Các vấn đề cần trao đổi, vui lòng thảo luận tại Hành lang - Tự học phong thủy 1
Trân trọng!
=======================
Trước xin bắt đầu với sách "HUYỀN MÔN PHONG THỦY THỰC DỤNG" của thày Nguyễn Ngọc Vinh - bút danh Mân Côi.
CHUYÊN MỤC VỀ CÁC PHÁP QUYẾT NGŨ HÀNH
- HAI MƯƠI BỐN SƠN
- CHÍNH NGŨ HÀNH 24 SƠN
- TRUNG CHÂM SONG SƠN NGŨ HÀNH
- TIỂU HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
- ĐẠI HUYỀN KHÔNG NGŨ HÀNH
- HỖN THIÊN NGŨ HÀNH
- TINH ĐỘ NGŨ HÀNH
- PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH
- HỒNG PHẠM NGŨ HÀNH
- NẠP ÂM NGŨ HÀNH
Ngũ hành là 1 cương lĩnh lớn trong phong thuỷ, nhưng nhiều người vẫn băn khoăn về việc xác định ngũ hành của Nhị thập tứ sơn, ví dụ sơn Đinh vì sao lúc lại thuộc Hoả, lúc lại thuộc Mộc, lúc lại thuộc Kim? lý do là Nhị thập tứ sơn được dùng với mục đích khác nhau thì ngũ hành cũng khác nhau:
1. Bát quái ngũ hành:
Chấn Canh Hợi Mùi Tốn Tân thuộc Mộc
Đoài Đinh Tỵ Sửu Kiền Giáp thuộc Kim
Khảm Thìn Thân Quý thuộc Thuỷ
Ly Nhâm Dần Tuất thuộc Hoả
Khôn Ất Cấn Bính thuộc Thổ
Bát quái ngũ hành phối hợp với thiên can, địa chi mà luận thuật ngũ hành quy thuộc. Bát quái ngũ hành có thể đem vận dụng vào việc bố cục, tiêu sa, nạp thuỷ(âm trạch)
2. Chính ngũ hành:
Khôn Cấn thuộc Thổ, vị trí trung ương
Thìn Tuất Sửu Mùi, thuộc Thổ cùng ở trung ương
Hợi Nhâm Tý Quý, thuộc Thuỷ ở phương Bắc
Dần Giáp Mão Ất Tốn, thuộc Mộc ở phương Đông
Tỵ Bính Ngọ Đinh, thuộc Hoả ở phương Nam
Thân Canh Dậu Tân Kiền, thuộc Kim ở phương Tây
Chính ngũ hành căn cứ Lạc Thư để thiên 1 cư ở phương Bắc, đem Hợi Nhâm Tý Quý quy về thuỷ; thiên 9 cư ở phương Nam, đem Tỵ Bính Ngọ Đinh quy về hoả; thiên 3 cư ở phương Đông, đem Giáp Dần Ất Mão quy về mộc; thiên 7 cư ở phương Tây, đem Thân Canh Dậu Tân quy về kim; địa 2 cư ở Tây Nam, đem Khôn quy về Thổ; địa 4 cư ở Đông Nam, đem Tốn quy về Mộc; địa 6 cư ở Tây Bắc, đem Kiền quy về Kim; địa 8 ở Đông Bắc, đem Cấn quy về Thổ. Thiên 5 cư ở chính trung, nhờ vượng 4 mùa, Thìn Tuất Sửu Mùi vì vậy quy về Thổ.
Đây cũng là Hậu thiên ngũ hành, chuyên dùng để luận xét phương vị, luận xét sinh khí long mạch và âm dương thuận nghịch.
3. Huyền không ngũ hành:
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hoả
Kiền Khôn Mão Ngọ thuộc Kim
Quý Hợi Giáp Cấn thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân
Tỵ Thâm Nhâm thuộc Thuỷ
Huyền không ngũ hành dùng kiểm chứng vấn đề sinh khắc trong khai môn phóng thuỷ(cả âm trạch và dương trạch). Kỵ phạm vào sinh xuất, khắc xuất.
4. Song sơn ngũ hành:
Kiền Hợi, GIáp Mão, Đinh Mùi thuộc Mộc
Khôn Thân, Nhâm Tý, Ất Thìn thuộc Thuỷ
Cấn Dần, Bính Ngọ, Tân Tuất thuộc Hoả
Tốn Tỵ, Canh Dậu, Quý Sửu thuộc Kim
Song sơn ngũ hành cũng gọi là Tam hợp ngũ hành. Hai sơn hợp lại thiên can địa chi để lấy vượng thế long mạch. Dùng vòng trường sinh để định long, huyệt, hướng(cho cả âm trạch và dương trạch)
5. Hỗn thiên ngũ hành:
cung Kiền, nội quái Giáp Tý, ngoại quái Nhâm Ngọ
cung Khảm, nội quái Mậu Dần, ngoại quái Mậu Thân
cung Cấn, nội quái Bính Thìn, ngoại quái Bính Tuất
cung Chấn, nội quái Canh Tý, ngoại quái Canh Ngọ
cung Tốn, nội quái Tân Sửu, ngoại quái Tân Mùi
cung Ly, nội quái Kỷ Mão, ngoại quái Kỷ Dậu
cung Khôn, nội quái Kỷ Mùi, ngoại quái Quý Sửu
cung Đoài, nội quái Đinh Tỵ, ngoại quái Đinh Hợi
Hỗn thiên ngũ hành chuyên dùng cho quy tắc bát quái, để khảo sát Tứ cát, Ngũ thân.
Trong môn địa lý, có rất nhiều phép tính toán liên quan tới phương vị và ngũ hành, nên cần phải nắm rõ các quy tắc. Phần này sẽ giới thiệu tổng quát về các pháp quyết ngũ hành.
- HAI MƯƠI BỐN SƠN
Trong môn địa lý người ta đem một vòng tròn chia ra 24 phần, đem 12 địa chi, mười thiên can bỏ đi hai can Mậu Kỷ không dùng (vì Mậu Kỷ đóng ở trung tâm) chỉ còn lại 8 can, 4 quẻ là Càn Khôn Cấn Tốn đem bỏ vào 24 phương vị này:
- lấy Giáp Ất đóng ở phía Đông
- lấy Bính Đinh đóng ở phía Nam
- lấy Canh Tân đóng ở phía Tây
- lấy Nhâm Quý đóng ở phía Bắc
- Bốn quẻ đóng vào bốn góc gọi là Tứ duy: Càn đóng Tây Bắc, Cấn đóng Đông Bắc, Tốn đóng Đông Nam, Khôn đóng Tây Nam.
Tưởng công: La kinh 24 sơn người người đều biết, đoạn này không phải giảng về cách làm la kinh mà từ La kinh nói thư hùng giao cầu, chỉ rõ tác dụng suy vượng sinh tử. 12 chi an lần lượt trên vòng chu thiên là tiên thiên, đạo là địa mà pháp lại là thiên, tuy có 12 cung mà phân ra 8 quái, mỗi quái 3 hào, tức 12 cung không thể tận hết địa số . Nên gia thêm 10 can, mậu kỉ là hoàng cực không phương vị nên quy về trung cung, 8 can còn lại phân vào phụ hai bên tứ chính. So với số hào (không phải nạp hào) còn thiếu 4 nên gia thêm 4 ngung quái mà thành 24.
Như vậy nhị thập tứ lộ đã an đầy đủ, hiểu được mẹ con ông cháu trong đó tức biết thư hùng giao cấu, huyết mạch của kim long, tận nghĩa long thần sinh vượng suy tử. Thế tục chú: Tý Dần Thìn Càn Bính Ất nhất long là công, Ngọ Thân Tuất Khôn Tân Nhâm nhị long là mẫu, Mão Tị Sửu Cấn Canh Đinh tam long là tử, Dậu Hợi Mùi Tốn Quý Giáp tứ long là tôn, đều là không phải vậy.
Phần Tưởng công chưa nói ra chính là mối liên hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên cũng như tại sao 24 sơn lại ứng với 24 hào