Jump to content

Advertisements




Tướng xương (sưu tầm)



22 replies to this topic

#1 NhanHoa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 348 thanks

Gửi vào 12/07/2011 - 10:24

Trong tướng hình thì tướng xương là quan trọng. Xương đầu ở vị tí số 1. Người xưa nói" Xương làm chủ thân thể con người" và" Phép xem xương có thể đoán được sự sang hèn của con người". Sách từ đời Hán có ghi : Có một ông thày xem tướng đã nhìn Hàn Tín rồi nói" Sang hèn thể hiện ở tướng xương, lo buồn vui tươi là do sắc mặt , con người này hậu vận bi thảm". Như thế, người xưa đã rất xem trọng tướng xương. Về sau Vương Sung có viết cuốn sách tướng xương đưa ra mối quan hệ giữa tướng xương với số mệnh. Từ đó tướng xương được đặt địa vị trong phương pháp nhận xét tướng mạo. Chuyện xem tướng xương các sách ghi lại cũng nhiều. Các nhận xét tướng mạo cho rằng giữa xương với thịt, xương là vua thịt là quan đại thần, xương là trụ cột của thân thể nhưng xương phải tương xứng với thịt. Nếu xương chìm, thô trệ, mà thịt lại dầy thì ô trọc. Nếu xương nhẹ mà không ngang không lộ, tương xứng với thịt là tướng thiện. Ngày xưa có hai bài thơ nói về tương quan giũa xương và thịt. Bài thơ nói:" Xương không lộ lại tròn, thanh và khí thanh tú . Xương là dương thịt là âm, dương không nhiều mà âm không quá ít. Nếu như âm dương cốt nhục cân bằng lúc trẻ không sang thì về cuối đời cũng giầu có, người mà sang thì xương nhỏ tròn dài lại có mùi thơm. Xương và thịt thư vua và quan bổ trợ cho nhau. Xương chắc tất nhiên giầu có lương thực đầy đủ . Xương và thịt không tương khắc nhau gân cốt tốt là tướng quý. Xương là cái rường cột cả một đời, hoặc giầu sang hoặc nghèo hèn hoặc phúc lộc hoặc tai họa hung dữ... tất cả đều bắt nguồn từ tướng xương. Xương đẹp phải không ngang không tròn không thô; người gầy mà không lộ xương , xương và thịt phối hợp và hỗ trợ nhau . Xương nằm dưới thịt , thịt dựa vào xương mà sinh ra, mối quan hệ này như âm với dương. Tướng xương mà âm dương không hòa hợp gọi là tướng thiện một bên không có lợi cho mệnh lộc. Thiên Viên Cương cho rằng: " Thịt không bọc xương không sống lâu". Thịt không nhiều xương không ít âm dương bằng nhau có cương có nhu thì mạnh về lý. Xương giống như núi đá đẹp mà không rộng tròn mà không thô thì có nhiều lộc . Người gầy thiếu thịt mà xương lộ tương lai nhiều khó khăn ít phúc.
Nói tóm lại xương không nhẹ , lộ , lạnh, mỏng, mà đều, tròn là tốt. Trong tướng xương quan trọng nhất là xương đầu. Xem tướng xương trước hết sờ vào đầu, trán , lưỡng quyền xương sau ót. Cái đàu giống như hình của trời thống lĩnh các bộ phận trng cơ thể, đứng đầu các loại xương; đầu thẳng mà đẹp đẽ luôn ngẩng cao là tướng quý, dài mà vuông thì được tướng
Xem tướng xương cần chú ý:
- Xương ngọc chẩm: nằm phía sau đầu càng nổi rõ càng tốt
- Xương nhật giác: là xương nằm hai bên trái của mày. Các chuyên gia cho rằng người có xương nhật giác thì đại quý. Người có xương long tê nhật giác thì có tướng làm vua. Sách Tướng Thư có viết:" Trán có long tê liền với tóc trên đầu lại có nhật nguyệt giác sẽ làm vua thiên hạ". Sách Hậu Hán Thư có viết" Thân cao 7 thước 3 tấc, lông mày đẹp, miệng rộng có nhật giác là tướng đế vương"
- Xương nguyệt giác: Là xương nằm bên phải của mày đối xứng với xương Nhật giác nằm bên trái. Các chuyên gia cho rằng người có hai xương nhật nguyệt giác nhô cao lên trước 30 tuổi đã được đắc chí như ý. Thời hiện đại người có tướng xương như vậy tiêu biểu là Thủ tướng Nga trước là Tổng thống người có tướng xương nhật nguyệt giác nổi cao tới chân tóc.
-Xương phục tê: Là xương mũi kéo thẳng lên đỉnh đầu . Trương Hành có viết" Nếu có xương Phục tê sẽ làm quan đại thần phú quý suốt đời. Xương Phục tê từ ấn đường đến thiên trung nếu ẩn nhưng phát sẽ làm đến quan đại thần. Nếu xương Phục tê kéo dài là một loại tướng đại quý rất hiến có.
- Xương cự ngao
- Xương Long giác
- Xương lưỡng quyền
-Xương dịch mã
- Xương tướng quân
- Xương long cung


- Xương lưỡng quyền: Năm ở hai bên mặt gồm đông nhạc và tây nhạc, cả hai được gọi là " nhân phủ". Lưỡng quyền phải đối xứng nhau , không được nhô lên hoặc lõm xuống cũng không được kéo dài đến mai tóc mới là tướng phúc và quý. Nêu nhô cao là tướng xấu, nửa cuộc đời gặp điều có hại. Người có xương lương quyền vừa phải không nhô xương là tướng tốt, có quyền thế.
- Xương dịch mã: xương lưỡng quyền kéo dài đến tóc mai nhô lên giọ là dịch mã, còn có tên là long linh cốt( xương rồng và chim linh). Trương Hành viết:" Xương dịch mã có ánh sáng vàng, được người thương yêu thông cảm". Dịch mã ở bên cạnh cuối mày có sắc đỏ vàng thì khỏe mạnh được vua ban lộc. Nói chung là xương dịch mã phát triển đều đặn không lộ thì thành sự nghiệp lớn.
- Xương tướng quân : là xương lưỡng quyền giô lên hai bên tai còn gọi là xương phượng vỹ ( đuôi con chim phượng). Người có tướng xương này nên vào quân đội có thể làm quan võ.
- Xương long cung: xương quanh mắt tròn gọi là xương long cung. Tướng xương này nếu xương thịt đầy đủ thần mặt như có điện có thể thành anh hùng hào kiệt.
- Xương cự ngao: xương nhô cao hai bên cạnh hai tai ví như kim mã ngọc đường những người có tướng xương như thế sẽ vinh hoa làm quan đến chức thượng thư.
- Xương long giác: Năm ftrên mày ngang từ trái sang phải còn có tên là xương phụ giác , người có tướng xương này cũng làm quan có chức vị.
Người có tướng xương quý trong hệ chín xương trên trong lịch sử không thiếu như Hậu Hán Thư truyện ký Lương Hoàng hậu có viết: Năm Vĩnh Kiến thứ 3 ( 129 sau công nguyên ) có một cô gái nhập cung mới 13 tuổi khi thấy cô tương công Mao Công kinh ngạc cúi đầu bái lạy chúc mừng cô gái này có tướng xương nhật giác yển nguyệt, tướng cực quý tôi chưa thấy bao giờ quả nhiên sau này cô gái đó được phong Vương phi. Lý Bạch nhà thơ vĩ đại đời đường sinh ra đã có xương nhật giác ông tinh thông các môn học thuật là con người có tài năng có nhân cách không chịu luồn cúi một vị quan trong triều nhận xét:" Lý bạch có xương nhật giác chi đình khác với tướng người thường, làm quan là đúng thôi"

Ngoài những loại tên xương kể trên nó còn nhiều cách gọi khác nhau như: từ mũi đến thiên trung gọi là thiên tê hoặc từ trán đến thiên trung gọi là phục tê; nhật nguyệt giác gọi là xương phụ mẫu; hổ giác là xương long hổ; nằm giữa gò má là xương tiên kiều; từ thiên trung phân ra hai bên tả và hữu gò sơn lâm gọi là xương kim tuyến ngọc sơn; giữa đỉnh có xương nhỏ gọi là xương ngọc hoàn; giữa đỉnh có xương tròn gọi là xương viên quang; tai sau có xương thọ tinh; gò sơn lâm có xương mộ chính giữa đỉnh có thần hựu; xương gấp khúc gọi là xương văn khúc; nếu xương đều nhau gọi là xương phẩm tự; tròn cả gọi là xương kim cốt, trơ trụi và lộ gọi là xương mộc tiết. Dáng như mặt trăng gọi là xương kim thủy, bên cạnh gọi là xương kim thành, giữa mặt có xương thiên trụ
Lưỡng quyền kéo đến tai gọi là xương ngọc lương; lưỡng quyền sát mép gọi là xương dịch mã ngoại trì; lưỡng quyền cao gọi là xương phú sai; xương tiên kiều kim khuyết còn có tên là xương Chu tiên; xương sơn lâm còn có tên là xương ẩn phàm
Cần chú ý là có nhiều cách gọi khác nhau . Đương nhiên trong thực tế xem tướng không thể quan sát tỷ mỉ tất cả xương đầu . Vậy đó các bạn xương gáy mà tốt thì phúc thọ phú quý, trước là trán sau là gáy trước là tinh đường sau là ngọc chẩm. Xương gáy như núi đá có ngọc như sông biển có hạt châu thì cả đời vinh hiển. thậm chí có người còn cho rằng xương gáy có thể quyết định tướng mệnh của con người , nhìn một vị quan đời Tống có tướng mặt rất tốt nhưng sau gáy không có xương ngọc chẩm Trần Hy Di bậc thầy quan sát tướng mạo nói " vị quan nọ tướng quý nhưng trước và sau con người không tương ứng nên tướng bị phá". nếu tướng mặt xấu mà xương gáy hài hòa cũng là tướng tốt. Về các loại xương gáy có 35 loại vị trí không giống nhau hình dạng cũng khác nhau do đó mức độ giầu sang cũng khác nhau cũng có nét riêng.

Thanked by 5 Members:

#2 hanhphuc

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 926 Bài viết:
  • 296 thanks
  • LocationSài Gòn

Gửi vào 12/07/2011 - 16:40

Hanhphuc thấy anh Nhanhoa xem rất chuẩn :)
Cám ơn Anh đã xem giúp :)

Thanked by 1 Member:

#3 giakhoa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 730 Bài viết:
  • 571 thanks

Gửi vào 12/07/2011 - 16:55

QUÝ TIỆN ĐỊNH VU CỐT PHÁP

Con người ta quý tiện quyết định ở cốt, ở cốt tướng

Phàm con người ta , bầm khí của trời đất kết tụ ở người mẹ lại mà thành thai. Hiền ngu, quý tiện, đời người ngắn dài, gặp gỡ cát hung, đều do ở xã hội và cốt tướng quyết định. Cốt là vua, là chủ, thịt là bề tôi, là kẻ dưới. Thịt, xương cùng bổ trợ cho nhau một cách hài hòa thì có quý tướng. Các đầu xương mà lộ ra , lồi ra, thịt da vừa mỏng vừa yếu, thì tất ở địa vị thấp hèn. Chính vì vậy, bần tiện, phú quý, đều do hoàn cảnh sống và sinh khí trời cho mang tới, dẫu quỷ thần cũng không thể thay đổi. Bậc hiền thánh cũng chẳng chuyển nhượng được.

Tống Tể Khâu, trong Ngọc quản chiếu thần có nói: Xương khớp giống như vàng đá, cần to lớn, thanh nhã mà không nên cong vậy, cần tròn trặn mà không nên thô lỗ. Người béo không nên đến mức như đeo thêm thịt. Kẻ gầy thì không nên đến độ lộ cả xương khớp. Thịt và xương phải tương xứng với nhau. Khí và sắc phải tương hòa với nhau mới là phúc tướng. Cốt cách lạnh, phát triển không đủ, không chết yểu thì cũng bần hàn. Ở bên trái của nhật giác, ở bên phải của nguyệt giác, mà có xương nổi lên thì gọi là kim thành cốt. Người này có thể lên tới ngôi công khanh. Ấn đường mà xương cũng nổi lên như vậy, chạy mãi tới vùng thiên đinh, thì gọi là thiên trụ cốt, nổi lên tới thiên đinh cũng cao như vậy, thì gọi là phục tê cốt, đều có thể chiếm ngôi tam công. Tuy có tướng cốt như vậy, nhưng lại cần có các bộ vị khác có phù hợp không, nếu không, tuy có phúc, sống lâu, nhưng không quý. Xương quyền ở gò má, kéo ra tới tận tai, gọi là ngọc lương cốt, chủ về thọ khảo. Từ cánh tay trên cho tới khuỷu tay, gọi là long cốt; tượng trưng cho vua, nên vừa dài vừa lớn, từ khuỷu tay cho hết bàn tay, gọi là hổ cốt, tượng trưng cho bề tôi, lại nên vừa ngắn, vừa nhỏ. Đại phàm cốt tướng, cần phải rắn chắc nhưng nở nang tròn trặn. Cao thẳng mà lại nhịp nhàng. Kiên cố mà không thô lỗ. Đấy mới thực là tướng cốt vững vàng vậy.(1)

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

(1) Nguyên văn của Nhân luận đại thống phú rất ngắn gọn. Chúng tôi đặt lui vào nhiều và gạch chân. Những lời chú dài hơn nhiều, cụ thể hóa những nhận xét tổng quát của Hành Giản. Vì vậy chúng tôi đặt lui ra lề hơn. Những lời chú này nếu của chính người chú là Diên Niên thì thường ngay sau lời kinh của Hành Giản và không có xuất xứ. Chúng tôi phân biệt nhưng lời chú của những người, những tác phẩm khác nhau này bằng cách trừ ra một hàng (Tất cả các chú thích như thế này, nếu có đều là của người dịch L.V.Đ)

Sách Thanh giám viết:

Cần phải biết rằng xương quyền có bốn trường hợp khác nhau: Thứ nhất là nó kéo dài ra phía sau cho đến tận tai, đó chính là điềm sẽ sống lâu. Trường hợp thứ hai là xương quyền, kéo mãi lên thiên thương. Trường hợp thứ nữa là nhô cao hẳn lên, hoặc là quyền kéo về phía râu cằm. Cả ba trường hợp sau, đều trở thành những viên quan giám sát thuộc sứ, là quan lớn thống trị một địa phương.

Sách Tạo thần lục thì chép:

Mũi cao, xương quyền đầy đặn, nở nang, chính là cốt tướng của con người đường hoàng, quân tử.

Sách Thông tiên ngữ thì viết:

Xương quyền đầy đặn, cao như núi, ngọc chẩm cũng như vậy, thì con người này chính là bậc hiền thần của triều đinh.

Thành Hòa Tử thì bảo:

“Những xương này tuy đầy đặn, nhưng không được cao nhọn, mặt mày nở nang, nhưng không được đầy thịt. Nếu không, cũng chỉ thành một viên lại, viên quan dung tục, tầm thường. Có người lông mày thưa, đôi mắt đẹp, trong sáng, thần khí thanh cao, tất sẽ trở thành trí thức.

Có người da thô, đầy thịt, xương cốt nặng nề, thần khí dơ bẩn, thì chỉ có thể là hạng chân lấm đất, tay đầy bùn. Có kẻ xương cốt nhẹ nhàng, nhưng da thịt mỏng thì sẽ là người thợ. Còn kẻ xương thô, thịt dày thì chắc chắn là người buôn bán. Những kẻ cổt khí đầy đặn, sáng láng, tinh thần thong dong, thì sẽ có một cuộc đời vui vẻ. Cốt đẹp, thịt mỏng, tinh thần lộ ra ngoài, thì đời sống đầy lo buồn.

Mặt thì đen, nhưng thân người thì trắng là quý tướng thứ nhất. Mặt thô, nhưng người lại nhỏ nhắn là quý tướng thứ hai. Tay dài chân ngắn, là quý tướng thứ ba. Người nhỏ, nhưng tiếng lớn là quý tướng thứ tư. Long cốt vừa to vừa dài, nhưng hổ cốt nhỏ nhắn, là quý tướng thứ năm. Mặt ngắn nhưng mắt dài, là quý tướng thứ 6. Không hề có mùi hôi mà lại có mùi thơm là quý tướng thứ 7. Trên đỉnh đầu, có núm thịt nổi lên là quý tướng thứ 8. Lưng nổi như mai rùa là quý tướng thứ 9. Ngồi một mình như dáng núi, là quý tướng thứ 10. Nếu ngược lại những điều này, thì là những tướng xấu. Ngoài ra tướng xấu còn là: đỉnh đầu nhọn, sơn căn gãy hãm, xương lương tiết chạy ngang, chóp mũi vừa nhọn vừa nhỏ. Một người vừa có bộ mặt với thần sắc khác thường, không có khí thái, nói không ra tiếng, đó chính là một tướng cách thật đê tiện.

Sách Nguyệt ba động viết:

Ngọc chẩm, phần trên dưới của hai tai là bách hội. Phía trước hai tai là trán. Phía sau là não. Phía trước của não là tinh đường. Phía sau là ngọc chẩm. Xương ngọc chẩm này được chia ra làm hai mươi mốt loại, nhưng đều là công hầu phú quý cả. Các dạng cụ thể của tướng ngọc chẩm này được trình bày như sau:

Xa trừu chẩm, sách Linh đài bí ngữ nói rằng: tướng này, thủơ niên thiếu khốn khó, nhưng đến trung niên thì hưng thịnh, về già thì suy yếu.

Ngưỡng nguyệt chẩm: tính tình cứng rắn, đây cũng là quý tướng.

Phúc nguyệt chẩm: tính tình nhu hòa, cẩn thận, nhưng thiếu quyết đoán.

Bối nguyệt chẩm và phương cốt chẩm: cũng là quý tướng nhưng thấp hơn.

Nhất tự chẩm: tính thành tín, cương trực, quý tướng.

Thập tự chẩm: tính nóng vội, hay nói nhưng không để ý, không kiên định, cũng là quý tướng.

Hồi hoàn chẩm: cũng gọi là xa phúc chẩm, ông nội, cha con đều quý hiền.

Tả triệt chẩm và hữu triệt: sống lâu, được hưởng thừa sự nghiệp của tổ tông, cũng quý tướng nhưng không nhiều.

Tam quan chẩm: trong một nhà thế nào cũng có người này người khác hiển đạt.

Kê tự chẩm: tính tình nóng vội, cực đoan, luôn luôn cho mình là đúng.

Sơn tự chẩm: thành tín, cương trực, cũng có tên là hoàng sơn nhất tự chẩm.

Liên chẩm, cũng có tên là liệt hoàng chẩm: nối liền với xương ngọc đường, quý hiển, trường thọ, tính tình bất thường.

Phẩm tự chẩm: người này thanh nhã, nhiều tài văn chương nghệ thuật, danh giá, tự trọng cao.

Huyền châm chẩm và thùy châm chẩm, còn có ngọc chẩm: đều là tướng sống lâu.

Tử tôn chẩm: được gần với bậc cao quý, có lộc, nhưng không có quan.

Đinh tự chẩm: tính tình khoan hòa, được gần bậc tôn quý.

Yêu cổ chẩm: được tôn quý ngay từ lúc niên thiếu, nhưng tính tình không bình thường, sự nghiệp lúc thành lúc bại, lại hay phản phúc.

Như châu chẩm: được gần người quý hiển, nhưng tính tình viễn vông.

Thượng tự chẩm: chí cao, gan lớn, thành bại thất thường, cũng có một ít quan lộc, quý tướng nhưng không nhiều (2).

----------------------------------------------------------------------------------------------------

(2) Những loại ngọc chẩm này, chúng tôi vẽ từng loại một theo đúng nguyên bản chữ Hán

Sách Kinh viết:

Phàm người ta khi sinh nở ra mà có ngọc chẩm, đều là quý tướng. Như các bậc tăng đạo, nếu có ngọc chẩm, tuy không quý, nhưng sẽ được trường thọ. Phàm người ta, có ngọc chẩm, nghĩa là hậu chẩm cốt, chỉ cần nổi lên thành xương, đều là tướng sống lâu, có tài tiền, có lộc. Nhưng nếu chỗ cao chỗ thấp không đều, thì cũng khó mà có được lộc thọ. Phụ nữ mà có được ngọc chẩm, thì cả đời được tôn quý.

Sách Linh đài bí quyết viết rằng:

Ở lúc còn trai trẻ, đầu mà có quý cốt, thường được chia làm 13 loại khác nhau:

Hoa cáo cốt: cốt cách cao quý, tôn trọng quỷ thần, tin tăng đạo.

Phong trì cốt: chủ về văn chương, tính tình ôn thuận.

Liên phong cốt: chủ quý.

Hành sơn cốt: gần được bậc quý hiển, thanh nhàn, hay giao kết với tăng đạo, trong nhà đông đầy tớ, cũng lập được ít nhiều công danh, nhưng không lớn.

Thấu đính cốt: chủ quý nhưng không yên ổn.

Tả toàn giác cốt: chủ có công danh trong nghề võ.

Lưỡng bách hội cốt: chủ về việc kiếm ăn nơi xa, tứ phương tám hướng tiền tài dồn về. Lưỡng hổ nhĩ cốt : chủ dũng cảm oanh liệt.

Lưỡng ngọc đường cốt: trường thọ, nhưng không thích nghi lúc về già nên tắc hãm.

Về trán cũng chia làm 33 loại khác nhau:

Nhật giác: được gần bậc tôn quý, tổ vinh hiển.

Nguyệt giác: được gần bậc tôn quý, bà nội vinh hiển.

Phục tê: là tướng đại quý.

Phụ chủng cốt: là điềm lăng mộ tổ tiên phong thủy tốt, cố nội có quyền thế.

Thanh lăng cốt: thanh danh hiển diệu mà lại cao quý, nhàn hạ, hay đi lại với bậc tăng đạo. Phòng tâm cốt: có thể hiển đạt về mặt văn chương, nghệ thuật, thanh danh hiển diệu.

Nội phủ cốt: chủ tài lộc, hiển quý, quan tước hách dịch.

Lưỡng quyết môn cốt: chủ quyết đoán, tính tình cương trực, mãnh liệt.

Lưỡng cửu quá cốt: tính tình cương liệt, nhưng thường tin những điều mê tín.

Lưỡng biên địa cốt: thích nghi với việc phát triển ở nơi xa.

Lưỡng sơn lâm cốt: chủ về việc lập lăng mộ cho tổ tiên.

Trung chính cốt: chủ việc hiển đạt mẹ cùng vợ con, cùng nội ngoại tổ tiên đều được quý hiển.

Ngọc linh cốt: là dự triệu của tính tình cương liệt, tính tình cương trực nhưng cô độc, quyết đoán.

Lưỡng phó mi cốt: vợ con, gia tài không nhiều nhưng thanh cao, quý hiển, danh cao nhưng chức nhỏ.

Lưỡng long giác cốt: tiếp cận được kẻ hiển quý.

Lưỡng cương cốt: tính cách mãnh liệt cứng rắn, không hòa đồng được với người thân, không thích hợp với ngôi cao.

Lưỡng chiến đường cốt: chủ quý, có công về binh nghiệp, dũng cảm.

Tư không cốt: thích nghi với việc bình thường, yên ổn, cuối đời có thể tắc hãm, tỏ lộ ra ngoài thường gặp chuyện dữ.

Thiên trung cốt: thích nghi với ngôi cao, hiển đạt, tiếp cận được quý nhân, tổ tông uy nghi hách dịch, ít gặp rắc rối.

Thiên đinh cốt: thích nghi với ngôi cao, không hay gặp chuyện tắc hãm.

Ấn đường: điềm có quan tước, quyết định tính cách của con trai, con gái không hay gặp chuyện phá tán tắc hãm.

Sơn căn cốt: chủ về hôn nhân, tiền của.

Lưỡng quyền cốt: chủ về chức quyền.

Mệnh môn cốt: men theo nghiệp tiền nghiệp.

Lưỡng hiệp cốt: tính cương quyết, thích hợp với việc làm ăn nơi xa.

Lưỡng kiên cốt: chủ về việc mua bán xuất nhập.

Thọ cốt: chủ việc trường thọ, thích hợp với những việc ngay thẳng, không hợp với những việc lộ liễu, tắc hãm.

Lưỡng mệnh môn: thích nghi với cảnh ôn hòa, bình thản, sáng láng, nhuận trạch, tướng tốt lợi.

Vị hạn, địa các: chủ về điền địa, phòng ốc.

Lưỡng kiêm cốt: chủ về xuất nhập, buôn bán, thịnh vượng, tốt.(3)

Lưỡng hổ nhĩ cốt: ở bên dưới hai tai, thì chủ về việc dũng cảm, sống lâu.

---------------------------------------------------------------------------------------------------------

(3) Hình như tác giả nhầm: Lưỡng kiên cốt đa nói bên trên.

Trích Nhân tướng phú_Trần Khang NInh

Cháu cũng xin đóng góp :unsure:




Thanked by 3 Members:

#4 NhanHoa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 341 Bài viết:
  • 348 thanks

Gửi vào 13/07/2011 - 08:51

View Posthanhphuc, on 12/07/2011 - 16:40, said:

Hanhphuc thấy anh Nhanhoa xem rất chuẩn :)
Cám ơn Anh đã xem giúp :)

Hanhphuc cô nương đã lấy chồng chưa? Hay vẫn còn độc thân vui tính?

Thanked by 1 Member:

#5 hanhphuc

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 926 Bài viết:
  • 296 thanks
  • LocationSài Gòn

Gửi vào 13/07/2011 - 08:53

Dạ, em vẫn độc thân vui tính :)

Thanked by 1 Member:

#6 hanhphuc

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 926 Bài viết:
  • 296 thanks
  • LocationSài Gòn

Gửi vào 13/07/2011 - 08:55

Nếu có dịp ra bắc mong được diện kiến anh :)

Thanked by 1 Member:

#7 Xanhlacay

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 02/07/2016 - 13:22

Xương cốt mình thô, to, lộ thật là chán

Thanked by 1 Member:

#8 Xanhlacay

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 8 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 02/07/2016 - 15:39

Xương cốt mình thô, to, lộ thật là chán

Thanked by 1 Member:

#9 kcgh0290

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 10 Bài viết:
  • 2 thanks

Gửi vào 01/04/2017 - 17:01

Thật sự là rất hay, mong sao mình lãnh ngộ được một phần.

Thanked by 1 Member:

#10 TNK75

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2700 Bài viết:
  • 3660 thanks

Gửi vào 29/06/2017 - 16:05

Cho hỏi người răng khểnh có phải là cốt kém k ạ ?

#11 HeartOfGold

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 43 thanks

Gửi vào 29/06/2017 - 18:36

View PostTNK75, on 29/06/2017 - 16:05, said:

Cho hỏi người răng khểnh có phải là cốt kém k ạ ?

Răng cần đều đặn ngay ngắn, ko đều thì cũng ko đc xiên xẹo. Thế nên răng khểnh là tướng xấu, còn nếu chỉ căn cứ vào Duy nhất răng khểnh để phán cốt kém thì ko phán đc.

Thanked by 2 Members:

#12 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4576 thanks

Gửi vào 29/06/2017 - 19:00

tôi răng khểnh , niềng thì h hết khểnh :P

#13 HeartOfGold

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 43 thanks

Gửi vào 29/06/2017 - 21:40

View PostT.AO, on 29/06/2017 - 19:00, said:

tôi răng khểnh , niềng thì h hết khểnh :P

Cho 500 hình

#14 T.AO

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7039 Bài viết:
  • 4576 thanks

Gửi vào 29/06/2017 - 22:04

chuỵ đây :P
ảnh chuỵ trên đây nhiều lắm ^_^

Posted Image



đoán đi chuỵ giống ba hay giống má ^_^

Posted Image

Posted Image

Sửa bởi T.AO: 29/06/2017 - 22:22


#15 HeartOfGold

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 112 Bài viết:
  • 43 thanks

Gửi vào 30/06/2017 - 10:48

Khồng, phải ảnh thật cơ, người thật việc thật mới xem đc.








Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |