc.
Chính nghĩa: Sông là sông Hà. Núi là núi Hoa. Từ núi Hoa và sông Hà về phía nam là đất Trung Quốc.
Trung Quốc đối với trong bốn cõi là hướng về phía đông nam, là phía dương;
Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Cửu Di, Bát Địch, Thất Nhung, Lục Man là ở trong bốn cõi." Trung Quốc từ sông núi hướng về phía đông nam là phía dương.
Phía dương là Mặt Trời, sao Tuế, sao Huỳnh Hoặc, sao Trấn;
Chính nghĩa: Mặt Trời là dương. Sao Tuế chủ ở phía đông, sao Huỳnh Hoặc chủ ở phía nam, sao Trấn chủ ở phía giữa, đều tại phía nam và phía đông, là phía dương.
đoán ở các ngôi sao phía nam chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Tất phía ấy.
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, chủ chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của đất nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là nước của người Hoa-Hạ, phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy là chòm sao Tất chủ phía dương.
Phía tây bắc là các nước người Hồ, Mạch, Nguyệt Chi, là dân mặc áo choàng da đeo cung tên, là phía âm;
Chính nghĩa: Mạch, đọc là 'mạch'. Chi, đọc là 'chi'. Từ sông-núi về phía tây bắc là các nước Tần-Tấn, là phía âm.
Phía âm là Mặt Trăng, sao Thái Bạch, sao Thần;
Chính nghĩa: Mặt Trăng là âm. Sao Thái Bạch chủ phía tây, sao Thần chủ phía bắc, đều tại phía bắc và phía tây, là phía âm.
đoán ở các ngôi sao phía bắc chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Mão chủ phía ấy.
Chính nghĩa: Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy thì chòm sao Mão làm chủ phía ấy, là phía âm.
Cho nên sông núi ở Trung Quốc thường chảy về phía đông bắc, đầu nguồn của nó là ở đất Lũng-Thục, phía cuối ngọn là ở miền Bột-Kiệt.
Chính nghĩa: Ý nói sông và núi ở Trung Quốc chảy về phía đông bắc, như đầu núi Nam ở núi Thông dãy núi Côn Lôn chạy theo phía đông bắc liền núi Lũng mà đến núi Nam, núi Hoa, qua sông Hà lên phía đông bắc đến tận núi Đãng Thạch. Nguồn nước sông Hà chảy từ dãy núi Côn Lôn; sông Vị, sông Mân có nguồn từ núi Lũng, đều chảy về phía đông-đông bắc vào biển Bột.
Cho nên người Tần-Tấn ưa dùng binh,
Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước Tần-Tấn ở góc tây nam lên phía bắc là phía âm, vẫn giống với dân đeo cung tên là người Hồ-Mạch, cho nên ưa dùng binh.
cũng xem ở sao Thái Bạch, sao Thái Bạch chủ Trung Quốc, mà người Hồ-Mạch nhiều lần xâm lấn Trung Quốc,
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Nếu sao Thái Bạch ở phía bắc, Mặt Trăng ở phía nam thì Trung Quốc thua; nếu sao Thái Bạch ở phía nam, Mặt Trăng ở phía bắc thì Trung Quốc không thua."
chỉ xem sao Thần, sao Thần chuyển động ra vào nhanh chóng, cho nên sao này thường chủ người Di-Địch, đây là lẽ thường. Đây là thay làm khách và chủ.
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Sao Thần không ra thì sao Thái Bạch là khách, sao Thần ra thì sao Thái Bạch là chủ. Sao Thần, sao Thái Bạch không theo nhau, dẫu là chủ việc quân nhưng không đánh. Sao Thần mọc ở phía đông, sao Thái Bạch mọc ở phía tây, nếu sao Thần mọc ở phía tây thì sao Thái Bạch mọc ở phía đông ngăn cách, trên bãi dấu có binh nhưng không đánh, vào chòm sao nào thì mới đánh. Nếu sao Thần vào giữa sao Thái Bạch năm ngày, vào rồi ra lên phía trên thì mất quân tổn tướng, khách thắng. Nếu không ra thì khách thua. Xem cờ phất về phía nào.
Sao Huỳnh Hoặc đổi màu, ngoài thì trị binh, trong thì sửa lệnh, cho nên nói: "Dẫu có thiên tử sáng suốt cũng phải xem sao Huỳnh Hoặc mọc ở đâu."
Sách ẩn: Đây là dựa vào Xuân thu văn diệu câu, cho nên nói là "cho nên nói".
Chư hầu thay nhau mạnh lên, bấy giờ có ghi lại những việc quái lạ nhưng không chép lại được.
Chính nghĩa: Sông là sông Hà. Núi là núi Hoa. Từ núi Hoa và sông Hà về phía nam là đất Trung Quốc.
Trung Quốc đối với trong bốn cõi là hướng về phía đông nam, là phía dương;
Chính nghĩa: Nhĩ nhã chép: "Cửu Di, Bát Địch, Thất Nhung, Lục Man là ở trong bốn cõi." Trung Quốc từ sông núi hướng về phía đông nam là phía dương.
Phía dương là Mặt Trời, sao Tuế, sao Huỳnh Hoặc, sao Trấn;
Chính nghĩa: Mặt Trời là dương. Sao Tuế chủ ở phía đông, sao Huỳnh Hoặc chủ ở phía nam, sao Trấn chủ ở phía giữa, đều tại phía nam và phía đông, là phía dương.
đoán ở các ngôi sao phía nam chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Tất phía ấy.
Chính nghĩa: Chòm sao Thiên Nhai có hai ngôi sao, chủ chòm sao Tất-Mão, chủ về ranh giới của đất nước. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là nước của người Hoa-Hạ, phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy là chòm sao Tất chủ phía dương.
Phía tây bắc là các nước người Hồ, Mạch, Nguyệt Chi, là dân mặc áo choàng da đeo cung tên, là phía âm;
Chính nghĩa: Mạch, đọc là 'mạch'. Chi, đọc là 'chi'. Từ sông-núi về phía tây bắc là các nước Tần-Tấn, là phía âm.
Phía âm là Mặt Trăng, sao Thái Bạch, sao Thần;
Chính nghĩa: Mặt Trăng là âm. Sao Thái Bạch chủ phía tây, sao Thần chủ phía bắc, đều tại phía bắc và phía tây, là phía âm.
đoán ở các ngôi sao phía bắc chòm sao Thiên Nhai, chòm sao Mão chủ phía ấy.
Chính nghĩa: Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là nước của người Di-Địch, vậy thì chòm sao Mão làm chủ phía ấy, là phía âm.
Cho nên sông núi ở Trung Quốc thường chảy về phía đông bắc, đầu nguồn của nó là ở đất Lũng-Thục, phía cuối ngọn là ở miền Bột-Kiệt.
Chính nghĩa: Ý nói sông và núi ở Trung Quốc chảy về phía đông bắc, như đầu núi Nam ở núi Thông dãy núi Côn Lôn chạy theo phía đông bắc liền núi Lũng mà đến núi Nam, núi Hoa, qua sông Hà lên phía đông bắc đến tận núi Đãng Thạch. Nguồn nước sông Hà chảy từ dãy núi Côn Lôn; sông Vị, sông Mân có nguồn từ núi Lũng, đều chảy về phía đông-đông bắc vào biển Bột.
Cho nên người Tần-Tấn ưa dùng binh,
Tập giải: Vi Chiêu nói: "Nước Tần-Tấn ở góc tây nam lên phía bắc là phía âm, vẫn giống với dân đeo cung tên là người Hồ-Mạch, cho nên ưa dùng binh.
cũng xem ở sao Thái Bạch, sao Thái Bạch chủ Trung Quốc, mà người Hồ-Mạch nhiều lần xâm lấn Trung Quốc,
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Nếu sao Thái Bạch ở phía bắc, Mặt Trăng ở phía nam thì Trung Quốc thua; nếu sao Thái Bạch ở phía nam, Mặt Trăng ở phía bắc thì Trung Quốc không thua."
chỉ xem sao Thần, sao Thần chuyển động ra vào nhanh chóng, cho nên sao này thường chủ người Di-Địch, đây là lẽ thường. Đây là thay làm khách và chủ.
Chính nghĩa: Tinh kinh chép: "Sao Thần không ra thì sao Thái Bạch là khách, sao Thần ra thì sao Thái Bạch là chủ. Sao Thần, sao Thái Bạch không theo nhau, dẫu là chủ việc quân nhưng không đánh. Sao Thần mọc ở phía đông, sao Thái Bạch mọc ở phía tây, nếu sao Thần mọc ở phía tây thì sao Thái Bạch mọc ở phía đông ngăn cách, trên bãi dấu có binh nhưng không đánh, vào chòm sao nào thì mới đánh. Nếu sao Thần vào giữa sao Thái Bạch năm ngày, vào rồi ra lên phía trên thì mất quân tổn tướng, khách thắng. Nếu không ra thì khách thua. Xem cờ phất về phía nào.
