Gửi vào 05/04/2015 - 03:25
Trong làng Đông Môn của tôi đang ở có gia đình nuôi 1 con chó, con chó này rất ngoan. Ngày nọ, nó ăn vụng bị người chủ rượt đánh thừa sống chết thiếu, con chó liền chạy qua nhà con gái của ông ta để trốn.
Đúng lúc con gái ông đang ăn cơm, thấy con chó của nhà mình chui trốn dưới gầm giường, liền gọi nó ra cho ăn cơm. Con chó rên những tiếng rất bi thương, rất sợ hãi. Thấy tướng khép nép của nó, hình như nó đang mong chờ sự che chở của cô.
Một lúc sau,ông chủ cầm cây tìm đến, khi nghe tiếng của ông, nó liền cụp đuôi chạy trốn lại dưới gầm giường. Ông chủ hỏi người con gái có thấy con chó đến đây không. Con gái ông ta chỉ nó đang ở dưới gầm giường. Con chó bị ông lôi ra và đập chết ngay tại chỗ.
Không lâu sau, con gái của ông phát bệnh điên. Miệng cô luôn nói chó đến đòi mạng. Người nhà hỏi :” Chó với cô có oán thù gì?”
Hồn chó đang nhập vào người cô nói: ”Tôi chỉ ăn vụng có 1 tí xíu, tội không đến nỗi phải chết. Vì bị ông chủ đánh đập tàn nhẫn quá nên tôi mới chạy đến nhà con ông ta xin che chở. Nhưng cô ta không chịu che chở mà còn chỉ chỗ tôi ẩn nấp. Nếu cô ta k chỉ thì tôi đâu có chết. Tuy cô ta không trực tiếp giết tôi nhưng vì cô chỉ mà tôi phải chết. Vậy tôi để cho cô sống làm chi?”
Người nhà năn nỉ bỏ qua chuyện này. Họ sẽ dùng tiền để giài oan.Nhưng nói thế nào nó cũng không chấp nhận. Nó vặn hỏi lại:
- Thiếu tiền thì phải trả tiền nhưng thiếu mạng thì có dùng tiền trả được không?
- Tại sao không báo thù người đã giết ngươi?
- Thời giờ chưa đến, vả lại tôi không hận ông ta bằng hận cô này.
Trong đêm đó, cô bị đau đớn chịu không nổi, lăn lộn một lúc rồi chết.
Trong khoảng khắc để quyết định sự sống chết của một sinh vật, rất mong mọi người nên nhớ câu chuyện có thật này. Một lời nói mà có thể cứu đc mạng của 1 chúng sinh thì nó cảm kích vô cùng. Còn ngược lại, một lời nói mà làm cho nó chết thì lòng oán hận của nó lớn còn hơn người giết nó.
Chúng ta đừng cho rằng nó là con vật nên chúng ta làm gì, nói gì nó không nghe, không biết. Tuy nó không nói được tiếng người, chứ nó nghe và hiểu rất rõ. Cho nên chúng ta cần phải vô cùng cẩn thận.
(Trích sách NHÂN QUẢ BÁO ỨNG- NHỮNG ĐIỀU MẮT THẤY TAI NGHE của NXB Văn Nghệ-trang 130)
Cả đám đều chăm chú lắng nghe, anh ta nói lắp bắp: “Khoảng 7, 8 năm trước, cũng vào một buổi sáng mùa đông. Lúc đó nhà tôi ở giữa thung lũng. Do nhàn rỗi nên tôi cùng với em trai ngồi dưới cây cổ thụ trước sân nhà, gió mạnh quá khiến anh em chúng tôi run cầm cập. Đột nhiên tôi nghĩ, mùa đông là mùa làm cho thịt động vật ngon nhất, vừa nghĩ xong tự nhiên tôi thèm thịt chó rỏ dãi, tôi bàn với em mình:
– Em à! Nếu bây giờ mình mà có thịt chó ăn thì không còn gì tuyệt vời bằng phải không em?
– Anh chỉ mơ ước việc không có.
Nói câu này xong tự nhiên mắt nó sáng lên:
– Con chó vàng nhà bên cạnh, không phải vừa mập vừa lớn đó sao?
– Đúng rồi, tại sao anh không nghĩ ra kìa.
Nói là làm, tôi lấy một sợi dây thừng, thắt thành nút thòng lọng, rồi dụ con chó nhà kế bên qua. Khi nó vào vòng, chỉ cần giật nhẹ là bắt được, vừa đỡ tốn sức, vừa không sợ bị nó cắn. Bình thường, con chó này vốn quen thân với chúng tôi, đến khi chúng tôi gần thọc huyết nó rồi mà nó vẫn còn vẫy vẫy đuôi mà nước mắt nó tuôn chảy. Trong ánh mắt nó lúc đó hình như mong mỏi chúng tôi buông tha, chỉ coi hành động vừa rồi là trò chơi đuổi bắt chứ không phải là sự thật.
Đến khi thấy tôi cầm dao đến, nó biết là không thể tránh khỏi cái chết, nó không vẫy đuôi nữa mà mặt m*y buồn thảm, bộ dạng cực kỳ đáng thương. Nhưng lúc đó sự tham ăn đã làm mờ mắt, chúng tôi vẫn không chút động lòng trước hành động cầu xin của nó. Nó không phản kháng nữa, mà cho dù nó có phản kháng cũng không được, vì từ đầu cho đến cuối nó chỉ có những hành động đau đớn, quằn quại, chảy nước mắt. Chúng tôi cũng phải tốn rất nhiều sức lực mới giết được nó.
Lúc chết, hai mắt nó nhìn chúng tôi trừng trừng, mặt đầy căm hận, lưỡi thè dài ra khiến nhìn cũng hơi khiếp sợ. Nhưng nghĩ đến mùi vị thơm của thịt nên chúng tôi cũng chẳng quan tâm nữa, cố hết sức lôi con chó vô nhà bếp rồi chặt đầu nó. Vì đầu không thể ăn nên chúng tôi đem vất, rồi mới lột da, mổ bụng. Do làm biếng, sợ ăn không hết nên chúng tôi bỏ hết bộ đồ lòng, chỉ lấy phần thịt lại thôi. Sau khi rửa ráy xong, mới bỏ hết gia vị vào trong bụng, may lại rồi đốt lửa lên quay. Trong khi chờ thịt chín, tôi bảo em tôi đi mua hai chai rượu nếp. Anh em tôi vừa ăn thịt vừa uống rượu, tận hưởng hương vị cho đến nửa đêm, có thể nói là vô cùng thỏa thích.
Nhiều năm sau, có một đêm nọ, tôi nằm mộng thấy con chó vàng trở về, giống y như lúc nó còn sống. Nhưng khi thấy tôi nó không vẫy đuôi nữa mà nhìn tôi trừng trừng, mặt m*y hung tợn, hai mắt như hai cục lửa lớn. Lúc đó, tôi vô cùng sợ hãi, định chạy trốn, nó liền nhảy phốc tới cắn vào cổ tôi, tôi sợ quá hét thật to “Cứu tôi với”. Hô xong, tôi giật mình tỉnh giấc, mồ hôi chảy ướt đẫm cả thân, nhiều đến nỗi ướt cả áo quần và chảy thành giọt xuống đất. Từ đó về sau, đêm nào tôi cũng thấy nó về đòi mạng, đêm nào nó cũng khiến cho tôi khiếp vía.
Gia đình cho rằng tôi bị trúng tà nên mới mời thầy cúng về chữa bệnh. Ông ta dùng hết tất cả những biện pháp mà vẫn không thể đuổi được hồn ma con chó. Lâu ngày, không nhẫn tâm nhìn thấy gia đình hao tâm tổn trí vì mình nên tôi quyết định trốn đi.
Sau đó tôi đến làm việc cho một công ty ở Cao Hùng. Thật kỳ lạ thay, tự động tôi không còn thấy cảnh con chó vàng về đòi mạng nữa, được tỉnh táo yên ổn một thời gian, do đó mà tôi càng không dám về nhà.
Một năm sau, tôi nhận được tin sét đánh ngang tai. Đó là em trai tôi vừa mới qua đời, nghe xong tôi lập tức về liền. Vừa về đến nhà, tôi nghe người thân kể lại: “Từ khi tôi đi hỏi, em trai tôi cũng gặp phải căn bệnh kỳ quái như tôi, nhưng nó bị nặng hơn. Lúc nào nó cũng thấy con chó vàng về đòi mạng, cả ngày lẫn đêm. Nó luôn la hét ầm ĩ, bệnh càng lúc càng nghiêm trọng hơn, nó bắt đầu đi như chó, tru như chó. Trước khi chết, nó ngửi ngửi dưới đất y như chó vậy. Nó bò đến nhà chứa củi, không biết ai để cây cuốc trong đó, nó lấy cuốc xuống đập vào đầu, chẳng bao lâu thì chết.
Nghe xong, người tôi nổi đầy gai ốc, tôi hỏi: “Cây cuốc đó hiện giờ để đâu?”. Người nhà bảo: “Vẫn để trong nhà chứa củi”. Tôi vội chạy đến nhà chứa củi. Trời ơi! Tôi không nằm mơ đó chứ? Không sai vào đâu được, cây cuốc đó chính là hung khí mà anh em chúng tôi đã dùng để đập chết con chó vàng. Viện cớ là vì vấn đề làm ăn, chôn cất em xong, nửa đêm hôm đó tôi cấp tốc quay trở lại Cao Hùng ngay.
Suốt dọc đường, thật là thần hồn nát thần tính, chỉ cần tiếng gió thôi, tiếng lá cây thôi cũng làm tôi toát mồ hôi hột, nổi gai ốc, tâm trí lúc nào cũng hỗn loạn, phập phồng lo sợ. Cảm giác này nói ra mọi người không hiểu nổi đâu, với lại tôi cũng không biết dùng từ gì để diễn tả cho rõ ràng cảm giác này được. Lúc này, tôi thấy con chó vàng đang thè lười, nhe răng phóng tới. Tôi sợ quá hét lên rồi bắt đầu chạy, nhưng càng chạy càng thấy chậm. Suốt đêm đó tôi phải đối diện với tòa án lương tâm của mình.
Cuối cùng, hồn ma của con chó vàng lại tìm đến thật rồi. Nửa đêm, nó xuất hiện trước giường tôi đang nằm, giống như hung thần, ác quỷ, nó nhe nanh như muốn ăn tươi nuốt sống tôi vậy. Trong răng nó phóng ra hai tia sáng lạnh như muốn xuyên qua phòng của tôi. Sợ quá, tôi quỳ xuống van xin nó khoan dung tha lỗi. Vừa mới thấy nó nơi đó, vậy mà nó phóng lên cắn vào cổ tôi lúc nào không hay, càng cắn rang nó càng cắm sâu vào trong cổ của tôi….
“Cứu tôi với, cứu tôi với! Hãy tha cho tôi! Hãy tha cho tôi!”. Tôi hét to và múa máy lung tung. Những người bạn cùng phòng nghe tôi la làng nên đánh thức tôi dậy, thì ra là tôi gặp ác mộng. Bạn bè cứ luôn chế giễu do tôi làm nhiều tội ác quá nên mới thường gặp ác mộng. Tôi thấy mình đâu có nằm mộng đâu, vì lúc đó tôi chưa ngủ, mắt vẫn mở. Tôi sợ quá không dám ngủ, nằm mà tôi cứ luôn suy nghĩ, không hiểu tại sao dù tôi đã cầu xin như thế nào đi nữa con chó vàng nó cũng không tha thứ. Tôi chợt nhớ lại, lúc chúng tôi chuẩn bị giết nó, không phải nó cũng đã từng cầu xin tha mạng đó hay sao? Bây giờ chỉ còn có cách – lại đi.
Tôi đến Đài Bắc, tuy thay đổi 2-3 công ty, nhưng con chó vàng vẫn theo tôi như bóng theo hình. Khi tôi đi làm, nó cũng theo, bao giờ tôi vào trong công xưởng rồi, nó mới đi mất. Do đó, tôi xin ông chủ cho tôi ở luôn trong công xưởng; tốt quá, tôi ở luôn trong xưởng được 2 năm. Nhưng hai năm đó không lúc nào tôi quên nó, khi làm việc thì thôi, hễ nghỉ tay thì lại nhớ đến nó. Cho nên buổi tối, tôi không dám bước ra khỏi cửa nửa bước. Bây giờ ai cho tôi thêm tiền, bảo tôi ăn thịt tôi cũng không dám ăn; ám ảnh tội lỗi đã chiếm toàn bộ tâm trí tôi rồi.
Chuyện gì đến thì nó cũng sẽ đến, dù trốn chạy đi đâu thì nó cũng đến. Lúc này tôi thật thấm thía câu nói Đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú mà người bạn đã cho tôi mượn xem hồi mấy tháng trước: “Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn sâu xuống đáy biển. Dù tìm khắp thế gian này, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây”. Tối hôm kia, con chó vàng nó dẫn thêm 7, 8 con chó khác; con nào cũng rất hung dữ đến vây quanh tôi. Bất thình lình, cả bọn nhảy lên người tôi khiến tôi không thể nào cử động được. Chúng giữ tôi lại để cho con chó vàng cắn vào cổ tôi. Trong nhóm chúng, có con cắn vào đầu, tay, chân. Chúng cắn cho đến khi trên người tôi không còn chỗ thịt lành lặn; toàn thân tôi chảy máu đầm đìa, đau đớn không thể nào tả xiết…”
Vu Tử nói đến đây, thấy bộ dạng của anh ta hình như rất là đau đớn, kinh sợ. Anh ta im lặng một lúc, rồi nói với giọng rất hối hận: “Chó vàng là con chó có tánh linh rất cao. Trước kia nó có cảm tình đặc biệt với chúng tôi; nhưng chỉ vì một tâm niệm tham muốn ăn thịt, chúng tôi nhẫn tâm xuống tay tàn bạo với nó. Giờ nghĩ lại, tôi chẳng khác nào một con mãnh thú đội lốt người, có khi còn thua cả loài cầm thú.
Sau cái chết bi thảm của em trai, trong tâm tôi hiểu rất rõ cảnh của thế giới vô hình mà trước kia khi nghe ai nói đến, tôi đều bĩu môi chê cười, cho họ là mê tín dị đoan.
Tôi rất sợ đến một ngày nào đó, tôi cũng sẽ bị chết thảm như em tôi vậy, nên không dám làm quen với bất kỳ cô gái nào, sợ mình sẽ gây đau khổ cho người ta. Sau khi em tôi chết được một tuần, suốt ngày tôi không được an ổn. Nên tôi mới đi đầu thú, tôi nghĩ nhờ hình phạt của pháp luật giúp tôi đỡ thấy ăn năn về lỗi lầm của mình hơn. Nhưng không ai chịu xử cái chuyện cỏn con ăn trộm chó. Họ còn cho rằng tôi bị bệnh thần kinh”.
“Reng! Reng!”…Tiếng đồng hồ báo hiệu giao ban, mọi người như bừng tỉnh lại, đứng dậy đi ra một cách lặng lẽ. Người bạn làm chung với anh cũng đi làm việc của anh ta, mỗi người mỗi việc, chỉ còn lại một mình Vu Tử. Anh ta ngây người nhìn mọi người đi ra.
Khi mọi người quay trở về chỗ nghỉ thì đã 12 giờ trưa. Lúc ăn cơm, ai nấy đều bàn tán xôn xao – Vu Tử đã xin thôi việc và đi rồi. Tôi vừa ăn cơm vừa nghĩ: “Lần này anh ta sẽ đi đâu? Đi về phía đông hay phía nam? Rồi đây cánh lục bình kia sẽ trôi giạt về nơi nào? Có vật cản nào giúp nó dừng lại không?…
Một thời gian sau, cái tên “Vu Tử” bị cỗ máy thời gian nghiền nát. Do quá bận bịu lo toan cho cuộc sống, nên không còn ai nhắc đến tên anh; nhưng câu chuyện về cuộc đời anh đã để lại ấn tượng sâu sắc cho tất cả mọi người, cảnh tỉnh mọi người mỗi khi định xuống tay giết hại một sinh mạng, vì Nhân quả báo ứng tơ hào không sai chạy, không lọt một bụi trần.
(Trích từ quyển Nhân Quả Báo Ứng Những Điều Mắt Thấy Tai Nghe – CS Tịnh Tùng)
Ta sống không vì những ý kiến người khác nhưng lòng tự trọng không cho phép ta để những hình ảnh xấu về mình. Làm gì là quyết định, là tự do và là sự tự chịu trách nhiệm của mỗi người, từ mỗi người thành một cộng đồng. Điều duy nhất chi phối đến hành động của mỗi người chính là tình cảm và lý trí của người đấy. Vậy nên khi tình yêu thương trong bạn càng nhiều, bạn sẽ càng đối xử tốt với từng chừng nấy, bất kể là gì. Còn khi hiểu biết của bạn càng rộng, bạn sẽ càng bớt đi những hành động “thiếu hiểu biết”. Không phải ngẫu nhiên chỉ duy nhất loài chó được mệnh danh là “bạn của con người”. Cho dù ít để ý lắm bạn cũng sẽ phải công nhận lòng trung thành tận tụy của nó. Hơn nữa, chó là loài động vật duy nhất thể hiện cảm xúc tình cảm rõ rệt với chúng ta và tình cảm của nó dành cho chủ là hoàn toàn một chiều, bất kể bị đối xử như thế nào. Nó không biết nói nhưng những hành động và cử chỉ của nó thể hiện tất cả. Đặc biệt đôi mắt như muốn nói thay những gì nó không thể nói.
Mỗi chú chó cũng có riêng tính cách, sự thông minh và cảm xúc riêng. Sự thông minh và cảm xúc của nó khiến cho ở mức độ nào đó, có thể ví như một “đứa trẻ”, một “thành viên” của gia đình; một “người bạn” của trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật; là “niềm vui và sự khuây khỏa” của những người đơn thân; là “đồng đội” của những người lính an ninh và bảo vệ tổ quốc.
Nó thậm chí còn là “bạn” của những lãnh đạo, nguyên thủ quốc gia bởi những niềm vui và khoảng thời gian vô tư nhất mà nó mang lại chủ. Cũng không phải ngẫu nhiên mà trẻ em, thanh thiếu niên và rất nhiều người lớn rơi nước mắt khi phải xa rời chú chó nuôi; không phải ngẫu nhiên mà mọi người ghét kẻ trộm chó đến độ xảy ra những câu chuyện đáng tiếc; không phải ngẫu nhiên mà chuỗi chương trình truyền hình thực tế “Dog whisperer” thu hút hàng triệu khán giả trên thế giới; và cũng không phải ngẫu nhiên mà một chủ đề nhỏ này lại được sự quan tâm và bày tỏ nhiều ý kiến như vậy.
Loài chó đáng yêu, đáng quý như vậy, chẳng nhẽ bạn thấy khác chỉ vì miếng thịt của nó.
Cũng xin đừng tiếp tục viện dẫn vào văn hóa truyền thống, cuộc sống là sự phát triển tiến về phía trước và tiến đến văn minh hơn. “Trọng nam khinh nữ” là một văn hóa truyền thống “đáng phải bỏ đi”. Đốt pháo là một văn hóa truyền thống nhưng cũng phải bỏ đi vì sự nguy hại và lãng phí. Hơn nữa, mọi ví dẫn việc ăn thịt chó, mèo,… là văn hóa truyền thống, là văn hóa ẩm thực của người Việt là sự tự nhận, ngộ nhận, quy chụp một cách chủ quan theo hiểu biết cá nhân. Nói chính xác, đó chỉ là thói quen và sở thích cá nhân. Đừng tiếp tục gây hiểu lầm và nhân danh văn hóa người Việt một cách bừa bãi.
Có thể bạn không thích chó, nhưng bạn còn tiếp tục ăn thịt chó, chỉ là thú vui hơn là nhu cầu, bạn còn khuyến khích chuyện trộm chó, còn sẽ lấy đi “bạn” của những đứa trẻ, của nhiều con người và quan trọng hơn, bạn đã vô tình tạo cho mình sự ích kỷ, vô tâm và dửng dưng trước những số phận, câu chuyện và tình cảm đằng sau miếng thịt chó đấy. Nếu giả sử bạn nuôi con chó của miếng thịt đấy, nó cũng sẽ mừng rỡ hằng ngày mỗi khi bạn về nhà.
Đạo Phật có câu: “Chúng sanh bình đẳng”, loài người cũng là một trong muôn loài trên thế giới này và quy luật sinh tồn tự nhiên đảm bảo sự cân bằng bền vững cho hệ sinh thái cũng như vòng tuần hoàn của cuộc sống. Từ đất đai cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây cỏ, con bò ăn cây cỏ rồi cung cấp thịt cho con người và rồi con người chết đi cũng hòa vào đất. Vậy nên hãy đối xử công bằng với vạn vật qua việc ăn uống “có trách nhiệm”.
Hãy tiêu thụ vừa đủ để duy trì một cơ thể khỏe mạnh và cũng để bày tỏ sự trân trọng đối với những “món quà” của cuộc sống và sự “hiến tặng” của những loài khác. Đó cũng là cách nghĩ và sống “có hiểu biết”, “có trách nhiệm” với “ngôi nhà” chung ta đang ở và đến những thế hệ con người mai sau, trong đó có con cháu ta. Văn hóa, nghệ thuật ẩm thực là một trong những tinh túy và niềm vui của cuộc sống con người nhưng không hề đồng nghĩa với một sự bừa bãi, vô nhân đạo và lãng phí.