thấtsát said:
Phụ dẫn: “biểu hiện” (danh từ) và “hành động” (động từ):
Nếu TẢ HỮU là hành động giúp đỡ, tại mệnh nghĩa là: ai đó giúp tôi, nghĩa tốt. Nếu TẢ HỮU là biểu hiện, tại mệnh nghĩa là: tôi là tay sai.
Nếu HÌNH RIÊU là hành động trừng phạt, HÌNH RIÊU cung Tật có nghĩa là: ai đó trừng phạt cung Tật, tương tự như ai đó phá tật đi, nghĩa lại tốt.
Cho thấy phân biệt sao là động từ hay danh từ rất quan trọng, nó thay đổi chiều tác dụng, dẫn đến thay đổi ý nghĩa.
Sao là danh từ hay động từ, hay cả hai, nếu sao là động từ thì trong S V O: ai là chủ ngữ, ai là vị ngữ.
TẢ HỮU tại mệnh, tôi là người đi giúp hay tôi được người khác giúp. TẢ HỮU đơn thuần là hoàn cảnh của tháng gieo xuống địa bàn. TẢ HỮU không phải “hành động giúp đỡ” mà là “biểu hiện giúp đỡ” là danh từ chứ không phải động từ, sẽ không có mệnh khí nào làm chủ thể đi giúp đỡ 12 cung.
Cho nên, TẢ HỮU tại mệnh có nghĩa là: tôi là tay sai. Tay sai cho ai ? không biết vì danh từ thì không có chủ ngữ và vị ngữ. Tóm lại tay sai cho đời. Các đấng quân vương hay có TẢ HỮU tại Di Phúc Nô là vậy. Họ không phải tay sai, các đối tượng khác là “tay sai”, cho ai, cho họ chứ còn cho ai, nên họ là vua.
Tương tự cho HÌNH RIÊU: sự trừng phạt. HÌNH RIÊU tại mệnh: kẻ trừng phạt. HÌNH RIÊU tại Thê: sự trừng phạt từ cung Thê. VD: Trần Cảnh: thê VCD ĐỊA KIẾP HÌNH RIÊU, ai cướp vợ tôi, ai trừng phạt tôi đấy ? Không ai đâu, Độ đây Độ đây, Thái sư Độ đây.
TỬ VI là biểu hiện ĐẾ, đóng cung Tật, tốt quá, ĐẾ đâu phải biểu tượng xấu. Nếu TỬ VI là “hành động tử vi”: làm nặng, đóng cung Tật có nghĩa là làm nặng Tật thêm, nghĩa lại thành xấu.
Vậy thực tế, có đúng TỬ VI đóng cung Tật gây trọng nạn không, hay cứu giải. Nếu đúng là xấu, TỬ VI phải mang ý nghĩa hành động: hành động tử vi, hệ quả xuất hiện chủ thể của hành động. Nếu TỬ VI đóng cung Tật mang nghĩa cứu giải, toàn bộ bài viết này thành bong bóng xà phòng.
All in.
1. Quan điểm về cung Tật cung Phúc:
a. Cung Tật Ách chứa họa.
Tật Ách tốt: nhiều họa. Kết luận xấu.
Tật Ách xấu: ít họa. Kết luận tốt.
b. Cung Phúc Đức chứa phúc.
Phúc Đức tốt: tốt
Phúc Đức xấu: xấu
c. Các sao các cách cục tốt ở cung Phúc Đức thì xấu ở cung Tật Ách và ngược lại.
2. Quan điểm về chính tinh:
Chính tinh có hai mặt: “hành động” và “biểu hiện” trong đó nặng về “hành động”. Chính tinh là “hành động” của cục gieo lên 12 cung.
3. Chính tinh tác động lên cung Tật:
Tật Ách là cung chứa họa, vì thế cung Tật Ách cần gặp các sao Sát Phá Không Kiếp VCD thì tốt, ngược lại gặp Tử Vi Thiên Phủ, Thiên Cơ Thiên Lương thì xấu, Tử Phủ Cơ Lương cát hóa Lộc Quuyền Khoa càng xấu.
