luongthienxich, on 05/04/2015 - 15:35, said:
Em cũng nghĩ vậy.
Anh Alexphong nói cũng có lý, vì Vũ Khúc cũng lắm ông bà bên âm nhạc tức nó phải có nhạc cảm, nhưng mà cái chính là toàn ca sĩ là chủ yếu. Nhạc sĩ thì em nhớ có với
Liêm nó cũng sát phạt nhưng em nghĩ cái kiểu sát phạt của sao hành Hỏa thì nó ngẫu hứng, bất thường, mà trong trạng thái tốt đẹp thì loại quyền nó đẻ ra là quyền kiểu soi rọi và dẫn dụ cái đã, chứ chưa hẳn trừng phạt và trấn áp.
Nếu tính Liêm Trinh là cái avatar của Tử Vi ở cung Quan lộc thì thấy các ý nghĩa của nó: hình pháp, tình yêu (vì vua thì cần được cấp dưới yêu chứ ko thể chỉ dùng hình pháp); lễ nhạc
Vũ Khúc nhị hợp Thái Âm (mà Thái Âm ko nhất thiết "cấp tiến", chỉ đến lúc cơ chế ko còn cái gì tốt đẹp để mà giữ thì khi đó từ chỗ muốn "phục sinh điều cũ tốt đẹp" đến chỗ muốn "tạo ra cái mới" cũng ko xa), còn Liêm Trinh thì có Nô là Thái Dương vì "con người tiêu chuẩn"/"thể chế xã hội" (Tử Vi) muốn khai thác và chế ngự thiên nhiên: khai thác để có của cái, chế ngự để thoát thai khỏi thiên nhiên và trì hoãn cái định mệnh đón chờ mỗi con người hay thể chế ở cung Tử - là bị thay thế bởi thế hệ sau, mà có khi không phải con ta.
Nó phải là Âm Hỏa vì chỉ có Hỏa thì mới làm mới lại hệ thống mỗi ngày.
Thể thì Liêm Trinh là một trong những điểm quan trọng mà qua đó Tử Vi thỏa thuận với Thái Dương: pháp luật, tình yêu, lễ nhạc đều mô phỏng từ thiên nhiên ra nhưng lại muốn quay lại vượt lên và chế ngự thiên nhiên, dù đã biết Âm Hỏa đòi ăn ngược lại Dương Hỏa là mâu thuẫn. Cái gì có tính đào hoa và có tính mâu thuẫn thì nó sẽ đẻ ra nghệ thuật, vì bản chất nghệ thuật chính là con người muốn cầm giữ cái vĩnh hằng trong vài câu chữ hay nốt nhạc. Mô phỏng thái quá thì chỉ có thể thành thợ chứ ko thành nghệ sĩ, nhưng ko mô phỏng thì nó thành chaos, ko lấy gì định vị tiêu chuẩn của cái đẹp.
Nên em nghĩ tự Liêm Trinh đẻ ra được nghệ thuật cũng hợp lý mà.
Cái mối quan hệ của Tử Vi với Thái Dương cũng thế
Với Trời/Thiên nhiên thì ko thể uy hiếp, chỉ có liêm chính trung trinh để cảm hóa. Vì rằng tuy Vương 王 nắm cả Thiên, Địa, Nhân bằng một cái gạch nối quán thông, nhưng đồng thời các cụ cũng nhắc "Mệnh Trời không có hằng thường"
Với Cha thì ko thể uy hiếp, chỉ có dùng lễ và tình yêu để cảm hóa, để hạn chế sự lạm quyền của các ông bố. Và chịu khó dụng Thiên Lương nhị hợp.
Với Con thì có thể dùng đến roi vọt, nhưng đó là giải pháp cuối cùng thôi, còn đến lúc dựa vào cả Quyền của Thất Sát để sát phạt lẫn nhau thì là... mệnh trời dễ đổi lắm đó.
Với Dân thì tuy ta có thể mạnh, vì nắm hết các bộ máy hình pháp và quân đội trong tay, nhưng có trấn áp được tạm thời cũng ko khỏi sinh hoạ đời sau.
Trong thế cục lý tưởng "Tử vi cư Ngọ" thì Phủ vào bổ sung cho Liêm, mà Lương vào giữ Thái Dương: ông bố thì đã lên chùa với sư (ngày nay là vào viện dưỡng lão với điều dưỡng), ông con thì còn non nền ngồi im tại cung Âm với ông thầy, còn "thằng điên" thì chui vào cũi Âm Mộc với thầy thuốc. Thì xã hội mới yên bình.
Nên chuyện của Liêm Trinh là chuyện của cái đẹp, sự điều hòa mâu thuẫn. Sai một ly là thái quá, mà thái quá thì hỏng luôn cả "nghệ thuật làm vua". Tù ko được quá, hình pháp ko được quá đã đành... mà yêu cũng ko được quá vì yêu mà quá thì lý tưởng sẽ quá là sẽ hình khắc, lúc đó Âm Hỏa biến thành Dương Hỏa đó.
Tử Vi khá giống hình tượng con người ban sơ một tay cầm lửa một tay cầm công cụ lao động kim loại vậy.
Sửa bởi LinnaeaBorealis: 06/04/2015 - 12:56