Jump to content

Advertisements




Hành lang - Tự học phong thủy 1


150 replies to this topic

#1 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 30/03/2015 - 10:05

 vietnamconcrete, on 23/03/2015 - 18:32, said:


“tiên thiên la kinh thập nhị chi, hậu thiên tái dụng can dữ duy, bát can tứ duy phụ chi vị, tử mẫu công tôn đồng thử suy”

Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.

Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào

Lão VNConcrete đúng là bách khoa toàn thư, bái phục, bái phục thật!

Phần này sách viết mới là sự thật: la kinh của tưởng công là nói về thư hùng giao cấu, âm dương tương giao chỉ có thế thôi, từ đó xác định được suy vượng sinh tử.... ;

Liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào: phần này 24 sơn ứng với 24 hào, nhưng không phải tính theo biến hào của các quái thường (biến sơ hào, trung hào, thượng hào...), mà hào ở đây có ý nghĩa khác và ẩn ngữ thôi.

Hihihihihihihi

Thanked by 2 Members:

#2 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 30/03/2015 - 10:13

 vietnamconcrete, on 24/03/2015 - 07:56, said:

5. ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Pháp thức này được hình thành và ghi lại từ "tứ kinh" thuộc "Thiên ngọc kinh":
  • Thiên bảo kinh: thuộc công vị thứ nhất, hành kim
  • Long tử kinh: thuộc công vị thứ hai, hành mộc
  • Huyền nữ kinh: thuộc công vị thứ ba, hành Thủy - Thổ
  • Bảo chiếu kinh: thuộc công vị thứ tư, hành hỏa
Nguyên tắc của nó là khởi từ tứ hành gia nhập, khi xác nhập các sơn Can và Chi, nó trở thành tứ hành liên châu. Xét 6 sơn trong mỗi công vị, ta thấy có 3 sơn thuộc địa chi và 3 sơn thuộc Can/Duy. Ta thấy rằng cứ 3 sơn thuộc địa chi đều cách nhau 4 vị, và 3 can/duy đều cách nhau 4 vị, gọi là "tứ hành". Lấy 3 sơn/duy và 3 chi kết hợp với nhau trong một công vị đại diện cho ngũ hành gọi là "Tứ hành liên châu".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


CÔNG THỨC VẬN DỤNG
Người ta dùng Đại huyền không ngũ hành để nạp thủy và phóng thủy, tất yếu phải dùng sơn và hướng của ngôi mộ để xét theo các nguyên tắc sau đây:
  • Dùng Chi thần làm "chính", Can thần làm "Linh": tức là tọa/hướng phải dụng địa chi của sơn.
  • Thủy lai phải đáo sơn thiên can/tứ duy
  • HướngThủy phải đồng một công vị (gọi là "đồng hành") hoặc tương sinh.
Ví dụ: lập một ngôi mộ phải chọn tọa Mão hướng Dậu; tọa Thìn hướng Tuất; tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân...vv; Tức là lập tọa hướng cho một ngôi mộ chỉ được phép lập vào những sơn địa chi. Khi tiếp nhận thủy lai (tới) đáo phải là các sơn thuộc Can/Duy như: Càn khôn cấn tốn giáp ất bính đinh tân nhâm quý.

Sau đó, dựa vào ngũ hành Đại huyền không để xem xét chọn ba quan hệ:
  • a) đồng hành (vượng khí),
  • Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    tương sinh (tướng khí);
  • c) trường sinh cục, tức là dựa vào tam hợp cục để tiếp nhận thủy lai
QUAN HỆ ĐỒNG HÀNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



QUAN HỆ TƯƠNG SINH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




TRƯỜNG SINH CỤC

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguyên tắc dùng trường sinh cục là phải nạp thủy tại Sinh, Vượng và khứ thủy tại Mộ:
  • Kim cục tràng sinh tại Tốn - Tị, vượng tại Canh - Dậu, mộ tại Quý - Sửu
  • Mộc cục tràng sinh tại Càn - Hợi, vượng tại Giáp - Mão, mộ tại Đinh - Mùi
  • Thủy/thổ cục tràng sinh tại Khôn - Thân, vượng tại Nhâm - Tý, mộ tại Ất - Thìn
  • Hỏa cục tràng sinh tại Cấn - Dần, vượng tại Bính - Ngọ, mộ tại Tân - Tuất
----------------------------------------------



ỨNG DỤNG: SỬ DỤNG KẾT HỢP TIỂU HUYỀN KHÔNG VÀ ĐẠI HUYỀN KHÔNG
Khi muốn lập hướng mộ phần ở các nơi có thủy lai tùy theo địa thế của cuộc đất, ta có thể kết hợp hai pháp Tiểu/Đại huyền không hợp nhất như các ví dụ sau:



Ví dụ 1: khi đứng trên thế đất dự định xây mộ phần, nhìn thấy có thủy lưu (đến) đáo sơn Càn. Ta sẽ có hai cách lập hướng theo huyền không như sau:
  • Tiểu huyền không: thủy lai đáo sơn Càn, mà Càn theo tiểu huyền không là thuộc kim nên ta chọn hướng của mộ phần theo vượng khí (kim) hoặc tướng khí (thủy):
    * Kim: Càn Khôn Mão Ngọ (hướng thủy lai hành kim gặp hướng mộ hành kim nên tướng khí)
    * Thủy: Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm (thủy lai hành kim sinh cho hướng mộ hành thủy nên tướng khí).
  • Đại huyền không: thủy lai sơn Càn thuộc tam long hành Thủy/thổ, xét theo:
    * đồng hành: Mão - Tị - Sửu (hành thủy/thổ)
    * tương sinh: Tý - Dần - Thìn - Cấn - Bính - Ất (hành kim)

Kết hợp cả hai pháp thức lại, ta có kết quả như sau: Tọa Ngọ hướng Tý; Tọa Thân hướng Dần; Tọa Tuất hướng Thìn; Tọa Hợi hướng Tị


Ví dụ 2: thế đất có thủy lai đáo sơn Giáp:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



qua phân tích tiểu/đại huyền không, ta thấy có hưởng Hợi, Dậu cả hai pháp thức tương đồng, vì vậy ta lập mộ tọa Tị hướng Hợi và tọa Mão hướng Dậu là đại cát. Tọa Canh hướng Giáp, tọa Đinh hướng Quý là thứ cát.

Ví dụ 3: Thế đất có thủy lai đáo sơn Dậu:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


qua phân tích và so sánh hai pháp thức đại/tiểu huyền không, ta có thể lập mộ: tọa Mão hướng Dậu, tọa Sửu hướng Mùi.




Ví dụ 4: thế đất có thủy đáo sơn Ngọ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ta có thể thấy sự tương đồng giữa hai pháp quyết: tọa Tý hướng Ngọ; tọa Dần hướng Thân; là đại cát; tọa Cấn hướng Khôn, tọa Bính hướng Nhâm, tọa Ất hướng Tân là thứ cát.

Phân chân nằm ở đây, nhưng vận dụng thì sai, không đúng vì nguyên lý của tam hợp thì đúng nhưng khi đem dụng thì cũng bị sai, không đúng vì chưa thấy được tam ban quái thì không nhận được ra đâu là chân đâu là giả, cũng không trách được tác giả, vì đây là môn huyền thuật mà!

Hihihihihihihihi

Thanked by 3 Members:

#3 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 30/03/2015 - 10:40

 vietnamconcrete, on 25/03/2015 - 05:58, said:

4. ÂM DƯƠNG
GIỚI THIỆU VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Âm dương là một học thuyết tối cổ, đa dạng phức tạp và la một trong cửu lưu (Nho gia, Đạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia) của xã hội Trung Hoa cổ.
Âm dương còn gọi là "lưỡng nghi", "thư hùng", "kỳ ngẫu"..vv. Hình tượng của âm dương được biểu thị trong hình tròn "Thái cực" chia ra làm hai phần đen trắng: trắng là dương, đen là âm. Trong phần đen có 1 chấm trắng và trong phần trắng có 1 chấm đen (biểu thị trong dương có âm, trong âm có dương. có sách cho rằng âm trưởng dương tiêu, dương trưởng âm tiêu, âm dương hòa hợp phối nên vạn vật. Thuần âm hay thuần dương gọi là cô âm và cô dương, không thể tạo nên sự vật).
Theo sử sách, học thuyết âm dương xuất hiện rất xa xưa - từ thời vua Phục Hy thấy con long mã xuất hiện trên sông Hoàng Hà. Nhìn vào chấm đen chấm trắng trên lưng con vật này mà phân biệt âm dương. Đến đời vua Hạ, âm dương được chép lại bằng vạch liền/vạch đứt: vạch liền là dương, vạch đứt là âm. Và cũng từ hai vạch liền/đứt này phối hình thành tứ tượng, thành bát quái, rồi bát quái hình thành lên bộ dịch - một đạo rất lớn đối với các học thuật cổ Trung Hoa.

NỘI DUNG CỦA ÂM DƯƠNG
Âm dương có thể chuyển hóa lẫn nhau, đồng thời lại dựa vào nhau mà tồn tại phát sinh (theo Lão tử thì âm dương chỉ là trạng thái khác nhau khi 1 khí vận hành, thăng lên là dương, hạ xuống là âm). Quy luật của âm dương là:
  • Tiêu, trưởng: âm trưởng thì dương tiêu, dương trưởng thì âm tiêu
  • Chuyển hóa: âm chuyển hóa (hay biến) ra dương, dương chuyển hóa (biến) ra âm.
  • Biến thông: âm dương khi chuyển hóa thì vận hành, vận hành thì thông (nên gọi là biến thông). Âm dương không thông thì trời đất không tồn tại. Sự biến hóa của âm dương xét về lý thì gọi là "đạo", xét về hình thì gọi là "khí".
Kết luận
Âm hay dương rất quan trọng, chỉ cần lẫn lộn âm dương thì việc thành hóa bại, việc đúng hóa sai. Nhất thiết khi dùng phải thật rành rẽ âm dương. Trong phong thủy có hai nguyên tắc: âm lai, dương thụ; dương lai, âm thụ rất quan trọng trong việc xác định huyệt vị:
  • Nơi đất bằng phải tìm huyệt nơi gò cao, thế đất cao để táng mộ
  • Nơi đất gò đồi phài tìm huyệt tại chỗ đất bình hay lõm để táng mộ
  • Nơi khí gấp gáp, cương mãnh phải tìm nơi hòa hoãn mà táng
  • Nơi khí hòa hoãn phải tìm nơi khí gấp gáp mà táng
  • Nơi âm thịnh phải tìm được chỗ dương suy
  • Nơi dương thịnh phải tìm được chỗ âm suy
Đó là quy tắc "thư hùng giao hội", ngưỡng phục sắp bày.
Phần âm dương, nên đọc quyển dịch học tinh hoa của cụ Nguyễn Duy Cần thì biết tại sao; Vạn vật nhất thái cực! Nói về âm dương chỉ là nhất khí!
Tại sao Hà đồ lại như vậy: vì như giải thích cho câu này

" Nơi đất bằng phải tìm huyệt nơi gò cao, thế đất cao để táng mộ" bằng hà đồ nhé:

Hãy nhìn kỹ bên tả vi dương: dương thăng từ 1-3, âm bao bên ngoài là 6-8; Dương khí là khí thượng thăng nên có tính chất phát tán hết ra bên ngoài, tán mà không tụ nghĩa là không có khí! Vì 1-3 là dương thăng tán ra bên ngoài nên cần có âm 6-8 bên ngoài bồng, ôm ấp là cho dương khí tụ ở bên trong nên nói là Tụ khí, sinh khí phát sinh thì vạn vật nảy nở- giai đoạn sinh trưởng, dịch nói là âm dương tán, âm thu- âm dương giao hợp - trạng Thái (địa thiên thái)!

Sang hữu vi âm - bên trái của Hà đồ: dương thượng thăng lên đến 7-9 tán hết ra bên ngoài, bên trong là 2-4 âm thu tàng bên trong - tượng mùa thu quả chín mọng, tàng ẩn trong.... chuẩn bị thu hoạch! DƯơng tán mà âm tụ- âm dương bất phối nên không sinh được mà thu tàng, hoại hủy - trạng thái bĩ (thiên địa bĩ)! Nói thì dài thôi tạm thế thôi.

Quay lại câu: " Nơi đất bằng phải tìm huyệt nơi gò cao, thế đất cao để táng mộ" bằng hà đồ nhé: Đất bằng dương khí tán ra tứ phía mà không tụ lại được! Muốn tụ thì cần phải có âm bồng, bao bọc -> đó là nguyên lý dụng gò cao, thế đất cao để âm bồng dương - âm dương giao cấu, mà có sinh khí - mà sinh trưởng và phát triển..... từ nguyên lý này có thể suy ra nhiều thứ khác!

Thôi không tán nữa, trả lại diễn đàn cho VNconcrete post tiếp, xin lỗi chen ngang bài post.!

hihihihihi

#4 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 15:39

Biến của của Bát trạch nếu cho sao phiên tinh: tham, cự, lộc, văn.... nếu đối chiếu thì sẽ thấy không nhất quán - cái gì mà không nhất quán dùng phải cẩn thận:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



hihihihihihi

Sửa bởi khongbiengioi: 31/03/2015 - 15:40


Thanked by 2 Members:

#5 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 31/03/2015 - 18:31

@ bác khongbiengioi: hình như bác nhầm giữa hai pháp khác biệt:
  • Tiểu du niên: 1. hào trên, 2. hào giữa, 3. hào dưới, 4. hào giữa, 5. hào trên, 6. hào giữa, 7. hào dưới. Pháp này là du niên Bát trạch (?) như bác nói: Đoài biến trung hào thành Chấn Cự môn (thiên y), sách này nói dùng cho âm trạch và hợp hôn.
  • Đại du niên: 1. hào dưới, 2. hào giữa, 3. hào trên, 4. hào giữa, 5. hào dưới, 6. hào giữa, 7. hào trên. Pháp này sách nói là Đại du niên, dùng để khai môn dương trạch: Đoài biến trung hào thành Liêm trinh (ngũ quỷ).
VN thực chưa thể hiểu nổi nội hàm của hai loại phiên quái này.

Thanked by 1 Member:

#6 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 09:45

 vietnamconcrete, on 31/03/2015 - 18:31, said:

@ bác khongbiengioi: hình như bác nhầm giữa hai pháp khác biệt:
  • Tiểu du niên: 1. hào trên, 2. hào giữa, 3. hào dưới, 4. hào giữa, 5. hào trên, 6. hào giữa, 7. hào dưới. Pháp này là du niên Bát trạch (?) như bác nói: Đoài biến trung hào thành Chấn Cự môn (thiên y), sách này nói dùng cho âm trạch và hợp hôn.
  • Đại du niên: 1. hào dưới, 2. hào giữa, 3. hào trên, 4. hào giữa, 5. hào dưới, 6. hào giữa, 7. hào trên. Pháp này sách nói là Đại du niên, dùng để khai môn dương trạch: Đoài biến trung hào thành Liêm trinh (ngũ quỷ).
VN thực chưa thể hiểu nổi nội hàm của hai loại phiên quái này.

Chắc lão Bê Tông hiểu nhầm ý rồi, ý mình thế này:


1. Nếu là 2 pháp riêng biệt thì KHÔNG THỂ nói sinh khí = hoặc gạch (-) Tham lang (hành mộc) - vì đã là 2 pháp thì tất dụng khác nhau mà không thể bằng nhau được; không thể cùng hành được - Từ giả thiết này, nên nói cố ý gộp lại với nhau sẽ có vấn đề liền.

2. Giả thiết 2, mặc dù là 2 pháp nhưng phép biến quái (nguyên lý là thống nhất): không lẽ gì mà đại du niên càn biến ra chấn lại KHÁC Tiểu du niên càn biến ra Chấn cả? Nếu giả thiết khác nhau: Thì âm trạch và dương trạch chỗ này tại sao khác nhau?

Hãy lấy càn quái đem ra so sánh nhé:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Dễ nhận thấy: Càn Khôn, Khảm Ly là bằng nhau (giống nhau)/
Còn Chấn tốn cấn khôn bị lộn hết cả: Nếu pháp đúng thì, lão tính/ sách viết lộn?

Thật ra phép biến quái đều có nguyên tắc của Nó: Quy tàng dịch nằm ở trong đó cả, chứ có mất đi đâu đâu.

Hihihihihihihhihi

Sửa bởi khongbiengioi: 01/04/2015 - 09:51


Thanked by 2 Members:

#7 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 10:01

Nói thì phức tạp, làm gì mà đã dám nhắc tới Qui tàng dịch với hihihi
Các phép đại du niên và tiểu du niên, thì đại du niên bát trạch là đơn giản nhất
tiểu du niên thì có cả nạp giáp và dùng ai tinh: Tham cự lộc văn liêm vũ phá phụ
tức là tỉ như sơn Nhâm phương Bắc thì qui về quẻ Ly mà biến quái chứ không thuộc quẻ Khảm như đại du niên
Ví như càn sơn tốn hướng khôn môn lộ là dùng kết hợp phép ai tinh
Nhưng mà đấy mới là lý, chứ chưa có gì gọi là Phong Thủy đâu.

Thanked by 2 Members:

#8 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 11:03

 vietnamconcrete, on 29/03/2015 - 18:17, said:

14. LẬP QUẺ KINH DỊCH THEO PHONG THỦY
KHÁI QUÁT VỀ KINH DỊCH
Theo sử sách thì có 9 loại dịch nhưng theo năm tháng đã bị thất truyền, hiện nay chỉ còn lại 3 loại dịch là:
  • Liên hoa dịch
  • Quy tàng dịch
  • Chu dịch
có sách nói Liên hoa và Quy tàng chính là cuốn Thái ất thần kinh, do dòng họ Lương Nhữ Hốt người Hoa gốc Việt truyền lại cho Lương Đắc Bằng, ông này sau truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
.....

Thấy lão Bê tông có công chép lại sách up lên cho anh em đọc, Vì bỏ lâu bát trạch rồi, nên lục lại tí, chém gió mới lời cho vui thôi! Đọc sách mà tin sách 100% thì thà đốt sách, đừng đọc còn hơn. Đặc biệt đúng với cả mấy môn huyền thuật, dấu nghề.

Quy tàng mà kêu phức tạp thì ko biết làm gì cho đơn giản hơn 1 nụ cười. Quy tàng dạy cho trẻ con là phép cộng lớp 1:

Thông thường trong bát trạch hay kết hợp:
Quái Mệch + quái cung = xác định tiểu du niên
hay
quái Cửa cái + quái Phòng chủ = tiểu du niên .....

đây không phải là phép cộng là gì đây; trong dịch quy tàng có 1 phép cộng số học:
hào dương (+) cộng hào (+) = hào âm (-)

hào dương (+) cộng hào (+) = hào âm (-)
hào dương (-) cộng hào (-) = hào âm (-)
hào dương (+) cộng hào (-) = hào âm (+)
----------------------------------------------------
Nếu cộng 2 quái với nhau được:
Lão dương lão âm:
1. Càn quái = Diên niên
2. Khôn quái= phục vị
3. Đoài quái=Thiên y
4. Cấn quái= Sinh khí

Thiếu dương thiếu âm:
5. Chấn quái =Hại họa
6. Ly quái =lục sat
7. Khảm quái= Tuyệt mệnh
8. Tốn quái= Ngũ quỷ
----------------------------------------------------
Quay lại biến du niên/ cộng quái:
Mệnh càn (3 hào dương) + Cửa chấn = Tốn quái -> ngũ quỷ

Bếp ly + cửa khôn = Ly quái -> Lục sát

.................

Phép cộng quái trong biến du niên chỉ thế thôi, cần gì phải học thuộc khẩu quyết , hay 64 phép biến quái cho đau đầu. Thôi stop tại đây để lão Bê Tông khỏi phân tâm trong khi post bài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi khongbiengioi: 01/04/2015 - 11:10


Thanked by 2 Members:

#9 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 12:06

Hì hì, cô nương Vương Ngữ Yên nhìn chiêu số nào cũng thuộc,nhưng về võ học thì một chiêu xử cũng không xong.Vì sao vậy, cô toàn học trong sách vở mơ hồ đầu đuôi đảo lộn
Chưa dám bàn tới qui tàng hay cái gì cộng trừ cao siêu.trong tứ thư ngũ Kinh thì đứng đầu là kinh Dịch.Phong thủy hay còn gọi là bộ môn Kinh Dịch thực hành, tầm sơ đẳng cũng học qua Kinh Phòng 16 biến.
Trong đó 2 quẻ Du hồn, và Qui Hồn trong biến thứ 7, thứ được coi là tuyệt mạng.
Vì vậy trong Bốc phệ , coi cho người bệnh mà gặp 2 quẻ Du Qui thì mạng ắt vong
Đưa sang phong thủy, thì 16 quẻ đó coi như là xấu, nhưng xấu thế nào và tại sao
Trong dịch có một thuyết như sau, con người có thể hồn phách, thể hồn nặng , còn phách nhẹ, người chết tu hành dựa thể phách mà thành Thần, không tu thì theo hồn thì thành Quỉ
hai quẻ Du Qui nhằm cái lý như vậy
Cái gốc của nó là phải hiểu cái lý biến quái 16 biến và sinh khắc âm dương
đồng thời hiểu lẽ giao phối, Ly là gái giữa, Khôn là mẹ già, làm sao có thể giao phối.
nếu hiểu cộng âm , hay cộng dương thì cứ bật 3 ngón tay như Thái Kim Oanh trong Kim oanh kí cho đỡ mệt
E rằng người viết trên còn chưa hiểu tới tiểu du niên là cái gì chứ đừng nói cái khác
Đúng là vào giờ quẻ Mông- Sư
Mông muội, mù mờ, non kém..
Trước đây 10 năm, thời kì các sách vở còn hiếm, có một ông chép tay cuốn Kim Oanh Ký phần Bát trạch, nghe nói là cụ sư trong chùa truyền cho, giữ như giữ mả tổ.Ôòn nói là không gặp người căn cơ không truyền, đúng là ếch ngồi đáy giếng .

Thanked by 3 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5865 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 12:09

Bẩm các cụ, đồng bẩm admin diễn đàn, theo ý kiến VN thì nên thế này:
  • Nếu ai có ý kiến ý cò gì, thì mời lập ra một topic - ví dụ như "bàn về phép du niên - hành lang tự học phong thủy 1" chẳng hạn.
  • Trong topic mới này, các cụ nêu ra chính đề, rồi đưa ra dẫn giải ngọn ngành cho đàn em hưởng sái với.
  • Nếu cụ nào muốn trở đao chém ngược lại chủ topic mới, cũng đề nghị dẫn giải cụ thể, minh họa ví dụ đàng hoàng.
Các cụ thấy thế có được không? Admin cho xin ý kiến luôn ạh?

Thanked by 2 Members:

#11 khongbiengioi

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 90 Bài viết:
  • 91 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 13:39

Nhờ Lão Duong Tung biết về Hoàng cực giảng thêm về ứng dụng du niên, tiểu sinh ngồi hầu với.

Thân

Sửa bởi khongbiengioi: 01/04/2015 - 13:40


#12 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 19:18

 khongbiengioi, on 01/04/2015 - 13:39, said:

Nhờ Lão Duong Tung biết về Hoàng cực giảng thêm về ứng dụng du niên, tiểu sinh ngồi hầu với.

Thân
anh có nghiên cứu về phong thủy nhiều, vậy tôi cũng muốn có người nói chuyện cho vui vẻ
Tôi coi sách thấy người ta hay nói : tĩnh âm tĩnh dương, rồi lại có người nói nhất âm nhất dương chi vi đạo, vậy theo anh thế nào cho phải.Ngay trong Thanh nang tự có viết:
陽山陽向水流陽.
Dương sơn dương hướng thủy lưu dương (37).
執定此說甚荒唐.
Chấp định thử thuyết thậm hoang đường (38).
陰山陰向水流陰.
Âm sơn âm hướng thủy lưu âm (39).
笑殺拘泥都一般
Tiếu sát câu nệ đô nhất ban (40).
若能勘破個中理.
Nhược năng khám phá cá trung lý (41).
妙用本來同一體.
Diệu dụng bổn lai đồng nhất thể (42).
陰陽相見兩為難.
Âm dương tương kiến lưỡng vi nan (43).
一山一水何足言.
Nhất sơn nhất thủy hà túc ngôn (44).
anh hiểu câu này như thế nào?

Thanked by 1 Member:

#13 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 19:25

Thầy Tả ao lại viết:
Nhận long cho biết long nào
Âm long âm hướng thủy toàn phóng âm
Dương long dương hướng chớ nhầm
Thủy phóng dương vị, luận âm dụng gì?
Vậy chắc thầy Tả Ao sai?

Thanked by 2 Members:

#14 9Thien

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 161 Bài viết:
  • 71 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 21:30

Tôi thấy các bạn bàn về phong thủy và có nhiều thắc mắc. Tôi góp ý thêm. Lời thơ trong "Thanh nang áo ngữ" và 1 số sách đồ đệ của Dương Quân Tùng là dậy cách điểm huyệt khi biết long nhập thủ ở sơn nào trên la kinh. Ví dụ, khi đặt la kinh sao cho long nhập thủ (huyệt phát đã biết) ở tý sơn, đối qua tâm (la kinh) chính là thủy tức là ngọ sơn (nếu ngọ có thủy là lý tưởng). Tý với ngọ là cùng khí dương, gọi "lưu dương". Cũng vị trí tâm của la kinh này tìm tọa và hướng cho ngôi mộ. Dùng bảng phi tinh trong Tam Nguyên Cửu Vận của Huyền Không để tìm làm sao "tọa" phối với "long" có cùng 1 khí theo số trong Hà Lạc. Nếu không hợp số thì áp dụng ngũ hành tương sinh hay tương khắc "nhập". "Hướng" với "thủy" cũng tương tự. Cách điểm huyệt là vậy và huyệt sẽ phát. Số tương thành, sinh nhập, và khắc nhập là tốt mới dùng. Sinh xuất và khắc xuất là xấu chớ dùng. Khi nói "nhập" là xét từ long vào tọa, hoặc từ thủy vào hướng. Xuất là từ tọa ra long hoặc từ hướng ra thủy.

Hy vọng tôi giải thích rõ ràng.

Thanked by 1 Member:

#15 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 637 thanks

Gửi vào 01/04/2015 - 22:12

9 thien:
Tôi thấy các sách hay viết Long nhập thủ, vậy theo anh cách xác định long nhập thủ là như thế nào???
Khoan bàn tới huyệt có phát hay không , huyệt phát hay không phụ thuộc vào nhiều thứ:
Ấn chứng kết huyệt
Nguyên vận phù hợp
Giả như tôi và anh tới 1 vùng đất, sao anh biết đâu là long nhập thủ?


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |