Jump to content

Advertisements




238.-Tâm trạng phản kháng của học giả Tam Ích qua lá số tử vi-KHHB Số 26


  • Chủ Đề Đã Khóa Chủ đề này đã được khóa
No replies to this topic

#1 vitran

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 235 Bài viết:
  • 712 thanks

Gửi vào 22/12/2011 - 14:16

[TẠP CHÍ KHHB SỐ 26 RA NGÀY 30/11/1972]


TÂM TRẠNG PHẢN KHÁNG CỦA HỌC GIẢ TAM ÍCH QUA LÁ SỐ TỬ VI


(Mỹ Tín)


Nguyệt san Văn Học 145, số đặc biệt tưởng niệm Tam Ích, có ghi lại hai lần ở những trang 2 và 57 ngày sinh tháng đẻ của ông Tam Ích: ngày 11 tháng 9 năm Ất Mão, giờ Dần, tức ngày 11 tháng 2 năm 1917 dương lịch.
Nhưng kiểm soát lại thì thấy rằng ngày 11 tháng 2 năm 1917, nếu chuyển sang âm lịch thì là ngày 20 tháng Giêng năm Đinh Tỵ, chứ không phải 11 tháng 9 năm Ất Mão.
Vậy theo thiển ý, thì ngày 11 tháng 9 Ất Mão đúng là ngày sinh đích thực của ông Tam Ích. Còn ngày 11 tháng 2 năm 1917 dương lịch chỉ là ngày khai trong giấy tờ hộ tịch, khai bớt đi hai tuổi để thích ứng với những điều kiện tuổi tác gia nhập học ở các trường của Pháp thuở xưa.
Ông Tam Ích là con một bậc khoa bảng, kiêm một nhà nghiên cứu đẩu số, vậy lá số Tử Vi của ông với ngày sinh 11 tháng 9 năm Ất Mão mà ông vẫn mang theo trong mình, và hay đem ra bàn luận với bạn bè chắc chắn phải là một lá số không có điều gì phải nghi ngờ về ngày sinh tháng đẻ hết.
Đương số Thủy Mệnh, Âm Nam, Thủy Nhị Cục.
Lá số:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thân, Mệnh, Tài, Quan có: Khôi, Việt, Xương, Khúc, Tả Hữu, Sinh Vượng, Hồng Đào.
Thân cư Quan có: Tham Lang ngộ Tuần và Linh Tinh.
Như thế đương số được các cách:
- Tọa quý hướng quý
- Văn tinh ám củng
- Tả Hữu triều viên
- Tham Lang ngộ Tuần, ngộ Linh

Sách Tử Vi dạy:

Khôi Việt cái thế văn chương
Khúc Xương đa năng đa học
Tham Linh tịnh thủ, tướng chi danh

Nhưng, cũng ở Thân, Mệnh đương số lại có cả Sát, Phá, Tham hãm địa ngộ Hồng Đào, Song Hao, tam phương tứ chính có Kình, Đà, Thiên Không, Kiếp Sát xâm phạm.
Sao thủ Mệnh là Phá Quân lạc hãm ở cung Thân. Ảnh hưởng tai hại của Phá Quân ở đây hung hãn gấp bội, hơn là ở Thìn, Tuất.
Sao thủ Thân (cư Quan) là Tham Lang đóng ở Tý, ngộ Song Hao, Linh Tinh, Hồng Đào…
Sách Tử Vi dậy:
- Phá Quân nhất diệu tính nan minh
- Phá Quân xung phá Văn Tinh, tam canh bão vân song chi hận.
- Tham Lang độc cư đa hư thiểu thực
- Tham Lam nãi lãng đãng chi tính
- Tham Lang cư Hợi, Tý danh vi phiếm thủy đào hoa
- Hao ngộ Tham Lang tàng dâm tình ư tinh đế
- Sát, Phá, Tham khả phùng Linh Hỏa, song Hao, mạc ngộ Việt Hình, lão hạn quy thân họa nghiệp lai.


Thật vậy, lá số Tử Vi của ông Tam Ích được nhiều quý cách, nhưng đồng thời cũng lại bị nhiều hung sát tinh xâm phạm và làm hỏng những quý cách đó đi. Sự phá cách này, đến một lúc nào đó, đã tạo cho ông Tam Ích một tâm trọng mà học giả Thái Lăng Nghiêm gọi rất đúng là “vô chính phủ trong nội tâm” (anarchie intérieure).
Cung Phúc Đức của đương số có Tử, Phủ, Vũ, Tướng, Thai, Tọa, Văn Tinh, Tấu Thơ, Quan Đới và Hóa Khoa.
Chịu ảnh hưởng nhiều của văn tinh và quý tinh, ông Tam Ích luôn luôn mơ ước, luôn luôn muốn tìm kiếm một lý tưởng có giá trị phổ biến mà ông gọi là “chân lý chung”. Ông tin Tử Vi, tin ở thuyết Định Mạng, tin cả Trời Phật, ông đã nghiên cứu Phật Giáo Thiền Tông, đã tham dự vào những sinh hoạt ở trung tâm SUBUD, đã nghiên cứu học thuyết nhân bản Công Giáo. Để chứng minh những điều đó, xin mời quý độc giả đọc qua những đoạn văn sau đây do các văn hữu của đương số đã ghi lại trong nguyệt san Văn Học số 145!
Ông Tam Ích tâm sự: “Moa biết Tử Vi lâu rồi, nhà moa là nhà nho, ông già moa là ông cử, nhưng tại moa không hành nghề đấy thôi”. “Moa đã cầu xin Trời Phật một điều: Nếu phải chết, xin cho chết lẹ! Đó moa chỉ cầu xin có thế thôi”.

