

#1
Gửi vào 29/09/2015 - 23:05
Cháu tuổi còn nhỏ nhưng cũng thích tìm hiểu về Phong Thủy, nhưng toàn tự đọc sách, không có thầy chỉ dạy, thành ra kiến thức thu nhận được cứ lõm bõm...
Cháu có một thắc mắc là long mạch khi chạy từ Tổ Sơn, đến khi dừng kết huyệt, có khi nào mạch chính lại thấp hơn, nhỏ hơn hai bên hộ tống long không ạ?
Không biết có phải do cháu học chưa đến nơi đến chốn, nhìn gà hóa quốc hay không mà cháu thấy đất vùng làng quê cháu, có một bàng long, mà mạch chính thì đi thấp hơn hai bên hộ tống long, đến khi dừng lại thì cả án phía trước và triều sơn ở phía ngoài minh đường đều cao hơn.
Rất mong được cụ Rừng Già và mọi người chỉ dạy
#2
Gửi vào 01/10/2015 - 02:42
Thanked by 1 Member:
|
|
#3
Gửi vào 04/10/2015 - 22:16
luongtrichu, on 29/09/2015 - 23:05, said:
Cháu tuổi còn nhỏ nhưng cũng thích tìm hiểu về Phong Thủy, nhưng toàn tự đọc sách, không có thầy chỉ dạy, thành ra kiến thức thu nhận được cứ lõm bõm...
Cháu có một thắc mắc là long mạch khi chạy từ Tổ Sơn, đến khi dừng kết huyệt, có khi nào mạch chính lại thấp hơn, nhỏ hơn hai bên hộ tống long không ạ?
Không biết có phải do cháu học chưa đến nơi đến chốn, nhìn gà hóa quốc hay không mà cháu thấy đất vùng làng quê cháu, có một bàng long, mà mạch chính thì đi thấp hơn hai bên hộ tống long, đến khi dừng lại thì cả án phía trước và triều sơn ở phía ngoài minh đường đều cao hơn.
Rất mong được cụ Rừng Già và mọi người chỉ dạy
Cháu cần biết là địa lý phong thủy vùng sơn cước và vùng bình dương là ngược nhau, không được nhầm lẫn.
#4
Gửi vào 05/10/2015 - 08:19
binhlq, on 04/10/2015 - 22:16, said:
Nơi cháu thực địa thì là vùng trung du, bán sơn địa... Có gì mong bác hướng dẫn thêm ạ...
#5
Gửi vào 05/10/2015 - 12:46
luongtrichu, on 05/10/2015 - 08:19, said:
Nơi cháu thực địa thì là vùng trung du, bán sơn địa... Có gì mong bác hướng dẫn thêm ạ...
Vùng trung du bán sơn địa là nơi tiếp mạch, giáp mạch và chuyển mạch của long, tùy hướng đi tiếp theo là gì. Nếu vùng tiếp theo là bình dương nhiều sông hồ thì là chuyển mạch, long từ địa long chuyển thành thủy long, sông suối từ vị thế hộ long chuyển sang dẫn long và các mạch núi thấp, núi đất chuyển thành hộ long. Khi nay, phải tinh mắt mới biết được chỗ sau khi hoán chuyển thành thủy long thì long có tụ lại ở đấy không hay đi về tận miền bình dương mới kết tụ. Và khi nay. thì cần ứng dụng Thủy long kinh miền bình dương.
Thanked by 3 Members:
|
|
#6
Gửi vào 06/10/2015 - 03:04
già rừng bội phục sở học tôn ông .
Long Mạch hội tụ từ xa xăm vạn dặm , từ Tổ xuống Tông , can chi điều hành , và sự tuỳ thuộc thay đổi Ngũ Hành . Giao nhau tại cửa khẩu , xuyên suốt qua hình dáng Tinh Lập , nối vòng như dây thừng , dây chão , là Hành Long của Sơn . Dòng nước lớn , cuồn cuộn đến đi không ngừng , thẳng băng băng không hồi hoàn là Hành Long của Thuỷ . Long Sơn di chuyển thì là lúc hai Thuỷ phải kẹp một núi , hoặc hai núi phải hộ tống một thuỷ . Nước đi thì núi đi , nước ngừng thì núi ngừng . Hạ Mạch , hai dòng nước giao thoa trước , hoặc dòng nước vòng qua , khí chắc chắn phải tụ phía trước . Huyện dựa vào nước mới lập được , đó là Long Sơn kết huyệt vậy .
Long Dương như một tấm da , sinh khí phân tán tứ bề , muốn phân biệt Long Mạch thì thiên nan vạn nan , cho nên phải dùng Thuỷ là dấu , là vết , phía trước có hai dòng nước đoàn tụ hoặc có dòng nước vây quanh huyệt , chỗ Thuỷ giới chắc chắn phải là nơi sinh khí tụ hoà , huyệt dựa vào nước mà lập . Sự biến hoá của Long khó lường , lối đi của Thuỷ không mạch lạc phương , hướng , Thuỷ từ Nam đến , Long từ Bắc đến , Thủy từ Đông lại , Long từ Tây về . Muốn lâp huyệt nghịch với Thuỷ thì phải xem sét kỹ càng Long Mạch, kiểm soát tận cùng chu đáo thế nước , để thuận nghịch đều có thế Lành mà dùng , nhất định không thế chấp khư khư sách vở u u minh minh một cách bảo thủ .
Đó là một phần nhỏ Thuỷ Long Kinh vậy .
rừng .
Thanked by 10 Members:
|
|
#7
Gửi vào 06/10/2015 - 08:51
Rừng Lá Thấp, on 06/10/2015 - 03:04, said:
già rừng bội phục sở học tôn ông .
Long Mạch hội tụ từ xa xăm vạn dặm , từ Tổ xuống Tông , can chi điều hành , và sự tuỳ thuộc thay đổi Ngũ Hành . Giao nhau tại cửa khẩu , xuyên suốt qua hình dáng Tinh Lập , nối vòng như dây thừng , dây chão , là Hành Long của Sơn . Dòng nước lớn , cuồn cuộn đến đi không ngừng , thẳng băng băng không hồi hoàn là Hành Long của Thuỷ . Long Sơn di chuyển thì là lúc hai Thuỷ phải kẹp một núi , hoặc hai núi phải hộ tống một thuỷ . Nước đi thì núi đi , nước ngừng thì núi ngừng . Hạ Mạch , hai dòng nước giao thoa trước , hoặc dòng nước vòng qua , khí chắc chắn phải tụ phía trước . Huyện dựa vào nước mới lập được , đó là Long Sơn kết huyệt vậy .
Long Dương như một tấm da , sinh khí phân tán tứ bề , muốn phân biệt Long Mạch thì thiên nan vạn nan , cho nên phải dùng Thuỷ là dấu , là vết , phía trước có hai dòng nước đoàn tụ hoặc có dòng nước vây quanh huyệt , chỗ Thuỷ giới chắc chắn phải là nơi sinh khí tụ hoà , huyệt dựa vào nước mà lập . Sự biến hoá của Long khó lường , lối đi của Thuỷ không mạch lạc phương , hướng , Thuỷ từ Nam đến , Long từ Bắc đến , Thủy từ Đông lại , Long từ Tây về . Muốn lâp huyệt nghịch với Thuỷ thì phải xem sét kỹ càng Long Mạch, kiểm soát tận cùng chu đáo thế nước , để thuận nghịch đều có thế Lành mà dùng , nhất định không thế chấp khư khư sách vở u u minh minh một cách bảo thủ .
Đó là một phần nhỏ Thuỷ Long Kinh vậy .
rừng .
Đọc bài viết của bác tôi thấy rất hay. Song tôi cũng như chủ topic đang trong quá trình chiêm nghiệm về địa lý phong thủy, mong bác có thể diễn giải xuất xứ và hành long của thế đất nhà Trần Việt nam ta ở Hưng hà Thái Bình, nằm cạnh sông Hồng được không? Để cho mọi người mở rộng tầm mắt.
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 06/10/2015 - 09:06
Như cháu đã nói, cái thế đất cháu đang theo dõi nếu có đúng thì là một bàng long...
Về dấu vết của thủy tụ thấy khá rõ ràng. Mạch chạy đến một vùng xứ đồng chiêm trũng quanh năm nước ngập, phía trước và bên tả là hai dãy đồi cao, nước chảy từ các khe đồi đổ xuống minh đường. Điều đặc biệt là nơi thủy tụ, khí cũng tụ... Đứng ở đó có thể hứng trọn âm thanh từ bốn phía vọng về, y như các đấu trường thời cổ đại... Thế đất đã khá hiền mà bốn phía thì trùng điệp, có nước rộng dãi nên cháu nghĩ nó không thoát xác mà lặn đi đâu được nữa.
Điều cháu băn khoăn là ở chỗ mạch chính lại được kẹp bởi hai bên hộ tống vừa cao vừa rộng hơn.
#9
Gửi vào 06/10/2015 - 11:30
luongtrichu, on 06/10/2015 - 09:06, said:
Như cháu đã nói, cái thế đất cháu đang theo dõi nếu có đúng thì là một bàng long...
Về dấu vết của thủy tụ thấy khá rõ ràng. Mạch chạy đến một vùng xứ đồng chiêm trũng quanh năm nước ngập, phía trước và bên tả là hai dãy đồi cao, nước chảy từ các khe đồi đổ xuống minh đường. Điều đặc biệt là nơi thủy tụ, khí cũng tụ... Đứng ở đó có thể hứng trọn âm thanh từ bốn phía vọng về, y như các đấu trường thời cổ đại... Thế đất đã khá hiền mà bốn phía thì trùng điệp, có nước rộng dãi nên cháu nghĩ nó không thoát xác mà lặn đi đâu được nữa.
Điều cháu băn khoăn là ở chỗ mạch chính lại được kẹp bởi hai bên hộ tống vừa cao vừa rộng hơn.
Chỗ cháu nói có nghĩa là long đã bác hoán nhiều lần và có khả năng tạo huyệt ở đây. Do vậy, không cần băn khoăn về hành long, cháu cần xem xét điều kiện kết huyệt của nó. Để biết được long có tụ hay không, cháu tìm hai nhánh long hai bên minh đường ôm vào minh đường. Trong địa lý phong thủy gọi là Thanh Long và Bạch hổ. Hai đường long khí này phải có thì mới tạo được xoáy khí để ngưng tụ, còn không là huyệt giả.
Thêm nữa vùng trung du bán sơn địa cháu phải đọc sách nắm rõ vì sao trong địa lý phong thủy, hành long và tạo huyệt trên mạch núi cao lại gọi là đi âm và kết âm, còn dưới bình dương thì lại gọi là đi dương và kết dương (chữ dương trong bình dương cũng thể hiện ý này). Cái này ngược với khái niệm cao là dương và thấp là âm trong nguyên lý cơ bản âm dương ngũ hành.
Sửa bởi binhlq: 06/10/2015 - 11:38
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 06/10/2015 - 11:49
#11
Gửi vào 07/10/2015 - 08:28
Lão rừng muốn lắm bàn chuyện cơ đồ Nhà Trần nhưng thú thực chưa một lần đầy đủ yếu tố núi sông giao hội , động tĩnh tiếp nối nhau vùng Hưng Hà Thái Bình địa linh nhân kiệt này vì lão rừng thiếu diễm phúc được ngưỡng quang phủ sát hiện trường ... còn như , nhìn ngắm ba thứ lăng nhăng ruồi bu do Google cunng ứng để tha hồ vung tay vung chân múa may Âm Dương tương hổ , quả thật lão rừng tôi chớ hề dám rồi nhân đó luông tuồng ngôn ngữ sỏi đá , mỗi bước mỗi thay hình . xin tôn ông thứ lỗi . Vạn tạ .
rừng lá thấp .
Thanked by 6 Members:
|
|
#12
Gửi vào 21/10/2015 - 14:59
#13
Gửi vào 25/11/2015 - 09:50
#14
Gửi vào 25/11/2015 - 14:36
Ooh vẫn còn nữa hả, thấy sách cao biền tấu thư nói nhiều mà chẳng biết sao.
#15
Gửi vào 26/11/2015 - 03:12
Cháu cứ nghĩ long mạch phức tạm lắm, đọc bài các bác viết mới biết nó cũng thường ạ. Cuối tuần cháu đi tìm thử ạ. nhoti .
nếu con tìm ra được mạch long , chứng tỏ tuần hoàn sinh khí Âm Dương một khu vực nào đó chỉ trong 2 ngày cuối tuần , già rừng xin thiêu huỷ trăm quyển cổ thư Địa Lý , tích góp được trong gần 60 năm chút thân quen Âm Dương Nhị Khí . con thử đi , già rừng sẽ chờ .
trân trọng.
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