Sao Huỳnh Hoặc đổi màu, ngoài thì trị binh, trong thì sửa lệnh, cho nên nói: "Dẫu có thiên tử sáng suốt cũng phải xem sao Huỳnh Hoặc mọc ở đâu."
Sách ẩn: Đây là dựa vào Xuân thu văn diệu câu, cho nên nói là "cho nên nói".
Chư hầu thay nhau mạnh lên, bấy giờ có ghi lại những việc quái lạ nhưng không chép lại được.
Thanked by 5 Members:
|
|
#10
Gửi vào 01/06/2015 - 08:37
Vào thời Thủy Hoàng nhà Tần, trong mười lăm năm có sao chổi xuất hiện bốn lần, có lần xuất hiện lâu đến tám chục ngày, dài suốt cả vòm trời. Sau đó nhà Tần bèn đem binh diệt sáu nước, chiếm cả Trung Quốc, ngoài đánh người rợ bốn phía, người chết ngổn ngang, do đó bọn vua Trương Sở [1] cùng nổi dậy, trong vòng ba chục năm,
Chính nghĩa: Từ năm thứ mười sáu thời Thủy Hoàng nhà Tần dấy binh diệt nước Hàn đến năm thứ năm thời Cao Tổ nhà Hán diệt Hạng Vũ là ba mươi năm.
quân lính dẫm xéo lẫn nhau không sao kể hết. Từ thời đánh Si Vưu [2] đến nay chưa từng có như vậy.
Vào lúc Hạng Vũ cứu thành Cự Lộc, sao Uổng Thỉ xẹt về phía tây, chư hầu miền Sơn Đông bèn hợp tung, sang phía tây chôn quân Tần, giết sạch người thành Hàm Dương.
Nhà Hán nổi lên, ngũ tinh tụ [3] ở chòm sao Đông Tỉnh. Lúc bị vây ở huyện Bình Thành,
Sách ẩn: Năm thứ bảy thời Cao Tổ nhà Hán.
Mặt Trăng có bảy vòng quầng sáng ở chòm sao Sâm-Tất.
Xét: Thiên văn chí chép: "Đoán rằng giữa chòm sao Tất-Mão là chòm sao Thiên Nhai. Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là chủ rợ Hồ. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là chủ Trung Quốc. Chòm sao Mão là chủ nước Hung Nô, chòm sao Sâm là chủ nước Triệu; chòm sao Tất là chủ quân ở biên giới. Năm đó Cao Tổ tự đem quân đánh nước Hung Nô, đến huyện Bình Thành, bị Mặc Đốn vây bảy ngày mới thoát." Vậy thì vòm trời có dấu hiệu báo trước. Bảy vòng quầng sáng là điềm báo bị vây bảy ngày.
Vào lúc họ Lữ làm loạn, Mặt Trời bị che lấp, buổi ngày trời tối. Bảy nước Ngô-Sở phản nghịch, sao chổi xuất hiện dài mấy trượng, sao Thiên Cẩu xẹt qua phân dã của nước Lương; kịp lúc dấy binh, rút cuộc thây phơi máu chảy ở nước ấy. Các năm Nguyên Quang, Nguyên Thú, cờ Si Vưu hai lượt xuất hiện, dài đến nửa vòm trời, sau đó ở kinh sư xuất quân đi đánh bốn lần,
Chính nghĩa: Năm Nguyên Quang thứ nhất, bọn Thái trung đại phu tên là Vệ Thanh đánh nước Hung Nô; năm Nguyên Thú thứ hai, bọn Quán quân Hầu tên là Khứ Bệnh đánh rợ Hồ; năm Nguyên Đỉnh thứ năm, bọn Vệ úy tên là Lộ Bác Đức phá nước Nam Việt; kịp lúc bọn Hàn Thuyết phá nước Đông Việt và phá rợ Di miền tây nam, đặt ra hơn chục quận; năm Nguyên Phong thứ nhất, Lâu thuyền tướng quân tên là Dương Bộc đánh nước Triều Tiên.
hơn chục năm đánh rợ Di-Địch, mà đánh rợ Hồ lại càng gắt hơn. Điềm báo nước Việt mất là sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Nam Đẩu;
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu là phân dã của Ngô-Việt.
điềm báo nước Triều Tiên bị diệt là sao chổi xẹt qua chòm sao Nam Hà;
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Giữa năm Nguyên Phong thời Vũ Đế, sao chổi xẹt vào chòm sao Hà Thú, đoán rằng: 'Chòm sao Nam Thú là cửa của người Việt, chòm sao Bắc Thú là cửa của người Hồ'. Sau đó quân Hán đánh diệt nước Triều Tiên, lập nên quận Lạc Lãng-Huyền Thố. Nước Triều Tiên ở ngoài biển là biểu tượng như nước Việt, lại ở phía bắc là ứng với đất của rợ Hồ." Chòm sao Hà Thú là chòm sao Nam Hà-Bắc Hà.
đem quân đánh nước Đại Uyển, có sao chổi xẹt vào sao Chiêu Dao.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Chiêu Dao ở sao phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, chủ quân rợ Hồ. Nếu tia sáng đổi mài thì có binh cách nổi lên.
Đấy là những dấu hiệu lớn rõ ràng, còn như những dấu hiệu nhỏ lặt vặt khác thì không thể kể hết. Do đó thấy rằng không có dấu hiệu nào xuất hiện trước mà không ứng với các việc xảy ra theo nó.
Chính nghĩa: Từ năm thứ mười sáu thời Thủy Hoàng nhà Tần dấy binh diệt nước Hàn đến năm thứ năm thời Cao Tổ nhà Hán diệt Hạng Vũ là ba mươi năm.
quân lính dẫm xéo lẫn nhau không sao kể hết. Từ thời đánh Si Vưu [2] đến nay chưa từng có như vậy.
Vào lúc Hạng Vũ cứu thành Cự Lộc, sao Uổng Thỉ xẹt về phía tây, chư hầu miền Sơn Đông bèn hợp tung, sang phía tây chôn quân Tần, giết sạch người thành Hàm Dương.
Nhà Hán nổi lên, ngũ tinh tụ [3] ở chòm sao Đông Tỉnh. Lúc bị vây ở huyện Bình Thành,
Sách ẩn: Năm thứ bảy thời Cao Tổ nhà Hán.
Mặt Trăng có bảy vòng quầng sáng ở chòm sao Sâm-Tất.
Xét: Thiên văn chí chép: "Đoán rằng giữa chòm sao Tất-Mão là chòm sao Thiên Nhai. Phía bắc chòm sao Thiên Nhai là chủ rợ Hồ. Phía nam chòm sao Thiên Nhai là chủ Trung Quốc. Chòm sao Mão là chủ nước Hung Nô, chòm sao Sâm là chủ nước Triệu; chòm sao Tất là chủ quân ở biên giới. Năm đó Cao Tổ tự đem quân đánh nước Hung Nô, đến huyện Bình Thành, bị Mặc Đốn vây bảy ngày mới thoát." Vậy thì vòm trời có dấu hiệu báo trước. Bảy vòng quầng sáng là điềm báo bị vây bảy ngày.
Vào lúc họ Lữ làm loạn, Mặt Trời bị che lấp, buổi ngày trời tối. Bảy nước Ngô-Sở phản nghịch, sao chổi xuất hiện dài mấy trượng, sao Thiên Cẩu xẹt qua phân dã của nước Lương; kịp lúc dấy binh, rút cuộc thây phơi máu chảy ở nước ấy. Các năm Nguyên Quang, Nguyên Thú, cờ Si Vưu hai lượt xuất hiện, dài đến nửa vòm trời, sau đó ở kinh sư xuất quân đi đánh bốn lần,
Chính nghĩa: Năm Nguyên Quang thứ nhất, bọn Thái trung đại phu tên là Vệ Thanh đánh nước Hung Nô; năm Nguyên Thú thứ hai, bọn Quán quân Hầu tên là Khứ Bệnh đánh rợ Hồ; năm Nguyên Đỉnh thứ năm, bọn Vệ úy tên là Lộ Bác Đức phá nước Nam Việt; kịp lúc bọn Hàn Thuyết phá nước Đông Việt và phá rợ Di miền tây nam, đặt ra hơn chục quận; năm Nguyên Phong thứ nhất, Lâu thuyền tướng quân tên là Dương Bộc đánh nước Triều Tiên.
hơn chục năm đánh rợ Di-Địch, mà đánh rợ Hồ lại càng gắt hơn. Điềm báo nước Việt mất là sao Huỳnh Hoặc phạm vào chòm sao Nam Đẩu;
Chính nghĩa: Chòm sao Nam Đẩu là phân dã của Ngô-Việt.
