Ý, giờ em mới để ý là bên mình dám gọi thẳng là tướng chính trị đối với mấy ông cán bộ chính trị
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
.
Em nói "tướng chính trị" theo nghĩa một số vị vẫn dùng khi miêu tả ông Giáp đó ạ.... Ý em là tướng chính trị là loại mà đã đạt đến tầm buộc phải nhìn mọi việc với con mắt ngoài quân sự một chút, kể cả một số ông có chức danh chính thức là thuần túy quân sự.
Nói chứ đến thời chiến mà ko có "tướng chính trị" càng vỡ mặt ra. Như bên Iraq giờ quân đội chính quy mấy trăm ngàn người, Mỹ trang bị hậu thuẫn cho tận răng, mà gặp mấy ngàn quân khủng bố thì vẫn nó đánh đến đâu mình hàng và bỏ chạy đến đấy. Là vì ko có "tướng chính trị" giỏi chứ sao (bài này Mỹ cứ diễn mãi mà ko học được kinh nghiệm gì cả, dù lãnh đạo TG bao lâu nay. Biết là khi mẫu quốc thả cho những người bản địa có cá tính mạnh lên làm to thì có nguy cơ ko kiểm soát được rồi, nhưng đã can thiệp nước người ta mà ko cho như thế thì những người lính ở dưới quyền các viên bù nhìn kia, họ vẫn bơ vơ ngay trên đất quê hương mình, ko biết là mình chiến đấu cho ai hay cho lý tưởng nào, thì dù đông quân đến mấy, dù bơm nhiều tiền đến mấy, cũng vẫn sa lầy là cái chắc). Bên khủng bố nó có lý tưởng (dù là lý tưởng cực đoan bậy bạ) thì tất nhiên nó có sức chiến đấu.
Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo cũng toàn "tướng chính trị" mà. Lý Thường Kiệt còn là Thái giám hầu vua cả chục năm, rồi sau nhảy qua chính trị, đi phủ dụ địa phương, vua thấy có tài thì là dẫn đi đánh nhau, rồi sau cho tự cầm quân...
Tướng chính trị thì có loại:
-Loại mà được lên do cực kỳ trung thành với Đảng phái cầm quyền, khi tướng lĩnh khác đưa ra phương án có lợi về quân sự cũng như đại cục nói chung thì can thiệp nếu như mâu thuẫn với quyền lợi đảng phái mình, dìm hàng người giỏi nếu người đó ko trung thành với "tư tưởng chính thống"... Nhiều người gọi ông Giáp là tướng chính trị là ám chỉ theo hướng tiêu cực này.
-Loại mà có tài năng và nói chung cũng ngả theo chính thống nhưng ko phải mù quáng và cuồng tín quá. Việc quân thì mình cứ lo còn chuyện chính trị mấy thằng trên nó đưa chỉ thị thế nào thì mình cố gắng thu xếp cho ổn cả hai bề, nó bảo giáo dục hệ tư tưởng chính thống cho lính thì mình cũng làm theo, để trước mắt bảo đảm sự thống nhất tinh thần trong thời chiến thôi. Dễ gặp ở các nhà chiến lược. Em nghĩ cụ Giáp về cơ bản là dạng này. Von Manstein thì cũng thế thôi, nhưng có tệ hại hơn tý xíu, có lẽ bị ô nhiễm do môi trường mặt trận phía Đông. Nếu chế độ tốt, lý tưởng tốt thì ko vấn đề gì.
-Loại mà cân bằng được giữa quyền lợi của chế độ và một thứ lý tưởng có cái gốc thực tế, gần dân nhất định, bản thân là người trung vua nhưng có một mức độ tư duy độc lập tương đối lớn.
Như Trần Hưng Đạo viết Hịch Tướng sĩ, vừa kêu gọi lý tưởng trung quân (bảo vệ chính thống), vừa kích thích chủ nghĩa anh hùng cá nhân (nêu cả những tấm gương anh hùng của bên Nguyên Mông để kích thích sự tự biết sỉ nhục của mấy tay tầng lớp trên đang còn mê chọi gà, đánh bạc...), vừa nhắc nhở cho họ biết về những quyền lợi thực tế của chính bản thân họ (rằng nước mất thì không chỉ Hoàng gia mất tông miếu mà quý tộc, trung-thượng lưu như họ cũng chẳng còn bổng lộc, vợ con...). Khi bên mình làm điều bất chính thì thỉnh thoảng họ cũng sẽ bao che, nhưng có mức độ thôi chứ ko thả cho quá lạm, để tới mức mất chính danh. Làm được vậy là vĩ nhân rồi, và cũng sẽ dễ có hậu và được tiếng.
-Loại mà... hết nói nổi, như kiểu idol Rommel của em ấy, cơ bản chỉ quan tâm giáo dục lý tưởng cá nhân của mình, ví dụ "trong chiến tranh thì phải sống theo tinh thần nghĩa hiệp, nếu thấy kẻ thù phạm tội ác trước thì nhớ về mách t*o để t*o giải quyết chứ đừng tự quyết định trả đũa, tù binh thiếu nước thì phải tự cắt nước của bản thân để cứu họ chứ không sau này hết chiến tranh, quốc gia người ta lấy đâu đàn ông mà xây dựng lại..." Dạng này đương nhiên ko có một chút ma lực để mị được từ sếp lớn cho tới quần chúng lẫn kẻ thù thì đã chả thò mặt lên được vũ đài lớn để nói những điều vô lý, và vì nó khùng như thế thì cuộc đời cũng khó có kết cục tốt, nhưng đôi khi lịch sử cũng cần.