Nhà văn Vũ Bằng cũng xác nhận ông Tam Ích rất tin Tử Vi và có nghiên cứu Thiền: “Tính đến năm nay, Tam Ích được năm mươi bảy tuổi theo âm lịch tuổi Ất Mão, theo đúng lời anh nói với tôi, và được chị Tam Ích xác nhận, mà cũng theo đúng lá số Tử Vi mà anh vẫn cùng tôi xem để bàn luận về Thân Mệnh, cũng như về đại tiểu hạn của anh”.
Đương số Thân cư Quan Lộc, cung Quan Lộc của đương số như đã nói, là Quan Lộc của một bực “cái thế văn chương”, một nhà “đại học giả”, một con người “đa học đa năng”. Ông Tam Ích đáng lẽ phải là một đại văn hào hay một anh hùng dân tộc, chỉ vì đương số bị phá cách mà ông trở nên một “con người phản kháng”, một con người “hiện sinh”. Ông Tam Ích bị ảnh hưởng của A.Camus” hơn là của J.P.Sartre.
Có lần ông nói:
Nếu chất phản kháng và tự quyết trong ngươi tôi không còn mảy may nào, chắc chắn là tôi sẽ để cho thần chết đem tôi đi một cách tự nhiên. Nhưng tôi cũng chắc chắn rằng dù thể xác tôi có suy nhược đến cùng độ, bản chất phản kháng và tinh thần tự quyết ở tôi vẫn còn mãnh liệt
Đấy là ý kiến của đương số, nhưng sự thực thì ai cũng đã biết đương số tự mình đón rước lấy Thần Chết. Nếu đương số suy luận thông thường như mọi người rằng, chỉ có Thần Sống mới thật sự phản kháng được Thần Chết, thì lá số Tử Vi của đương số đã không đúng. “Tham Lang độc cư đa hư thiểu thực” là vậy. Vì đa hư thiểu thực mà đương số lao đầu vào bức tường số phận để rước lấy một cái chết bất đắc kỳ tử thật là rùng rợn mà đương số cho là đã thắng được…Thần Chết!
Cung Thân của đương số có Tham Lang ngộ Hồng Đào, Linh Tinh và Tuần Không, như vậy là tốt. Chỉ hiềm một nỗi là lại có cả Song Hao xâm phạm nên mới có tình trạng “tàng dâm tình ư tinh đế” (refoulement sexuel) khiến cho đương số phải luôn luôn tranh đấu nội tâm để chiến thắng ảnh hưởng tai hại về sinh lý của bộ sao Tham Lang ngộ Hồng Đào, song Hỷ và song Hao. Sự tranh đấu nội tâm này mặc dầu được Tuần Không và Linh Tinh hỗ trợ, nhưng tiếc thay, ảnh hưởng của Tuần Không và Linh Tinh lại ảnh hưởng tai hại đến bộ sao Khôi Việt, do đó mà đương số bị suy nhược thần kinh, bị thương tích ở đầu, ở óc, và đó cũng là trường hợp đã ứng nghiệm.
Đương số kể lại “ Cơ thể tôi hỏng cả… họ (thực dân Pháp) đánh tôi nhiều quá, nhất là hai bàn tay, máu và nước vàng chảy ra nhiều, chữa lâu lắm mới khỏi. Nhưng dạo này máu và nước trong tai lại chảy ra. Tôi đau cái đầu quá sức, nằm không chịu được, ngồi cũng không chịu được”.
Có nghiên cứu Tử Vi và đã đoán Tử Vi cho nhiều người, đương số không thể không tự biết mình “đa hư thiểu thực”, lãng đãng chi tình, phiếm thủy đào hoa, tàng dâm tình ư tinh đế”… cho nên đương số đã tập ZEN, tập LAHITAN ở Trung tâm SUBUD để hi vọng tự cứu. Nhưng ý chí và bản mệnh của đương số bị ảnh hưởng của những hung tinh Sát, Phá, Tham lạc hãm làm cho băng hoại, suy nhược cho nên những biện pháp Zen hay Lahitan không giúp được làm cho đương số trên đường tự cứu cam go gian khổ hết.
Sau những cái chết thê thảm của song đường, ông Tam Ích không thể không ghê tởm chủ nghĩa CS. Nhà văn Vũ Bằng đã ghi lại lời thán oán của đương số như sau:
Tôi phát chán đến độ muốn lợm giọng bởi chính cái quá trình lịch sử nặng nền của tôi: cha tôi thắt cổ vì VM, mẹ tôi bị cô lập và bị bỏ đói, bỏ rét. Tôi đau buồn kinh khủng, mất cả lẽ sống!
Ông Tam Ích quan niệm chân lý như thế này:
chân lý là sự giải thoát cá nhân ra khỏi tất cả những công thức xã hội, văn hóa… cá nhân thực hiện được hết các bản năng tiềm tàng, phong phú và cái cá tánh đầy sinh tố tinh thần của mình, không bị một công thức lịch sử, xã hội hay văn hóa trói buộc, không bị một nền văn hóa phong kiến hay tư bản nào đốn đổ”.
Đọc đoạn văn trên của một học giả đã từng nghiên cứu triết lý Thiền, theo ngu ý thì phải hiểu đoạn văn đó như thế này: Dù các công thức lịch sử, xã hội và văn hóa có khe khắt, có gắt chặt đến đâu, dù sức đàn áp của các nền văn hóa phong kiến, tư bản có mạnh mẽ đến đâu, chân lý vẫn giúp cho con người “thong dong tự tại” để thực hiện hết cái bản năng phong phú và cái cá tánh đầy sinh tố tinh thần của mình.
Có hiểu ông Tam Ích như trên mới thấy rằng trong thâm tâm đương số không hề chủ chương cản phá cách mạng xã hội rồi chân lý mới thực hiện được. Bời vì học giả Tam Ích thừa hiểu, xã hội dù có được cải tạo hoàn bị đến đâu, thì cũng không bao giờ hết công thức.
Khi mà đại hạn 52-61 của đương số đi đến cung Tật Ách có Thái Dương và Thiên Lương ở Mão (Nhật xuất lôi môn) thì tâm linh của đương số đáng lẽ phải sáng ra, chỉ hiềm vì bản mệnh đã quá bị băng hoại do ảnh hưởng của Sát, Phá, Tham, Kình, Đà, Khôi ngộ Tuần và Linh Tinh cho nên ánh sáng của Nhật Nguyệt ở đại hạn này không xuyên qua được cái màn lưới vô minh do ảnh hưởng của Thái Tuế, Riêu, Kỵ, Khốc, Hư, Địa Không và Hỏa Tinh… và khi tiểu hạn đi đến cung Dậu (năm Hợi) và cũng là cung Phụ Mẫu (một sự trùng hợp đáng chú ý) ngộ Không Kiếp, Khốc Hư, Thương Sứ, Riêu, Binh, Hình, Suy và Tử… thì ông tự tử. Một chi tiết làm tăng giá trị của khoa Tử Vi là ở đối cung của cung Thân, đương số có cả sao Quan Đới, sau này vừa là biểu tượng của “cân đai bố tử” vừa là biểu tượng của “sợi dây thắt cổ”!
Bắt đầu bước sang đại hạn 52-61, ông Tam Ích tự hiểu, tự biết mình hơn, nhưng đồng thời ông cũng nhận ra ông không còn ý chí chiến đấu nội tâm nữa. Càng nhận ra cái “bổn lai diện mục” của chính mình thì ông Tam Ích lại càng thấy bi thảm, càng thấy tuyệt vọng. Lắm lúc ông muốn hét lên theo kiểu các nhà hiện sinh “Ta cô đơn, ta cô đơn” hay là “Tôi lẻ loi lắm”.
Đã là một con người “phản kháng”, một con người “hiện sinh”, ông Tam Ích, làm sao cảm thông được nỗi cô đơn, vĩ đại và khủng khiếp của đấng J.Chris khi thọ hình trên thánh giá, hay là nỗi cô đơn lê thê dai dẳng của Đức Bồ Đề Đạt Ma trong suốt 9 năm trời quay mặt vào tường?
Sống giữa đồng bào, đồng loại, giữa vợ con anh em, mà ông Tam Ích vẫn thấy cô đơn thì cũng như Sartre, như Camus thế nào ông Tam Ích chẳng nghĩ: “Hỏa ngục chính là những kẻ khác” (L’enfer c’est les autres) một câu nói bất hủ của J.P Sartre!
Những kẻ khác là ai? Còn là ai nếu không là vợ, con, anh em, bè bạn? Thoát hỏi cái nhìn soi mói, cái nhìn tước đoạt tánh cách chủ thể của đương số để biến đương số thành một đối tượng của tha nhân, của những “kẻ khác” là thoát khỏi địa ngục, thoát hỏi định mệnh, thoát khỏi hiện sinh, là từ chối, là giải phóng hiện sinh. Ông Tam Ích tiết lộ:
Nếu tôi có tự hủy diệt, không phải vì bi quan, nhưng là để phản kháng định mệnh”.
Phải, nếu Thần Chết đe dọa, tôi sẽ không để cho nó ra tay trước
À, nó (sự tự tử) hắc ám với ai, chứ đối với tôi, đó là một hành động rất tự nhiên, thích hợp với bản chất phản kháng, và nhất là với tinh thần tự quyết định của tôi”.
Nếu vậy thì những học thuyết duy tâm như Phật Giáo, Công Giáo và những phương háp Zen, Subud, không khắc phục nổi con tim của đương số sao? Trời, Phật, Thượng Đế…không thắng nổi con người nội tâm của đương số sao?
Xin thưa:
- Món quà vô giá mà Đấng Chí Tôn ban cho loài người là sự tự do. Con người hoàn toàn tự do vâng ý hay là chống lại Ngài.
Còn Định Mạng? Còn số phận? Sao sách Tử Vi lại biết ông Tam Ích “lão hạn quy thân họa nghiệp lai”?
Tử Vi là một môn lý học rất khách quan, rất tương đối. Biết được ngày sinh tháng đẻ thì biết được số, đó cũng là một đặc ân mà Đấng Chí Tôn ban cho loài người. Đấng Chí Tôn không hề chọn ngày sinh tháng đẻ cho bất cứ một sinh vật thụ tạo nào. Giây phút chào đời của con người chỉ là sự ngẫu nhiên và hạnh phúc của con người không ai quyết định được ngoài con người. Thiếu gì người chỉ vì biết được số mà đã dùng đến Đạo, đến Đức, đến Pháp, đến Tôn Giáo… để cải tạo, để chiến thắng số phận của mình? Có vậy thì những bực chí thành, chí hiền như Phật Thích Ca, Chúa Jésus, Đức Thánh Khổng, Đức Lão Tử… mới có người tôn kính thờ phụng. Có vậy thì sự “xuống thế làm người” của Chúa, sự “tái sinh nhiều kiếp” của Phật, cũng như những điều được gọi là Đạo, là Đức, là Thiền, là Chánh Pháp… mới có ý nghĩa, mới có công dụng thết thực khiến cho hàng tỷ người trên thế gian này tin dùng làm những lợi khí chống lại quỷ Sa-tan, quỷ A-Tỳ, để phá tan cái màng lưới vô minh do ảnh hưởng cuả bè lũ sát tinh Kình, Đà, Không, Kiếp, Linh, Hỏa, Riêu, Binh, Hình, Kỵ… tạo ra chứ!
Ông Tam Ích sở dĩ là một người “đa học đa năng” là nhờ đương số có bộ quý tinh Khôi, Việt, Xương, Khúc thủ chiếu Thân Mệnh. Nhưng động lực thúc đẩy hiệu năng của bộ quý tinh ấy lại do Phá Quân lạc hãm chứ không phải Tử Vi và Hóa Khoa (ngộ Triệt) ở cung Thê. Do đó, khi vừa đủ vốn liếng văn học là ông quay ra nghiên cứu chủ nghĩa vô thần trước rồi chủ nghĩa hiện sinh sau. Nhưng khi bị những triết thuyết vô thần đó đầu độc, ông Tam Ích không hoàn toàn tuyệt vọng, không hoàn toàn mất tin tưởng vào Trời Phật, bởi vì ít ra ông cũng đã có một lần cầu nguyện: “…xin cho tôi chết lạ…
Há không phải lời nguyện cầu của ông đã được chấp nhận?
Là một người có học Thiền, ông Tam Ích đã có lần tâm sự: “Có thì có tự mảy may. Không thì cả thế gian này cũng không” ông thừa hiểu “tu thì tiệm, mà chứng thì đốn”, và trước khi được “đốn ngộ”, tất cả mọi người, kể cả Phật Tổ, ai cũng đều phải trải qua nhiều đoạn đường gay go, gian khổ, vì sự tu tập bao giờ chẳng phải đặt trong chiều hướng thời gian để mà đi đến lần hồi. Nhưng vì ý chí và thể xác của ông đã bị ảnh hưởng của hung sát tinh làm cho băng hoại, nhìn cái “chiều thời gian tu tập” ông thấy mịt mờ viễn vọng, ông thấy không còn nẻo nào để giải thoát ngoài cái vòng quan đới mà bè lũ hung tinh Sát Phá Tham đã mở sẵn ra cho ông. Âu cũng tại số!







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |