Jump to content

Advertisements




Thảo luận về phương pháp Tam Nguyên Cửu Tinh


10 replies to this topic

#1 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 16:53

Trong quá trình tìm hiểu sách Hiệp Kỷ Biện Phương, Tuyển Trạch Cầu Chân, Vn thấy có bàn về Tam Nguyên Cửu Tinh. Nội dung bàn luận nơi đây được soạn thảo theo sự hiểu của VN, không dám chắc là chính xác. Mong mọi người góp ý.
-------------------

PHƯƠNG PHÁP TAM NGUYÊN CỬU TINH
1) DÙNG TỬ BẠCH TRONG TU TẠO
2) TAM NGUYÊN CỬU TINH
3) PHƯƠNG PHÁP TNCT THEO NĂM
4) PHƯƠNG PHÁP TNCT THEO THÁNG
5) ỨNG DỤNG CỬU TINH THEO NGÀY TRONG TU TẠO


GIỚI THIỆU:

Tam nguyên Cửu tinh còn có một tên khác gọi là "Tam nguyên tử bạch", bởi trong thuật này đặc biệt coi trọng các sao sau:
Tử tinh: Cửu tử hỏa tinh, tức cung Ly, cửa Cảnh
Nhất bạch: tức cung Khảm, cửa Hưu
Lục bạch: tức cung Càn, cửa Khai
Bát bạch: tức cung Cấn, cửa Sinh
Trong môn địa lý và tuyển trạch, người ta dùng sao một trực nhật bỏ vào trung cung tính thuận tới để tìm ra vị trí của tám sao còn lại. Suy luận của phép này là hễ các phương nào có sao Tử, Bạch đóng thì đó là cát phương. Phép tính bao gồm dùng trực nhật của năm và của tháng. Công thức tính toán cụ thể được trình bày ở phần kế tiếp.

1) DÙNG TỬ BẠCH TRONG TU TẠO
Phương pháp như sau:
Dùng sao trực nhật của năm đó nhập trung cung, rồi phi thuận để xem các sao nào bay vào cung nào, ta thấy phương nào có sao Tử, sao Bạch bay đến thì luận đó là phương cát có thể tu sửa.
Đối với cửu tinh trực nhật từng tháng cũng vậy, lấy sao Cửu tinh của tháng đó nhật trung cung, tìm ra Tử Bạch bay tới phương nào thì phương đó luận là cát.
Đối với cửu tinh trực nhật của ngày, dùng để tuyển trạch nhằm chế hóa phù hợp các sát tinh tại nơi tu tạo.

Ví dụ: năm Giáp Ngọ 2014 (thuộc Hạ nguyên) có sao Tứ lục mộc trực nhật, ta đem Tứ lục nhập trung cung phi thuận sẽ được:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Như vậy ta thấy rằng năm Giáp Ngọ 2014 có các cung Càn có Ngũ hoàng, cung Chấn có Nhị hắc là các sao sát đóng. Còn các cung Đoài có Lục bạch, cung Khôn có Nhất bạch, cung Ly có Bát bạch, cung Khảm có Cửu tử là các cát tinh đóng.

Giả sử ta muốn động thổ tháng 6 âm lịch năm Giáp Ngọ, theo bảng tra ở phần "PHƯƠNG PHÁP TNCT THEO THÁNG" ta biết rằng vào tháng 6 âm lịch năm Ngọ có sao Tam bích trực nhật. Ta lấy Tam bích phi độn trung cung:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



So sánh sự vận hành của cửu tinh trực nhật năm và tháng, ta thấy cung Càn tháng 6 đặc biệt có Thái tuế đậu cùng với Ngũ hoàng (của năm). Và cung Khôn có sao Cửu tử, Nhất bạch là các cát tinh đóng.


2) TAM NGUYÊN CỬU TINH
"Hoàng Đế động giáp kinh" nói rằng: "tam nguyên (1) khởi ở Cửu cung (2), lấy Hưu môn là Nhất bạch; Tử môn là Nhị hắc; Thương môn là Tam bích; Đổ môn là Tứ lục; Trung cung là Ngũ hoàng; Khai môn là Lục bạch; Kinh môn là Thất xích; Sinh môn là Bát bạch; Cảnh môn là Cửu tử.

ĐỒ HÌNH

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




GIẢI THÍCH:
  • Tam nguyên: chỉ một vòng chu kỳ thời gian, lấy 60 hoa giáp làm một nguyên: Giáp tý thứ nhất là thượng nguyên; Giáp tý thứ 2 là trung nguyên; Giáp tý thứ 3 là hạ nguyên. Mốc của thượng nguyên Giáp tý dựa vào thuyết "Đế Nghiêu nguyên".
  • Cửu cung: vị trí các số (nguyên bản) nói trên theo trật tự về số của Lạc thư (xem hình trên). Trương Hoành đời Đông Hán là người biến các số nói trên thành các sao "Cửu tinh".
  • Nguyên tắc vận hành: địa bàn nói trên là cái thể của thuật Cửu tinh này, nhưng cái dụng của nó là cách vận hành thứ tự:
    (*) vận hành thuận: từ 1 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7 - 8 - 9 - 1 - 2....
    (**) vận hành nghịch: từ 9 - 8 - 7 - 6 - 5 - 4 - 3 - 2 - 1 - 9 - 8...
    Từ các con số này người dụng thuật suy luận ra cát hung. Ta có thể nói Cửu tinh chính là sự vận hành của các con số trong Lạc thư.
  • Ứng dụng: môn Cửu tinh được ứng dụng vào:
    (*) thời gian: như năm - tháng - ngày - giờ: để tìm ra sao nào trực nhật vào thời gian nào
    (**) không gian: để biết sao nào phi độn tới khoảng không nào (hay cung nào).
Từ đó, các thuật sĩ có thể áp dụng tính toán vào mục đích phong thủy, tuyển trạch, binh pháp vvv...
Chúng ta phải lưu ý rằng cùng trên căn bản của pháp thức Cửu tinh, nhưng vì mục đích dùng khác nhau nên người xưa có các hệ thống miêu tả khác nhau. Như trong môn trạch cát/phong thủy cách an sao sẽ khác với môn Kỳ môn độn giáp. Rất cẩn thận lưu ý kẻo nhầm.


3) PHƯƠNG PHÁP TNCT THEO NĂM

Khảo nguyên nói rằng:
thượng nguyên, năm Giáp Tý khởi Nhất bạch tại trung cung
trung nguyên, năm Giáp tý khởi Tứ lục tại trung cung
hạ nguyên, năm Giáp tý khởi Thất xích tại trung cung
Lần lượt nghịch hành cửu cung, mỗi năm nhảy một số (vào một cung mới) để tìm ra sao trực nhật cho mỗi năm. Tuy tưởng như là nghịch hành mà thực ra thuận hành, ví dụ như thượng nguyên giáp tý lấy Nhất Bạch nhập trung cung ta sẽ có lần lượt: nhị hắc/Càn 6 -> tam bích/Đoài 7 -> tứ lục/Cấn 8 -> ngũ hoàng/Ly 9 -> Lục bạch/Khảm 1 (xem bảng sau để quan sát quy luật).

BẢNG SAO TRỰC NHẬT CỦA 60 NĂM THƯỢNG NGUYÊN GIÁP TÝ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



BẢNG SAO TRỰC NHẬT CỦA 60 NĂM HẠ NGUYÊN GIÁP TÝ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



BẢNG SAO TRỰC NHẬT CỦA 60 NĂM HẠ NGUYÊN GIÁP TÝ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



4) PHƯƠNG PHÁP TNCT THEO THÁNG
Khảo nguyên nói "năm Giáp tý lấy tháng Giêng khởi Bát bạch tại trung cung. Đại để là từ tháng 11 năm trước đã khởi Nhất bạch (tại cung Đoài), tháng 12 năm trước đã khởi Cửu tử (tại cung Càn) cho nên vào tháng Giêng năm Giáp Tý khởi Bát bạch tại trung cung.". Nghĩa là vầy:
Vì đang tính sao trực nhật cho mỗi tháng, nên phải quay về tháng giêng năm Giáp tý để khởi nhất bạch. Sau đó cứ thế mỗi tháng nghịch hành nhảy số một cung.
Vì 60 năm nên sẽ có cả thảy 720 tháng (mỗi năm 12 tháng), vì vậy mỗi tháng sẽ được an sao trực nhật tuần tự (từ tháng thứ nhất tới tháng thứ 720). An địa bàn (cửu cung) và thiên bàn (sao) tuần tự theo từng tháng.
Vì có tính quy luật, người ta rút ra được rằng:
(*) các năm Tý Ngọ Mão Dậu: khởi tháng Giêng bằng sao Bát bạch (tại địa bàn trung cung)
(**) các năm Thìn Tuất Sửu Mùi: khởi tháng Giêng bằng sao Ngũ hoàng (tại địa bàn cung Khôn)
(***) các năm Dần Thân Tị Hợi: khởi tháng Giêng bằng sao Nhị hắc (tại địa bàn cung Cấn)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



5) ỨNG DỤNG CỬU TINH THEO NGÀY TRONG TU TẠO
Ứng dụng của Cửu tinh trong tu tạo được chia ra làm 2 bước:
bước 1: tìm sao cửu tinh trực nhật từng ngày trong năm bằng cách lấy ngày Giáp tý đầu tiên của tiết Đông chí năm trước rồi an sao Nhất bạch vào, sau đó an nghịch hành cho hết 360 ngày kỳ môn. Như vậy một năm sẽ có 6 vòng hoa giáp vận chuyển: (1) thượng (an Nhất bạch) - (2) trung (an Tứ lục) - (3) hạ (an Thất xích); (4) thượng (an Nhất bạch) - (5) trung (an Tứ lục) - (6) hạ (an Thất xích).
bước 2: lấy sao trực nhật độn vào trung cung, thuận hành sắp bầy trong 9 cung. Từ đó biết phương vị nào được sao nào bay tới.

BẢNG CỬU TINH NGÀY

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



---------------------------
Kết Luận: trong sách viết tương đối khó hiểu (hay là do VN ngu muội quá) nên đôi chỗ VN phải tự suy luận. Mong mọi người cùng xem xét và thảo luận.

Sửa bởi vietnamconcrete: 28/07/2014 - 16:52


Thanked by 3 Members:

#2 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 17:21

Sự khác biệt của hai hệ thống là:
  • Kỳ Môn Độn Giáp: dùng Bát quái hậu thiên để tính thời gian, chia các đơn vị thời gian trong 1 năm (kỳ môn) thành các đơn vị nhỏ hơn: năm - 24 tiết khí - 72 hầu - 360 ngày - 4.320 giờ để lập thành một hệ thống kỳ môn. Trong đó bát quái hậu thiên quản lệnh mùa, mỗi quái quản 3 tiết khí. Nhưng năm Can Chi lại không trùng với năm kỳ môn, thành ra phải có phép siêu thần tiếp khí.
  • Tuyển trạch, phong thủy: xử dụng bước nhảy của bảng Lạc Thư để làm phép tính thời gian, khởi điểm từ năm thượng cổ Giáp Tý làm khởi điểm của thời gian, cứ thế tính tới để tìm ra sao trực nhật cho tứ trụ Năm - Tháng - Ngày - Giờ. Phong thủy phi tinh thì dùng sao trực nhật độn vào trung cung (cũng dùng bảng Lạc Thư).
Vì mục đích khác nhau, nên hệ thống khác nhau. VN hiểu là như thế, các bác thấy sao?

Thanked by 1 Member:

#3 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 28/07/2014 - 23:26

Vừa rồi kiểm tra lại với sách "Huyền môn phong thủy học" của tác giả Nguyễn Ngọc Vinh, VN thấy là phần an sao Cửu tinh trực nhật cho Ngày và Giờ đã bị sai. Nay xin đính chính như sau:

CÁCH AN CỬU TINH CHO NGÀY:


KHẨU QUYẾT
Nhật gia Bạch pháp bất nan cầu
Nhị thập tứ khí lục cung châu
Đông chí, Vũ thủy, cập Cốc vũ
dương thuận nhất (1) thất (7) tứ (4) trung du.
Hạ chí, Xử thử, Sương giáng hậu,
Cửu (9) - tam (3) - lục (6) tinh nghịch hành cầu
ngoài ra còn có khẩu quyết:
Đông chí nhất thất tứ
Hạ chí cửu tam lục
Dương thuận Đông chí hậu
Âm nghịch thôi Hạ chí


Nghĩa là: muốn tìm sao nào nhập trung cung (trực nhật) của ngày phải dựa vào 24 tiết khí trong năm. Trong đó dựa vào 6 mốc chính là:
  • Đông chí: lấy Nhất bạch nhập trung cung thuận hành
  • Vũ thủy: lấy Thất xích nhập trung cung thuận hành
  • Cốc vũ: lấy Tứ lục nhập trung cung thuận hành
  • Hạ chí: lấy Cửu tử nhập trung cung nghịch hành
  • Xử thử: lấy Tam bích nhập trung cung nghịch hành
  • Sương giáng: lấy Lục bạch nhập trung cung nghịch hành.
Để tìm sao trực nhật cho ngày, tìm lấy ngày Giáp tý nào gần nhất sau mốc tiết khí rồi đem sao tương ứng của tiết khí đó nhập trung cung thuận hành:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Lưu ý: Bởi mỗi tiết khí chỉ kéo dài có 15 ngày, vậy nên nhiều khi đã tới tiết khí cần an mới cửu tinh mà ngày Giáp Tý chưa chịu tới. Vì thế khi lật lịch để tìm ngày Giáp Tý sau mỗi tiết khí, thì phải đúng tới ngày Giáp Tý đầu tiên trong tiết khí ấy mới dụng được sao nhập trung cung theo quy định. Còn các ngày trước ngày Giáp Tý đầu tiên trong tiết khí đó tuy vẫn trong cùng tiết khí nhưng phải tính theo tiết khí trước. Ví dụ: ta muốn an cửu tinh cho tiết Đông chí năm 2006 - 2007, nhưng hỡi ơi phải trải qua 40 ngày nữa mới tới ngày Giáp Tý đầu tiên sau tiết Đông chí, thành ra ta phải an sao Nhất Bạch cho ngày Giáp Tý 12/12 âm lịch (hay 30/1/2007 dương lịch). Kiểm tra ngược lại lịch, thì trước đó phải tính các sao cửu tinh theo tiết Sương giáng. Cho nên bảng an cửu tinh trên chỉ là ví dụ thôi, cần lưu ý.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




CÁCH AN SAO CỬU TINH THEO GIỜ

KHẨU QUYẾT

Thiên nhất cửu, địa tứ lục, nhân thất tam

Nhất thất tứ vi dương thuận, tam lục cửu vi âm nghịch.


Giải thích: khẩu quyết khởi giờ lấy ngày làm căn cứ, ngày Thiên là ngày tứ trọng (Tý, Ngọ, Mão, Dậu) thì dùng sao Nhất Bạch sau Đông chí (độn thuận) và sao Cửu tử sau Hạ chí (độn nghịch). Ngày Địa (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi) thì dùng Tứ lục sau Đông chí (độn thuận) và Lục bạch sau Hạ chí (độn nghịch). Ngày Nhân (Dần, Thân, Tị, Hợi) thì dùng sao Thất xích sau Đông chí (độn thuận) và sao Tam bích sau Hạ chí (độn nghịch) như bảng sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



LƯU Ý: SAU KHI CÁC SAO CỬU TINH TRỰC NHẬT CHO NĂM/THÁNG/NGÀY/GIỜ ĐÃ TÍNH RA RỒI, NGƯỜI TA ĐỀU CHO VÀO TRUNG CUNG ĐỘN THUẬN ĐỂ TÍNH CÁT HUNG.

Nhờ Admin xóa bỏ phần số 5 (cả chữ cả bảng tính), vì phần đó sai và đã thay phần mới đúng vào. Thanks!

Sửa bởi vietnamconcrete: 28/07/2014 - 23:27


Thanked by 2 Members:

#4 Khongtuong

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 375 Bài viết:
  • 1770 thanks

Gửi vào 31/07/2014 - 09:01

Hai hệ thống này giống nhau chỉ có đều man thư viết sai thôi!

Thanked by 4 Members:

#5 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 24/01/2016 - 08:29

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 28/07/2014 - 23:26, said:

..............
Lưu ý: Bởi mỗi tiết khí chỉ kéo dài có 15 ngày, vậy nên nhiều khi đã tới tiết khí cần an mới cửu tinh mà ngày Giáp Tý chưa chịu tới. Vì thế khi lật lịch để tìm ngày Giáp Tý sau mỗi tiết khí, thì phải đúng tới ngày Giáp Tý đầu tiên trong tiết khí ấy mới dụng được sao nhập trung cung theo quy định. Còn các ngày trước ngày Giáp Tý đầu tiên trong tiết khí đó tuy vẫn trong cùng tiết khí nhưng phải tính theo tiết khí trước. Ví dụ: ta muốn an cửu tinh cho tiết Đông chí năm 2006 - 2007, nhưng hỡi ơi phải trải qua 40 ngày nữa mới tới ngày Giáp Tý đầu tiên sau tiết Đông chí, thành ra ta phải an sao Nhất Bạch cho ngày Giáp Tý 12/12 âm lịch (hay 30/1/2007 dương lịch). Kiểm tra ngược lại lịch, thì trước đó phải tính các sao cửu tinh theo tiết Sương giáng. Cho nên bảng an cửu tinh trên chỉ là ví dụ thôi, cần lưu ý.IỜ ĐÃ TÍNH RA RỒI, NGƯỜI TA ĐỀU CHO VÀO TRUNG CUNG ĐỘN THUẬN ĐỂ TÍNH CÁT HUNG.

..............................

Cụ Doccocauthang kết luận ngược với Vietnamconcrete ; trong tài liệu KMĐG trang 285 viết :

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vậy coi tiết khí là chính, lục thập hoa giáp là phụ. Không biết ai đúng ai sai ?

Sửa bởi caocau: 24/01/2016 - 08:30


Thanked by 3 Members:

#6 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 13/02/2016 - 16:32

chào thày Caocau, theo VN thì thế này:
  • Tiết khí là khí tượng tự nhiên, thời tiết tự nhiên thì không ổn định cho lắm, thành ra khó có thể lấy nó làm khuôn khổ.
  • Bảng hoa giáp là quy củ, hệ số đếm, trong đó bao gồm tất cả các phép tính ngũ hành, cửu cung..vv.. và mang tính liên tục không thể ngắt quãng. Vì vậy nó phải được lấy làm chính.
Nói cách khác, 60 hoa giáp là hệ số đếm vận hành liên tục, nếu không liên tục và ổn định thì lịch pháp xáo trộn, lịch sử sẽ bị sai lầm. Vì thế phải lấy Hoa giáp làm chính, thời tiết làm bổ cứu. Nếu hai cái so le nhau thì phải ưu tiên bảng hoa giáp.

Cũng như cai trị một nước: luân lý và luật pháp là cố định, tình cảm thì biến thiên. Trị quốc thì vừa theo tình cảm, vừa theo pháp luật. Nhưng đến lúc 2 thứ không đồng nhất thì phải lấy luật pháp và luân lý làm trọng. Các đạo pháp đều đề cao khắc kỷ tu chân là thế.

Thanked by 2 Members:

#7 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 24/02/2016 - 16:51

Bài của VNC viết rất dài, nhưng có thể tóm lại trong vài dòng :

Huyền không phi tinh ngày (Biểu ngày Cửu tinh tử bạch) phân 2 chiều thuận ngịch :

- Sau Đông chí thuận khởi 1 ở ngày Giáp Tý.
- Sau Hạ chí nghịch, khởi 9 ở ngày Giáp Tý.

ngày Đông chí, Hạ chí là hiên tượng thiên văn quyết định, coi như cố định không thay đổi, lục thập hoa giáp đóng vai số đếm.
Sao ngày có trị số liên tục , có thể gián đoạn tại giao tiết Đông chí, Hạ chí.

KMĐG nhật gia do vấn đề cục số , điểm giao tiết Đông chí, Hạ chí lấy ở ngày Giáp gần nhất (sai biệt không quá 5 ngày) , - còn phái Sách bổ pháp thì lấy như HK phi tinh.

Thanked by 2 Members:

#8 caocau

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 921 Bài viết:
  • 1807 thanks

Gửi vào 11/04/2016 - 08:39

Cách viết về cửu tinh ngày của cụ Nguyễn Mân Vinh dịch sát nghĩa sách Tàu nhưng không thoát ý. NCD trong NGỌC XÍCH CHÍNH KINH SƠN, THỦY, KIẾN, PHÁ ĐỊNH CỤC LUẬN. viết rõ và chính xác hơn :

TAM NGUYÊN NHẬT BẠCH QUYẾT

Đông Chí Nhất Bạch, Vũ Thuỷ Xích
Cốc Vũ nguyên tòng Tứ Lục cầu
Hạ Chí Cửu Tử, Xử Thử Bích
Sương Giáng tiên tòng Lục Bạch du
Dương tu thuận khứ, Âm hoàn nghịch
Đãn cầu Lục Giáp vĩnh vô hưu
Nhược phùng Tử, Bạch phương vi Cát
Hoạt pháp tu dương, tử tế sưu.

Nghĩa là: Những ngày bắt đầu từ sau tiết Đông Chí thì lấy Giáp Tý khởi Nhất Bạch. Những ngày từ sau tiết Vũ Thuỷ thì lấy Giáp Tý khởi Thất Xích. Những ngày sau tiết Cốc Vũ thì lấy Giáp Tý khởi Tứ Lục. Những ngày sau tiết Hạ Chí thì lấy Cửu Tử cho ngày Giáp Tý. Những ngày sau tiết Xử Thử thỉ lấy Giáp Tý khởi Tam Bích. Những ngày sau tiết Sương Giáng thì lấy Giáp Tý khởi Lục Bạch. Dương thì theo chiều thuận, Âm phải theo chiều ngược quay đi. Tìm đúng Lục Giáp thì lâu dài phát phước không nghĩ.
Ở trên mình chỉ in đâm có một hàng của tiết Đông Chí, chỉ là để nhấn mạnh với các anh chị, các bạn rằng: Đừng lầm tưởng cứ ngày Giáp Tý sau Đông Chí đều là Nhất Bạch. Mà là khởi ngày Giáp Tý là Nhất Bạch. Nếu như ngày giao tiết Đông Chí đó mà ngay ngày Giáp Tý thì không có gì để bàn cãi, NHƯNG nếu như đó không phải ngày Giáp Tý thì tính cách nào?
Ví dụ: Ngày giao tiết Đông Chí là ngày Canh Dần. Ta cứ khởi Giáp Tý là Nhất Bạch, do từ Đông Chí đến Hạ Chí là Dương khí thịnh, nên thuộc Dương, đi thuận. Giáp Tý là Nhất, Ất Sửu là Nhị, Bính Dần là Tam, Định Mẹo là Tứ...Giáp Tuất là Nhị...Giáp Thân là Tam, Ất Dậu là Tứ, Bính Tuất là Ngũ, Đinh Hợi là Lục, Mậu Tý là Thất, Kỷ Sửu là Bát, Canh Dần là Cửu. Vậy ngày giao tiết Đông Chí, ngày Canh Dần đó là sao Cửu Tử. Muốn động cung nơi nào thì đem Cửu Tử nhập trung, thuận phi đi.
Các tiết khí kia cũng y theo vậy mà tính.
Các tiết Đông Chí, Vũ Thuỷ, Cốc Vũ là thuộc Dương, đi thuận ngày, lẫn thuận cung khi nhập trung.
Các tiết Hạ Chí, Xử Thử, Sương Giáng thuộc Âm, đi nghịch ngày, nhưng vào trung cung vẫn thuận.

Thanked by 4 Members:

#9 yes or no

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 572 Bài viết:
  • 846 thanks

Gửi vào 12/04/2016 - 16:55

@bạn VN xem lại pic này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#10 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5876 thanks

Gửi vào 13/04/2016 - 06:02

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

yes or no, on 12/04/2016 - 16:55, said:

@bạn VN xem lại pic này:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sorry thầy, VN quáng gà an lộn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#11 emvomr.dam

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 505 Bài viết:
  • 219 thanks

Gửi vào 20/12/2017 - 19:57

hi Vnconcrete, bác rành nhiu môn quá. cho hỏi HKPT năm theo số cục an la 1-4-7 là cố định qua các nguyên năm hở. cám ơn bác trc. thú vị






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An