Thaitue
Trích dẫn
Theo như tôi được biết Hoá Kỵ, đóng ở Điền, Tài như là thần giữ của. Đóng vào cung Quan Lộc không được cách thì lận đận trong đường công danh. Phải chăng Hoá Kỵ chỉ hợp nhất cho cách phát về Phú, không hợp lắm cho cách phát về Quý. Rất mong bác Vui Vui cho ý kiến về 2 ý tưởng của Thái Tuế đưa ra.
Xin cám ơn nhiều!
VDTT:
Trích dẫn
Tuổi Nhâm tất có Lưu Hà ở Hợi thành cách Lưu Hà Hóa Kỵ, lại cùng cung cộng hưởng rất mạnh, cho nên thông suốt. Tóm lại trường hợp của anh bạn này hoàn toàn đúng với sách vở.
Vài dòng chia sẻ.
Thaitue:
Trích dẫn
Chào Bác Vui vui
Bác có thể cho TT biết được những sao nào thì hợp với Hoá Kỵ?
Thái Tuế chỉ biết là Hoá Quyền đi với Hoá Kỵ ở vị trí đắc địa thì là người quyền biến, còn hãm địa thì sao? có quyền biến không? hay là bị lấn quyền. Hoá Kỵ đi với Thanh long như rồng gặp mây, Hoá Kỵ đi với Nhật nguyệt Sửu Mùi thì như đám mây ngũ sắc tăng sự tốt đẹp của Nhật Nguyệt. Bất cứ chỗ nào không bị phá cách thì Cự Môn Hoá Kỵ với người Tuổi Tân thì thông minh hiển đạt, còn các tuổi khác thì lại là tai hoạ. Hoá kỵ làm tăng sự tốt đẹp của Liêm Tham Tỵ Hợi.
Rất mong sự chỉ bảo của bác!
\
vuivui:
Trích dẫn
Chào TT. Tử vi là môn học cần phải có 4 phần:
-Phần 1 là phần Triết học, nhằm trang bị cho môn này một hệ thống tư tưởng, có nhân sinh quan chặt chẽ, rõ ràng và tổng quát, có hệ thống suy luận lô gíc, đành rằng đã có chung một nền tảng triết học á đông bao gồm Thuyết âm - dương, ngũ hành, tam tài, song như chúng ta đã thấy, những yêu cầu trên vẫn chưa được đáp ứng.
-Phần 2 là lý thuyết cơ sở về cách an sao, nhằm xác định vị trí các sao cùng với các giá trị miếu hãm của chúng, tuy chúng ta đã có các kết quả đó, song mấy ai trong chúng ta đã có những lý giải đầy đủ tại sao chúng như vậy mà không như thế khác.
-Phần 3 là lý thuyết về cách giải đoán, có lẽ hiện nay phổ biến nhất, mà mọi người đều tạm thời yên tâm cho là đúng là quan niệm về hàm số của Tử vi,song về chi tiết cho thấy quan niệm này rất mơ hồ, có phần làm rối tung việc giải đoán mà không cần tới nó, tử vi cũng vốn đã rối rắm nhiều rồi, lại còn đưa ra thêm một khái niệm còn mơ hồ hơn nữa là Phúc đức thực tại, mà chẳng có cách nào kiểm chứng được sự tồn tại của nó.
-Phần thứ 4 là lý thuyết về ý nghĩa của sao, cách cục, phần này tuy đã có nhiều tác giả cố gắng trình bày hệ thống, song khi áp dụng giải đoán cũng gặp không ít những mơ hồ, khó áp dụng, đồng thời cũng có nhiều quan điểm khác nhau.
Vì thế để trả lời những câu hỏi của TT, vuivui khó có thể cắt nghĩa một cách đầy đủ và rõ ràng được, nay trong những trường hợp cụ thể, hy vọng có thể dùng những ví dụ cụ thể để có thể làm cho dễ hiểu hơn chăng. còn trong mục của diễn đàn này, vuivui xin đề cập đến ở góc độ chung mà thôi, mong TT thông cảm.
Sao Hoá kỵ là bạn đồng hành của một số sao như Cự môn, Kình, Đà, Riêu, Thiên hình, La, Võng, Tang, Hao, Phục binh, Địa không và Liêm trinh khi hãm địa.
Xét khi Hoá kỵ hãm địa gặp Cự môn thì nỏ mồm, láo khoét, trước mặt thì tử tế, sau lưng thì gian hiểm, thị phi bêu xấu. gặp Kình hay Đà thì hung hãn, lừa lọc, thích kiện cáo hại người, hay gây hoạ và cũng tự rước họa vào thân. Gặp riêu thì mờ ám trong hành động, lại tham lam, nhiều dục vọng. Gặp thiên hình thì lắt léo quanh co, nên rễ rước họa về quan tụng. Gặp La, Võng thì xảo trá khôn lường, ...còn tiếp