Diễn nôm về vài chính tinh tại cung Tật Ách như sau:
Tử Vi: …làm trọng họa
Thiên Phủ: …làm nhiều họa
Thiên Cơ: …làm phức tạp họa
Thiên Lương: …làm dày họa
Thiên Đồng: …làm nhiều họa
Thất Sát: … sát họa đi
Phá Quân: … phá họa đi
SÁT PHÁ là hành động sát, hành động phá. Đã là hành động phải có chủ ngữ và vị ngữ, vị ngữ là 12 cung, vậy ai hành động lên 12 cung, phải có một “kẻ” đứng ngoài liên tục tác động vào 12 cung như, kẻ đó là ai ? kẻ đó chính là cục, còn gọi là NHNA cung mệnh hay mệnh khí.
Như vậy, sẽ không có chuyện TỬ VI HÓA KHOA, THIÊN LƯƠNG HÓA LỘC tại cung Tật Ách giải họa mà ngược lại. Họa to, nạn cực lớn. Điều này ngược với các sách truyền thống kể cả sách của VĐTTL nhưng phù hợp với thực tế. Nếu quan điểm này đúng, chứng tỏ các tác giả trước đây không có khảo sát kỹ lưỡng về cung Tật mà chỉ suy luận một cách “thấy là hợp lý” rằng TỬ VI tại Tật là cứu nạn, THIÊN LƯƠNG THIÊN CƠ tại Tật là cứu nạn.
Ngoài ý nghĩa hành động, chính tinh còn có nghĩa biểu hiện. THẤT SÁT đóng Tật tuy sát tật đi nhưng biểu hiện SÁT không mất đi đâu cả, SÁT muôn đời là SÁT, bất kể đắc hãm. VD: Nguyễn Đình Chiểu SÁT hãm cung Thìn, một đời lay lắt nhưng cũng đến được 67 tuổi. SÁT đi vào Tật gây bệnh tật đớn đau gian khó nhưng tránh được đại họa.
TỬ VI đi vào Tật, họa lớn nhưng là “một lần đau”. VD: Lê Lợi TỬ VI HÓA KHOA không thể tránh họa, thêm KÌNH họa càng tăng. Thanh Nga TỬ VI HÓA QUYỀN họa nặng không thể tránh. Nhưng do biểu hiện của TỬ VI là lành chứ không dữ như SÁT nên dù họa lớn cũng không bị dặt dẹo lay lắt.
Như THIÊN LƯƠNG hóa LỘC gặp TUẦN trên lá số anh khochu đưa lên, bệnh nặng phải nghỉ hưu, may còn có TUẦN nên không chết.
4. Cách xem cung Tật:
Hiện nay, với cách nhìn đảo nghịch về cung Tật nên cách xem cung Tật đơn giản là: coi nó như cung Phúc rồi luận. Nếu thấy tốt, tất là xấu. Nếu thấy xấu, tất là tốt.
Cung Tật VCD là tốt: không họa. Thêm ĐỊA KIẾP vào thành VCD ĐỊA KIẾP: không họa mất họa, như trường hợp Mao Trạch Đông, hỏi sao cung Tật vậy mà cả đời lắm nạn nhưng đều vô hại.
Phúc VCD: xấu, VCD TRIỆT TUẦN: tổt.
Tật VCD: tốt, VCD TRIỆT TUẦN: xấu.
Phúc TỬ VI cát hóa: phúc dày, phúc trọng, phúc tụ.
Tật TỬ VI cát hóa: họa dày, họa nặng, họa tụ.
5. Các hệ quả về chính tinh, TUẦN TRIỆT và vòng TRƯỜNG SINH:
Chính tinh, TUẦN TRIỆT, vòng TRƯỜNG SINH, ĐẠI VẬN đều có tính Ngũ Hành Nạp Âm (NHNA).
Hai bên tương tác. Một bên là mệnh khí, một bên là 12 cung, tương tác thông qua chính tinh. Trên lá số duy nhất có chính tinh thể hiện hành động. Các sao khác là biểu hiện. Các sao thuộc về vòng Thái Tuế, Bác Sỹ là an bài và mặc định của hoàn cảnh, ở đây là can và chi năm sinh, là KHÁCH. Các chính tinh là hành động của mệnh khí, là CHỦ, là phần NGƯỜI trên lá số. Muốn cải số chỉ có thể cải những hành động mà mệnh khí có thể nắm bắt, chỉ có thể cải phần NGƯỜI của lá số. Không thể cải những phần hoàn cảnh, phần KHÁCH, phần THIÊN ĐỊA của lá số.
Một người có PHÁ QUÂN ở mệnh, nhưng tư tưởng anh đột phá tới mức nào thì có nhiều cấp độ. Nếu PHÁ QUÂN nằm trong tổ hợp cách cục tốt, hơn nữa lại là sao trọng điểm, mức độ thành công của anh phụ thuộc vào mức độ phá cách của anh. Anh sinh ra trong gia đình mô phạm máy móc sẽ hạn chế tính PHÁ của anh, anh sinh ra trong gia đình khoa học với dòng DNA phá cách một cách cuồng loạn, anh càng thành công. Đó gọi là một lá số 6 tỷ cuộc đời. Cái này con người có thể cố được, đó gọi là cải số. Còn mệnh có TIỂU HAO, vai trò của anh nhỏ, sứ mệnh của anh nhỏ, anh có cố cũng không thay đổi được TIỂU HAO, mà phải chấp nhận TIỂU HAO, vậy mới gọi là sứ mệnh, chỉ có “chịu” chứ không có “chọn”. Phúc TỬ VI hợp cách, càng tử vi bao nhiêu càng tốt. Phúc TỬ VI phá cách, càng tử vi bao nhiêu càng chết. Nhưng ở đây ai càng tử vi ? là mệnh khí chứ không phải mệnh. Người ta chỉ có thể cố gắng ở mệnh thân cùng lắm thêm tài quan, mấy ai có thể thay đổi được phúc khí.
Vòng Trường Sinh (TS) của cục trên lá số thể hiện vòng tuần hoàn suy vượng của mệnh khí, nên phải an thuận nghịch theo vòng đại vận. Nên vòng TS trên lá số chỉ dùng để xét lên chính tinh. Vòng TS thể hiện nội lực của mệnh khí. Chính tinh thể hiện hành động của mệnh khí. Hành động đó nội lực cao hay thấp yếu hay mạnh mà khác nhau. Chính tinh đắc miếu nhưng gặp vị trí Tuyệt của vòng TS sẽ giảm tốt, chính tinh tuyệt hãm như Liêm Tham gặp vị trí Tuyệt của vòng TS sẽ phản cách, cái xấu của chính tinh không có nội lực để phát tác.
TUẦN TRIỆT (TT) là các vị trí nằm ngoài chu kỳ tính theo năm sinh. TT có tính NHNA nên tác động mạnh lên chính tinh. TT không có tác dụng lên các sao hoàn cảnh xuất phát từ can và chi. VCD có thể coi như có chính tinh nhưng chính tinh đó là KHÔNG, KHÔNG HÀNH ĐỘNG, KHÔNG BIỂU HIỆN. Nên cung VCD bị tác động bởi TT, TT có thể biến cung VCD thành phản cách.
Các cung đều có cung khí, phúc khí, quan khí, tài khí, nô khí, thê khí, tử tức khí, v.v…Có thể từ vị trí của cung và vận trình để suy ra vượng suy, có thể từ tương tác giữa các cung để suy ra hợp không hợp.
NHNA mệnh thường gọi chính là NHNA của năm sinh bao trùm toàn bộ lá số nhưng không có ý nghĩa tương ứng với các chính tinh và vận trình như NHNA cục do các lý ở trên, cũng không thể gọi là sai. NHNA năm sinh đồng đẳng với NHNA lưu niên thái tuế. Hiện nay, tôi đang cố gắng loại bỏ ngũ hành ra khỏi phép định độ số, nếu không thể bỏ sẽ dùng một cách tối giản, như dùng các cung khí sinh khắc, và xét vượng suy của các cung khí theo vị trí.
buiram said:
nghiền ngẫm và thí nghiệm. Nhưng trước hết xin hỏi
thấtsát vài điều:
1. Cung tật xung với Phụ Mẫu, tam hợp với Bào và Điền,
giáp Di và Tử. Vậy theo thấtsát những cung kia tốt hay
xấu thì luận ảnh hưởng với Tật thế nào? Nếu dựa theo thực
tế thì những cung kia tốt thì thường sẽ ảnh hưởng tốt lại
Tật của mình, nhưng dựa vào nghĩa "Tật Nạn là từng đó,
nếu mình gánh thì người khác khỏi gánh" thì lại ngược lại
.
2. Những sao như an theo can chi mà không thuộc 2 vòng
Bác Sĩ và Thái Tuế như Khôi Việt, Kình Đà, Cô Quả, Long
Phượng... thì chắc không tính là sao hoàn cảnh? Vậy tác
dụng của Tuần Triệt lên nó thế nào? Và những sao khác nữa
như Xương Khúc Tả Hữu thì sao?
Cám ơn thấtsát nhiều.
phamthaihoa said:
Thanks !
HoaCai01 said:
Pha?i nắm cho vững các thứ sau đây, cũng là kim chỉ nam cho các cung chứ không cho riêng cung Tật .
1. Sao miếu đắc xem như đẹp thì cung đó đẹp, ít ra không bị haị
2. Công năng của sao có giúp cho cung hay không ? Ví dụ, Đào Hoa đẹp ở Mão nhưng vào cung Tật rất e ngại vì đụng Thiên Sứ . Hóa Khoa vào Tật cũng tốt . Phá Quân chứa mầm hung hoạ, nếu hãm thì gặp tại uơng .
3. Các kết hợp của sao, cứ tuởng là tốt, có khi lại hỏng vì đối khắc lý tính và ngũ hành . Thí dụ Cự Môn gặp Kỵ : Cự vốn dĩ là sao ám, nay gặp thêm Kỵ lại càng tác họa , không phải cứ cho đang xấu quá gặp 1 Hoá thì Cùng Tất Biến ! Khôi Việt là sao đẹp, có thể giải cứu nhưng khi đụng TT hay KK thì Khôi Việt trở thành thư sinh bạc nhuợc thảm thuơng .
Tôi thấy ThatSat luận lung tung cả lên . Ví dụ
Phá Quân: … phá họa đi
Phá Quân tai họa bất ngờ, vào Tật coi chừng tay bay vạ gió, hung hiểm bất thuờng .
VDTT said:
Hùng khí xung thiên.
Uy phong mãn địa.
Cách ra chiêu của anh nhắc tôi tới nhân vật Tuệ Canh của làng Tử Vi Đài Loan, một người bạn từ thuở "hàn vi" của Liễu Vô cư sĩ. Như Liễu Vô cư sĩ, Tuệ Canh được coi là một đệ tử đắc ý của ông Tử Vân, nhưng thực ra chỉ nên coi là một nhân tài chịu học hỏi những cái hay của tiền bối Tử Vân thôi.
Khác biệt với hai ông Tử Vân, LVCS: Tuệ Canh vẫn coi trọng Tuần Triệt.
Khác biệt với LVCS: Tuệ Canh không bỏ thần sát.
Theo những gì tôi đọc được thì ông này có thời gian bế quan 3 năm luyện Tử Vi. Tuyệt phẩm là "Tử Vi đẩu số khai vận toàn tập". Kiếm chiêu sắc bén, hùng hậu; có những câu để đời như "Mệnh cung bất khả vô đại hạn" mà trước đây tôi dẫn lầm là của Liễu Vô cư sĩ.
Tiếc là sau lại không chịu viết gì nữa (lời tự thú "Liễu Vô cư sĩ bảo tôi viết hoài, nhưng tôi nửa chữ cũng không viết").
Lan man thế là đủ. Nay trở lại đề. Mặc dù khâm phục tiềm năng của anh thất sát, luận đề chính của anh về cung Tật trong đề mục này tôi lại không đồng ý.
Gần đây đọc kỹ sách Tử Vân tôi bắt đầu bị thuyết phục bởi mô hình Tử Vi mà tôi tạm gọi là "mô hình ý thức" của ông (ông Tuệ Canh cũng độc lập phát triển một mô hình tương tự, với lời phát biểu "tâm lý chính là vận mệnh").
Theo mô hình ý thức thì hết thảy 12 cung đều là "ta" cả! (Bận rồi, viết tiếp sau)