điềm báo nước Triều Tiên bị diệt là sao chổi xẹt qua chòm sao Nam Hà;
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Giữa năm Nguyên Phong thời Vũ Đế, sao chổi xẹt vào chòm sao Hà Thú, đoán rằng: 'Chòm sao Nam Thú là cửa của người Việt, chòm sao Bắc Thú là cửa của người Hồ'. Sau đó quân Hán đánh diệt nước Triều Tiên, lập nên quận Lạc Lãng-Huyền Thố. Nước Triều Tiên ở ngoài biển là biểu tượng như nước Việt, lại ở phía bắc là ứng với đất của rợ Hồ." Chòm sao Hà Thú là chòm sao Nam Hà-Bắc Hà.
đem quân đánh nước Đại Uyển, có sao chổi xẹt vào sao Chiêu Dao.
Chính nghĩa: Một ngôi sao Chiêu Dao ở sao phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu, chủ quân rợ Hồ. Nếu tia sáng đổi mài thì có binh cách nổi lên.
Đấy là những dấu hiệu lớn rõ ràng, còn như những dấu hiệu nhỏ lặt vặt khác thì không thể kể hết. Do đó thấy rằng không có dấu hiệu nào xuất hiện trước mà không ứng với các việc xảy ra theo nó.
Thanked by 5 Members:
|
|
#11
Gửi vào 01/06/2015 - 08:47
Xem đường chuyển động của Mặt Trăng-Mặt Trời
Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời."
để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch.
Sách ẩn: Họ Diêu xét:
Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ."
Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời."
Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc."
Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội."
Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm,
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra."
chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tinh đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao,
Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy.
là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ.
Chính nghĩa: Tấn chước chép: "Sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ trọng [1] thì sao Tuế chuyển đến ba chòm sao; sao Thái Tuế chuyển đến ngày tứ mạnh-tứ quý [2] thì sao Tuế chuyển đến hai chòm sao. Hai chòm sao nhân tám ngày mạnh-quý là mười sáu chòm sao. Ba chòm sao nhân bốn ngày trọng là mười hai chòm sao, cả thảy sao Tuế chuyển qua hai mươi tám chòm sao, mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời."
để đo sao Tuế chuyển động thuận hay nghịch.
Sách ẩn: Họ Diêu xét:
Thiên quan chiêm chép: "Sao Tuế còn gọi là sao Ứng, sao Kinh, sao Kỉ."
Vật lí luận chép: "Mỗi năm chuyển đến một chòm sao, gọi là sao Tuế, vậy mười hai năm thì tròn một vòng vòm trời."
Chính nghĩa: Thiên quan chép: "Sao Tuế là vị thần phương đông chủ hành mộc, tượng trưng cho Thương Đế. Màu sắc của nó sáng mà bên trong có màu vàng là thiên hạ yên ổn. Sao Tuế thường sáng mà không dao động, nếu dao động thì nghề làm ruộng bị mất mùa. Sao Tuế chuyển động nhanh chậm thì không nên đánh nước tương ứng với nó, có thể đánh nước khác; chuyển động sai đường thì nhiều người dân bị bệnh; thấy sẽ có việc vui. Vị vua của nước ở tương ứng với nó có may mắn thì nó sẽ không dao động. Nếu vua nước đó hay cáu giận thì nó sẽ tỏa tia sáng, là không có lòng nhân; sao Tuế vận chuyển ngược đường thì vua nươc đó càng nhân đức. Sao Tuế chủ nghề nông, chủ về ngũ cốc."
Thiên văn chí chép: "Chủ về mùa xuân, chủ những ngày giáp-ất, chủ mùa xuân trong bốn mùa. Chủ về lòng nhân trong ngũ thường, chủ về tướng mạo trong ngũ sự. Nếu nhà vua có lỗi là tướng mạo bị lầm, khiến cho pháp lệnh trái ngược, làm tổn hại hành mộc, sẽ có sao Tuế phạt tội."
Chủ về hành mộc ở phương đông, chủ mùa xuân, chủ ngày giáp-ất. Nếu nhà vua làm mất lẽ phải thì sao Tuế xuất hiện phạt tội. Sao Tuế chuyển động có lúc nhanh lúc chậm,
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép: "Ngũ tinh hễ mọc sớm gọi là chuyển động nhanh, chuyển động nhanh ứng với người khách; mọc muộn gọi là chuyển động chậm, ứng với chủ nhà. Ngũ tinh chuyển động nhanh hay chậm, tất có dấu hiệu trên vòm trời hiện ra."
chuyển động đến chòm sao nào thì ứng với nước đó. Chuyển đến phân dã của nước nào thì không nên đánh nước đó, chỉ nên đánh nước khác. Nó chuyển động hơi nhanh về phía trước gọi là 'nhanh', hơi chậm gọi là 'chậm'. Nếu nhanh thì nước ứng với nó có nạn binh cách không được nghỉ ngơi; nếu chậm thì nước ứng với nó sẽ có việc lo lắng, tướng chết, quân nước đó thua vỡ. Nó chuyển đến đâu, ngũ tinh đều chuyển theo mà hội tụ ở cùng một chòm sao,
Sách ẩn: Xét: Năm đầu thời Cao Đế nhà Hán, ngũ tinh đều tụ ở chòm sao Đông Tỉnh. Xét Thiên văn chí cũng chép là năm đó sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh, cho nên bốn ngôi sao chuyển theo mà tụ ở đấy.
là điềm báo nước tương ứng dưới nó có lẽ phải mà có được thiên hạ.
Thanked by 4 Members:
|
|
#12
Gửi vào 01/06/2015 - 09:03
1. Vào năm Nhiếp Đề Cách:
Sách ẩn: Sao Thái Tuế [1] ở cung dần, vào buổi sáng tháng giêng, sao Tuế mọc ở phía đông. Xét:
Nhĩ nhã chép: "Sao Tuế ở cung dần gọi là Nhiếp Đề Cách."
Lí Tuần nói: "Ý nói là muôn vật nhận khí dương mà mọc lên, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách. Cách là mọc lên."
Sao Tuế Âm chuyển từ bên trái sang ở cung dần. Sao Tuế chuyển từ bên phải sang ở cung sửu. Tháng giêng sao Tuế mọc ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu ở phía đông, gọi là sao Giám Đức.
Sách ẩn: Là tên gọi của sao Tuế mọc ở phía đông vào buổi sáng tháng giêng. Từ đoạn chép dưới là xuất từ lời văn Tinh kinh của họ Thạch. Lại chép: "Sao Tuế ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu, nếu chuyển sai đường thì mọc ở phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu." Hán thư thiên văn chí chép lời của họ Thạch và lịch Thái Sơ có chỗ không giống.
Màu sắc xanh sẫm có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì mọc ở chòm sao Liễu. Nếu mọc sớm thì năm đó có nước lụt, mọc muộn thì có khô hạn.
Sao Tuế mọc, chuyển về phía đông mười hai độ, được trăm ngày mới thôi, lại chuyển ngược; chuyển ngược tám độ, được trăm ngày lại chuyển về phía đông. Một năm chuyển được ba mươi độ bảy phần mười sáu phân, mỗi ngày chuyển được một phần mười hai phân, mười hai năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Thường mọc vào buổi sáng ở phía đông, lặn vào lúc chập tối ở phía tây.
2. Vào năm Thiền Át:
Sách ẩn: Tại cung mão. Vào buổi sáng tháng hai, sao Tuế mọc ở phía đông.
Nhĩ nhã chép: "Tại cung mão gọi là năm Thiền Át."
Lí Tuần nói: "Khí dương đẩy muôn vậy mà mọc lên, cho nên gọi là Thiền Át. Thiền là hết. Át là dừng."
Sao Tuế Âm tại cung mão, sao Tuế ở cung tí. Vào buổi sáng tháng hai thì mọc ở chòm sao Vụ Nữ-Hư-Nguy, gọi là sao Giáng Nhập. Sao lớn có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Trương, năm đó sẽ có nước lụt to.
3. Vào năm Chấp Từ:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thìn là năm Chấp Từ." Lí Tuần nói: "Những loài ẩn nấp đều thong thả mà mọc lên, cho nên gọi là Chấp Từ. Chấp là ẩn náu. Từ là thong thả."
Sao Tuế Âm ở cung thìn, sao Tuế ở cung hợi. Vào buổi sáng tháng ba mọc ở chòm sao Doanh Thất-Đông Bích, gọi là sao Thanh Chương. Sao Thanh Chương rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Chẩn. Nếu mọc sớm thì năm đó trời khô hạn, mọc muộn thì có nước lụt.
4. Vào năm Đại Hoang Lạc:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tị là năm Đại Hoang Lạc." Họ Diêu nói: "Muôn vật đều phơi phới mà mọc lên, rồi chợt rời rạc, cho nên gọi là Hoang Lạc."
Sao Tuế Âm ở cung tị, sao Tuế ở cung tuất. Vào buổi sáng tháng tư, sao Tuế mọc ở chòm sao Khuê-Lâu-Vị-Mão, gọi là sao Biền Chủng.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Lộ Chương."
Sách ẩn: Thiên văn chép chép là Lộ Chủng.
Chính nghĩa: Biền, đọc là 'bạch biên phiên'. Chủng, đọc là 'chi dũng phiên'.
Sáng rừng rực màu đỏ, có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cang.
5. Vào năm Đôn Tang:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung ngọ là năm Đôn Tang."
Tôn Viêm nói: "Đôn là đầy. Tang là là khỏe. Ý nói muôn vật tươi tốt."
Vi Chiêu nói: "Đôn, đọc là 'đốn'."
Sao Tuế Âm ở cung ngọ, sao Tuế ở cung dậu. Vào buổi sáng tháng năm mọc ở chòm sao Vị-Mão-Tất, gọi là sao Khai Minh.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Tân."
Sách ẩn: Thiên văn chí chép là sao Khải Minh.
Màu sáng sực rỡ là năm đó ngưng việc quân, chỉ có lợi cho vương hầu, không có lợi cho việc quân. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Phòng. Nếu mọc sớm thì năm đó có khô hạn, mọc muộn là có nước lụt.
6. Vào năm Diệp Hiệp:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung mùi là năm Diệp Hiệp."
Lí Tuần nói: "Khí dương nuôi nấng muôn vật, cho nên gọi là Hiệp Hiệp. Hiệp là hòa. Hiệp là hợp."
Sao Tuế Âm ở cung mùi, sao Tuế ở cung Thân. Vào buổi sáng tháng sáu thì sao Tuế mọc ở chòm sao Tuỷ Huề-Sâm, gọi là sao Trường Liệt. Màu sáng rõ ràng là năm đó dùng binh có lợi. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cơ.
Sách ẩn: Sao Thái Tuế [1] ở cung dần, vào buổi sáng tháng giêng, sao Tuế mọc ở phía đông. Xét:
Nhĩ nhã chép: "Sao Tuế ở cung dần gọi là Nhiếp Đề Cách."
Lí Tuần nói: "Ý nói là muôn vật nhận khí dương mà mọc lên, cho nên gọi là Nhiếp Đề Cách. Cách là mọc lên."
Sao Tuế Âm chuyển từ bên trái sang ở cung dần. Sao Tuế chuyển từ bên phải sang ở cung sửu. Tháng giêng sao Tuế mọc ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu ở phía đông, gọi là sao Giám Đức.
Sách ẩn: Là tên gọi của sao Tuế mọc ở phía đông vào buổi sáng tháng giêng. Từ đoạn chép dưới là xuất từ lời văn Tinh kinh của họ Thạch. Lại chép: "Sao Tuế ở chòm sao Nam Đẩu-Khiên Ngưu, nếu chuyển sai đường thì mọc ở phần chuôi của chòm sao Bắc Đẩu." Hán thư thiên văn chí chép lời của họ Thạch và lịch Thái Sơ có chỗ không giống.
Màu sắc xanh sẫm có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì mọc ở chòm sao Liễu. Nếu mọc sớm thì năm đó có nước lụt, mọc muộn thì có khô hạn.
Sao Tuế mọc, chuyển về phía đông mười hai độ, được trăm ngày mới thôi, lại chuyển ngược; chuyển ngược tám độ, được trăm ngày lại chuyển về phía đông. Một năm chuyển được ba mươi độ bảy phần mười sáu phân, mỗi ngày chuyển được một phần mười hai phân, mười hai năm thì chuyển tròn một vòng vòm trời. Thường mọc vào buổi sáng ở phía đông, lặn vào lúc chập tối ở phía tây.
2. Vào năm Thiền Át:
Sách ẩn: Tại cung mão. Vào buổi sáng tháng hai, sao Tuế mọc ở phía đông.
Nhĩ nhã chép: "Tại cung mão gọi là năm Thiền Át."
Lí Tuần nói: "Khí dương đẩy muôn vậy mà mọc lên, cho nên gọi là Thiền Át. Thiền là hết. Át là dừng."
Sao Tuế Âm tại cung mão, sao Tuế ở cung tí. Vào buổi sáng tháng hai thì mọc ở chòm sao Vụ Nữ-Hư-Nguy, gọi là sao Giáng Nhập. Sao lớn có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Trương, năm đó sẽ có nước lụt to.
3. Vào năm Chấp Từ:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung thìn là năm Chấp Từ." Lí Tuần nói: "Những loài ẩn nấp đều thong thả mà mọc lên, cho nên gọi là Chấp Từ. Chấp là ẩn náu. Từ là thong thả."
Sao Tuế Âm ở cung thìn, sao Tuế ở cung hợi. Vào buổi sáng tháng ba mọc ở chòm sao Doanh Thất-Đông Bích, gọi là sao Thanh Chương. Sao Thanh Chương rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Chẩn. Nếu mọc sớm thì năm đó trời khô hạn, mọc muộn thì có nước lụt.
4. Vào năm Đại Hoang Lạc:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Tại cung tị là năm Đại Hoang Lạc." Họ Diêu nói: "Muôn vật đều phơi phới mà mọc lên, rồi chợt rời rạc, cho nên gọi là Hoang Lạc."
Sao Tuế Âm ở cung tị, sao Tuế ở cung tuất. Vào buổi sáng tháng tư, sao Tuế mọc ở chòm sao Khuê-Lâu-Vị-Mão, gọi là sao Biền Chủng.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Lộ Chương."
Sách ẩn: Thiên văn chép chép là Lộ Chủng.
Chính nghĩa: Biền, đọc là 'bạch biên phiên'. Chủng, đọc là 'chi dũng phiên'.
Sáng rừng rực màu đỏ, có tia sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cang.
5. Vào năm Đôn Tang:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung ngọ là năm Đôn Tang."
Tôn Viêm nói: "Đôn là đầy. Tang là là khỏe. Ý nói muôn vật tươi tốt."
Vi Chiêu nói: "Đôn, đọc là 'đốn'."
Sao Tuế Âm ở cung ngọ, sao Tuế ở cung dậu. Vào buổi sáng tháng năm mọc ở chòm sao Vị-Mão-Tất, gọi là sao Khai Minh.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Tân."
Sách ẩn: Thiên văn chí chép là sao Khải Minh.
Màu sáng sực rỡ là năm đó ngưng việc quân, chỉ có lợi cho vương hầu, không có lợi cho việc quân. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Phòng. Nếu mọc sớm thì năm đó có khô hạn, mọc muộn là có nước lụt.
6. Vào năm Diệp Hiệp:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung mùi là năm Diệp Hiệp."
Lí Tuần nói: "Khí dương nuôi nấng muôn vật, cho nên gọi là Hiệp Hiệp. Hiệp là hòa. Hiệp là hợp."
Sao Tuế Âm ở cung mùi, sao Tuế ở cung Thân. Vào buổi sáng tháng sáu thì sao Tuế mọc ở chòm sao Tuỷ Huề-Sâm, gọi là sao Trường Liệt. Màu sáng rõ ràng là năm đó dùng binh có lợi. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Cơ.
Thanked by 5 Members:
|
|
#13
Gửi vào 01/06/2015 - 10:20
7. Vào năm Thôn Than:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung thân là năm Thôn Than."
Lí Tuần nói: "Thôn Than là nói về dáng vẻ muôn vật trổ lên rồi rạp xuống." Thôn, đọc là 'tha côn phiên'. Than, đọc là 'tha đan phiên'.
Sao Tuế Âm ở cung thân, sao Tuế ở cung mùi. Vào buổi sáng tháng bảy, sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh-Dư Quỷ, gọi là năm Đại Âm. Màu sắc sáng trắng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Khiên Ngưu.
8. Vào năm Tác Ngạc:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung dậu là năm Tác Ngạc."
Lí Tuần nói: "Tác Ngạc là nói về dáng vẻ muôn vật đâm lên mà mọc." Ngạc, đọc là 'ngạc'.
Thiên văn chí chép là Tác Ngạch, đọc là 'ngũ ngạch phiên'. So với Sử kí-Nhĩ nhã đều khác.
Sao Tuế Âm ở cung dậu, sao Tuế ở cung ngọ. Vào buổi sáng tháng tám, sao Tuế mọc ở chòm sao Liễu-Thất Tinh-Trương, gọi là sao Trường Vương. Sáng rõ có tia thì nước ứng với nó việc lành, lúa chín. Nếu chuyển sai đường thì có thấy mọc ở chòm sao Nguy. Năm đó có khô hạn nhưng việc lành, có tang về đàn bà, người sân bị bệnh.
9. Vào năm Yêm Mậu:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung tuất gọi là năm Yêm Mậu."
Tôn Viêm nói: "Mọi vật đều bị che lấp, cho neê gọilà Yêm Mậu. Yêm là che. Mậu là lấp."
Thiên văn chí chép là Yểm Mậu.
Sao Tuế Âm ở cung mậu, sao Tuế ở cung tị. Vào buổi sáng tháng chín, sao Tuế mọc ở chòm sao Dực-Chẩn, gọi là sao Thiên Huy. Sách ẩn: Họ Lưu đọc là 'huy duy phiên'. Sáng rõ màu trắng. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chom sao Đông Bích. Năm đó có nước lụt, có tang về đàn bà.
10. Vào năm Đại Uyên Hiến:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung hợi là năm Đại Uyên Hiến."
Tôn Viêm nói: "Uyên là sâu. Đẩy vạn vật vào chỗ sâu, nói là che lấp ở ngoài."
Sao Tuế Âm ở cung hợi, sao Tuế ở cung thìn. Vào buổi sáng tháng mười, sao Tuế mọc ở chòm sao ở chòm sao Giác-Cang, gọi là sao Đại Chương.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Hoàng."
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí cũng chép là Thiên Hoàng.
Màu xanh sẫm, buổi sáng sao Tuế như nhảy nhót hoặc ẩn dấu thì gọi là sao Chính Bình. Năm đó nên dấy binh được, tướng soái tất có công; nếu vua nước ứng với nó có đức thì sẽ thu lấy bốn cõi. Nếu chuyển sai đường thì sẽ thấy mọc ở chòm sao Lâu.
11. Vào năm Khốn Đôn:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Ở cung tí là năm Khốn Đôn." Tôn Viêm nói: "Khốn Đôn là lẫn lộn. Ý nói muôn vật mới mọc, lẫn lộn ở dưới suối vàng."
Sao Tuế Âm ở cung Tí, sao Tuế ở cung mão. Vào buổi sáng tháng mười một, sao Tuế mọc ở chòm sao Đê-Phòng-Tâm, gọi là sao Thiên Tuyền. Rất sáng có màu vàng là có việc lành ở sông hồ, không lợi cho việc dấy binh. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chòm sao Mão.
12. Vào năm Xích Phấn Nhược:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: " Tại cung sửu là năm Xích Phấn Nhược."
Lí Tuần nói: "Ý nói khí dương bốc lên. Nhược là thuận."
Sao Tuế Âm ở cung sửu, sao Tuế ở cung dần. Vào buổi sáng tháng mười hai, sao Tuế mọc ở chòm sao Vĩ-Cơ, gọi là sao Thiên Hạo.
Sách ẩn: Hạo, đọc là 'hạo'.
Đen bóng, màu đen rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Sâm.
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung thân là năm Thôn Than."
Lí Tuần nói: "Thôn Than là nói về dáng vẻ muôn vật trổ lên rồi rạp xuống." Thôn, đọc là 'tha côn phiên'. Than, đọc là 'tha đan phiên'.
Sao Tuế Âm ở cung thân, sao Tuế ở cung mùi. Vào buổi sáng tháng bảy, sao Tuế mọc ở chòm sao Đông Tỉnh-Dư Quỷ, gọi là năm Đại Âm. Màu sắc sáng trắng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Khiên Ngưu.
8. Vào năm Tác Ngạc:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung dậu là năm Tác Ngạc."
Lí Tuần nói: "Tác Ngạc là nói về dáng vẻ muôn vật đâm lên mà mọc." Ngạc, đọc là 'ngạc'.
Thiên văn chí chép là Tác Ngạch, đọc là 'ngũ ngạch phiên'. So với Sử kí-Nhĩ nhã đều khác.
Sao Tuế Âm ở cung dậu, sao Tuế ở cung ngọ. Vào buổi sáng tháng tám, sao Tuế mọc ở chòm sao Liễu-Thất Tinh-Trương, gọi là sao Trường Vương. Sáng rõ có tia thì nước ứng với nó việc lành, lúa chín. Nếu chuyển sai đường thì có thấy mọc ở chòm sao Nguy. Năm đó có khô hạn nhưng việc lành, có tang về đàn bà, người sân bị bệnh.
9. Vào năm Yêm Mậu:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung tuất gọi là năm Yêm Mậu."
Tôn Viêm nói: "Mọi vật đều bị che lấp, cho neê gọilà Yêm Mậu. Yêm là che. Mậu là lấp."
Thiên văn chí chép là Yểm Mậu.
Sao Tuế Âm ở cung mậu, sao Tuế ở cung tị. Vào buổi sáng tháng chín, sao Tuế mọc ở chòm sao Dực-Chẩn, gọi là sao Thiên Huy. Sách ẩn: Họ Lưu đọc là 'huy duy phiên'. Sáng rõ màu trắng. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chom sao Đông Bích. Năm đó có nước lụt, có tang về đàn bà.
10. Vào năm Đại Uyên Hiến:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: "Tại cung hợi là năm Đại Uyên Hiến."
Tôn Viêm nói: "Uyên là sâu. Đẩy vạn vật vào chỗ sâu, nói là che lấp ở ngoài."
Sao Tuế Âm ở cung hợi, sao Tuế ở cung thìn. Vào buổi sáng tháng mười, sao Tuế mọc ở chòm sao ở chòm sao Giác-Cang, gọi là sao Đại Chương.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Còn gọi là sao Thiên Hoàng."
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí cũng chép là Thiên Hoàng.
Màu xanh sẫm, buổi sáng sao Tuế như nhảy nhót hoặc ẩn dấu thì gọi là sao Chính Bình. Năm đó nên dấy binh được, tướng soái tất có công; nếu vua nước ứng với nó có đức thì sẽ thu lấy bốn cõi. Nếu chuyển sai đường thì sẽ thấy mọc ở chòm sao Lâu.
11. Vào năm Khốn Đôn:
Sách ẩn: Nhĩ nhã chép: "Ở cung tí là năm Khốn Đôn." Tôn Viêm nói: "Khốn Đôn là lẫn lộn. Ý nói muôn vật mới mọc, lẫn lộn ở dưới suối vàng."
Sao Tuế Âm ở cung Tí, sao Tuế ở cung mão. Vào buổi sáng tháng mười một, sao Tuế mọc ở chòm sao Đê-Phòng-Tâm, gọi là sao Thiên Tuyền. Rất sáng có màu vàng là có việc lành ở sông hồ, không lợi cho việc dấy binh. Nếu chuyển sai đường thì có thấy ở chòm sao Mão.
12. Vào năm Xích Phấn Nhược:
Sách ẩn:
Nhĩ nhã chép: " Tại cung sửu là năm Xích Phấn Nhược."
Lí Tuần nói: "Ý nói khí dương bốc lên. Nhược là thuận."
Sao Tuế Âm ở cung sửu, sao Tuế ở cung dần. Vào buổi sáng tháng mười hai, sao Tuế mọc ở chòm sao Vĩ-Cơ, gọi là sao Thiên Hạo.
Sách ẩn: Hạo, đọc là 'hạo'.
Đen bóng, màu đen rất sáng. Nếu chuyển sai đường thì thấy mọc ở chòm sao Sâm.
Thanked by 5 Members:
|
|
#14
Gửi vào 01/06/2015 - 15:00
Sao Tuế phải mọc đúng chỗ của nó mà lại không đúng chỗ, mọc đúng chỗ nhưng lại dao động sang bên phải hoặc sang bên trái, không nên chuyển đi lại chuyển đi, hoặc hội với sao khác thì nước ứng với nó sẽ gặp việc xấu. Nếu mọc lâu ở nước nào là điềm báo vua nước đó có đức dày. Nếu tỏa tia sáng hoặc dao động lúc to lúc nhỏ, nhiều lần đổi màu thì vua nước ứng với nó sẽ có việc buồn.
Nếu sao Tuế chuyển động sai chỗ như sau: Chuyển về phía đông bắc được ba tháng thì xuất hiện chòm sao Thiên Bảng,
Chính nghĩa: Bảng, đọc là 'bồ giảng phiên'. Phần cốt của sao Tuế sẽ tan ra thành chòm sao Thiên Thương - Thiên Bồi - Thiên Xung - Thiên Hoạt - Quốc Tinh - Thiên Sàm và chòm sao Đăng Thiên - Kinh Chân và chòm sao Thiên Viên, Thiên Viên, Thương Tổi, đều là điềm báo tai họa. Chòm sao Thiên Bảng còn gọi là chòm sao Giác Tinh, phần đầu giống ngôi sao mà phần đuôi lại nhọn, dài bốn trượng, mọc ở phía đông bắc, phía tây. Nếu nó mọc thì thiên hạ có nạn binh cách.
dài bốn trượng,
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép lời văn trên đều xuất từ Tinh kinh của họ Cam, mà Thiên văn chí cũng chép cả lời của họ Thạch, nhưng đây không chép. Họ Thạch tên là Thân, họ Cam tên là Đức.
đuôi nhọn, tiến về phía đông nam, được ba tháng thì sinh ra sao chổi,
Chính nghĩa: sao chổi trên bầu trời còn có tên là sao quét, phần đầu giống ngôi sao, phần đuôi giống cái chổi, nhỏ thì dài mấy thước, lớn thì suốt cả bầu trời, nhưng nó vốn không tỏa sáng, phải mượn ánh sáng của Mặt Trời mà tỏa sáng, cho nên xuất hiện vào buổi đêm thì chuyển về phía đông, xuất hiện vào buổi sáng thì chuyển về phía tây, như phía nam hoặc phía bắc của Mặt Trời đều hướng theo ánh sáng của Mặt Trời. Tỏa ra tia sáng về phía nào thì gây tai họa ở phía đó, nếu xuất hiện sẽ có dấy binh, thay cũ đổi mới, nước mà sao chổi hướng về sẽ suy yếu.
dài hai trượng giống sao chổi. Nếu lùi về phía tây bắc thì ba tháng sau sinh ra chòm sao Thiên Sàm,
Chính nghĩa: Sàm, đọc là 'sở hàm phiên'. Chòm sao Thiên Sàm mọc ở phía tây nam, dài bốn trượng, đuôi nhọn.
Kinh Phòng nói: "Chòm sao Thiên Sàm là biểu tượng của binh cách, máu đỏ chảy trên mặt đất trải ngàn dặm, xương khô phơi la liệt."
Thiên văn chí chép: "Chòm sao Thiên Thương chủ về binh loạn."
dài bốn trượng, đuôi nhọn. Lùi về phía tây nam được ba tháng thì mọc ra chòm sao Thiên Thương,
Chính nghĩa: Thương, đọc là 'sở hàng phiên'. Chòm sao Thiên Thương dài mấy trượng, hai đầu nhọn, mọc ở phía tây nam. Nếu nó xuất hiện thì không quá ba tháng sẽ có nạn nước loạn mất, vua nằm chết. Thiên văn chí chép: "Vào thời Hiếu Văn, vào buổi đêm có chòm sao Thiên Thương mọc ở phía tây nam, đoán rằng là điềm báo có binh loạn. Tháng mười một năm thứ sáu, người Hung Nô vào quận Thượng-Vân Trung, nhà Hán phát binh để giữ kinh sư."
dài mấy trượng, hai đầu nhọn. Xem kĩ nó xuất hiện ứng với nước nào thì nước đó không nên làm việc dùng binh. Nó xuất hiện nổi rồi lại chìm thì nước ứng với nó sẽ có việc đắp đất; nếu xuất hiện chìm rồi lại nổi thì nước ứng nó sẽ mất. Nếu màu đỏ mà có tia thì nước ứng với nó sẽ có việc lành, chống giữ mà đánh nước khác sẽ không thắng được. Nếu màu đỏ vàng mà đậm thì nước ứng với nó sẽ được mùa to. Nếu màu xanh trắng hoặc đỏ thẫm thì nước ứng với nó sẽ có việc buồn. Nếu sao Tuế chuyển vào Mặt Trăng thì nước ứng với nó sẽ cách chức quan Tể tướng; nếu phạm với sao Thái Bạch thì nước ứng với nó sẽ vỡ quân.
Sao Tuế còn gọi là sao Nhiếp Đề, sao Trung Hoa, sao Ứng, sao Kỉ. Chòm sao Doanh Thất là thanh miếu, sao Tuế là miếu.
Nếu sao Tuế chuyển động sai chỗ như sau: Chuyển về phía đông bắc được ba tháng thì xuất hiện chòm sao Thiên Bảng,
Chính nghĩa: Bảng, đọc là 'bồ giảng phiên'. Phần cốt của sao Tuế sẽ tan ra thành chòm sao Thiên Thương - Thiên Bồi - Thiên Xung - Thiên Hoạt - Quốc Tinh - Thiên Sàm và chòm sao Đăng Thiên - Kinh Chân và chòm sao Thiên Viên, Thiên Viên, Thương Tổi, đều là điềm báo tai họa. Chòm sao Thiên Bảng còn gọi là chòm sao Giác Tinh, phần đầu giống ngôi sao mà phần đuôi lại nhọn, dài bốn trượng, mọc ở phía đông bắc, phía tây. Nếu nó mọc thì thiên hạ có nạn binh cách.
dài bốn trượng,
Sách ẩn: Xét: Thiên văn chí chép lời văn trên đều xuất từ Tinh kinh của họ Cam, mà Thiên văn chí cũng chép cả lời của họ Thạch, nhưng đây không chép. Họ Thạch tên là Thân, họ Cam tên là Đức.
đuôi nhọn, tiến về phía đông nam, được ba tháng thì sinh ra sao chổi,
Chính nghĩa: sao chổi trên bầu trời còn có tên là sao quét, phần đầu giống ngôi sao, phần đuôi giống cái chổi, nhỏ thì dài mấy thước, lớn thì suốt cả bầu trời, nhưng nó vốn không tỏa sáng, phải mượn ánh sáng của Mặt Trời mà tỏa sáng, cho nên xuất hiện vào buổi đêm thì chuyển về phía đông, xuất hiện vào buổi sáng thì chuyển về phía tây, như phía nam hoặc phía bắc của Mặt Trời đều hướng theo ánh sáng của Mặt Trời. Tỏa ra tia sáng về phía nào thì gây tai họa ở phía đó, nếu xuất hiện sẽ có dấy binh, thay cũ đổi mới, nước mà sao chổi hướng về sẽ suy yếu.
dài hai trượng giống sao chổi. Nếu lùi về phía tây bắc thì ba tháng sau sinh ra chòm sao Thiên Sàm,
Chính nghĩa: Sàm, đọc là 'sở hàm phiên'. Chòm sao Thiên Sàm mọc ở phía tây nam, dài bốn trượng, đuôi nhọn.
Kinh Phòng nói: "Chòm sao Thiên Sàm là biểu tượng của binh cách, máu đỏ chảy trên mặt đất trải ngàn dặm, xương khô phơi la liệt."
Thiên văn chí chép: "Chòm sao Thiên Thương chủ về binh loạn."
dài bốn trượng, đuôi nhọn. Lùi về phía tây nam được ba tháng thì mọc ra chòm sao Thiên Thương,
Chính nghĩa: Thương, đọc là 'sở hàng phiên'. Chòm sao Thiên Thương dài mấy trượng, hai đầu nhọn, mọc ở phía tây nam. Nếu nó xuất hiện thì không quá ba tháng sẽ có nạn nước loạn mất, vua nằm chết. Thiên văn chí chép: "Vào thời Hiếu Văn, vào buổi đêm có chòm sao Thiên Thương mọc ở phía tây nam, đoán rằng là điềm báo có binh loạn. Tháng mười một năm thứ sáu, người Hung Nô vào quận Thượng-Vân Trung, nhà Hán phát binh để giữ kinh sư."
dài mấy trượng, hai đầu nhọn. Xem kĩ nó xuất hiện ứng với nước nào thì nước đó không nên làm việc dùng binh. Nó xuất hiện nổi rồi lại chìm thì nước ứng với nó sẽ có việc đắp đất; nếu xuất hiện chìm rồi lại nổi thì nước ứng nó sẽ mất. Nếu màu đỏ mà có tia thì nước ứng với nó sẽ có việc lành, chống giữ mà đánh nước khác sẽ không thắng được. Nếu màu đỏ vàng mà đậm thì nước ứng với nó sẽ được mùa to. Nếu màu xanh trắng hoặc đỏ thẫm thì nước ứng với nó sẽ có việc buồn. Nếu sao Tuế chuyển vào Mặt Trăng thì nước ứng với nó sẽ cách chức quan Tể tướng; nếu phạm với sao Thái Bạch thì nước ứng với nó sẽ vỡ quân.
Sao Tuế còn gọi là sao Nhiếp Đề, sao Trung Hoa, sao Ứng, sao Kỉ. Chòm sao Doanh Thất là thanh miếu, sao Tuế là miếu.
Thanked by 4 Members:
|
|
#15
Gửi vào 01/06/2015 - 15:15
Sao Quốc Hoàng,
Chính nghĩa: Sao Quốc Hoàng lớn mà màu đỏ như sao Nam Cực Lão Nhân, cách mặt đất ba trượng, hình như bó đuốc lửa. Nếu xuất hiện thì trong ngoài sẽ có nạn binh cách.
lớn mà màu đỏ, hình như sao Nam Cực.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Là sao Lão Nhân."
Xuất hiện ở đâu là ở đó có dấy binh, binh mạnh, nếu đánh chỗ ấy sẽ không có lợi.
Sao Chiêu Minh,
Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Là thần của Xích Đế, hình như sao Thái Bạch, có bảy tia sáng." Thích danh chép là sao Bút, có một dải khí, đuôi nhọn như cái bút, cũng gọi là sao Bút.
lớn mà màu trắng, không có tia sáng lúc lên lúc xuống.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái khung cửi va chân, trên khung có chín cái chổi hướng lên, là cốt của sao Huỳnh Hoặc.
Xuất hiện ở nước nào thì nước đó có binh cách, nhiều việc.
Sao Ngũ Tàn,
Sách ẩn: Mạnh Khang nói: "Ngoài sao có khí màu xanh như quầng sáng, có tua, là cốt của sao Trấn."
Chính nghĩa: Sao Ngũ Tàn còn gọi là sao Ngũ Phong xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình như sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu-bảy trượng. Nếu xuất hiện là điềm báo ngũ phân hủy hoại, đại thần bị bắt giết.
Xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình sao này giống sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu trượng.
Sao Đại Tặc,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái chổi, dài chín thước, là cốt của sao Thái Bạch."
Chính nghĩa: Sao Đại Tặc còn gọi là sao Lục Tặc, mọc ở phía chính nam, phân dã ở phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động có tia sáng, nếu xuất hiện thì tai họa khắp thiên hạ.
Xuất hiện ở phân dã phía chính nam phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, có tia.
Sao Tư Nguy,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này lớn mà có đuôi, hai sừng, là cốt của sao Huỳnh Hoặc."
Chính nghĩa: Sao Tư Nguy mọc ở phân dã phía chính tây phương tây. Lớn như sao Thái Bạch, cách mặt đất khoảng sáu trượng. Xuất hiện là điềm báo thiên tử làm việc bất nghĩa mất nước mà hào kiệt nổi lên.
Mọc ở phân dã phía chính tây miền tây. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu trắng, giống sao Thái Bạch.
Sao Ngục Hán,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Giữa màu xanh ngoài màu đỏ, dưới có hai cái chổi dọc ngang, là cốt của sao Trấn." Hán thư thiên văn chí chép sao Ngục Hán còn gọi là sao Hàm Hán.
mọc ở phân dã phía chính bắc phương bắc. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, xem kĩ phía trong có màu xanh.
Trên là sao xuất hiện ở bốn phân dã, không chỉ xuất hiện ở một phương, ứng với dưới nó sẽ có binh cách, đánh không được lợi.
Mạch đất có ánh sáng, xuất hiện ở bốn góc, cách mặt đất khoảng ba trượng, ánh sáng như Mặt Trăng mới mọc. Nếu xuất hiện ở đâu thì ở đấy có loạn; nếu loạn tất diệt, nếu có đức thì mới yên.
Sao Chúc, hình như sao Thái Bạch,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Trên sao này có ba cái chổi hướng lên trên, là cốt của sao Trấn."
Đã xuất hiện rồi không chuyển động. Xuất hiện rồi sẽ tự mất, ứng với thành ấp nào thì nơi đó có loạn.
Giống sao mà không phải sao, như mây mà chẳng phải mây gọi là dải Quy Tà.
Tập giải: Lí Kì nói: "Tà, đọc là 'xà'." Mạnh Khang nói: "Sao này có hai đầu chổi màu đỏ hướng lên trên, trên có nắp như dải khí, dưới có các sao liền kề nhau."
Nếu dải Quy Tà xuất hiện thì có kẻ theo hàng.
Sao là khí tan của kim, gốc của nó là lửa. Nếu sao nhiều thì tốt, sao ít thì xấu.
Dòng Ngân Hán cũng là khí tan của kim,
Sách ẩn: Xét: Nước sinh từ kim, khí tan là khí hơi. Hà đồ quát địa tượng chép: "Dòng Hà Tinh là dòng Thiên Hán."
gốc của nó là nước. Nếu dòng Ngân Hán có nhiều sao thì có nhiều nước ngập, ít sao thì khô hạn,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Dòng Thiên Hán là dòng Hà Hán. Nước sinh từ kim. Nhiều hay ít là nói sao trong dòng Thiên Hán nhiều hay ít."
đấy là lẽ thường.
Tiếng Thiên Cổ là tiếng như sấm mà không phải sấm, tiếng phát ra từ đất mà không phải từ đất. Tiếng nó phát ở đâu là có binh cách ở đó
Sao Thiên Cẩu, hình như dải sao băng lớn,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này có đuôi, bên cạnh có cái chổi ngắn, dưới có hình như con chó, là cốt của sao Thái Bạch."
có tiếng, khi xẹt xuống mặt đất thì có hình như con chó. Xẹt xuống có lửa sáng, nhìn từ xa như có lửa cháy rừng rực suốt đến bầu trời. Phần dưới nó tròn như mấy khoảnh ruộng, trên nhọn thì có màu vàng, là điềm trong ngàn dặm việc quá quân giết tướng.
Sao Cách Trạch,
Sách ẩn: Còn đọc là Hạc Đạc, lại đọc là Cách Trạch. Cách, đọc là 'hồ khách phiên'.
như hình lửa cháy. Màu vàng trắng, mọc từ đất lên. Dưới lớn, trên nhọn. Nếu xuất hiện là điềm không cần trồng mà gặt được, không có việc đắp đất thì có cái hại lớn.
Cờ Si Vưu,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Tấn chước chép: "Lữ thị xuân thu chép nó có màu vàng ở trên, màu trắng ở dưới."
hình giống cái chổi nhưng đuôi cong, giống cái cờ. Xuất hiện thì bậc đế vương sẽ đánh dẹp bốn phương.
Sao Tuần Thủy mọc ở cạnh chòm sao Bắc Đẩu,
Tập giải: Từ Quảng nói: "Là tượng trưng cho Si Vưu." Tiần, còn chép là 'Doanh'.
hình như con gà trống. Lúc lớn là màu xanh đen, hình như con miết nằm.
Sao Uổng Thỉ, hình như dải sao băng lớn, hình rắn lượn mà màu xanh đen, nhìn từ xa như có lông tua.
Sao Trường Canh, hình như một bó vải treo trên bầu trời. Sao này xuất hiện thì có dấy binh.
Sao rơi xuống đất là đá.
Chính nghĩa: Xuân thu chép: "Sao rơi như mưa." Ở phía tây quận Ngô ngày nay còn có sao đá rơi xuống, loại đá này có nhiều ở trong thiên hạ.
Giữa vùng sông Hà - Tế thường có sao rơi.
Vào lúc trời tạnh thường có sao Cảnh.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Có đám khí vuông màu đủ và đám khí vuông màu xanh liền nhau, trong đám khí vuông màu đỏ có hai ngôi sao màu vàng, trong đám khí vuông màu xanh có một ngôi sao màu vàng, ba ngôi sao này hợp lại thành sao Cảnh." Chính nghĩa: Sao Cảnh hình như Mặt Trăng nửa, xuất hiện vào lúc đầu-cuối tháng, giúp Mặt Trăng thêm sáng. Nếu xuất hiện là điềm báo nhà vua có đức, phẩm cách sáng suốt.
Sao Cảnh là sao Đức. Hình của nó không có sẵn, xuất hiện ở nước có đạo đức.
Chính nghĩa: Sao Quốc Hoàng lớn mà màu đỏ như sao Nam Cực Lão Nhân, cách mặt đất ba trượng, hình như bó đuốc lửa. Nếu xuất hiện thì trong ngoài sẽ có nạn binh cách.
lớn mà màu đỏ, hình như sao Nam Cực.
Tập giải: Từ Quảng nói: "Là sao Lão Nhân."
Xuất hiện ở đâu là ở đó có dấy binh, binh mạnh, nếu đánh chỗ ấy sẽ không có lợi.
Sao Chiêu Minh,
Sách ẩn: Xét: Xuân thu hợp thành đồ chép: "Là thần của Xích Đế, hình như sao Thái Bạch, có bảy tia sáng." Thích danh chép là sao Bút, có một dải khí, đuôi nhọn như cái bút, cũng gọi là sao Bút.
lớn mà màu trắng, không có tia sáng lúc lên lúc xuống.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái khung cửi va chân, trên khung có chín cái chổi hướng lên, là cốt của sao Huỳnh Hoặc.
Xuất hiện ở nước nào thì nước đó có binh cách, nhiều việc.
Sao Ngũ Tàn,
Sách ẩn: Mạnh Khang nói: "Ngoài sao có khí màu xanh như quầng sáng, có tua, là cốt của sao Trấn."
Chính nghĩa: Sao Ngũ Tàn còn gọi là sao Ngũ Phong xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình như sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu-bảy trượng. Nếu xuất hiện là điềm báo ngũ phân hủy hoại, đại thần bị bắt giết.
Xuất hiện ở phân dã phía chính đông miền đông. Hình sao này giống sao Thần, cách mặt đất khoảng sáu trượng.
Sao Đại Tặc,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Hình như cái chổi, dài chín thước, là cốt của sao Thái Bạch."
Chính nghĩa: Sao Đại Tặc còn gọi là sao Lục Tặc, mọc ở phía chính nam, phân dã ở phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động có tia sáng, nếu xuất hiện thì tai họa khắp thiên hạ.
Xuất hiện ở phân dã phía chính nam phương nam. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, có tia.
Sao Tư Nguy,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này lớn mà có đuôi, hai sừng, là cốt của sao Huỳnh Hoặc."
Chính nghĩa: Sao Tư Nguy mọc ở phân dã phía chính tây phương tây. Lớn như sao Thái Bạch, cách mặt đất khoảng sáu trượng. Xuất hiện là điềm báo thiên tử làm việc bất nghĩa mất nước mà hào kiệt nổi lên.
Mọc ở phân dã phía chính tây miền tây. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu trắng, giống sao Thái Bạch.
Sao Ngục Hán,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Giữa màu xanh ngoài màu đỏ, dưới có hai cái chổi dọc ngang, là cốt của sao Trấn." Hán thư thiên văn chí chép sao Ngục Hán còn gọi là sao Hàm Hán.
mọc ở phân dã phía chính bắc phương bắc. Sao này cách mặt đất khoảng sáu trượng, lớn mà màu đỏ, nhiều lần dao động, xem kĩ phía trong có màu xanh.
Trên là sao xuất hiện ở bốn phân dã, không chỉ xuất hiện ở một phương, ứng với dưới nó sẽ có binh cách, đánh không được lợi.
Mạch đất có ánh sáng, xuất hiện ở bốn góc, cách mặt đất khoảng ba trượng, ánh sáng như Mặt Trăng mới mọc. Nếu xuất hiện ở đâu thì ở đấy có loạn; nếu loạn tất diệt, nếu có đức thì mới yên.
Sao Chúc, hình như sao Thái Bạch,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Trên sao này có ba cái chổi hướng lên trên, là cốt của sao Trấn."
Đã xuất hiện rồi không chuyển động. Xuất hiện rồi sẽ tự mất, ứng với thành ấp nào thì nơi đó có loạn.
Giống sao mà không phải sao, như mây mà chẳng phải mây gọi là dải Quy Tà.
Tập giải: Lí Kì nói: "Tà, đọc là 'xà'." Mạnh Khang nói: "Sao này có hai đầu chổi màu đỏ hướng lên trên, trên có nắp như dải khí, dưới có các sao liền kề nhau."
Nếu dải Quy Tà xuất hiện thì có kẻ theo hàng.
Sao là khí tan của kim, gốc của nó là lửa. Nếu sao nhiều thì tốt, sao ít thì xấu.
Dòng Ngân Hán cũng là khí tan của kim,
Sách ẩn: Xét: Nước sinh từ kim, khí tan là khí hơi. Hà đồ quát địa tượng chép: "Dòng Hà Tinh là dòng Thiên Hán."
gốc của nó là nước. Nếu dòng Ngân Hán có nhiều sao thì có nhiều nước ngập, ít sao thì khô hạn,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Dòng Thiên Hán là dòng Hà Hán. Nước sinh từ kim. Nhiều hay ít là nói sao trong dòng Thiên Hán nhiều hay ít."
đấy là lẽ thường.
Tiếng Thiên Cổ là tiếng như sấm mà không phải sấm, tiếng phát ra từ đất mà không phải từ đất. Tiếng nó phát ở đâu là có binh cách ở đó
Sao Thiên Cẩu, hình như dải sao băng lớn,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Sao này có đuôi, bên cạnh có cái chổi ngắn, dưới có hình như con chó, là cốt của sao Thái Bạch."
có tiếng, khi xẹt xuống mặt đất thì có hình như con chó. Xẹt xuống có lửa sáng, nhìn từ xa như có lửa cháy rừng rực suốt đến bầu trời. Phần dưới nó tròn như mấy khoảnh ruộng, trên nhọn thì có màu vàng, là điềm trong ngàn dặm việc quá quân giết tướng.
Sao Cách Trạch,
Sách ẩn: Còn đọc là Hạc Đạc, lại đọc là Cách Trạch. Cách, đọc là 'hồ khách phiên'.
như hình lửa cháy. Màu vàng trắng, mọc từ đất lên. Dưới lớn, trên nhọn. Nếu xuất hiện là điềm không cần trồng mà gặt được, không có việc đắp đất thì có cái hại lớn.
Cờ Si Vưu,
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Là cốt của sao Huỳnh Hoặc." Tấn chước chép: "Lữ thị xuân thu chép nó có màu vàng ở trên, màu trắng ở dưới."
hình giống cái chổi nhưng đuôi cong, giống cái cờ. Xuất hiện thì bậc đế vương sẽ đánh dẹp bốn phương.
Sao Tuần Thủy mọc ở cạnh chòm sao Bắc Đẩu,
Tập giải: Từ Quảng nói: "Là tượng trưng cho Si Vưu." Tiần, còn chép là 'Doanh'.
hình như con gà trống. Lúc lớn là màu xanh đen, hình như con miết nằm.
Sao Uổng Thỉ, hình như dải sao băng lớn, hình rắn lượn mà màu xanh đen, nhìn từ xa như có lông tua.
Sao Trường Canh, hình như một bó vải treo trên bầu trời. Sao này xuất hiện thì có dấy binh.
Sao rơi xuống đất là đá.
Chính nghĩa: Xuân thu chép: "Sao rơi như mưa." Ở phía tây quận Ngô ngày nay còn có sao đá rơi xuống, loại đá này có nhiều ở trong thiên hạ.
Giữa vùng sông Hà - Tế thường có sao rơi.
Vào lúc trời tạnh thường có sao Cảnh.
Tập giải: Mạnh Khang nói: "Có đám khí vuông màu đủ và đám khí vuông màu xanh liền nhau, trong đám khí vuông màu đỏ có hai ngôi sao màu vàng, trong đám khí vuông màu xanh có một ngôi sao màu vàng, ba ngôi sao này hợp lại thành sao Cảnh." Chính nghĩa: Sao Cảnh hình như Mặt Trăng nửa, xuất hiện vào lúc đầu-cuối tháng, giúp Mặt Trăng thêm sáng. Nếu xuất hiện là điềm báo nhà vua có đức, phẩm cách sáng suốt.
Sao Cảnh là sao Đức. Hình của nó không có sẵn, xuất hiện ở nước có đạo đức.
Thanked by 4 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
số buồn ! xưa nay nhân định thắng thiên ?số buồn |
Linh Tinh | kimpah |
|
||
Hỏi thăm bác vothienkhong |
Báo Tin | BiendoiQuyenluc |
|
||
Cho những ai còn mơ ước thiên đàng.. |
Giải Trí | Rey |
|
||
Phong Thuỷ Nghịch Thiên Cải Mệnh [video] |
Tử Vi | administrator |
|
||
dịch (nhẹ) sách khâm thiên tử vi của Thái minh hồng |
Tử Vi | Elohim |
|
||
Tài liệu của thầy Hoàng Quý Sơn - Thiên Kỷ Quý |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Kaikudo999 |
|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |