Nguyên văn: Đất tứ mộ chứa nhiều khí, vì sao mà gọi là Tạp Khí vậy ta ? Bởi vì chứa nhiều quá ấy mà, Dụng Thần bất nhất nên gọi là Tạp Khí. Như Thìn vốn tàng Mậu, lại còn là thủy khố, lại còn có dư khí của Ất mộc, cả ba khí đều có thì dùng làm sao ? Nhưng mà dễ thôi, thấu Can ra là Tạp thành Không Tạp ý mà.
Giải nghĩa: Nguyệt lệnh Thìn Tuất Sửu Mùi là đất tứ mộ chứa nhiều can khí khác nhau nên không thuần, gọi là tạp khí vì khí khắp nơi đổ về tụ hội, làm dụng thần không chuyên nhất. Tý Ngọ Mão Dậu là đất tứ chính khí vượng như Quý thủy tại Tý, Đinh hỏa tại Ngọ, Tân kim tại Dậu, Ất mộc tại Mão. Dần Thân Tỵ Hợi thì đều chứa khí sinh vượng như Bính hỏa Mậu thổ trường sinh ở Dần, Giáp mộc thì đang vượng, vân vân ... Chỉ có Thìn Tuất Sửu Mùi thì khác, như trong Thìn chứa Ất mộc là dư khí của mộc, Mậu thổ thì quan đới cho đến Quý thủy, toàn là khí suy nhược. (thatsat chú: Đoạn này Hoàng đại ca tham cứu chưa sâu vẫn chỉ là nhắm mắt đọc theo sách của người xưa, khơi khơi bề mặt mà thôi, nên vào đây tham khảo siêu phẩm Đường về Vô Cực của Sát mỗ khi diệu dụng Hà Đồ đưa 4 khí nhập thổ mới có thể hiểu được, căn cơ vững chãi sau này còn đi vạn dặm đường xa chứ). Trong Tuất thì chứa Mậu thổ nhập mộ và Tân kim quan đới Đinh hỏa đều là suy nhược. Tàng can trong Sửu Mùi cũng tương tự như vậy đều gọi là tạp khí.
Khi định cách từ nguyệt lệnh, cần phải lấy can đang vượng (đương vượng) hoặc can thấu ra (thấu ra nghĩa là có lực). Nhưng tại Thìn Tuất Sửu Mùi chẳng có can nào là đang vượng, mộc trong Thìn có khí, kim trong Tuất có khí, thủy trong Sửu thổ không yếu, hỏa trong Mùi vẫn đang còn khỏe, làm cách nào dùng đây hả trời ? Như ba can Ất Mậu Quý trong Thìn, phải lấy can nào làm dụng thần ? Ôi trời quá dễ đi thôi, lấy can thấu ra hoặc lấy hội chi (chi tháng hội hoặc hợp) làm dụng. Thế là từ tạp loạn là hết tạp loạn nha.
Làm sao xác định được can nắm lệnh đương vượng ở trong nguyệt lệnh ? Người xưa có hai cách: một cách là của Thẩm đại ca: thấu can hội chi. Hoặc dựa vào một nhân nguyên trong nguyệt lệnh mà lấy như “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” sau:
Tháng Dần: từ Lập Xuân, Mậu thổ 7 ngày, Bính hỏa 7 ngày, Giáp mộc 16 ngày.
Tháng Mão: từ Kinh Trập, Giáp mộc 10 ngày, Ất mộc 20 ngày.
Tháng Thìn: từ Thanh Minh, Ất mộc 9 ngày, Quý thủy 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày.
Tháng Tỵ: từ Lập Hạ, Mậu thổ 5 ngày, Canh kim 9 ngày, Bính hỏa 16 ngày.
Tháng Ngọ: từ Mang Chủng, Bính hỏa 10 ngày, Kỷ thổ 9 ngày, Đinh hỏa 11 ngày.
Tháng Mùi: từ Tiểu Thử, Đinh hỏa 9 ngày, Ất mộc 13 ngày, Kỷ thổ 18 ngày.
Tháng Thân: từ Lập Thu, Mậu Kỷ thổ 10 ngày, Nhâm thủy 3 ngày, Canh kim 13 ngày.
Tháng Dậu: từ Bạch Lộ, Canh kim 10 ngày, Tân kim 20 ngày.
Tháng Tuất: từ Hàn Lộ, Tân kim 9 ngày, Đinh hỏa 3 ngày, Mậu thổ 18 ngày.
Tháng Hợi: từ Lập Đông, Mậu thổ 7 ngày, Giáp mộc 5 ngày, Nhâm thủy 18 ngày.
Tháng Tý: Từ Đại Tuyết, Nhâm thủy 10 ngày, Quý thủy 20 ngày.
Tháng Sửu: Từ Tiểu Hàn, Quý thủy 9 ngày, Tân kim 3 ngày, Kỷ thổ 18 ngày.
Ví dụ: Giáp mộc sinh vào tháng Dần, trong vòng 7 ngày từ Lập Xuân thì Mậu thổ nắm lệnh, sau đó Bính hỏa nắm lệnh 7 ngày và cuối cùng là Giáp mộc nắm lệnh 16 ngày. Xem phía trên thì biết mỗi tháng mỗi ngày có một can nắm lệnh mà lấy dụng thần nha.
Phương pháp này có chính xác không vậy ta ? Cho đến nay chưa có ai và chưa có sách nào hoàn toàn khẳng định điểm này. Nếu không dùng thấu can hội chi thì nghe có vẻ buồn cười nhưng trên thực tế các tay mệnh lý giang hồ sử dụng rộng rãi phương pháp “nhân nguyên tư lệnh ca quyết” bên trên. Nhưng mà bọn họ đồng thời cũng dùng thấu can hội chi. Nên phương pháp thứ hai này cũng chỉ dùng để tham khảo thêm. (thatsat chú: trên thực tế, nếu không tìm được can thấu và chi hội, nhiều sách của Việt Nam và Trung Hoa viết rằng tùy lấy một can mà dụng, có dòng Tử Bình của Nhật Bản dùng bảng nhân nguyên phía trên như giải pháp cuối cùng, tức là vẫn ưu tiên thấu can hội chi hơn).
Nguyên văn: Như nào là thấu can vậy ta ? Như Giáp sinh tháng Thìn, thấu Mậu thì dùng Thiên Tài, thấu Quý thì dùng Chính Ấn, thấu Ất thì dùng nguyệt kiếp. Như nào là hội chi vậy ta ? Như Giáp sinh tháng Thìn gặp Thân và Tý hội cục, tất dùng thủy ấn vậy. Thấu một can thì dùng một can, thấu nhiều can thì dùng nhiều can. Đã thấu lại còn hội thì kết hợp dùng cả hai. Kết hợp có tình thì tốt, kết hợp vô tình thì ôi thôi chán lắm nói chi thêm buồn.
Giải nghĩa: Cái gì gọi là thấu can vậy ta ? Ví như Giáp mộc sinh vào tháng Thìn, thấu Mậu thổ thì dùng Tài cách. Thấu Quý dùng Ấn cách, Thấu Ất dùng nguyệt kiếp cách. Cái gì gọi là hội chi vậy ta ? Như Giáp mộc sinh vào tháng Thìn, địa chi có Thân và Tý, Thân Tý Thìn hội thành thủy cục nên lấy thủy ấn làm dụng. Thấu một can thì dùng một can, thấu nhiều can thì phối hợp dùng nhiều can, vừa thấu can lại vừa hội chi thì kết hợp mà luận. Kết hợp có tình thì cát, kết hợp vô tình thì hung nha.
Người xưa vì sao phải cường điệu chuyện thấu can kinh vậy ta ? Bởi vì địa chi như là gốc cây, còn thiên can coi như thân cành, tàng can coi như hạt giống, chỉ có thấu can và hội chi mới thực sự có lực nổi trội . Sao phải sợ rằng không đương lệnh, thậm chí còn có lực hơn là can đương lệnh trong lệnh tháng mà không thấu ấy chứ. Do đó, Tử Bình Chính Tông Đại Pháp cần phải lấy thấu can làm dụng thần vậy.
Nguyên văn: Như nào là hữu tình vậy ta ? Là thuận mà thành vậy. Như Giáp sinh tháng Thìn thấu Quý là Ấn, lại còn hội Tý Thân thành cục gọi là cách cục Ấn thụ. Cách cục Ấn thụ thanh mà không tạp, sự phối hợp giữa thấu can và hội chi này là hữu tình vậy. Lại như Bính sinh tháng Thìn thấu Quý là Quan lại phùng Ất làm Ấn, Quan Ấn tương sinh hơn nữa Ấn còn khứ ám thổ (Mậu) tàng ở trong Thìn mà thanh Quan, đây là trường hợp hai can cùng thấu lại kết hợp hữu tình. Lại như Giáp sinh tháng Sửu thấu Tân là Quan, hoặc Tỵ Dậu hội thành kim cục lại thấu thêm Kỷ Tài để sinh Quan, là hai can thấu cùng phối hợp hữu tình với hội chi vậy.
Giải nghĩa: Như thế nào là hữu tình vậy ta ? Đều là hội chi và thấu can phối hợp hài hòa vậy. Phối hợp hài hòa nghĩa là Thiện Dụng Thần được sinh còn Ác Dụng Thần thì gặp khắc chế vậy.
Ví như Giáp mộc sinh tháng Thìn thấu Quý thủy Ấn tinh, mà địa chi lại có Thân Tý Thìn tam hợp thủy cục, thấu can và hội chi đều là Ấn thụ, nên gọi là cách cục thuần Ấn. Ví dụ về hữu tình của thấu can và hội chi như dưới đây:
Mệnh của Hữu Nhiệm:
Tài Tài Nhật Ấn
Kỷ Mậu Giáp Nhâm
Mão Thìn Tý Thân
Nguyệt lệnh vốn là tài tinh, đang là tài cách, do can thấu Nhâm thủy ấn tinh, chi có Thân Tý Thìn hội thủy cục nên hóa Tài cách thành Ấn cách. Mệnh không theo đường kinh thương mà theo con đường văn chương, nhiều năm làm Viện Trưởng. Là một vị đạt đến tinh luyện của thư pháp, người đời xưng tụng là “đương đại thánh thư”. Đây đều là biểu hiện của cách cục Ấn tinh thuần mà không tạp.
Lánh Hữu Mỗ nam mệnh:
Ấn Tỷ Nhật Thương
Nhâm Giáp Giáp Đinh
Thân Thìn Tý Mão
Mệnh này không khác mấy so với mệnh Thư Thánh đại ca phía trên. Đều là thấu can hội chi thành cách cục thuần Ấn, mệnh này chỉ vì giờ sinh có Đinh hỏa Thương Quan mà cách cục biến hóa, Ấn cách biến thành Thương Quan tiết khí sinh thổ, Thương Quan sinh thổ cách rồi thì không nên có can năm là Nhâm thủy từ xa hợp với Đinh hỏa, làm cho Đinh hỏa không thể tận lực sinh thổ. Cho nên người này chỉ học hết lớp 8, là một lão thợ thủ công khéo tay đan lát mây tre tại một làng nhỏ.
Như Bính hỏa sinh tháng Thìn, thấu Quý thủy Chính Quan, đồng thời lại thấu Ất mộc Ấn tinh, vậy là Quan Ấn tương sinh, Ất mộc lại có khả năng chế ngự Mậu thổ tàng trong Thìn làm cho Mậu thổ không khắc Quan được. Hai can thấu như vậy gọi là hữu tình tương sinh vậy.
Ví dụ nam mệnh:
Ấn Tài Nhật Quan
Ất Canh Bính Quý
Mùi Thìn Ngọ Tỵ
Quan Ấn đều thấu, chỉ có điều Canh kim Tài tinh hợp trụ Ất mộc ấn tinh gây bất lợi. Tuy nhiên, Ất mộc tọa căn, Canh kim không thể hoàn toàn hợp được. Nhưng Ất tinh cũng không thể phát huy toàn lực làm cho công lực của mệnh cách này bị giảm đi rất nhiều. Nên người này chỉ là một quản đốc đại ca ở một xí nghiệp quốc doanh nhỏ, quan không cao lộc không nhiều.
Nam mệnh:
Thực Tỷ Nhật Quan
Mậu Bính Bính Quý
Tuất Thìn Dần Tỵ
Đinh Mậu Kỷ Canh Tân Nhâm Quý
Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi
Thấu Quan không thấu Ấn, Thìn Tuất lại xung làm thương tổn căn khí của Quý thủy trong Thìn phá mất Quan cách. Phá Quan cách rồi vốn có thể lập thành cách cục Thương Quan phối Ấn, không may dần mộc ấn tinh gặp tử tuyệt tại đại vận nên mất hết quý khí. Người này từ khi tham gia công tác chỉ làm kịch cỡ đến tổ trưởng đại ca mà thôi.
Giáp mộc sinh vào tháng Sửu thấu tân kim quan tinh hoặc địa chi có Tỵ Dậu Sửu hội thành Quan cục lại thấu Kỷ thổ Tài tinh đến sinh Quan, là một điển hình của kết hợp hữu tình giữa thấu can cùng hội chi.
Nguyên văn: Như thế nào là vô tình vậy ta ? Như Nhâm sinh tháng Mùi, thấu Kỷ là Quan, địa chi lại hội Hợi Mão thành Thương Quan cục, vậy thấu can và hội chi là tương hợp vô tình vậy. Như Giáp sinh tháng Thìn thấu Mậu là Tài hoặc thấu Nhâm Quý là Ấn, thấu Quý tất nhiên Mậu sẽ hợp Tài Ấn đều mất. Thấu Nhâm thì Tài Ấn đều thụ thương hoặc tham Tài hoại Ấn đều là vô tình vậy. Giáp sinh tháng Tuất thấu Tân là Quan lại thấu Đinh là Thương, chi tháng hội Dần Ngọ Tuất thành cục Thương Quan đều là vô tình vậy.
Giải nghĩa:
Vô tình là như nào vậy ta ? Là thấu can và hội chi tương nghịch lẫn nhau. Tương nghịch có nghĩa là Thiện Dụng Thần bị khắc còn Ác Dụng Thần lại được sinh.
Như Nhâm thủy sinh tháng Mùi có Kỷ thổ Quan tinh thấu xuất lại có Hợi Mão Mùi tam hợp Thương Quan cục phá Quan cục là vô tình vậy.
Nữ mệnh:
Kiếp Quan Nhật Thương
Quý Kỷ Nhâm Ất
Mão Mùi Tý Tỵ
Vốn là Quan cách chỉ vì Mão Mùi hợp phá mất Quan cách lại thêm chi giờ Tỵ hỏa sinh Quan tinh nên Quan tinh không bị tuyệt nhưng cũng không thể trở thành kỳ cách được nữa. Người này học hành không xong, làm việc cũng không dở, học nghề cũng không thành, hôn nhân thì không thuận cuối cùng thành gái điếm.
Lại như Giáp mộc sinh vào tháng Thìn, thấu Mậu thổ Tài tinh lại thấu Nhâm Quý thủy Ấn tinh, Ấn tinh bị Tài tinh khắc, kết quả là cả Tài và Ấn đều bị mất là vô tình vậy.
Giáp mộc sinh vào tháng Tuất thấu Tân kim quan tinh nhưng lại thấu Đinh hỏa Thương Quan. Địa chi có Dần Ngọ Tuất tam hợp Thương Quan cục phá mất Quan cách mà vô tình vậy.
Nguyên văn: Lại còn có hữu tình mà thành vô tình nha, tò mò chưa ? Giáp sinh tháng Thìn gặp Nhâm là Ấn lại gặp thêm Bính, Ấn thụ vốn hỉ tiết Thân thành tú khí tự thành cách, lại thêm hỏa có thể sinh thổ hỗ trợ Mậu thổ ở trong Thìn, Ấn cách không thanh. Tất nhiên nếu thấu Nhâm can, nguyệt chi lại hội Thân hội Tý thì sẽ không ngại thấu Bính hỏa nữa. Lại như Giáp sinh tháng Thìn thấu Nhâm là Ấn, trong tứ trụ lại có Tuất, Tuất Thìn tương xung mà thổ động (thatsat chú: chỗ này Thẩm đại ca chiết nghĩa chưa đến chỗ thâm ảo, Tuất Thìn dương xung bản chất là thủy hỏa ám xung rung chuyển đất trời xung nhau từ thuở Tý Ngọ xung đến tận Thìn Tuất, thủy hỏa mới là vấn đề chứ không phải thổ, thổ chỉ là cái vỏ hời hợt bên ngoài, nếu thi triển các chiêu thức siêu cấp luận bát tự sẽ phải kể tới) làm cho can Nhâm khó thông với nguyệt lệnh nên không thành Ấn cách. Đều là hữu tình hóa vô tình, phú mà không quý vậy.
Giải nghĩa: Chiêu thức này mới đầu bát tự hữu tình sau lại chuyển thành vô tình, là sao vậy ta ? Giáp mộc sinh tháng Thìn thấu Nhâm thủy Ấn tinh lại thấu Bính hỏa Thực Thần, Ấn vượng Thân cường rất mừng Thực Thần tiết khí của Thân nha, cứ ngỡ như đã thành cách hay, nhưng ôi thôi Bính hỏa sinh trợ Thìn thổ, Mậu thổ trong Thìn thổ liền quay sang khắc Quý thủy là căn của Nhâm thủy làm cho Ấn cách không còn thanh thuần giảm đi giá trị của bát tự. Cũng tình huống đó, nhưng nếu địa chi có Thân Tý tam hợp thủy cục với Thìn thì cho dù có thấu Bính hỏa đi nữa cũng không vấn đề gì.
Lại như Giáp mộc sinh tháng Thìn thấu Nhâm thủy ấn tinh mà không thấu Bính hỏa Thực thần chỉ có điều Tuất thổ tới xung Thìn thổ làm thổ động mà khắc Quý thủy vốn là căn của Nhâm thủy, Ấn cách tan tành. Đều thuộc loại kết hợp trước có tình mà sau vô tình, những người đó đều giàu mà không sang. Vì sao mà phá Ấn vẫn còn giàu kinh vậy ta ? Vì tuy mất Ấn nhưng Bính hỏa Thực thần có thể cùng với nguyệt lệnh cấu thành cách cục Thực Thần sinh Tài.
Ví dụ ba mệnh phổ sau đây:
1. Mậu Thìn Bính Thìn Giáp Dần Nhâm Thân, công nhân phổ thông, học hết lớp 12.
2. Tân Dậu Nhâm Thìn Giáp Tuất Ất Hợi, Vương Tiểu Thăng bảng nhãn, có bốn con đều đỗ đại học nguyện vọng 1.
3. Nhâm Tuất Giáp Thìn Giáp Thìn Bính Dần, Gián quan, phú quý không lớn.
Người thứ nhất, Bính hỏa sinh Thìn thổ, thổ vượng ám khắc Quý thủy làm Ấn cách bất thuần cách cục không cao, một cuộc đời bình thường.
Người thứ hai không có Bính hỏa Thực thần mà có Tân kim Quan tinh thành cách Quan Ấn tương sinh, người này quan trường đắc ý, có 4 con thi đại học đều đỗ nguyện vọng 1.
Người thứ ba tuy có Tuất thổ xung Thìn nhưng trên Tuất có Giáp mộc chế thổ hộ thủy, nên có thể dùng Nhâm thủy Ấn tinh. Bính hỏa tiết Thân sinh thổ làm cho Nhâm thủy không có gốc vững nên cách cục không cao, giàu sang không lớn.
Nguyên văn: Lại có từ vô tình mà chuyển thành hữu tình nha. Như Quý sinh tháng Thìn thấu Mậu là Quan lại hội Thân Tý thành thủy cục, thấu can và hội chi tương khắc, tương đương với Kiếp Tài cách, ví như nguyệt kiếp dụng Quan sợ chi thương tổn nữa ? Lại như Bính sinh tháng Thìn thấu Mậu là Thực lại thấu Nhâm là Sát, vậy là hai can thấu khắc nhau, may mà can bị khắc lại là Sát ví như Thực Thần đới Sát, Sát phùng Thực chế. Đều là cách đẹp cục hay, vô tình mà hóa ra hữu tình vậy.
Giải nghĩa: Nghe nói có chiêu từ vô tình chuyển thành hữu tình là sao vậy ta ? Ví như Quý thủy sinh tháng Thìn thấu Mậu thổ Quan tinh, địa chi có Thân Tý Thìn tam hợp thủy cục, can thấu và hội chi tương khắc, tạm xem là vô tình nha, may thay là Kiếp Tài ác thần bị khắc mà không còn là vô tình nữa. Như nguyệt kiếp dụng Quan chế Kiếp, không có gì tổn hại, là hữu tình vậy.
Lại như Bính hỏa sinh tháng Thìn thấu Mậu thổ Thực Thần, thêm Nhâm thủy Thất Sát, Thực Sát hai can thấu mà tương khắc. May mà can bị khắc là Thất Sát ác thần ví như Thực chế Sát cách và Sát cần Thực chế cách đều là chế Sát đều là tốt đẹp mà đắc đại quý vậy. Hai ví dụ trên đều là vô tình mà biến thành hữu tình vậy.
Nam mệnh:
Tỷ Sát Nhật Thực
Bính Nhâm Bính Mậu
Thân Thìn Thìn Tý
Nguyệt lệnh có Thực Sát cùng thấu, địa chi lại Thân Tý Thìn tam hợp Sát cục nhưng mà địa chi có hai Thìn thổ nên không tận lực mà hóa thủy, cho nên Mậu thổ Thực thần vẫn còn căn có thể chế Sát thành cách “Sát cần Thực chế”. Người này trung niên kinh doanh thành công thành đại gia, tiền cứ gọi là nhiều như nước.
Nguyên văn: Cách cục như trên nhiều vô số, chỉ giới thiệu vài ví dụ thôi nha, coi chừng sau này gặp ngoại lệ đó nha.
Giải nghĩa: Bát tự kiểu này cứ gọi là nhiều như nước, đếm không có xuể nên chỉ đưa ra vài ví dụ tham khảo, chủ yếu là người học phải học một biết mười mới có thể thấu tỏ hết được.
Sửa bởi thatsat: 24/07/2011 - 18:21