Jump to content

Advertisements




Lá số của võ sư giáo sư viện sỹ - một con người đa nghệ đa tài


79 replies to this topic

#61 AnKhoa

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6702 Bài viết:
  • 15458 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 13:06

Nói về Phong Thuỷ, Địa Lý, chốt lại cũng chỉ 1 câu: Tiên tích Đức, hậu tầm Long.

Dù trình độ Thuật có cao thâm tới đâu, nhưng Đức mình không đủ, thì cũng chỉ tư vấn được cho người khác (người đủ Đức), chứ bản thân mình lại không dùng được.

Người đã phải đi vào con đường làm Thầy lý số để mà kiếm sống, thì hãy làm một cách vô vi, chứ còn ham tranh đấu với đời, thì nghiệp cũ không những không trả được mà còn gây thêm nghiệp mới. Vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt được.

Người thông minh có thể không hiểu điều này, vì cái thông minh đôi khi nó tự lừa dối chính nó, nhưng người trí tuệ phải hiểu được.

#62 Thao911

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 350 Bài viết:
  • 422 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 13:48

Mọi người có cho rằng trong lá số của mình ,vị trí thái dương thái âm của mình trong lá số cũng là nói đến vị trí xã hội ,sức khỏe ,tình cảm cha mẹ mình ko ?.Va ca dong ho ben noi ,ben ngoai
Ai cho thử ý kiến đi thì mình sẽ cho là số nghiệm chứng điều này
K cần đưa vào là số cung phúc đức phân biệt noi ,ngoai phiền phức quá
Mình đnag suy nghĩ ngay cả nhị hợp thái âm ,thái dương cũng nói rõ hơn điều đó

Sửa bởi Thao911: 11/02/2015 - 13:50


#63 meomeongu

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 25 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 11/02/2015 - 15:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cự Cơ, on 11/02/2015 - 08:29, said:

Trên là sa mạc, dưới có dầu mỏ chả là long mạch thì là gì

Do dân họ có tài ngoại giao, có nền văn hóa mạnh, năng lực làm giàu nữa, nước mình mà vớ được cái long mạch dầu mỏ kiểu đó thì chắc cũng như bọn Venezuela với Nigieria thôi (2 thằng này cũng đứng top dầu mỏ đó)

Thanked by 3 Members:

#64 thaiduong271

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 217 Bài viết:
  • 472 thanks

Gửi vào 15/02/2015 - 17:59

ĐẠO THÌ ÍT MÀ THUẬT THÌ NHIỀU.....
ÔI NGƯỜI ĐỜI ĐÂU CÓ BIẾT ĐIỀU GÌ SẮP ĐÓN HỌ NAY MAI , VẪN MÊ SAY TRONG ẢO MỘNG PHÙ VÂN ......QUẢ NGHIỆP BAO ĐỜI DỒN TÍCH TRĂM KIẾP SẼ KÉO BÁO ĐẾN TRONG MỘT KHOẢNG THỜI GIAN NGĂN NGỦI , CÓ MẤY AI QUA ĐƯỢC ......HAM SAY CHI GIẤC MỘNG NAM KHA....

Thanked by 1 Member:

#65 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18629 thanks

Gửi vào 15/02/2015 - 20:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thao911, on 11/02/2015 - 13:48, said:

Mọi người có cho rằng trong lá số của mình ,vị trí thái dương thái âm của mình trong lá số cũng là nói đến vị trí xã hội ,sức khỏe ,tình cảm cha mẹ mình ko ?.Va ca dong ho ben noi ,ben ngoai
Ai cho thử ý kiến đi thì mình sẽ cho là số nghiệm chứng điều này
K cần đưa vào là số cung phúc đức phân biệt noi ,ngoai phiền phức quá
Mình đnag suy nghĩ ngay cả nhị hợp thái âm ,thái dương cũng nói rõ hơn điều đó

Yêu cầu Thao911 trưng bày 1 lá số đặc thù với các nghiệm lý .

A D sáng nói lên tình trạng sức khoẻ, sang hèn, nghèo bần của 1 giòng họ nhưng các cung khác chiếm phần quan trọng .

Hai ví dụ:

1. Lá số nam, mệnh cư Mùi, AD sáng chói . Cha mẹ tầm thường (cung Phụ không đẹp, có KK), mẹ có lúc gánh bún riêu để bán . Sau con trở thành 1 CEO của 1 hãng điện toán . DUy 1 đứa em trai rất phá phách . Vợ thuộc con nhà buôn bán, vượng phu ích tư .

2. Lá số nam, A D lạc hãm cư Phúc, giòng họ phúc tán, bị tai hoạ nhiều mặt, nhưng bản thân cung Phụ có Vũ Khúc nhị hợp Lộc Tồn nên mẹ khá giả . Cha mẹ khá thọ, trên 80.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ankhoa, on 11/02/2015 - 13:06, said:

Nói về Phong Thuỷ, Địa Lý, chốt lại cũng chỉ 1 câu: Tiên tích Đức, hậu tầm Long.

Dù trình độ Thuật có cao thâm tới đâu, nhưng Đức mình không đủ, thì cũng chỉ tư vấn được cho người khác (người đủ Đức), chứ bản thân mình lại không dùng được.

Người đã phải đi vào con đường làm Thầy lý số để mà kiếm sống, thì hãy làm một cách vô vi, chứ còn ham tranh đấu với đời, thì nghiệp cũ không những không trả được mà còn gây thêm nghiệp mới. Vòng luẩn quẩn không bao giờ dứt được.

Người thông minh có thể không hiểu điều này, vì cái thông minh đôi khi nó tự lừa dối chính nó, nhưng người trí tuệ phải hiểu được.

Trí tuệ = thông minh sách vở, hiểu biết kinh điển
Trí huệ = hiểu biết khị đạt ngộ, không phải là hiểu biết của trí tuệ .

1 tiến sĩ cho dù đã đọc 1 ngàn cuốn sách, nhớ tất cả nhưng không có trí huệ thì vẫn xem là không biết gì cả trong lãnh vực tâm linh .

Thanked by 2 Members:

#66 bultiep

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 750 Bài viết:
  • 1670 thanks

Gửi vào 16/02/2015 - 13:25

AD miếu có thể là cha mẹ thọ, sức khỏe tốt. Chưa chắc đã có công danh rực rỡ. Nếu cung phụ mẫu đẹp mới nói là cha mẹ có công danh.

AD hãm có thể cha mẹ công danh muộn màng hay càng già thì công danh càng rực rỡ, chứ không thể nói cha mẹ nghèo hèn.

Lá số phu nhân Đại sứ tôi có, Dương hãm cư tuất, cũng là cung Phu, Phu có XK giáp Khôi Việt, là Đại sứ thì không phải công danh tầm thường. Ông này càng nhiều tuổi công danh càng phát. Phụ mẫu Tử Phá-Ấn Tướng, thì cha cũng là Tỉnh trưởng một tỉnh lớn, đâu phải là ko có công danh.

Thanked by 3 Members:

#67 TheGodfather

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 47 Bài viết:
  • 30 thanks

Gửi vào 11/09/2015 - 10:50

Mới đây trên mạng internet có ồn ào về việc ông Lương Ngọc Huỳnh đuổi mưa trong ngày 02/9/2015 nhân dịp 70 năm Quốc Khánh.
Các bác có biết thông tin này không? Có thực sự là đuổi được mưa không ạ?

#68 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 15/09/2015 - 22:27

Lượm lặt một vài bản tin cũ nói về ông này,

trích dẫn từ hội viên hungmgmi từ diễn đàn diendan.nuocnga.net

Lương Ngọc Huỳnh-kỳ nhân ở nước Nga????
Em mới đọc được phóng sự 3 kỳ trên báo Sinh viên Việt Nam, thấy tự hào quá đỗi về một người Việt Nam có tên trong cuốn sách:"Bách khoa thư Những con người của thiên niên kỷ chúng ta" do nhà xuất bản Tuyến đường mới của Nga ấn hành năm 2008. Theo như tác giả bài báo, cuốn sách này viết về 72 nhân vật nổi tiếng, cỡ như bác V.Putin (Thủ tướng, nguyên Tổng thống Nga), bác Yu.Luzkov (Thị trưởng Matxcơva) vừa mới sang thăm VN...Thế mà bác Lương Ngọc Huỳnh của ta lọt vào đó, cùng với một người VN khác nữa...Thú thực là đọc những thông tin kiểu này, em cũng không khỏi có những băn khoăn. Xin copy nó ra đây, rồi hỏi xem các bác ở bên Nga có biết gì về bác Huỳnh này không, vì em vào Gúc gõ tiếng Nga tên bác này, thấy nhõn một kết quả là bài báo trên Báo ảnh Việt Nam, bản tiếng Nga chỗ bác Bí nhà ta làm. Tại sao một nhân vật nổi tiếng cỡ đó mà báo chí Nga lại không hề đả động nhể?

Phóng sự: Lương Ngọc Huỳnh - kỳ nhân ở nước Nga (04/11/2008)
(SVVN) LTS: Cuốn Bách khoa thư Những con người của thiên niên kỷ chúng ta do nhà xuất bản Tuyến đường mới của Nga ấn hành năm 2008 có 72 bài viết về 72 cá nhân xuất sắc có nhiều đóng góp cho cộng đồng không phân biệt tôn giáo, quốc tịch, đẳng cấp. Hai cái tên Việt Nam lần đầu tiên được nhắc đến trong cuốn sách này (xuất bản thường niên từ năm 2005) là bác sĩ Lã Đình Quang (đã xuất hiện trên SVVN 18) và võ sư - bác sĩ- viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh bên cạnh những nhân vật nổi tiếng V.Putin (Thủ tướng, nguyên Tổng thống Nga), Y.Luzkov (Thị trưởng Matxcơva), ... Bài viết về võ sư - bác sĩ- viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có tựa đề: Người kế thừa những kiến thức vĩ đại. “Những kiến thức vĩ đại” ở đây là võ thuật và y học đã được kết hợp nhuần nhuyễn với nhau để chữa bệnh cho hơn 20 nghìn bệnh nhân trong 7 năm qua, trong đó có nhiều nguyên thủ quốc gia. Lương Ngọc Huỳnh cũng chính là người sáng lập môn phái Lâm Sơn Động, được những người trong giới nghệ thuật, võ thuật và y học biết đến như một kỳ nhân.



Xác chết sống lại!

4g15 sáng ngày 23/9/1966, bà Nguyễn Thị Tuấn đẻ rơi Lương Ngọc Huỳnh ngay cạnh chuồng trâu gia đình ở thôn Dương Cốc xã Đồng Quang, Quốc Oai (Hà Tây cũ). Anh bị nhiễm trùng uốn ván. Nằm ở trạm y tế xã được 7 ngày thì... “chết”. Các y tá kiểm tra thấy tim mạch ngừng đập nên trả về để gia đình lo hậu sự.

Người bố thất thần lấy tấm áo mưa quấn Lương Ngọc Huỳnh vào rồi cùng những người thân trong gia đình mang anh ra đồng chôn. Đúng lúc đó thì bà nội, sau khi đi thăm con ở dưới Hải Phòng, về đến nơi. Trớ trêu là từ lúc bà nhận được điện tín thông báo cháu ra đời đến lúc về đến nhà mất đúng 7 ngày. Bà chạy thẳng ra đồng hỏi: “Sao chôn nó nhanh thế? Bới lên cho t*o nhìn mặt cháu đã!”.

Hố chôn trẻ sơ sinh đào không sâu, chỉ khoảng 80 cm, nên việc bới lên không quá khó khăn. Bà gỡ tấm áo mưa ra nói trong nước mắt: “Nhìn kháu thế mà chết, khổ thân cháu tôi”. Đúng lúc đó thì đứa trẻ lại thở được. Những người có mặt ở đó thấy một mảnh bông dính ở lỗ mũi “xác chết” cứ thụt ra thụt vào.

Theo ngôn ngữ y học bây giờ thì lúc đó Lương Ngọc Huỳnh bị chết lâm sàng. Đứa bé lập tức được đưa lên Bệnh viện Gồ Sơn Tây. Lúc đó một giáo sư bác sỹ người Đức rất giỏi về sài uốn ván tên là Johan đang có mặt ở bệnh viện đã trực tiếp chữa bệnh cho Lương Ngọc Huỳnh. Sau 3 tháng cậu bé sống lại bình thường.

Nhưng do bị di chứng của bệnh uốn ván nên “người được nước Nga vinh danh” sau này lúc đó bị liệt toàn thân: đặt đâu nằm đấy, chân tay co quắp. Vào thời điểm đó y học hiện đại bó tay. Bà nội, Nguyễn Thị Tị vốn là một bậc thầy về y học và võ thuật cổ truyền, đã trực tiếp chữa cho Lương Ngọc Huỳnh theo các phương thuốc gia truyền.

Bà lấy dây phanh xe đạp tước ra, cắt ngắn, mài nhọn, đốt nóng, lau bằng rượu rồi châm vào các huyệt trên cơ thể người cháu nội tật nguyền. Bà lặn lội khắp hang cùng ngõ hẻm tìm các bài thuốc quý về chữa cho cháu suốt 4 năm. Một ngày tháng 10/1970 Lương Ngọc Huỳnh bỗng nhiên cử động được bàn tay và đến tháng 2/1971 Lương Ngọc Huỳnh bước được những bước đầu tiên của cuộc đời.

Nghệ sỹ tí hon

Vào một buổi trưa tháng 10/1971, Lương Ngọc Huỳnh (5 tuổi) lắng nghe chương trình “30 phút dân ca và nhạc cổ truyền” của đài tiếng nói Việt Nam. Cậu say sưa với âm thanh được phát ra từ một loại nhạc cụ mà sau này được bố (ông Nguyễn Ngọc Bỉnh) giải thích là đàn bầu. Từ hôm đó Lương Ngọc Huỳnh miệt mài tập luyện đàn bầu cùng bố và học rất khá.

Không biết đọc bản nhạc, nhưng chỉ cần nghe một lần là chơi lại được chính xác với đàn bầu. Phòng Văn hoá huyện Quốc Oai đặc cách cho Lương Ngọc Huỳnh nhập vào đội văn nghệ đi biểu diễn khắp nơi. Trong những ngày tháng Mỹ ném bom Hà Nội, Lương Ngọc Huỳnh cùng đội văn nghệ Dương Cốc đi biểu diễn khắp nơi trong tỉnh.


Chơi được 24 nhạc cụ
Sau đàn bầu Lương Ngọc Huỳnh chơi được nhiều loại nhạc cụ. Tổng số nhạc cụ mà anh có thể chơi là 24, nhưng 4 loại nhạc cụ hay chơi nhất là đàn bầu, nhị, sáo trúc và ghita. Hiện anh có 20 ca khúc chưa được công bố.

“Sự nghiệp” âm nhạc của Lương Ngọc Huỳnh kéo dài đến năm 1975 thì khựng lại. Kinh tế gia đình (nhà có 7 anh chị em) khó khăn, anh phải bỏ các buổi lưu diễn dài ngày để đi làm tất cả những gì có thể giúp đỡ bố mẹ. Năm 1989 (sau khi Lương Ngọc Huỳnh đi bộ đội về), gia đình anh thành lập CLB nghệ thuật đi biểu diễn khắp nơi.

Để có tiền mua nhạc cụ và các trang thiết bị âm thanh, phải vay mượn khá nhiều. Nhưng vào thời điểm đó dòng nhạc dân tộc của gia đình không cạnh tranh nổi với các băng Boney và Modern Talking đang rất thịnh hành. “Tiền kiếm được không đủ để trả lãi, hồi đó tôi vẫn nhớ lãi suất là 12,6%/tháng . Cuối cùng các nhạc cụ, thiết bị âm thanh bị siết nợ hết. Gia đình rơi vào cảnh bị phá sản hoàn toàn. Nhà có 7 anh em (6 trai, 1 gái) mỗi người phiêu bạt một nơi”.

Dạy võ kiếm tiền

Lương Ngọc Huỳnh bắt đầu sống bằng nghề dạy võ. Học viên từ Hà Tây và các tỉnh lân cận như Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội... kéo đến rất đông đóng lều, lán để học võ ngay ở nhà thầy. Học sinh đào đất (trong vườn nhà thầy) đóng gạch bán để lấy tiền ăn. Hai cái ao trước cửa tổ đường bây giờ chính là do võ sinh đào đất đóng gạch mà thành.

Thấy thanh niên các nơi đổ về xã học võ rất đông, đồn phó của một đồn Công an ở huyện Quốc Oai lúc đó tên là Tuấn xuống tận nơi bán tín bán nghi hỏi Lương Ngọc Huỳnh: “Cháu có võ thật không? Nếu có võ thật thì thử lên đánh với đội trưởng đội Hình sự huyện”. đội trưởng Hình sự lúc đó là Vinh “trọc” vừa tốt nghiệp ĐH Cảnh sát Nhân dân rất giỏi võ. Lương Ngọc Huỳnh trả lời: “Cháu chẳng thích đánh nhau với các anh công an, nhưng nếu chú muốn thì anh em đánh thử giao lưu một trận cũng được”.

Ông Tuấn khẳng định: “Nếu cháu đánh được Vinh “trọc” thì chú sẽ rủ tất cả công an Quốc Oai học võ của cháu”. Hôm đó tại động Hoàng Xá ở thị trấn Quốc Oai, mấy chục cán bộ công an ra xem trận đấu giữa một người giỏi võ nhất của đội hình sự, người kia là một võ sư trẻ. Người xem chưa kịp ổn định vị trí thì trận đấu đã kết thúc: chưa được 30 giây, đội trưởng đội hình sự đã thua.

Ông Tuấn lúc đó thốt lên: “Chưa bao giờ thấy ai đánh võ như thằng này”. Thế là Lương Ngọc Huỳnh dạy võ cho công an huyện Quốc Oai, kể cả công an xã và dân quân tự vệ. Cuối năm 1989, tổng số học viên, trong đó có cả công an, đã lên đến hàng nghìn.

Mặc dù được sự ủng hộ của công an huyện Quốc Oai, nhưng để môn phái được hoạt động hợp pháp, Lương Ngọc Huỳnh vẫn phải đăng ký với Sở TDTT. Ngày 23/9/1990, anh nhận được giấy phép hoạt động. Đây cũng được lấy làm ngày thành lập môn phái Lâm Sơn Động và là bước ngoặt đưa cuộc đời Lương Ngọc Huỳnh sang một chương mới.


Thanked by 1 Member:

#69 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 15/09/2015 - 22:41

Đăng tiếp bài 2, cùng nguồn đã dẫn trên:

mời quý vị xem tiếp kỳ 2

Võ sư Việt Nam được nước Nga vinh danh - Kỳ 2: Những trận đấu lịch sử (08/11/2008)
(SVVN)Một môn phái mới ra đời bao giờ cũng gây ra sự nghi ngờ với các môn phái khác. Thời kỳ 5 năm đầu thành lập môn phái, không ngày nào không có người đến tỉ thí, thậm chí có ngày đấu hai trận. Nhiều môn phái cử các đại đệ tử đến thách đấu. Họ thích đấu trực tiếp với Lương Ngọc Huỳnh vì anh vừa là người sáng lập vừa là chưởng môn phái: "Nhưng thật may mắn là tôi đấu chưa bao giờ thua. Thường các trận đấu diễn ra rất nhanh: không quá 1 phút là đối thủ bị đo ván. Có lẽ vì lý do này mà từ gần 10 năm nay chẳng còn môn phái nào đến Lâm Sơn Động thách đấu nữa".

Trận đấu đầu tiên với võ sư nước ngoài

Năm 1993, Lương Ngọc Huỳnh (27 tuổi) uỷ quyền điều hành môn phái tại Việt Nam cho em trai Lương Ngọc Hải để sang Trung Quốc "học hỏi" theo lời dặn của bà nội. Anh mở một vài võ đường ở Lào Cai với mục đích là lấy chỗ đi lại và lấy tiền để chi tiêu khi sang Trung Quốc.

Chỉ cần nhìn anh tay không đấm vỡ quả dừa hay biểu diễn một số độc chiêu như đặt cây thương nhọn vào cổ đẩy xe tải (Dụng thương thôi xa), gánh hai xô nước đầy bằng mí mắt (Nhãn bì khiêu thủy)... là học viên kéo đến học rất đông. Lương Ngọc Huỳnh dạy cả võ cho công an, hải quan dọc biên giới. Anh nổi tiếng cả ở Vân Nam vì người dân ở đây xem được một số chương trình biểu diễn của anh phát trên đài truyền hình Lào Cai.


Một hôm, Sình Quáng Lẩu, võ sư ngũ đẳng của môn phái Ngũ Đài Sơn (Trung Quốc), tìm đến Lương Ngọc Huỳnh mời đấu để phân tài cao thấp. Anh không thích đánh kiểu "ăn thua" vì lúc đó anh sang Trung Quốc học hỏi với tư cách chưởng môn phái. Thường thì các bên chỉ biểu diễn các động tác theo kiểu giao lưu học hỏi lẫn nhau.

Lương Ngọc Huỳnh biểu diễn cho họ xem, họ biểu diễn đáp lại. Nhưng Sình Quáng Lẩu nhất định muốn đấu. Võ sư ngũ đẳng Ngũ Đài Sơn cứ lẽo đẽo đi theo chưởng môn phái Lâm Sơn Động suốt cả buổi sáng. Lương Ngọc Huỳnh ở vào tình huống không đấu không được: "Đến trưa, tôi đến báo cáo với trưởng công an phường Kim Tân là anh Đông. Anh ấy bảo nếu họ đã quyết tâm thế thì cứ đánh giao lưu một trận, anh ấy sẽ làm trọng tài nên yên tâm là không để ai quá đau".

Lúc ấy cánh xe ôm đã xếp xe vòng trong vòng ngoài tạo thành một võ đài vòng tròn, người xem rất đông. Nhưng chỉ chưa đầy 30 giây, Sình Quáng Lẩu đã bị đánh ngất xỉu, phải sơ cứu một lúc mới tỉnh. Đây là trận đấu đầu tiên của Lương Ngọc Huỳnh với một võ sư nước ngoài.

Trận đấu này sau đó đã được lan truyền rất nhanh: "Kể từ trận đấu đó cứ mỗi dịp tôi qua Hà Khẩu lại được rất nhiều thanh niên Trung Quốc khoanh tay chào kiểu con nhà võ". Sau này anh em bạn bè ở Hà Khẩu đã giới thiệu để Lương Ngọc Huỳnh gặp gỡ với nhiều võ sư nổi tiếng khác của Trung Quốc. Ngoài các kiến thức võ thuật, anh còn được học nhiều về các kỹ thuật bắt mạch, châm cứu, bốc thuốc, ...


Hạ HLV võ thuật FBI trong hơn một phút

Cuối năm 1996 Lương Ngọc Huỳnh quay về Việt Nam. Ngay năm sau được Tổng giám đốc công ty Đông Nam Dược Bảo Long Nguyễn Hữu Khai mời làm trợ lý để giúp đỡ môn phái Bảo Long Y Võ.

Tháng 7/1998, đoàn võ thuật Pháp sang TP. H.C.M tìm một võ sư giỏi để mời sang Pháp giao lưu giảng dạy. Trong đoàn Pháp có võ sư tên là Benoit nặng hơn 90 kg, từng vô địch võ thuật tự do châu Âu. Nhiều võ sư tại TP H.C.M đã không chịu nổi các đòn đánh của Benoit. Một số người trong giới giới thiệu: Muốn tìm võ sư giỏi thì phải ra ngoài Bảo Long gặp Lương Ngọc Huỳnh.

Ba võ sư trong đoàn Pháp tìm đến Bảo Long xin thi đấu giao lưu. Đầu tiên Lương Ngọc Huỳnh đấu với Benoit, sau đó là với cả ba. Các võ sư trong đoàn Pháp rất thích thú và mời luôn chưởng môn phái Lâm Sơn Động sang Pháp. Nhận thư mời từ tháng 8, nhưng đến tận tháng 12/1998 Lương Ngọc Huỳnh mới sang được Pháp (vì nhiều thủ tục lúc đó rất phức tạp). Điểm đến là Trung tâm võ thuật Paris.

Lớp học của anh lúc đó có khoảng 200 võ sinh (đã tập luyện võ thuật từ trước). Đến tháng 3/1999, nước Pháp tổ chức giải vô địch võ thuật tự do toàn châu Âu. Lương Ngọc Huỳnh đưa tám học sinh đi thi đấu và giành vị trí nhất toàn đoàn với 3 HCV, 3 HCB và 1 HCĐ. Đây là thành tích cao nhất của Trung tâm võ thuật Paris kể từ khi thành lập. Nhiều đài truyền hình Pháp làm phóng sự về chương trình võ thuật của Lương Ngọc Huỳnh. Chương trình dạy võ của anh tại Pháp phải kéo dài hơn so với dự định ban đầu.


Đội cảnh sát đặc biệt của Pháp (GIGN) mời Lương Ngọc Huỳnh dạy võ. Buổi đầu tiên đến trụ sở của GIGN, anh gặp Philippe - HLV võ thuật của FBI (đã từng học võ tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) và một võ sư khác đang là HLV võ thuật của cảnh sát Israel.

Lúc đó Philippe (124 kg) nghi ngờ: "Tôi không thể tin một võ sư Việt Nam nhỏ như thế này lại có thể đánh võ giỏi. Tôi muốn đấu với ông ấy". Người phiên dịch lúc đó là chị Mai tái mặt: "Chị lo cho em quá vì võ sư này rất nổi tiếng". Lương Ngọc Huỳnh trấn an: "Chị không nên quá lo lắng. Cũng cần phải thử mới biết được. Kể cả thua mình cũng vui vẻ chấp nhận. Đã vào đây rồi thì phải đánh".


Những đòn đá rất mạnh vào bụng, mạng sườn Philippe không phát huy tác dụng: "Lấy kinh nghiệm từ các trận đấu với các đối thủ châu Âu cao to, tôi cứ nhằm ống chân Philippe mà đá. Đá liên tiếp 5 cú thì đối phương đau đứng không vững. Lúc đó mới áp sát ra các đòn khác. Tổng thời gian khoảng hơn một phút thì Philippe xin thua". Lương Ngọc Huỳnh chính thức được mời dạy. Camera được lắp ở 4 góc phòng ghi lại giờ dạy của anh. Anh dạy cho GIGN 2 tuần.

Mở võ đường ở Nga

Năm 2001, Hội võ thuật Việt Nam tại Nga được thành lập. Lương Ngọc Huỳnh, với tư cách là đặc phái viên của tổng giám đốc công ty Đông Nam Dược Bảo Long, được cử sang Nga để phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật. Anh đã mở võ đường ở Trung Tâm Thương Mại Sông Hồng.


Nghe danh tiếng của anh Igore - vô địch sambo của Nga trong nhiều năm liền- đến gặp Lương Ngọc Huỳnh. Igore không tin là một người Việt Nam nhỏ thó chỉ với 54 kg có thể thắng được một người to nặng 115 kg như anh ta. Igore thách đấu.

"Tôi chỉ dùng các kỹ thuật đánh thấp (quăng người như con rắn cách mặt đất khoảng 50 cm) và cuồng phong cước đánh vào chân đối phương. Igore mất bộ pháp (đau chân không di chuyển được). Lúc đó mình muốn đánh vào đâu cũng được". Sau trận thua ấy, Igore xin làm đệ tử của Lương Ngọc Huỳnh.

Từ 10 năm nay Igore vô địch nước Nga về sambo và hiện là HLV võ thuật của Cục tình báo Nga.


Thanked by 2 Members:

#70 KTHOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 62 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 15/09/2015 - 22:56

Kỳ 3

Võ sư Việt Nam được nước Nga vinh danh - Kỳ 3: Trở thành viện sĩ viện hàn lâm
18/11/2008 05:39:38
(SVVN)Họ nói tôi chẩn đoán đúng như các kết quả xét nghiệm mà họ đã làm. Họ đề nghị tôi điều trị. Chỉ trong một thời gian rất ngắn những bệnh cơ bản như thoái hoá đốt sống cổ, mỡ trong máu... đã giảm rõ rệt”.

Thời gian Lương Ngọc Huỳnh làm việc cho Công ty Đông Nam Dược Bảo Long kéo dài không lâu vì hai bên có sự hiểu lầm. Lúc sang Nga, Lương Ngọc Huỳnh chỉ mang theo 200 USD. Không người thân thích, anh lại mở lớp dạy võ. Anh bỏ tiền ra quảng cáo vài dòng trên báo về một số độc chiêu quen thuộc.

Hàng nghìn người đến xem anh biểu diễn. Rất nhiều người sau đó đã đăng ký theo học lớp võ thuật của anh (học phí là 500 rúp (khoảng 300 nghìn đồng/tháng). Sau đó nhiều công ty ký hợp đồng huấn luyện dài hạn. Thu nhập từ việc dạy võ cũng ổn. Tuy nhiên anh lại nhận thấy một điều bất ổn khác.

Chuẩn bị cho sự nghiệp y học

Nhiều người Việt Nam tại Nga làm nghề buôn bán nhỏ lẻ bị bệnh tật không có tiền đi khám chữa bệnh. Thường thì khi bệnh nặng quá mới đưa về Việt Nam chạy chữa. Trong khi đó Lương Ngọc Huỳnh được bà nội truyền cho nhiều bài thuốc gia truyền đã biết chữa bệnh cho người nhà và làng xóm từ năm 17 tuổi. Thời gian sang Trung Quốc học hỏi anh cũng thu nhận thêm được rất nhiều kiến thức về y học phương Đông.

Anh lại thông báo trên báo: “Võ sư Lương Ngọc Huỳnh nhận chữa bệnh miễn phí”. Một số người đến thăm dò. Thấy hiệu quả, người nọ giới thiệu cho người kia. Nhiều người đến khám sau đó đi các bệnh viện chụp chiếu lại thấy đúng như chẩn đoán. Người bệnh đến khám đông dần. Thời gian đầu trung bình mỗi ngày anh chữa cho hơn 40 bệnh nhân: “Tôi nghĩ đến lúc phải thành lập một trung tâm khám chữa bệnh. Phải kết hợp với người Nga để mở trung tâm này”.

Nhưng để làm được việc này cần phải có các bằng cấp. Bằng Lương y mang từ Việt Nam sang không có giá trị. Lương Ngọc Huỳnh theo học chương trình chuyển đổi của trường ĐH Y khoa Mátxcơva, sau đó được cấp bằng Bác sỹ Dân tộc học. Những kiến thức của y học hiện đại làm anh hiểu thêm về các bài thuốc gia truyền. Lương Ngọc Huỳnh tiếp tục học thêm về chuyên khoa Thần kinh học. Sau đó là Dược học. Dựa trên những kiến thức đã học được Lương Ngọc Huỳnh đi sâu nghiên cứu về các phương pháp bắt mạch, gọi là Lương gia mạch học (năm 2010 sẽ được xuất bản ở Việt Nam).

Trở thành Viện sĩ Hàn lâm

Một ngày đầu năm 2007, Lương Ngọc Huỳnh được tiếp một đoàn khách đặc biệt gồm nhiều giáo sư bác sỹ do Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ dẫn đầu. Nguyên do là Lương Ngọc Huỳnh đã gửi đến Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ đề án sử dụng các phương pháp khí công để chữa bệnh. Sở dĩ anh phải gửi sang tận Mông cổ vì ở đấy có Trung tâm chuyên nghiên cứu về Đông phương học.

Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ. Bà Viện trưởng rất ấn tượng với đề án này và trực tiếp sang Nga gặp tác giả. Bà muốn tận mắt xem những gì Lương Ngọc Huỳnh viết trong đề án có đúng không: “Bà yêu cầu tôi khám bệnh cho bà ấy. Tôi nói tất cả về tình trạng sức khoẻ của bà. Các giáo sư đi cùng cũng được tôi chẩn đoán.

Họ nói tôi chẩn đoán đúng như các kết quả xét nghiệm mà họ đã làm. Họ đề nghị tôi điều trị. Chỉ trong một thời gian rất ngắn những bệnh cơ bản như thoái hoá đốt sống cổ, mỡ trong máu... đã giảm rõ rệt”. Ngay sau bài test này, Lương Ngọc Huỳnh được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông cổ.

Con người của những điều kỳ diệu

Cô gái Nga Elena năm 17 tuổi được phát hiện có tới 4 quả thận (hai quả thận chính sinh ra thêm 2 quả thận con). Chức năng của thận giảm, đi tiểu không tự chủ được. Các giáo sư của Nga đã không dám mổ tách thận vì sợ biến chứng. Họ đề nghị can thiệp bằng đông y. Elena đã tìm đến Lương Ngọc Huỳnh với hy vọng mong manh. Anh biết không thể làm teo 2 quả thận nhỏ mà chỉ có thể điều trị để bệnh nhân tự chủ đi tiểu được. Bây giờ Elena đã 20 tuổi và mọi sinh hoạt của cô diễn ra bình thường.

Một cô gái trẻ khác là Cristina (20 tuổi) đến gặp Lương Ngọc Huỳnh với cái đầu trọc lóc. Kể từ khi có kinh nguyệt (12 tuổi) Cristina bị rụng hết tóc. Đi nhiều viện, tiêm hóc môn, xạ trị, hoá trị đều không mang lại kết quả. Lương Ngọc Huỳnh châm cứu 5 tháng, tóc Cristina đã mọc lại rất dài.

Trên đây chỉ là hai trong số rất nhiều ca bệnh nan y đã được Lương Ngọc Huỳnh chữa khỏi. Các bác sĩ Nga luôn nhìn Lương Ngọc Huỳnh và các đồng nghiệp người Việt của anh với con mắt nể phục. Trong bài viết về Lương Ngọc Huỳnh trong Bách khoa thư Những con người của thiên niên kỷ chúng ta cụm từ “kỳ diệu” được nhắc đến nhiều lần.

Thị trưởng Mátxcơva Y.Luzkov và Tổng thống nhiều nước thuộc Liên Xô cũ là “khách hàng ruột” của Lương Ngọc Huỳnh. Nhiều doanh nhân nổi tiếng cũng tìm đến anh. Bây giờ thỉnh thoảng lại thấy anh đi vắng từ 7- 10 ngày. Các thương gia, chính trị gia,... giới thiệu nhau và thường dùng chuyên cơ đưa đón Lương Ngọc Huỳnh đến chữa bệnh. Những nơi anh đến bây giờ là Israel, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Đảo Síp, ...

Tuấn Anh

Năm 15 tuổi, Lương Ngọc Huỳnh đã được bà nội dạy cho cách bắt mạch. Bà lấy cành tre có nhiều mấu, bà đập vào khoảng giữa hai mấu để tạo ra những âm thành “kịch kịch” như nhịp đập của tim. Căn được mạch rung, nhịp đập của cành tre cũng giống như bắt được mạch, trên cơ sở ấy chẩn đoán được bệnh tật của mỗi người.


Theo gia phả của dòng họ, năm 1724 cụ tổ 7 đời của tôi là Lương Ngọc Nhuệ (Võ tướng thời Hậu Lê) di cư từ Nghệ An ra xứ Đoài lập nghiệp. Cách đây 100 năm, không hiểu vì lý do gì cả làng tôi đều chuyển họ thành họ Nguyễn (trong gia phả không giải thích). Vì thế từ thế hệ của bố tôi, mọi người vẫn mang họ Nguyễn, còn tôi mang họ Lơng là để tưởng nhớ dòng tộc và đi đúng cội nguồn khi thành lập môn phái.
(Lương Ngọc Huỳnh)

Cách mà PV SVVN tiếp cân cùng bác sĩ - võ sư - Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh là qua điện thoại sau mỗi ngày làm việc bận rộn của anh tại Bệnh viện thuộc Phủ Tổng thống Nga. Có nhứng khi cuộc trò chuyện chỉ tạm thời kết thúc khi ở Việt Nam đã là 3-4 giờ sáng, khi mà cả người hỏi và người trả lời đều đã khô hết cả họng. Đã có rất nhiều báo viết về Lương Ngọc Huỳnh và môn phái Lâm Sơn Động do anh sáng lập, nhưng đây là một trong những lần hiếm hoi anh trực tiếp trao đổi cùng người viết. Chúng tôi dự định khai thác thật nhiều thông tin về cuộc đời võ thuật đầy ly kỳ của anh, nhưng chính con người nghệ sĩ và sự nghiệp y học của anh lại đưa chúng tôi đi hết ngạc nhiên nay đến ngạc nhiên khác. Khả năng âm nhạc đã đưa võ thuật của anh thăng hoa. Và chính y học bay giờ mới là niềm đam mê tiêu tốn nhiều thời gian của anh nhất.

__________________

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#71 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 16/09/2015 - 10:07

Đánh giỏi thì đã lên giải K1 đấm rồi. Mà mấy cha nội Ngọc Huỳnh nêu tên cũng chả có tên tuổi gì trên làng võ thuật thế giới.

Nếu đã thách đấu và thắng những Masato, BuKaw, Jerome LeBanner, Peter Aerts,... Thì mới đủ tuổi chém gió. Hay chi ít cũng ngang ngửa Yin Long.

Mirko “Crocop” Filipovic cũng là tay đấm huyền thoại thế giới, xuất thân từ lực lượng cảnh sát Croatia. Nếu anh Huỳnh chịu được 30s đấu quân tử không theo phong cách Mayweather (May ôm Pacquiao trong mấy hiệp boxing còn nhiều hơn cả mẹ Pacquiao ôm anh ấy trong đời) thì quả thật mới nên chém gió như trên.

Ví dụ: Tôi đấm vỡ mồm anh X bố láo nào đó với tôi, rồi tôi phong cho anh X là đại võ sư, thống lĩnh xxx quân sĩ. Vậy là cái bi tôi nó tự nâng đến tận mồm rồi.

Phong cách tự thò tay xuống nâng bi mình lên có vẻ đang rất phổ biến ở xã hội VN này.

Đồng ý là lá số nêu trên topic (Không rõ khả tín sao nữa) là thuộc dạng võ cách. Nhưng cũng nhị hợp cái con Cự Tuế Kình. Nổ thì cứ gọi là hơn pháo Bình Đà.

Nếu võ đạt tầm Master thì Ariblading (Chém gió) chắc cũng đạt tầm King of Master.

Sửa bởi Vô Thường: 16/09/2015 - 10:16


Thanked by 1 Member:

#72 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 16/09/2015 - 12:41

nói gì thì nói, người thành danh được chắc hẳn có điểm hơn người. Hơn nữa, vác kẻng đi đánh xứ người mà nổi tiếng được thì chắc chắn không phải là kẻ tầm thường. Người nước ngoài họ thực dụng, làm việc hiệu quả người ta mới tin - lại có câu "bụt chùa nhà không thiêng". Một người giỏi như vậy, thật là một niềm tự hào lớn cho người Việt chúng ta.

Thanked by 4 Members:

#73 giotuthaonguyen

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 193 Bài viết:
  • 201 thanks

Gửi vào 16/09/2015 - 16:00

Kỳ nhân đuổi mưa" Lương Ngọc Huỳnh khẳng định ông chưa từng phải bỏ ra dù chỉ một đồng để mua bằng cấp, nhưng một lá thư từ Nga đang cho thấy những...

Sau khi tuyến bài về khả năng đuổi mưa, võ thuật của Chưởng môn Lương Ngọc Huỳnhđược đăng tải, một độc giả từ Nga đã thay mặt nhiều người có cùng nghi vấn, gửi những thắc mắc đến "dị nhân 1 phút".
Chúng tôi xin được đăng nguyên văn:
"Chúng tôi mới đọc được bài viết về Giáo sư, Viện sĩ (GS.VS) Lương Ngọc Huỳnh, kể chuyện ông Huỳnh có tài đuổi mưa hôm 2/9, từng chữa bệnh cho tỷ phú Abramovich, được ngôi saoBóng đá Pháp - Zidane cảm phục.
Hay chuyện đánh võ trên nghìn trận, trận nào cũng thắng ngon ơ khi chưa đấu đến 1 phút.
Quá cảm phục! Khâm phục thêm nữa khi theo lời ông Huỳnh kể nhiều lần với báo giới Việt Nam từ nhiều năm nay, không chỉ là võ sư, ông còn là Giáo sư, Viện sĩ, từng làm việc trong bệnh viện của Tổng thống Nga (!).
Tìm hiểu thêm, chúng tôi đọc được 1 bài báo về "kỳ nhân" Lương Ngọc Huỳnh, đăng 2/2015, tức cũng gần đây thôi. Tác giả của bài báo kể là đã gặp trực tiếp võ sư để được nghe thuật lại những kỳ tích của mình.
Chỉ mới sang Nga năm 2001, trong 14 năm mà đã thu được những kết quả quá to lớn, về mặt học thuật cũng như võ thuật, y thuật. Thật hiếm có ai được như vậy từ trước đến nay.
Điều đó thôi thúc chúng tôi tìm hiểu thêm về ông, và thật bất ngờ, có nhiều điều đã được “lộ sáng”, xuất hiện nhiều nghi vấn mà chỉ có ông Huỳnh mới có thể giải đáp được.


Ông Lương Ngọc Huỳnh có là Giáo sư?
Theo như một bài báo ở Việt Nam, và nhiều bài khác, ông Huỳnh sang Nga năm 2001. Bài báo ra ngày 8/11/2008 viết, ông kể được Công ty Đông nam dược Bảo Long cử sang Nga để “phát triển việc bán thuốc hiệu Bảo Long và truyền bá võ thuật”.
Trả lời một báo khác mới đây, ông Huỳnh lại nói Đại sứ VN tại Nga thời đó là Ngô Tất Tố mời sang để phát triển Võ thuật VN bên Nga. PV tờ báo khác nữa, đầu năm nay lại nghe chính ông Huỳnh kể Hội võ thuật VN tại Nga "mời anh sang làm Phó Chủ tịch thứ nhất của hội".
Chưa biết lý do nào sang Nga theo như các lời kể mỗi lúc một khác, duy nhất về mặt thời gian là thống nhất, năm 2001.
Theo một tờ báo "Ở Nga, anh học tại Trường ĐH Y khoa Moskva để lấy bằng bác sĩ”.Chúng tôi biết ở Moskva có 3 trường Đại học Y, chả biết ông Huỳnh học Y số mấy, chắc không phải Y3 chuyên Răng Hàm Mặt, học có 4 năm.
Tức là ông có thể học Y1, Y2, trường nào cũng mất 6 năm. Chân ướt chân ráo mới sang năm 2001, tiếng tăm chưa biết, coi như mất 1 năm học tiếng, cộng 6 năm học là 7 năm, tức đến 2008 ông Huỳnh mới có thể tốt nghiệp, mới có diplom để được cấp giấy hành nghề bác sĩ.
Vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn, theo báo đăng thì "GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh được Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga phong hàm Giáo sư.
Trước đó, ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ do đã chọn Viện Hàn lâm này để gửi đề án về cách dùng khí công nâng cao sức khỏe và hiệu quả chữa bệnh. GS.VS. Lương Ngọc Huỳnh hiện là Phó Chủ tịch Học viện An ninh Quốc gia Liên bang Nga".
Như vậy đã rõ, ông Lương Ngọc Huỳnh được phong chức danh Giáo sư bởi cái Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga mà ông làm Phó chủ tịch (!).


Vậy Học viện an ninh quốc gia Liên bang Nga là cơ quan gì?
Tìm hiểu kỹ, thì chúng tôi thấy ở Nga chả có cái Học viện nào tên như vậy. Có lẽ phóng viên ghi nhầm chăng?
Truy ra thì có cái Học viện tư nhân với tên na ná, mà ông Huỳnh kể là làm Phó CT, có tên tiếng Nga là Межрегиональная общественная организация "ОБЩЕСТВЕННАЯ АКАДЕМИЯ НАЦИОНАЛЬНОЙ БЕЗОПАСНОСТИ", viết tắt là ОАНБ (OANB)
Dịch ra tiếng Việt là: "Tổ chức Xã hội liên vùng "HỌC VIỆN XÃ HỘI AN NINH QUỐC GIA". Tức là không phải Học viện nhà nước, mà là dạng một tổ chức tư nhân, đang mọc lên nhan nhản ở Nga.
(Cũng cần chú ý chút, là tên của Học viện này na ná với tên của một Học viện khác thành lập năm 1997 ở Saint Peterburg, là Học viện an ninh quốc gia - «Академия национальной безопасности», viết tắt là АНБ, dưới sự hậu thuẫn của Chủ tịch Duma quốc gia thời đó là Ghenady Seleznev).
Cũng trên trang của tổ chức OANB này cho biết "Học viện xã hội an ninh quốc gia" mới kỷ niệm 5 năm thành lập hôm 4/4/2014, suy ra nó mới thành lập năm 2009.
Điều kỳ khôi là dù có chữ “Học viện” trong tên gọi, nhưng nó không đào tạo một ai. Điều kiện trở thành thành viên của “Học viện” cũng vô cùng đơn giản: công dân Nga trên 18 tuổi, công dân nước ngoài có giấy tờ cư trú hợp pháp và... đóng tiền gia nhập.
Sau khi hoàn tất thủ tục, thành viên sẽ được cấp 1 thẻ bìa da chứng nhận có giá trị... 1 năm và 1 huy hiệu cài ve áo.
Tại trang web của tổ chức xã hội này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có ghi rõ các chức danh của Lương Ngọc Huỳnh:
(Phó Chủ tịch Tổ chức xã hội liên vùng OANB Lương Ngọc Huỳnh (doctor Li), sáng lập viên Trung tâm y học phương Đông, bác sĩ riêng của Chủ tịch nướcViệt Nam, tiến sĩ y khoa, Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ, Chưởng môn phái LÂM SƠN ĐỘNG).
(Вице-президент МОО «ОАНБ» Лыонг Нгок Хуинь (доктор Ли), основатель Центра Восточной медицины, личный врач Президента Вьетнама, Доктор медицинских наук, Академик Академии медицинских наук Монголии ,основатель авторской шкоы боевых искусств «Лам.Шон.Донг»)
Cứ theo trang này, ông Huỳnh còn là tiến sĩ y khoa. Chúng ta chú ý là tiến sĩ khoa học (Доктор), không phải là Phó tiến sĩ (Кандидат) mà ở VN cứ gọi chung là TS.
Không rõ ông Huỳnh bảo vệ luận án PTS, rồi TS, đề tài gì, ở đâu mà mấy năm sau khi ra trường đã làm được điều đó nhanh đến thế?


Trang này cũng không cho biết Học viện OANB phong Giáo sư cho ông Lương Ngọc Huỳnh vào năm nào, với lý do gì.
Điều kỳ lạ, trong các bản tin về Hội nghị khoa học lần thứ 2 (30/11-1/12/2013), lần thứ 3 (6-7/12/2014) của Học viện này, tất cả những người khác được ghi đầy đủ là GS.TS, hay Viện sĩ (đa số là các Viện hàn lâm tư nhân).
Thì họ và tên ông Lương Ngọc Huỳnh bao chưa giờ được gắn với bất kỳ học hàm, học vị nào, ví dụ như GS. Thậm chí, các bản tin còn gọi ông Huỳnh là “vị khách từ Việt nam” (!).
Theo như ông Huỳnh kể, ông là nhà khoa học, là GS do Liên bang Nga phong, tuy nhiên các trang tìm kiếm hàng đầu của Nga như Yandex, Rambler, hay Google.ru, khi chúng tôi gõ cụm từ “GS.Lương Ngọc Huỳnh” bằng tiếng Nga, kết quả tìm kiếm là... con số “0” tròn trĩnh.
Lý do vì sao, chắc cũng chỉ ông Huỳnh mới giải thích được.


Ông Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện gì?
Như đã viết trên, trang web của Học viện tư nhân OANB ghi ông Lương Ngọc Huỳnh là “Viện sĩ Viện hàn lâm y học Mông Cổ”.
Ông Huỳnh kể với một tờ báo Việt Nam "ông được Viện Hàn lâm Chiêm tinh Mông Cổ phong danh hiệu Viện sĩ".
Tớ báo khác (17/10/2010), và một tờ nữa (31/5/2011) cũng như nhiều báo, đều viết: Lương Ngọc Huỳnh được phong viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ.
Một trang của Nga có tên "Đế chế sức khỏe", đó là tên Trung tâm y học phục hồi nơi ông Huỳnh làm việc, có giới thiệu ông là Viện sĩ "Viện hàn lâm Quốc tế chiêm tinh và y học dân tộc Mông Cổ" (Академик «Международной академии астрологии и народной медицины» Монголии)
Không biết ông Huỳnh thật sự là Viện sĩ của cái Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Mà chưa chăc, nó đã ở bên Mông Cổ.
Ngay từ cuối năm 2008, phóng viên một tờ báo nổi tiếng ở Việt Nam cũng ghi: Ông Huỳnh cho biết ông đã “được phong Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ”.
Và ông Huỳnh cho PV biết: Viện Hàn lâm Khoa học Mông cổ được 18 nước trên thế giới công nhận và có trụ sở chính ở Mỹ (!). Sau này, một số báo cũng viết y chang như thế.
Thấy quá lạ, chúng tôi tìm hiểu thì biết chính xác Viện Hàn lâm Khoa học Mông Cổ được thành lập từ năm 1961, và đương nhiên, nó đã, và hiện đang được đặt tại thủ đô Ulan Bator của nước này, ở địa chỉ Улаанбаатар 14200, Монгол улс Шуудангийн салбар 20А Харйцаг – 34.


Vậy Lương Ngọc Huỳnh là Viện sĩ của Viện hàn lâm nào bên Mông Cổ? Không có lẽ ông không nhớ, mà kể cho báo giới VN mỗi lần một khác?

#74 TRANDINHLONG

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 162 Bài viết:
  • 129 thanks

Gửi vào 17/09/2015 - 14:53

Chuyện đã rỏ!

#75 Thanh.Huong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 665 Bài viết:
  • 1821 thanks

Gửi vào 30/10/2015 - 07:06

TS Vũ Thế Khanh , Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA

=========

NHỮNG ĐIỀU KỲ QUÁI VỀ “GIÁO SƯ VIỆN SỸ ĐUỔI MƯA” : CHƯA HỌC LỚP 10 ĐÃ TỰ GỌI GIÁO SƯ
IN BOX


Có những người xuất hiện trên diễn đàn văn nghệ với chức danh khoa học rất đáng nể như “Giáo sư Cù Trọng Xoay” hoặc là “bác sỹ hoa súng”…, mặc dù họ chưa được cơ quan chức năng Nhà nước phong tặng “học hàm học vị” chính hiệu, nhưng vẫn được mọi người hoan hỷ “chấp nhận” bởi họ là những nghệ sỹ hài trên sân khấu.


Nhưng nếu không phải là nghệ sỹ hài, mà chỉ là người có học vấn tầm thường, lại dám “dũng cảm” đăng đàn “diễn thuyết khoa học” với danh hiệu là “giáo sư viện sỹ” thì liệu có phải là “chuyện khôi hài” hay không ?


Vừa qua, có một vị tự xưng là “giáo sư viện sỹ” đã đăng đàn diễn thuyết về tài “đuổi mưa” . Vậy vị ấy là ai mà tài năng đến thế ?


LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN


Chúng tôi đã nhờ một số Cựu giáo chức từng công tác tại Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hà Tây cũ thẩm tra giúp xem có cái trường cấp 3 nào đã dạy và cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cho học sinh có tên là Lương Ngọc Huỳnh (sinh năm 1966 quê ở Quốc Oai Hà Tây ) hay không?


Tra danh sách tốt nghiệp phổ thông suốt 10 năm (từ năm 1980 đến 1990) mà vẫn chưa tìm học sinh có tên là Lương Ngọc Huỳnh .
Nhưng có một thông tin đáng lưu ý là ở thôn Dương Cốc, xã Đồng Quan, Quốc Oai (Hà Tây cũ) có một người trùng tên là Huỳnh nhưng lại là họ Nguyễn chứ không phải họ Lương, cũng sinh năm 1966 và trình độ học vấn thì mới đang học cấp 3. Điều khác biệt là bà nội anh Nguyễn Ngọc Huỳnh khi còn tại thế chỉ là nông dân thuần túy, chẳng giỏi y thuật và cũng chẳng giỏ võ thuật, trong khi đó thì ông “Lương Ngọc Huỳnh” lại tự bạch rằng “được học y thuật và võ thuật từ …bà nội” !!!


Vậy vấn đề cần phải làm rõ là “ở thôn Dương Cốc, xã Đồng Quan, huyện Quốc Oai (Hà Tây ) có tồn tại dòng họ Lương đã sinh ra và giáo dưỡng một vị “Giáo sư Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh” hay không? Hay chính Nguyễn Ngọc Huỳnh đã tự cải danh thành họ Lương để dễ bề “sáng tạo” ra cái “hành trang lý lịch kỳ bí ” của mình ?!!


Nhưng đó mới chỉ là giả thiết mà chúng tôi đặt ra, còn sự thực ra sao thì chỉ có những người họ Nguyễn , Thôn Dương Cốc, xã Đồng Quan, Quốc Oai là biết tường tận hơn cả.


Đi tìm cái trường cấp 3 phổ thông mà đã gặp phải sự kỳ bí rồi, huống chi đi tìm nơi phong cái danh hiệu “Giáo sư Viện sỹ” thì lại càng kỳ bí hơn, bởi giống như bị rơi vào “trận đồ bát quái “.


Theo các nguồn thông tin từ các cán bộ khoa học đang công tác tại Liên Bang Nga gửi về cho biết, cách đây khoảng trên chục năm, ông Lương Ngọc Huỳnh được ông Nguyễn Hữu Khai cử sang Nga để quảng cáo, tiếp thị bán thuốc cho Tổng Công ty Đông Nam dược Bảo Long .
Khi ông Nguyễn Hữu Khai (tổng giám đốc Công ty) bị phạt tù, đồng thời Công ty Đông Nam dược Bảo Long cũng bị vướng vào vòng pháp luật thì ông Lương Ngọc Huỳnh đã cao chạy xa bay khỏi cái mối quan hệ này vì sợ liên lụy trong việc làm ăn.
Trong quá trình còn làm chân tiếp thị bán thuốc tại Nga, ông Huỳnh có cộng tác với một tổ chức tư nhân có tên là "Học viện an ninh xã hội", tiếng Nga là: "Общественная Академия национальной Безопасности", website:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Viện này thực chất là do nhóm tư nhân lập ra ở Nga vào năm 2009 để dạy võ tự vệ.


Bất cứ ai bỏ tiền ra là được kết nạp vào làm thành viên của Học Viện . Còn những học viên thì chỉ cần nộp tiền để học chương trình riêng của viện (như “võ tự vệ”…) chứ không phải là học chương trình đào tạo đại học theo tiêu chuẩn quốc gia..


Nếu đã không học đại học thì làm sao có thể làm được luận án tiến sỹ và làm sao có đủ tư cách để được phong hàm Giáo sư?
Sự hiểu lầm ở đây có lẽ là do sự lạm dụng từ ngữ trong cách dịch thuật. Các học viên của Viện có thể gọi thày dạy võ là "Профессор", có nghĩa là "thầy ", nhưng người ta cũng có thể dịch theo nghĩa giống như chữ “professor” (giáo sư) trong tiếng Anh. Cách gọi này là “nói miệng” khi giao tiếp, khác với việc được một hội đồng khoa học của Nhà nước chính thức trao học hàm "Giáo sư".


Như vậy, danh hiệu "Giáo sư" của ông Lương Ngọc Huỳnh là không có thật, chưa được công nhận bởi bất kì hội đồng khoa học nào ở Nga.


Tuy nhiên, ông Lương Ngọc Huỳnh luôn cố tình lập lờ, làm cho nhiều người nghĩ rằng đây là "Học viện An Ninh" của quân đội và Chính phủ Nga, và đương nhiên ông cũng nghĩ rằng mình xứng đáng là “giáo sư"


Danh hiệu "Viện sĩ" là một danh hiệu rất cao quí ở Nga, được phong tặng cho những nhà khoa học đầu ngành và có nhiều công trình nghiên cứu đóng góp cho khoa học. Danh hiệu này được phong tặng bởi "Viện Hàn Lâm Khoa Học Liên Xô" và nay là "Viện Hàn Lâm Khoa Học Nga", tiếng Nga là "Акадкмия Наук" hay "Akademia Nauk".


Ở nước ta có Giáo sư tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Hiệu và một số giáo sư tiến sỹ khoa học đầu ngành như Thiếu tướng, GS VS Trần Đại Nghĩa, GS VS Nguyễn Đình Tứ, GS VS Vũ Đình Cự, GS VS Vũ Tuyên Hoàng, GS VS Đặng Vũ Minh…mới được phong tặng danh hiệu cao quý của Viện Hàn Lâm Khoa Học này.


Ngoài "Viện Hàn Lâm Khoa Học" ra thì ở Nga hiện nay có rất nhiều viện khác, do tư nhân lập nên. Những viện này không phong tặng danh hiệu viện sĩ cho thành viên của mình, mà các thành viện muốn được kết nạp, chỉ cần đóng lệ phí thành viên để tham gia hoạt động, tương tự như "hội viên" ở nước ta và gọi nhau là viện sỹ (giống như là chữ nhân viên vậy thôi)


"Viện Hàn Lâm Chiêm tinh Mông Cổ" và "Viện Hàn Lâm Quốc Tế" cộng hòa Czech cũng là cái dạng như vậy, cả hai đều không phải là tổ chức chuyên về khoa học của Chính phủ, và không có chức năng phong tặng danh hiệu Viện sĩ, mà chỉ cần đóng tiền là được vào viện.


Như vậy danh hiệu "Viện sĩ" của ông Lương Ngọc Huỳnh chỉ là “viện viên” l, mà chẳng cần có bằng đại học hay tiến sỹ gì cả..
Đó cũng chỉ là cái “viện sỹ ma” !


SIÊU “VÕ SƯ” BỊA RẠC


Ông Lương Ngọc Huỳnh đã nhiều lần đăng đàn để giới thiệu về thành tích “thượng đài hạ knockout trên một nghìn võ sỹ quốc tế, mõi hiệp đấu chưa đầy 1 phút” !. Nếu con số này là thật thì quả là khủng khiếp, chắc chắn thành tựu của đấng “võ vương”

Trong hồ sơ của Liên đoàn võ thuật Hà Nội và Liên đoàn võ thuật Việt Nam cũng chưa có thủ tục kết nạp ông Lương Ngọc Huỳnh thì ở đâu phong cho ông danh hiệu Võ sư và tổ chức nào cử ông đi thi đấu võ quốc tế?

Nếu đã không có tên trong danh sách đoàn VN thi đấu quốc tế, thì ông “thượng đài” ở đâu mà nói rằng đã hạ “knockout” trên một nghìn võ sỹ trong trận đấu quốc tế , mỗi trận đấu chưa đầy 1 phút ?!!!

Kể cả trường hợp ông được Tổng cục Thể dục Thể thao phong chức Võ sư và cử đi thi đấu quốc tế liên tục thì cũng phải mất vài trăm năm sau thì mới có đủ cơ số trên một ngàn lần thượng đài .!!!

Ý KIẾN CHUYÊN GIA
INBOX


Phóng viên Năng Lượng Mới có trao đổi với TS Vũ Thế Khanh , Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA về dị nhân, quái nhân “giáo sư, viện sỹ” này.


PV: Thưa TS Vũ Thế Khanh, những lý giải về học thuật của “Giáo sư Viện sỹ” Lương Ngọc Huỳnh về khoa học vũ trụ liệu có đáng tin cậy không ?


TS Vũ Thế Khanh: Trước hết, cần phải tìm hiểu xem cái vị “giáo sư viện sỹ”ấy học vấn thực sự ra sao thì mới bàn đến trình độ chuyên môn cũng như các lý giải của ông ấy về các sự kiện khoa học vũ trụ.


Ngay cái tiêu chuẩn đầu tiên trở thành giáo sư là “phải có bằng Tiến sỹ ít nhất 3 năm”, trong khi đó, ông Huỳnh lại chưa có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, chưa làm luận án Tiến sỹ thì coi như hỏng từ vòng gửi xe


Nhưng ta cũng nên rộng lượng, thông cảm và bỏ quá cho ông Lương Ngọc Huỳnh, vì ông ấy chỉ là người tập võ thuần túy mà không phải là nhà khoa học, cho nên ông ấy không thể ngờ rằng cái danh hiệu “giáo sư” nó lại khắt khe và gian nan đến thế. Nếu ông ấy là nhà khoa học thực thụ và được đọc cái tiêu chuẩn của một vị giáo sư (dù chỉ một lần) thì dù có phải “diễn trên sân khấu” thì ông ấy cũng chẳng dám nhập vai “Giáo sư, Viện sỹ”.


Cho nên vài câu lý giải về thời tiết mà vừa qua ông Lương Ngọc Huỳnh đã mò mẫm chép ra từ trang Wikipedia thì mong quý vị độc giả cũng đừng mất thời giờ bận tâm về điều đó.


3. PV. Xin TS cho biết những điều kiện để được khảo nghiệm tại Hội đồng khoa học UIA ? Liệu UIA có kiểm chứng được khả năng “đuổi mưa” của “Giáo sư, Viện sỹ Lương Ngọc Huỳnh hay không, ?


TS Vũ Thế Khanh Bất cứ người nào đến đăng ký khảo nghiệm về khả năng đặc biệt thì đều được đáp ứng nguyện vọng , cho dù họ có tài năng ở bất cứ lĩnh vực nào, ngay cả việc khảo nghiệm “khả năng đuổi mưa” .


- Tuy nhiên, khi đến đăng ký kiểm chứng thì thí sinh phải thực hiện đầy đủ các quy chế của Hội đồng khoa học UIA,


Nếu ông Lương Ngọc Huỳnh thực hiện đầy đủ 3 điều kiện nêu trên thì Hội đồng khoa học của 3 cơ quan sẵn sàng chấp nhận và lập Hội đồng giám khảo để thẩm định


Thực ra, những người có khả năng đặc biệt thì không nhất thiết cứ phải là người có học vấn cao, do vậy có thể không cần nộp văn bằng chứng chỉ chứng minh học vấn nếu như trong hồ sơ đăng ký, thí sinh không ghi trình độ học vấn.


Trong số nhứng người có khả năng thực sự về ngoại cảm và khả năng đặc biệt, thì người có trình độ đại học chỉ chiếm tỷ lệ rất ít ( như KS Đỗ bá Hiệp, KTS Phạm Kim Khoa, Thạc sỹ Nguyễn Văn Nhã, Thạc sỹ Phan Bích Hằng, Đại tá Phạm Huy Lập, cử nhân Đinh Thị Hương). Số còn lại đa phần lại là những người có học vẫn rất hạn chế, chưa tốt nghiệp phổ thông, thậm chí có những người mới chỉ học đến cấp 1, cấp 2.. Nhưng họ vẫn có khả năng đặc biệt, vì khả năng này không hề phụ thuộc vào sách vở , không hề phụ thuộc vào bảng tra có sẵn.


Nhưng chỉ có ông Lương Ngọc Huỳnh là người duy nhất tự xưng là có học hàm học vị “giáo sư, viện sỹ”, do vậy nếu ông Huỳnh muốn được khảo nghiệm thì nhất thiết phải xuất trình văn bằng như ông đã từng giới thiệu
.
Việc khảo nghiệm đánh giá khả năng “đuổi mưa” của ông Lương Ngọc Huỳnh là rất cần thiết, bởi nếu ông Huỳnh có khả năng thần thông “hô phong hoán vũ” thực sự như vậy thì ông sẽ trở thành nhân tài kiệt xuất của thế giới ,


Nhưng nếu không trung thực thì việc phao tin “đuổi mưa” chỉ là trò nhảm nhí, mê tín dị đoan, phản khoa học, gây nhiễu loạn trên những kênh thông tin chính thống của xã hội


Nếu ông Lương Ngọc Huỳnh không có các văn bằng chứng minh học vấn mà vẫn còn xưng “Giáo sư, Viện sỹ” thì không những không trung thực, dối lừa dư luận xã hội, không đủ tư cách để tham gia khảo nghiệm, mà còn xúc phạm nghiêm trọng đến những nhà khoa học đã được đào tạo nghiêm túc từ nền khoa học của nước Nga.


Bất kể tình hình chính trị thế giới hiện nay ra sao, nhưng chúng ta cần phải biết ơn và ghi nhận sâu sắc rằng Liên bang Xô Viết vẫn là một trong những chiếc nôi của nền khoa học nhân loại. Các giáo trình đại học, các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật của nước ta hiện nay đang áp dụng phần lớn được tham khảo, trích dẫn và kế thừa từ giáo trình, quy phạm, tiêu chuẩn của Liên Xô . Không những thế, các giáo sư, tiến sỹ, các nhà khoa học hàng đầu của nước ta phần lớn đều được đào tạo từ nền khoa học giáo dục cao quý này.


Do vậy, những cán bộ khoa học được đào tạo từ Liên bang Nga mãi mãi vẫn là niềm tự hào không chỉ về trình độ học vấn mà còn là tấm gương của sự tận tụy, trung thực trong hoạt động khoa học.


Nếu một người chưa từng học đại học, chưa từng có công trình nghiên cứu khoa học như ông Lương Ngọc Huỳnh, mà cũng được xếp cùng bậc danh hiệu “giáo sư viện sỹ” của Viện Hàn Lâm Khoa học Nga là sự xúc phạm quá đáng đến những nhà khoa học chân chính. Và không biết có fan hâm mộ nào vẫn còn tiếp tục cổ súy cho những chiêu trò “ nhãn mác” này một khi họ đã thừa biết rằng cái danh hiệu “giáo sư viện sỹ” ấy chỉ là hàng mã ?

.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




4. PV. Thưa TS, ông đã từng nói rằng những “dị nhân hoang tưởng” khi đến khảo nghiện tại UIA thì đều bị “tắt điện”. Vậy với tài năng “đuổi mưa” của ông Lương Ngọc Huỳnh thì liệu có bị “tắt điện” hay không ? nếu ông ấy có tài năng thực sự thì UIA có “xin lỗi” như trong thư yêu cầu của ông ấy không?


TS Vũ Thế Khanh Ba cơ quan khoa học (là Liên hiệp khoa học UIA, Viện khoa học hình sự Bộ Công an, Trung tâm bảo trợ Văn hóa kỹ thuật truyền thống) đã hợp tác với nhau trong hơn hai chục năm qua và lập ra Hội đồng khoa học liên ngành để thực hiện nhiệm vụ mà Chính phủ và Bộ Khoa học Công nghệ giao cho, đó là “khảo nghiệm về các khả năng đặc biệt”.


Mục đích của Hội đồng khảo nghiệm là tìm kiếm và bảo trợ cho những hiền tài để phục vụ lợi ích quốc gia cũng như phục vụ lợi ích cộng đồng, chứ không phải là để ngăn chặn , hoặc nhằm hạn chế những tài năng. Có nhiều nhân tài, nhiều khả năng đặc biệt được cơ quan nâng đỡ, bảo trợ nên đã lập được những thành tích lớn lao trong nghiên cứu khoa học cũng như thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong chương trình Tâm linh “đến ơn đáp nghĩa , uống nước nhớ nguồn”.


Khảo nghiệm để tìm ra người có khả năng đặc biệt đồng thời phải hướng cho họ dùng tài năng đặc biệt vào mục đích lành mạnh, ích nước lợi dân. Nếu làm trái đạo, gây tác hại cho cộng đồng xã hội thì cho dù có khả năng đặc biệt đi chăng nữa thì cũng cần phải ngăn chặn, cần phải làm cho “tắt điện”.


Trong những năm qua, đã có hàng trăm “dị nhân hoang tưởng” khi đến khảo nghiệm đều bị Hội đồng khoa học của 3 cơ quan dùng “kính chiếu yêu” làm cho “tắt điện” và họ đều phải tâm phục khẩu phục và hứa sẽ từ bỏ hành vi tiêu cực..


Với trường hợp của ông Lương Ngọc Huỳnh , vì chưa nộp hồ sơ khảo nghiệm, cho nên chưa thể đánh giá được điều gì. Trước tiên phải kiểm tra xem liệu ông ấy “có điện” hay không rồi mới nói đến vấn đề “tắt điện” !


Nếu ông ấy đến xin khảo nghiệm và chứng minh được “khả năng đuổi mưa” của mình thì UIA không những sẵn sàng “xin lỗi” mà còn mang kiệu rước ông ấy lên bục vinh quang, sẽ làm hồ sơ đề nghị Nhà nước phong tặng Huân chương Lao động, và chắc chắn sẽ được tặng giải Nô Ben về khoa học vật lý vũ trụ.


Nhưng nếu ông ấy không có khả năng gì đặc biệt, thì không biết phải ứng xử ra sao cho hợp lý hợp tình?


Trước đây, Liên hiệp UIA cũng đã khảo nghiệm một “dị nhân hoang tưởng” đến xin khảo nghiệm khả năng “phóng năng lượng” vào cốc nước để chữa bệnh. Trải qua 1 tuần tham gia khảo nghiệm, biết rằng mình chẳng có tài năng gì đặc biệt, chẳng qua là bệnh hoang tưởng, anh ta liền ngất xỉu, cơ quan phải đưa vào khoa tâm thần của bệnh viện Bạch Mai để chữa trị .


Do vậy, với những “dị nhân hoang tưởng”, xin mọi người hãy từ bi hỷ xả, hãy coi họ là những bệnh nhân “tâm thần phân liệt” để có giải pháp ứng xử khoan dung độ lượng, tránh cho họ bị “sốc” hoặc bị “stress” nặng thêm. Và nên báo cho cơ quan chức năng nếu ai đó trong số họ có hành vi lừa đảo .


PV: Xin Cám ơn TS.


.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nguồn: Facebook Vũ Thế Khanh


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |