Jump to content

Advertisements




Văn tế ngàn cây


45 replies to this topic

#16 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 14/10/2015 - 14:15

Đời, đạo song tu mấy kiếp người,
Gieo niềm hạnh phúc đã bao nơi,
Vui mà hành thiện, tâm con thiện,
Buồn mà hành thiện, con thiện tâm.
Sư tổ Huyền Quang



#17 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 28/10/2015 - 07:55

Tâm bình thường là Đạo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Đức Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh

#18 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 02/11/2015 - 08:31

Khí thiêng sông núi đang tuôn chảy

Đại Việt cờ đào lộng gió bay

Một lòng tu luyện không ngừng nghỉ

Đền nợ non sông, trả nghĩa Thầy

NNTT


Sửa bởi thilan: 02/11/2015 - 08:34


#19 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 12/11/2015 - 16:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#20 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 17/11/2015 - 11:45


NHÀ ĐÃ LÀM XONG

Chúng ta đã có nhà
Lòng vui như trẩy hội
Mong muốn của nhiều người
Được về đây tụ hội.
*
Suốt bao ngày mong đợi
Mơ ước một kiếp người
Góp được gì cho đời ?
Nguyệt Quang Viên để lại.
*
Muốn lưu truyền mãi mãi
Cho nhiều đời cháu con
Cho học trò muôn phương
Cho nhân dân lao động,
*
Cho những người tật bệnh
Với mong ước giản đơn
Chúng sinh bớt khó khăn
Có thân tâm mạnh khỏe.
*
Để lại cho lớp trẻ
Một phương pháp tư duy
Luôn luôn biết phát huy
“Tinh Tuệ” dân tộc Việt.
*
Để tinh thần bất diệt
Yêu nước của cha ông
Luôn hun đúc trong lòng
Giữ vững bền bờ cõi.
*
Để khí thiêng sông núi
Bảo hộ mọi người dân
Phải dân chủ, văn minh
Cho dân giàu nước mạnh.
*
Khi đi tìm mua đất
Tại Linh địa Côn Sơn
Trình Tam Tổ, bề trên
Con xây nhà nơi ấy!
*
- Nếu con làm như vậy
Chúng ta rất vui lòng
Không phải các con làm
Chúng ta cùng làm nhé!
*
Có gì vui hơn thế
Được Sư Tổ đồng lòng
Được bề trên cảm thông
Cùng chúng con xây dựng.
*
Bề trên đã đồng thuận
Nhất trí chọn chỗ này
Qui tụ khí về đây
Để cháu con dựng xây
Một đạo thiền chân chính.
*
Từ đỉnh cao Nghĩa Lĩnh
Đến Yên Tử trùng mây
Khí thiêng dồn về đây
Hội cùng năm mạch đất.
*
Hiển nhiên, một sự thật
Đất này, đủ Tứ linh
Long Ly và Quy Phượng
Đúng như điều tiên lượng,
Vẫn chưa đủ Ngũ hành
Còn thiếu mạch Đỗ Quyên
Cần hội đủ Ngũ linh!
Một quyết định anh minh
“Xoáy từ trên xoáy xuống”
*
Ngũ mạch đã hội xong
Khí chảy mạnh thành phong
Cuồn cuộn dòng khí linh
Nhưng vẫn còn thiếu thủy!
Sư Tổ cười nói nhỏ:
- Ta giao trúc cho con
Giao cả đá chân non
Để con xây mộng ước.
Nhưng con nhớ lấy nước
Của ba suối: Giải Oan,
Suối Tiên, suối Phượng Hoàng
Hòa một dòng cùng chảy.
Nhớ nước giếng nữa đấy
Giếng Ngọc ở sau chùa
Giếng nước mắt chim Vua
Đem về hòa làm một.
Ta biết con làm được
Ta giúp con hoàn thành
Để Thiền phái Trúc Lâm
Thêm một nơi chính thức!
*
Thiên Địa Nhân hợp nhất
Tưởng đã đủ hết rồi!
Cổ Trạch gọi: Về ngay!
- Thiết kế Phong thủy đây
Ta giao con xem xét
Đem trình Thầy Chu trước
Thầy sẽ chỉ dẫn thêm
Rồi cứ thế mà làm
Cứ làm thế là được!
Thầy Chu cười gật gật
- Ta trực tiếp chỉ huy
Chúng ta cùng nghĩ suy
Để công trình tốt nhất!
Để trong lòng vạn vật
Để cho tâm muôn loài
Luôn luôn hướng về đây
Địa linh trong Linh Địa
Không thể gì hơn nữa
Vượt quá mong ước rồi
Con khóc vì mừng vui
Con cười trong nước mắt
Chúng ta có nhà rồi
Thế là tròn mơ ước.
*
Xin tạ ơn tâm huyết
Của các vị bề trên
Đã xây móng dựng nền
Đã bỏ công vun đắp.
Cảm ơn người trần tục
Đã góp của góp công
Đã góp cả tấm lòng
Để mọi người chung hưởng.
Những điều chưa làm được
Thầy giao lại học trò
Các con nhớ phát huy
Đừng phụ lòng các Cụ.


Côn Sơn 19/9/2015
NHTPHTP


#21 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 20/11/2015 - 09:53

"Bơi trong mây trắng bồng bềnh


Cá tiên- tiên cá thấy mình đang mơ"


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mong ngay duoc cung con trai ve nha

#22 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 01/12/2015 - 11:49

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con đã chững chạc để cùng mẹ rong ruổi trên những chặng đường


Sửa bởi thilan: 01/12/2015 - 11:51


#23 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 11:14

HÀNH TRÌNH VỀ VỚI BÁT CỔ - LINH ĐỊA CÔN SƠN (Sưu tầm)




1. Tinh Phi Cổ Tháp – là Đền thờ bà Chúa Sao Sa Nguyễn Thị Duệ


Cổ Tháp Tinh Phi đứng giữa trời
Sao Sa ngày ấy sáng muôn nơi
Tam Vương nhất kính xuyên trần thế
Dải yếm buông trôi ấm vạn người.



Nguyễn Thị Duệ còn có tên là Nguyễn Thị Ngọc Toàn, hiệu Diệu Huyền, tên vua ban là Tinh Phi tức là Sao Sa. Là người con gái tài sắc, thông minh đức độ hơn người, sinh vào cuối thế kỷ 16 trong một gia đình hiếu học ở vùng quê địa linh nhân kiệt, huyện Chí Linh, Hải Dương. Ngay từ thuở niên thiếu, bà đã tỏ ra là người có bản lĩnh và quyết đoán, được gia đình mời thầy đến dạy học. Đến tuổi trăng tròn, trong làng có người hỏi làm vợ nhưng bà không ưng, mà còn làm một bài thơ nôm mang tính diễu cợt trả lời.

Đầu năm Quang Hưng thứ 16 (1593), quân Lê Trịnh tấn công vùng Nam Sách, Chí Linh, nhà Mạc thất thủ phải rút chạy khỏi Hải Dương lên Cao Bằng lập căn cứ. Năm đó, Nguyễn Thị Duệ theo cha chạy lên Cao Bằng theo vua Mạc. Tuy vậy, bà vẫn chăm chỉ học hành, thể hiện là người có chí lớn.

Tại Cao Bằng, nhà Mạc mở khoa thi hội, kén chọn nhân tài, bà đã đóng giả trai đi thi và đỗ đầu, được vua Mạc mời vào dự yến tiệc. Nhà vua thấy diện mạo giống phụ nữ, xét hỏi biết sự thật đã không xử tội mà còn khuyến khích và liền lấy làm vợ. Khoảng năm Vĩnh Tộ thứ 7 (1625), quân Lê Trịnh do Đinh Văn Tả tiến đánh Cao Bằng, quân Mạc đại bại, Nguyễn Thị Duệ bị bắt. Trước tình thế nguy nan đó, bà vẫn bình tĩnh nói với quân sỹ nhà Trịnh: “Các người đã bắt được ta nên đưa ta đến gặp chúa các ngươi, không được vô lễ. Nếu có vô lễ chỉ có thanh kiếm này thôi, mà rút cục các ngươi cũng chẳng công trạng gì.”

Quân sỹ lấy làm lạ, dẫn vào tiến Chúa, bà liền được quý mến, trọng dụng. Chúa Trịnh ban lệnh chỉ: Tiền đóng góp về binh lính, thuế tô ruộng công, thuế đò, thuế chợ cùng các thứ thuế khác để cho bà làm bổng lộc. Từ đó về sau, trải qua 20 năm, dân làng không những sưu sai tạp dịch được miễn trừ mà còn được cấp 100 quan tiền và 2 mẫu ruộng tốt là bổng lộc của bà. Sự việc này được ghi trong tấm bia Lập cử tự bi tại chùa Phổ phiếu, xã Kiệt Đặc, khắc năm Thịnh Đức nguyên niên (1653), khi bà còn đang sống. Trong số lộc điền dọc theo sông Kinh Thầy, bà trích 10 mẫu để thưởng cho những tân tiến sỹ của làng để cấy cày thu hoa lợi, nhằm khuyến khích mọi người học tập. Nhân dân Kiệt Đặc từ trên chí dưới đều kính trọng, tôn bà làm hậu thần.

Bà còn là người rộng xem kinh sách, thông suốt Phật giáo, hưởng bổng lộc nhiều nhưng sống rất thanh đạm. Bà lập ra quy ước: những ngày giỗ tổ nội ngoại, ngày sinh, ngày hoá của bà khi bà trăm tuổi đều dùng cỗ chay, oản quả cúng lễ. Lệ đó truyền mãi về sau. Khi tuổi đã cao, bà về trụ trì chùa Vụ Nông, huyện Gia Lâm.

Khi thân quân Hoằng Tổ Dương Vương lên ngôi, bà lại được các quan trong triều cho vời vào cung để dạy học cho các cung nhân và gọi bà là Đức Lão Lễ Sư. Bà còn là người khéo khuyến khích người dân học tập. Đến đời Trung Hưng, phong trào văn học được mở mang, nhiều người ở Chí Linh đỗ đại khoa là nhờ bà, trong đó làng Kiệt Đặc có tới 3 người đỗ tiến sỹ ở thế kỷ 17.

Với tài sắc vẹn toàn, đức độ, bà được người xưa ca ngợi như bà Nghiêu Thuấn trong giới phụ nữ, thần tiên trong cõi đời. Bà qua đời ngày 8 tháng 11, khi đã ngoài 80 tuổi. Sau khi qua đời, di hài của bà được mai táng bên cạnh mộ tổ. Đến cuối triều Lê, tháp mộ của bà được xếp vào hàng Chí Linh bát cổ - nghĩa là một trong di tích cổ nổi tiếng của huyện Chí Linh.

Từ những nguồn thông tin khác:

Tương truyền trước khi về nghỉ,do cảm mến tài đức của bà mà nhà Vua đã cho bà một ân huệ : “ Bà muốn xin điều gì cũng được chấp thuận.”
Bà chúa Sao Sa nói :
- Muôn tâu bệ hạ,quê thần ở vùng sông nước hay bị lũ lụt,nên dân chúng rất nghèo,xin bệ hạ chuẩn y cho thần một việc : Thần xin đứng ở ngã ba sông này mà thả giải yếm của mình xuống sông,nếu giải yếm tạt vào bờ ở chỗ nào thì sẽ khoanh một vùng từ chỗ đấy đến chỗ thần đứng, và xin bệ hạ miễn thuế cho dân trong vùng.
Nhà vua gật đầu : Chuẩn tấu.


Bà chúa tháo ngay giải yếm của mình ra rồi buộc vào một quả bưởi và ném xuống sông.Quả bưởi đã trôi đi được một đoạn rất xa rồi mới tạt vào bờ.Theo như ước nguyện của bà chúa,toàn bộ dân trong vùng đó được miễn thuế.Sau này nhiều làng trong vùng này đã lập đền thờ để ghi nhận tấm lòng thương người,yêu dân của bà.Nhiều làng trong khu vực ấy đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn của bà,dân chúng gọi bà là Bà chúa Sao Sa.Tháp mộ của Bà có tên là Tinh phi Cổ tháp.

Bà chúa Sao Sa cũng chính là Đệ Nhất Thánh Mẫu hay còn gọi là Thượng Thiên Thánh Mẫu xuống trần. Chi tiết này chưa có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại.

Sửa bởi thilan: 23/12/2015 - 11:33


Thanked by 1 Member:

#24 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 15:04

2. Thầy Chu Văn An


Cổ Bích Ông tiều, ẩn nơi đây,
Phượng Hoàng đứng đó với trời mây.
Sớ dâng thất trảm,lòng chưa trọn,
Vạn năm còn với nước non này.



Chu Văn An tên hiệu là Tiều ẩn, tên chữ là Linh Triệt, người làng Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là huyện Thanh Trì - Hà Nội). Theo thần tích đình làng Thanh Liệt, nơi thờ ông làm thành hoàng, thì ông sinh năm Nhâm Thìn (1292) và mất năm Canh Tuất (1370).

Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông. Trong số môn đệ ông có nhiều người thành đạt, thi đỗ ra làm quan to trong triều như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát khi về thăm thầy vẫn giữ lễ, được thầy nói chuyện ít lời thì rất lấy làm mừng. Có những học trò cũ không tốt, ông thẳng thắn quở trách, thậm chí quát mắng không cho gặp. Tính nghiêm nghị, tư cách thanh cao và học vấn sâu rộng làm cho tiếng tăm ông ngày càng lan xa. Đức độ và uy tín của ông như vậy, khiến cho học trò đến theo học càng nhiều và có đủ các loại.

Một huyền thoại vẫn được lưu truyền nói về ngôi trường và nhân cách, đạo đức của ông như sau: "Tương truyền khi Chu Văn An mở trường dạy học ở quê nhà, có nhiều học trò tìm đến theo học. Trong số này có một người sáng nào cũng đến thật sớm nghe giảng. Thầy dạy khen là chăm chỉ nhưng không rõ tông tích ở đâu. Ông bèn cho người dò xem thì cứ đến khu đầm Đại (khu đầm lớn hình vành khuyên, nằm giữa các làng Đại Từ , Tứ Kỳ, Huỳnh Cung) thì biến mất. Ông biết là thần nước. Gặp lúc đại hạn kéo dài, giảng bài xong ông tụ tập các trò lại hỏi xem ai có tài thì làm mưa giúp dân, giúp thầy. Người học trò kỳ lạ trước có vẻ ngần ngại, sau đứng ra xin nhận và nói với thầy: "Con vâng lời thầy là trái lệnh Thiên đình, nhưng con cứ làm để giúp dân. Mai kia nếu có chuyện gì không hay, mong thầy chu toàn cho". Sau đó người này ra giữa sân lấy nghiên mài mực, ngửa mặt lên trời khấn và lấy bút thấm mực vẩy ra khắp nơi. Vẩy gần hết mực, lại tung cả nghiên lẫn bút lên trời. Lập tức mây đen kéo đến, trời đổ mưa một trận rất lớn. Đêm hôm ấy có tiếng sét và đến sáng thấy có thây thuồng luồng nổi lên ở đầm. Chu Văn An được tin khóc thương luyến tiếc rồi sai học trò làm lễ an táng, nhân dân các làng lân cận cũng đến giúp sức và sau nhớ công ơn bèn lập đền thờ. Nay vẫn còn dấu vết mộ thần. Theo truyền thuyết, chỗ nghiên mực bị ném rơi xuống đã biến thành đầm nước lúc nào cũng đen, nên thành tên là Đầm Mực. Quản bút rơi xuống làng Tả Thanh Oai biến làng này thành một làng văn học quê hương của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, v.v... Trong đền thờ thần còn đôi câu đối khá tiêu biểu ghi lại sự tích này.

Mây lành từ nghiên mực bay lên, một ngọn bút ra công trời thuận theo lẽ phải.
Mưa tốt giữa sân son đổ xuống, nghìn cánh đồng đội nước, đất nẻ trổ mùa hoa.

Câu chuyện trên đây chỉ là một giai thoại về Chu Văn An để nói rằng tài đức của họ Chu có sức mạnh cảm hóa được cả quỷ thần. Tuy nhiên, qua đó cũng thấy được đức độ của Chu Văn An lúc đương thời là rất lớn.


Đến đời vua Trần Minh Tông, ông được mời vào làm Tư nghiệp ở Quốc Tử Giám để dạy Thái tử học. Ông đã cùng với Mạc Đĩnh Chi, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Trung Ngạn tham gia vào công việc củng cố triều đình lúc đó đang đi dần vào con đường khủng hoảng, suy thoái. Đến đời vua Dụ Tông, chính sự càng thối nát, bọn gian thần nổi lên khắp nơi. Chu Văn An nhiều lần can ngăn Dụ Tông không được, bèn dâng sớ xin chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Đó là Thất trảm sớ nổi tiếng trong lịch sử. Nhà vua không nghe, ông bèn "treo mũ ở cửa Huyền Vũ" rồi bỏ quan về ở ẩn tại Phương Hoàng Sơn thuộc làng Kiệt Đặc, huyện Chí Linh (Hải Hưng) lấy hiệu là Tiều ẩn (người đi ẩn hái củi). Sau ông mất tại đó.
Theo thư tịch cũ thì Chu Văn An viết nhiều sách, ông đã để lại cho đời sau những tác phẩm: hai tập thơ Quốc ngữ thi tập bằng chữ Nôm và Tiều ẩn thi tập bằng chữ Hán. Ông còn viết một cuốn sách biện luận giản ước về Tứ thư nhan đề Tứ thư thuyết ước. Theo một tài liệu nghiên cứu gần đây thì Chu Văn An còn là một nhà đông y đã biên soạn quyển Y học yếu giải tập chu di biên, gồm những lý luận cơ bản về chữa trị bệnh bằng Đông y. Khi ông mất, vua Trần đã dành cho ông một vinh dự lớn bậc nhất đối với một trí thức là được thờ ở Văn Miếu. Vua còn ban tặng tên thụy cho ông là Văn Trinh. Ngô Thế Vinh, nhà văn học nổi tiếng thế kỷ 19 trong bài văn bia ở đền Phượng Sơn đã giải thích nghĩa hai chữ "Văn Trinh" như sau: (Văn, đức chi biểu dã; Trinh, đức chỉ chính cổ dã. Văn là sự bên ngoài (thuần nhất )của đức; Trinh là tính chính trực, kiên địch của đức). Tên thụy như vậy nhằm biểu dương một người đã kết hợp được hai mặt của đạo đức: bên ngoài thuần nhã, hiền hòa với bên trong chính trực, kiên định. Trong lịch sử giáo dục nước nhà, ông cũng đã giành được địa vị cao quí bậc nhất, xứng đáng đứng đầu các nhà giáo từ xưa tới nay. Ông đã vượt qua ngưỡng cửa: làm thầy giáo giỏi của một đời để đạt tới làm thầy giáo giỏi của muôn đời như Phan Huy Chú đã ngợi ca ông: "học nghiệp thuần túy, tiết tháo cao thượng, làng Nho nước Việt trước sau chỉ có mình ông, các ông khác không thể so sánh được".Ông được phong là “ Vạn đại Sư biểu” tức là “Người Thầy của muôn đời”.


+ Khi khấn Thầy Chu Văn An mà đọc đầy đủ tất cả thì phải khấn là : Kính lạy,Thần y dược-Tôn sư Đại học sĩ-Tư nghiệp Quốc Tử Giám-Thủy cốc Tiên sinh-Bát cổ nhị Hoàng hoa.Thầy không chỉ là một người Thầy mẫu mực mà Thầy còn là Thần Y Dược.
+ Khi về ở ẩn tại đất Côn Sơn thì 3 năm đầu tiên Thầy ở trên mảnh đất cách đường quốc lộ hiện nay khoảng 250m. Sau 3 năm cày cấy sinh sống ở đây, Thầy mới chọn núi Phượng Hoàng làm nơi mở trường dạy học và làm thuốc chữa bệnh.Thầy sống tại núi Phượng Hoàng cho đến cuối đời.Nơi Thầy Chu Văn An ở ẩn có tên là Tiều ẩn Cổ bích.

Sửa bởi thilan: 23/12/2015 - 15:06


Thanked by 1 Member:

#25 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 23/12/2015 - 15:18

3 / Dược Viên Cổ Lĩnh (Đây là vườn thuốc mà Trần Hưng Đạo xưa kia đã cho trồng (gần Kiếp Bạc)

Cổ lĩnh Dược viên một vườn cây,
Ung dung dạo bước ngắm trời mây.
Vuốt râu, cười khẩy trông phương Bắc,
Ái quốc, trung quân một kiếp người


Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh, thành bền vững. Lý Chiêu Hoàng vị vua cuối cùng của dòng họ Lý, đã nhường ngôi cho chồng nhưng vẫn bị trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị là nhà Trần cướp ngôi nhà Lý. Thái sư Trần Thủ Độ rất lo lắng trước tình hình này hơn nữa sau nhiều năm Lý Chiêu Hoàng lại chưa có thai.Bấy giờ An Sinh Vương Trần Liễu, là anh cả của vua Trần Cảnh, lấy công chúa Thuận Thiên,mà Thuận Thiên chính là chị gái Chiêu Hoàng.Biết Thuận Thiên đang có thai, Trần Thủ Độ đã ép An Sinh Vương Trần Liễu nhường vợ cho em ruột để chắc chắn nhà vua có con nối dõi. An Sinh Vương Trần Liễu phản ứng, còn Vua Trần Cảnh không đồng ý làm điều trái đạo đó. Lúc ấy thế lực của Trần Thủ Độ rất mạnh và ông ta lại đang nắm giữ binh quyền, nên ý đồ này vẫn phải thực hiện. An Sinh Vương Trần Liễu nổi loạn chống lại triều đình, nhưng bị Trần Thủ Độ đánh bại và phải chạy về Kiếp Bạc. Vì quá hận trong lòng mà Trần Liễu đã kén thầy giỏi dạy cho con trai mình thành bậc văn võ toàn tài, ký thác vào con mối thù sâu nặng “Phải lấy lại ngôi Vua cho ngành trưởng”. Người con trai đó chính là Trần Quốc Tuấn.

Thuở nhỏ, có người đã phải khen Quốc Tuấn là bậc kỳ tài. Khi lớn lên, Trần Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh xuất chúng, thông kim bác cổ, văn võ song toàn. Trần Liễu thấy con như vậy mừng lắm, những mong Quốc Tuấn có thể rửa nhục cho mình. Song Trần Quốc Tuấn đã tỏ rõ là một bậc hiền tài. Thù nhà ông không đặt lên trên quyền lợi dân nước, xã tắc. Ông đã biết dẹp thù riêng, vun trồng cho mối đoàn kết trong dòng tộc họ Trần khiến cho nó trở thành cội rễ của sự đoàn kết toàn dân.

Bấy giờ quân Nguyên sang xâm chiếm Việt Nam. Trần Quốc Tuấn đã chủ động thể hiện tình thân ruột thịt với Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải con trai của đức vua Trần Cảnh trước mặt mọi người.

Chuyện kể rằng:
+ Tại bến Đông,Trần Quốc Tuấn chủ động mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện, chơi cờ và sai nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải...
+ Một lần, ông đem việc xích mích trong dòng họ thăm dò ý tứ các con, Trần Quốc Tảng có ý muốn đoạt lại ngôi vua từ nghành thứ , ông nổi giận rút gươm toan chém Quốc Tảng. Do có các con và những người tâm phúc xúm vào van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng: “Từ nay cho đến khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, bất trung này nữa ”!


+ Trong chiến tranh, ông luôn hộ giá bên vua, tay chỉ cầm cây gậy bịt sắt. Thế mà vẫn có lời dị nghị, sợ ông sát vua. Ông bèn bỏ luôn phần gậy bịt sắt, chỉ chống gậy không khi gần cận nhà vua. Từ đó sự nghi kỵ cũng được chấm dứt. Giỏi tâm lý, chú ý từng việc nhỏ để tránh hiềm nghi, yên lòng quan quân để từ đó yên được lòng dân, đoàn kết mọi người vì nghĩa lớn dân tộc. Một tấm lòng trung trinh son sắt ái quốc,trung quân.

Khi được Vua giao quyền Quốc công tiết chế, Trần Quốc Tuấn đã biết tập hợp người tài như các anh hùng Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu, Dã Tượng... dưới trướng của ông. Ông rất thương binh lính, và họ cũng rất tin yêu ông. Đội quân cha con ấy trở thành đội quân bách thắng.

Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng cột đá chống trời. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược, và Vạn Kiếp tông bí truyền thư để dạy bảo các tướng cách cầm quân đánh giặc. Trần Khánh Dư, một tướng giỏi cùng thời đã hết lời ca ngợi ông :... "Lấy ngũ hành cảm ứng với nhau, cân nhắc cửu cung, không lẫn âm dương...". Biết dĩ đoản binh chế trường trận, có nghĩa là lấy ngắn chống dài. Khi giặc lộ rõ ý định gây hấn, Trần Quốc Tuấn truyền lệnh cho các tướng, răn dạy chỉ bảo lẽ thắng, bại,lẽ tiến, lui. Bản Hịch tướng sĩ viết bằng giọng văn thống thiết hùng hồn, mang tầm tư tưởng của một bậc "đại bút – hùng văn".

Trần Quốc Tuấn là một vị tướng đầy đủ tài đức.
- Là tướng nhân, ông thương dân, thương quân, chỉ cho quân dân con đường sáng.
- Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
- Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn đến đâu.
- Là tướng dũng, ông sẵn sàng xông pha vào nơi nguy hiểm để đánh giặc, lập công, mà trận Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời là đại công của ông.
- Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính biết theo ông thì sẽ được gì, trái lời ông thì sẽ bị gì.
Chính vì vậy cả ba lần đánh giặc Nguyên Mông, Trần Quốc Tuấn đều lập công lớn.Chiến thắng giặc ngoại xâm,bảo vệ độc lập của dân tộc.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm lúc ông đang ốm, có hỏi:
- Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?

Ông đã trăng trối những lời cuối cùng, thật thấm thía và sâu sắc cho mọi thời đại dựng nước và giữ nước:

- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.

Mùa thu tháng Tám, ngày 20, năm Canh Tý, Hưng Long thứ 8 (1300) "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo Đại vương qua đời.
Khi ông mất (1300), vua phong ông tước Hưng Đạo Đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, ấp phong của ông thuở sinh thời. Công lao sự nghiệp của ông khó có thể kể hết . Vua coi như bậc trượng phu, trăm họ kính trọng gọi ông là Trần triều hiển thánh Hưng Đạo Đại vương. Trần Hưng Đạo là một anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa Việt Nam.

Sửa bởi thilan: 23/12/2015 - 15:24


Thanked by 1 Member:

#26 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 24/12/2015 - 10:52

4. Long Động Cổ Trai - Đền thờ Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi

Cổ Trai Long Động sáng lung linh,
Hoa sen giếng ngọc, tự ví mình .
Lưỡng quốc trạng nguyên, lừng danh tiếng.
Tinh tuệ trời Nam được chứng minh
.


Mạc Đĩnh Chi (1272-1346), tự là Tiết Phu, người làng Lũng Động, Chí Linh. Từ nhỏ đã có tướng mạo xấu xí nhưng tư chất thông minh, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ.
Đời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (năm 1304), ông đi thi đỗ Trạng Nguyên. Nhà vua cho vời vào cung để ban áo mão cân đai, nhìn thấy Tân Trạng chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ thấp, tướng mạo xấu xí, vua Anh Tông có ý không muốn dùng. Ồng bèn dâng bài “Ngọc Tỉnh Liên Phú” (bài phú: Sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình. Vua xem xong bài phú, từng câu, từng chữ như khiến Người bừng tỉnh và thốt lên: "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo". Quan Trạng rất được lòng dân bởi đức tính thanh liêm, về sau làm đến chức Tả Bộc Xạ (Thượng Thư).


Mạc Đĩnh Chi là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiền không lấy làm của riêng, giàu sang phú quý đối với ông không có ý nghĩa gì, cho nên được người đời ca tụng. Một lần, vào năm 1323, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến nói nhỏ :
- Nghe nói các quan và dân chúng đều xem Mạc Đĩnh Chi là người liêm khiết, thẳng thắn lắm. Trẫm định thử xem có đúng như thế chăng?
Nói đoạn , vua Minh Tông lấy 10 quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi ghé sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu :
- Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
Sáng ấy, Mạc Đĩnh Chi dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ , ông đã tập xong hai bài quyền. Ông vươn người hít thở không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Xong công việc thường lệ , ông lững thững vào nhà. Vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc :
- Ô kìa ! tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
Ông nhặt lên đếm, vừa tròn 10 quan. Ông thầm nghĩ : "Quái ! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi? ". Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua :
- Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.
Vua Minh Tông mỉm cười gật đầu :
- Không ai nhận tiền ấy thì người cứ lấy mà dùng...
- Thưa bệ hạ , tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
- Nhà ngươi yêu tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy.
Mạc Đĩnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn rồi trở về.


Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên – Trung quốc. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường xá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến quan ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mực không cho qua. Mạc Đĩnh Chi bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin quan coi ải mở cửa cho đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu, Phong Lũy là viên quan coi ải nói :
- Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không,xin mời ngài quay lại .
Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra vế đối :
- Quá quan trì , quan quan bế, nguyện quá khách quá quan.
(Đến cửa ải chậm, cửa ải đóng,mời khách đi qua cửa ải )
Không cần suy nghĩ lâu, Mạc Đĩnh Chi đối ngay :
- Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối. (Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước).
Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.


Một buổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa,đoàn sứ thần của Mạc Đĩnh Chi lúc ấy đi qua một quán nước ven đường. Mạc Đĩnh Chi cho mọi người nghỉ lại. Chủ quán là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Cạnh đấy không xa có một giếng khơi, nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ : "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, Mạc Đĩnh Chi hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể :
- Xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé, cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh:
- Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên, mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một vế đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi, bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng,nhân trông thấy cái ấm tích bằng bạc, mới ra vế đối rằng:
" Ngân bình, kiện thượng tị "
(Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).
Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được, xấu hổ quá, đành đâm đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ, nhưng xưa nay chưa ai đối được .


Nghe đến đây, Mạc Đĩnh Chi cười :
- Câu ấy dễ thế sao không đối được, mà phải ngậm oan nơi đáy giếng! Thôi để ta đối giùm, giản oan cho hồn kẻ thư sinh.
Mạc Đĩnh Chi bèn đọc :
" Kim tỏa, phúc trung tu"
(Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).
Sau đó, Mạc Đĩnh Chi bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh vế đối của cô hàng nước năm xưa.
Mọi người đều chịu ông là đối giỏi.


Trong buổi yết kiết hoàng đế nhà Nguyên, còn có cả sứ thần Triều Tiên. Vốn nghe danh trạng nguyên nước Việt, người xấu xí nhưng ứng đối như thần, vua Nguyên muốn nhân dịp này thử tài hai vị sứ giả. Trong lúc đang phân vân thì có người vào triều dâng lên chiếc quạt rất đẹp, vua Nguyên liền bắt sứ thần Đại Việt và sứ thần Triều Tiên đề thơ. Với sự nhanh trí kì lạ, ông đề:
"Lưu kim thước thạch, thiên vị địa lô, nhĩ ư tư thì hề, Y Chu cự nho.
Bắc phong kỳ lương, vũ tuyết tái đồ, nhĩ ư tư thì hề, Di Tề ngã phu.
Y! dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng, duy ngã dữ nhĩ, hữu như thị phù."
Dịch nghĩa:
"Chảy vàng, tan đá, trời đất là lò lửa, thì lúc ấy quạt như Y Doãn, Chu Công, là những người tài giỏi".
Gió bấc lạnh lùng, mưa tuyết đầy đường, lúc ấy quạt như Bá Di, Thúc Tề, là những ông già chết đói.
Ôi! Dũng thì thành đạt, bỏ thì xếp xó. Chỉ có ta và người là như thế chăng?"


Bài của Mạc Đĩnh Chi làm xong trước, ý sắc sảo, văn lại hay thể hiện cái tài và cái tâm của người làm việc lớn. Triều thần nhà Nguyên nhìn nhau trầm trồ thán phục. Lần đi xứ ấy, ông thể hiện tài ứng đối và ngoại giao kiệt xuất,trí tuệ uyên bác của người Việt Nam đã được tỏa sáng rực rỡ tại đất nước Trung Quốc,làm cho vua quan nhà Nguyên phải kính nể, Vua Nguyên phong Mạc Đĩnh Chi là Lưỡng quốc Trạng nguyên.

Cuối đời, Mạc Đĩnh Chi về chí sỹ tại quê nhà mở trường dạy học gần gò Hạc, xã Linh Khê - nay là xã Thanh Quang. Tại đền thờ Mạc Đĩnh Chi ở thôn Long Động, xã Thanh Quang, các di tích trên hiện vẫn còn, đang được nhân dân và chính quyền địa phương tu tạo, quy hoạch và đầu tư xây dựng lại.




5- Kim Quy Cổ Loan – Đền thờ 5 anh em họ Vương.

Cổ Loan rực rỡ rùa vàng,
Cùng sinh, cùng tử rõ ràng cả năm.
Mẫu nghi, hai bóng trăng rằm,
Ba chàng đại tướng, ngự hàng Đại vương.



Tại xã An Lạc-Chí Linh-Hải Dương có một quần thể di tích gồm có 4 ngôi đền và một ngôi chùa.Đền Cả là ngôi đền thờ 2 bà Vương Thị Đào và Vương Thị Liễu, đồng thời đền Cả cũng là nơi thờ chung của nhà họ Vương. Bên cạnh Đền Cả có chùa Cả đã hơn 1000 năm tuổi.
Từ Đền Cả đi một đoạn xa nữa thì đến đền Cao, đền Cao tọa lạc trên đỉnh núi Thiên Bồng,nơi đây thờ Thiên Bồng Đại tướng quân Đại vương Vương Đức Minh. Ngay phía sau đền Cao có một đền nhỏ để lộ thiên gọi là đền Thánh hóa. Ở gần phía bờ sông có hai ngôi đền nữa, đền Bến Cả thờ Anh dũng Vũ lược Đại vương Vương Đức Hồng, đền Bến Tràng thờ Dực thánh Linh ứng Đại vương Vương Đức Xuân.


Truyền thuyết nói rằng :
Hai ông bà họ Vương quê tận Thanh Hóa nhưng đã đưa nhau ra sinh sống tại đất Hải Dương. Một hôm bà đi tắm sông thấy có một con rồng cuốn quanh người,về nhà bà đã mang thai. Đến kỳ sinh nở,bà sinh ra hai người con gái và ba người con trai.Các con được cha mẹ thương yêu hết lòng, chăm sóc tận tình. Khi lớn lên cả 5 chị em đều là những người thông minh xuất chúng. Cha mẹ đã kén Thầy dạy họ cả văn cả võ. Năm chị em đều ăn chay từ nhỏ và họ đều văn võ song toàn.


Không may cha mẹ gặp tai nạn bị chết,năm chị em chôn cất cho cha mẹ xong thì đều ở nhà chịu tang. Trong thời gian này Lê Hoàn đang lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống lại quân Tống xâm lược. Lê Hoàn có một đại bản doanh đóng tại Xã An Lạc - Chí linh. Một hôm tình cờ Lê Hoàn nhìn thấy anh em nhà họ Vương, Ông phát hiện ra họ là những con người có tướng mạo phi phàm, Ông cho gọi lại hỏi chuyện.Khi được biết năm anh chị em nhà này đều văn võ song toàn thì ông mừng lắm. Khi Lê Hoàn hỏi vì sao mấy anh chị em đều là những người có tài mà không ra giúp dân, giúp nước chống giặc ngoại xâm. Anh em nhà họ Vương trả lời, họ rất muốn tham gia cuộc chiến chống giặc ngoại xâm nhưng hiềm vì còn đang phải chịu tang cha mẹ. Nghe xong Lê Hoàn phân tích cho họ thấy, việc nhà là việc nhỏ, việc nước là việc lớn. Nếu bọn giặc Tống đánh sang đến đây thì liệu anh em họ có còn ngồi nhà mà chịu tang cha mẹ được chăng. Hiểu ra lẽ phải, cả năm anh chị em nhà họ Vương đều tham gia vào quân đội của Lê Hoàn. Năm anh em nhà họ Vương đã trở thành 5 vị tướng có công rất lớn trong việc dẹp yên giặc Tống, bảo vệ vững chắc nền độc lập của nước nhà.

Sau khi chiến thắng giặc ngoại xâm, vua Lê Hoàn có ý phong quan chức cho các vị tướng có công trong cuộc kháng chiến, nhưng cả 5 anh em họ Vương đều từ chối không nhận.

Tại đền Thánh hóa (phía sau đền Cao ) cả 5 anh chị em họ đều hóa thân và bay về trời.
Tại đền Cao, từ hàng ngàn năm nay dân làng vẫn duy trì được một nghi lễ đặc biệt đó là “Lễ xin trùm ”. Trong ngày đại lễ, đền được trang hoàng ấn tượng. Chính giữa nơi hành lễ là một tấm biển lớn trên có chữ “Lễ Xin Trùm”. Từ 5 giờ sáng, bài vị, kiệu, lọng của năm vị thánh, đền Cao, đền Cả (nơi thờ hai vị), đền Bến Tràng, đền Bến Cả cùng cỗ chay: cơm trắng, hoa quả, bánh kẹo, bánh dày và chè đông (hai món không thể thiếu được trong lễ hội đền Cao) đã được các quan đám cùng dân làng rước về nơi hành lễ trong tiếng chiêng trống vang lừng. Cả năm đoàn rước từ năm hướng cùng một lúc tụ về nơi hành lễ. Các ngôi đền ở đây,ngày thường cũng như ngày lễ chỉ được thắp duy nhất một loại hương đen,loại hương mà dân làng ở đây cho rằng hương này là hương thanh khiết nhất.


Lệ xin trùm ở đền Cao ra đời từ khi lập đền, đến nay đã được duy trì hơn một ngàn năm và là một nghi lễ linh thiêng được thực hiện vô cùng khắt khe. Để đứng ra lo việc đền hằng tháng, hằng năm sẽ có một cụ trùm và năm vị quan đám đại diện cho bốn ngôi đền trên và một ngôi đình là quan Đông, quan Đoài, quan Nam, quan Bắc và quan Trung. Những người này là bậc cao niên trong làng, sống đức độ, con cháu hiếu thảo thuận hòa và đặc biệt gia đình không có tang trở. Mỗi tháng 6 vị trên phải trai giới ăn chay ngày 13 đến ngày 15 và ngày 29 đến ngày mồng 1 âm lịch khi tiến hành làm lễ. Các quan đám chỉ được nhận mũ áo và đảm nhiệm việc làng trong một năm từ mồng 2 Tết này cho đến mồng 2 Tết sau. Sau nhiệm kỳ họ sẽ được làng phong Lềnh và rất được trọng vọng. Riêng ông trùm là người lãnh đạo các quan đám sẽ đảm nhiệm vai trò của mình đến lúc gia đình có việc tang trở hoặc qua đời. Khi đó, lễ xin trùm mới lại được tổ chức và chỉ tiến hành vào ngày 15 tháng 3 hoặc 15 tháng 10 âm lịch.

Nghi lễ xin trùm được thực hiện một cách nghiêm trang và mang đậm yếu tố tâm linh. Người được phong trùm sẽ được chọn trong số các Lềnh. Trước hết, năm quan đám sẽ tiến hành dâng trầu nước, dâng cỗ lễ chay, thắp hương đen lên các ban. Trên bục hành lễ, quan đám đứng trước sẽ đọc tên khấn với nhà thánh xin phép cho vị đứng sau mình được làm trùm rồi quỳ xuống đội chiếc mâm đồng trên có 2 đồng tiền trinh để trên một thoi vàng phủ vải điều, làm lễ khất keo. Khi vị quan đám hơi cúi đầu để gieo lễ thì hai vị quan đám khác khiêng chiếc mâm đồng đệ phía trước đón hai đồng tiền rơi xuống. Lễ khất keo này chỉ được phép thực hiện duy nhất một lần. Nếu hai đồng tiền một sấp một ngửa thì lễ xin trùm đã được chấp thuận. Trường hợp ngược lại thì việc xin trùm phải gác lại cho đến dịp sau và các quan đám sẽ tạm thời đảm trách các công việc của trùm. Lễ xin trùm là một nghi thức tín ngưỡng được đông đảo nhân dân nơi đây quan tâm theo dõi. Theo quan niệm năm nào làm lễ xin trùm thành công thì năm đó và những năm tiếp theo trong vùng sẽ được no đủ.

Sau khi 5 anh chị em nhà họ Vương về trời, để tưởng nhớ công đức của họ nhân dân trong khu vực đã lập các đền thờ này.Triều đình cũng đã có nhiều sắc phong cho họ.
Hai bà chị cả được phong là “ Mẫu nghi thiên hạ ”.
Ba người em trai đều được phong Đại vương.




6 / Phao Sơn Cổ Thành – Đền thờ Cao lỗ Đại Vương và chùa Phao Sơn hay còn gọi là Lão Long Tự

Cổ Thành linh khí tụ Phao Sơn,
Về xin Cao Lỗ Đại vương nỏ thần.
Bỗng nghe ngựa Gióng dừng chân,
Nhận ra Phù Đổng Thiên vương đã về.


Theo Sử thuyết
Cao Lỗ còn gọi là Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần hay ông Nỏ vì có tài bắn nỏ. Ông là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại Bắc Ninh.
Khi chết, ông trở thành thần bảo hộ cho vùng Việt Trì, Bạch Hạc, nay là phường Bạch Hạc, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Nhà Trần đã sắc phong cho ông là “Quả nghị Cương chính Uy huệ Chính thần Đại vương”.


Ông là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô và là người được An Dương Vương giao nhiệm vụ thiết kế và chỉ huy công trình xây thành Cổ Loa. Cao Lỗ là một anh hùng sáng tạo văn hóa, là biểu tượng của trí tuệ, sức mạnh Việt Nam ngay từ buổi đầu dựng nước.

Theo dân gian, khi bị thương nặng ở cổ, tướng quân Cao Lỗ đã buộc lại và thúc ngựa chạy tới Ái Mộ xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm nghỉ một lát rồi lại chạy tiếp về vùng Bình Than, Lục Đầu được ít lâu sau thì mất.

Dân chúng có lập đền thờ Cao Lỗ ở địa phương: tại Ái Mộ xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, tại xã Quảng An huyện Từ Liêm, Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Than, Nghệ An, và tại TP H.C.M cũng có đền thờ Cao Lỗ ở khu vực Phú Thọ.Ông là người chế ra nỏ liên châu mà còn được gọi là nỏ thần. Nỏ thần bắn một lần được nhiều phát mà các mũi tên đều bịt đồng sắc nhọn. Sử sách cũ đã thần thánh hóa gọi là: "Linh Quang Thần Cơ". Sách Lĩnh Nam chích quái chép rằng: Cứ đem nỏ ra chĩa vào quân giặc là chúng không dám đến gần. Cao Lỗ huấn luyện cho hàng vạn binh sĩ ngày đêm tập bắn nỏ. Vua An Dương Vương thường xem tập bắn trên "Ngự xa đài", góc Đông Bắc ngoài thành nội ngày nay còn ghi lại dấu vết này.
Khi Triệu Đà cho quân xâm lược Âu Lạc, chúng đã bị các tay nỏ liên châu bắn tên ra như mưa, thây chết đầy nội và phải lui binh.


Đương thời, nỏ liên châu trở thành thứ vũ khí thần dũng vô địch của nước Âu Lạc. Triệu Đà bèn lập xảo kế thông gia cho con trai là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu. Cao Lỗ phản đối, khuyên vua không nên nhận, nhưng An Dương Vương không nghe còn nghe lời dèm pha của Lạc hầu. Cao Lỗ dần dần bị vua xa lánh, ông bỏ đi ở ẩn.

Khi Trọng Thủy biết được bí mật phòng thủ của An Dương Vương về mách cho vua cha, Triệu Đà mang quân sang đánh Âu Lạc. An Dương Vương thua chạy, quân Triệu đuổi theo. Cao Lỗ biết tin, ra đón đường chặn đánh quân Triệu cho vua chạy thoát và ông đã tử trận.

Còn một kiếp nữa của Cao Lỗ Đại vương khi hóa thân tại Việt Nam, đó chính là Phù Đổng Thiên Vương.

Sửa bởi thilan: 24/12/2015 - 10:53


Thanked by 1 Member:

#27 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 24/12/2015 - 11:27

7. Huyền Thiên cổ tự – tức Chùa Huyền Thiên hay còn gọi là Vân Tiên cổ động. Đây là nơi Tam Tổ Trúc Lâm đã tu luyện và hành đạo

Cổ tự Huyền Thiên,thông vẫn xanh,
Chênh vênh sườn núi,điểu nghe kinh.
Lan xa,tiếng mõ khua rừng vắng,
Hay lòng Tam tổ độ chúng


Chùa cổ Huyền Thiên nằm ở phía nam chân núi Phượng Hoàng, cách di tích đền thờ bà Nguyễn Thị Duệ vài trăm mét. Tọa lạc giữa một vùng thiên nhiên kỳ thú, đường vào còn nguyên vẹn sự hoang sơ. Kiến trúc chùa và động đã hỏng nát, mất từ lâu, chỉ còn một ngôi tháp cổ, một bia nhỏ cùng các phế tích, bậc nền tảng hoa sen và các loại vật liệu xây dựng như gạch hoa, ngói mũi hài... minh chứng cho di tích ngôi chùa to đẹp một thời.



8. Thượng Tể Cổ Trạch - thờ Quốc Phụ - Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn


Cổ Trạch, về thăm Quốc Trượng. Đi...
Chuyện buồn ngày ấy kể làm chi.
Thiên văn, địa lý lòng thông tỏ,
Trải chiếu ngồi đây, uống rượu. Khì...



Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, Trần Quốc Chẩn là con thứ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Quốc Chẩn có con gái là hoàng hậu của vua Trần Minh Tông (1314-1329). Mãi đến năm 1328, do hoàng hậu vẫn chưa có con trai nên ngôi thái tử vẫn bỏ trống, vì vậy nhiều kẻ lăm le lập con thứ của Trần Minh Tông.

Triều thần bấy giờ chia làm hai phe: phe của Cương Đông Văn Hiến hầu (không rõ tên) và Trần Khắc Chung muốn giảm bớt thế lực của phe Trần Quốc Chẩn nên tâu vua xin lập hoàng tử Vượng là con của bà hoàng phi Lê Thị làm thái tử. Còn phe của Huệ Võ Vương Trần Quốc Chẩn thì xin vua chờ cho hoàng hậu sinh hoàng nam rồi hãy lập thái tử. Vua Minh Tông phân vân chưa quyết. Giữa lúc hai bên còn đang giằng co thì Văn Hiến hầu cho tên Trần Phẫu là gia thần của Trần Quốc Chẩn một trăm lạng vàng và xui nó tố cáo Trần Quốc Chẩn âm mưu làm phản.

Trước những chứng cớ do bọn gian thần tạo ra, Trần Quốc Chẩn không thể tự thanh minh được. Trần Quốc Chẩn vừa là Quốc trượng, vừa là một vị quan thanh liêm, chính trực đứng đầu triều đình. Không chỉ thế Trần Quốc Chẩn còn là một Võ tướng có công lớn trong việc đánh dẹp Chiêm Thành, một trụ cột của triều đình lúc bấy giờ. Vua Trần Minh Tông cũng phân vân lắm, ngoài những chứng cớ làm phản thì Trần Quốc Chẩn chẳng có lỗi gì. Nhà vua không nỡ cho chém đầu Ông, mà sai bắt Quốc Chẩn đem giam ở chùa Tư Phúc.

Trần Khắc Chung lại tâu vua xin trừ Quốc Chẩn đi, lấy cớ rằng "bắt hổ thì dễ, thả hổ thì khó". Vua Minh Tông cũng đành nghe theo, rồi cấm không cho Quốc Chẩn ăn uống, để cho chết đói.

Hoàng hậu đến thăm cha, không thể mang thức ăn vào được, chỉ lấy áo nhúng nước rồi mặc vào, đến nơi vắt nước ra cho cha uống để đỡ khát. Trần Quốc Chẩn uống xong thì chết.

Về sau, người vợ lẽ của Trần Phẫu ghen nhau với vợ cả, đi tố cáo chuyện Trần Phẫu nhận vàng và vu cáo cho Trần Quốc Chẩn nên mọi việc sáng tỏ. Bấy giờ triều đình và dân chúng mới hiểu được nỗi oan của bậc trung thần. Ngục quan Lê Duy là người trung trực, xét xử ngay ngày hôm ấy. Tên Phẫu bị kết án lăng trì (tùng xẻo). Văn Hiến hầu vì là người của hoàng tộc nên được miễn tội chết, chỉ bị giáng xuống làm dân thường, xóa tên trong sổ hoàng tộc.

Vì việc ấy mà vua Trần Minh Tông ân hận lắm, chính Ông : Một minh quân lại đi giết oan một người bố vợ, một vị tướng tài, một trung thần bậc nhất của triều đình.

Từ những nguồn thông tin khác
Mặc dù phải cái chết oan nghiệt như thế nhưng sau khi từ bỏ thế giới này, ông vẫn vui vẻ làm việc giúp dân, giúp nước. Ông vẫn đang đi hành đạo và giúp đỡ những người khác hành đạo.


Quốc phụ ta đây,vẫn mỉm cười,
Giúp con hành đạo khắp muôn nơi.
Con đi hành đạo, ta hành đạo,
Cũng bởi nhân duyên tự kiếp nào.


Hiện nay Trần Quốc Chẩn phụ trách toàn bộ vấn đề trạch cát của đất nước. Ông vẫn đang chỉ đạo người của Ông hoàn thiện và giữ gìn tất cả các mạch đất của Tổ quốc. Ông còn cho người đến hoàn thiện các mạch đất cho từng gia đình lương thiện có trái tim trong sáng nhưng không may làm nhà trên một mảnh đất xấu. Trần Quốc Chẩn vẫn sống rất giản dị, Ông thường mặc bộ quần áo gụ như một nông dân, Ông thích, trải chiếu xuống đất ngồi uống rượu.

Sửa bởi thilan: 24/12/2015 - 11:29


Thanked by 1 Member:

#28 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 28/12/2015 - 08:29

Thiên thu nay đã thỏa ước nguyền,
Gươm thiêng trao trọn với niềm tin,
“Định pháp vô minh” ta truyền lại,
Cho con giữ mãi một đức tin.
Sư tổ Trần Nhân Tông




Núi cao, trúc ẩn, mây che phủ,
Rồng thiêng kiếp nạn dưới âm u.
Rút gươm chém xuống, xua đêm tối,
Kết mạch non sông rực sáng ngời.
Sư tổ Pháp Lòa



Đời, đạo song tu mấy kiếp người,
Gieo niềm hạnh phúc đã bao nơi,
Vui mà hành thiện, tâm con thiện,
Buồn mà hành thiện, con thiện tâm.
Sư tổ Huyền Quang

YT 30/3/2006

st

Sửa bởi thilan: 28/12/2015 - 08:44


#29 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 07/01/2016 - 14:31

Sinh trắc học dấu vân tay

Mong rằng tất cả các bé đều được bố mẹ cho làm Sinh trắc học dấu vân tay để có định hướng về nghề nghiệp trong tương lai

#30 thilan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 159 Bài viết:
  • 87 thanks

Gửi vào 12/01/2016 - 09:23

Sự Linh Ứng Nhiệm Mầu Của Câu Thần Chú Dược Sư

(sưu tầm)


Ngày nay đến khoa “Đột quỵ” các bệnh viện Tỉnh, Thành… mỗi ngày không biết bao nhiêu người đến nhập viện để chờ cấp cứu, chữa trị ; trong đó cũng có nhiều người tuổi còn rất trẻ (có người chưa lập gia đình ). Gia tài, sự nghiệp, của cải, bạc vàng lần lượt đội nón ra đi nhưng rồi hầu hết đều phải mang di chứng, chịu tật suốt đời, có người nằm liệt giường khổ đau cho đến chết, may mắn và phước đức hiếm hoi lắm mới có một ít người được phục hồi vài mươi phần trăm.

Kính thưa cùng quý vị.
Hiện nay chúng sinh đang sống trong thời kỳ Hạ ngươn Mạt Pháp. Cái thời mà chúng sinh đang trả quả (nhiều nơi phải chịu nhiều khổ đau vì thiên tai lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bệnh tật… là do chúng sinh đã lỡ gây cái Nhân không lành từ nhiều đời nhiều kiếp đến nay ).

(Xưa kia hiếm khi nghe đến bệnh Tai biến liệt nửa người, dù có thì cũng là rất ít, mà chỉ có người già, người lớn tuổi mới bịnh như thế.
Ngày nay đến khoa “Đột quỵ” các bệnh viện Tỉnh, Thành… mỗi ngày không biết bao nhiêu người đến nhập viện để chờ cấp cứu, chữa trị ; trong đó cũng có nhiều người tuổi còn rất trẻ (có người chưa lập gia đình ). Gia tài, sự nghiệp, của cải, bạc vàng lần lượt đội nón ra đi nhưng rồi hầu hết đều phải mang di chứng, chịu tật suốt đời, có người nằm liệt giường khổ đau cho đến chết, may mắn và phước đức hiếm hoi lắm mới có một ít người được phục hồi vài mươi phần trăm.

Xưa kia hiếm khi nghe đến bệnh “Ung thư”. Dù có cũng là rất ít, mà chỉ có người già, lớn tuổi mới bệnh như thế. Ngày nay đến Trung Tâm Ung Bướu, Bệnh Viện Chợ Rẫy…..Các Khoa, Phòng, chúng ta sẽ thấy chật ních bệnh nhân đủ các chứng: ung thư máu, ung thư não tủy, cột sống, ung thư yết hầu, ung thư phổi, ung thư gan, ung thư ruột, dạ dày, ung thư vú ngực, ung thư tử cung, buồng trứng, ung thư tuyến tiền liệt, lao cột sống, ung thư xương v v…và v v… Không những người già lớn tuổi mà cả những em bé mới sinh ra, hoặc độ tuổi thiếu niên cũng mắc phải. Chịu biết bao nhiêu là đau đớn qua những lần cắt đi, mổ lại những khối u, những tế bào trong cơ thể nhưng rồi cuối cùng cũng không sống được là bao lâu.
Đời nay nhân loại lại vướng thêm đại dịch HIV-AIDS. Bệnh Siêu vi B, siêu vi C, bệnh Viêm não Nhật Bản, bệnh Tiểu đường, bệnh tim…… Loài thú thì mang đại dịch bò điên, lở mồm long móng, bệnh dịch heo tai xanh. Gia cầm, chim chóc thì sống chết với đại dịch H5N1 v…v….
Ngoài ra con người còn mắc phải nhiều thứ bệnh khác… tốn hao biết bao nhiêu là tiền của, tuy đến đúng thầy, uống đúng thuốc nhưng chữa đi chữa lại hoài mà không hết bệnh.

- Vì sao thế ?
Vì chúng sinh đang phải trả Quả báo ( bệnh nghiệp : do đời trước làm những điều dữ )
- Vậy giờ đây chúng ta phải làm gì ?
Chúng ta hãy tĩnh tâm suy xét lại mà tu giữ ba nghiệp (thân-miệng-ý ) hiền từ, ngay thẳng, trong sạch. Làm thật nhiều điều phước lành, xa lánh các điều ác dữ ( không giết hại mọi loài vật, không trộm cắp, không tà dâm, không nói lời dối, ác, không uống rượu say sưa). Tin sâu về Nhân Quả (nghĩa là tin rằng làm ác thì phải gặp quả ác, làm lành ắt gặp quả lành. Kiếp này chưa có quả báo thì cũng là kiếp sau) vậy hãy ăn năn sám hối lỗi lầm ngày xưa, thờ Phật Dược Sư và luôn xưng niệm:

NAM MÔ TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT

Nam mô Bạt dà Phạt để
Bệ sác xã – lũ lô Thích Lưu ly.
Bát lặc bà – hắc ra xà dã.
Đát tha – yết đa da
A ra hắc đế – Tam miệu
Tam bột đà da – đát điệt tha.
Án – Bệ sác thệ – Bệ sác thệ.
Bệ sác xã – Tam bột đà.
Yết đế – Tóa ha.

( Danh hiệu Phật và câu Thần chú trên, quý vị luôn niệm đọc thuộc lòng. Mỗi ngày mỗi đêm hay bất kể đang làm việc gì, dù đi đứng nằm ngồi, đọc đi đọc lại không kể số lượng là bao nhiêu lần, thì nghiệp ác lỡ tạo cũng lần tiêu. Tay bưng chén thuốc cũng niệm danh hiệu Phật Dược Sư và Thần chú trên, uống rồi cũng niệm, thì Phật Dược Sư sẽ ngầm gia hộ quý vị, thuốc thêm công hiệu, bệnh tật cũng lần thuyên giảm, Phước huệ càng tăng, tuổi thọ thêm dài, tai qua nạn khỏi.

Vì sao niệm Phật Dược Sư mà được linh ứng và lợi ích như thế ?
Ví dụ : Quý vị muốn mở Radio hoặc mở Tivi ( đài VTV1, VTV2, TV3… hoặc đài nào mà quý vị thích…) thì tần số đài đó sẽ đáp lại cho quý vị xem hoăc nghe như ý muốn. Cũng như thế, về tâm linh, quý vị có tâm nguyện hướng về vị Thánh nào thì ân điển vị Thánh đó sẽ đáp lại lòng thành của quý vị. Quý vị đang bệnh tật khổ đau mà có tâm nguyện luôn hướng về NAM MÔ TIÊU TAI DIÊN THỌ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT thì Phật Dược Sư Lưu Ly linh ứng sẽ phóng hào quang thần lực đến cứu khổ cho quý vị.
Tôi là một thầy thuốc chữa bệnh cho nhiều người, nhưng gặp những bệnh nặng, bệnh khó không thể cứu chữa được như lao cột sống, bại liệt, ung thư… tôi khuyên họ về chuyên đọc Thần Chú Dược Sư như trên, nghe lời tôi họ về tín tâm đọc niệm, ấy vậy mà bệnh hết, tuổi thọ được tăngï, tôi cũng phải hết sức ngạc nhiên, Thần chú Dược Sư quả thật là linh ứng vô cùng.

Vậy xin chúc quý vị đủ niềm tin, nghị lực khởi tâm niệm đọc câu Thần Chú Dược Sư trên, niệm đến khi tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, gia đình, gia quyến được bình yên. Khi quý vị thấy được sự nhiệm mầu này rồi thì nên khuyên người khác bỏ ác làm lành cùng xưng niệm Phật Dược Sư để mọi người, mọi loài khắp nơi cùng sống yên vui không còn nạn tai, bệnh khổ nữa.

Công đức ẤN TỐNG này nguyện hồi hướng về cho khắp tất cả chúng sinh. Cầu cho thế giới cùng sống hòa bình người người an lạc.

Nam Mô A Di Đà Phật

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |