Jump to content

Advertisements




DỊCH LÝ VIỆT NAM


272 replies to this topic

#16 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 02/04/2015 - 14:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 01/04/2015 - 18:47, said:

Cái tâm khoe khoang hiếu thắng có phải là thần chí tịnh vô tư không???
Tôi có tên trong cái hội mà bạn lập ấy, tôi không viết mà chỉ đọc bài thôi.
Cái kiêu và hiếu thắng đã là không vô tư rồi.Cứ đi đi, con đường này còn dài
Vị tôi quen là tiền bối, ngoài Việt dịch ông còn học thêm Hoàng Cực Kinh Thế và chư thư về Kinh Dịch, vậy mà lâu lắm tôi không thấy ông.Hình như hồi trước ông có lấy cái tên là Dịch Minh
Người vào tâm linh mới một ngày thì nghĩ mình là voi, 2 ngày thì nghĩ mình là hổ, 3 ngày là thỏ, tới ngày thứ tư thì là chuột...
Còn cái tâm kiêu ngạo tức là lính mới, cứ từ từ trải nghiệm.Hi vọng vài năm nữa trao đổi sẽ vui hơn
Càng học thì càng thấy mình dốt, chỉ có không cần học nữa mới cảm thấy mình giỏi nhất.
Chúc buổi tối vui vẻ.

Bạn có tham gia trong Group nhưng do bạn không biết & chả hiểu gì nên mới không dám luận. Mời bạn cho ý kiến nếu trong đó ai luận sai, lý do vì sao sai ?

Xin nói rõ Tôi ở đây chả có gì là kiêu căng hay hiếu thắng cả. Tôi chỉ nói rõ những gì Tôi làm được, không nói những gì không làm được...chỉ sợ những hạng nói thì 10 mà làm có 1...Với Tôi nói 5 làm 10, nói 10 làm 20 thì Tôi đây chả phải ngại ngùng gì cái chuyện " tự kiêu hay ngã mạn ''

Tôi nói những gì Tôi biết, Tôi chia sẽ những gì Tôi thực chứng nó khác hoàn toàn với cái việc...những kẻ không biết gì '' thùng rỗng kêu to'' mà nói quá lên - Tôi đi từ Kiến phần - tướng phần - chứng phần - tự chứng phần .

Nếu nói vào Tâm Linh tính đến thời điểm này gần 15 năm rồi Ông bạn nhé

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi TRANBINH: 02/04/2015 - 14:43


#17 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 04:15

Cái gọi là dịch lý vn - tôi không viết hoa, chỉ viết thường, vì cái điều tự nhiên, tôi không thấy đủ tầm để tôn vinh cho một nền dịch lý - thì chỉ là một cái tên do một nhóm người tự xưng thôi. Đó là quyền tự do. Nhưng về mặt học thuật, một khi đã xưng danh, nếu là đứng dưới cái tên cá nhân, thì phải thể hiện cái mà nó riêng, độc đáo và trước đó chẳng trùng lặp hay là con đẻ, suy diễn hoặc chỉ là trường hợp riêng phần không mấy đặc trưng. Ví như phát minh một định lý, định luật nằm trong một học thuyết, hay một tư tưởng, một môn học xác định. Như ở đây, khi xưng danh lấy tên một quốc gia ra mà đặt, thì nó phải xứng tầm, nó là riêng một được ghi nhận bởi một tầm vóc văn hoá, minh triết, như minh triết Việt nam chẳng hạn.
Đồng nhi dị ư ? Thế triết lý nhà phật, lấy không sắc không, thế sao mà Phật tổ chẳng thấy xưng danh Dịch lý phật gia !? Ấy bởi vì các tăng gia, khi học phật học, triết lý nhà phật cũng hiểu thấu cái triết lý ấy, tuân theo tự nhiên và thuộc về triết lý âm dương, nằm trong cái vũ trụ lấy nhất nguyên, cái một làm khởi đầu của vũ trụ. Dù không nêu tên là dịch lý phật gia, cũng như dịch lý mà ta quen gọi là dịch lý ấy đều nhận thức được bản chất của Dịch, đâu có nằm ở âm dương. Cho nên dịch mới có 64 quải, phật lý mới có cái sự Vạn sự khởi ở tâm, lấy tâm mà phân biệt. Cả hai, tuy khác nhau, nhưng thực mới là cùng một thể. Nhất quán. Dịch lý vn đã thấy được điều này chăng ? Tôi đọc mấy bài trên, được lấy nguồn là của tác giả Cao Thanh, hay Xuân Phong gì đó. Đọc mà thấy, rõ chỉ là trò chơi chữ, nhét chữ vào mồm mà thôi. Một ma trận những ngôn từ, danh xưng, ... mơ mơ hồ hồ.
Có ý kiến cho rằng, nếu tự phê như anh MM thì thể hiện đầu óc nô lệ toàn tập, ... Theo tôi, không nên vội vã như thế. Muốn tự hào và muốn sánh vai người ta, ít nhất mình cũng phải hiểu được rõ họ, rồi thì phải ngang vai với họ, có cái độc đáo riêng của mình và ngang tầm với họ. Đằng này, triết lý âm dương ngũ hành chưa thấu triệt, triết thuyết của người ta chưa nắm rõ. Té ra cái lý của mình cuzng chưa tỏ tường, minh bạch, lại cũng chỉ là sản phẩm mang tính riêng phần, rất con con khi đứng bên cạnh người ta, lại chưa thể nhất quán với cái lớn nhất đó thì việc tự tôn đồng nghĩa với sự tự sướng. Đó mới chính là đầu óc bị nô lệ hoá.

Thanked by 5 Members:

#18 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 11:15

Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG
Biên soạn CAO THANH

@TranBinh

Cho tôi hỏi xem có phải chính là ông Cao Thanh cư trú bên Mỹ và đã tạ thế ?
Tôi có nghe ông Cao Thanh giảng về chữ Tâm qua pháp chiết tự tại 1 hội trường tại Houston, Texas cách nay trên 15 năm .

HC

#19 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 14:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 03/04/2015 - 04:15, said:

Cái gọi là dịch lý vn - tôi không viết hoa, chỉ viết thường, vì cái điều tự nhiên, tôi không thấy đủ tầm để tôn vinh cho một nền dịch lý - thì chỉ là một cái tên do một nhóm người tự xưng thôi. Đó là quyền tự do. Nhưng về mặt học thuật, một khi đã xưng danh, nếu là đứng dưới cái tên cá nhân, thì phải thể hiện cái mà nó riêng, độc đáo và trước đó chẳng trùng lặp hay là con đẻ, suy diễn hoặc chỉ là trường hợp riêng phần không mấy đặc trưng. Ví như phát minh một định lý, định luật nằm trong một học thuyết, hay một tư tưởng, một môn học xác định. Như ở đây, khi xưng danh lấy tên một quốc gia ra mà đặt, thì nó phải xứng tầm, nó là riêng một được ghi nhận bởi một tầm vóc văn hoá, minh triết, như minh triết Việt nam chẳng hạn.
Đồng nhi dị ư ? Thế triết lý nhà phật, lấy không sắc không, thế sao mà Phật tổ chẳng thấy xưng danh Dịch lý phật gia !? Ấy bởi vì các tăng gia, khi học phật học, triết lý nhà phật cũng hiểu thấu cái triết lý ấy, tuân theo tự nhiên và thuộc về triết lý âm dương, nằm trong cái vũ trụ lấy nhất nguyên, cái một làm khởi đầu của vũ trụ. Dù không nêu tên là dịch lý phật gia, cũng như dịch lý mà ta quen gọi là dịch lý ấy đều nhận thức được bản chất của Dịch, đâu có nằm ở âm dương. Cho nên dịch mới có 64 quải, phật lý mới có cái sự Vạn sự khởi ở tâm, lấy tâm mà phân biệt. Cả hai, tuy khác nhau, nhưng thực mới là cùng một thể. Nhất quán. Dịch lý vn đã thấy được điều này chăng ? Tôi đọc mấy bài trên, được lấy nguồn là của tác giả Cao Thanh, hay Xuân Phong gì đó. Đọc mà thấy, rõ chỉ là trò chơi chữ, nhét chữ vào mồm mà thôi. Một ma trận những ngôn từ, danh xưng, ... mơ mơ hồ hồ.
Có ý kiến cho rằng, nếu tự phê như anh MM thì thể hiện đầu óc nô lệ toàn tập, ... Theo tôi, không nên vội vã như thế. Muốn tự hào và muốn sánh vai người ta, ít nhất mình cũng phải hiểu được rõ họ, rồi thì phải ngang vai với họ, có cái độc đáo riêng của mình và ngang tầm với họ. Đằng này, triết lý âm dương ngũ hành chưa thấu triệt, triết thuyết của người ta chưa nắm rõ. Té ra cái lý của mình cuzng chưa tỏ tường, minh bạch, lại cũng chỉ là sản phẩm mang tính riêng phần, rất con con khi đứng bên cạnh người ta, lại chưa thể nhất quán với cái lớn nhất đó thì việc tự tôn đồng nghĩa với sự tự sướng. Đó mới chính là đầu óc bị nô lệ hoá.

Chào bạn Vui Vui,

Những gì Tôi post lên trên diễn đàn chỉ là 1% của sự nghiên cứu ra môn Dịch Lý Việt Nam, trước khi muốn phê phán hay không công nhận nó bạn nên tự mình đi tìm vào tìm hiểu nó đi. Bạn chả biết gì về DLVN mà nói cứ như đúng rồi, giống như 1 kẻ đứng bên ngoài nhà ngó vào rồi phán này thì nhà này nghèo, nhà này giàu, nhà nay quan chức cao cấp...

Trước khi vào nghiên cứu DLVN tôi cũng đã từng có tư tưởng & thái độ như bạn, cũng có 1 vài người nói cho Tôi 1 câu, anh hãy cứ tự mình bước vào nó đi, sau khi anh đã nghiên cứu thật kỹ nó rồi, lúc đó a đưa ra nhận xét cũng chưa muộn mà...

***Theo Tôi bạn nên làm như Tôi đã làm cách đây 03 năm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hoa Cái, on 03/04/2015 - 11:15, said:

Dịch Lý Sĩ XUÂN PHONG
Biên soạn CAO THANH

@TranBinh

Cho tôi hỏi xem có phải chính là ông Cao Thanh cư trú bên Mỹ và đã tạ thế ?
Tôi có nghe ông Cao Thanh giảng về chữ Tâm qua pháp chiết tự tại 1 hội trường tại Houston, Texas cách nay trên 15 năm .

HC

Chào bạn,

Cao Thanh tên thật là Nguyễn Thế Nhân là đệ thân cận của Thầy Mì ( Xuân Phong ). Hiện Thầy Cao Thanh vẫn còn sống & cư trú bên Mỹ.

Thanks

Thanked by 1 Member:

#20 Vovitu

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2357 Bài viết:
  • 3241 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 17:37

Trước đây, tôi được một anh bạn trên Diễn đàn này truyền thụ và cho một ít sách của Hội Việt Nam Dịch lý học. Chưa có thời gian và cơ duyên để nghiên cứu nhiều nhưng tôi thấy nó hay, có những nét đặc sắc riêng.
Thiết nghĩ, khi ta chưa biết gì về nó hoặc biết nhưng chưa sâu về một vấn đề, một lĩnh vực thì không nên vội kết luận, nhận xét về vấn đề ấy, lĩnh vực ấy.
Danh xưng Việt Nam Dịch lý học có thể sẽ làm cho nhiều người không đồng tình vì: dựa vào đâu mà gọi đó là Dịch của người Việt Nam? Tuy nhiên, để bác bỏ thì phải chứng minh phương pháp đó là của ngoại bang hoặc chứng minh Việt Nam có một Dịch học khác thì mới có tính thuyết phục. Còn không thì nó vẫn có thể được xem là của người Việt Nam (giống như võ Cổ truyền Việt Nam,... ), vì ít ra nó là do người Việt sáng lập ra.
Đôi lời mạn bàn.

Thanked by 5 Members:

#21 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 18:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vovitu, on 03/04/2015 - 17:37, said:

Trước đây, tôi được một anh bạn trên Diễn đàn này truyền thụ và cho một ít sách của Hội Việt Nam Dịch lý học. Chưa có thời gian và cơ duyên để nghiên cứu nhiều nhưng tôi thấy nó hay, có những nét đặc sắc riêng.
Thiết nghĩ, khi ta chưa biết gì về nó hoặc biết nhưng chưa sâu về một vấn đề, một lĩnh vực thì không nên vội kết luận, nhận xét về vấn đề ấy, lĩnh vực ấy.
Danh xưng Việt Nam Dịch lý học có thể sẽ làm cho nhiều người không đồng tình vì: dựa vào đâu mà gọi đó là Dịch của người Việt Nam? Tuy nhiên, để bác bỏ thì phải chứng minh phương pháp đó là của ngoại bang hoặc chứng minh Việt Nam có một Dịch học khác thì mới có tính thuyết phục. Còn không thì nó vẫn có thể được xem là của người Việt Nam (giống như võ Cổ truyền Việt Nam,... ), vì ít ra nó là do người Việt sáng lập ra.
Đôi lời mạn bàn.

Cám ơn bạn Vovitu đã hiểu, nếu bạn đã có duyên được cho tài liệu về DLVN thì bạn nên bỏ thời gian để xem hết, xem nhiều lần...

Thật ra Việt Nam chúng ta có rất nhiều cái riêng & đặc sắc của do chính con người Việt Nam sáng lập ra ( Về Võ thì có Vovinam, về Mật Tông thì có Mật Tông Việt Nam, về Kinh Dịch thì có Dịch Lý Việt Nam.

Tôi rất may mắn trong những món này cũng đã trãi nghiệm trong nó ít nhất là 03 năm trong DLVN, 10 năm trong MTVN, 15 năm trong Vovinam....

TB

Thanks

Thanked by 1 Member:

#22 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 03/04/2015 - 22:37

Những gì Tôi post lên trên diễn đàn chỉ là 1% của sự nghiên cứu ra môn Dịch Lý Việt Nam, trước khi muốn phê phán hay không công nhận nó bạn nên tự mình đi tìm vào tìm hiểu nó đi. Bạn chả biết gì về DLVN mà nói cứ như đúng rồi, giống như 1 kẻ đứng bên ngoài nhà ngó vào rồi phán này thì nhà này nghèo, nhà này giàu, nhà nay quan chức cao cấp...

Trước khi vào nghiên cứu DLVN tôi cũng đã từng có tư tưởng & thái độ như bạn, cũng có 1 vài người nói cho Tôi 1 câu, anh hãy cứ tự mình bước vào nó đi, sau khi anh đã nghiên cứu thật kỹ nó rồi, lúc đó a đưa ra nhận xét cũng chưa muộn mà...

Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz3WG7yVV8G
TuViLySo.Org
Chào Trần Bình.
Theo tôi TB không nên và cũng khoong cần phải viết cái gọi là phần viết trên diễn đàn chỉ là 1 phần trăm. Bởi vì, nếu đã là người trong giới nghiên cứu thì khảo sát một học thuyết, một lý thuyết người ta không cần phải đọc cho hết cả luận thuyết đó, và hẳn nhiên cũng không cần phải trở thành một cao nhân về lý thuyết đó trong ứng dụng. Bởi người ta chỉ cần xem xét cơ sở của luận thuyết đó. Một khi người ta thấy rằng kẻ sáng chế ra lý thuyết lại chẳng hiểu về cơ sở của chính lý thuyết mình tạo ra, hoặc ngay trong nội dung trình bày cơ sở luận thuyết đã đầy rẫy sự sai lạc thì không cần lý luận nhiều, người ta có có thể nhất trí ngay rằng đó là loại loạn thuyết.
Trường hợp ở đây, cứ theo như những gì đã được thể hiện trong đây thì đúng là loạn thuyết. Để tránh dông dài, tôi nói luôn. TB đọc bài trên của tôi mà chẳng hiểu gì, tôi đã chỉ rất rõ cái mà đồng nhi dị phải nhất quán với sự nhất quán vốn phải có như triết lý phật giáo và cơ sở dịch lý nhất quán với nhau. Sự nhất quán này đã tạo nên 64 quái dịch, và là lý tại sao ta lại có thể và phải ghi lời từ cho từng hào và mỗi quẻ của Dịch. Từ đó mà các Dịch gia lại có thể dùng quái đêr chiêm đoán, như một sự ứng dụng của Dịch.
Đồng nhi dị có làm được như vậy chăng ?
Trên đời, có rất nhiều môn bói toán, đâu cần nhiêu khê đến phải xây dựng luận thuyết cầu kỳ. Xem bài, bói que, sờ gạo, ... vẫn có thể chiêm đoán thành thần. Cái mà được xem là Dịch lý, là minh triết của nó, là lý của nó. Nếu lý căn cơ của nó mà đã rỗng tuếch thì tất yếu là vô giá trị, chứ đừng nói đến việc so sánh ngang vai với người ta, cụ thể với dịch tq, triết lý phật giáo, đạo giáo cũng đã "khó" rồi.
TB cứ thử dùng đồng nhi dị để dựng Quẻ dịch đi. Dựng không được thì đừng nói dịch lý vn, chứ cái chuyện, dựng lên một cặp âm dương, rồi tán ra, bảo đó là dịch, thì có nhiều thứ Dịch lắm. Và cho nên mới không hiểu tại sao phật gia với không sắc không, đạo gia với vô vi và hữu vi mà lại không làm dịch !
Khi nào có thời gian, tôi sẽ chỉ rõ những ngộ nhận, sai lạc trong các trình bày trên. Kể cả của các " vĩ nhân " !
Thế nhé.

Thanked by 4 Members:

#23 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 641 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 09:49

Một môn học mà TQ có cơ sở hàng ngàn năm, nó hấp thụ các học thuyết khác vào trong nó.Bao gồm thiên văn , lịch pháp, tiết khí, âm dương , ngũ hành.Để hiểu chính xác từng khái niệm trên đã khó chứ đừng nói sáng tạo.Đơn giản nhất về can chi, chúng ta vẫn dùng thuyết ngũ hành là nhiều, nói đến giáp ất thì nghĩ ngay là Mộc, Ngọ thì Hỏa, có ai hiểu gốc của can chi là gì?
Khởi đầu không có ngũ hành, ngũ hành xuất hiện sau thuyết âm dương, có ảnh hưởng bao trùm tới khi có thuyết ngũ hành.Khởi đầu can chi đơn thuần lấy từ phép thiên văn, ví dụ năm Giáp Ngọ, thì can chi này chính là Kinh độ, và vĩ độ của sao Mộc tinh.
Dịch khởi đầu không có ngũ hành , mà chỉ có âm dương, các khai quật cổ cũng nhận ra thuyết Hà đồ, Lạc thư có sau Bát Quái!!!
Dịch khởi đầu chỉ có âm dương trống mái,cho nên 8 quẻ Bát Thuần, mang ý nghĩa lục xung, tại sao lại lục xung:
Vì âm dương ở nội ngoại quái đều cô, đã cô thì làm sao có thể sinh sôi nảy nở???
Bỏ qua sự yêu ghét thiên vị, không phải vì một người giỏi mà cho học thuyết đó hay, cũng không phải vì một kẻ dở mà cho học thuyết đó đúng.Vấn đề mà một người tư chất thông minh có thể lĩnh hội được thì đơn giản, nhưng một kẻ sơ cơ mà đi theo đường đó đúng là trèo cây bắt cá.Cái mà phổ biến phải là con đường đơn giản và chính xác.
Dịch nói: Dịch giả Dị giã.- Dịch có nghĩa là đơn giản, giản dị, dịch có nghĩa là biến hóa
Dịch giả tượng giã: Dịch có nghĩa là lấy tượng mà chiêm đoán
Vật cùng loại tất qui về một mối.
Ví dụ quẻ Càn: trời , ông già, con ngựa, cha, vua, vật quí, vật hình tròn, băng....
Những thứ đó tại sao lại qui về quẻ Càn, chỉ vì nó có một đặc tính chung: cứng mạnh, cương kiện, quí giá
Đồng mà dị, cái giống nên qui về một mối, cái khác mà tách nó ra.Trong một quẻ Dịch, cái gì càng giống thì càng ứng, khác thì khó ứng.
Nhưng quan trọng ở cái gì? Nếu anh học 1000 cuốn sách mà cô đọng lại 1 câu, người ta gọi là tổng hợp, cô đọng, và thông vạn sự, qui nạp tạo nên thứ biến hóa vô cùng
Nhưng than ôi, người học kiến thức vốn chỉ bằng 1 gang, không bao trùm tất cả mà lại đòi dùng cái giản, thì lấy gì ra mà biến ảo.Thầy tới nhà nhìn vỏ cam thì nói bệnh nhân ăn cam, trò thấy chổi lông gà thì nói bệnh nhân ăn thịt gà.Ngài Vui Vui nói đúng, không có pháp môn tối diệu, chỉ có con người tối diệu.
một người giỏi, có thể nhặt hạn sỏi, viên đường mà xem như bà Vanga.Nhưng ai học theo nổi? Tám vạn bốn ngàn pháp môn, không có pháp môn nào là tối thù thắng, chỉ có con người là tối thù thắng, sự ngộ nhận , kiêu ngạo dẫn theo sự sụp đổ.
Gần đây có một vị khá nổi danh, sau này có quan tâm tới phong thủy, nhưng anh ta quành đi quành lại chỉ có biết bát trạch.Anh ta nói có thể dùng bát trạch hóa giải trấn yểm Tô Lịch, và Cao Biền dùng Bát Trạch trấn yểm Tô Lịch.Không dám nói gì, chỉ có một qui luật bất biến này trường tồn:
Lịch sử công bằng, nhưng thứ gì đúng đắn sẽ tồn tại, không đúng sẽ bị hủy diệt.
Thời gian sẽ là vị trọng tài công bằng nhất.

Thanked by 5 Members:

#24 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 641 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 10:11

Trong nghiên cứu cũng như trong cuộc sống, cần tỉnh táo!
Tại sao tôi phải mất công học Kinh Dịch, trong khi chỉ cần thờ một vị nào đó, hay theo một phái nào đó thì trong 3 ngày tôi sẽ học được tắt 10 năm.Giả thiết là vậy.Nhưng thứ gì không phải của mình, thì cũng sẽ không bền.Vua chúa ngày xưa dùng cái gì, thì tôi tin cái thứ đó là tốt nhất.Vì sao ? tinh hoa nhất, quí báu nhất phải nằm trong tay vua chúa, người nắm mọi thứ quyền lực và tiền bạc.Các học giả thì chê tiền, nhưng khi ví von thì luôn đem vẻ đẹp của châu báu ngọc ngà ra, vậy cho nên giới học giả và giới kinh thương, quí tộc luôn có gắn bó.
Những tinh hoa trí tuệ đều nằm trong tay vu chúa, cho nên những thứ được qui nạp trong Tứ khố toàn thư tôi đều tin và dùng nếu nói về tâm linh.Vua chúa nói gái xấu mới vượng phu ích tử, mà thực tế toàn đi tuyển cung tần mỹ nữ, cho nên tôi không nghe họ xui, mà tôi nhìn họ làm.Người Nhật vì công nhận sức mạnh của khoa học kĩ thuật phương Tây, từ đời Minh trị đã học hỏi nên bây giờ họ phát triển rực rỡ.Cái quan điểm đóng cửa , tự cho mình ngồi một xó là hay, với khoa học thì thua phương tây, với tâm linh thì thua Ấn, thua Trung Quốc.Nếu muốn tiến thì phải hiểu mình mà học, từ cái học đó mà phát triển vượt lên chứ ngồi mà tưởng tượng mình là thế này thế kia thì chán lắm.
Nói cho vui thôi, chứ từ khi thượng đế tạo ra con người thì tạo cho họ luôn cái Tầm, con người sinh ra mang theo cái tầm đó và sẽ không bao giờ vượt qua.Con chuột có mang lốt con gì thì vẫn cứ là con chuột, dù có cho khoác áo da hổ thì vẫn sợ mèo.


#25 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 11:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 03/04/2015 - 22:37, said:

Những gì Tôi post lên trên diễn đàn chỉ là 1% của sự nghiên cứu ra môn Dịch Lý Việt Nam, trước khi muốn phê phán hay không công nhận nó bạn nên tự mình đi tìm vào tìm hiểu nó đi. Bạn chả biết gì về DLVN mà nói cứ như đúng rồi, giống như 1 kẻ đứng bên ngoài nhà ngó vào rồi phán này thì nhà này nghèo, nhà này giàu, nhà nay quan chức cao cấp...

Trước khi vào nghiên cứu DLVN tôi cũng đã từng có tư tưởng & thái độ như bạn, cũng có 1 vài người nói cho Tôi 1 câu, anh hãy cứ tự mình bước vào nó đi, sau khi anh đã nghiên cứu thật kỹ nó rồi, lúc đó a đưa ra nhận xét cũng chưa muộn mà...

Read more: http://tuvilyso.org/...5#ixzz3WG7yVV8G
TuViLySo.Org
Chào Trần Bình.
Theo tôi TB không nên và cũng khoong cần phải viết cái gọi là phần viết trên diễn đàn chỉ là 1 phần trăm. Bởi vì, nếu đã là người trong giới nghiên cứu thì khảo sát một học thuyết, một lý thuyết người ta không cần phải đọc cho hết cả luận thuyết đó, và hẳn nhiên cũng không cần phải trở thành một cao nhân về lý thuyết đó trong ứng dụng. Bởi người ta chỉ cần xem xét cơ sở của luận thuyết đó. Một khi người ta thấy rằng kẻ sáng chế ra lý thuyết lại chẳng hiểu về cơ sở của chính lý thuyết mình tạo ra, hoặc ngay trong nội dung trình bày cơ sở luận thuyết đã đầy rẫy sự sai lạc thì không cần lý luận nhiều, người ta có có thể nhất trí ngay rằng đó là loại loạn thuyết.
Trường hợp ở đây, cứ theo như những gì đã được thể hiện trong đây thì đúng là loạn thuyết. Để tránh dông dài, tôi nói luôn. TB đọc bài trên của tôi mà chẳng hiểu gì, tôi đã chỉ rất rõ cái mà đồng nhi dị phải nhất quán với sự nhất quán vốn phải có như triết lý phật giáo và cơ sở dịch lý nhất quán với nhau. Sự nhất quán này đã tạo nên 64 quái dịch, và là lý tại sao ta lại có thể và phải ghi lời từ cho từng hào và mỗi quẻ của Dịch. Từ đó mà các Dịch gia lại có thể dùng quái đêr chiêm đoán, như một sự ứng dụng của Dịch.
Đồng nhi dị có làm được như vậy chăng ?
Trên đời, có rất nhiều môn bói toán, đâu cần nhiêu khê đến phải xây dựng luận thuyết cầu kỳ. Xem bài, bói que, sờ gạo, ... vẫn có thể chiêm đoán thành thần. Cái mà được xem là Dịch lý, là minh triết của nó, là lý của nó. Nếu lý căn cơ của nó mà đã rỗng tuếch thì tất yếu là vô giá trị, chứ đừng nói đến việc so sánh ngang vai với người ta, cụ thể với dịch tq, triết lý phật giáo, đạo giáo cũng đã "khó" rồi.
TB cứ thử dùng đồng nhi dị để dựng Quẻ dịch đi. Dựng không được thì đừng nói dịch lý vn, chứ cái chuyện, dựng lên một cặp âm dương, rồi tán ra, bảo đó là dịch, thì có nhiều thứ Dịch lắm. Và cho nên mới không hiểu tại sao phật gia với không sắc không, đạo gia với vô vi và hữu vi mà lại không làm dịch !
Khi nào có thời gian, tôi sẽ chỉ rõ những ngộ nhận, sai lạc trong các trình bày trên. Kể cả của các " vĩ nhân " !
Thế nhé.

Nếu anh đã nói đến thế thì tiện đây Tôi cũng sẽ chia sẽ 1 số giải thích theo trường phái DLVN sao có 08 Quẻ đơn & 64 Quẻ kép. Xin anh & các bạn đọc thật kỹ.

1. XIN CHO BIẾT VỀ: SỰ TỰU THÀNH-LÝ HÓA –THÀNH
Xin phúc đáp:
a- Sự Tựu Thành là mọi Cái Nhiên đã, đang ,sẽ bị và được Thành hình,thành tựu,hóa Thành.
Tỉ như: Cây sẽ tạo thành bông , bông sẽ tạo thành trái
ă- Ví dụ về Sự Tựu Thành cái bào thai để tìm hiểu về Lý Tựu-Thành

- Hóa-thành một cái bào thai…ví dụ thai nhi con Người đó là: Con Người tôi.

- Phân tích trong cái tôi thai nhi đó có hai: khí huyết của cha ,và khí huyết của mẹ
- Hai thứ khí huyết nầy Cùng Giao (âm-dương tương giao) ( Xin coi hình bên dưới )
- Vậy gồm có tối thiểu để có cái lý Tựu Thành ra tôi con Người , ít nữa phải là:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


- Đếm số: một là cha , hai là mẹ , ba là thai nhi con người tôi.Tựu-Thành ra 01 cái tôi con Người-trong chính con Người tôi đã , đang và sẽ mãi mãi mang cái Lý 01 là 03.
â- Cái LÝ 01 là 03 là Lý Tựu-Thành, còn gọi là Đạo Hóa-Thành

2. XIN NÓI RÕ VỀ LÝ SỐ 01 LÀ 03

Xin phúc đáp:

a- Lý lẽ của Lý số 01 là 03 là nói về Lý Biến-Hóa Hóa-Thành. Còn như bàn về Số Lý là ý muốn nói bất kể một Tựu Thành nào cũng phải bị và được mang cái số lý 01 mà 3 - một mà có ba ở trong chính cái tựu thành đó.

Ví dụ: Tựu Thành một cục đá,trong chính nó phải có hai yếu-tố giống mà hơi khác hoặc khác hoặc quá khác,trong đó nó có-một là nhiễn thể đá, hai là khối thể đá và thành 01 cục đá .(01 mà gồm cả là 03)

ă- Hóa Thành 01 vũ-trụ, trong chính vũ-trụ phải có hai: Vô-thể và Hữu thể. Hóa-Thành Một con Người,trong chính nó phải có hai: Khí huyết của cha và khí huyết của mẹ.

Tóm lại: Đắc đạo là sở đắc trên con đường diễn tiến Hóa-Thành, cho nên con ruồi phải đắc đạo cái đã, tiên hậu mới Hóa-Thành ra con ruồi…
â- 01 là 03 trong phạm-vi Lý số : Nó là một Huyền niệm và cũng là huyền nhiệm…Là sự huyền vi nhiệm mầu( trong Kinh Thánh của Đạo Thiên Chúa: Một Chúa ba ngôi-có sự trùng hợp với Dịch-lý…Đó cũng là lão tổ của Đạo Lý Hóa Thành mà cũng là lão tổ chuyên nói về Dĩ-vãng đó vậy-.).



3. XIN CHO BIẾT CÓ BAO NHIÊU CÁI HÓA – THÀNH TỐI THIỂU 01 LÀ 03 TRONG VŨ - TRỤ VÔ-HỮU NẦY?

Xin Phúc đáp:


a- Trước tiên,tiền nhân LIỀU MẠNG Phân Tích gượng ép ra Hai giống mà hơi khác trong bất kể ,bất cứ Một Phạm-vi Âm-Dương nào.Vì Âm –dương vốn bất khả phân ly không chia cắt ra được.Và tiền nhân miễn cưỡng Neo Ý dịnh danh cho sự ĐƯỢC LÝ là Âm-dương (Âm),gọi vắn tắt là Âm, nhưng trong Trí hiểu thì luôn nhớ đó là âm-dương (Âm)…Và (Dương) Âm-dương ,gọi tắt là Dương,và luôn nhớ và hiểu sự thật là Âm-dương Cùng Lúc chung cùng.

ă- Hình tượng : ký hiệu (- - ) tiền nhân tạo cho nó là Âm ( Dương - Âm ), ký hiệu ( ---) tiền nhân cho nó là Dương ( Âm - Dương )

Theo lý Tựu Thành một là BA,thì mỗi tựu thành phải đầy đủ BA VẠCH. Mỗi hình Ba Vạch ta gọi là một Đơn tượng .

-Ta lần lượt Mò Mẫm: chồng ba vạch đứt âm lên nhau ta có hình đơn tượng Khôn ( H1).

- Ba vạch dương liền chồng lên nhau ta có: hình tượng Kiền ( H2 )

- Một vạch dương dưới cùng (theo thứ tự chồng chất từ dưới lên trên, thì vạch sau mới gọi là chồng lên trên vạch có trước) hai vạch âm đứt thứ tự lần lượt chồng lên trên,ta có hình tượng Chấn ( H3 )

- Một vạch Âm ở dưới cùng,chồng lên trên lần lượt hai vạch dương, ta có hình tượng Tốn ( H4 )

- Một vạch Dương ở dưới cùng , chồng lên một âm, rồi chồng thêm lên một dương sau cùng, ta có hình tượng Ly ( H5 )

- Một hào Âm bên dưới cùng ,lần lượt phủ lên trên một hào dương ,lần thứ ba cuối cùng phủ lên trên nó một hào âm,ta có hình tượng Thuỷ ( H6 )

- Một hào dương bên dưới,một hào dương kế tiếp phủ lên trên và cuối cùng một hào âm phủ lên sau cùng, ta có hình tượng Đoài ( H7 )

- Một hào âm dưới cùng , phủ lên trên kế tiếp một hào âm và phủ lên lần cuối cùng một hào dương, ta có hình tượng Cấn ( H8 )

â- Sau khi mò mẫm,tuân theo Lý 01 là 03, ta có 08 cái một mà ba.Ta kiểm soát thật kỹ lưỡng lại, hễ dư thì thừa hình tượng trùng lấp vô ích,mà thiếu,tức không đủ 08 hình tượng thì ta kém vô-tư trong việc Mò Mẫm tìm hiểu ,tìm biết về lý lẽ hình tượng ba vạch chồng chất liền nhau.

b- Như vậy ,bất cứ ,bất kể Một đơn-vị âm-dương hóa Thành nào cũng phải bị và được ôm-ấp đủ cái lý 08. Đó là 08 cái Tính Lý , tám cái Đức Tánh , tám cái Thần lực…08 cái Lý 01 là 03 nầy Nó trực ngự trong mọi loài Hóa Thành. Hễ chạy khỏi Lý Hóa Thành thì liền thoát khỏi 08 cái quyền lực Hóa Thành tối thượng nầy. Rất tiếc ,cái gì ,cái chi cũng ở trong cái Lý Hoá Thành .Hóa Thành ra Vụ-Trụ ,vậy Vũ-trụ phải ở trong 08 đó.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi TRANBINH: 04/04/2015 - 12:09


Thanked by 1 Member:

#26 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 11:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 04/04/2015 - 09:49, said:

Một môn học mà TQ có cơ sở hàng ngàn năm, nó hấp thụ các học thuyết khác vào trong nó.Bao gồm thiên văn , lịch pháp, tiết khí, âm dương , ngũ hành.Để hiểu chính xác từng khái niệm trên đã khó chứ đừng nói sáng tạo.Đơn giản nhất về can chi, chúng ta vẫn dùng thuyết ngũ hành là nhiều, nói đến giáp ất thì nghĩ ngay là Mộc, Ngọ thì Hỏa, có ai hiểu gốc của can chi là gì?
Khởi đầu không có ngũ hành, ngũ hành xuất hiện sau thuyết âm dương, có ảnh hưởng bao trùm tới khi có thuyết ngũ hành.Khởi đầu can chi đơn thuần lấy từ phép thiên văn, ví dụ năm Giáp Ngọ, thì can chi này chính là Kinh độ, và vĩ độ của sao Mộc tinh.
Dịch khởi đầu không có ngũ hành , mà chỉ có âm dương, các khai quật cổ cũng nhận ra thuyết Hà đồ, Lạc thư có sau Bát Quái!!!
Dịch khởi đầu chỉ có âm dương trống mái,cho nên 8 quẻ Bát Thuần, mang ý nghĩa lục xung, tại sao lại lục xung:
Vì âm dương ở nội ngoại quái đều cô, đã cô thì làm sao có thể sinh sôi nảy nở???
Bỏ qua sự yêu ghét thiên vị, không phải vì một người giỏi mà cho học thuyết đó hay, cũng không phải vì một kẻ dở mà cho học thuyết đó đúng.Vấn đề mà một người tư chất thông minh có thể lĩnh hội được thì đơn giản, nhưng một kẻ sơ cơ mà đi theo đường đó đúng là trèo cây bắt cá.Cái mà phổ biến phải là con đường đơn giản và chính xác.
Dịch nói: Dịch giả Dị giã.- Dịch có nghĩa là đơn giản, giản dị, dịch có nghĩa là biến hóa
Dịch giả tượng giã: Dịch có nghĩa là lấy tượng mà chiêm đoán
Vật cùng loại tất qui về một mối.
Ví dụ quẻ Càn: trời , ông già, con ngựa, cha, vua, vật quí, vật hình tròn, băng....
Những thứ đó tại sao lại qui về quẻ Càn, chỉ vì nó có một đặc tính chung: cứng mạnh, cương kiện, quí giá
Đồng mà dị, cái giống nên qui về một mối, cái khác mà tách nó ra.Trong một quẻ Dịch, cái gì càng giống thì càng ứng, khác thì khó ứng.
Nhưng quan trọng ở cái gì? Nếu anh học 1000 cuốn sách mà cô đọng lại 1 câu, người ta gọi là tổng hợp, cô đọng, và thông vạn sự, qui nạp tạo nên thứ biến hóa vô cùng
Nhưng than ôi, người học kiến thức vốn chỉ bằng 1 gang, không bao trùm tất cả mà lại đòi dùng cái giản, thì lấy gì ra mà biến ảo.Thầy tới nhà nhìn vỏ cam thì nói bệnh nhân ăn cam, trò thấy chổi lông gà thì nói bệnh nhân ăn thịt gà.Ngài Vui Vui nói đúng, không có pháp môn tối diệu, chỉ có con người tối diệu.
một người giỏi, có thể nhặt hạn sỏi, viên đường mà xem như bà Vanga.Nhưng ai học theo nổi? Tám vạn bốn ngàn pháp môn, không có pháp môn nào là tối thù thắng, chỉ có con người là tối thù thắng, sự ngộ nhận , kiêu ngạo dẫn theo sự sụp đổ.
Gần đây có một vị khá nổi danh, sau này có quan tâm tới phong thủy, nhưng anh ta quành đi quành lại chỉ có biết bát trạch.Anh ta nói có thể dùng bát trạch hóa giải trấn yểm Tô Lịch, và Cao Biền dùng Bát Trạch trấn yểm Tô Lịch.Không dám nói gì, chỉ có một qui luật bất biến này trường tồn:
Lịch sử công bằng, nhưng thứ gì đúng đắn sẽ tồn tại, không đúng sẽ bị hủy diệt.
Thời gian sẽ là vị trọng tài công bằng nhất.

Tôi sẽ dùng DLVN để lý giải cho bạn ngũ hành xuất phát từ đâu, có đúng là thái cực sanh lưỡng nghi hay không ?

1. HỎI XIN CHO BIẾT HÌNH ĐỒ NỔI TIẾNG VỀ VẬN –HÀNH ĐẠO – THEO CÁC VẠCH ĐỨT VÀ LIỀN

a- Trong Kinh Dịch ,có hình đồ Thái-cực-Lưỡng nghi-Tứ tượng . Đó là hình đồ nổi tiếng về Tứ Tượng Vận –Hành Đạo . Trong Thái Cực đã sẵn có Lưỡng nghi-chứ không phải Thái cực sinh Lưỡng nghi . Trong Lưỡng nghi đã sẵn có Tứ tượng -chứ không phải Lưỡng nghi sinh Tứ tượng đâu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ă- Vi dụ: Hoá Thành ra một Thai Nhi .
Trong thai nhi đã sẵn có hai nghi: một nghi khí huyết của mẹ và một nghi khí huyết của cha.
Chúng hoà trộn với nhau-nội hợp với nhau – không chia cắt ra được và có 04 tính lý, 04 đức tính ,04 danh tánh:

01- nghiêng nhiều về mẹ (giống mẹ quá) có tên Thái âm .
02- nghiêng ít về cha (giống cha ít thôi) có tên Thiếu dương .
03- nghiêng ít về mẹ (giống mẹ ít thôi) có tên Thiếu âm .
04- nghiêng nhiều vế cha (giống cha quá) có tên Thái dương .


2. XIN HỎI: XIN CHO BIẾT SƠ LƯỢC TRIẾT LÝ NGŨ HÀNH?


a- Xuân-Hạ-Thu-Đông là 04 hình tượng trong Một Phạm-vi:THỜI MÙA.
Vậy Gồm cả các TRỤC Phạm-vi:THỜI MÙA Là có 05 cả thảy.
Trong TRỤC THỜI MÙA có Tứ tượng vận hành ở trong chính Nó.
Nói khác đi, Vận-Hành Đạo phải Nằm Lăn trên TRỤC của nó .

ă- Tiền nhân lựa các hình tượng Biến Hoá cực chậm so với đời sống con Người trong Vũ-trụ, rồi Gán danh tượng trưng nhớ về Triết lý Ngũ Hành trong Vũ trụ. Đó là các danh: THỔ-KIM-THUỶ-MỘC-HỎA.

â- Đem vào phạm-vi Tình Đời –Tình Người chúng ta có các Danh:

NGUYÊN-CỪU-KỴ-TIẾT-DỤNG
diễn tả Sự giúp đỡ hoặc sự phá hoại, ân oán giang hồ trong dòng Trời-Đời-Người.

b- Hoặc VĂN-HÓA (Hoả) giúp cho CHÍNH TRỊ (Thổ) giúp cho QUÂN SỰ QUÔC PHÒNG (Kim) giúp cho An Cư Nội An -NỘI VỤ (Thuỷ) an bình giúp cho DÂN TRÍ GIÁO DỤC phát triển (Mộc) rồi Dân Trí Cao (giáo dục) trở lại giúp cho VĂN-HOÁ Bộ Mặt Mới (BMM) Cao hơn VĂN-HOÁ Bộ Mặt Cũ (BMC) đó vậy ...


3. XIN CHO BIẾT NGHĨA LÝ CỦA CÁI LÝ 01 LÀ 05?


Xin phúc đáp:

a- Nó là cơ sở căn bản luận cho Lý Ngũ hành quân bình,cân xứng trong Vũ-trụ Vô-Hữu đó vậy. Bởi Lý Vận Hành Luân chuyển thì PHẢI BỊ và ĐƯỢC Vận-Hành trong Trục Vận-Hành thì mới An Toàn, Quân Bình Cân Xứng được,bằng như không có trục Vận Hành thì Đạo Vận Hành sẽ đi về đâu ?

ă- Ta nhìn thật kỹ vào hình đồ Vận Hành –hình chữ thập hoặc hình chữ Vạn ,ta thấy ngay :Tứ tượng Xoay vần, xoay vần trên và trong Trục Vận Hành của nó, mà hóa ra nó bị và được Cân Xứng Quân Bình mãi mãi trong tình thế ĐỘNG (Tĩnh động) . Chúng ta cứ nhìn bánh xe lăn trên trục đùm của nó ắt hiểu ngay cái LÝ QUÂN BÌNH SINH-HÓA LUÂN-CHUYỂN .

â- Chúng Ta được biết Lý Quân Bình Tối Thiểu 01 là 02 với trục của nó (Hình ảnh cái cân). Nay chúng ta biết Lý Quân Bình Tổng Quát mang nghĩa lý 01 là 05 .


Sửa bởi TRANBINH: 04/04/2015 - 11:56


Thanked by 1 Member:

#27 DuongTung

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 818 Bài viết:
  • 641 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 12:01

Giải thích như thế nào??? Tôi xin lỗi chứ tôi ngu quá, kiểu giải thích kiểu ai cũng biết
chó tên là chó bởi chó là chó
Nét đứt đè lên 2 nét liền là Đoài??? Tại sao???Tại sao không gọi là trâu chó gà, mà gọi là Đoài???
"Tiền nhân lựa các hình tượng Biến Hoá cực chậm so với đời sống con Người trong Vũ-trụ, rồi Gán danh tượng trưng nhớ về Triết lý Ngũ Hành trong Vũ trụ. Đó là các danh: THỔ-KIM-THUỶ-MỘC-HỎA."
Sau khi nghe câu này, tôi cảm thấy thương hại anh và không muốn nói thêm một chữ nào nữa.


#28 TRANBINH

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 85 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 12:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DuongTung, on 04/04/2015 - 12:01, said:

Giải thích như thế nào??? Tôi xin lỗi chứ tôi ngu quá, kiểu giải thích kiểu ai cũng biết
chó tên là chó bởi chó là chó
Nét đứt đè lên 2 nét liền là Đoài??? Tại sao???Tại sao không gọi là trâu chó gà, mà gọi là Đoài???
"Tiền nhân lựa các hình tượng Biến Hoá cực chậm so với đời sống con Người trong Vũ-trụ, rồi Gán danh tượng trưng nhớ về Triết lý Ngũ Hành trong Vũ trụ. Đó là các danh: THỔ-KIM-THUỶ-MỘC-HỎA."
Sau khi nghe câu này, tôi cảm thấy thương hại anh và không muốn nói thêm một chữ nào nữa.

Tôi nói sơ cho bạn nhé, nếu bạn thật sự muốn biết thì gặp nhau uống cape Tôi sẽ giải thích cho bạn lý do vì sao : 03 vạch đứt là khôn, 03 vạch liền là càn.

Tất cả vạn vật đều khởi từ cái " không hoàn toàn không '' hay gọi là '' Hư '' không có gì..... nên sẽ là 03 vạch đứt sau đó tiến lại 1 tý thì Âm bị dừng tất có dương hiện 1 vạch dương & 2 vạch âm gọi lần '' Cấn " tức là dừng lại của âm để dương hiện...rồi 1 vạch dương lại ẩn vào giữ bị kẹt chính giữa nên gọi là '' khảm '', tiếp tục 2 vạch dương & 1 âm bị ẩn sâu nên gọi là '' tốn '' ......

Tôi có nói rất rõ phải mất hơn 03 năm để Tôi nghiên cứu & hiểu nó, th2i làm sao chỉ có 30 phút mà bạn có thể hiểu được nó.

****Nếu bạn muốn hiểu rõ về nó thì PM vào inbox Tôi sẽ cho sdt gặp nhau Tôi giải thích rõ cho bạn hiểu mọi thứ.

Thanked by 1 Member:

#29 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5877 thanks

Gửi vào 04/04/2015 - 12:22

VN xin kể một câu chuyện vui về kinh dịch cho các thày hạ hỏa:
------------

Có một nhà giàu nọ, chỉ có một cậu con giai, nên rất cưng. Muốn cho đi học nhưng lại sợ ra trường bị các đứa trẻ khác bắt nạt, nên cha mẹ thằng bé liền kiếm một thầy đồ về tận nhà để kèm thằng bé.

Chẳng may gặp phải thầy đồ tham lam hay ăn dỗ trẻ con. Một hôm, mẹ thằng bé đi chợ mua cho thằng bé một chiếc bánh đa đường rất ngon. Thằng bé cứ ôm bánh đa mà chần chừ tiếc chưa dám ăn.

Thầy đồ trông thấy, liền gọi thằng bé:

- Đem bánh lại đây thầy tập nghĩa cho nghe.

Thằng bé đem lại.

Thầy để bánh lên ghế mà nói:

- Ngôi thái cực là như vậy.

Rồi thầy bẻ bánh ra làm hai, và nói:

- Thế này là thái cực sinh lưỡng nghi.

Xong thầy lại bẻ cái bánh ra làm bốn và nói:

- Rồi lưỡng nghi lại sinh ra tứ tượng.

Rồi thầy thỏm bánh vào mồm vừa nhai vội vàng, vừa nói:

- Tứ tượng biến hóa vô cùng.

Thằng bé trố mắt nhìn, rồi lăn đùng ra khóc, giãy chân lên đành đạch." (Trích).

--------------------

"Dịch" chẳng qua là cái tên thôi, nếu Việt nam có dịch, ắt Mỹ cũng có dịch, mà Châu Phi chắc hẳn cũng có dịch luôn.

#30 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 05/04/2015 - 01:07

Chào TB.
Để ngắn gọn, dễ nắm bắt vấn đề cho bạn đọc. Tôi đề nghị TB thể hiện cái lý tựu - thành ở các tổ hợp sau đây.
Quá khứ - Hiện tại - Tương lai. Quá khứ - Hiện tại. Quá khứ - Tương lai. Hiện tại - Tương lai. Trong hai chiều thời gian ! Cái lý 1 là 3 thể hiện thế nào, nhất quán trong tất cả các tổ hợp ra sao ?

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |